Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo vụ thu tiền buổi hai, nhà trường đổ cho phụ huynh tự nguyện ủng hộ

Posted: 03 Oct 2016 09:38 AM PDT


Theo đó, ngày 30/9, Bộ GD-ĐT đã gửi Công văn số 38-9/2016/BPCT gửi Sở GD-ĐT Thanh Hóa yêu cầu kiểm tra và báo cáo kết quả, xử lý về Bộ GD-ĐT trước ngày 5/10/2016.

Ông Lê Tuấn Anh, Hiệu trưởng trường tiểu học Quảng Lộc đọc những khoản thu cho PV từ một cuốn sổ ghi chép chứ không có kế hoạch thu chi thể hiện bằng văn bản

Ông Lê Tuấn Anh, Hiệu trưởng trường tiểu học Quảng Lộc đọc những khoản thu cho PV từ một cuốn sổ ghi chép chứ không có kế hoạch thu chi thể hiện bằng văn bản

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, mặc dù công văn của Sở GD-ĐT nêu rất rõ việc cấm thu tiền buổi hai của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào thế nhưng Trường tiểu học Quảng Lộc vẫn thu tiền của học sinh với mức 1 triệu đồng/HS/năm. Hiệu trưởng trường này cho rằng nhà trường không thu nhưng do… phụ huynh ủng hộ.

Điều đáng nói, cuộc họp phụ huynh đã triển khai được 3 tuần và nhà trường đã và đang thu tiền của học sinh thế nhưng hiệu trưởng Trường tiểu học Quảng Lộc không hề có kế hoạch thu chi thể hiện bằng văn bản. Một số khoản nhà trường đang thu, trong đó có khoản tiền hỗ trợ tiền điện 80.000đ/HS/năm, thuê bảo vệ cắt tỉa cây cảnh: 75.000đ/HS/năm… Đây là hai khoản tiền mà trong công văn chấn chỉnh lạm thu của Sở GD&ĐT đã ghi rất rõ không được thu nhưng trường tiểu học Quảng Lộc vẫn cố tình thu của học sinh.

Nguyễn Thùy



Xem nguồn

Quảng Trị: Miễn học phí cho học sinh vùng biển chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường

Posted: 03 Oct 2016 08:56 AM PDT


Văn bản này được ban hành dựa trên đề xuất của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị và UBND tỉnh, nhằm giảm bớt sự khó khăn cho ngư dân vùng biển, giúp con em ngư dân có điều kiện để tiếp tục đến trường.

HĐND tỉnh Quảng Trị cũng nhận thấy sự cố ô nhiễm môi trường biển do Công ty Formosa gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển ở các tỉnh miền Trung, làm thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của nhân dân, nhất là đời sống nhân dân 16 xã, thị trấn ven biển thuộc các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong. Vì vậy, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị đồng ý chủ trương miễn thu học phí năm học 2016 – 2017 đối với học sinh có hộ khẩu thường trú tại 16 xã vùng biển bị tác động bởi sự cố môi trường biển theo đề xuất của UBND tỉnh Quảng Trị để giảm bớt khó khăn cho người dân.

Lễ khai giảng năm học mới tại xã vùng biển xã Gio Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị).

Lễ khai giảng năm học mới tại xã vùng biển xã Gio Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị).

Trước đó, nhằm góp phần giảm bớt khó khăn cho học sinh các xã vùng biển, UBND tỉnh Quảng Trị đã có Tờ trình số 3858/TTr-UBND gửi HĐND tỉnh đồng ý chủ trương miễn thu học phí năm học 2016 – 2017 đối với học sinh có hộ khẩu thường trú tại 16 xã vùng biển bị tác động bởi sự cố môi trường biển, cụ thể: tổng số học sinh khoảng 13.000 người (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT), tổng số học phí xin giảm khoảng 3,8 tỷ đồng.

Thông tin miễn học phí cho học sinh các vùng chịu thiệt hại do sự cố môi trường biển khiến người dân vui mừng, đặc biệt đối với các em đang tuổi cắp sách tới trường. Em Lê Thị Trinh (học sinh lớp 7A, Trường THCS Cửa Việt, huyện Gio Linh), cho biết: "Sau khi nghe tin được miễn học phí, cháu rất vui. Vì nhiều ngày trước ba mẹ cháu định sẽ không cho đi học nữa, nhưng bây giờ được miễn học phí, cháu có thể tiếp tục đi học và thực hiện ước mơ của mình".

Các bậc phụ huynh nghe thông tin được miễn học phí cũng bày tỏ phấn khởi. Gia đình chị Trần Thị Lơn (ở khu phố 7, thị trấn Cửa Việt) làm nghề kinh doanh dịch vụ biển. Chị Lơn cho biết, hiện đứa lớn học lớp 11, đứa thứ hai học lớp 9 và hai đứa sau học lớp 3, việc trang trải học phí khó khăn. Cuộc sống gia đình dựa vào hàng quán kinh doanh phục vụ du lịch biển. "Trước đây tôi định sẽ cho cháu nghỉ học vì không có tiền đóng học phí. Bây giờ nghe thông tin được miễn học phí cho các cháu, gia đình rất phấn khởi và tiếp tục cho cháu đến trường để có tương lại sau này".

Theo báo cáo của ngành Giáo dục tỉnh Quảng Trị, năm học 2016-2017 tỉnh Quảng trị có 160.000 học sinh, trong đó số học sinh tuyển mới là 36.300 học sinh. Đặc biệt, năm nay số học sinh là con em của 16 xã vùng biển bãi ngang của tỉnh Quảng Trị bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển vừa qua là 13.000 học sinh ở các cấp.

