Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường THPT Bùi Thị Xuân đoạt giải Xuất sắc chung kết Cùng non sông cất cánh

Posted: 30 Oct 2016 08:38 AM PDT


Chung kết cuộc thi Cùng non sông cất cánh lần thứ 6 - 2016 diễn ra ngày 30/10 đã tìm ra đội xuất sắc nhất

Chung kết cuộc thi Cùng non sông cất cánh lần thứ 6 – 2016 diễn ra ngày 30/10 đã tìm ra đội xuất sắc nhất

Cuộc thi Cùng non sông cất cánh lần 6 – năm 2016 do Vietnam Airlines phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức.

Các đội xuất sắc nhất của TPHCM đã trải qua các cuộc tranh tài gồm 4 vòng thi gay cấn để có mặt tại Vòng chung kết và sau 4 vòng thi "Khởi động", "Lăn bánh", "Tăng tốc" và "Cất cánh", cuộc thi đã chọn ra quán quân cho cuộc thi năm nay.

Kết quả chung cuộc như sau: Trường THPT Bùi Thị Xuân đã xuất sắc đạt giải nhất với tổng số 210 điểm. Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu đạt giải Nhì với tổng số 115 điểm. Trường THPT Bà Điểm đạt giải Ba với tổng số 100 điểm. Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 7 đạt giải tư với tổng số 55 điểm.

Năm nay, với mục tiêu mở rộng cuộc thi trở thành mộtsân chơi lành mạnh, bổ ích đến đông đảo các học sinhthuộc các tỉnh thành phía Nam,Ban tổ chức mở vòng thi đấu giao hữu ngay sau vòng chung kết giữa đội vô địchtoàn thành phố với các đội thi đến từ các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ.

Trận thi đấu giao hữu diễn ra trong không khí thân mật, vui tươi với kết quả chung cuộc như sau: Đội thi của sở GDĐT TPHCM đã xuất sắc đạt giải nhất với tổng số 80 điểm. Đội thi của sở GDĐT Bình Dương đạt giải nhì với tổng số 50 điểm. Đội thi của sở GDĐT Bình Phước đạt giải ba với tổng số 15 điểm.

Bên cạnh các giải thưởng được trao tại buổi Lễ tổngkết trao giải,16 thí sinh thuộc 4 đội lọt vào vòng chung kết và sẽ được tham gia chương trình tour "Cất cánh cùng Vietnam Airlines" với hành hình khám phá biểnđảo Phú Quốc do Vietnam Airlines tổ chức.

Cuộc thi "Cùng non sông cất cánh" được tổ chức nhằm mục tiêu tạo nên một sân chơi rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh, trau dồi tri thức cho học sinh, cuộc thi "Cùng non sông cất cánh" dành cho học sinh lớp 10, 11 tại các trường Trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố sẽ góp phần bồi dưỡng, xây dựng và phát triển lòng yêu nước cũng như tinh thần tự hào dân tộc cho giới trẻ".

Được biết, từ năm 2011, Vietanm Airlines đã đồng hành cùng cuộc thi "Cùng non sông cất cánh" như sự khẳng định mạnh mẽ cam kết trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, cùng chung tay vì thế hệ tương lai của đất nước.

Nhật Minh



Xem nguồn

TP.HCM: Hơn 2.200 sinh viên tốt nghiệp đại học nhờ Học bổng khuyến tài

Posted: 30 Oct 2016 07:14 AM PDT


Đến dự có Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, ông Phạm Thanh Phong Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; Phó Chủ tịch UBND TPHCM Huỳnh Cách Mạng.

Bí thư Thành Uỷ TPHCM Đinh La Thăng chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi từng được Quỹ Học bổng Khuyến tài hỗ trợ

Bí thư Thành Uỷ TPHCM Đinh La Thăng chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi từng được Quỹ Học bổng Khuyến tài hỗ trợ

Theo ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM qua 16 năm xây dựng và phát triển, Hội khuyến học TP đã có bước trưởng thành về nhiều mặt gắn liền với phong trào học tập của nhân dân TP. Đến nay, mạng lưới hội khuyến học của TP đã được mở rộng đến 100% xã, phường, thị trấn với gần 782.000 hội viên. Cuộc vận động Tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học qua 9 năm phát động đã có hơn 870.000 con heo với tổng số tiền hơn 580 tỷ đồng, bình quân mỗi gia đình đóng góp từ 20.000 – 60.000 đồng/người/năm. Hiện nay, TP đã xây dựng 319/319 trung tâm học tập cộng đồng, trung bình mỗi năm có trên 1 triệu lượt người tham gia sinh hoạt, học tập.

Đáng chú ý, chương trình học bổng khuyến tài 1&1 của TPHCM là một mô hình hiệu quả và trở thành hoạt động truyền thống của Hội khuyến học thành phố mang tên Bác. Theo bà Lê Minh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội kiêm Giám đốc Quỹ, sau 16 năm đã có hơn 2.200 sinh viên được nhận học bổng của trên 500 mạnh thường quân và 40 tập đoàn, công ty….với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng. Hiện đã có hon 1.300 em tốt nghiệp, trong đó có nhiều sinh viên đạt kết quả tốt nghiệp loại giỏi và tiếp tục tham gia chương trình Rước bạn đi sau.

Trong 8 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi có 2 em tốt nghiệp thủ khoa

Trong 8 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi có 2 em tốt nghiệp thủ khoa

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Phạm Thanh Phong cho rằng Hội Khuyến học TPHCM đã xây dựng được nhiều mô hình khuyến học hiệu quả, đóng góp lớn vào phong trào khuyến học của cả nước. Riêng mô hình học bổng khuyến tài do Hội Khuyến học TP triển khai đã được nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước.

Tham dự lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Huỳnh Cách Mạng biểu dương những kết quả Hội khuyến học TPHCM đạt được trong 16 năm qua. "Thành uỷ, UBND TP rất trân trọng những đóng góp của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các cá nhân đã đồng hành cùng Hội Khuyến học TP chăm lo xây dựng Quỹ Khuyến tài trong nhiều năm qua.

Nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng nhân ái của quý ân nhân đã giúp cho hàng ngàn sinh viên vượt qua khó khăn được học và tốt nghiệp đại học đã có việc làm, cuộc sống ổn định, làm thay đổi hoàn cảnh sống của nhiều gia đình, góp phần tạo nguồn nhân lực cho đất nước, cho TP. Chúng tôi mong rằng quý vị tiếp tục đồng hành, vận động nhiều tổ chức đơn vị cùng tham gia, tiếp tục làm đậm nét truyền thống, niềm tự hào của TP có chất lượng sống tốt, văn minh hiện đại nghĩa tình", ông Huỳnh Cách Mạng nói.

