Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


CA làm việc với thiếu nữ cầm đầu vụ đánh bạn, bắt liếm chân

Posted: 31 Oct 2016 10:01 AM PDT


Công an đã truy tìm được và mời làm việc với thiếu nữ cầm đầu vụ đánh nữ sinh, bắt liếm chân gây xôn xao trên mạng xã hội. 

Liên quan đến vụ "Nữ sinh bị đánh, bắt liếm chân", diễn biến mới nhất ngày 31/10, Công an huyện Nhà Bè, TP.HCM đã truy tìm được và mời làm việc với T.N.H.H.Y (tự Nhi Tino, SN 2000, ngụ P.Cầu Ông Lãnh, Q.1). 

nữ sinh đánh bạn, liếm chân, nhà bè, quay clip, mạng xã hội

Hình ảnh trong clip hành hung nữ sinh, bắt liếm chân gây xôn xao trên mạng

Y được xác định là người cầm đầu, tổ chức hành hung một số nữ sinh một cách dã man rồi quay clip, trong đó có vụ hành hung nữ sinh V.N.T.U (SN 2001, ngụ huyện Nhà Bè), sau đó bắt liếm chân. Đoạn clip này được phát tán trên mạng xã hội gây bức xúc, phẫn nộ…

Y. được cho là sống lang thang nhiều nơi, do đó phải mất nhiều ngày cơ quan công an mới xác định được để mời làm việc với thiếu nữ này.

Đại tá Nguyễn Văn Khừ – trưởng Công an huyện Nhà Bè xác nhận thông tin mời Y. lên làm việc và cho biết, nội vụ đang trong quá trình điều tra, xử lý.

Trước đó, Công an huyện Nhà Bè đã mời làm việc lấy lời khai của 14 thiếu niên khác, gồm cả nam lẫn nữ có liên quan đến vụ việc. Việc mời làm việc, lấy lời khai của các thiếu niên này được công an tiến hành đúng quy định, có người giám hộ…

Bước đầu Y. và những người khác khai báo, Y cùng với Đ.T.T.H (SN 2001, ngụ P.Tân Phú, Q.7) đã tổ chức hành hung dã man em U. như trong đoạn clip mô tả. Vụ việc theo các em khai báo là xuất phát từ việc em U. khen một bán gái dễ thương thông qua bình luận trên mạng xã hội facebook. Người bạn gái này H. có mối quan hệ tình cảm đồng giới nên H tỏ ra ghen tuông, quyết định kêu nhóm bạn của mình “xử lý" em U.

nữ sinh đánh bạn, liếm chân, nhà bè, quay clip, mạng xã hội

Em H – một trong hai người cầm đầu vụ hành hung dã man nữ sinh

Ngày 28/8 , H. quy tụ thêm 12 người bạn nữa, đón đường đưa em U. đến quán nước ở huyện Nhà Bè rồi đưa ra đoạn đường vắng ở khu dân cư Phú Xuân, ấp 3, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè để hành hung, bắt quỳ gối liếm chân và dùng tàn thuốc lá đang cháy chích vào hai tay gây bỏng cho em U. 

H, Y trực tiếp hành hung em U dã man, còn những người khác đứng bên ngoài bình luận, dùng ĐTDĐ quay lại diễn biến.

Nhóm của Y, H còn được cho là đã hành hung dã man một số nữ sinh khác và quay lại clip để chia sẻ trong nội bộ nhóm. 

Hiện công an đang mở rộng điều tra, làm rõ vụ việc này.

Được biết nhóm của H, Y toàn những thiếu niên nam nữ dưới 16 tuổi, đa phần đã bỏ học. Nhóm này dù nhiều em có gia đình nhưng sống lang thang và có mối quan hệ phức tạp, chủ yếu là quan hệ tình cảm đồng giới.

Anh Sinh



Xem nguồn

2 thiếu nữ đánh bạn, bắt liếm chân bật khóc tại công an

Posted: 31 Oct 2016 09:19 AM PDT


– 2 thiếu nữ chủ mưu và trực tiếp thực hiện màn hành hung hội đồng, làm nhục một nữ sinh đã bật khóc tại cơ quan công an và muốn gửi lời xin lỗi đến nạn nhân, cộng đồng mạng.

