Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học tiến sĩ ở Phần Lan được miễn phí hoàn toàn

Posted: 11 Nov 2016 08:21 AM PST


Theo đó, chương trình đào tạo thạc sĩ của 3 trường gồm 60 ngành học và khoảng 30 ngành tiến sĩ. Mỗi ngành thạc sĩ dự kiến sẽ nhận 50 học viên Việt Nam và số lượng học bổng sẽ không giới hạn, tùy thuộc vào năng lực học tập của học viên. Những học viện thạc sĩ xuất sắc sẽ được nhận học bổng 7.000 EURO/một năm. Đặc biệt, đối với học tiến sĩ sẽ không tốn một đồng học phí nào.



 Môi trường học tập và sinh sống ở đất nước Phần L:an được đánh giá là hàng đầu thế giới

Được biết, Trường Đại học Tampere đào tạo các chương trinh Thạc sĩ đa dạng, cung cấp kiến thức chuyên nghành đa dạng, cung cấp và chắt lọc thông tin tiên tiến cho người học.

Trong khi đó, Đại học Turku là trường Đại học nghiên cưú quốc tế năng động với hơn 25,000 sinh viên và staffs đến từ 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Mục tiêu của trường là cung cấp cho sinh viên các kỹ năng giải quyết vấn đề tiên tiến và sáng tạo với giáo dục tiêu chuẩn.

Còn Đại học Eastern Finland (UEF) là trường đại học đa ngành xuất sắc, cung cấp hơn 100 chuyên nghành chính. Đại học Eastern Finland cung cấp các chương trình Thạc sĩ bằng tiếng Anh đa dạng cho sinh viên quốc tế, với các lĩnh vưc như: Khoa học xã hội nhân văn, Giáo dục, Khoa học Rừng, Khoa học Tự nhiên, Luật, Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.

Các trường dự kiến tuyển sinh bắt đầu vào tháng 12 năm 2016 và kết thúc vào cuối tháng 1/2017.



Xem nguồn

Muốn bảo vệ tiến sĩ phải có công bố khoa học quốc tế

Posted: 11 Nov 2016 07:40 AM PST


 Theo quy chế đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD-ĐT đang soạn thảo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, nghiên cứu sinh muốn bảo vệ luận án tiến sĩ buộc phải có bài báo khoa học quốc tế.

Tại buổi tọa đàm về nâng cao chất lượng tiến sĩ mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết đào tạo tiến sĩ là đào tạo các nhà nghiên cứu chứ không phải đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.

Do vậy, luận án tiến sĩ phải là công trình khoa học, phải có cái mới và phải được đăng tải trên các tạp chí quốc tế để được phản biện.

Muốn bảo vệ tiến sĩ phải có công bố khoa học quốc tế
NCS muốn bảo vệ luận án tiến sĩ buộc phải có bài báo khoa học quốc tế. 

Lâu nay chúng ta chưa quan tâm chuyện này. Chỉ có công bố trong nước và vài báo cáo tại các hội nghị do đó mới chỉ đánh giá được trong nước. Muốn vươn ra thế giới, hội nhập thì phải công bố quốc tế” – Thứ trưởng Ga cho hay.

Chia sẻ quan điểm này, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN cho rằng, hiện nay, theo quy định thì các NCS chỉ cần có 2 bài báo đăng tải trên các tạp chí được Hội đồng Chức danh GS Nhà nước công nhận là “đạt yêu cầu” tiến sĩ.

Có những NCS có 7 bài báo nhưng đều là các bài tại các hội nghị nhưng hội đồng vẫn cho bảo vệ vì có 2 hội nghị là hội nghị cấp quốc gia được HĐCDGSNN công nhận” – ông Đức nói.

GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN cho biết, theo kinh nghiệm nước ngoài, trong quá trình làm nghiên cứu sinh và được cấp bằng tiến sĩ thì dứt khoát phải có phát minh, phải tạo ra cái mới dù ở mức độ khác nhau.

Ở Đông Âu muón bảo vệ luận án tiến sĩ về KHCN thì ít nhất phải có 2 bài ISI” – GS Nhung nói.

Do đó, theo GS Nhung, NCS muốn bảo vệ luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế. Các ngành Khoa học tự nhiên và công nghệ thì ít nhất phải có 2 bài báo quốc tế ISI. Các ngành KHXH thì không thể cứng nhắc như vậy được nhưng có thể có ít nhất 1 bài.

Tôi thấy KHXH ở các nước cũng đòi hỏi bài báo khoa học ghê gớm lắm. Tiến tới các ngành KHXH của chúng ta cũng phải đăng 1 bài bằng tiếng Anh trên các diễn đàn, tạp chí uy tín thế giới. Chẳng hạn như nghiên cứu về giáo dục, kinh tế thì phải đăng trên tạp chí quốc tế” – GS Nhung nói.

GS Nguyễn Đình Đức cũng khẳng định, ở nước ngoài, các ngành như tâm lý và KHXH&NV cũng phải có đủ 2 công bố quốc tế. Vì thế, NCS trong các ngành KHXH&NV sẽ khó hơn, thời gian làm tiến sĩ có thể dài hơn. Tuy nhiên, theo GS Đức, đây là cách từng bước để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sắp tới, việc quy định số lượng bài báo công bố quốc tế của NCS sẽ có dải từ thấp đến cao chứ không phải yêu cầu cứng với tất cả các lĩnh vực.

KHTN thì dễ công bố bài báo quốc tế hơn là KHXH, Khoa học Kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Do vậy sẽ có những quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam” – Thứ trưởng Ga cho hay.

Với những ngành, lĩnh vực đăng trên tạp chí nước ngoài khó thì phải đăng tạp chí trong nước nhưng khuyến khích đăng trên các tạp chí bằng tiếng nước ngoài“.

Người hướng dẫn cũng cần công bố quốc tế

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, ngoài nâng chuẩn đầu vào và đầu ra với NCS thì tiêu chuẩn của người hướng dẫn cũng phải được nâng lên.

