Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vĩnh Long: Thống nhất mức thu học phí buổi thứ 2

Posted: 24 Oct 2016 10:08 AM PDT


Thống nhất mức thu tiền học phí buổi thứ 2 và tổ chức bán trú đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2016 – 2017:


Việc miễn, giảm tiền học buổi thử 2 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLTBGDĐT-BTC-BLĐTBXH.

Về tiền thu tổ chức bán trú là khoản thu thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh. Tiền thu tổ chức bán trú gồm: Tiền ăn, tiền chăm sóc học sinh và sinh hoạt bán trú.



Xem nguồn

Đình chỉ thầy giáo dùng thước gỗ đánh học sinh

Posted: 24 Oct 2016 09:26 AM PDT


 – Trong giờ học em Đăng không làm được bài toán, thầy Bình đã dùng thước gỗ đánh mạnh khiến em chấn thương.

Ngày 24/10, ông Đặng Văn Hóa- Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, Phòng GD&ĐT vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với thầy Trần Văn Bình- giáo viên chủ nhiệm lớp 4B Trường tiểu học Kim Lâm (xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương) để làm rõ hành vi đánh học sinh.

thầy giáo, học sinh, bạo hành

Trước đó, vào ngày 7/10, em Lo Vi Đăng (lớp 4B) khi lên bảng không làm được bài môn toán do thầy Bình giao nên thầy đã dùng thước gỗ đánh vào mông Đăng.

Sau khi bị đánh, Đăng luôn miệng kêu đau và không đi được.

Gia đình đã đưa em Đăng đi thăm khám tại bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương (Nghệ An) để kiểm tra vết thương.

Kết quả khám ban đầu, bác sĩ chuẩn đoán Đăng bị tổn thương vừng sụn giữa khớp đùi và mông.

Ngay sau đó, gia đình đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan Công an và Ban giám hiệu trường tiểu học Kim Lâm.

Ngày 10/10/2016, phụ huynh của em Lo Vi Đăng đến gặp ban giám hiệu xin chuyển ra học tại điểm trung tâm với lý do bị thầy Trần Văn Bình đánh.

Theo giải trình của thầy Bình trước Ban giám hiệu, nguyên nhân chính do trong giờ toán do Đăng không làm được bài toán nên đã dùng thước gỗ đánh vào mông.

Ông Hoàng Văn Danh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết , sự việc thầy Bình đánh học sinh là không đúng. Quan điểm của trường là xử lý nghiêm, không bao che.

Hiện tại, trường đang chờ kết quả điều tra của bên công an và nghiên cứu các văn bản để có hình thức xử lý phù hợp với sai phạm của thầy Bình.

Được biết, sau khi sự việc xảy ra, thầy Bình đã động viên, thăm hỏi và đưa em Đăng đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Hiện sức khỏe của em Lo Vi Đăng đã ổn định, đi học bình thường.

Văn Bình



Xem nguồn

Tâm sự nhói lòng của giáo viên dầm mình dưới nước dọn lũ từ 3h sáng

Posted: 24 Oct 2016 08:44 AM PDT


Trên đây là tâm sự nhói lòng của cô Ngô Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường mầm non Phương Mỹ – Hà Tĩnh sau loạt hình ảnh giáo viên dầm mình dưới nước dọn dẹp cơ sở vật chất nhà trường sau "siêu lũ" được đăng tải trên mạng xã hội.

Huy động cả chồng, con dọn lũ

Một loạt ảnh giáo viên dầm mình trong nước lũ, có đoạn ngập ngang cổ người lớn, vừa được một tài khoản facebook đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xót xa. Chia sẻ với PV Dân trí vào sáng 24/10, cô Ngô Thị Hà, Hiệu trưởng trường mầm non Phương Mỹ – Hà Tĩnh xác nhận, đây đúng là hình ảnh của các giáo viên, phụ huynh học sinh tham gia dọn dẹp nhà trường sau "siêu lũ". Tuy nhiên, theo lời của cô Hà, hình ảnh này chỉ phản ánh một phần nhỏ nỗi vất vả của giáo viên ở đây.

"Đêm đó nước tràn về, mưa quá to, nước sông dâng quá nhanh,cộng với mất điện nên trở tay không kịp. Một số giáo viên gần nhà đã huy động cả chồng, con ra trường dọn lũ nhưng một số đồ không thể cứu được do nước ngập sâu quá", cô Hà cho biết.

Cũng theo cô Hà, cơn "siêu lũ" vừa qua, Trường mầm non Phương Mỹ ngập hết toàn bộ tầng 1. Chỉ còn khoảng 20cm nữa, nước tràn vào tầng 2. Nước ngâm ròng rã trong 5 ngày 5 đêm. Khi nước lũ rút vơi bớt đi, một số giáo viên ở gần cùng với phụ huynh học sinh đã tham gia dọn lũ từ 3h sáng.

"Do địa điểm nhà trường nằm ở nơi thấp trũng nên các tình nguyện viên không có phương tiện vào giúp đỡ nhà trường. Chúng tôi phải huy động một số giáo viên và phụ huynh học sinh ở gần đến giúp đỡ lúc rạng sáng. BGH phần lớn đều nhà xa nhưng cũng phải bơi xuồng vào để dọn dẹp bởi nếu không dọn sớm khi vẫn còn nước thì chúng tôi phải mất công gấp 3 lần để dọn dẹp. Chúng tôi dọn liên tục trong 7 tiếng đồng hồ vẫn chưa nghỉ tay. Giáo viên và phụ huynh dọn lả cả người trong 2 ngày vẫn không xong nổi nên phải cầu cứu 20 bộ đội vào giúp đỡ được trong vòng 1 ngày nữa mới tạm ổn", cô Hà chia sẻ.


