Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đóng cửa vĩnh viễn một điểm dạy thêm chui ở quận 12

Posted: 26 Oct 2016 09:53 AM PDT


Ngày 25/10, ông Khưu Mạnh Hùng – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12, TP.Hồ Chí Minh đã cho phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam biết thông tin như trên.

Theo đó, ngay sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải về sự tồn tại một điểm dạy thêm 'chui', trái phép, xảy ra tại hẻm 237 đường Tân Thới Nhất 1, phường Tân Thới Nhất, quận 12, các cơ quan chức năng của quận này đã nhanh chóng vào cuộc, xử lý vấn đề này.

Căn cứ vào báo cáo của Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (cách con hẻm chỉ vài trăm mét), ông Khưu Mạnh Hùng cho biết, các điểm dạy thêm này có 2 giáo viên nữ của trường tiểu học này tham gia giảng dạy, giữ trẻ bán trú.

Học phí, phí giữ trẻ mà 2 giáo viên này lấy là tùy tâm phụ huynh trả, nhưng thường là từ 100.000 – 200.000 đồng/tháng, nhưng cũng có học sinh quá khó khăn thì không đóng.



Điểm dạy thêm ‘chui’ ở hẻm 237 đường Tân Thới Nhất 1, quận 12 đã bị đóng cửa vĩnh viễn (Ảnh: P.L)

Thế nhưng, được nhà trường quán triệt và chỉ đạo rất kỹ, nên bắt đầu từ đầu tháng 9, 2 nữ giáo viên này không còn dạy ở đây nữa. Dù vậy, ông Hùng vẫn thừa nhận có tình trạng giáo viên tham gia giảng dạy ở đây, nhưng đó không phải là giáo viên của quận 12.

Điểm giữ trẻ, dạy thêm 'chui' này cũng đã bị đóng cửa vĩnh viễn, khi có phản ánh của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.



Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đã quán triệt, chấn chỉnh tình hình giáo viên tiểu học đi dạy thêm ở điểm nói trên.

Với 2 giáo viên vi phạm, nhà trường đã tổ chức kiểm điểm, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên về dạy thêm học thêm.

Do đặc thù của quận 12 là dân số đông, áp lực gia tăng dân số cao, số lượng công nhân và dân nhập cư, tình hình số trường tiểu học được học 2 buổi chỉ đạt 25%, nên nhu cầu gửi trẻ bán trú của quận là rất lớn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12 đã trình Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND thành phố cần có cơ chế đặc thù, riêng đối với những quận có tốc độ gia tăng dân số cao, dân nhập cư nhiều như quận 12 về vấn đề giữ trẻ không được học 2 buổi/ngày.

Theo ông Khưu Mạnh Hùng, đó là một nhu cầu có thật, và rất lớn ở quận 12, nên cần sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của cấp trên.

Những điểm giữ trẻ bán trú như muốn tồn tại như vậy, trong tương lai cần có một cơ chế riêng, cần phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.



Xem nguồn

Chương trình du học tối ưu hóa chi phí 2+2

Posted: 26 Oct 2016 09:11 AM PDT


Tiến sỹ David Moore (đứng) - Chủ tịch phụ trách khối Giáo dục Quốc tế, Broward College - phát biểu tại hội nghịTiến sỹ David Moore (đứng) – Chủ tịch phụ trách khối Giáo dục Quốc tế, Broward College – phát biểu tại hội nghị

Chia sẻ tại hội nghị thường niên lần thứ 10 khu vực châu Ấu, châu Á tổ chức tại khách sạn Rex (Q.1, TP HCM) từ 10-12/10, tiến sỹ David Moore – Chủ tịch phụ trách khối Giáo dục Quốc tế, Broward College – cho biết " Broward College luôn sẵn sàng tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội thực tập tại các công ty của Mỹ. Trường trực tiếp hỏi những người trong ngành kiểm định các kỹ năng sinh viên cần có để làm việc tại các doanh nghiệp của họ. Đồng thời, tổ chức các buổi huấn luyện cho các doanh nghiệp hiểu cách tuyển dụng sinh viên".

Hội nghị được tổ chức với mục đích tạo cầu nối giữa các thành viên thuộc Broward College. Hơn 40 đại diện của Broward College khu vực châu Âu và châu Á, đại diện các trường đại học từ Hoa Kỳ chia sẻ những bài học kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo, nguồn tài liệu trong quy trình đào tạo tại hệ thống các trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các chủ đề trao đổi tại hội nghị bao gồm: giáo dục toàn cầu tại Broward College; ứng dụng công nghệ vào giảng dạy; duy trì kiểm định chất lượng đào tạo; tăng cường sự kết nối sinh viên Broward College tại Việt Nam với sinh viên tại Hoa Kỳ và các trung tâm quốc tế của Broward College tại châu Âu và châu Á.

