Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chủ tịch nước: "Cần quan tâm đặc biệt bồi dưỡng giảng viên"

Posted: 27 Oct 2016 09:47 AM PDT


– Sáng 27/10, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Thành Phong – chủ tịch UBND TP.HCM tới dự

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh đây là trường đại học dẫn đầu về lĩnh vực kinh tế ở khu vực phía Nam. Ông Quang giao cho Trường ĐH kinh tế TP.HCM thực hiện 5 nhiệm vụ: 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, kỉ niệm
Chủ tịch nước tặng quà cho Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Ảnh:Như Hùng)

Thứ nhất,  tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập; Đổi mới công tác tuyển sinh, kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập bảo đảm mở rộng quy mô đào tạo gắn liền nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học; Chú trọng gắn kết kiến thức cơ bản với thực tiễn kinh tế xã hội và năng lực, kĩ năng thực hành; Phát huy tích cực đổi mới sáng tạo của học viên, sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học theo hướng hàn lâm và công bố quốc tế; Xây dựng nhà trường thành trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh, luật học có chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới; Phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương, tăng cường huy động đội ngũ nghiên cứu khoa học,các chuyên gia phân tích nghiên cứu chính sách trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về những vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội…

Thứ ba, phải đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, phát triển đổi ngũ cán bộ giảng viên, coi đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu chiến lược của nhà trường; Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý…

Thứ tư, coi trọng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện định hướng lý tưởng, sống đẹp về lòng yêu nước để sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Thứ năm, chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà trường, xây dựng đảng bộ nhà trường thật sự trong sạch, vững mạnh.

Ông Quang cũng đề nghị, các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giúp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được thành lập ngày 27/10/1976 trên cơ sở ĐH Luật khoa Sài Gòn. Với nhiệm vụ ban đầu là tiếp tục đào tạo sinh viên đang học tại các trường đại học thuộc khối ngành luật, kinh tế và quản trị kinh doanh tại miền Nam để thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong cuộc xây dựng và phục hồi nền kinh tế hậu chiến. 

Ngày đầu thành lập, trường chỉ có 17 cán bộ, giảng viên từ miền Bắc vào công tác tại trường. Hiện nay trường có hơn 600 cán bộ, giảng viên trong đó có 9 giáo sư, 52 phó giáo sư, 180 tiến sĩ và 378 thạc sĩ. Trường đã đào tạo hơn 217.000 cử nhân kinh tế, 10.000 thạc sĩ và 350 tiến sĩ.

Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập, nhà trường đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ truyền thống của UBND TP.HCM.

Lê Huyền



Xem nguồn

Chuyển vị trí xây dựng cột thu, phát sóng

Posted: 27 Oct 2016 09:05 AM PDT


Vụ cho hàng trăm trẻ nghỉ học để phản đối xây dựng cột thu, phát sóng:

Theo đó, vị trí xây dựng mới trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) tại xã Thành Hưng dự định được đặt trong khuôn viên nhà thi đấu đa năng xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, nằm cạnh trường Mầm non xã Thành Hưng. Tuy nhiên, do gặp phải sự phản đối của người dân nên vị trí xây dựng đã được di chuyển.

Vị trí xây dựng cột BTS được di chuyển đến khu vực đồi Đon, thôn Hoàng Thành, xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành.

Vị trí xây dựng cột BTS được di chuyển đến khu vực đồi Đon, thôn Hoàng Thành, xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành.

Sáng 26/10, cột thu, phát sóng BTS đã được khởi công xây dựng tại một địa điểm xa dân cư thuộc khu vực đồi Đon, thôn Hoàng Thành, xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành.

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, ngày 17/10, hàng trăm phụ huynh có con em theo học tại trường Mầm non xã Thành Hưng không cho con đến trường để phản đối việc xây dựng cột thu, phát sóng thông tin di động tại địa phương này.

Nhiều bậc phụ huynh có con em theo học tại trường Mầm non Thành Hưng lo lắng, việc lắp đặt cột thu, phát sóng cạnh ba trường học là không hợp lý vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tương lai của nhiều thế hệ học sinh. Từ đó, phụ huynh đề nghị thay đổi vị trí xây dựng cột thu, phát sóng cạnh trường học và khu dân cư nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt cho thế hệ học sinh.

Về phía UBND huyện Thạch Thành cho biết, nhằm đảm bảo việc phát triển hạ tầng viễn thông thụ động theo đúng quy định của pháp luật, huyện thông báo để UBND xã Thành Hưng biết và tạo điều kiện thuận lợi để Chi nhánh Viettel Thanh Hóa thực hiện việc khảo sát, xây dựng và lắp đặt theo quy định hiện hành.

Trước đó, hàng trăm phụ huynh đã cho con nghỉ học để phản đối việc xây dựng cột thu, phát sóng BTS gần trường Mầm non

Trước đó, hàng trăm phụ huynh đã cho con nghỉ học để phản đối việc xây dựng cột thu, phát sóng BTS gần trường Mầm non

Đồng thời, yêu cầu Trung tâm Viettel Thạch Thành thực hiện các quy trình khảo sát địa điểm xây dựng đảm bảo đúng các vị trí đã được quy hoạch xây dựng cột ăng ten BTS.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Chủ tịch nước: "Cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên"

Posted: 27 Oct 2016 08:23 AM PDT


Đến dự lễ kỉ niệm có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Lê Thanh Hải – nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên bí thư Thành ủy TPHCM; ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Thành Phong – chủ tịch UBND TPHCM cùng lãnh đạo các địa phương từ Quảng Bình đến Cà Mau.


Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị 5 vấn đề mà trường ĐH Kinh tế TPHCM cần thực hiện

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị 5 vấn đề mà trường ĐH Kinh tế TPHCM cần thực hiện

Phát biểu trước tập thể nhà trường, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu "trường ĐH Kinh tế TPHCM được thành lập trên cơ sở từ ĐH Luật khoa Sài Gòn sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước. Trường đã nhanh chóng hoà nhịp với dòng chảy của dân tộc, chung tay vào công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước.

