Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

Posted: 07 Oct 2016 09:28 AM PDT


 – Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

du học, du học Nhật Bản, du học Đan Mạch, kinh nghiệm xin học bổng, du học châu Âu, Nguyễn Hoàng Duy Phương

Nguyễn Hoàng Duy Phương mặc kimono kỉ niệm những năm tháng ở Nhật. Ảnh: NVCC

Nam sinh chuyên toán và 8.0 IELTS

Tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Quản trị kinh doanh của ĐH Ritsumeikan châu Á Thái Bình Dương (APU) tại Nhật Bản, Phương tiếp tục tìm kiếm cơ hội học tập ở đất nước châu Âu được bình chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Bạn bè và người thân ngạc nhiên khi em chọn Đan Mạch, nhưng em quan niệm "càng chưa biết thì càng muốn trải nghiệm". Với bảng hồ sơ nổi bật: top 10 sinh viên có điểm GPA cao nhất toàn trường, giải thưởng luận văn xuất sắc, IELTS 8.0, tiếng Nhật N2, Phương nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Đan Mạch cho 2 năm học.

Theo học chương trình 2 văn bằng: Thạc sĩ về Chiến lược, tổ chức và lãnh đạo và Thạc sĩ Quản lý quốc tế của ĐH Kinh doanh Copenhagen (Đan Mạch), Phương cũng là đại diện duy nhất của trường tham gia chương trình Thạc sĩ song song với ĐH Kinh tế Chính trị London – một trong những ngôi trường được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng đại học thế giới. Phương chia sẻ, đầu năm 2017 này em sẽ sang London để hoàn thành nốt chương trình học của mình.

Cơ duyên đến với nước Nhật của Phương cũng rất đơn giản: khi còn học cấp 3 ở Đà Nẵng, em học chuyên toán nên tiếng Anh lúc đó còn rất yếu để xin được học bổng của Mỹ hay Singapore, trong khi đòi hỏi tiếng Anh của Nhật không quá cao cho chương trình cử nhân. Hồ sơ của em được APU đồng ý miễn giảm học phí cho 4 năm học và nhận được học bổng sinh hoạt phí của tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật trong năm đầu.

du học, du học Nhật Bản, du học Đan Mạch, kinh nghiệm xin học bổng, du học châu Âu, Nguyễn Hoàng Duy Phương

Duy Phương đại diện cho các học sinh có điểm GPA cao nhất kì (4.0/4.0) phát biểu trước toàn trường. Ảnh: NVCC

Bằng những nỗ lực không ngừng, Phương dùng kết quả học tập và hoạt động ngoại khóa của mình để nộp hồ sơ cho nhiều học bổng khác nhau. Trong số 6 học bổng mà Phương nhận được trong 4 năm học có 2 học bổng danh giá, một là của Tập đoàn dược phẩm lớn nhất nước Nhật Kobayashi dành cho 30 sinh viên quốc tế xuất sắc ở các đại học Nhật, một là giải thưởng danh dự Ando Momofuku cho học sinh xuất sắc toàn trường của cố tiến sĩ Ando Momofuku – người phát minh ra mỳ tôm và là người sáng lập Tập đoàn thực phẩm Nissin.

Tổng số tiền học bổng mà Phương nhận được lên tới 5 triệu yên Nhật – một số tiền không nhỏ giúp em học tập và sinh sống thoải mái hơn ở quốc gia đắt đỏ này.

Đặt chân đến nước Nhật với vốn tiếng Anh hạn chế, và vốn tiếng Nhật bằng không, năm đầu đại học trở nên vô cùng khó khăn với em. "Trong khi các bạn Việt Nam khác đa phần là học sinh chuyên Anh nên các bạn có thể tập trung học tiếng Nhật, còn em thì phải cố gắng gấp đôi để học cả hai thứ tiếng, vì các học bổng sinh hoạt phí đều phải viết luận và phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Cho nên khi nhìn lại 4 năm ở Nhật, em nghĩ rằng chuyện gì cũng có thể làm được nếu bản thân thực sự quyết tâm" – Phương chia sẻ.

Nhật Bản hòa nhã, Đan Mạch quyết liệt

du học, du học Nhật Bản, du học Đan Mạch, kinh nghiệm xin học bổng, du học châu Âu, Nguyễn Hoàng Duy Phương

Duy Phương cùng các bạn sinh viên thạc sĩ học nhóm tại trường Copenhagen Business School, Đan Mạch. Ảnh: NVCC

Với Phương, Nhật Bản và Đan Mạch là hai thái cực hoàn toàn khác biệt về văn hóa, quan điểm sống và cả cách học tập. Nếu như trong lớp học của Nhật, mọi người giao tiếp hòa nhã với nhau, học sinh hiếm khi phát biểu trong giờ học mà thường chăm chú nghe giảng thì Đan Mạch là một "cú sốc" lớn với em.

Ở Đan Mạch, thầy trò thường xuyên tranh cãi quyết liệt trong giờ học và thầy cô rất đánh giá cao tư duy phản biện như vậy. Họ cũng yêu cầu học sinh gọi họ bằng tên và không cần kèm thêm danh xưng như "Mr" hay "Professor", nên mối quan hệ thầy cô rất cởi mở như bạn bè với nhau. Khi làm việc nhóm với các sinh viên Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy hay Đức cũng vậy, mọi người không ngần ngại nói ra điểm chưa hài lòng về nhau, điều hoàn toàn tối kị ở Nhật. Vì đã quen với văn hóa Nhật cũng như là sinh viên châu Á duy nhất đến từ ngoài châu Âu, nên kì học đầu tiên khá khó khăn để em hòa nhập với mọi người – Phương kể.