“Để nghiên cứu sinh thực hiện tốt vai trò nghiên cứu của mình thì định hướng nghiên cứu của các thầy hết sức quan trọng. Thầy phải đi trước nhìn nhận định hướng nghiên cứu, thầy phải có có công trình, hợp tác quốc tế mới có định hướng hướng dẫn bảo vệ luận án của mình được” – Thứ trưởng Ga nói.

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Đình Đức, việc nâng chuẩn đối với NCS cũng như với người hướng dẫn cần được thực hiện từng bước để tất cả các ngành có thể thích nghi.

GS Đức cho rằng,theo thống kê, trường ĐH nghiên cứu trên thế giới, trung bình một giảng viên ngành KHTNCN 5 năm phải có 5 bài còn KHXHNV 5 năm phải có 2 bài.

Tuy nhiên, ở VN hiện nay mới chỉ được con số khoảng 0,2-0,3 bài/năm. Như thế rất xa với tiêu chuẩn thế giới. Do đó, nếu áp dụng ngay thì lực lượng giảng viên của Việt nam không thể đáp ứng ngay được.

Lê Văn



Xem nguồn

Tặng sách Hàn Quốc cho học sinh tiểu học Việt Nam

Posted: 11 Nov 2016 06:56 AM PST


Thứ trưởng Bùi Văn Ga tiếp nhận 15.000 cuốn truyện tranh từ ông Choi Jaesung- Chủ tịch Quỹ hữu nghị Hàn Quốc – châu ÁThứ trưởng Bùi Văn Ga tiếp nhận 15.000 cuốn truyện tranh từ ông Choi Jaesung- Chủ tịch Quỹ hữu nghị Hàn Quốc – châu Á

Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga; ông Lee Hyuk – Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam; ông Choi Jaesung – Chủ tịch Quỹ hữu nghị Hàn Quốc – châu Á; ông Go Sang Goo – Chủ tịch Hội người Hàn tại Việt Nam cùng đại diện ĐSQ Việt Nam tại Hàn Quốc, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các Vụ thuộc Bộ GD&ĐT cùng đại diện các trường được chọn tham gia dự án tặng sách.

Tại buổi lễ, thay mặt Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đón nhận 15.000 cuốn truyện tranh cổ tích của Việt Nam và Hàn Quốc đã được dịch sang tiếng Việt do Hội hữu nghị Hàn Quốc – Châu Á và các nhà tài trợ của Hàn Quốc tặng cho học sinh tiểu học TP Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bùi Văn Ga trân trọng cảm ơn ĐSQ Hàn Quốc tại Việt Nam, các tổ chức hữu nghị và các doanh nghiệp Hàn Quốc đã dành tình cảm, sự quan tâm, luôn ủng hộ và giúp đỡ Bộ GD&ĐT và học sinh Việt Nam.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh: Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng, đều coi trọng giáo dục nhân cách học sinh bên cạnh giáo dục về kiến thức và văn hóa. Tôi tin rằng với những cuốn truyện hay và đẹp như vậy, các em học sinh sẽ vui mừng và cảm động, các em sẽ đọc sách hứng thú hơn và am hiểu thêm về văn hóa Hàn Quốc. Việc tặng sách này sẽ giúp tăng cường văn hóa đọc cho học sinh và giúp các em hiểu biết thêm về văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc,, và như vậy sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc phát triển hơn nữa trong tương lai.



Trao tặng sách Hàn Quốc cho học sinh tiểu học Hà Nội 

Ông Choi Jaesung – Chủ tịch Quỹ hữu nghị Hàn Quốc – châu Á , nguyên nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc –  bày tỏ: Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà chúng tôi chọn để thực hiện dự án tặng sách. Qua dự án này, chúng tôi mong muốn tạo ra một cơ hội mở để các em học sinh hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của hai nước và trên cơ sở nền tảng được giáo dục toàn diện các em sẽ xây dựng tương lai của đất nước Việt Nam. Hy vọng giai đoạn 2 của dự án, chúng ta sẽ mở rộng ra thêm nhiều trường học không chỉ ở Hà Nội được tặng sách để có nhiều hơn các em học sinh được tiếp cận nét đẹp trong nền văn hóa của chúng ta.

Thay mặt các trường và các em học sinh được tặng sách ở Hà Nội, 

Hiệu trưởng Trường tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưn – Hà Nội) Nguyễn Phương Hoa bày tỏ lòng trân trọng, biết ơn các tổ chức, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã xây dựng dự án tặng sách cho HS Việt Nam. Dự án không chỉ đem lại món quà tinh thần cho các em mà còn giúp các em hiểu thêm về đất nước Hàn Quốc, khám phá về văn hóa và biết yêu thêm một ngôn ngữ rất gần gũi với đắt nước Việt Nam.



Xem nguồn

Phó Thủ tướng: Sinh viên đừng để thua chị, kém em

Posted: 11 Nov 2016 06:15 AM PST


 – Sáng 11/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và lễ khai giảng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Phó Thủ tướng: Sinh viên đừng để thua chị, kém em

Chia sẻ niềm vui với lãnh đạo, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng điều trân trọng với nhà trường là các thầy cô, sinh viên nhà trường luôn ý thức nỗ lực vượt khó, tiên phong trong đổi mới.

Theo ông Đam, một quốc gia muốn giàu, một quốc gia muốn mạnh thì nhất thiết phải có một nền giáo dục tốt. Và với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, vào yếu kém, Trung ương Đảng và cả xã hội đã xác định chúng ta phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trong đó có đổi mới giáo dục đại học. Mà một trong những khâu mà cả xã hội hết sức quan tâm và cũng là một khâu bức thiết là nâng cao chất lượng đầu ra của đại học.

Một đòi hỏi và cũng là giải pháp nâng cao chất lượng đại học đấy là phải thực hiện tự chủ đại học. Thực ra tự chủ đại học, nhất là trong thời gian trước đây, thường được hiểu lệch là tự chủ tài chính, nghĩa là Nhà nước không cấp tiền cho đại học. Bản chất thực sự của tự chủ đại học là tự quản trong đại học, bỏ chủ quản từ bộ chủ quản còn ngân sách Nhà nước không phải không tiếp tục đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Và thực tế ở nhiều nước trên thế giới các trường đại học thực hiện tự quản, thực hiện tự chủ như ng nhiều nước ngân sách nhà nước vẫn bảo đảm một phần lớn trong đó điển hình là các nước châu Âu.