Sinh viên Việt học tại Broward College được đào tạo chương trình tiếng Anh học thuật EAP, sau đó học chuyên ngành trong môi trường 100% tiếng Anh nên ít gặp khó khăn trong việc hội nhập môi trường Mỹ, dễ vượt qua các cú sốc về văn hóa.



Đoàn đại biểu Broward College Việt Nam tham dự hội nghị 

Broward College Việt Nam là phân hiệu quốc tế chính thức của Broward College, bang Florida, Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành chương trình chuyên ngành 2 năm tại Broward College Việt Nam, sinh viên sẽ được chuyển tiếp sang Mỹ để hoàn thành bằng đại học tại Broward Hoa Kỳ hoặc tại các trường đại học danh tiếng khác tại Hoa Kỳ. 

Những sinh viên có điểm GPA chương trình hai năm ở Broward College Việt Nam loại khá trở lên sẽ được hỗ trợ xin học bổng từ 30%-100% tại các trường đại học trong hệ thống đối tác của Broward College Việt Nam.

Ngoài ra, Broward College Việt Nam có một số suất học bổng 100% học phí cho các sinh viên xuất sắc nhất để theo học bậc cử nhân đại học tại Broward College, Floria. Nếu sinh viên không chuyển tiếp để lấy bằng cử nhân đại học tại Mỹ thì sẽ được Đại học Broward cấp bằng cao đẳng (Associate Degree) để làm việc. 

Năm 2016, Viện Aspen (tổ chức nghiên cứu chính sách và giáo dục uy tín của Hoa Kỳ) đã xếp Broward College là một trong mười trường đại học cộng đồng tốt nhất Hoa Kỳ lần thứ 4. Broward College được kiểm định và có sự chấp thuận bởi SACS (Hiệp Hội các trường Đại học và Cao đẳng miền Nam Hoa Kỳ) để mang chương trình giáo dục Mỹ đến với Việt Nam.



Xem nguồn

Cụm thi đua 6 tỉnh Bắc Trung bộ: Nhiều đề xuất cho học sinh vùng khó

Posted: 26 Oct 2016 08:30 AM PDT


Hội nghị lần thứ nhất năm học 2016 - 2017 cụm thi đua 6 tỉnh Bắc Trung BộHội nghị lần thứ nhất năm học 2016 – 2017 cụm thi đua 6 tỉnh Bắc Trung Bộ

Tham gia hội nghị có lãnh đạo các sở thuộc khu vực Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…

Năm học 2016-2017, ngành GD&ĐT 6 tỉnh Bắc Trung bộ tiếp tục được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các tỉnh và nhận được nhiều sự ủng hộ của nhân dân.

Quy mô mạng lưới lớp học đã được quy hoạch từng bước sắp xếp hợp lý, do đó chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ được nâng lên rõ rệt. Ngành GD&ĐT 6 tỉnh Bắc Trung bộ đã và đang thực hiện tích cực, có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.

Bên cạnh những thuận lợi, ngành GD&ĐT 6 tỉnh Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học các vùng miền chưa đồng đều. Cơ sở vật chất các cấp học bậc học và trang thiết bị còn thiếu.

Là vùng khó khăn nên công tác xã hội hóa giáo dục đã và đang bị cản trở bởi điều kiện kinh tế, thảm họa môi trường, thiên tai bão lũ, hạn hán… gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và điều kiện học tập của học sinh…

Hiện tại, một số Sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh để có chủ trương miễn học phí cho học sinh vùng biển, đầm phá bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường.

Chủ trương này kết hợp với việc vận động quyên góp ủng hộ, giúp đỡ học sinh ngay chính trong nội lực của ngành cùng các tổ chức, cá nhân và nhà hảo tâm để đảm bảo học sinh đến trường đầy đủ, giảm thiểu tối đa việc bỏ học của học sinh…

Trong năm học 2016 -2017, Sở GD&ĐT các tỉnh Bắc Trung bộ đã có sự chủ động nhằm thực hiện các nội dung đổi mới giáo dục với những nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng mục tiêu phân luồng học sinh nhất là phân luồng sau THCS.

Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Tại hội nghị, Sở GD&ĐT các tỉnh thuộc cụm thi đua 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã ký cam kết thi đua với những nội dung bám sát chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và nhưng nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học 2016-2017 và bám sát tình hình thực tế của các địa phương.

Năm học 2016-2017, cụm thi đua số 6 sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quán triệt chủ trương chính sách Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản toàn diện. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, cũng cố nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi…

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức. xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn.

Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, tăng cường cơ sở vật chất thư viện, thiết bị dạy học… Đổi mới công tác thi đua khen thưởng đa dạng hóa về hình thức, nội dung thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực hiệu quả.



