Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nghiên cứu khoa học đặc biệt quan trọng trong đào tạo thế hệ sinh viên mới

Posted: 13 Oct 2016 09:40 AM PDT


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cắt băng khai mạc Triển lãm thành tựu KHCN chào mừng 60 năm ngày thành lập Trường ĐH Bách khoa HNThứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cắt băng khai mạc Triển lãm thành tựu KHCN chào mừng 60 năm ngày thành lập Trường ĐH Bách khoa HN

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến phát triển GD-ĐT, khoa học – công nghệ; coi GD-ĐT, khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, hội nhập quốc tế.

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học luôn là 2 hoạt động chính của giáo dục ĐH. Xem nhẹ một trong hai hoạt động này sẽ dẫn đến sự xa rời mục tiêu đào tạo của trường ĐH.

Nghiên cứu khoa học không những ra những sản phẩm mới phục vụ sản xuất và đời sống mà còn góp phần quan trọng trong phát triển năng lực tư duy của sinh viên.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Nghị quyết 29 đã chỉ rõ mục tiêu đổi mới giảng dạy là chuyển từ việc chủ yếu cung cấp kiến thức sang hướng dẫn phát huy năng lực, phẩm chất người học, giúp sinh viên có phương pháp tư duy hiện đại, thích nghi với mọi môi trường công tác trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, các trường ĐH phải quan tâm đặc biệt đến hoạt động nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi các trường ĐH phải xác định lại mục tiêu, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học để đào tạo những thế hệ sinh viên mới thích nghi với môi trường công tác đang thay đổi ngày càng sâu sắc.

Thứ trưởng cho rằng, trong những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học ở trường ĐH nước ta chưa được quan tâm đúng mức. Một phần vì cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ nghiên cứu còn thiếu thốn; một phần vì giảng viên phải lo giảng dạy quá nhiều giờ, không còn thời gian nghiên cứu khoa học; một phần vì chính sách, cơ chế chưa có sự ràng buộc giảng viên và các nhà trường phải thực hiện việc nghiên cứu khoa học.

"Thực tiễn này cần được thay đổi. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề trong điều kiện nguồn lực của các nhà trường còn hạn chế, sự hỗ trợ của doanh nghiệp của doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học của các nhà trường chưa trở thành nhiệm vụ thường xuyên" – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành các chủ trương khuyến khích nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thông qua các văn bản về trích lập kinh phí nghiên cứu khoa học; quy định chế độ làm việc của giảng viên; phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH; chuẩn quốc gia của các cơ sở giáo dục ĐH…

Từ những chủ trương đột phá này, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục ĐH đã có chuyển biến rõ rệt.

Với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ghi nhận những thành tựu to lớn trong đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ của nhà trường, Thứ trưởng tin tưởng Trường sẽ phát huy tối đa nguồn lực con người, cơ sở vật chất, thu hút tốt hơn các nguồn lực xã hội, sử dụng hiệu quả hơn kinh phí của Nhà nước, mở rộng các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ và các dịch vụ khác để nâng cao năng lực tài chính cho phát triển bền vững.

"Mới đây nhất, Bộ GD&ĐT đã quyết định cho phép Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được thí điểm xét tuyển học viên cao học cho các chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu đào tạo cán bộ nghiên cứu trẻ cho đất nước" – Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thêm.

Chiều cùng ngày, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng khai mạc Triển lãm thành tựu khoa học công nghệ chào mừng 60 năm thành lập trường. Triển lãm diễn ra trong 3 ngày, từ 13 – 15/10/2016.

Con số nổi bật về KHCN của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Số đề tài/dự án đã chủ trì, tham gia giai đoạn 2005 – 2016:

– 593 đề tài NCKH cấp nhà nước

– 65 đề tài Nghị định thư

– 1.264 đề tài cấp Bộ

– 124 đề tài cấp tỉnh/thành phố

– 164 đề tài hợp tác quốc tế.

– 37 dự án sản xuất thử nghiệm với tổng kinh phí 510 tỷ đồng

Số công trình công bố trên tạp chí ISI giai đoạn 2008 – 2015: 713

Đứng đầu các đơn vị đào tạo tại Việt Nam trong bảng xếp hạng SCImago giai đoạn 2012 – 2016

Các giải thưởng KH-CN: 2 giải thưởng Hồ Chí Minh; 1 giải thưởng Nhà nước; 18 giải thưởng Sáng tạo KHKT toàn quốc; 1 giải thưởng Tạ Quang Bửu; 2 giải nhất Nhân tài đất Việt; 13 huy chương vàng tại Hội chợ công nghệ Techmart Việt Nam; 4 giải thưởng quốc tế của Tổ chức WIPO, 5 giải thưởng KHKT thanh niên – Quả cầu vàng.