Trung tá Hoàng Đình Thạch – Đội trưởng đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Nhà Bè, TP.HCM cho biết, đến nay đã làm rõ toàn bộ tình tiết liên quan đến vụ nhóm thiếu nữ đánh một nữ sinh, bắt liếm chân rồi phát tán clip trên mạng gây xôn xao. 

thiếu nữ, liếm chân, đánh bạn, Nhà bè, công an
Hai thiếu nữ chủ mưu vụ đánh người

Trung tá Thạch nói, nạn nhân V.N.T.U (SN 2001, ngụ huyện Nhà Bè) đang theo học tại 1 trường dạy nghề trên địa bàn Q.7, không phải là nữ sinh của trường THCS Nguyễn Bình Khiêm đóng ở huyện Nhà Bè như thông tin trước đây…

Những người có liên quan, đặc biệt là 2 thiếu nữ T.N.H.H.Y (tự Nhí Tino, SN 2000, ngụ Q.1, hiện sống lang thang) và Đ.T.T.H (tự Bà Dãnh, SN 2001, ngụ Q.7), là 2 người trực tiếp hành hung U đã thừa nhận hành vi như đoạn clip phát tán trên mạng mô tả. Ngoài ra cả 2 còn thừa nhận những tình tiết khác, mà đoạn clip hơn 2 phút 30 giây không thể hiện.

Nguyên nhân vụ việc khá đơn giản: H có tình cảm đồng giới với một bé gái tên P.P. Trước khi xảy ra vụ việc vài ngày, em U có lên facebook khen P có nụ cười dễ thương. Đọc được câu bình luận này, H ghen tuông nên gọi Y và nhóm bạn của mình…tổ chức đánh ghen.

Trưa 28/8, cả nhóm 14 người cả nam lẫn nữ đưa em U đến quán trà sữa ở KP.7, TT.Nhà Bè hỏi tội rồi đưa ra đoạn đường vắng ở khu dân cư Phú Xuân, ấp 3, xã Phú Xuân hành hung, tra tấn dã man. Cuối cùng nhóm này đưa em U về lại quán trà sữa, dùng thuốc lá đang cháy châm vào 2 tay em U tạo nên những vết bỏng lớn. Trước khi cho em U về nhóm của Y, H còn tạt 1 ly nước vào mặt.

thiếu nữ, liếm chân, đánh bạn, Nhà bè, công an
Hiện trường vụ 2 thiếu nữ đánh ghen   

Người phát tán đoạn clip nóng trên là Q.N cũng có mặt đứng xem màn hành hung nhưng không quay lại. N được bạn bè chung nhóm chia sẻ clip để xem và đến ngày 27/10, em mới đăng tải trên mạng xã hội.

Theo trung tá Thạch, khi được gia đình đưa ra trình diện, Y, H và những người khác khai báo rất thành khẩn.

Tại cơ quan công an, 2 chủ mưu vụ hành hung bạn là Y cúi gằm mặt, nói "xem lại clip con cũng thấy mình…quá đáng!".

Còn H, là người khởi xướng và trực tiếp tham gia màn đánh ghen dã man, cũng nói lí nhí: "giờ con biết con sai rồi ! con rất hối hận. Con muốn xin lỗi bạn U, gia đình bạn ấy, xin lỗi mọi người. Hãy tha thứ cho con!".

Lúc này Y và H đều im lặng một lúc rồi bỗng dưng…bật khóc.

Được biết, vụ việc đã trải qua hơn 2 tháng, đến nay nạn nhân U đã hồi phục về sức khỏe và lấy lại tinh thần.

Trung tá Thạch cho biết, sẽ xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

Linh An – Anh Sinh



Xem nguồn

Cần đánh giá khách quan công tác triển khai mô hình trường học mới

Posted: 31 Oct 2016 08:37 AM PDT


Chưa bám sát thực tiễn địa phương

Theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí đánh giá của Chính phủ về những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế của việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2011-2012 đến nay và phương hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.

Mô hình trường học mới coi trọng yêu cầu tự học, tự quản của học sinh, thể hiện tư duy mới về phương pháp dạy học, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực của học sinh.