Suốt chặng đường 40 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của trường đã nỗ lực, phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, không ngừng đổi mới, sáng tạo, xây dựng nhà trường trở thành một trong những trung tâm đào tạo chất lượng cao về các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh và luật học, cũng như ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn của cả nước nói chung và của các tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng".

Chủ tịch nước cho rằng cùng với việc đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình quản lý của các trường ĐH tiên tiến trên thế giới, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của trường ngày càng nâng cao về năng lực, trình độ và phương pháp sẽ phạm. Đồng thời nhà trường cũng đã mời các chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Mục tiêu, chương trình đào tạo của trường được đổi mới đa dạng, phong phú và bám sát thực tiễn tiến đến quốc tế hoá nội dung và chất lượng đào tạo, tạo niềm tin cho người học ở các bậc học. Chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao với hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trao cờ của Chính phủ trao tặng cho trường ĐH Kinh tế TPHCM

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trao cờ của Chính phủ trao tặng cho trường ĐH Kinh tế TPHCM

Với nỗ lực trong 40 năm qua, trường được đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong các trường khối kinh tế ở khu vực phía Nam, liên tiếp trong 5 năm gần đây được tổ chức Nghiên cứu quốc tế giáo dục đào tạo bình chọn là trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam và là một trong 1000 cơ sở đào tạo kinh doanh hàng đầu thế giới.

Bên cạnh việc hoan nghênh biểu dương tập thể nhà trường, Chủ tịch nước cho rằng thời gian tới tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội nước ta. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đang diễn ra khắp các châu lục tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển nhưng đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt ở các nền kinh tế.

Chủ tịch nước cho rằng trường với vị thế là một trung tâm nghiên cứu đào tạo hàng đầu của đất nước, giữ vai trò chủ lực trong đầu tàu nguồn nhân lực chất lượng cao về kinh tế, quản trị kinh doanh và luật học. Trường cần quán triệt, thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo. Đặc biệt trọng tâm là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Dịp này, chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị trường ĐH Kinh tế TPHCM thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là nhà trường cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, đổi mới công tác tuyển sinh, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập. Bảo đảm mở rộng quy mô đào tạo gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH nhầm cũng cấp cho nước nhà các chuyên gia hoạch định chính sách, các nhà quản lý kinh tế quản trị kinh doanh từ Trung ương đến địa phương.

Đồng thời, nhà trường cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học theo hướng hàn lâm và công bố quốc tế, xây dựng nhà trường thành một trung tâm nghiên cứu khoa học về kinh tế, quản trị kinh doanh, luật học có chất lượng cao mang tầm khu vực và thế giới.

Hai là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học theo hướng hàn lâm và công bố quốc tế. Xây dựng nhà trường thành trung tâm nghiên cứu khoa học về kinh tế, quản trị kinh doanh và luật học có chất lượng cao mang tầm khu vực và thế giới. Phối hợp với chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương tăng cường huy động đội ngũ nhà khoa học, các chuyên gia phân tích và hoạch định chính sách trong và ngoài nước; tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về những vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển TPHCM và các tỉnh khu vực ĐBSCL…

Chủ tịch nước đánh giá cao thành tựu tập thể trường đã nỗ lực đạt trong 40 năm qua

Chủ tịch nước đánh giá cao thành tựu tập thể trường đã nỗ lực đạt trong 40 năm qua

Từ đó đề xuất với Đảng, Nhà nước những giải pháp có tính đột phá để đưa nền kinh tế VN phát triển bền vững. Đồng thời phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong giảng viên, sinh viên về các lĩnh vực nhà trường đào tạo; khuyến khích các nghiên cứu ứng dụng, giải quyết các vấn đề mới nảy sinh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Ba là, đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý coi đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường…Xây dựng và thực hiện chiến lược toàn cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ giảng viên và quản lý. Chú trọng mời các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và các trường ĐH danh tiếng trên thế giới đến báo cáo về các chuyên đề phát triển kinh tế xã hội… góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên, sinh viên trường.

Bốn là, coi trọng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện định hướng lý tưởng, sống đẹp về lòng yêu nước để sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng…

Năm là, chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà trường, xây dựng đảng bộ nhà trường thật sự trong sạch, vững mạnh…

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị"Các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giúp trườnghoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bộ GD-ĐT, cấp ủy, chính quyền TP.HCM cần thường xuyên chăm lo, lãnh đạo quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở vật chất để nhà trường vững bước đi lên, vươn tầm khu vực và thế giới.

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Tạm dừng các khoản đóng góp mang tính tự nguyện tại Trường Mầm non Hưng Thắng

Posted: 27 Oct 2016 07:41 AM PDT



Số tiền xã hội hóa ngoài mua sắm thiết bị phục vụ công tác giáo dục, chăm sóc trẻ còn trích 15 triệu đồng để trả nợ xây dựng công trình 3 phòng học. Theo lãnh đạo địa phương, kinh phí để xây 3 phòng học này là gần 3,5 tỷ đồng.

Số tiền xã hội hóa ngoài mua sắm thiết bị phục vụ công tác giáo dục, chăm sóc trẻ còn trích 15 triệu đồng để trả nợ xây dựng công trình 3 phòng học. Theo lãnh đạo địa phương, kinh phí để xây 3 phòng học này là gần 3,5 tỷ đồng.