Xem nguồn

TP.HCM sẽ tổ chức thi thử THPT quốc gia

Posted: 13 Oct 2016 08:58 AM PDT


– Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tổ chức thi thử cho học sinh khối 12 trên địa bàn thành phố với quy trình đảm bảo như kỳ thi THPT quốc gia.

Đây là thông tin Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo trong ngày13/10. Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường có thể đăng ký tham gia để học sinh làm quen và không sử dụng kết quả đánh giá học sinh.

thi THPT quốc gia, thi THPT quốc gia 2017, thi 2017, lạm thu

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Sở GD-ĐT TP.HCM thành lập ngân hàng đề thi trắc nghiệm từ các câu hỏi đề xuất của các trường, để phục vụ cho việc hướng dẫn giảng dạy và học tập của các trường.

Bên cạnh đó, theo báo cáo mới nhất của Sở GD-ĐT TP.HCM, trong hai tháng tháng 8 và 9, vẫn còn một số trường học chưa thực hiện nghiêm việc thu học phí và các khoản thu khác theo hướng dẫn của Sở và UBND quận, huyện. Các đơn vị còn tổ chức thu gộp ngay đầu năm học tạo bức xúc trong phụ huynh học sinh. Một số đơn vị thực hiện sai quy định về việc vận động hỗ trợ của phụ huynh.

Sở đề nghị các đơn vị trường học tuyệt đối không tổ chức thu gộp nhiều tháng, cả học kỳ hoặc cả năm. Những khoản thu hộ – chi hộ cần thông báo rõ cho phụ huynh biết.

Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn với những khoản thu theo chủ trương xã hội hóa cần có sự thỏa thuận tham gia tự nguyện của phụ huynh học sinh và phải có báo cáo, chấp thuận của các quận, huyện.

Ngân Anh



Xem nguồn

Những cách nhìn mới nhất về kiểm tra, đánh giá tiếng Anh

Posted: 13 Oct 2016 08:15 AM PDT


– Trong hai ngày 13 và 14/10, các chuyên gia trong lĩnh vực khảo thí sẽ đem đến những quan điểm mới nhất về xu hướng và cách tiếp cận mới đối với việc dạy, học và khảo thí tiếng Anh.

New Directions là một chuỗi các sự kiện tại Đông Á được dẫn dắt bởi các chuyên gia, nơi các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia giáo dục, giới học thuật và giáo viên tương tác, trao đổi thông tin và cập nhật những phát triển đi đầu về dạy và học tiếng Anh cũng như khảo thí tiếng Anh.

Những chủ đề tại sự kiện này khơi dậy nhiều ý tưởng mới, và đặc biệt phù hợp với lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam của Bộ GD-ĐT.

học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, khảo thí ngoại ngữ, khảo thí
Các khách mời tham dự hội nghị. Ảnh: Hội đồng Anh

Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu: “Khảo thí ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu trong quá trình dạy và học ngôn ngữ. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác khảo thí ngoại ngữ lại càng có ý nghĩa quan trọng. Khi năng lực ngoại ngữ được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế thì lao động Việt Nam sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường lao động”.

Hoan nghênh Hội đồng Anh đã phối hợp trong việc tổ chức hội nghị này tại Việt Nam, ông Ga nhìn nhận thêm đây cũng là một hoạt động có ý nghĩa tích cực nhằm hỗ trợ cho Đề án Ngoại ngữ 2020 thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra”.

Chủ đề của hội nghị năm nay nêu bật các hướng tiếp cận và giải pháp cho các thách thức tại Việt Nam. Các chuyên gia đang được mong đợi sẽ có thể giải quyết vấn đề giữa một bên là mong muốn sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh thành thạo để giao tiếp của người họcvà một bên là thách thức trong việc quản lý và đánh giá dựa trên năng lực một số lượng lớn các bài thi nói và viết.



Xem nguồn

Cựu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận làm giảng viên trường ĐH Thương Mại

Posted: 13 Oct 2016 07:34 AM PDT



Cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận

Cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận

Quyết định ký dựa trên căn cứ trên đề nghị của Ban cán sự Đảng bộ GD-ĐT và tờ trình của Bộ Nội vụ. Theo đó, ông Phạm Vũ Luận chuyển về Trường Đại học Thương mại để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo quy định tại Nghị định 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ. Quyết định có hiệu lực từ 1/10/2016.