Giáo viên dầm mình trong nước lau dọn trường

Giáo viên dầm mình trong nước lau dọn trường

Học sinh vẫn chưa thể tới lớp

Được biết, ngày 22/10, đường bộ mới thông vào đến tận trường do nhiều đoạn thấp trũng vẫn còn ngập trong nước. Cùng với hậu quả của việc ngập lụt nghiêm trọng, nhà trường đang từng bước khắc phục khó khăn để đón học sinh trở lại trường.

Hiện nay, Trường mầm non Phương Mỹ có 165 học sinh (có 1 điểm lẻ). Mặc dù hiện tại nước lũ đã rút hoàn toàn nhưng học sinh toàn trường vẫn chưa thể tới lớp do phòng học ngâm nước lũ quá lâu, rất ẩm thấp.

"Trường nằm trong vùng thấp trũng nên sau lũ, lượng bùn và chất thải chất vào trường rất cao nên nhà trường phải duy động dọn dẹp cật lực để học sinh có thể trở lại trường", cô Hà nói.

Cũng theo chia sẻ của BGH nhà trường, ngày hôm nay (24/10), toàn trường có 50 học sinh (trong đó 30 em ở điểm lẻ) và 20 em ở điểm chính đến lớp. "Dự kiến cuối tuần này, trường mới có thể bắt tay vào việc dạy và học bình thường. Tuy nhiên, bếp ăn bán trú thì không biết bao giờ có thể khắc phục được do hư hỏng quá nặng, đồ đạc bị trôi chưa thể sắm lại được.

Cũng theo cô Hà, có một số đoàn từ thiện có đến trường trao đồ chơi cho học sinh và một ít chăn gối nhưng một số bàn ghế hỏng hóc thì hiện nhà trường chưa thể khắc phục được. Chỉ có một số bàn sắt còn giữ lại được còn bàn gỗ hoặc gỗ ép, gần như hư hỏng nặng.

Dưới đây là một số hình ảnh ngập lụt của Trường mầm non Phương Mỹ và hình ảnh giáo viên dầm mình trong nước lũ để dọn dẹp, do BGH nhà trường gửi riêng cho Báo điện tử Dân trí:

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Sinh viên Y khoa sẽ phải thi chứng chỉ hành nghề sau khi tốt nghiệp

Posted: 24 Oct 2016 08:02 AM PDT


 – Chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ đa khoa có thể là yêu cầu bắt buộc để tham gia các hoạt động chuyên môn ở các cơ sở y tế.

Sáng 24/10, hội thảo "Định hướng triển khai và lộ trình phát triển ngân hàng câu hỏi cho kỳ thi chung tiến tới thi Chứng chỉ hành nghề cho Bác sĩ đa khoa (BSĐK)" đã diễn ra với sự tham gia của Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, đại diện các cơ sở giáo dục đào tạo ngành y và các bệnh viện lớn trên toàn quốc.

Hội thảo đã đưa ra các vấn đề cần thảo luận để tiến tới thực hiện kỳ thi tốt nghiệp quốc gia cho BSĐK trong tương lai: mục đích của kỳ thi, đối tượng tham gia, cấu trúc đề thi, nội dung đề thi, kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi, ban soạn thảo đề thi… Các đại biểu tham dự hội thảo được chia thành 4 nhóm để thảo luận, đưa ra câu trả lời cho những vấn đề cụ thể. Có nhiều vấn đề nhận được sự nhất trí cao của các thành viên, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục được bàn thảo trong những hội thảo tiếp theo.

Mở đầu hội thảo, đại diện tới từ Viện Chiến lược và chính sách Y tế – Bộ Y tế đã trình bày tổng quan về thi chứng chỉ hành nghề ở các quốc gia trên thế giới. Khách mời là GS. Gordon Strewler (ĐH California, Mỹ) cũng trình bày lộ trình xây dựng một kỳ thi quốc gia dành cho BSĐK. Lộ trình tóm lược mà ông đưa ra như sau:

Sinh viên Y khoa, sinh viên trường y, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa

Sửa Luật, yêu cầu Chứng chỉ hành nghề

Phần thảo luận của nhóm 1 – gồm các cơ quan tham gia xây dựng chính sách – nhất trí đưa ra 3 mục đích của kỳ thi quốc gia: đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, xác định chuẩn năng lực nghề nghiệp tối thiểu của cán bộ y tế khi tham gia hệ thống y tế.

Tuy nhiên, nhóm này đề xuất thay đổi đối tượng tham gia kỳ thi: không phải chỉ dành cho BSĐK, mà dành cho đối tượng nhân viên y tế nói chung, gồm: bác sĩ điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh…

Nhóm 1 cũng thống nhất ý kiến, kỳ thi quốc gia sẽ là kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ hành nghề này sẽ được yêu cầu cho các hoạt động chuyên môn. Hiện nay, quy định về chứng chỉ hành nghề do Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định. Cho nên, đại diện của nhóm đề nghị sắp tới phải khẩn trương sửa Luật khám bệnh, chữa bệnh để việc thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề được quy định trong Luật.

Sinh viên Y khoa, sinh viên trường y, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa
Hội thảo diễn ra với sự tham gia của đại diện các Bộ, Cục, các trường đại học và bệnh viện lớn trên cả nước

Chủ đề thảo luận của nhóm 2 được đặt ra cho đại diện các Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y dược TP.HCM, khoa Dược ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Y dược Thái Nguyên, Bệnh viện Chợ Rẫy và một số trường cao đẳng y tế.

Đa số thành viên nhóm này đồng ý kỳ thi sẽ được tổ chức cho các sinh viên đã hoàn thành 6 năm y khoa, trước khi bước vào 18 tháng thực hành. Đại diện nhóm đưa ra lý do cho quyết định này: "Thi sau tốt nghiệp sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, phù hợp với xu hướng chung và định hướng 6 +3 (6 năm đa khoa + 3 năm chuyên khoa) sắp tới của chúng ta".

