Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vụ nữ sinh đốt trường: Làm gì để ngăn trào lưu “nói là làm” của học sinh trên Facebook?

Posted: 11 Oct 2016 10:33 AM PDT


Hiện trường vụ nữ thiếu niên 13 tuổi đốt trường ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vì lỡ

Hiện trường vụ nữ thiếu niên 13 tuổi đốt trường ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vì lỡ "câu 1.000 like" trên Facebook (Ảnh: cắt từ clip)

Theo Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, ông Huỳnh Vĩnh Khang, sau việc sự việc học sinh kích động đốt trường, Ban giám hiệu Trường THCS Phạm Ngũ Lão (xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa) đã giáo dục học sinh trước cờ về những tác hại của việc dùng Facebook, mạng xã hội hiện nay.

"Hiện nay đang nổi lên việc "nói là làm" của các em nhỏ, học sinh. Hiện vụ việc này Sở đã giao cho Phòng Chính trị – Tư tưởng theo dõi và tham mưu lãnh đạo có văn bản nói về việc này trong toàn ngành, nhắc nhở học sinh lưu ý khi tham gia mạng xã hội", ông Khang cho biết.

Nói về việc xử lý, ông Khang cho biết, hiện em nữ thiếu niên đốt trường đã bỏ học nên trước mắt chính quyền địa phương sẽ vào cuộc, phối hợp cùng gia đình để giáo dục, chấn chỉnh.

Liên quan đến sự việc nêu trên, trao đổi với PV Dân trí, luật sư Vũ Như Hảo (Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa), cho rằng, trong trường hợp này, em thiếu nữ 13 tuổi đốt trường chịu trách nhiệm đến đâu thì những em khác tham gia kích động, cung cấp xăng, "ép" đốt có thể bị liên đới.

Theo luật sư Vũ Như Hảo, thiếu nữ đốt trường hiện chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có thể sẽ giáo dục thêm. "Nếu vụ việc chưa đến mức "hủy hoại tài sản" thì xử lý hành chính và những em kia có thể liên đới, với vai trò đồng phạm, giúp sức", luật sư Vũ Như Hảo phân tích.

Trước đó, vào ngày 9/10, trên mạng xuất hiện một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh một nữ thiếu niên mang một bọc xăng chứa trong túi nilong vào trường châm lửa đốt. Trước khi đốt trường, không thấy các học sinh khác ngăn cản mà lại kích động, cổ vũ, hò hét. Theo nội dung hình ảnh trong clip, có rất nhiều em đi xe đạp, mặc áo trắng… cùng đi với em nữ sinh này.

Nhiều em mặc đồng phục áo trắng đi theo cổ vũ, hò hét trước sự việc đốt trường (Ảnh: cắt từ clip)

Nhiều em mặc đồng phục áo trắng đi theo cổ vũ, hò hét trước sự việc đốt trường (Ảnh: cắt từ clip)

Liên quan đến sự việc này, ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 9h ngày 9/10. Em đốt trường được xác định là lên Facebook đăng "status" nếu được 1.000 like thì sẽ đốt trường THCS Phạm Ngũ Lão (xã Ninh An). Em này trước đây là học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Tri Phương (xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa).

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, em thiếu nữ đã mang xăng vào đốt trước hành lang phòng Y tế nhà trường. Trong quá trình dập lửa thì vỡ kính cửa phòng, một số ghế nhựa bị cháy, hư hỏng. Sau vụ đốt trường, nữ thiếu niên này bị bỏng ở 2 chân và nhập viện cấp cứu.

Hiện cơ quan chức năng và ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa đang làm rõ vụ việc để đưa ra hình thức xử lý thích đáng.

Viết Hảo



Xem nguồn

Cả nhà tôi chăm lo cho Trung tâm Giáo dục Từ thiện ở Biển Hồ!

Posted: 11 Oct 2016 09:50 AM PDT


Như đã nêu từ kỳ trước, bà Nguyễn Thị Diệu (vợ thầy Tư) góp phần lo ăn, ngủ và sức khỏe cho học sinh.

"Thuốc thì có Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh giúp vài cơ số, còn người phụ trách là vợ tôi. Để làm được việc này, tôi phải cho bà ấy đi học một lớp cấp tốc để biết sử dụng", thầy Tư nói.

Hội đồng Sư phạm có sáu người thì năm người là con, là dâu của thầy Tư. Tôi đã gặp gỡ tất cả thành viên trong gia đình thầy. Anh Trần Hồng Sơn (sinh năm 1982) hiện đang chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy 63 em học sinh khối 2.



Con đường gian nan đến trường của các học sinh vùng Biển Hồ.

Năm 2009, sang Biển Hồ, Sơn gặp gỡ Trần Thị Kim Em và nên vợ nên chồng.

Được biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế tại một trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, Em không về Long An, quê  nhà, cũng không tìm kiếm việc làm ở bất cứ công ty, doanh nghiệp nào ở Việt Nam mà sang với Biển Hồ.

"Em đọc trên mạng, thấy trẻ em ở Biển Hồ không chỉ đói cơm mà đói khát con chữ, em đã tìm đến đây và ở lại.

Duyên số xui khiến chúng em gặp nhau và em trở thành con dâu của thầy Trần Văn Tư", hiện cô giáo Trần Thị Kim Em đảm nhận chủ nhiệm, giảng dạy 27 học sinh lớp 5. 

Còn con trai thứ Trần Hồng Trung được phân công chủ nhiệm và giảng dạy 45 em học sinh lớp 3.

Trung đã kết hôn với cô giáo Vũ Thị Thu đến từ Bình Phước, hai vợ chồng đã có với nhau một người con trai.



Cô giáo Vũ Thị Thư lên lớp  dạy học sinh lớp 4.

Thu chủ nhiệm và giảng dạy 40 em học sinh lớp 4 cho biết: "Thật ra em không ngờ được, con đường đến với trẻ em cộng đồng người Việt tại Biển Hồ lại là con đường tình yêu; mình đi gieo chữ, lại gặt được hạnh phúc gia đình.

Được làm dâu thầy Trần văn Tư, em mãn nguyện. Em hứa sẽ tiếp nối gia sản lớn nhất là tình thương và lòng bác ái của bố mẹ chồng để lại".

