Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ GD&ĐT bổ nhiệm lại các Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên

Posted: 10 Oct 2016 09:16 AM PDT


Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng trao quyết định và tặng hoa chúc mừng các Phó Giám đốc ĐHTN được bổ nhiệm lạiThứ trưởng Phạm Mạnh Hùng trao quyết định và tặng hoa chúc mừng các Phó Giám đốc ĐHTN được bổ nhiệm lại

Theo đó, PGS.TS Nguyễn Hữu Công, PGS.TS Trần Viết Khanh được Bộ trưởng bổ nhiệm lại giữ chức Phó Giám đốc ĐHTN nhiệm kỳ 2016 – 2021; GS.TS Đặng Văn Minh được bổ nhiệm lại giữ chức Phó Giám đốc ĐHTN đến hết tuổi quản lý.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng chúc mừng các đồng chí: PGS.TS Nguyễn Hữu Công, PGS.TS Trần Viết Khanh và GS. TS Đặng Văn Minh đã được các lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Bộ GD&ĐT cũng như cán bộ, giảng viên ĐHTN tiếp tục tín nhiệm và tin tưởng giao nhiệm vụ.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Trong nhiệm kỳ tới, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, các đồng chí Phó Giám đốc cùng với đồng chí Giám đốc ĐHTN cần tập trung xây dựng một tập thể lãnh đạo đoàn kết, nhất trí; Phải là những cộng sự chân thành, tâm huyết trên các lĩnh vực được phụ trách với đồng chí Giám đốc.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh các đồng chí cần có tư duy sáng tạo, đổi mới trong việc thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo; lấy 9 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học trong năm học 2016 – 2017 làm mục tiêu, phương hướng để triển khai các nhiệm vụ của đơn vị.

Trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, Thứ trưởng cũng đặc biệt lưu ý tới công tác kiểm định cơ sở giáo dục đào tạo, coi đây là yếu tố sống còn của đơn vị trong thời kỳ hội nhập quốc tế.



Xem nguồn

702 người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2016

Posted: 10 Oct 2016 08:33 AM PDT


Được biết, năm 2016, cả nước có 931 người đăng ký hồ sơ xét chức danh giáo sư, phó giáo sư (trong đó, 118 người nộp hồ sơ đăng ký chức danh giáo sư, 813 người nộp hồ sơ đăng ký chức danh phó giáo sư) tại 107 Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở (HĐCDGS) .

Số lượng hồ sơ xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại các HĐCDGS cơ sở đạt 89,69% (trong đó giáo sư đạt 83,90%, phó giáo sư đạt 90,53%).

Tuy nhiên, theo kết quả xem xét, biểu quyết và bỏ phiếu tín nhiệm danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2016 của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước thì 64 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 638 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư là 702 người.


Các tân Phó giáo sư được trao giấy chức nhận năm 2015

Các tân Phó giáo sư được trao giấy chức nhận năm 2015

Theo Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tình hình xét công nhận chức danh GS/PGS năm 2016 so với năm 2015 có nhiều thay đổi. Cụ thể:

Số HĐCDGSCS nhiều hơn 17 Hội đồng (năm 2015: 93 HĐCDGSCS);

Tổng số ứng viên đăng ký nhiều hơn 250 ứng viên (năm 2015: 681 ứng viên);

Có 67 trên 107 HĐCDGSCS xét đạt với tỷ lệ 100% (chiếm 62,6% tổng số Hội đồng). Có 06 trên 107 HĐCDGSCS xét đạt với tỷ lệ <60% (chiếm tỷ lệ 5,6% tổng số Hội đồng).

Trong 107 HĐCDGSCS, có 58 Hội đồng có ứng viên chức danh GS, trong đó 44 trên 58 Hội đồng có số ứng viên chức danh GS đạt 100% (chiếm tỷ lệ 75,86%). Có 71 trên 107 (66,36%) HĐCDGSCS có số ứng viên chức danh PGS đạt 100%.