Như Dân trí đã thông tin, phụ huynh Trường Mầm non Hưng Thắng (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã có đơn phản ánh về các khoản thu chưa đúng quy định của trường này. Theo đó, ngoài việc "cào bằng" khoản xã hội hóa từ 700 nghìn đồng/học sinh trở lên, Trường Mầm non Hưng Thắng còn thu tiền đồ dùng đồ chơi, học liệu, tiền vệ sinh lớp học, thay cha mẹ chăm sóc trẻ bán trú với nhiều mục thu không đúng quy định, chồng chéo nhau…

Liên quan đến phản ánh của phụ huynh, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Phan Quang Mão – Chủ tịch UBND xã Hưng Thắng. "Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của phụ huynh, Đảng ủy xã đã có văn bản yêu cầu UBND xã chỉ đạo lãnh đạo Trường mầm non tạm dừng, chưa thu các khoản đóng góp mang tính tự nguyện thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, phụ huynh và trường chưa có sự đồng thuận, thống nhất cao về mức vận động xã hội hóa", ông Phan Quang Mão cho biết.

Ông Phan Quang Mão - Chủ tịch UBND xã Hưng Thắng khẳng định, đối với các khoản thu trái quy định, nhà trường phải trả lại tiền cho phụ huynh.

Ông Phan Quang Mão – Chủ tịch UBND xã Hưng Thắng khẳng định, đối với các khoản thu trái quy định, nhà trường phải trả lại tiền cho phụ huynh.

Về mức vận động xã hội hóa từ 700 nghìn đồng/em/năm trở lên theo kế hoạch của trường được lãnh đạo UBND xã Hưng Thắng đồng ý về mặt chủ trương, ông Chủ tịch xã lý giải: "Vừa qua, xã đã đầu tư xây mới 3 phòng học cho Trường mầm non Hưng Thắng với tổng mức đầu tư gần 3,5 tỷ đồng (bao gồm xây lắp, san lấp mặt bằng). Số tiền này quá lớn, ngân sách xã không đủ chi trả nên phải huy động thêm đóng góp trong dân (từ 1 tuổi đến 60 tuổi, mỗi người 75 nghìn đồng/năm). Trích ngân sách xã và đóng góp trong dân 2 năm (400 triệu đồng) vẫn chưa đủ để thanh toán. Bởi vậy, xã huy động trường mỗi năm 15 triệu để trả nợ, 2 năm là 30 triệu đồng. Ngoài ra, nhà trường cũng liệt kê các trang thiết bị cần thiết phải mua để phục vụ việc dạy và học để tính toán mức vận động xã hội hóa. Trường bảo đây là các thiết bị cần thiết tối thiểu…”.

Mặc dù đã đồng ý về mặt chủ trương nhưng qua phản ánh của phụ huynh, thấy rằng công tác vận động xã hội hóa chưa được sự đồng tình, thống nhất của phụ huynh nên xã yêu cầu trường tạm dừng thu, phối hợp với ban vận động xây dựng cơ sở vật chất tổ chức họp lại phụ huynh để giải thích, vận động phụ huynh đóng góp trên tình thần tự nguyện, thống nhất cao.

Công văn chỉ đạo của Đảng ủy xã Hưng Thắng sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh về các khoản thu chưa đúng quy định tại Trường Mầm non Hưng Thắng.

Công văn chỉ đạo của Đảng ủy xã Hưng Thắng sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh về các khoản thu chưa đúng quy định tại Trường Mầm non Hưng Thắng.

Ông Phan Quang Mão nhấn mạnh: "Trường hợp số tiền thu được từ xã hội hóa không đủ để mua sắm các thiết bị như kế hoạch thì yêu cầu nhà trường phải khắc phục, cái nào có thể sửa chữa được thì sửa chữa để sử dụng".

Riêng đối với khoản thu mua đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu, ông Mão cũng cho biết, tại buổi làm việc giữa lãnh đạo địa phương và Ban giám hiệu nhà trường, phía địa phương yêu cầu trường phải hoàn trả cho phụ huynh. Số đồ dùng, đồ chơi, học liệu đã "lỡ" mua, nếu không nhận được sự thống nhất của phụ huynh thì nhà trường và giáo viên phải có trách nhiệm hoàn trả bằng tiền cho cha mẹ các cháu.

"Về thái độ của Hiệu trưởng nhà trường trong lúc điều hành cuộc họp phụ huynh chung đầu năm, sắp tới Đảng ủy xã cũng sẽ có một cuộc họp để kiểm điểm trên tư cách của một đảng viên, bí thư chi bộ, người cán bộ quản lý", ông Phan Quang Mão thông tin thêm.

Hoàng Lam



Xem nguồn

Thế giới quan tâm đến nghiên cứu Việt Nam như thế nào?

Posted: 27 Oct 2016 06:58 AM PDT


 – Tiếp nối bốn kỳ Hội thảo đã được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM vào các năm 1998, 2002, 2008 và 2012, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5 năm 2016 do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) làm đầu mối, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh và các bộ ngành liên quan phối hợp tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình – Thủ đô Hà Nội vào 15-16/12/2016. 

Nhân sự kiện này, phóng viên có cuộc trao đổi về tình hình nghiên cứu về Việt Nam hiện nay trên thế giới với GS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo.

Việt Nam, Việt Nam học, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học
GS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội

– Thưa Giáo sư, ông cho biết tiếp cận của Hội thảo Việt Nam học lần này?

GS. Nguyễn Hữu Đức: Hội thảo quốc tế Việt Nam học luôn là diễn đàn của các nhà nghiên cứu Việt Nam ở khắp năm châu đến trình bày các nghiên cứu của mình về Việt Nam, là sự kết nối và phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam. Các hội thảo trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV). Nội dung của Hội thảo lần này được mở rộng hơn, tạo ra diễn đàn học thuật góp phần giải quyết các vấn đề đương đại của Việt Nam, từ vấn đề ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế, đến nguồn lực văn hóa; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao tri thức và công nghệ; kinh tế, sinh kế và biến đổi khí hậu… Càng ngày chúng ta càng hướng khoa học đến với thực tiễn, càng nhận thức rõ vai trò của khoa học – công nghệ và môi trường đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì thế, Hội thảo lần này không chỉ có sự tham gia của các nhà khoa học và các cơ sở học thuật mà còn có sự quan tâm của cả các Bộ ngành. Bên cạnh các kết quả về khoa học thuần túy, giúp Việt Nam hiểu rõ hơn về chính mình, Hội thảo cũng hướng đến những đóng góp trực tiếp đến việc hoạch định ra các chủ trương, chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lí của Việt Nam.

