Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phụ huynh trường Hưng Dũng ba lần gửi đơn thiết tha xin thôi học VNEN!

Posted: 29 Oct 2016 10:01 AM PDT


LTS: Ngay sau khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao quyền tự quyết thực hiện trên tinh thần "tự nguyện" về địa phương, nhiều phụ huynh trên địa bàn cả nước đã làm đơn kiến nghị bỏ VNEN.

Đặc biệt tại Nghệ An, đã có tập thể phụ huynh tại các trường như Trung học Cơ sở Lê Lợi (Vinh); Tiểu học Nguyễn Trãi (phường Quán Bàu, Vinh)… xin bỏ và mới đây tập thể phụ huynh 9 lớp Trung học Cơ sở Hương Dũng (Vinh) cũng đã có đơn đến lần thứ 3 xin thôi học chương trình này.

Thầy giáo Lê Văn Vỵ thông tin về vụ việc.

Ba lần gửi đơn "thiết tha" trình lý do xin bỏ VNEN!

Ngày 15/10/2016, 290 phụ huynh học sinh 9 lớp (lớp 9A, 9B, 9C, 9D, 9E và 6A, 6B, 6C, 6D) trường Trung học Cơ sở Hương Dũng (thành phố Vinh, Nghệ An) đã làm đơn tập thể kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền xin dừng hẳn chương trình VNEN để tiếp tục học chương trình truyền thống.

Theo chị Lê Thị Tr. đây là lần thứ 3 phụ huynh học sinh làm đơn tập thể kiến nghị chương trình VNEN.

"Tôi còn nhớ lần đầu vào ngày 27/9/2015, khi ấy con tôi lên lớp 6.

Phụ huynh 3 lớp 6A, 6B, 6E đã làm đơn gửi lên cấp trên dừng chương trình VNEN, nhưng sau đó được Ban Giám hiệu giải thích, chúng tôi dừng lại.

Tuy nhiên sau một năm theo dõi con học tập, chúng tôi không yên tâm một chút nào.

Một năm con học chương trình VNEN, phụ huynh chúng tôi phải lo lắng, vất vả cho con đi học thêm bên ngoài chứ cũng không thể an tâm với chương trình

Lo lắng nhất là các môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội.

Đầu năm học mới này, chúng tôi đã liên tiếp gửi đơn 2 lần lên cấp có thẩm quyền; lần thứ nhất vào ngày 11/9/2016 và lần thứ 2 vào ngày 18/10/2016".

Chữ kí các phụ huynh.

các lý do mà 290 phụ huynh kiến nghị bỏ VNEN là:

1. Thiếu cơ sở vật chất thiết yếu để thực hiện.

Có nhiều lớp  lớp trên 40 em nên việc bố trí ngồi học nhóm theo mô hình trường học mới VNEN là không phù hợp.

Lớp học không có ghế xoay các em ngồi học bằng bàn ghế cố định tiềm ẩn nguy cơ vẹo cổ lác mắt; thiết bị thí nghiệm đồ dùng dạy học bất cập với chương trình.

2. Sách giáo khoa và giáo viên dạy không đáp ứng được yêu cầu. 

Dự án VNEN đã kết thúc, cả thành phố Vinh chỉ có 2 trường triển khai mô hình Trường học mới VNEN nên khả năng tiếp tục chương trình này ở bậc Trung học Phổ thông là không thể nên không muốn con tiếp tục chương trình này.

3. Không yên tâm về kết quả học tập của học sinh.

"Một bộ phận khá đông học sinh còn yếu về ngôn ngữ nói, việc chuẩn bị bài ở nhà còn hạn chế.

Tổ chức học theo nhóm cả nhóm hoạt động nhưng chủ yếu những cháu khá, nhanh nhạy phát biểu, cháu nào không biết cũng chỉ nói theo chứ không hiểu bản chất vấn đề, bởi vậy đã kém càng kém hơn".

4. Căn cứ vào Công văn 4068/BGDDT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017.

Theo đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo:

Đối với các cơ sở Giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh”.

Việc triển khai mô hình trường học mới VNEN tại 9 lớp trường Trung học Cơ sở Hưng Dũng có đến 290 phụ huynh không tự nguyện làm đơn xin dừng chương trình VNEN trên tổng số 316 phụ huynh, chiếm tỷ lệ 91,8% phụ huynh không đồng ý.

Năm là đơn kiến nghị của chúng tôi gửi nhiều lần nhưng không được giải quyết nên chúng tôi tiếp tục kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền giải quyết đúng trình tự và thủ tục.

Đơn kiến nghị.

Đùn đẩy trách nhiệm

Theo chị Nguyễn Thị T. phụ huynh đã họp với nhà trường nhưng nhà trường trả lời rằng mình không có thẩm quyền giải quyết.

Ngày 20/9/2016,  sau khi nhận được được đơn của 290 phụ huynh 9 lớp học chương trình VNEN, trường Trung học Cơ sở Hưng Dũng do bà Lê Thị Hải Yến gửi, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 1315/UBND-BTD  về việc giải quyết đơn của công dân.

Công văn 1351 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và đơn kiến nghị của phụ huynh học sinh.

Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, giải quyết, trả lời nội dung kiến nghị của các phụ huynh.

Kết quả báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh trước ngày 15/10/2016.

