Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tạo điều kiện để ĐH Khoa học tự nhiên đạt mục tiêu thuộc nhóm 100 trường ĐH hàng đầu châu Á

Posted: 12 Nov 2016 08:26 AM PST



Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Đại Quang – Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Phùng Xuân Nhạ - UV BCH TW Đàng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đại diện các bộ, ban, ngành.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Đại Quang – Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Phùng Xuân Nhạ – UV BCH TW Đàng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đại diện các bộ, ban, ngành.

Cách đây tròn 60 năm, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội được thành lập theo quyết định của Chính phủ và là trường ĐH Khoa học cơ bản đầu tiên ở miền Bắc sau hòa bình lập lại. Năm đầu tiên, trường bắt đầu với 430 sinh viên và GS Ngụy Như Kon Tum là hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường.

Đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của Đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng trong mọi lĩnh vực, ngày 10/12/1993, Chính phủ ra quyết định thành lập ĐH QGHN. Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tiếp nối kế thừa truyền thống của trường ĐH Tổng hợp HN.

Những năm qua, trường ĐH KHTN đã tạo dựng và duy trì vị thế của trường ĐH hàng đầu Việt nam về khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; trường đã hình thành được các nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó một số nhóm đạt trình độ quốc tế và từng bước hình thành trường phái nghiên cứu. Trong những năm gần đây, cán bộ khoa học của trường hàng năm công bố hơn 200 công trình trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI, trong đó đã có những công trình được công bố trên tạp chí hàng đầu thế giới Nature.


Chủ tịch nước thăm quan một số phòng thí nghiệm trọng điểm và trao đổi với giảng viên, sinh viên ĐH KHTN - ĐHQGHN

Chủ tịch nước thăm quan một số phòng thí nghiệm trọng điểm và trao đổi với giảng viên, sinh viên ĐH KHTN – ĐHQGHN

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, những kết quả, thành tích xuất sắc mà trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được trong suốt 60 năm qua.

Chủ tịch nước cho rằng, với vị thế là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản hàng đầu, giữ vai trò chủ lực trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước. Theo đó, nhà trường cần tích cực đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bảo đảm tính hiệu quả, sát thực tiễn; tiếp tục gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học. Đồng thời tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng đầu ra và tăng cường khả năng có việc làm của người học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.


Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Huân chương Hồ Chí Minh lần hai cho Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Huân chương Hồ Chí Minh lần hai cho Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, trường đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng; thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ đội ngũ cán bộ, đóng góp vào sự phát triển khoa học – công nghệ và giải quyết các vấn đề thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Theo đó, trường ĐH KHTN cần tập trung nghiên cứu ba hướng chính, đó là: nghiên cứu cơ bản cập nhật và từng bước hội nhập trình độ quốc tế; nghiên cứu công nghệ định hướng ứng dụng; nghiên cứu triển khai ứng dụng thực tiễn. Chủ động lựa chọn hướng nghiên cứu ưu tiên và xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. Phát triển một số lĩnh vực khoa học liên ngành có ưu thế để có thể chuyển giao công nghệ và tập trung giải quyết các vấn đề về môi trường, tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu ở trong nước, khu vực và quốc tế.

Chủ tịch nước cho rằng, nhà trường cần chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, làm cơ sở tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Muốn vậy phải có chính sách trọng dụng, tôn vinh, thu hút các nhà khoa học có trình độ cao ở các trường đại học và các viện nghiên cứu về trường giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần mở rộng hợp tác quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo và thụ hưởng lợi ích xứng đáng với thành quả lao động sáng tạo của mình.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ GD&ĐT, ĐHQG Hà Nội cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Trường Đại học Khoa học Tự nhiên khẳng định vai trò, vị thế là trường đại học nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực khoa học cơ bản của Việt Nam, đạt mục tiêu thuộc nhóm 100 trường đại học hàng đầu châu Á vào năm 2020 và một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của châu Á vào năm 2030.

Hồng Hạnh (Ảnh: Quốc Toản)



Xem nguồn

Thầy giáo 9x nhiều lần “gõ cửa” Sở GD&ĐT để được dạy học ở Trường Sa

Posted: 12 Nov 2016 07:43 AM PST


42 tấm gương nhà giáo ra sức cống hiến vì sự nghiệp "trồng người"

Thầy giáo Lê Xuân Quyết là một trong 42 giáo viên tiêu biểu có đóng góp trong công tác giáo dục và đào tạo tại các xã đảo, huyện đảo còn nhiều khó khăn của đất nước. 42 giáo viên được vinh danh trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" diễn ra tối 12/11/2016, tại Hà Nội.

Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhằm tri ân những cống hiến của các thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp "trồng người", nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm.

Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trao bằng khen và kỉ niệm chương cho các thầy cô giáo tiêu biểu

Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trao bằng khen và kỉ niệm chương cho các thầy cô giáo tiêu biểu

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương tới dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2016 và phát biểu tuyên dương sự đóng góp, hi sinh của các thầy giáo, cô giáo: "Với vai trò là người dẫn dắt, truyền thụ kiến thức, định hướng cho việc hình thành nhân cách, người giáo viên luôn được Nhà nước, xã hội và nhân dân ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt là đội ngũ các thầy cô giáo công tác tại những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, những địa bàn có điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn, đòi hỏi sự hi sinh, tấm lòng và khả năng để vượt qua những vất vả, khắc nghiệt của thời tiết, rừng núi, giao thông hiểm trở.