Trao quyền tự chủ cho đại học phải gắn liền với trách nhiệm giải trình của Nhà trường và các chính sách cần thiết để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học chất lượng cao cho mọi người, đặc biệt cho gia đình chính sách, người nghèo.

Ông Đam đánh giá cao Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Bộ Công thương đã chỉ đạo để nhà trường là một trong những trường đầu tiên thực hiện cơ chế tình nguyện tự chủ.

Sau hơn một năm thực hiện tự chủ công bố khoa học của trường tăng hơn 23%, chi học bổng tăng 6 lần trong khi học phí chỉ tăng hơn 2,4%. Theo ông Đam đây là những bước đi ban đầu của tự chủ và cần tiếp tục thực hiện tự chủ thực chất, không nửa vời.

Ông Đam yêu cầu trường cần tự tin, đoàn kết, sáng tạo thực hiện đúng tinh thần tự chủ với mục tiêu huớng tới trường ĐH có uy tín trong nước và khu vực, không chỉ nhà trường tự chủ mà đẩy tự chủ tới từng khoa, bộ môn, giảng viên. Xây dựng các quy chế hoạt động của trường trên tinh thần phát huy dân chủ về chuyên môn, nhân sự, tài chính, công khai để toàn bộ cán bộ, sinh viên và xã hội biết.

"Bộ Công Thuơng giảm mạnh các can thiệp hành chính vào công việc của trường trong đầu tư, tổ chức cán bộ, đào tạo, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản. Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh là trường không phải "của" Bộ Công Thương mà là của xã hội, của Việt Nam, và khi chúng ta đã có uy tín ở khu vực thì là của khu vực, khi đã có uy tín quốc tế thì là của quốc tế. Nếu thực sự một trường đại học lớn, có uy tín thì đó là một trường đại học của nhân loại. Bộ GD-ĐT cần bổ sung điều chỉnh các quy định được nhiều trường coi cứng nhắc, đảm bảo phát huy thực chất quyền tự chủ của các trường như quy mô đào tạo, chỉ tiêu đầu vào" – ông Đam yêu cầu.

Phó Thủ tướng: Sinh viên đừng để thua chị, kém em

Phó thủ tướng nhắn nhủ nhà trường phải phấn đấu để trường đại học có môi trường học tập và nghiên cứu khoa học thực sự dân chủ, cởi mở. nơi trí thức và những cống hiến khoa học được trân trọng và tôn vinh. Nơi những tài năng được tạo điều kiện thuận lợi nhất để bừng nở, và nơi những giá trị nhân văn được tỏa sáng. Nơi những cựu sinh viên, cựu cán bộ đã từng học tập, công tác ở nhà trường thì trong suốt cuộc đời mình sau này luôn nhớ về khoảng thời gian học tập và lao động với rất nhiều tình cảm tốt đẹp.

"Đổi mới luôn là quá trình cọ sát giữa cái mới và cái cũ và luôn có một bộ phận bị ảnh hưởng. Bộ phận đấy nhiều khi không tách ra riêng là ai, bộ phận nào mà là ngay một phần trong chính chúng ta. Và điều quan trọng chúng ta phải dũng cảm vượt lên những trở lực do thói quen, do lợi ích. Tất cả vì lợi ích chung.– ông Đam lưu ý.

Với các sinh viên, ông Đam nhắn nhủ, cần ý thức trách nhiệm của mình với xã hội tương lai và trước hết là những người thân, phấn đấu để trở thành những công dân toàn cầu đúng nghĩa.

"Các bạn thực sự ý thức được trách nhiệm của mình với xã hội, với tương lai và trước hết ngay với những người thân nhất của mình. Các bạn hãy phấn đấu để thực sự trở thành những công dân toàn cầu theo đúng nghĩa. Làm sao cố gắng học tập, đại học là tự học là chính. Làm sao để cho mình là cử nhân ra trường, kỹ sư ra trường, kỹ thuật viên ra trường không "thua chị, kém em" không chỉ ở trong nước mà cả thế giới, không chỉ chuyên môn mà cả ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm”- lời ông Đam.

Trước đó, ông Nguyễn Thiên Tuế, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Trường ĐH công Nghiệp TP.HCM ra đời cách đây 60 năm. Những ngày đầu mới thành lập, cơ ngơi chỉ có một khu nhà 3 tầng khiêm tốn, đã mở khóa đào tạo nghề đầu tiên cho các thanh thiếu niên tỉnh Gia Định. Trường đã trải qua các thời kỳ Trường Dạy nghề Don Bosco (1956 – 1975); Thời kỳ Trường Công nhân và Trung cấp (1975 – 1999); Thời kỳ Trường Cao đẳng (1999 đến 2004 ); Thời kỳ Trường Đại học (từ 2005 đến nay).

Hiện nay trường có 35.651 sinh viên, trong đó thạc sĩ: 423; đại học: 26.828; cao đẳng CN, CĐ nghề, hệ khác: 8.823.

Đội ngũ CB-GV-NV:1.510 người. Trong đó, giảng viên:1.150 GV. Tỉ lệ GV/CB-VC: 76%. GS, PGS, TS: 175 người. Tỉ lệ tiến sĩ/giảng viên : 15,2%.



Xem nguồn

16 ý tưởng vào Chung kết Tri thức trẻ vì giáo dục

Posted: 11 Nov 2016 05:33 AM PST


Dựa trên hai tiêu chí tính mới và tính khả thi, ban giám khảo vòng sơ loại cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục đã chọn ra 15 công trình xuất sắc nhất và 01 công trình được bình chọn nhiều nhất bước tiếp vào vòng chung kết.

Ưu tiên tính mới và khả thi

Theo thông tin từ ban tổ chức, 15 công trình xuất sắc này được lựa chọn từ hơn 260 bài dự thi gửi về cuộc thi. Trong 15 công trình được chọn, các công trình về sáng chế dụng cụ/đồ dùng học tập chiếm ưu thế với 9 công trình, còn lại là 4 công trình về phương pháp học và 2 công trình nghiên cứu giáo dục.