Được biết, trong sáu giáo viên của Trung tâm Giáo dục và Từ thiện nuôi dạy trẻ em nghèo tại Biển Hồ chỉ có một thầy giáo Nguyễn Minh Luân đến từ Tây Ninh.

Luân kể với tôi: "Em sang đây từ năm 2008, lúc ấy khó khăn lắm. Em cùng ăn, cùng ở trên thuyền với thầy Tư.

Sinh hoạt vật chất có gì ăn nấy nhưng bù lại lại tình thương giữa con người với con người, nên em cố gắng làm việc, mặc dù những năm đầu làm việc ở đây không có lương thưởng gì".

Những năm tháng dạy học ở Biển Hồ đã giúp Luân hiểu, chia sẻ với hoàn cảnh những gia đình người Việt và tình yêu giữa giáo viên thiện nguyện với cô Hồng (Đỗ Thị Hồng) sinh sống tại Biển Hồ đã gắn kết hai người thành vợ thành chồng.

"Bây giờ vợ chồng em có được một chiếc thuyền nhỏ. Vợ làm nghề buôn bán lặt vặt để nuôi em đi dạy cho học sinh, thỉnh thoảng còn phụ giúp em trong nuôi dạy học trò", Luân kể.



Cô giáo Trần Thị Kim Em lên lớp cho học sinh lớp 5.

Tôi đã đến Trung tâm Giáo dục và Từ thiện nuôi dạy trẻ, tận mắt chứng kiến muôn vàn khó khăn gian khổ mà các giáo viên nơi đây phải đối mặt.

Trước hết nói về việc ăn ở, tất tần tật trên những chiếc bè được ken lại làm lớp học, khi học thì bày bàn ghế, khi ăn thì xếp bàn ghế vào một góc.

Ngủ ngáy cũng trong phòng học đó chỉ khác là mắc màn, trải chiếu.

Học sinh đến học ăn ở bán trú độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi nên phức tạp, chỉ riêng phần quản lý ăn, ở đã đủ mệt.

"Thì chúng tôi có cách sắp xếp làm sao tiện lợi, an toàn nhất. Khi ăn và học thì theo lớp, nhưng khi ngủ, bố trí nằm ở phòng cách biệt với nữ. Chúng tôi phải cắt cử từng thành viên trực hàng ngày, trực ăn, trực ngủ, đến phiên trực ngủ, hầu như người trực phải thức", thầy Tư trao đổi.



Dạy học ở Trung tâm chẳng giống nơi nào, thầy giáo không chỉ lo dạy mà còn lo cái ăn.

Hết giờ dạy là buông lưới thả câu không thì cùng học sinh chăm bè rau muống, hay chèo thuyền đi chở củi, nước ngọt, nước uống còn các cô ngoài lo dạy học còn phải lo cơm nước.

"Một ngày chúng em lo cho học sinh 3 bữa. Sáng 4h30 thức dậy, lo pha 314 bát mì tôm đủ cho học sinh. Trưa và tối lo 314 suất cơm có hai món canh và cá hay thịt.

Phụ giúp có ba phụ huynh nhưng để cho các em ăn đúng bữa đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm nóng sốt, mỗi ngày phải huy động thêm 15 học sinh phụ giúp.

Thành thử, chu trình ăn dạy, học cứ xoay vòng, không có giờ nghỉ. 

Đó là chưa kể đến những lúc hết gạo, hết mì đến gia vị không chỉ bố em phải lo xoay xở, mà chúng em được phân công cũng chèo thuyền đi vay, đi chịu cho hơn 300 học sinh khỏi đứt bữa", cô Vũ Thị Thu trao đổi.

Nói về giảng dạy, cô Trần Thị Kim Em cho biết:

"Các em ở đây chăm ngoan, khao khát biết chữ nên cố gắng học.

Hầu hết xong lớp 1 các em đọc thông viết thạo, nhiều em học sinh học giỏi, như em  Nguyễn Thị My My (lớp 5), Nguyễn Thị Diễm (lớp 3) nhưng thật tiếc là nhà trường chỉ đáp ứng được chương trình đến lớp 5 thành thử xong lớp 5 rồi các em không biết học ở đâu nữa".



Thầy giáo Tư đứng lớp dạy học sinh.

Theo thầy Thái Hồng Sơn, học sinh cộng đồng người Việt sống ở Biển Hồ nói sõi tiếng Việt, chỉ một số em nói được tiếng Campuchia.

"Thấy các em khao khát học mà tội nghiệp. Sách, vở, giấy bút thiếu thốn, giáo viên bọn em thương quá không chỉ dạy mà còn dỗ, bày vẽ từng li, từng tí, nên các em tiến bộ nhanh lắm".

Học sinh tại trung tâm không gây gổ, đoàn kết.

Tôi đã chứng kiến các em ngồi ăn, ngồi học mà thương cảm vô hạn; cuộc sống sách vở học hành nơi đây cũng bập bênh như con thuyền, chủ yếu dựa vào nhà tài trợ và hảo tâm của những người khách du lịch cho tặng.

Vì vậy, không có gì chắc chắn và bền vững cả, nếu thiếu bàn tay của nhà tài trợ, thì lớp học coi như tan rã.

Còn nữa…



Xem nguồn

Bộ Giáo dục khẳng định xét tuyển thạc sĩ ở các nước rất thông dụng

Posted: 11 Oct 2016 09:07 AM PDT


Trước những lo ngại về chất lượng đầu vào khi Bộ GD&ĐT cho phép trường Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển thạc sĩ khoa học, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT chỉ ra 3 căn cứ để Bộ đưa ra quyết định này. 

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, luật Giáo dục Đại học 2012 đã quy định (Tại Khoản 2, Điều 34) về quyền tự chủ tuyển sinh của các trường đại học: "Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh". 

Cho đến nay đã có nhiều trường xây dựng đề án và thực hiện xét tuyển đào tạo trình độ Đại học. Bộ cũng muốn sửa đổi quy chế đào tạo thạc sĩ (trong đó có quy định về tuyển sinh), nay để Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện thí điểm cho thạc sĩ định hướng nghiên cứu, trên cơ sở đó sẽ rút kinh nghiệm. 

