Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


2 nữ sinh lao vào đánh tới tấp bạn ở giữa đường

Posted: 06 Oct 2016 10:11 AM PDT


Hai ngày qua, trên facebook xuất hiện một video clip dài 1 phút 12 giây, quay lại cảnh các nữ sinh ở Huế đánh nhau.

Trong clip, 2 nữ sinh lao vào 1 nữ sinh khác. Hai nữ sinh này dùng tay đánh ở mặt, dùng chân đá vào người, nắm tóc dúi xuống đường. Ngoài ra, hai nữ sinh trong clip còn buông những lời văng tục, thách thức, dùng những lời khó nghe, dọa nạt. Nữ sinh bị đánh không thể phản ứng lại, chỉ biết im lặng chịu đòn.

Hai nữ sinh đánh chửi một nữ sinh khác (Ảnh cắt từ clip)

Hai nữ sinh đánh chửi một nữ sinh khác (Ảnh cắt từ clip)

Điều đáng nói là tại thời điểm các nữ sinh đánh nhau vẫn có nhiều học sinh khác chứng kiến, trong đó có các bạn nam. Tuy nhiên, không một ai can ngăn mà còn vui vẻ cười ồ lên, nói "đè hắn xuống, tụi bay đánh kiểu chi rứa", "đánh nhanh lên mà đi về".

Đến một lúc sau, vài học sinh nam khác đã đứng ra ngăn cản vụ việc và đưa nữ sinh bị đánh đi ra nơi khác.

Sau khi clip được đưa đăng tải đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, chia sẻ và bình luận. Nhiều người tỏ ra bất bình và muốn tìm được những nữ sinh trên.

Vụ việc được cho là xảy ra trên đường La Sơn Phu Tử, TP Huế. Nhiều cư dân mạng nhận định nữ sinh ăn mặc trang phục thể dục tham gia đánh bạn là của một trường trên địa bàn thành phố Huế.

Hiện Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đang tìm hiểu vụ việc và sẽ có câu trả lời cụ thể

Video:

Clip 2 nữ sinh đánh 1 nữ sinh khác giữa đường (nguồn: facebook)

Thảo Ly – Đại Dương



Xem nguồn

Đề thi minh họa môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2017

Posted: 06 Oct 2016 09:29 AM PDT


Đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017của Bộ GD-ĐT môn Lịch sử… Mời bạn đọc xem chi tiết.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ MINH HỌA

(Đề thi có 06 trang)

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

A. đã hoàn toàn kết thúc.

B. bước vào giai đoạn kết thúc.

C. đang diễn ra vô cùng ác liệt.

D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.

Câu 2. Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là

A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.

B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.

C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 3. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở

A. châu Á.

B. châu Âu.

C. châu Phi.

D. châu Mĩ.

Câu 4. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc"Chiến tranh lạnh"?

A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ.

B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman.

C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan.

D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven.

Câu 5. Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là

A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

B. Campuchia, Malaixia, Brunây.

C. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.

D. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.

Câu 6. Sau khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?

A. Đa cực.

B. Một cực nhiều trung tâm.

C. Đa cực nhiều trung tâm.

D. Đơn cực.

Câu 7. Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của

A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.

B. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

D. quá trình thống nhất thị trường thế giới.

Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ.

D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

Câu 9. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

A. Người nhà quê.

B. Tin tức.

C. Tiền phong.

D. Dân chúng.

Câu 10. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. tự do và dân chủ.

B. độc lập và tự do.

C. ruộng đất cho dân cày.

D. đoàn kết với cách mạng thế giới.

Câu 11. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là

A. nông dân.

B. công nhân.

C. tư sản dân tộc.

D. tiểu tư sản trí thức.

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

A. Đảng Thanh niên.

B. Đảng Lập hiến.

C. Việt Nam Quốc dân Đảng.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 13. Cho các sự kiện sau: 1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. 2. Quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam. 3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

A. 2, 3 ,1.

B. 1, 2, 3.

C. 3, 2, 1.

D. 1, 3, 2.

Câu 14. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. nạn đói.

B. giặc dốt.

C. tài chính.

D. giặc ngoại xâm.

Câu 15. "Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…" là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

A. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946).

B. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).

C. Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966).

D. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951).

Câu 16. Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Thượng Lào năm 1954.

B. Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Việt Bắc thu – đông năm 1947.

D. Biên giới thu – đông năm 1950.

Câu 17. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 18. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A. tự do.

B. tự trị.

C. tự chủ.

D. độc lập.

Câu 19. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị

A. Toàn dân kháng chiến.

B. Kháng chiến kiến quốc.

C. Kháng chiến toàn diện.

D. Trường kì kháng chiến.

Câu 20. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào?

A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện.

B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường.

C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.

D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch.

Câu 21. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang

A. phòng ngự.

B. đánh phân tán.

C. đánh tiêu hao.

D. đánh lâu dài.

Câu 22. Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong Đông – Xuân 1953-1954 là tiến công vào

A. vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp.

B. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

C. Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Nava.

D. toàn bộ các chiến trường ở Việt Nam, Lào và Campuchia.

Câu 23. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là

A. thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn.

B. đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị.

C. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

D. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.

Câu 24. Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. hướng về các nước châu Á.

