Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


10 thực tế cuộc sống bạn phải nhớ

Posted: 02 Oct 2016 05:25 AM PDT


Mọi thứ đang thay đổi, bạn sống cuộc đời do chính bạn tạo nên, một vài thất bại luôn xảy ra trước khi thành công… – Có 10 thực tế trong cuộc sống bạn phải ghi nhớ.

cuộc sống, thất bại, thành công

Ảnh minh họa từ internet

1. Đời người rất ngắn

Trong sâu thẳm ta luôn nhận thức rõ cuộc đời rất ngắn ngủi, đến cuối cùng cái chết sẽ xảy ra với tất cả, tuy thế ta vẫn quá đỗi bất ngờ khi thấy nó xảy đến với người mà ta quen biết. Giống như bước lên cầu thang với một tâm trí rối bời và phán đoán sai nấc thang cuối cùng.

Hãy sống cho ngày hôm nay! Đừng lờ đi cái chết, nhưng cũng đừng e sợ nó. Lo sợ sẽ khiến bạn chẳng bao giờ sống thực sự bởi bạn quá sợ hãi để hành động.

Cái chết không phải là mất mát lớn nhất trong cuộc đời này. Sự mất mát lớn nhất là những gì đã chết trong bạn ngay cả khi bạn còn sống. Hãy dũng cảm và can đảm lên. Cứ việc sợ chết, và bước những bước tiếp theo.

2. Bạn sống cuộc đời do chính bạn tạo nên

Cuộc đời bạn là của riêng mình bạn. Người khác có thể cố thuyết phục bạn, nhưng họ không thể quyết định thay bạn. Họ có thể đi cùng bạn, nhưng không phải nằm trong giày bạn. Vì thế hãy chắc chắn rằng con đường bạn lựa chọn để đi dựa trên trực giác và khao khát của chính bạn, và đừng lo sợ phải chuyển hướng hay kiến tạo một con đường mới khi cần.

Và nếu cuộc đời chỉ dạy bạn một điều, hãy để nó nhảy một bước nhảy đam mê, điều này thực sự đáng giá. Ngay cả khi bạn không biết mình sẽ đi về đâu, hãy can đảm bước đến một nơi bạn chưa từng biết, và lắng nghe con tim mình.

3. Bận rộn không có nghĩa là hiệu quả

Bận rộn không phải một đức tính tốt, hay một thứ đáng để khâm phục. Dù tất cả chúng ta đều có những lúc phát điên vì lịch trình công việc, chỉ có một số rất ít trong chúng ta có một lý do hợp lý để bận rộn cả ngày. Chúng ta đơn giản là không biết cách sắp xếp, đặt ưu tiên và nói không khi cần.

Gần đây bận rộn hiếm khi tương đương với hiệu quả. Hãy nhìn quanh bạn mà xem, Những người bận rộn đông hơn những người hiệu quả rất nhiều… Sự bận rộn khiến họ cảm thấy mình thật quan trọng. Nhưng đó hoàn toàn là ảo tưởng. Họ giống những con chuột hamster chạy trên bánh xe hơn.

Dù rằng bận rộn có thể khiến chúng ta cảm thấy mình đang sống hơn bất kì khoảnh khắc nào, nhưng cảm giác đó sẽ không kéo dài mãi. Chúng ta sẽ không tránh khỏi một điều rằng, nếu ngày mai hay ngày ta hấp hối trên giường bệnh, liệu ta có ước rằng mình sẽ ít bận rộn đi và sống một cuộc sống có mục đích hay không.

cuộc sống, thất bại, thành công

Ảnh minh họa từ internet

4. Một vài thất bại luôn xảy ra trước khi thành công

Hầu hết những sai lầm đều không thể tránh khỏi. Hãy học cách tha thứ cho bản thân. Không có vấn đề gì khi làm sai điều gì đó, nó chỉ trở thành vấn đề khi bạn không học được điều gì từ nó.

Nếu bạn quá lo sợ thất bại, bạn không thể làm những gì cần làm để thành công. Giải pháp cho vấn đề này là làm bạn với thất bại. Bậc thầy gặp thất bại nhiều hơn cả số lần kẻ nghiệp dư cố gắng.

Chốt lại: Chỉ vì nó chưa xảy ra ngay bây giờ, không có nghĩa nó sẽ không bao giờ xảy ra. Đôi khi có những điều phải sai lầm trước khi nó trở nên đúng.

5. Nghĩ và làm là hai việc hoàn toàn khác nhau

Thành công không bao giờ tìm đến bạn trong khi bạn đang ngồi đợi và nghĩ về nó.

Bạn là những gì bạn làm, không phải là những gì bạn nói mình sẽ làm. Hiểu biết về cơ bản sẽ vô dụng nếu không đi cùng hành động. Những điều tốt đẹp không đến với những người chỉ biết chờ đợi, chúng đến với những ai làm việc cùng những mục tiêu ý nghĩa. Tự hỏi bản thân xem điều gì thực sự quan trọng và can đảm tạo dựng cuộc đời bạn dựa trên câu trả lời đó.

Và nhớ rằng, nếu bạn đợi cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng 100% để bắt đầu, bạn rất có thể sẽ phải đợi trong suốt phần đời còn lại của mình.

6. Bạn không cần đợi một lời xin lỗi để tha thứ

Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn chấp nhận tất cả những lời xin lỗi bạn chẳng bao giờ nhận được. Điều cốt yếu là tỏ lòng biết ơn với từng trải nghiệm – tích cực hay tiêu cực. Hãy nhìn lại và nói rằng: "Cảm ơn vì bài học".

Nhận ra rằng sự hằn học với quá khứ là cách lãng phí hoàn toàn niềm vui của hôm nay, và giữ mãi những điều ấy giống như bạn cho một công ty thừa thãi thuê chỗ miễn phí trong đầu mình.

Sự tha thứ là một lời hứa bạn muốn giữ. Khi bạn tha thứ cho ai đó, bạn đang tự tạo cho một lời hứa rằng không được để quá khứ chống lại thực tại.

cuộc sống, thất bại, thành công

Ảnh minh họa từ internet

7. Vài người đơn giản là không hợp với bạn

Bạn sẽ chỉ tuyệt vời như những người bạn ở quanh mình, vì thế hãy đủ can đảm loại bỏ những kẻ luôn kéo bạn đi xuống. Bạn không cần bắt buộc giữ mối quan hệ với những người luôn khiến bạn cảm thấy ít tốt đẹp hơn.

Có rất nhiều người phù hợp với bạn, người tiếp thêm nghị lực và truyền cảm hứng khiến bạn trở nên tốt nhất. Chẳng có ý nghĩa gì khi ép buộc bạn phải ở cạnh một người không phù hợp.

8. Yêu thương bản thân không phải là việc của người khác, đó là việc của bạn

Tử tế với người khác là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tử tế với chính bản thân mình. Bạn phải thực sự yêu bản thân để đạt được bất kì điều gì trong thế giới này. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn không nhìn bản thân mình qua đôi mắt của người khác, người không đánh giá đúng bạn. Biết rõ giá trị bản thân mình, ngay cả khi người khác không biết.

Ngày hôm nay, hãy để ai đó yêu bạn vì chính bạn, vì chính những khuyết điểm của bạn. vì những lúc thiếu thu hút mà đôi khi bạn cảm thấy, và vì những khi không hoàn hảo mà bạn nghĩ về bản thân mình. Hãy để ai đó yêu bạn dù cho bạn có tất cả những điều ấy, và hãy để người đó chính là BẠN.

9. Những gì bạn sở hữu không nói lên bạn là ai

Đồ vật suy cho cùng cũng chỉ là đồ vật, và chúng hoàn toàn không chịu trách nhiệm rằng bạn là người như thế nào. Hầu hết chúng ta đều có thể sống ít vật chất hơn những gì ta nghĩ mình cần.