Các thầy cô giáo thực sự là những tấm gương trong sáng, hình ảnh tươi đẹp của nền giáo dục nước nhà. Không chỉ đảm nhận công việc của những người trên bục giảng mà còn là những người cha, người mẹ, người anh chị dìu dắt, động viên, trang bị kiến thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức, định hướng cho thế hệ trẻ ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo để mai sau là người có ích cho quê hương…".

Trưởng Ban Dân vận Trung ương chúc các thầy cô giáo trên cả nước sức khoẻ, hạnh phúc, tiếp tục dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà và luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ học trò.

Cũng nhân dịp này, Bí thư TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Trưởng BTC chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" Nguyễn Phi Long cũng gửi lời chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Chủ tịch Hội LHTNVN Nguyễn Phi Long và Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa là những người đã đưa ra ý tưởng và tổ chức chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" mong muốn qua động viên, khích lệ đội ngũ thầy giáo, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết đối với việc sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Những người đã hy sinh tuổi trẻ, vượt qua những khó khăn về vật chất và tinh thần để đem "con chữ" đến với các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn.

Những giáo viên trẻ thế hệ 8x, 9x hăng say giảng dạy vì học trò

Các thầy cô giáo chia sẻ câu chuyện đời, chuyện nghề trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô.

Các thầy cô giáo chia sẻ câu chuyện đời, chuyện nghề trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”.

Trong buổi lễ Tuyên dương tại Hà Nội, các thầy cô giáo đến từ nhiều miền đảo xa đã ngồi lại với nhau để tâm sự chuyện nghề, chuyện đời. Có những câu chuyện rất xúc động về sự hi sinh của người làm nghề giáo và có cả những câu chuyện đầy nhiệt huyết của những giáo viên trẻ tuổi sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Yến (sinh năm 1987) đang công tác tại trường Tiểu học và Trung học Cái Chiên, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: "Học trò vừa học vừa phải tranh thủ thời gian để về phụ giúp cha mẹ đi biển, hay là mò cua bắt ốc. Điện ở trên đảo cũng không đầy đủ nên học trò phải học dưới ngọn đèn leo lét.

Sống ở đảo tôi phải học đánh cá để hoà nhập vào cuộc sống của người dân nơi đây. Để cô trò thêm gần gũi, giờ ra chơi cô trò chúng tôi ngồi tết tóc cho nhau, tôi nghe các trò kể chuyện và hiểu thêm về các em".

Lê Xuân Quyết, sinh năm 1990 là một trong những thầy cô giáo xung phong ra đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa. Điều khiến thầy Quyết quyết định ra công tác tại đảo là: "Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình rất nghèo. Từ khi còn học Tiểu học, tôi đã chứng kiến nhiều người bạn có hoàn cảnh giống mình dần dần nghỉ học. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ước mơ trở thành một thầy giáo dạy cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Để thực hiện ước mơ, sau khi tốt nghiệp, tôi thường đến Sở GD&ĐT Khánh Hoà không biết bao nhiêu lần để hỏi khi nào có đợt tuyển giáo viên ra Trường Sa. May mắn có dịp tuyển và tôi được chọn. Tôi đã khóc khi nhận được quyết định ra đảo dạy học, dù khi đó tôi chưa biết hoàn cảnh cụ thể trên đảo ra sao.

Lần đầu tiên tôi lên tàu ra đảo tôi say sóng vật vờ trên thuyền gần như không biết gì nhưng đến bây giờ thì đã quen. Khi đặt chân lên đảo, tôi không ngờ một ngôi trường lại thô sơ như vậy và càng thêm thương các trò.

Mỗi lần nhìn thấy khuôn mặt trẻ thơ của học trò, tôi lại thấy động lòng và muốn gắn bó thật lâu với Trường Sa. Nhiều người hỏi tôi về việc làm cách nào để được ra Trường Sa công tác, tôi thấy rất ấm lòng và xúc động. Tôi hi vọng sẽ có nhiều thế hệ thanh niên, giáo viên tiếp nối chúng tôi đến với Trường Sa".

Thầy Nguyễn Đỗ Quang Liêm (sinh năm 1981), là giáo viên trường Tiểu học Mỹ Khê, đảo Phú Quý, Bình Thuận giãi bày: "Nhiều lúc áp lực công việc quá lớn tôi muốn từ bỏ nhưng vì học trò, vì nụ cười các em tôi lại lên lớp. Nhiều hôm đến giờ học các em lại đi biển, tôi phải phụ giúp các em".

Bên cạnh giảng dạy, thầy Liêm đóng góp sức mình cho công tác Đoàn, Đội, phát động những phong trào hoạt động ngoại khoá bổ ích cho học sinh. Sự nỗ lực của thầy giáo được đơn vị đánh giá cao, trao cho thầy danh hiệu Lao động tiên tiến nhiều năm liền, Giấy khen trong phong trào thi đua yêu nước, Giấy khen giáo viên tổng phụ trách Đội giỏi các năm, bằng khen của TWĐ thanh niên Cộng sản HCM về công Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2015.

Các thầy cô giáo từ mọi miền biển đảo của Tổ quốc cùng biểu diễn văn nghệ

Các thầy cô giáo từ mọi miền biển đảo của Tổ quốc cùng biểu diễn văn nghệ

Năm 2016, chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" tuyên dương 42 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo trong cả nước. Trong đó có 25 cô giáo và 17 thầy giáo; người nhiều tuổi nhất là cô giáo Phan Hồng An, sinh năm 1962, giáo viên trường THCS Phước Thể (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận); người trẻ tuổi nhất là cô giáo Quảng Thị Thúy Ngân, sinh năm 1991, giáo viên trường Mầm non Thạnh An (huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh); người công tác tại đảo lâu năm nhất là cô giáo Nguyễn Thị Hợi, sinh năm 1966, giáo viên trường THCS Bản Sen (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) với thời gian công tác trên đảo là 29 năm 7 tháng. Tại Chương trình, mỗi giáo viên được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Kỷ niệm chương và một sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng.

Trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2016, vào sáng 11/11/2016, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam đã gặp mặt, động viên và tặng quà cho Đoàn đại biểu giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo.

Sáng 13/11/2016, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt và tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 42 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo.

Trước đó, trong tháng 9 – 10/2016, Ban Tổ chức Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2016 đã tổ chức các đoàn công tác ra thăm các giáo viên đang công tác ở các huyện đảo và các đơn vị hành chính cấp huyện có xã đảo tại ba miền đất nước. Cụ thể, tại miền Bắc, Ban Tổ chức Chương trình đã đến thăm huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh); ở miền Trung là huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và ở miền Nam là xã đảo Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau).

Mai Châm



Xem nguồn

Cầu truyền hình liên tục 16 tiếng “Ngày thầy trò”

Posted: 12 Nov 2016 07:00 AM PST


-Bắt đầu từ 6h sáng đến 22h đêm ngày 20/11/2016, chương trình cầu truyền hình "Ngày Thầy trò" sẽ diễn ra trên khắp mọi miền Tổ quốc, từ những nơi hải đảo xa xôi như Trường Sa, các vùng giáp ranh biên giới như Hà Giang, tới những vùng đất còn đang hứng chịu hậu quả thiên tai lũ lụt như Hà Tĩnh…

Đây là chương trình truyền hình quy mô lớn, được chuẩn bị trong nửa năm, với mục tiêu đề cao đạo nghĩa thầy trò, tinh thần hiếu học.

Với 16 giờ phát sóng liên tục, dự án "Ngày Thầy Trò" có tham vọng như một chương trình giúp người xem nhìn thấy cuộc sống đang diễn ra trong ngày 20/11 trên đất nước Việt Nam.

Chương trình sẽ bao gồm một số lượng lớn các tin tức, phóng sự, các cuộc phỏng vấn, toạ đàm, các thể loại tài liệu khác nhau, và cả các chất liệu nghệ thuật xen kẽ.

Theo đó, chương trình sẽ có những điểm cầu tại Lũng Cú (Hà Giang),  đảo Lý Sơn, trường học tại Trường Sa, các điểm cầu tại Cần Thơ, Huế, các vùng đất còn đang chịu thiên tai như Hà Tĩnh. GS Ngô Bảo Châu, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sẽ hiện diện trong các tọa đàm.

Chương trình do Mobi TV phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, phát sóng đồng thời trên 20 kênh truyền hình, trong đó có 7 kênh truyền hình của Mobi TV và các kênh truyền hình lớn trên toàn quốc.



Xem nguồn

Gia Lai: Bế mạc Hội thi Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh năm 2016

Posted: 12 Nov 2016 06:17 AM PST


Các giáo viên Gia Lai nhận quyết định công nhận Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh giỏi Các giáo viên Gia Lai nhận quyết định công nhận Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh giỏi

Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh năm 2016 diễn ra từ ngày 10 – 12/11, với sự tham gia của 50 giáo viên đến từ 12 Phòng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh. Các giáo viên trải qua 4 phần thi gồm: năng lực; kỹ năng nghiệp vụ; năng khiếu tự chọn, nghi thức và hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội.

Sau 3 ngày tranh tài, Ban tổ chức hội thi đã quyết định công nhận danh hiệu Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh giỏi năm 2016 cho 43 giáo viên.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba cho các giáo viên đạt thành tích xuất sắc. Về giải thưởng tập thể, Phòng GD&ĐT huyện Krông Pa đạt giải nhất, Phòng GD&ĐT TP Pleiku giải nhì, Phòng GD&ĐT huyện Chư Păh đạt giải ba.



Xem nguồn

Gặp nam sinh làm vỡ gương ô tô và để lại lời xin lỗi

Posted: 12 Nov 2016 05:34 AM PST


Sau khi đâm vỡ gương ôtô, nam sinh lớp 11 ở Hải Phòng đã để lại tờ giấy ghi số điện thoại kèm lời xin lỗi chân thành. Chủ xe không bắt đền mà lấy đó làm tấm gương cho con mình.

Ngày 11/11, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một mẩu giấy dán vào cửa kính chiếc xe ô tô kèm nội dung: "Do vô tình cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi. Liên hệ với cháu qua số điện thoại…để cháu đền ạ. Do cháu không biết chủ ô tô là ai".

Hành động đẹp đó đã có hàng ngàn lượt thích, bình luận ngợi khen hành động của em học sinh.

Em là Nguyễn Thế T. (học sinh lớp 11, trường THPT Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP Hải Phòng).

T kể lại:

"Gần 12 giờ ngày 11/11, sau giờ học, em đi xe đạp điện cùng các bạn về nhà. Nhưng ngay sau khi ra khỏi cổng trường một đoạn, em đã vô tình va chạm và làm vỡ chiếc gương ôtô đỗ cùng chiều với hướng đi về. Nhưng lúc đó cũng đã muộn, ngoài đường chỉ có các bạn học sinh của trường nên em không viết ai là chủ của chiếc ôtô này. Vậy nên em vào trường mượn giấy bút và băng keo để viết lời xin lỗi rồi để lại số điện thoại cho người chủ chiếc xe đợi người ta gọi lại để em tìm cách đền".

