Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học trò nói cô giáo lớp 5 dạy thêm chính khóa ở nhà, trường bảo sẽ xác minh

Posted: 16 Oct 2016 09:45 AM PDT


Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được nguồn thông tin cung cấp cho biết, tại Trường tiểu học Phú Thọ Hòa (phường 10, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) có một nữ giáo viên vẫn còn dạy thêm ở nhà.

Theo đó, nguồn thông tin này cung cấp cho biết, cô B.T. – giáo viên dạy khối 5 của Trường tiểu học Phú Thọ Hòa vẫn còn tổ chức dạy thêm tại nhà trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình.

Mỗi tuần, cô T. dạy vào các ngày thứ 2, 4, 6 vào các buổi chiều, và học sinh theo học cô đa số là các em thuộc lớp cô chủ nhiệm.

Trưa ngày 14/10, ngay trong giờ ra về buổi trưa, em T.K.K – một nam học sinh của lớp cô B.T. cho biết, nguồn thông tin này là chính xác, và cô T. dạy thêm cho khoảng 19 em ở nhà, nhưng em M. không có học thêm cô.

Nhằm xác minh thông tin rõ ràng, đa chiều hơn, trong ngày 14/10, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã rất nhiều lần đến trường để xin gặp, điện thoại và cả nhắn tin cho Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Thọ Hòa.



Trường tiểu học Phú Thọ Hòa đang xác minh thông tin 1 nữ giáo viên có dạy thêm ở nhà (ảnh: P.L)

Thế nhưng, bảo vệ và nhân viên hành chính của trường này cho biết, cô Đỗ Ngọc Đào – Hiệu trưởng họp suốt từ sáng, đến cả chiều ngày thứ 6 cuối tuần, nên không thể gặp phóng viên được.

Phải sau rất nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn của phóng viên tới số máy cá nhân của cô Đào, nữ Hiệu trưởng này mới phản hồi là đang dự họp.

Tới gần cuối giờ chiều ngày 14/10, cô Đỗ Ngọc Đào – Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Thọ Hòa mới đồng ý gặp, làm việc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Tại cuộc làm việc này, có sự có mặt của 2 Hiệu phó nhà trường, cô Đào cho biết, cũng vừa mới phải lên gặp lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình liên quan đến thông tin này xong.

Hiệu trưởng Trường Phú Thọ Hòa khẳng định, từ đầu năm đến giờ, nhà trường đã phổ biến rất kỹ các nội dung của thông tư 17 Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, nên không có giáo viên dạy thêm.

Cô Đỗ Ngọc Đào và lãnh đạo Trường tiểu học Phú Thọ Hòa ghi nhận thông tin mà phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cung cấp, đồng thời sẽ có xác minh chi tiết vụ việc này.


Đồng thời, lãnh đạo nhà trường cũng hứa, vào sáng ngày 21/10 sẽ cung cấp mọi thông tin có liên quan đến sự việc này cho phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.



Xem nguồn

Trao học bổng cho 166 Hoa trạng nguyên khu vực phía Bắc

Posted: 16 Oct 2016 09:01 AM PDT


Các Hoa trạng nguyên là học sinh đạt huy chương Olympic quốc tế nhận giải thưởng.Các Hoa trạng nguyên là học sinh đạt huy chương Olympic quốc tế nhận giải thưởng.

Theo đó, 17 học sinh đạt huy chương Olympic quốc tế, mỗi người được trao thưởng 1 laptop và 2 triệu đồng; 25 em đạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia được trao thưởng 4 triệu đồng/người; 126 học sinh có điểm cao nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay được thưởng 3 triệu đồng mỗi em.

Thông tin từ Ban tổ chức, năm nay, cả nước có tổng số 287 Hoa trạng nguyên, trong đó ngoài 166 Hoa trạng nguyên khu vực phía Bắc, có 121 Hoa trạng nguyên khu vực miền Trung và miền Nam.

Năm 2016, mùa trao giải thưởng Hoa trạng nguyên lần thứ 9 được tổ chức với chủ đề "Hành trình tỏa sáng". Tính cả năm nay, tổng trị giá giải thưởng được trao từ chương trình này đã lên tới 22 tỷ đồng.