Năm 2016, Văn phòng HĐCDGSNN nhận được 02 hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS đặc cách là GS. Bùi Minh Phong, ngành Toán học, được Tổng thống Hungary phong, hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Eotvos Lorand Budapest (Hungary) và GS. Đào Văn Lập, ngành Vật lý, giảng dạy tại Trung tâm Khoa học Quang học và Lượng tử, Đại học Công nghệ Swinburne, Úc.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Anh: Lộ đề, 400 nữ sinh phải thi lại

Posted: 10 Oct 2016 07:51 AM PDT

Bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 – 2020

Posted: 10 Oct 2016 07:10 AM PDT


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trao quyết định bổ nhiệm lại cho 2 Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng.Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trao quyết định bổ nhiệm lại cho 2 Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng.

Về phía Bộ GD&ĐT có Thứ trưởng Bùi Văn Ga và đại diện một số vụ tham dự.

PGS.TS Ngô Văn Dưỡng là giảng viên khoa Điện – Trường ĐH Bách khoa, được bổ nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Quản trị thiết bị từ năm 1999 và từ năm 2012 đến nay giữ chức vụ Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại ngữ nhiệm kỳ 2014 – 2019.

PGS.TS Đoàn Quang Vinh từng giữ các chức vụ Phó trưởng ban Ban Đào tạo, Phó trưởng khoa Điện – trường ĐH Bách koa, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa và từ năm 2012 đến nay giữ chức vụ Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa nhiệm kỳ 2014 – 2019.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga ghi nhận những đóng góp của PGS.TS Ngô Văn Dưỡng và PGS.TS Đoàn Quang Vinh vào sự nghiệp phát triển chung của ĐH Đà Nẵng, xứng đáng với sự tín nhiệm của tập thể cán bộ viên chức nhà trường và sự tin tưởng của Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, ĐH Đà Nẵng cần xây dựng lộ trình phù hợp để thực hiện tự chủ của các trường thành viên cũng như toàn ĐH Đà Nẵng cho phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT theo tinh tần của Nghị quyết 29.

Một số quyền tự chủ mà Bộ đã giao cho ĐH vùng 20 năm trước nay đã được luật hóa, áp dụng cho tất cả các trường. Nếu so với tự chủ theo Nghị quyết 77 của Chính phủ thì tự chủ của các ĐH vùng hiện nay đang ở mức thấp. Vì vậy, một trong những thế mạnh của ĐH vùng trước đây là được tự chủ cao hơn các trường ĐH khác nay không còn. Xu hướng chung là các trường công lập sẽ thực hiện tự chủ trong những năm sắp tới.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, ĐH Đà Nẵng cần mạnh dạn sắp xếp lại các khoa, ngành, mạnh dạn thiết kế lại chương trình đào tạo trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm đổi mới chương trình các trường ĐH thế giới.



Xem nguồn

TP.HCM yêu cầu các trường triển khai phương án thi quốc gia 2017

Posted: 10 Oct 2016 06:28 AM PDT


– Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường triển khai phương án thi THPT quốc gia 2017 theo phương án của Bộ GD-ĐT.

Trước đó, UBND TP.HCM có văn vản gửi Bộ GD-ĐT xin thẩm định cho ý kiến về Đề án thi và xét tốt nghiệp THPT tại TP.HCM từ năm 2017.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã có công văn ban hành phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và các năm tiếp theo thống nhất chung cả nước. 

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời theo tinh thần công văn này, đảm bảo sự thành công chung của kỳ thi.

Vì vậy, Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản  đề nghị Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, Hiệu trưởng trường bổ túc văn hóa, Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên triển khai nội dung Phương án tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên đồng thời có kế hoạch tổ chức dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập và chuẩn bị thi đạt kết quả tốt.

Lê Huyền



Xem nguồn

Ra trường gần 1 năm, sinh viên vẫn chưa nhận được bằng

Posted: 10 Oct 2016 05:45 AM PDT


– Dù đã một năm ra trường nhưng sinh viên học văn bằng hai vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp – sự việc xảy ra tại Trường ĐH Luật TP.HCM.