Tuy vậy, việc triển khai dự án trong thời gian qua còn chủ quan, nóng vộị, chưa bám sát điều kiện thực tiễn của địa phương và cơ sở giáo dục, chưa giải quyết đầy đủ các yêu cầu cần thiết khi triển khai mô hình như: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập, do vậy hiệu quả triển khai mô hình còn hạn chế.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo tổng kết, đánh giá đầy đủ và khách quan công tác triển khai mô hình trường học mới, từ khâu xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện, công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện và kết quả đầu ra của dự án; phân tích, đánh giá sâu sắc ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, rút kinh nghiệm, từ đó chắt lọc và phát huy những nhân tố tích cực của mô hình này.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học, rút kinh nghiệm từ việc triển khai mô hình trường học mới để áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến với bước đi và cách thức thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Bộ GD&ĐT thừa nhận, ngoài những kết quả đạt được, thời gian qua, việc triển khai VNEN đã bộc lộ một số bất cập (ảnh minh họa)

Bộ GD&ĐT thừa nhận, ngoài những kết quả đạt được, thời gian qua, việc triển khai VNEN đã bộc lộ một số bất cập (ảnh minh họa)

Không ép buộc địa phương triển khai VNEN

Trước đó, trong báo cáo Bộ GD&ĐT vừa gửi Quốc Hội về mô hình trường học mới, sau 03 năm triển khai dự án, Bộ GD&ĐT thừa nhận, đây là mô hình đổi mới giáo dục đồng bộ, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai VNEN tại Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, mặc dù mới triển khai nhưng dự án đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các nhà tài trợ trong nhóm các đối tác phát triển giáo dục tại Việt Nam. Lãnh đạo các địa phương được thụ hưởng Dự án quan tâm đến việc đổi mới giáo dục, ủng hộ và trách nhiệm trong chỉ đạo tổ chức triển khai Dự án.

Tuy nhiên, do thời gian triển khai dự án ngắn, phạm vi triển khai rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước với trình độ quản lý và tổ chức không đồng đều ở các cấp khác nhau nên trong thời gian đầu Dự án gặp phải một số khó khăn nhất định trong việc hướng dẫn quy trình, thủ tục theo Sổ tay hướng dẫn đối với cấp trường.

Mô hình trường học mới phải triển khai đổi mới đồng bộ, trong khi điều kiện áp dụng tại một số trường học ở Việt Nam chưa chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ dẫn tới hiệu quả chưa được như mong muốn.

Việc áp dụng mô hình chưa linh hoạt và chưa phù hợp với điều kiện của một số địa phương; việc triển khai nhân rộng đối với các trường học không thuộc danh sách thụ hưởng của Dự án là chưa phù hợp.

Trên cùng một địa bàn, các trường triển khai mô hình VNEN xen kẽ với các trường không triển khai, một mặt tạo ra hiệu ứng tích cực, lan tỏa khi trường thực hiện tốt mô hình VNEN, ngược lại sẽ tạo ra dư luận và ảnh hưởng tiêu cực khi trường thực hiện mô hình VNEN gặp trở ngại hoặc không thành công.

Một số cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về mô hình VNEN, việc thực hiện còn lúng túng.

Công tác truyền thông, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh chưa kịp thời, đầy đủ nên chưa tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia của chính quyền, cộng đồng và cha mẹ học sinh trong quá trình triển khai.

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra 3 giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

Thứ hai, đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Thứ 3, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học; áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh học sinh và dư luận xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Phương án thi THPT quốc gia 2017 sẽ ổn định

Posted: 31 Oct 2016 07:55 AM PDT


 – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông.

thi thpt quốc gia 2017, thi thpt quốc gia

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Đinh Tuấn.

Trong báo cáo về các vấn đề giáo dục trình lên Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, từ năm 2020 trở đi, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức ổn định, đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Chính phủ phê duyệt.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đổi mới thi, tuyển sinh liên quan đến hàng triệu thí sinh, là mối quan tâm của toàn xã hội. Bộ GD-ĐT đã cầu thị, lắng nghe những ý kiến hay, những giải pháp khả thi để xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay.

Bộ trưởng Nhạ cũng khẳng định, đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài việc làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, trung thực, khách quan hơn, còn tác động tích cực trong đổi mới cách dạy, cách học của các trường THPT từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Đối với các trường ĐH, CĐ, kết quả của kỳ thi nghiêm túc, có độ phân hóa tốt sẽ giúp cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh; tổ hợp xét tuyển đa dạng cũng giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp hơn đối với các ngành khác nhau.

