Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Lời nhắn gửi của tân giáo sư trẻ nhất năm 2016

Posted: 10 Nov 2016 08:10 AM PST


Ngày 5/11, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước trao giấy chứng nhận cho 703 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2016.

Theo đó, trong đợt xét công nhận năm nay, cả nước có 65 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và 638 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư.

Trong số các tân giáo sư năm nay, PGS.TS Trần Đình Thắng (41 tuổi), ngành Hóa học, trường Đại học Vinh là người trẻ tuổi nhất được xét phong hàm GS trong đợt này.



Tân giáo sư Trần Đình Thắng phát biểu tại Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2016. (Ảnh: VnExpress)

GS.Trần Đình Thắng, sinh năm 1975 tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và đã có nhiều năm làm công tác giảng dạy tại trường đại học. Năm 2012, anh được phong hàm Phó giáo sư và hiện đang làm Phó Trưởng khoa Hóa học (Đại học Vinh). 

Ngoài ra, GS.TS Trần Đình Thắng còn là Ủy viên thường vụ Hội hóa học hữu cơ, Kỹ thuật hóa học, Hợp chất thiên nhiên, Hội Hóa học Việt Nam. 

Ở tuổi 41, anh sở hữu với 75 công bố quốc tế (ISI) có uy tín gồm 26 SCI và 49 SCIE và tham gia ban biên tập hai tạp chí quốc tế có uy tín. 

 

Quá trình công tác, Tiến sĩ Thắng tích cực hợp tác với các chuyên gia, cơ sở khoa học, đào tạo trong và ngoài nước, cùng viết sách, đồng hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh với các giáo sư nước ngoài; tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế.



(GDVN) – Trần Xuân Bách (sinh năm 1984, giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội) là người trẻ nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2016.


Thành tích nổi bật của Tiến sĩ Trần Đình Thắng là xây dựng được nhóm nghiên cứu liên ngành Hóa-Sinh-Dược-Công nghệ thực phẩm đầu tiên gồm các nhà khoa học trong và ngoài nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…


Là người được phong hàm giáo sư trẻ nhất cả nước năm 2016, GS.TS Trần Đình Thắng tâm sự:

"Đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là điểm khởi đầu của một giai đoạn mới với trách nhiệm nặng nề hơn.

Cá nhân tôi phải tiếp tục phấn đấu và nỗ lực hơn nữa trong nghiên cứu khoa học và đào tạo, góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới của đất nước, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân đối với đội ngũ trí thức.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, tôi mong muốn lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đội ngũ trí thức, có cơ chế ưu tiên, xây dựng và phát triển, thu hút và sử dụng có hiệu quả đội ngũ các nhà khoa học.

Đây là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển đất nước". 



Xem nguồn

Biết thế, xưa học tại chức còn hơn

Posted: 10 Nov 2016 07:28 AM PST


LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của tác giả Phan Tuyết, cô đề cập tới vấn đề việc làm sau khi có bằng đại học chính quy và bằng tại chức thông qua câu chuyện mà cô trực tiếp là người nghe được. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 

Tình cờ, tôi gặp cậu bạn cùng lớp ngày xưa, hai đứa ngồi hàn huyên đủ thứ chuyện.

Trước đây, khi còn học học phổ thông, Dũng đã nổi tiếng thông minh, hoạt bát.

Vào đại học cũng thuộc trường tốp đầu nên tôi cứ nghĩ cậu bạn mình phải thành đạt lắm. 

Thấy Dũng nói hiện mình chỉ là phó phòng kinh tế ở ủy ban, công việc buồn và vô cùng nhàm chán. 

Bất ngờ Dũng hỏi tôi: "Cậu còn nhớ thằng Hùng lé không? Thằng đó thế mà son, hiện đã là chủ tịch huyện rồi đấy".

 

Tôi quay sang đáp: "Hùng lé nào? Phải Trần Hùng lớp A1 không? Người ta giỏi thế là chủ tịch huyện có gì lạ?". 



Chuyện đi học tại chức, tôi nghe nhiều người kể "gian nan việc học thì ít mà gian nan việc kiếm tiền để chi phí, đắp đổi thì nhiều". (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Bất ngờ Dũng gằn giọng: "Giỏi cái nỗi gì, giỏi như nó thì thiên hạ giỏi hết. Học vào dạng đội sổ, thi trầy trật mãi không đỗ nổi vào trường cấp 3, mới xin vào xã làm chân điếu đóm, sai vặt. 

Thế rồi nó đi học bổ túc 2 năm ba lớp, tốt nghiệp cấp ba trước mình. Đi học tại chức, học trung rồi cao cấp này nọ nên thăng tiến vù vù. Ngày mình đang học năm cuối đại học, nó đã là phó chủ tịch xã rồi đấy". 

Bất chợt Dũng dừng lại giải thích cho tôi: "Không phải Trần Hùng đâu, là Hùng lé ngồi chung bàn với cậu đấy".

Giờ thì tôi đã nhận ra cậu Hùng lé, một học sinh cá biệt lớp tôi năm nào. Quả đúng như Dũng nói, cậu ta chuyên nhìn bài tôi mới có thể mỗi năm lên một lớp. Bù lại, bố cậu ấy làm to nên đời mới hanh thông như thế.



(GDVN) – Các nhà quản lý Giáo dục thừa biết chất lượng đào tạo hệ tại chức từ lâu đã tụt dốc nhưng vẫn cố tình phớt lờ, cho mở lớp tràn lan vì gắn với lợi ích!


Khi thấy tôi đã nhận ra nhân vật cần nói, Dũng nói tiếp: "Mà chẳng riêng gì nó, quan chức cấp xã phường quê tôi chẳng có lấy một ông học chính quy đàng hoàng. Sang nhất là có bằng 12 còn nhiều người chỉ vừa học xong lớp 9. 

Xin vào xã làm hợp đồng, tranh thủ ngày cuối tuần đi học bổ túc lấy bằng 12.

Vài năm sau, được cử đi học tại chức một chuyên ngành, rồi học trung, cao cấp…thế là bằng cấp đầy mình. 

Chẳng bù cho mình, mòn ghế nhà trường, ra trường trầy trật xin việc, khi tạm thời ổn định thì các bạn đã ông này bà kia hết rồi".

Chuyện đi học tại chức, tôi nghe nhiều người kể "gian nan việc học thì ít mà gian nan việc kiếm tiền để chi phí, đắp đổi thì nhiều". 

Có người thẳng thắn: "Một lớp tại chức học với nhau có đủ các ngành nghề nhưng chủ yếu đều là người nhà nước.

Bởi thế, việc quy định đóng quỹ lớp, tiền ngoại giao với thầy cũng chóng mặt. Nhiều người làm ở các lĩnh vực thu nhập tốt, họ chẳng tiếc gì việc đóng góp. Thế nên mấy anh cán bộ xã quèn như tụi mình theo cũng đuối".



(GDVN) – Ở ta, người học tại chức phần nhiều là học sinh vừa tốt nghiệp Trung học Phổ thông, thành phần con ông cháu cha, lắm bạc, nhiều tiền.


Thôi thì đủ các khoản tiền "ngoại giao" được gọi thành tên như tiền bồi dưỡng cho thầy cô, tiền gặp mặt hàng tuần, tiền tàu xe đi lại, tiền bồi dưỡng thi hết môn, tiền quà lưu niệm khi kết thúc khóa học…

Không ít các giảng viên đã tiết lộ: "Đi dạy tại chức ở các tỉnh tuy có xa thật nhưng bù lại, được học viên chăm sóc rất chu đáo, thu nhập cao nên cũng rất hứng thú".

Đổi lại, học viên được dễ dãi hơn trong việc đánh giá điểm số như cho đề cương ngắn, giới hạn đề ôn tập, coi thi dễ dàng, không siết chặt việc điểm danh mỗi buổi học. 

Điều này vô cùng quan trọng, bởi không ít các cán bộ trong thời gian đi học vẫn còn đương nhiệm nên thường xuyên vắng mặt. Cũng có không ít người thuê người đi học hộ, có người được giáo viên chủ động du di nên chỉ những lúc thi mới phải có mặt. 

Không những thế, đầu vào những lớp học tại chức thấp, cùng với cách học như thế, liệu kiến thức vào đầu học viên có được bao nhiêu? 

Chưa nói đến việc nhà nước phải tốn một khoản tiền không nhỏ cho việc các công chức, viên chức đi học. Thời gian những cán bộ này bận học, công việc ở nhiệm sở bị đình trệ, gác lại chẳng ai làm. 

Chúng ta thử xem, nếu như các xã, phường tuyển những cán bộ đã tốt nghiệp đại học thì nhà nước liệu có mất tiền bỏ ra để đào tạo thêm cho một số cán bộ như thế này không?