1 năm ra trường, 4 lần thông báo, thu 950.000 nghìn

Phản ánh tới VietNamNet, sinh viên lớp chính quy – văn bằng hai, Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết theo học tại trường khóa học kéo dài 3 năm từ 2012- 2015. Tháng 10/2015 đã hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp, theo kế hoạch nhà trường sẽ cấp bằng tốt nghiệp trong lễ tốt nghiệp diễn ra 11/2015 nhưng cho đến nay, tháng 10/2016 sinh viên vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp.

bằng tốt nghiệp, sinh viên, ĐH Luật TP.HCM, phản ánh
Trường ĐH Luật TP.HCM

Cũng theo sinh viên, để trì hoãn thời gian phát bằng trong gần 1 năm qua, nhà trường đã 4 lần thông báo dự tính tổ chức lễ tốt nghiệp. Sau kế hoạch cấp bằng tốt nghiệp vào tháng 11/2015, lần thứ nhất, ngày 20/7/2015 trường thông báo lễ bế giảng và phát bằng dự kiến đầu tháng 12/2015.  

Lần thứ hai, ngày 30/10/2015 Trường ĐH Luật TP.HCM công bố danh sách sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp, đồng thời yêu cầu sinh viên  kiểm tra kỹ thông tin cá nhân nhưng không thông báo thời gian cấp bằng.

Lần thứ ba, ngày 16/12/2015 trường tiếp tục thông báo sinh viên văn bằng 2 chính quy, bằng tốt nghiệp sẽ được phát cho sinh viên khi tổ chức lễ chính thức nhưng không nêu cụ thể ngày làm lễ.

Lần thứ 4, ngày 29/4/2016 trường tiếp tục thông báo bằng tốt nghiệp sinh viên hệ văn bằng 2 sẽ được phát cho sinh viên khi tổ chức Lễ chính thức 

Cũng theo sinh viên, trong kế hoạch cấp và tổ chức lễ tốt nghiệp nhà trường  thông báo là chi phí để tổ chức ôn tập, thi tốt nghiệp, làm bằng và lễ tốt nghiệp là 950.000 đồng/ sinh viên. Số tiền này sinh viên phải nộp trực tiếp tại trường. 

Nhà trường phân chia trong khoản chi phí này, thì chi phí hướng dẫn ôn tập và tổ chức thi tốt nghiệp là 700.000 đồng/ sinh viên, chi phí thẩm tra bằng tốt nghiệp, làm bằng và tổ chức lễ tốt nghiệp là 250.000 đồng.

Sinh viên rằng,  dù đã liên hệ rất nhiều lần nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng và cho đến nay vẫn chưa nhận được bằng

"Tôi nghĩ rằng bản chất ở đây giống hành vi lừa dối khi chúng tôi ròng rã bỏ thời gian, tiền bạc, công sức cũng như sự cố gắng, vừa phải đi làm buổi sáng vừa phải có mặt buổi tối thứ 3-5-7- chủ nhật hàng tuần để học, nhưng khi hoàn tất đầy đủ thì nhà trường trì hoãn, kéo dài việc công nhận thành quả của chúng tôi"- sinh viên bức xúc.

Trường ĐH Luật nói gì?

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Hiển – Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM thừa nhận tình trạng này xảy ra với sinh viên thuộc lớp 5A văn bằng 2 hệ chính quy, khóa học 2012-2015. 

bằng tốt nghiệp, sinh viên, ĐH Luật TP.HCM, phản ánh
Thông báo lễ bế giảng  của Trường ĐH Luật TP.HCM

Theo ông Hiển, Lớp 5A, VB2 – CQ có 302 sinh viên trúng tuyển khi nhập học, nhưng chỉ có 224 sinh viên theo học đến cuối khóa học và đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Trong đó số sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng trong đợt chính khóa, tháng 12/2015 là 97/224 sinh viên, đạt tỷ lệ 43,3%.

"Do số lượng sinh viên tốt nghiệp chính khóa không nhiều (97/224 sinh viên, tỷ lệ 43,3%) nên Phòng Đào tạo chủ động lùi thời gian tổ chức Lễ tốt nghiệp để tạo điều kiện cho các bạn sinh viên còn nợ các học phần chuyên môn và nợ chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh có thêm thời gian để hoàn thành chương trình đào tạo và cùng được vinh danh trong ngày lễ tốt nghiệp này"- ông Hiển cho biết.

Theo ông Hiển, sau 9 tháng lùi thời gian tổ chức lễ tốt nghiệp đã có thêm 48 sinh đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân ngành luật (48 sinh viên này hoàn thành chương trình đào tạo không trong một thời điểm nhất định mà rải rác ở nhiều thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian 9 tháng). Tính đến tháng 9/2016 đã có 145/224 sinh viên đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 64,7%.