Ông Phạm Vũ Luận sinh ngày 1/8/1955 với học hàm, học vị Giáo sư, tiến sĩ kinh tế.

Trước đây, ông Phạm Vũ Luận là giảng viên Khoa Kinh tế Thương mại, Trường Đại học Thương mại; Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Thương mại Kiev, Liên Xô; Phó Hiệu trưởng, rồi Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Đại học Thương mại.

Sau đó, ông Luận làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ tháng 6/2010 đến 4/2016, ông Luận giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Nghị định 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

"Giảng viên dạy quá nhiều giờ nên không còn thời gian nghiên cứu"

Posted: 13 Oct 2016 06:51 AM PDT


Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, giảng viên phải dạy quá nhiều giờ là một trong những nguyên nhân khiến công tác nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH ở Việt Nam còn hạn chế.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ của Trường ĐH Bách khoa HN chiều 13/10, Thứ trưởng Bùi Văn Ga một lần nữa khẳng định, nghiên cứu khoa học là một trong 2 nhiệm vụ chính trong các trường ĐH, cùng với việc giảng dạy.

nghiên cứu khoa học trong trường đại học, giảng viên nghiên cứu, đại học nghiên cứu
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, giảng viên phải giảng dạy quá nhiều giờ là một trong những nguyên nhân khiến việc nghiên cứu trong trường ĐH hạn chế.

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học luôn là 2 nhiệm vụ chính của giáo dục ĐH. Xem nhẹ 1 trong 2 hoạt động này sẽ xa rời mục tiêu đào tạo của trường ĐH” – ông Ga nói. “Nghiên cứu khoa học không chỉ tạo ra sản phẩm mới phục vụ sản xuất và đời sống mà còn góp phần phát triển năng lực tư duy của học sinh sinh viên“.

Bên cạnh đó, ông Ga cũng cho rằng, cuộc cách mạng công nghệ thứ tư đang diễn ra rất nhanh chóng đòi hỏi các trường ĐH phải xác định lại mục tiêu, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường nghiên cứu khoa học để đào tạo những thế hệ sinh viên mới thích nghi môi trường đang thay đổi ngày càng sâu sắc.

Tuy nhiên, ông Ga cũng khẳng định, công tác nghiên cứu KH ở các trường ĐH Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần vì cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một phần vì giảng viên còn lo dạy quá nhiều giờ không còn thời gian để nghiên cứu, một phần vì chính sách, cơ chế chưa có sự ràng buộc giảng viên phải thực hiện nghiên cứu KH“.

Thực tiễn này cần phải được thay đổi“, ông Ga khẳng định, dù “đây là nhiệm vụ nặng nề”.

Nói về hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Bách khoa HN, ông Ga cho rằng, trường đã có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ.

Với nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu ứng dụng, gắn kết quả nghiên cứu khoa học với đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ với thực tiễn sản xuất, đời sống, các sản phẩm KHCN của Trường ĐH Bách khoa HN có hàm lượng khoa học cao, công nghệ tiên tiến, ứng dụng hiệu quả ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế

Nhiều ngành học của Trường ĐH Bách khoa HN như CNTT, tự động hóa, công nghiệp vật liệu, công nghệ hóa học giành được uy tín, vị thế cao, góp phần thúc đẩy công nghiệp VN phát triển ngang tầm khu vực.

Ông Ga cũng cho biết, trong những năm qua, Bộ GD-ĐT ban hành các chủ trương khuyến khích KHCN và chuyên giao công nghệ thôgn qua các văn bản về trích lập quỹ nghiên cứu KH, thiết lập chế độ làm việc của giảng viên, phân tầng xếp hạng các cơ sở ĐH,…

“Từ những chủ trương này, hoạt động nghiên cứu KHCN ở các trường ĐH đã có những bước chuyển biến rõ nét góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước” – ông Ga cho hay.

Đối với Trường ĐH Bách khoa HN, ông Ga cho biết, Bộ đã cho phép trường thí điểm thí điểm tự chủ từ rất sớm. Mới đây nhất thí điểm xét tuyển cao học các chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu với mục tiêu đào tạo cán bộ nghiên cứu trẻ cho đất nước.