Danh sách 16 công trình được chọn vào vòng chung kếtTri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2016 (theo thứ tự ngẫu nhiên) bao gồm:

16 ý tưởng vào Chung kết Tri thức trẻ vì giáo dục

Đánh giá về chất lượng của 15 công công trình này, Ban giám khảo sơ khảo cho biết nhiều công trình có tính khả thi cao và hoàn toàn có khả năng nhận rộng trong thực tế nếu nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

16 ý tưởng vào Chung kết Tri thức trẻ vì giáo dục

Bộ tiêu bản phục vụ giảng dạy môn sinh học ở trường Trung Học Phổ Thông là môt trong số 15 công trình được chọn vào vòng chung kết cuộc thi.

Ban giám khảo sơ khảo cuộc thi cho biết thêm rằng trong số 260 công trình dự thi, nhiều bài dự thi có chất lượng cao nhưng vẫn không thể đi tiếp vào vòng chung kết vì vi phạm tính mới, tức là các công trình này đã được công bố bởi các tổ chức/cá nhân.

Sẽ chọn 5 công trình trao giải 100 triệu

Ban tổ chức Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục cũng cho biết thêm rằng tác giả của 15 công trình này cũng khá đa dạng với sự góp mặt của các thầy cô giáo, học sinh và trí thức trẻ đang công tác ngoài ngành giáo dục.

16 ý tưởng vào Chung kết Tri thức trẻ vì giáo dục

Công trình "Bộ bàn ghế học sinh với 15 ứng dụng thông minh" của tác giả Đoàn Trần Đức Hải – một tác giả công tác ngoài ngành giáo dục cũng góp mặt trong vòng chung kết.

Vào ngày 13/11 tại Hà Nội, tác giả của 16 công trình xuất sắc nhất cuộc thi sẽ có buổi thuyết trình và phản biện trước ban giám khảo chung khảo. Dựa vào buổi phản biện này, ban giám khảo sẽ chọn tối đa 05 công trình tiêu biểu nhất với giải thưởng trị giá 100 triệu Lễ tổng kết và trao giải chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục sẽ diễn ra vào ngày 14/11/2016 tại Hà Nội.

Chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục do Trung ương Đoàn, Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ và Tập đoàn Thiên Long đồng tổ chức. Chương trình khuyến khích các trí thức trẻ dưới 35 tuổi đóng góp cho ngành giáo dục ở ba nội dung: đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo, hiệu quả; sáng tạo, sáng chế các công cụ phục vụ giảng dạy và học tập; các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học – giáo dục.

16 ý tưởng vào Chung kết Tri thức trẻ vì giáo dục 

Ảnh 3: TS. Võ Văn Thành Nghĩa – Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long. (ảnh nằm trong box)

"260 bài dự thi gửi về ngay trong năm đầu tiên là một tín hiệu rất đáng mừng và tích cực. Mừng vì dù chương trình "Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục" chỉ mới được tổ chức trong năm đầu tiên nhưng đã đón nhận được sự tham gia, hưởng ứng ngay từ đầu của cộng đồng và xã hội. Đây là cơ hội để tri thức trẻ thể hiện tâm huyết của mình đối với sự nghiệp giáo dục, đặc biệt trước những vấn đề nóng của giáo dục hiện nay rất cần được giải quyết trên cơ sở khoa học và có sự nghiên cứu thấu đáo. Nội dung của những tác phẩm dự thi rất phong phú, đề cập đến giải pháp đối với việc thiếu hụt các sáng chế dụng cụ học tập, các phương pháp học hiệu quả, những bất cập về giáo dục giới tính trong học đường, bệnh thành tích trong giáo dục…" – Đại diện chương trình – Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long chi biết.

Xuân Thạch



Xem nguồn

“Mong các thầy cô tiếp tục yêu nghề, bám trường lớp dù khó khăn”

Posted: 11 Nov 2016 04:50 AM PST


– Đó là chia sẻ của Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tại buổi gặp mặt đoàn giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo có nhiều đống góp cho sự nghiệp GD-ĐT diễn ra sáng 11/11.


Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trò chuyện, chia sẻ với các thầy cô giáo tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo của đất nước.

Đây cũng là những giáo viên sẽ tham dự Chương trình tuyên dương giáo viên tiêu biểu năm 2016 do Bộ GD-ĐT và TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức vào tối 12/11 tới đây.

Năm nay, có 42 giáo viên được tuyên dương, trong đó 25 cô giáo và 17 thầy giáo. Người nhiều tuổi nhất là cô Phan Hoàng An (sinh năm 1962) và người trẻ nhất là cô Quảng Thị Thúy Ngân (sinh năm 1991). Đặc biệt, giáo viên có công tác tại đảo lâu nhất là cô giáo Nguyễn Thị Hợi (sinh năm 1966) với thời gian là 29 năm 7 tháng, tiếp đó là cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy với 29 năm.

Tại buổi gặp mặt, các thầy cô giáo đã bày tỏ sự xúc động khi được Phó Chủ tịch nước tiếp đón và chia sẻ niềm vinh dự, tự hào, những khó khăn, vất vả trong quá trình dạy học nơi hải đảo. Qua đó, các giáo viên cũng bày tỏ sự quyết tâm bám đảo, giữ trường, để mang con chữ đến các em học sinh nơi tiền tiêu của Tổ quốc. Các thầy cô cũng mong muốn Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa. Tôi cho đây là một nguyện vọng, đề nghị hết sức đúng đắn và trách nhiệm"

Bày tỏ sự xúc động và tự hào khi được đón tiếp các thầy cô giáo, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh công tác giáo dục và đào tạo là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý của xã hội.

"Tự hào hơn khi có những giáo viên của chúng ta có mặt ở những vị trí tiền tiêu như biên giới, hải đảo để công tác. Điều này khiến tôi hết sức xúc động", bà Thịnh chia sẻ.