Nhóm này cũng cho rằng, nếu kỳ thi được làm tốt sẽ là cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường. Dựa vào đó, các trường cũng điều chỉnh chương trình đào tạo, đánh giá sinh viên để phù hợp với kỳ thi. Ngoài ra, nhóm không đề nghị thi cấp chứng chỉ lại cho các bác sĩ đang hành nghề.

Một thành viên trong nhóm cũng khẳng định, cần làm rõ để tránh nhầm lẫn vấn đề sau: Đây là kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dành cho sinh viên đã tốt nghiệp, có thể trước hoặc sau 18 tháng thực hành nhưng chưa học 3 năm chuyên khoa, nên đây có thể coi là chứng chỉ hành nghề tạm thời, được phép thực hành trên người bệnh, chứ chưa thể là chứng chỉ hành nghề mãi mãi ở một lĩnh vực chuyên khoa. Theo ông, sinh viên tốt nghiệp 6 năm y khoa "mới chỉ học kiến thức cơ bản, kể cả sau 18 tháng thực hành cũng mới chỉ là cơ bản. Nếu chứng chỉ hành nghề này là mãi mãi sẽ đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới".

Góp ý về vấn đề này, một đại biểu đề nghị đại diện các trường và bệnh viện hết sức lưu ý việc tập trung vào chứng chỉ hành nghề chuyên khoa. Đại biểu này cho rằng, mặc dù đồng ý với mô hình 6+3 cung cấp bác sĩ chuyên khoa cho hệ thống cơ sở y tế trung ương, song ông rất e ngại về việc hệ thống y tế cơ sở (tuyến xã, huyện, tỉnh) sẽ không có đủ nhân lực nếu thống nhất rằng sau khi hoàn thành 6 năm y khoa hay sau 18 tháng thực hành mà vẫn chưa đủ để hành nghề.

Trắc nghiệm lý thuyết, thực hành ở trung tâm

Sinh viên Y khoa, sinh viên trường y, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa
Mỗi nhóm thảo luận về những vấn đề khác nhau để tiến tới thực hiện kỳ thi quốc gi cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ đa khoa

Về nội dung kỳ thi, các thành viên nhóm 3 đề xuất 3 môn chính: kiến thức cơ sở, y tế công cộng, thực hành lâm sàng. Trong đó, thực hành lâm sàng sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất và các chuyên môn trước mắt là: nội, ngoại, sản, nhi… cộng thêm các chuyên khoa khác.

Về cấu trúc đề thi, đối với phần thi lý thuyết sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính. Nếu có điều kiện, sau này sẽ tổ chức thi online. Ở phần thực hành, các đại biểu đề xuất thi tại các trung tâm do Bộ Y tế giao. Cả nước phải có ít nhất 3-5 trung tâm, đảm bảo điều kiện thi tương đối giống nhau.

Các trường Y sẽ không trực tiếp tổ chức thi, mà Bộ Y tế sẽ giao cho các trung tâm tổ chức thi. Các trường chỉ được mời tham gia một phần nào đó.

Về các thành viên của Ủy ban đề thi (soạn thảo câu hỏi), các đại biểu nhóm 4 cho rằng nên lựa chọn thành viên bao gồm cả các bộ phận quản lý và bộ phận chuyên môn. Bộ phận quản lý gồm các Bộ, Cục liên quan. Thành viên chuyên môn là các chuyên gia tới từ các trường đào tạo, các bệnh viện lớn.

Nhóm này cũng đề xuất có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực khảo thí, kiểm định chất lượng để đánh giá về độ khó dễ của đề thi, tính giá trị…

100% đại diện các trường cũng thống nhất sẽ xây dựng bộ câu hỏi hoàn toàn mới, chứ không dựa trên đề thi của các trường đào tạo y khoa. Tuy nhiên, Ủy ban đề thi nên tham khảo bộ câu hỏi của các trường và các trường nên đề xuất bộ câu hỏi cho ban đề thi tham khảo. Ngoài ra, Ủy ban cũng nên tham khảo bộ đề thi của các nước trên thế giới để bắt kịp xu hướng.



Xem nguồn

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo giải quyết vấn đề giáo viên bị chấm dứt hợp đồng

Posted: 24 Oct 2016 07:20 AM PDT


Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành công văn khẩn số 1173-CV/VPTU về việc chỉ đạo giải quyết đơn của tập thể giáo viên (GV), nhân viên hành chính (NVHC) các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Yên Định.

Công văn khẩn của văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa nêu ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Công văn khẩn của văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa nêu ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Theo đó, Tỉnh ủy nhận được đơn đề nghị ngày 9/10 của tập thể GV, NVHC là lao động hợp đồng từng công tác tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Yên Định trước ngày 1/9/2016, phản ánh về việc UBND huyện Yên Định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) đối với 647 GV, NVHC đang công tác tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện.

Sau khi xem xét, ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh căn cứ các quy định hiện hành, khẩn trương chỉ đạo giải quyết đơn phản ánh của công dân theo ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy tại công văn 1117-CV/VPTU, ngày 6/10, báo cáo Bí thư Tỉnh ủy kết quả.

Trước đó, Dân trí đã phản ánh, ngày 1/9, 647 GV, NVHC đã chính thức bị chấm dứt HĐLĐ. Sau khi bị chấm dứt HĐLĐ, hàng trăm GV, NVHC đã gửi đơn kêu cứu, kiến nghị khẩn cấp tới ngành chức năng.

Theo đơn phản ánh của GV, NVHC thì việc UBND huyện Yên Định chấm dứt HĐLĐ với lý do UBND huyện không có nhu cầu sử dụng lao động hợp đồng tại thời điểm hiện tại là không đúng quy định của pháp luật.