Hoa trạng nguyên là giải thưởng học bổng được tổ chức hàng năm nhằm động viên, khuyến khích các tài năng trong học tập và cổ vũ phong trào rèn luyện, phấn đấu vươn tới đỉnh cao học tập của học sinh, sinh viên toàn quốc.



Xem nguồn

Thủ tướng: ĐH Quốc gia HN cần tiên phong trong xây dựng quốc gia khởi nghiệp

Posted: 16 Oct 2016 08:18 AM PDT


Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước xác định cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo phải đi trước một bước để tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng đã nhắc lại lời phát biểu của cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, vị Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại lễ khai giảng ĐHQGHN vào ngày 15/11/1945: "Nền đại học mới này là một lực lượng mạnh trong những lực lượng chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi muốn nó là một thành lũy để trường kỳ kháng chiến phục hồi hoàn toàn lãnh thổ và giải phóng tinh thần cho dân tộc chúng tôi là một dân tộc văn hiến có ngoài nghìn năm lịch sử độc lập và đã tự gây nên được một nền văn minh đặc sắc trên ven bể Thái Bình Dương này".

Thủ tướng cho rằng, một trong những lực lượng chiến đấu của dân tộc Việt Nam chính là nhà khởi nghiệp.

Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của ĐHQGHN tiên phong trong đào tạo, kiểm định chất lượng và nghiên cứu khoa học với các sản phẩm nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, số lượng các công bố quốc tế gia tăng.

Trong thời gian qua, ĐHQGHN đã khẳng định được vị thế hàng đầu trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị, ĐHQGHN cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhất trí cho hai ĐHQG thí điểm xây dựng và triển khai đề án thu hút nhân lực khoa học có trình độ cao trong và ngoài nước thông qua nhiệm vụ đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học trình độ cao. Hai ĐHQG xây dựng đề án và trình các bộ ngành hữu quan.


Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc với ĐH QGHN

Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc với ĐH QGHN

Về kiến nghị đẩy mạnh đầu tư cho xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thủ tướng cho rằng, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với ĐHQGHN mà còn là một đô thị đại học, diện mạo của cả nước. Chính phủ sẽ cân nhắc các biện pháp để tăng nguồn đầu tư cho các công trình trọng điểm như xây dựng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Thủ tướng chỉ đạo, ĐHQGHN cần xây dựng đề án vay vốn ODA cho các công trình trọng điểm, cấp bách. Đồng ý đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, huy động nguồn xã hội hóa để xây dựng một số công trình phù hợp.

Thủ tướng đồng ý với các đề xuất của ĐHQGHN về chủ trương phát triển Trường ĐH Việt Nhật theo cơ chế đặc thù. Cùng với đó, Nhà trường cần được hỗ trợ, áp dụng một số cơ chế và được hỗ trợ về ngân sách trong giai đoạn đầu theo mô hình đại học xuất sắc đã thí điểm có hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, ĐHQGHN cần định hướng sự phát triển của mình gắn với mục tiêu xây dựng quốc gia khởi nghiệp. Thủ tướng mong muốn, ĐHQGHN phải trở thành một phần của hệ sinh thái quốc gia khởi nghiệp; phải là nơi khuyến khích, tiên phong trong xây dựng quốc gia khởi nghiệp. "ĐHQGHN là một lực lượng chiến đấu của dân tộc Việt Nam ngày nay, với vai trò là nhà khởi nghiệp" – Thủ tướng nói.


Thủ tướng thăm gian hàng giới thiệu của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN

Thủ tướng thăm gian hàng giới thiệu của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên của ĐHQGHN cần không ngừng phát huy tấm gương, đạo đức trong giáo dục, giảng dạy, tiếp tục đạt thành tích tốt hơn nữa trong sự nghiệp "trồng người", đóng góp tích cực vào chương trình xây dựng quốc gia khởi nghiệp.

Hướng đến tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ĐHQGHN cần chuyển hóa thành các mục tiêu cụ thể. Theo đó, cần gắn chặt hơn nữa công tác nghiên cứu với ứng dụng thực tế, mà một trong những thước đo quan trọng của nhiệm vụ này chính là khởi nghiệp với sự ra đời và hoạt động thành công của các mô hình doanh nghiệp.

