Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sở Giáo dục Hà Nội yêu cầu gỡ chức danh Giáo sư của Tiến sĩ nhảy lên bàn chửi học viên

Posted: 14 Nov 2016 08:31 AM PST


Trao đổi với PV Dân trí trong chiều 14/11, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đơn vị này đã có xác minh về chức danh giáo sư cũng như kiểm tra giấy phép kinh doanh của Học viện Kinh tế sáng tạo.

Theo đó, ông Phan Văn Hưng có bằng tốt nghiệp đại học, có bằng Tiến sĩ ở nước ngoài đã được công nhận tương đương văn bằng tại Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT). Trong hồ sơ đăng ký mở trung tâm tư vấn du học và làm giám đốc trung tâm, ông Hưng có xác nhận sơ yếu lý lịch của địa phương, xác nhận ông Hưng không vi phạm kỷ luật theo đúng quy định…

Ông Hưng là Giám đốc Trung tâm tư vấn du học chứ không phải Hiệu trưởng như quảng cáo trên website của Trung tâm.

Ông Phan Văn Hưng nhảy lên bàn chửi tục học viên (ảnh từ clip)

Ông Phan Văn Hưng nhảy lên bàn chửi tục học viên (ảnh từ clip)

Về việc thẩm tra giấy phép hoạt động, đây là một trung tâm tư vấn du học, không phải Học viện. Trung tâm này được Sở Kế hoạch Đầu tư cấp phép hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh du học (ngành nghề kinh doanh có điều kiện). Còn trước đó, Trung tâm này được Sở GD&ĐT cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học (ngành nghề kinh doanh không điều kiện) nhưng từ ngày 1/7/2016, giấy phép này đã hết hiệu lực.

Qua quá trình xác minh, Sở GD&ĐT yêu cầu ông Phan Văn Hưng phải ghi đúng chức danh là Giám đốc, đồng thời gỡ bỏ học hàm Giáo sư trên website của Trung tâm.

Như Dân trí đã đưa tin, trước đó, vào ngày 6/11, trên mạng xã hội lan truyền một video dài hơn 3 phút ghi lại một cuộc đối thoại giữa 2 người đàn ông trong một căn phòng xoay quanh vấn đề tiền nong.

Một người đàn ông mặc áo hồng (được cho là thầy giáo) hai chân giẫm lên bàn, vừa xưng tao – mày, vừa chửi học viên của mình bằng những từ ngữ tục tĩu.

Theo chia sẻ của người đăng tải đoạn clip, người thầy chửi tục trên là Giáo sư, Tiến sĩ Phan Văn Hưng, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo.

Giải thích về việc dùng những từ ngữ tục tĩu lăng mạ học viên, ông Phan Văn Hưng, nhân vật chính trong đoạn clip cho biết cảm thấy làm tiếc vì việc này. Đồng thời, ông và học viên đã từng hòa giải với nhau. Đơn vị này cũng đã trả lại tiền cho học viên như quy định.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhiều người ngạc nhiên bởi trên website của Học viện Kinh tế Sáng tạo, ông Phan Văn Hưng ghi học hàm Giáo sư, học vấn Tiến sĩ Kinh doanh, cử nhân Hàn Quốc học.

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế học, Kinh tế thị trường, Kinh doanh học, Phát triển sản phẩm mới, Ngôn ngữ, Văn hóa, Lịch sử Hàn Quốc… Nơi đăng các công trình nghiên cứu: Hiệp hội thương mại Hàn Quốc, Phòng nghiên cứu kinh doanh ĐH Soongsil, Seoul, Hàn Quốc.

Nơi công tác hiện tại: Hiệu trưởng Học Viện Kinh Tế Sáng Tạo, Giáo sư danh dự ĐH Southwest America (Hoa Kỳ),Chuyên viên nghiên cứu kinh tế thuộc ĐH Soongsil, Seoul, Hàn Quốc.


Ông Phan Văn Hưng (ảnh: website đơn vị)

Ông Phan Văn Hưng (ảnh: website đơn vị)

Tuy nhiên, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chức danh giáo sư danh dự của ông Phan Văn Hưng tại ĐH Southwest America. Bởi lẽ, ngay từ năm 2010 thì trường ĐH Southwest America (Hoa Kỳ) đã bị liệt vào danh sách 21 trường ĐH "ma" tại Mỹ.

Ngày 9/11/2016, Sở GD&ĐT Hà Nội nhận được công văn số 1441/ĐTVNN của Cục Đào tạo nước ngoài đề nghị thanh kiểm tra hoạt động của Học viện Kinh tế Sáng tạo.

Theo ghi nhận của PV Dân trí trong tối 14/11, trên website của Học viện Kinh tế Sáng tạo, tên "Học viện" vẫn đang giữ nguyên.