Về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội ủng hộ hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với hầu hết bài thi nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm tính khách quan và độ tin cậy của kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

Tuy nhiên, việc tổ hợp và tiến tới tích hợp các môn thi về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để có lộ trình phù hợp và thống nhất kế hoạch đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở giáo dục phổ thông cũng như việc đào tạo chuyên nghiệp ở các trình độ sau THPT.

Hà Phương

Xem thêm:

 



Xem nguồn

Bộ GD&ĐT cần đánh giá khách quan công tác triển khai mô hình trường học mới

Posted: 31 Oct 2016 07:13 AM PDT


Chưa bám sát thực tiễn địa phương

Theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí đánh giá của Chính phủ về những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế của việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2011-2012 đến nay và phương hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.

Mô hình trường học mới coi trọng yêu cầu tự học, tự quản của học sinh, thể hiện tư duy mới về phương pháp dạy học, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực của học sinh.

Tuy vậy, việc triển khai dự án trong thời gian qua còn chủ quan, nóng vộị, chưa bám sát điều kiện thực tiễn của địa phương và cơ sở giáo dục, chưa giải quyết đầy đủ các yêu cầu cần thiết khi triển khai mô hình như: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa và tài liệu học tập, do vậy hiệu quả triển khai mô hình còn hạn chế.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo tổng kết, đánh giá đầy đủ và khách quan công tác triển khai mô hình trường học mới, từ khâu xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện, công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện và kết quả đầu ra của dự án; phân tích, đánh giá sâu sắc ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, rút kinh nghiệm, từ đó chắt lọc và phát huy những nhân tố tích cực của mô hình này.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học, rút kinh nghiệm từ việc triển khai mô hình trường học mới để áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến với bước đi và cách thức thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Bộ GD&ĐT thừa nhận, ngoài những kết quả đạt được, thời gian qua, việc triển khai VNEN đã bộc lộ một số bất cập (ảnh minh họa)

Bộ GD&ĐT thừa nhận, ngoài những kết quả đạt được, thời gian qua, việc triển khai VNEN đã bộc lộ một số bất cập (ảnh minh họa)

Không ép buộc địa phương triển khai VNEN

Trước đó, trong báo cáo Bộ GD&ĐT vừa gửi Quốc Hội về mô hình trường học mới, sau 03 năm triển khai dự án, Bộ GD&ĐT thừa nhận, đây là mô hình đổi mới giáo dục đồng bộ, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai VNEN tại Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, mặc dù mới triển khai nhưng dự án đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các nhà tài trợ trong nhóm các đối tác phát triển giáo dục tại Việt Nam. Lãnh đạo các địa phương được thụ hưởng Dự án quan tâm đến việc đổi mới giáo dục, ủng hộ và trách nhiệm trong chỉ đạo tổ chức triển khai Dự án.

Tuy nhiên, do thời gian triển khai dự án ngắn, phạm vi triển khai rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước với trình độ quản lý và tổ chức không đồng đều ở các cấp khác nhau nên trong thời gian đầu Dự án gặp phải một số khó khăn nhất định trong việc hướng dẫn quy trình, thủ tục theo Sổ tay hướng dẫn đối với cấp trường.

Mô hình trường học mới phải triển khai đổi mới đồng bộ, trong khi điều kiện áp dụng tại một số trường học ở Việt Nam chưa chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ dẫn tới hiệu quả chưa được như mong muốn.

Việc áp dụng mô hình chưa linh hoạt và chưa phù hợp với điều kiện của một số địa phương; việc triển khai nhân rộng đối với các trường học không thuộc danh sách thụ hưởng của Dự án là chưa phù hợp.

Trên cùng một địa bàn, các trường triển khai mô hình VNEN xen kẽ với các trường không triển khai, một mặt tạo ra hiệu ứng tích cực, lan tỏa khi trường thực hiện tốt mô hình VNEN, ngược lại sẽ tạo ra dư luận và ảnh hưởng tiêu cực khi trường thực hiện mô hình VNEN gặp trở ngại hoặc không thành công.

Một số cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về mô hình VNEN, việc thực hiện còn lúng túng.

Công tác truyền thông, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh chưa kịp thời, đầy đủ nên chưa tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia của chính quyền, cộng đồng và cha mẹ học sinh trong quá trình triển khai.