Từ đó, ông Ga đặt ra yêu cầu Trường ĐH Bách khoa HN phải khẳng định là trường kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và trở thành trường ĐH nghiên cứu ngang tầm khu vực và quốc tế.

Lê Văn



Xem nguồn

Thót tim mẹ chở con nằm dài sau xe máy đến trường

Posted: 13 Oct 2016 06:09 AM PDT


– Hình ảnh một người mẹ đèo con nằm ngửa trên xe máy đến trường được chia sẻ trên các trang mạng xã hội gần đây khiến không ít người không khỏi giật mình.

con đi học, con đến trường

Bức ảnh mẹ đưa con đi học khiến nhiều người thót tim, kinh hãi.

Kèm theo những bức ảnh này, một thành viên mạng xã hội chia sẻ: "Con học mệt quá, người mẹ cứ nghĩ thương con để cho con ngủ một chút, nhưng xin hãy thương con đúng cách! Vô tình bắt gặp cảnh này khi đi trên đường. Các mẹ nghĩ sao ạ?"

Nguy hiểm hơn, trong bức ảnh được chụp lại, cả hai mẹ con đều không mang mũ bảo hiểm tham gia giao thông.

Bức ảnh sau khi được đăng tải ngay lập tức được chia sẻ tràn lan trên các trang mạng xã hội và hút sự chú ý của rất nhiều người mà không chỉ các bậc phụ huynh. Nhiều phụ huynh đã không khỏi rùng mình, thót tim khi nhìn thấy bức ảnh. Hầu hết mọi người đều chia sẻ nguy hiểm có thể đến với cháu bé bất cứ lúc nào, thậm chí chỉ là một cú liệng tay lái nhẹ.

Chị Lê Mai (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Xem ảnh mà tôi lạnh hết cả người chứ chưa nói đến chuyện chở được con như thế kia bởi rất nguy hiểm. Có thể do cháu bé phải dậy sớm nên đang ngái ngủ. Và có khi người mẹ cũng không hề hay biết con đang nằm phía sau mà ung dung chạy xe như vậy".

Anh Nguyễn Thông (Hoàng Mai, Hà Nội) bình luận: "Bà mẹ này thật là bá đạo và thiếu trách nhiệm với con và chính bản thân mình. Có khi chỉ cần tránh xe, phanh gâp hay liệng xe là cháu bé đã có thể văng ra khỏi xe".

con đi học, con đến trường

Tuy nhiên, một số người cũng đưa ra một phỏng đoán là tình huống cháu bé nằm xuống có thể không phải do buồn ngủ mà do nghịch ngợm nên nằm ngửa ra xe. Và người mẹ thì vì chạy xe mà không hề hay biết sự việc phía sau.

Bạn Hoàng Nguyệt chia sẻ: "Cháu bé nghịch chứ không phải ngủ đâu. Có lần thằng cu nhà mình cũng vậy. Mình phải dừng xe chấn chỉnh ngay.

Một thành viên khác bình luận: "Mẹ bé không để ý đấy mà. Con mình hôm trước cũng như thế. Đến khi có người nói mình mới biết và măng cho cu cậu một trận".

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cho rằng, dù bất cứ lý do gì đi chăng nữa thì trách nhiệm đều thuộc về người mẹ. Bởi nếu không biết càng cho thấy không để ý đến sự mệt mỏi của con hay có những tương tác với con trên đường. Cùng đó, việc người mẹ không ý thức chủ động và nhắc con đội mũ bảo hiểm cũng đẩy con vào cảnh nguy hiểm đến tính mạng.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Giáo sư về Quảng Ngãi làm việc được hỗ trợ 350 triệu đồng

Posted: 13 Oct 2016 05:27 AM PDT


Tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành chính sách thu hút, ưu đãi nguồn nhân lực chất lượng cao đến công tác, làm việc.

Đối tượng thu hút là những người có học hàm, học vị, có trình độ chuyên môn cao, gồm: Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa II, dược sĩ chuyên khoa II, bác sĩ chuyên khoa I, được sĩ chuyên khoa I, bác sĩ nội trú (trừ các trường hợp học liên thông, cử tuyển, theo địa chỉ sử dụng), thạc sĩ, cử nhân…

giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, quảng ngãi, cử nhân
Ảnh minh họa từ internet

Các đối tượng thu hút phải cam kết công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh từ 10 năm trở lên.