Thứ hai, về cơ sở thực tiễn, Đại học Bách khoa Hà Nội là một trường đào tạo có uy tín về chất lượng, đặc biệt trong Đề án trường có nêu rõ mục tiêu là để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ khoa học (tức là theo định hướng nghiên cứu) trên cơ sở gắn chặt đào tạo với nghiên cứu. Tổ chức xét tuyển sẽ giảm được các quy trình, thủ tục thi cử rườm rà cho thí sinh. 



Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển thạc sĩ khoa học từ năm học 2016-2017 (Ảnh: vietnamnet.vn)

Việc xét tuyển cũng sẽ tạo điều kiện cho thí sinh học theo chương trình tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ theo mô hình 4+2 và Kỹ sư – Thạc sĩ theo mô hình 5+1, sinh viên sẽ được tham gia vào các nhóm nghiên cứu, tham gia vào các Lab của các thầy từ năm thứ 3, thứ 4. 

Trên cơ sở đó làm đồ án tốt nghiệp đại học và tiếp tục phát triển thành luận văn Thạc sĩ. Như vậy vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa nâng cao tiềm lực nghiên cứu. 

Hơn nữa, đào tạo tiến sĩ chúng ta cũng đã xét tuyển từ mấy năm qua và trường Đại học Bách Khoa làm rất tốt. Cùng với đó, chương trình khảo sát chất lượng PFIEV cũng đã cho xét tuyển thẳng lên học Thạc sĩ. 

Thứ ba, về hội nhập quốc tế: Việc xét tuyển đào tạo Thạc sĩ ở các nước là rất thông dụng, chúng ta nên học theo các mô hình này. 

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học lưu ý, thời gian tới Đại học Bách Khoa Hà Nội phải xây dựng quy định cụ thể về quy trình tuyển sinh trên cơ sở đề án với các tiêu chí: 

Một là, về phạm vi áp dụng: Phải đảm bảo yêu cầu về thí sinh tốt nghiệp đại học loại Khá đúng ngành, tốt nghiệp không quá 3 năm, ngành đào tạo thuộc khối kỹ thuật công nghệ và Đại học Bách khoa Hà Nội được đào tạo thạc sĩ từ 10 năm trở lên. 



(GDVN) – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được tuyển sinh thạc sĩ theo hướng nghiên cứu bằng hình thức xét tuyển nhưng thí sinh phải trải qua kỳ phỏng vấn.


Theo quy chế hiện nay, thí sinh dự thi cao học phải thi 3 môn trong đó có một môn ngoại ngữ (đối với thí sinh chưa có chứng chỉ tương đương B1 theo yêu cầu) và hai môn khác do trường quyết định (trong đó có một môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo). 

Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển vẫn phải yêu cầu thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp.

Hiện nay hầu hết các trường đại học đã đều đạt chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp đại học tương đương trình độ B1, nên việc này không có vấn đề gì. 

Còn hai  môn khác cũng do trường quyết định nên đối với các sinh viên tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội loại khá và đúng ngành thì việc tổ chức thi thực chất là không cần thiết. 

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã có báo cáo thống kê về điểm thi cao học của số sinh viên tốt nghiệp của trường, điều này thấy rõ.

 
Hai là, đối với thí sinh tốt nghiệp từ các trường đại học khác thì trách nhiệm của Đại học Bách khoa Hà Nội là phải làm việc với các trường khác để có thể công nhận tín chỉ lẫn nhau, trên cơ sở đó mới có thể xét tuyển để đảm bảo chất lượng đầu vào. 

Điều quan trọng nhất, đây là chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, học tập tại trường. Những thí sinh không có năng lực đi theo định hướng làm giảng dạy, nghiên cứu chắc chắn không đăng ký học. 

Bà Phụng cũng khẳng định: "Chúng tôi biết tại Đại học Bách khoa Hà Nội, học viên cao học theo định hướng nghiên cứu sẽ được biên chế về các bộ môn giống như cán bộ giảng dạy cơ hữu, sẽ tham gia nghiên cứu và trợ giảng. 

Đào tạo sẽ gắn chặt với nghiên cứu, như vậy, chất lượng chắc chắn sẽ được nâng cao, đó cũng là mục tiêu mà Đại học Bách Khoa Hà Nội đặt ra trong đề án". 

"Nếu các trường đại học muốn được tuyển sinh thạc sĩ bằng xét tuyển phải xây dựng đề án, đảm bảo các điều kiện về chất lượng, tương tự như Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Bộ với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước sẽ thanh tra, kiểm tra, siết chặt đầu ra. Đầu ra đại học kiểm soát tốt thì đầu vào thạc sĩ không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa", bà Phụng nhấn mạnh. 


Ngày 4/10/2016, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga ký văn bản số 4202/QĐ-BGDĐT quyết định phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn 2016-2021". 

Theo đó, bắt đầu từ năm học 2016-2017, trường Đại học Bách khoa Hà Nội được tuyển sinh thạc sĩ theo hướng nghiên cứu bằng hình thức xét tuyển thay vì thi tuyển.



Xem nguồn

Nguyên Bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận bị kiện vì quyết định số 4674

Posted: 11 Oct 2016 08:25 AM PDT


Ngày 7/10 và chiều 10/10 đã diễn ra phiên tòa hành chính sơ thẩm giữa người khởi kiện là ông Hoàng Xuân Quế (Giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) khởi kiện quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (khi đó là ông Phạm Vũ Luận).

Quyết định này thu hồi bằng Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế vì cho rằng có sao chép một phần nội dung trong luận án của Tiến sĩ Mai Thanh Quế (Giảng viên Học viện Ngân hàng).

Trong quá trình giải quyết vụ việc, ông Hoàng Xuân Quế nhiều lần đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra cuốn luận án tiến sĩ gốc mà ông đã nộp về Bộ GD&ĐT trước và sau khi bảo vệ luận án, để xem xét. Đó là luận án mà ông Hoàng Xuân Quế bảo vệ và được cấp bằng Tiến sĩ loại xuất sắc.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT không đưa ra được cuốn luận án này. Đồng thời, trong quá trình thu thập tài liệu, Bộ Giáo dục căn cứ vào quyển luận án được cho là của ông Quế nộp tại Thư viện Quốc gia và quyển luận án lưu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (KTQD), để đánh giá.