Xóa bỏ hệ đại học tại chức cũng là xóa bỏ cơ hội cho một số con ông cháu cha học dốt nhưng muốn tiến thân bằng con đường quan chức.

Tạo cơ hội cho những sinh viên học chính quy ra trường có việc làm. Góp phần giảm cho ngân sách nhà nước một số tiền không nhỏ.

Bài viết thể hiện quan điểm, nhận thức, ký ức và cách hành văn của riêng tác giả.



Xem nguồn

Các địa phương đang tự nguyện áp dụng VNEN trong tư thế nào?

Posted: 10 Nov 2016 06:45 AM PST


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 về việc triển khai mô hình Trường học mới (VNEN).

Qua những thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp cho báo chí, có thể thấy Bộ liệt kê khá chi tiết số tỉnh thành, số trường, số lớp và số học sinh tham gia mô hình VNEN từ khi triển khai năm học 2011-2012 đến năm học 2016-2017. 

Tuy nhiên không có con số nào để so sánh, đối chiếu kết quả, chất lượng giáo dục theo mô hình VNEN với mô hình truyền thống để có thể khẳng định VNEN là mô hình tiên tiến, ưu việt, tốt, phù hợp với Việt Nam và nên tiếp tục triển khai đại trà.

Trong bối cảnh đó, việc triển khai áp dụng mô hình VNEN với tốc độ quá nhanh trong phạm vi quá rộng càng đặt ra nhiều lo ngại cho phụ huynh, giáo viên và dư luận xã hội.



Học sinh lớp 7 Trường Trung học Cơ sở Nam Hồng (thành phố Hà Tĩnh) biểu quyết tán thành bỏ VNEN, ảnh: Lê Văn Vỵ.

Theo thống kê được Báo Giáo dục và Thời đại – cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo trích dẫn:

Từ chỗ triển khai VNEN ở 48 lớp 2 thuộc 24 trường, 12 huyện trong 6 tỉnh tham gia đầu tiên năm học 2011 – 2012, chỉ sau 1 năm đã lên tới 1447 trường thuộc 63 tỉnh thành, tổng số học sinh là 43.8274 học sinh/1.447 trường (con số gạch chân là người viết lưu ý số liệu trên Báo Giáo dục và Thời đại, nghi vấn có sai sót, do không có nguồn tin khác đối chiếu nên tạm dẫn lại nguyên bản). [1]

Năm 2016 – 2017, các trường tiểu học thuộc Dự án là 1.370 trường, giảm 73 trường của Hà Giang và 4 trường của các tỉnh khác do sáp nhập trường; có 3.067 trường không thuộc Dự án tự nguyện tham gia áp dụng mô hình.

Xin lưu ý, Báo Giáo dục và Thời đại nói rằng 73 trường học ở Hà Giang và 4 trường của các tỉnh khác rút khỏi mô hình VNEN “do sáp nhập trường”.

Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều nguồn tin mâu thuẫn với báo cáo của Bộ giáo dục và Đào tạo được báo của Bộ dẫn lại, cả về số trường lẫn nguyên nhân các trường này rút khỏi VNEN.

Cụ thể, Báo Tuổi Trẻ ngày 30/8/2016 có bài: "Vì sao các tỉnh ngưng VNEN?" đưa thông tin khá chi tiết. [2] 

Ngoài ra, bạn đọc hoàn toàn có thể kiểm tra điều này qua công cụ tìm kiếm trên Internet, hầu hết các trường dừng mô hình VNEN là vì các lý do khác với lý do mà Bộ nêu ra. Thông tin này được khá nhiều báo phản ánh.

Riêng cấp THCS, từ năm học 2014 – 2015, mô hình trường học mới cấp THCS được triển khai thực nghiệm tại 6 tỉnh với tổng số 48 lớp. 

Chỉ sau hai năm, năm học 2016 – 2017, số trường thực hiện mô hình trường học mới đối với lớp 6 là 1.161 trường với 2.995 lớp, lớp 7 là 1.035 trường với 2.514 lớp. [1]

Với tốc độ tăng quá nhanh về quy mô triển khai VNEN trên toàn quốc như thế này chỉ sau 5 năm, từ lớp 2 đến lớp 7, hàng trăm ngàn học sinh khắp 63 tỉnh thành, mà không có một quá trình tổng kết, đánh giá, so sánh để rút ra kết luận làm căn cứ triển khai đại trà thì dư luận không thể không lo ngại cho tương lai của con em mình, cũng như tương lai đất nước.

Sau 3 câu hỏi về VNEN đặt ra với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bài báo ngày 3/11/2016 trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, người viết xin nêu tiếp một số câu hỏi liên quan đến khía cạnh pháp lý của việc triển khai mô hình này.

Câu hỏi thứ nhất là, căn cứ vào đâu để Bộ Giáo dục và Đào tạo cho triển khai đại trà nhanh, rộng mà không qua tổng kết, đánh giá công khai?

Tất nhiên, mô hình nào cũng có mặt tốt của nó, vấn đề nằm ở chỗ nó có phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam hay không, đặc biệt là khi triển khai đại trà trên 63 tỉnh thành?

Đặt câu hỏi này bởi lẽ, VNEN xuất phát từ mô hình giáo dục của Colombia nhằm giải quyết vấn đề lớp ghép ở các vùng khó khăn mà Việt Nam cũng gặp.


Người viết thiết nghĩ, một mô hình lớp ghép cho vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn mà triển khai đại trà khắp cả nước, từ nông thôn đến thành thị đã là một mâu thuẫn về mặt nhận thức, tư duy.

Cũng giống như vậy, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục viết cho học sinh dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Kinh lại được chọn làm sách VNEN, ngoài ra đang được áp dụng phổ biến cho học sinh 48 tỉnh thành trên cả nước là người Kinh, nói sõi tiếng Kinh, trong đó có nhiều trường ở đô thị lớn tự nó đã bộc lộ mâu thuẫn.

Chương trình giáo dục năm 2000 được xây dựng khá công phu, bài bản với đầy đủ căn cứ pháp lý, có hơn 500 nhà khoa học tham gia, mỗi cuốn sách giáo khoa cũng phải được dạy thí điểm trong phạm vi hẹp 4 năm mới thẩm định và đưa vào sử dụng chính thức, ấy vậy mà vẫn còn chưa đạt được mong muốn của xã hội.

Nhưng sách giáo khoa VNEN mà Bộ gọi là Tài liệu hướng dẫn học tập, chỉ trong vòng 5 năm có thể biên soạn, thử nghiệm và triển khai đại trà tất cả các môn, ít nhất là từ lớp 2 đến lớp 7 thì có lẽ trên thế giới chỉ có Việt Nam làm được điều này.

Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm tờ trình xin Quốc hội ra nghị quyết thay thế Nghị quyết số 40 năm 2000, để có thể có một chương trình, nhiều sách giáo khoa.

Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn dự thảo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 mà chưa có một nghiên cứu, đánh giá tổng kết công khai nào về Chương trình năm 2000 cùng những tồn tại cần khắc phục.

Quốc hội đã ra Nghị quyết số 88, trong đó quy định một chương trình, nhiều sách giáo khoa. Đề án này cũng đã được Chính phủ phê duyệt năm ngoái, mục tiêu đề án đặt ra là năm học 2018-2019 phải có sách giáo khoa đầu tiên của lớp 1, lớp 6 và lớp 9 đưa vào giảng dạy.

Đến nay chương trình tổng thể, chương trình bộ môn của đề án này vẫn chưa được Bộ duyệt, nhưng sách giáo khoa VNEN thì lại được thay thế toàn bộ sách giáo khoa hiện hành ở tất cả các lớp áp dụng mô hình này với hàng trăm ngàn học sinh khắp cả nước.

Bộ còn dự định chỉnh sửa sách VNEN thành một trong các bộ sách giáo khoa sau 2018. [3], [4]

Cách làm chương trình, sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn là “xóa cờ đi, chơi lại từ đầu” có thể mới chỉ gây tốn kém, lãng phí ngân sách nhà nước.

Nhưng việc triển khai, áp dụng đại trà một mô hình mới, một bộ sách giáo khoa mới chưa được tổng kết đánh giá một cách khoa học như VNEN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai hàng trăm ngàn học sinh, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Câu hỏi thứ hai là, các địa phương, nhà trường và phụ huynh có thực sự được “tự nguyện” quyết định triển khai VNEN hay không?