Trao cờ truyền thống của câu lạc bộ sinh viên nhận Học bổng Khuyến tài

Trao cờ truyền thống của câu lạc bộ sinh viên nhận Học bổng Khuyến tài

Cũng tại buổi lễ, Hội khuyến học TPHCM đã tuyên dương các các sinh viên nhận học bổng 1&1 được tốt nghiệp ĐH trong năm qua. Trong 8 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi có 2 em tốt nghiệp thủ khoa của trường ĐH Hoa Sen và ĐH Sài Gòn.

Đồng thời, hôm nay Hội cũng đã trao học bổng cho 630 sinh viên với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng. Trong đó có 114 sinh viên mới nhận được học bổng lần đầu tiên, 516 sinh viên nhận học bổng từ lần 2 đến lần 6.

Lê Phương



Xem nguồn

Thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết vụ giáo viên bị chấm dứt hợp đồng

Posted: 30 Oct 2016 06:31 AM PDT


Theo đó, Ban tiếp công dân Trung ương có Công văn số 1209/BTCDTW-TD1 về việc kiến nghị của một số công dân tỉnh Thanh Hóa, gửi Chủ tịch UBND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Hơn 600 giáo viên, nhân viên công tác tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa bị chấm dứt hợp đồng lao động

Hơn 600 giáo viên, nhân viên công tác tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa bị chấm dứt hợp đồng lao động

Trước đó, Ban tiếp công dân Trung ương đã tiếp các ông, bà: Nguyễn Trung Dũng, Tạ Thị Huyền, Đàm Thị Hiền, Đặng Ngọc Tới, đại diện hơn 600 công dân nguyên là giáo viên, nhân viên hành chính có hợp đồng lao động tại cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Đại diện công dân kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết làm rõ, một số nội dung liên quan đến việc UBND huyện Yên Định ban hành các quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đang công tác tại các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Cụ thể, các công dân đề nghị xem xét lại việc chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định đối với người lao động và xem xét, giải quyết thanh toán các quyền lợi liên quan theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Theo đơn trình bày của các giáo viên, nhân viên thì đa số những người lao động bị chấm dứt hợp đồng đều là người có thâm niên phục vụ trong ngành giáo dục huyện, có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục, mặt khác, ngành giáo dục là ngành có tính đặc thù cao, rất khó chuyển đổi nghề nghiệp. Do đó người lao động đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, tạo điều kiện bố trí việc làm phù hợp để công dân ổn định cuộc sống.

Đồng thời, kiến nghị về sắp xếp, bố trí giáo viên và tuyển dụng giáo viên hợp đồng cần ưu tiên cho những giáo viên, nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn trước, những người có thâm niên và có nhiều thành tích. Tạo điều kiện bố trí cho những người lao động được ký hợp đồng trước quyết định số 3678/2011/QĐ/UBND ngày 8/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, đề nghị ưu tiên các trường hợp gia đình cả vợ và chồng đều là giáo viên bị cắt hợp đồng, trường hợp có chồng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nơi biên giới hải đảo.

Sau khi tiếp đại diện hơn 600 công dân nguyên là giáo viên, nhân viên bị chấm dứt hợp đồng lao động tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện Yên Định, Ban tiếp công dân Trung ương đề nghị Chủ tịch UBND huyện Yên Định kiểm tra, xem xét, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền và trả lời công dân theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thông báo kết quả đến Ban tiếp công dân Trung ương.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Làm việc với phụ huynh, thầy giáo bị học sinh đuổi chém

Posted: 30 Oct 2016 03:42 AM PDT


Một vụ việc học sinh chém thầy giáo mới xảy ra tại Nghệ An. Khi thầy Hiếu đang làm việc với phụ huynh, học sinh bất ngờ lao vào dùng dao đuổi chém.

Ngày 30/10, Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, đang tiến hành xử lý kỷ luật học sinh Nguyễn Trọng Mạnh (lớp 8, Trường THCS Thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) về vụ việc chém thầy giáo bị thương.

học sinh đánh thầy giáo, học sinh chém thầy giáo

Ảnh minh họa: Chiếc dao mẹo hung khí Mạnh chém thầy Hiếu

Trước đó, ngày 27/10, nhà trường mời phụ huynh em Mạnh đến để giải quyết một số việc liên quan tới học sinh này.

Khi thầy Nguyễn Hữu Hiếu (giáo viên môn Hóa học, kiêm Trưởng ban An ninh Trường THCS Thị trấn Thanh Chương) đang làm việc với phụ huynh em Mạnh, thì Mạnh đi từ ngoài vào cầm theo 1 con dao, đuổi chém thầy Hiếu. 

Do Mạnh hành động bất ngờ nên thầy Hiếu chỉ kịp giơ tay trái lên đỡ nên bị thương, rồi thầy chạy ra khỏi phòng.

Sau đó, Công an huyện Thanh Chương đã có mặt kịp thời, khống chế Mạnh đưa về trụ sở làm việc.

Ông Đặng Văn Hóa, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương cho biết, Ban giám hiệu Trường THCS Thị trấn Thanh Chương đã đình chỉ học tập đối với em Nguyễn Trọng Mạnh, thời hạn đình chỉ là 1 tuần, để học sinh này làm bản kiểm điểm.

Được biết, Mạnh là học sinh cá biệt của trường, nhiều lần vi phạm kỷ luật.

Văn Bình



Xem nguồn

Cách học môn Lịch sử để thi trắc nghiệm đạt được kết quả cao

Posted: 30 Oct 2016 02:16 AM PDT


Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, học sinh sẽ có 2 bài thi tự chọn theo hình thức trắc nghiệm là khối tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và xã hội (Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân).

Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng thi hình thức trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử và một số môn khác.

Thầy Nguyễn Hữu Đạt – Tổ trưởng môn Lịch sử của Trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, cho dù hình thức thi tự luận hay thi trắc nghiệm, học sinh vẫn phải học bài thật nghiêm túc, thì mới có thể đạt được kết quả cao được.



Thầy Nguyễn Hữu Đạt trong giờ lên lớp môn Sử ở Trường Võ Thị Sáu (ảnh: P.L)

Thầy Nguyễn Hữu Đạt thông tin, mới đây nhất, tại trường Võ Thị Sáu, thầy Đạt cũng áp dụng hình thức trắc nghiệm vào việc làm bài kiểm tra ở lớp, và kết quả cũng không khác nhiều so với hình thức làm tự luận.