Người lao động không được thông báo đúng thời gian trước khi bị chấm dứt HĐLĐ theo quy định. Trong số 647 lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng còn có nhiều người đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng (hoặc đang mang thai, đang nghỉ chế độ thai sản); một số người đang điều trị bệnh hiểm nghèo.

Theo kết luận thanh tra, việc Chủ tịch UBND huyện Yên Định ký tiếp tục hợp đồng có thời hạn 1 năm trong nhiều năm liền là vi phạm Luật lao động. Số lượng cán bộ GV và HĐLĐ dư thừa nhiều, vượt so với nhu cầu nhưng chủ tịch UBND huyện vẫn ký HĐLĐ mới và tiếp tục duy trì HĐLĐ cũ… gây lãng phí nhân lực xã hội và lãng phí ngân sách Nhà nước. Hợp đồng nhiều năm không vào được biên chế, trong khi mức lương thấp gây tâm lý hoang mang cho người lao động, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và dư luận không tốt trong xã hội…

Cũng theo kiến nghị của GV, NVHC thì thay vì từng bước khắc phục những sai phạm của các cấp chính quyền, rà soát thực tế nhu cầu sử dụng, xem xét những HĐLĐ nào được ký đúng, hợp đồng nào được ký sai thì Chủ tịch UBND huyện Yên Định lại gom lại tất cả các loại hợp đồng ngắn hạn, không xác định thời hạn lại với nhau và ra chung một quyết định chấm dứt HĐLĐ bằng một lý do chung chung, không chính đáng.

Sau khi bị chấm dứt hợp đồng, các giáo viên đã có kiến nghị gửi tới ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa

Sau khi bị chấm dứt hợp đồng, các giáo viên đã có kiến nghị gửi tới ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa

Sau đó, lại xây dựng ngay dự thảo xét HĐLĐ mới. Đây là cách giải quyết trái luật lao động, không thỏa đáng, thiếu nhân văn. Việc này cũng không đúng với tinh thần tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức.

Tập thể lao động bị chấm dứt hợp đồng đã có đơn kêu cứu, kiến nghị thu hồi quyết định chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, tiến hành thanh toán, giải quyết các quyền lợi liên quan theo đúng quy định. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đã dẫn đến thực trạng dư thừa GV.

Nhiều GV, NVHC đã công tác trong lĩnh vực giáo dục hơn 10 năm, đề nghị quan tâm bố trí việc làm phù hợp. Không thể vì sửa chữa những sai lầm của lãnh đạo trước theo kiểu chấm dứt hợp đồng, bỏ mặc khó khăn cho lao động đã cống hiến cho ngành giáo dục nhiều năm. Bố trí, sắp xếp, sử dụng và tuyển dụng lại số lao động bị chấm dứt hợp đồng đúng vị trí, đủ GV, NVHC theo quy định…

Duy Tuyên



Xem nguồn

Đình chỉ công tác thầy giáo dùng thước đánh học sinh

Posted: 24 Oct 2016 06:38 AM PDT


Trường Tiểu học Kim Lâm (Thanh Chương, Nghệ An).

Trường Tiểu học Kim Lâm (Thanh Chương, Nghệ An).

Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương, đơn vị này đã tham mưu cho UBND huyện ra quyết định đình chỉ công tác 15 ngày đối với thầy giáo Trần Văn Bình (SN 1975) – giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, điểm trường Thái Lâm, Trường Tiểu học Kim Lâm (xã Thanh Sơn, Thanh Chương, Nghệ An) để làm rõ nội dung phản ánh của phụ huynh.

Trước đó, ngày 10/10, Ban giám hiệu Trường TH Kim Lâm nhận được đơn của phụ huynh học sinh Lo Vi Đăng – lớp 4B điểm trường Thái Lâm xin chuyển em Đăng ra điểm trường trung tâm để học.

Sau khi nhận được đơn xin chuyển lớp của phụ huynh em Đăng, Ban giám hiệu Trường TH Kim Lâm tìm hiểu và được biết, trước đó, em Đăng đã bị giáo viên chủ nhiệm dùng thước đánh vào mông vì không làm được bài tập môn toán. Ban giám hiệu nhà trường đã yêu cầu thầy chủ nhiệm Trần Văn Bình viết tường trình. Trong bản tường trình, thầy Bình thừa nhận việc có đánh em Lo Vi Đăng. Ban giám hiệu Trường TH Kim Lâm đã có báo cáo lên Phòng GD-ĐT huyện để xin ý kiến.

Sự việc cũng được Công an xã Thanh Sơn báo cáo với Công an huyện Thanh Chương. Công an huyện Thanh Chương đã làm việc với các bên liên quan để làm rõ nội dung thông tin phụ huynh phản ánh.

Công văn chỉ đạo xử lý vụ việc của Sở GD-ĐT Nghệ An.

Công văn chỉ đạo xử lý vụ việc của Sở GD-ĐT Nghệ An.

"Theo kết quả kiểm tra của Bệnh viện huyện Thanh Chương thì em Lo Vi Đăng bị tổn thương phần sụn vùng xương chậu, được bệnh viện kê thuốc, hiện sức khỏe cháu đã ổn định. Làm việc với cơ quan điều tra, thầy Bình cũng thừa nhận có đánh em Đăng 3 cái bằng thước nhựa. Trong quá trình Công an huyện xác minh, gia đình em Đăng có đơn xin không giám định tỉ lệ tổn hại sức khỏe nên Công an huyện cũng không có căn cứ để xử lý hình sự đối với thầy Bình về hành vi cố ý gây thương tích.

Hiện chúng tôi đang hoàn tất hồ sơ, chuyển Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương và Ban giám hiệu Trường tiểu học Kim Lâm để có cơ sở xử lý theo quy định của ngành giáo dục đối với thầy Trần Văn Bình", Thiếu tá Trần Văn Hùng – Phó trưởng Công an huyện Thanh Chương cho biết.