Trước những băn khoăn, thắc mắc của dư luận về hiệu quả thực sự của VNEN, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 4068/BGDÐT-GDTrH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở GD&ĐTvới nội dung:

“…Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh…”


Nội dung chỉ đạo này của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi, phải chăng học sinh đã học tiểu học VNEN thì không thể theo học THCS dạy chương trình, sách giáo khoa truyền thống (Chương trình 2000)?


Bởi lẽ "duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh" có thực sự cần thiết, nếu học sinh học VNEN gặp vấn đề về tiếp thu kiến thức, chuyển qua học sách giáo khoa Chương trình 2000 không gặp trở ngại?

Trong văn bản chỉ đạo này, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn định hướng rõ ràng, tiếp tục duy trì, triển khai VNEN trên cơ sở "tự nguyện".

Từ "tự nguyện" cũng được lãnh đạo Bộ nhắc đến nhiều khi dư luận xã hội đặt câu hỏi về VNEN.

Tuy nhiên ngay từ khi triển khai VNEN, các địa phương có thực sự "tự nguyện" tham gia, triển khai mô hình còn đang thử nghiệm, chưa có kết luận hay không lại là chuyện khác.

Đơn cử như Công văn số 7366/BGDĐT-GDTH ngày 2/11/2012 về việc hướng dẫn một số hoạt động triển khai Dự án GPE-VNEN do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký không có một chữ “tự nguyện” nào, ngược lại các sở được chỉ đạo rất rõ:

“…Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Dự án do Giám đốc Sở GD-ĐT ký ban hành. Cơ cấu Ban Chỉ đạo Dự án gồm:

– Trưởng ban: Lãnh đạo Sở GD-ĐT.

– Ủy viên: Là thành viên Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh (TP).

Ban Chỉ đạo Dự án cấp tỉnh (TP) có trách nhiệm:

Chỉ đạo triển khai và nhân rộng mô hình VNEN trên phạm vi tỉnh (TP). (Chữ in đậm là để người viết nhấn mạnh)

– Chỉ đạo các hoạt động của Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh (TP) theo kế hoạch của Ban Quản lý Dự án cấp trung ương…” [5]


Hiểu theo văn bản chỉ đạo này, phải chăng ngay từ đầu Bộ đã chỉ đạo các sở "triển khai và nhân rộng" khi VNEN chưa hề được kiểm nghiệm, đánh giá trong thực tế? Có phải Ban chỉ đạo Dự án VNEN muốn chỉ đạo nhân rộng ngay từ đầu?

Ông Đặng Tự Ân, chuyên gia trưởng trực tiếp chủ trì, thiết kế và xây dựng văn kiện của Dự án VNEN nói với Báo Giáo dục và Thời đại: 

“Dự án mô hình Trường học mới gắn kết chặt chẽ, "tuy hai mà một" với Bộ và Vụ Tiểu học. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để triển khai tính bền vững của Dự án. Lúc này, công việc của Dự án đã trở thành một phần công việc của Bộ, của Vụ, đồng thời ở địa phương”. [6]

Thực tế Giám đốc Dự án này là ông Phạm Ngọc Định – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học. Những văn bản chỉ đạo triển khai VNEN không phải chỉ là của Ban quản lý dự án, mà là của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục tiểu học thì liệu các địa phương có dám từ chối?

Ở các tỉnh thành, Ban chỉ đạo Dự án cũng là lãnh đạo Sở, xuống phòng cũng vậy thì trường nào dám không theo?

Câu hỏi thứ 3 là, tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không công khai các văn bản chỉ đạo, đánh giá tổng kết Dự án VNEN?

Đầu tiên là Quyết định số 4106/QĐ-BGDĐT ngày 3/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE-VNEN) không được Bộ công khai, cả quyết định phê duyệt lẫn nội dung báo cáo, mặc dù dự án đã kết thúc ngày 31/5 vừa qua.

Người viết không thể tìm thấy các văn bản này trên cổng thông tin điện tử của Bộ, Ban Quản lý Dự án VNEN cũng như bất kỳ website chính thức nào.

Nếu không công khai, tức là chỉ có Bộ mới biết Bộ định triển khai những gì, triển khai như thế nào, mục tiêu cần đạt sau khi Dự án kết thúc là gì, hướng triển khai tiếp theo ra sao. 

Phụ huynh, học sinh và dư luận không thể theo dõi, đánh giá khi không biết mục tiêu, cũng không biết kết quả, không so sánh được chất lượng với mô hình truyền thống, chỉ biết những con số cho thấy quá trình triển khai VNEN quá nhanh, quá rộng và hàng trăm ngàn con em họ phải học chương trình này.

Thứ hai là báo cáo chi tiết tổng kết, đánh giá mô hình VNEN sau 5 năm thí điểm trên hàng ngàn trường.

Phần nội dung Bộ trích gửi cho báo chí chỉ có những nhận xét chung chung, không có thông số nào mang tính thống kê có thể đối chiếu, so sánh với mô hình cũ để xác định cái nào ưu việt hơn.

Thứ ba là quá trình và đội ngũ tham gia biên soạn, thẩm định, dạy thử nghiệm "Tài liệu hướng dẫn học tập" để thay thế toàn bộ sách giáo khoa hiện hành trong các lớp học theo mô hình VNEN, ít nhất là từ lớp 2 đến lớp 7 chỉ trong vòng 5 năm.

Thiết nghĩ những thông tin này phụ huynh học sinh, giáo viên và dư luận xã hội cần được biết một cách đầy đủ, hệ thống, chính xác vì đó là quyền lợi hợp pháp của con em họ, phần lớn trong số đó phải bỏ tiền mua sách giáo khoa VNEN vì nhiều trường “phải tự nguyện” tham gia Dự án mà không hưởng kinh phí Dự án.

Bởi vậy, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tự tin và quả quyết rằng, VNEN là một mô hình giáo dục tiên tiến, tốt, phù hợp triển khai đại trà ở Việt Nam thì nên công khai tổng kết đánh giá, có số liệu so sánh đối chiếu với mô hình truyền thống.

Những câu hỏi đặt ra không phải chống lại các nỗ lực đổi mới giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai, mà người viết mong mỏi tìm lời giải đáp những câu hỏi này chỉ giúp Bộ thuận lợi hơn, đạt được sự đồng thuận cao trong xã hội qua mỗi dự án, hoạt động đổi mới giáo dục.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/danh-gia-3-nam-thuc-hien-mo-hinh-truong-hoc-moi-vnen-2506286-v.html

[2]http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20160830/vi-sao-cac-tinh-ngung-vnen/1163137.html

[3]http://thanhnien.vn/giao-duc/lo-dien-sach-giao-khoa-sau-2018-698335.html

[4]http://bariavungtau.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=5532:1296bgdt-gdth&catid=77:personal-tech&Itemid=459

[5]http://tieuhoc.moet.gov.vn/UserFiles/HEAD1/vanban/1084/1084_1383357007_CV_7366-BGD%C4%90T-GDTH_ngay_2-11-2012_huong_dan_cac_So_thanh_lap_Ban_Chi_dao_va_Ban_Quan_ly_Du_an_VNEN.rar

[6]http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/quotquan-trong-nhat-la-ky-nang-quan-ly-con-nguoiquot-58492-u.html



Xem nguồn

"Đào tạo tiến sĩ đang chạy theo số lượng, buông lỏng chất lượng"

Posted: 10 Nov 2016 06:03 AM PST


Đầu năm 2016, dư luận xôn xao, đưa ra nghi vấn về chất lượng đào tạo tiến sĩ, khi riêng một cơ sở đào tạo như Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã có chỉ tiêu lên đến 350 tiến sĩ/năm.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vào tháng 5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GD&ĐT cần có biện pháp tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học, chấn chỉnh việc đào tạo tiến sĩ.

Ngày 10/11, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm "Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ".

Buổi tọa đàm này nằm trong nhiều nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai để thăm dò, trưng cầu ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục nhằm tiến tới điều chỉnh các quy định liên quan tới đào tạo tiến sĩ.


Tới dự tọa đàm có GS.TSKH Bùi Văn Ga – thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TSKH Trần Văn Nhung – Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – trưởng ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Vũ Thị Lan Anh – phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chất lượng luận án tiến sĩ vàng thau lẫn lộn

Mở đầu buổi tọa đàm, một câu hỏi nóng gửi đến Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: "Có một thực tế rõ ràng là chất lượng luận án tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo không đồng đều và có thể vàng thau lẫn lộn.

Nhiều luận án ít giá trị thực tế, không có tính khoa học, như một báo cáo tổng kết… nhưng nghiên cứu sinh vẫn được cấp bằng tiến sĩ. Liệu có phải do đào tạo tiến sĩ hiện đang chạy theo số lượng và xem nhẹ chất lượng. Quan điểm của Bộ về nhận định này?".