"Chương trình học rất nặng và sinh viên phải tự học là chính với rất nhiều bài đọc trong ngày. Ở Đan Mạch còn nổi tiếng với kiểu thi vấn đáp và cho điểm tại chỗ vô cùng căng thẳng, quyết định điểm số của cả môn vì thường không tính điểm chuyên cần hay bài tập về nhà. Đây là điều hoàn toàn khác biệt với ở Nhật nên em cũng cảm thấy khó khăn thời gian đầu".

Được trải nghiệm sự khác biệt là một may mắn

du học, du học Nhật Bản, du học Đan Mạch, kinh nghiệm xin học bổng, du học châu Âu, Nguyễn Hoàng Duy Phương

Duy Phương đại diện cho Việt Nam tham gia Hội nghị hòa bình quốc tế 2014 (Peace conference of youth) tại Osaka Nhật Bản. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, sự khác biệt về phương pháp học tập hay nền văn hóa, với Phương, lại là một sự may mắn – may mắn khi được trải nghiệm những điều khác biệt. "Nếu như ở Nhật mọi người đề cao kỉ luật, sự cần cù và khiêm nhường, đồng thời cũng kéo theo áp lực và căng thẳng trong công việc, làm việc quá giờ đến thâu đêm là điều thường thấy; thì Đan Mạch hoàn toàn ngược lại. Mọi người ở đây sống thảnh thơi, làm việc chỉ khoảng 7 tiếng mỗi ngày, dành nhiều thời gian cho gia đình và đi du lịch. Người dân đề cao sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Thậm chí các công ty ở đây còn khuyến khích nhân viên làm việc ít hơn để dành thời gian cho gia đình".

Tuy nhiên, người Đan Mạch cũng làm việc rất hiệu quả nhờ văn hóa doanh nghiệp cởi mở và ít tầng lớp. "Mọi người tranh luận quan điểm rõ ràng với nhau, không quan tâm đến chức vụ. Ngược lại, ở Nhật bản, có sự phân biệt khá lớn giữa cấp trên và cấp dưới. Mọi người có xu hướng phải giao tiếp trong ôn hòa, sử dụng kính ngữ, nói 1 hiểu 10. Bản thân em thấy trong thời đại mới, văn hóa này có vẻ như không còn phù hợp. Bên cạnh đó, người nước ngoài ở Nhật khó có thể thăng tiến trong công ty, tuy nhiên điều này cởi mở hơn ở Đan Mạch" – nam sinh viên 23 tuổi chia sẻ.

Không chỉ có văn hóa – xã hội, phương pháp học tập khác biệt, cảm xúc của Phương dành cho hai đất nước cũng khá khác nhau. Mặc dù người Nhật nổi tiếng nghiêm túc, kín đáo, nhưng em thường xuyên tham gia các chương trình giao lưu với dân địa phương. Qua các hoạt động ở đất nước này, em đã có một người mẹ nuôi ở Nhật. Chính vì thế, em cảm thấy nước Nhật như chính gia đình mình, rất xúc động khi nhớ về.

Còn ở Đan Mạch, Phương cảm thấy mình như một khách du lịch. "Người Đan Mạch rất khó để nói chuyện và trở thành bạn thân với họ. Đôi khi cũng vì người ta tôn trọng sự riêng tư của mình nên cũng ít khi hỏi thăm, bắt chuyện. Đây có lẽ là điều em không thích nhất ở đây".

Hiện tại, Phương đang đi làm thêm cho một tổ chức tư vấn chiến lược phi lợi nhuận ở Copenhagen. Em dự định sẽ trở về Việt Nam để trải nghiệm môi trường sau 6 năm xa quê. Sau đó, em sẽ cố gắng tìm cơ hội đi học tiến sĩ ở một nền văn hóa mới như Mỹ hay Úc. "Ước mơ lớn nhất của em là trở thành một giảng viên đại học".



Xem nguồn

Bức thư thức tỉnh xã hội của người mẹ có con tự sát

Posted: 07 Oct 2016 08:46 AM PDT


Bà mẹ 51 tuổi Lucy muốn cảnh báo các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và cả những phụ huynh trước nạn bắt nạt học đường, mà đôi khi cả những đứa trẻ ngoan cũng là thủ phạm.

mạng xã hội, bắt nạt học đường, bạo lực học đường, tự sát
Chị Lucy và cậu con trai Felix, 17 tuổi – người đã tự sát trên đường ray tàu vì bị bạn bè bắt nạt trong nhiều năm

Bà mẹ đau khổ này đã viết một bức thư cho những kẻ đã bắt nạt con trai mình – những kẻ khiến cậu bé phải tự sát.

Felix Alexander, 17 tuổi, đã chết dưới bánh xe của một chiếc xe lửa hồi đầu năm nay sau 7 năm bị bắt nạt, tờ The Sun cho hay. Một cuộc điều tra kết luận Felix đã tự tử sau khi bị bắt nạt trong nhiều năm, đầu tiên là trong các sân chơi thể thao và sau đó là bị chế giễu trên mạng.

Sự việc bắt đầu khi Felix, 10 tuổi. Cậu bị bạn cùng lớp chế giễu khi thừa nhận rằng đã bị cha mẹ cấm chơi trò Call of Duty (một loại game bắn súng). Không thể chịu đựng được cảnh bị cô lập và trêu chọc, Felix chuyển đến trường trung học Pershore hồi tháng 9 năm ngoái nhưng tình trạng bị bắt nạt vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi cậu bé không thể chịu đựng được nữa.