C. hướng mạnh về Đông Nam Á.

D. cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Câu 25. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

A. cục diện "Chiến tranh lạnh".

B. xu thế toàn cầu hóa.

C. sự hình thành các liên minh kinh tế.

D. sự ra đời các khối quân sự đối lập.

Câu 26. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn giữa

A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

C. toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai.

D. nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột.

Câu 27. Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

A. Lí luận Mác – Lênin.

B. Lí luận đấu tranh giai cấp.

C. Lí luận cách mạng vô sản.

D. Lí luận giải phóng dân tộc.

Câu 28. Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.

B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.

C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 29. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.

C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.

D. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.

Câu 30. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là

A. Phát xít Nhật.

B. Đế quốc Anh.

C. Thực dân Pháp.

D. Trung Hoa Dân Quốc.

Câu 31. Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. "Đồng khởi".

B. Phá "ấp chiến lược".

C. "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công".

D. "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt".

Câu 32. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.

B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Câu 33. Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là

A. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.

Câu 34. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 35. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.

D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

Câu 36. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1930-1945 là

A. đánh đuổi đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc.

B. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ.

C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.

D. lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.

Câu 37. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước của

A. công, nông, binh.

B. toàn thể nhân dân.

C. công nhân và nông dân.

D. công, nông và trí thức.

Câu 38. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là

A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

D. không vi phạm chủ quyền dân tộc.

Câu 39. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào

A. có tính chất dân tộc.

B. chỉ có tính dân chủ.

C. không mang tính cách mạng.

D. không mang tính dân tộc.

Câu 40. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do

A. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.

B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

C. không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.

D. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.

________Hết________

BAN GIÁO DỤC 



Xem nguồn

Đề thi minh họa môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia 2017

Posted: 06 Oct 2016 08:47 AM PDT


  • "Thủ tướng chỉ đạo sớm công bố đề thi minh họa"
    “Thủ tướng chỉ đạo sớm công bố đề thi minh họa”

    Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Bộ GD-ĐT sớm công bố đề thi minh họa để thí sinh và giáo viên tham khảo.

  • Những tư duy cần thay đổi để có điểm cao bài thi trắc nghiệm Toán
    Những tư duy cần thay đổi để có điểm cao bài thi trắc nghiệm Toán

    Với việc môn Toán sẽ chuyển sang thi trắc nghiệm thay vì tự luận ở kỳ thi THPT quốc gia năm nay, thí sinh cần phải có những thay đổi từ tư duy cho đến quy trình làm bài để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

  • Trả học sinh lớp 6 về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết
    Trả học sinh lớp 6 về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết

    Cô Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Đạo Thành xác
    nhận, em Vũ đã vào lớp 6 nhưng học rất yếu là có thật.

  • Ba câu hỏi của sinh viên dành cho Chủ tịch nước
    Ba câu hỏi của sinh viên dành cho Chủ tịch nước

    Các sinh viên ĐHQG TP.HCM đã đặt 3 câu hỏi cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ khai giảng sáng nay.

  • Thạc sĩ giấu bằng, đi học trường nghề kiếm việc
    Thạc sĩ giấu bằng, đi học trường nghề kiếm việc

    Nhiều sinh viên đủ điểm vào những trường đại học lớn song vẫn quyết định “quay lưng” với cánh cửa đại học để lựa chọn trường nghề. 

  • Nhiều trường trung cấp không tuyển nổi một người học
    Nhiều trường trung cấp không tuyển nổi một người học

    Có tới 25% các trường trung cấp chuyên nghiệp không tuyển sinh được là thực tế đáng buồn được Sở GDĐT Hà Nội đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 ngành học giáo dục chuyên nghiệp.

  • Đề xuất 6 giải pháp cho phương án thi THPT quốc gia 2017
    Đề xuất 6 giải pháp cho phương án thi THPT quốc gia 2017

    Ông Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho rằng việc tổ chức thi 2017 cần nhìn lại, đánh giá chính xác, khách quan phương án thi của 2 năm trước.

  • Giáo viên bày "chiêu
    Giáo viên bày “chiêu" rèn thi trắc nghiệm

    Những giáo viên tâm huyết cũng đã đưa ra những bí quyết giúp học sinh ôn tập và làm tốt các bài thi trắc nghiệm.

  • Mỗi lần đổi mới thi, thí sinh sẽ bớt áp lực hơn
    Mỗi lần đổi mới thi, thí sinh sẽ bớt áp lực hơn

    Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định với Góc nhìn thẳng, mỗi lần đổi mới thi THPT quốc gia, xét tuyển ĐH-CĐ, thí sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, bớt áp lực hơn.

  • "Đất nước còn nghèo nên phải đầu tư cho trường chuyên"
    “Đất nước còn nghèo nên phải đầu tư cho trường chuyên”

    Do điều kiện đất nước còn nghèo, không đủ để đầu tư cho tất cả mọi người nên cần phải đầu tư vào những chỗ có thể phát huy được, có thể làm mũi nhọn được.



  • Xem nguồn

    Hơn 200 triệu USD xây dựng Trường ĐH Việt Đức

    Posted: 06 Oct 2016 08:05 AM PDT


    – Sáng 6/10, Trường ĐH Việt Đức tổ chức khởi công xây dựng. Tổng số vốn đầu tư hơn 200 triệu USD.

    Trường ĐH Việt Đức được khởi công xây dựng tại phường Thới Hoà, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.  