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra 3 giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

Thứ hai, đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Thứ 3, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học; áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh học sinh và dư luận xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Khen thưởng 2 học sinh dũng cảm cứu người trong lũ

Posted: 31 Oct 2016 06:31 AM PDT


Trước đó, ngày 13/10, trên đường đi học về, khi qua cầu ở thôn 8, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, cầu bị ngập và nước chảy xiết vì trời mưa to.

Lúc đó, Đức và Thành đi qua cầu thì nhìn thấy các em học sinh Trường THCS Xuân Trạch đang đi ra giữa cầu rất nguy hiểm nên quay lại để dẫn các em nhỏ cùng qua thì phát hiện em Trần Thị Trang, học sinh lớp 6B, Trường THCS Xuân Trạch bị nước lũ cuốn trôi.

 Sở GD-ĐT Quảng Bình vừa ken thưởng cho 2 em học sinh là Hồ Văn Thành, học sinh lớp 12A6 và Hồ Văn Đức, học sinh lớp 11A5, Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Bố Trạch vì đã dũng cảm cứu người trong lũ (Ảnh: Báo Q.B).

Sở GD-ĐT Quảng Bình vừa ken thưởng cho 2 em học sinh là Hồ Văn Thành, học sinh lớp 12A6 và Hồ Văn Đức, học sinh lớp 11A5, Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Bố Trạch vì đã dũng cảm cứu người trong lũ (Ảnh: Báo Q.B).

Thành và Đức đã bỏ xe và bơi ra giữa sông để cứu em Trần Thị Trang. Cả 3 em đều bị nước lũ cuốn trôi khoảng 60m, sau hơn 10 phút vật lộn với lũ dữ, Đức và Thành đã đưa được em Trang vào bờ an toàn.

Trước hành động dũng cảm cứu người trong lũ của hai học sinh Hồ Văn Thành và Hồ Văn Đức, Sở GD-ĐT Quảng Bình đã trao tặng giấy khen và phần thưởng 2 triệu đồng cho mỗi em. Đồng thời, Sở này cũng đang đề nghị lên cấp trên khen thưởng hai học sinh Hồ Văn Thành và Hồ Văn Đức.

Đặng Tài



Xem nguồn

Du học sinh Việt Nam ở Nhật đông nhất

Posted: 31 Oct 2016 05:48 AM PDT


 – Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc là những quốc gia có nhiều du học sinh Việt Nam nhất.

Báo cáo một số vấn đề giáo dục mà Chính phủ trình lên Quốc hội ngày 18/10 nêu con số: Hiện có 130.000 công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.

du học sinh việt nam, lưu học sinh, du học Nhật Bản, du học Mỹ
Số lượng du học sinh Việt Nam ở các nước.

Trong số này, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000, chiếm 29,2%.

Số du học sinh Việt Nam tại Australia đông thứ hai, với khoảng 31.000 sinh viên, chiếm 23,8%.

Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng thứ 3, với khoảng 28.000, chiếm 21,5%.

Số lượng du học sinh tại Trung quốc là 13.000, chiếm 10%. Số lượng du học sinh tại Anh là 11.000 chiếm 8,4%.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số lưu học sinh Việt Nam nói trên, Bộ GD-ĐT đang quản lý, cấp phát học bổng cho 5.519 lưu học sinh đi học có sử dụng ngân sách nhà nước tại 44 nước trên thế giới.

Trong số này có 2.501 tiến sĩ, 580 thạc sĩ, 63 thực tập sinh và 2.375 sinh viên đại học.

Số lưu học sinh này đi học theo các nguồn kinh phí: Đề án 911, Đề án 599, Đề án Công nghệ sinh học và Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án Hóa dược của Bộ Công Thương và học bổng diện Hiệp định với 20 nước.

Bộ GD-ĐT cho biết, số lượng học bổng các nước dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn Hungary từ 5 suất/năm lên 100 suất/năm từ năm 2016. Liên bang Nga từ 400 suất/năm lên 800 suất/năm vào năm 2016 và tiến tới 1.000 suất năm vào năm 2018. 

Trong nửa cuối năm 2016 dự kiến có khoảng 1.300-1400 lưu học sinh sẽ lên đường đi học theo các diện học bổng trên.