Chị Lucy – mẹ của Felix đã viết một bức thư gửi những kẻ bắt nạt con trai mình, các trường và các vị phụ huynh, giải thích cơn ác mộng mà Felix đã phải chịu đựng.

Dưới đây là toàn bộ bức thư:

Vào ngày 27/4/2016, chúng tôi mất đi đứa con trai 17 tuổi của mình. Nó đã quyết định làm điều đó bởi vì không thể tìm thấy lối đi nào hạnh phúc hơn.

Sự tự tin và lòng tự trọng của thằng bé đã bị xói mòn suốt một thời gian dài do những hành vi bắt nạt trong quãng thời gian ở trường trung học.

Ban đầu là sự thiếu tử tế và cô lập, và trong những năm qua, với sự ra đời của mạng xã hội, sự thiếu tử tế trở nên tàn nhẫn và áp đảo.

Những người chưa từng gặp Felix đã lạm dụng thằng bé thông qua các mạng xã hội và Felix nhận ra rằng mình không thể kết bạn và duy trì các mối quan hệ bạn bè bởi vì thật khó để làm bạn với cậu bé "bị ghét" nhất trường.

Việc đến trường với thằng bé là một cuộc đấu tranh thường nhật.

Con trai chúng tôi đã chuyển trường – một điều mà thằng bé chẳng hề mong đợi, bởi vì mặc dù rất đau khổ nhưng thằng bé cũng cảm thấy rất kinh khủng về những người mà mình không quen. Vì thằng bé tin rằng mình vô dụng nên một ngôi trường khác cũng chẳng có gì khác biệt.

Con trai chúng tôi đã có những người bạn ở ngôi trường mới và có những thầy cô giáo nhìn thấy thằng bé là một người thông minh, tốt bụng và chu đáo.

Tuy nhiên, Felix bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi sự lạm dụng, cô lập và sự độc ác đã từng phải chịu đựng, đến mức thằng bé không thể thấy được rằng có rất nhiều người đang thực sự quan tâm tới mình.

Tôi viết bức thư này không phải để cầu xin lòng thương hại, mà bởi vì còn nhiều đứa trẻ khác cũng giống như Felix – những người đang phải đấu tranh và chúng ta cần thức tỉnh trước thế giới độc ác mà chúng ta đang sống.

Tôi kêu gọi những đứa trẻ hãy luôn sống tử tế, và đừng bao giờ ngó lơ những hành vi bắt nạt.

Hãy là người sẵn sàng đứng lên chống lại cái ác. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc khi làm một người bạn tốt.

Tôi từng đọc được rằng "mọi người thường nói những điều vô nghĩa trên mạng xã hội". Sự độc ác được coi như một "trò đùa", và bởi vì họ không nhìn thấy hậu quả của những lời nói đó nên họ không tin rằng nó đang gây ảnh hưởng.

Đó là một câu nói mà tôi thấy trên Facebook mới đây và tôi cho rằng nó rất đáng để suy nghĩ, suy nghĩ trước khi đăng tải bất cứ điều gì lên mạng xã hội. Nó có thật không? Có cần thiết không? Có tử tế không?

Con cái chúng ta cần hiểu rằng mỗi hành động đều gây hậu quả và đều khiến ai đó tổn thương, đôi khi là chết người bởi những kẻ được gọi là "anh hùng bàn phím".

Không phải mọi đứa trẻ đều tham gia vào việc bắt nạt trên mạng, nhưng chúng có thể có tội khi tạo điều kiện cho người khác làm điều đó.

Chúng có tội khi biết mà không nói, khi không giúp đỡ hoặc kết bạn với những đứa trẻ bị bắt nạt.

Tôi kêu gọi các giáo viên hãy nhận ra những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ đang gặp khó khăn. Điểm thấp hay những hành vi xấu có thể là dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ đang cầu xin sự giúp đỡ.

Hãy lắng nghe những vị phụ huynh khi họ nói về những rắc rối và giám sát các tương tác xã hội của trẻ.

Liệu chúng có đang ngồi một mình trong giờ giải lao hay trong giờ ăn trưa?

Chúng có trầm tĩnh hay ồn ào quá mức?

Tôi không kỳ vọng các giáo viên phải là những nhà tâm lý học nhưng họ có một cái nhìn tổng quan riêng về cuộc sống của bọn trẻ và họ có thể sớm nhận ra một vài khó khăn và có cách giúp đỡ.

Giáo dục là một phần thiết yếu của sự thay đổi. Trẻ em cần thấy được sự tử tế giữa người với người ngay từ khi còn nhỏ.

Hãy kết hợp những bài học giá trị này vào các chương trình PSHE trong những năm đầu tiên đến trường.

Tất cả bọn trẻ đều có điện thoại thông minh từ rất nhỏ và điều quan trọng là chúng cần được hướng dẫn về cách sử dụng một cách có trách nhiệm và tử tế.

Cuối cùng, tôi kêu gọi các bậc phụ huynh. Hãy quan tâm đến những gì con bạn đang làm trên mạng.

Hãy tìm hiểu về ngôn từ mà chúng đang sử dụng trên mạng xã hội và chắc chắn rằng nó phù hợp và tử tế.

Chúng ta đều không muốn nghĩ rằng những đứa trẻ của chúng ta phải chịu trách nhiệm vì đã tàn nhẫn với một đứa trẻ khác, nhưng tôi đã sốc khi những đứa trẻ "tốt" phải chịu trách nhiệm một phần cho nỗi thống khổ của Felix.