    Tổng số vốn đầu tư là 200.600.000 USD, trong đó, vốn vay ưu đãi từ hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) là 180.400.000 USD, vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam là 20.200.000 USD. 

    Dự án có 4 thành phần gồm, phát triển khung quản trị nhà trường, phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng mới khuôn viên và cơ sở hạ tầng, quản lý dự án. 

    Trường ĐH Việt Đức là trường đại học đầu tiên thuộc dự án các trường đại học xuất sắc được thành lập tháng 9/2008 trên cơ sở hợp tác quốc tế với Cộng hoà Liên bang Đức.  

    Trường ĐH Việt Đức, Nguyễn Thiện Nhân, xây dựng trường,
    Khởi công xây dựng Trường ĐH Việt Đức

    Trường tập trung đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cao. Trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, Trường ĐH Việt Đức được xây dựng với mục tiêu trở thành khuôn mẫu về quản trị đại học hiện đại, đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao theo mô hình của các trường đại học ở Đức và có thể nhân rộng ra các trường đại học khác ở Việt Nam. 

    Trường nhận được sự hỗ trợ về học thuật (cung cấp chương trình đào tạo, giáo sư…) của Hiệp hội VGU gồm 38 trường ĐH Đức (của bang Hessen)… 

    Nhà trường hiện đang đào tạo 1.260 sinh viên, học viên thuộc 11 chương trình đào tạo bậc ĐH và cao học. Đến nay, trường đã có gần 400 sinh viên/học viên tốt nghiệp. Đa số các sinh viên/học viên tốt nghiệp đều đã tìm được việc làm.

    Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Trường ĐH Việt Đức được xây dựng là niềm mong mỏi trong 6 năm, kể từ năm 2010 khi dự án được kí kết.  Đây là dự án đặc biệt của 2 quốc gia (Việt Nam – Đức) và 3 bên (Việt Nam – Đức – Ngân hàng thế giới), vì vậy dự án nói với nhau ba thứ tiếng gồm tiếng Việt, tiếng Đức và tiếng Anh. Dự án Trường ĐH Việt Đức như một ngọn hải đăng giữa hai quốc gia Việt Nam – Đức. 

    Trường ĐH Việt Đức, Nguyễn Thiện Nhân, xây dựng trường,

    Trong 8 năm qua, với sự hỗ trợ về nhân lực, tài lực của tất cả các bên tham gia vào dự án. Trường ĐH Việt Đức, một môi trường giáo dục đại học mô hình mới đã dần được định hình với những điều kiện khung thuận lợi để phát triển thành một trường đại học nghiên cứu có mô hình đào tạo và quản trị mang tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao như các đại học Đức.

    Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng lễ khởi công  không chỉ đặt nền móng đầu tiên cho một khuôn viên với các phân khu chức năng được trang bị hiện đại đáp ứng quy mô đào tạo 12.000 sinh viên, mà còn tạo trụ cột vững chãi cho nhà trường phát triển thành một trường đại học mang tầm khu vực và thế giới.

    Theo ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Trường đại học Việt Đức được xây dựng với cơ cấu quản trị, điều hành đảm bảo tính tự chủ, có kế hoạch tài chính bền vững và các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn khu vực, thúc đẩy tiến trình đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam. Sứ mệnh nhà trường là đào tạo nhân tài, cung cấp nguốn nhân lực chất lượng cao…

    Dự án xây dựng Trường ĐH Việt Đức được triển khai đầu tiên trong số dự án xây dựng đại học xuất sắc. Dự án có bốn hợp phần: xây dựng chính sách, thể chế và khung quản trị nhà trường; phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học; xây dựng mới khuôn viên và cơ sở hạ tầng; giám sát và đánh giá, với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

    Lê Huyền



    Xem nguồn

    Giáo viên phổ thông lên tiếng về đề minh họa môn Lịch sử

    Posted: 06 Oct 2016 07:23 AM PDT


    Đề thi minh họa môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 Bộ GD-ĐT vừa công bố nhận khá nhiều sự quan tâm bởi lần đầu tiên áp dụng phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

    Thầy giáo Hoàng Văn Khánh, Giáo viên trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng: “Thí sinh phải hội đủ các kĩ năng nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích…”.

    Về cấu trúc nội dung, đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, cấp học (có cập nhật theo phân phối chương trình đã điều chỉnh), bảo đảm phù hợp tỉ lệ giữa các phần nội dung lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam.

    Nội dung câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, có độ phân bố khá đồng đều ở tất cả các bài học, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học – kĩ thuật…

    Về hình thức, các câu hỏi, câu dẫn của đề thi khá tường minh, xác định rõ các yêu cầu mà thí sinh cần phải đáp ứng.

    đề thi minh họa 2017, kỳ thi thpt quốc gia 2017, đề thi mẫu 2017
    Học sinh THPT những năm tới sẽ thi tốt nghiệp với môn Lịch sử áp dụng phương thức thi trắc nghiệm khách quan (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

    Các phương án trả lời rõ ràng, đơn nhất và không gây tranh cãi. Số lượng câu từ giữa các phương án tương đối bằng nhau, loại trừ những trường hợp phán đoán không có cơ sở của thí sinh.