Ở mục giới thiệu giảng viên, quản lý của "Học viện", chức danh "Giáo sư" của ông Phan Văn Hưng đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, chức danh quản lý của Tiến sĩ Hưng vẫn đang là "Hiệu trưởng Học viện" như trước đó.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Trường ĐH chi nửa tỉ mua robot dạy ngoại ngữ cho sinh viên

Posted: 14 Nov 2016 07:49 AM PST


– Với khả năng giao tiếp bằng 21 ngôn ngữ khác nhau, 2 robot NAO mà trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) đầu tư sẽ giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Ngày 14/11, Trường Đại học Lạc Hồng (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã tiếp nhận hai robot NAO từ Nhật Bản để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Trường ĐH chi nửa tỉ mua robot dạy ngoại ngữ cho sinh viên

Hai con robot từ Nhật Bản được trường ĐH Lạc Hồng mua về.

Theo giới thiệu, robot NAO được trang bị 25 động cơ mô tơ điện ở các khớp cổ, tay, gối và các camera với độ phân giải cao, có thể nhận dạng khuôn mặt.

Robot thông minh này có thể giao tiếp bằng 21 ngôn ngữ trên thế giới và mô phỏng các động tác, cử chỉ, sắc thái khi giao tiếp với con người.

NAO có chiều cao 58 cm với cấu trúc cảm biến, người sử dụng có thể can thiệp vào phần mềm được cho là bộ não của robot để điều khiển đầu, mình, tay chân của thiết bị.

Robot NAO có thể thay thế con người trong việc dạy – học ngoại ngữ, lễ tân, khám chữa bệnh, làm vệ sinh, thi đấu thể thao, giải trí…

Hiệu phó trường ĐH Lạc Hồng Lâm Thành Hiển cho hay, nhà trường đầu tư mua 2 robot NAO để sinh viên có điều kiện thực hành lập trình robot, đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên.

Theo đại diện công ty chế tạo từ Nhật Bản, hiện có khoảng 10.00 robot NAO đã được bán ra thị trường thế giới với mức giá trên dưới 10.000 USD/con.

Thạch Quý



Xem nguồn

Sở GD&ĐT yêu cầu gỡ chức danh Giáo sư của Tiến sĩ nhảy lên bàn chửi học viên

Posted: 14 Nov 2016 07:06 AM PST


Trao đổi với PV Dân trí trong chiều 14/11, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đơn vị này đã có xác minh về chức danh giáo sư cũng như kiểm tra giấy phép kinh doanh của Học viện Kinh tế sáng tạo.

Theo đó, ông Phan Văn Hưng có bằng tốt nghiệp đại học, có bằng Tiến sĩ ở nước ngoài đã được công nhận tương đương văn bằng tại Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT). Trong hồ sơ đăng ký mở trung tâm tư vấn du học và làm giám đốc trung tâm, ông Hưng có xác nhận sơ yếu lý lịch của địa phương, xác nhận ông Hưng không vi phạm kỷ luật theo đúng quy định…

Ông Hưng là Giám đốc Trung tâm tư vấn du học chứ không phải Hiệu trưởng như quảng cáo trên website của Trung tâm.

Ông Phan Văn Hưng nhảy lên bàn chửi tục học viên (ảnh từ clip)

Ông Phan Văn Hưng nhảy lên bàn chửi tục học viên (ảnh từ clip)

Về việc thẩm tra giấy phép hoạt động, đây là một trung tâm tư vấn du học, không phải Học viện. Trung tâm này được Sở Kế hoạch Đầu tư cấp phép hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh du học (ngành nghề kinh doanh có điều kiện). Còn trước đó, Trung tâm này được Sở GD&ĐT cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học (ngành nghề kinh doanh không điều kiện) nhưng từ ngày 1/7/2016, giấy phép này đã hết hiệu lực.

Qua quá trình xác minh, Sở GD&ĐT yêu cầu ông Phan Văn Hưng phải ghi đúng chức danh là Giám đốc, đồng thời gỡ bỏ học hàm Giáo sư trên website của Trung tâm.

Như Dân trí đã đưa tin, trước đó, vào ngày 6/11, trên mạng xã hội lan truyền một video dài hơn 3 phút ghi lại một cuộc đối thoại giữa 2 người đàn ông trong một căn phòng xoay quanh vấn đề tiền nong.

Một người đàn ông mặc áo hồng (được cho là thầy giáo) hai chân giẫm lên bàn, vừa xưng tao – mày, vừa chửi học viên của mình bằng những từ ngữ tục tĩu.

Theo chia sẻ của người đăng tải đoạn clip, người thầy chửi tục trên là Giáo sư, Tiến sĩ Phan Văn Hưng, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo.