Ngay cả khi chúng chỉ nó điều gì đó thật khủng khiếp dù chỉ một lần, và không phải là người duy nhất nói điều gì đó trong tuần đó.

Qúa đơn giản khi nói rằng "Tại sao bạn không 'block' chúng? Bạn không cần phải đọc nó!". Đây là cách mà những người trẻ giao tiếp ngày nay và nhiều đứa trẻ đang thực sự mất khả năng giao tiếp trực tiếp một cách hiệu quả.

Trong một số trường hợp, chúng tôi đã ngăn Felix tiếp xúc với tất cả các mạng xã hội bởi vì nó gây ra quá nhiều đau khổ, nhưng điều đó chỉ làm thằng bé thêm cô độc và cảm thấy rằng đó là một sự trừng phạt chứ không phải là sự bảo vệ.

Hãy nhìn vào Twitter, Instagram, Snapchat, Googlechat và Facebook của con bạn.

Hãy giúp trẻ hiểu rằng nếu chúng đang viết hoặc đăng tải một cái gì đó mà chúng không muốn cho bạn đọc thì nghĩa là chúng không nên làm điều đó. Hãy giúp trẻ tự chỉnh sửa trước khi đăng tải.

Con bạn đang xem thứ gì trên mạng khi nằm trong phòng ngủ? Bọn trẻ đang chứng kiến một hình thức biến dạng của thực tại khi bạo lực và khiêu dâm đang được "bình thường hóa" nhờ sự dễ dàng truy cập.

Chúng ta có trách nhiệm chung trong việc cứu rỗi cuộc đời của những đứa trẻ do hành vi bắt nạt và sự tàn nhẫn.

Bạn có thể thấy rằng có một từ mà tôi đã nhiều lần sử dụng trong bức thư này và tôi không thấy có lỗi khi làm thế.

Từ đó là sự tự tế. Tôi nói điều này trong lễ tang của con trai tôi. Làm ơn hãy luôn tử tế, vì bạn không bao giờ biết được điều gì đang ở trong tim hay trong tâm trí của ai đó.

Cuộc sống của chúng tôi đã bị hủy hoại sau khi mất đi đứa con trai tuyệt vời của mình. Xin đừng để nó xảy ra với bất cứ gia đình nào nữa.

  • Nguyễn Thảo (Theo News)



Xem nguồn

Bé gái 5 tuổi trở thành hiện tượng sau khi chỉ trích Thủ tướng Anh

Posted: 07 Oct 2016 08:04 AM PDT


– Một bé gái 5 tuổi đã trở thành hiện tượng Internet sau khi clip chỉ trích Thủ tướng Anh Theresa May của cô bé được đăng tải.

Xem video:


Trong clip thu hút hàng chục ngàn lượt xem trên YouTube, cô bé Brooke Blair đã "tấn công" bà May về vấn nạn người vô gia cư. Brooke cũng liên tục kêu gọi những hỗ trợ tài chính để giải quyết vấn đề này của nước Anh.

Bé gái 5 tuổi, chỉ trích, Thủ tướng Anh

Brooke Blair

Brooke nói trước ống kính: "Cháu tên là Brooke Blair. Năm nay cháu 5 tuổi và cháu có chuyện phải nói với bà, bà Theresa May".

"Tối qua cháu có đi ra ngoài và cháu nhìn thấy hàng trăm, hàng triệu người vô gia cư".

“Bà nên ở ngoài đó, Theresa May. Hãy cho họ bánh quy, socola nóng, sandwich, xây những ngôi nhà"

"Nhìn này, cháu mới chỉ 5 tuổi, cháu chẳng làm được việc gì để giải quyết chuyện đó. Nhưng cháu đang tiết kiệm tiền và sẽ chẳng bao giờ đủ cả".

"Còn bà thì có rất nhiều tiền. Hãy chi tiền và giúp đỡ mọi người đi. Đó là việc mà bà phải làm, vì chúng ta đã có quá nhiều cuộc chiến trong đất nước này, và cháu không thích điều đó, Theresa May. Cháu đang rất tức giận".

Sau khi clip được lan truyền rộng khắp trên mạng, Brooke đã được một tổ chức từ thiện chuyên xây nhà cho những người vô gia cư trong thành phố mời tới nói chuyện.

Nguyễn Thảo (Theo Independent)



Xem nguồn

"Con gái tôi đã được học chính trị như thế"

Posted: 07 Oct 2016 07:22 AM PDT


 – Con gái đi học về kể rằng, cô giáo vừa cho các bạn thảo luận về chính trị. Bọn trẻ 13 tuổi nói chuyện một cách say sưa, trình bày những gì chúng hiểu về chính trị. 

Đứa thì nói về Hiến pháp nước Ý, đứa lại chê Thủ tướng Ý Matteo Renzi là đang muốn trở thành độc tài, đứa lại nói đến những scandal của cựu thủ tướng Berlusconi.

Con gái lại bảo, cô giáo tiếng Anh (một cô giáo người Ireland) rất hay đưa những câu chuyện thời sự vào bài học. Mới rồi, cô cho cả lớp nói chuyện về bầu cử Mỹ. Rồi cô hỏi bọn chúng đứa nào thích Trump, đứa nào thích Hillary Clinton và nếu đi bầu, chúng sẽ bầu cho ai. 