Về độ tuổi: Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, dược sĩ chuyên khoa II không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, dược sĩ chuyên khoa I, bác sĩ nội trú và bác sĩ, dược sĩ đại học không quá 40 tuổi đổi với nam, không quá 35 tuổi đối với nữ.

Những người tốt nghiệp đại học không quá 28 tuổi.

Các đối tượng thu hút được hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi chưa có nhà ở, với mức hỗ trợ là 1.500.000 đồng/ người/ tháng trong thời gian không quá 5 năm. Được cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị đang sử dụng đối tượng thu hút tạo điều kiện cho vợ (chồng), con về việc làm, học tập.

Các đối tượng thu hút được hỗ trợ kinh phí một lần khi nhận nhiệm vụ ở các huyện đồng bằng, thành phố.

Cụ thể là Giáo sư được hỗ trợ 350.000.000 đồng/ người. Phó giáo sư, tiến sĩ được hỗ trợ 300.000.000 đồng/ người.

Bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ y khoa, bác sĩ nội trú được nhận hỗ trợ 250.000.000 đồng/ người, bác sĩ chuyên khoa I là 230.000.000 đồng/ người.

Bác sĩ đa khoa (tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc) được hỗ trợ 200.000.000 đồng/ người, bác sĩ đa khoa (tốt nghiệp loại khá) là 150.000.000 đồng/ người.

Người tốt nghiệp đại học loại xuất sắc được hỗ trợ 100.000.000 đồng/ người.

Nếu nhận nhiệm vụ ở các huyện miền núi trong tỉnh và huyện Lý Sơn thì được hỗ trợ kinh phí một lần với mức 1,5 lần so với mức hỗ trợ tương ứng nói trên.

Bên cạnh đó, đối tượng thu hút là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thì được giao đất ở có thu tiền sử dụng đất theo giá sàn và diện tích giao tối đa 100m2.

Đối với những nhà khoa học, người tài ở trong và ngoài nước đóng góp những đề tài khoa học hoặc sáng kiến để phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi, được Hội đồng xét duyệt chính sách thu hút của tỉnh đánh giá có hiệu quả cao, thì tùy thuộc lợi ích mang lại, tỉnh Quảng Ngãi sẽ xem xét thưởng theo mức 15% giá trị đề tài, công trình mang lại trong một năm, nhưng tối đa không quá 400.000.000 đồng.

Ngân Anh



Xem nguồn

Ảnh vui: Khi nguyên tố hoá học được "nhân cách hoá"

Posted: 13 Oct 2016 04:45 AM PDT


  • Những cách nhìn mới nhất về kiểm tra, đánh giá tiếng Anh
    Những cách nhìn mới nhất về kiểm tra, đánh giá tiếng Anh

    Trong hai ngày 13 và 14/10, các chuyên gia trong lĩnh vực khảo thí sẽ
    đem đến những quan điểm mới nhất về xu hướng và cách tiếp cận mới đối
    với việc dạy, học và khảo thí tiếng Anh.

  • Luật sư của Bộ Giáo dục nói gì về vụ ông Hoàng Xuân Quế kiện?
    Luật sư của Bộ Giáo dục nói gì về vụ ông Hoàng Xuân Quế kiện?

    Điều quan trọng nhất, nếu khẳng định cuốn luận án của
    mình bị "đánh tráo", ông Quế phải có đơn tố cáo và phải có chứng cứ
    chứng minh cho tố cáo đó.

  • Tướng tình báo được công nhận đạt chuẩn giáo sư
    Tướng tình báo được công nhận đạt chuẩn giáo sư

    Đó là trung tướng Phạm Ngọc Hùng hiện giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Quốc phòng.

  • 3 giám đốc, phó giám đốc công an tỉnh được công nhận phó giáo sư
    3 giám đốc, phó giám đốc công an tỉnh được công nhận phó giáo sư

    Có 3 lãnh đạo công an các tỉnh được công nhận chức danh phó giáo sư trong năm 2016.

  • Nhiều trưởng, phó khoa bệnh viện lớn được công nhận đạt chuẩn PGS
    Nhiều trưởng, phó khoa bệnh viện lớn được công nhận đạt chuẩn PGS

    Trong tổng số 65 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư,
    ngành y có 7 người. Và có 114/638 người thuộc ngành y được công nhận đạt
    chuẩn chức danh phó giáo sư.

  • Tân giáo sư trẻ nhất 41 tuổi
    Tân giáo sư trẻ nhất 41 tuổi

    Năm 2016 người được công nhận chức danh giáo sư trẻ nhất là 41 tuổi. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng được công nhận dịp này.