Gặp nam sinh làm vỡ gương ô tô và để lại lời xin lỗi

Hành động của T sau khi làm vỡ gương.

Đến khoảng 4 giờ chiều, thì có chú gọi lại xưng là chủ chiếc xe, hỏi T.: "Em có phải là người đã làm làm vỡ gương phải không, em trả lời là phải. Em kể lại việc trên đường đi học về đã vô tình làm vỡ gương, nên muốn xin lỗi và đền tiền. Nhưng chú ấy nói không nói phải bắt đền bởi hành động rất có trách nhiệm của em. Ngoài ra, chú ấy còn hỏi thăm xem em có làm sao sau va chạm đó không, em bảo cháu không sao vì cháu cũng đi chậm".

Anh Nguyễn Hữu Chung, (sinh năm 1977, đang là bác sĩ làm việc tại Hội châm cứu TP Hải Phòng), chủ của chiếc xe ôtô trên cho kể lại, khoảng 11 giờ 30 phút cùng ngày, anh có đậu xe gần khu vực trường THPT Trần Nguyên Hãn (TP Hải Phòng) để vào nhà một người chú ăn trưa. Khoảng một giờ sau, anh ra lấy xe để về thì phát hiện một số mảnh vỡ ngay chỗ gương phía ngồi lái. Khi nhìn lên thì thấy gương của mình đã bị gãy và vỡ kính, cùng với đó là một tờ giấy được dán khá cẩn thận cùng lời xin lỗi, số điện thoại muốn đề tiền cho mình.

Ngay khi đọc được nội dung đó, anh Chung rất bất ngờ bởi hành động rất có trách nhiệm của một người học sinh này và không có suy nghĩ phải bắt đề hay làm khó gì cả. Lúc đó, với suy nghĩ chắc các em đang trong giờ học nên không gọi ngay. Đầu giờ chiều thì anh đi thay gương khác cho xe của mình.

Anh Chung cho biết, cuối buổi chiều cùng ngày, anh đã liên lạc với người làm vỡ gương xe ôtô và biết được cậu này đang là học sinh và may mắn không vị chầy xước gì sau va chạm trên nên anh cũng yên tâm. Anh không đòi nam sinh phải đền tiền gì cả. Đồng thời, anh đã khen ngợi về việc nhận trách nhiệm của nam sinh này.

Bài học cho con

Tối đến về nhà, anh Chung có kể lại cho vợ về hành động của cậu học sinh trên. Không những không trách mắng hay muốn bắt đền, vợ anh còn tỏ ra bất ngờ và thú vị về việc trên. Vì cả hai vợ chồng đã gặp phải tình trạng này khá nhiều, từ việc vị bẻ trộm gương đến việc làm vỡ gương của người đi đường, nhưng chưa lần nào có người xin lỗi hay để lại lời nhắn như này.

Qua đây, vợ chồng anh Chung kể lại cho con (11 tuổi) để làm tấm gương cho con về tinh thần và trách nhiệm khi làm một việc gì đó. Cho dù có là cố ý hay vô tình đi nữa. Sau đó, anh Chung đã chia sẻ sự việc lên trang cá nhân Facebook của mình về sự việc này. Bạn bè, người thân cùng đông đảo người khác đã bình luận và cảm phục trước việc làm đáng khen ngợi của cậu học sinh cũng như chủ chiếc xe ôtô.

Từ trang Facebook của anh: "Nhiều lần tôi bị va quệt, hỏng xe nhưng không được xin lỗi. Việc làm là bình thường, đương nhiên nhưng đây là lần đầu tiên tôi được ứng xử vậy nên rất vui", anh Nguyễn Hữu Chung chia sẻ.

Gặp nam sinh làm vỡ gương ô tô và để lại lời xin lỗi

Nam sinh Hải Phòng (áo xanh), người để lại lời xin lỗi khi làm vỡ gương. Ảnh: Đức Biên

Cô giáo Trần Lan Anh, chủ nhiệm của em T. nhận định: "Em T. là một học sinh gương mẫu của lớp, em học rất khá, lại ngoan ngoãn, lễ phép, không thấy giáo viên nào phàn nàn về em. Qua sự việc trên, tôi lấy làm tự hào về hành động đầy trách nhiệm của em. Rất mong các em học sinh khác lấy đó làm tấm gương noi theo, sống có trách nhiệm, dám làm dám chịu về việc mình làm".

Em Hoàng Thanh Phương chia sẻ: "Em học cùng lớp và chơi thân với bạn T. Hôm qua, nhóm bọn em đi học về, em cũng chứng kiến việc bạn T. vô tình làm gãy gương của chiếc ôtô đỗ bên đường. Chúng em cùng nhau bàn cách để liên lạc với chủ xe để đền tiền về sự cố này. Nếu phải đền, chắc T. sẽ phải xin bố mẹ nhiều tiền mới đủ đề đền gương. Vì them em biết, chiếc gương của ôtô rất nhiều tiền. Nhưng rất may, bạn T. bảo người ta không bắt đền nữa".

Theo Phương, T. là một người bạn vui vẻ, hòa đồng, học sinh khá của lớp. Riêng về các chương trình văn hóa, văn nghệ, họat động đoàn thì T. tham gia rất nhiệt tình, cùng nhiều năng khiếu tốt. Vì vậy, cả lớp em ai cũng quý bạn ấy.

