Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gia Lai:Chuẩn bị tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh

Posted: 08 Oct 2016 10:10 AM PDT


Các học sinh sẽ được xét từ trên xuống để chọn học sinh vào đội tuyểnCác học sinh sẽ được xét từ trên xuống để chọn học sinh vào đội tuyển

Năm nay, sẽ có 9 môn thi gồm: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh. Thời gian làm bài mỗi môn 180 phút/ môn/ vòng thi.

Các môn đều thi theo hình thức thi viết, trừ môn Tin học thi lập trình trên máy tính. Riêng môn Tiếng Anh có thêm phần nghe hiểu và nói.

Đối tượng dự thi là học sinh lớp 11 và 12 ở các trường THPT và GDTX đã qua kỳ thi chọn học sinh giỏi ở trường, hoặc do nhà trường xét chọn. Học sinh phải có xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm từ loại khá trở lên trong năm học 2015-2016.

Các trường phải tập hợp danh sách và gửi đăng ký về Sở trước ngày 24/10/2016.

Ngoài mục đích chọn học sinh tham dự kỳ thi cấp quốc gia, kỳ thi còn nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học; đồng thời phát hiện những em có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho tỉnh.



Xem nguồn

Ngày hội tuyển dụng – UEL Career Day 2016

Posted: 08 Oct 2016 09:27 AM PDT


Tham gia UCD 2016 có gần 40 doanh nghiệp ở các lĩnh vực: Tài chính – ngân hàng – chứng khoán bảo hiểm, kế toán – kiểm toán – tư vấn, sản xuất kinh doanh, thương mại – dịch vụ, thương mại điện tử, luật, đào tạo với trên 3.000 cơ hội tuyển dụng thực tập, việc làm bán thời gian và việc làm toàn thời gian.

Hơn 2.000 sinh viên đã tham gia ngày hội để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Với slogan "One step into your future", UCD 2016 được tổ chức nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách sinh viên và doanh nghiệp để hai bên có điều kiện gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu về cung – cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp, của thị trường lao động, nhất là nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng trong khối ngành kinh tế, quản lý và luật. 

Bên cạnh các hoạt động tuyển dụng và hướng nghiệp, UCD 2016 còn diễn ra nhiều hoạt động khác liên quan đến giao lưu văn hóa quốc tế như Hội thao sinh viên quốc tế; Hoạt động giao lưu văn hóa – ẩm thực quốc tế với những trưng bày về nét đặc trưng của mỗi quốc gia như: Hàn Quốc, Pháp, Lào, Campuchia…giúp sinh viên hiểu thêm về các nước bạn từ đó có những hành trang chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai tại các quốc gia khác; khu vực ẩm thực và quảng bá thương hiệu.



 Sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm tại ngày hội

Tại ngày hội, ngoài viêc mang đến cơ hội việc làm cho sinh viên, Ban tổ chức còn tổ chức 2 buổi nói chuyện giao lưu doanh nghiệp với 2 chuyên đề: Giao lưu cùng với nhà tuyển dụng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và giao lưu chuyên đề hướng nghiệp với 2 diễn giả là ông Gavin Crossley (chuyên gia về Logistics) & ông Bruce Alasky (chuyên gia về Luật).

Nội dung chương trình xoay quanh vấn đề liên quan đến thách thức mà doanh nghiệp, người lao động Việt Nam sẽ đối mặt khi gia nhập AEC, TPP. Các chuyên gia hàng đầu cũng sẽ trình bày các chiến lược mà doanh nghiệp và người lao động Việt Nam cần chuẩn bị để khai thác cơ hội, phát triển trong bối cảnh hội nhập, giúp sinh viên có cái nhìn cận cảnh hơn về thị trường lao động. 



Xem nguồn

Chuyện cử nhân sư phạm thất nghiệp nhắc đi nhắc lại nhưng rồi đâu lại vào đấy!

Posted: 08 Oct 2016 08:45 AM PDT


LTS: Ngày 17/5/2016, Hội thảo khoa học Quốc gia đào tạo giáo viên tại các trường đại học đa ngành, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay công bố, tính đến năm 2020, dự kiến Việt Nam sẽ thừa khoảng 70.100 sinh viên sư phạm tốt nghiệp (41.000 giáo viên cấp Tiểu học, 12.200 cấp THCS và 16.900 cấp THPT).

Mặc dù, từ năm 2013 đến nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu mỗi năm phải giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm. Tuy nhiên, sau 2 năm, mỗi năm, cả nước vẫn có khoảng 4.000 sinh viên ra trường không có việc làm.

Chỉ tính riêng năm 2016, chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông hệ chính quy của các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp sư phạm cả nước đã lên tới  65.322/ 108 cơ sở đào tạo.

Trong khi đó, theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 yêu cầu bình quân mỗi năm đào tạo mới để thay thế, bổ sung khoảng hơn 55.000 giáo viên.

So sánh hai con số trên, có thể thấy rõ việc đào tạo sư phạm hiện đang bộc lộ bất cập khi số lượng đào tạo vượt quá nhu cầu sử dụng. Điều khó hiểu là, tại sao các trường vẫn được duyệt chỉ tiêu tuyển sinh với số lượng lớn, trong khi hàng ngàn sinh viên ra trường bị thất nghiệp?

Để làm rõ vấn đề này, Báo điện tử giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với PGS.Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Phóng viên: Theo dự kiến tới năm 2020 có khoảng 70.000 cử nhân sư phạm ra trường thất nghiệp. Dư luận không khỏi băn khoăn vì sao sinh viên ra trường có việc làm thì ít mà đầu vào vẫn tuyển ồ ạt. PGS đánh giá sao về điều này?

PGS. Nguyễn Văn Nhã: Hiện các trường Đại học, Cao đẳng vẫn thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh và kế hoạch giảng dạy  theo Chiến lược và sứ mệnh, tầm nhìn 2020 hoặc 2030 cho nên việc sản phẩm đào tạo tung ra xã hội có được sử dụng hay thất nghiệp thì không "can hệ" gì nhiều đến việc đào tạo của các trường.

Nếu tiên đoán tới năm đó sẽ dư thừa tới 70 ngàn giáo viên các loại thì cũng có thể đúng. 

Tuy nhiên, tôi nhiều lần phát biểu, cần có cuộc khảo sát (survey) đánh giá nghiêm túc, chuẩn xác: Vì sao có tình trạng này? Nguyên nhân vì đâu? 

Tôi không muốn chúng ta cứ nói, người khác cứ không nghe rồi đến năm sau đâu lại vào đấy.

PGS.Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Theo tôi, nạn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp hiện nay không hẳn chỉ là "lỗi" của các trường Đại học, Cao đẳng mà còn nhiều nguyên nhân khác nữa. 

Nhưng vì các trường tạo ra sản phẩm đó nên các trường cần nghiêm túc suy xét, điều chỉnh chứ không để tình trạng này kéo quá dài, nguy hiểm không chỉ tới vận mệnh từng em mà ảnh hưởng tới cả vận mệnh của quốc gia.

Theo PGS đâu là nguyên nhân quan trọng nhất khiến tỷ lệ cử nhân nói chung, cử nhân sư phạm nó riêng thất nghiệp gia tăng mỗi năm?

PGS. Nguyễn Văn Nhã: Có rất nhiều nguyên nhân. Nào là từ phía các cơ chế chính sách chưa phù hợp của lãnh đạo Nhà nước, từ phía các cơ sở đào tạo chưa hết lòng giúp cho sinh viên thực sự giỏi giang; nào là từ phía các doanh nghiệp, các cơ sở tuyển dụng cũng không đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, chỉ phê phán và đặt tiêu chí tuyển dụng khó như lên trời (nếu không nói là đánh đó các cử nhân mới ra trường). 

Rồi đến việc các phụ huynh "xông" vào chỉ đạo định hướng tương lai của các con cho đến các sinh viên không tự quyết định được hướng đi của riêng mình… 

Chúng ta cần tĩnh lặng và đánh giá thật thấu đáo mới nói rõ nguyên nhân từ đâu là chủ yếu. Bởi nói theo cảm tính sẽ có nhiều quan điểm trái chiều.

Cử nhân thất nghiệp ngày càng nhiều là lỗi của ai?

(GDVN) – TS.Nguyễn Thanh Tùng: "Tôi cho rằng, đẩy nhanh quá trình tự chủ của các trường đại học công lập chính là biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo".

Nhưng rõ ràng, tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không chỉ là lỗi của các nhà trường, mà là lỗi của xã hội! 