– Ngoài Việt Nam thì các đối tượng nghiên cứu về "đất nước học" và "khu vực học" như thế này có phổ biến trên thế giới hay không, thưa GS.?

Nghiên cứu đất nước, con người, giá trị và các tính chất hàm chứa của các quốc gia luôn là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học ở trên thế giới. Lĩnh vực nghiên cứu ngày có thể gọi chung là lĩnh vực "quốc học". Trong các cơ sở dữ liệu quốc tế như ISI, Scopus… chỉ cần gõ tìm tên của một nước trong tên bài báo, tóm tắt hoặc từ khóa có thể tìm được ngay tất cả thông tin. Ví dụ như thử tìm kiếm theo từ khóa "Trung Quốc" hoặc "Nghiên cứu Trung Quốc" trong cơ sở dữ liệu Scopus có thể tìm được đến hơn 600.000 bài báo, bao gồm các nghiên cứu từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn, kinh tế; khoa học tự nhiên, y học; công nghệ và môi trường… Tương tự đối với từ khóa "Thái Lan" cũng tìm được hơn 60.000 bài. Trong cơ sở dữ liệu này, có gần 40.000 bài nghiên cứu về Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã là một đối tượng nghiên cứu được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm.

Việt Nam, Việt Nam học, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học

So sánh số lượng công bố quốc tế về nghiên cứu Việt Nam của các nước đối với tất cả các lĩnh vực KH&CN (nguồn Scopus)

– Số lượng thư tịch khoa học trên có thể phân tích theo rất nhiều chiều cạnh. GS quan tâm theo khía cạnh nào?

Bước đầu, tôi tạm có 3 nhận xét sau.

Thứ nhất, số thư tịch khoa học nghiên cứu về Trung Quốc và Thái Lan có sự tương đồng cao về một số xu thế, ví dụ như về tỷ lệ các bài nghiên cứu về KHXH&NV (đều chiếm khoảng 25%). Tỷ lệ này đối với Việt Nam là 36,8%. Có nghĩa là các nhà khoa học trên thế giới có quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề KHXH&NV của Việt Nam.

Thứ hai, việc triển khai các nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu về lĩnh vực "quốc học" chủ yếu là các kết quả nội sinh, do các nhà khoa học của nước đó thực hiện. 66% số lượng bài báo nghiên cứu về Trung Quốc do các học giả Trung Quốc thực hiện. Con số này đối với Thái Lan là 55%. Còn đối với Việt Nam, tỷ lệ này chỉ đạt 27,5%, tức là các nghiên cứu về Việt Nam được công bố quốc tế chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.

Thứ ba, trong 10 cơ sở nghiên cứu mạnh nhất về Trung Quốc thì tất cả đều là các viện nghiên cứu và trường đại học của Trung Quốc (và Hồng Kông). Đối với Thái Lan, 10 đơn vị nghiên cứu hàng đầu về Thái Lan cũng đều là các đơn vị quốc nội. Còn đối với Việt Nam thì ngược lại, trong top 10 các đơn vị nghiên cứu mạnh về Việt Nam chỉ có 2 cơ sở của Việt Nam. Đơn vị có nhiều kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế về Việt Nam nhất cũng thuộc về nước ngoài.

– GS. vừa nhận xét về tỷ lệ các công bố quốc tế nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV. GS. có thể phân tích thêm về các số liệu này?

Theo các tiếp cận chung vừa nêu cho tất cả các lĩnh vực KH&CN, cũng có thể đưa ra hai nhận xét sau đây cho riêng lĩnh vực KHXH&NV. Đó là, các nghiên cứu về khoa học nhân văn và kinh tế của Việt Nam chiếm tỉ trọng thấp hơn các nước khác. Thêm vào đó, đối với lĩnh vực KHXH&NV nói chung, trong top 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu Trung Quốc và Thái Lan có nhiều công bố nhất chỉ có một cơ sở bên ngoài (Đại học Quốc gia Singapore), còn 9 cơ sở còn lại đều là quốc nội. Đối với nghiên cứu Việt Nam, 8 cơ sở mạnh nhất là quốc tế, chỉ có 2 cơ sở trong nước có công bố đáng kể là ĐHQGHN và Đại học Kinh tế quốc dân. Đại học quốc gia Úc, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Monash, Melbourne… là các cơ sở có nhiều nghiên cứu về Việt Nam. Đây là lý do mà ĐHQGHN muốn tăng cường kết nối, xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam, phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam.

Việt Nam, Việt Nam học, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học

Top 10 cơ sở công bố nhiều nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV (nguồn Scopus)

– Tình hình nghiên cứu Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực KHXH&NV có nhiều thay đổi không trong 30 năm đổi mới và 5 năm gần đây, thưa GS.?

Theo số liệu khảo sát thì bức tranh công bố quốc tế đối với các nghiên cứu về Việt Nam trong 30 năm đổi mới không khác bức tranh chung nhiều lắm. Nhưng tính riêng trong khoảng 5 năm trở lại đây tình hình có một vài chuyển biến quan trọng. Mặc dù số lượng công bố quốc tế còn khiêm tốn, nhưng xuất hiện trong top 10 các cơ sở nghiên cứu Việt Nam đã có nhiều hơn các trường đại học của Việt Nam, trong đó ĐHQGHN đã vươn lên đứng đầu và Trường Đại học Kinh tế quốc dân xếp thứ 3. Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận xu thể phát triển chung về nghiên cứu "quốc học", đã vươn lên dẫn đầu và đang cố gắng trở thành "thánh địa" của nghiên cứu Việt Nam học. Chúng ta nghiên cứu Việt Nam để hỗ trợ cho sự phát triển của quốc gia, chứ không chỉ có các đồng nghiệp của ta nghiên cứu để tìm hiểu Việt Nam theo mục đích của họ.