Tuy nhiên, "cho đến nay phụ huynh chúng tôi vẫn không được Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, giải quyết, trả  lời" như Công văn 1315 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An nên ngày 18/10/2016, chúng tôi tiếp tục gửi đơn", chị Lê Thị H. nói.

Trong đơn, 290 phụ huynh của 9 lớp có 3 kiến nghị:

Trường Trung học Cơ sở Hưng Dũng; nơi có 290 phụ huynh của 9 lớp làm đơn kiến nghị dừng triển khai mô hình VNEN.

1. "Dừng ngay chương trình dạy học theo sách thử nghiệm tại trường Trung học Cơ sở Hưng Dũng".

2. "Nếu không thực hiện đề nghị tổ chức họp toàn thể phụ huynh của trường Trung học Cơ sở Hưng Dũng để đối chất với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh, trước  sự chứng kiến, giám sát của các cơ quan báo, đài trong tỉnh và công khai ý kiến cho phụ huynh trên các phương tiện thông tin đại chúng".

3. "Nếu Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An quyết định không đúng tinh thần  tự nguyện như Công văn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra;

Hội phụ huynh sẽ tiếp tục làm đơn – nguyện vọng chính đáng của toàn thể phụ huynh trường Trung học Cơ sở Hưng Dũng gửi các cấp có thẩm quyền cao hơn và các hình thức phản đối khác  để được giải quyết theo nguyện vọng".

Chúng tôi tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin chuyển tải đến bạn đọc!



Xem nguồn

Học sinh không nên quá lo lắng khi lần đầu thi trắc nghiệm Giáo dục công dân

Posted: 29 Oct 2016 09:19 AM PDT


Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với các môn thi Toán, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân.

Từ đề thi minh họa mà Bộ chủ quản đã công bố, thầy Lê Công Ký – Tổ trưởng bộ môn Giáo dục công dân, Trường trung học phổ thông chuyên Gia Định, TP.Hồ Chí Minh đã có những 'mách nước' đối với học sinh khi học, làm bài thi trắc nghiệm môn này.

Theo thầy Lê Công Ký cho biết, việc lần đầu tiên, môn Giáo dục công dân được đưa vào hình thức thi trắc nghiệm khách quan sẽ làm cho cả thầy và trò đều ngỡ ngàng, vì tất cả đều rất mới. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề mà các học sinh không phải quá lo lắng.

Phương pháp thi như thế nào cũng có những lợi thế riêng. Giáo dục công dân là môn thi liên quan đến nhiều vấn đề của xã hội, nên khi thi trắc nghiệm thì kiến thức sẽ trải rộng và nhiều hơn, có thể có nhiều nội dung hơn được hỏi.

Thầy Lê Công Ký trong một lần đứng lớp giảng dạy ở Trường chuyên Gia Định, quận Bình Thạnh (ảnh: P.L)

Việc đánh giá kết quả thi, sự hiểu biết về xã hội của học sinh sẽ rộng hơn, đạt được nhiều yêu cầu hơn là so với thi tự luận.

Đối với đề thi minh họa mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra, thầy Lê Công Ký đánh giá, đề thi chủ yếu sử dụng kiến thức của chương trình lớp 12, yêu cầu học sinh chủ yếu cần nhận biết và hiểu kiến thức, còn vận dụng chỉ có 5 câu hỏi là khá ít.

Muốn làm tốt một đề thi trắc nghiệm, học sinh cần có sự chuẩn bị tốt, ôn tập đồng bộ các bài học, biết liên hệ kiến thức vào thực tế, không cần thiết phải học thuộc lòng bài, mà phải học và hiểu.

Đối với các học sinh bám sát các trọng tâm chương trình trong sách giáo khoa, là có thể làm bài được 5 điểm.

Học sinh nên lên mạng để tìm hiểu về các đề thi mẫu, làm thử nhằm biết được mức độ dễ khó của đề thi ra sao.

"Các câu hỏi về kiến thức xã hội thường sẽ có sự trùng lắp, lặp đi lặp lại về mặt kiến thức, nên nếu tiếp xúc nhiều với câu hỏi này, thì sẽ dễ dàng tìm được đáp án chính xác hơn" – thầy Lê Công Ký nói tiếp.

Cũng theo thầy Ký, học sinh lớp 12 cũng nên tìm đọc giáo trình pháp luật đại cương (thường hay bán ở các trường Đại học, Cao đẳng) để đọc thêm, nắm bắt thêm.

Bởi lẽ, chương trình giáo dục công dân lớp 12 là sự cụ thể hơn của một số phần pháp luật đại cương này.

Khi làm bài thi, nếu nhìn vào các câu hỏi trắc nghiệm nào mà học sinh đọc qua 1 lần, cảm thấy có đáp án, làm được là phải làm ngay, nhằm không mất thời gian của những câu hỏi khác.

Với những câu hỏi nào mà đáp án còn phân vân, học sinh cần đầu tư nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, làm cẩn thận.

Còn câu hỏi mà học sinh có thể chưa gặp bao giờ, cần sử dụng phương pháp loại suy (loại dần), nếu không chắc chắn một câu trả lời nào đúng, học sinh cần phải biết chọn câu nào mà mình cho rằng có thể là đúng nhất để đánh vào đáp án.