"Muốn hội nhập cao thì cần hiểu doanh nghiệp muốn gì, nền kinh tế cần gì, những yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp và sự tham gia thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu. Kết quả nghiên cứu phải đáp ứng các nhu cầu đó, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và doanh nghiệp", Thủ tướng nêu rõ. ĐHQGHN muốn các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế-xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á như trên thì phải biết người biết ta, phải bắt kịp, thậm chí có những ý tưởng, đề án đi trước xu hướng tiến bộ chung về công nghệ, kinh tế-xã hội của châu Á và thế giới.

Thủ tướng đề nghị ĐHQGHN cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp và các cơ sở kinh tế xã hội, cơ sở giáo dục khác, thu hút thêm các nguồn lực của xã hội để giải quyết hiệu quả vấn đề này trong thời gian tới; đồng hành cùng cả nước trong mục tiêu xây dựng quốc gia khởi nghiệp.


Thủ tướng bắt tay với ông Lê Xuân Vũ Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á, đơn vị đồng tổ chức Lễ Phát động Thanh Niên Khởi nghiệp 2016.

Thủ tướng bắt tay với ông Lê Xuân Vũ Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á, đơn vị đồng tổ chức Lễ Phát động Thanh Niên Khởi nghiệp 2016.

Về kiến nghị đẩy mạnh đầu tư cho xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thủ tướng cho rằng, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với ĐHQGHN mà còn là một đô thị đại học, diện mạo của cả nước. Chính phủ sẽ cân nhắc các biện pháp để tăng nguồn đầu tư cho các công trình trọng điểm như xây dựng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Thủ tướng chỉ đạo, ĐHQGHN cần xây dựng đề án vay vốn ODA cho các công trình trọng điểm, cấp bách. Đồng ý đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, huy động nguồn xã hội hóa để xây dựng một số công trình phù hợp.

Thủ tướng đồng ý với các đề xuất của ĐHQGHN về chủ trương phát triển Trường ĐH Việt Nhật theo cơ chế đặc thù. Cùng với đó, Nhà trường cần được hỗ trợ, áp dụng một số cơ chế và được hỗ trợ về ngân sách trong giai đoạn đầu theo mô hình đại học xuất sắc đã thí điểm có hiệu quả.

Giang Hương (Ảnh: Bùi Tuấn)



Xem nguồn

TPHCM: Hơn 32.000 thí sinh thi TOEFL Junior Challenge

Posted: 16 Oct 2016 07:36 AM PDT


Theo bà Vũ Thị Bích Ngọc – Giám đốc chi nhánh IIG Việt Nam tại TPHCM, đây là cuộc thi tiếng Anh duy nhất dành cho học sinh THCS tại Việt Nam sử dụng bài thi quốc tế TOEFL Junior và TOEFL ITP làm thước đo đánh giá.

Năm học này là mùa giải thứ 5, IIG Việt Nam  phối hợp với các phối hợp tổ chức với Sở GD&ĐT các tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TPHCM. Vòng 1 cuộc thi này được tổ chức hoàn toàn miễn phí. Cuộc thi năm nay dự kiến thu hút hơn 49.000 thí sinh khắp cả nước tham dự, riêng khu vực TPHCM có khoảng hơn 32.000 thí sinh tham gia.



 Các thi sinh tại điểm Trường THPT Marie Curie chuẩn bị thi vòng 1

Ngay sau lễ khai mạc, cuộc tranh tài vòng 1 khu vực TPHCM diễn ra đồng thời tại 7 điểm trường lớn: Trường THPT Marie Curie, Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, Trường THCS Lê Lợi, Trường THCS Quang Trung, Trường THPT Hùng Vương, Trường THPT Trường Chinh, Trường THCS Lê Văn Tám…

Vòng 1 của cuộc thi năm nay giới thiệu đến thí sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm nằm trong ngân hàng đề thi của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Sau khi kết thúc vòng 1, những thí sinh đủ điều kiện sẽ được vào vòng 2 tham dự bài thi quốc tế TOEFL JUNIOR. Tiếp đó, 50 em học sinh xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn vào vòng 3, Vòng Chung kết quốc gia của cuộc thi, để thử sức với bài thi TOEFL ITP – bài thi chuyên biệt của ETS để đánh giá năng lực Anh văn học thuật và cũng là bài thi cho phép các em học sinh đạt ngay điểm 10 ngoại ngữ khi thi tốt nghiệp THPT nếu đạt 450 điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT. Vòng 3 sẽ được tổ chức tập trung tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. 