Việt Nam, Việt Nam học, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học

Top 10 cơ sở công bố nhiều nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV trong giai đoạn 2010-2016 (nguồn Scopus)

– Xin chúc mừng ĐHQGHN đã thành công bước đầu trong việc thực hiện sứ mệnh của người Việt. Thưa GS., trong thời gian tới ĐHQGHN có kế hoạch gì để thúc đẩy các nghiên cứu Việt Nam?

Bên cạnh việc thúc đẩy các nghiên cứu trong chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN về "Định vị và phát triển KHXH&NV Việt Nam", để Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng trở thành "thánh địa" của nghiên cứu Việt Nam, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam học toàn cầu, quy tụ đội ngũ nghiên cứu Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Đặc biệt, cần phải xây dựng được một Trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam hiện đại và lớn nhất thế giới. Như đã nêu ở trên, tư liệu của thế giới viết về Việt Nam khá nhiều, đồng thời số tư liệu của Việt Nam bị thiên di đi khắp thế giới cũng rất lớn, từ châu Á, châu Âu đến cả châu Mỹ. Hệ thống tư liệu ấy cần được thu thập, quy tụ để kết hợp cùng với hệ thống tư liệu đang có trong nước hình thành một trung tâm phục vụ cho các nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất về Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

Ngọc Diệp



Xem nguồn

Học tiếng Anh: Ca sĩ Hoàng Quyên kể chuyện bắt đầu từ năm 22 tuổi

Posted: 27 Oct 2016 06:16 AM PDT


Cô ca sĩ nhỏ nhắn Hoàng Quyên cho biết mới bắt đầu học tiếng Anh cách đây… một năm rưỡi, tức là khi cô đã 22 tuổi.

"Tôi học tiếng Anh như vậy là quá muộn so với các em trẻ bây giờ, và kể cả so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng trước đây, khi học trong trường nghệ thuật quân đội, tôi không học tiếng Anh, nên ra ngoài không biết một chút tiếng Anh nào. Những gì học được từ thời… xa xưa trước đó, tôi quên hết rồi".

Học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, phương pháp học tiếng Anh, tiếng Anh, nói tiếng Anh, phát âm tiếng Anh
Ca sĩ Hoàng Quyên

Quyên nhận ra sự "thiệt thòi" khi không một mẩu tiếng Anh nào giắt túi là "Khi đi hát, có rất nhiều nhà sản xuất nước ngoài liên hệ với tôi. Tôi rất muốn nói chuyện lại với họ, nhưng có nghe có hiểu gì, và cũng có biết nói như thế nào đâu, nên toàn phải nhờ trợ lý. Nhiều khi những điều mình muốn nói, phải truyền tải qua một người khác, đã giảm xuống rất nhiều rồi".

Nhận thấy những cơ hội về công việc và giao tiếp trong cuộc sống bị hạn chế nhiều khi không có ngoại ngữ, Hoàng Quyên quyết định cắp sách đi học tại một trung tâm Anh ngữ.

"Khóa đầu tiên tôi học là những thứ cơ bản, khá dễ, nên cho mình động lực học tiếp. Cũng may mắn là tôi có năng khiếu" – Quyên vui vẻ chia sẻ.

"Tôi thấy rằng điều quan trọng nhất của tiếng Anh khi học là mình phải nói, phải nghe, dù rất khó".

Để… vượt khó, Quyên tạo một không gian có âm thanh của tiếng Anh ở quanh mình. "Tôi mở suốt những kênh youtube, kênh truyền hình nói tiếng Anh. Lúc đầu tôi cứ mở thế, âm thanh đạp vào tai mà chẳng hiểu gì cả. Sau rồi quen dần với nguồn âm thanh đó, và nghe bắt đầu dễ hơn, nghe được 1, 2 chỗ, rồi vừa học tiếp vừa tập nghe, sẽ biết thêm được 3, 4 chỗ. Tập nghe tốt, sau đó là tập nói ra…".

"Khi tập nói, điều sợ nhất là mình cứ ngại. Mình chưa nói ra thì không thể biết sẽ sai như thế nào.

Nhiều khi đúng là chỗ đấy đọc như thế đấy, nhưng âm sắc, giọng nói của mình cứ bị lơ lớ. Nếu cứ lẳng lặng không chịu nói, thì mình sẽ quen với cách phát âm lơ lớ, ngượng ngùng đó, quá trình học của mình sẽ bị chậm hơn.

Học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, phương pháp học tiếng Anh, tiếng Anh, nói tiếng Anh, phát âm tiếng Anh

Cứ mạnh dạn lên khi gặp người nước ngoài, phải nói, nói, nói sai cũng được. Khi người ta chỉnh mình mình sẽ nhớ luôn" – Quyên nói về bí quyết luyện phát âm của cô.

Đó là cách học mà Quyên đang sử dụng, và cô thấy so với các bạn trong lớp, cô học nhanh hơn.

"Và tôi học bằng âm nhạc nữa. Có những bài Quyên thích là tìm ngay lời để xem, để học hát theo. Trong âm nhạc, lời của những bài hát đã được các tác giả viết một cách ý tứ nhất, âm điệu nhịp nhàng đến mức như thơ ca. Vậy nên Quyên nghĩ rằng nếu mình quen với lời bài hát tiếng Anh, khi mình nói câu chữ sẽ hay hơn, lãng mạnh hơn, đảm bảo… tỏ tình với người nước ngoài dễ đổ hơn" – cô cười vui.