Theo Gia đình & Xã hội

Xem thêm:




Xem nguồn

Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học

Posted: 12 Nov 2016 04:51 AM PST


Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu dự lễ kỷ niệm. Ảnh: TTXVNChủ tịch nước Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu dự lễ kỷ niệm. Ảnh: TTXVN

Cách đây 60 năm, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập theo quyết định của Chính phủ và là trường đại học khoa học cơ bản đầu tiên ở miền Bắc sau hòa bình lập lại. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy và trò của Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục đại học nước nhà và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước trong mọi lĩnh vực, ngày 10/12/1993, Chính phủ ra quyết định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội được thành lập trên cơ sở tiếp nối, kế thừa truyền thống của Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Nhà trường là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong cả nước triển khai đào tạo học sinh THPT chuyên, các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng, các bậc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Kết quả đào tạo các chương trình này đã được ĐHQG Hà Nội, Bộ GD&ĐT và các đối tác nước ngoài đánh giá cao, góp phần tích cực thực hiện phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài cho đất nước. 

Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội đã tạo dựng và duy trì vị thế của trường đại học hàng đầu Việt Nam về khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Trong những năm gần đây, cán bộ khoa học của Nhà trường hàng năm công bố hơn 200 công trình trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI, trong số đó đã có những công trình được công bố trên tạp chí hàng đầu thế giới Nature. 

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương những nỗ lực phấn đấu bền bỉ, những kết quả, thành tích xuất sắc mà Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội đạt được trong 60 năm qua. 

Chủ tịch nước nhấn mạnh, công cuộc đổi mới đất nước đã trải qua hơn 30 năm và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong bối cảnh thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra thời đại mới của nền kinh tế tri thức dựa trên những thành tựu khoa học-công nghệ đỉnh cao, đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới với cơ hội rất quý giá để nhanh chóng đón bắt, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới, tranh thủ các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến, đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển. Đồng thời, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn, nhất là tác động mạnh mẽ của quá trình tự động hóa đang tăng tốc ở các nước phát triển và những đột phá về công nghệ đang làm đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước đang phát triển. 

Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Công tác nghiên cứu tập trung theo 3 hướng chính, đó là: Nghiên cứu cơ bản cập nhật và từng bước hội nhập trình độ quốc tế; nghiên cứu công nghệ định hướng ứng dụng; nghiên cứu triển khai ứng dụng thực tiễn. Cùng với đó, Nhà trường phải chủ động lựa chọn hướng nghiên cứu ưu tiên và xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh; phát triển một số lĩnh vực khoa học liên ngành có ưu thế, như khoa học tính toán, khoa học vật liệu, năng lượng tái tạo, khoa học sự sống-công nghệ sinh học, khoa học-công nghệ môi trường, khoa học-công nghệ biển… để có thể chuyển giao công nghệ và tập trung giải quyết các vấn đề về môi trường, tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu ở trong nước, khu vực và quốc tế. 

Chủ tịch nước đề nghị Nhà trường giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần tích cực thực hiện chiến lược phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài của Đảng, Nhà nước. Tích cực đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bảo đảm tính hiệu quả, sát thực tiễn; xây dụng và phát triển một số chương trình đào tạo liên ngành mới mang tính ứng dụng, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng đầu ra và tăng cường khả năng có việc làm của người học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. 

Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ GD&ĐT, ĐHQG Hà Nội cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Trường Đại học Khoa học Tự nhiên khẳng định vai trò, vị thế là trường đại học nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực khoa học cơ bản của Việt Nam, đạt mục tiêu thuộc nhóm 100 trường đại học hàng đầu châu Á vào năm 2020 và một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của châu Á vào năm 2030. 

Chủ tịch nước tin tưởng Nhà trường tiếp tục bám sát khẩu hiệu hành động "Sáng tạo – Tiên phong – Trách nhiệm xã hội", đạt được nhiều kết quả, thành tích to lớn hơn nữa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và nghiên cứu, chuyển giao tri thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, phục vụ thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Ghi nhận những đóng góp hiệu quả cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 60 năm qua, Đảng, Nhà nước đã trao tặng Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2.

*Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên -ĐHQG Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải gửi lẵng hoa chúc mừng.



Xem nguồn

Thủ tướng: Tự chủ là chìa khóa nâng cao chất lượng giáo dục ĐH

Posted: 12 Nov 2016 04:09 AM PST


 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đang lắng nghe ý kiến của các trường ĐH để nghiên cứu hoàn thiện thể chế thực hiện tự chủ đại học đúng bản chất và có kết quả cao nhất.

Thủ tướng: Tự chủ là chìa khóa nâng cao chất lượng giáo dục ĐH

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động Hạng nhất lần 2 cho Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Lê Văn.

Tự chủ ĐH là một trong 4 vấn đề đặt ra với các trường ĐH được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra trong bài phát biểu của tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sáng nay, 12/11.

Xu hướng chung là chuyển dịch quản trị ĐH từ nhà nước kiểm soát sang nhà nước giám sát và giao tự chủ toàn diện. Trường ĐH hạch toán minh bạch, rõ ràng, đảm bảo chi phí của những hoạt động cần thiết nhưng đó không phải là doanh nghiệp” – Thủ tướng khẳng định.

Theo Thủ tướng, tự chủ đại học chính là chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục, yếu tố quan trọng để đổi mới quản trị trường ĐH.

Tôi tin rằng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là một trong những trường có đóng góp tích cực nhất trong việc thực hiện chủ trương quan trọng này“.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng cho rằng, các trường ĐH cần đồng thời quan tâm cả tri thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu và các kỹ năng mềm.

Đối với Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, cần phải phát triển trường gắn với nội dung quốc gia khởi nghiệp.