"Học sinh cần nhớ là không bao giờ bỏ bất cứ câu trả lời nào, để tránh bài thi có thể bị mất điểm" – thầy Lê Công Ký căn dặn.



Xem nguồn

Cô gái ép bạn liếm chân đánh người trong một clip khác

Posted: 29 Oct 2016 08:36 AM PDT


"Em xin lỗi Nhí! Em xin lỗi Nhí!" là lời cầu xin trong vô vọng của cô gái bị Nhí Tino giật tóc, đánh đấm, đạp chân vào mặt… trong một clip kéo dài gần 3 phút được chia sẻ liên tục trên mạng xã hội vào ngày 29/10.

Bối cảnh diễn ra trong một con hẻm có đông nhà dân. Trong clip này, chỉ mình Nhí Tino ra tay đánh nạn nhân. Xung quanh có nhiều người đứng theo dõi và quay lại clip cũng như lâu lâu lại lên tiếng nhắc: "Có người Nhí ơi!".

Nhí Tino là nhân vật đánh người tàn bạo trong một clip mới được phát tán trên mạng xã hội ngày 29/10.

Nhí Tino là nhân vật đánh người tàn bạo trong một clip mới được phát tán trên mạng xã hội ngày 29/10.

Clip này đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Không chỉ bởi hành vi bạo lực tàn bạo mà hơn hết cô gái đánh người này được biết cũng chính là một trong hai cô gái trong clip vụ đánh hội đồng dã man một nữ sinh và bắt nạn nhân liếm chân để tha mạng lan truyền trên mạng vào ngày 28/10.

Liên quan đến vụ việc từ clip đánh hội đồng và bắt nạn nhân liếm chân để tha mạng, ngày 29/10, Công an huyện Nhà Bè, TPHCM đã triệu tập 14 thanh thiếu niên (có người giám hộ) đều dưới 16 tuổi.

Nạn nhân bị đánh hội đồng là em V. Th. T. U. (15 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) đang học một trường cấp 3 trên địa bàn. 2 người trực tiếp hành hung dã man, bắt em U. liếm chân là Đ.T.T.H. (15 tuổi, ngụ quận 7) và T.N.H.Y.Y. (16 tuổi, ngụ quận 1).

Hiện công an chỉ mới triệu tập được T.H. lên làm việc, riêng Y. Y. không có ở nơi cư trú nên công an chưa thể làm việc.

Không chỉ đánh và bắt nạn nhân liếm chân, công an Nhà Bè xác nhận hai thiếu nữ này còn dùng tàn thuốc lá châm vào hai tay của nữ sinh U. làm cô gái bị bỏng hai vết khá lớn. Cảnh này không xuất hiện trong clip.

Nguyên nhân của vụ việc được biết là do mâu thuẫn về tình cảm. Do U. khen một bạn gái quen biết là có nụ cười dễ thương. Tuy nhiên, Th.H. lại có một mối quan hệ tình cảm đồng giới với bạn nữ này. Hai bên xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội và dẫn tới vụ việc.

Nhí Tino được biết là biệt danh của cô gái đánh và bắt nữ sinh liếm chân trong một clip xuất hiện trước đó

Nhí Tino được biết là biệt danh của cô gái đánh và bắt nữ sinh liếm chân trong một clip xuất hiện trước đó

Nhóm của H. gồm 14 nam, nữ thiếu niên đã hẹn U. đến một quán trà sữa. Sau đó đưa nữ sinh này vào khu dân cư Phú Xuân để hành hung. Hai người trực tiếp đánh U., những người còn lại đứng nhìn, có ba người quay clip.

Sự việc xảy ra từ cách đây 2 tháng. Clip, thông tin được các thành viên trong nhóm bí mật chia sẻ qua lại. Mới đây, một thành viên của nhóm đã đăng tải lên trang cá nhân trên mạng xã hội.

Đến nay, cả hai clip có băng nhóm Nhí Tino đánh người đang được phát tán, chia sẻ liên tục trên mạng. Cộng đồng mạng bày tỏ sự căm phẫn trước sự tàn bạo của băng nhóm này và cho rằng những kẻ đánh người tàn bạo cần phải nghiêm trị.

Theo thông tin bên lề được chia sẻ từ một cá nhân nắm khá tường tận về "băng nhóm" này thì có hàng chục vụ đánh đập, hành hạ người khác với vai trò cầm đầu là Nhí Tino. Ngoài 2 clip trên thì còn nhiều vụ được quay lại.

Lê Đăng Đạt



Xem nguồn

Nợ lương giáo viên: Kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch nhiều địa phương

Posted: 29 Oct 2016 07:51 AM PDT


Sáng 29/10, nguồn tin của PV Dân trí được biết, ông Nguyễn Tiến Hải – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký Công văn chỉ đạo cơ quan chức năng chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND và Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau vì đã buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng "nợ nần" tiền tỷ trong ngành giáo dục.

Trước đó, Sở Tài chính tỉnh Cà Mau đã có báo cáo kết quả kiểm tra tình hình nợ lương và các chế độ chính sách khác đối với giáo viên của các địa phương nói trên giai đoạn từ năm 2011 – 2015 và 8 tháng đầu năm 2016.

Chủ tịch tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo cân đối hoặc tạm ứng trước ngân sách, đảm bảo thanh toán dứt điểm các khoản nợ đối với giáo viên trước ngày 20/11.