"Rõ ràng là nói nói "I love you" thì bình thường rồi, nhưng "I love you more than I can say" là đã… khang khác. Hay là nói "When I first saw you, I saw love. And the first time you touched me, I felt love. And after all this time, you’re still the one I love" có phải hay hơn nhiều không" – cô nàng xổ một tràng.

Khi được hỏi rằng sau một năm rưỡi theo học, sự tự tin về giao tiếp tiếng Anh tốt chưa, đủ để trao đổi khi ra nước ngoài không?… Hoàng Quyên cười vui vẻ.

"Tiếng Anh của Quyên bây giờ đang ở mức cơ bản. Tôi muốn biết nhiều hơn nữa, vẫn vừa đi hát vừa học tiếng Anh.

Một vài lần đi nước ngoài gần đây, tôi cảm thấy rất tự hào khi nhiều lúc làm việc với chuyên gia âm thanh hay người đưa đón anh chị em nghệ sĩ, tôi hoàn toàn có thể nói cho họ những điều đoàn mong muốn.

Hay khi đi chơi ở những trung tâm thương mại, cần mua bán hay hỏi đường xá, nhiều người không biết tiếng Anh thì Quyên có thể giúp cho họ rồi. Có lúc tôi còn chợt nghĩ rằng "Ơ kìa, mình có thể dùng tiếng Anh khá là ổn".

Hoàng Quyên cho biết mình có một chút e ngại là khi nói về một ngành nào đó có ngôn ngữ chuyên môn. "Tôi nghĩ sẽ học nhiều đề tài hơn, một cách khái quát thôi, để có thể giao tiếp được những câu chuyện dài hơn, rộng hơn".

Học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, phương pháp học tiếng Anh, tiếng Anh, nói tiếng Anh, phát âm tiếng Anh

"Quyên còn sợ một ngày nào đó clip nói tiếng Anh của mình bị tung lên mạng, và bị mọi người nhảy vào ném đá vì tội… phát âm rất linh tinh không?".

"Quyên chưa tự tin để nói một cuộc thoại dài bằng tiếng Anh bây giờ, vì Quyên biết có nhiều sai sót. Quyên chưa giỏi tiếng Anh, nhưng Quyên biết những người nào nói tiếng Anh hay, những người nào nói chưa hay, nên Quyên biết tiếng Anh của mình đang ở khoảng giữa".

Kỳ vọng mà Hoàng Quyên đặt ra là "Tôi sẽ cố gắng để một ngày nào đó có những talkshow, những chương trình mang tính khu vực để có thể chia sẻ rộng hơn.

Hay những lần mà đi biểu diễn ở nước ngoài, khi thỉnh thoảng được là đại diện của Việt Nam, tôi có thể nói những thứ cần nói một cách dễ hiểu, dễ nghe. Tôi đang cố gắng học tiếng Anh để cho những việc đấy được tốt hơn".

Đi diễn vào cuối tuần, Hoàng Quyên duy trì lịch học một tuần chỉ hai buổi vào thứ hai và thứ tư. "Tôi thấy rằng với những người đã đi làm giống như mình, học như thế là vừa đủ để không stress".

Nhưng duy trì để thời gian giữa các buổi học không bị thưa vắng tiếng Anh, ngoài nghe nhạc bằng tiếng Anh, xem truyền hình tiếng Anh như đã nói, Hoàng Quyên còn giữ liên lạc với những người bạn cô gặp gỡ trong những chuyến đi nước ngoài.

"Tôi nhắn tin, trò chuyện với bạn bè để nâng cao khả năng viết mail cũng như khả năng nghe nói của mình. Hãy biến môi trường sống của mình thành môi trường luôn có tiếng Anh ở trong đó. Nhiều người quen của mình biết tiếng Pháp, tiếng Nga nhưng sau khoảng 5, 10 năm họ không còn nói được nhiều nữa. Vì vậy, cần phải duy trì môi trường có tiếng Anh xung quanh mình" – Quyên nhắc lại kinh nghiệm của cô khi theo đuổi thứ ngôn ngữ quốc tế này.

Hoàng Quyên sinh năm 1992, là ca sĩ, á quân cuộc thi Vietnam Idol 2012 và là người giành được nhiều sự đánh giá cao từ những người làm nghệ thuật cũng như các thính giả nghe nhạc bởi chất giọng alto, tức giọng nữ trầm độc, lạ, đẹp, được xét vào hàng quý hiếm, cùng kĩ thuật thanh nhạc gần như hoàn hảo.

Ngân Anh



Xem nguồn

Mâu thuẫn chuyện con gái, 2 cô bạn thân lao vào đánh nhau

Posted: 27 Oct 2016 05:34 AM PDT


– Nói xấu nhau rồi lời qua tiếng lại, hai nữ sinh vốn là bạn thân cùng một lớp của Trường THCS Việt Đoàn (Tiên Du, Bắc Ninh) đã lao vào giật tóc, ẩu đả nhau sau giờ tan trường.

Vụ việc được xác định diễn ra vào khoảng 17 giờ ngày 24/10 trước cổng Trường THCS Việt Đoàn (Tiên Du, Bắc Ninh). Khoảng 10 phút sau thì các nữ sinh này kéo nhau đến đầu làng Phúc Nghiêm (Phật Tích, Tiên Du) đánh lộn.

Theo clip ghi lại, hai nữ sinh mặc áo đồng phục trường lao vào túm tóc, đánh nhau. Song điều đáng nói là dù có rất nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng chỉ đứng xem mà không hề có động thái nào cho thấy sự can ngăn.

Thậm chí, một số em còn cổ vũ nhiệt tình, cười đùa, và bình luận về từng pha đánh, hò hét ra đòn mạnh hơn. Vụ ẩu đả chỉ dừng lại khi có một nam thanh niên xuất hiện ngăn cản và yêu cầu hai nữ sinh này đi về. Nguyên nhân được người đăng tải clip chia sẻ là xuất phát từ chuyện yêu đương dẫn đến đánh ghen.