Tôi mong muốn trường là một trong những đơn vị đi đầu và có đóng góp tích cực trong việc tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và xây dựng chương trình quốc gia khởi nghiệp“.

Tán đồng với mục tiêu và tầm nhìn trở thành 1 trong số 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, song với tư cách là cựu sinh viên, đồng thời với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trường cần đẩy nhanh tốc độ hơn nữa.

Tôi muốn hỏi lãnh đạo trường trong vài thập kỷ tới mà chúng ta mới phấn đấu xếp vào danh sách 1.000 trường hàng đầu thì liệu chúng ta có thể thực hiện nổi sứ mệnh lớn như đã đặt ra hay không?” – Thủ tướng đặt câu hỏi.

Với tư cách cựu sinh viên và là Thủ tướng Chính phủ tôi đề nghị xem xét lại tầm nhìn và sứ mệnh của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Chúng ta cần có ước mơ lớn hơn và bước đi táo bạo hơn” – Thủ tướng khẳng định.

Lê Văn



Xem nguồn

Đâm vỡ gương xe, hành động của nam sinh khiến dân mạng khen hết lời

Posted: 12 Nov 2016 03:27 AM PST


 – Câu chuyện cậu bé lớp 11 vô tình đâm vào gương ô tô, để lại số điện thoại cho chủ xe đang được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt.

Một người bạn của chủ xe đã chia sẻ câu chuyện trên một diễn đàn ô tô. Anh viết: 

"Xe M3 của bạn em bị vỡ gương khi đỗ ngoài đường. Cạnh trường THPT Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng. Thấy có tờ giấy này để lại. Chưa kịp gọi, nhưng thấy hết buồn.

Nhưng ko bắt đền cháu đâu…cứ yên tâm mà học nhé".

Chia sẻ với VietNamNet, anh Nguyễn Hữu Chung – chủ chiếc xe bị làm vỡ gương cho biết, cậu bé hiện đang là học sinh lớp 11 Trường THPT Trần Nguyên Hãn và vô tình anh cũng là cựu học sinh của trường. Vào ngày mai 13/11 họ sẽ có dịp gặp nhau nhân kỷ niệm 40 năm thành lập trường.

Theo chia sẻ của anh Chung trên Facebook cá nhân, anh gọi mảnh giây mà cậu bé để lại là một "món quà nhỏ". Thông tin mới nhất mà anh Chung cho biết, anh và cậu bé này hiện đã gặp nhau trò chuyện vui vẻ ngay sau đó.

Cộng đồng mạng đã chia sẻ câu chuyện đẹp này trong một ngày cuối tuần với tốc độ chóng mặt. Rất nhiều người đã ngợi khen hành động biết chịu trách nhiệm của nam sinh và cho rằng bố mẹ em đã nuôi dạy em rất tốt.



Xem nguồn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Posted: 12 Nov 2016 02:45 AM PST


-Danh sách 10 cựu sinh viên tiêu biểu do Trường ĐH Kinh tế quốc dân bình chọn nhân dịp trường kỷ niệm 60 năm thành lập, gồm các chính trị gia, nhà khoa học, doanh nhân…


Nguyễn Xuân Phúc

Sinh năm 1954, ông Nguyễn Xuân Phúc hiện là Thủ tướng thứ 9 của Việt Nam

Năm 1973, ông Phúc theo học Lớp Công nghiệp – Khóa 15 tại Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch (nay là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân). Trong quá trình học, ông liên tục được bầu làm Bí thư Chi đoàn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Tốt nghiệp, ông Phúc làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, lên đến Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa 15, 16 tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 14, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ngô Văn Dụ

Ông Ngô Văn Dụ sinh năm 1947, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Ông Dụ theo học lớp Thống kê khóa 7 của Trường ĐH Kinh tế – Kế hoạch, sau đó được giữ lại trường làm giảng viên. Sau đó, ông về Vĩnh Phúc công tác và tham gia lĩnh vực quản lý, công tác Đảng như Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XII

Nguyễn Đức Kiên

Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1948, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Ông Kiên quê ở Gia Lộc (Hải Dương), học lớp Vật giá khóa 10, Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch. Trong sự nghiệp của mình, ngoài vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII, ông còn là nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Đỗ Hoài Nam

GS. TS Đỗ Hoài Nam sinh năm 1949, là Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Ông Nam thi trúng tuyển vào lớp Kinh tế Công nghiệp – Khóa 8, Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch. Thời sinh viên, ông có nhiều năm làm Bí thư Liên chi đoàn. Ông cũng nguyên là Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2011.Hiện GS Đỗ Hoài Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội.

Lê Hữu Nghĩa

GS. TS Lê Hữu Nghĩa sinh năm 1947, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

GS. TS Lê Hữu Nghĩa xuất thân từ miền quê nghèo Đức Phổ – Quảng Ngãi, thi đỗ vào Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch – đầu khóa 7. Ông được giữ lại trường làm công tác giảng dạy ở Bộ môn Triết (nay là Khoa Lý luận chính trị), đi học ở nước ngoài, rồi về công tác ở các Ban của Đảng. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Somphao Phaysith

TS. Somphao Phaysith sinh năm 1954, là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào

Somphao Phaysith đăng kí học nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Bảo vệ tốt nghiệp xong luận án Tiến sỹ ngành ngân hàng, TS Somphao Phaysith quay về Lào tiếp tục công tác ở vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Lào.
 
Dương Công Minh

Ông Dương Công Minh là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Him Lam.