  • Truyện cổ tích Việt Nam vào sách của học sinh Nhật Bản
    Truyện cổ tích Việt Nam vào sách của học sinh Nhật Bản

    Có cả một truyện cổ tích của Việt Nam trong số các truyện cổ tích
    được tuyển chọn vào các sách tham khảo môn Quốc ngữ dành cho học sinh
    tiểu học Nhật Bản.

  • Bộ Khoa học - Công nghệ nói gì về việc "chi không hết tiền"?
    Bộ Khoa học – Công nghệ nói gì về việc “chi không hết tiền”?

    Bộ KHCN phản hồi thông tin liên quan đến ý kiến cho rằng, tiền ngân sách chi cho KHCN nhiều năm qua tiêu không hết đồng thời nhiều nơi chi không đúng mục đích, có hiện tượng lãng phí.

  • Giáo sư triết học nhận bưu kiện đầy phân
    Giáo sư triết học nhận bưu kiện đầy phân

    4 giáo sư danh tiếng giới triết học đã nhận được những bưu kiện đầy phân bên trong, và cả 4 đều có một mối liên hệ chung.

  • Chuyện đời thường của chủ nhân Nobel Y học
    Chuyện đời thường của chủ nhân Nobel Y học

    "Tôi chẳng có hi vọng gì vào các môn thể thao, và chẳng có tài năng gì trong các môn nghệ thuật. Sau khi loại trừ, tôi nghĩ rằng mình sẽ thích hợp nhất khi làm nhà khoa học"

  • Thầy Thể dục dạy Hoá, cô giáo Văn dạy Sinh
    Thầy Thể dục dạy Hoá, cô giáo Văn dạy Sinh

    Do thiếu giáo viên chuyên môn nên một trường THCS đã bố trí giáo viên dạy lệch các môn.

  • Bộ GD-ĐT lý giải về cách đánh giá học sinh tiểu học mới
    Bộ GD-ĐT lý giải về cách đánh giá học sinh tiểu học mới

    Thay vì chỉ chỉ có 2 mức đánh giá là Hoàn thành và Chưa hoàn thành như Thông tư 30 trước đây, tới đây học sinh tiểu học sẽ được đánh giá làm 3 mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành.

  • Tiến sĩ ĐH Oxford:
    Tiến sĩ ĐH Oxford: "Học và làm việc trước 10 giờ sáng là tra tấn cơ thể"

    Bắt nhân viên phải làm việc trước 10 giờ sáng là một sự tra tấn, khiến họ ốm yếu, kiệt sức và căng thẳng – một học giả của ĐH Oxford khẳng định.

  • "Công nghệ Việt Nam lạc hậu 2 - 3 thế hệ so với khu vực"
    “Công nghệ Việt Nam lạc hậu 2 – 3 thế hệ so với khu vực”

    Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, ngân sách chi cho KHCN nhiều năm nay đều chi không hết và có hiện tượng chi không đúng, lãng phí.

  • Hành động hiếm thấy của giáo sư khi biết tin đoạt giải Nobel
    Hành động hiếm thấy của giáo sư khi biết tin đoạt giải Nobel

    Sau khi biết tin giành giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực của mình, Haldane vẫn làm công việc mà ông luôn làm vào mỗi sáng thứ Ba.

  • Khi giảng viên và sinh viên cùng học
    Khi giảng viên và sinh viên cùng học

    Câu chuyện "Học, học nữa, học mãi" không chỉ là danh ngôn dành cho
    học sinh, sinh viên mà nó còn là kim chỉ nam cho cả các thầy cô giáo,
    nhất là trên giảng đường đại học

  • Âm
    Âm "th" trong tiếng Anh sẽ biến mất vì khó đọc

    Các nhà ngôn ngữ học dự đoán đến năm 2066 âm "th" trong tiếng Anh sẽ biến mất hoàn toàn ở thủ đô nước Anh, vì có quá nhiều người nước ngoài gặp khó khăn trong việc phát âm phụ âm này. 

  • Ông Đinh Thế Huynh: Sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục về học ngoại ngữ
    Ông Đinh Thế Huynh: Sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục về học ngoại ngữ

    Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết sẽ trao đổi với Bộ
    GD-ĐT về việc học ngoại ngữ. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
    biết nhiều thứ tiếng trong xã hội hiện nay.

  • TP.HCM lấy ý kiến chuyên gia giải quyết dạy thêm
    TP.HCM lấy ý kiến chuyên gia giải quyết dạy thêm

    Sáng nay, 4/10, UBND thành phố có buổi làm việc với các chuyên gia giáo dục nhằm lấy ý kiến góp ý về dạy thêm học thêm. 

  • "Tiếng Anh: Dạy ngữ pháp nhiều không hẳn là xấu"
    “Tiếng Anh: Dạy ngữ pháp nhiều không hẳn là xấu”

    Đó là ý kiến của PGS-TS Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội khi bàn về chất lượng dạy và học ngoại ngữ hiện nay



  • Xem nguồn

    Bảo Việt nhân thọ tiếp tục đồng hành với sự phát triển và đổi mới của chương trình Violympic 2016-2017

    Posted: 13 Oct 2016 04:03 AM PDT


    • ViOlympic trở thành cuộc thi Giải toán qua Internet có quy mô và uy tín lớn nhất Việt Nam với hơn 20 triệu học sinh đăng ký tài khoản.

    • Bảo Việt Nhân thọ tiếp tục đồng hành với ViOlympic 2016-2017 với tổng giá trị tài trợ 2 tỷ đồng.

    Tham dự Lễ ký kết có đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, lãnh đạo Tập đoàn FPT, Hiệu trưởng trường Đại học FPT.

    ViOlympic – Cuộc thi giải toán trên Internet có quy mô và uy tín nhất Việt Nam

    Triển khai từ năm 2008, ViOlympic là một dự án giàu tính cộng đồng, hướng đến phát triển niềm đam mê toán học và công nghệ cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trong 7 năm hình thành và phát triển, ViOlympic đã trở thành cuộc thi Giải toán qua Internet có quy mô và uy tín lớn nhất Việt Nam với hơn 20 triệu học sinh trên cả nước có tài khoản đăng ký, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của học sinh, giáo viên và phụ huynh tại hơn 33.000 trường học trên 711 quận huyện khắp 63 tỉnh thành.

    Năm học 2015-2016 đã có khoảng 8 triệu học sinh tham gia dự thi qua 18 vòng thi ViOlympic. Trang điện tử (website) luyện thi Bảo Việt Nhân thọ – Violympic tại địa chỉ http://baovietnhantho.violympic.vn/do Bảo Việt Nhân thọ tài trợ xây dựng đã giúp phổ cập cuộc thi này rộng rãi hơn đến các em học sinh. Theo đó, bất kỳ em nào có tài khoản đăng ký và quan tâm đến các bài toán thú vị của ViOlympic đều có thể truy cập để luyện thi vào bất kỳ thời gian nào và làm tất cả các bài thi của các vòng thi. Sau gần 2 năm hoạt động, trang luyện thi Bảo Việt Nhân thọ – ViOlympic đã có gần 2 triệu thành viên.

    Trao đổi tại lễ kí kết, ông Đàm Quang Minh – Hiệu trưởng trường Đại học FPT – cho biết số lượng học sinh tham gia ViOlympic hiện nay đã rất lớn nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, cho thấy sự quan tâm và hưởng ứng của các em và phụ huynh đối với hình thức học tập và rèn luyện áp dụng và sử dụng công nghệ mới mẻ này. Trong tương lai, ViOlympic có thể mở rộng triển khai đối với nhiều lĩnh vực khác như Hóa, Sử, Địa, trong đó năm 2016-2017, ngoài Toán học ra đã mở rộng thêm môn Vật lý, thu hút sự quan tâm của các em học sinh và các vị phụ huynh.


    Bảo Việt Nhân thọ chung tay thúc đẩy tình yêu Toán học của thế hệ trẻ Việt Nam

    Phát biểu tại lễ kí kết, Phó Tổng Giám đốc Bảo Việt Nhân thọ, ông Nguyễn Thành Quang bày tỏ tin tưởng rằng ViOlympic sẽ là một tiền đề cho thành công trong tương lai của các em học sinh đam mê toán học. "Với phương pháp tiếp cận sáng tạo, chúng tôi tin tưởng ViOlympic sẽ giúp khơi gợi niềm đam mê toán học và các môn tự nhiên trong các em học sinh, là khởi đầu và cũng là tiền đề để các em phát triển và thành công. Sự thành công của các em chính là niềm tự hào của Bảo Việt Nhân thọ bởi chúng tôi luôn tâm niệm trẻ em là tương lai của đất nước và đầu tư vào giáo dục và trẻ em là hoạt động mang tính nền tảng thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng của xã hội" – ông Nguyễn Thành Quang chia sẻ.