Bà Thịnh cho biết, Đảng và Nhà nước luôn dành sự ưu tiên cho công tác giáo dục và xem giáo dục là quốc sách hàng đầu của đất nước. Đặc biệt sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

"Tiến tới ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi cũng rất tin tưởng và mong muốn các thầy cô tiếp tục yêu nghề, bám trường dù có khó khăn nhường nào. Tôi tin các thầy cô sẽ tiếp tục được định hướng của mình là sẽ dạy tốt để nâng cao dân trí của người Việt, trong đó có cả những nơi đảo xa nơi mà các thầy cô đang công tác", bà Thịnh gửi gắm.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Đại sứ New Zealand hiến kế cho giáo dục Việt Nam

Posted: 11 Nov 2016 04:06 AM PST


"Việt Nam cần tập trung phát triển kỹ năng thực tế thay vì chỉ dạy kiến thức" là góp ý của ông Haike Manning, đại sứ của New Zealand tại Việt Nam ở sự kiện trao giải thưởng cho cựu du học sinh Việt Nam tại New Zealand.

Tối 9/11/2016 Đại sứ của New Zealand tại Việt Nam Haike Manning đã trao tặng giải thưởng cho TS Trần Văn, cựu Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội vì những nỗ lực không ngừng của ông trong việc phát triển mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Đại sứ New Zealand hiến kế cho giáo dục Việt Nam

Tại buổi lễ này, ngài đại sứ Haike Manning cũng trao đổi thêm về các vấn đề liên quan đến giáo dục.

Cân nhắc phát triển kĩ năng thay vì chỉ dạy kiến thức

– Đến từ một quốc gia phát triển, điều gì ở nền giáo dục New Zealand mà ông cho rằng Việt Nam có thể học hỏi để có thể áp dụng vào điều kiện hiện nay?

Tôi nghĩ rằng nền giáo dục của 2 nước chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi lẫn nhau và thực tế là không có một nền giáo dục nào được coi là hoàn hảo. Tuy nhiên, điều mà tôi nghĩ Việt Nam có thể cân nhắc là tại New Zealand, chúng tôi rất tập trung đến việc phát triển kỹ năng thực tế cho người học thay vì chỉ có dạy về kiến thức.

Với nền giáo dục của New Zealand, sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên có thể sẵn sàng, có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc ngay lập tức. Ngoài việc đủ năng lực để đáp ứng những yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nền giáo dục của chúng tôi cũng giúp các bạn sinh viên có khả năng giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. Tôi nghĩ đó là điều mà giáo dục Việt Nam có thể cân nhắc và chia sẻ được với chúng tôi.

Đại sứ New Zealand hiến kế cho giáo dục Việt Nam

Ngoài việc đào tạo cho sinh viên thì chúng tôi cũng xây dựng hệ thống đào tạo các giảng viên. Hiện, chúng tôi cũng làm việc rất chặt chẽ với chính phủ Việt Nam để tìm hiểu những phương pháp chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo giảng viên cho Việt Nam.

– Sau nhiều năm theo dõi, ông có đánh giá như thế nào về các du học sinh Việt Nam đã và đang học tập tại New Zealand?

Hiện nay, theo thống kê có khoảng hơn 2000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại New Zealand. Theo đánh giá của tôi, nhìn chung các du học sinh Việt Nam là những người rất chăm chỉ. Tôi thấy các bạn Việt Nam hòa nhập rất tốt.

Đại sứ New Zealand hiến kế cho giáo dục Việt Nam

Chúng tôi có những quy định rất chặt chẽ để mang đến cho người học có được một nền giáo dục tốt nhất có thể và với các bạn sinh viên Việt đến New Zealand học tập thì điều mà họ đạt được lớn nhất tôi nghĩ sẽ là những trải nghiệm trong cuộc sống. Chính những trải nghiệm đấy đã thay đổi rất nhiều cuộc sống của các bạn sinh viên.

– Trong cộng đồng sinh viên quốc tế, sinh viên Việt Nam có phải là đối tượng mà Chính phủ New Zealand ưu tiên hướng đến không, thưa ông?

Với Việt Nam, chúng tôi có rất nhiều chương trình hỗ trợ. Không chỉ khuyến khích các bạn sinh viên lựa chọn và đưa họ đến với New Zealand để học tập mà chúng tôi còn xây dựng mối liên hệ giữa các trường đại học với nhau.

Hiện, Việt Nam vẫn nằm trong top 10 những thị trường mà chúng tôi hướng đến với dự đoán về sự tăng trưởng lớn và mạnh mẽ trong những năm tới.

Nhiều ưu đãi cho du học sinh ở New Zealand

– Nhiều bạn trẻ Việt Nam có mong muốn tiếp cận nền giáo dục đại học của New Zealand tuy nhiên điều kiện tài chính hạn chế. Vậy chính phủ New Zealand có những chính sách ưu đãi gì dành cho người Việt?

Các bạn sinh viên đến với New Zealand sẽ có một khoảng thời gian để tận hưởng nền giáo dục chất lượng, đảm bảo có một sự chuẩn bị đầy đủ để khi quay trở về Việt Nam sẵn sàng trở thành những công dân có thể cống hiến cho đất nước.

Đại sứ New Zealand hiến kế cho giáo dục Việt Nam

Hiện nay, chính phủ New Zealand có chương trình học bổng New Zealand-ASEAN hằng năm cung cấp những gói học bổng toàn phần cho các sinh viên Việt. Học bổng này dành cho bậc sau đại học bao gồm học thạc sĩ và tiến sĩ. Các suất học bổng này có tính cạnh tranh rất cao và rất nhiều bạn muốn tìm hiểu về chương trình học bổng này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tạo điều kiện để chính phủ Việt Nam đưa ra các gói học bổng đưa sinh viên Việt sang New Zealand học tập.

Ngoài ra, các trường đại học của chúng tôi cũng có những chương trình học bổng riêng để sinh viên Việt có thể tìm hiểu và lựa chọn.

– Ông có nói rằng, sinh viên đào tạo ở New Zealand có khả năng làm việc ngay sau tốt nghiệp. Vậy số lượng sinh viên Việt kiếm được việc làm ở New Zealand có khả quan?