Ông Quế không chấp nhận các cuốn luận án này, do không có chữ ký cam đoan của mình trên phần cam đoan (là yêu cầu bắt buộc), và các tài liệu kèm theo phải nộp cho Thư viện Quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Về cuốn luận án ông Hoàng Xuân Quế nộp tại Bộ GD&ĐT thì cơ quan này cho biết đã chuyển vào Thư viện Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh?!

Cuốn luận án này cũng không có chữ ký cam đoan của ông Quế. Trong khi đó, theo quy định thì cuốn luận án bắt buộc phải được lưu tại hồ sơ nghiên cứu sinh của ông Quế tại Bộ GD&ĐT.

Với những tài liệu thu thập mù mờ như vậy, nhưng Bộ GD&ĐT vẫn ban hành quyết định 4674 thu hồi bằng Tiến sĩ của ông Quế.

Tại phiên tòa, Luật sư Đinh Anh Tuấn – đại diện cho Bộ GD&ĐT vẫn cho rằng, Bộ GD&ĐT ra quyết định 4674 thu hồi bằng Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là đúng pháp luật.



Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính ông Hoàng Xuân Quế kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. ảnh: HM.

Quyết định 4674 là trái quy định của pháp luật

Tại phiên tòa, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Hoàng Xuân Quế là Trần Hồng Phúc và Ngô Thị Thu Hằng (Công ty TNHH và Thực hành Luật Nguyễn Chiến) đã đưa ra rất nhiều luận cứ thuyết phục chứng minh việc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khi đó là ông Phạm Vũ Luận ra quyết định số 4674 là không khách quan, không đảm bảo đúng quy định của pháp luật.



Vấn đề mấu chốt đặt ra là phía người khởi kiện – ông Hoàng Xuân Quế không công nhận 3 cuốn luận án mà tổ xác minh của Bộ GD&ĐT đã tiến hành thu thập trong quá trình giải quyết tố cáo. 

Ông Quế cho rằng, đó là những cuốn luận án mạo danh tên nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế. 

Vì vậy, trong quá trình Bộ giải quyết  tố cáo cũng như quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, ông Quế liên tục yêu cầu Bộ cung cấp các cuốn luận án mà ông Quế đã nộp cho Bộ GD&ĐT để Bộ GD&ĐT ra Quyết định thành lập Hội đồng bảo vệ luận án cấp Nhà nước cũng như nộp cho Bộ sau khi bảo vệ luận án cấp nhà nước.

Tuy nhiên, Bộ không thu thập được và cũng không có tài liệu này để cung cấp cho Tòa án. Toàn bộ 3 luận án lưu tại 3 thư viện do Bộ thu thập không phải của ông Quế vì:


Người tố cáo (ông Nguyễn Văn Nam) lại là Chủ tịch cả 3 Hội đồng chấm luận án của ông Hoàng Xuân Quế, từ Hội đồng chấm chuyên đề luận án, Hội đồng chấm luận án cấp cơ cở và Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước, nhưng lại không hề có bất cứ tài liệu chứng cứ nào để minh chứng (kể cả quyển luận án mà ông Quế đã nộp cho ông Nam khi bảo vệ tại 3 Hội đồng).

Kết luận thanh tra 1254 của Bộ GD&ĐT, mà căn cứ vào đó để Bộ GD&ĐT ra quyết định 4674 là không khách quan, dựa trên những chứng cứ phiến diện; không xem xét ý kiến của các nhà khoa học trong hội đồng.

Đặc biệt là ý kiến của Tiến sĩ Dương Thu Hương – nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là giáo viên hướng dẫn của Nghiên cứu sinh Mai Thanh Quế, đồng thời là người được Bộ trưởng GD&ĐT ủy quyền thẩm định chất lượng luận án của ông Hoàng Xuân Quế, để xem xét có đủ điều kiện bảo vệ hay không?

Tiến sĩ Dương Thu Hương đã gửi văn bản gửi đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định, không có sự trùng lắp giữa hai luận án của ông Hoàng Xuân Quế và ông Mai Thanh Quế, và yêu cầu Bộ GD&ĐT lấy lại bản nhận xét phản biện kín của bà đã gửi tới Bộ vào năm 2003 để làm minh chứng. Nhưng Bộ GD&ĐT trả lời không lưu giữ?


Đối với cuốn thu thập tại thư viện Quốc gia: Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục III Hướng dẫn tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ ban hành kèm theo quyết định số 8217/SĐH ngày 01/9/2000 v/v của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá luận án tiến sĩ quy định rất rõ: "Sau khi bảo vệ thành công, nghiên cứu sinh phải nộp cho Thư viện Quốc gia một luận án và một tóm tắt luận án…".


Theo quy chế, Nghiên cứu sinh phải nộp cho Thư viện quốc gia cuốn luận án có chữ ký cam đoan của mình, kèm theo có các tài liệu sau:

01 bản tóm tắt luận án; 01 Quyết định thành lập hội đồng chấm luận án; 03 bản nhận xét của phản biện và 01 Quyết nghị của hội đồng chấm luận án.

Tại Giấy biên nhận luận án ngày 05/11/2003, Thư viện Quốc gia đã nhận 01 cuốn luận án có chữ ký cam đoan của ông Quế, kèm theo có các tài liệu sau: 01 bản tóm tắt luận án; 01 Quyết định thành lập hội đồng chấm luận án; 03 bản nhận xét của phản biện và 01 Quyết nghị của hội đồng chấm luận án.

Thực tế, Bộ thu thập cuốn luận án tại Thư viện Quốc gia không có chữ ký của ông Quế, không có các tài liệu định kèm theo quy định và theo Giấy biên nhận nêu trên (thể hiện tại Biên bản Tổ xác minh làm việc với đại diện thư viện Quốc gia ngày 30/9/2013).

Cuốn này không đúng quy định của Quy chế và không phù hợp Giấy biên nhận luận án của ông Quế ngày 05/11/2003.

Luật sư Trần Hồng Phúc khẳng định: Bộ GD&ĐT sử dụng cuốn luận án thu thập tại Thư viện Quốc gia không phải của ông Hoàng Xuân Quế.