Bạn phải tạo được văn hóa của riêng mình. Đừng xem TV quá nhiều, đừng suốt ngày đọc tạp chí thời trang, và đừng đọc quá nhiều báo. Tìm một nguồn sức mạnh để lấp đầy thời gian của bạn bằng những trải nghiệm ý nghĩa. Những thứ có thực là bạn, gia đình, bạn bè, tình yêu, hi vọng, kế hoạch, nỗi sợ hãi…

"Kiếm tấm bằng đi, kiếm một công việc đi, kiếm một cái xe đi, kiếm một ngôi nhà đi, và cứ tiếp tục kiếm đi nhé". Thật buồn, vì một ngày nào đó bạn sẽ tỉnh dậy và nhận ra mình đã bị lừa. Và tất cả những gì bạn muốn sau đó là đòi lại tâm trí đã bị đánh cắp bởi truyền thông, những kẻ khiến bạn trở thành khách hàng hoàn hảo khi mua mọi thứ không thực sự cần thiết để gây ấn tượng với người khác, chúng chẳng quan trọng chút nào. Đó là một cái vòng luẩn quẩn, nghĩ mà xem.

10. Mọi thứ đang thay đổi, từng giây

Hãy chấp nhận sự thay đổi và biết rằng nó luôn xảy ra với một lý do nào đó. Không phải lúc nào cũng dễ nhận ra, nhưng đến cuối cùng chúng đều đáng giá.

Những gì bạn có hôm nay có thể trở thành những thứ bạn đã từng có trong ngày mai.

Đôi khi chỉ trong một tích tắc cũng có thể làm đổi hướng cuộc đời ta. Một quyết định có vẻ vô hại có thể chấn động cả thế giới như một thiên thạch va vào trái đất. Toàn bộ cuộc sống bị đảo ngược, có thể tốt hơn hoặc tồi tệ hơn, với một sức mạnh không thể đoán trước. Và những sự kiện này luôn luôn đang xảy ra với ai đó ngay lúc này.

Tuy nhiên dù là trạng thái tốt hay xấu đi nữa, nó sẽ thay đổi. Đó là điều bạn có thể đoán trước. Vì thế, khi đời đang nở hoa, hãy tận hưởng. Đừng tìm kiếm cái gì đó tốt hơn. Hạnh phúc sẽ không bao giờ đến với những ai không đánh giá cao những gì họ đang có.

Theo Hoàng Dung (dịch)/ Tâm lý học tội phạm

(Nguồn http://livelearnevolve.com/10-painfully-obvious-truths-everyone-forgets-too-soon/)



Xem nguồn

"Bàn tay vàng ASEAN" giờ ra sao?

Posted: 02 Oct 2016 04:42 AM PDT


– Nguyễn Hải Đính – người đạt Chứng chỉ nghề xuất sắc 2008 tại Malaysia – hiện là giám đốc một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, cho rằng bước vào cuộc sống, nếu chỉ có chứng chỉ thôi thì không bao giờ đủ.

Trải nghiệm và tích lũy

Nguyễn Hải Đính tốt nghiệp ĐH công nghiệp Hà Nội năm 2010. Anh được mời ở lại trường làm giảng viên nhưng đã từ chối vì cuộc sống bên ngoài nhiều thách thức có sức hấp dẫn với anh hơn.

nguyễn hải đính, bàn tay vàng 2008, khởi nghiệp
Nguyễn Hải Đính. Ảnh: NVCC.

Bước chân khỏi trường đại học, Đính nhanh chóng nhận ra rằng, cuộc sống đòi hỏi người muốn thành công vô vàn những kiến thức, kỹ năng khác chưa từng được học trước đây. Trước khi khởi nghiệp, Đính đã dồn 3 năm đi làm thuê với mục tiêu học tất cả những gì cần thiết. Ba năm với Đính thực sự là cuộc chạy đua không nghỉ với thời gian..

Ngoài làm toàn thời gian cho một công ty nước ngoài, anh còn làm bán thời gian cho 5 công ty khác. Anh gọi đây là thời kỳ trải nghiệm, dấn thân trong tất cả những tình huống, công việc cả tay trái lẫn tay phải như thiết kế, chế tạo máy đến bán hàng, làm marketing…

Trong thời gian làm cho công ty nước ngoài, Đính mô tả mình như một cái ăng-ten, luôn vươn lên để đón nhận mọi thông tin, sự kiện xảy ra trong công ty, quan sát cách quản lý, làm việc, giao tiếp, xây dựng mối quan hệ với đối tác của những người đi trước. Với những công ty khác, anh dồn toàn bộ thời gian rảnh rỗi để hoàn thành thiết kế đúng hạn đặt hàng. Cũng bởi có đam mê nên Đính làm việc không ngại mệt mỏi. Nếu gặp sếp hợp gu, anh sẵn sàng thức trắng đêm để cũng họ hoàn thành công việc. Khoảng thời gian đó, một ngày anh chỉ ngủ 4-5 tiếng.

Lý giải cho 3 năm say việc của mình, Đính cho biết, anh muốn tận dụng tối đa thời gian để học hỏi và va chạm càng nhiều càng tốt để rút ngắn quá trình mà anh cho rằng bất kỳ ai cũng phải trải qua nếu muốn có nền tảng xây dựng sự nghiệp về sau.

Khởi nghiệp

Năm 2013, Nguyễn Hải Đính cảm thấy mình đã có một nền tảng khá tốt, cộng với sự nhạy bén thị trường cơ khí, anh đã nghỉ việc làm thuê và mở công ty riêng.

Nguyễn Hải Đính không phải là con nhà đại gia nên cách anh bắt đầu khởi nghiệp không phải là vung tiền đầu tư mà là phát huy "vốn tự có". Đó chính là tay nghề thiết kế máy móc đã được cấp chứng chỉ xuất sắc, được rèn luyện trong thực tế và vốn kiến thức của một kỹ sư.

Không tiết lộ vốn khởi nghiệp ban đầu, nhưng Nguyễn Hải Đính nói: "Nó không nhiều!". Bởi vậy, thời gian đầu công ty của Đính tập trung vào tư vấn, thiết kế, bán hàng và hướng đến tạo lập uy tín thông qua sản phẩm. Anh chia sẻ: "Trong chuyên môn thiết kế, quá trình được đào tạo để đi thi chứng chỉ tay nghề ASEAN đã tạo cho mình một nền tảng kiến thức và thực hành rất tốt. Những đối tác trước đây thường nhìn nhận rằng sản phẩm mình thiết kế có sự khác biệt với những kỹ sư khác. Đó chính là giá trị mà chứng chỉ tay nghề mang lại cho mình, một nền tảng ban đầu để tiếp tục phát triển."

nguyễn hải đính, bàn tay vàng 2008, khởi nghiệp
Nguyễn Hải Đính thường xuyên trao đổi với nhân viên của mình. Ảnh: NVCC.

Thời gian đầu, công ty của Đính thường xuyên phải thuê các công ty bên ngoài gia công. Để tạo lập uy tín với khách hàng, anh thường chọn công ty gia công chất lượng tốt và chi trả một mức giá cao hơn.

Chuyên nghiệp ngay từ đầu, anh chú trọng chất lượng, tiến độ trả hàng và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm. Một điều quan trọng khiến công ty của Đính có thể từng bước tự chủ từ khâu thiết kế đến chế tạo sản phẩm là anh đã chuyên nghiệp đến mức ngặt nghèo ngay cả trong khâu… trả nợ.

Nguyễn Hải Đính cho biết, vốn mở công ty ít nên có bao nhiêu lãi từ việc bán sản phẩm, anh đều quay trở lại tái đầu tư nhà xưởng máy móc để tiến đến tự sản xuất. Nhờ có những mối quan hệ tốt từ những ngày còn lăn lộn làm thuê, anh được đối tác cung ứng máy móc cho nhận hàng trước, trả tiền sau. Có sự tín nhiệm, anh luôn thực hiện việc trả nợ đúng hẹn. Nhờ cách này, cho đến nay công xưởng của anh đã có đủ máy móc để sản xuất. Đính cho biết anh cũng lựa chọn đối tác rất kỹ. Công ty của anh thường không làm việc với những đối tác chây ỳ trong việc thanh toán. Khách hàng chủ yếu là các công ty của Nhật và một số ở các nước Châu Âu.