Thời buổi bấy giờ không có nhiều tiền thì không xin được 1 chỗ làm ở Hà Nội hoặc các thành phố lớn.

Mà đa số các cử nhân mới ra trường lại "chưa giàu" hoặc bố mẹ họ quá nghèo, sau khi đã gồng mình chi ăn học 4- 5 năm trời cho con, những tưởng sắp được hái quả ngọt, thì lại phải cần khoảng vài ba trăm triệu mới may ra không bị thất nghiệp? 

Tôi phải đau buồn nói điều này vì nó đang là nỗi nhức nhối của nhiều bạn thanh niên và gia đình họ. Không biết đã đúng chưa?

Không ít ca thán: "huynh đệ", "quan hệ" át hơn cả "tiền tệ", và xếp tiêu chí "trí tuệ" cuối cùng khi đi xin việc làm! Phải chăng đó là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp nhiều cử nhân, thạc sĩ giỏi?

Đó là chưa kể một số nơi đang "khủng hoảng thiếu" như vùng sâu, vùng xa, những các cử nhân, thạc sĩ không mặn mà gì vì chế độ lương ấy không thể sống nổi. 

Nếu không chạy được một việc gì đó ở thành phố thì về quê chăn vịt chứ không nhận công việc nơi biên cương hải đảo. Điều đó đúng không? Bao nhiêu phần trăm, chưa nghiên cứu nào định lượng được.

Hơn nữa, có giai đoạn Bộ GD&ĐT cho phép nâng cấp và thành lập quá nhiều trường Đại học, Cao đẳng. Trong 1 năm mà cho ra đời hơn 200 trường Đại học nên tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cũng là điều dễ hiểu. 

Hiện nay cả Bộ và địa phương cùng quản lý hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo sư phạm. Vậy theo PGS, quy hoạch hệ thống các trường sư phạm có phải là giải pháp tốt nhất vào thời điểm này để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp không?

PGS.Nguyễn Văn Nhã: Nói đến chất lượng sản phẩm đào tạo chưa được tốt, thì nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu là lỗi của cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó.
Vì vậy, việc quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm (nói cụ thể là tái cơ cấu lại dây chuyền sản xuất) là việc làm cần thiết và cấp bách.

Nhiều cử nhân chỉ biết học rồi ra trường ngồi chờ bố mẹ đi xin việc

(GDVN) – Các cử nhân nên nhớ chẳng ai thương các bạn bằng bố mẹ. Nhưng bố mẹ các bạn kiệt sức rồi. Hãy tự nghĩ và làm điều gì đó cho bản thân mình đi.

Các trường sư phạm do Bộ quản lý hoặc do các địa phương quản lý trực tiếp thật quá đa dạng, không đồng đều về chất lượng, chưa rõ ràng cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, ngân sách, quy mô, thứ bậc..…nên còn khá nhiều điều bất cập so với yêu cầu của nền giáo dục. 

Ngay cả trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đội ngũ giảng viên, GS, PGS giỏi, đầu đàn đang thiếu vắng; giảng viên không được nghỉ 1 học kỳ để đi bồi dưỡng, tu nghiệp (như chế độ dành cho giảng viên ở các đại học tiên tiến trên thế giới). 

Họ giống như con tằm chỉ hì hụi nhả tơ quanh năm mà không có giai đoạn ăn dâu làm kén, như cỗ máy chạy hết công suất suốt năm mà không được bôi dầu mỡ và bảo dưỡng. 

Vậy thử hỏi, làm sao có thể có sản phẩm độc đáo và chất lượng cao. 

Như vậy song song với giải pháp quy hoạch lại hệ thống các Đại học, Cao đẳng cần một số giải pháp nữa đối với con người, đặc biệt là chăm lo hỗ trợ các nhà giáo.

Sinh viên thất nghiệp ngày càng tăng, giáo viên mất việc ngày càng nhiều thông qua hàng loạt vụ cắt giảm biên chế, điều chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng như ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Thanh Hóa… Theo ông, cần có lối đi nào cho những giáo viên đó?

PGS. Nguyễn Văn Nhã: Theo công bố mới đây thì năng suất lao động của 1 người Singapore bằng khoảng 16 người Việt Nam, một người lao động Hàn Quốc có năng suất hơn 7 lao động người Việt Nam. Chắc nếu so sánh với năng suất lao động của người châu Âu, châu Mỹ thì sẽ còn kinh khủng hơn?

Sự nghiệp giáo dục đào tạo rất cần những người thầy giỏi (không có thầy giỏi, thì không thể có trò giỏi), nhưng chúng ta hẳn còn nhớ rằng: Thầy thuốc dốt sẽ làm chết một vài người bệnh, thầy giáo dốt có thể làm ngu dốt một thế hệ, lãnh đạo dốt có nguy cơ làm hỏng cả một dân tộc! 

Học sinh không còn "mặn mà" với cổng trường đại học vì viễn cảnh thất nghiệp

(GDVN) – Học sinh hiện đã "khôn ngoan" hơn trong việc chọn nghề phù hợp với năng lực và nhận thức được rằng Đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp.

Vì thế, những anh chị nào chưa đủ tư chất và trình độ làm thầy thì không thể và không nên làm thầy.

Hãy vì tương lai của lớp trẻ mà nghĩ, mà hành động, mà chấp nhận đổi nghề khác phù hợp – nếu bạn chưa đủ tự khẳng định mình làm THẦY, khi bạn đứng trên bục giảng không đàng hoàng. 

Tôi không dám và không đủ khả năng nêu ra lối đi nào nhưng xin lưu ý là nghề nhà giáo có đặc thù hết sức quan trọng: đó là sản phẩm đào tạo không phải là máy, hàng hóa đơn thuần.

Chúng ta cần tôn trọng và cư xử thật nhân văn giữa con người và con người. 

Nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cho sinh viên vay để đi học nhưng không lo việc làm cho họ sau khi ra trường thì thử hỏi họ lấy gì để chi trả lại Nhà nước. Ông nghĩ sao về điều này?

PGS. Nguyễn Văn Nhã: Chúng ta có khá nhiều bài học (kể cả thành công hay thất bại) trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên việc đánh giá rút kinh nghiệm nghiêm túc đến đầu đến đũa thì chưa nhiều, còn chung chung không để lại dấu ấn cụ thể, định lượng. 

Nhà nước muốn hỗ trợ sinh viên có điều kiện học hành, đặc biệt là các sinh viên nghèo vượt khó. Nhưng thủ tục vay ngân hàng không dễ, và cũng không nhiều sinh viên được vay.

Tỷ lệ sinh viên được vay này không lớn trên tổng số sinh viên đang theo học, cho nên nếu có thất thoát thì cũng thua xa con số đầu tư lãng phí vào các công trình bỏ hoang hàng ngàn tỷ đồng. 

Điều cần nói lại là: Chỉ một cơ chế chính sách đúng, sẽ làm cho thế hệ trẻ thăng hoa, đất nước chuyển mình. Một cơ chế chính sách không đúng, không nghiên cứu thấu đáo mà đã ban hành thì tạo thành sức cản không lường hết được.

Thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên và phụ huynh đang trông chờ những chính sách thật phù hợp, đẩy lùi nạn thất nghiệp và chảy máu chất xám hiện nay.

Xin trân trọng cảm ơn PGS!



Xem nguồn

Toán học và Nghệ thuật khăng khít thế ư?

Posted: 08 Oct 2016 08:03 AM PDT


LTS: Nhân đọc cuốn sách: "Toán học và Nghệ thuật" của Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, thầy Cao Huy Hóa (một giáo viên dạy Toán, đã nghỉ hưu tại Huế) có bài viết cảm nhận về quyển sách.

Tác giả bộc lộ mong muốn cuốn sách "Toán học và Nghệ thuật" sẽ được phổ biến trong các trường Đại học và Trung học càng nhiều càng tốt, để học sinh, sinh viên được tiếp thêm động lực được nâng cao tri thức khoa học và nghệ thuật chân chính.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả! 

Hồi các thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, rất nhiều học sinh đậu tú tài ban B, đã lựa chọn con đường đi vào ngành Toán để nhắm tới văn bằng cử nhân Toán.

Đó là con đường thầm lặng, chông gai, đi vào thế giới của số, hình, tập hợp, lôgic, cấu trúc, vi phân, tích phân…

Tội nghiệp, nhiều anh trèo lên trượt xuống năm này qua năm khác.

Nhiều anh phải đứt gánh giữa đường do cũng vì Toán.