Đối với cuốn thu thập tại thư viện Đại học KTQD: Tại biên bản làm việc ngày 01/10/2013, Giám đốc thư viện và cán bộ chuyên trách thư viện của Nhà trường này khẳng định quy trình nhận luận án lưu thư viện năm 2002-2003 là: Thư viện thu luận án, phát phiếu nộp luận án cho người nộp, người nộp ký vào ‘Sổ theo dõi thư viện’.

Đối chiếu cuốn luận án thu thập tại thư viện Đại học KTQD không có chữ ký cam đoan của nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế.

Ngoài ra, căn cứ để xác định cuốn luận án do ông Quế nộp phụ thuộc chữ ký của ông Quế tại 'Sổ theo dõi thư viện', nhưng lãnh đạo thư viện nhà trường lại cho rằng không tìm thấy sổ ký nhận nộp của ông Quế, vì sau nhiều lần chuyển kho bị thất lạc, thư viện chỉ con lưu sổ theo dõi từ năm 2009 đến nay?

Căn cứ trên những nội dung này, Luật sư Trần Hồng Phúc, khẳng định: Cuốn luận án thu thập tại Thư viện trường Đại học KTQD không phải của ông Quế, do không có chữ ký ông Quế trong luận án cũng như mất sổ theo dõi thư viện để xác định.

Đối với cuốn thu thập tại Thư viện Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh: Theo quy chế của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo quyết định số 8217/SĐH ngày 01/9/2000 thì Nghiên cứu sinh từ Bình Định trở vào nộp luận án cho Thư viện Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.

Như vậy, Nghiên cứu sinh Hoàng xuân Quế ở Hà Nội không liên quan đến thư viện tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.

Theo quy chế đào tạo sau đại học thì Bộ có trách nhiệm lưu, quản lý luận án của Nghiên cứu sinh. Việc Bộ lý giải rằng do kho lưu trữ đầy nên chuyển cuốn luận án lưu tại Bộ cho Thư viện Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh là làm trái quy định. Không có văn bản pháp lý nào quy định Bộ GD&ĐT được quyền không lưu giữ mà chuyển luận án cho thư viện các địa phương.

Cuốn luận án thu thập tại Thư viện Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh cũng không có chữ ký cam đoan của Nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế.

Như vậy, có cơ sở để ông Quế phủ nhận cuốn luận án của thư viện TP.Hồ Chí Minh, vì theo quy định luận án bảo vệ của Nghiên cứu sinh nộp cho Bộ phải được lưu cùng hồ sơ Nghiên cứu sinh tại Bộ.

Luật sư Trần Hồng Phúc cho rằng, có đầy đủ căn cứ để nghi ngờ cuốn luận án của ông Hoàng Xuân Quế đã bị đánh tráo vì mục đích xấu, vì tất cả những tài liệu quan trọng liên quan tới ông Quế đều bị mất.

Người tố cáo (ông Nguyễn Văn Nam) lại là Chủ tịch cả 3 Hội đồng chấm luận án của ông Hoàng Xuân Quế, từ Hội đồng chấm chuyên đề luận án, Hội đồng chấm luận án cấp cơ cở và Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước, nhưng lại không hề có bất cứ tài liệu chứng cứ nào để minh chứng (kể cả quyển luận án mà ông Quế đã nộp cho ông Nam khi bảo vệ tại 3 Hội đồng).

Kết luận thanh tra 1254 của Bộ GD&ĐT, mà căn cứ vào đó để Bộ GD&ĐT ra quyết định 4674 là không khách quan, dựa trên những chứng cứ phiến diện; không xem xét ý kiến của các nhà khoa học trong hội đồng.

Đặc biệt là ý kiến của Tiến sĩ Dương Thu Hương – nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là giáo viên hướng dẫn của Nghiên cứu sinh Mai Thanh Quế, đồng thời là người được Bộ trưởng GD&ĐT ủy quyền thẩm định chất lượng luận án của ông Hoàng Xuân Quế, để xem xét có đủ điều kiện bảo vệ hay không?

Tiến sĩ Dương Thu Hương đã gửi văn bản gửi đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định, không có sự trùng lắp giữa hai luận án của ông Hoàng Xuân Quế và ông Mai Thanh Quế, và yêu cầu Bộ GD&ĐT lấy lại bản nhận xét phản biện kín của bà đã gửi tới Bộ vào năm 2003 để làm minh chứng. Nhưng Bộ GD&ĐT trả lời không lưu giữ?

Từ những phân tích trên đây, để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, tinh thần pháp chế XHCN cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của ông Hoàng Xuân Quế, đề nghị HĐXX căn cứ vào quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 193 Luật tố tụng hành chính chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện:

Tuyên hủy QĐ 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

Kiến nghị Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền khôi phục lại mọi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm từ việc thực thi Quyết định số 4674 của Bộ trưởng (khôi phục lại chức danh Phó Giáo sư, khôi phục lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính tại Đại học KTQD…) để trả lại uy tín, danh dự cho người khởi kiện.

Sau phần tranh tụng là ý kiến của Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa: Căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa "Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm b khoản 2 điều 193 Luật Tố Tụng hành chính năm 2015, chấp nhận một phần khởi kiện theo yêu cầu của đương sự (ông Hoàng Xuân Quế) đối với yêu cầu hủy quyết định số 4674 ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT (do tại phiên toà ông Quế không yêu cầu bồi thường như trong đơn khởi kiện, mà chỉ yêu cầu hủy quyết định 4674, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp).

Người khởi kiện (ông Hoàng Xuân Quế) được quyền nhận lại án phí đã nộp và người bị khởi kiện phải nộp án phí sơ thẩm".

Thẩm phán phiên tòa thông báo, tòa sẽ nghị án kéo dài, dự kiến công bố kết quả vào ngày 17/10.