Chứng chỉ xuất sắc là một kỷ niệm đẹp

Năm 2016, Đính có thêm một người bạn đồng hành có cùng đam mê nghề nghiệp, cũng là một người sở hữu danh hiệu Bàn tay vàng tại Hội thi tay nghề ASEAN.

Anh chia sẻ, khi các sinh viên trường nghề đạt danh hiệu ở các hội thi được nhà nước, nhà trường trọng vọng, vinh danh, khen thưởng là có thực. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp không biết đến các bàn tay vàng hoặc nhà trường không có sự kết nối với doanh nghiệp thì khi ánh hào quang lắng xuống, cuộc sống lại trở về như cũ.

Sau 6 năm làm thuê và lập nghiệp, Đính cho hay, danh hiệu đối với anh như một kỷ niệm đẹp, đánh dấu một khoảnh khắc thành công của thời sinh viên. Trong quá trình lập nghiệp, nó vẫn được nhắc đến khi các sản phẩm của anh đạt đến sự khác biệt khiến khách hàng phải đặt câu hỏi về điều đó. Anh lý giải, thành công ấy có phần đóng góp từ chương trình học tập mà mỗi sinh viên được đào tạo khi đến với hội thi tay nghề quốc tế.

Nhưng, Đính đúc kết, theo nghề và phát triển được hay không rất cần niềm đam mê và sẵn sàng học hỏi. Đó cũng là tiêu chí anh cần nhất mỗi khi tuyển nhân viên. Với quá trình khởi nghiệp của mình, anh chia sẻ vẫn còn danh sách dài những thách thức liên tục đặt ra trên mỗi chặng đường phát triển. Anh nói vui khi tôi hỏi về tài sản sau 3 năm trên vị trí giám đốc công ty: "Đừng nhìn vào tài khoản ngân hàng, vì ngoài chiếc xe tôi đi, căn hộ chung cư tôi sống, mọi tài sản của tôi đều nhìn thấy được ở công xưởng."

Nhã Uyên



Xem nguồn

Học bằng cách đọc

Posted: 02 Oct 2016 04:00 AM PDT


Lễ phát động diễn ra tại quận Bình Thạnh thu hút đông đảo học sinh, giáo viên, người dân, lãnh đạo tham gia. Với chủ đề "Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số", Tuần lễ học tập suốt đời 2016 nhấn mạnh đến vai trò và sự cần thiết của việc đọc sách đối với tất cả mọi người, mọi thành phần trong xã hội.


Người dân TPHCM tích cực hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời 2016 bằng việc đọc sách tích cực. (Ảnh: Hoài Nam)

Người dân TPHCM tích cực hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời 2016 bằng việc đọc sách tích cực. (Ảnh: Hoài Nam)

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ Tuần lễ học tập suốt đời năm nay tại TPHCM được tổ chức từ ngày 2 – 9/10/2016 nhằm nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập; đồng thời vận động các cá nhân tổ chức xã hội tham gia các hoạt động thiết thực hưởng ứng tuần lễ. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm giúp các tầng lớp nhân dân cập nhật kiến thức, kỹ năng và vận dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và kỹ năng hội nhập quốc tế.

Đặc biệt là phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư và trong các cơ sở giáo dục; đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện, trước hết là thư viện trường học.

Sau lễ phát động, vào ngày 3/10, các trường học, trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn TPHCM sẽ đồng loạt tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời. Trong tuần lễ này sẽ diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền, khuyến khích người dân đến đọc sách tại các thư viện cộng đồng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tại các cơ sở giáo dục; tổ chức các hoạt động tư vấn, tập huấn, hướng dẫn học sinh các kỹ năng sử dụng sách điện tử, thư viện điện tử; cách tìm kiếm, khai thác thông tin trên mạng Internet một cách hữu ích, an toàn.

Bên cạnh đó, các trường học sẽ tổ chức các hoạt động giới thiệu về sách và các tài liệu điện tử hữu ích trên website của trường. Một trong những hoạt động quan trọng là các trung tâm học tập cộng đồng sẽ tổ chức hướng dẫn cho người dân biết cách sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử để truy cập internet và tìm đọc những thông tin hữu ích phục vụ đời sống.

* Cũng trong sáng nay 2/10, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2016 với chủ đề "Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số".

Hoài Nam



Xem nguồn

Những điểm son và mục tiêu phấn đấu của khuyến học TPHCM

Posted: 02 Oct 2016 03:18 AM PDT


Lan tỏa chương trình "tiết kiệm nuôi heo đất"

Bà Lê Minh Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học TPHCM, người gắn bó với công tác khuyến học TPHCM hơn 15 năm qua tự hào chia sẻ những thành quả mà Hội đã làm được để trở thành một tổ chức xã hội rộng lớn gắn với phong trào học tập của nhân dân.

Bà Lê Minh Ngọc - Uỷ viên Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam khoá IV, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học TP.HCM tại Đại hội Khuyến học toàn quốc khoá V, tháng 9/2016. (Ảnh: Mai Châm)

Bà Lê Minh Ngọc – Uỷ viên Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam khoá IV, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học TP.HCM tại Đại hội Khuyến học toàn quốc khoá V, tháng 9/2016. (Ảnh: Mai Châm)

Theo bà Ngọc, điểm son đầu tiên mà những người làm khuyến học tại TPHCM thấy tự hào đó là tổ chức Hội được củng cố, phát triển rất vững chắc. Từ 35 hội viên của ngày đầu sáng lập đến nay toàn thành phố đã phát triển được 4.185 chi hội khuyến học, hơn 20.500 tổ hội và tổng số trên 748.000 hội viên. Có thể khẳng định rằng số hội viên hội khuyến học của TPHCM đông nhất cả nước và gần như hội khuyến học đã xuống được đến từng tổ dân phố.

"Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy TPHCM, tỉ lệ đảng viên tham gia hội rất đông với hơn 90% Đảng viên của TPHCM là hội viên hội khuyến học. Điều đó góp phần thể hiện được chất lượng của hội viên.

Không phải "đánh trống ghi tên", có tới 70% hội viên đã có thẻ và trên 65% hội viên tham gia đóng hội phí. Vì sao vui khi hội viên đóng hội phí bởi nó thể hiện được vai trò, trách nhiệm của những người tham gia công tác hội", bà Ngọc cho biết.

Với đội ngũ lan tỏa xuống từng tổ dân phố, việc xây dựng quỹ khuyến học trong 15 năm qua cũng đạt được những con số nổi bật. Bên cạnh nguồn quỹ vận động từ doanh nghiệp hảo tâm thì đặc biệt TPHCM đã khiến nhiều địa phương ngưỡng mộ khi tạo quỹ khuyến học từ "chương trình tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học".

Là người có sáng kiến về chương trình này, bà Ngọc chia sẻ: "Chúng tôi tâm đắc vì đây là một chương trình độc đáo khởi xướng từ năm 2007 để học tập và làm theo lời Bác Hồ, mỗi hội viên sống tiết kiệm để chăm lo việc học cho con cháu. Mục đích ban đầu cho đến nay không thay đổi.

Mỗi gia đình đều tiết kiệm tối thiểu 300.000 đồng/năm nhưng thực tế là đã có hiệu quả rất lớn. Hàng năm, ngày hội khui heo đất luôn là một ngày rất rầm rộ và ý nghĩa, tạo được ý thức tiết kiệm của mỗi người dân. Nhưng cái quan trọng là sau khi tiết kiệm tạo quỹ học tập cho gia đình, các hội viên đã đóng góp, chia sẻ một phần lại cho quỹ khuyến học thành phố".