Ông Hiển khẳng định, "việc lùi ngày tổ chức lễ tốt nghiệp chỉ nhằm mục đích như trên chứ không có thêm một mục đích nào khác. Tuy nhiên, do cán bộ phụ trách lớp học thông tin chưa đầy đủ dẫn đến một số sinh viên chưa nắm bắt được những chủ trương, mục đích này của nhà trường" 

Phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết, hiện tại, trường đã có kế hoạch tổ chức lễ tốt nghiệp và cách thức trao bằng và đã có thông báo đến lớp cũng như đưa thông tin lên website của trường. Theo đó, thời gian tổ chức lễ bế giảng và trao bằng vào thứ 7 ngày 15/10/2016 tại trường.

Ông Hiển cũng cho biết thêm, mặc dù trường chưa tổ chức lễ tốt nghiệp nhưng những sinh viên có nhu cầu nhận bằng (bản chính hoặc bản sao) để bổ túc hồ sơ cho cơ quan cũng đã được phòng đào tạo phát cho sinh viên. 

Hiện tại đã có 45/97 sinh viên ký nhận bản chính văn bằng tại phòng đào tạo. Với những sinh viên này, khi nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp, vẫn tham dự và được vinh danh tại lễ tốt nghiệp.

Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho rằng, theo Thông tư của Bộ GD-ĐT về ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân thì không bắt buộc nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp. Việc tổ chức lễ này sẽ theo nguyện vọng của sinh viên khi có số lượng tốt nghiệp đủ lớn (thường trên 80%) thì trường mới tổ chức để cho có nhiều sinh viên trong lớp cùng được vinh danh.

Trong khi đó, liên quan đến việc thu tiền tốt nghiệp, ông Hiển cho biết theo thông báo của trường, chi phí thẩm tra bằng tốt nghiệp đại học, làm bằng cử nhân ngành luật và tổ chức lễ tốt nghiệp là 250.000đồng/ sinh viên. Trong đó, chi phí cho việc tổ chức lễ tốt nghiệp (bao gồm tổ chức lễ, bàn giao và bảo quản lễ phục, giặt ủi lễ phục … được xác định là 70.000đ/ sinh viên; chi phí cho việc đối soát dữ liệu học tập, thẩm tra văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh, mua phôi bằng và làm bằng là 180.000đ/ sinh viên.

Lê Huyền



Xem nguồn

Hơn 700 người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2016

Posted: 10 Oct 2016 05:02 AM PDT


Tin từ Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) chiều ngày 10/10 cho biết Hội đồng đã hoàn thành việc bỏ phiếu xét công nhận các chức danh giáo sư, phó giáo sư đợt năm 2016.

Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, có 64 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 638 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay là 702 người, nhiều hơn so với năm 2015.

giáo sư, phó giáo sư, hội đồng chức danh giáo sư nhà nước

Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2015 (Ảnh Văn Chung)

Hiện tại còn chờ chủ tịch Hội đồng là GS Phùng Xuân Nhạ ký quyết định công nhận.

Căn cứ trên số liệu của các Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở (HĐCDGSCS), Văn phòng HĐCDGSNN có một số nhận xét về tình hình xét công nhận chức danh GS/PGS năm 2016 so với năm 2015.

Theo đó, số HĐCDGSCS năm 2016 nhiều hơn 17 Hội đồng (năm 2015 có 93 HĐCDGSCS). Tổng số ứng viên đăng ký nhiều hơn 250 ứng viên (năm 2015 là  681 ứng viên).

Có 67/ 107 HĐCDGSCS xét đạt với tỷ lệ 100% (chiếm 62,6% tổng số Hội đồng).

Có 6/ 107 HĐCDGSCS xét đạt với tỷ lệ <60% (chiếm tỷ lệ 5,6% tổng số Hội đồng).

Trong 107 HĐCDGSCS, có 58 Hội đồng có ứng viên chức danh giáo sư, trong đó 44/ 58 Hội đồng có số ứng viên chức danh giáo sư đạt 100% (chiếm tỷ lệ 75,86%). Có 71/ 107 (66,36%) HĐCDGSCS có số ứng viên chức danh phó giáo sư đạt 100%.