Chúng tôi có một thị trường làm việc rất rộng mở và mạnh mẽ luôn mong chờ, chào đón những người ở các quốc gia khác có kỹ năng và có thể hòa nhập được với thị trường việc làm của chúng tôi. Điều mà tôi nhận thấy là các bạn sinh viên đã có thời gian học tập tại New Zealand thì sau tốt nghiệp rất phù hợp để tham gia vào các công việc.

Cũng có những giới hạn nhất định trong việc tìm kiếm việc làm song ở New Zealand có rất nhiều cơ hội để các bạn trẻ có thể tìm việc làm nếu có đủ kỹ năng. Theo kinh nghiệm của tôi thì những bạn theo học về các ngành công nghệ, công nghệ thông tin,… sẽ có rất nhiều cơ hội tìm được việc làm ở đất nước của chúng tôi.

– Xin cảm ơn ông!

Thanh Hùng



Xem nguồn

Trường 16 cán bộ giáo viên, 20 học sinh

Posted: 11 Nov 2016 03:22 AM PST


 – Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) được xây dựng khang trang, tuy nhiên luôn trong tình trạng vắng bóng học sinh.

Trường 16 cán bộ giáo viên, 20 học sinh

Trung tâm hàng chục tỷ đồng chỉ có 20 học sinh

Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Quan Hóa được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng, rất khang trang với đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay trường luôn trong tình trạng vắng bóng học sinh.

Thời điểm này, trung tâm chỉ có vỏn vẹn 20 học sinh đến học. Nhiều phòng học, phòng dạy nghề, kí túc xá đóng cửa im lìm.

Trường 16 cán bộ giáo viên, 20 học sinh

Khu ký túc xá có 9 em ở

Trường 16 cán bộ giáo viên, 20 học sinh

Các dùng giảng dạy chỏng chơ, hư hỏng

Khu ký túc xá với 2 dãy nhà cao tầng, gồm 16 phòng ở khép kín, đầy đủ tiện nghi đảm bảo chỗ ở cho 250 học sinh. Thế nhưng, hiện tại khu ký túc xá này chỉ có vỏn vẹn 9 học sinh ở lại.

Khu dạy học được bố trí đầy đủ nhà hiệu bộ, phòng học và các phòng dạy nghề, như cơ khí, gò, hàn, điện dân dụng… Tuy nhiên, hầu hết các phòng dạy nghề đều bỏ không, nhiều thiết bị thực hành đã và đang bị hư hỏng nặng.

Trường 16 cán bộ giáo viên, 20 học sinh

Phòng máy tính cũng không còn sử dụng được

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm, cho biết trong 20 học sinh đang học tại đây khối 12 có 5 em, khối 11 có 6 em và khối 10 có 9 em. Nhưng đã một tuần nay có 5 học sinh khối 10 đang xin nghỉ học để phụ giúp gia đình, chưa thấy các em quay lại trường.

Theo ông Tuấn Anh, nguyên nhân dẫn đến Trung tâm không có học sinh vì từ 2013, theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, học sinh vùng đặc biệt khó khăn theo học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên sẽ không được hưởng trợ cấp tiền ăn nên học sinh không đến Trung tâm để học nữa.

Để thu hút học sinh tới lớp, Trung tâm đã phải hỗ trợ tiền điện, nước, vệ sinh, phòng ở, sách, bút…. cho học sinh. Các em chỉ phải đóng 12.500 đồng/ bữa ăn nhưng vẫn không ai chịu đến trường. "Các thầy cô giáo đến tận nhà vận động thì phụ huynh nói không cho con đi học vì không có tiền, nếu nhà trường lo được thì họ sẽ cho tới lớp", ông Tuấn Anh buồn bã nói.

Điều đáng nói, trong khi cả Trung tâm hiện tại chỉ có 20 học sinh theo học thì bộ máy hành chính của Trung tâm này vẫn phải bố trí 16 cán bộ, giáo viên và nhân viên để phục vụ công tác giảng dạy, bao gồm 9 người thuộc biên chế (chỉ tiêu tỉnh giao là 11 biên chế), 7 giáo viên và nhân viên hợp đồng. Và mỗi năm, Trung tâm được nhà nước cấp gần 1,2 tỷ đồng để chi lương, chế độ.

Về tình trạng này, ông Phạm Bá Diệm, Bí thư Huyện ủy Quan Hóa, cũng cho biết nguyên nhân là do học sinh ở đây thuộc diện hộ nghèo nhưng không được hỗ trợ tiền ăn như các trường công lập, vì vậy các gia đình không muốn cho con em đi học. Thực trạng này cũng đã được huyện báo cáo nhiều lần lên cấp trên để tìm hướng giải quyết.



Xem nguồn

Phó Chủ tịch nước: Giáo dục và đào tạo là một nghề cao quý

Posted: 11 Nov 2016 02:40 AM PST


Buổi gặp gỡ nhân dịp 42 thầy cô giáo tâm huyết với nghề về thăm Thủ đô Hà Nội và tham dự Lễ tuyên dương giáo viên tiêu biểu năm 2016, nằm trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp cùng Bộ GD&ĐT tổ chức.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt đoàn đại biểu giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt đoàn đại biểu giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Tại buổi gặp mặt, các thầy cô giáo đã bày tỏ niềm vinh dự, tự hào khi được gặp mặt Phó Chủ tịch nước. Tại đây, các thầy cô cũng nói lên những nguyện vọng thiết tha để nâng cao hiệu quả dạy và học; đồng thời trình bày quá trình công tác, lý do họ sẵn sàng cống hiến đời mình cho những vùng đất xa xôi, khó khăn về điều kiện vật chất.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã lắng nghe chia sẻ của các thầy cô giáo. Phó Chủ tịch nước khẳng định công tác giáo dục và đào tạo là một nghề cao quý. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn dành sự ưu tiên cho công tác giáo dục và xem giáo dục là quốc sách hàng đầu của đất nước. Mỗi năm, Nhà nước đã dành từ 20% trở lên ngân sách cho ngành Giáo dục.