    Hình thức đặt câu hỏi, câu dẫn cũng đa dạng và phong phú: tập trung vào các sự kiện lớn, khuynh hướng chính trị, thành phần xã hội, các phong trào đấu tranh, chính sách, đường lối, tổ chức, đối tượng, nhân danh, địa danh…

    Tôi cho rằng việc tổ chức thi môn Lịch sử cũng như Địa lí, Giáo dục công dân theo hình thức trắc nghiệm khách quan là hoàn toàn bình thường, không xa lạ với học sinh và giáo viên.

    Đề thi cũng bảo đảm tỉ lệ phân hóa trình độ thí sinh theo mục tiêu tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Mức độ của câu hỏi vừa đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi vừa có tác dụng thúc đẩy việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

    Để hoàn thành tốt bài làm, thí sinh phải hội đủ các kĩ năng nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích…

    Thầy giáo Đặng Ngọc Tú, Tổ trưởng tổ Khoa học xã hội, Trường THPT Kim Liên, Hà Nội: "Kiến thức cơ bản, trải rộng, nằm trong chương trình lớp 12".

    Đề thi gồm 40 câu, làm trong thời gian 50 phút, trong đó có 24 câu ở cấp độ cơ bản (60%) nhằm xét tốt nghiệp THPT và 16 câu phân hóa (40%) để xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Các câu hỏi không tập trung vào một số bài hoặc chương như đề thi tự luận, mà phủ kín toàn bộ chương trình Lịch sử lớp 12.

    Đánh giá chung của tôi là các câu trắc nghiệm khách quan (TNKQ) chỉ khác về hình thức chứ không khác về nội dung so với những câu hỏi hay bài tập tự luận. Mỗi ý đúng trong bài làm theo câu hỏi/ bài tập tự luận sẽ là phương án đúng trong câu TNKQ. Trên cơ sở đó, việc dạy và học chỉ cần tiến hành bình thường, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng thì học sinh vẫn làm được bài, không cần phải đi học thêm hay tới các "lò luyện".

    Ta có thể thấy, dù trong đề thi có nhiều câu hỏi chỉ cần thuộc bài, nhưng lịch sử không chỉ là một môn học thuộc lòng.

    Bên cạnh những câu chỉ yêu cầu trí nhớ, sự hiểu biết, có những câu đòi hỏi năng lực tư duy. Thí sinh không viết ra lập luận của mình trong bài làm, nhưng để tìm ra phương án trả lời đúng, vẫn buộc phải thực hiện thao tác tư duy, tức là phải tự lập luận và giải trình trong não bộ để lựa chọn phương án đúng, loại trừ phương án sai.

    Những câu cơ bản trong đề TNKQ môn Lịch sử là những câu dễ và tương đối dễ, đánh giá khả năng nhận biết và thông hiểu, chỉ yêu cầu nhớ/ thuộc bài, phân biệt, giải thích, lí giải  được các nội dung và sự kiện lịch sử. 

    Học sinh trả lời được những câu hỏi/ bài tập tự luận bắt đầu bằng những từ để hỏi thông thường như trình bày, nêu, tóm tắt, như thế nào (?), là gì (?), vì sao (?)… thì đều làm tốt các câu cơ bản của đề TNKQ.

    Hoàn thành được những câu này, bài làm của thí sinh sẽ đạt 6,0 điểm. Một học sinh có học lực trung bình hoàn toàn đảm bảo tốt nghiệp THPT, và vẫn có thể trúng tuyển vào một số trường đại học hoặc cao đẳng.

    Phương Chi Ghi



    Xem nguồn

    Làm bài môn Sinh học: 'Thời gian là kẻ thù của thí sinh'

    Posted: 06 Oct 2016 06:41 AM PDT


     – Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa 14 môn thi cho kỳ thi THPT quốc gia 2017, ThS. Nguyễn Thành Công – giáo viên môn Sinh học Trường THPT Chuyên ngữ, ĐH Sư phạm Hà Nội đã đưa ra một số ý kiến nhận xét đề thi cũng như lời khuyên giúp các thí sinh đạt điểm cao môn học này.

    đề thi minh họa 2017, thi thpt quốc gia 2017, đề thi minh họa môn Sinh học
    Đề thi minh họa môn Sinh học

    Về cấu trúc đề

    Giống như những năm trước đề thi môn Sinh vẫn nằm trong chương trình lớp 12, như vậy không có gì thay đổi. Các học sinh ôn tập môn Sinh vẫn giữ nguyên lượng kiến thức mình học. Để bổ trợ cho kiến thức ở lớp 12 kể trên, các thí sinh cần học lại một lượng kiến thức của chương trình lớp 10, đó là phần: Thành phần hóa học của tế bào, cấu trúc tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân, những nội dung kiến thức đó sẽ bổ trợ cho phần cơ chế di truyền và biến dị, tính quy luật của hiện tượng di truyền ở chương trình lớp 12.

    Về phân bố ma trận đề

    Thông qua việc đánh giá mức độ thông hiểu/vận dụng/vận dụng cao tôi có thể đưa ra ma trận đề được rút ra từ đề thi minh họa theo bảng dưới đây:

      

    Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng
    Cơ chế di truyền và biến dị 2 4 3 9
    Tính quy luật của hiện tượng DT 1 6 3 10
    Di truyền Quần thể 3 1 4
    Di truyền người 1 1 2
    Di truyền học ứng dụng 1 1
    Tiến hóa 4 4
    Sinh thái 4 4 2 10
    Tổng 12 18 10 40

    Qua ma trận này cho thấy, xu hướng ra đề của Bộ không còn tập trung nhiều ở mức độ hiểu/biết – thang thấp nhất của quá trình học tập mà tập trung nhiều ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.