Chia sẻ với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Hà, chuyên viên phòng GD-ĐT Tiên Du cho biết đã nhận được thông tin qua báo cáo của Trường THCS Việt Đoàn và hiện phòng và trường đã tiến hành giải quyết vụ việc. Qua xác minh, hai nữ sinh đánh nhau là Vũ Thị H.T và Ngô Thị T từng rất thân nhau và học cùng lớp 9C của trường.

"Sáng nay (27/10), chúng tôi đã trực tiếp về trường để cùng làm việc với các em học sinh để xác minh nguyên nhân. Qua lời khai của các em thì không phải nguyên nhaan do chuyện yêu đương rồi đánh ghen như trên mạng xã hội lan truyền. Mà xuất phát từ việc các em hiểu lầm nhau, nói xấu nhau chuyện con gái và lời qua tiếng lại, không kiềm chế được dẫn đến sự việc như vậy", bà Hà nói.

Theo bà Hà, hiện Trường THCS Việt Đoàn đã yêu cầu các các học sinh làm bản tường trình và sẽ họp với giáo viên chủ nhiệm để đưa ra biện pháp kỷ luật.

"Thực chất hai em này trước nay vốn không phải là học sinh cá biệt mà đều có hạnh kiểm tốt", bà Hà chia sẻ.

Ngoài ra, bà Hà cũng cho biết, đại diện Sở GD-ĐT Bắc Ninh cũng đã làm việc, nhắc nhở và giáo dục cả với học sinh lớp 12A10 Trường THPT Tiên Du 1 là người quay và chia sẻ clip lên mạng. "Bởi khi có sự việc như vậy, việc nên làm trước hết là vào can ngăn các bạn chứ không phải đứng để quay lại", bà Hà nói.

Bà Hà cho rằng đây là một sự việc rất đáng tiếc và sau sự việc này, phòng GD-ĐT Tiên Du sẽ gửi công văn về tất cả các trường để yêu cầu học sinh ký cam kết không để tái diễn.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Cô giáo thực tập xinh đẹp, trẻ như học sinh gây sốt cộng đồng mạng

Posted: 27 Oct 2016 04:52 AM PDT


– Những hình ảnh về một cô giáo thực tập xinh đẹp, trẻ trung chụp cùng các em học sinh cấp 2 đang được chia sẻ liên tục trên các mạng xã hội nhiều giờ qua.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

 Cô giáo thực tập Lại Nguyễn Thùy Dung. 

Những hình ảnh này ngay lập tức hút sự chú ý của cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu và rất teen của cô giáo thực tập. Thậm chí cách tạo dáng chụp ảnh còn xì tin, nhí nhảnh hơn cả học sinh của mình.

Qua tìm hiểu, cô giáo thực tập này là Lại Nguyễn Thùy Dung, sinh năm 1996, hiện là sinh viên của Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Chia sẻ với VietNamNet, Thùy Dung cho biết em vô cùng bất ngờ bởi những tấm ảnh đang được chia sẻ rất nhanh trên mạng xã hội là từ đợt thực tập hồi tháng 5/2016 tại trường THCS Phước Nguyên (Bà Rịa- Vũng Tàu).

"Em không nghĩ những hình ảnh đó hôm nay lại được mọi người quan tâm và chia sẻ như thế. Hơi ngạc nhiên nhưng em cũng vui vì nhận được sự yêu mến của mọi người", Dung nói.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Dung cho biết, chỉ ít giờ sau khi những bức ảnh của mình được chia sẻ trên mạng xã hội, số lời mời kết bạn và theo dõi facebook của em tăng đột biến. Tính tới thời điểm hiện tại, trang Facebook cá nhân của nữ sinh này đã có tới hơn 40.000 lượt người theo dõi.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Thích thú với ngành học của mình, nhưng Thùy Dung cho biết, lúc mới theo học ngành sư phạm, em vẫn có chút lo sợ nghề không hợp với mình. Thế nhưng đến khi tiếp xúc với học sinh, Dung lại cảm thấy quyết định của mình đúng đắn và càng cảm thấy yêu nghề.

"Là một cô giáo trẻ, trong những ngày đầu tiên đi thực tập, em rất rụt rè, lo lắng. Thế nhưng khi đến trường được học sinh chào đón, thân thiện khiến em cảm thấy tự tin hơn, yêu thích ngành nghề mà mình đã chọn", Dung kể.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Tháng 3/2017, Thùy Dung sẽ có thêm một đợt và hoàn thành việc thực tập song cô giáo tương lai này cho biết chưa vội đi dạy mà sẽ học liên thông lên đại học để tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, THCS Phước Nguyên

Hiện, ngoài việc học và thực tập, với ngoại hình ưa nhìn của mình, Thuỳ Dung cũng thường nhận làm mẫu ảnh và kinh doanh riêng để kiếm thêm thu nhập.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Đánh nam sinh vì thiếu 5 nghìn “nộp tô”: Dự kiến đình chỉ học có thời hạn

Posted: 27 Oct 2016 04:11 AM PDT


Trao đổi với PV Dân trí sáng 27/10, ông Khoa cho hay, trong sáng nay, mẹ của nam sinh L- người bị nhóm bạn đánh hội đồng, tiếp tục có cuộc làm việc với nhà trường. Theo đó, gia đình mong muốn được nhà trường quan tâm và theo dõi L. để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

Theo gia đình L., sau sự việc em bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man và tè bậy trước mặt, L. vẫn đi học bình thường, tâm lý đã ổn định và không có biểu hiện sợ hãi. Tuy nhiên, qua một số câu chuyện trên báo chí gần đây, gia đình vẫn mong muốn nhà trường có xử lý đúng đắn với nhóm bạn đánh hội đồng L. và theo dõi em sát sao hơn.