Đăng Đức



Xem nguồn

Học sinh lớp 6 phải về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết đâu phải chuyện hiếm!

Posted: 03 Oct 2016 06:49 AM PDT


LTS: Những ngày vừa qua, dư luận thành phố Sóc Trăng xôn xao vụ một em học sinh lớp 6 bị trả về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết.

Tại sao em này vẫn vượt qua được nhiều lớp ở bậc Tiểu học và vượt cấp để lên lớp 6? Cô giáo Phan Tuyết có bài viết thể hiện quan điểm của mình.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Nghĩ về cậu học sinh lên lớp 6 về học lại lớp 1

Dư luận ở thành phố Sóc Trăng đang hết sức bàng hoàng trước thông tin một học sinh lớp 6, Lâm Sơn Vũ bị một trường Trung học Phổ thông trả về học lại chương trình lớp 1 tại trường Tiểu học Lý Đạo Thành, nơi em đã từng theo học 5 năm vì không biết đọc và biết viết. 


Qua kiểm tra thực tế, nhiều người bất ngờ khi em không thể viết được tên của mẹ mình, dù được mọi người xung quanh đánh vần cho từng chữ.

Mẹ em Vũ tâm sự: "Từ năm em học lớp 4, lớp 5 tôi đã phát hiện ra Vũ không biết đọc nên lên nhà trường xin cho con được ở lại lớp nhưng không được chấp nhận.

Trường nói con tôi đủ số điểm để lên lớp, chỉ cần phụ đạo thêm kiến thức là ổn, nhưng giờ sự việc ra thế này tôi cũng không biết phải làm sao“.



Trường Tiểu học Lê Hồng Phong có nhiều học sinh lớp 3 nhưng không biết đọc (Ảnh: vnexpress.vn).

Cô Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Đạo Thành xác nhận về trường hợp của Vũ là có thật.

Khi Vũ bị trường cấp 2 trả về, nhà trường đã cử một giáo viên kèm lại cho em chương trình lớp 1 nhưng hiện Vũ đã nghỉ học.

Bất ngờ hơn, khi Hiệu trưởng nhà trường kết luận:

"Trường hợp của Vũ là do một phần lỗi của nhà trường vì quá tin tưởng vào giáo viên".

Được biết trường Tiểu học nơi em Vũ theo học là ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia.

Thực tế do là trường chuẩn Quốc gia nên mới có hậu quả học hết chương trình Tiểu học mà vẫn không biết chữ, hay phụ huynh trực tiếp xin cho con ở lại lớp mà không được.

Nghe có vẻ như mâu thuẫn, nhưng bất kì ai là người trong nghề đều hiểu rõ chuyện này.

Không phải chuyện hiếm

Việc học sinh đã tốt nghiệp Tiểu học nhưng không biết chữ chẳng phải là chuyện hiếm, nó không chỉ xảy ra cá biệt ở một trường mà xảy ra ở nhiều trường học khác có điều những nơi đó chưa bị phát hiện ra thôi.

Chẳng phải giáo viên giảng dạy không nhiệt tình hay trình độ chuyên môn yếu kém.

Trong một lớp học gần 50 chục học sinh, chắc chắn sẽ có những học sinh giỏi cũng có không ít em học lực yếu kém; nhưng vì mang danh trường chuẩn, mọi chỉ tiêu lên lớp thẳng, hiệu quả đào tạo, phổ cập đúng độ tuổi… của các trường này hầu như chạm ngưỡng.



Bởi thế, học sinh chỉ được phép lên lớp mà không có quyền được ở lại lớp, chỉ ở lại vài em, các chỉ tiêu này đều bị khống chế vì như thế, trường, ngành sẽ mất chuẩn, kéo theo hệ lụy cả một "hệ thống".

Những học sinh lớp 1, không nhớ mặt chữ vì tiếp thu quá chậm, các em được ở lại học tiếp năm nữa, chắc chắn cơ hội biết chữ sẽ rất cao. Nhưng vì chỉ tiêu, vì thành tích những học sinh này buộc phải lên lớp, chính giáo viên đã tước đi một cơ hội biết chữ của các em.

Bởi chương trình lớp 2 giáo viên không còn phải dạy từng âm vần, đọc từng tiếng, từng từ mà học sinh phải đọc thông viết thạo, đọc cả đoạn văn bản. Vì lẽ đó, học sinh chưa biết đọc mà lên lớp 2 thì có ngồi lại lớp 2 vài năm vẫn mù chữ.

Phủi trách nhiệm

Sự việc xảy ra, cô Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Đạo Thành mới dõng dạc "bắn" trách nhiệm qua giáo viên và nói rằng để xảy ra tình trạng học sinh không biết đọc do nhà trường quá tin tưởng vào giáo viên…




Quả vậy, để phủi trách nhiệm khi chuyện bị phanh phui, Ban Giám hiệu các trường không bao giờ ra lệnh cho giáo viên phải cho các em lên lớp nhưng họ dùng đủ sức ép buộc các giáo viên muốn bảo vệ mình phải cân nhắc.

Nào là khống chế xếp loại thi đua giáo viên cuối năm, nào là cắt danh hiệu đã đăng kí, nhắc nhở trước hội đồng…vì giảng dạy không hiệu quả (nếu lớp có học sinh ở lại).

Hạn chế tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp chẳng có cách nào khác cần dẹp bỏ ngay các chỉ tiêu khống chế đối với các trường học như hiện nay.