Năm 2016, Văn phòng HĐCDGSNN nhận được 2 hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư đặc cách. Đó là hồ sơ của GS. Bùi Minh Phong, ngành Toán học, được Tổng thống Hungary phong, hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Eotvos Lorand Budapest (Hungary).

Hồ sơ đăng ký xét đặc cách thứ hai là của GS. Đào Văn Lập, ngành Vật lý, giảng dạy tại Trung tâm Khoa học Quang học và Lượng tử, Đại học Công nghệ Swinburne, Úc.  

Ngân Anh



Xem nguồn

Tâm lý “thi gì học nấy” vẫn còn đè nặng!

Posted: 10 Oct 2016 04:20 AM PDT


LTS: Từ khi Bộ Giáo dục công bố dự thảo phương án Kỳ thi Quốc gia năm 2017 để lấy ý kiến từ dư luận xã hội đến khi phương án chính thức được "chốt" đã tạo được sự quan tâm của dư luận.

Trong đó, có không ít người tỏ ra lo lắng khi cho rằng, những điểm mới trong cách thức tổ chức và hình thức thi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả thi.

Thầy giáo Bùi Minh Tuấn (một giáo viên dạy học ở trường Trung học Phổ thông Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) có bài viết cho rằng chính tâm lý "thi gì học nấy", học chỉ để vượt qua các kỳ thi mới là nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy "bất an" trước những sự thay đổi như vậy.

Và khi tâm lý này được giải tỏa, những áp lực, căng thẳng, lo lắng cũng sẽ không còn, khi đó việc thi cử, kiểm tra đánh giá mới thực sự trở nên nhẹ nhàng.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!                      

Trước mỗi kỳ thi quan trọng sắp diễn ra, nhiều người có tâm lý ngóng trông, chờ đợi.

Nhiều câu hỏi được đặt ra như: Thi môn gì? Hình thức thi ra sao? Việc tổ chức thi có gì khác so với các năm trước? Khâu coi thi, chấm thi sẽ được triển khai như thế nào?



Khi Bộ Giáo dục đã chính thức "chốt" phương án thi, công bố đề thi minh họa, thay vì băn khoăn, lo lắng thì học sinh cần bắt tay vào ôn tập, củng cố kiến thức (Ảnh: Dung Phương)

Nghĩa là, tất cả mọi sự thay đổi, điều chỉnh dù chỉ là những thay đổi mang tính kỹ thuật nhưng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới kỳ thi đều trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh, học sinh và cả đội ngũ giáo viên.

Bởi đơn giản là, những thay đổi trong kỳ thi sẽ tác động làm thay đổi thái độ, cách học của học sinh và cả phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Trước đây, khi kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng còn tách biệt, không ít học sinh khối 12 luôn trong tâm trạng thấp thỏm, chờ mong đến thời điểm cuối tháng 3 để biết những môn thi chính thức.

Thay vì chuyên tâm học đều tất cả các môn để phát triển năng lực toàn diện, nhiều học sinh chỉ chờ đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố các môn thi, hình thức thi rồi mới bắt đầu "vắt chân lên cổ" ôn tập.

Từ khi Bộ Giáo dục công bố dự thảo phương án kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017 để lấy ý kiến từ dư luận xã hội đến khi phương án chính thức được "chốt", trong giáo viên và học sinh đã có nhiều ý kiến, quan điểm trái ngược nhau.



Trong đó, có không ít người tỏ ra lo lắng, những điểm mới trong cách thức tổ chức và hình thức thi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả thi.

Trong đó, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn khi nhiều môn thi trước đây vẫn tổ chức theo hình thức tự luận như: Toán, Lịch sử, Địa lí nay chuyển sang thi trắc nghiệm.

Tranh cãi nhiều nhất tập trung vào việc sẽ thi trắc nghiệm đối với các môn Toán và Lịch sử. Thậm chí, xuất hiện cả những ý kiến, nhận định có phần cực đoan khi cho rằng, việc thi trắc nghiệm các môn học này sẽ là "thảm họa", làm mất "vẻ đẹp" và "xé nát" các môn học.