    Là nhà tài trợ chính thức của ViOlympic từ năm học 2014, Bảo Việt Nhân thọ xác định gắn bó lâu dài với ViOlympic để cùng Đại học FPT thúc đẩy tình yêu toán học của thế hệ trẻ Việt Nam.

    Năm 2016, đánh dấu 20 năm Bảo Việt Nhân thọ tiên phong khai mở thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, đồng thời đánh dấu mốc Bảo Việt Nhân thọ được ghi nhận là doanh nghiệp bảo hiểm uy tín nhất Việt Nam, Bảo Việt Nhân thọ tiếp tục định hướng đầu tư vào giáo dục, đồng hành cùng chương trình ViOlympic 2016-2017 và tài trợ số tiền 2 tỷ đồng để cùng phối hợp với Đại học FPT tổ chức cuộc thi, đồng thời đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình.

    Cũng trong khuôn khổ hợp tác, Bảo Việt Nhân thọ sẽ dành tặng 30 Học bổng Bảo Việt Vinh danh là các Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ, và hàng nghìn phần quà có giá trị cho các em học sinh đạt giải cao cấp tỉnh, thành phố và quốc gia. Đây cũng là phần thưởng trực tiếp nhằm hỗ trợ tài năng, khuyến khích các em nỗ lực hơn trong học tập để gặt hái thành công trong tương lai.



    Xem nguồn

    Khai mạc Hội nghị quốc tế về Khảo thí Ngoại ngữ- New Directions 2016

    Posted: 13 Oct 2016 02:40 AM PDT


    Hội nghị quốc tế về Khảo thí Ngoại ngữ New Directions là hội nghị thường niên do Hội đồng Anh tổ chức tại khu vực Đông Á. Hội nghị mang đến những quan điểm và cách nhìn về xu hướng và cách tiếp cận mới trong khảo thí tiếng Anh trong khu vực và trên thế giới.

    Đây là lần thứ tư, Hội nghị New Directions được tổ chức sau thành công của các hội nghị đã diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản) và Seoul (Hàn Quốc).

    New Directions là nơi giao lưu, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cập nhật những phát triển đi đầu trong lĩnh vực khảo thí dành cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia giáo dục, giới học thuật, các giáo viên và giới chuyên môn khảo thí.

    New Directions năm 2016 tại Hà Nội sẽ xem xét vai trò và ảnh hưởng của kiểm tra đánh giá theo định hướng chuẩn hóa, sự phát triển và sử dụng các khung năng lực để đánh giá trình độ ngôn ngữ. Hội nghị cũng sẽ xem xét cách thức đánh giá dựa trên năng lực: Những lợi ích và thách thức của phương pháp này.



    Thứ trưởng Bùi Văn Ga phát biểu khai mạc hội nghị 

    Hội nghị thu hút sự quan tâm của giới học thuật và nghiên cứu, các cán bộ giáo dục và giáo viên từ tất cả các khu vực trong hệ thống giáo dục, bao gồm giáo dục đại học, đào tạo nghề, giáo dục phổ thông và tiểu học; cũng như đại diện đến từ các hiệp hội và tổ chức khảo thí.

    Không chỉ đơn thuần có sức hút với các giới chuyên môn khảo thí, New Directions 2016 còn dành cho đối tượng giáo viên, các nhà lãnh đạo giáo dục và nhà hoạch định chính sách – những người quan tâm và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các xu hướng và cách tiếp cận mới nhất ở trong nước và trên thế giới về dạy, học và khảo thí tiếng Anh.

    Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đánh giá cao nỗ lực của Hội đồng Anh trong việc tổ chức hội nghị có tầm cỡ quốc tế.  Những chủ đề tại Hội nghị sẽ khơi dậy nhiều ý tưởng mới, và đặc biệt phù hợp với lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam của Bộ GD&ĐT.

    Tại Hội nghị, các chuyên gia hàng đầu Việt Nam từ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 sẽ cùng với các chuyên gia từ Vương quốc Anh và nhiều nước trên thế giới, đánh giá cụ thể về thực trạng kiểm tra đánh giá và khảo thí ngoại ngữ tại Việt Nam, những thách thức và cơ hội để hỗ trợ học sinh, học viên trên khắp cả nước học tiếng Anh hiệu quả hơn.



    Xem nguồn

    Comments