Xem nguồn

3 chàng sinh viên viết ứng dụng Sổ tay văn hóa cho du khách, chạy tốt trên alo

Posted: 03 Oct 2016 06:05 AM PDT


Thay vì những cuốn sách dày cộp, bản đồ du lịch, tờ rơi… bất tiện khi mang theo và tra cứu, chỉ với ứng dụng Sổ tay văn hóa – Culture Site On The Go được cài đặt ngay trên điện thoại, du khách khi đến TP. Hồ Chí Minh có thể dễ dàng đi và khám phá bất cứ địa điểm nào mình thích chỉ với những cú chạm tay qua màn hình cảm ứng. 

Ứng dụng được triển khai trên điện thoại Android, do nhóm 3 sinh viên Đại học FPT là Đoàn Thành Thái, Lê Hửu Phúc, Nguyễn Thanh Phong cùng thực hiện.

Theo nhóm trưởng Thành Thái, ý tưởng làm ứng dụng với mong muốn mang công nghệ vào đời sống thông qua những điều cụ thể nhất. 



Nhóm đồ án và giảng viên hướng dẫn (Ảnh: Vân Anh)

Sản phẩm của nhóm nhằm hỗ trợ cho người có nhu cầu tìm hiểu văn hóa dễ dàng khám phá các địa điểm ở Sài Gòn, có thể trở thành hành trang không thể thiếu cho khách du lịch Việt cũng như người nước ngoài.

Thành Thái chia sẻ: "Sổ tay văn hóa truyền thống là những cuốn sách chỉ có chức năng tra cứu, chỉ dẫn trên giấy, còn ứng dụng điện thoại sẽ giúp người dùng cùng lúc làm được nhiều việc nhờ các chức năng khá đa dạng". 

Cụ thể, sản phẩm cho phép người sử dụng tìm kiếm các địa điểm văn hóa xung quanh mình dựa theo tên địa điểm; Xem thông tin chi tiết một địa điểm văn hóa bao gồm tên – mô tả – hình ảnh, video sống động cùng các sự kiện diễn ra tại địa điểm; Hướng dẫn người dùng tìm được đi ngắn nhất đến địa điểm thông qua hệ thống bản đồ rõ ràng, tiện dụng… 



(GDVN) – Đồ án "Cửa hang bán sản phẩm truyền thông" với chủ đề kết nối những người có nhu cầu mua và bán với nhau thông qua một website được đánh giá cao.


Ứng dụng còn có thể đưa ra các gợi ý về địa điểm văn hóa cho du khách, giúp "đánh dấu" và đánh giá những địa điểm mà người dùng đã đặt chân tới hoặc chia sẻ với bạn bè thông tin về địa điểm.

Điều đặc biệt, ứng dụng hỗ trợ cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Được biết, "Sổ tay văn hóa" chính là tâm huyết suốt 4 tháng của Thái, Phúc, và Phong. 

Trong kỳ bảo vệ đồ án tốt nghiệp, sản phẩm đã được các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đồ án tốt nghiệp của Đại học FPT đánh giá cao về ý tưởng, tính khả thi cũng như chất lượng thực hiện.

Lê Hửu Phúc – một thành viên của nhóm cho biết, nhóm đồ án đã phải nỗ lực khá nhiều để có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình. 

"Chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức về công nghệ, tìm kiếm và thiết lập dữ liệu khi bắt tay vào lập trình sản phẩm.

Để khắc phục, cả nhóm đã phải làm việc rất chăm chỉ, động viên nhau cố gắng đọc và trau dồi kiến thức để từng bước vượt qua những khó khăn ấy" – Phúc chia sẻ.

Nhóm có 3 người, mỗi người được phân công phụ trách một mảng kiến thức để nghiên cứu độc lập mà vẫn có thể "tác chiến" cùng nhau. 

Có tháng, cả 3 phải làm việc cật lực, hầu như ngày nào cũng "ở lì" trong nhà nghiên cứu, làm đi, sửa lại… 

"Một trong những điều tôi tâm đắc nhất về ứng dụng "Sổ tay văn hóa" là sản phẩm có thiết kế giao diện khá ổn, thân thiện với người dùng. Quá trình hoàn thành sản phẩm, mỗi người trong nhóm đều học hỏi được rất nhiều về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc…" – Thành Thái tâm sự.

"Từ quá trình thực hiện sản phẩm, tôi rút ra bài học quan trọng, đó là khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, chúng ta cần lập kế hoạch rõ ràng để có thể đạt được kết quả tốt nhất. 

Nếu làm việc nhóm, thì cả nhóm nên có sự phân công công việc cụ thể, và hoàn thiện từng việc nhỏ một cách gọn gàng, chu đáo nhất, tốt nhất. Có như vậy, công việc chung mới đạt được kết quả tốt đẹp" – Thành Thái kết luận.



Xem nguồn

Nhà trường phải báo cáo tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

Posted: 03 Oct 2016 05:21 AM PDT


Theo đó, từ năm 2016, Giám đốc các Đại học, Học viện; Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm triển khai việc thu thập thông tin, xây dựng và công bố báo cáo về việc làm của sinh viên chính quy, tốt nghiệp bằng thứ nhất (tính từ sinh viên tốt nghiệp năm 2015) trên trang thông tin điện tử của trường.

Mục đích là nhằm cung cấp, cập nhật thông tin về tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp và khả năng tham gia vào thị trường lao động của sinh viên để các trường nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu ngành đào tạo; điều chỉnh, bổ sung, cập nhật nội dung chương trình giảng dạy nhằm nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm.