Toàn cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: Xuân Trung)

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng trước hết phải ghi nhận các cơ sở đào tạo đã nỗ lực để đào tạo nhiều tiến sĩ chất lượng trong điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện nghiên cứu và đào tạo trong nước còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên vẫn có cơ sở đào tạo chạy theo số lượng mà buông lỏng chất lượng.

"Thực tế, nghiên cứu sinh là các nhà nghiên cứu, sản sinh ra tri thức, trí tuệ mới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sinh không xác định rõ động cơ, mục tiêu, không xác định rõ tầm mức hoạt động nghiên cứu của bậc đào tạo tiến sĩ.

Cùng với việc thầy hướng dẫn cùng một lúc hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh. Ngoài ra, mức đầu tư cho đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam hiện cũng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình của thế giới"- Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.



(GDVN) – GS.Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ, đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ là đào tạo người làm công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy đại học, chứ không phải đào tạo quan chức.


Đề cập tới nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong đào tạo tiến sĩ khiến dư luận bức xúc, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng ban Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhắc lại:

"Năm 1976, Việt Nam lần đầu tiên đào tạo phó tiến sĩ trong nước.

6 năm sau đào tạo tiến sĩ trong nước trong điều kiện khó khăn. Khó khăn là thế nhưng chất lượng tiến sĩ rất tốt, không có ai kêu ca".

Tuy nhiên, theo GS.Đức nhận xét: "Trải qua một thời gian dài, việc đào tạo tiến sĩ hiện nay đang dần tiếp cận với các chuẩn của quốc tế.

Có nhiều nghiên cứu sinh trong nước hiện nay có nhiều bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín.

Nhiều cơ sở đào tạo cũng đã nỗ lực hướng tới việc đào tạo chất lượng. Nhưng phải thừa nhận vẫn có những luận án chưa có chất lượng, chưa đạt yêu cầu".

Mặc dù cho rằng cơ sở vật chất chưa đầu tư thỏa đáng, điều kiện nghiên cứu, đào tạo còn thiếu thốn là một nguyên nhân nhưng theo GS.Nguyễn Đình Đức, trước đây, cũng khó khăn nhưng ta đã có nhiều tiến sĩ có chất lượng. Bởi vậy, bất cập hiện nay cần nhìn rộng ra ở những nguyên nhân khác.

Định nghĩa về tiến sĩ chưa rõ ràng  

Theo PGS.TS Vũ Thị Lan Anh- phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, có điểm khác biệt trong đào tạo tiến sĩ hiện nay so với trước đây.

Trước đây, đa số tiến sĩ của Việt Nam đều được đào tạo ở nước ngoài, chủ yếu là các nước Đông Âu và Liên Xô. Còn hiện tại, tiến sĩ chủ yếu được đào tạo trong nước.

Vì vậy, cần phải đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đạt chất lượng tương đương với các nước trên thế giới.



(GDVN) – "Đánh giá chất lượng không thể căn cứ vào số luận án được tổ chức bảo vệ trong một thời gian mà phải trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng…"


Là người được đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài, GS.TSKH Trần Văn Nhung cho rằng dự thảo Quy chế đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng có nhiều điểm mới đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, trước hết cần phải đưa ra được định nghĩa đầy đủ về khái niệm tiến sĩ. Trên thế giới, các nước đều có định nghĩa rất rõ ràng về tiến sĩ. 

Ngoài ra, cần có quy định chặt chẽ "ai là phản biện, ai nằm trong hội đồng" với những tiêu chuẩn đi kèm không thể thấp được.

GS.Nhung đề nghị tiêu chuẩn tiến sĩ cần đòi hỏi những tiêu chuẩn cụ thể.

Ví dụ với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, phải có phát minh, yêu cầu không dưới 2 bài báo quốc tế trên các tạp chí  ISI.

Riêng khoa học xã hội và nhân văn không bắt buộc có các công bố quốc tế ngay, nhưng cũng cần có những tiêu chuẩn định lượng rành mạch.

Đồng tình với quan điểm của GS. Nhung, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, Bộ nên cụ thể hóa thế nào là tiến sĩ, với các tiêu chí rành mạch hơn nữa sẽ thuận lợi cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Còn theo PGS.TS Vũ Lan Anh, để nâng chất lượng đào tạo tiến sĩ, yếu tố thứ nhất là điều kiện tuyển sinh, trong đó có tố chất nghiên cứu khoa học và trình độ ngoại ngữ.

Việc xem có tố chất hay không căn cứ vào các công trình khoa học của nghiên cứu sinh. Ngoại ngữ là rất cần thiết, vì vững ngoại ngữ thì nghiên cứu sinh mới có điều kiện tham khảo, đọc tài liệu nước ngoài, tham gia môi trường học thuật thế giới.

Thứ hai là bản thân quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo, giáo trình, học liệu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp đánh giá theo cách nào.

Thứ ba là yếu tố người hướng dẫn.

Khi nào ta đáp ứng đầy đủ các yếu tố đó thì chất lượng đào tạo tiến sĩ mới có thể tốt được.


Hiện nay cả nước đang triển khai đào tạo 971 ngành tiến sĩ tại 158 cơ sở đào tạo, trong đó có 114 trường đại học, 42 viện nghiên cứu. Quy mô đào tạo tiến sĩ năm học 2015-2016 là 13.598 nghiên cứu sinh. (Nguồn: Bộ GD&ĐT)



Xem nguồn

Đào tạo tiến sĩ: Tọa đàm những vấn đề “nóng“

Posted: 10 Nov 2016 05:21 AM PST


Tọa đàm Tọa đàm "Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của GS. TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; GS. TSKH Trần Văn Nhung – Tổng Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước; GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng Ban Đào tạo, ĐHQGHN và PGS.TS Vũ Lan Anh – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội.

Những nguyên nhân dẫn đến đào tạo tiến sĩ kém chất lượng

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga 

– Có một thực tế là chất lượng luận án tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo không đồng đều, và có thể vàng thau lẫn lộn, nhiều luận án ít giá trị thực tế, không có tính khoa học, … Liệu có phải do đào tạo tiến sĩ hiện đang chạy theo số lượng và xem nhẹ chất lượng?

Xin Thứ trưởng cho biết quan điểm của Bộ GD&ĐT về nhận định này? Bộ GD&ĐT đã có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Việc đào tạo tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục trong điều kiện cơ sở vật chất, cũng như đầu tư hiện nay là một cố gắng lớn, phải đánh giá cao. Hầu hết cơ sở đào tạo tiến sĩ hiện nay chấp hành nghiêm quy chế. Tuy nhiên, cũng có nơi, có lúc cơ sở buông lỏng quản lý chất lượng, chạy theo số lượng, dẫn đến có những luận án tiến sĩ không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc trong xã hội.

Nguyên nhân chính là do có những nghiên cứu sinh không xác định rõ động cơ, mục tiêu làm nghiên cứu sinh của mình, dẫn đến chất lượng không đảm bảo. Nghiên cứu sinh là đào tạo nhà nghiên cứu sản sinh trí thức, trí tuệ mới không phải đào tạo kĩ năng làm nghề.

Người hướng dẫn nghiên cứu sinh một số lĩnh vực, do số lượng đông nên hạn chế trong đề tài và việc tiếp cận được với học thuật thế giới.

Các cơ sở đào tạo tiến sĩ nếu thực hiện nghiêm quy chế thì chất lượng sẽ không buông lỏng; nhưng có cơ sở du di thành lập hội đồng không đảm bảo khách quan, quản lý chất lượng lỏng lẻo.

Cuối cùng, do nguồn lực đầu tư của nhà nước, kinh phí đào tạo của chúng ta quá ít, không đủ để nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu của mình đảm bảo chất lượng.

– Chất lượng đào tạo TS của Trường ĐH Luật Hà Nội và ĐHQGHN hiện được đánh giá dựa trên những yếu tố như thế nào?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Năm 1976, Việt Nam lần đầu tiên đào tạo phó tiến sĩ trong nước. Khi đó, chúng ta đào tạo tiến sĩ trong nước trong điều kiện rất khó khăn, nhưng chất lượng vẫn được khẳng định.

Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với đánh giá của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đó là chất lượng đào tạo tiến sĩ Việt Nam nói chung, ĐHQG Hà Nội nói riêng đang ngày càng tiếp cận chuẩn mực và trình độ quốc tế. Đối với ĐHQG Hà Nội có 60% các em có bài báo đăng trên tạp chí quốc tế.

Điều đó cho thấy, những năm vừa qua, dù nguồn lực đầu tư còn hạn chế, nhưng các cơ sở, cơ quan quản lý, đặc biệt là bản thân các nghiên cứu sinh cũng đã rất nỗ lực.