Thế nhưng vì sao nhiều người lụy vì cái môn mà người đời và nhất là phái nữ cho là "khô khan" đó?

Có lẽ chỉ vì cái hay, cái "siêu", cái tư duy chặt chẽ, cấu trúc mạch lạc, không thừa không thiếu, những định lý đẹp, đề toán hay, những hình lý tưởng, cách giải hay, cái sáng tạo không ngờ… mà người ham mê Toán mới cảm và say, nhất là niềm sảng khoái khi giải được bài toán mà mình bí lâu nay.

Tất cả e phải quy về một chữ đẹp, có thế mới quyến rũ con người.

Đẹp chính là nghệ thuật.

Vậy có chăng mối liên kết giữa Toán học và nghệ thuật?

Phải chăng những sáng tạo trong Toán học của những bậc kỳ tài về Toán đều mang dáng dấp nghệ thuật, dầu cho người sáng tạo không hề nhắm tới?

Phải chăng nhiều công trình, di sản danh tiếng, nhiều tác phẩm để đời có chứa một ẩn ý Toán học nào đó?

Bìa sách “Toán học và Nghệ thuật” của Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng.

Thật tình những câu hỏi trên được tôi nghĩ ra bất ngờ khi cầm trên tay cuốn sách: "Toán học và Nghệ thuật" của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng [1] Giáo sư đại học Toulouse (Pháp) do Tủ sách Sputnik chủ trương, Nhà xuất bản Văn Học, 2016.

Và rồi tôi càng đọc thì càng mê, và những câu hỏi nói trên đã được giải đáp, tuy có thể chưa trọn vẹn – cũng phải thôi, về sau chắc nhiều người sẽ thêm nhiều lập luận và minh họa cho tương quan giữa hai lĩnh vực này.

Nói đến tương quan giữa toán học và nghệ thuật – hai lĩnh vực tưởng là chẳng bà con gì, là nói đến cái chung, cái đẹp. Nhưng đẹp có nội hàm gì mới kết nối chúng với nhau?

Tác giả đã nêu các nguyên lý:

Lặp đi lặp lại, biểu hiện trên nhạc là nhịp điệu, bên Toán là sự đối xứng (dĩ nhiên không phải đối xứng như qua gương mà đối xứng linh động với nhiều phép biến đổi khác).

Hài hòa (harmony), hai khái niệm ăn nhập vào nhau, khớp với nhau, không bị chệch.

Không đơn điệu. Nếu cái gì cũng một điệu thì quá chán, nói gì đến nghệ thuật và vẻ đẹp toán học.

Quen thuộc với con người, hay đúng hơn: Vừa lạ vừa quen.

Lấy gì trong thực tế về cái đẹp theo đúng 4 nguyên lý đó?

Có gì khó đâu, dễ quá mà! Thiên nhiên! Tác giả dẫn chứng với hình ảnh quá đẹp, nghệ thuật và toán học hội tụ.

Con bướm, tổ ong, trái đào, bông tuyết, hạt vật chất… Còn chính bản thân Toán học, theo triết gia Plato, "Đấng Tạo Hóa là nhà hình học".

Những kiến trúc, công trình có giá trị nghệ thuật cao đều phải cân đối, hài hòa, thể hiện ở các chiều.

Ngay cả tờ giấy, tuy đơn giản nhưng là thành tựu văn hóa lớn.

Tờ giấy A4 (210 x 297 mm), ta nhìn thấy đẹp vì tỷ lệ cân đối, hài hòa, và bạn có biết không, tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của tờ A4 rất gần bằng căn bậc hai của số 2, mà số này chính là tỷ lệ giữa đường chéo và cạnh của hình vuông, nói lên một sự cân xứng rất đẹp, rất quen mắt.

Không chỉ mẩu A4 mà các mẫu A0, A1, A2, A3, A4, A5… đều đồng dạng với nhau, cứ chia đôi mỗi mẫu theo chiều dài thì được mẫu sau, và như thế, trên một tờ giấy A0 (diện tích bằng 1 mét vuông, 841 x 1189 mm), ta có thể phân chia các mẫu A1, A2, A3, A4, A5…

Điều này rất tiện dụng trong việc in ấn.

Chuyện tỷ lệ lại càng quan trọng đối với các công trình kiến trúc, con số và công trình theo nhau như bóng với hình.

Có một tỷ lệ rất lý tưởng, gần như là được sùng tín, đó là tỷ lệ vàng. 

Có thể hình dung tỷ lệ này như sau:

Bạn vẽ một hình chữ nhật, rồi vẽ hình vuông có cạnh bằng chiều rộng trong hình chữ nhật đó, làm sao cho hình chữ nhật còn lại đồng dạng với hình chữ nhật lớn; nếu được như thế, thì tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là tỷ lệ vàng.

Rất dễ tính ra tỷ lệ vàng xấp xỉ 1,618.

Tất nhiên tỷ lệ này được thể hiện ở nhiều hình (như trong sách), và ngoài hình chữ nhật vàng, còn có tam giác vàng, hình thoi vàng, hình xoắn ốc vàng… không chỉ hình phẳng mà còn hình khối.

Một thể hiện độc đáo của tỉ lệ vàng ở nơi một dãy số mà ai học toán ở đại học đều biết, dãy số Fibonacci:

0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55…

Làm theo các cách sau, môn hình học sẽ không còn là nỗi ám ảnh nữa

(ngoài hai số đầu 0, 1, các số tiếp theo có được bằng cách cộng hai số trước đó, ví dụ hai số 8, 13 thì tiếp theo là 8 + 13 = 21)

Nếu kéo dài dãy số này thì tỉ lệ giữa hai số liên tiếp (số sau chia cho số trước) cứ dần dần đi về tỉ lệ vàng.

Ví dụ, 13/8 = 1,625   21/13 = 1,615     34/21 = 1,619     55/34 = 1,618    89/55 = 1,618… (xin bỏ qua phần chứng minh)

Các quy luật vật lý của tự nhiên, đặc biệt là vấn đề tối ưu hóa và quy luật "sinh ra cái phức tạp từ việc lặp đi lặp lại nguyên tắc đơn giản" khiến cho các số Fibonacci thường xuyên xuất hiện trong tự nhiên.

Điều này được nhà toán học Ian Stewart giải thích khá nhiều trong quyển sách Nature's Numbers ("Các con số của tự nhiên", 1955) và những sách phổ biến kiến thức khác của ông.

"Ví dụ như phần lớn các loại hoa có số cánh hoa là một số Fibonacci (trừ những bông hoa đột biến có thêm cánh hoặc bị mất bớt cánh).

Những thứ có sự sắp xếp thành vòng xoắn, như là mắt dứa, mắt quả thông, hay cánh hoa hướng dương, thì thường có thể phân biệt trên đó hai hướng đường vòng xoắn: một hướng xoắn sang trái, và một hướng sang phải.

Số đường xoắn sang trái và số đường xoắn sang phải sẽ là hai số Fibonacci sát nhau. Tỷ lệ giữa hai hướng sẽ là một tỉ lệ Fibonacci, gần bằng tỷ lệ vàng".

Thêm một phát hiện nữa: tỷ lệ của kim tự tháp nổi tiếng của Ai Cập.

Tháp lớn nhất có dạng hình tháp cân, đáy là hình vuông có cạnh dài 230,4 mét, và có chiều cao 146,5 mét.

Tỷ lệ giữa chiều cao và một nửa độ dài của đáy (là tang của góc mỗi mặt bên, nhờ đó có thể hình dung độ nghiêng của mỗi mặt bên) xấp xỉ bằng 1,272, tức xấp xỉ bằng căn bậc hai của tỷ lệ vàng.

Phải chăng những nhà thông thái Ai Cập xưa 4, 5 ngàn năm trước, đã có bí ẩn về Toán học khi xây công trình này?

Cái đẹp trong thiên nhiên, trong kiến trúc cũng như cái đẹp trong Toán học thể hiện ở tính đối xứng.

Tính đối xứng có sẵn từ tạo hóa thể hiện trên con người, động vật, cây cỏ.

Nhỏ nhoi như lá, đều có tính đối xứng và rất đẹp, nhưng trong nghệ thuật, phép đối xứng phải kết hợp với các phép bảo toàn khoảng cách: phép tịnh tiến, phép quay, phép lượn, mới đa điệu mà cân đối, hoặc có nhiều loại đối xứng trên cùng một công trình.