Hợp tác quốc tế cũng đang góp phần tích cực trong việc trao đổi, bồi dưỡng giáo viên và đổi mới chương trình đào tạo ĐH đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Việt Nam hiện có khoảng 20.000 lưu học sinh nước ngoài. Trong đó, số lưu học sinh Lào là đông nhất, khoảng trên 12.000 người.



Xem nguồn

Sẽ duy trì phương án thi THPT quốc gia 2017 trong 3 năm

Posted: 31 Oct 2016 05:05 AM PDT


 – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông.

thi thpt quốc gia 2017, thi thpt quốc gia

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Đinh Tuấn.

Trong báo cáo về các vấn đề giáo dục trình lên Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, từ năm 2020 trở đi, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức ổn định, đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Chính phủ phê duyệt.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đổi mới thi, tuyển sinh liên quan đến hàng triệu thí sinh, là mối quan tâm của toàn xã hội. Bộ GD-ĐT đã cầu thị, lắng nghe những ý kiến hay, những giải pháp khả thi để xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay.

Bộ trưởng Nhạ cũng khẳng định, đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài việc làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, trung thực, khách quan hơn, còn tác động tích cực trong đổi mới cách dạy, cách học của các trường THPT từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Đối với các trường ĐH, CĐ, kết quả của kỳ thi nghiêm túc, có độ phân hóa tốt sẽ giúp cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh; tổ hợp xét tuyển đa dạng cũng giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp hơn đối với các ngành khác nhau.

Về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội ủng hộ hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với hầu hết bài thi nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm tính khách quan và độ tin cậy của kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

Tuy nhiên, việc tổ hợp và tiến tới tích hợp các môn thi về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để có lộ trình phù hợp và thống nhất kế hoạch đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở giáo dục phổ thông cũng như việc đào tạo chuyên nghiệp ở các trình độ sau THPT.

Hà Phương

Xem thêm:

 



Xem nguồn

Phương án thi THPT quốc gia 2017 sẽ được áp dụng ổn định trong các năm tiếp theo

Posted: 31 Oct 2016 04:23 AM PDT



Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Trong báo cáo về tình hình giáo dục gửi các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài việc làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, trung thực, khách quan hơn, còn tác động tích cực trong đổi mới cách dạy, cách học của các trường THPT từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện đươc tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như về sự khách quan, chính xác của kết quả thi.

Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học học của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ không gặp khó khăn gì khi đổi mới phương thức thi.

Bộ trưởng Nhạ khẳng định: Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Chính phủ phê duyệt.

Đề thi năm 2017 gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển ĐH, CĐ. Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT.

Bộ trưởng Nhạ cho rằng, với phương thức như vậy, các cơ sở giáo dục ĐH có thể yên tâm sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Những trường có yêu cầu cao, trường có ngành đặc thù, năng khiếu có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi môn năng khiếu theo quy định để lựa chọn được thí sinh vào học các ngành phù hợp.

Năm 2017, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng

Năm 2017, các trường có nhiều giải pháp lựa chọn phương thức để tuyển sinh, như: Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia; Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh; Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT; Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh.

Năm 2017, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trong phương án thi, tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn dự kiến cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng Bộ sẽ xây dựng phần mềm phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh "ảo".

Bộ cũng yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh "ảo" như: xác định chỉ tiêu phù hợp với với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông…

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, những điều chỉnh trong phương án thi, tuyển sinh năm 2017 đã có sự thay đổi về cách tổ chức thi, môn thi, thời gian thi, chấm bài thi… Đây là những giải pháp khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, phát huy năng lực, sở trường của học sinh.

“Đổi mới thi, tuyển sinh liên quan đến hàng triệu thí sinh, là mối quan tâm của toàn xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cầu thị, lắng nghe những ý kiến hay, những giải pháp khả thi để xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay” – Bộ trưởng Nhạ cho hay.

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ có thể chọn thi các bài thi hoặc các môn thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên hoặc bài thi Khoa học xã hội phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ.