Bộ Giáo dục yêu cầu các trường báo cáo tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Ảnh: thanhnien.vn)

Báo cáo phải phản ánh khách quan, trung thực tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp; nêu rõ quy trình điều tra việc làm của sinh viên tốt nghiệp và minh chứng về việc thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra, xác thực thông tin của báo cáo.

Yêu cầu báo cáo gồm: Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; khu vực làm việc của sinh viên tốt nghiệp; đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đào tạo và tình trạng việc làm của viên tốt nghiệp.

Bộ GD&ĐT cũng cho hay, đây là cơ sở để Bộ giám sát chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của các trường và phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của trường.

Báo cáo phải được gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 1/1 hằng năm, thời gian bắt đầu từ ngày 1/1/2017.



Xem nguồn

Bộ, ngành, tỉnh còn "ôm" các trường đại học đến bao giờ?

Posted: 03 Oct 2016 04:39 AM PDT


Để nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì cách duy nhất là phải đẩy nhanh quá trình tự chủ của hàng trăm trường đại học công lập.

Đó là yêu cầu bắt buộc, là xu thế tất yếu của thế giới hiện đại.

Theo lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì "cử nhân phải ra cử nhân, thạc sĩ phải ra thạc sĩ, tiến sĩ phải ra tiến sĩ".

Trong cuộc trao đổi mới nhất với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nêu ra nhiều mâu thuẫn ngay trong luật và các văn bản dưới luật, gây ảnh hưởng tới quá trình tự chủ của các trường đại học, cao đẳng công lập.

Cụ thể, ở Việt Nam, từ năm 2005, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp đã được Luật Giáo dục ghi nhận với nội dung tương tự quan niệm của các nước phát triển.

Tuy nhiên, ngay trong Luật Giáo dục vẫn có những quy định hạn chế quyền tự chủ của cơ sở giáo dục, ví dụ:

Về học thuật, cơ sở giáo dục đại học không được tự quyết định chương trình đào tạo mà phải theo chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (Điều 41).

Về tổ chức, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học không phải do tập thể giảng viên, viên chức hoặc Hội đồng của cơ sở đó bầu mà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) hoặc công nhận (đối với cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập) (Điều 54).

Về chế độ đãi ngộ, nhà giáo và viên chức của cơ sở giáo dục đại học được trả lương theo quy định về ngạch bậc và lương, phụ cấp của Chính phủ (Điều 81).



GS. Nguyễn Minh Thuyết nhận định, cần phải chấm dứt tình trạng  các bộ, UBND các tỉnh quản lý trực tiếp các trường đại học, cao đẳng. ảnh: Ngọc Quang.

Cũng theo GS.Nguyễn Minh Thuyết, đối với các cơ sở giáo dục đại học, việc xác định sứ mạng đóng vai trò rất quan trọng vì đó là lý do tồn tại, quyết định hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của mỗi trường.

Tuy nhiên, ngay từ việc phát triển trường theo định hướng nào (nghiên cứu, ứng dụng hay vừa nghiên cứu vừa ứng dụng) cũng do các nhân tố ngoài trường quyết định là chính.

“Việc định hướng phát triển dễ bị chi phối vì lợi ích, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học, kể cả những trường ngoài công lập mà trụ sở, giảng đường còn phải đi thuê, giảng viên cơ hữu chỉ trong khoảng 50 người, đều xác định là cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu.

Nhưng tiêu chuẩn phân tầng cơ sở giáo dục đại học lại do Chính phủ quy định (Khoản 5 Điều 9).



(GDVN) – "Trong quá trình xã hội biến đổi mình phải thích ứng, phải theo và làm đến cùng. Thanh niên hiện nay có cái dở là không muốn cố gắng, chỉ muốn được ngay".


Điều đó có nghĩa là sứ mạng của trường không còn phụ thuộc vào nguyện vọng của những người sáng lập và tập thể nhà trường nữa”, GS. Thuyết chỉ rõ.

Việc cơ quan nhà nước gánh lấy trách nhiệm xếp hạng cơ sở giáo dục đại học vừa gây ảnh hưởng tới uy tín của các cơ quan nhà nước, lại vừa làm mất đi quyền tự chủ của cộng đồng đại học trong hoạt động này.

“Đối với giới chuyên môn, kết quả xếp hạng của những tổ chức xếp hạng có uy tín mới thật sự có giá trị”, GS.Thuyết nhấn mạnh.

Chấm dứt tình trạng các bộ, các tỉnh “ôm” các trường

Trong buổi làm việc với Hiệp hội các Trường Đại học Cao đẳng Việt Nam vào chiều 5/8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – PGS.TS Phùng Xuân Nhạ chỉ rõ: "Ngày xưa thời bao cấp, thời kinh tế tập trung thì bộ nào, địa phương nào cũng có một trường, nhưng bây giờ kinh tế thị trường thì phải chuyên nghiệp.

Do đó, không có lý do gì mà mỗi bộ ôm một trường, thậm chí nhiều trường. Bây giờ để giải quyết vấn đề này thì phải bằng cách áp dụng các tiêu chí kiểm định, công khai minh bạch, để từ đó phân tầng, xếp hạng".

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.Nguyễn Minh Thuyết cũng bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm này của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Trên thực tế, mỗi cơ sở giáo dục đại học công lập đều thuộc một cơ quan chủ quản cấp bộ hoặc UBND cấp tỉnh (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh trực thuộc Chính phủ).

Những cơ quan này quyết định việc thành lập, chia tách, sát nhập, giải thể các trường; bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường và Hiệu trưởng. Cơ quan chủ quản cũng quyết định luôn cả biên chế, xếp bậc lương và trả lương cho cán bộ, giảng viên, viên chức toàn trường.