Giải thích về việc dùng những từ ngữ tục tĩu lăng mạ học viên, ông Phan Văn Hưng, nhân vật chính trong đoạn clip cho biết cảm thấy làm tiếc vì việc này. Đồng thời, ông và học viên đã từng hòa giải với nhau. Đơn vị này cũng đã trả lại tiền cho học viên như quy định.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhiều người ngạc nhiên bởi trên website của Học viện Kinh tế Sáng tạo, ông Phan Văn Hưng ghi học hàm Giáo sư, học vấn Tiến sĩ Kinh doanh, cử nhân Hàn Quốc học.

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế học, Kinh tế thị trường, Kinh doanh học, Phát triển sản phẩm mới, Ngôn ngữ, Văn hóa, Lịch sử Hàn Quốc… Nơi đăng các công trình nghiên cứu: Hiệp hội thương mại Hàn Quốc, Phòng nghiên cứu kinh doanh ĐH Soongsil, Seoul, Hàn Quốc.

Nơi công tác hiện tại: Hiệu trưởng Học Viện Kinh Tế Sáng Tạo, Giáo sư danh dự ĐH Southwest America (Hoa Kỳ),Chuyên viên nghiên cứu kinh tế thuộc ĐH Soongsil, Seoul, Hàn Quốc.


Ông Phan Văn Hưng (ảnh: website đơn vị)

Ông Phan Văn Hưng (ảnh: website đơn vị)

Tuy nhiên, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chức danh giáo sư danh dự của ông Phan Văn Hưng tại ĐH Southwest America. Bởi lẽ, ngay từ năm 2010 thì trường ĐH Southwest America (Hoa Kỳ) đã bị liệt vào danh sách 21 trường ĐH "ma" tại Mỹ.

Ngày 9/11/2016, Sở GD&ĐT Hà Nội nhận được công văn số 1441/ĐTVNN của Cục Đào tạo nước ngoài đề nghị thanh kiểm tra hoạt động của Học viện Kinh tế Sáng tạo.

Theo ghi nhận của PV Dân trí trong tối 14/11, trên website của Học viện Kinh tế Sáng tạo, tên "Học viện" vẫn đang giữ nguyên.

Ở mục giới thiệu giảng viên, quản lý của "Học viện", chức danh "Giáo sư" của ông Phan Văn Hưng đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, chức danh quản lý của Tiến sĩ Hưng vẫn đang là "Hiệu trưởng Học viện" như trước đó.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Điều giáo viên tiếp rượu: Thiếu chuyên nghiệp!

Posted: 14 Nov 2016 06:25 AM PST


 – Bàn về sự việc lãnh đạo thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) điều động các giáo viên tham gia tiếp khách cho các sự kiện, hội nghị của địa phương, nhiều độc giả cho rằng lãnh đạo địa phương chưa thực sự chuyên nghiệp.

Cần làm rõ tham gia lễ tân hay tiệc rượu?

Độc giả Minh Hoàng cho rằng chuyện cử giáo viên đi tiếp khách "chẳng có gì ghê gớm". "Chúng tôi điều động cả nhân viên Sở Xây dựng đi tiếp khách đây. Lợi cả đôi đường, góp phần tạo dựng hình ảnh và xây dựng quê hương".

Hay như một độc giả tự xưng là PGS, TS, giảng viên một học viện cũng cho rằng "hãy nghĩ mình làm có ích cho xã hội, có lợi cho dân cho nước thì sẽ thấy thoải mái". "Còn nếu nghĩ rằng mình là giáo viên, chỉ phù hợp cho việc đứng trên bục giảng thì cần phải xem lại nhận thức của mình. Tôi là đại tá, PGS. TS, giảng viên của một học viện nhưng khi được giao nhiệm vụ đi phiên dịch cho một khoá tập huấn với chuyên gia nước ngoài gồm sĩ quan sơ cấp, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan tôi vẫn vui vẻ thực hiện. Vợ tôi nghe một số người kích động đã về cằn nhằn tôi nhưng tôi đã giải thích rằng đây là nhiệm vụ trên giao thì phải gắng hoàn thành một cách tốt nhất. Bác Hồ cũng đã dạy đại ý là: “Dù là người đầu bếp hay kỹ sư nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ đều vẻ vang như nhau”.

Tuy nhiên, nhiều độc giả phản đối ý kiến này và cho rằng hai độc giả trên chưa hiểu rõ sự việc. "Chỉ có tiếp khách làm nhiệm vụ lễ tân hay hát hò trong các ngày lễ trọng đại của ngành giáo dục thì không sao nhưng phục vụ các ban ngành khác thì không nên, vì nhiệm vụ chính của các thầy cô là dạy học. Chứ cứ ngày hội họp của ban ngành nào thầy cô cũng tham gia thì nghề dạy chỉ là phụ mà thôi, dẫn đến mọi người nghĩ sai về hình ảnh thầy cô" – chị Hồng Hà nêu ý kiến.