Nhìn lại lịch sử năm 1945, nước ta có đến 95% người mù chữ, số người được học và biết chữ chỉ có 5%, Phó Chủ tịch nước tin rằng ngành Giáo dục có quyền tự hào khi đã phổ cập xong tiểu học sau hơn 70 năm, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và một số địa phương đã tiến đến phổ cập trung học phổ thông. Trong đó hệ thống trường, lớp phổ thông đã được quan tâm đầu tư; đội ngũ giáo viên đã được bồi dưỡng và tỷ lệ học sinh đến trường, lớp ngày càng cao. Song song với hệ thống phổ thông, hệ thống cao đẳng, đại học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm. Hiện nay, cả nước có hơn 400 trường đại học, cao đẳng. Bình quân có trên 200 sinh viên/1 vạn dân. Đây là một sự phát triển vượt bậc của ngành Giáo dục so với 70 năm trước đây.

Phó Chủ tịch nước cho biết, từ những vùng đảo trước đây còn hoang sơ nay đã được Đảng, Nhà nước đầu tư cơ bản về hệ thống cơ sở vật chất, điện nước quốc gia, hệ thống trường học. Bà cảm thấy rất tự hào khi có những chiến sĩ hải quân, biên phòng, trong đó có cả đội ngũ thầy cô giáo đã có mặt tại những vị trí tiền tiêu này.

Theo Phó Chủ tịch nước, mặc dù hiện nay tốc độc tăng trưởng kinh tế của nước ta khá; chính sách an sinh xã hội, trong đó có văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục được đầu tư lớn, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn. So với các nước công nghiệp và trong khu vực, Việt Nam vẫn còn kém. Đặc biệt, thời buổi công nghiệp số hóa hiện nay đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục phải vươn lên nhiều hơn nữa; trong đó chắc chắn ngành đóng góp cho sự vươn lên đó không thể không nói đến ngành Giáo dục.

Phó Chủ tịch nước nói rằng ngành Giáo dục phải thực hiện được ba nhiệm vụ, đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Nhiệm vụ này rất cao cả, nhưng cũng hết sức nặng nề đối với ngành Giáo dục. Nhưng chúng ta có quyền tự hào và tin rằng với những trách nhiệm, tình cảm của các thầy cô giáo, ngành Giáo dục sẽ thực hiện thành công Nghị quyết của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, cơ bản nền giáo dục của Việt Nam.

Phó Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn các thầy cô giáo tiếp tục yêu quý nghề, bám trường dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào; đồng thời tiếp tục dạy tốt, học tốt để gieo mầm nâng cao dân trí cho nhân dân Việt Nam, trong đó có vùng hải đảo. Mặt khác, Phó Chủ tịch nước mong muốn các bậc phụ huynh và toàn xã hội không chỉ dạy chữ, dạy nghề, mà cần phải dạy cách làm người cho các em học sinh.

Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2016" được thực hiện nhằm tuyên dương các thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Chương trình do Bộ GD&ĐT, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức. Năm 2015, chương trình đã tuyên dương các thầy cô giáo cắm bản miền núi. Năm 2016, chương trình hướng về các giáo viên đang công tác tại những huyện đảo, xã đảo xa xôi của Tổ quốc.

Lễ tuyên dương các giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo sẽ được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức vào tối 12/11 tại Hà Nội.

Trước đó, vào tối nay ngày 11/11, BTC sẽ gặp gỡ thân mật và trao tặng sổ tiết kiệm cho 42 thầy cô giáo tiêu biểu. Mỗi thầy cô nhận sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng và quà tặng.

Mai Châm



Xem nguồn

"Chú trọng khuyến học, khuyến tài với cả trẻ con và người lớn"

Posted: 11 Nov 2016 01:57 AM PST



Bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Chủ tịch Nước, Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam, bà Phạm Thị Hòe - Phó Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam dự Đại hội khuyến học Nghệ An nhiệm kỳ 2016-2021.

Bà Nguyễn Thị Doan – nguyên Chủ tịch Nước, Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam, bà Phạm Thị Hòe – Phó Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam dự Đại hội khuyến học Nghệ An nhiệm kỳ 2016-2021.

Đại hội vinh dự được đón bà Nguyễn Thị Doan – nguyên Chủ tịch Nước, Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam, bà Phạm Thị Hòe – Phó Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An.

Báo cáo tại Đại hội, ông Trần Xuân Bí – Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh vui mừng cho biết: "Nghệ An là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện phong trào "Tháng Khuyến học" và đã đem lại hiệu quả, tạo sự lan tỏa rộng khắp.

Phong trào "Tháng Khuyến học Nghệ An" đến nay đã được tổ chức, triển khai qua 13 kỳ. Tiêu biểu trong các phong trào thi đua khuyến học là phong trào xây dựng và phát triển gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học.

Bà Nguyễn Thị Doan đánh giá cao những nỗ lực của Hội khuyến học Nghệ An.

Bà Nguyễn Thị Doan đánh giá cao những nỗ lực của Hội khuyến học Nghệ An.

Đến nay, nhiều gia đình, dòng họ trong tỉnh xác định việc học tập của con cháu là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh và các thành viên trong họ tộc; đã có gần 600.000 gia đình đạt danh hiệu gia đình hiếu học, có 6.654 ban khuyến học dòng họ. "Dòng họ hiếu học" (DHHH), nay là "Dòng họ học tập" (DHHT) cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều ban khuyến học dòng họ sáng tạo trong tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, phát huy truyền thống hiếu học của ông cha.

Ban khuyến học dòng họ đã phát huy được nguồn lực của các gia đình, của con em thành đạt đang sinh sống xa quê để xây dựng quỹ khuyến học, nhằm tôn vinh con cháu có kết quả học tập và rèn luyện tốt, khuyến khích các em vượt khó, vươn lên, tạo ra các phong trào thi đua học tập và rèn luyện sôi nổi.


Ông Trần Xuân Bí - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh báo cáo hoạt động của Hội nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Trần Xuân Bí tái đắc cử Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An.

Ông Trần Xuân Bí – Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh báo cáo hoạt động của Hội nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Trần Xuân Bí tái đắc cử Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An.