GS.Thuyết chỉ rõ: “Luật Giáo dục đại học quy định trường đại học có hội đồng trường (ở đại học quốc gia và đại học vùng là hội đồng đại học; ở trường đại học tư thục là hội đồng quản trị).




Hội đồng trường (hội đồng đại học) ở trường công lập, về hình thức, được trao quyền rất lớn, nhưng không có quyền bầu và miễn nhiệm hiệu trưởng (hoặc giám đốc đại học) nên về nguyên tắc hiệu trưởng (giám đốc) không phải chịu trách nhiệm trước hội đồng.

Nhưng trên thực tế, Hiệu trưởng (giám đốc) cũng không phải chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ, viên chức nhà trường vì cơ quan chủ quản chỉ tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm từ một số đại diện cán bộ, giảng viên, viên chức của trường và kết quả thăm dò không được công bố.

Nói cho đúng thì hiệu trưởng (giám đốc) chỉ chịu trách nhiệm trước cấp trên, giống người đứng đầu tổ chức thuộc hệ thống hành chính hơn là người đứng đầu tổ chức tự quản.

Hội đồng trường (hội đồng đại học) thường do hiệu trưởng (giám đốc) làm chủ tịch, do đó, hội đồng đóng vai trò  tư vấn hơn là một hội đồng quyền lực.

Mặt khác, ở các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam mà đại diện là Đảng ủy mới là cơ quan lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối, từ chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch hằng năm đến tổ chức, nhân sự, tài chính, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và mọi hoạt động khác của cơ sở giáo dục.

Mối quan hệ giữa tổ chức Đảng với hội đồng trường chưa được Luật Giáo dục đại học quy định rõ nên hội đồng trường chỉ mang tính hình thức, không có thực quyền”.

Những nhận định của GS.Nguyễn Minh Thuyết cũng đã được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thể hiện trong báo cáo giám sát của năm 2010, nêu rõ:

Trong 440 trường đại học, Cao đẳng chỉ có chưa tới 10 trường có hội đồng trường. Trên thực tế, các hội đồng này gần như không hoạt động, các thành viên ngoài trường hầu như không dự phiên họp nào, không có bất cứ hoạt động gì, trừ sự hiện diện tại phiên họp công bố quyết định thành lập hội đồng.



12 năng lực cần phải có đối với một cử nhân: 1. Kỹ năng làm việc nhóm; 2. Kỹ năng giao tiếp; 3. Kỹ năng thích ứng; 4. Đáng tin cậy; 5. Luôn duy trì được động lực làm việc; 6. Toàn tâm toàn ý với công việc; 7. Có khả năng đưa ra quyết định nhanh; 8. Luôn sẵn sàng đưa ra sáng kiến; 9. Phải tạo ra được các công trình tiêu chuẩn; 10. Biết cách giải quyết vấn đề; 11. Chịu được áp lực công việc cao; 12. Biết tổ chức công việc. ảnh: NQ.

Từ những vấn đề tồn tại nêu trên, GS.Nguyễn Minh Thuyết nêu một loạt những kiến nghị, chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, bỏ quy định phân tầng đại học. Cơ sở giáo dục đại học có quyền tự xác định hướng phát triển của mình và thay đổi hướng phát triển phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi giai đoạn.  

Thứ hai, bỏ quy định cơ quan quản lý nhà nước xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.  


Thứ ba, bãi bỏ cơ chế "Bộ chủ quản"; chấm dứt việc giao cho UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học; các cơ sở giáo dục đại học chỉ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ tư, nghiên cứu, giải quyết mối quan hệ giữa hội đồng trường (hội đồng quản trị) với tổ chức, cá nhân có liên quan, trước hết là với Đảng ủy ở trường công lập và nhà đầu tư ở trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận để hội đồng có đủ năng lực và thực quyền quyết định các vấn đề của nhà trường.

Thứ năm, chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước: Từ cơ chế phân bổ theo các tiêu chí đầu vào sang phân bổ theo các tiêu chí đầu ra, gắn với kết quả kiểm định chất lượng đào tạo và xếp hạng;

Từ cơ chế ưu tiên đầu tư cho cơ sở giáo dục đại học theo thứ hạng cố định trong Luật sang cơ chế ưu tiên đầu tư theo kết quả xếp hạng trong 5 năm gần nhất;

Từ cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước theo tỉ lệ đồng đều đối với tất cả các ngành học sang cơ chế Nhà nước đặt hàng đối với một số ngành nghề đặc thù, mũi nhọn mà Nhà nước và xã hội cần nhưng khó thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo;



(GDVN) – PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: "Tôi giật mình khi có đồng nghiệp khoe rằng tham khảo 10 trường ĐH tiên tiến nhất để xây dựng chương trình của riêng mình…".


Từ cơ chế hỗ trợ thông qua học phí thấp đối với tất cả học sinh, sinh viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sang cơ chế cấp học bổng tương xứng với chi phí đào tạo đối với sinh viên thuộc diện được hưởng chính sách xã hội, sinh viên giỏi, sinh viên theo học một số ngành nghề đặc biệt theo yêu cầu của Nhà nước.

Thứ sáu, sửa lại quy định tại Khoản 7 Điều 4 về cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận theo quy định tại Điều lệ trường đại học (ban hành theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ):

Cơ sở giáo dục đại học hoạt động không vì lợi nhuận không tổ chức đại hội cổ đông; hội đồng quản trị đại diện cho quyền sở hữu chung của cộng đồng nhà trường, là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà trường; đại diện cho các thành viên góp vốn chiếm không quá 20% tổng số thành viên của hội đồng quản trị.