"Việc điều động giáo viên tham gia sự kiện lớn thì cũng bình thường nhưng nếu lợi dụng để điều động tham gia tiệc rượu, karaoke… thì thật quá. Bản chất vấn đề cần làm rõ" – là quan điểm của chị Phương Mai.

"Điều động tiếp khách vào ban ngày thì không nói. Ở đây các ông điều động vào ban đêm, tiếp rượu bia quan khách, rồi karaoke này nọ. Rượu vào hành động ra, gia đình tan nát…"

Cùng quan điểm, anh Lê Quang nhận xét: "Lễ tân rót nước thì được, còn bắt giáo viên nữ đi tiếp rượu thì không được. Sao không điều nhân viên nam?"

"Tiếp khách không bao hàm ăn uống bia rượu, karaoke thì được. Chứ có bia rượu vào, không kiểm soát được hành vi dẫn đến việc bá vai bá cổ nữ cán bộ, giáo viên là không được".

Giáo viên đi tiếp khách là thiếu chuyên nghiệp

Độc giả tên Giang cho rằng chỉ đạo của địa phương này "không chuyên nghiệp chút nào". "Sở Ngoại vụ, Sở Văn hoá, du lịch đâu, sao không cử người đi. Họ chuyên nghiệp hơn nhiều. Tại sao lại cứ để ngừoi ngành nọ làm việc của ngành kia vậy? Nếu thiếu người như vậy, chi tiền ra mà thuê các công ty tổ chức sự kiện làm cho….!"

Trong khi đó, anh Nam Hải đặt câu hỏi: "Hàng năm ngân sách Nhà nước đều cấp cho các ông chuyện tiếp khách đoàn ra đoàn vào, khi có sự kiện các ông đều lập dự trù kinh phí xin tỉnh và một số nơi hỗ trợ! Vậy thì cớ gì các ông điều động nhà giáo đi tiếp khách? Thật phản cảm!"

"Theo tôi việc điều động này là sai và lạm dụng các cô giáo, điều đi làm một nhiệm vụ khác với chức trách của mình (để không phải trả tiền lương thuê nhân công). Khi tổ chức một sự kiện thì nếu có tiền thuê luôn công ty, nếu mình tự tổ chức thì phải hạch toán và nếu thiếu nhân lực thì thuê nhân công thời vụ" – ý kiến của chị Thu Hương.

Theo anh Hữu Trần, các lãnh đạo thị xã Hồng Lĩnh nên đọc lại Luật Viên chức và Bộ Luật Dân sự để hiểu thêm về Hợp đồng lao động của giáo viên. "Không có điều khoản nào lãnh đạo được phân công công việc không đúng chuyên môn cho người lao động. Đó chưa nói là nghề giáo viên mà làm tiếp viên ảnh hưởng đến hình ảnh, đạo đức của nghề giáo viên".

Ngoài ra, độc giả Mạnh Trường còn góp ý cho lãnh đạo thị xã Hồng Lĩnh: "Muốn thu hút các nhà đầu tư, ông Hỗ nên làm thế nào để thủ tục hành chính khỏi rườm rà, cơ chế thông thoáng, thuế thấp, giao thông thuận tiện… thì may ra nhận được các cam kết đầu tư hơn là cử mấy cô giáo viên có ngoại hình đẹp đi hầu rượu. Khả năng gia đình họ bất ổn cũng có thể từ đây".



Xem nguồn

ĐH Luật HN bảo lưu kết quả cho nữ sinh học giỏi trượt đại học

Posted: 14 Nov 2016 05:43 AM PST


 Trường ĐH Luật Hà Nội không tiếp nhận Đặng Thị Huyền vào học Khóa 41 song đề xuất bảo lưu kết quả tuyển sinh năm 2016 để em vào học Khóa 42 từ năm 2017.

ĐH Luật HN bảo lưu kết quả cho nữ sinh học giỏi trượt đại học

Em Đặng Thị Huyền tại lễ trao bằng khen học sinh dân tộc thiểu số học giỏi.

Trong công trả lời Bộ GD-ĐT của Trường ĐH Luật ngày 14/11 khẳng định, sau khi nhận được công văn của Bộ GD-ĐT về việc xem xét tiếp nhận em Đặng Thị Huyền, ngày 10/11, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Luật HN đã họp dưới sự chủ trì của ông Lê Tiến Châu, Hiệu trưởng nhà trường và là Chủ tịch hội đồng.

Sau khi nghe trình bày sự việc của em Đặng Thị Huyền cũng như đối chiếu căn cứ pháp lý xử lý vụ việc, Hội đồng tuyển sinh xác định, Đặng Thị Huyền không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia cho Trường ĐH Luật trong thời hạn quy định được xem như là “từ chối nhập học”.

Do đó, thí sinh Đặng Thị Huyền không đủ điều kiện nhập học.