Tất cả các thí sinh tham dự thi Vòng 2 và Vòng 3 đều được nhận phiếu điểm TOEFL Junior và TOEFL ITP quốc tế do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp và có giá trị toàn cầu.

Kết thúc ba vòng thi, 50 thí sinh xuất sắc nhất sẽ nhận được giấy khen và quà tặng của Ban tổ chức với cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 20 giải Nhì, 30 giải Ba và 99 giải Khuyến khích. Đặc biệt, thí sinh tham dự cuộc thi TOEFL Junior Challenge năm học 2016 – 2017 sẽ có cơ hội nhận được học bổng từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam – American Center. 

Điểm số TOEFL Junior được Bộ GD&ĐT công nhận là một tiêu chuẩn đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào của học sinh THCS và THPT, được Sở GD&ĐT TPHCM sử dụng làm tiêu chuẩn xét tuyển sinh vào lớp 10 chương trình tích hợp  và  tiếng  Anh tăng cường, đồng thời được nhiều trường THPT uy tín trên toàn quốc sử dụng làm điểm ưu tiên xét tuyển đầu vào THPT. 



Xem nguồn

ĐH Đà Nẵng hoàn thành 100% kiểm định chất lượng các trường ĐH thành viên

Posted: 16 Oct 2016 06:53 AM PDT


PGS.TS Nguyễn Quý Thanh trao giấy chứng nhận KĐCLGD ĐH cho đại diện trường ĐH Ngoại ngữ.PGS.TS Nguyễn Quý Thanh trao giấy chứng nhận KĐCLGD ĐH cho đại diện trường ĐH Ngoại ngữ.

Với kết quả kiểm định này, ĐH Đà Nẵng đã hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) với 100% các trường ĐH thành viên.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga ghi nhận những nỗ lực của ĐH Đà Nẵng và các trường ĐH thành viên. Theo Thứ trưởng, KĐCLGD ĐH là hoạt động bắt buộc theo quy định của Luật GD Đại học mà các trường đều phải thực hiện.

"Sau đây, các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng có quyền công khai kết quả KĐCLGD trên logo, trong bảng điểm của SV. Kết quả KĐCLGD là căn cứ quan trọng để xã hội biết được chất lượng đào tạo của nhà trường và cũng là chỉ số cạnh tranh lớn của trường trong công tác tuyển sinh, người học cũng có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động".

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Bộ GD&ĐT đang xây dựng bộ KĐCLGD theo tiêu chuẩn AUN-QA, có thể sẽ bổ sung một số tiêu chí trong bộ KĐCLG mới đang áp dụng hiện nay. Những trường đã công nhận đạt KĐCLGD sẽ được kiểm định bổ sung.

"Đạt KĐCLGD không phải là điểm cuối cùng mà đây là dấu mốc đầu tiên để các trường ĐH cải tiến và hoàn thiện các điều kiện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tổ chức KĐCLGD sẽ làm thay công tác quản lý nhà nước về đảm bảo chất lượng liên tục nên các cơ sở giáo dục ĐH chỉ có thể làm tốt hơn trước khi được kiểm định chứ không được giảm đi. Và cũng phải phấn đấu liên tục để hướng đến đạt chuẩn cao hơn ở khu vực và quốc tế" – Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.



Xem nguồn

Câu cá mùa lũ, hai học sinh đuối nước thương tâm

Posted: 16 Oct 2016 06:10 AM PDT


– Nước lũ vừa rút thì hai học sinh rủ nhau đi câu cá dưới kênh. Không may, hai em sảy chân và bị dòng nước nhấn chìm.

Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch UBND thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết mưa lũ mấy ngày qua khiến địa bàn Hà Tĩnh ngập trên diện rộng.

học sinh đuối nước, Hà Tĩnh

Người dân đến chia sẻ nỗi đau với gia đình có học sinh đuối nước

Hai học sinh rủ nhau đi câu cá bị nước nhấn chìm, chết đuối, là em Nguyễn Văn B. (SN 2009) và Nguyễn Đức V. (Sn 2008), cùng học sinh của Trường Tiểu học Ngô Đức Kế, thị trấn Nghèn.