Tiêu biểu như huyện Quỳnh Lưu hiện có trên 1,5 nghìn dòng họ hiếu học. Mỗi dòng họ đều có cách làm hay trong triển khai phong trào khuyến học. Như Ban khuyến học Dòng họ hiếu học Ngô Phúc (xã Quỳnh Bá), đã phân công người kèm cặp giúp đỡ con cháu học yếu, định hướng, tư vấn cho con cháu học lớp 12 chọn trường phù hợp với lực học để thi đại học đạt kết quả cao; tổ chức trao thưởng cho con cháu có thành tích trong học tập vào dịp lễ Tổ đầu Xuân.

Họ Hồ đại tộc, xã Quỳnh Đôi, vận động được quỹ khuyến học trên 200 triệu đồng, để hỗ trợ, động viên con cháu học tập. Con cháu dòng họ Lê Văn, xã Quỳnh Hậu đạt nhiều thành tích cao trong học tập nhờ phong trào vận động, ủng hộ phong trào khuyến học. Trong 5 năm, họ Lê Văn đã có 1 tiến sỹ, 6 thạc sỹ, 24 đại học, 26 cao đẳng…


Bà Nguyễn Thị Doan tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Hội Khuyến học Nghệ An.

Bà Nguyễn Thị Doan tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Hội Khuyến học Nghệ An.

Toàn cảnh Đại hội khuyến học Nghệ An nhiệm kỳ 2016-2021.

Toàn cảnh Đại hội khuyến học Nghệ An nhiệm kỳ 2016-2021.

Trên địa bàn toàn tỉnh, nhiều dòng họ đã tổ chức rước bằng vinh danh phó giáo sư, tiến sỹ. Nhiều dòng họ có quỹ khuyến học trên 100 triệu đồng. Hoạt động trao quà khuyến học cho con cháu trong dịp lễ Tổ đầu Xuân được các dòng họ thực hiện một cách trang trọng, nhằm giáo dục truyền thống hiếu học của dòng tộc cho con cháu.

Kết thúc nhiệm kỳ 2011-2016, 7/8 chỉ tiêu của Hội Khuyến học tỉnh đề ra đã thực hiện vượt mức. Trong đó, tiêu biểu có phong trào "xây dựng và phát triển gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học", công tác xây dựng xã hội học tập, công tác phát triển các loại hình quỹ khuyến học ở cơ sở.


Lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân xuất sắc.

Lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân xuất sắc.

Đặc biệt, Hội khuyến học đã thể hiện tốt vai trò nòng cốt trong phối hợp với các cấp, các ngành đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp – nhà tài trợ… xây dựng xã hội học tập rộng khắp trên địa bàn; đưa phong trào khuyến học phát triển mạnh mẽ, vững chắc và đi vào chiều sâu. Tổng số quỹ khuyến học các cấp hội vận động được trong 5 năm là trên 217 tỷ đồng. Qua đó, trên 1,1 triệu HS, sinh viên đã được trao học bổng.

Trong thời gian qua, tổ chức Hội khuyến học ở 21/21 huyện, thị và thành phố Vinh ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động; có 90% trong tổng số 480/480 hội khuyến học xã đạt loại khá trở lên. Số lượng, chất lượng hội viên được nâng cao.

Năm 2011 có trên 474.000 hội viên, đến nay tăng lên trên 562.000 hội viên. Các tổ chức hội cơ sở luôn tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc vận động, triển khai các chương trình khuyến học phù hợp với từng địa phương.


Ban chấp hành khóa mới của Hội Khuyến học Nghệ An nhiệm kỳ 2016-2021.

Ban chấp hành khóa mới của Hội Khuyến học Nghệ An nhiệm kỳ 2016-2021.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan đánh giá cao những nỗ lực của Hội Khuyến học Nghệ An. Thời gian tới, để công tác khuyến học, khuyến tài có hiệu quả và đi vào chất lượng, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam mong muốn Nghệ An cần phát huy hiệu quả đã đạt được, khơi dậy được tinh thần ham học hỏi của người dân Nghệ An, học phải đi đôi với hành.

Sau đại hội, cần phải có kế hoạch triển khai 10 nhiệm vụ mà Hội Khuyến học Việt Nam đã đề ra, chú trọng khuyến học, khuyến tài với cả trẻ con và và người lớn, quan tâm đến các đối tượng cán bộ công chức, viên chức, nông dân. Phát triển mạng lưới, tổ chức khuyến học đến các cơ quan Đảng, Nhà nước, phải có ban khuyến học ở từng cơ quan, từng trường đại học, cao đẳng;

Phải có cơ chế phối hợp với các ban, ngành triển khai hoạt động ở các trung tâm học tập cộng đồng. Bà Nguyễn Thị Doan cũng tin tưởng, với nền tảng vững chắc, với những nỗ lực, cố gắng, hoạt động khuyến học Nghệ An sẽ tiếp tục là điểm sáng trong công tác khuyến học Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Đại hội đã bầu 43 đại biểu vào Ban chấp hành Hội Khuyến học tỉnh khóa IV. Ông Trần Xuân Bí, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh tái đắc cử chức chủ tịch.

Dịp này, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã tặng Cờ thi đua xuất sắc giai đoạn 2011 – 2016 cho Hội khuyến học tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó, tặng Bằng khen và kỷ niệm chương vì sự nghiệp khuyến học cho 4 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc.

UBND tỉnh cũng tặng Bằng khen cho 17 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc với phong trào khuyến học trong nhiệm kỳ qua.

Với nhữn­g thành tích đã đạt được, từ khi thành lập cho đến nay (1998 – 2016), đặc biệt giai đoạn 2011 – 2016, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ Thi đua đơn vị xuất sắc của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

Được biết, tháng 7 năm 2016, Chủ tịch Trung ương Hội KHVN quyết định điều động và phân công ông Cao Đình Hòe – Phó Chủ tịch thường trực Hội KH Nghệ An làm Phó CV phòng Trung ương Hội KHVN.

Ngày 21 – 22/9/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, ông Trần Xuân Bí và ông Cao Đình Hòe đều được bầu vào BCH Trung ương Hội KHVN khóa V.

Nguyễn Duy



Xem nguồn

Comments