Từ đó, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Luật HN khẳng định đã thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT do đó, trường có quyền từ chối tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền.

Tuy nhiên, trong công văn gửi cho trường, Bộ GD-ĐT có đề nghị trường căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình và thí sinh cũng như ý kiến của Sở GD-ĐT Hà Giang để xem xét, tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển.

Trường ĐH Luật nhận thấy, việc tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học Khóa 41 (niên học 2016-2020) không thể thực hiện vì thí sinh đã được xem là “từ chối nhập học” theo quy chế.

Đối với việc bảo lưu kết quả tuyển sinh choh Đặng Thị Huyền, Trường ĐH Luật cho rằng, căn cứ vào Quy chế tuyển sinh hiện hành, việc bảo lưu chỉ được áp dụng đối với các thí sinh đủ điều kiện nhập học. Đối với trường hợp của em Huyền không thể vận dụng điều này.

Tuy vậy, Trường ĐH Luật xét hoàn cảnh của Đặng Thị Huyền không hoàn thành thủ tục tueyern sinh là do lỗi của thí sinh tuy nhiên một phần là do điều kiện khó khăn của gia đình cũng như đồng bào dân tộc sinh sống tại miền núi nói chung.

Từ đó, đểm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, Trường ĐH Luật HN đề nghị Bộ GD-ĐT đồng ý cho trường bảo lưu kết quả tuyển sinh năm 2016 cho Đặng Thị Huyền để em Huyền được theo học ngành Luật cùng Khóa 42 (niên học 2017-2021).

Trước đó, VietNamNet đưa tin trường hợp em Đặng Thị Huyền mặc dù thi THPT quốc gia 2017 được 27,5 điểm (cả điểm ưu tiên), đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia nhưng do không nắm được thông tin nên đã không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho Trường ĐH Luật để xác nhận nhập học.

Sau đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Trường ĐH Luật HN đề nghị trường xem xét tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học ngành Luật mà em đã trúng tuyển tại trường này.

Lê Văn



Xem nguồn

Cả trăm phụ huynh cho trẻ nghỉ học vì hiệu trưởng chưa bị kỷ luật

Posted: 14 Nov 2016 05:01 AM PST


Cả trăm phụ huynh không đưa con tới lớp vì cô hiệu trưởng sai phạm nhưng chưa bị kỷ luật.

Ngày 14/11, tại trường Mầm non xã Hưng Thắng (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), hàng loạt phụ huynh không đưa con em đến trường.

Cả trăm phụ huynh cho trẻ  nghỉ học vì hiệu trưởng chưa bị kỷ luật

Trường Mần non xã Hưng Thắng nơi xảy ra sự việc

Theo ghi nhận của VietNamNet, các lớp học sáng nay vắng tanh, hơn nửa học sinh không đến lớp. Có lớp chỉ có 4 em tới học.

Theo cô Nguyễn Thị Hiền, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non xã Hưng Thắng, thì sáng nay chỉ có khoảng 115/249 học sinh tới lớp. Nhà trường nhận được nhiều thông tin báo ốm của học sinh.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho biết họ không đưa con đến lớp là để phản đối cô hiệu trưởng Lê Thị Thu Hà. Lý do, theo các phụ huynh này, vì thời gian qua hiệu trưởng có nhiều sai phạm cũng như có thái độ không tốt đối với phụ huynh nhưng vẫn chưa bị kỷ luật.

Các phụ huynh này cho biết từ đầu năm học cô hiệu trưởng đã có những sai phạm như: Thu tiền học phí tháng thứ 10, nận động đóng góp khi chưa được phê duyệt của cấp trên, kê khống các khoản chi mua đồ dùng học tập của học sinh…

Các sai phạm trên đã được Thanh tra sở GD-ĐT Nghệ An làm rõ và yêu cầu nhà trường trả lại tiền cho phụ huynh.

Đến nay, cơ bản các khoản tiền thu sai đã được trả lại, nhưng phụ huynh vẫn yêu cầu kỷ luật, thuyên chuyển cô hiệu trưởng. 

Cả trăm phụ huynh cho trẻ  nghỉ học vì hiệu trưởng chưa bị kỷ luật

Lớp học vắng tanh trong sáng nay tại trường Mần non Hưng Thắng

Bên cạnh đó, theo nhiều phụ huynh, cô Hà còn nhiều lần xúc phạm đến họ. Một phụ huynh là chị V.T.H. cho biết: "Tại cuộc họp phụ huynh, khi tôi phát biểu không đồng tình với ý kiến cô Hà thì cô này chỉ tay vào mặt tôi, hỏi tôi là phụ huynh em nào, lớp nào?".

Một phụ huynh là chị N.T.T. thì kiên quyết: "Khi nào kỷ luật hoặc chuyển cô Hà đi thì chúng tôi mới đưa con tới trường".