Có bạn bảo, hãy bầu cho Trump, ông ấy rất chi là “funny”; đứa lại bảo, nó sẽ bầu cho Clinton, bởi bà ấy là người rất rắn rỏi và có nghị lực. Con gái thì nói, nó sẽ bỏ phiếu cho Clinton, vì nước Mỹ không thể có một Tổng thống kém nghiêm túc như Donald “Duck” Trump. Serafino, thằng bạn người Mỹ rất xinh xắn và có mái tóc vàng hoe thì bảo, nếu Trump trúng cử, nó sẽ sống cả đời ở Ý luôn, không trở về Mỹ nữa. 

Trên thực tế, những câu chuyện chính trị trong lớp học không còn là chuyện hiếm trong giờ học của bọn trẻ. Người ta không hề coi chúng là bọn con nít và chuyện chính trị là của riêng người lớn. 

Bọn trẻ đã được tạo điều kiện cho việc làm quen với chính trị và tình hình thế giới qua các giờ học trên lớp, thông qua giáo viên và các hoạt động ở trường.

 Dân chủ và các khái niệm cơ bản về quyền và trách nhiệm công dân thực ra đã được khuyến khích từ việc cấp 1 chúng đã được tạo điều kiện cho việc tổ chức bầu cử lớp trưởng, với việc giáo viên không can thiệp vào việc bầu cử, mà chỉ đóng vai trò là người tổ chức sự kiện, và để cho bọn trẻ làm cương lĩnh tranh cử và vận động các bạn bỏ phiếu cho chúng. 

Năm nào, vào tầm này, các cuộc bầu cử đều diễn ra. Làm lớp trưởng ở đây không hề oai, không phải là một cánh tay nối dài của cô giáo, mà là đại diện của các bạn học sinh trong lớp học trước nhà trường. Làm lớp trưởng không được định hướng là làm chức sắc, làm quan, có quyền lực, mà là để phục vụ các bạn và cô giáo. 

Hồi còn học ở Singapore, mình đã được chứng kiến cảnh bạn mình, lúc ấy là Chủ tịch Hội sinh viên của Trường ĐH Công nghệ Nanyang, đã hùng biện mạnh mẽ như thế nào trong cuộc vận động các bạn bỏ phiếu cho mình, nhằm ở lại thêm một nhiệm kì nữa. 

Đối thủ của bạn là một cậu rất giỏi, năng động, tài ba, nhiều sáng kiến và giàu tham vọng. 

Họ mới chỉ hơn 20 tuổi, nhưng rất chững chạc. Họ tranh luận thẳng thắn và quyết liệt với nhau quanh các chủ đề liên quan đến đời sống học đường mà một người trung gian-ở đây là một giáo viên-đưa ra, hệt như Trump và Clinton mới rồi. 

Cuộc đấu tay đôi của họ diễn ra cách đây đã 20 năm và mình vẫn nhớ rõ. Ông bạn mình thua điểm sau cuộc tranh luận, sau đó thua luôn trong cuộc bầu cử. 

Bọn trẻ đến với cuộc sống như thế, rất thực tế, với những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống xung quanh chúng và trên thế giới được đưa vào giờ học hầu như hàng gày. 

Cuộc đời sẽ dạy chúng nhiều bài học khác khi chúng lớn lên, rằng chính trị không hề đơn giản. 

Nhưng chúng đã được tiếp cận với chính trị từ khi còn nhỏ, đã hiểu được dân chủ là gì, đã ý thức được một cách cơ bản về quyền và trách nhiệm của chúng trong một xã hội thu nhỏ, là nhà trường, và được tiếp tục khuyến khích để thể hiện điều ấy ở ngoài xã hội lớn hơn.

  • Trương Anh Ngọc (Italia)

Bài cùng tác giả:

Đây mới là lệch lạc của giáo dục

Con gái tôi vừa hoàn thành những nét vẽ của bức tranh “Sự ra đời của thần Vệ nữ” của danh họa Sandro Botticelli, một trong những nhân vật lỗi lạc của nghệ thuật thời đầu Phục hưng.



Xem nguồn

Bé 13 tuổi bị bố đánh bầm mông, rướm máu phải nhập viện

Posted: 07 Oct 2016 06:40 AM PDT


– Quá tức giận khi nghe tin con trai ăn cắp, người bố đã đánh cậu con trai 13 tuổi tới mức bầm mông, rướm máu khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, xót thương.

cha đánh con, bố đánh con

Hình ảnh bé Tạ Văn Long bị bố đánh bầm mông khiến nhiều người không khỏi xót thương.

Vài giờ qua, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh cậu bé Tạ Văn Long (13 tuổi, quê ở xóm Nguyễn, thị trấn Hương sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) trong tình trạng phải nhập viện vì bị bầm và rướm máu ở mông.

Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự bàng hoàng, xót thương trước cảnh cháu bé bị đánh quá tàn bạo. Thậm chí, nhiều người bày tỏ sự nghi ngại và không tin có người bố đối xử với con mình như thế.

cha đánh con, bố đánh con

Tuy nhiên qua xác minh, người đánh cháu Long đúng là bố đẻ Tạ Văn Linh (xóm Nguyễn, Thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).

Anh Linh cho biết, chiều ngày 6/10, vì quá bực tức khi nghe tin con ăn cắp tiền nên đã đánh con và con anh đã phải nhập viện sau đó. Anh Linh kể: "Cô hiệu trưởng gọi cho tôi nói là con ăn cắp cặp của thầy giáo và một chiếc xe đạp. Nghe tin, tôi lập tức về Thái Nguyên, đi tìm thì thấy con đang chơi điện tử trong quán. Sau đó tôi đã đánh con một trận".

Vì làm ăn xa nên 1-2 tháng, anh Linh mới về thăm con một lần và cho Long sống cùng bà nội. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Long thường xuyên bỏ nhà đi lang thang và trộm cắp vặt. Anh Linh cho biết dù rất thương con nhưng vì con quá hư nên anh đã không thể kiềm chế được.