Theo đại diện Trường Võ Thị Sáu, từ nhiều năm nay, số lượng học sinh đăng ký thi môn Lịch sử là rất ít (so với số thí sinh thi tốt nghiệp), chỉ có những học sinh nào đăng ký thi Đại học vào khối C mới chọn, nên phần lớn, học sinh chưa chú trọng nhiều vào môn thi này.

Tính ưu điểm của việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan vào môn Lịch sử, có thể sẽ giúp cho học sinh có điểm cao hơn, do chỉ cần nhớ ý chính của câu hỏi, nhìn vào câu trả lời gợi ý là học sinh sẽ có thể biết được đâu là câu trả lời chính xác.

Còn đối với phương pháp tự luận, học sinh phải học bài kỹ, nắm vững kiến thức thì mới có thể trả lời được câu hỏi.

Thầy Đạt cũng nói rằng, phương pháp thi nào cũng có những ưu và khuyết điểm riêng, lần đầu tiên áp dụng nên cần phải xem tình hình thực tế của kỳ thi như thế nào thì mới đánh giá được.

Hình thức thi nào thì cũng yêu cầu đầu tiên là học sinh phải bám theo kiến thức được học trong sách giáo khoa, nhưng thi trắc nghiệm có đến 40 câu hỏi, mỗi câu chỉ là 0,25 điểm, nên học sinh sẽ dễ làm bài, kiếm điểm hơn so với tự luận là cần phân tích đề kỹ.

Tất nhiên, đề thi hình thức nào cũng sẽ có những câu hỏi khó, vận dụng và yêu cầu cao đối với học sinh, nhưng chắc chắn là trắc nghiệm các câu hỏi này sẽ không quá khó so với hình thức tự luận.

Về đề thi mẫu môn Lịch sử mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, tổ trưởng môn Lịch sử của Trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu khẳng định: Đây là đề thi dễ dàng với học sinh, hoàn toàn không có gì lắt léo, nên nếu đề thi như vậy, học sinh bình thường hoàn toàn có thể đạt điểm 8.

Cuối cùng, thầy Nguyễn Hữu Đạt kết luận: Nếu sử dụng môn Lịch sử chỉ để xét tốt nghiệp cho học sinh, hình thức thi trắc nghiệm là phù hợp, do không phân loại được học sinh nhiều.

Còn nếu muốn dùng môn Lịch sử để xét vào các trường Đại học, Cao đẳng thì tốt nhất là thi tự luận Lịch sử, vì sẽ phân hóa và nâng cao kiến thức của học sinh hơn.



Xem nguồn

Giáo viên tiết lộ bí kíp học môn Hóa Trung học Phổ thông hiệu quả!

Posted: 30 Oct 2016 01:35 AM PDT


LTS: Để học tốt môn Hóa học ngay từ ban đầu, đòi hỏi giáo viên phải có phương thức dạy và học sinh có phương pháp tiếp thu bài hiệu quả.

Sau đây, thầy giáo Trần Trí Dũng (giáo viên dạy học ở Quảng Ninh) sẽ chia sẻ những "bí kíp" giúp học sinh học tốt môn học này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Trong chương trình Trung học Phổ thông, Hóa học là một môn Khoa học Tự nhiên quan trọng.

Để học tốt môn học này, đòi hỏi học sinh phải nắm vững những kiến thức từ cơ sở ban đầu, không để hổng kiến thức, khi đó Hóa học sẽ là môn học không khó.

Tuy nhiên, đối với nhiều học sinh khi học lên cao, việc học môn này càng trở lên khó khăn, do kiến thức đã bị mất trước đó, do vậy, học sinh cần trau dồi kiến thức thường xuyên khi học.

Về phía giáo viên, đòi hỏi phải có kỹ năng truyền đạt cho học sinh nắm vững lý thuyết, những kỹ năng làm bài tập cần thiết, khi đó môn học sẽ trở lên hấp dẫn và thú vị đối với học sinh.

Sau đây là một số kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho giáo viên, học sinh khi giảng dạy và học tập môn học này ở trường Trung học Phổ thông.

Những kinh nghiệm và kỹ năng này được đúc rút trong quá trình giảng dạy, trên cơ sở các bài học về những vấn đề cụ thể, đặc biệt quan trọng đối với những học sinh ôn thi trong những kỳ thi quan trọng.



Học Hóa sao cho hiệu quả?

I. Đối với hóa học vô cơ.

Thứ nhất, học sinh cần nắm vững các khái niệm cơ bản về nguyên tử và cấu tạo nguyên tử, đây là sự tiếp cận ban đầu đối với hóa học cơ bản.

Cùng với đó, học sinh cần nắm vững bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, vị trí các nguyên tố trong bảng.

Những nội dung về liên kiên kết hóa học là cơ sở ban đầu xác định bản chất hóa học của các chất.

Thứ hai, trong môn học Hóa học, phản ứng oxi hóa khử là loại phản ứng thường gặp, vì thế ta cần lưu ý.

Đặc biệt là phương pháp bảo toàn electron trong phản ứng oxi hóa khử áp dụng trong việc giải những bài tập khó, đây là phương pháp mang tính kinh nghiệm cao.

Phương pháp bảo toàn electron trong phản ứng oxi hóa thường áp dụng cho các bài tập có nhiều phương trình phản ứng hoặc khó thiết lập các hệ phương trình đại số để tìm ẩn, theo các kỹ năng thông thường.

Thậm chí có những bài tập, nếu không áp dụng phương pháp này sẽ không thể giải quyết được. Khi đó, dựa trên nguyên tắc, trong phản ứng oxi hóa khử, tổng số mol electron mà chất khử nhường luôn bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận, khi đó ta sẽ thiết lập các hệ thức giữa các ẩn số, từ đó sẽ cho cách giải.

Ví dụ: Hòa tan a mol Fe và b mol Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được một hỗn hợp khí gồm c mol NO và d mol N2O. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm hệ thức liên hệ giữa a, b, c và d?

Khi giải bài tập này, nếu theo cách thông thường thì học sinh phải viết tới 4 phương trình phản ứng hóa học, do đó sẽ không thể tìm ra cách giải. Tuy nhiên, nếu giải theo phương pháp bảo toàn electron, ta thấy, trong quá trình phản ứng:



Quá trình phản ứng.

Do tổng số mol electron mà chất khử nhường luôn bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận nên ta có 3a + b = 3c + 8d.

Đây chính là hệ thức cần tìm theo yêu cầu của bài tập này.