Xem nguồn

Ngành giáo dục Hà Tĩnh thiệt hại hơn 11 tỷ đồng sau bão số 6

Posted: 26 Oct 2016 07:47 AM PDT


Giáo viên Trường mầm non xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê – Hà Tĩnh) vệ sinh trường học ngay sau khi nước rút.Giáo viên Trường mầm non xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê – Hà Tĩnh) vệ sinh trường học ngay sau khi nước rút.

Sau mưa lũ, thống kế tổng thiệt hại trong của ngành giáo dục Hà Tĩnh là hơn 11,2 tỷ đồng. Trong đó, ngành GD và học sinh huyện Hương Khê và Vũ Quang bị thiệt hại nhiều nhất: Các trường học giáo dục huyện Hương Khê đã thiệt hại 7,7 tỷ đồng tại 37 trường học; Cẩm Xuyên 1,25 tỷ đồng; Vũ Quang 398 triệu đồng; Can Lộc 346 triệu đồng…

Ông Trần Trung Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – cho biết: "Nhờ làm tốt công tác khắc phục hậu quả sau bão số 6 nên đến nay sau 1 tuần nước rút hoàn toàn các trường học trong toàn tỉnh đã nhanh chóng ổn định dạy học ngay từ đầu tuần. May mắn là ngành không có thiệt hại về người. Các cơ quan tổ chức đã giúp đỡ ngành dọn dẹp, khắc phục tu sửa lại trường lớp. Ủng hộ cho trường học, học sinh về sách vở, tiền bạc nhờ thế đã nhanh chóng ổn định học tập.

Ngành cũng đề xuất với UBND tỉnh sớm quan tâm ủng hộ kinh phí xây dựng, tu sửa bảo dưỡng các phòng học, máy móc … hư hỏng để sớm ổn định việc dạy và học cho các trường thiệt hại nặng.

Chúng tôi đã nhận được hỗ trợ của Bộ GD&ĐT, Nhà Xuất bản Giáo dục về tiền và sách vở. Rất mong nhận được sự quan tâm ủng hộ từ các Sở giáo, các trường học, các tổ chức danh nghiệp trong toàn quốc giúp các trường học bị thiệt hại sớm khắc phục hậu quả mưa lũ có điều kiện ổn định việc dạy học".



Xem nguồn

Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM khai giảng năm học mới

Posted: 26 Oct 2016 07:05 AM PDT


TS Hà Hữu Phúc – Vụ trưởng, Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TPHCM dự và đánh trống khai giảng. 

Phát biểu tại buổi lễ, TS Hà Hữu Phúc đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của tập thể sư phạm nhà trường đối với hệ thống giáo dục cả nước trong gần một phần tư thế kỷ qua. Nhà trường đã tạo dựng được uy tín cao trong làng ĐH Việt Nam. Tuy nhiên, trong tương lai, trườngcần đẩy mạnh việc phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển thêm cơ sở vật chất để phù hợp với việc mở rộng quy mô đào tạo.



TS Trần Quang Nam trao thẻ SV và huy hiệu HUFLIT cho đại diện tân SV 

Trong diễn văn khai giảng, TS Trần Quang Nam – Hiệu trưởng HUFLIT – chia sẻ: Kỳ tuyển sinh 2016 có nhiều biến động trong phạm vi cả nước, nhà trường vẫn là một địa chỉ đào tạo uy tín, tin cậy được phụ huynh lựa chọn cho con em mình. Với phương thức xét tuyển duy nhất là kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, năm học 2016 – 2017,  nhà trường tiếp nhận hơn 2.000 tân sinh viên nhập học (đạt 90% chỉ tiêu) cho 12 ngành đào tạo của trường.

Bên cạnh những lời nhắn gửi đến các tân SV, TS Trần Quang Nam, kêu gọi tập thể sư phạm nhà trường tiếp tục đoàn kết, đồng lòng nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ năm học 2016-2017 với chủ đề: "Đổi mới – Kỷ cương – Hợp tác – Gắn kết doanh nghiệp".

"Chúng ta tin tưởng rằng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của tập thể sư phạm nhà trường, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND TPHCM, Sở GD&ĐT TPHCM… HUFLIT sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy thành quả đã đạt được và tiếp tục gặt hái nhiều thắng lợi trong năm học 2016-2017" – TS Trần Quang Nam phát biểu.



 Tân cử nhân Nguyễn Thị Thùy Nhiên -Thủ khoa tốt nghiệp 2016 – trao cờ truyền thống cho tân SV Trần Minh Đạt – Thủ khoa đầu vào khóa 2016

Tại buổi lễ, nhà trường công bố quỹ học bổng năm học 2016 – 2017 trích từ quỹ của trường trị giá 2 tỷ đồng và tiếp nhận gần 600 triệu đồng được hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tổng giá trị học bổng dành cho sinh viên hàng năm với khoảng gần 9 tỷ đồng.