Chủ tịch tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo cân đối hoặc tạm ứng trước ngân sách, đảm bảo thanh toán dứt điểm các khoản nợ đối với giáo viên trước ngày 20/11.

Theo báo cáo, từ 2011 đến nay nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều có phát sinh nợ chế độ chính sách đối với giáo viên trong thời gian dài. Cụ tể, huyện Trần Văn Thời nợ hơn 44 tỷ đồng, huyện U Minh hơn 36 tỷ đồng, Cái Nước hơn 18 tỷ đồng, Thới Bình hơn 16 tỷ đồng…

Cơ quan chức năng xác định, nguyên nhân dẫn đến nợ nần là do công tác quản lý, điều hành ngân sách của UBND cấp huyện còn nhiều hạn chế, không báo cáo số lượng học sinh thực tế; không rà soát, báo cáo tình hình nợ lương và chế độ chính sách đối với giáo viên cho cơ quan thẩm quyền; không thực hiện nâng lương, quyết định hưởng thâm niên cho giáo viên theo quy định; sử dụng nguồn kinh phí sai mục đích; buông lỏng công tác quản lý, điều hành nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục và chi mua sắm và sửa chữa trường lớp tương đối lớn dẫn đến mất cân đối nguồn sự nghiệp giáo dục…

Báo cáo cũng xác định, số lượng học sinh thực tế cao hơn số lượng theo dự toán giao, các địa phương tập trung nguồn lực để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, hệ số lương bình quân của giáo viên cao, thừa thiếu cục bộ… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ nần của ngành giáo dục tỉnh Cà Mau.

Được biết dù tạm ứng ngân sách năm 2017 hơn 53 tỷ đồng để xử lý vấn đề nợ lương và chế độ đối với giáo viên nhưng đến nay huyện U Minh vẫn còn nợ 14,5 tỷ đồng; huyện Thới Bình còn nợ 4,2 tỷ đồng.

Tuấn Thanh



Xem nguồn

Hạnh phúc được học trò đứng lén sau cánh cửa vì muốn học lại… cô giáo cũ

Posted: 29 Oct 2016 07:10 AM PDT


Cô Hoàng Thị Thơm và các học sinh mầm non Thi trấn Mường Chà (Điện Biên)Cô Hoàng Thị Thơm và các học sinh mầm non Thi trấn Mường Chà (Điện Biên)

Trong câu chuyện của mình, ánh mắt cô giáo người Thái lấp lánh hạnh phúc khi nhớ lại hình ảnh học trò đã lên tiểu học đứng lén sau cánh cửa vì muốn được học lại lớp cũ, cô giáo cũ.

Từ nhỏ đã mơ được dạy mầm non

Trở thành cô giáo mầm non là ước mơ từ khi cô bé Hoàng Thị Thơm còn rất nhỏ. Khi đó, cả gia đình có 4 anh chị em tại Mường Lay (Điện Biên) còn bữa no, bữa đói và hầu hết người dân trong bản đều không coi trọng việc học. Thời điểm bấy giờ, trong bản Thơm sinh sống chưa có một gia đình nào đi thoát ly làm công việc nhà nước.

Nhưng may mắn, chị em Thơm có một người cha vô cùng tuyệt vời. Dù nghèo đói, lại hai lần gặp thiên tai, lũ lụt làm cho không còn nhà để ở, không còn gạo để ăn, ông vẫn động viên con: "Dẫu có bần cùng đến phải đi ăn xin, bố cũng vẫn cho các con ăn học. Đời bố mẹ đã khổ rồi, không thể để đời các con khổ thêm nữa".

Câu nói đó chính là "thần dược" của Thơm và các anh chị em trong suốt quãng tuổi thơ khốn khó. Bởi vậy mà dù sáng đi học, chiều lại vác cuốc, cầm dao đi làm nương rẫy để lo cái ăn, Thơm vẫn 12 năm liền đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi; thi học sinh giỏi Văn cấp huyện, cấp tỉnh và đều đạt giải… 4 anh chị em Thơm cùng nỗ lực học hết lớp 12 và nay đều trở thành thầy cô giáo.

Dẫu con đường học tập có gập ghềnh, tốt nghiệp THPT phải ở nhà 2 năm làm ruộng vì không có điều kiện vào đại học, cô gái trẻ Hoàng Thị Thơm vẫn không từ bỏ ước mơ từ thuở bé.

Năm 1998, Thơm đỗ hệ trung cấp sư phạm khoa giáo dục mầm non (nay là Trường CĐSP tỉnh Điện Biên) và vui mừng nhận công tác tại chính nơi mình sinh ra, lớn lên.

Cô Hoàng Thị Thơm 


Hạnh phúc là niềm tin con trẻ

Có lẽ dấu mốc cô Hoàng Thị Thơm không bao giờ quên là ngày 1/9/2000, khi chính thức trở thành cô giáo. Công việc ban đầu suôn sẻ bởi cô có lợi thế là người bản địa, biết được hai thứ tiếng (tiếng Thái và tiếng Việt) nên tiếp cận, dạy trẻ thuận lợi hơn.

Nhớ lại ngày ấy, cô giáo trẻ cho biết, dân bản khi đưa con đi học rất tò mò, nhiều người hàng ngày còn nán lại để xem cô giáo dạy con mình cái gì, dạy như thế nào?