Như thế, phương pháp bảo toàn electron tỏ ra khá hữu hiệu trong việc giải bài tập về phản ứng oxi hóa khử.

Thứ ba, đối với nội dung về axit sunfuric, thầy cô cùng học sinh lưu ý, nếu là axit loãng thì không có tính oxi hóa cao nên chỉ tác dụng được với những kim loại đứng trước Hiđro trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại.

Khi axit sunfuric ở thể đặc nóng thì có thể tác dụng được với hầu hết các kim loại trừ vàng và Platin. Đặc biệt, nếu là axit sunfuic đặc nguội, do tính thụ động nên không tác dụng được với nhôm và sắt.      

Thứ tư, những nội dung cơ bản về axit và bazơ học sinh đã được tiếp cận ở bậc Trung học Cơ sở. Trong nội dung Hóa học ở bậc Trung học Phổ thông sẽ có định nghĩa về axit và bazơ khác với cách hiểu truyền thống.

Cụ thể, axit được định nghĩa là những chất có khả năng nhường proton (H+), còn bazơ là những chất có thể nhận proton (H+).

Thí dụ:

Axit:  HCl ® H+ + Cl

Bazơ:  NaOH + H+ ® NaCl + H2O 

Thứ năm, đối với axit nitric, đây là một axit có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tác dụng với hầu hết các kim loại trừ vàng và Platin.

Tùy theo nồng độ và bản chất của chất phản ứng mà axit này có thể bị khử đến những sản phẩm khác nhau của Nitơ (NH4NO3, NO, NO2, N2O, N2).

Đặc biệt, do tính thụ động hóa nên axit nitric đặc nguội cũng không tác dụng với nhôm và sắt.

Cùng với những nội dung về axit nitric, ta cũng cần lưu ý về muối nitrat.

Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy và độ bền nhiệt của những loại muối này tùy thuộc vào các cation kim loại tạo muối. Cụ thể:



Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy và độ bền nhiệt của những loại muối này tùy thuộc vào các cation kim loại tạo muối.

Thứ sáu, trong chương trình Hóa học Trung học Phổ thông cần đặc biệt lưu ý khi gặp những bài tập có nội dung cho khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm.



Khi đó, lượng kết tủa (CaCO3) thu được theo giả định của bài tập (nếu có) sẽ bằng lượng thu được ở phản ứng với CO2 ban đầu trừ đi lượng đã phản ứng với CO2 còn dư sau đó. 

Thứ bảy, đối với kim loại là nhôm (Al) ta cần lưu ý tính lưỡng tính của kim loại này, đặc biệt là tính lưỡng tính của hai hợp chất nhôm oxit (Al2O3) và nhôm hiđroxit (Al(OH)3).



Ngoài ra, trong nội dung về kim loại sắt (Fe) ta cần lưu ý tính oxi khử và oxi hóa của Fe2+, tính oxi hóa của Fe3+. Có một kinh nghiệm là do tính khử của Fe+2 mà không thể tồn tại đồng thời AgNO3 và Fe(NO­­3)2 trong một dung dịch.



II. Đối với hóa học hữu cơ.

Thứ nhất, học sinh cần nắm vững thuyết cấu tạo hóa học, đây là cơ sở ban đầu cần ghi nhớ khi tiếp cận hóa học hữu cơ. Đây cũng là lý thuyết căn bản nhất của hóa học hữu cơ.

Tiếp đến là những nội dung về hợp chất hiđrocacbon.

Cũng là hiđrocacbon no nhưng một số xiclo ankan làm mất màu dung dịch brom và không làm mất màu dung dịch thuốc tím.

Cần lưu ý, các ankin có liên kết ba ở đầu mạch có phản ứng thế ion kim loại.



Đối với hiđrocacbon thơm, cần nắm vững quy tắc thế trên vòng benzen ở các vị trí ortho, meta và para. Cần lưu ý là Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím nhưng các ankylbezen làm mất màu dung dịch thuốc tím.

Thứ hai, trong nội dung về ancol, ta cần lưu ý cơ chế phản ứng tách nước và oxi hóa của ancol. Khi đó, trong phản ứng tách nước, nhóm OH trong phân tử ancol sẽ ưu tiên tách ra cùng với nguyên H ở nguyên tử cacbon bậc cao hơn bên cạnh để tạo thành liên kết đôi: C = C.

Thí dụ:



Đối với phản ứng oxi hóa, ta cần lưu ý là các ancol bậc I bị oxi hóa tạo thành anđehit, các ancol bậc II bị oxi hóa tạo thành xeton, còn các ancol bậc III khó bị oxi hóa.

Bên cạnh đó, các ancol đa chức có hai nhóm OH cạnh nhau trong phân tử có phản ứng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam, và phản ứng này có thể dùng để nhận biết các ancol đa chức.



Thứ ba, đối với Phenol ta cần lưu ý là Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH. Vì thế, có thể coi Phenol có tính axit yếu nhưng không làm đỏ quỳ tím, và ta cần nắm vững các tính chất của Phenol do có sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử.

Thứ tư, đặc biệt do có nhóm CHO trong phân tử nên axit fomic và các este của axit này có phản ứng tráng bạc. Cụ thể:



Thứ năm, đối với các hợp chất cacbohiđrat, Glucozơ có phản ứng tráng bạc. Các chất Glucozơ, Fructorơ, Saccarozơ, Xenlulozơ có phản ứng với Cu(OH)2 như tính chất của ancol đa chức.  

Ngoài ra, đối với các hợp chất amin và amino axit, Anilin và các amin thơm có tính bazơ yếu không làm xanh quỳ tím, còn các amino axit vừa có tính chất của axit, vừa có tính chất của bazơ nhưng không được xem là chất lưỡng tính.

Do có công thức phức tạp, nên các bài tập về các chất hữu cơ thường khó ở các bước ban đầu, vì thế giáo viên cần có phương pháp thích hợp để hướng dẫn cho học sinh.

Trên đây là một số kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học ở bậc học Trung học Phổ thông, mong các giáo viên, phụ huynh và các học sinh cùng quan tâm tham khảo, để hiệu quả giảng dạy và học tập môn học này ngày càng được tốt hơn.                                                                          



Xem nguồn

Giáo dục sẽ ra sao khi robot thay thế con người với trí tuệ nhân tạo?

Posted: 30 Oct 2016 12:53 AM PDT


LTS: Nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều để lại những thành quả vô cùng to lớn là tiền đề cho những bước phát triển nhảy vọt của nhân loại. 