Tác giả dẫn chứng tháp Phước Duyên, chùa Thiên Mụ (Huế) có đối xứng theo hình bát giác (đáy như một bát giác đều), và kiến trúc chung quanh có đối xứng gương.

Còn tháp Eiffel đáy hình vuông, nên nhóm đối xứng giống nhóm đối xứng của hình vuông.

Tác giả còn dẫn chứng các kiểu trang trí đường viền như theo các phép biến đổi hình học: một mẫu trang trí trên một mái nhà ở Toulouse (Pháp), gạch đá hoa trang trí theo một kiểu phương Đông, trang trí trên một hàng rào đá ở Ấn Độ thế kỷ 16, 17, một góc ban công ở Paris, và rất nhiều dẫn chứng; nhưng đặc sắc nhất là Quảng trường Rossio ở Lisbon (Bồ Đào Nha) với nền hình sóng tuần hoàn, cũng như các quãng trường khác với kiểu lát gạch rất mỹ thuật của Lisbon.

Tác giả dẫn dắt người đọc đến các khối đa diện, các hình ngôi sao với những hình thể thoát thai từ các hình thông thường và đi vào các chiều, cạnh, mặt kết hợp với nhau vô cùng phong phú, và ta làm quen với đa diện gần đều chứ không phải là đều.

Một điều lý thú nữa là tác giả đề cập đến Origami, một trò chơi gập giấy của Nhật. Chỉ bằng cách gập giấy mà không cắt dán, một tờ giấy có thể biến thành các hình, các khối, ngôi sao rất đẹp.

Một lĩnh vực xa xôi, cứ tưởng toán học không mấy khi đụng tới, đó là âm nhạc, thì ra trong nhạc có toán, trong nhà toán học có nhà thơ, nhà văn, và trong đầu những nhạc sĩ đại tài có những cấu trúc âm nhạc.

Ai ai cũng biết Pythagoras (570 – 495 trước công nguyên) với định lý: Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.

"Pythagoras đã nghiên cứu quan hệ giữa các nốt nhạc với hình dáng và độ dài của các nhạc cụ khác nhau, bậc thang của các nốt nhạc, và sự hòa âm.

Ông cũng đã sáng chế ra chiếc đàn một dây (monochord) có thể dùng như một dụng cụ để đo nốt nhạc (sonometer). Chiếc đàn bầu của Việt Nam cũng là loại đàn một dây, với nguyên tắc hoạt động tương tự như đàn một dây của Pythagoras".

Nhạc lý căn bản không thể tách ra khỏi kiến thức về âm học (cũng là Toán học) như sóng âm, tần số, hợp âm, cộng hưởng âm thanh; thế nào là các âm thuận tai (euphony), âm nghịch tai (cacophony), hợp âm 3 nốt, ví dụ như Do-Mi-Sol …

Nhà nghiên cứu Toán học Nguyễn Tiến Dũng sao lại nói đến Ludwig Van Beethoven (1770 – 1820)?

Đó là vì, thiên tài âm nhạc này bị mất dần thính giác từ năm 1798, thế mà từ khi bị điếc, ông vẫn sáng tác nhiều bản nhạc, thuộc loại nổi tiếng nhất.

Ông không nghe, nhưng hình dung được bản nhạc trong đầu. "Đó là bởi vì, như người ta nói, các bản nhạc của ông (cũng như của các thiên tài âm nhạc khác) có cấu trúc toán học chặt chẽ, và ông cảm nhận được cấu trúc đó một cách trực giác".

Nhạc sĩ vĩ đại Johannes Sebastian Bach (1685 – 1750) cũng được tác giả nói đến, như là người sáng tác thể nhạc fugue, với tính chất fractal: các phần trông tương tự nhau nhưng không "bằng nhau", mà có sự biến dạng rõ rệt.

Ảnh: Thí sinh tự tin đi thi môn Toán

Ví dụ như lật ngược lại (nốt cao lên biến thành nốt thấp xuống), kéo dài ra (đánh chậm đi)…

Càng về cuối cuốn sách thì tác giả càng đi về những nội dung và xu hướng hiện đại của Toán học, tất nhiên là càng bí hiểm, nhưng càng cuốn hút bởi những tác phẩm nghệ thuật ăn khớp với Toán học hiện đại.

Các nhà Toán học ngày nay là những nghệ sĩ tự do, mênh mông sáng tạo, với những ý tưởng như không gian nhiều chiều (người bình thường sống và cảm nhận không gian 3 chiều), như tô-pô, lý thuyết biến dạng, lượng tử hóa, lý thuyết tối ưu, lý thuyết về trật tự và hỗn loạn… lại thêm khoa học về máy tính đã đem lại nghệ thuật trên máy tính từ những ý tưởng thuật Toán.

Sáng tạo của Toán học đã song hành với sáng tạo trong nghệ thuật.

Nếu nhà Toán học có thế giới nhiều chiều thì Pablo Picasso (1881 – 1973) có tranh lập thể, ví dụ như bức tranh "Violin và chùm nho", các hình khối bị chặt khúc, sắp lên nhau, và cái nhìn của người thưởng ngoạn không còn là ba chiều nữa.

Như để gắn bó với lý thuyết biến dạng, bức tranh "Trí nhớ trường tồn" (The persistence of memory) của Salvador Dalí gây ấn tượng đặc biệt cho người xem: mặt đồng hồ cong lép, méo mó chảy, cái thì trên tay héo hon, cái thì vắt vẻo trên cành khô, trên mép bàn.

"Thời gian chảy ra rồi mà trí nhớ vẫn còn lại".

Một chương gần cuối mà tác giả có lẽ viết say sưa: Toán học và thơ văn, tất nhiên dễ hiểu và lãng mạn nhất. Sao lại có nhiều nhà Toán học làm thơ, làm văn, mà lại hay?

Tác giả đã lý giải khá nhiều, tôi không dẫn ra đây trừ một chút vắn tắt: nghệ thuật hay Toán học là sáng tạo, là cởi mở, là trí tưởng tượng phong phú và sâu sắc, là cô đọng… là đẹp!

Tôi ghi nhận thêm: Nhờ sách này mà tôi được biết thêm, tại xứ Ba Tư huyền bí có một nhân vật vĩ đại là Omar Khayyam (1048 – 1131). Ông là nhà thơ lớn, nhà Toán học, nhà thiên văn xuất sắc

Mong sao cuốn sách "Toán học và Nghệ thuật" của Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng được phổ biến trong trường, Đại học và Trung học, càng nhiều càng tốt, để học sinh, sinh viên củng cố niềm vui và nâng cao tri thức khoa học và nghệ thuật chân chính.

Không chỉ bổ ích cho trò, mà giáo viên đọc sách càng thấy nghề nghiệp của mình càng cao quý và giàu ý nghĩa hơn!

Chú thích:

[1] Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng sinh năm 1970 tại Hà Nội, đoạt huy chương vàng Olympiad Toán quốc tế IMO năm 1985, trở thành giáo sư  toán học tại đại học Toulouse năm 2002, và được phong giáo sư  ngoại hạng ở Pháp năm 2015.



Xem nguồn

Những điểm mới trong đánh giá học sinh Tiểu học ở Thông tư 22

Posted: 08 Oct 2016 07:21 AM PDT


Theo Bộ GD&ĐT, Thông tư 22 (có hiệu lực từ 6/11/2016) vừa ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong đánh giá học sinh tiểu học chứ không thay thế Thông tư 30. 

Do đó, các tư tưởng nhân văn như đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh,… trong Thông tư 30 vẫn được kế thừa và phát triển trong Thông tư 22.

Trong Thông tư 22 quy định việc đánh giá định kì đối với từng môn học, hoạt động giáo dục được lượng hóa thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành. 

Bộ GD&ĐT giải thích, việc quy định 3 mức như vậy nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng để động viên học sinh phấn đấu trong học tập. 

Điều này giúp cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha mẹ học sinh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em tiếp tục vươn lên.

Theo Thông tư 22 sẽ chỉ có Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Cùng với đó, Thông tư 22 cũng quy định việc đánh giá từng năng lực, từng phẩm chất học sinh theo ba mức: Tốt, Đạt và Cần cố gắng thay cho 2 mức quy định trong Thông tư 30 là Đạt và Chưa đạt.

Việc lượng hóa thành 3 mức như vậy sẽ giúp giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển từng năng lực, từng phẩm chất sau một giai đoạn rèn luyện, phấn đấu của học sinh. 

Từ đó giáo viên, nhà trường, cha mẹ học sinh có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh phát huy những điểm tích cực, khắc phục những hạn chế để ngày một tiến bộ hơn.