Ở ĐHQG Hà Nội, cũng có luận án phản biện bị trượt, cho thấy quy trình quản lý khắt khe.

Về chất lượng đào tạo tiến sĩ, Thứ trưởng Bùi Văn Ga có nêu ra 3 nguyên nhân, đó là: Việc xác định động cơ, mục tiêu của nghiên cứu sinh; cơ sở buồn lỏng quản lý; cơ sở vật chất chưa thỏa đáng.

Tôi bổ sung thêm 2 vấn đề là quy mô đào tạo và trách nhiệm của người hướng dẫn.

PGS.TS Vũ Lan Anh: Tôi cũng chia sẻ ý kiến của GS Nguyễn Đình Đức; chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo tiến sĩ. Bên cạnh quy mô phải làm sao quan tâm đến chất lượng. Nâng cao chất lượng đào tạo TS là việc làm rất cần thiết.

Trước đây, ngành Luật đa số chúng ta đào tạo ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu; hiện nay, chúng ta tập trung nhiều vào đào tạo trong nước. Nhiệm vụ của người đào tạo trong nước là phải nâng tầm để ngang với thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

– Thưa GS Trần Văn Nhung, là người được đào tạo TS ở nước ngoài, GS có thể chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo TS ở một số nước trên thế giới?

GS Trần Văn Nhung 

GS Trần Văn Nhung: Bất cứ đất nước nào cũng vậy, các TS là rường cột về khoa học, giáo dục của đất nước.

Tôi có đọc qua dự thảo quy chế đào tạo TS và thấy có những điểm mới và cố gắng đáng trân trọng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trước hết đầu tiên phải định nghĩa được thế nào là tiến sĩ.

Bên cạnh đó, phải xác định rõ ai là chủ tịch hội đồng, ai là phản biện… một cách phù hợp; bám rất chặt vào tiêu chí hiện đại nhất của thế giới mà phấn đấu; đào tạo quý hồ tinh, bất quý hồ đa…

Tăng yêu cầu đầu vào đào tạo tiến sĩ

– Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo TS. Từ thực tế đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài, theo các khách mời, Bộ sẽ có những điều chỉnh như thế nào để vừa "xốc" lại quản lý nhà nước về đào tạo tiến sĩ, nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng cũng đồng thời giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo cũng như các nghiên cứu sinh hơn?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Từ khi nước ta mở cửa hội nhập đến nay, ngành GD-ĐT đã có nhiều đổi mới, đặc biệt trong đào tạo TS.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; khung trình độ quốc gia, quy định TS ở bậc 8 – bậc cao nhất. Khung trình độ quốc gia này dựa trên khung tham chiếu ASEAN, quy định rõ về kiến thức, kĩ năng và tạo ra kiến thức mới như thế nào trong đào tạo TS… Để đào tạo TS đạt chuẩn khu vực, tất cả tới đây phải dựa vào khung trình độ quốc gia đó, từ đó thiết kế chương trình đào tạo phù hợp.

Để thỏa mãn các tiêu chí, nghiên cứu sinh phải có tiêu chí đầu vào nhất định với đòi hỏi cao hơn trước dây, trước hết là về ngoại ngữ. Công trình TS, luận án TS là công trình khoa học phải chứa đựng cái mới, phải đăng trên các tạp chí quốc tế được bình luận, phản biện để thấy cái mới luận án.

Ngoài ra, quy định người hướng dẫn để nghiên cứu sinh thực hiện tốt vai trò nghiên cứu của mình. Định hướng nghiên cứu của các thầy rất quan trọng.

Để thực hiện mọi điều nêu trên, quy định kinh phí, chi phí đào tạo nghiên cứu sinh cũng phải nâng lên. Hiện quy định chi phí 15 triệu/năm qúa thấp, khó có thể đào tạo nghiên cứu sinh bài bản. Mỗi lần nghiên cứu ra cái mới cần thí nghiệm, thực hành, thực tập… Do đó, buộc phải có đầu tư nhất định.

PGS.TS Vũ Lan Anh: Tôi cho rằng, để đào tạo TS chất lượng, hiệu quả phụ thuộc nhiều yếu tố:

 PGS.TS Vũ Lan Anh

Trước hết là đầu vào, tìm ra đối tượng phù hợp với mục tiêu đào tạo tiến sĩ. Đầu vào cần 2 yếu tốt là ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu;

Thứ hai là chất lượng quá trình đào tạo: Bản thân quá trình đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố: chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu, học liệu; phương pháp hướng dẫn, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng tôi nhấn mạnh là người hướng dẫn. Khi nào đáp ứng đầy đủ các yếu tốt đó, đào tạo mới tốt được. Sau đó, vấn đề cuối cùng là kiểm soát đầu ra.

GS Nguyễn Đình Đức: Để đào tạo TS tốt hơn phải đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất; tiếp theo là phải đầu tư cho nghiên cứu sinh, thầy hướng dẫn. Thêm nữa, điểm mấu chốt là vấn đề trọng dụng đúng người có tài và sử dụng đúng cán bộ…

Giải pháp chống đạo văn

– Về yêu cầu đối với phản biện luận án, Thưa GS Trần Văn Nhung liệu chúng ta có cần phản biện kín như hiện nay hay không? Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước có thể tham gia phản biện luận án TS không?

GS Trần Văn Nhung: Vấn đề này, nhiều nước phát triển người ta có, mình cũng nên duy trì, có điều chọn người phản biện kín như thế nào, làm sao thực sự khách quan và có giá trị.

Nói thêm về đạo văn, chúng ta nói đến việc sáng chế phần mềm để nếu sao chép đến 30 trang sẽ bị phát hiện. Tôi khẳng định, máy móc không bao giờ bằng con người. Chép nguyên 30 trang không nguy hiểm bằng ăn cắp ý tưởng nhưng viết văn phong khác. Phát hiện cái này không máy tính nào làm nổi. Ở các nước, phải đăng bài trên tạp chí có uy tín để phản biện toàn thế giới.

Để chống nạn "ăn cắp" ý tưởng, cách tốt nhất là tận dụng cách làm của thế giới. Đó là yêu cầu về bài báo công bố quốc tế. Bởi lẽ bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín sẽ phải trải qua những vòng phản biện rất chặt chẽ.

– Theo GS Nguyễn Đình Đức, nếu xảy ra vấn đề về chất lượng của Luận án TS thì Hội đồng thẩm định và từng cá nhân tham gia Hội đồng phải chịu trách nhiệm như thế nào?

 GS. TSKH Nguyễn Đình Đức

GS Nguyễn Đình Đức: Thẩm định luận án trong điều kiện hiện nay là rất cần. Ở ĐHQG Hà Nội có ngành chúng tôi đã thẩm định độc lập, 9% có ý kiến của 1 trong 2 phản biện không đồng ý. Trong quá trình thẩm định, cũng có trường hợp, cả 3 phản biện đều đánh trượt. Qua đó, nghiên cứu sinh và cả thầy đều phải cảnh tỉnh để nâng cao chất lượng.

Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt nên bỏ qua; trường hợp xuất sắc nên đơn giản hóa để khuyến khích.

Còn trong trường hợp luận án tiến sĩ có vấn đề tiêu cực thì cần phải bình tĩnh xem xét cẩn trọng "vấn đề" nảy sinh ở khâu nào. Ví dụ nếu luận án bị tố đạo văn thì cũng cần xem xét kĩ xem đây có phải việc cố ý đạo ý tưởng, kết quả hay chỉ là vô tình trích dẫn.

Việc xem xét này phải dựa trên đối chứng giữa các bên liên quan để xác định rõ ràng, khách quan. Tránh kết luận oan cho các tác giả. Để làm được việc này hội đồng thẩm định cần có trách nhiệm, bản lĩnh. Bởi mỗi trường hợp sẽ có những vấn đề phức tạp khác nhau.

Để đào tạo TS tốt hơn phải có đầu tư thoả đáng

– Vấn đề chất lượng đào tạo TS, ngoài quy định chung từ cơ quan quản lý Nhà nước, thì cũng cần sự thay đổi mạnh mẽ từ cơ sở đào tạo. Như vậy, nếu tiêu chuẩn về đào tạo tiến sĩ nâng cao hơn như ý kiến của các vị khách mời, các cơ sở đào tạo gặp khó khăn gì và phải đổi mới thế nào để thích nghi? 

GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức: Có khó khăn, ví dụ như khi ta đặt ra các yêu cầu rất cao, cụ thể là yêu cầu có bài báo công bố quốc tế, đặc biệt ở lĩnh vực khoa học xã hội, nếu ngay lập tức sẽ khó thực hiện được, phải có lộ trình để các cơ sở đào tạo có thời gian đầu tư, chuẩn bị, chuẩn bị cả người hướng dẫn, điều kiện đào tạo, nghiên cứu sinh… Chính sách tài chính cũng là điều rất quan trọng. Đây cũng là giải pháp để nâng cao chất lượng. Đồng tiền chi đúng người, đúng việc sẽ tốt.

GS Trần Văn Nhung: Mỗi thầy hướng dẫn 1 năm được 3 triệu; 18 triệu cho 1 nghiên cứu sinh/năm… không có nước nào trên thế giới này rẻ như vậy. Nên tôi chia sẻ và cảm thông với các cơ sở. Xã hội lo lắng là đúng, nhưng cần tăng cường đầu tư và chia sẻ với xã hội.

PGS.TS Vũ Lan Anh: Nâng cao tiêu chuẩn đào tạo TS là quan điểm đúng đắn. Tuy nhiên khi nâng cao chất lượng đi kèm theo nhiều vấn đề. Nhưng tôi tin cơ sở nào cũng muốn nâng cao chất lượng để giữ uy tín.

Làm sao để nâng cao chất lượng, trước hết là đầu vào: Bản thân đề tài nghiên cứu, chương trình nghiên cứu phải hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu người học, xã hội. Khi thấy cần phải nghiên cứu, người ta sẽ tự nguyện.

Thứ 2, giảng viên – người hướng dẫn phải có uy tín về khoa học, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc nghiên cứu.

Thứ 3, phải có hệ thống tài liệu, học liệu trong nước và quốc tế đầy đủ, cộng thêm cơ sở vật chất (như ngành Luật phải có cơ sở thực hành luật để nghiên cứu sinh nghiên cứu).

Chúng ta phải thay đổi quan điểm. Người học, nghiên cứu sinh cũng là người chúng ta phải phục vụ, cũng là khách hàng của trường. Nhà trường phải đáp ứng mọi yêu cầu người học.



Xem nguồn

Kon Tum: Thành lập các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

Posted: 10 Nov 2016 04:39 AM PST


Trung tâm dạy nghề Ngọc Hồi được đầu tư khang trang nhưng học viên rất ít.Trung tâm dạy nghề Ngọc Hồi được đầu tư khang trang nhưng học viên rất ít.

Theo đó, 7 huyện gồm: Đăk Tô, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Đăk Hà, Sa Thầy, Đăk Glei, Tu Mơ Rông sẽ được thành lập các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, trên cơ sở sát nhập Trung tâm dạy nghề với Trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện.

Các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên sau khi được thành lập là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND các huyện. Các trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND các huyện và sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.

Về nhân sự được chuyển giao nguyên trạng số lượng biên chế, nhân sự hiện có của Trung tâm dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Biên chế của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên sẽ nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của UBND các huyện.

Trước đó, từ năm 2010 đến năm 2014, tỉnh Kon Tum đã xây mới 6 Trung tâm dạy nghề ở các huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy, Đăk Hà, Kon Rẫy và Tu Mơ Rông. Nhiều Trung tâm dạy nghề ở Kon Tum được đầu tư xây dựng tiền tỷ, nhưng chưa phát huy hết công năng. Trường lớp khang trang nhưng chỉ được sử dụng số ít, số còn lại phải đóng cửa cài then, gây ra lãng phí rất lớn.

Do vậy, để tránh lãng phí cơ sở vật chất của các Trung tâm dạy nghề, trong khi nhiều Trung tâm Giáo dục Thường xuyên các huyện còn thiếu trường lớp nên tỉnh Kon Tum đã sớm có quyết định cho việc sát nhập 2 trung tâm này lại.



Xem nguồn

Trường ĐH Hoa Sen kiện UBND TP.HCM

Posted: 10 Nov 2016 03:56 AM PST


– Ngay trong chiều ngày 10/11, lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen gửi đơn kiện vụ án hành chính đối với quyết định của UBND TP.HCM về việc công nhận HĐQT Trường ĐH Hoa Sen lên Tòa án Nhân dân TP.HCM.

Người khởi kiện là ông Trần Văn Tạo, Chủ tịch HĐQT; Bà Bùi Trân Phượng và ông Đỗ Sỹ Cường, thành viên HĐQT. 

ĐH Hoa Sen, khởi kiện, UBND.TPHCM, phi lợi nhuận
Trường ĐH Hoa Sen gửi đơn kiện vụ án hành chính đối với quyết định của UBND TP.HCM

Người kị kiện là UBND TP.HCM, tại địa chỉ 86 Lê Thánh Tôn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Trung Đức, thành viên HĐQT.

Đối tượng khởi kiện là "Quyết định của UBND TP.HCM về công nhận HĐQT Trường ĐH Hoa Sen được bầu tại ĐHCĐ bất thường ngày 2/8/2014 nêu tại quyết định số 5891 của UBND thành phố ngày 9/11/2016.

Phía khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết xem xét và tuyên hủy toàn bộ quyết định của UBND TP.HCM về việc công nhận HĐQT Trường ĐH Hoa Sen được bầu tại ĐHCĐBT ngày 2/8/2014 nêu tại quyết định số 5891 của UBND thành phố ngày 9/11/2016.

Theo đơn kiện, những sai phạm của việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường và ban hành nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường 2014 của nhóm cổ đông Trường ĐH Hoa Sen do ông Nguyễn Trung Đức triệu tập và chủ trì vi phạm về điều kiện được triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường, chiếu theo điều kiện, quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Hoa Sen; Nhiều cổ đông không nhận được giấy mời dự ĐHĐCĐBT 2014; Có sự gian lận trong xác lập quyền biểu quyết. 

Phía khởi kiện cho rằng, không thể công nhận HĐQT Trường ĐH Hoa Sen được bầu tại ĐHĐCĐBT ngày 02/8/2014 vì đang có tranh chấp về tỷ lệ cổ phần được quyền biểu quyết chưa được giải quyết rõ ràng.

Nghị quyết của ĐHĐCĐBT ngày 02/8/2014 không hợp pháp, điều đó kéo theo quyết định của UBND TP.HCM về việc công nhận HĐQT Trường ĐHHS được bầu tại ĐHĐCĐBT ngày 02/8/2014 cũng không hợp pháp. 

Ngoài khởi kiện UBND TP.HCM, lãnh đạo Trường ĐH Hoa sen cũng yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với UBND TP.HCM là tạm dừng thực hiện việc công nhận HĐQT và Chủ tịch ĐHQT Trường ĐH Hoa Sen nhiệm kì 2012-2017 được bầu tại ĐHCĐBT ngày 2/8/2014.

Tuệ Minh



Xem nguồn

Lối thoát nào cho các trường sư phạm?

Posted: 10 Nov 2016 03:15 AM PST


 “Tương lai của các trường sư phạm sẽ đi về đâu?” Đó là câu hỏi được nhiều đại biểu đặt ra tại tọa đàm "Vai trò các trường cao đẳng sư phạm trong những năm tới" do Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức sáng nay, 9/11.

Học sinh không còn lựa chọn trường sư phạm

TS Nguyễn Thanh Phúc, Trường CĐSP Bình Phước cho biết, trong vài năm trở lại đây, vấn đề tuyển sinh đầu vào của nhà trường cũng không còn được thoải mái lựa chọn như trước đây. Hàng năm các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh khá lớn nhưng tuyển sinh không đáp ứng được quy mô đào tạo, một số ngành học không có hoặc rất ít sinh viên đăng ký vào học, làm cho các trường hoạt động cầm chừng.

Cá biệt có nhiều ngành không tuyển sinh được (Cao đẳng Sư phạm Văn, Sử, Địa, Vật lý, Hóa, Tin học, Nhạc, Họa…)” – ông Phúc cho hay.

đào tạo sư phạm, trường sư phạm, cử nhân sư phạm, thừa giáo viên, thừa cử nhân sư phạm
Học sinh không còn lựa chọn ngành sư phạm. Ảnh minh họa: Đinh Tuấn.

Theo ông Phúc, số lượng học sinh phổ thông vài năm trở lại đây có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, nhiêu trường đại học công và tư số lượng tuyển sinh quá lớn nên thu hút gần hết học sinh của tỉnh khiến việc tuyển sinh của các trường sư phạm của tỉnh trở nên khó khăn.

Bên cạnh đó, sinh viên trường cao đẳng sư phạm ở tỉnh rất khó tìm việc làm do học không được tuyển vào công chức nhà nước.