Xem nguồn

520 giáo viên Nghệ An thi giáo viên giỏi tỉnh cấp THCS 2016

Posted: 11 Oct 2016 07:43 AM PDT


Tham gia Hội thi là các giáo viên từng ít nhất 2 lần đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, đạt loại khá trở lên về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đến từ các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

Hội thi  là một hoạt động chuyên môn nổi bật của ngành Giáo dục trong năm học 2016 – 2017. Đây là hội thi lần thứ 2 cấp THCS được tổ chức theo tinh thần Thông tư 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông Nguyễn Hoàng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An – cho biết: Hội thi giáo viên giỏi tỉnh THCS được tổ chức trong bối cảnh ngành Giáo dục hiện nay đang có nhiều hoạt động đổi mới: Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, Dạy học theo chủ đề tích hợp, Thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học, Trường học kết nối, phương pháp bàn tay nặn bột… Tất cả nhằm mục đích chuyển giáo dục đào tạo từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực phẩm chất người học.

Bởi vậy, hội thi được tổ chức là cơ hội để các giáo viên nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, khẳng định trình độ kiến thức và bản lĩnh nghề nghiệp, qua đó tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.



Ông Nguyễn Hoàng – Phó GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An – mong muốn các giáo viên phát huy lòng tự trọng, bản lĩnh tham dự hội thi 

Góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích giáo viên, quản lý tự học và sáng tạo. Đồng thời, cũng là dịp để ngành giáo dục Nghệ An đánh giá năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tỉnh.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cũng yêu cầu các giáo viên tham dự hội thi hãy phát huy lòng tự trọng, bản lĩnh nghề nghiệp để thực hiện bài thi nghiêm túc, công bằng, đúng quy chế.

Theo lịch, chiều 11/10, các giáo viên sẽ thi kiểm tra năng lực chuyên môn. Sau đó Ban tổ chức tiến hành chấm bài, chấm sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức thi thực hành.



Xem nguồn

TP.HCM sắp tập huấn đánh giá học sinh tiểu học

Posted: 11 Oct 2016 07:01 AM PDT


-Sở GD-DT TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo về đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22.

Theo chỉ đạo của Sở, hiệu trưởng các trường tiểu học cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh về chủ trương đổi mới đánh giá học sinh tiểu học quy định tại Thông tư 22.

Hiệu trưởng các trường phải tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên thảo luận và chuẩn bị các vấn đề còn băn khoăn, chưa rõ trong thông tư 22 để trao đổi và chia sẻ, góp ý và đề xuất (nếu có) trong thời gian tập huấn. 

Hiệu trưởng tập hợp biên bản thảo luận của các đơn vị thành biên bản chung và chọn lực lượng cốt cán tham dự hội thảo tập huấn cấp thành phố, đồng thời tham gia tổ tư vấn cho các đơn vị sau tập huấn.

Ngoài ra, hướng dẫn các đơn vị, giáo viên tiếp tục thực hiện Thông tư 30 và Thông tư 22 khi có hiệu lực. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư tại địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Sở vào cuối học kỳ I và cuối năm học.

Dự kiến, việc tập huấn đánh giá tiểu học theo thông tư 22 sẽ được Sở GDĐT sẽ phối hợp với các trường Đại học có đào tạo giáo viên tiểu học để tổ chức thời gian từ cuối tháng 10 đến 6/11/2016.

Lê Huyền



Xem nguồn

"Ai sẽ thay đổi nền giáo dục nếu không phải chúng ta?"

Posted: 11 Oct 2016 06:19 AM PDT


GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đặt câu hỏi như vậy trong bài diễn văn tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất lần 2.

Mở đầu bài phát biểu của mình, GS Minh xin được nói tới 2 vấn đề: Lòng biết ơn, sự tôn trọng đối với những thế hệ đi trước cũng như trọng trách và trách nhiệm thời đại của thế hệ hiện tại và tương lai của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Hiệu trưởng trường đào tạo sư phạm lớn nhất cả nước đã dành khá nhiều thời gian để nhắc lại lịch sử hình thành, phát triển của trường cũng như tri ân những bậc tiền bối.

Trường Đại học Sư phạm, Giáo dục, đổi mới giáo dục, cải cách giáo dục
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao Huân chương độc lập hạng nhất lần thứ 2 cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Lê Văn.

Thế hệ hôm nay ý thức rằng không có những viên gạch đầu tiên thì không có những bức tường thành vững chãi. Không có những người mở đường thì mãi mãi không có lối đi” – ông Minh nói.

Sau 65 năm phát triển, hiện tại, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 23 khoa và 2 bộ môn trực thuộc, 2 trường phổ thông, 1 trường mầm non và 30 viện trung tâm nghiên cứu.

Trong số tám trăm giảng viên trên tổng số 1.200 nhân viên, có 17 giáo sư, 149 phó giáo sư, 273 tiến sĩ, số còn lại là thạc sĩ. Phần lớn được đào tạo ở những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đảm bảo chất lượng đảm bảo công tác của nhà trường.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đã làm được nhiều việc quan trọng: Cung cấp đội ngũ nhà giáo chất lượng cao cho hệ thống giáo dục quốc dân; Đã đang đóng góp hoàn thiện chương trình đào tạo đại học và sau đại học, chương trình phổ thông bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý nhất là trong các cuộc cải cách giáo dục…

Đây là thành quả mà các thế hệ trước đây dày công chăm sóc và nuôi dưỡng” – ông Minh khẳng định.

Đối với trách nhiệm của thế hệ hiện tại, ông Minh khẳng định, giáo dục là động lực phát triển đất nước, cơ sở tường tồn dân tộc, sức bền đảm bảo chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, cầu nối để có tình bạn quốc tế cao cả.

Ông Minh cho rằng, mỗi thời đại có những đòi hỏi khắt khe của nó. Và hiện nay, nguy cơ nô dịch có thể không đơn thuần từ súng đạn nữa.

Tụt hậu về giáo dục sẽ kéo theo nghèo nàn về kinh tế, phai nhạt về bản sắc văn hóa, về lý tưởng sống. Đó là nguy cơ, một nguy cơ tiềm ẩn và lạnh lùng” – ông Minh nói. “Thế hệ tiền bối thấm thía nỗi đau mất nước, lẽ nào ngày nay chúng ta lại không thấm thía nỗi đau tụt hậu và chậm phát triển“.

Từ đó, ông Minh cho rằng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuy đã đạt được những thành tựu song trước yêu cầu mới của đất nước và thời đại, đặt trong hệ thống quy chiếu giáo dục quốc tế thì vẫn còn tụt hậu khá xa.