Theo đó, vào sáng nay 16/10, B. và V. rủ nhau đi câu cá dưới kênh nước gần nhà.

Đến trưa, không thấy các con về ăn cơm, người thân đi tìm thì phát hiện thi thể hai em dưới mương nước.

Tới 12h, người dân đã vớt được thi thể của hai em, bàn giao cho gia đình an táng.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền đã xuống tận nơi chia sẻ nỗi đau với gia đình hai học sinh gặp nạn.



Xem nguồn

Hội thảo Marketing trong kỷ nguyên kết nối MICA 2016

Posted: 16 Oct 2016 05:26 AM PDT


Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia marketer chuyên nghiệp. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia marketer chuyên nghiệp.

Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng vừa phối hợp với trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hội đồng các Giám đốc Viện Đại học công nghệ Pháp (ADIUT), Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Học viện Công nghệ cùng Hội Marketing Việt Nam tổ chức hội thảo Marketing trong Kỷ nguyên kết nối (MICA 2016).

Với 67 bài viết, MICA 2016 tập trung nghiên cứu đánh giá những thay đổi trong marketing hiện đại, đặc biệt là sự bùng nổ của marketing số và những ứng dụng của nó trong doanh nghiệp.

Đã có 46 bài viết được chọn để đăng trong kỷ yếu MICA 2016 xoay quanh các nội dung: tiềm năng và thách thức của marketing số tại Việt Nam; thực trạng ứng dụng digital marketing, những khó khăn, giải pháp, thông qua các bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng trong kỷ nguyên số hóa như banner quảng cáo, website, thư trực tuyến, mạng xã hội…; các công cụ, kỹ thuật và phương pháp quản trị trong kỷ nguyên số; các xu hướng marketing trong kỷ nguyên mới.

Với 4 phiên thảo luận song song với các chủ đề: Digital Marketing tại Việt Nam; Người tiêu dùng trong kỷ nguyên số; Marketing số – bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp; Marketing số – cơ hội và thách thức, hội thảo đã đề ra các giải pháp, mô hình, phương thức marketing hiệu quả, giúp các doanh nghiệp vững vàng trong việc chinh phục thị trường trong bối cảnh mới.



Xem nguồn

Sinh viên ngành chính trị hỏi Thủ tướng cách khởi nghiệp

Posted: 16 Oct 2016 04:45 AM PDT


– Băn khoăn không biết việc theo học ngành chính trị liệu có thể khởi nghiệp khi ra trường như thế nào, một sinh viên đã chia sẻ để xin lời khuyên, kinh nghiệm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về hướng khởi nghiệp cho ngành này.

Tại buổi lễ phát động chương trình Thanh niên khởi nghiệp diễn ra sáng 16/10, các bạn sinh viên đã liên tục đưa ra những câu hỏi xin giải đáp, định hướng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành.

Nguyễn Xuân Phúc, khởi nghiệp

Em Phạm Đông Hiếu (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) chia sẻ với Thủ tướng việc bản thân hiện đang theo học về ngành chính trị nhưng loay hoay không biết cách nào để có thể khởi nghiệp. Hiếu đặt câu hỏi tới người đứng đầu chính phủ: "Câu chuyện khởi nghiệp với sinh viên ngành chính trị sẽ theo hướng như thế nào? Bởi em thấy rằng sinh viên ngành chính trị không được năng động bằng các sinh viên ngành kinh tế, ngoại giao…".

Trả lời câu hỏi này, ông Phúc chia sẻ: "Chúng ta chỉ có thể thành công lâu dài nếu như cảm thấy hứng thú với một công việc nào đó. Sức mạnh của tuổi trẻ là sự sáng tạo và dám mơ ước, dám dấn thân. Khi các em làm gì hãy làm với bằng hết tất cả sự nhiết huyết và khả năng của mình, rồi cuộc sống sẽ trả công xứng đáng.