Tính đến năm 2015, đã có trên 367 tỷ đồng từ quỹ nuôi heo đất này, trong khi đó riêng năm 2016 cả thành phố đã "nuôi" được trên 350.000 con heo đất với hơn 229 tỷ đồng. Như vậy, những năm gần đây số lượng hội viên tham gia tạo quỹ từ tiết kiệm nuôi heo đất ngày càng nhiều. Trong 3 năm gần đây, mỗi năm từ chương trình tiết kiệm nuôi heo đất ủng hộ lại cho các cấp hội trung bình 9 tỷ đồng. Tạo được nguồn học bổng dồi dào chia sẻ cho xã hội.

"Hội luôn coi phong trào này là một trong hoạt động rất trọng tâm để nâng cao ý thức chăm lo việc học tập của con cái trong mỗi gia đình, giáo dục cho học sinh lòng nhân ái, chia sẻ cho bạn nghèo, tạo được sự ổn định cho người dân. Điều đáng mừng là chương trình này đã lan tỏa đến các địa phương khác tạo được sức mạnh khuyến học trong toàn xã hội. Vận động xây dựng quỹ phải từ người dân, lo cho mình trước thì mới có ý nghĩa lâu dài", bà Ngọc nhấn mạnh.


Bà Lê Minh Ngọc (bên trái) và các lãnh đạo Hội Khuyến học TPHCM được bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam năm 2013.

Bà Lê Minh Ngọc (bên trái) và các lãnh đạo Hội Khuyến học TPHCM được bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam năm 2013.

Học bổng "1 và 1" đánh động đến trái tim một con người

Nhắc đến thành tựu của khuyến học TPHCM không thể nào thiếu chế chương trình học bổng 1 & 1, đây cũng là thương hiệu mà Hội Khuyến học TPHCM gầy dựng trong 15 năm qua. Bà Ngọc chia sẻ: "Học bổng khuyến tài của TPHCM còn gọi là học bổng "1 & 1" vì thực hiện theo phương thức một ân nhân nhận tài trợ cho một sinh viên cụ thể trong suốt quá trình học đại học. Học bổng này mang nặng ân tình giữa người trao và người nhận bởi người trao học bổng không đơn thuần chỉ giúp về mặt tài chính để sinh viên theo đuổi việc học mà còn cảm nhận được hạnh phúc của sự chia sẻ với nỗi bất hạnh, hạnh phúc được thấy sự trưởng thành, thành đạt của những sinh viên do mình trao tặng học bổng.

Trao học bổng 1&1 trong chương trình kỷ niệm 15 năm học bổng khuyến tài của TPHCM

Trao học bổng 1&1 trong chương trình kỷ niệm 15 năm học bổng khuyến tài của TPHCM

Còn người nhận học bổng không đơn thuần chỉ nhận những đồng tiền quý giá giúp đỡ vượt qua khó khăn mà còn cảm nhận sự ấm áp của tình người, của lòng nhân ái. Chính vì vậy mà chương trình này còn được gọi là học bổng từ trái tim".

Thực hiện từ năm 2000 với 5 sinh viên nhận học bổng ban đầu đến nay toàn thành phố đã có hơn 2.175 sinh viên được học bổng này với tổng số tiền hơn 17,3 tỷ đồng. Hơn 450 ân nhân, 28 công ty, đơn vị đồng hành. Trong số sinh viên được hỗ trợ đến nay đã có 1.175 sinh viên đã tốt nghiệp trong đó có 106 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi với 2 người đạt danh hiệu tiến sĩ, 47 thạc sĩ.

Chương trình học bổng 1&1 là một hoạt động rất nhân ái, đánh động trái tim đến từng người. Những sinh viên vượt khó hiếu học ngày nào đã lớn lên, trưởng thành, thành đạt ở các lĩnh vực. Hơn thế nữa, chính họ sau khi được hỗ trợ, trưởng thành và thành đạt lại tiếp tục quay lại đồng hành với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập của thành phố.

Tiếp tục sáng tạo để "xây dựng thành phố học tập"

Phó chủ tịch hội Khuyến học TPHCM bộc bạch rằng: "Tất cả những thành tựu của hội trong thời gian có được bởi chúng tôi may mắn nhận được sự quan tâm của Thành ủy, UBND TPHCM. Thời gian qua Thành ủy đã tin tưởng giao cho hội đề tài nghiên cứu khoa học. Từ đó, chúng tôi đã có những sáng kiến trở thành những mô hình, chương trình cụ thể. Nhờ những điều này, Hội Khuyến học TPHCM trở thành hội đầu tiên cả nước nhận được Huy chương lao động hạng Nhất. Điều đó cũng chứng tỏ Đảng, Nhà nước và xã hội đã đánh giá cao sự đóng góp của Hội Khuyến học TPHCM".

Chúng tôi vui vì những gì mình làm đã tạo được sự lan tỏa nhưng chúng tôi cũng nhận được những trọng trách rất lớn mà Thành ủy TPHCM giao trong thời gian tới. "Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TPHCM lần X đã xác định phấn đấu đến năm 2020 xây dựng TPHCM trở thành thành phố học tập. Với mục tiêu đó, thành ủy đã giao cho Hội thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học mới, đó là "Xây dựng TPHCM thành một thành phố học tập".

Như vậy 5 năm tới, ngoài củng cố tổ chức hội, thi Hội sẽ tập trung xây dựng các mô hình học tập theo chỉ đạo của Trung ương Hội. Nếu như trước đây chỉ xây dựng những mô hình cho TPHCM hòa nhập, hội nhập thì sắp tới đây Hội phải đưa ra các tiêu chí để xây dựng thành phố học tập. Để đạt được điều đó thì bắt buộc thực hiện tốt mô hình đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng".

Bà Ngọc và các đồng sự của Hội Khuyến học TPHCM đang tiếp tục theo đuổi đam mê đóng góp cho sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, trong đó luôn có một tâm niệm nhất quán đó là làm khuyến học một cách thiết thực và thực chất.

Lê Phương



Xem nguồn

Xin nhắc lại rằng “thoát nghèo” không phải là mục đích của người học!

Posted: 02 Oct 2016 02:36 AM PDT


LTS: Với câu hỏi đặt ra trong bài "Học để làm quan hay học để làm giàu?", thầy giáo Nguyễn Phát Tài (hiện là giảng viên tại trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II) một góc nhìn mới để trả lời câu hỏi này.

Tác giả nhìn nhận mục đích việc học dưới hai góc độ người học (cá nhân) và xã hội (cộng đồng).

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Câu hỏi đặt ra là học để làm gì? tức là chúng ta muốn có một câu trả lời thỏa đáng cho mục đích của việc học, vậy hãy nhìn nhận nó dưới hai góc độ là người học (cá nhân) và xã hội (cộng đồng).

Mục đích của việc học dưới góc độ người học

Mục đích chính của người học là: học để biết, học để làm, học để khẳng định bản thân.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào thì mỗi người luôn (phải) học và sự lĩnh hội (tiếp thu) sẽ hình thành dưới dạng lĩnh hội kiến thức hoặc lĩnh hội kỹ năng.

Học tập kiến thức để làm gì? (Ảnh: nld.com.vn).

Những người học tập ở trường, các khóa học, lớp học thường được tiếp thu kiến thức mới đồng thời với đó, họ tham gia lao động và các hoạt động xã hội, tiếp thu các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc.

Những người không có cơ hội học kiến thức ở trường sẽ học ở môi trường làm việc, sinh hoạt…

Hai hình thức này tồn tại song trùng trong mỗi người nhưng tùy vào điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi người lựa chọn cho mình cách học riêng.

Học để biết:

Nhiều người học chỉ nhằm mục đích "biết", có nghĩa là họ chỉ mong muốn biết đến một lĩnh vực, kiến thức, phạm trù mới… sau khi đã thấy thỏa mãn và phấn khởi với kiến thức đạt được chứ không ứng dụng nó vào thực tiễn công việc hay cuộc sống.

Học để làm quan hay học để làm giàu?

Nhu cầu học để biết là một nhu cầu chính đáng và đáng được trân trọng.