Dịp này, HUFLIT đã trao tặng 127 suất học bổng và khen thưởng cho 51 tập thể, sinh viên có thành tích tiêu biểu trong hoạt động Đoàn – Hội với tổng trị giá hơn 700 triệu đồng (học bổng từ 2 triệu đồng đến 100% học phí năm học). 

Công đoàn trường đã tiếp nhận nguồn kinh phí 250 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (Công ty CP Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ Cảng Sài Gòn 200 triệu đồng và tập thể sư phạm HUFLIT 50 triệu đồng).



Xem nguồn

Trường Đại học Mở TPHCM khai giảng năm học mới

Posted: 26 Oct 2016 06:22 AM PDT


PGS.TS Nguyễn Văn Phúc - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TPHCM - phát biểu tại lễ khai giảngPGS.TS Nguyễn Văn Phúc – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TPHCM – phát biểu tại lễ khai giảng

Dự buổi lễ có các ông: Nguyễn Viết Dũng – Phó Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM; Phạm Thiên Kha – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ-TCCN phía Nam.

Năm học 2016 – 2017 là năm đầu tiên Trường Đại học Mở TPHCM thực hiện Đề án 850/TTg đổi mới cơ chế hoạt động của trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy hướng đến lấy người học làm trung tâm.



Một tiết mục văn nghệ chào đón năm học mới 

 

Phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc- Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TPHCM – chúc mừng các tân sinh viên, đồng thời chia sẻ: Bước chân được vào cánh cửa đại học mới chỉ là phần khởi đầu cho một chặng đường dài lĩnh hội tri thức, kiến tạo giá trị bản thân. Vì vậy, tôi mong mỏi các bạn tân sinh viên hãy tiếp tục cố gắng, phấn đấu, rèn luyện thật nhiều hơn nữa trên con đường học tập của mình. Biển tri thức là vô tận, nếu các bạn dừng chân hài lòng với những gì mình đã đạt được, các bạn sẽ tự mình bước chân ra khỏi "dòng chảy" tri thức.

Tại buổi lễ khai giảng nhà trường đã trao 1 suất học bổng trị giá 200% học phí cho thủ khoa, 180% học phí cho á khoa đầu vào cùng nhiều suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.



Xem nguồn

Chinh phục giấc mơ nghề nghiệp tại BigFour với ICAEW CFAB

Posted: 26 Oct 2016 05:40 AM PDT


Với Phạm Xuân Bách, nhân viên chính thức của EY Việt Nam – Một trong bốn hãng kiểm toán hàng đầu thế giới, việc chọn đúng người bạn đồng hành ICAEW đã giúp anh mở được cánh cửa nghề nghiệp mơ ước.

Không ngần ngại thử thách bản thân

Là một người yêu thích những thử thách và khám phá bản thân, nên ngay từ những ngày đầu tiên ngồi trên ghế giảng đường của trường Đại học Ngoại Thương, chàng sinh viên Phạm Xuân Bách đã tích cực tìm kiếm cơ hội được cọ sát, học tập và giao lưu thông qua các cuộc thi, các hoạt động dành cho người trẻ.

Vào năm thứ ba, Bách biết tới "Challenges for Growth", sân chơi trí tuệ dành cho các sinh viên đam mê lĩnh vực tài chính, kế toán và kinh doanh do ICAEW và EY Việt Nam đồng tổ chức. Vốn là dân "ngoại đạo”, không có nhiều kiến thức và kĩ năng chuyên ngành Tài chính, Kế toán, nhưng với sức trẻ, sự nhiệt thành, cùng tinh thần đam mê học hỏi, Bách quyết định tham gia cuộc thi ngay lập tức.

Đây là một trong những quyết định đúng đắn nhất của Bách, bởi sau đó anh đã trở thành "người được chọn", chẳng những được ICAEW hỗ trợ nâng cao kiến thức và kĩ năng chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp bằng một suất học bổng theo học chương trình ICAEW CFAB, mà còn chắc chắn có một suất thực tập tại EY Việt Nam.

vietnamnet

Bách hiện đang là nhân viên chính thức tại EY Việt Nam …

'Người bạn đồng hành' mang tên ICAEW CFAB

Nói về chương trình ICAEW CFAB, ban đầu Bách chỉ nghĩ rằng đây là "cứu cánh" bổ khuyết cho những kiến thức chuyên ngành tài chính kế toán mà anh chưa có dịp đào sâu trong chương trình đại học, tạo đòn bẩy để Bách hiện thực hoá mục tiêu trở thành nhân viên chính thức tại một trong những hãng kiểm toán lớn BigFour chứ không chỉ dừng lại ở thực tập sinh.