Bước ra trường đại học không ai nghĩ mình sẽ được chức nọ chức kia. Chúng ta học tập, rèn luyện, cống hiến, lăn xả vào công việc chung và khi được tập thể khẳng định, tôn vinh, được xã hội công nhận, đó sẽ là con đường tốt nhất để chúng ta phấn đấu".

Theo ông Phúc, các bạn trẻ cần nhận thức rằng không thể đòi hỏi ngay khi ra trường phải làm việc này hay việc khác. "Phải kiên trì phấn đấu, dám nghĩ dám làm với một trách nhiệm cao nhất".

Khởi nghiệp không chỉ đo bằng lợi nhuận

Chia sẻ trăn trở về tình trạng nhiều cử nhân, kỹ sư ra trường thất nghiệp, ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chất lượng đào tạo nói chung hiện chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của xã hội và nền kinh tế. "Một trong những thước đo thành công của đại học là có bao nhiêu sinh viên khởi nghiệp và thành danh, chứ không chỉ bao nhiêu sinh viên kiếm được việc làm" – ông Phúc nói.

Người đứng đầu chính phủ đánh giá, khởi nghiệp là một động lực phát triển quan trọng. Khởi nghiệp càng nhiều thì tiềm năng của nhân dân càng được phát huy, mọi nguồn lực xã hội đều được đưa vào khai thác và không lãng phí.

Nguyễn Xuân Phúc, khởi nghiệp

Tuy nhiên, giá trị của khởi nghiệp không chỉ là thành công về mặt tài chính của một dự án kinh doanh mà còn là giá trị về mặt xã hội, đem lại sự khác biệt và được xã hội tôn trọng, thừa nhận.

"Đó có thể là ý tưởng mới về kinh doanh hoặc công nghệ… làm thay đổi cuộc sống, đem lại tiện nghi cho con người. Cũng có thể là ý tưởng phục vụ cộng đồng, giải quyết bài toán đặt ra trong xã hội hoặc tạo ra những công ăn, việc làm mới".

Ông Phúc đưa dẫn chứng: "Chỉ cần một ý tưởng độc đáo, một sản phẩm giải trí hay một ứng dụng trò chơi mới có sức hấp dẫn xuất hiện thì sẽ nhanh chóng lan tỏa trên toàn cầu. Câu chuyện về Nguyễn Hà Đông của Việt Nam là một ví dụ" .

Ông Phúc cũng cho rằng việc khởi nghiệp không phải chỉ có thể thực hiện được ở thành phố, mà nông thôn chính là mảnh đất màu mỡ nhiều cơ hội để người trẻ khai hóa.

"Phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, của người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, có cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai" – ông Phúc nhấn mạnh.

Theo ông Phúc, những người trẻ cần nhìn nhận thước đo và mục tiêu cuối cùng của khởi nghiệp không chỉ là lợi nhuận, mà giá trị nhận được còn là sự trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng, nhận thức. Do đó, nếu một ý tưởng khởi sự kinh doanh nào đó không thành công thì không nên coi đó là một thất bại hoàn toàn của bản thân.

"Hạnh phúc không phải chỉ là kiếm được nhiều tiền, mà quan trọng hơn là những ảnh hưởng tốt đẹp, có sức lan tỏa tạo ra cho xã hội khi dám sống đến cùng cho những đam mê. Muốn theo đam mê thì phải biết cách vượt qua khó khăn, thách thức" – ông Phúc đưa ra lời khuyên.

Nói về khởi nghiệp ngành chính trị, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, rât nhiều người có ở buổi lễ ngày hôm nay có rất nhiều người “cháy hết mình” và đi lên từ cán bộ Đoàn.

"Tôi xin nói vài thông số: Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là cán bộ Đoàn. 50% Bí thư, Chủ tịch các tỉnh đều trưởng thành từ cán bộ Đoàn; nhiều lãnh đạo bộ, ngành, doanh nghiệp đang ngồi đây cũng từng là cán bộ Đoàn" – ông Dung chia sẻ.

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng mỗi lĩnh vực, các bạn trẻ đều có thể tìm ra một cái gì đó rất mới, đặc biệt để khởi nghiệp. Và câu chuyện với ngành chính trị hay bất cứ ngành học nào cũng không phải ngoại lệ.