Những người này luôn học và họ học cả kiến thức và kỹ năng. Chúng ta không lạ khi nghe một ông A, bà B nào đó có đến 2, 3 bằng Đại học mặc dù công việc của họ không yêu cầu những kiến thức đó.

Học để làm:

Ngược lại, có những người lại mong muốn học để biết và ứng dụng kiến thức học được vào thực tiễn công việc.

Nhu cầu học để làm là một nhu cầu bắt buộc đối với mỗi người.

Dù ở mức độ rất khác nhau nhưng mỗi người làm các công việc khác nhau bắt buộc phải biết một lượng kiến thức nhất định với một công việc cụ thể thì mới làm được việc.

Hơn thế nữa, khi anh đã làm được một việc thì với "khát vọng vươn lên" anh lại muốn học để có thể làm những việc to lớn hơn.

Như vậy nhu cầu học để làm là một nhu cầu thiết thực, chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội; nhu cầu này cần được xã hội, cộng đồng quan tâm và hỗ trợ cho những người thực sự có năng lực.

Học để khẳng định bản thân:

Dù với mục đích học để biết hay học để làm thì người học luôn muốn khẳng định giá trị bản thân họ, cách khẳng định bản thân lại phụ thuộc vào nhu cầu học:

Người học để biết khẳng định bản thân bằng độ rộng (số lượng) kiến thức họ có.

Người học để làm khẳng định bản thân bằng độ sâu kiến thức, kỹ năng làm việc trong lĩnh vực họ tham gia.

Tại sao con phải học?

Tôi nhiều năm dạy học, nhiều lần nghe các bậc phụ huynh đưa con đi thi Đại học bảo rằng: "Cho con cái học Đại học để thoát nghèo".

Suy nghĩ vậy là hoàn toàn sai, làm sao có thể thoát nghèo khi đi học Đại học?

Đi học Đại học là phải tốn một khoảng thời gian dài 4-5 năm, người đi học hoàn toàn lệ thuộc và người nuôi dưỡng, nghĩa là khi đi học Đại học sẽ làm cho gia đình mất một người (đang trong độ tuổi lao động) lại phải chu cấp kinh phí cho đi học.

Điều đó làm cho gia đình nghèo lại thêm nghèo đi chứ không thoát nghèo.

Nếu không chọn đúng ngành học phù hợp với năng lực bản thân thì tốt nghiệp ra trường sẽ thất nghiệp, hậu quả sẽ còn khó lường hơn (VTV đã từng có chương trình về vấn đề này).

Xin nhắc lại rằng "thoát nghèo" không phải là mục đích của người học!

Mục đích của việc học dưới góc độ xã hội

Học để nâng cao dân trí: Trong một xã hội mà càng nhiều người có kiến thức, trình độ cao thì đồng nghĩa với xã hội có trình độ dân trí cao.

Khả năng phân tích, phán đoán, phản biện xã hội sẽ cao hơn, mọi người hành xử với nhau "có văn hóa" hơn; điều này cũng đồng nghĩa với việc am hiểu và tuân thủ pháp luật sẽ cao và cuộc sống văn minh hơn.

Học để phụng sự Tổ quốc: Người học đem kiến thức, kỹ năng của mình tích lũy được trong quá trình học tập áp dụng vào cuộc sống, vào công việc lao động sản xuất đem lại một nguồn thu nhập trang trải cuộc sống cùng một phần đóng góp vào ngân sách quốc gia.

Học để làm gì?

Những người có kiến thức chuyên sâu về một chuyên ngành sẽ điều hành, quản lý các tổ chức kinh tế, xã hội… làm cho đất nước ta ngày càng phát triển, xã hội văn minh.

Như vậy mục đích của việc học là "Học để biết, học để làm, học để khẳng định bản thân, học để phụng sự Tổ quốc".

Ngoài những mục đích chính đáng đó thì những ai có mưu cầu khác: Học để giàu, học để làm quan hay học để thoát nghèo đều không phù hợp.



Xem nguồn

Trộn đáp ứng nhu cầu học sinh với tăng thu nhập giáo viên làm sự học biến chất

Posted: 02 Oct 2016 01:53 AM PDT


LTS: Vấn đề dạy thêm, học thêm đã được báo chí và dư luận phản ánh rất nhiều trong thời gian qua, ở nhiều góc độ khác nhau.

Thầy giáo Trần Trí Dũng (đến từ Quảng Ninh) đã có bài viết thể hiện quan điểm của mình khi cho rằng dạy thêm như một vấn nạn và việc xử lý kỉ luật với các giáo viên vi phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là đúng.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Theo thông tin từ Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 23/9/2016 Hội đồng kỷ luật trường Tiểu học Bành Văn Trân (quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) đã ra quyết định kỷ luật đối với cô giáo Đ.T.T.N vì đã dạy thêm đối với học sinh Tiểu học, theo quy định cấm tại Thông tư số 17/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiếp đó, sau khi được biết cô giáo T. và cô giáo L. thuê nhà để dạy thêm cho học trò chính khóa, ngày 28/9/2016 Ban Giám hiệu trường Trung học Cơ sở Lý Thường Kiệt quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu 2 cô T. và L. làm bản tường trình, nộp về lại cho lãnh đạo nhà trường.

Sau đó, hội đồng kỷ luật của nhà trường sẽ họp và đưa ra một hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với hành vi sai phạm của cô T. và cô L. trong quy định cấm dạy thêm, học thêm học sinh chính khóa, được quy định theo Thông tư 17.



Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nói lại lệnh cấm dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố trong cuộc họp báo về tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2016 (ảnh: P.L).

Sau khi báo chí thông tin phản ánh đến độc giả đã nhận được nhiều phản hồi khác nhau.

Ngày 26 và 28/9/2016, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng hai bài viết của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc và cô giáo Phan Tuyết thể hiện tâm tư và quan điểm về vấn đề này, do đấy một lần nữa lại làm dấy nên dư luận đối với những sự việc trên.

Vì thế, dưới góc độ báo chí và vấn đề của ngành, tôi thấy cần thiết có một tiếng nói về vấn đề này.

Vấn đề dạy thêm, học thêm đã được báo chí và dư luận phản ánh rất nhiều trong thời gian qua, ở nhiều góc độ khác nhau; và có những lúc vấn đề này đã được xem như một vấn nạn.

Nếu nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, việc Nhà nước chỉ cấm giáo viên không được tổ chức dạy thêm và cho phép giáo viên tham gia dạy thêm đã thừa nhận sự nhạy cảm của vấn đề.

Tuy nhiên, việc dạy thêm và học thêm như thế nào lại là vấn đề đáng phải bàn vì đã có những quy định cấm theo những trường hợp cụ thể, và điều đó còn tùy thuộc vào lương tâm và trách nhiệm của các giáo viên hàng ngày đang trực tiếp đứng lớp dạy học sinh.

Ngay trong buổi họp báo đầu năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thừa nhận học thêm là một nhu cầu thật.

Tuy nhiên, nếu hợp lý hóa giữa việc đáp ứng nhu cầu học thêm thật chính đáng của học sinh với nhu cầu tăng thu nhập của giáo viên thì lại làm biến tướng bản chất của sự học theo một hướng khác.

Báo Người lao động ngày 19/6/2016 có đăng bài viết của thầy giáo Đỗ Đức Anh ở thành phố Hồ Chí Minh, mà theo như lời tự giới thiệu là từng được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua, nhà giáo trẻ tiêu biểu, được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc liên tiếp trong nhiều năm học, trong đó có đoạn viết:

… chúng tôi được hứa hẹn tăng lương trước thời hạn. Vậy mà mức lương hiện tại của tôi chỉ là 3,6 triệu đồng. Với mức lương ấy, quả thực chúng tôi phải dè sẻn chắt chiu để chắc chắn sẽ không chết đói nhưng… đói gần chết là điều không tránh khỏi nếu không tự bươn bả làm thêm.



Vậy nhưng nhiều đồng nghiệp của tôi bị chính quyền rình bắt kiểu như tội phạm trốn lệnh truy nã chỉ vì… dạy thêm.