Nhưng sau khi đã thực sự bắt nhịp với chương trình đào tạo, Bách nhận ra đây chính là người bạn đồng hành hữu ích mà anh tìm kiếm bấy lâu, bởi ICAEW CFAB chẳng những mở ra cánh cửa nghề nghiệp trong môi trường tài chính kế toán và kinh doanh quốc tế, mà còn mở ra rất nhiều cánh cửa thú vị khác cho anh.

"Bên cạnh kiến thức chuyên ngành với giáo trình quốc tế cập nhật liên tục, mình còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng đưa ra quyết định, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và đặc biệt là trau dồi kỹ năng tiếng anh Thương mại và giao tiếp. ICAEW CFAB đã trang bị cho mình cực kỳ đầy đủ các kiến thức về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh, sự tự tin khi làm việc với đối tác và đồng nghiệp quốc tế. Đây là những điều quý giá mà nếu chỉ học Đại học sẽ không bao giờ có được." Bách chia sẻ.

Vừa làm vừa ứng dụng kiến thức được học vào công việc, Bách lần lượt vượt qua tất cả các bài thi, và lấy được chứng chỉ ICAEW CFAB một cách thuyết phục và giờ đây cũng trở thành nhân viên chính thức của EY Việt Nam. Một cái kết "có hậu" mà không phải sinh viên nào cũng có cơ hội đạt được.

vietnamnet

…và nhận được rất nhiều sự yêu mến từ các đồng nghiệp nhờ năng lực chuyên môn cao

Khi trả lời về những trải nghiệm của mình tại môi trường chuyên nghiệp và quốc tế của EY, Bách chia sẻ rằng: "Được chinh phục giấc mơ nghề nghiệp của mình tại một trong các công ty BigFOUR là một điều thật tuyệt vời đối với bất kì bạn trẻ nào, và mình cũng không phải ngoại lệ. EY là một môi trường làm việc quốc tế, chuyên nghiệp. Mình thực sự đã học hỏi được rất nhiều từ bạn đồng nghiệp cũng như từ cấp trên của mình. Những kiến thức được học từ ICAEW CFAB đã được mình áp dụng triệt để trong suốt quá trình làm việc. Ngoài ra, ICAEW vẫn tiếp tục hỗ trợ về mặt chuyên môn ngay cả sau khi mình đã kết thúc chương trình học, khiến mình cảm thấy rất yên tâm." Bách cho biết.

Không chỉ giúp Bách "cán đích" một cách thuyết phục trở thành nhân viên chính thức của EY Việt Nam, ICAEW đồng thời tiếp tục là cầu nối đưa Bách đến với những sân chơi trí tuệ khác dành cho sinh viên và nhân lực ngành Tài chính trong khu vực, đáng kể nhất là cuộc thi Regional Business Challenges, được tổ chức hàng năm bởi ICAEW tại khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới.

Không ngủ quên trên chiến thắng, hiện tại Bách vẫn miệt mài nghiên cứu và phát triển các kiến thức mới phục vụ cho công việc và cuộc sống. Trong tương lai, Bách mong muốn tiếp tục hợp tác với ICAEW trong các dự án về đào tạo, bởi anh quan niệm nếu ICAEW CFAB có thể trở thành bạn đồng hành với anh, thì chương trình cũng có thể trở thành bạn đồng hành với các sinh viên và nhân lực ngành Tài chính Việt Nam khác.

"ICAEW CFAB được thiết kế để tương thích với nhiều đối tượng khác nhau từ sinh viên đại học, đã ra trường và kể cả những người đang làm việc tại các doanh nghiệp, nên mình nghĩ bất cứ ai cũng có thể thử tìm kiếm cơ hội với chứng chỉ này. Trong sự nghiệp của mỗi người, việc lựa chọn đúng "người bạn đồng hành" sẽ giúp cá nhân nhanh chóng cán đích thành công mục tiêu của mình." Bách kết luận.

Doãn Phong



Xem nguồn

"Nhà con bị lũ cuốn hết, chẳng còn gì mà ăn"

Posted: 26 Oct 2016 04:59 AM PDT


 – Có em đến trường, mới học đến tiết 3 thì nằm gục xuống bàn. Cô giáo chạy xuống hỏi mới biết sáng con chưa ăn sáng. Nhà con bị lũ cuốn hết, chẳng còn gì mà ăn.

“Nhiều học sinh không thể đến trường vì đói”

Chúng tôi về rốn lũ Tuyên Hóa 4 ngày sau khi lũ rút. Thầy trò ở các điểm trường, dù là nơi lũ cao nhất cũng đã đi học trở lại. Nhưng dấu vết của trận lũ lịch sử dường như vẫn còn nguyên vẹn.