Ông Hoàng Văn Danh – Hiệu trưởng Trường TH Kim Lâm khẳng định: "Thầy Bình đánh học sinh là sai. Quan điểm của trường là xử lý nghiêm, không bao che. Sau khi sự việc xảy ra, thầy Bình rất hối hận, thường xuyên thăm hỏi, đưa em Đăng đi bệnh viện kiểm tra. Hiện trường cũng đang đợi kết quả xác minh từ Công an huyện và nghiên cứu các văn bản liên quan để đưa ra hình thức xử lý phù hợp đối với sai phạm của thầy giáo Trần Văn Bình".

Hiện sức khỏe của em Đăng đã ổn định. Gia đình cũng có đơn từ chối giám định tổn hại sức khỏe gửi Công an huyện Thanh Chương.

Hiện sức khỏe của em Đăng đã ổn định. Gia đình cũng có đơn từ chối giám định tổn hại sức khỏe gửi Công an huyện Thanh Chương.

Theo thông tin từ Hiệu trưởng nhà trường thì thầy Trần Văn Bình trước đây là giáo viên Trường TH Luân Mai (Tương Dương, Nghệ An) được chuyển Trường TH Kim Lâm theo chương trình tái định cư cho đồng bào vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Trong quá trình công tác, thầy Bình được đánh giá là có năng lực và nghiêm khắc.

Hiện sức khỏe em Lo Vi Đăng cũng đã ổn định và đi học bình thường.

Sở GD-ĐT Nghệ An cũng đã có công văn yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương chỉ đạo Trường TH Kim Lâm phối hợp với cơ quan chức năng xác minh, làm rõ hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo của thầy Bình và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với sai phạm này.

Vĩnh Khang



Xem nguồn

Học sinh lớp 8 bị thầy giáo hành hung đến thương tích?

Posted: 24 Oct 2016 05:56 AM PDT


Ông Nguyễn Đăng Cổ, ông ngoại của em N.H.T. – học sinh lớp 8A, Trường trung học cơ sở Quảng Đông (TP Thanh Hóa) đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. Theo đó, em T. đã bị thầy Nguyễn Qúy Cầu, giáo viên tiếng Anh của trường đánh, hành hung vào giờ ra chơi ngày 21/10 vừa qua khiến em bị trầy xước ở cổ và chảy máu.

Phụ huynh tố thầy giáo hành hung học sinh đến chảy máu

Phụ huynh tố thầy giáo hành hung học sinh đến chảy máu

Đơn tường trình ông Cổ cho biết, vào giờ chơi sáng thứ 6 ngày 21/10, cháu N.H.T. có chơi đùa với bạn, bạn xin nước nên cháu ồng đã ném chai nước tinh khiết từ tầng 2 xuống sân trường cho bạn, vô tình suýt rơi trúng thầy Nguyễn Qúy Cầu là giáo viên tiếng Anh của trường. Ngay sau đó, thầy Cầu chạy lên lớp và hỏi "Ai ném nước thì đứng lên xin lỗi tôi rồi tôi tha, nếu không tôi làm đến nơi". Nghe thầy Cầu nói thế, T. đã đứng lên xin lỗi thầy.

Tuy nhiên, sau khi T xin lỗi xong thì thầy Cầu đã gọi T. đến gần và tát 3 cái như trời giáng vào mặt em. Do T. lấy tay che mặt nên thầy Cầu tiếp tục đập đầu T. vào tường rồi tiếp tục đấm đá vào bụng, cào cấu vào ngực T.

Ngay sau khi bị thầy giáo hành hung, T phải điều đến trạm y tế để điều trị

Ngay sau khi bị thầy giáo hành hung, T phải điều đến trạm y tế để điều trị

Cũng theo tường trình của phụ huynh em T. thì thầy Cầu không những hành hung T. mà còn dùng lời lẽ không chuẩn mực lăng mạ em. Bản tường trình của ông Cổ được rất nhiều học sinh lớp 8A – lớp em T. học ký vào làm chứng.

Ngay sau khi bị thầy giáo hành hung đến chảy máu, gia đình học sinh T. đã đưa em đến trạm y tế để chữa trị vết thương.

Trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí, lãnh đạo Trường THCS Quảng Đông xác nhận có sự việc giáo viên đánh học sinh và hiện nhà trường đã cho thầy giáo này làm bản tường trình sự việc.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Nguyễn Thùy



Xem nguồn

Truy tặng bằng khen cho nữ sinh quên mình cứu bạn

Posted: 24 Oct 2016 05:14 AM PDT


Trước đó, ngày 20/8, em Trần Thị Thu Hà và 4 người cùng thôn đi chăn trâu ở cánh đồng xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân. Trong lúc chăn trâu, hai bạn đi cùng là Lê Thị Trà My – học sinh lớp 10 và Lê Văn Chung – học sinh lớp 9, cùng ở xã Xuân Châu không may bị trượt chân rơi xuống hố nước sâu.

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho em Trần Thị Thu Hà đã dũng cảm hy sinh cứu bạn thoát khỏi đuối nước

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho em Trần Thị Thu Hà đã dũng cảm hy sinh cứu bạn thoát khỏi đuối nước

Ngay lập tức, Hà đã dũng cảm lao xuống cứu giúp hai bạn thoát chết. Tuy nhiên, do kiệt sức, Hà đã chìm xuống mặt nước, tử vong và được mọi người tìm thấy thi thể ngay sau đó.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định truy tặng Bằng khen cho em Trần Thị Thu Hà đã dũng cảm hy sinh cứu bạn thoát khỏi đuối nước. Đồng thời hỗ trợ gia đình em Hà 5 triệu đồng trích từ Qũy Phòng chống thiên tai của Bộ GD&ĐT.