Cũng chính vì thế mà ngay từ khi đó, cô Thơm đã tự đòi hỏi bản thân phải thay đổi hình thức tổ chức dạy học thật hiệu quả để cha mẹ trẻ có niềm tin khi gửi con tới trường; phải thay đổi suy nghĩ: cô giáo ở trường không phải chỉ trông trẻ mà là chăm sóc, giáo dục trẻ.

"Bước đầu rất khó khăn bởi giữa lý thuyết và thực hành là một khoảng cách không nhỏ; tôi lại dạy lớp mẫu giáo ghép 3 độ tuổi, các em khá khó khăn trong hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt.

Sau khi cân nhắc, tôi đã bắt đầu với nội dung đầu tiên là hướng dẫn trẻ một số kỹ năng như xếp hàng, tập thể dục sáng… Thời gian đầu, có lúc gần như rơi vào thất vọng vì mệt mỏi, nhưng rồi mọi chuyện cũng đi vào nề nếp. Những học trò nhỏ của tôi đã có được một số kỹ năng cơ bản sau thời gian ngắn rèn luyện.

Xúc động nhất là kết thúc năm học, học sinh cũ vào lớp 1 vẫn quyến luyến và nhớ trường, nhớ lớp, nhớ cô. Có lần, tôi bắt gặp mấy học trò cũ đứng lén sau cánh cửa nhìn vào lớp học.

Khi được hỏi, em nói sau buổi sáng học lớp 1 vẫn muốn đến lớp mẫu giáo vào buổi chiều. Tôi đã rất hạnh phúc. Chính tình cảm trong sáng của các em khiến tôi càng tin mình đã chọn con đường đúng và dốc toàn tâm với nghề dạy học" – Cô Hoàng Thị Thơm tâm sự.

16 năm công tác, 3 năm trực tiếp đứng lớp, 13 năm làm công tác chuyên môn về mầm non tại Phòng GD&ĐT, ở cương vị nào, cô Hoàng Thị Thơm cũng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc: Danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua, được nhận bằng khen của UBND huyện, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT…

Nhiều sáng kiến kinh nghiệm cô đúc rút từ thực tế làm việc đạt giải cao cấp tỉnh. Ngoài ra, với vai trò là Phó Chủ tịch Công đoàn giáo dục phụ trách công tác nữ công của Phòng GD&ĐT Mường Chà, cô Thơm cũng có nhiều thành tích xuất sắc được Liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen… Năm 2016, cô Hoàng Thị Thơm là 1 trong 5 nhà giáo tiêu biểu nhất của tỉnh Điện Biên được đề nghị vinh danh toàn quốc.



Xem nguồn

Năm 2017, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội trình đề án tự chủ

Posted: 29 Oct 2016 06:27 AM PDT


Bí Thư thành ủy Hà Nội cùng đoàn công tác của thành phố Hà Nội thăm cơ sở đào tạo, thực hành... của Trường ĐH Công nghiệp Hà NộiBí Thư thành ủy Hà Nội cùng đoàn công tác của thành phố Hà Nội thăm cơ sở đào tạo, thực hành… của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Chia sẻ về Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Hiệu trưởng Trần Đức Quý cho biết: Có tiền thân từ Trường chuyên nghiệp Hà Nội thành lập năm 1898 và Trường chuyên nghiệp Hải Phòng thành lập từ năm 1913, nâng cấp thành trường ĐH từ năm 2005; Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội là trường đa cấp, đa ngành, đào tạo theo hướng công nghệ ứng dụng, với hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm và máy móc, thiết bị hiện đại hang đầu trong các trường ĐH của Việt Nam.

Mỗi năm, nhà trường cung cấp cho thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trên 10.000 thạc sĩ, kĩ sư, cử nhân, kĩ thuật viên có kiến thức, kĩ năng và tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô và đất nước.

Hiện nay, quy mô đào tạo của Trường duy trì ở 40.000 học sinh, sinh viên với 1.775 cán bộ, giảng viên (90% có trình độ từ thạc sĩ trở lên, 10% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 7 PGS…).

Trong bối cảnh nhiều trường ĐH khó khăn trong tuyển sinh, nhưng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội hàng năm đều tuyển đủ chỉ tiêu. Đây cũng là trường có những kết quả hoạt động đặc biệt nổi bật trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội…



Đồng chí Hoàng Trung Hải (thứ 4 từ trái sáng) trồng cây lưu niệm tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. 

Chia sẻ mục tiêu, phương hướng xây dựng, phát triển nhà trường giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2015; xây dựng nền móng và chuẩn bị những điều kiện, nguồn lực vững chắc để trình đề án tự chủ ĐH vào năm 2017, PGS Trần Đức Quý cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Bí thư Thành ủy và các sở, ban ngành thành phố Hà Nội liên quan đến việc giải phóng mặt bằng; đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên; đào tạo các khóa ngắn hạn về ngoại ngữ cho học sinh trường nghề và trung tâm GDTX…; giúp phát triển nhà trường lên tầm cao mới trong giai đoạn tới.

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhắc lại truyền thống vẻ vang, đánh giá cao những phát triển vượt bậc của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội trong thời gian qua; đặc biệt trong công tác phát triển Đảng; đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên; nhận thức sớm về công tác hội nhập, đào tạo gắn với thực tiễn; đáp ứng yêu cầu xã hội…, tạo một lực hấp dẫn mạnh đối với sinh viên. Nhà trường đã có hướng đi đúng, cần tiếp tục và cần quyết liệt hơn trong thời gian tới.