Một điểm thay đổi của thông tư 22 so với Thông tư 30 là có thêm bài kiểm tra định kì giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán ở lớp 4, lớp 5.

Nhóm Việt Cường nêu ý kiến về thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học

(GDVN) – Nên chăng Bộ Giáo dục hủy bỏ luôn Thông tư 30, kết hợp hai Thông tư này thành một để tạo ra một văn bản pháp quy duy nhất, tránh sự rườm rà, lặp lại.

Lý giải điều này, Bộ GD&ĐT cho rằng, lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối cấp tiểu học.

Các khối lớp này có yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn so với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3.

Môn Tiếng Việt và môn Toán ở các khối lớp này là hai môn học công cụ, chiếm nhiều thời lượng hơn so với các môn học khác.

Ngoài ra, bài kiểm tra này cũng tạo điều kiện cho học sinh quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở và các cấp học cao hơn. 

Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng cho biết, quy định về hồ sơ đánh giá và việc ghi chép của giáo viên theo Thông tư 22 có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể, thay vì có 5 loại như trước đây, giờ đây sẽ chỉ có Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bộ khẳng định sẽ quy định mẫu "Học bạ" và "Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp" trước khi Thông tư 22 có hiệu lực.

Đối với Học bạ học sinh đang dùng được tiếp tục sử dụng và có điều chỉnh cho phù hợp với nội dung theo Thông tư 22. Việc này cũng sẽ được hướng dẫn cụ thể trong khi tập huấn giáo viên.

Về việc ghi chép của giáo viên, trong đánh giá thường xuyên, để có thời gian nhiều hơn cho đổi mới phương pháp dạy học và quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ học sinh, thay vì "hàng tháng, giáo viên ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục" như trước đây, nay ngoài việc dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa.

Đặc biệt, khi cần thiết giáo viên viết nhận xét hay những lưu ý đối với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội trong học tập và rèn luyện.

Tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.

Tại thời điểm cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá học sinh vào Học bạ.



Xem nguồn

Quyết định cho thôi việc với giáo viên xin ra khỏi biên chế

Posted: 08 Oct 2016 06:39 AM PDT


Theo đó, ông Lưu Vũ Lâm – Chủ tịch UBND huyện Yên Định đã ký Quyết định số 1535/QĐ-UBND, cho thôi việc đối với bà Vũ Thương Hà, ở xã Quảng Đông, thành phố Thanh Hóa.

Quyết định cho thôi việc đối với cô Vũ Thương Hà

Quyết định cho thôi việc đối với cô Vũ Thương Hà

Cô Vũ Thương Hà là giáo viên Tiếng Anh, trường Tiểu học Định Công, xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Thời gian nghỉ thôi việc kể từ ngày 1/10/2016. Lý do thôi việc được đưa ra ở đây là theo nguyện vọng cá nhân.

Theo quyết định nói trên, cô Vũ Thương Hà có trách nhiệm bàn giao mọi công việc, hồ sơ đang phụ trách để nghỉ thôi việc theo đúng thời gian quy định. Cũng theo quyết định này thì chế độ trợ cấp thôi việc của cô Vũ Thương Hà được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Trước đó như Dân trí đã phản ánh, cô Vũ Thương Hà vào ngành từ tháng 10 năm 2003, có trình độ chuyên môn Thạc sỹ, chức vụ là giáo viên Tiếng Anh. Vào đầu năm học 2016-2017, cô Hà viết đơn xin thôi việc, ra khỏi biên chế ngành giáo dục huyện Yên Định.

Trước thời điểm xin làm đơn thôi việc và ra khỏi biên chế, cô Hà công tác tại Trường THCS Định Tiến, xã Định Tiến, huyện Yên Định. Theo trình bày của cô Hà, cô xin nghỉ việc không hẳn vì lý do sức khỏe.

Bản thân cô đúng là có bệnh trong người, mặc dù thời điểm cô bị điều chuyển công tác xuống dạy Tiểu học, cô Hà cũng có trình bày nguyện vọng ở lại đến hết học kỳ 1, năm học 2016-2017. Hơn nữa, tại thời điểm đó, trường THCS Định Tiến, nơi cô công tác cũng đang thiếu một giáo viên. Tuy nhiên, nguyện vọng của cô đề đạt đã không được giải quyết.

Theo khẳng định của anh Nguyễn Đức Việt – chồng cô Hà, có hai lý do dẫn đến việc vợ anh xin nghỉ việc và ra khỏi biên chế ngành giáo dục huyện Yên Định đó là vì sức khỏe vợ anh không được tốt và việc điều chuyển của ngành giáo dục huyện Yên Định có vấn đề.

Cũng theo đánh giá của anh Việt, là giáo viên, với lương tâm nghề nghiệp thì đối tượng dạy ai cũng là học sinh. Nhưng để cống hiến theo đúng nghĩa của nó và cho phù hợp, tương thích và tương tác được thì rõ ràng (quyết định điều chuyển) là bất hợp lý, thui chột niềm đam mê của nghề nghiệp.

Rõ ràng, ở thời điểm này, ngành giáo dục huyện Yên Định đang lâm vào tình trạng "khủng hoảng" thiếu sau khi hơn 600 giáo viên, nhân viên bị dừng hợp đồng, kéo theo hàng chục lớp không có giáo viên đứng lớp, buộc phải dồn lớp, ghép lớp; nhiều cháu mầm non chưa được tổ chức bán trú khiến phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn.

Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên khiến cho việc điều chuyển, sắp xếp, bố trí còn theo kiểu "chắp vá", khi nhiều giáo viên THCS được đưa xuống dạy học ở Tiểu học và Mầm non. Việc điều chuyển này khiến dư luận và các bậc phụ huynh lo lắng về việc đáp ứng chuyên môn đối với việc dạy và học.

Duy Tuyên



Xem nguồn

GS.Nguyễn Lân Dũng: Muốn kết quả tốt, cả ngành giáo dục phải cố gắng, trung thực

Posted: 08 Oct 2016 05:55 AM PDT


LTS: Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 có mục tiêu chính là nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng với tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản như ngoại ngữ thứ nhất, thực hiện từ năm 2017.

Tuy nhiên, việc công bố đề án này đã gây ra không ít ý kiến trái chiều. 

Đánh giá về đề án, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng nhận định rằng để đạt được thành công, đề án đòi hỏi toàn ngành phải có một sự phấn đấu hết sức quyết liệt và trung thực.

Giáo sư cũng đề xuất các trường Sư phạm nên thu nhận một lượng lớn giáo viên chưa tìm được việc làm về đào tạo Ngoại ngữ trong thời hạn ít ra là 2 năm và có học bổng để bổ sung nguồn giáo viên đang thiếu hụt.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả nguyên văn bài viết này!

Lâu nay học sinh nước ta, kể cả sinh viên Đại học đều quá yếu về ngoại ngữ, lấy ví dụ về kết quả Kỳ thi Quốc gia Tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2016:

Trong tất cả 472.000 thí sinh thi môn Ngoại ngữ, có tới 88% đạt kết quả dưới trung bình và bị điểm liệt; 3,48% đạt điểm trung bình; có nghĩa là chỉ còn khoảng 8,55% là đạt điểm trên trung bình (!).

Ai cũng biết Ngoại ngữ là chiếc chìa khoá đối với kiến thức, dẫn đến cánh cửa vươn ra thế giới rộng lớn.

Trong thời đại hội nhập kinh tế rộng lớn như hiện nay không thể thiếu Ngoại ngữ nếu muốn tiếp nhận các thành tựu tiến bộ của nhân loại, nhận đầu tư nước ngoài và phát triển du lịch.

Chúng ta cũng phải rút kinh nghiệm từ việc sử dụng 84,6 triệu USD chi cho Dự án Mô hình Trường học mới (VNEN).

Theo Vnexpress.net thì trong văn bản gửi Chủ tịch các tỉnh thành tối 18/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng đã có ý kiến về mô hình VNEN ở Việt Nam.

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn).

Theo Bộ đây là phương pháp dạy học tiên tiến của thế giới, đã thử nghiệm ở các trường phổ thông, cho kết quả tốt; được UNESCO, chuyên gia giáo dục quốc tế khuyến cáo chọn thử nghiệm tại Việt Nam.

Sau 3 năm thử nghiệm, mô hình giúp tạo môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Giáo dục, việc áp dụng mô hình này chưa phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên gặp khó khăn.