Giờ chúng ta lại bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng công nghiệp mới – cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0) – cuộc cách mạng mà sẽ làm thay đổi triệt để cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. 

Các công nghệ mới từ công nghiệp 4.0 được phát triển với tốc độ vượt bậc, có những đột phá để phục vụ con người như xe tự hành, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nhiều người đang băn khoăn: Vậy khi đó con người sẽ làm công việc gì? Giáo dục và đào tạo sẽ ra sao?

Trong bài viết này, TS.Mai Văn Tỉnh sẽ giúp độc giả tìm câu trả lời. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Khi robot ra đời thì con người sẽ làm công việc gì?

Ngày 21/10/2016, Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cùng Tập đoàn công nghiệp Phoenix Contact (Đức) đã tổ chức thành công Hội thảo "Cách mạng Công nghiệp 4.0 và Giáo dục" tại Hà Nội và hai ngày sau đó (22-23/10) các đại biểu tiếp tục thảo luận tại Hạ Long (Quảng Ninh). 

Trong suốt 3 ngày làm việc khẩn trương, đại diện các trường Đại học, Cao đẳng khắp ba miền cùng các chuyên gia cao cấp Đức tọa đàm sôi nổi về khả năng hợp tác phát triển giữa giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam và Công nghiệp 4.0 của Đức trong thời gian tới. 

Một chuyên gia người Đức có nhận xét khá thú vị về sự khác nhau giữa Việt Nam và Đức trong lĩnh vực này:

Nếu ở Đức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo giới học thuật cao đẳng, đại học Đức thay đổi thì tại Việt Nam, một cộng đồng nhỏ các nhà học thuật đã nghiêm túc tìm hiểu sâu về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này để rồi sẽ buộc nền kinh tế, nền công nghiệp Việt Nam phải thay đổi theo. 



Giáo dục sẽ ra sao khi robot xuất hiện cùng trí tuệ nhân tạo? (Ảnh minh họa từ Andrew spencer.co.uk)

Kể từ khi hội thảo diễn ra đến nay, các thông tin về cách mạng công nghiệp 4.0 đã được giới truyền thông, báo chí phản ánh về khả năng số hóa, tự động hóa, robot hóa sản xuất chế tạo, Internet vạn vật và dịch vụ. 

Nhiều độc giả tỏ ra lo lắng khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến gần, liệu có phải trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) đang từng bước tiến kịp trí tuệ con người, và liệu rồi đây nó có đe dọa vượt xa trí tuệ con người không?

Và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục đào tạo nghề hay còn tác động đến cả giáo dục đại học nữa và sẽ tác động ra sao?

Ngay trong lời phát biểu khai mạc hội thảo, Mr. Klaus Hengbach – Phụ trách giáo dục của tập đoàn Phoenix Contact GmbH & Co.KG, Đức đã khẳng định:

"Ý kiến công chúng cho rằng: "Máy móc kiểm soát chính bản thân chúng"… nhưng nếu thiếu cảm hứng, lòng can đảm và tầm nhìn thì chúng ta không thể  nào thực sự có được các ý tưởng mới!". 

Hơn nữa, qua tham khảo thêm tư liệu các nước trên thế giới về vấn đề này, tôi thấy, từ cách nhìn toàn cầu về giáo dục đại học, chuyên gia Liz Reisberg khẳng định: 

"Có một cuộc cách mạng tiếp theo đã bắt đầu ngay trong lòng giáo dục đại học; và tương lai của giáo dục bậc ba sẽ được cải tiến đáng kể khi đường biên không xuyên qua giữa giáo dục hàn lâm và giáo dục nghề hiện có mặt hầu khắp mọi nơi sẽ trở nên thẩm thấu và cho phép các cá nhân đi tới đi lui xuyên thủng hai lĩnh vực giáo dục này". 

Các nền kinh tế hiện đại đang cần lực lượng lao động mới, nhưng cái giả thuyết cho rằng tấm bằng đại học chỉ có thể đạt được theo cách truyền thống duy nhất cũng cần phải được xem xét lại. 

Bởi trên thực tế, cấu trúc của giáo dục đại học là sự tạo tác của con người trong quá khứ. Giáo dục đại học hiện nay với tất cả những gì nó mà đang có đều là sản phẩm của thế kỉ XX và thực sự nó đang không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tri thức ở hai thập kỷ đầu thế kỉ XXI. 

Khái niệm bằng cử nhân truyền thống vốn được coi là thước đo đầu tiên cho trình độ chuyên môn để người tốt nghiệp tìm kiếm việc làm thì nay đã thay đổi. 

Trên khắp thế giới, sinh viên vào học chương trình Cao đẳng, Đại học thường phải mất từ 2-7 năm mới hoàn thành. Các chương trình đào tạo này lại thiếu độ mềm dẻo, bị hạn chế về quy mô môn học mà chỉ tập trung chuyển giao những kiến thức, kỹ năng lạc hậu mà không phục vụ gì cho tương lai. 

 

Thậm chí, một số trường hợp, chương trình đào tạo không còn thích hợp với cách học mới nhưng các thầy cô vẫn cứ "nhồi nhét", một số trường hợp thì nội dung dạy còn chưa ứng dụng thực tiễn…



(GDVN) – Ngày 21/10, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục".


Hơn nữa, các chương trình này thiếu trang bị "kỹ năng mềm" – điều mà thị trường lao động đang rất đòi hỏi. 

Nhiều người băn khoăn: Khi robot ra đời thì con người sẽ làm công việc gì? Các chương trình trong giáo dục đại học cần thay đổi như thế nào? 

Tôi xin khẳng định: trí tuệ nhân tạo và robot không phải là một.

Trí tuệ nhân tạo đã lặng lẽ bước vào nhiều khía cạnh của cuộc sống như được dùng trong trò chơi điện tử, thiết kế ra các phần mềm có thể phân tích môi trường và lựa chọn thông minh cho E-learning (học trực tuyến). Vậy cái gì sẽ thực sự là tương lai của trí tuệ nhân tạo khi học trực tuyến?

Chúng ta hãy hình dung, trong lập trình chơi cờ Vây để đánh bại kỳ phùng địch thủ thế giới thì trí tuệ nhân tạo có khả năng làm mọi thứ như phân tích số liệu và ra quyết định nhanh hơn con người.

Trí tuệ nhân tạo có tác động rất lớn đến giáo dục, các robot nhỏ xíu đã sẵn sàng cho việc sử dụng công nghệ wifi để truy cập Internet và dạy học cho trẻ em và người lớn. Đây chính là minh chứng cho việc học trực tuyến đang diễn ra. 