Thí sinh được sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2017 theo quy định trong đề án tuyển sinh được các trường ĐH, CĐ công bố công khai.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

TPHCM: Hàng trăm suất học bổng cho sinh viên vùng lũ

Posted: 31 Oct 2016 03:41 AM PDT


Trường ĐH Mở TPHCM là một trong những trường ở TPHCM sơm đưa ra hình thức hỗ trợ kịp thời đối với sinh viên ở khu vực bị vùng lũ lụt đang học tại trường. TS Nguyễn Minh Hà – Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TPHCM cho biết: "Nhà trường có thông báo dành học bổng đột xuất cho sinh viên thuộc 6 tỉnh miền Trung gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Thanh Hóa bị ảnh hưởng do lũ lụt trong thời gian vừa qua. Sau khi thống kê số lượng sinh viên ở 6 tỉnh này đang học tại trường, nhà trường quyết định trao 300 suất học bổng trị giá 1 triệu đồng/suất. Đồng thời, nhà trường cũng cho sinh viên này được gia hạn học phí nếu có nhu cầu.

Sinh viên trường ĐH Văn Hiến quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung

Sinh viên trường ĐH Văn Hiến quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung

Tương tự, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM dành học bổng trợ cấp khó khăn đột xuất với số tiền 1 triệu đồng/sinh viên cho 227 sinh viên đang theo học tại trường, có gia đình ở các địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất do lũ lụt tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Không dừng lại ở đó, nhà trường tiếp tục hỗ trợ 300 triệu đồng cho 10 trường THPT ở vùng lũ lụt thuộc 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Trước đó, Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM cũng trao 127 suất học bổng với trị giá từ 2 triệu đồng đến bằng 100% học phí năm học cho sinh viên của trường co hộ khẩu ở các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt.

Bên cạnh việc trao học bổng, nhiều trường ĐH,CĐ cũng có nhiều hoạt động ủng hộ khác. Ông Nguyễn Thanh Phong, Bí thư Đoàn TNCS Trường ĐH Văn Hiến cho biết từ ngày 16/10, trường phát động đến toàn thể giảng viên, cán bộ nhân viên, các sinh viên đang học tập và công tác tại trường, cũng như cựu sinh viên trường cùng hướng về đồng bào miền Trung. Nhà trường phối hợp cùng Quỹ Trái tim Hùng Hậu đóng góp được 103 triệu đồng tiền mặt và nhiều nhu yếu phẩm như mì gói, chăn… và trực tiếp đến các xã rốn lũ ở Quảng Bình. Đoàn cùng các cựu sinh viên trường ở khu vực này trực tiếp đến thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình bị thiệt hại. Các câu lạc bộ sinh viên của trường gấp rút vận động sinh viên đóng góp tiền mặt, sách vở, quần áo, nhu yếu phẩm để gửi tiếp cho đoàn cứu trợ. Ngoài ra, sinh viên cũng tất bật làm đồ handmade để tổ chức bán để ủng hộ đồng bào miền Trung.

Sinh viên trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức đến từng lớp vận động quyên góp

Sinh viên trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức đến từng lớp vận động quyên góp

Trong khi đó, các cán bộ, giảng viên của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cũng đưa hình thức ủng hộ bằng một ngày lương. Sinh viên của trường cũng tham gia hoạt động như ủng hộ tự nguyện tại các thùng quyên góp đặt tại trường. Bên cạnh đó, các sinh viên cũng thông qua câu lạc bộ Kỹ năng mềm của trường huy động tiền mua được hơn 1500 quyển vỡ dành tặng cho học sinh miền Trung gặp lũ lụt.

Còn Trường ĐH Công nghệ TPHCM thì tổ chức Gala "Hướng về miền Trung" vào tối ngày 29/10 và thu được tổng số tiền quyên góp và đấu giá là hơn 200 triệu đồng. Theo đó, toàn bộ nguồn quỹ thu được từ chương trình sẽ được dùng để mua thuốc, thực phẩm, quần áo, các vật dụng cần thiết ủng hộ miền Trung, đồng thời tổ chức đoàn khám chữa bệnh – phát thuốc miễn phí (gồm 40 y, bác sĩ, cán bộ) đến với huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh – địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất tại đợt bão lũ xảy ra vào đầu tháng 10/2016 vừa qua tại khu vực miền Trung.

Các trường như trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, trường CĐ Bách Việt cũng vận động quyên góp bằng một ngày lương của các cán bộ, nhân viên, giảng viên của trường. Trong sinh viên cũng liên tục có hoạt động vận động quyên góp tự nguyện.

Lê Phương



Xem nguồn

Comments