Đón chúng tôi bên bờ sông Gianh là cô Nhi, giáo viên của Trường Tiểu học số 2 Phong Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình). Ngồi sau xe máy, hỏi ra mới biết Nhi sinh năm 1995, năm nay mới 22 tuổi. Nhà của Nhi ở tận Lệ Thủy, cô vừa chuyển tới trường. Con đường dẫn vào trường vẫn lầy lội đầy những bùn đất.

lũ lụt lịch sử miền Trung, bão lũ miền Trung, lũ lụt miền Trung
Sách vở của học sinh bị ngập trong lũ nay được đem phơi ở sân trường.

Cô Phạm Thị Lệ Thủy, Phó hiệu trưởng phụ trách trường cho biết, trường có 15 giáo viên thì có 8 thầy cô ở bên kia sông, 5 thầy cô là người địa phương, 2 thầy cô còn lại vừa mới chuyển đến, vẫn đang ở trong trường.

Những ngày lũ về các thầy cô phải ở trường đưa sách vở, tài liệu, thiết bị… lên tầng hai để tránh lũ chẳng còn thời gian lo cho gia đình mình. Gia đình nhiều thầy cô cũng bị ngập, có nhà chỉ còn lại mỗi cái giường. Thế nhưng lũ vừa rút các thầy cô lại tập trung dọn dẹp để học sinh có thể đến trường.

Cả trường có tất cả 146 học trò thì có 95 trò thuộc diện hộ nghèo. Lũ đến rồi đi, nhưng nghèo thì càng nghèo thêm. Nhà nhiều trò ăn còn không đủ nên cũng chẳng màng việc đến trường.

Có em đến trường, mới học đến tiết 3 thì nằm gục xuống bàn. Cô giáo chạy xuống hỏi mới biết sáng con chưa ăn sáng. Nhà con bị lũ cuốn trôi hết, chẳng còn gì mà ăn” – cô Thủy nghẹn ngào.

Cô Thủy cho biết, lo nhất là các em vì khó khăn mà bỏ học. Các thầy cô trong trường cũng cố gắng đến nhà các em động viên gia đình, động viên chính các em để các em không bỏ học.

Nhiều học sinh đến trường mà không còn sách vở, đồng phục vì bị lũ cuốn hết. Chúng tôi phải huy động thầy cô mua tạm cho các em sách vở để động viên các em tới trường“.

Biết nhiều trò thuộc hộ nghèo nhưng khi đến nhà các em, chính các cô cũng ngỡ ngàng, không ngờ nhà các em lại nghèo đến thế.

lũ lụt lịch sử miền Trung, bão lũ miền Trung, lũ lụt miền Trung
Em Sỹ cùng bà ngoại và 3 chị em sống trên chiếc lồng cá những ngày sau lũ.

Cô Thủy kể, có nhà như em Nguyễn Ngọc Sỹ, học sinh lớp 5 của trường, bị bố mẹ bỏ rơi từ năm 3-4 tuổi, ở với ông bà ngoại nay đã ngoài 80. Đầu năm nay, đứa con gái bà lại gửi về 3 đứa con nhỏ. Một mình bà ngoại chèo đò đưa người qua sông kiếm vài chục ngàn mỗi ngày nuôi 6 miệng ăn.

Những ngày sau lũ, 5 bà cháu sống trên chiếc lồng cá trên sông, tài sản duy nhất của cả nhà. Căn nhà cũ trống huếch hoác, chỉ có một chiếc giường bám đầy bùn đất sau lũ.

Hay như nhà của em Trần Ngọc Bình Dương, nhà có 4 anh chị em, mẹ có dấu hiệu của người thần kinh, bố đi làm thuê 1 tháng lương hơn 2 triệu nuôi cả 5 mẹ con. “Trong nhà chỉ có duy nhất 2 cái bóng điện tròn. Nói không ai tin nhưng đến giờ mà gia đình em vẫn phải ăn cháo qua ngày” – cô Thủy nói.

Thương học trò, các thầy cô đã cố gắng vận động, kêu gọi hỗ trợ để tìm cách hỗ trợ cho các em. Cô Thủy cho biết, những ngày qua, nhiều đoàn hỗ trợ đã đến trường, hỗ trợ cho các em học sinh tiền, gạo, sách vở, cặp xách.

Trường chỉ có 146 học sinh nên hôm qua đây chúng tôi đã chuyển hơn 700 chiếc cặp xách và 300 bộ vở cho các điểm trường khác” – cô Thủy nói, đồng thời cho biết, thầy cô nơi đây trân trọng từng món quà nhỏ nhưng hy vọng mọi người sẽ quan tâm hỗ trợ nhiều hơn tới cuộc sống của những em học sinh khó khăn sau lũ.