Nhận định chúng ta còn có khoảng cách khá xa với quốc gia khác, phải có hướng đi đúng mới thu hẹp được khoảng cách đó, ông Hoàng Trung Hải đưa ra một số gợi ý cho Trường ĐH Công nghiệp để tăng cường hội nhập, như tăng cường giao lưu với giáo viên, giảng viên các nước; truyền bá hình ảnh của nhà trường không chỉ phạm vi trong nước để thu hút sinh viên nước ngoài để học tập…Có định hướng phát triển nhà trường lâu dài hơn về quy hoạch địa điểm, xây dựng không gian…

"Mong rằng trong quá trình phát triển của thành phố, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, với lực lượng PGS, TS, các nhà nghiên cứu khoa học, sẽ có những tham gia hợp tác, đóng góp, hiến kế cho thành phố trong qua trình phát triển" – Ông Hoàng Trung Hải đề nghị.



Xem nguồn

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tăng học phí gần 30%

Posted: 29 Oct 2016 05:46 AM PDT


 – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa ban hành quyết định về mức học phí của năm học 2016-2017, theo đó mức học phí tăng gần 30% so với năm học trước.

Cụ thể, mức học phí đối với hệ đại học chính quy đại trà trong năm học 2016-2017 là 185 ngàn đồng/tín chỉ, tăng 27,5% so với mức thu học kỳ 2 năm học 2015-2016 và 42% so với học kỳ 1 năm học 2015-2016.

học phí, trường đại học bách khoa hà nội, tự chủ đại học, tăng học phí
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố mức tăng học phí gần 30% so với năm học trước. 

Cũng theo quyết định này, năm học sau (2017-2018) mức học phí sẽ tăng lên 205 ngàn đồng/tín chỉ, tăng 10% so với năm nay.

Tới năm 2018-2019, mức học phí sẽ tăng lên 230 ngàn đồng/tín chỉ, tăng 24% so với năm nay.

Đối với hệ liên thông từ cao đẳng lên cử nhân công nghệ, chuyển tiếp cử nhân công nghệ lên kỹ sư mức tăng cũng tương tự. Từ 190 ngàn đồng/tín chỉ lên 240 ngàn đồng/tín chỉ.

Các hệ kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao tăng 25%, từ 160 ngàn đồng/tín chỉ lên 200 ngàn đồng/tín chỉ.

Các chương trình tiên tiến, chương trình ICT, chương trình IPE tăng khoảng 16%, từ 300 ngàn đồng/tín chỉ lên 350 ngàn đồng/tín chỉ.

Cũng theo quyết định được ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường ký ngày 28/10 thì mức học phí sẽ được áp dụng đối với các khóa từ Khóa 61 trở về trước.

Khóa 61 là khóa sinh viên mới nhất vừa nhập học tại Trường ĐH Bách khoa HN năm nay.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trong đó, cho phép trường được thu mức học phí bình quân tối đa năm 2016-2017 là 14 triệu đồng/học sinh.

Trao đổi với báo chí mới đây, đại diện Trường ĐH Bách khoa HN cho biết, nhà trường sẽ không áp dụng lộ trình thu học phí mới trong năm học 2016-2017 do đề án được phê duyệt khi năm học đã bắt đầu được hơn 1 tháng.

Lê Văn



Xem nguồn

Nữ sinh bị đánh, bắt liếm chân: Những lời khai bất ngờ

Posted: 29 Oct 2016 05:03 AM PDT


 – "Lời khai của các bé gái này khiến chúng tôi… choáng. Không ngờ nguyên nhân xuất phát từ chuyện tình cảm đồng giới của các bé gái mới lớn như thế này" – một cán bộ điều tra Công an huyện Nhà Bè cho hay.

Từ ghen tuông tình cảm đồng giới

Liên quan đến vụ "nữ sinh bị đánh, bắt liếm chân", cho đến chiều 29/10 bước đầu Công an huyện Nhà Bè TP.HCM đã hoàn tất việc lấy lời khai của 14 người có liên quan đến vụ việc, có người giám hộ khi làm việc. Thượng tá Nguyễn Văn Khừ – trưởng Công an huyện Nhà Bè xác nhận, đến nay đã làm rõ các tình tiết có liên quan đến vụ việc.

nữ sinh, liếm chân, bạo lực học đường

Nạn nhân bị hành hung như trong clip mô tả được xác định là nữ sinh V.N.T.U (SN 2001). 2 người trực tiếp hành hung dã man, bắt em U liếm chân là: Đ.T.T.H. (SN 2001, ngụ P.Tân Phú, Q.7) và T.N.H.Y.Y. (tự Nhi Tino, SN 2000, ngụ P.Cầu Ông Lãnh, Q.1).

Riêng Y không có nơi ở cố định. Hiện Y đi đâu không ai rõ, cơ quan Công an đang truy tìm để làm việc.

14 người trong vụ việc này đều là những thiếu niên cả nam lẫn nữ dưới 16 tuổi. 

Đa phần là đã bỏ học, riêng Y và H đã nghỉ học từ năm lớp 8. 