Ai sẽ làm thay đổi nền giáo dục nước nhà nếu không phải là chúng ta?”- ông Minh đặt câu hỏi. “Không thể ngồi để than vãn tụt hậu, chờ thời cơ đến mà cốt tử là chủ động đón thời cơ, tìm giải pháp để hành động“.

Giáo dục đang chuyển mình, phía trước còn nhiều khó khăn trở ngại, nhưng cái đáng sợ hơn cả là có dám vượt qua chính mình hay không“.

Ông Minh cũng nhắc lại trọng trách của những cán bộ, giảng viên nhà trường, những người sẽ đạo tạo ra những thầy cô giáo tương lai chính là giáo dục con người không chỉ kiến thức mà cả tâm hồn.

Không ai có thể thay thế người thầy trong việc chăm lo, nuôi dưỡng ước mơ và hình thành các giá trị cơ bản cho thế hệ tương lai. Đừng thuần túy hướng con người chỉ tập trung vào bộ não mà phải dạy cho họ có trái tim rugn động trước cuộc đời, có tâm hồn thanh cao và rộng lượng, có trách nhiệm với bản thân và xã hội“.

Giáo dục là tạo động lực, là cung cấp cách tư duy và hướng hành động. Giáo dục tạo ra sự thay đổi tiến bộ, chinh phục cái mới là bà đỡ cho nhưng ý tưởng mới. Nếu giáo dục chỉ hướng con người đến hành động giản đơn và lặp lại một cách cố định thì điểm cuối của cuộc đời đã hiện hữu trước mắt

Chúng ta có nghĩa vụ giáo dục con người sống chính cuộc đời của họ chứ không phải của người khác nhưng có trách nhiệm với người khác và trách nhiệm với cuộc đời“.

GS Minh cũng cho rằng, trách nhiệm của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không chỉ đơn thuần là trả lời câu hỏi mà phải hành động. “Chúng ta không chỉ có trách nhiệm trả lời vì sao chất lượng giáo dục đất nước còn chậm mà phải tìm ra cách để làm giáo dục phát triển nhanh hơn

Chúng ta phải làm cho mọi người thấy rằng đồng hành với tiến trình là hạnh phúc chứ không chỉ thuần túy hưởng thụ để cảm nhận đó là hạnh phúc. Hành trình này là núi cao đầy gian nan, không có con đường nhung lụa và không dành cho kẻ yếu hèn” – ông Minh khẳng định.

Từ đó, ông Minh cho rằng, nhiệm vụ của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong thời gian tới chính là tạo dựng môi trường cho sáng tạo bằng việc tạo dựng mô hình ĐH sáng tạo; sẵn sàng đội ngũ để hội nhập quốc tế thành công; đào tạo đội ngũ nhà giáo đảm bảo cho nền giáo dục tiến bộ, tiên phong giải quyết vấn đề của ngành đất nước.

Chúng ta có nhiều thuận lợi, nhưng phía trước có nhiều gian nan, khắc nghiệt và có khi phải trả giá bằng thay đổi. Chúng ta không thể đất nước thấm máu đào này nghèo nàn mãi được” – ông Minh khẳng định.

Lê Văn



Xem nguồn

Phi hành đoàn trẻ nhất thế giới: Cơ trưởng 26 tuổi, cơ phó 19 tuổi

Posted: 11 Oct 2016 05:36 AM PDT


 – Tổng số tuổi của họ mới là 45. Nhưng điều đó không ngăn cản cơ trưởng Kate McWilliams, 26 tuổi và cơ phó Luke Elsworth, 19 tuổi thực hiện thành công những chuyến bay đưa hàng trăm hành khách tới nơi an toàn.

Hai phi công trẻ tuổi này vừa thực hiện chuyến bay từ London tới Malta sau khi McWilliams vừa vượt qua khoá học cơ trưởng.

Hãng hàng không mà hai phi công này đang làm việc là Easyjet của Anh. Doanh nghiệp này tin rằng McWilliams hiện đang là cơ trưởng máy bay thương mại trẻ nhất thế giới, cùng với cơ phó Elsworth cũng là một trong những phi công trẻ nhất nước này.

phi hành đoàn, cơ trưởng, khóa học, máy bay

Cơ trưởng Kate McWilliams, 26 tuổi và cơ phó Luke Elsworth, 19 tuổi

Trong số 130.000 phi công trên khắp thế giới, chỉ có 450 phi công là nữ cơ trưởng – theo số liệu từ Hiệp hội Nữ phi công quốc tế. Là một nữ cơ trưởng trẻ tuổi, McWilliams muốn khuyến khích những phụ nữ khác mạnh dạn theo đuổi nghề nghiệp này.

"Tôi tham gia đào tạo học viên hàng không từ năm 13 tuổi và tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm bay" – McWilliams chia sẻ. Lần đầu tiên cô thấy hứng thú với máy bay là sau khi tham gia một triển lãm hàng không năm 4 tuổi.

"Tôi không tưởng tượng được một sự nghiệp trong ngành hàng không thương mại là như thế nào vì tôi không biết bất cứ phi công thương mại nào để xin lời khuyên" – cô gái 26 tuổi hiện đang làm việc ở Sân bay Gatwick, London cho hay. "Thậm chí tôi chưa từng nghĩ rằng đó có thể là một lựa chọn cho tôi".

phi hành đoàn, cơ trưởng, khóa học, máy bay

Năm 19 tuổi, McWilliams bắt đầu tham gia khoá huấn luyện CTC Aviation, và hai năm sau, cô bắt đầu làm việc như một phi công thực thụ với hãng hàng không Easyjet – lúc này cô mới chỉ là cơ phó.

Bà Julie Westhorp tới từ Hiệp hội Nữ phi công Anh cho biết, bà hi vọng những thành tích của McWilliams sẽ "truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ nghĩ đến việc theo đuổi sự nghiệp trong ngành hàng không". 

"Rõ ràng điều đó chứng minh rằng những phụ nữ khác cũng có thể thành công trong vị trí một phi công" – bà nói thêm.