“Chỉ mong xây cho các con ngôi trường vượt lũ”

Cô giáo Trần Thị Chiên, Hiệu trưởng Trường mầm non Phù Hóa (Quảng Trạch, Quảng Bình) cho biết, mong muốn lớn nhất của cô cũng như giáo viên nhà trường lúc này là xây được cho các con một ngôi trường vượt lũ (trường 2 tầng).

Hiện trường có gần 200 học sinh nhưng phải học ở 3 điểm trường khác nhau. Thế nhưng, ba điểm trường lại chung nhau một bếp ăn thành ra mỗi ngày 2 lần, các cô lại phải chở cơm từ bếp ăn xuống các điểm trường.

lũ lụt lịch sử miền Trung, bão lũ miền Trung, lũ lụt miền Trung
27 cô trò ăn, ngủ chỉ có một chiếc quạt mượn của người dân đặt giữa phòng.

Có điểm trường chỉ là một căn nhà cấp 4 hai gian, nằm giữa cánh đồng. Lớp chỉ có 25 học sinh. Căn nhà xây đã 10 năm bằng gạch xi măng trộn đá. 10 năm nước lũ khiến nó mủn hết ra. Cô Chiên nói tường ở đây đóng đinh không cần dùng búa, chỉ cần dùng tay ấn một cái là được. Các con nằm ngủ mà cô chỉ lo bụi rơi vào mắt.

Điểm trường có 25 học sinh theo quy định chỉ cần 1 giáo viên nhưng các cô nói phải cử 2 cô giáo để thay nhau đi chở cơm. Hơn nữa, có 2 cô thì buổi trưa cũng đỡ buồn. Vả lại trường ở giữa đồng nên nhiều hôm rắn còn bò vào đến cửa, có 2 cô cũng đỡ sợ.

Chúng tôi đến lớp học đúng vào giờ cơm trưa của lũ trẻ. Lớp học có 4 cái quạt treo tường thì lũ cuốn cả thành ra 27 cô trò ăn cơm, ngủ trưa chỉ có mỗi cái quạt đặt giữa phòng. Cô giáo ở đây nói cái quạt được người dân cho mượn. Lũ vừa rút nên quạt mới vẫn chưa kịp mua.

Căn bếp của ngôi trường mầm non được đặt trong phòng tạm cạnh khu lớp học. Cô Chiên kéo tay tôi vào khu nấu đặt trong cùng, chỉ cho tôi xem mực nước lũ trên sát nóc nhà. Một phần không gian của khu nấu nướng đã được chia ra làm khu vệ sinh, ngăn nhau chỉ bằng một bức tường thấp.

Lối vào nhà vệ sinh của lũ trẻ và cả các thầy cô nằm ở bên ngoài chỉ chừng 40cm, sâu hu hút. Người lớn muốn vào phải hơi nghiêng người một chút. Bên trong có phân thành ô vệ sinh nam và nữ nhưng ô dành cho nam đã bị trưng dụng để đặt 2 cánh cửa đã hỏng. 65 cô trò ở điểm trường chỉ dùng một ô vệ sinh cho nữ.

Sau khi dẫn chúng tôi đi xem cả 3 điểm trường, cô Chiên rơm rớm nói rằng, cô cũng vừa mới chuyển đến trường được 2 tháng thì lũ về. Cô nói cô đã đi qua nhiều trường mầm non nhưng có lẽ đây là trường nghèo nhất của Quảng Trạch mà cũng là Quảng Bình.

Ngay cả ở những vùng cao cũng có nhà cao tầng hết rồi chứ không như trường này” – cô Chiên nói. “Khi mới sang trường, tôi đã khóc. Khóc vì thấy học sinh khổ quá, giáo viên vất vả quá“.

Vất vả, khó khăn là vậy nhưng lũ trẻ ở đây thì rất ngoan. Chúng nó ngồi thành hàng trước bức tường vẫn còn hằn rõ mực nước lũ cao gần nóc nhà, chào râm ran khi có người lạ bước vào.

Chúng tôi bắt gặp cậu bé 4 tuổi bối rối khi thấy người lạ vào trường ở hành lang lớp học. Tôi hỏi: “Hôm trước lũ, nhà con có sao không?” Nó nói gì đó bằng giọng Quảng Bình, nghe không rõ, chỉ láng máng là: “Đồ đạc nhà con tan tành hết!” Tôi lại hỏi: “Thế con có sợ không?” Đôi mắt trong veo của nó ngơ ngác nhìn lên nóc nhà.

Nó nói nó tên Nguyễn Chí Phong. Cái tên rất đẹp.

Lê Văn



Xem nguồn

Nam sinh ĐH Y Dược Cần Thơ mất tích bí ẩn

Posted: 26 Oct 2016 04:16 AM PDT


Một nam sinh viên năm cuối của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ bất ngờ mất tích khiến gia đình, bạn bè, thầy cô lo lắng.