Thứ bảy, Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm giải trình (accountability) của cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các nghĩa vụ cung cấp thông tin, lý giải và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của nhà trường.



Xem nguồn

Chủ tịch nước đánh trống khai trường, diễn thuyết tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Posted: 03 Oct 2016 03:56 AM PDT


Đó là yêu cầu của Uỷ viên Bộ Chính trị – Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi đến dự lễ khai khóa năm 2016, của  Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh vào sáng ngày 3/10/2016.

Đây là chương trình truyền thông hàng năm của trường, nhằm khơi dậy trong sinh viên niềm tự hào, nâng cao tinh thần và trách nhiệm của sinh viên.

Lễ khai khóa năm nay của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh có chủ đề "Cách mạng Khoa học công nghệ lần thứ 4 gắn với thời đại kỹ thuật số, thách thức các vấn đề không gian mạng, chiến tranh mạng và an ninh mạng".

Chủ tịch nước Trần Đại Quang là vị diễn giả, khách mời của lễ khai khóa năm nay.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch nước sau khi phân tích, định nghĩa những đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Trần Đại Quang đã nêu bật vai trò của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nuốc.



Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống khai khóa 2016 ở ĐHQG TP.HCM (ảnh: ĐHQG TP.HCM)

Theo Chủ tịch nước, đó vừa là vinh dự lớn lao, song cũng là trách nhiệm nặng nề trong thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước.

"Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh cần khẳng định vai trò nòng cốt của mình, trong hệ thống giáo dục Đại học tiên tiến của Việt Nam, là đơn vị tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thời đại kỹ thuật số" – Chủ tịch nước nói tiếp.

Đây phải là nơi đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ mới tiệm cận với các nước tiên tiến, một hình mẫu về tự chủ Đại học một cách đúng đắn, là nơi thu hút nhân tài, hội tụ của các trí tuệ xuất sắc trong giới khoa học, nghiên cứu và giảng dạy.

Ngoài ra, trường cũng phải chú trọng, khơi dậy khả năng sáng tạo của sinh viên, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, gắn bó với doanh nghiệp, quan tâm và xây dựng một môi trường giáo dục hiện đại, lành mạnh.

Các giảng viên phải là một tấm gương sáng cho sinh viên noi theo, coi trọng dạy chữ và cả dạy người.

Cuối cùng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhấn mạnh, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh phải là thành phố Đại học hiện đại, nơi ươm mầm tài năng của đất nước trong giai đoạn phát triển, hội nhập như hiện nay.



Xem nguồn

Phụ huynh khẩn khoản xin cho con dừng học VNEN

Posted: 03 Oct 2016 03:13 AM PDT


 – Cho rằng sau một thời gian thí điểm mô hình trường học mới (VNEN) các em bị hổng kiến thức cơ bản, chất lượng yếu nên tập thể phụ huynh khối 7, trường THCS Nam Hà (TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh), gửi hàng loạt đơn kiến nghị đến các cơ quan có liên quan, xin được "thoát" mô hình học mới.



mô hình trường học mới, VNEN, Hà Tĩnh

Đơn xin dừng học và những lý do bất cập khiến cho phụ huynh không muốn con họ học tiếp VNEN.

Phụ huynh muốn dừng

Ngày 29/8 vừa qua, 122 phụ huynh của các học sinh đang học khối 7A, 7B, 7C, 7D Trường THCS Nam Hà làm đơn gửi tới chủ tịch tỉnh, Sở GD-ĐT, Ban Giám hiệu nhà trường và các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Tĩnh, đề nghị xem xét cho con em dừng học mô hình VNEN.

Trong đơn, hội phụ huynh nêu ra các lý do bất cập của mô hình VNEN mà con em mình đang theo học ở trường Nam Hà, đồng thời kiến nghị các cấp, các ngành dừng học mô hình học mới để các em bắt kịp chất lượng với các bạn đang học theo lối học truyền thống.

Theo phụ huynh, đặc trưng của mô hình học VNEN là cơ sở vật chất và người học, tuy nhiên ở trường Nam Hà chưa đáp ứng được, do đó dẫn đến con em họ chất lượng học tập giảm, đặc biệt là các em học lực trung bình chất lượng ngày càng yếu kém.

Phụ huynh cho rằng học sinh ngồi học theo từng nhóm quay lưng với giáo viên, tự học là chính, giáo viên ít giảng, ít viết bảng, ít kiểm tra, nên các em tiếp thu kiến thức sơ sài. Đồng thời kéo sức khỏe con em mình cũng bị ảnh hưởng như vẹo cột sống, lác mắt…

"Thậm chí, có phụ huynh là giáo viên đang giảng dạy mô hình VNEN còn nói rằng nếu viết bảng, giảng bài mà lãnh đạo biết sẽ phê bình" – một phụ huynh bức xúc.

mô hình trường học mới, VNEN, Hà Tĩnh

Đa số phụ huynh huynh đồng lòng kí xin dừng VNEN.

Trong đơn thư, hội phụ huynh đã dẫn chứng cụ thể về những lỗi sai sót lớn của sách giáo khoa VNEN. Ví dụ "Bài thơ Qua Đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan thuộc là bài thơ Nôm, nhưng trong sách lại yêu cầu tìm hiểu cách sử dụng từ Hán Việt". Viết dài, rườm rà, thiếu logic, không chính xác, không có kiến thức trọng tâm là những hạn chế lớn của sách giáo VNEN… là những nhận xét khác của phụ huynh.