Trao đổi với VietNamNet, ông Phan Quang Mão, Chủ tịch UBND xã Hưng Thắng, cho biết UBND xã có nhận được thông tin phụ huynh không cho con đến trường. UBND xã đã trực tiếp chỉ đạo vận động phụ huynh đưa con em tới lớp. Và tại buổi họp giao ban sáng nay, UBND xã cũng đang tìm giải pháp để giải quyết và đề xuất lên cấp trên.

"Trước mắt, phụ huynh phải cho các em học sinh đến lớp. Còn về yêu cầu điều chuyển, kỷ luật cô Hà của phụ huynh thì cần có quá trình xem xét. Việc bố trí công tác cô Hà do Phòng GD-ĐT huyện quyết định".

Văn Bình



Xem nguồn

Lãnh đạo điều tiếp rượu, giáo viên sao dám cãi!

Posted: 14 Nov 2016 04:18 AM PST


– Đó là chia sẻ thông cảm và đầy bức bối của nhiều giáo viên trước câu chuyện chính quyền thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh điều một số nữ giáo viên đi tiếp khách tại nhà hàng.


Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Minh (một giáo viên ở Bình Dương) cho rằng trường hợp tiếp khách đàng hoàng trong hội nghị, lễ tân có thể không quá nặng nề, nhưng nếu tiếp khách ở nhà hàng hay trên bàn nhậu là việc không thể chấp nhận được. Bởi việc đó hoàn toàn nằm ngoài chuyên môn của giáo viên.

Tuy nhiên, cô Minh cho rằng, khi có "lệnh" từ trên xuống thì gần như chắc chắn các giáo viên sẽ phải đi, chỉ trừ khi ốm đau, bệnh tật.

"Cũng tùy từng người, nếu người mạnh mẽ thì có thể họ mới dám phản đổi nhưng thường thì phải chấp hành thôi. Cấp trên bảo thì cấp dưới phải nghe. Có công văn điều động thì ai dám cãi. Mà thực tế là do sếp đồng ý điều đi thì người ta mới điều chứ. Với trường hợp công văn chỉ đích danh tên từng người, thì trước đó, chính lãnh đạo của trường phải cung cấp thông tin là trường có cô này cô kia. Ví dụ như cô này cao ráo, trắng trẻo, xinh gái, ăn nói dễ chịu,… Chứ không tự nhiên mà cấp trên biết được ai như thế nào để mà điều", cô nói

Theo cô, bất kể trường hợp nào thì cũng phải được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường rồi mới đưa công văn xuống. Và khi mà các sếp đã duyệt thì các giáo viên khó "chống" lại được. Do đó, trách nhiệm thuộc về lãnh đạo tỉnh và các trường.

"Nếu tham gia đi tiếp khách theo điều động, lỗi cũng không ở giáo viên. Bởi khi nhận điều động, giáo viên chỉ nghỉ là tiếp khách lịch sự thông thường mà chưa biết được có vấn đề gì xảy ra. Theo lệ cấp dưới phải chấp hành cấp trên. Nếu có lỗi thì chỉ là giáo viên để cho những người khách làm việc những việc không đúng mà không lên tiếng".

Theo cô Minh, các giáo viên khó dám từ chối, bởi sợ sẽ bị lãnh đạo trường và cấp cao hơn nữa quy vào tội không chấp hành, thậm chí là bị trù dập vì không làm vừa lòng các sếp.

Đồng quan điểm, cô giáo Hồ Thị Tr. (Nghệ An) cho rằng, khi bị điều thì giáo viên vào thế chắc chắn phải đi nhưng hẳn cũng chẳng lấy làm vui.

"Đã gửi công văn về thì giáo viên sao dám chống lại. Giả sử như chúng tôi đây, nếu trên có công văn luân chuyển, yêu cầu này nọ dù không muốn thì vẫn phải tuân thủ. Có thể ý kiến nhưng cũng không dám chống lại điều động. Bởi không đi thì sợ bị trù, rồi sợ trên có sắp xếp cho làm việc nữa không, hoặc sắp xếp cho một công việc không thuận lợi", cô Tr nói.

Đứng ở vị trí trung gian, một vị hiệu trưởng ở Hải Phòng chia sẻ bản thân quá ngỡ ngàng trước việc làm của chính quyền thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh khi điều giáo viên làm một việc đi quá xa so với chuyên môn. Vị này cho rằng, dù điều giáo viên đi tiếp khách ở mức độ nào đi chăng nữa cũng không nên có.

"Trường hợp cấp trên gửi công văn về trường tôi điều giáo viên như vậy thì quả thật cũng sẽ rất khó xử trong việc thực hiện hay không. Trong cuộc sống đôi khi cá nhân có nhờ đến nhau giúp đỡ là chuyện bình thường nhưng đó là về mặt cá nhân, tình cảm. Còn trong công việc có tính chất chính thống thì hơi buồn cười và thật khó xử".