Em Trần Thị Thu Hà đã dũng cảm hy sinh cứu bạn thoát đuối nước

Em Trần Thị Thu Hà đã dũng cảm hy sinh cứu bạn thoát đuối nước

Sáng ngày 24/10, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn đã tới thăm hỏi, động viên gia đình em Trần Thị Thu Hà. Đồng thời, truy tặng Bằng khen cho em Trần Thị Thu Hà đã dũng cảm hy sinh cứu bạn thoát đuối nước.

Đồng thời, ông Bùi Văn Linh cũng yêu cầu Sở GD&ĐT Thanh Hóa phối hợp với Đoàn Thanh niên, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh tổ chức phát động, tuyên truyền trong thanh thiếu niên, học sinh học tập tấm gương dũng cảm của em Trần Thị Thu Hà; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh toàn tỉnh.

Truy tặng Bằng khen cho em Trần Thị Thu Hà đã dũng cảm hy sinh cứu bạn thoát đuối nước

Truy tặng Bằng khen cho em Trần Thị Thu Hà đã dũng cảm hy sinh cứu bạn thoát đuối nước

Trước đó, thừa ủy quyền của Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa cũng đã truy tặng Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho em Trần Thị Thu Hà.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Học mẫu giáo đã phải đăng ký mua sách Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại

Posted: 24 Oct 2016 04:33 AM PDT


Năm 2013 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khi đó là ông Phạm Vũ Luận ra quyết định bỏ 2 chữ “thí điểm”, cho triển khai đại trà sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục.

Kể từ đó đến nay, chỉ trong chưa đầy 3 năm sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại “phủ sóng” đến các trường học, các tỉnh thành trên cả nước với tốc độ chóng mặt, giờ đã là 48 tỉnh thành.

Trong khi còn nhiều tranh cãi về căn cứ pháp lý, nội dung sách giáo khoa cũng như phương pháp luận Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, tốc độ “phủ sóng” của nó vẫn cứ tăng rất nhanh khiến người viết không thể không đặt câu hỏi:

Con đường nào, hay bằng cách nào sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Đại xâm nhập học đường một cách “ngoạn mục” như vậy?

Học mẫu giáo đã phải đăng ký mua sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại

Chuyện tưởng như đùa nhưng lại xảy ra trong thực tế, và được triển khai bằng một công văn hẳn hoi. 



Những ví dụ không phù hợp được Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa vào sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục để dạy trẻ nhỏ. Ảnh chụp từ sách

Ngày 17/5/2016, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế ra công văn số 490/PGDĐT-PT gửi “các trường mầm non” và tiểu học trực thuộc về việc triển khai dạy học và đăng ký tài liệu theo bộ sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục cho học sinh lớp 1.

Công văn này nhằm triển khai dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục cho học sinh lớp 1 năm học 2016-2017 theo 2 công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế với mục đích triển khai chương trình này và đăng ký sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục cho học sinh.

Người viết bị sốc khi đọc công văn này:

“1. Đối với các trường Mầm non: Thông báo đến phụ huynh các lớp trẻ 5 tuổi đăng ký mua bộ sách Tiếng Việt CNGD lớp 1 (theo danh mục đính kèm) tại trường tiểu học sẽ cho con vào học lớp 1 năm học 2016-2017 (đối với trường tiểu học dạy học môn Tiếng Việt CNGD) cùng lần khi nộp hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1”. [1]

Có lẽ đây là việc làm “vô tiền khoáng hậu” trong nền giáo dục nước nhà. Nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này, xin được lý giải ở phần dưới.

Còn Báo Quảng Ngãi ngày 18/10 phản ánh, cả phụ huynh và giáo viên đều lo khi triển khai đại trà chương trình Giáo dục công nghệ lớp 1.

Bà Hằng, một phụ huynh có cháu vào lớp 1 cho biết:

“Tôi là nhà giáo về hưu, nhưng giờ mở cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 không biết chỉ cho cháu thế nào. Vậy nên bố mẹ cháu phải cho cháu đi học thêm ngay từ đầu hè, với mong muốn cháu theo kịp bạn bè.”

Cũng theo bà Hằng, khu phố này ai có con cháu chuẩn bị vào lớp 1 thì đều cho con đi học trước, vì chương trình Tiếng Việt lớp 1 khá nặng.

Chị T. giáo viên mầm non có con chuẩn bị vào lớp 1 cũng phải cho con đi học trước chương trình, với mong muốn con mình theo kịp bạn bè. [2]

Hai thông tin trên cho thấy, sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang được nhiều địa phương triển khai “quyết liệt”, với sự vào cuộc ráo riết của hệ thống quản lý giáo dục từ Vụ Giáo dục tiểu học xuống các sở và phòng Giáo dục và Đào tạo 48 tỉnh thành tham gia.

Theo chân VNEN vào trường học

Điều này được chỉ đạo bởi chính cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận với phát biểu trước một kỳ họp Quốc hội năm ngoái:


"GS Hồ Ngọc Đại tặng tôi công trình đó. Đây là công trình có tác dụng tốt, đặc biệt tác dụng với các vùng dân tộc ít người.

Trước đây nhiều học sinh đi học về lại mù chữ, nhưng khi dùng chương trình của GS Hồ Ngọc Đại thì giải quyết triệt để vấn đề ấy.

Công nghệ này kết hợp tốt với VNEN, vì khi áp dụng VNEN thì ở lớp 2 các cháu phải biết đọc tròn vành rõ chữ rồi, phải dùng công nghệ này thì các cháu mới không tái mù." [3]

Công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 8/8/2013 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2013-2014 do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký, mục 2.2 Quản lý và thực hiện Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (GPE-VNEN) viết:

“Chỉ đạo hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt, tập trung vào giải pháp dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục để đảm bảo học sinh lên lớp 2 đạt chuẩn năng lực tiếng Việt. [4]

Công văn số 2764/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014 do ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học ký ngày 2/5/2013 còn chỉ ra cụ thể hơn nữa.