Đặc biệt, điều các phụ huynh lo lắng lên cấp THPT các em không còn học mô hình học này, sẽ "tụt hậu" với các bạn trang lứa, khó bắt kịp kiến thức để thi tốt kì thi THPT quốc gia.

Từ những hạn chế trên, các phụ huynh mong muốn UBND tỉnh, Sở, phòng GD-ĐT và ban giám hiệu nhà trường THCS Nam Hà dừng lại chương trình VNEN, bởi theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT "chương trình học VNEN là tự nguyện"…

Lãnh đạo bảo tiếp tục

Mới đây, trao đổi với phóng viên VietNamNet, cô Nguyễn Thị Thanh Mai, Hiệu trường Trường THCS Nam Hà cho biết: "Ban Giám hiệu đã nhận được đơn kiến nghị của phụ huynh. Chúng tôi hết sức thông cảm và chia sẻ với phụ huynh, song nhà trường vẫn tiếp tục dạy mô hình trường học mới theo chỉ đạo của Sở. Còn vấn đề dừng lại hay học tiếp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và Sở GD-ĐT".

Khi phóng viên tiếp tục gặp và trao đổi với lãnh đạo thành phố, ông Lương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thành phố Hà Tĩnh cho biết, quan điểm của thành phố vẫn thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

mô hình trường học mới, VNEN, Hà Tĩnh

Lớp học VNEN của trường Nam Hà.

Về phản ánh của phụ huynh Trường THCS Nam Hà, phía thành phố chỉ đạo Phòng GD-ĐT và nhà trường tuyên truyền cho phụ huynh hiểu những mặt ưu điểm, đồng thời linh hoạt khắc phục những điểm hạn chế của VNEN.

Về những tâm tư trong việc học hành của con em sa sút, những hạn chế của VNEN mà các phụ huynh phản ánh, vị lãnh đạo thành phố này không có thêm ý kiến gì.

Trước đó, ngày 18/7 ông Đặng Quốc Khánh Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định tạm dừng không triển khai đại trà VNEN ở Tiểu học và THCS trong năm 2016-2017, tuyệt đối không được nhân rộng khi chưa đánh giá được kết quả thí điểm và chưa được UBND tỉnh cho phép.

Đồng thời Chủ tịch UBND yêu cầu Sở GD-ĐT tổ chức kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với tổ chức, cá nhân trong công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai VNEN.



Xem nguồn

Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm diễn giả tại lễ khai khóa ĐH Quốc gia TPHCM

Posted: 03 Oct 2016 02:31 AM PDT


Thời cơ và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ 4


Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu trước 1.000 sinh viên tại Lễ Khai khóa của ĐHQG TPHCM sáng nay 3/10.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu trước 1.000 sinh viên tại Lễ Khai khóa của ĐHQG TPHCM sáng nay 3/10.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh hình thức tổ chức lễ khai khoá và vui mừng khi được mời làm diễn giả nói chuyện với sinh viên ĐH quốc gia TPHCM. Để buổi nói chuyện đi vào trọng tâm, Chủ tịch nước đề nghị sinh viên đặt câu hỏi về vấn đề mình quan tâm.

Ngay sau đó, em Trần Hoàng Lộc, sinh viên năm 4 ngành Kỹ thuật máy tính, trường ĐH Công nghệ thông tin cho biết muốn hiểu rõ hơn đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cùng mối quan tâm, em Trương Văn An – sinh viên năm 4 khoa công tác xã hội, trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn thì quan tâm rằng cuộc cách mạng này ảnh hưởng gì đến Việt Nam ở những lĩnh vực nào? Còn sinh viên Trương Phương Nam – trường ĐH Bách khoa thì băn khoăn, vấn đề phát triển công nghiệp với môi trường.

Trước ba câu hỏi của sinh viên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã giải đáp thông qua bài phát biểu dài hơn 30 phút với chủ đề "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: thời cơ phát triển và các thách thức phi truyền thống".

Chủ tịch nước cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn liền với thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" đã làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên "cách mạng" về tổ chức các chuỗi sản xuất – giá trị. Chủ tịch nước nhấn mạnh cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ đến kinh tế, xã hội và môi trường cả mặt tích cực nhưng đồng thời cũng mang nhiều thách thức trung hạn và dài hạn.

Chủ tịch nước cùng lãnh đạo ĐHQG TPHCM

Chủ tịch nước cùng lãnh đạo ĐHQG TPHCM

Theo Chủ tịch nước, "Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới, tốc độ ứng dụng và phát triển Internet ngày càng tăng nhưng cũng đặt ra những nguy cơ, thách thức, tiềm ẩn những yếu tố đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Các thế lực thù địch, phản động triệt để sử dụng mạng viễn thông, Internet để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, gây rối, bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền, thay đổi thể chế chính trị ở nước ta".

Trước những thách thức đó, Chủ tịch nước lưu ý việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược tổng thể, toàn diện, phát triển công nghệ về bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia Việt Nam. "Cần chính sách phát triển đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học về công nghệ thông tin nói chung và lĩnh vực an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng nói riêng. Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Xây dựng chương trình khung về an toàn thông tin, an ninh mạng cho mọi cấp học….", Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.

Tri thức là sức mạnh của đất nước


Dịp này, Chủ tịch nước tặng sách do mình làm tác giả cho ĐH Quốc gia TPHCM.

Dịp này, Chủ tịch nước tặng sách do mình làm tác giả cho ĐH Quốc gia TPHCM.