Trong những năm đầu triển khai, một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về mô hình và điều kiện áp dụng; cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng một cách máy móc.

Bên cạnh đó, việc triển khai nóng vội, áp dụng ngay cả ở những trường còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Những ưu điểm và bất cập này đã được Bộ nghiêm túc rút kinh nghiệm, từ đó Bộ đề nghị các địa phương đang triển khai mô hình VNEN thì tiếp tục làm trên cơ sở tự nguyện. 

Với các cơ sở giáo dục không áp dụng VNEN thì có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình để bổ sung vào phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Ngoài ra, các địa phương có thể áp dụng mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với điều kiện thực tiễn, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh và dư luận xã hội.

Trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt là VNEN) xuất phát từ mô hình trường học mới (EN) được thực hiện tại Colombia. EN được chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển.

Mô hình đạt được những thành công vang dội và mau chóng được nhân rộng khắp châu Mỹ La-tinh.

Sau khi áp dụng mô hình vào Việt Nam, có rất nhiều ý kiến trái chiều.

Một số chuyên gia cho rằng với thực trạng học sinh Việt Nam đang bị hao hụt dần vốn văn hóa thì đây là giải pháp tuyệt vời để góp phần bảo tồn nếp sống văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt. Tuy nhiên, đại đa số giáo viên đều “than” gặp khó khăn, không phù hợp với điều kiện sống, nhu cầu của đại đa số học sinh (theo giaoduc.net.vn) 

Chính vì rút kinh nghiệm của việc triển khai VNEN nên chúng ta không thể coi thường việc triển khai trên quy mô rộng với yêu cầu rất cao của Đề án dạy Ngoại ngữ và với nguồn kinh phí lớn tới 10.000 tỷ đồng.

Theo kế hoạch thì đề án này yêu cầu việc phổ cập tiếng Anh trong trường phổ thông phải đạt yêu cầu tới niên học 2020-2021 việc học chương trình Ngoại ngữ được thực hiện với 100%  học sinh lớp 3; 70% học sinh lớp 6; 60% học sinh lớp 10.

Với các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp tới năm 2020 phải có 60% hệ Trung cấp và 100% hệ Cao đẳng đạt chuẩn trình độ 3 trong khung 6 bậc về năng lực Ngoại ngữ áp dụng cho Việt Nam.

GS. Nguyễn Lân Dũng góp ý thẳng thắn cho đổi mới giáo dục Việt Nam

Về Đại học yêu cầu đặt ra là đến năm 2020 tất cả 100% sinh viên chuyên ngữ phải đạt chuẩn bậc 5 và 70% sinh viên không chuyên ngữ đạt chuẩn bậc 3.

Trong hệ thống giáo dục thường xuyên đến năm 2020 khoảng 50% học viên phải đạt chuẩn bậc 5 và tỷ lệ này là 100% vào năm 2025.

Còn đối với cán bộ, viên chức Nhà nước yêu cầu về đạt chuẩn Ngoại ngữ cũng rất cao.

Đến năm 2020 phải có 40% đạt chuẩn bậc 2 và 20% đạt chuẩn bậc 8; tỷ lệ này nâng lên 60% và 40% vào thời điểm 2015.

Theo tôi tất cả các mục tiêu này đều quá cao, đạt được thì quá tốt, nhưng làm sao để đạt được chắc cần đòi hỏi cả một sự phấn đấu hết sức quyết liệt và trung thực.

Ai cũng biết Ngoại ngữ là yêu cầu rất quan trọng trong quá trình đào tạo học sinh, sinh viên.

Ở Anh việc học Ngoại ngữ bắt đầu được dạy cho trẻ em từ 6-7 tuổi. Ở ta, tại các trường Quốc tế cũng đang học bằng tiếng nước ngoài từ lớp 1 và lên cấp 2 còn được học thêm ngoại ngữ thứ hai, thậm chí cả ngoại ngữ thứ ba.

Tôi quan sát học sinh trường quốc tế Alexandre Yersin ngoài tiếng Pháp, lên cấp hai học sinh đã khá thành thạo cả ngoại ngữ thứ hai là tiếng Anh và bắt đầu được học thêm ngoại ngữ thứ ba là tiếng Tây Ban Nha (!).

Điều đó cho thấy năng lực tiếp thu ngoại ngữ của trẻ em ta là rất tốt, càng bé càng tốt, tất nhiên đó là những nơi có điều kiện đầy đủ: học sinh học hai buổi, giáo viên bản ngữ trực tiếp dạy ngoại ngữ, học phí khá cao…

Chúng ta chủ trương dạy tiếng Anh là chính, và dạy từ lớp ba, ngoài ra một số trường theo yêu cầu của học sinh có thể thay tiếng Anh (trong một số lớp) bằng tiếng Nga hay tiếng Trung.

Rất nhiều người lo ngại về chuyện này, nhưng theo tôi đó là một chủ trương đúng đắn.

Thế hệ chúng tôi là thế hệ học tiếng Nga và về sau đa số trở thành nòng cốt trong tất cả các trường Đại học, các Viện nghiên cứu.

Còn với việc học tiếng Trung có hai lợi thế, một là, sách rất rẻ, sách dịch có rất nhanh và với giá bán chỉ bằng 1/10 giá gốc; hai là, vốn từ về kinh nghiệm sản xuất (nhất là với nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến thực phẩm…) rất gần gũi với nước ta và có thể học được không mấy khó khăn.

Đặc biệt với học sinh ở biên giới Việt – Trung thì nếu không có ý định học tiếp lên Cao đẳng, Đại học thì rõ ràng học tiếng Trung có ích hơn nhiều so với tiếng Anh.

Một số thành phố lớn có đông người Việt gốc Hoa thì nhu cầu học tiếng Trung với bộ phận dân cư này đương nhiên là rất quan trọng (thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên nửa triệu người gốc Hoa).

Trong đề án dạy ngoại ngữ Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chủ trương dạy cả một số ngoại ngữ khác.

Cụ thể là dạy tiếng Nhật như ngoại ngữ chính (từ lớp ba) cho 4 trường ở Hà Nội (Tiểu học Nguyễn Du, Tiểu học Khương Thượng, Tiểu học Chu Văn An, Tiểu học Gateway) và 1 trường ở thành phố Hồ Chí Minh (trường quốc tế Việt Úc).

Với trường quốc tế Việt Úc thì đương nhiên họ yêu cầu học tiếng Anh, nên ngoại ngữ thứ nhất là tiếng Nhật không có gì khó khăn.

Với 4 trường thí điểm ở Hà Nội thì cần quan tâm đến hai chuyện: có phải tất cả học sinh có yêu cầu như vậy không và liệu lên các cấp cao hơn có được tiếp tục học tiếng Nhật hay không?

Còn một số ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Hàn theo đề án này sẽ được coi là ngoại ngữ thứ hai từ lớp 6 hay lớp 10 ở một số trường mà học sinh và phụ huynh học sinh có nguyện vọng được dạy.

Khó khăn lớn nhất theo tôi là lấy đâu giáo viên thật sự giỏi ngoại ngữ để đáp ứng cho đề án đồ sộ và định phủ kín cả nước này?

Yêu cầu của đề án là giáo viên dạy ngoại ngữ ít nhất phải có bằng Cao đẳng ngoại ngữ hay Cao đẳng Sư phạm ngoại ngữ. Liệu có đủ chưa ngay từ bây giờ để có thể đạt những chỉ tiêu rất cao vào năm 2020 (nghĩa là chỉ còn có 4 năm nữa thôi).

Giáo viên tiếng Nga đã chuyển ngành từ lâu rồi, liệu còn đủ sức dạy nữa hay không? Giáo viên tiếng Trung chắc là không thiếu vì vẫn đang có hệ tiếng Trung ở một số trường Đại học công và tư.

Nhưng như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã xác định:"Nếu dạy ngoại ngữ mà không chuẩn thì thà không dạy còn hơn" (theo giaoduc.net.vn).

Câu hỏi cần trả lời ngay hiện nay là để triển khai đề án làm sao có đủ giáo viên dạy ngoại ngữ đạt chuẩn?

GS. Nguyễn Lân Dũng: Muốn đổi mới, ngành giáo dục phải biết lắng nghe

Theo thiển ý của tôi là các trường Sư phạm phải thu nhận một số lượng giáo viên rất lớn đang chưa tìm được việc làm về để đào tạo Ngoại ngữ trong thời hạn ít ra là 2 năm và có học bổng.