Trong số 14 người này, công an đã làm rõ, chỉ có Y và H hành hung đối với U; tất cả những người còn lại đứn ngoài xem, bình phẩm và trong đó có 3 người sử dụng ĐTDĐ để ghi hình lại toàn bộ diễn viến về vụ việc.

Vụ việc được xác định xảy ra trưa 28/8 ở khu dân cư Phú Xuân thuộc địa bàn ấp 3, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Ban đầu những clip được nhóm 14 thiếu niên nam – nữ cha sẻ trong nội bộ nhóm với nhau.

Tuy nhiên mới đây vài ngày, 1 thành viên trong nhóm đăng tải đoạn clip trên mạng, sau đó cư dân mạng chia sẻ chóng mặt, nhiều ý kiến bình luận bức xúc, phẩn nộ. Gia đình em U xem clip nhận diện được nạn nhân trong clip là em nên đã gặng hỏi em, biết được sự thật liền chủ động có đơn tố cáo gửi cơ quan Công an.

Theo cán bộ điều tra thông tin, em U có trò chuyện, khen một bán gái quen biết là dễ thương, có nụ cười tươi. Tuy nhiên thiếu nữ H có tình cảm đồng giới với bạn gái nói trên nên sinh ra… thù tức em U.

Trưa 28/9 H và Y tụ tập nhóm bạn của mình, lên đến 14 người cả nam lẫn nữ, để chặn đường đưa em U đến một quán nước ở Nhà Bè. Sua đó nhóm này đưa em U đến đoạn đường vắng vẻ thuộc khu dân cư Phú Xuân gần đó, có màn hành hung,… tra tấn, làm nhục như đoạn clip phát tán trên mạng mô tả.

Thêm nạn nhân là nữ sinh khác?

Điều tra viên tiết lộ, có lời khai của những người chứng kiến và nạn nhân cho biết, Y và H khi hành hung có dùng thuốc lá đang cháy chích vào 2 tay của em U tạo ra 2 vết bỏng lớn. 

Tình tiết này trong đoạn clip phát tán trên mạng không thể hiện nhưng lời khai của những người trong cuộc, người chứng kiến có thể hiện rõ.

Điều tra viên cho biết, cán bộ lấy lời khai của các em, có sự giám hộ và tỏ ra bất ngờ trước hành động và mối quan hệ giới tính lệch lạc của các bé gái này. Hiện Công an huyện Nhà Bè đang mở rộng điều tra, xử lý theo quy định pháp luật và đang truy tìm Y – được coi là chủ mưu của vụ việc.

Công an huyện Nhà Bè chiều 29/10 cũng cho hay, đang nắm bắt, làm rõ thêm 1 đoạn clip hành hung 1 nữ sinh khác mà có đoạn clip phát tán trên mạng, cũng cho rằng do nhóm của H và Y thực hiện.

Theo đó đoạn clip xuất hiệ ngày 29/10 dài hơn 2 phút mô tả một nhóm thiếu nữ bắt một thiếu nữ khác, ăn mặc trang phục học trò, phải quỳ xin lỗi. Bé gái này vừa khóc van xin, vừa thực hiện theo lệnh.

Kẻ hành hung thi thoảng dùng chiếc dép đánh vào đầu và dùng chân đạp ngã bé gái. Nhóm thiếu nữ vừa truy hỏi, vừa dùng dép đánh vào đầu nạn nhân, mà nạn nhân liên tục chối "không có!", rồi khóc lóc.

Chân của bé gái nạn nhân vấy máu ở đầu gốc. Nhiều thiếu nữ hành hung người sau đó bắt nạn nhân đứng dậy, khoanh tay lại để xin lỗi.

Nội dung lời lẽ trong đoạn clip dường như cũng xuất phát từ chuện tình cảm ghen tuông của các bé gái mới lớn. Trong đoạn clip còn mô tả thấy có một số người chứng kiến cảnh hành hung.

Anh Sinh

Xem thêm:



Xem nguồn

Còn lãng phí mua sắm thiết bị học ngoại ngữ

Posted: 29 Oct 2016 04:21 AM PDT


Báo cáo với Quốc hội về thực trạng dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông theo đề án 2020, Bộ GD-ĐT cho biết còn có hiện tượng lãng phí khi mua sắm trang thiết bị. Trong thời gian còn lại, đề án sẽ tập trung vào dạy và học tiếng Anh.

Còn lãng phí mua sắm trang thiết bị

Đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông từ năm 2008 – 2020 (Đề án 2020) có tổng kinh phí 9.378 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn; trong đó giai đoạn 2008 – 2010 là 1.060 tỷ đồng, giai đoạn 2011 – 2015 là 4.378 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 4.300 tỷ đồng.

Do một số nguyên nhân khách quan, Bộ Tài chính chưa cấp kinh phí để triển khai giai đoạn 1.

Giai đoạn 2 có tổng kinh phí dự trù là 4.386 tỷ đồng (vốn trung ương: 3.500 tỷ) nhưng phần phân bổ thực tế từ trung ương là 2.198 tỷ đồng, đạt 62,8% so với kế hoạch.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, dự toán kinh phí địa phương là 889 tỷ đồng. Các địa phương đã huy động và bố trí kinh phí đối ứng đạt 1.628,5 tỷ đồng, bằng 183% dự toán.