Vừa qua, không ít các báo gọi công việc chúng tôi đang làm là vấn nạn, chẳng khác gì nạn tham nhũng. Nhiều người phỉ báng tâm đức của chúng tôi chỉ vì chúng tôi đang làm một việc bằng chính mồ hôi, chất xám của mình.

Tại sao lại gọi những giờ dạy của giáo viên đối với học trò là "vấn nạn"?

… Chúng tôi, những thầy cô giáo, tại sao lại không được lao động lương thiện, kiếm đồng tiền bằng chính nghề của mình?

Công nhân sau 8 giờ có thể tăng ca. Bác sĩ sau giờ hành chính có thể làm thêm ở phòng mạch tư. Một nhân viên văn phòng có thể làm thêm sau giờ hành chính. Vậy tại sao lại cấm giáo viên "tăng ca"?”.

Những ý kiến đó của một giáo viên trẻ làm cho chúng ta không thể không suy nghĩ, với một nỗi niềm chua xót từ góc nhìn của người lao động.

Song, dạy học là một nghề có những đặc trưng riêng vì đó là hoạt động nhằm trang bị kiến thức và hoàn thiện thiện con người, vì đối tượng lao động ở đây là những con người đang ở độ tuổi phát triển.

Nghề dạy học là nghề cao quý vì thế không thể đánh đồng các loại hình lao động theo góc độ này được.

Nếu không sẽ làm mất đi bản chất đặc trưng của công việc, và thầy cô giáo sẽ chỉ là những cái máy truyền đạt kiến thức. Do đó, việc cô Đ.T.T.N ở trường Tiểu học Bành Văn Trân và cô T. cô L. ở trường Trung học Cơ sở Lý Thường Kiệt chỉ vì muốn tăng thu nhập mà vi phạm pháp luật về dạy thêm, dưới góc độ này thật là đáng thương. 

Khi xét đối tượng học thêm của cô N. thì là những học sinh Tiểu học, đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, như là những cây non.

Các em đang ở độ tuổi mà giáo dục ở giai đoạn này được xem là “học mà chơi, chơi mà học”. Do đó, việc học thêm của các em ở độ tuổi này là không đặt ra, vì sẽ dễ làm mất đi sự vô tư và tuổi thơ của con trẻ.

Là một giáo viên được đào tạo, cô N. đáng lẽ phải hiểu và biết về vấn đề này, vì thế, việc cô giáo N. dạy thêm cho các em ở độ tuổi này là đáng giận.

Thực tế là pháp luật cũng đã có quy định cấm ở góc độ này. Mặt khác, đối với cô L., cô giáo này còn cố tình che giấu hành vi sai phạm của mình khi nói dối rằng mình đang dạy ở một trường khác trên địa bàn quận.

Những vi phạm pháp luật của các cô sẽ vô tình làm cho học trò noi theo; các thầy cô là những người dạy học sinh cách làm người vì thế phải luôn gương mẫu, phải sống và làm việc đúng với pháp luật.


Trong những dòng cảm xúc của mình, cô giáo Phan Tuyết viết:

Những đồng nghiệp của tôi xin đừng vì cái lợi trước mắt của cá nhân mình làm ảnh hưởng đến thanh danh của hàng ngàn thầy cô giáo chân chính khác… Có giáo viên ngoài giờ lên lớp vẫn chạy bàn đám cưới, người làm thợ chụp hình, người bán đồ ăn, bán hàng tạp hóa… mà mỗi tháng cũng chỉ kiếm thêm được vài triệu đồng.

Dù nghèo nhưng lương tâm họ vẫn luôn thanh thản“.

Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý vi phạm về dạy thêm, học thêm cũng không phải là dễ, và pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về vấn đề này vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Song, việc cô giáo N., cô giáo T. và cô giáo L.  khi đã biết chủ trương cấm của thành phố và của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà vẫn tổ chức dạy thêm như vậy thì thật là đáng trách.



Tuy việc kỷ luật có thể làm các giáo viên bị tổn thương, song việc ra hình thức kỷ luật đối với các cô còn mang tính cảnh báo và răn đe trong ngành Giáo dục. 

Thiết nghĩ, học thêm, dạy thêm vốn là một vấn đề nhạy cảm nhưng khi đã có những quy định pháp luật được thừa nhận đúng trong thực tế thì cần phải có sự chấp hành nghiêm chỉnh, đặc biệt là trong ngành giáo dục.

Pháp luật cho phép các giáo viên có thể tham gia dạy thêm nhưng cũng đã có những quy định cấm chặt chẽ trong những trường hợp cụ thể. Trên thực tế, việc dạy thêm tràn lan vẫn diễn ra ở nhiều địa phương.

Do đó, từ việc xử lý kỷ luật đối với cô giáo N. ở thành phố Hồ Chí Minh, được xem là trường hợp đầu tiên ở địa phương này và sau đó là cô T. và cô L. là sự làm gương cho các địa phương khác, và đó cũng là một sự cảnh tỉnh đối với các giáo viên nói chung.

Từ đó, các trường học ở các địa phương cần có kế hoạch chấn chỉnh lại việc dạy và học ở địa phương mình, đặc biệt là công tác giáo dục tư tưởng cho đội ngũ giáo viên, những người được xem là đầu tàu của sự phát triển.



Xem nguồn

Thầy cô giáo sao nỡ để các em thiệt thòi?

Posted: 02 Oct 2016 01:11 AM PDT


LTS: Nhận xét về những cách cộng điểm, xét điểm cho các học sinh thuộc diện ưu tiên, thầy Đỗ Tấn Ngọc cho rằng những chính sách này còn nhiều bất cập, cần điều chỉnh.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 29/3, từng có bài "Trường Hùng Vương tự cho học sinh toàn điểm 10 để đi thi học sinh giỏi"  của tác giả Phương Linh.

Theo bài báo, lãnh đạo nhà trường cho rằng mục đích của việc ưu tiên này là nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yên tâm tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi, mang lại vinh dự cho nhà trường, nên nhà trường đã tạo điều kiện hỗ trợ tối đa nhất.  

Sau khi báo chí phản ánh sự việc, ông Nguyễn Tiến Đạt (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh) nêu rõ, trường Hùng Vương làm việc này là sai với quy định.

Cách đặc cách, ưu tiên đối với học sinh thi học sinh giỏi của trường Trung học Phổ thông Hùng Vương như vậy, chưa thể kết luận ngay rằng  trường này có "sính" bệnh thành tích hay không, nhưng rõ ràng là nhà trường này đã một làm việc hoàn toàn trái với quy chế về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông (Thông tư 58).



Muôn kiểu đặc cách cho điểm học sinh (Ảnh: thanhnien.vn).

Chính vì vậy, qua kênh báo chí, Hiệu trưởng nhà trường cũng nhận khuyết điểm và sẽ cho các em kiểm tra lại trong thời gian sớm nhất.

Là Ban giám hiệu các trường phổ thông, hẳn phải nắm các quy định, tiêu chuẩn, căn cứ để đánh giá, xếp loại học sinh. Phải chăng, họ vô tình hay cố ý làm sai?

Mỗi năm học, các trường phổ thông, về phía học sinh có tham gia rất nhiều cuộc thi, hội thi về văn hóa, thể dục thể thao… do nhà trường, cấp trên phát động.



Thực tế để khuyến khích, động viên tinh thần các em tham gia hầu hết các trường, giáo viên đã có nhiều cách, nhiều hình thức "ủng hộa" học sinh đi thi.

Cách phổ biến nhất mà các trường hay áp dụng là thưởng điểm cho các em (theo kiểu luật bất thành văn).

Mỗi nơi, mỗi trường có những kiểu đặc cách, ưu tiên, cộng điểm khác nhau. Có đơn vị "chơi đẹp" thì đặc cách, cho điểm tối đa tất cả học sinh như trường Trung học Phổ thông Hùng Vương đã làm.