Anh Linh cũng cho biết, sau khi hình ảnh cháu Long được phát tán trên mạng xã hội, công an huyện Phú Bình cũng đã triệu tập anh lên để lấy lời khai.

Chiều 7/10, trao đổi với PV, ông Dương Viết Hòa, Chủ tịch UBND thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về sự việc, lãnh đạo thị trấn đã trực tiếp đến thăm hỏi tình hình sức khỏe của cháu Long. Đồng thời, công an huyện, thị trấn cũng đã mời anh Linh làm tường trình về việc này.

Theo ông Hòa, cháu Long có hoàn cảnh khá đặc biệt khi bố mẹ ly hôn đã nhiều năm nay.

Ông Hòa cho biết, khi thấy bố thì cháu Long bỏ chạy. Sau khi bắt được con, bố cháu đã dùng thanh tre đánh vào mông, gây nên những vết thương đó.

Hiện sức khỏe của cháu Long đã ổn định, qua kết luận chỉ bị thương ở phần mềm, không nguy hiểm đến tính mạng và đang được điều trị tại bệnh viện huyện Phú Bình.

"Chúng tôi cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ sự việc, đồng thời xử lý hành vi của anh Linh theo đúng quy định của pháp luật", ông Hòa nói.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Bộ GD-ĐT lý giải về cách đánh giá học sinh tiểu học mới

Posted: 07 Oct 2016 05:58 AM PDT


– Thay vì chỉ chỉ có 2 mức đánh giá là Hoàn thành và Chưa hoàn thành như Thông tư 30 trước đây, tới đây học sinh tiểu học sẽ được đánh giá làm 3 mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành.

đánh giá học sinh tiểu học, thông tư 30, thông tư 22, Bộ GD-ĐT
Tới đây, học sinh tiểu học sẽ được đánh giá theo 3 mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành. (Ảnh minh họa: Thanh Hùng).

Bộ GD-ĐT cho biết, Thông tư 22 (có hiệu lực từ 6/11/2016) vừa ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong đánh giá học sinh tiểu học chứ không thay thế Thông tư 30. Do đó, các tư tưởng nhân văn như đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh,… trong Thông tư 30 vẫn được kế thừa và phát triển trong Thông tư 22.

Theo Bộ GD-ĐT, Thông tư 22 quy định việc đánh giá định kì đối với từng môn học, hoạt động giáo dục được lượng hoá thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành. Việc quy định như vậy nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng để động viên học sinh phấn đấu trong học tập. Cùng đó, giúp cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha mẹ học sinh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em tiếp tục vươn lên.

Cùng đó, Thông tư 22 cũng quy định việc đánh giá từng năng lực, từng phẩm chất học sinh theo ba mức: Tốt, Đạt và Cần cố gắng thay cho hai mức quy định trong Thông tư 30 là Đạt và Chưa đạt.

Việc lượng hóa thành 3 mức như vậy sẽ giúp giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển từng năng lực, từng phẩm chất sau một giai đoạn rèn luyện, phấn đấu của học sinh. Từ đó giáo viên, nhà trường, cha mẹ học sinh có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh phát huy những điểm tích cực, khắc phục những hạn chế để ngày một tiến bộ hơn.

Một điểm thay đổi của thông tư 30 là có thêm bài kiểm tra định kì giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán ở lớp 4, lớp 5.

Theo Bộ GD-ĐT, điều này bởi lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối cấp tiểu học. Các khối lớp này có yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn so với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3.

Môn Tiếng Việt và môn Toán ở các khối lớp này là hai môn học công cụ, chiếm nhiều thời lượng hơn so với các môn học khác. Ngoài ra, việc này cũng tạo điều kiện cho học sinh quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở và các cấp học cao hơn.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, quy định về hồ sơ đánh giá và việc ghi chép của giáo viên theo Thông tư 22 sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể, thay vì có 5 loại như trước đây, giờ đây sẽ chỉ có Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bộ GD-ĐT cũng cho biết, sẽ quy định mẫu "Học bạ" và "Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp" trước khi Thông tư 22 có hiệu lực.

Đối với Học bạ học sinh đang dùng được tiếp tục sử dụng và có điều chỉnh cho phù hợp với nội dung theo Thông tư 22. Việc này cũng sẽ được hướng dẫn cụ thể trong khi tập huấn giáo viên.

Về việc ghi chép của giáo viên, trong đánh giá thường xuyên, để có thời gian nhiều hơn cho đổi mới phương pháp dạy học và quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ học sinh, thay vì "hàng tháng, giáo viên ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục" như trước đây, nay ngoài việc dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa, khi cần thiết giáo viên viết nhận xét hay những lưu ý đối với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội trong học tập và rèn luyện.

Tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.

Tại thời điểm cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá học sinh vào Học bạ.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Sinh viên nữ bị ghi là "ông" trên bằng tốt nghiệp

Posted: 07 Oct 2016 05:16 AM PDT


– Sinh viên giới tính nữ nhưng bằng tốt nghiệp đại học là ghi là ông – sự việc xảy ra tại Trường ĐH Sài Gòn, TP.HCM.

Sinh viên Trần Thị Hồng Ngự, 23 tuổi, quê Bạc Liêu bày tỏ sự lo lắng vì tấm bằng cử nhân Luật do Trường ĐH Sài Gòn cấp đã in sai phần giới tính.