Chúng ta cần nhớ theo thống kê thì hiện nay số giáo viên chưa có việc làm là 41.000 giáo viên Tiểu học, 12.000 giáo viên Trung học Cơ sở và 16.900 giáo viên Trung học Phổ thông.

Chúng ta lại đang có quá đông các cơ sở đào tạo giáo viên (9 trường Đại học Sư phạm, 1 trường Đại học giáo dục, 31 khoa Sư phạm trong các trường Đại học đa ngành, 35 trường Cao đẳng sư phạm, 19 khoa Sư phạm trong các trường Cao đẳng khá…).

Việc tái đào tạo thêm chuyên ngành ngoại ngữ sẽ tạo thêm việc thu nhận sinh viên cho các cơ sở đào tạo Sư phạm hiện đang rất lung túng về chỉ tiêu đầu vào.

Đối với đề án rất lớn và đang đối đầu với rất nhiều khó khăn này tôi rất đồng tình với những ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:

Bộ trưởng đưa ra giải pháp trong thời gian tới:

Thứ nhất, tập trung đào tạo đội ngũ giáo viên, nhất là các trường Sư phạm. Nếu những thầy cô quá yếu hoặc khả năng đạt chuẩn quá xa thì chuyển công tác khác.

Thứ hai, tập trung vào cơ sở học liệu, phù hợp với điều kiện, yêu cầu của Việt Nam và đào tạo từ xa, tạo điều kiện cho các giáo viên có thể học mọi lúc mọi nơi, hình thành các trung tâm; không có liên doanh liên kết trong đào tạo ngoại ngữ.

Thứ ba, củng cố nâng cao dạy ngoại ngữ, tránh tình trạng học xong không công nhận, làm thật nghiêm.

Chúng ta nên tự hào hay lo lắng về thực trạng nền giáo dục nước nhà?

"Ngoài ra,  đề án 2020 không phải để phục vụ tất cả mọi người nâng cao trình độ ngoại ngữ mà là xương sống, tạo môi trường để học ngoại ngữ, tạo cú hích cho toàn dân.  

Chúng ta không đưa ra mục tiêu đến năm bao nhiêu thì tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai nhưng phải tạo được sự thay đổi dần dần" – vị tư lệnh ngành giáo dục khẳng định.

Giải thích về điều này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đây là "mục tiêu ở thì tương lai xa, đưa ra có tính chất định hướng. 

Nếu bây giờ không đặt ra và bắt đầu làm thì chẳng bao giờ đạt được.

Ở Singapore, từ khi Lý Quang Diệu có ý tưởng đưa tiếng Anh thành “ngôn ngữ thứ 2”, phải mất 38 năm sau đất nước này mới đạt được mức độ trung bình trong việc sử dụng tiếng Anh“.

Người đứng đầu ngành giáo dục nói thêm, mục tiêu này không thể đạt được trong vòng 10 năm, 20 năm nhưng khoảng thời gian này sẽ là sự chuẩn bị dần (theo giaoduc.net.vn).

Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi trước một đề án lớn, rất mong được nghe thêm ý kiến của các bạn đồng nghiệp, nhất là của các chuyên gia về ngoại ngữ!



Xem nguồn

Mở trang sách, dệt ước mơ!

Posted: 08 Oct 2016 05:13 AM PDT


Thầy Đoàn Công Thạo – Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ chia sẻ: “Dù chúng ta sinh ra ở những nơi khác nhau, lớn lên trong những gia đình khác nhau, dù ở bất kể lứa tuổi nào, tất cả đều có chung một người bạn – người thầy, đó là sách.

Sách là kho báu trí tuệ của nhân loại tích lũy tự bao đời. Sách trở thành ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ soi đường, chỉ lối cho con người trên hành trình chinh phục thế giới cũng như hoàn thiện chính bản thân mình”.

Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng trong “Ngày hội sách”:

Ngày 6/10, thầy và trò Trường THCS Giảng Võ tưng bừng tổ chức “Ngày hội sách” với chủ đề “Mở trang sách, dệt ước mơ”. ảnh: NQ.
Cô giáo Hoàng Kim Uyên – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ chia sẻ: “Tôi rất tâm đắc với câu nói của Nhà văn Andersen: ‘Người càng thông thái, càng đọc nhiều, và những người thông thái nhất là những người đọc nhiều nhất’. Nhà trường mong muốn thông qua những hoạt động này sẽ giúp các con hình thành ý thức đọc sách suốt đời”. ảnh: NQ
Có hàng trăm đầu sách tiếng Anh trong thư viện nhà trường, cùng với rất nhiều đầu sách về khoa học, lịch sử, văn hóa… cho tới cả những cuốn sách dạy con trẻ về đối nhân xử thế, trở thành những người tốt. ảnh: NQ.
Hơn một năm qua, hưởng ứng phong trào “Học tập suốt đời”, Trường THCS Giảng Võ đã phát động phong trào “Góp một cuốn sách, đọc nghìn trang sách”. ảnh: NQ.
Khối 8, 9 thường xuyên được tổ chức các hoạt động “báo cáo sách”. Mỗi học sinh sẽ xây dựng các ý tưởng và tự thuyết trình về ý nghĩa của những cuốn sách văn học, lịch sử. Điều đó giúp các em sớm trưởng thành hơn trong cuộc sống. ảnh: NQ.
Câu lạc bộ Toán học là nơi thể hiện tài năng của những học sinh đam mê môn Toán. ảnh: NQ.
Trong “Ngày hội sách” còn có cả cuộc thi chinh phục những bài toán khó. ảnh: NQ.
Những thí nghiệm khoa học khơi dậy đam mê học tập, điều đó cũng lý giải vì sao ngôi trường này có truyền thống đào tạo được nhiều học sinh đoạt các giải thi quốc tế. ảnh: NQ.



Xem nguồn

Yêu cầu của Chính phủ về vụ việc ở trường đại học Ngoại thương

Posted: 08 Oct 2016 04:30 AM PDT


Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 8041/VPCP-V.I (ngày 26/09/2016) gửi Thanh tra Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Ngoại thương (Ảnh: nhandan.com.vn).

Văn bản này nêu rõ:

Xét báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại văn bản số 3473/BGDĐT-TCCB ngày 14/7/2016 về việc giải quyết tố cáo đối với ông Bùi Anh Tuấn (Hiệu trưởng) và bà Đào Thị Thu Giang (Phó hiệu trưởng)…

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình có ý kiến chỉ đạo như sau:

Giao Thanh tra Chính phủ xác minh, kết luận các nội dung tố cáo liên quan đến lãnh đạo trường Đại học Ngoại thương, kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/1/2017.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan và cá nhân có liên quan biết, thực hiện.



Xem nguồn

Chuyên gia giáo dục dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm dần

Posted: 08 Oct 2016 03:48 AM PDT


LTS: Ngày 28/9, Bộ GD&ĐT chính thức ban hành văn bản số 4806/BGDĐT-GDĐH yêu cầu báo cáo về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp gửi tới giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm. 

Đây là lần đầu tiên Bộ GD&ĐT có văn bản chính thức quy định về việc báo cáo tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 

Để độc giả hiểu rõ hơn về văn bản này, Báo điện tử giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam). 

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả. 

Phóng viên: Bà đánh giá như thế nào về việc Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường báo cáo về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp?

PGS.TS Nguyễn Phương Nga
: Theo các yêu cầu trong văn bản này của Bộ GD&ĐT, các trường học viện, Đại học, cao đẳng phải công khai tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trên trang thông tin điện tử của trường.
 
Đây là một bước "cải tiến" trong cơ chế quản lý của Bộ GD&ĐT. Vì sao lại gọi là cải tiến, tôi sẽ bàn sau. 

Trước tiên, tôi xin được bàn về những điểm hay của yêu cầu này. Cụ thể:

– Việc mô tả minh bạch phương pháp khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp trên website của từng trường là cơ sở để các cơ quan quản lý và toàn xã hội đánh giá mức xác thực của các số liệu công khai của từng trường;

– Khi con số sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành được đào tạo của mỗi trường được công khai để toàn xã hội biết, cha mẹ học sinh và bản thân các em học sinh dễ dàng nắm bắt được các thông tin hoàn toàn định lượng về các ngành đào tạo và tương lai "đầu ra" (có thể có việc làm ngay hay không). 

PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) (Ảnh: Xuân Trung)

Trên cơ sở những thông tin xác thực này, cha mẹ học sinh và học sinh có thể định hướng lựa chọn vào học tại trường đại học, cao đẳng nào và theo học ngành đào tạo.