Tuyển sinh đã khó, nhưng giảng dạy cũng khó không kém do tâm lý sinh viên không ổn định, ngại thi vào sư phạm. Khi thi vào rồi thì trong quá trình học cũng có biến động.

Khảo sát sơ bộ cho thấy sinh viên sư phạm sau khi đã trúng tuyển vào trường học rồi học được một học kỳ thường xin bảo lưu kết quả và xin thi lại vào ngành học khác. Con số này đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý học sư phạm ra thì không xin được việc” – ông Phúc cho hay.

Đào tạo sư phạm trong bối cảnh hiện nay có thể nói là đang phải trải qua một cơn bão với nhiều những sóng gió phía trước. Một chiến lược đào tạo, phát triển lâu dài, ổn định đang là vấn đề đặt ra không chỉ đối với đào tạo sư phạm ở trường CĐSP Bình Phước mà thiết nghĩ là vấn đề sống còn với tất cả các trường có đào tạo sư phạm trong cả nước” – ông Phúc khẳng định.

Sự tồn tại của các trường phụ thuộc vào công tác tuyển sinh, tuyển sinh không được thì làm sao mà tồn tại?” – ông Phúc đặt câu hỏi.

Chia sẻ quan điểm này, TS Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho biết, các trường sư phạm hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập đặc biệt là chất lượng đầu vào thấp.

Nguyên nhân là do sinh viên khó tìm việc làm sau tốt nghiệp do đào tạo cung đã vượt cầu. Trong khi đó, chính sách tuyển dụng còn nhiều bất cập, chưa kể đến tiêu cực tràn lan.

Chẳng hạn như tuyển dụng viên chức theo quy định tại NĐ 29/CP khiến đối tượng tốt nghiệp CĐSP địa phương thiệt thòi hay giáo việc tuyển dụng cho cơ quan nội vụ, các cơ sở giáo dục hầu như đứng ngoài” – ông Hạnh khẳng định.

Bên cạnh đó, cơ chế tuyển sinh bất lợi cho các trường sư phạm, nhiều trường ĐH xét tuyển theo kiểu lưới quét. Các trường ĐH đào tạo tất cả trình độ, CĐ, TCCN nên trường sư phạm thiếu nguồn tuyển.

Nhiều trường sư phạm lúng túng, không biết đứng ở đâu trong hệ thôgsn giáo dục quốc dân và sẽ đi đâu về đâu trong giai đoạn tới” – ông Hạnh nói.

Trong bức thư gửi về buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Bắc Kạn cũng khẳng định, điều mà Tập thể sư phạm Nhà trường lo lắng nhất hiện nay là tương lai của các trường sư phạm và các trường có đào tạo ngành sư phạm sẽ đi về đâu.

Nên chăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tìm ra các giải pháp để tháo gỡ cho các trường có đào tạo ngành sư phạm” – bà Thanh nêu vấn đề.

Đào tạo giáo viên theo địa chỉ

Trong bài phát biểu tại tọa đàm, TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) cho biết, trong những năm qua, nhu cầu giáo viên giảm trong khi giáo sinh ra trường lại tăng lên, dẫn đến hiện tượng dư thừa giáo viên.

TS Khuyến dẫn lại báo cáo của PGS.TS Bùi Văn Quân đến năm 2020 Việt Nam sẽ thừa 70.000 giáo viên bao gồm: 41.000 giáo viên tiểu học; 12.200 giáo viên THCS, 16.900 giáo viên THPT. 

Thừa giáo viên sẽ ảnh hưởng đến thị phần của các trường sư phạm. Các trường sẽ buộc phải giải thể hoặc quy hoạch lại. Điều này thể hiện rõ qua hai mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2 năm qua, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường đào tạo sư phạm giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh. 

đào tạo sư phạm, trường sư phạm, cử nhân sư phạm, thừa giáo viên, thừa cử nhân sư phạm
TS Lê Viết Khuyến cho rằng, việc thừa giáo viên là dấu hiệu đáng lo ngại đối với sự tồn vong của các trường sư phạm. Ảnh: Lê Văn.

TS Khuyến cho rằng, đây là những dấu hiệu đáng lo ngại đặc biệt đối với sự tồn vong của các trường sư phạm.

Tuy nhiên, TS Khuyến cho rằng, tất cả các quốc gia đều trải qua sự thăng trầm về nhu cầu giáo viên theo quy luật lượn sóng. Do đó, cần phải duy trì sự ổn định của các cơ sở đào tạo giáo viên (độc lập hoặc nằm trong một sơ sở đào tạo đại học đa lĩnh vực).  

Nhiều nước trên thế giới họ tính toán số lượng giáo viên về hưu hàng năm, tỷ lệ thừa bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu từ đó ổn định quy mô đào tạo nhưng Việt Nam chưa làm việc này” – ông Khuyến nhận định.

TS Khuyến cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tìm hướng gỡ cho số phận các trường sư phạm tại Việt Nam.

Theo ông Khuyến, cần phải thực hiện phân tầng hệ thống trường sư phạm thành ác trường ĐH sư phạm/ĐH giáo dục trọng điểm, các trường/khoa ĐHSP địa phương, các trường /khoa CĐSP địa phương.

Bên cạnh đó, cần thực hiện đào tạo và bồi dưỡng GV chủ yếu theo địa chỉ (không theo cơ chế thị trường).

Bộ GD&ĐT quy định nội dung cứng của chương trình đào tạo giáo viên để tạo cơ chế liên thông, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống” – TS Khuyến nói.

Bộ GD-ĐT quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV và giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường ĐHSP/ĐH giáo dục trọng điểm. Ủy ban ND tỉnh/TP trực thuộc TW quản lý trực tiếp và giao chỉ tiêu đào tạo GV mầm non, TH và THCS cho các trường/khoa sư phạm địa phương. Không tranh giành nguồn tuyển, đào tạo chồng chéo giữa các địa phương.

Các trường trọng điểm tập trung đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học giáo dục và bồi dưỡng giảng viên các trường sư phạm và trường THPT. Các trường/khoa SP địa phương tập trung đào tạo và bồi dưỡng GV cho các trường MN, TH và THCS” – TS Khuyến kiến nghị.

Quy hoạch 10 trường sư phạm trọng điểm

Tại buổi làm việc với trường CĐ Sư phạm Lào Cai cuối tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết hiện nay cả nước có 114 trường đào tạo sư phạm trong toàn quốc từ trường ĐH đến các trường có khoa sư phạm.

Theo Bộ trưởng Nhạ, thực tế, đang có nhiều trường sư phạm đa ngành, đa nghề dẫn đến tính sư phạm trong nhà trường bị giảm. Trường khác đa ngành đa nghề được, riêng ngành sư phạm thì không.

Tới đây, chủ trương của Bộ GD&ĐT là chỉ để trên dưới 10 trường sư phạm và đầu tư trọng điểm. Như vậy, các thầy cô vào đây phải là những giảng viên giỏi, sinh viên vào cũng phải là sinh viên giỏi.

Lê Văn



Xem nguồn

Bí quyết học giỏi và tăng tốc tiếng Anh từ khi còn nhỏ

Posted: 10 Nov 2016 02:32 AM PST


Hương Giang, một trong những cô bé trong nhóm đó, học tiếng Anh từ năm lớp 1. Ngoài chương trình chính khóa ở trường, ba mẹ Hương Giang cho con tham gia câu lạc bộ cuối tuần. Tiêu chí lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của gia đình bé là: 1) chương trình giảng dạy tốt, 2) giáo viên đạt chuẩn, 3) phương pháp giảng dạy hấp dẫn,và đặc biệt, 4)phải hướng dẫn cho gia đình cách thức và công cụ để đánh giá kết quả học tập của con theo định kỳ… Trong suốt 3 năm qua, năm nào Hương Giang cũng tham gia 1 chương trình đánh giá tiếng Anh tiêu chuẩn quốc tế là TOEFL Primary. Dựa trên kết quả đó, ba mẹ Hương Giang mới quyết định đầu tư cho con theo học cấp độ nào, ở đâu để đạt hiệu quả nhất, tránh lãng phí do đi học tràn lan, không kiểm soát được chất lượng. Nhờ vậy, trình độ của Hương Giang tiến bộ rất nhanh và bé luôn hăng hái trước mỗi lần nhận phiếu điểm mới.

Đồng cảm với lo lắng của gia đình chị Hằng, các chuyên gia giáo dục cho rằng lứa tuổi tiểu học là giai đoạn khởi đầu nên rất quan trọng, bố mẹ cần có phương pháp phù hợp để giúp con định hướng và xác định mục tiêu trong tương lai. Đây cũng là giai đoạn học sinh có thể tiếp thu kiến thức đa dạng, phong phú hơn để dần dần định hình xu hướng sở thích. Vì vậy những câu hỏi như cho con học trung tâm, giáo trình, phương pháp và đánh giá trình độ của con ra sao cho hợp lý luôn là băn khoăn của không ít phụ huynh.