Vị này cũng cho rằng, trường hợp này, các giáo viên cũng cần chủ động có ý kiến thẳng thắn, chân thành với lãnh đạo nếu được điều động không đúng chuyên môn.

Thanh Hùng

*****

Xem thêm:




Xem nguồn

Hiệu trưởng chửi học viên bị yêu cầu gỡ bỏ chức danh giáo sư

Posted: 14 Nov 2016 03:36 AM PST


– Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu ông Phan Văn Hưng phải gỡ bỏ ngay chức vụ hiệu trưởng cũng như học hàm giáo sư ở tất cả các kênh thông tin.

Bởi qua kiểm tra, ông Hưng không xuất trình được giấy tờ minh chứng học hàm theo quy định của Việt Nam

Chia sẻ với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Diệp Hồng, Phó trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết, căn cứ vào hồ sơ báo cáo, đăng ký Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Kinh tế Sáng tạo, việc ông Phan Văn Hưng sử dụng chức danh hiệu trưởng, giáo sư, tiến sĩ khoa học trong các phát ngôn và các hoạt động giao dịch của Trung tâm là mạo danh và vi phạm khi không xuất trình được các quyết định công bố chính thức về học hàm, học vị theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hiện, Sở cũng đã yêu cầu ông Hưng phải gỡ bỏ ngay chức vụ hiệu trưởng cũng như học hàm, học vị "GS; GS.TSKH" ở tất cả các kênh thông tin và dừng toàn bộ việc quảng bá hoạt động của doanh nghiệp với các chức vụ học hàm, học vị trên.

Trước đó, trên website của Học viện Kinh tế sáng tạo, ở mục giảng viên – quản lý giới thiệu về ông Phan Văn Hưng với chức danh Giáo sư, Tiến sĩ. Cụ thể, ông Hưng được giới thiệu là Giáo sư danh dự ĐH Southwest America (Hoa Kỳ).

Tuy nhiên, ĐH Southwest America lại là một trong số những trường ĐH đã bị liệt vào danh sách 21 trường đại học "ma" tại Mỹ được đưa ra từ năm 2010. Trên thế giới, nhiều nước có các cơ sở giáo dục được cấp phép hoạt động nhưng chất lượng không được kiểm định, do đó bằng cấp không được công nhận – thường được giới kiểm định chất lượng gọi tên bằng "trường đại học ma".

Qua xác minh của VietNamNet, ông Phan Văn Hưng có bằng tiến sĩ ở nước ngoài từng được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD – ĐT) công nhận tương đương văn bằng.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: "Ông Hưng đã đến Cục để làm các thủ tục công nhận văn bằng trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ở Hàn Quốc và đủ các điều kiện để công nhận văn bằng đó tại Việt Nam".

Theo đó, hồ sơ của ông Hưng đầy đủ theo quy định hiện hành về việc công nhận văn bằng. Ông Hưng từng du học và học thạc sỹ, tiến sĩ tại Trường ĐH Soongsil của Hàn Quốc. Bằng tiến sĩ được cấp ở Hàn Quốc vào năm 2015. Sau khi ông Hưng nộp hồ sơ, Cục Khảo thí đã cấp giấy công nhận vào tháng 5/2016.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Hà Nội: Tuyên dương 700 nhà giáo mẫu mực

Posted: 14 Nov 2016 02:55 AM PST


Ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến dự và chia vui với các thầy cô giáo.

Năm học 2015 – 2016, quy mô giáo dục Thủ đô phát triển mạnh với 2.622 cơ sở giáo dục, trên 1,7 triệu học sinh và gần 134 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng, từng bước kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới.

Hiện thành phố có 13 trường được công nhận trường chất lượng cao, 1.135 trường đạt chuẩn quốc gia. Học sinh Thủ đô cũng giành nhiều thành tích ấn tượng trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế và các phong trào thể dục thể thao. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Hà Nội đoạt 147 giải, dẫn đầu toàn quốc về số lượng và chất lượng giải. Kỳ thi quốc tế, học sinh trung học phổ thông giành 10 huy chương Olympic quốc tế và khu vực, cấp trung học cơ sở và tiểu học giành 85 giải và huy chương trong các kỳ thi tổ chức tại Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tặng cờ thi đua Chính phủ cho các đơn vị có thành tích xuất sắc. (Ảnh: KTĐT)

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tặng cờ thi đua Chính phủ cho các đơn vị có thành tích xuất sắc. (Ảnh: KTĐT)

Trong năm học vừa qua, các bậc học, cấp học trong ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng. Nhiều đơn vị tiêu biểu được khen thưởng với thành tích xuất sắc. Điển hình như: Trường Mẫu giáo Việt – Triều, Trường Mẫu giáo Mầm non B, Trường Tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy), Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng), Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam…