Trí tuệ nhân tạo nhấn mạnh vào các lĩnh vực cần phải cải tiến

Một vài phần mềm dạy học mới đây có khả năng xác định phần kiến thức sinh viên còn bị hổng và chú trọng vào mặt nội dung. Các phiên bản tiên tiến có thể tạo ra các vấn đề mới từ các học liệu nguồn. 

Những hệ thống trực tuyến này thực sự sản sinh ra học liệu tốt hơn và có cách trắc nghiệm tổng hợp hơn bất kỳ chương  trình đào tạo mẫu nào ở trên lớp.

Trí tuệ nhân tạo có thể làm ra kinh nghiệm đam mê

Học bằng máy với trí tuệ nhân tạo có thể ăn khớp với các bài giảng một cách có ý nghĩa, nhưng không có nghĩa nó đơn thuần là để thi đạt các câu hỏi mang tính  đánh đố.  

Trí tuệ nhân tạo có thể xác định nhu cầu của sinh viên và đưa ra mô hình tập trung vào phương pháp và các lý do hơn là các sự kiện trần trụi. AlphaGo là phần mềm do London’s Google DeepMind thiết kế để chơi cờ Vây. 



(GDVN) – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra một cơ hội rất lớn đồng thời cũng là thách thức lớn cho Việt Nam"


Cờ Vây là trò chơi có chiến lược cổ điển rộng hơn cờ tướng. Google’s AlphaGo sử dụng 2 loại công nghệ trí tuệ nhân tạo là:

– Các mạng nơron thần kinh sâu với 12 lớp kết nối thể hiện sách lược lựa chọn bước đi tốt nhất trong các giá trị để báo trước cho người thắng cuộc.

– Cách truy tìm nhánh cây Monte Carlo với bước đi ngẫu nhiên mô phỏng trò chơi để phân tích xác định lối chơi hiệu quả nhất.

Lôgic và cách phân tích dự báo như thế có thể  thích nghi cho "trò chơi" có mục đích tối đa hóa việc sinh viên nắm bắt các khái niệm và cách giải quyết vấn đề. 

Như vậy, lợi ích của dịch vụ trực tuyến trong giáo dục là có thể giúp thoát ra khỏi bất kỳ sách giáo khoa nào.

Báo VnExpress ngày 16/8/2016 có bài viết "Việt Nam sẵn sàng cho sự hiện diện của robot" để trả lời  câu hỏi "Sự xuất hiện các dòng robot thông minh liệu có làm xáo trộn cuộc sống con người không?". Trong đó có nêu: 

"Trước đây, robot chỉ được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, nhưng giai đoạn 2014-2019, thị trường robot cho tiêu dùng và văn phòng dự kiến tăng trưởng với tốc độ 17%.  

Không chỉ Nhật Bản mà nhiều quốc gia trên thế giới đã tích cực khai thác robot trong các lĩnh vực của đời sống; như ở Mỹ có robot thu ngân, lễ tân, ở Singapore có robot giám sát chất lượng nước, Trung Đông sử dụng robot trong  sản xuất nông nghiệp, còn các loại robot trợ giúp người bệnh và người già thì đang hiện diện ở nhiều nước châu Âu và Nhật Bản.

Hãng SoftBank đã nghiên cứu 5 lĩnh vực mà con người muốn robot tham gia nhất: là hướng dẫn khách hàng (32,7%), tiếp thị bán lẻ (26%), dịch vụ sự kiện (21,2%), giáo dục (19,2%), xuất nhập khẩu (19,2%).

Dự báo trong vòng 20 năm tới, robot sẽ ngày càng ảnh hưởng nhiều tới đời sống xã hội và sẽ tham gia thêm vào nhiều lĩnh vực khác nữa. Tuy nhiên, việc phát triển trí thông minh của robot đến mức nào, khả năng tương tác của robot ra sao vẫn là những bài toán đặt ra cho các nhà phát triển suy nghĩ và sáng tạo..

Trả lời câu hỏi liệu robot có “cướp” việc làm của con người không, ông Takashi Morimoto, Giám đốc SoftBank Telecom Việt Nam, cho hay:

“Hơn 9.000 robot NAO của hãng này đã được bán ra và sử dụng cho các mục đích như giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ khách sạn, ngân hàng, hướng dẫn khách hàng tại sân bay… Chúng giải phóng sức lao động của con người chứ không thể thay thế hoàn toàn các công việc của con người”.

Thị trường robot đang bùng nổ và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế này. Giám đốc công nghệ của FPT Software Trần Huy Bảo Giang bày tỏ sự lạc quan với nguồn nhân lực làm robot tại Việt Nam:

“Đội tuyển Robocon Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc 5 trong số 14 mùa thi Robocon thế giới là tín hiệu đáng mừng Nó cho thấy đội ngũ lập trình ứng dụng robot của Việt Nam đã sẵn sàng cho chuyển dịch công nghệ”.

Ở Việt Nam robot đã được ứng dụng ở một số lĩnh vực, chủ yếu trong  nhà máy công nghiệp, tự động lau dọn nhà cửa…

Ngày 26/8/2016 tại Hà Nội, công ty SoftBank Việt Nam và các đơn vị triển khai gồm FPT Software, Tổ chức giáo dục Hoa kỳ IAE đã tổ chức hội thảo “Robotic – Tương lai trong tầm tay”.

Người tham gia có thể trực tiếp lập trình 6 robot NAO để trải nghiệm khả năng tương tác của robot với con người và các ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục. Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam robot được ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục. 

Trí tuệ nhân tạo trong E-Learning vẫn thuộc về tương lai

Tuy vậy, việc truy cập mọi thông tin trên Internet, phân tích số liệu lớn thực sự nhanh hơn và phức tạp hơn  so với việc đơn giản chỉ lên kế hoạch giảng bài. 

Giáo dục có thể tìm thấy chinh mình ở vị trí nuôi dưỡng các kết quả thành cơ sở dữ liệu và phát triển các lý thuyết và thuật toán (algorithms) cho trí tuệ nhân tạo để xác định giá trị hay làm mất giá trị. 

Khi E- learning xuất hiện, người dạy thực sự sẽ phải sục sôi trở thành kỹ sư phần mềm giỏi nhất. Việc giới thiệu trí tuệ nhân tạo có thể sẽ đòi hỏi trách nhiệm của các nhà giáo dục tương lai.



Xem nguồn

Cô giáo mầm non đánh trẻ 3 tuổi gãy tay

Posted: 30 Oct 2016 12:11 AM PDT


Hình ảnh bé trai ba tuổi bị gãy tay phải bó bột do cô giáo "đập bàn trúng tay bé" đang gây xôn xao dư luận. 