Là chuyên gia khảo thí, ông Nguyễn Phương Sửu – nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phương pháp và đánh giá chất lượng Đại học Ngoại ngữ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, tiếng Anh phổ biến trên toàn cầu. Ngoại ngữ này được sử dụng làm ngôn ngữ chung trong các giao dịch và giao tiếp thông thường tại môi trường làm việc quốc tế.

Nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh, nhiều phụ huynh cho con theo học nhiều trường, lớp, trung tâm, giáo trình nhưng lại không quan tâm đến việc đánh giá năng lực các em hàng năm để biết sự tiến bộ. “Điểm mấu chốt giúp con học và sử dụng tốt tiếng Anh là xác định đúng mục tiêu và đặt con vào vạch xuất phát điểm phù hợp nhất qua từng thời kỳ”, ông Sửu nhận định.

Sau mỗi học kỳ ở trường hay khóa học tại trung tâm ngoại ngữ, phụ huynh có thể đánh giá trình độ của con định kỳ bằng bài thi quốc tế TOEFL Primary. Bài thi này đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và tính công bằng, do Viện Khảo thí giáo dục Mỹ (ETS) cấp.

Có thể nói, TOEFL Primary là bài thi được Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) nghiên cứu dành riêng cho học sinh bậc Tiểu học nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh và phát triển năng lực tư duy của học sinh ngay từ những bậc học đầu tiên. Đây chính là bước khởi đầu giúp học sinh có thể phát huy được đầy đủ tiềm năng về tố chất ngoại ngữ của mình.

Từ kết quả bài thi TOEFL Primary hàng năm, phụ huynh có thể giúp con em mình:

1. Định hướng mục tiêu học tập.

2. Đánh giá sự tiến bộ qua từng giai đoạn.

3. Phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của con

4. Xác định kế hoạch rèn luyện cho từng kĩ năng.

5. Bổ sung vào hồ sơ đăng kí nhập học trong và ngoài nước bất cứ lúc nào.

6. Kết hợp với giáo viên để giúp học sinh đạt được thành tích tốt nhất và phát triển được tiềm năng.

7. Hỗ trợ tối ưu nhất cho sự tiến bộ của học sinh bằng các tài liệu phù hợp tham chiếu từ điểm Lexile tương ứng với năng lực thể hiện trên phiếu điểm.

Nằm trong hệ thống Gia đình TOEFL, bài thi TOEFL Primary được chia thành 2 cấp độ.TOEFL Primary cấp độ 1 giúp định hướng phát triển ngôn ngữ cho học sinh ngay từ nhỏ,bao gồm những bối cảnh quen thuộc (gia đình, trường học, các hoạt động ngoại khoá…), các công thức toán học cơ bản, từ vựng cơ bản, cách thức yêu cầu và chỉ dẫn ngắn, đơn giản liên quan tới trải nghiệm hang ngày của trẻ.Bài thi TOEFL Primary cấp độ 2 giúp định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học với những thành ngữ, chỉ dẫn, những đoạn truyện ngắn hay là những từ mới trong nhiều bối cảnh khác nhau cũng như các đoạn văn với nội dung phù hợp lứa tuổi.

Định kì thi TOEFL Primary là cách tốt nhất để đo lường sự tiến bộ về năng lực sử dụng tiếng Anh của trẻ sau khoảng thời gian học tập và rèn luyện, xác định điểm mạnh, điểm yếu và định hướng kế hoạch học tập tiếp theo. Không chỉ như vậy, kết quả thi TOEFL Primary còn được quy đổi sang khung Năng lực ngoại ngữ Châu Âu và điểm Lexile – cơ sở để lựa chọn & truy cập các tài liệu bồi dưỡng năng lực đọc của trẻ trên hệ thống thư viện rộng lớn Lexile.

Đặc biệt hơn nữa, phiếu điểm TOEFL Primary đã được Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đánh giá uy tín và đáng tin cậy, được sử dụng trong đánh giá kết quả Tiếng Anh và xét tuyển học sinh vào các lớp tiếng Anh tăng cường theo đề án 2020 và chương trình tiếng Anh tự chọn cấp tiểu học tại thành phố. Điểm số TOEFL Primary được công nhận làm căn cứ xét tuyển tại nhiều trường THCS ở HN, TP. HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước.

Gia đình Hương Giang dự kiến sang cấp 2 sẽ chuyển bésang trường quốc tế.Với kết quả tiến bộ được ghi nhận mỗi năm, ba mẹ Giang hiện giờ rất yên tâm vì đã biết chính xác trình độ của con để tiếp tục đầu tư hợp lý. Còn bé Giang thì rất tự tin, thực hành tiếng Anh hàng ngày, ở mọi nơi mọi lúc, với mơ ước sẽ được du học từ cấp 3 hoặc đại học để theo nghề bác sĩ.

Cũng theo ông Sửu, bài thi TOEFL Primary phù hợp cho lứa tuổi tiểu học, bởi kết quả của bài thi không những đo lường khả năng ngoại ngữ của học sinh mà còn là cơ sở giúp phụ huynh đưa ra được định hướng cho con trong thời gian tới.



Xem nguồn

Trường Hoa Sen phản pháo quyết định của TP.HCM

Posted: 10 Nov 2016 01:51 AM PST


-Lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen gồm bà Bùi Trân Phượng- Hiệu trưởng và ông Trần Văn Tạo – Chủ tịch HĐQT đương nhiệm, phản pháo lại quyết định công nhận HĐQT Trường ĐH Hoa Sen của UBND TP.HCM

Theo lãnh đạo nhà trường, hiện nay Tòa án nhân dân TP.HCM đã thụ lý và chuẩn bị đưa ra xét xử 26 vụ kiện của các cổ đông cá nhân yêu cầu xác nhận quyền sở hữu cổ phần của họ bị chiếm đoạt thông qua các giao dịch giả tạo bởi nhóm cổ đông đứng ra tổ chức Đại hội cổ đông bất thường.

ĐH Hoa Sen, tranh chấp, cổ đông, phi lợi nhuận
Mâu thuấn tại Trường ĐH Hoa Sen 

Hội đồng quản trị Trường ĐH Hoa Sen đã có công văn phản đối và khiếu nại nội dung kết luận Chủ tịch UBND TP.HCM về việc công nhận ĐHQT bất thường. Các cổ đông trong 26 vụ kiện kể trên đã gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND thành phố vì việc công nhận HĐQT được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông bất thường là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Theo lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen, nội dung quyết định số 5891 của UBND TP.HCM công nhận HĐQT bất thường không dựa trên cơ sở hợp pháp, xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhiều chủ thể, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định, phát triển của nhà trường. Sau nhiều nỗ lực giải trình, kiến nghị, khiếu nại của Ban lãnh đạo cũng như tập thể giảng viên, nhân viên đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đã không được lắng nghe, xem xét nên Trường ĐH Hoa Sen bắt buộc phải thực hiện quyền được bảo vệ theo thủ tục tại tòa án.

Lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen cũng cho rằng, trong thời gian chờ cơ quan tư pháp xem xét và giải quyết vụ việc, HĐQT và Ban giám hiệu đương nhiệm nhà trường cam kết bảo đảm ổn định các hoạt động của nhà trường…Lãnh đạo trường khẳng định chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định liên quan đến hoạt động của nhà trường trong thời gian chờ phán quyết của tòa án về vụ việc và mong đợi các đối tác tiếp tục hợp tác với trường để đảm bảo lợi ích cho sinh viên.

Trước đó, UBND TP.HCM có văn bản công nhận hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Hoa Sen nhiệm kỳ 2012-2017. 

Theo đó, UBND TP.HCM công nhận hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Hoa Sen nhiệm kỳ 2012-2017 gồm bảy người, trong đó ông Lưu Tiến Hiệp là chủ tịch hội đồng quản trị. Trong danh sách thành viên HĐQT lần này không có ông Trần Văn Tạo và bà Bùi Trân Phượng. Đây là ĐHQT được bầu ra Đại hội cổ đông bất thường năm 2014.

Trước đó trong đơn cầu cứu Thủ tướng, lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen cũng bày tỏ "việc UBND TP.HCM có ý định xem xét công nhận HĐQT được bầu bất hợp pháp là hết sức nguy hiểm. Việc thay đổi ban lãnh đạo nhà trường vào thời điểm này vô cùng bất lợi cho hoạt động tuyển sinh và sự phát triển của trường”

Tuệ Minh



Xem nguồn

Comments