Nhiều tấm gương thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tâm huyết với nghề hoặc vượt khó vươn lên trong công tác. Đó là, nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Siêu; cô giáo Nguyễn Bích Hà, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam; cô Lê Thị Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Công (huyện Ứng Hòa)…

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung khẳng định, những kết quả đạt được của ngành GD&ĐT đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu cùng Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thủ đô thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội XVI của Đảng bộ Thành phố. Chủ tịch UBND Thành phố đánh giá cao sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo là những điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu của Thủ đô năm 2016, ghi nhận nhiều tấm gương các thầy cô đã ngày đêm âm thầm lặng lẽ cống hiến, lặng lẽ hy sinh vì sự nghiệp trồng người cao quý, góp phần vào thành tích chung của mỗi cơ quan, đơn vị, nhà trường.

Trong năm học 2016 – 2017, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng toàn diện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Việt Nam đứng đầu kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế

Posted: 14 Nov 2016 02:12 AM PST


Kỳ thi IMSO dành cho học sinh 11-12 tuổi lần thứ 13 được tổ chức trong các ngày từ 9-13/11 tại thành phố Tangerang, Indonesia với sự tham gia của hơn 400 thí sinh đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những đội mạnh như Trung Quốc, Singapore, Bulgaria, Hà Lan, Iran, Đài Loan…

Đây là một sân chơi quốc tế rất có uy tín và bổ ích được tổ chức luân phiên khởi Bộ GD&ĐT các quốc gia nhằm tạo điều kiện cho học sinh Tiểu học từ nhiều quốc gia có cơ hội cọ xát và phát triển năng lực về Toán học và Khoa học, thiết lập môi trường học thuật và phát huy sự sáng tạo, phát triển nghiên cứu và tiến bộ học thuật.

Cả 24 thí sinh của đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành 24 tấm huy chương danh giá trong kỳ thi IMSO 2016. Trong đó, đội tuyển toán có 7 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng. Với thành tích đó, đội tuyển toán đã xuất sắc lần đầu tiên đạt vị trí xếp hạng cao nhất toàn đoàn.

7 học sinh giành huy chương vàng gồm: Cao Thúy An, Nguyễn Khánh Nam, Nguyễn Nhật Minh (học sinh lớp 6, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam); Giang Khánh Chi, Ngô Quý Đăng (học sinh Trường THCS Archimedes Academy); Lê Đức Minh (học sinh Trường THCS Đoàn Thị Điểm) và Phạm Việt Hưng (học sinh Trường THCS Ngôi sao Hà Nội).

Đội tuyển khoa học xếp thứ 5 toàn đoàn với 10 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.


Đoàn học sinh Ngôi Sao Hà Nội trong vòng tay chào đón của các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh

Đoàn học sinh Ngôi Sao Hà Nội trong vòng tay chào đón của các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh

Được biết, trong tổng số 10 huy chương mà trường THCS Ngôi Sao Hà Nội đóng góp cho đội tuyển Việt Nam, đặc biệt phải kể đến tấm Huy chương Vàng của em Phạm Việt Hưng (học sinh lớp 6A0 – trường THCS Ngôi Sao Hà Nội). Với số điểm gần như tuyệt đối, Việt Hưng không chỉ là thí sinh đứng đầu của đội tuyển Quốc gia Việt Nam mà còn góp mặt trong TOP 3 thí sinh có số điểm cao nhất trên toàn thế giới.


Em Phạm Việt Hưng (Lớp 6A0 - trường THCS Ngôi Sao Hà Nội) với thành tích TOP 3 thế giới

Em Phạm Việt Hưng (Lớp 6A0 – trường THCS Ngôi Sao Hà Nội) với thành tích TOP 3 thế giới

Việt Hưng chia sẻ: "Cuộc thi này rất căng thẳng bởi đề thi năm nay khá khó, bên cạnh những kiến thức đã được ôn tập, bản thân con phải tự vận dụng kiến thức đã học từ trước đến giờ tại trường để hoàn thành bài làm của mình. Con xin dành tặng tấm huy chương Vàng này cho cha mẹ và thầy cô giáo, những người đã luôn đồng hành cùng con trong suốt chặng đường tham gia kỳ thi".

Đề thi của IMOS được các nhà chuyên môn đánh giá cao về tính khoa học cũng như tính thực tiễn ở cả ba phần thi tìm đáp án, tự luận và khám phá. Các thí sinh tham gia thi hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Thí sinh thi toán phải trải qua 3 phần thi: trắc nghiệm viết đáp số (25 bài/60 phút); tự luận (13 bài/90 phút) và khám phá (6 bài/120 phút).

Các thí sinh thi khoa học dự thi 2 phần: lý thuyết và thực hành với 3 môn thi vật lý, sinh học và hóa học.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Comments