Những ý kiến, nhận định trái chiều đó cũng ít nhiều bị chi phối bởi suy nghĩ, việc thay đổi hình thức thi từ tự luận chuyển sang trắc nghiệm ngay trong năm học này sẽ khiến cho học sinh khối 12 "trở tay không kịp", từ đó, ảnh hưởng tới kết quả thi.

Không chỉ với các kỳ thi quan trọng, tâm lý "thi gì học nấy" cũng đang chi phối cách học hàng ngày trên lớp của nhiều học sinh.

Lối học lệch, học tủ hay quan niệm "môn chính, môn phụ" tồn tại bấy lâu nay cũng xuất phát từ suy nghĩ thi như thế nào thì học như thế đó.

Có thể nhận thấy, tâm lý "thi gì học nấy" từ lâu "ăn sâu bám rễ" khiến cho nhiều người cảm thấy ái ngại mỗi khi có sự thay đổi về cách thức thi, kiểm tra đánh giá.

Chẳng hạn với những thay đổi trong kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017, nếu nhìn nhận toàn diện, thấu đáo, những điều chỉnh, thay đổi về môn thi, hình thức thi không phải là không có những điểm tích cực.



Chẳng hạn, việc chuyển hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm, mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng sẽ hạn chế tối đa tình trạng quay cóp, sử dụng tài liệu.

Bên cạnh đó, hình thức thi trắc nghiệm sẽ kiểm tra được lượng kiến thức lớn, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch.

Việc học tập chỉ để đối phó, vượt qua các kỳ thi sẽ khiến cho học sinh luôn ở trong tâm thế bị động.

Hiện tại, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức "chốt" phương án thi, công bố đề thi minh họa, thay vì băn khoăn, lo lắng, học sinh cần khẩn trương bắt tay vào việc ôn tập, củng cố kiến thức.

Khi đã chuẩn bị tốt về kiến thức thì dù thi với hình thức nào, các thí sinh sẽ bước vào phòng thi với sự tự tin để có được kết quả tốt nhất.

Về lâu dài, khi tâm lý "thi gì học nấy" được giải tỏa, những áp lực, căng thẳng, lo lắng cũng sẽ không còn, khi đó, việc thi cử mới thực sự trở nên nhẹ nhàng.



Xem nguồn

Khai mạc thi TOEFL Primary Challenge năm học 2016 – 2017 tại Hà Nội

Posted: 10 Oct 2016 03:39 AM PDT


Học sinh tham dự cuộc thi TOEFL Primary Challenge 2016 - 2017  tại Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội).Học sinh tham dự cuộc thi TOEFL Primary Challenge 2016 – 2017 tại Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội).

Đây là cuộc thi tiếng Anh duy nhất dành cho học sinh tiểu học tại Việt Nam sử dụng bài thi quốc tế TOEFL Primary và TOEFL Junior làm thước đo đánh giá.

Năm học này là mùa giải thứ 4 cuộc thi được Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam – đại diện chính thức và duy nhất của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) – phối hợp với các Sở GD&ĐT tổ chức tại các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,Huế, và TP.HCM.

Với mong muốn dành cơ hội tốt nhất cho học sinh khắp mọi miền đất nước, không phân biệt điều kiện hoàn cảnh gia đình, đều có thể được tham gia vào một chương trình thi chất lượng quốc tế trên quy mô toàn quốc, vòng 1 cuộc thi này được tổ chức hoàn toàn miễn phí. Dự kiến năm nay, cuộc thi sẽ thu hút hơn 40.000 thí sinh khắp cả nước tham dự.



 Các thí sinh nhí xếp hàng vào phòng thi!

Tất cả các thí sinh tham dự thi vòng 2 và vòng 3 đều được nhận phiếu điểm TOEFL Primary và TOEFL  Junior quốc tế do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp và có giá trị toàn cầu.

Ngay sau lễ khai mạc, cuộc tranh tài vòng 1 khu vực Hà Nội chính thức bắt đầu đồng thời tại 5 điểm trường lớn: Trường tiểu học Dịch Vọng B; Trường Song ngữ Hà Nội Academy, Trưởng tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), Trường Phổ thông liên cấp Vinschool, Trường tiểu học Mỹ Đình 1.