Ngày 26/10, Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, cho biết vừa tiếp nhận trình báo của ông Nguyễn Văn Trọng (ngụ tại phường Núi Sam, Châu Đốc, tỉnh An Giang) về việc con trai ông là Nguyễn Trần Hoàng Phụng, sinh năm 1996, sinh viên năm cuối chuyên ngành Y Đa khoa của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ mất tích nhiều ngày qua.

ĐH Y Dược Cần Thơ, mất tích

Nam sinh Nguyễn Trần Hoàng Phụng bất ngờ mất tích

(ảnh do gia đình cung cấp)

Theo trình báo của ông Trọng, do không thấy Phụng đi thực tập lâm sàng ở Bệnh viện Đa khoa Trung Ương TP Cần Thơ như thường ngày, bạn bè của nam sinh này thông báo cho gia đình biết và tổ chức tìm kiếm.

"Khoảng 14h ngày 22/10, mọi người không liên lạc được với Phụng. Nghe tin con trai mất tích tôi bỏ hết công ăn việc làm ở quê để lên đây tìm kiếm. Gia đình đã đi khắp các bệnh viện để tìm vì sợ nó bị tai nạn giao thông nhưng cũng không thấy", ông Trọng nói và cho biết, con trai mình khi mất tích chạy xe máy màu đỏ mang biển số 67 E1 – 06407.

Mấy ngày nay, ông mất ăn mất ngủ vì lo lắng. "Nó nói thứ 6 tới sẽ về quê ăn đám giỗ nội, nhưng giờ đã không liên lạc được, qua điện thoại và Facebook đều bất thành".

ĐH Y Dược Cần Thơ, mất tích

Ông Nguyễn Văn Trọng – cha ruột của Phụng

Chị Nguyễn Trần Hương Thủy, chị ruột của Phụng, cho biết nam sinh này tính tình rất hiền lành, sống nội tâm, từng có bạn gái nhưng đã chia tay.

"Phụng là em út của tôi, nó học rất giỏi và ngoan hiền. Lên Cần Thơ học nó ở trọ một mình trên đường Nguyễn Văn Cừ. Hiện đồ đạc trong phòng trọ vẫn còn. Trước thời điểm mất tích, Phụng không có biểu hiện gì bất thường. Gia đình tôi giờ chỉ biết mong ai biết tin tức của Phụng thì báo giúp", chị Thủy nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Phụng rất thích chơi game nhưng nam sinh này có "nguyên tắc" không chơi đêm và luôn về nhà trọ trước 5h chiều.

Hiện nay công an đang tiến hành xác minh vụ việc.

Hoài Thanh



Xem nguồn

Cung cấp đường dây nóng tiếp nhận phản ánh lạm thu

Posted: 26 Oct 2016 03:34 AM PDT


Ngày 24/10, bà Phạm Thị Hằng – Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa ký Công văn số 2145/SGDĐT-TTr về việc cung cấp số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin của công dân phản ánh về dạy thêm, học thêm và các khoản thu sai quy định.

Theo đó, năm học 2016 – 2017, toàn ngành giáo dục Thanh Hóa tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai tích cực nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa và hướng dẫn của ngành giáo dục; tập trung từng bước khắc phục những khó khăn, bất cập, những hạn chế, tồn tại trong giáo dục.

Tuy nhiên, qua đánh giá của ngành giáo dục Thanh Hóa, bước vào năm học 2016 – 2017, vẫn còn có đơn thư của công dân và báo chí phản ánh về dạy thêm, học thêm và thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách sai quy định tại các đơn vị, trường học. Trong đó nổi lên ở mộ số địa phương trên địa bàn toàn tỉnh như: Thành phố Thanh Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Bỉm Sơn… gây bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội.

Từ thực trạng đó, để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những bức xúc xảy ra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Sở GD-ĐT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức quán triệt đến các đơn vị, trường học Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 14/9/2012 về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu và Quyết định số 2381/2012/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm.

Các bậc phụ huynh, người học sẽ có thêm kênh phản ánh thông tin

Các bậc phụ huynh, người học sẽ có thêm kênh phản ánh thông tin

Cùng với đó là Công văn số 1868/SGDĐT-TTr ngày 15/9 của Sở GD-ĐT về chấn chỉnh dạy thêm, học thêm và thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách năm học 2016 – 2017; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm và thực hiện các khoản thu ngoài ngân sách của các đơn vị, trường học trên địa bàn và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật.

Để nắm bắt và kịp thời và xử lý những phản ánh về vấn đề nêu trên, Sở GD-ĐT đề nghị các huyện, thị xã, thành phố cung cấp số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin của người học, phụ huynh và nhân dân phản ánh, gửi về Sở GD-ĐT trước ngày 30/10.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Comments