Thông tin được đăng tải, sau khi đón con đi học về bé trai có biểu hiện đau nhức ở tay và được phụ huynh đưa con đi khám thì phát hiện bé bị gãy tay và được các bác sĩ bó bột.

Sau đó phụ huynh nhắn tin cho cô giáo để hỏi lý do thì nhận được câu trả lời là do cô đập bàn, không cố tình đánh trúng tay bé.

 Theo một đoạn hội thoại qua tin nhắn giữa phụ huynh và cô giáo, cô giáo cho biết  "Em có cầm roi dọa bé, cô đập trên bàn, chứ không cố tình đánh trúng tay bé như vậy mẹ ạ, mong mẹ hiểu và cho cô xin lỗi".

“Từ nãy đến giờ em cứ nghĩ bé trật tay vì té, chứ không ngờ bị tay bé như vậy đâu. Thành thật xin lỗi mẹ Tony, mong mẹ Tony bỏ qua".

Được biết, sự việc diễn ra tại Trường mầm non Thế giới Thiên thần, Phường 14, Tân Bình, TP HCM.  Lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ cung cấp thông tin cụ thể vụ việc đầu tuần tới.

Xem thêm:




Xem nguồn

Những phẩm chất và bản lĩnh mà nhà lãnh đạo đích thực cần có

Posted: 29 Oct 2016 11:30 PM PDT


LTS: Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, là người đại diện, là linh hồn của tổ chức và là người dẫn dắt tổ chức đi đến thành công. 

Mọi việc ổn định hay rắc rối, đoàn kết hay mâu thuẫn, thành công hay thất bại đều do việc lựa chọn, sắp xếp và bố trí con người có thích hợp hay không và có đúng năng lực, sở trường chuyên môn của họ hay không.

 

Nhận thấy tầm quan trọng của người lãnh đạo, hôm nay, trong bài viết này, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh có vài góp ý về những phẩm chất mà người lãnh đạo đích thực cần có.

 

Bài viết thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận riêng của tác giả. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 
Thứ nhất, phẩm chất cần đòi hỏi ở cán bộ lãnh đạo:

 

Cán bộ lãnh đạo phải là nhân tài vượt trội, phải là người đạt các phẩm chất tốt, đặc biệt họ phải là "văn nhân trong võ tướng" đồng thời "võ tướng trong thương nhân".

 

Cụ thể hơn, nhà lãnh đạo đích thực phải làm chủ những bản lĩnh sau:

 

– Có lòng tự trọng, tự giác trách nhiệm.

 

– Cần có người theo mình vì không có ai theo thì lãnh đạo ai?



Những bản lĩnh mà nhà lãnh đạo đích thực cần có (Ảnh: Báo Đầu tư)

– Một nhà lãnh đạo đích thực không nhất thiết phải đạt tiêu chuẩn được quần chúng yêu mến hoặc khâm phục lên hàng đầu mà điều quan trọng là thành quả của nhà lãnh đạo mang lại cho doanh nghiệp và người lao động.

– Người lãnh đạo làm gì cũng phải rõ ràng, phân minh.

– Người lãnh đạo không được đố kị, tư túi, háo danh và hám tiền.

 

–  Người lãnh đạo không nên ngại sức ép của công việc và ngay cả với các đồng sự.

– Người lãnh đạo cần phải đắm mình vào sự nghiệp.

– Người lãnh đạo phải có bản lĩnh đi trước, lường trước những vấn đề có thể xảy ra trước khi những vấn đề này trở thành hiện tượng phổ biến.

Đó chính là khả năng dự cảm, khả năng dự báo sự phát triển của sự vật…

 
Thứ hai, quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý:

 

Người quản lý là người lãnh đạo doanh nghiệp, là người có nghĩa vụ coi trọng tính nhân bản, thương yêu người lao động.

 

Ngược lại, người lao động phải tôn trọng kỷ cương lao động mà doanh nghiệp quy định và làm việc với tinh thần tự giác vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Làm ngược lại với những đạo lý trên là không nên.



(GDVN) – Sự vô cảm của lãnh đạo bệnh viện này đã khiến bệnh viện trở thành nơi bòn rút những đồng tiền cuối cùng của người nghèo.


Đối với người lao động, họ không chỉ cần tiền để tồn tại.

Họ cũng là con người, có lòng tự trọng. Họ cần cả thể diện cá nhân.

 

Vì thế, muốn lãnh đạo tốt quần chúng, người lãnh đạo phải làm gương.

Phải sống trong sạch, đàng hoàng và chân thành với mọi người trong doanh nghiệp.

 

Xét đến đối tượng "người bị quản lý" thì người lãnh đạo cũng nên quan tâm tới một khía cạnh không thể bỏ qua là tâm lý lứa tuổi của con người nói chung và người lao động nói riêng.

 

Theo một số nhà nghiên cứu về tâm lý người lao động cho thấy:

 
Ở lứa tuổi từ 20 ~ 25:

Ở lứa tuổi này, đa số cho thấy, thu nhập là vấn đề không thể không quan tâm nhưng chưa phải là tiêu chuẩn "cân đo" hàng đầu của họ đối với nơi họ đến xin việc.

 

Ngoài việc quan tâm tới vấn đề thu nhập ra, người lao động ở lứa tuổi này còn rất quan tâm tới khả năng tiến thủ, tới vấn đề có được tiếp tục học thêm, học lên nữa trong tương lai hay không.

 

Tất nhiên, tâm lý này phát sinh ở những người lao động trẻ, có được chút vốn kiến thức sống và kiến thức nghề nghiệp. Họ là những người đã được đào tạo ở cấp độ nào đó về nghề nghiệp hoặc đã tốt nghiệp phổ thông trung học.

 

Còn đối với với những người học vấn thấp thì tâm lý lao động của họ đơn giản hơn.

 
Ở lứa tuổi 25 ~ 35:

 

So với lứa tuổi trẻ hơn, ở họ đã phát sinh một dạng tâm lý mới: Họ đã tự cảm nhận được trách nhiệm của họ đối với sự nghiệp của bản thân, gia đình và nơi họ làm qua gần chục năm gắn bó với công việc, với đồng nghiệp.

 

Do thời gian gắn bó với thực tiễn sản xuất cũng khá lâu, họ đã có lòng yêu nghề và manh nha trong suy nghĩ về sự gắn bó với nghề nghiệp nếu không bị đối xử không công bằng, ít ra là được tôn trọng.