Theo đó đầu tháng 8 vừa qua, Trường ĐH Sài Gòn trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên  khóa 2012-2016. Sau một tuần nhận bằng, sinh viên Ngự phát hiện bằng tốt nghiệp in sai phần giới tính.

Đúng ra phần giới tính trong bằng là cho "bà" nhưng trong bằng tốt nghiệp cử nhân lại ghi rõ cho ông Trần Thị Hồng Ngự. 

Sau khi phát hiện sai sót, nữ cử nhân đến Phòng đào tạo, ĐH Sài Gòn hỏi và mong được cấp lại bằng tốt nghiệp thì được nhà trường yêu cầu làm đơn, nộp giấy khai sinh để kiểm tra.

Sau đó, Trường ĐH Sài Gòn đã cấp cho Ngự quyết định "Chỉnh sửa thông tin in trên bằng cử nhân cho Trần Thị Hồng Ngự như sau: Giới tính đã in trên văn bằng là ‘ông’ nay sửa lại theo đúng giấy khai sinh là ‘bà’", chứ không được cấp lại bằng tốt nghiệp

Trao đổi với VietNamNet, ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng đào tạo nhà trường cho rằng bằng tốt nghiệp có thể in sai. Cái sai này có thể từ phía nhà trường, có thể từ sinh viên. Với trường hợp sinh viên Trần Thị Hồng Ngự, đây là trường hợp rất hạn hữu, sai từ phía nhà trường, dù trước khi cấp bằng trường đã kiểm tra kĩ giới tính, các thông tin của sinh viên. 

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trường đã điều chỉnh sai sót này bằng cách cấp quyết định chỉnh sửa văn bằng kèm theo cho sinh viên.

Ông Sơn cho rằng, trong trường hợp này trường cấp quyết định chỉnh sửa văn bằng là đúng. Còn trường đại học nào in sai bằng mà cấp lại bằng là sai quy định.

Theo quy chế, quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT, ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được, ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)Khoản 2, điều 2 quy định: Bản chính văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại cho người học.

Trường ĐH Sài Gòn sẽ cấp lại bằng cho sinh viên

Ông Mỵ Giang Sơn cho biết do bộ phận phụ trách văn bằng, chứng chỉ dẫn sai điều luật vì vậy Trường ĐH Sài Gòn đã cấp quyết định chỉnh sửa văn bằng Nguyễn Thị Hồng Ngự. Sau khi xem xét lại việc sai này từ phía nhà trường. Trường sẽ căn cứ vào thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và sẽ cấp lại bằng cho sinh viên.

Lê Huyền



Xem nguồn

Thầy Thể dục dạy Hoá, cô giáo Văn dạy Sinh

Posted: 07 Oct 2016 04:34 AM PDT


 – Do thiếu giáo viên chuyên môn, một trường THCS đã bố trí thầy dạy Thể dục sang dạy Hóa, cô giáo dạy Văn sang dạy Sinh học.

Câu chuyện lạ này diễn ra tại Trường THCS xã Diễn Lợi (Diễn Châu, Nghệ An), Ban giám hiệu nhà trường điều giáo viên dạy Thể dục sang dạy Hóa và giáo viên dạy Văn sang dạy Sinh.

Cụ thể, từ tháng 3/2016, Phòng Giáo dục huyện Diễn Châu điều cô Đặng Thị Thanh chuyên Sinh – Hóa từ trường khác để bổ sung.

giáo dục phổ thông
Trường THCS Diễn Lợi

Tuy nhiên, do quy định mỗi giáo viên không dạy quá 19 tiết/tuần, trong khi 4 khối lớp của trường có 28 tiết/tuần nên không đủ giáo viên để đứng lớp.

Để giải quyết tình trạng trên khó khăn trên, Ban giám hiệu Trường THCS Diễn Lợi đã nhiều lần kiến nghị lên Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu nhưng không được giải quyết.

Bà Hoàng Thị Sáu – Phó hiệu trưởng trường THCS Diễn Lợi cho biết, trước tình thế trên Ban giám hiệu phải giải quyết tình thế bằng cách phân công thầy giáo Thể dục đi tập huấn nghiệp vụ để về dạy môn Hóa.

Cô Lê Thị Phượng giáo viên chuyên Văn – Sử được phân công dạy môn Sinh cho biết: Vì không có chuyên môn nên bỏ tiền ra thuê một giáo viên khác chuyên ngành Sinh về dạy thay. Để đảm bảo kiến thức cho học sinh.

Tuy nhiên, đầu tháng 10, Phòng giáo dục huyện Diễn Châu yêu cầu ngừng việc thuê giáo viên ngoài vào dạy.

Bà Sáu giải thích, việc cô Phương thuê giáo viên ngoài về dạy hộ là sai qui định nhưng đó cũng là một giải pháp. Nhà trường cũng tổ chức kiểm tra năng lực giáo viên được thuê đáp ứng đủ yêu cầu.

Đến ngày 26/9, Phòng Giáo dục điều thêm cô Nguyễn Thị Phương Na từ một trường ở xã bên về dạy môn Sinh. Nhưng cô Na bị ốm nên đến nay chưa lên lớp được buổi nào.

Giáo viên duy nhất dạy môn Sinh tại trường là cô Đặng Thị Thanh đang mang bầu, hay ốm đột xuất nên phải nghỉ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Cầu – Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu cho biết, phòng đã chuẩn bị kế hoạch điều giáo viên dạy môn Sinh ở các trường lân cận về tăng cường cho THCS Diễn Lợi khi cô Thanh nghỉ.