Hoặc có thể không vào đại học, cao đẳng mà nộp vào học tại các trường cao đẳng nghề hoặc trung cấp nghề với thời gian học ngắn hạn và có khả năng có việc làm trong một thời gian ngắn hơn so với học đại học, cao đẳng.

Mặc dù, theo các báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp cao, nhưng các con số đó không chỉ ra cụ thể số lượng sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp của từng trường Đại học, cao đẳng và thuộc những ngành đào tạo nào. 

Vì vậy công khai tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo trên website của từng trường Đại học, cao đẳng là một hình thức giải trình công khai và minh bạch của trường;

Hơn nữa, ở góc độ quản lý, với những thông tin định lượng về ngành nghề đào tạo có tỷ lệ thất nghiệp cao, các cơ quan chức năng và các trường có cơ sở để điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp nhu cầu của xã hội;

Chuyện cử nhân sư phạm thất nghiệp nhắc đi nhắc lại nhưng rồi đâu lại vào đấy!

(GDVN) – PGS. Nguyễn Văn Nhã cho rằng, cần có cuộc khảo sát đánh giá nghiêm túc, chuẩn xác: Vì sao có tình trạng cử nhân sư phạm thất nghiệp? Nguyên nhân vì đâu?

Tuy nhiên, một thực tế cần phải quan tâm, đó là các nhà tuyển dụng lao động phàn nàn về năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp và cho rằng nguồn cung từ các trường quá dư thừa so với cầu của các nhà tuyển dụng, nhưng thật đáng tiếc "cung" không đáp ứng chất lượng của "cầu". 

Tác động sâu xa và lâu dài của văn bản mới này của Bộ GD&ĐT là: khi tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp nhiều, từng trường Đại học, cao đẳng phải tự xem xét lại chất lượng đào tạo của trường và điều chỉnh chương trình đào tạo để sinh viên tốt nghiệp có năng lực thực sự đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động.

Đồng thời giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với những ngành đào tạo đang dư thừa nhân lực; đặc biệt các trường Đại học, cao đẳng buộc phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng để đào tạo "đầu ra" bắt đúng nhu cầu của họ.

Theo đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp về lâu dài sẽ giảm dần.

Bây giờ tôi xin giải thích vì sao lại nói văn bản này là một sự "cải tiến" trong cơ chế giám sát và quản lý của Bộ GD&ĐT. 

Ngay từ năm 2008, tiếp đó là năm  2012, trong các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của các trường Đại học và Cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành và các quyết định về các văn bản hợp nhất về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ban hành năm 2014, đã có tiêu chí:

"Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành được đào tạo". 

Tính đến 30/6/2017 cả nước có 416 học viện, trường Đại học, cao đẳng đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục này (số liệu từ Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT). 

Điều này có nghĩa là trong báo cáo tự đánh giá của các trường này đã có các thông tin về số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành được đào tạo. 

Nhưng, rất tiếc là các số liệu này lại không được công khai để xã hội và các cơ quan chức năng biết mà chỉ được lưu trữ trong các báo cáo! 

Theo bà, làm thế nào để khảo sát có hiệu quả về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp? 

PGS.TS Nguyễn Phương Nga: Như đã bàn ở phần trên, việc khảo sát tình hình việc làm bao gồm cả thu nhập trong năm đầu khi có việc làm của sinh viên tốt nghiệp đã được triển khai từ năm 2008 và đến 30/6/2016 đã có 416 trường có báo cáo tự đánh giá trong đó có tiêu chí về việc làm của sinh viên tốt nghiệp. 

Do vậy với những trường được lãnh đạo trường quan tâm đầu tư cho công tác tự đánh giá này, các trường này đều thành lập Hội Cựu sinh viên. Đây chính là cầu nối ngắn nhất và nhanh nhất gắn kết nhà trường với các sinh viên tốt nghiệp. 

Nhà trường phải báo cáo tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

(GDVN) – Bộ GD&ĐT có văn bản gửi các học viện, các trường Đại học, trường Cao đẳng báo cáo về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều trường đại học, cao đẳng chưa thành lập Hội Cựu sinh viên; hoặc có Hội Cựu sinh viên, nhưng chưa có các hoạt động phong phú và hiệu quả để thu hút sự gắn kết của sinh viên tốt nghiệp với nhà trường. 

Khi Hội Cựu sinh viên hoạt động hiệu quả, Nhà trường sẽ cập nhật được những thay đổi về địa chỉ liên hệ với sinh viên tốt nghiệp như điện thoại, email, nơi cư trú để có thể triển khai khảo sát các thông tin từ sinh viên tốt nghiệp.

Sự đầu tư các nguồn lực của nhà trường cho các hoạt động như tạo lập diễn đàn cựu sinh viên, mời sinh viên tốt nghiệp về dự các ngày lễ kỷ niệm đặc biệt của Nhà trường,… sẽ tạo được sự kết nối với sinh viên tốt nghiệp.

Điều này giúp nhà trường thuận lợi trong việc khảo sát và thu thập thông tin về chất lượng đào tạo, mức độ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng lao động. 

Đây là những cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học để nhà trường đưa ra các chiến lược và định hướng phát triển của trường.

Vậy, theo bà, những đơn vị chưa có hoặc chưa hoạt động tốt Hội cựu sinh viên này sẽ gặp phải trở ngại gì? 

PGS.TS Nguyễn Phương Nga: Trở ngại chính là các thông tin về địa chỉ liên lạc của sinh viên tốt nghiệp được lưu giữ tại trường không được cập nhật, vì thế các bộ phận chức năng của trường sẽ rất vất vả để có thể khảo sát sinh viên tốt nghiệp trên diện rộng. 

Thậm chí số lượng sinh viên tốt nghiệp trả lời phiếu khảo sát không đủ lớn để có thể khái quát hóa về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp từ trường. 
Mà khi số liệu không đảm bảo độ tin cậy, Nhà trường khó có thể giải trình một cách minh bạch về "chất lượng đầu ra" của mình.
 
Ngoài ra, theo tôi, Bộ GD&ĐT nên yêu cầu công khai cả mức thu nhập trung bình trong năm đầu khi có việc làm của sinh viên tốt nghiệp (yêu cầu này đã có trong Các tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng trường Đại học, Cao đẳng). 

Đây cũng chính là cơ sở để cha mẹ học sinh và các em học sinh xem xét và cân nhắc khi chọn trường Đại học, Cao đẳng và ngành nghề theo học.

Trân trọng cảm ơn PGS. 

Theo văn bản số 4806/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và đào tạo, từ năm 2016, Giám đốc các Đại học, Học viện; Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm triển khai việc thu thập thông tin, xây dựng và công bố báo cáo về việc làm của sinh viên chính quy, tốt nghiệp bằng thứ nhất (tính từ sinh viên tốt nghiệp năm 2015) trên trang thông tin điện tử của trường.

Mục đích là nhằm cung cấp, cập nhật thông tin về tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp và khả năng tham gia vào thị trường lao động của sinh viên để các trường nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu ngành đào tạo; điều chỉnh, bổ sung, cập nhật nội dung chương trình giảng dạy nhằm nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

Báo cáo phải phản ánh khách quan, trung thực tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp; nêu rõ quy trình điều tra việc làm của sinh viên tốt nghiệp và minh chứng về việc thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra, xác thực thông tin của báo cáo.

Yêu cầu báo cáo gồm: 

-Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Báo cáo phân tích kết quả điều tra dựa trên 3 chỉ tiêu: Có việc làm, chưa có việc làm, chưa có việc làm và đang học nâng cao. 

– Khu vực làm việc của sinh viên tốt nghiệp: Báo cáo phân tích kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp đang làm việc theo khu vực (khu vực Nhà nước, tổ chức tư nhân, liên doanh với nước ngoài).

– Đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đào tạo và tình trạng việc làm của viên tốt nghiệp: Báo cáo đánh giá tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp và đưa ra các kiến nghị trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học hoặc những thay đổi khác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. 

Bộ GD&ĐT cũng cho hay, đây là cơ sở để Bộ giám sát chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của các trường và phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của trường.

Báo cáo phải được gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 1/1 hằng năm, thời gian bắt đầu từ ngày 1/1/2017.

Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp hàng năm là yêu cầu bắt buộc đối với các trường, là điều kiện để Bộ GD&ĐT xem xét việc tuyển sinh của các trường trong năm học tiếp theo. 



Xem nguồn

Comments