Ông Đông đưa ra gợi ý: "Làm chính trị cần phải tuyên truyền phổ biến, động viên toàn xã hội đi theo chủ trương, tư tưởng nào đó. Từ đó, bạn có thể lên ý tưởng về những phần mềm, công nghệ, giải pháp nào đó để có thể tiếp cận được với nhiều người nhất, với những đối tượng mà bạn quan tâm. Nếu có thể ứng dụng công nghệ mới, thay vì chỉ mở một lớp học tiếp cận được 100 người, thì bạn có thể tiếp cận hàng nghìn, hàng vạn người".



Xem nguồn

Giờ thì tôi đã hiểu vì sao sau gần 5 năm mô hình VNEN mới vỡ trận?

Posted: 16 Oct 2016 04:02 AM PDT


LTS: Vừa qua, cuộc trả lời phỏng vấn của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh về VNEN đã gây sự bức xúc cho nhiều người vì lãnh đạo tỉnh này tỏ ra "đụng đến đâu vướng đến đó”.

Cô giáo Đỗ Quyên cũng có bài viết thể hiện quan điểm của mình.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Đọc bài báo "Tiến sỹ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh không hiểu gì về VNEN"? đăng trên báo Tầm Nhìn, với cách trả lời vòng vo, né tránh trách nhiệm, ông Giám đốc Sở Giáo dục đã đổ lỗi cho cơ sở còn quá máy móc, rập khuôn nên mô hình VNEN mới thất bại.

Nhưng đáng sợ nhất là việc một người trực tiếp chỉ đạo chuyên môn như ông lại "hiểu nhầm" về VNEN một cách trầm trọng như thế, nên VNEN "vỡ trận" cũng chẳng có gì phải bất ngờ.

Chẳng hạn, Giám đốc sở nói:

"Không phải cứ đập bục giảng, cưa ngắn bàn hay mua tài liệu mới là thực hiện mô hình trường học mới. Vì đó chỉ là những yếu tố hỗ trợ để chúng ta thực hiện tốt hơn. Nhưng để nguyên thì vẫn triển khai được, chúng ra phát triển dần.  

Sách VNEN là công cụ để hỗ trợ chúng ta thực hiện chương trình tốt hơn. Có thể thực hiện không cần sách này.

Sách này bản chất gần như là giáo án trong hồ sơ chuyên môn. Bản chất tài liệu này là đưa ra các yêu cầu, hình thành các hoạt động cho giáo viên và học sinh"…

Với cách "hiểu nhầm" tai hại như thế nên Hà Tĩnh đã cùng một lúc cho ồ ạt triển khai hàng loạt trường thực hiện theo mô hình trường học mới này.

Trong đó có nhiều trường bậc Trung học Cơ sở, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh lao dốc và hàng ngàn phụ huynh phải là người lên tiếng để bảo vệ con mình.



Học sinh lớp 7C (trường Trung học Cơ sở Nam Hồng, Hà Tĩnh) hân hoan đề nghị bỏ chương trình VNEN (Ảnh Lê Văn Vỵ).

Lãnh đạo bưng bít thông tin

"Mọi lý thuyết đều trở thành màu xám/ Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi".

Cán bộ, chuyên viên giáo dục giỏi lý thuyết nhưng hiệu quả, chất lượng giảng dạy phải hỏi ý kiến giáo viên mới chuẩn nhất. Với cách bưng bít thông tin như hiện nay ở các cơ sở giáo dục chỉ cho ta kết quả đẹp như mơ trong từng bản báo cáo nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.



Ngay từ những ngày đầu khi chương trình mới được triển khai thí điểm ở một số trường, giáo viên – những người trực tiếp giảng dạy đã có nhiều ý kiến phản hồi về tính không hiệu quả của mô hình, nhưng mọi ý kiến đều bị phủ nhận.

Được sự chỉ đạo của các chuyên viên cấp Phòng, Sở, lãnh đạo từng trường luôn "cung cúc" tuân theo dù họ vẫn biết khó thực hiện được, thế rồi những chỉ đạo được ban xuống cho giáo viên như: "phải cố gắng thực hiện bằng mọi cách. Tuyệt đối không được bàn ra vì đây là chủ trương đổi mới Giáo dục của toàn ngành".