Điểm 3 mục I trong công văn đã lộ rõ là các trường dạy theo VNEN phải làm 2 việc sau:

– Dạy tiếng Việt trong hè cho học sinh.

– Dạy cuốn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục.

Nguyên văn: “3. Kế hoạch chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vào dịp hè; Kế hoạch dạy Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục chuẩn bị tốt cho học sinh lên lớp 2 trong năm học 2014 – 2015”.

Điểm 2 mục I: Rà soát, xây dựng số liệu chuẩn bị cho năm học 2013 – 2014 đưa ra một bảng thống kê tài liệu sách giáo khoa cho các lớp VNEN từ gồm lớp 2, lớp 3, lớp 4 mà không có lớp 1.

Bảng thứ 2 về thống kê số liệu của mục II, Kế hoạch nhân rộng mô hình VNEN cũng chỉ có lớp 2, lớp 3, lớp 4 mà không có lớp 1. [5]

Như vậy có thể thấy, trường nào muốn tham gia dự án VNEN thì phải dùng ít nhất sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.

Có lẽ đây chính là nguyên nhân sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại có thể phủ sóng thần tốc và rộng khắp như vậy. 

Đó là chủ định ngay từ đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi triển khai VNEN, cho nên Bộ chỉ làm sách giáo khoa VNEN từ lớp 2 trở đi mà không có sách giáo khoa VNEN lớp 1?

Điều cần lưu ý là, không chỉ có Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, mà là sách giáo khoa Công nghệ giáo dục cho lớp 1 các môn còn lại.

Độc quyền phân phối sách giáo khoa Công nghệ giáo dục

Phụ huynh học sinh mầm non ở thành phố Huế đã phải đăng ký trước để đặt mua sách Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục chỉ vì không ai có thể mua được các loại sách Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại ở bên ngoài nhà sách như các loại sách giáo khoa, tham khảo lâu nay.

Đó là vì Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Trường phổ thông Công nghệ giáo dục độc quyền phân phối các loại sách Công nghệ giáo dục của ông Đại.

Nhưng đáng lưu ý hơn cả là một công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký, can thiệp cả vào việc kinh doanh của công ty này.

Đó là công văn số 1181/BGDĐT – GDTH về việc đăng ký phương án dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục. Phần cuối của công văn này viết:

“Để chuẩn bị tốt tài liệu phục vụ năm học 2013-2014, Bộ đề nghị các sở Giáo dục và Đào tạo chủ động liên hệ trực tiếp với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Trường Phổ thông Công nghệ giáo dục – NXB Giáo dục Việt Nam (ĐT: 0437925314) để mua tài liệu.” [6]

Như vậy sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục (và có thể bao gồm các đầu sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói chung) được phân phối độc quyền và khép kín hoàn toàn, dưới sự chỉ đạo thống nhất theo ngành dọc từ Bộ xuống các sở, sở xuống phòng và phòng xuống các trường.

Vậy phải chăng nếu như học sinh có làm mất, làm rách hay hỏng sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục và các đầu sách khác của ông Hồ Ngọc Đại, thì không thể mua ở bên ngoài?

Quan trọng hơn là với việc chỉ đạo đăng ký mua sách từ các trường lên đến Bộ hoàn toàn khép kín, vậy ai sẽ kiểm soát và đảm bảo tính minh bạch của dòng tiền mua sách giáo khoa Công nghệ giáo dục khi nó đi từ trường, qua phòng, lên sở rồi về công ty kia mà không bị rẽ ngang, rẽ dọc? Ai kiểm tra được dòng tiền này?


Với cách làm này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chẳng những phụ huynh, học sinh và giáo viên gần như không có tiếng nói trong việc lựa chọn sách giáo khoa nào phù hợp, mà phải làm theo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, từ dưới lên.

Mà các đầu sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại không chiếm thế thượng phong gần như tuyệt đối thì mới là chuyện lạ, khi người ta kiểm soát chặt chẽ bằng các văn bản chỉ đạo ngành dọc.

Trường làm theo lệnh từ phòng, phòng tuân lệnh sở, sở thực hiện chỉ đạo của bộ

Sách giáo khoa hiện hành theo Chương trình năm 2000 có thể mua ở các nhà sách trên toàn quốc.

Nhưng riêng sách giáo khoa Công nghệ giáo dục thì không.

Tham vọng thay thế sách giáo khoa hiện hành của Bộ

Ngày 16/10/2013, cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định dẫn lại bài “Công nghệ giáo dục thổi bùng đất học” của báo Dân Trí. 

Trong bài báo này, bà Nguyễn Thị Hằng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu, Nam Định tuyên bố: “Bộ sách giáo khoa hiện hành (sách giáo khoa Chương trình năm 2000) sẽ không trụ được”.

Bà Vũ Thị Thắm, cấp phó của bà Hằng phát biểu: “Mong Công nghệ giáo dục không chết lâm sàng lần 2”. [7]

Tham vọng của những người muốn triển khai đại trà bộ sách Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại không dừng ở đây. Theo báo Thanh Niên ngày 03/05/2016:

Hướng dẫn triển khai mô hình trường học mới tại Việt Nam ở tiểu học từ năm học 2016 – 2017 của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 30/3/2016 nêu rõ: 

Bộ sách giáo khoa (SGK) của mô hình VNEN sẽ được chỉnh lý, hoàn thiện để trở thành một trong những bộ sách phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng chính thức từ năm học 2018 – 2019. 

Xin lưu ý, bộ sách giáo khoa VNEN hiện nay bao gồm Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (và có thể bao gồm cả các môn còn lại của lớp 1 Công nghệ giáo dục) trong đó.


Hơn nữa theo nguồn tin của Thanh Niên, đến thời điểm này đã có 4 bộ và một số cuốn SGK có thể sẽ tham gia phát hành khi thực hiện chương trình mới. 

Cụ thể: một bộ sách của nhóm tác giả phía nam, một bộ của nhóm tác giả ở Hà Nội, sách tiếng Việt công nghệ và bộ SGK theo mô hình VNEN. [8]

Trong khi đó đến thời điểm này vẫn chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chương trình tổng thể, chương trình bộ môn theo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015.

Nếu cứ theo tinh thần nguyên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thể hiện trong công văn báo Thanh Niên nêu, thì phải chăng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch dùng sách giáo khoa Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại và sách VNEN còn gây nhiều tranh cãi và thiếu căn cứ pháp lý để thay thế sách giáo khoa hiện hành theo Chương trình năm 2000?

Nếu chương trình tổng thể và chương trình bộ môn ra đời theo Đề án nói trên mà sách giáo khoa Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại và sách giáo khoa VNEN không phù hợp với 2 chương trình này thì Bộ định làm thế nào khi đã đổ vào đó cả đống tiền, đã “thí điểm” hàng chục tỉnh thành?

Còn nếu Bộ khẳng định 2 bộ sách nói trên phù hợp với chương trình mới – một thứ còn chưa ra đời, thì khác nào Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại kết hợp VNEN sẽ thành chương trình, sách giáo khoa mới?

Đó phải chăng là cách làm vô trách nhiệm, ngược đời như dân gian vẫn nói, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông?

Tài liệu tham khảo:

[1]http://tphue.thuathienhue.edu.vn/tin-tuc/trien-khai-day-hoc-va-dang-ky-tai-lieu-theo-bo-sach-tieng-viet-cong-nghe-giao-duc-cho-hoc-sinh-lop-1.htm

[2]http://baoquangngai.vn/channel/2027/201607/chuong-trinh-giao-duc-cong-nghe-lop-1-ca-phu-huynh-va-giao-vien-deu-lo-2715884/

[3]http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151229/bo-truong-bo-gddt-noi-vnen-lam-thay-doi-ca-thay-va-tro/1028893.html

[4]http://vanban.moet.edu.vn/?page=1.15&script=viewdoc&view=5203&opt=brpage

[5]http://thuvienphapluat.vn/cong-van/Giao-duc/Cong-van-2764-BGDDT-GDTH-huong-dan-xay-dung-ke-hoach-trien-khai-Mo-hinh-VNEN-184413.aspx

[6]http://congnghegiaoduc.vn/van-ban/van-ban-huong-dan-trien-khai/60-cong-vn-s-1181bgdt-gdth-v-vic-ng-ky-phng-an-dy-hc-theo-tai-liu-ting-vit-1-cngd.html

[7]http://namdinh.edu.vn/news/Tin-giao-duc/Cong-nghe-giao-duc-thoi-bung-dat-hoc-1090/

[8]http://thanhnien.vn/giao-duc/lo-dien-sach-giao-khoa-sau-2018-698335.html



Xem nguồn

Trường bất ngờ vì học sinh bị thầy giáo đánh bầm người

Posted: 24 Oct 2016 03:50 AM PDT


Trêu đùa nhau trong lớp học làm gãy ghế, 6 học sinh Trường Tiểu học và THCS Bến Ván (Thừa Thiên-Huế) đã bị thầy giáo chủ nhiệm đánh bầm người, tụ máu.

Sự việc được phát giác khi một số phụ huynh trú ở thôn Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) tố cáo việc con em họ bị một thầy giáo dùng thước đánh bầm tím bắp đùi và mông.

  thầy giáo đánh học sinh
Thầy giáo đánh tím chân học sinh

Cụ thể, 6 học sinh bị đánh thuộc lớp 7/1 Trường Tiểu học và THCS Bến Ván gồm các em Ngô Đình M., Võ Văn Đ., Võ Văn L., Lê Đình T., Lê Đức T. và em Võ Quốc D.

Chia sẻ với VietNamNet, ông Cao Trường Sơn, Hiệu trưởng nhà trường xác nhận sự việc này diễn ra cách đây 1 tuần, vào thứ 2 tuần trước. Thầy giáo đánh các em học sinh cũng là giáo viên chủ nhiệm lớp 7/1, Lâm Minh Hào.

Nguyên nhân được xác định là do các học sinh không nghe lời mà mất trật tự, trêu đùa nhau làm gãy ghế nên thầy Hào đã yêu cầu lên bục giảng và đánh mỗi em một thước.

"Để xảy ra sự việc này, nhà trường cũng cảm thấy rất buồn và vô cùng bất ngờ. Bởi thầy giáo Hào trước nay cũng là một giáo viên nghiêm túc, hoàn thành tốt các công việc của nhà trường, chưa bao giờ để xảy ra bất cứ sự cố nào. Cũng có thể vì quá nóng giận nên mới để dẫn tới sự việc không đáng có như vậy", ông Sơn chia sẻ.

Theo ông Sơn, hiện nhà trường đã yêu cầu thầy Hào làm bản tường trình và bản thân thầy Hào cũng đã trực tiếp đến xin lỗi từng gia đình học sinh.

Ông Sơn cũng cho biết, chiều nay (24/10) sẽ nhận bản tường trình của thầy Hào về sự việc và nhà trường tiến hành họp hội đồng kỷ luật.

"Sau đó, nhà trường cũng sẽ mời đại diện cha mẹ học sinh, các đơn vị liên quan để xin lỗi, làm công tác tư tưởng tới phụ huynh và học sinh", ông Sơn nói.    

Thanh Hùng



Xem nguồn

Comments