    Về độ khó, 12 câu ở mức độ hiểu có thể coi là dễ thở với thí sinh, trong số 18 câu vận dụng có khoảng 8-10 câu ở mức độ tương đối dễ, điều này đồng nghĩa với việc khoảng 50% số câu hỏi giúp các thí sinh vượt qua mục đích xét tốt nghiệp. Tổng số nội dung hiểu và vận dụng (có thể coi là dễ và trung bình) chiếm khoảng 30 câu với số điểm 7,5 điểm. Các học sinh học tập ở mức độ hiểu sách giáo khoa và sách bài tập hoàn toàn có thể với tới điểm số này. Ở 10 câu mức độ vận dụng cao (phần lớn nằm ở 10 câu cuối) sẽ là thử thách đối với học sinh để có thể đạt được 2,5 điểm còn lại.

    Về xu hướng ra đề

    Có 3 điểm thay đổi trong đề thi THPT Quốc gia 2017 so với 2016 có thể thấy:

    – Số lượng câu hỏi: 40 (giảm 10 câu)

    – Thời gian làm bài: 50 phút (giảm 40 phút)

    – Lồng ghép thi 3 môn thi trong 1 đề thi Khoa học Tự nhiên.

    Thời gian làm bài trung bình cho mỗi câu hỏi giảm đi đáng kể so với năm trước, có thể nói trong kỳ thi này, thời gian là kẻ thù của thí sinh vì cảm giác thời gian sẽ trôi rất nhanh.

    Do sự thay đổi trên, đề thi không còn các câu lồng ghép nhiều lớp tính toán vào 1 câu hỏi, thay vào đó phần nhiều câu hỏi cho thấy tính suy luận từ bản chất các hiện tượng Sinh học. Điều này là đúng và đúng lộ trình cho việc thi tổng hợp các môn khoa học tự nhiên theo lộ trình mà Bộ đã đưa ra. Các thí sinh chuyển từ khối A truyền thống sang thi thêm môn Sinh cũng đòi hỏi hiểu bản chất thực sự của môn Sinh học nếu muốn đạt điểm cao, chứ không còn lợi thế về tư duy toán học so với các năm trước.

    Thí sinh cần làm gì để vượt qua?

    Các em vẫn giữ vững cấu trúc kiến thức học tập đã đề ra từ đầu một cách bình thường, vì môn Sinh không hề có sự biến động về khối lượng kiến thức như một số môn khác.

    Học hiểu bản chất của môn Sinh học và các quá trình sinh học, từ đó vận dụng vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm trong sách bài tập và nếu có điều kiện tham khảo thêm các bài tập trong các sách tham khảo và trên mạng internet.

    Ôn tập tổng hợp, xây dựng hệ thống kiến thức của mình thành những khối kiến thức để ghi nhớ một cách dễ dàng hơn. Nên sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ hình cây để ghi nhớ kiến thức.

    Luyện tập làm bài tập tự luận nhiều để hiểu bản chất Sinh học, rèn luyện các bài tập trắc nghiệm và luyện đề các đề tương đương đề thi minh họa và khó hơn đề thi minh họa để tăng kỹ năng làm bài thi của mình.

    Làm đề thi môn Sinh cùng với Vật lí và Hóa học theo đúng cách thức mà Bộ yêu cầu để đảm bảo thời gian, tốc độ làm bài một cách ổn định nhất.

    Bằng cách hiểu rõ mình cần phải học cái gì, có chiến thuật ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm đề, tôi tin rằng các em có thể thích ứng với mọi sự biến động của đề và hình thức thi. Chúc các em có một năm học thành công và có kỳ thi THPT Quốc gia 2017 toại nguyện.

    • ThS. Nguyễn Thành Công



    Xem nguồn

    Đề thi minh họa môn Tiếng Anh: Chưa phân hoá rõ

    Posted: 06 Oct 2016 05:59 AM PDT


    Giáo viên và học sinh đã đưa ra những ý kiến góp ý, trao đổi về đề thi minh họa môn Tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

    đề thi minh họa 2017, kỳ thi thpt quốc gia 2017, đề thi mẫu 2017
    Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

    Cô Nguyễn Thị Thanh Mỹ, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An: “Đề thi chưa phân hóa rõ”.

    Nhận định chung, tôi thấy nếu so với đề thi THPT quốc gia 2016 thì đề thi minh họa này có phần dễ hơn, lượng câu khó không nhiều bằng. Do đó học sinh chỉ học trong sách giáo khoa vẫn có thể dễ dàng đạt được điểm trung bình. Đây là điều kiện thuận lợi cho các em học sinh vượt tốt nghiệp.  

    Trước đây, phần tự luận nếu không nắm chắc kiến thức sẽ không thể viết ra được đáp án. Nhưng với hình thức thi trắc nghiệm, giờ đây có một số câu các em chỉ cần hiểu kiến thức ở mức bình thường là có thể chọn ra được đáp án chính xác.

    Do đó tôi nghĩ không dễ để đạt điểm tuyệt đối, nhưng điểm thi ở mức khá và cao sẽ nhiều hơn và phổ điểm môn Tiếng Anh sẽ cao hơn.

    Thực ra, vẫn có những câu đảm bảo tính phân hóa của đề nhưng để đạt tỷ lệ 60-40 như Bộ nói thì chưa được. Lượng câu hỏi phân hóa khá giỏi theo tôi mới chỉ đạt khoảng 30 câu.

    Với 60 phút, học sinh vẫn hoàn toàn có thể đủ thời gian xoay xở. Ở môn Tiếng Anh, chỉ có phần bài đọc là hơi mất thời gian phân tích, còn tất cả các phần ngữ pháp thì chỉ cần nhìn qua là có thể làm được luôn. Năm trước là 3 bài đọc với 30 câu hỏi, nhưng giờ 3 bài đọc chỉ với 20 câu hỏi, do đó tôi nghĩ với mức độ khó của đề thi như thế này thì học sinh hoàn toàn có thể xử lý được.

    Cô Trần Thị Hà, giáo viên Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định: “Xét tuyển đại học khó chuẩn xác”.

    Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề minh họa, tôi đã cho học sinh làm thử vào hôm nay để khảo sát. Nhìn chung, đề thi giảm tải cho học sinh và với mục tiêu tốt nghiệp thì không đi học thêm gì vẫn hoàn thành rất thoải mái, bởi đề thi bám khá sát chương trình.

    Đề thi minh họa này có số lượng câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu nhiều hơn so với đề thi THPT quốc gia năm ngoái. Năm nay, có ít nhất là 15 câu ở mức độ nhận biết, như vậy thuận lợi cho mục tiêu tốt nghiệp của học sinh.

    Những câu hỏi ở mức độ nhận biết như vậy chỉ nhìn vào là học sinh có thể làm được ngay nếu nắm chắc nội dung sách giáo khoa. Cũng có những câu khó để phân loại, đặc biệt ở phần đọc hiểu.

    Tuy nhiên, đối với mục tiêu xét tuyển đại học thì tôi thấy đề có vẻ khó phân loại hơn so với năm ngoái bởi dễ hơn. Tôi thấy có nhiều chỗ đáng lẽ ra đòi hỏi kiến thức sâu hơn thì đề chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải.

    Tôi e rằng nếu với mức độ đề như thế này, để xét tuyển đại học thì sẽ không được chuẩn xác lắm bởi điểm thi sẽ sàn sàn nhau. Thậm chí tôi nghĩ những trường đại học nhóm trên, chuyên sâu về ngoại ngữ có thể sẽ phải làm thêm bài kiểm tra Tiếng Anh riêng để tuyển sinh.

    đề thi minh họa 2017, kỳ thi thpt quốc gia 2017, đề thi mẫu 2017
    Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

    Tôi đề xuất cần tăng thêm những câu rất khó để đánh giá được những học sinh mạnh về ngoại ngữ. Bởi trong đề minh họa chỉ khoảng 10 câu như vậy. Tôi nghĩ cần tăng thêm 5 câu khó hẳn.

    Những năm trước có những câu cấu trúc diễn đạt, về thành ngữ cố định, nhưng năm nay trong đề minh họa rất hiếm và tôi nghĩ nên thêm vào. Cùng với đó cũng nên tăng câu dễ để những học sinh chỉ với mục tiêu đỗ tốt nghiệp không băn khoăn, không phải đi học thêm và chịu nhiều áp lực.

    Em Nguyễn Thu Trang, thủ khoa khối D1 năm 2016: “Hi vọng đề thi có tính phân hóa hơn”.

    Đề thi này có mức độ phân loại học sinh chưa cao và các câu hỏi để phân hóa xét tuyển đại học cũng không khó hơn các câu phục vụ mục đích tốt nghiệp nhiều. Em hi vọng đề thi thật mức độ phân loại sẽ cao hơn.

    Tức là, những câu thuộc mức độ dễ nên dễ hơn, và mức khó nên khó hơn. Đặc biệt nên có một vài câu khó, ví dụ như cụm động từ…, mà chỉ những ai thực sự giỏi mới có thể làm được

    Theo em, với mức độ đề này thì 50 câu trong 60 phút là hợp lý và học sinh có thể xử lý được.

    Một giáo viên Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa: “Có phần trong đề mẫu vượt chương trình – sách giáo khoa”.  

    Đề thi minh họa về kiến thức thì ổn, tức là đảm bảo có các câu hỏi khó và dễ, có khả năng phân hóa học sinh.

    Tuy nhiên, tôi thấy đề chưa đảm bảo đúng tiêu chí như Bộ GD-ĐT từng đưa ra là chỉ tập trung vào chương trình lớp 12. Bởi có những bài đọc trong đề mẫu có chủ đề không thuộc hoặc liên quan đến sách giáo khoa lớp 12.

    Chủ đề của bài đọc lại liên quan đến hệ thống từ ngữ. Học sinh không quen chủ đề thì làm sao hiểu được hệ thống từ để làm bài thi?

    Tôi cho rằng phải là chủ đề quen thuộc của sách giáo khoa lớp 12 thì học sinh mới có được những định hình quen thuộc.

    Từ câu hỏi số 36 trong đề thi minh họa, một bài đọc nói về Trí nhớ, bài kia nói về Đồ uống – Thực phẩm, trong khi trong chương trình lớp 12 không bàn tới các chủ để đó.

     Nếu giả sử kiểm tra một kỹ năng đọc hiểu như khi thi IELTS thì sẽ khác, và khi đó có thể kiểm tra bất cứ chủ đề nào trong cuộc sống. Còn một đề thi phổ thông thì phải tuân thủ theo chương trình phổ thông.

    Phần đọc hiểu ra ngoài sách giáo khoa có thể không ảnh hưởng nhiều đối với học sinh thành phố, nhưng điều này không dám chắc với học sinh ở vùng nông thôn, bởi các em ở nông thôn khó có thể được luyện nhiều chủ đề khác nhau.

    Thanh Hùng



    Xem nguồn

    Đề thi minh họa môn Hóa học kỳ thi THPT quốc gia 2017

    Posted: 06 Oct 2016 05:17 AM PDT


  • Đề thi minh họa môn Toán kỳ thi THPT quốc gia 2017
    Đề thi minh họa môn Toán kỳ thi THPT quốc gia 2017

    Bộ GD-ĐT đã công bố chính thức mẫu đề thi trắc nghiệm môn Toán dùng cho kỳ thi THPT quốc gia 2017.

  • Bộ Giáo dục không đồng ý TP.HCM tổ chức thi riêng
    Bộ Giáo dục không đồng ý TP.HCM tổ chức thi riêng

    Bộ GD-ĐT vừa có văn bản trả lời chính thức về đề xuất thẩm định Đề án thi và xét tốt nghiệp THPT của UBND TP.HCM.

  • Du học Canada: Chất lượng giáo dục cao, chi phí cạnh tranh
    Du học Canada: Chất lượng giáo dục cao, chi phí cạnh tranh

    Ngày Hội Giáo Dục Canada thường niên lần thứ 8 – Năm 2016 tại Việt Nam sẽ có số lượng trường tham dự kỷ lục: hơn 100 trường đến từ Canada. Ngày hội do Chính phủ Canada tổ chức. 

  • "Thủ tướng chỉ đạo sớm công bố đề thi minh họa"
    “Thủ tướng chỉ đạo sớm công bố đề thi minh họa”

    Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Bộ GD-ĐT sớm công bố đề thi minh họa để thí sinh và giáo viên tham khảo.

  • Những tư duy cần thay đổi để có điểm cao bài thi trắc nghiệm Toán
    Những tư duy cần thay đổi để có điểm cao bài thi trắc nghiệm Toán

    Với việc môn Toán sẽ chuyển sang thi trắc nghiệm thay vì tự luận ở kỳ thi THPT quốc gia năm nay, thí sinh cần phải có những thay đổi từ tư duy cho đến quy trình làm bài để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

  • Trả học sinh lớp 6 về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết
    Trả học sinh lớp 6 về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết

    Cô Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Đạo Thành xác
    nhận, em Vũ đã vào lớp 6 nhưng học rất yếu là có thật.

  • Ba câu hỏi của sinh viên dành cho Chủ tịch nước
    Ba câu hỏi của sinh viên dành cho Chủ tịch nước

    Các sinh viên ĐHQG TP.HCM đã đặt 3 câu hỏi cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ khai giảng sáng nay.

  • Thạc sĩ giấu bằng, đi học trường nghề kiếm việc
    Thạc sĩ giấu bằng, đi học trường nghề kiếm việc

    Nhiều sinh viên đủ điểm vào những trường đại học lớn song vẫn quyết định “quay lưng” với cánh cửa đại học để lựa chọn trường nghề. 

  • Nhiều trường trung cấp không tuyển nổi một người học
    Nhiều trường trung cấp không tuyển nổi một người học

    Có tới 25% các trường trung cấp chuyên nghiệp không tuyển sinh được là thực tế đáng buồn được Sở GDĐT Hà Nội đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 ngành học giáo dục chuyên nghiệp.

  • Đề xuất 6 giải pháp cho phương án thi THPT quốc gia 2017
    Đề xuất 6 giải pháp cho phương án thi THPT quốc gia 2017

    Ông Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho rằng việc tổ chức thi 2017 cần nhìn lại, đánh giá chính xác, khách quan phương án thi của 2 năm trước.



  • Xem nguồn

    TPHCM sắp có hướng dẫn mới về dạy học thêm

    Posted: 06 Oct 2016 04:35 AM PDT


    Sáng nay 6/10, tại Hội nghị công tác giáo dục chính trị tư tưởng, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đã có những chia sẻ thông tin liên quan đến dạy thêm học thêm – một trong những vấn đề nóng nhất của giáo dục TPHCM thời gian qua.

    TPHCM sắp có hướng dẫn mới về vấn đề dạy thêm học thêm

    TPHCM sắp có hướng dẫn mới về vấn đề dạy thêm học thêm

    Ông Lê Hồng Sơn khẳng định rằng, chủ trương cấm dạy thêm, học thêm của lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố trong thời gian vừa qua là đúng đắn. Việc này nhằm ngăn chặn tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay. Bởi bên cạnh những giáo viên tận tụy thì trong ngành vẫn có những "con sâu".

    Ông Sơn cho biết thêm, Thành ủy TPHCM đã có thông báo mới nhất về dạy thêm, học thêm, trong đó nêu những vấn đề cụ thể để có định hướng lại, thực hiện đúng nghị quyết Trung ương và quyết định của UBND thành phố.