Năm học 2016-2017 cũng đánh dấu số lượng thí sinh Hà Nội đăng ký tăng đột biến 100% so với năm trước với hơn 16.000 học sinh tới từ các quận huyện trên địa bàn thành phố.

Tiếp nối truyền thống hiếu học đất kinh kỳ, thủ đô Hà Nội nhiều năm qua liên tục phát huy thế mạnh là đơn vị có lượng thí sinh tham dự lớn thứ hai toàn quốc, chỉ sau TP. HCM và là địa phương sở hữu nhiều giải học sinh giỏi cấp quốc gia.



Các thí sinh nghiêm túc làm bài thi 

Cũng giống như các năm trước, sau khi kết thúc vòng 1- vòng loại, những thí sinh đủ điều kiện sẽ được vào vòng 2- vòng thi cấp thành phố. Vòng này, thí sinh sẽ thực hiện bài thi quốc tế TOEFL PRIMARY của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) và tất cả thi sinh dự thi vòng 2, đều nhận được Phiếu điểm TOEFL Primary quốc tế do Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp.

Tiếp đó, 50 học sinh xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn vào vòng 3 – còng Chung kết quốc gia, để thử sức với bài thi TOEFL JUNIOR – bài thi chuyên biệt của ETS để đánh giá năng lực Anh văn học thuật.

Tất cả các thí sinh tham dự vòng 3 đều được nhận Phiếu điểm TOEFL Junior có giá trị quốc tế do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp.

Vòng 3 sẽ được tổ chức tập trung tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho các thí sinh.

Cuối cùng, sau khi kết thúc ba vòng thi, 50 thí sinh xuất sắc nhất sẽ nhận được giấy khen và quà tặng của BTC với cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 10 giải Nhì, 20 giải Ba và 69 giải Khuyến khích. Ban tổ chức cũng xét 3 giải Nhất theo khối cho những học sinh đạt thành tích cao nhất mỗi khối 3, 4, 5 tại Hà Nội.



Xem nguồn

Trường ĐH Tân Tạo: Vinh danh 287 hoa trạng nguyên

Posted: 10 Oct 2016 02:56 AM PDT


Lãnh đạo Tập đoàn Tân Tạo và Ban giám Hiệu trường ĐH Tân Tạo trao học bổng cho các Hoa Trạng nguyên mùa thứ 9Lãnh đạo Tập đoàn Tân Tạo và Ban giám Hiệu trường ĐH Tân Tạo trao học bổng cho các Hoa Trạng nguyên mùa thứ 9

Với mục đích biểu dương, động viên, khuyến khích những tấm gương học sinh, sinh viên đoạt giải quốc tế, giải nhất quốc gia, học sinh đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia của các tỉnh, thành, Giải thưởng HTN đã được bà Đặng Thị Hoàng Yến-Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Tân Tạo sáng lập, đồng thời là nhà tài trợ chính cho giải thưởng được ra đời vào năm 2008.

Năm nay cả nước có tổng số 287 HTN, trong đó, khu vực  miền Trung và Nam (bao gồm các tỉnh thành từ Đà Nẵng trở vào phía Nam) có 121 em, khu vực phía Bắc có 166 em. Dự kiến ngày 16/10 tới đây giải thưởng sẽ được trao tặng tại khu vực phía Bắc.



 Tiết mục văn nghệ của SV nhà trường trong lễ trao giải 

Tất cả các em nhận Giải thưởng ở khu vực phía Nam đều là học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia của các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Trong tổng số 166 HTN nhận giải thưởng tại khu vực phía Bắc, có 17 em đạt huy chương Olympic Quốc tế, 25 em đạt Giải Nhất kỳ thi Học sinh giỏi cấp Quốc gia, 124 em là học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia của các tỉnh, thành khu vực phía Bắc.

 Được biết, ngoài phần thưởng là giấy chứng nhận Giải thưởng Hội đồng Giải thưởng, cúp lưu niệm, các bạn HTN còn nhận được phần thưởng như sau: học sinh giỏi (HSG) Olympic quốc tế: 1 laptop và 2 triệu đồng; HSG Giải nhất Quốc gia: 4 triệu đồng; HSG xuất sắc nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia: 3 triệu đồng. Trong 9 năm qua, tổng giá trị giải thưởng lên đến 22 tỷ đồng.



Xem nguồn

Comments