Chủ tịch nước cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên thông tin đã làm biến đổi sâu sắc công cụ lao động và phương thức sản xuất tạo nên năng suất lao động cao. Giá trị của sản phẩm được quyết định không phải bởi sức lao động đơn giản, lao động tự nhiên mà bởi hàm lượng tri thức kết tinh trong đó. tri thức là sản phẩm của trí tuệ, vì thế sức mạnh của đất nước chúng ta tuỳ thuộc vào sự huy động sức mạnh trí tuệ của toàn dân. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế làm cho cuộc cạnh tranh về nhân tài và trí tuệ trở thành một cuộc đua tranh toàn thế giới trong đó ưu thế đang thuộc về các nước phát triển. Trong bối cảnh đó, để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước thì Việt Nam phải ra sức xây dựng và phát triển nguồn lực trí tuệ của toàn dân. Muốn có tri thức mới thì phải đẩy mạnh công cuộc phát triển khoa học, giáo dục và đào tạo.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng ĐH Quốc gia TPHCM là một tổ hợp giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, một hệ thống các trường đại học thành viên, các viện nghiên cứu và đơn vị chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực với 35 đơn vị thành viên và trực thuộc, trong đó có 6 trường đại học hàng đầu phía Nam, 1 viện nghiên cứu thành viên và 28 đơn vị trực thuộc hoạt động ở 5 lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Xã hội, Kinh tế và Khoa học sức khỏe.

Cuối lễ khai khoá, ông cùng lãnh đạo TPHCM trồng cây trong khuôn viên của ĐH hàng đầu phía Nam

Cuối lễ khai khoá, ông cùng lãnh đạo TPHCM trồng cây trong khuôn viên của ĐH hàng đầu phía Nam

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ĐH Quốc gia TPHCM cần quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục – đào tạo. Phải là nơi thu hút nhân tài, hội tụ của trí tuệ xuất sắc trong giới khoa học, nghiên cứu và giảng dạy; phải là "một thành phố đại học hiện đại," nơi ươm mầm tài năng của đất nước hôm nay và mai sau. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hoá chương trình, nội dung giảng dạy và quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo. Đặc biệt chú trọng khơi dậy khả năng sáng tạo của sinh viên, phát triển và đem tri thức phục vụ cộng đồng một cách thiết thực, hiệu quả.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, chất lượng giáo dục – đào tạo có mối quan hệ mật thiết với chất lượng nghiên cứu khoa học và sự kết nối với các doanh nghiệp. Vì vậy, cần tạo điều kiện để giảng viên, các nhà khoa học và sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp. Chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học danh tiếng ở các nước trong khu vực và trên thế giới; quan tâm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách, văn hóa giao tiếp, ứng xử chuẩn mực ở cả giảng viên và sinh viên.

"Giảng viên phải là tấm gương sáng để sinh viên nói theo, xác định đúng vai trò trách nhiệm trong việc dạy chữ và dạy người; truyền cho sinh viên niềm say mê học tập và nghiên cứu khoa học, sáng tạo, chủ động trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Sinh viên phải luôn tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu để phục vụ đất nước và vì tương lai của chính bản thân mình", Chủ tịch nước nhắn nhủ.

Trong lễ khai khóa, PGS. TS Huỳnh Thành Đạt – Phó giám đốc ĐHQG TPHCM cho biết 5 năm tổ chức, lễ khai khóa đã trở thành buổi lễ truyền thống của ĐH góp phần hình thành văn hóa Đại học Quốc gia, khơi dậy trong sinh viên niềm tự hào ý thức trách nhiệm của sinh viên khi được học tập và rèn luyện tại một đại học hàng đầu của Việt Nam, đồng thời nâng cao tinh thần, trách nhiệm của sinh viên.

Tại lễ khai khóa, nhiều sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và hoàn cảnh khó khăn vượt khó cũng được nhận học bổng từ nhà trường và các tổ chức xã hội trao tặng.

Lê Phương



Xem nguồn

Tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm những sai phạm trong giáo dục chuyên nghiệp

Posted: 03 Oct 2016 01:49 AM PDT


Văn bản này ra đời nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành Giáo dục; giữ ổn định quy mô đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhân lực thuộc giáo dục chuyên nghiệp.

Đối với công tác quản lý nhà nước về giáo dục chuyên nghiệp, thực hiện 6 nhiệm vụ:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng và hiệu quả cải cách hành chính về giáo dục chuyên nghiệp;

Thực hiện rà soát, quy hoạch và tái cấu trúc các trường gắn với việc rà soát, quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân;

Thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đã bảo đảm yêu cầu về kiểm định chất lượng;

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động đào tạo; bảo đảm dân chủ, công khai và minh bạch. Kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm trong giáo dục chuyên nghiệp;

Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý giáo dục chuyên nghiệp;

Triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và cải cách hành chính.



Trường Trung cấp y dược Tuệ Tĩnh (Hà Nội) từng xảy ra sai phạm trong công tác quản lý đào tạo. ảnh: GDVN,

Đối với công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chú trọng thực hiện 3 nhiệm vụ:

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục chuyên nghiệp theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý theo ngành nghề đào tạo.

Đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hành chính và sắp xếp vị trí việc làm đảm bảo bộ máy tinh gọn, hiệu quả theo tinh thần cái cách hành chính.

Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương để có cơ chế, chính sách phù hợp và thực hiện đầy đủ kịp thời về chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tại văn bản này cũng đặt ra yêu cầu đối với tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo như: Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào của ngành; Tổ chức nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.



Xem nguồn

Comments