    Sau khi UBND có văn bản chỉ đạo, Sở GD-ĐT sẽ ra hướng dẫn thực hiện. Theo ông Sơn, vẫn trên cơ sở làm đúng Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT và Quyết định 21 của thành phố.

    Về việc thi và xét tốt nghiệp THPT, người đứng đầu ngành giáo dục TPHCM cho biết thành phố vẫn sẽ kiên trì tham mưu, kiến nghị với Bộ GG-ĐT. Năm nay chưa được thì có thể là năm sau sẽ thực hiện.

    Trước đó, ngày 4/10, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng làm việc với một số chuyên gia giáo dục để lấy góp ý về các giải pháp cho vấn đề dạy thêm, học thêm của thành phố.

    Hoài Nam



    Xem nguồn

    Đề thi Giáo dục công dân: Học sinh không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm

    Posted: 06 Oct 2016 03:53 AM PDT


    Đó là nhận định về đề thi minh họa môn Giáo dục công dân của cô Nguyễn Thị Thùy Trang – Giáo viên trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội.

    
Giáo dục công dân là môn thi mới nên rất nhiều học sinh băn khoăn về cách ôn tập

    Giáo dục công dân là môn thi mới nên rất nhiều học sinh băn khoăn về cách ôn tập

    Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, môn Giáo dục công dân (GDCD) là một cấu phần trong tổ hợp môn thi Khoa học xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên môn học này được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan.

    Đánh giá về quyết định đưa môn GDCD vào danh sách các môn thi của kỳ thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ GDĐT, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang – Giáo viên trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội cho biết, trước đây môn GDCD không thuộc danh sách các môn thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng, nên ở lớp 12 học sinh thường coi nhẹ. Cũng một số nơi, nhà trường thường đẩy nhanh việc dạy học nhằm kết thúc sớm môn này để dành thời gian cho các môn khác cần thiết cho thi đại học, cao đẳng.

    Theo cô Trang, việc đưa môn GDCD vào danh sách các môn thi của kỳ thi THPT Quốc gia 2017 với đề thi trắc nghiệm khách quan, giáo viên và học sinh phải thay đổi tinh thần và phương pháp dạy học môn GDCD. Việc dạy và học sẽ được thực hiện theo hướng tích cực hơn và sẽ hạn chế tình trạng học sinh coi nhẹ môn học; dạy học qua loa như ở một số nơi trước đây.

    Nội dung đề thi trắc nghiệm nằm trong tất cả các bài học (trừ các bài và những nội dung giảm tải) ở lớp 12, giáo viên và học sinh sẽ phải dạy và học đầy đủ tất cả các bài, các nội dung trong Chương trình GDCD lớp 12. Nếu học sinh học tủ, học lệch, coi trọng bài này và coi nhẹ bài khác thì có thể sẽ dẫn đến kết quả không tốt. Tôi nghĩ, đây là điểm mới, tích cực của môn GDCD trong xu thế đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay.

    Nhiều câu hỏi phân hóa trong đề thi

    Môn GDCD trở thành một cấu phần trong tổ hợp môn thi Khoa học xã hội khiến cho các thí sinh rất lo lắng khi các em không biết nên ôn tập từ đâu và bắt đầu như thế nào? Cô Trang cho rằng, nội dung đề thi nằm trong Chương trình môn GDCD lớp 12 "Công dân với pháp luật".

    Với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời, và có duy nhất 1 phương án trả lời đúng, trong đề thi có các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT (nhận biết: 40%, thông hiểu: 20%) và các câu hỏi phân hóa (vận dụng bậc thấp: 30%, vận dụng bậc cao: 10%) phục vụ mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng. Với cấu trúc này, đề thi đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả học tập, đảm bảo tính phân hóa rõ rệt, tạo thuận lợi cho học sinh làm bài theo lực học thực tế của mình.

    Nội dung gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội

    Theo cô Trang, đề thi minh họa có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan mang tính tổng hợp nên học sinh cần vận dụng tổng hợp kiến thức và kỹ năng bộ môn một cách tích cực mới có thể có câu trả lời đúng được.

    Để làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, học sinh không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa, nội dung như trong sách giáo khoa, mà điều quan trọng là biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Đây là điểm mới mang tính lợi thế nổi bật của đề thi môn GDCD theo hình thức trắc nghiệm, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay trên thế giới.

    Cô Trang cho rằng, đặc thù của môn GDCD là có nội dung gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội. Trong đề thi sẽ có 40% câu hỏi vận dụng bậc thấp và vận dụng bậc cao. Để làm được những câu hỏi này, giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng tích cực hơn: Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.

    Quá trình học sẽ hình thành ở học sinh các năng lực tư duy phê phán, năng lực phân tích – tổng hợp, năng lực nhận xét đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện trách nhiệm công dân,… phù hợp với yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

    "Đề thi trắc nghiệm môn GDCD cũng rất thuận lợi cho việc tổ chức học tập của học sinh. Với cấu trúc đề thi này, học sinh không nên quá lo lắng mà chỉ cần học đầy đủ, học kỹ kiến thức ở trên lớp và làm bài tập luyện tập củng cố, vận dụng thì có thể làm được và làm tốt bài thi" – cô Trang nhấn mạnh.

    Nhật Hồng



    Xem nguồn

    Comments