Quê ở Quế Võ – Bắc Ninh, ông Minh trúng tuyển vào ngành Vật giá tại Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Tốt nghiệp đại học, cậu thanh niên xứ Kinh Bắc theo cùng chúng bạn đi kinh doanh xoài để xuất khẩu sang Trung Quốc. Lần thất bại đầu tiên đã cho cậu bài học đáng quý, nhưng cũng giúp cậu phát hiện ra cơ hội là tiền đề cho sự thành công trong sự nghiệp của mình.
 
Hiện nay, ông là Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Cựu sinh viên lớp Vật giá – Khóa 22, Khoa Vật giá (nay là Khoa Marketing) của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là một trong những doanh nhân thành đạt nhất ở Việt Nam.

Trần Đình Long

Ông Trần Đình Long quê ở Hải Dương, là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát.

Ông Long thi vào chuyên ngành Toán Kinh tế của Trường. Trong thời gian học, Trần Đình Long là cây phong trào trong mọi hoạt động.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Tốt nghiệp Đại học, khát khao làm giàu khiến chàng sinh viên bôn ba khắp chốn trong và ngoài nước, cuối cùng anh đã chọn ngành Thép làm tiền đề cho sự nghiệp của mình. Đến nay Ông Chủ của Tập đoàn Hòa Phát là cái tên được mọi người biết đến là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Ông Long hiện là một trong những người giàu trên sàn chứng khoán.

Vũ Xuân Tiền

Ông Tiền sinh năm 1959 và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở huyện Tiền Hải, Thái Bình. Năm 1978, khi đang học năm thứ nhất, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ông Tiền được tổng động viên vào quân ngũ.

Trong môi trường này, nhiều người nhận thấy ông đã phát huy được năng lực của mình nên điều chuyển ông vào Đại học Kỹ thuật Quân sự, phân hiệu II TP. Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp ĐH Quân sự, ông xin xuất ngũ rồi trở về học tiếp ĐH Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân).

Với tư duy kinh tế nhạy bén, một cái nhìn mới về cuộc đời và ước mơ lập nghiệp, sau gần chục năm đầu quân cho Tổng công ty vật tư nông nghiệp, năm 1992, ông Vũ Văn Tiền xin ra ngoài để thành lập công ty tư nhân.

Vũ Văn Tiền

Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, tập đoàn Geleximco của ông Tiền trở thành doanh nghiệp lớn mạnh ở Việt Nam với những dự án hàng chục nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Là người giàu có, nhưng doanh nhân Vũ Văn Tiền được giới doanh nhân đánh giá là có cuộc sống giản dị, không siêu xe, không những bữa tiệc đình đám, hàng ngày, ông đến trụ sở bằng chiếc xe Toyota Yaris.

Mỗi lần về thăm Trường, ông chủ Tập đoàn đa ngành nhất Việt Nam – cựu sinh viên lớp Kế hoạch – Khóa 24, luôn nhắc đến những hình ảnh thân thiết, gắn bó với ông cả cuộc đời sinh viên gian khó, vất vả. Những hình ảnh mà ông luôn trân trọng, yêu quý trong suốt những năm tháng bươn chải, bôn ba gây dựng sự nghiệp.

Nguyễn Thị Nga

Bà Nguyễn Thị Nga là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeaBank, Chủ tịch Tập đoàn BRG

Bà Nga người Hà Nội, sinh năm 1955, tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch và đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thổng Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Thời còn là sinh viên lớp Kế hoạch khóa 19, cô sinh viên tên Nga có tài tổ chức các hoạt động, luôn đứng đầu lớp  về học tập. Cô nữ sinh duyên dáng ngày trước giờ đây đã là Bà Chủ tịch của SeABank, ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Nga cũng thành lập tập đoàn BRG trong đó có nhiều công ty và các dự án khác ở Việt Nam đặc biệt là Island Golf Resort Kings và Đồ Sơn Seaside Gold Resort.

Đồng thời bà còn sở hữu 2 khách sạn lớn tại Hà Nội dưới sự quản lý của Hilton Wordwde và nằm cổ phần tại Intime.

Bên cạnh những gương mặt trên, còn có rất nhiều cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân xuất sắc đang đảm nhận nhiều cương vị quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị trên khắp cả nước.

Trọng Nghĩa



Xem nguồn

10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Posted: 12 Nov 2016 02:03 AM PST


-Danh sách 10 cựu sinh viên tiêu biểu do Trường ĐH Kinh tế quốc dân bình chọn nhân dịp trường kỷ niệm 60 năm thành lập, gồm các chính trị gia, nhà khoa học, doanh nhân…


Nguyễn Xuân Phúc

Sinh năm 1954, ông Nguyễn Xuân Phúc hiện là Thủ tướng thứ 9 của Việt Nam

Năm 1973, ông Phúc theo học Lớp Công nghiệp – Khóa 15 tại Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch (nay là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân). Trong quá trình học, ông liên tục được bầu làm Bí thư Chi đoàn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Tốt nghiệp, ông Phúc làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, lên đến Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa 15, 16 tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 14, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ngô Văn Dụ

Ông Ngô Văn Dụ sinh năm 1947, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Ông Dụ theo học lớp Thống kê khóa 7 của Trường ĐH Kinh tế – Kế hoạch, sau đó được giữ lại trường làm giảng viên. Sau đó, ông về Vĩnh Phúc công tác và tham gia lĩnh vực quản lý, công tác Đảng như Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XII

Nguyễn Đức Kiên

Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1948, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Ông Kiên quê ở Gia Lộc (Hải Dương), học lớp Vật giá khóa 10, Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch. Trong sự nghiệp của mình, ngoài vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII, ông còn là nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Đỗ Hoài Nam

GS. TS Đỗ Hoài Nam sinh năm 1949, là Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Ông Nam thi trúng tuyển vào lớp Kinh tế Công nghiệp – Khóa 8, Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch. Thời sinh viên, ông có nhiều năm làm Bí thư Liên chi đoàn. Ông cũng nguyên là Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2011.Hiện GS Đỗ Hoài Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội.