Có trường cho điểm diện học sinh tham gia bằng số điểm cao nhất của học sinh tại lớp đó trong từng bộ môn đạt được học kỳ hoặc cả năm.

Có trường, có thầy cô thì tổ chức kiểm tra lại, sau đó cộng cho mỗi em vài, ba điểm.

Ngoài học tập ra, nhà trường còn quan tâm, nâng đỡ các em đi thi về xếp quả hạnh kiểm, đáng loại trung bình thì cho lên loại tốt, nếu có vi phạm gì đó thì xí xóa, bỏ qua (do có đóng góp cho nhà trường).

Đúng là, muôn kiểu cộng điểm, ưu tiên, đặc cách ở nhà trường phổ thông; dù biết là sai, chưa đúng với quy định nhưng đã thành "lệ".

Học sinh trong diện nếu "quên" chuyện đặc cách, cộng thưởng thì các em cũng nhắc khéo liền.

Thầy cô giáo sao nỡ để các em thiệt thòi?

Hơn nữa, trong quá trình dạy học, diện học sinh nghỉ học có lý do và rơi vào những buổi có kiểm tra của giáo viên bộ môn thường xảy ra.

Theo quy định (Thông tư 58) thì giáo viên bộ môn phải thông báo và tổ chức cho số học sinh còn thiếu bài kiểm tra đó kiểm tra lại, giống như kiểm tra đại trà ở tại lớp.

Khi áp dụng thực tế thì mỗi giáo viên lại vận dụng "sáng tạo" theo kiểu riêng của mình, làm sao đỡ tốn thời gian nhất. Bài 15 phút thì thay thế bằng kiểm tra miệng; bài 1 tiết (45 phút) thì làm nhanh gọn trong 15 – 20 phút.

Nhìn chung, gặp những giáo viên dễ dãi, các em học sinh  kiểm tra lại thường được ưu ái, nhẹ nhàng hơn.

Quy chế thi tuyển sinh vào 10, thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp hiện hành đều có một số điều khoản về miễn thi, điểm ưu tiên, cộng điểm, đặc cách với học sinh dự thi quốc tế…


Thay chấm điểm 10 bằng lời khen 'rất hài lòng'


Đây là việc làm cần thiết, (ví dụ: thi tuyển sinh vào 10, thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông nếu không cộng điểm khuyến khích cho xếp loại chứng nhận nghề phổ thông thì sẽ có rất ít em chịu tham dự).

Nếu duy trì mãi cách làm tùy tiện như những trường hợp, ví dụ trên thì chính nhà trường, giáo viên tạo nên sự mất công bằng trong giáo dục,  gây bức xúc trong phụ huynh và dư luận xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng muôn kiểu cộng điểm, đặc cách, ưu tiên ở trường phổ thông hiện nay, chúng ta cần có sự đồng bộ, lấy Thông tư 58 làm chuẩn.

Nghĩa là, tất cả các em tham gia các cuộc thi, hội thi ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều phải được kiểm tra lại từ bài kiểm tra 15 phút đến bài kiểm tra học kỳ, với mức độ nội dung, kiến thức tương đương.

Và các nhà trường, giáo viên nên có hình thức khác để động viên, tinh thần các em đi thi vì hoạt động, phong trào chung của nhà trường.



Xem nguồn

Nghệ An: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2016

Posted: 02 Oct 2016 12:28 AM PDT


Đại diện Công ty cổ phần sách thiết bị trường học Nghệ An tặng quà cho trường THCS Tôn Quang PhiệtĐại diện Công ty cổ phần sách thiết bị trường học Nghệ An tặng quà cho trường THCS Tôn Quang Phiệt

Tham dự buổi lễ có ông Lưu Đức Thuyên – Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo, đại diện lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể liên quan, chính quyền huyện Thanh Chương cùng đông đảo học sinh, bà con trên địa bàn.

Với chủ đề Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số", Chủ đề của Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay là sự tiếp nối chủ đề "Chung tay xây dựng thư viện và đọc nhiều sách hay" năm 2015.

Trong bối cảnh lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, sách điện tử và thông tin trên mạng Internet là một bách khoa toàn thư cung cấp nguồn tri thức to lớn, phong phú đến người độc.

Phát biển tại lễ khai mạc và phát động tuần lễ học tập suốt đời, ông Lưu Đức Thuyên nhấn mạnh đến vai trò, tầm quan trọng của thông tin của thời đại kỷ nguyên số, cũng như cách để làm chủ, sử dụng nguồn kiến thức này.

Đồng thời, đề nghị các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện; tăng cường các hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, cách sử dụng sách điện tử, thư viện điện tử; khuyến khích giáo viên, học sinh tham gia các CLB đọc sách online; tuyên truyền vận động người dân đến đọc sách tại các thư viện cộng đồng…

Lễ  khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời được tổ chức tại trường THCS Tôn Quang Phiệt. Đây là ngôi trường có nhiều thành quả giáo dục nổi bật.

Thư viện trường với hơn 3500 bản sách, một phòng đọc điện tử, 20 máy tính và 20 sách giáo khoa điện tử, góp phần quan trọng trong công tác dạy, học và đọc. Nhân dịp này, Công ty Cổ phần thiết bị trường học Nghệ An cũng đã tặng nhiều đầu sách mới cho thầy trò của trường.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay được tổ chức từ ngày 2 đến 9/10. Đây là hoạt động hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.



Xem nguồn

Nhiều trường trung cấp không tuyển nổi một người học

Posted: 01 Oct 2016 11:45 PM PDT


– Có tới 25% các trường trung cấp chuyên nghiệp không tuyển sinh được là thực tế đáng buồn được Sở GDĐT Hà Nội đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 ngành học giáo dục chuyên nghiệp.

Cụ thể, ông Lê Việt Dương, Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết, năm 2015, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy giao cho 54 trường Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng Hà Nội gần 40.000. Tuy nhiên, với phương thức xét tuyển, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp chỉ tuyển được 18.313 học sinh (đạt 57,39% so với chỉ tiêu) và nếu so với năm 2014 giảm 7%.

Trong 48 trường trung cấp chuyên nghiệp chỉ có 5 trường tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu. Có tới 19 trường tuyển sinh dưới một nửa số chỉ tiêu. Thậm chí, đáng báo động khi có 12 trường trung cấp rơi vào diện không tuyển sinh được. Có thể kể đến như: Trung cấp Bách khoa Hà Nội, Trung cấp Đa ngành Hà Nội, Trung cấp Tin học Tài chính kế toán Hà Nội, Trung cấp thông tin truyền thông,…

trường trung cấp, trường nghề, giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT

Ông Vũ Đức Tuấn, Hiệu trưởng Trường TCCN đa ngành Sóc Sơn chia sẻ thực tế khó khăn của hệ thống ngành giáo dục chuyên nghiệp. 

(Ảnh: Thanh Hùng).

Lãnh đạo nhiều trường bày tỏ lo lắng và thốt lên "việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đã gần đi đến ngõ cụt" trước những thay đổi về mặt chủ trương trong thời gian tới. Bởi ngoài việc giáo dục chuyên nghiệp sẽ chuyển sang Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý thay vì Bộ GD- ĐT, là tới năm 2021, bệnh viện ngừng tiếp nhận nhân lực trình độ trung cấp. Thông tư liên tịch số 26 tháng 10/2015 của liên bộ Y tế, Nội vụ quy định từ 1/1/2021, viên chức ngành y phải có trình độ từ cao đẳng trở lên. Từ năm 2025, chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn bộ ngành y sẽ bị hủy bỏ. Do đó, trước mắt đến năm 2018, các trường trung cấp y dược sẽ phải dừng tuyển sinh một số mã ngành.

Ông Vũ Đức Tuấn, Hiệu trưởng Trường TCCN đa ngành Sóc Sơn bộc bạch: "Đại học, cao đẳng giờ như thế nào rồi chúng ta cũng biết, điều kiện trung cấp thì càng khó khăn từ nguồn tài chính, nhân lực và đặc biệt là công tác tuyển sinh.