Lũy kế đến hết năm 2015, đã bố trí đạt 70,3% kinh phí dự toán giai đoạn 2008 – 2015 và đạt 40,83% tổng kinh phí của đề án.

Nhìn tổng thể, một số mục tiêu của đề án được đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện, chưa phù hợp với xuất phát điểm về năng lực của người dạy, người học cũng như thực trạng dạy học ngoại ngữ của cả nước.

Bên cạnh những việc đã làm được, Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc bố trí cơ cấu vốn và triển khai ở một số địa phương, đơn vị còn chưa hợp lý. Nhiều địa phương khi triển khai kinh phí tập trung vào đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ, chưa chú ý nhiều đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ. Một số địa phương khi mua sắm trang thiết bị chưa tính đến điều kiện, khả năng sử dụng, dẫn đến có nơi còn lãng phí.

Tập trung vào tiếng Anh

Trong thời gian còn lại của đề án, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tập trung chủ yếu là dạy và học tiếng Anh; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư cho các hoạt động dạy và học ngoại ngữ; với nhiều giải pháp cụ thể.

Bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, Bộ sẽ rà soát, xây dựng và ban hành chương trình dạy và học ngoại ngữ thống nhất; xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá hội nhập với chuẩn quốc tế, xây dựng trung tâm khảo thí độc lập.

Bộ cũng tích cực tạo môi trường học tiếng Anh như phong trào sinh viên tình nguyện dạy ngoại ngữ, câu lạc bộ ngoại ngữ, trao đổi giáo viên tình nguyện nước ngoài….

Đáng lưu ý, Bộ sẽ tăng cường sử dụng các giải pháp công nghệ, các phương tiện phát thanh, truyền hình để hỗ trợ tất cả các đối tượng người học có thể tiếp cận bình đẳng với ngoại ngữ, có thể học mọi nơi, mọi lúc và đạt được năng lực sử dụng ngoại ngữ  theo mục tiêu đặt ra.

Hạ Anh

Xem thêm




Xem nguồn

Đề án ngoại ngữ 2020 sẽ tập trung vào tiếng Anh

Posted: 29 Oct 2016 03:38 AM PDT


Báo cáo với Quốc hội về thực trạng dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông theo đề án 2020, Bộ GD-ĐT cho biết còn có hiện tượng lãng phí khi mua sắm trang thiết bị. Trong thời gian còn lại, đề án sẽ tập trung vào dạy và học tiếng Anh.

Còn lãng phí mua sắm trang thiết bị

Đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông từ năm 2008 – 2020 (Đề án 2020) có tổng kinh phí 9.378 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn; trong đó giai đoạn 2008 – 2010 là 1.060 tỷ đồng, giai đoạn 2011 – 2015 là 4.378 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 4.300 tỷ đồng.

Do một số nguyên nhân khách quan, Bộ Tài chính chưa cấp kinh phí để triển khai giai đoạn 1.

Giai đoạn 2 có tổng kinh phí dự trù là 4.386 tỷ đồng (vốn trung ương: 3.500 tỷ) nhưng phần phân bổ thực tế từ trung ương là 2.198 tỷ đồng, đạt 62,8% so với kế hoạch.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, dự toán kinh phí địa phương là 889 tỷ đồng. Các địa phương đã huy động và bố trí kinh phí đối ứng đạt 1.628,5 tỷ đồng, bằng 183% dự toán.

Lũy kế đến hết năm 2015, đã bố trí đạt 70,3% kinh phí dự toán giai đoạn 2008 – 2015 và đạt 40,83% tổng kinh phí của đề án.

Nhìn tổng thể, một số mục tiêu của đề án được đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện, chưa phù hợp với xuất phát điểm về năng lực của người dạy, người học cũng như thực trạng dạy học ngoại ngữ của cả nước.

Bên cạnh những việc đã làm được, Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc bố trí cơ cấu vốn và triển khai ở một số địa phương, đơn vị còn chưa hợp lý. Nhiều địa phương khi triển khai kinh phí tập trung vào đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ, chưa chú ý nhiều đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ. Một số địa phương khi mua sắm trang thiết bị chưa tính đến điều kiện, khả năng sử dụng, dẫn đến có nơi còn lãng phí.

Tập trung vào tiếng Anh

Trong thời gian còn lại của đề án, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tập trung chủ yếu là dạy và học tiếng Anh; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư cho các hoạt động dạy và học ngoại ngữ; với nhiều giải pháp cụ thể.

Bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, Bộ sẽ rà soát, xây dựng và ban hành chương trình dạy và học ngoại ngữ thống nhất; xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá hội nhập với chuẩn quốc tế, xây dựng trung tâm khảo thí độc lập.

Bộ cũng tích cực tạo môi trường học tiếng Anh như phong trào sinh viên tình nguyện dạy ngoại ngữ, câu lạc bộ ngoại ngữ, trao đổi giáo viên tình nguyện nước ngoài….

Đáng lưu ý, Bộ sẽ tăng cường sử dụng các giải pháp công nghệ, các phương tiện phát thanh, truyền hình để hỗ trợ tất cả các đối tượng người học có thể tiếp cận bình đẳng với ngoại ngữ, có thể học mọi nơi, mọi lúc và đạt được năng lực sử dụng ngoại ngữ  theo mục tiêu đặt ra.

Hạ Anh

Xem thêm




Xem nguồn

Comments