Văn Bình

A1. Trường THCS Diễn Lợi nơi xảy ra sự việc "lạ lùng"



Xem nguồn

Học 3 năm cử nhân luật, cựu sinh viên đi ăn trộm chó

Posted: 07 Oct 2016 03:52 AM PDT


– Sau khi bị bắt bì ăn trộm chó, đối tượng khai đã tốt nghiệp cử nhân luật năm 2007, hệ chính quy của một trường đại học lớn tại TP.HCM.

Trước đó, khi tuần tra, công an phường Chánh Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương phát hiện đối tượng Lương Trung Kiên, 34 tuổi, quê Đắk lắk, tạm trú tại TP.HCM đang vận chuyển 3 con chó đã chết và 5 con mèo, trong đó 2 con mèo đã chết.

Khi được mời về công an phường, Kiên tự nhận mình đã tốt nghiệp cử nhân luật năm 2007, hệ chính quy của một trường đại học lớn tại TP.HCM.

sinh viên, cử nhân, trộm chó, Trường ĐH Luật TP.HCM, cử nhân Luật
Cựu sinh viên bị bắt vì ăn trộm chó

Trước nghi vấn thanh niên này tốt nghiệp Trường ĐH Luật TP.HCM, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hiển, Phó trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết, ông Lương Trung Kiên, sinh ngày 02/4/1982 tại Đăk Lăk đã trúng tuyển ngành Luật Khóa 28 (Khóa học 2003-2007) hệ chính quy của Trường, đã được Nhà trường cấp thẻ sinh viên với mã số 284.0194.

sinh viên, cử nhân, trộm chó, Trường ĐH Luật TP.HCM, cử nhân Luật
Bảng điểm của Lương Trung Kiên (Ảnh: Nhà trường cung cấp)

Sau khi kết thúc năm thứ 3 (tức năm học 2005-2006), sinh viên Kiên có kết quả học lực yếu nên đã bị Nhà trường ra quyết định đình chỉ học tập 1 năm để có thời gian học lại các học phần chưa đạt. Trong thời gian bị đình chỉ học tập, sinh viên Kiên có đăng ký học trả nợ 13 hoc phần nhưng chỉ có 2 học phần là đạt yêu cầu nên không được Nhà trường xét cho tiếp tục học tập ở năm thứ 4.  

Ông Hiển cho rằng, qua những thông tin trên, trường khẳng định văn bằng cử nhân luật hệ chính quy mà ông Kiên khai báo với cơ quan công an phường Chánh Mỹ không phải do Trường Đại học Luật TP.HCM cấp.

Lê Huyền



Xem nguồn

Trường ĐH đầu tiên tuyển thạc sĩ không cần thi đầu vào

Posted: 07 Oct 2016 03:10 AM PDT


Bắt đầu từ năm nay, Trường ĐH Bách khoa HN sẽ tuyển sinh các chương trình thạc sĩ khoa học định hướng nghiên cứu theo hình thức xét tuyển chứ không thi đầu vào.

Trường ĐH Bách khoa HN vừa được Bộ GD-ĐT phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ giai đoạn 2016-2021.

Theo đó, bắt đầu từ năm nay, trường sẽ tuyển sinh các chương trình thạc sĩ khoa học định hướng nghiên cứu theo hình thức xét tuyển chứ không phải thi đầu vào như trước đây.

đào tạo thạc sĩ, Đại học Bách khoa Hà Nội, tuyển sinh thạc sĩ
Theo ông Hoàng Minh Sơn, việc xét tuyển cao học chỉ được áp dụng với các chương trình thạc sĩ khoa học định hướng nghiên cứu.

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN, việc đổi mới tuyển sinh theo hình thức xét tuyển chỉ thực hiện với các ngành kỹ thuật, công nghệ định hướng nghiên cứu chứ không phải là áp dụng đại trà với tất cả các ngành học.

“Các ngành đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng như thạc sĩ quản trị kinh doanh, thạc sĩ kỹ thuật vẫn thi tuyển như bình thường” – ông Sơn thông tin.

Ông Sơn cho biết, việc đổi mới hình thức tuyển sinh thực chất là gắn đào tạo sau đại học với nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ của Trường ĐH Bách khoa HN.

Theo ông Sơn, hiện nay, chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu ít thu hút được các sinh viên. Trong khi đó, nhiều sinh viên lại có nhu cầu học xong đại học thì học thẳng cao học để sau này có thể tiếp tục theo con đường nghiên cứu và giảng dạy. Do đó, việc thay đổi hình thức tuyển sinh từ thi tuyển sang xét tuyển ở một số chương trình là nhằm tạo điều kiện cho những đối tượng này.

Các em sinh viên theo định hướng nghiên cứu sẽ lựa chọn vào các phòng lab (thí nghiệm) làm việc với các thầy. Sau đó đồ án tốt nghiệp của các em sẽ được phát triển để làm thạc sĩ luôn. “Đây cũng hính là đào tạo nguồn để các em tiếp tục học tiến sĩ hay ra nước ngoài học tập sau này”- ông Sơn cho biết.

Ông Sơn cũng cho hay, với chương trình “tích hợp” cử nhân-thạc sĩ hay kỹ sư – thạc sĩ này, các sinh viên muốn theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học có thể có được 2 bằng cùng lúc trong khoảng thời gian 5,5-6 năm.

Theo kế hoạch, sau khi được Bộ GD-ĐT phê duyệt đề án, từ cuối năm nay, Trường ĐH Bách khoa HN sẽ bắt đầu triển khai hình thức tuyển sinh mới.

Lê Văn



Xem nguồn

Comments