Lê Hữu Nghĩa

GS. TS Lê Hữu Nghĩa sinh năm 1947, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

GS. TS Lê Hữu Nghĩa xuất thân từ miền quê nghèo Đức Phổ – Quảng Ngãi, thi đỗ vào Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch – đầu khóa 7. Ông được giữ lại trường làm công tác giảng dạy ở Bộ môn Triết (nay là Khoa Lý luận chính trị), đi học ở nước ngoài, rồi về công tác ở các Ban của Đảng. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Somphao Phaysith

TS. Somphao Phaysith sinh năm 1954, là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào

Somphao Phaysith đăng kí học nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Bảo vệ tốt nghiệp xong luận án Tiến sỹ ngành ngân hàng, TS Somphao Phaysith quay về Lào tiếp tục công tác ở vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Lào.
 
Dương Công Minh

Ông Dương Công Minh là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Him Lam.

Quê ở Quế Võ – Bắc Ninh, ông Minh trúng tuyển vào ngành Vật giá tại Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Tốt nghiệp đại học, cậu thanh niên xứ Kinh Bắc theo cùng chúng bạn đi kinh doanh xoài để xuất khẩu sang Trung Quốc. Lần thất bại đầu tiên đã cho cậu bài học đáng quý, nhưng cũng giúp cậu phát hiện ra cơ hội là tiền đề cho sự thành công trong sự nghiệp của mình.
 
Hiện nay, ông là Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Cựu sinh viên lớp Vật giá – Khóa 22, Khoa Vật giá (nay là Khoa Marketing) của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là một trong những doanh nhân thành đạt nhất ở Việt Nam.

Trần Đình Long

Ông Trần Đình Long quê ở Hải Dương, là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát.

Ông Long thi vào chuyên ngành Toán Kinh tế của Trường. Trong thời gian học, Trần Đình Long là cây phong trào trong mọi hoạt động.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Tốt nghiệp Đại học, khát khao làm giàu khiến chàng sinh viên bôn ba khắp chốn trong và ngoài nước, cuối cùng anh đã chọn ngành Thép làm tiền đề cho sự nghiệp của mình. Đến nay Ông Chủ của Tập đoàn Hòa Phát là cái tên được mọi người biết đến là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Ông Long hiện là một trong những người giàu trên sàn chứng khoán.

Vũ Xuân Tiền

Ông Tiền sinh năm 1959 và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở huyện Tiền Hải, Thái Bình. Năm 1978, khi đang học năm thứ nhất, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ông Tiền được tổng động viên vào quân ngũ.

Trong môi trường này, nhiều người nhận thấy ông đã phát huy được năng lực của mình nên điều chuyển ông vào Đại học Kỹ thuật Quân sự, phân hiệu II TP. Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp ĐH Quân sự, ông xin xuất ngũ rồi trở về học tiếp ĐH Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân).

Với tư duy kinh tế nhạy bén, một cái nhìn mới về cuộc đời và ước mơ lập nghiệp, sau gần chục năm đầu quân cho Tổng công ty vật tư nông nghiệp, năm 1992, ông Vũ Văn Tiền xin ra ngoài để thành lập công ty tư nhân.

Vũ Văn Tiền

Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, tập đoàn Geleximco của ông Tiền trở thành doanh nghiệp lớn mạnh ở Việt Nam với những dự án hàng chục nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Là người giàu có, nhưng doanh nhân Vũ Văn Tiền được giới doanh nhân đánh giá là có cuộc sống giản dị, không siêu xe, không những bữa tiệc đình đám, hàng ngày, ông đến trụ sở bằng chiếc xe Toyota Yaris.

Mỗi lần về thăm Trường, ông chủ Tập đoàn đa ngành nhất Việt Nam – cựu sinh viên lớp Kế hoạch – Khóa 24, luôn nhắc đến những hình ảnh thân thiết, gắn bó với ông cả cuộc đời sinh viên gian khó, vất vả. Những hình ảnh mà ông luôn trân trọng, yêu quý trong suốt những năm tháng bươn chải, bôn ba gây dựng sự nghiệp.

Nguyễn Thị Nga

Bà Nguyễn Thị Nga là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeaBank, Chủ tịch Tập đoàn BRG

Bà Nga người Hà Nội, sinh năm 1955, tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Kế hoạch và đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thổng Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu

Thời còn là sinh viên lớp Kế hoạch khóa 19, cô sinh viên tên Nga có tài tổ chức các hoạt động, luôn đứng đầu lớp  về học tập. Cô nữ sinh duyên dáng ngày trước giờ đây đã là Bà Chủ tịch của SeABank, ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Nga cũng thành lập tập đoàn BRG trong đó có nhiều công ty và các dự án khác ở Việt Nam đặc biệt là Island Golf Resort Kings và Đồ Sơn Seaside Gold Resort.

Đồng thời bà còn sở hữu 2 khách sạn lớn tại Hà Nội dưới sự quản lý của Hilton Wordwde và nằm cổ phần tại Intime.

Bên cạnh những gương mặt trên, còn có rất nhiều cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân xuất sắc đang đảm nhận nhiều cương vị quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị trên khắp cả nước.

Trọng Nghĩa



Xem nguồn

Comments