Về hình thức xử lý các đối tượng bắt nạt yêu cầu "nộp tô" để ăn sáng cũng như nhóm học sinh lớp 7A đã tham gia đánh L., ông Khoa cho hay, do tính chất phức tạp của vấn đề nên nhà trường đang nhờ cơ quan điều tra can thiệp để làm rõ.

Em L. bị nhóm nam sinh đánh đập dã man (ảnh từ clip)

Em L. bị nhóm nam sinh đánh đập dã man (ảnh từ clip)

"Chúng tôi cũng đã báo cáo sự việc lên Phòng Giáo dục huyện và Sở GD&ĐT Hải Dương để xin hướng xử lý phù hợp. Theo quan điểm của Hội đồng kỉ luật nhà trường, dự kiến mức xử lý cao nhất sẽ đình chỉ học tập có thời hạn với các em tham gia đánh nam sinh L. Tuy nhiên, trước khi làm việc này, chúng tôi phải căn cứ vào bản tường trình của mỗi em để căn cứ vào mức độ vi phạm nặng, nhẹ nhằm xử lý thỏa đáng.

Hiện các em vẫn đang học tập bình thường để không có xáo trộn về tâm lý. Tuy nhiên, đề phòng các trường hợp xấu hoặc các nhóm thanh niên khác có hành động trả thù, nhà trường đã trực tiếp giao em L. cho cô giáo chủ nhiệm trực tiếp theo dõi. Chỉ cần thấy em có biểu hiện bất thường hoặc vắng học thì ngay lập tức phải báo cho gia đình và ban giám hiệu", ông Khoa cho biết.

Một bạn nam dùng đầu gối thúc nhiều lần vào bụng khiến L. đau đớn khóc lóc (ảnh từ clip)

Một bạn nam dùng đầu gối thúc nhiều lần vào bụng khiến L. đau đớn khóc lóc (ảnh từ clip)

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, một đoạn clip dài hơn 2 phút được đăng tải trên mạng ghi lại hình ảnh nhóm nam sinh đánh đập hội đồng dã man nam sinh L. khiến em này phải khóc lóc van xin. Chưa hết, một trong số nam sinh kia còn tè bậy trước mặt nạn nhân khiến nhiều người phẫn nộ.

Ông Nguyễn Văn Khoa cho biết, các học sinh trong clip trên đều là học sinh lớp 7A của trường. Các em khai, sở dĩ mình đánh bạn là do được 2 học sinh lớp 11 thuộc 2 trường THPT khác trên địa bàn bắt phải đánh do nam sinh L. thiếu 5 nghìn đồng đóng cho nhóm bạn THPT ăn sáng hàng ngày.

Sự việc đã gây phẫn nộ trong dư luận. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã mời giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh các em học sinh đến học để có biện pháp xử lý.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Hành trình biến giấc mơ thủ khoa thành hiện thực

Posted: 27 Oct 2016 03:28 AM PDT


Là thành viên lớp 12A1 "chuyên đào tạo thủ khoa" của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu nên Diệu nghĩ giấc mơ thủ khoa của mình sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Được biết, trong mùa THPT Quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016, lớp 12A1 của Diệu không ai rớt đại học và có tới 9 học sinh đạt điểm xét tuyển đại học từ 27 điểm trở lên.

Trịnh Văn Diệu - chàng trai ấp ủ giấc mơ trở thành thủ khoa.

Trịnh Văn Diệu – chàng trai ấp ủ giấc mơ trở thành thủ khoa.

"Ngôi nhà chung" sinh ra nhiều thủ khoa mà Diệu theo học.

Từ giấc mơ thủ khoa đến hiện thực

Diệu tình cờ lên mạng và đăng kí thử vận may với Học bổng Truy Kích với thông điệp "Đồng hành cùng giấc mơ sĩ tử" – quỹ học bổng được thành lập ngày 22/06/2016 của công ty VTC Mobile. Một phần để tăng động lực cho chính bản thân mình học tốt, phần khác có thể đỡ đần bố mẹ một khoản nho nhỏ khi Diệu bước vào cánh cửa đại học. Và 28,45 điểm là con số Diệu xuất sắc dành được trong kì thi xét tuyển đại học vừa qua, đồng thời là tân thủ khoa của khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Giấc mơ thành hiện thực không chỉ dừng lại ở đó mà Diệu còn nỗ lực thi đỗ đầu vào của lớp kỹ sư chất lượng cao của trường Đại học Bách khoa.

Trịnh Văn Diệu - tân thủ khoa khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Bách khoa nhận học bổng Truy Kích trị giá 45,000,000 VNĐ

Trịnh Văn Diệu – tân thủ khoa khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Bách khoa nhận học bổng Truy Kích trị giá 45,000,000 VNĐ

Ban tổ chức Học bổng Truy Kích hướng dẫn Diệu cùng tân sinh viên hoàn thiện hồ sơ nhận học bổng.

Ban tổ chức Học bổng Truy Kích hướng dẫn Diệu cùng tân sinh viên hoàn thiện hồ sơ nhận học bổng.

Cuộc sống sinh viên hiện tại của Diệu cùng bạn bè.

Cuộc sống sinh viên hiện tại của Diệu cùng bạn bè.

Được biết, không chỉ có giấc mơ thủ khoa của Diệu thành hiện thực mà quỹ học bổng Truy Kích đã dành tặng cho rất nhiều các tân thủ khoa khác của các trường đại học danh tiếng trên toàn quốc. Ngoài ra, học bổng Truy Kích còn có những hoạt động đồng hành cùng sỹ tử trong các mùa thi Đại học và đặc biệt là hướng nghiệp cho sinh viên

Vũ Quỳnh Trang – tân thủ khoa Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn

Vũ Quỳnh Trang – tân thủ khoa Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn

Bùi Thành Công – chàng thủ khoa của Đại học Kinh tế quốc dân.

Bùi Thành Công – chàng thủ khoa của Đại học Kinh tế quốc dân.



Xem nguồn

Comments