Nguyễn Thảo (Theo CNN)



Xem nguồn

Mở lại phiên tòa xét xử vụ tiến sĩ kiện cựu Bộ trưởng Giáo dục

Posted: 11 Oct 2016 04:54 AM PDT


Trong hai ngày 7 và 10/10, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là ông Hoàng Xuân Quế (Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường ĐH Kinh tế quốc dân) và người bị kiện là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Lý do của vụ kiện này là người khởi kiện cho rằng người bị kiện đã thu hồi bằng tiến sĩ của mình không đúng quy định.

Cho rằng tiến sĩ “đạo văn”, Bộ quyết định thu hồi bằng

Trước đó, tháng 6/2013, Bộ GD-ĐT nhận được đơn tố cáo về việc ông Hoàng Xuân Quế, tác giả luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 với đề tài "Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam" đã "đạo văn" tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng (với đề tài "Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường").

tiến sĩ, bằng tiến sĩ, Bộ GD-ĐT, Bộ giáo dục, bộ trưởng giáo dục
Toàn cảnh phiên tòa hành chính xử vụ ông Hoàng Xuân Quế kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Ảnh: Tuyến Phan/ Pháp luật TP.HCM

Trong các đơn tố cáo ông Hoàng Xuân Quế  "đạo văn" có đơn của GS.TS Nguyễn Văn Nam, cựu hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Ông Nam chính là chủ tịch Hội đồng phản biện luận án của ông Quế 10 năm về trước.

Nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh.

Tới ngày 4/10/2013, Bộ GD-ĐT có kết luận nội dung tố cáo đối với ông Hoàng Xuân Quế, phó Viện trưởng Viện Tài chính Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) về việc "đạo văn" trong luận án tiến sĩ được bảo vệ từ năm 2003. Cụ thể, ông Quế đã "sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%) từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng)".

Bên cạnh đó, các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích (trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế, phần danh mục tài liệu tham khảo không có tên luận án của ông Mai Thanh Quế), việc sao chép không đúng quy định (không có dấu ngoặc kép cho phần sao chép nguyên văn)…

Mặc dù gặp những phản ứng dữ dội của nhóm nhà khoa học trong hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế năm 2003, nhưng lãnh đạo Bộ GD-ĐT vẫn ra quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.

Đến chiều ngày 11/10/2013, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế.

Không đồng tình với kết luận và quyết định thu hồi bằng tiến sĩ nói trên, cuối tháng 10/2013, ông Hoàng Xuân Quế đã làm đơn khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Tới tháng 12/2013, ông Hoàng Xuân Quế bị Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước hủy bỏ công nhận chức danh phó giáo sư…

Phiên tòa sơ thẩm đã một lần bị hoãn vào ngày 4/8/2014, do nguyên đơn vắng mặt. Trước khi phiên tòa diễn ra, ông Hoàng Xuân Quế đã có đơn gửi tòa TAND TP Hà Nội xin hoãn do ông Quế đang bị ốm phải điều trị trong bệnh viện. Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã hoãn phiên tòa đến khi ông Quế khỏi bệnh đủ sức khỏe tham dự sẽ tiếp tục xét xử.

Viện kiểm sát đề nghị hủy quyết định của Bộ GD-ĐT

Tại phiên tòa diễn ra trong hai ngày 7 và 10/10/2016, Thứ trưởng Bùi Văn Ga, người được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ủy quyền, đã có đơn xin xét xử vắng mặt. Có hai luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại tòa.

Đơn kiện của ông Hoàng Xuân Quế gồm hai phần, phần thứ nhất đề nghị hủy quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Phần thứ hai yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, tại phiên xử này, phía ông Quế trả lời chưa đề cập tới yêu cầu bồi thường trong vụ kiện này…

Sau hai ngày làm việc, cuối giờ chiều 10/10, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội khi đánh giá về vụ kiện hành chính này đã đề nghị xác minh lại một số nội dung và chấp nhận một phần đề nghị của nguyên đơn. Cụ thể là đại diện Viện kiểm sát đề nghị tòa hủy quyết định của Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sĩ của ông Quế…

Chủ toạ sau đó thông báo do vụ án còn nhiều điểm "phức tạp", hội đồng xét xử quyết định nghị án kéo dài. Dự kiến tòa sẽ tuyên án vào chiều ngày 17/10.

Ngân Anh



Xem nguồn

Tân giáo sư trẻ nhất 41 tuổi

Posted: 11 Oct 2016 04:10 AM PDT


Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, ông Phùng Xuân Nhạ, vừa ký quyết định Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2016.

Quyết định này công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 65 nhà giáo và đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cho 638 nhà giáo.

Trong 65 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm nay, người cao tuổi nhất là nhà giáo Lê Thị Chiều, sinh năm 1947, ngành chuyên môn là Luyện kim.

Người trẻ tuổi nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư là nhà giáo Trần Đình Thắng, sinh năm 1975, ngành Hóa học, hiện làm việc tại Trường ĐH Vinh.

giáo sư, phó giáo sư, hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Phùng Xuân Nhạ.

Nhà giáo Trần Đình Thắng đang hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước (Ảnh Báo Nghệ An)

Trong danh sách này còn có các nhà giáo thuộc thế hệ 7x được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư là Vũ Thị Thu Hà, sinh năm 1970, ngành Hóa học, hiện đang làm việc tại Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam; nhà giáo Phạm Văn Điển, sinh năm 1970, ngành Lâm nghiệp, trường ĐH lâm nghiệp; Nhà giáo Thiều Quang Tuấn, sinh năm 1973, ngành Thủy lợi, Trường ĐH Thủy lợi.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư trong đợt này.

Trong hai hồ sơ đăng ký xét đặc cách,GS. Đào Văn Lập, ngành Vật lý, giảng dạy tại Trung tâm Khoa học Quang học và Lượng tử, Đại học Công nghệ Swinburne, Úc, đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.

Trong số 638 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, người trẻ tuổi nhất là nhà giáo Trần Xuân Bách, sinh ngày 5/10/1984, ngành Y học, Trường ĐH Y Hà Nội.

Ngoài ra, còn có 46 nhà giáo khác thuộc thế hệ 8x được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư trong năm nay.

Người cao tuổi nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư là nhà giáo Bùi Mạnh Hùng, sinh năm 1950, ngành xây dựng, đã nghỉ hưu.

Ngân Anh



Xem nguồn

Comments