 

Từ đó nảy sinh tâm lý muốn đóng góp, muốn cống hiến, ý thức được trách nhiệm và đã có tâm lý tự hào về loại sản phẩm mà họ góp công sức làm ra cho đời.

Thậm chí, một số còn chấp nhận cả thử thách để tự khẳng định mình giữa đồng nghiệp.

 

Ở lứa tuổi này, nếu biết khéo léo trong điều hành, nhà lãnh đạo có thể khai thác tiềm năng của người lao động một cách có hiệu quả.

 
Ở lứa tuổi 35 ~ 45:

 

Đã ở vào lứa tuổi trung niên, đa số đã có gia đình riêng, họ bắt đầu có tâm lý mong được doanh nghiệp khẳng định cống hiến của họ; họ mong có vị trí, muốn được để ý cất nhắc, ít ra là đối với bậc nghề và được bố trí vào vị trí phù hợp khả năng của họ.



(GDVN) – Một năng lực quan trọng của Hiệu trưởng phải là khả năng đánh giá đúng người khác và khả năng thu phục nhân tâm.


Ở lứa tuổi này, nếu được doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá đúng, họ có nhiệt tình làm việc rất cao.

Người lãnh đạo nắm được tâm lý này sẽ có thể tạo ra những thay đổi có lợi cho doanh nghiệp.

Điều đó cũng thể hiện bản lĩnh về "thuật dùng người" của nhà quản lý.

 
Ở lứa tuổi 45 ~ 55:

Với lứa tuổi này, gia đình đã trở thành yếu tố chi phối tới đời sống của mỗi người. Họ cần nhiều tiền hơn để trang trải cho cuộc sống, họ quan tâm nhiều hơn tới những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề ổn định cuộc sống bản thân và gia đình.

 

Tâm lý muốn được đánh giá về sự cống hiến của họ vẫn còn đó nhưng đồng thời một khuynh hướng mới hình thành đối với tâm lý của họ trong khi tham gia lao động là họ ưa sự an toàn và ngại mạo hiểm.

 

Mặt khác, trong một phạm vi nào đó, trong con người của họ ở lứa tuổi này đã có thể đã xuất hiện khả năng tư vấn.



Xem nguồn

Phê bình, rút kinh nghiệm về việc trường mầm non “áp” thu tiền khoan giếng

Posted: 29 Oct 2016 10:48 PM PDT


Văn bản chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện Đô Lương về việc trường mầm non Giang Sơn Tây đã để ra sai phạm về các khoản thu đầu năm.

Văn bản chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện Đô Lương về việc trường mầm non Giang Sơn Tây đã để ra sai phạm về các khoản thu đầu năm.

Như báo Dân trí đã phản ánh, vào đầu năm học, Trường mầm non Giang Sơn Tây (thuộc xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương, Nghệ An) thông báo rất nhiều khoản thu khiến nhiều bậc phụ huynh phải ấm ức.

Theo đó bước vào đầu năm học mỗi em học sinh phải đóng các khoản tiền mua đồ chơi 300.000 đồng, tiền mua đàn 50.000 đồng, tu sửa đồ chơi 100.000 đồng, mua tủ 50.000 đồng, xã hội hóa giáo dục (XHHGD) tự nguyện định mức là 380.000 đồng, thu tiền khoan giếng… các khoản thu này được các cô giáo viết vào một mảnh giấy rồi gửi cho từng phụ huynh.

Trường mầm non xuống cấp rất nguy hiểm.

Trường mầm non xuống cấp rất nguy hiểm.

Ngoài việc nhà trường "áp" thu tiền khoan giếng vô lý, những phụ huynh có con em học tại trường mầm non Giang Sơn Tây phải còn đóng thêm các khoản khác như: Tiền mua đàn, tiền sữa đồ dùng…

Không những thế trong khi các em ở đây còn phải học tạm ở các nhà văn hóa của các thôn dưới những lớp học tạm bợ xuống cấp thì nhà trường tự ý "biến" nhà ăn của học sinh thành phòng làm việc của các cô.

Sau khi Báo Dân trí phản ánh, Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương đã tiến hành kiểm tra và có kết luận các khoản thu đầu năm tại trường mầm non Giang Sơn Tây.

Theo đó, đầu năm học 2016-2017, Trường mầm non Giang Sơn Tây đã thỏa thuận với Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất các khoản thu, chi ngoài ngân sách; thu tự nguyện phục vụ nhu cầu học sinh và xã hội hóa giáo dục.

Nhà trường đã báo cáo và được phê duyệt của Phòng GD&ĐT và UBND xã Giang Sơn Tây cơ bản là đúng như: Học phí: 40.000/9 tháng = 360.000 đồng, nước uống: 45.000/9 tháng (thỏa thuận), qũy hội phụ huynh: 30.000/năm (thỏa thuận), tiền nuôi dưỡng, chăm sóc bán trú: 40.000/cháu (9 tháng) = 360.000 đ/năm (trả chế độ thuê khoán người nấu ăn cho trẻ)…

Các em học sinh học trong phòng đơn sơ, và nguy hiểm.

Các em học sinh học trong phòng đơn sơ, và nguy hiểm.

Các khoản thu này được triển khai tại trường, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số khoản thu không có trong nội dung đã được phê duyệt như: dự kiến thu 50.000 đồng/cháu mua đàn (chưa thực hiện do phụ huynh không đồng ý).

Giải thích cho phụ huynh chưa rõ ràng về khoản vận động kinh phí XHHGD, họp phụ huynh đầu năm triển khai nội dung "Thu tiền XHHGD là chúng ta nên chia thành 2 phiếu, một phiếu là nộp về nhà nước, một phiếu tặng cho trường" là sai với quy định gây hiểu lầm cho phụ huynh.

Bên cạnh đó nhà trường còn "chiếm dụng" phòng ăn của các cháu để "biến" nơi đây thành phòng làm việc mặc cho các em phải học trong hai căn phòng hư hỏng, xuống cấp rất nguy hiểm là đúng.

Theo kết luận của Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương, việc trường mầm non Giang Sơn Tây để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học là có, hơn nữa, số tiền lạm thu, "áp" là quá vô lý.

Do đó, Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương đã chỉ đạo nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì để xảy ra tình trạng lạm thu, ảnh hưởng đến uy tín chung của ngành giáo dục Nghệ An.

Ngoài ra, Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm và khắc phục hậu quả, thực hiện quản lý đúng quy định mục đích và có hiệu quả các khoản thu kinh phí theo quy định.

Nguyễn Tú



Xem nguồn

Comments