Nực cười hơn nữa cấm giáo viên "share, like những bài viết trái chiều về giáo dục trên các mạng thông tin chính thống…".

Một số thầy cô đã bất chấp lời cảnh báo khi có ý kiến trái chiều, share, like những bài viết mình tâm đắc về những điều bất cập khi thực hiện mô hình trường học mới lập tức được lãnh đạo mời lên phòng nhắc nhở.

Bị bưng bít thông tin, lãnh đạo không dám nghe lời nói thật. Phần lớn giáo viên chỉ dám nói nhỏ cho nhau nghe ngoài hành lang các cuộc họp.

Họ tự lừa dối, ru ngủ mình bằng những lời nhận xét thật mĩ miều mỗi khi được hỏi, được ghi vào các báo cáo trình lên, bởi ai cũng biết cấp trên lại rất thích nghe những điều như thế.

Với cách quản lý, thi hành như vậy bảo sao mãi sau tới vài năm thực hiện mô hình trường học mới VNEN mới bị bung bét như thế.

Đã đến lúc sự thật cần được nhìn nhận



Trước sức ép của nhiều phụ huynh, nhiều trường học bậc Trung học Cơ sở đã mạnh dạn bỏ việc dạy học theo mô hình mới VNEN.

Lúc này, nhiều giáo viên mới dám chia sẻ suy nghĩ thật của mình.

Một giáo viên dạy toán bậc Trung học Cơ sở nói: "Nhiều bài toán mình giảng đi giảng lại nhiều lần học sinh làm còn sai lên sai xuống. Nay bắt chúng tự làm, bạn giỏi dìu bạn yếu nên học sinh yếu càng yếu hơn".

Một giáo viên dạy văn lại nói:

"Dạy văn mà không được truyền cảm xúc cho các em, bằng những bình luận, những liên hệ thực tế, những trải nghiệm của giáo viên để giáo dục học sinh về nhân cách sống, bồi dưỡng cho tâm hồn các em thêm phong phú thì không có gì chán bằng.

Giờ văn, các em chỉ đọc thông tin trong Sách giáo khoa, thảo luận, trả lời dăm ba câu hỏi một cách máy móc là xong. Học thế, các em không thể viết nổi đơn xin phép nghỉ học cũng là điều bình thường".

Chẳng riêng gì vị Tiến sĩ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo này mà rất nhiều cán bộ giáo dục ở khắp nơi trực tiếp chỉ đạo nhưng lại không hiểu rõ về VNEN; thế mà họ chỉ đạo rất hay, nói rất giỏi.

Giờ thì tôi mới thật sự hiểu mô hình trường học mới có rất nhiều ưu điểm nhưng được chỉ đạo bởi những người không hiểu gì về VNEN cộng với việc luôn bưng bít thông tin nên mới nhận kết quả thảm hại như thế!



Xem nguồn

Những ngôn từ khó hiểu trong sách Tiếng Việt lớp 1 của GS.Hồ Ngọc Đại

Posted: 16 Oct 2016 03:21 AM PDT


LTS: Sau bài viết của chị công nhân Trần Hương Giang về sách công nghệ giáo dục, Tòa soạn tiếp tục nhận được nhiều bài viết, đề nghị, yêu cầu của độc giả giải thích giúp cho các ngôn từ trong bộ sách này.

Các chuyên gia của Báo cũng đã vào cuộc, đã tìm hiểu, cố gắng giải thích, nhưng quả thực, với các ngôn từ được chụp ảnh lại từ sách dưới đây, không phải ai cũng có thể hiểu được.

Độc giả ở các vùng miền hiểu biết cách hiểu, có thể giải thích trong phần bình luận cuối bài báo, chúng tôi sẽ cập nhật và đăng tải.

Những hình ảnh bên dưới được chụp từ sách Công nghệ giáo dục Tiếng Việt 1 tập Một, tập Hai của GS.Hồ Ngọc Đại do độc giả gửi về Báo nhờ giải nghĩa, hoặc giải thich cách bố trí từ ngữ có chuẩn, phù hợp không? 























Ý nghĩa của nhiều từ ngữ trong sách không phù hợp với lứa tuổi Tiểu học (Ảnh: T.L)



Xem nguồn

Comments