Trường thầy Tuấn, năm đầu trường tuyển được 500 học viên nhưng tụt giảm số lượng qua từng năm. Hệ hai năm dù trường đã cố "khai thác" các hướng nhưng đến nay dồn tất cả các loại hình đào tạo cũng chỉ tuyển được rất ít. Ông Tuấn xác định những năm tới sẽ chỉ còn hệ 3 năm là chủ yếu bởi hệ hai năm khó đến lượt vì các trường CĐ đã "vớt" hết.

Chưa tạo được niềm tin cho người học

Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng trước hết các trường cần ổn định tư tưởng, hết sức bình tĩnh nghĩ cách làm sao tồn tại và phát triển. Như vậy dù chuyển cơ quan quản lý cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều.

"Các trường lo lắng về sự chuyển đổi cơ quan quản lý nhưng tôi nghĩ có chủ quản ngành nào thì các trường vẫn được hoàn toàn tự chủ về tài chính, về chương trình học thuật,…"

Theo ông Đại, để phát triển, mỗi trường cần xác định một ngành mũi nhọn và cố gắng tìm cách hợp tác với nhau. Có thể, nhiều trường mỗi trường một ngành, nhưng nên hợp tác lại để có một số ngành đặc biệt hay tạo thành một vài trường mạnh, mỗi trường lại tập trung đầu tư cho một khoa.

Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng thách thức lớn nhất mà hiện các trường trung cấp chuyên nghiệp phải đối mặt chính là sự thiếu lòng tin của người dân vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Bởi thực tế các trường vẫn còn rất nhiều nguồn tuyển với khoảng 250.000 học sinh tốt nghiệp THCS không học THPT, không đi học nghề và THPT không học ĐH, CĐ.

Tuy nhiên, để tận dụng được nguồn này, không còn cách nào khác các trường phải tìm đến các trường THCS, THPT để "làm quen" với học sinh. Bởi các trường phổ thông không thể đủ giáo viên để làm giúp khâu hướng nghiệp. "Các trường cũng cần thay đổi cấu trúc chương trình. Các môn chung như giáo dục quốc phòng để sau và dạy trước các môn thực hành, kỹ năng để học sinh có hứng thú học, qua đó giữ chân các em", ông Vinh đưa lời khuyên.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Nhiều cách thức triển khai ôn tập thi THPT quốc gia 2017

Posted: 01 Oct 2016 11:01 PM PDT


Ông Nguyễn Quang Thuấn, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Thái Nguyên: "Lo cấu trúc bài thi KHTN và thi trắc nghiệm môn Toán"

Phương án thi 2017 có thay đổi khá nhiều. Do đó, cả phụ huynh và học sinh đều rất lo với cấu trúc bài thi KHTN và thi trắc nghiệm môn Toán. Đầu tiên, nhà trường phải thống nhất cách làm để học sinh và giáo viên yên lòng trước, sau đó phải chỉ đạo các tổ chuyên môn có cách làm phù hợp ngay.

Việc thay đổi phương thức thi, hơn ai hết, chúng tôi ý thức được đội ngũ giáo viên phải nắm chắc trước tiên, do đó sẽ phải triển khai các phương án ôn tập sao cho thích hợp với học sinh.

Chẳng hạn, với môn Giáo dục công dân, khi có đề thi mẫu, chúng tôi sẽ cho các em thực hành nhiều để cá em tiếp cận cách làm bài thật tốt. Việc thay đổi phương án thi là thay đổi về mặt kĩ thuật, còn nền tảng học tập vẫn quan trọng nhất. Do vậy, phải để các em làm quen và yên tâm học tập tốt mới có thể bước vào kì thi.

Một thay đổi trong phương án thi 2017 là số lượng câu hỏi tăng lên và tăng thời gian làm bài thi, tôi cho rằng điều đó là phù hợp. Như thế, chúng ta yên tâm hơn vì đề thi đủ lớn thì độ phủ kiến thức sẽ lớn hơn.

Bà Đỗ Thị Hòa, Hiệu trưởng THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng: "Lo với bài thi tổng hợp"

Việc lần đầu tiên trong lịch sử, nhiều môn học được thi trắc nghiệm là bước thay đổi mạnh mẽ về tư duy dạy và học của cả thầy cô giáo và học sinh.

Để kịp thời nắm bắt được sự thay đổi này, chúng tôi sẽ họp với các tổ chuyên môn để lắng nghe ý kiến của các tổ chuyên môn về phương án dạy- học, cũng như các phương án kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với yêu cầu này.

Điểm mới của phương án thi 2017, ở bài thi tổng hợp, số lượng câu hỏi tăng nên bài thi sẽ dài hơn. Hiện tại, chúng tôi cũng chưa hình dung được cụ thể bài thi tổng hợp ra sao. Trước đây, trong các bài kiểm tra học kỳ, có lúc học sinh cũng được thi 3 môn. Tuy nhiên, ghép cả 3 môn vào một bài thi tổng hợp thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử nên chắc chắn tâm lý của học sinh cũng cần có trải nghiệm.

Không thể nói nhà trường bình tĩnh với sự thay đổi của phương án thi 2017. Chúng tôi trăn trở và lo lắng vì trong 8 tháng nữa, phải cố gắng triển khai thật tốt. Đặc điểm của bài thi trắc nghiệm, các câu hỏi nhỏ hơn, kiến thức sẽ cắt nhỏ hơn và sẽ nhiều kĩ năng ứng dụng hơn. Vì thế trước mắt, cần thiết sớm có đề thi minh họa để học sinh và giáo viên làm quen bởi việc thay đổi của kì thi, sẽ thay đổi cả về kĩ năng sắp xếp kiến thức và sắp xếp tâm lý.

Thí sinh thi THPT quốc gia 2016

Thí sinh thi THPT quốc gia 2016

Ông Trần Đình Vinh, Trưởng Phòng GDTHPT, Sở GD&ĐT Đồng Nai: "Vẫn dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng vì thi cử chỉ thay đổi về mặt kĩ thuật"

Theo suy nghĩ của từng cá nhân, thi gì sẽ học nấy. Tuy nhiên, với những người làm giáo dục như chúng tôi phải ý thức được, việc dạy nghĩa là chú ý đến sự phát triển toàn diện, dạy làm người. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh: Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng và việc thi chỉ là thay đổi về yếu tố kĩ thuật. Cho dù thi kiểu gì nhưng một khi đã bám chuẩn kiến thức kĩ năng thì vẫn đảm bảo sẽ thực hiện tốt, không có tâm lý e ngại.

Theo tôi, kể cả thi bằng phương pháp trắc nghiệm, các câu hỏi được cắt nhỏ ra, trên lý thuyết các em phải có kĩ năng nhanh nhạy nhưng tôi cho rằng, trong quá trình học tập, các em nắm vững được kiến thức thì sẽ tự động giải quyết tốt.

Theo chỉ đạo của chúng tôi trong thời gian tới, vẫn bám chuẩn kĩ năng kiến thức để dạy phát triển toàn diện, việc thi cử chỉ thay đổi về mặt kĩ thuật nên sẽ hướng dẫn kĩ hơn một chút về kĩ thuật thi cho phù hợp từng năm.

Điểm mới của phương án thi 2017 là tăng thời gian và câu hỏi trong bài thi tổng hợp, tôi thấy hợp lý bởi qua kì thi này, sẽ có nhiều trường dùng kết quả này để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Do đó, với số lượng câu hỏi tăng, sẽ tăng khả năng phân hóa tốt trình độ của học sinh. Đặc biệt, thông qua đó, các trường có thể nhìn nhận ra được nhiều kĩ năng của học sinh sao cho phù hợp từng trường.

Hiện, không chỉ thầy cô giáo, học sinh mà cả xã hội đang mong chờ đề thi minh họa bởi căn cứ vào đó, các nhà trường an tâm bám sát chuẩn kĩ năng kiến thức để dạy – học.

Mỹ Hà (thực hiện)

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments