Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Điều gì khiến học sinh lớp 6 rơi nước mắt vì không biết đọc, biết viết?

Posted: 04 Oct 2016 09:41 AM PDT


Chương trình Chuyển động 24h phát sóng tối 1/10 đưa tin, một học sinh lớp 6 phải quay trở lại lớp 1 vì không biết đọc, không biết viết khiến dư luận ngỡ ngàng.

Điều đáng nói là suốt 5 năm học ở một trường tiểu học đạt “chuẩn quốc gia”, gia đình em đã không dưới một lần xin nhà trường cho con không lên lớp để học cho chắc kiến thức.

Người viết bị ám ảnh bởi giọt nước mắt tủi hổ của cậu bé trong câu chuyện, L.S.V – học sinh lớp 6 Trường THCS Lê Vĩnh Hòa, thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, nhân vật chính trong đoạn phóng sự của VTV. [1]

Con đường “chỉ có lên lớp, không được lưu ban”

Theo phản ánh của báo Thanh Niên ngày 3/10, chị G. mẹ cháu V. cho hay:

“Năm cháu học lớp 4, chính tôi đã đến xin cho con ở lại lớp nhưng nhà trường nói cháu học được nên không cho ở lại.

Đến cuối năm lớp 5, tôi gặp giáo viên chủ nhiệm lớp 5/3 của cháu, nói với thầy là con tôi học yếu thầy cứ cho cháu ở lại học cho cứng. 

Song thầy nói cháu học được, gia đình chịu thì nhà trường cho lên lớp.

Mình không biết chữ, gửi con cho nhà trường thì thầy giáo nói sao mình nghe vậy. Đến khi "bể chuyện" thì nhà trường lại trách gia đình thiếu quan tâm đến con.

Chúng tôi không biết chữ mới gửi con vào trường, tại sao nhà trường lại phủi trách nhiệm của mình.”



Giọt nước mắt em V. ám ảnh người viết, ảnh chụp màn hình phóng sự của Chuyển động 24h, vtv.vn.

Người viết khâm phục chị G., một phụ huynh không biết chữ, dù nhà nghèo nhưng gia đình cũng vay mượn tiền mua quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho cháu đi học.

Đặc biệt hơn nữa là người mẹ không biết chữ ấy đã không dưới một lần chủ động xin cho con không lên lớp vì biết con học quá yếu. Nhưng nguyện vọng chính đáng ấy cũng không được đáp ứng.

Cũng theo báo Thanh Niên, bà nội của V. cho biết:

"Mẹ cháu V. đã đưa cháu lên tận Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố Sóc Trăng phản ánh, nhưng lãnh đạo phòng này cũng không đả động gì. 

Con dâu tôi đã xin cho cháu ở lại lớp mấy lần mà không được.

Trong quá trình học, nhà trường cũng không trao đổi gì với gia đình mà cứ cho cháu lên lớp đều đều. Bây giờ nói ra thấy xấu hổ quá!". [2]

Điều đáng nói là L.S.V không phải trường hợp duy nhất.

Ngay trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, theo phản ánh của báo Thanh Niên thì tại Trường tiểu học Lê Hồng Phong cũng có một lớp 3 có đến 8 học sinh không biết đọc.

Còn bà Nguyễn Thị Tuyết Hà, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thừa nhận thực tế ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh có tình trạng một số học sinh không biết đọc, biết viết. 

Quả bóng trách nhiệm vẫn cứ lăn

Bà Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Đạo Thành nơi em L.S.V theo học suốt 5 năm mà không biết đọc, không biết viết đã nói với Chuyển động 24h:

“Tôi không có nghe được thông tin này. Nếu như có thông tin này thì tôi cũng sẽ xem xét và giải quyết.

Tại vì tôi cũng không có thông tin báo lên từ phía gia đình, cũng như giáo viên chủ nhiệm.

Cuối năm bé kiểm tra, bé đạt mức trung bình, tức là điểm 5 thì nhà trường xét cho bé lên lớp.” [1]

Bà Dương Thị Ngọc Diễm, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố Sóc Trăng thừa nhận, hiện tượng “việc học sinh không biết đọc, không biết viết là có thật”, và đó là trách nhiệm của các trường cũng như Phòng Giáo dục – Đào tạo.

Tuy nhiên khi nói về nguyên nhân của tình trạng này, bà Diễm cho rằng: “do đặc thù địa phương có đông con em đồng bào dân tộc Khmer nên khả năng tiếp thu của các học sinh hạn chế.

Một phần nữa là do năng lực của giáo viên còn hạn chế.” [2]

Nói cách khác là do năng lực của học sinh và năng lực của giáo viên.



Bà Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Đạo Thành, ảnh: vtv.vn.

Vị Hiệu trưởng trường Lý Đạo Thành thì được báo Thanh Niên dẫn lời cho rằng: Để xảy ra tình trạng học sinh lên lớp nhưng không biết đọc như vậy là lỗi do nhà trường tin tưởng giáo viên.

Thông tư 59, Thông tư 30 và bệnh thành tích trong cơ chế chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo liệu có vô can?

Nhiều năm qua, dư luận xã hội vẫn bức xúc trước tình trạng “bệnh thành tích” trong giáo dục.

Ngành Giáo dục cũng đã từng phát động cả một chiến dịch rầm rộ, nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.

Nhưng theo cá nhân người viết, do chưa chỉ thẳng vào bệnh thành tích trong giáo dục nằm ở chính sách nào, văn bản nào, quy trình nào, nên việc “bốc thuốc” vẫn không hiệu quả, mọi nỗ lực vẫn như bắt cóc bỏ đĩa.

Trong khuôn khổ bài viết này, người viết xin nêu lên 2 văn bản mà cá nhân người viết cho là có thể gây ra bệnh thành tích trong giáo dục, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc học sinh không biết đọc, không biết viết vẫn cứ phải lên lớp, muốn ở lại lớp học lại kiến thức hổng cũng không được.

Thứ nhất là Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. [5]

Điều 4. Mục đích công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1. Mức chất lượng tối thiểu là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư các nguồn lực cho giáo dục tiểu học, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện đảm bảo cho trẻ em ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng được thụ hưởng về giáo dục ở mức cần thiết, cơ bản, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.

2. Tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư các nguồn lực cho giáo dục tiểu học, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tạo điều kiện đảm bảo cho trường tiểu học không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. 

Việc kiểm tra và đánh giá đúng thực chất chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết và quan trọng.

Tuy nhiên, chất lượng dạy và học để đạt “chuẩn quốc gia” lại được quy định rất chung chung, và nằm ở cuối bảng.

Quan trọng hơn là, khi lấy việc công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, chuẩn quốc gia để làm căn cứ “xây dựng kế hoạch đầu tư các nguồn lực cho giáo dục tiểu học” thì đây chính là nguyên nhân chính sách dẫn đến hiện tượng cho học sinh lên lớp bằng mọi giá.

Nói cách khác, phải chăng đạt “chuẩn quốc gia” thì một trường tiểu học mới được đưa vào danh sách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách?


Như phản ánh của báo Thanh Niên, Trường tiểu học Lý Đạo Thành đang được xây mới với kinh phí trên 11 tỉ đồng để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn (mức độ) 2.

Bà Hạnh – Hiệu trưởng nhà trường cũng thừa nhận việc giao chỉ tiêu, áp lực của trường đạt chuẩn quốc gia nên thường cuối năm, học sinh lưu ban mỗi lớp không được quá 1 em.

Trong khi Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT về kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đối với trường tiểu học đạt “chuẩn quốc gia mức độ 2” không thấy có “chỉ tiêu học sinh lưu ban”.

Áp lực từ Thông tư 59 không chỉ dồn lên đầu các nhà trường, hiệu trưởng, mà cả các thày cô giáo trực tiếp đứng lớp.

Một giáo viên Trường Tiểu học Lý Đạo Thành được báo Thanh Niên dẫn lời cho biết:

“Giáo viên chịu quá nhiều áp lực. Áp lực từ chuyện xét danh hiệu thi đua cá nhân, áp lực của nhà trường khi đưa ra chỉ tiêu, áp lực từ phòng GD-ĐT khi xét thi đua trường… 

Vì thế, nhiều giáo viên cho "điểm khống" luôn để khỏi mất công và được khen nữa. Cuối cùng, từ dưới cho đến trên đều dối nhau hết vì bệnh thành tích.”

Thứ hai là Thông tư 30 Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Sau 2 năm triển khai thực hiện, thông tư này đã gây nhiều tranh cãi.

Theo báo Dân Trí, ngày 20/5 vừa qua, Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam công bố kết quả khảo sát thực trạng thực hiện Thông tư 30/2014/BGDĐT, trong đó gần 64% giáo viên được hỏi cho biết, học sinh lười học hơn sau khi áp dụng Thông tư 30. [3]


Theo báo Thanh Niên, một giáo viên tiểu học ở thành phố Sóc Trăng cho biết khi Thông tư 30 quy định bỏ chấm điểm học sinh tiểu học thì giáo viên lại nhận xét, đánh giá bài kiểm tra, bài thi của học sinh chung chung.

Còn theo bà Hạnh, Trường tiểu học Lý Đạo Thành đã đạt chuẩn quốc gia 4 năm trước.

Hằng năm, để xét lên lớp, trường tổ chức thi, kiểm tra chéo, nhận xét đánh giá đầy đủ theo Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Chuyển động 24h, VTV, sự dễ dãi trong đánh giá chất lượng giáo dục bậc tiểu học còn nằm ở cách tính điểm. Theo quy định, điểm của môn Tiếng Việt sẽ là điểm trung bình cộng của Điểm đọc và Điểm viết.

Trong đó, Điểm đọc là trung bình cộng của Điểm đọc thầm và Điểm đọc thành tiếng; Điểm viết là trung bình cộng của Điểm viết chính tả và Điểm tập làm văn. Mỗi lần tính trung bình, số lẻ đều được làm tròn.

Như vậy thực tế là một học sinh chỉ đạt 3,5 điểm, nhưng vẫn có thể được tính thành 5 do 3 lần làm tròn.



Cách tính điểm môn Tiếng Việt cấp tiểu học, theo vtv.vn.

Mục đích của Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn giúp học sinh tự tin, không mặc cảm vì bị so sánh đánh giá với học sinh khác là rất nhân văn.

Tuy nhiên điều này thuộc về kỹ năng sư phạm của giáo viên, chứ không phải quy chuẩn đánh giá, và càng không phải do điểm số.

Điểm số không có tội. Áp lực đối với học sinh chính là kỳ vọng và bệnh thành tích, sĩ diện của người lớn, bao gồm cả phụ huynh, nhà trường và các địa phương.

Thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã thể hiện rất rõ nét tinh thần cầu thị, khách quan, lắng nghe dư luận và có những điều chỉnh kịp thời, cần thiết để tiếp tục thúc đẩy đổi mới toàn diện, căn bản nền giáo dục nước nhà.

Giải pháp đầu tiên trong 5 giải pháp cơ bản của năm học 2016-2017 được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra là:

Cải cách thể chế về giáo dục – đào tạo. Trong đó, tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của ngành và liên quan đến ngành;

Lựa chọn theo thứ tự ưu tiên để tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngành. [4]


Cá nhân người viết cho rằng, đây là một giải pháp hoàn toàn đúng đắn và có thể giải quyết gốc rễ các vấn đề nổi cộm trong giáo dục, không chỉ của năm học 2016 – 2017, mà là của cả chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.

Trên tinh thần ấy, người viết mạo muội nêu lên 2 vấn đề và 2 văn bản quy phạm pháp luật của ngành Giáo dục, ngõ hầu góp thêm tiếng nói để lãnh đạo Bộ tham khảo, nghiên cứu, tìm phương thuốc giải quyết tận gốc bệnh thành tích trong giáo dục cũng như bệnh ngồi nhầm lớp.

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 22 trên tinh thần bổ sung, sửa đổi Thông tư 30, cho thấy một thái độ cầu thị, lắng nghe dư luận xã hội của tân Bộ trưởng.

Tuy nhiên có lẽ do cách tiếp cận “tất cả tại điểm số”, nên theo người viết, Thông tư 22 sẽ khó có thể cải thiện tình hình chất lượng dạy và học ở cấp tiểu học, nếu thiếu vắng các đánh giá định lượng cụ thể.

Người viết thiết nghĩ, trừ phi “điều trị tận gốc” bệnh thành tích trong giáo dục từ cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thì những giọt nước mắt tủi hổ như của L.S.V mới không còn rơi xuống.

Tương lai của V. và các bạn cùng cảnh ngộ với em mới có thể được đảm bảo, chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà mới thực sự thành tựu một cách vững chắc, có nền tảng.

Chừng nào có thiếu sự nghiên cứu thấu đáo, có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước học sinh, phụ huynh và tương lai, tiền đồ của dân tộc và dũng cảm điều chỉnh kịp thời những bất cập từ cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thì chừng đó mới không còn những hiện tượng đáng buồn trong giáo dục như thời gian qua.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://vtv.vn/video/chuyen-dong-24h-toi-01-10-2016-176079.htm

[2]http://thanhnien.vn/giao-duc/hoc-lop-6-phai-quay-ve-lop-1-vi-khong-biet-doc-biet-viet-gia-dinh-nha-truong-noi-gi-750691.html

[3]http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giat-minh-khi-64-giao-vien-nhan-dinh-hoc-sinh-luoi-hoc-vi-ap-dung-thong-tu-30-20160521080227884.htm

[4]http://www.moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-bo.aspx?ItemID=4062

[5]http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-59-2012-TT-BGDDT-cong-nhan-truong-tieu-hoc-dat-chuan-quoc-gia-163114.aspx


Giáo viên chịu quá nhiều áp lực. Áp lực từ chuyện xét danh hiệu thi đua cá nhân, áp lực của nhà trường khi đưa ra chỉ tiêu, áp lực từ phòng GD-ĐT khi xét thi đua trường… Vì thế, nhiều giáo viên cho "điểm khống" luôn để khỏi mất công và được khen nữa. Cuối cùng, từ dưới cho đến trên đều dối nhau hết vì bệnh thành tích



Xem nguồn

Cơ hội để sinh viên tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế

Posted: 04 Oct 2016 09:00 AM PDT


Theo đó, hai đơn vị sẽ hợp tác ở các nội dung: phối hợp đào tạo; tổ chức hội thảo chuyên môn, chuyển giao công nghệ và giáo trình, xây dựng đề án đề tài phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tài trợ học bổng… 

Trong đó, 3 môn thuộc chuyên ngành Kế toán (Accountancy in Business, Management Accounting, Financial Accounting) trong tổng số 9 môn cấp độ nền tảng của ACCA sẽ được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo chính khóa ngành Kế toán của trường. Sinh viên của trường được học những kiến thức chuẩn quốc tế và cập nhật nhất với giáo trình tiếng Anh do ACCA chuyển giao mà không phải đóng thêm chi phí đào tạo. 

Theo TS Nguyễn Cửu Đỉnh – Trưởng khoa Kế toán Kiểm toán (Trường ĐH Văn Lang), việc hợp tác và đưa chương trình đào tạo của ACCA vào chương trình đào tạo của khoa Kế toán Kiểm toán (KTKT) là một hướng đi đúng, có lợi cho SV ngành kết toán khi tốt nghiệp ra trường đi làm. 



 ACCA trao học bổng cho đại diện khoa KTKT 

Ngoài ra, hai đơn vị cũng sẽ tiến hành đánh giá, công nhận tương đương chương trình đào tạo ngành Kế toán, Tài chính Ngân hàng và các ngành kinh tế khác, nhằm xác định điều kiện miễn môn cấp độ Foundation in Accountancy của ACCA cho sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế tại ĐH Văn Lang.

Sau khi hoàn thành các môn học, sinh viên có thể thi lấy chứng chỉ ACCA – chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế về kế toán được công nhận tại các nước thuộc Liên minh châu Âu và nhiều nước khác trên toàn thế giới. 



Xem nguồn

"Thủ tướng chỉ đạo sớm công bố đề thi minh họa"

Posted: 04 Oct 2016 08:18 AM PDT


Đó là khẳng định của ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP khi trả lời câu hỏi của báo chí về việc đổi mới phương án thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 của Bộ GD.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT tổ chức thi THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) bảo đảm an toàn, trung thực, khách quan và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đã xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

thi thpt 2017, thi trắc nghiệm, thi đại học 2017
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Hải.

Trong 2 năm 2015 và 2016, Bộ đã thực hiện đổi mới phương thức tổ chức kỳ thi. Từ 4 đợt thi mỗi năm trước đây, nay chỉ còn một đợt thi duy nhất vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Áp lực thi cử đã giảm đáng kể, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho thí sinh và xã hội” – ông Dũng khẳng định.

Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai những năm gần đây, năm 2017, Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện kỳ thi thông qua đổi mới phương thức thi.

Hầu hết các môn thi (trừ môn Ngữ văn) được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Thời gian thi được rút ngắn từ 4 ngày xuống còn 2 ngày. Số bài thi tăng lên để tránh tình trạng học lệch.

Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi trắc nghiệm riêng, kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy nên cơ bản loại trừ được tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi làm cho kết quả kỳ thi có độ tin cậy cao hơn.

Đây là sự tiếp nối quá trình đổi mới trong những năm vừa qua theo lộ trình” – ông Dũng nói.

Đối với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, ông Dũng cho biết, từ năm 2007, Bộ đã tổ chức 4 môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bộ cũng đã chỉ đạo các sở GD&ĐT hướng dẫn giáo viên kiểm tra, đánh giá quá trình học tập tất cả các môn học của học sinh bằng cả hai phương thức tự luận và trắc nghiệm.

Giáo viên và học sinh đã quen thuộc với hình thức thi trắc nghiệm từ nhiều năm nay, do vậy không làm ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học và ôn tập của giáo viên và học sinh” – ông Dũng khẳng định.

Trong quá trình xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã tham vấn ý kiến các chuyên gia, các trường đại học và các Sở GD&ĐT trong cả nước.

Theo ông Dũng, để tổ chức tốt kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sớm công bố đề thi minh họa để thí sinh và giáo viên tham khảo, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, nhất là ngân hàng đề thi. Bên cạnh đó cần tích cực thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy; tăng cường kiểm định và nâng cao chất lượng đào tạo.

Lê Văn – Hồng Nhì



Xem nguồn

Học sinh từng bị phụ huynh của bạn đánh đã treo cổ tự tử

Posted: 04 Oct 2016 07:36 AM PDT


– Chỉ ít ngày sau khi bị phụ huynh của bạn cùng trường đánh, em Bùi Quang Huy (học sinh lớp 8A, Trường THCS Âu Lâu, TP Yên Bái) đã treo cổ tự tử khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng.

học sinh tự tử, phụ huynh đánh học sinh, học sinh bị đánh, Trường THCS Âu Lâu
Ảnh cắt từ clip Huy (áo trắng) bị người nhà của bạn đánh.

Trưa 25/9, người dân TP Yên Bái phát hiện em Bùi Quang Huy (sinh năm 2000) treo cổ tự tử trong bếp. Trước đó, chị Trần Thị Nga (mẹ Huy) đi làm và dặn em ở nhà trông em nhỏ mới 3 tuổi.

Đến hôm nay, chia sẻ với PV VietNamNet, chị Nga vẫn không cầm được những giọt nước mắt: "Chẳng ai ngờ con lại ra đi đầy đau đớn như thế. Có phải vì bị đánh khiến con thấy hoảng sợ và xấu hổ với bạn bè nên mới đi tới quyết định dại dột như thế?".

Chị Nga không khỏi ám ảnh câu chuyện con bị đánh và băn khoăn trước sự ra đi của con bởi trước đó, ngày 19/9, sau khi tan học Huy từng bị một nhóm thanh niên chặn đánh gần trường. Sau khi đánh liên tiếp vào người Huy, nhóm thanh niên này tiếp tục bắt em quỳ xuống và chắp tay xin tha trước sự chứng kiến của rất nhiều học sinh của trường. Đám đông không những không can ngăn, mà còn hò hét dùng điện thoại quay lại cảnh xô xát. Clip về vụ việc này cũng lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Sau khi bị đánh, Huy có dấu hiệu hoảng loạn tâm lý nên gia đình đã đưa em vào Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái để kiểm tra. Xác định Huy có dấu hiệu chấn động về tâm lý, vì vậy các bác sĩ đã yêu cầu gia đình cho em nằm viện một tuần để theo dõi.

Khi ra viện, em Huy vẫn có biểu hiện hoang mang và lo sợ, nhất là khi em lên mạng thì xem được video quay lại cảnh mình bị đánh.

Đây cũng là lý do khiến chị Nga và gia đình mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc để lấy lại công bằng cho con chị.

Theo chị Nga, gia đình cũng xác định được những người đánh Huy chính là phụ huynh của một học sinh học cùng khối trong trường. Trước đó, Huy và một học sinh đã xảy ra mẫu thuẫn và học sinh đó đã gọi người nhà đánh Huy.

Liên quan đến câu chuyện học sinh trường bị đánh, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường THCS Âu Lâu cho biết, nguyên nhân việc đánh nhau bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa học sinh trong trường với nhau. Cô Huyền cho biết bản thân cô và các giáo viên rất đau buồn khi nhận thông tin về sự việc đau lòng này.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Ấm lòng bức thư của trò gửi cô giáo huyện đảo Bạch Long Vĩ

Posted: 04 Oct 2016 06:54 AM PDT


Cô và trò trường tiểu học Bạch Long Vĩ.Cô và trò trường tiểu học Bạch Long Vĩ.

Đó là lá thư của chị Trần Thị Hương – Cán bộ Thống kê huyện đảo Bạch Long Vĩ, là trò mà cô Hà đã dạy dỗ cách đây 23 năm. Cô Hà đã trân trọng lá thư và chia sẻ nội dung bức thư này với báo Giáo dục và Thời đại: 

Bài đánh vần đầu tiên bị nhầm vì…thèm ăn!

…Khi mùa mưa đến, những cơn bão dường như không quên đi ngang qua Bạch Long Vĩ, thế nhưng nó chỉ có thể tàn phá phần nào cây cối, hay chút cơ sở vật chất, chứ không thể làm mòn đi ý chí của các thầy cô giáo ngoài đảo.

Em còn nhớ mãi hình ảnh cô Hà năm xưa, khi còn là một thanh niên xung phong. Năm 1993, cô cùng bạn bè theo tiếng gọi Tổ quốc ra đảo để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, đồng thời, giúp di dân ra đảo bán biển, bám đất. 10 ngôi nhà đầu tiên được xây dựng và cũng là 10 hộ gia đình sống đầu tiên khi đảo mới thành lập, trong đó có gia đình em.

Mẹ em vẫn thường kể: Ngôi nhà này là công của cô Hà và những chiến sĩ thanh niên xung phong thời xưa giúp dân gây dựng lên. Thời ấy nghèo lắm, vất vả lắm, tầu thuyền đi lại 48 tiếng mới tới nơi, vậy mà các cô thanh niên vẫn nhiệt huyết sục sôi từng ngày để làm việc, tiếng cười át cả tiếng mưa bão lớn.

Một năm sau khi huyện đảo được thành lập, cô Hà được phân công giảng dạy lớp mầm non. Cả trường Tiểu học Mầm non Bạch Long Vĩ chỉ có hai cô giáo. Trước đây, bà con nhân dân mới ra đảo, cuộc sống khó khăn không nghĩ gì đến chuyện cho đi học chữ bởi người ta chỉ lo đánh cá, trồng cây gì, nuôi con gì chứ học chữ biết có giàu được không.

Mà mỗi nhà có vài lao động trẻ lại đi học thì lấy ai làm. Nhưng, cô Hà cùng cô Tuyết đã động viên từng hộ dân cho con đến lớp. Các cô còn tình nguyện làm đỡ người dân mỗi khi hết giờ lên lớp. Nhiều bậc phụ huynh vì yêu quý hai cô thanh niên xung phong mà đồng ý cho con đi học khiến các cô mừng phát khóc.

Năm ấy, em đã 4 tuổi và được học lớp mầm non do chính cô Hà dạy. Lớp học chỉ có 3 bạn nhưng chúng em được học từng bài hát, bài múa như một lớp học đông đủ trong đất liền. Nhưng, cô vẫn thương các trò lắm, cô vuốt ve mái tóc từng bạn và bảo: Trò của cô ở ngoài đảo thiệt thòi quá!

Năm ấy, em còn bé lắm nhưng em vẫn nhớ mãi bởi cô đã tận tình dạy dỗ chỉ bảo cho em nề nếp sinh hoạt. Cô "gieo" cho chúng em mầm xanh để ước mơ trở thành người công dân tốt. Không biết, cô còn nhớ hình ảnh ngây ngô của em khi em vào lớp 1, em học cô Tuyết, cô dạy em đánh vần "gà" trong từ "con gà".

Lúc ấy, do hoàn cảnh thiếu thốn và thèm ăn nên em đã đánh vần là "giò". Em thèm mỗi món quà trong đất liền trở ra, em được ăn ngon và những hôm gió lớn, bão to, hàng tuần không có tầu thuyền đi lại khiến chúng em cứ chờ đợi.

Khi ấy, cô đã đoán ra bởi thương chúng em nên nước mắt cô cứ rơi. Thế mà chúng em ngây ngô không biết gì. Giờ nghĩ lại, em thương cô và trự trách mình sao trẻ con quá!…

Đám cưới không cỗ, không xe đón dâu…

…Vui nhất với học trò chúng em là ngày cưới của cô. Em đã học Tiểu học, và em nhớ lắm mỗi ngày trôi qua trên đảo Bạch Long Vĩ thân yêu. Nhớ lắm ngày vui của cô hôm ấy cùng chú Đinh Tiến Lâm là cán bộ Trung đoàn 952.

Đám cưới của cô giáo quê Hải Phòng và chú bộ đội gốc Ninh Bình đã nên duyên trên đảo Bạch Long Vĩ. Cô và chú đều là những con người đầu tiên chứng kiến huyện đảo này từ ngày mới thành lập. Trong số 62 thanh niên xung phong ra đảo ngày ấy, nhiều cô chú đã nên duyên chồng vợ.

Và đám cưới của cô khiến em nhớ nhất bởi, không cỗ bàn xa hoa như bây giờ, chỉ có tiếng cười vui, tiếng hát và mấy con gà tự nuôi, rau tự trồng làm cỗ cưới. Và nụ cười hạnh phúc của cô, nước mắt xúc động vì tình cảm của mọi người khiến cô bị trêu cũng làm em khắc ghi mãi.

Thấm thoắt đã 23 năm trôi qua, em đã học xong Đại học, nhiều học sinh khác ở đảo giờ cũng đã trưởng thành. Người thì làm cán bộ huyện, người thì làm giáo viên, bác sĩ trong đất liền, người thì quay lại quê hương để gắn bó, xây dựng, phát triển kinh tế. Em đã được phân công làm cán bộ Thống kê tại huyện đảo.

Niềm vui với em không chỉ là được tiếp nhận công việc mới, mà em hãnh diện khi được quay lại quê hương mình, nơi mà em đã là công dân đầu tiên cùng các cô giáo, các chú bộ đội sống trong tình người ấm áp suốt nhiều năm qua.

Bố mẹ em giờ đã gà, sức khỏe yếu hơn, nhưng từng ngày, họ vẫn kể chuyện về các thầy cô giáo trường Tiểu học Mầm non Bạch Long Vĩ. Trường lớp đã khang trang hơn, tầu thuyền đi lại thuận tiện và thông thương hơn.

Nhiều hàng quán mọc lên khiến sinh hoạt của bà con nhân dân được cải thiện. Giờ, trường đã có tổng số 8 giáo viên, lớp học cũng có nhiều trò hơn, bởi 10 hộ gia đình ngày nào con số đã nhân lên gấp bội.

Em cũng vui và tự hào hơn khi biết cô giáo dạy mình từng nét chữ đầu tiên vẫn còn đang tiếp tục công tác tại huyện đảo này. Cô vẫn phụ trách dạy học trò mầm non và giờ đã là hiệu phó của trường. 23 năm trôi qua, em vẫn luôn nhớ về cô giáo đầu tiên trong cuộc đời em…

Truyền tình yêu biển đảo cho các con!
Các thầy cô giáo Trường Tiểu học mẫu giáo Bạch Long Vĩ cùng học trò ngoài đảo.

Theo lá thư của cô trò nhỏ ngày nào gửi cô Hà, chúng tôi về thăm cô. Trường tiểu học Mầm non Bạch Long Vĩ nằm bên bờ biển, khá khang trang. Ðang giờ ra chơi, các cô giáo cùng học sinh quây quần thành từng nhóm; nhóm chơi trò rồng rắn, nhóm thì ôn lại mấy bài hát múa.

Cô giáo Phạm Thị Hà – cho biết: Tất cả các em đến tuổi ở đảo đều được đến trường. Ở đây, phần lớn thời gian trong ngày các cô đều dành cho việc dạy và học. Các cháu rất ngoan và chăm học. Từ mái trường này đã có rất nhiều em tiếp tục vào đất liền học lên tới đại học, cao đẳng, có công việc ổn định. Giờ, nhiều giáo viên trẻ cũng đã tình nguyện ra đảo dạy nên học trò cũng đỡ thiệt thòi hơn.

Ngày xưa, những buổi học đầu tiên, chị em tôi đều mượn tạm phòng của các anh bộ đội để dạy các cháu học. Cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện kinh tế khó khăn, nhìn các cháu không được chăm lo khiến chúng tôi rất xót xa. Nhưng, cho đến giờ khi biết nhiều học trò của mình năm xưa đã trưởng thành, tôi hạnh phúc vô cùng!

Giờ, cô giáo trẻ ngày xưa đã 50 tuổi, hai con của cô Hà đã lớn. Người con lớn trưởng thành giờ lại cùng mẹ gắn bó với vùng huyện đảo này. Con gái út học tập trong đất liền nhưng vẫn luôn hào hứng: Sau này, con sẽ ra đảo cùng mẹ!

Vẫn những hình ảnh dịu hiền ngày nào như trong bức thư của học trò tâm sự với cô giáo cũ, cô Hà uốn nắn cho từng trò cách cầm bút vẽ, cách tô màu và tập đếm các con số,…Nụ cười của cô giáo già đã hơn hai mươi năm gắn bó với người dân và học trò biển đảo khiến ấm lòng mãi nơi đây.



Xem nguồn

TP.HCM lấy ý kiến chuyên gia giải quyết dạy thêm

Posted: 04 Oct 2016 06:11 AM PDT


– Sáng nay, 4/10, UBND thành phố có buổi làm việc với các chuyên gia giáo dục nhằm lấy ý kiến góp ý về dạy thêm học thêm. 

Việc cấm dạy thêm trong nhà trường của TP.HCM thời gian qua đã vấp phải ý kiến phản đối của dư luận. Việc lấy ý kiến chuyên gia về việc dạy thêm nhằm tìm giải pháp hợp tình, hợp lý để giải quyết vấn đề này.

Một lãnh đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, thành phố tổ chức lấy ý kiến chuyên gia về việc giải quyết vấn đề dạy thêm, học thêm. Về phía Sở, trước đó, đã có ý kiến trình UBND thành phố về việc này. Do đó trong cuộc họp này chúng tôi chỉ lắng nghe ý kiến từ nhiều chuyên gia. Hi vọng những ý kiến hợp tình, hợp lý được thành phố ghi nhận, và có biện pháp giải quyết.

Trước đó, trong cuộc họp báo thường kỳ về tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn thành phố, ông Võ Văn Hoan, chánh văn phòng UBND thành phố cũng khẳng định, chỉ đạo cấm dạy thêm học thêm của lãnh đạo thành phố là không sai, nhưng do chưa lường trước được hết những bức xúc trong xã hội nên đã làm quá nhanh và mạnh, ảnh hưởng rất nhiều vấn đề khác. Đây là một kinh nghiệm cho thành phố trong xử lý một vấn đề có tác động lớn trong xã hội.

Tuy nhiên, do tình trạng dạy thêm bộc lộ nhiều vấn đề cần phải giải quyết như không công bằng cho các em học sinh, ép học sinh đi học thêm quá nhiều do áp lực từ giáo viên và phụ huynh; nhiều cơ sở dạy thêm đầu tư không đến nơi đến chốn về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, học phí cao…

Do đó, TP.HCM chủ trương cấm dạy thêm học thêm tràn lan tiêu cực, chấm dứt tình trạng phải học thêm mới được điểm tốt, không học thêm thì bị o ép. Đồng thời, việc triển khai có lộ trình, dựa trên tình hình thực tế của từng trường.

Lê Huyền



Xem nguồn

Những tư duy cần thay đổi để có điểm cao bài thi trắc nghiệm Toán

Posted: 04 Oct 2016 05:28 AM PDT


– Với việc môn Toán sẽ chuyển sang thi trắc nghiệm thay vì tự luận ở kỳ thi THPT quốc gia năm nay, thí sinh cần phải có những thay đổi từ tư duy cho đến quy trình làm bài để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Mới đây, Hệ thống giáo dục Hocmai đã chỉ ra những điểm khác nhau về phương châm, thời gian và quy trình làm bài của hai hình thức thi tự luận và trắc nghiệm. Qua đó, thí sinh cần phải thay đổi tư duy trước hình thức thi mới để có bài thi hiệu quả nhất.

môn toán trắc nghiệm, thi trắc nghiệm, trắc nghiệm môn Toán, bài thi trắc nghiệm, thi THPT quốc gia 2017, THPT quốc gia 2017
Những điểm khác biệt giữa hai hình thức thi mà thí sinh cần biết để thay đổi tư duy ôn tập và làm bài thi. (Ảnh: Hocmai.vn)

Điểm khác biệt trước tiên mà thí sinh cần phải thay đổi đó là lối tư duy "chậm mà chắc", thay vào đó các em cần thực hiện các thao tác giải Toán nhanh hơn. Bởi với hình thức thi tự luận, trung bình mỗi câu, học sinh có từ 15-20 phút để suy nghĩ và trình bày, thì với bài thi trắc nghiệm các em sẽ chỉ có khoảng từ 1,5- 3 phút để tìm ra đáp án cho một câu.

Thay vì tư duy phân tích dữ kiện là tối quan trọng ở cách thi tự luận, với thi trắc nghiệm thì việc phân tích phương án là hết sức quan trọng. Bởi nếu biết cách phân tích, nhiều câu hỏi học sinh có thể tìm ra được đáp án nhờ kết hợp phương pháp loại trừ đáp án nhiễu.

môn toán trắc nghiệm, thi trắc nghiệm, trắc nghiệm môn Toán, bài thi trắc nghiệm, thi THPT quốc gia 2017, THPT quốc gia 2017
Phương pháp loại trừ cần được vận dụng để dễ dàng hơn trong việc tìm ra đáp án nhanh chóng.

Do đó, quy trình làm bài thi trắc nghiệm có thể được định hình như sau: Đọc đề – Đọc phương án – Loại trừ phương án sai – Nhận diện dạng bài – Phương pháp giải.

môn toán trắc nghiệm, thi trắc nghiệm, trắc nghiệm môn Toán, bài thi trắc nghiệm, thi THPT quốc gia 2017, THPT quốc gia 2017

Với hình thức thi trắc nghiệm, việc tìm ra đáp án cuối cùng là quan trọng nhất. Điều này khác hẳn với thi tự luận trước đây, mỗi bước giải đều được chấm điểm, thậm chí chưa ra đáp án vẫn có điểm.

Do đó, với hình thức thi này, thí sinh cần lưu ý việc đầu tư hoặc thói quen trình bày "vở sạch, chữ đẹp" là không quá cần thiết.

môn toán trắc nghiệm, thi trắc nghiệm, trắc nghiệm môn Toán, bài thi trắc nghiệm, thi THPT quốc gia 2017, THPT quốc gia 2017

Tuy nhiên, dù thi theo hình thức gì đi chăng nữa việc nắm chắc kiến thức vẫn là điều quan trọng để thí sinh có thể tự tin khi bước vào bài thi.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Ông Đinh Thế Huynh: Sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục về học ngoại ngữ

Posted: 04 Oct 2016 04:46 AM PDT


Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết sẽ trao đổi với Bộ GD-ĐT về việc học ngoại ngữ. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết nhiều thứ tiếng trong xã hội hiện nay.

Trong buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Cẩm Lệ (TP. Đà Nẵng) hôm nay 4/10, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nhận được nhiều câu hỏi về các vấn đề nóng như Formosa, tham nhũng, vụ máy bay rơi…

học tiếng Anh, Đinh Thế Huynh

Ông Đinh Thế Huynh tiếp xúc cử tri Đà Nẵng sáng ngày 4/10

Cử tri Đà Nẵng cũng quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về giáo dục, đề nghị chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT về chương trình học, làm rõ cái gốc của sự học là gì…

Đặc biệt cử tri đề nghị làm rõ các vấn đề về việc học ngoại ngữ vốn đang được dư luận quan tâm hiện nay.

Trả lời các câu hỏi này, ông Đinh Thế Huynh cho rằng Trung ương đã có Nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo, và đã có luật xác định rõ chủ trương, phương pháp đổi mới.

Ông Đinh Thế Huynh cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đề nghị chất vấn Bộ Giáo dục về việc học ngoại ngữ.

"Chúng tôi sẽ trao đổi lại với với Bộ trưởng GD-ĐT về việc học ngoại ngữ, như học ngoại ngữ là ngoại ngữ nào, từ lứa tuổi nào, lớp mấy cho phù hợp" –  ông Huynh nói.

"Cũng cần phải học nhiều ngoại ngữ. Chúng ta có mối bang giao với nhiều nước trên thế giới, không chỉ tập trung với một thứ tiếng nào. Do đó, cần nắm nhiều ngoại ngữ để có thể thực hiện bang giao với quốc tế ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…" – ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh.

Cao Thái



Xem nguồn

Tại sao Bill Gates rửa bát mỗi tối?

Posted: 04 Oct 2016 04:04 AM PDT


Nhà sáng lập Microsoft Bill Gates có thể là người đàn ông giàu nhất thế giới, nhưng không có nghĩa là ông không bao giờ đụng đến những công việc mà nhiều người cho là tầm thường như rửa bát.

rửa bát, Bill Gates, sự sáng tạo, giảm stress

Ngược lại, Bill Gates luôn dành thời gian rửa bát cho cả gia đình vào hầu hết các buổi tối.

Trong một dịp chia sẻ trên Reddit vào năm 2014, tỷ phú người Mỹ nói rằng ông thấy công việc này rất thú vị.

Khi được hỏi "Công việc gì mà ông thích làm nhưng không ai nghĩ rằng ông làm việc đó?", Gates đã trả lời "Tôi rửa bát mỗi tối. Những thành viên khác trong nhà tình nguyện làm việc đó nhưng tôi thích cách mà tôi làm".

Rửa bát không chỉ là sở thích khó hiểu của ông trùm công nghệ, mà nó còn được khoa học chứng minh là một công việc mang lại nhiều lợi ích.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, rửa bát có thể giúp giảm căng thẳng, thúc đẩy sự sáng tạo. Một nghiên cứu của ĐH Bang Florida cho thấy những sinh viên tập trung khi rửa bát (ví dụ như tập trung thở và chú ý tới mùi vị, xúc giác, cảm giác của công việc này) sẽ có mức độ căng thẳng giảm xuống và cảm hứng tăng lên. Tập trung vào cảm giác của nước ấm hay mùi của xà bông sẽ giúp kích thích não bộ.

Một nghiên cứu khác của ĐH California, Santa Barbara cho thấy, nếu làm công việc này mà không chú tâm cũng sẽ giúp não bộ thư giãn và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề sáng tạo.

Ví dụ như, những người lần đầu tiên hoàn thành một nhiệm vụ nhàm chán như sao chép các số điện thoại từ danh bạ sẽ có khả năng suy nghĩ sáng tạo hơn sau đó – theo một nghiên cứu của ĐH Central Lancashire.

Trên thực tế đúng là như vậy. Những ý tưởng tốt nhất thường không xuất hiện khi bạn ngồi vào bàn và đợi chúng tới, mà chúng tới khi bạn đang tắm hay làm những công việc ngoài trời khác và chúng đột nhiên lóe lên trong đầu bạn.

Vì thế, lần sau khi nhìn thấy đống bát đĩa trong bồn, hãy làm theo Bill Gates. Công việc nhàm chán này có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và sáng tạo hơn.

  • Nguyễn Thảo(Theo CNBC)



Xem nguồn

Trường ĐH Kinh tế TPHCM lên đề án trở thành đại học vùng

Posted: 04 Oct 2016 03:21 AM PDT


Trường ĐH Kinh tế cho biết đang xây dựng đề án trở thành ĐH vùng

Trường ĐH Kinh tế cho biết đang xây dựng đề án trở thành ĐH vùng

Theo ông Nguyễn Đông Phong, Thủ tướng đã đồng ý về mặt chủ trương về việc trường ĐH Kinh tế TPHCM trở thành đại học vùng. Đề án chi tiết sẽ được trường trình phê duyệt trong năm 2019. Cũng theo hướng đó, khi có đại học vùng thì có thể mang một tên gọi khác và trường ĐH Kinh tế TPHCM sẽ trở thành trường đại học “con” trực thuộc, bên cạnh một số trường, khoa khác.

Trong giai đoạn 2016-2021, trường sẽ nâng cao chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển trường theo định hướng trường đại học nghiên cứu. Trường đặt mục tiêu tăng dần số bài công bố trong nước và quốc tế, phấn đấu đạt bình quân đến năm 2021 là: 0,7 bài/giảng viên/năm, số bài công bố quốc tế trên Scopus, ISI, ABDC đạt mức bình quân 40 bài/năm.

GS. TS Nguyễn Đông Phong cho biết " nhà trường sẽ triển khai chương trình quốc tế cho bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và tăng số lượng luận án tiến sĩ có thể công bố quốc tế. Trường đặt mục tiêu tăng dần số bài công bố trong nước và quốc tế. Trường sẽ nghiên cứu để vận dụng mô hình đại học vùng trong tổ chức bộ máy nhà trường".

Hiện nay, Việt Nam đang có hai đại học quốc gia, gồm ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP HCM; ba đại học vùng là Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng.

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments