Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo viên trường chuyên phải là người đào tạo được học sinh giỏi hơn mình

Posted: 30 Sep 2016 09:30 AM PDT


Hệ thống giáo dục chuyên phát triển mạnh mẽ

Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 959/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 (đề án). 

Sau hơn 5 năm thực hiện đề án, với sự quan tâm của Chính phủ, hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cũng như các địa phương, hệ thống trường THPT chuyên đã có sự phát triển mạnh, chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên.

Ngày 29/9, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 – 2016.



TS.Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Thùy Linh)

Đánh giá chung về Đề án, TS.Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết:

Sau 5 năm thực hiện, hệ thống giáo dục chuyên có sự phát triển mạnh mẽ. Đề án phát triển hệ thống trường chuyên đã có tác động lớn đến việc thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền, cha mẹ học sinh, học sinh và xã hội vì mục tiêu trường chuyên.

Trường chuyên đã nhận được sự ủng hộ ngày càng rộng rãi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cấp trung ương và địa phương.

Mạng lưới trường chuyên được hoàn thiện hơn, quy mô trường lớp và học sinh được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường chuyên được tăng cường.



(GDVN) – Một số chuyên viên trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn ở các Phòng, Sở Giáo dục lại có người chưa qua thực tế giảng dạy một ngày nào.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường chuyên chuyển biến đáng kể về chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ được các cấp quản lý giáo dục quan tâm.

Cụ thể, tại thời điểm xây dựng đề án (năm học 2009 – 2010), cả nước có 68 trường chuyên, 7 khối chuyên; tỉnh Đắc Nông chưa có trường chuyên. Đến năm học 2015-2016, tất cả 63 tỉnh, thành phố đều có trường chuyên, khối chuyên. 

Nếu như năm học 2010 -2011 cả nước có 56.654 học sinh chuyên thì đến năm học 2015-2016, có 69.554 học sinh, tăng 12.900 học sinh (chiếm khoảng 2,1% số học sinh THPT, vượt mục tiêu đề án đề ra là 0,1%). 

Chất lượng giáo dục tại các trường chuyên có chuyển biến mạnh, thể hiện qua kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục, kết quả thi Đại học, kết quả thi Olympic khu vực, quốc tế, thi Intel ISEF trong các năm qua. 

Việc nâng trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên và học sinh được các trường chú trọng; việc thí điểm dạy học một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh đã đạt được những kết quả ban đầu; việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học, tham gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia được các trường chuyên đưa vào nhiệm vụ hàng năm…

Tuy nhiên, theo ông Vũ Đình Chuẩn, hệ thống trường chuyên vẫn còn một số hạn chế liên quan đến cơ sở vật chất; năng lực ngoại ngữ của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế còn hạn hẹp…

Chính vì vậy, theo ông Vũ Đình Chuẩn, trong thời gian tới, các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được đặt ra là sẽ tiếp tục đổi mới chương trình, tài liệu dạy học và tuyển sinh, thi học sinh giỏi trong các trường chuyên.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường chuyên. Tăng cường công tác quản lý đối với hệ thống các trường chuyên.

Và đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở giáo dục có uy tín nước ngoài nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm tốt về công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của học sinh; chú trọng hợp tác về phát triển chương trình, tài liệu dạy học, bồi dưỡng giáo viên và đào tạo học sinh năng khiếu.

Tăng cường cơ hội để giáo viên, học sinh các trường chuyên được tham quan, giao lưu, học tập tại các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài.

Trường chuyên phải bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh

Đến dự và chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ 2 nội dung. Đó là: 



Giáo viên giỏi ở trường chuyên phải là người đào tạo được học sinh giỏi hơn mình (Ảnh: nld.com.vn)

Thứ nhất, làm sao hệ thống trường chuyên phải tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, trên cơ sở đó bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh.



(GDVN) – Thiết nghĩ, đã đến lúc ngành giáo dục cần "khai tử" mô hình trường chuyên.


Thứ hai, hiện chúng ta chưa đầu tư nhiều cho trường chuyên; sắp tới, cần đầu tư nhiều hơn và đầu tư sáng tạo hơn.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện là đảm bảo phát triển hài hòa các mặt của con người (Đức – Trí – Thể – Mỹ); mọi học sinh cần được phát triển những mặt đó để đạt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, để con người sống được bình thường trong xã hội; trên cơ sở đó, phát triển được năng khiếu riêng của từng người.

Điều này phù hợp với mục tiêu giáo dục nói chung; riêng trường chuyên thể hiện rõ hơn ở vế thứ hai.

Hơn nữa, giáo viên giỏi ở trường chuyên phải là người đào tạo được học sinh giỏi hơn mình. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi các thầy cô phải sáng tạo, suy nghĩ thường xuyên và phải thực sự cầu thị.



Xem nguồn

Dự án “Các Trường Đại học LB Nga” bước vào giai đoạn thứ 6

Posted: 30 Sep 2016 08:48 AM PDT


Các đại biểu đại diện cho các trường ĐH của Nga trao đổi với các nhà báo của Việt Nam về Dự án "Các trường Đại học LB Nga" tại buổi họp báo.Các đại biểu đại diện cho các trường ĐH của Nga trao đổi với các nhà báo của Việt Nam về Dự án “Các trường Đại học LB Nga” tại buổi họp báo.

Tới dự có bà Shorzikova Anna Livovna – Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế Trường Đại học (ĐH) Vât lý Kỹ thuật Maxcơva; bà Muravieva Dilyara Rafailevna – Giám đốc Trung tâm Khoa Dự bị Trường ĐH Tổng hợp LB Kazan; bà Vostrokava Irina Yurievna – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và các nước Thái Bình Dương cùng đại diện các trường ĐH, THPT, các phóng viên báo đài tại Hà Nội.

Chương trình "Các trường Đại học LB Nga" là một dự án giáo dục của Cơ quan Hợp tác Liên Bang Nga (Rossotrudnichestvo) được thực hiện với sự ủng hộ của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Dự án khởi đầu vào tháng 3/2014, đến nay đang thực hiện vào giai đoạn 6.

Trong hơn 2 năm qua đã có hơn 50 đại diện Ban Giám hiệu của các trường ĐH Nga đến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong số đó khoảng 30 đại diện đã sang Việt Nam làm việc trong khuôn khổ dự án giáo dục "Các trường ĐH Nga". Hiện nay các cơ sở giáo dục của LB Nga đã ký kết thành công các biên bản hợp tác khung với những trường ĐH hàng đầu của Việt Nam.

Thời gian qua Dự án “Các trường đại học LB Nga” đã thực hiện thực hiện tốt các chương trình giáo dục liên kết: chương trình Trại hè, trao đổi giảng viên và sinh viên, nâng cao trình độ cho đội cán bộ nhà trường, dự án chung về nghiên cứu khoa học…

Tham gia giai đoạn thứ 6 của Dự án có: ĐH Tổng hợp Liên bang Viễn Đông, ĐH Tổng hợp Kinh tế Quốc gia Saint-Peterburg, ĐH Tổng hợp Vật lý Kỹ thuật Maxcơva, ĐH Nghệ thuật và Văn hóa Quốc gia Belgorod, ĐHTH Liên bang Kazan và ĐH Công nghệ NCQG Kazan.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm viêc đại diện các trường đại học Nga đã tiến hành các buổi gặp gỡ làm việc tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị, cũng như tại Trường THPT trực thuộc Đại sứ quán Nga tại Việt Nam và các trường THPT chuyên của miền Bắc Việt Nam (TP Hà Nội, Hải Phong, Hải Dương, Thái Nguyên).

Làm việc với các trường ĐH, THPT tại Việt Nam, các đại biểu đến từ các trường ĐH Nga đã có các buổi seminar và hội nghị, các kỳ thi Olympic, các chương trình trao đổi với sinh viên và hợp tác giữa các trường ĐH.

Năm nay Chính phủ Nga đã dành cho Việt Nam 855 suất học bổng tăng 60 suất học bổng so với năm 2015 (năm 2015 là 795 suất). Điều đó phù hợp với chủ trương tăng cường số lượng học bổng cho Việt Nam lên tới 1000 suất vào năm 2018.



Xem nguồn

30 năm "độc quyền" làm Hiệu trưởng, một thầy giáo ở Cà Mau bị tố nhiều sai phạm

Posted: 30 Sep 2016 08:06 AM PDT


Trên đây là những vấn đề đã và đang gây bức xúc đối với các giáo viên và phụ huynh của một ngôi trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Cà Mau.

Từ "độc quyền" đến… lạm quyền

Tiếp xúc với phóng viên, nhiều phụ huynh, giáo viên và người dân sống quanh khu vực chợ xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phản ánh, ông Trần Vũ Cương (Hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở Thanh Tùng) đã có thời gian hơn 30 năm làm Hiệu trưởng.

Theo Điều lệ trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng của một trường không quá 2 nhiệm kỳ, như vậy vai trò của pháp luật và các cơ quan chức năng ở đâu, sao không áp dụng với hành vi sai trái này?

Theo phản ánh, ông Trần Vũ Cương lên làm Hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở Thanh Tùng từ khoảng năm 1984, 1985; sau được điều động đi trường khác hơn 1 năm rồi tiếp tục quay trở lại làm Hiệu trường đến nay.



Dư luận đặt vấn đề thắc mắc, nhà Hiệu trưởng sát hàng rào của trường sao không đi được cổng chính là lại mở cổng sau "cho nó tiện"?

"Nguyên nhân khiến Hiệu trưởng bị điều chuyển đi nơi khác không đơn thuần do lệnh cấp trên thời điểm đó nhiều phụ huynh đã kéo đến gặp lãnh đạo huyện và phản ánh buộc ông phải thôi chức một thời gian", ông Trương Tuyên Hoàng (hội cha mẹ học sinh của trường năm học 2006 -2007) bức xúc cho biết.

Cũng theo ông Hoàng, trong thời gian ông hoạt động hội cha mẹ phụ huynh suốt năm học, dù nhà Hiệu trưởng ở gần trường nhưng vào các cuộc hội họp, hiếm khi thấy tham dự với lý do “bận công việc”…

Nhiều người nhận định, từ việc "độc quyền' làm Hiệu trưởng suốt hơn 30 năm không bị lung lay, lãnh đạo trường Trung học Cơ sở Thanh Tùng còn che dấu nhiều "khuất tất" và có dấu hiệu lạm quyền.

Cụ thể theo phản ánh, Hiệu trưởng đã tự ý mở cổng phụ sát hàng rào cổng trường (chỉ dành riêng cho việc đi lại) nhằm buôn bán hàng của gia đình.

Chẳng những tự mở cổng sau sai quy định và kéo dài đã nhiều năm mà vào giờ giải lao, trường này cũng không hề mở cổng chính để Hiệu trưởng có thể "độc quyền: kinh doanh buôn bán.

"Không biết khả năng quản lý của nhà trường tới đâu nhưng nếu để cổng phụ này mở lâu thêm nửa thì nhà Hiệu trưởng sẽ giàu to…", một phụ huynh bức xúc.

Đáng chú ý hơn, trong khi cổng phụ luôn được mở thì nhà của một hộ kinh doanh cũng ở sát hàng rào trường, không những chỉ bị che lưới chì B40 mà còn bị tôn xi măng lấp mất khiến phía trong trường, học sinh khó mà gọi mua đồ ăn thức uống…

Mới đây, ông Trần Vũ Cương đã bất ngờ đứng trước hội đồng Sư phạm tuyên bố giáo viên Nguyễn Thị Hải Nhung (có thâm niên gần 20 năm dạy môn Văn – Sử của trường) nằm trong danh sách dôi dư và sẽ bị điều chuyển.

Cô Nhung sẽ sang làm công tác phổ cập giáo dục trong khi nữ giáo viên này có tình trạng sức khỏe kém, đang điều trị và không biết lái xe.

Theo trình bày của cô Nhung, để "đưa" cô vào vị trí “dôi dư”, ông Trần Vũ Cương đã cố tình điều một giáo viên dạy môn Địa – Sử vào làm công tác thư viện, rồi chuyển người đã làm công tác thư viện nhiều năm sang dạy môn Văn lớp 6 và lớp 8 nên cô mới bị thừa.



Trong khi Hiệu trưởng có cả cái cổng sau để buôn bán thì hàng rào của trường phía cạnh nhà dân thì lại… như thế này!

"Nếu thầy Hiệu trưởng giữ nguyên vị trí của những năm học cũ thì diện dôi dư không phải là tôi mà là một giáo viên khác. Đó là còn chưa nói đến việc bản thân tôi không hề hay biết trước việc bị phân công làm công tác phổ cập dù chỉ một ngày", cô Nhung bức xúc.

Trả lời phóng viên, ông Võ Lợi (Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Dơi) cho biết, "cổng phụ" của trường Trung học Cơ sở Thanh Tùng đã có nhiều năm nhưng không phải để buôn bán mà để cho Hiệu trưởng tiện đi lại.

"Lúc đó tính để "cho nó tiện" nhưng nếu thấy không được thì để tôi cho đóng lại", ông Võ Lợi nói.

Còn về việc tại sao ông Hiệu trưởng Cương có thể "độc quyền" làm Hiệu trưởng suốt 30 năm thì vị Trưởng phòng giáo dục cho rằng, do vùng sâu vùng xa nên khó kiếm người thay đổi!

Và, nhiều bất cập

Ngoài những vấn đề gây bức xúc nói trên, còn nhiều bất cập khác nhưng không ai dám lên tiếng do có nhiều con, cháu những người dân đang theo học tại đây…

Theo phản ánh của anh Lê Công Cuộc (ấp Thanh Tùng), vào đầu năm học 2014 – 2015, anh có đóng bảo hiểm tai nạn cho con gái anh (đang học lớp 9) nhưng không thấy nhà trường đưa thẻ bảo hiểm, cứ ngỡ nhà trường giữ khi có việc mới đưa nên gia đình anh cũng không để ý.

Khoảng 5 tháng sau, trong lúc ôn luyện môn nhảy cao tại trường, con gái anh không may đã bị tai nạn gãy cổ tay…

"Sau khi đưa con đến trạm y tế điều trị, anh đến gặp Hiệu trưởng Cương hỏi về bảo hiểm thì ông Cương ú ớ không đưa ra được…

Lúc đó tôi hỏi, tại sao tôi đóng bảo hiểm từ đầu năm đến nay mà không có bảo hiểm, ông Cương mới đổ lỗi cho thầy chủ nhiệm của con gái và trả lại 50 ngàn đồng "tiền vốn" nhưng tôi không chịu nhận.

Sau đó, nhà trường đã nhiều lần gặp ông và con ông 'năn nỉ' trả lại tiền nhưng tôi cũng nhất quyết không đồng ý mà yêu cầu làm cho ra lẽ.

Tuy nhiên, về sau do nhận thấy con mình cũng là học sinh ở trường, nếu làm 'cứng nhắc' quá thì người chịu thiệt thòi lại là con mình tôi đã ngậm ngùi bỏ qua", anh Cuộc, phụ huynh học sinh bị tai nạn cho biết.

Theo phản ánh, việc thu chi các nguồn xã hội hóa của trường này cũng được cho là không minh bạch.

Một cán bộ hưu trí ở xã Thanh Tùng (xin giấu tên) thông tin, năm nào trường cũng vận động đóng phí xây dựng sân trường, mỗi học sinh đóng ít nhất 100.000 đồng (cụ thể năm học 2014-2015 là 150.000 đồng – PV) để làm sân trường, nhưng đến nay sân vẫn còn trơ gạch đá.



Thậm chí, mái lợp tôn làm chỗ để xe cho học sinh cũng không có…

"Nếu tính đến thời điểm này thì gia đình tôi có đến 3 thế hệ đóng tiền làm sân trường, bởi hết con rồi cháu tôi cũng theo học trường này nhưng đến nay sân trường còn trơ sỏi đá ra đó…", vị cán bộ hưu trí nói.

Đầu năm học này, có phụ huynh bức xúc lên gặp Ban Giám hiệu hỏi sao họ đóng tiền hoài mà sân trường không thấy làm thì được trả lời là năm rồi bận làm bờ kè chống sạt lở nên chưa thể làm sân được…

"Nếu nói năm rồi mắc làm bờ kè thì tiền của những năm trước đã đi đâu vào đâu và tiền nhà trường vận động chúng có mục đích rất rõ là làm sân trường chứ không phải làm bờ kè", một phụ thắc mắc.

Theo tài liệu thu thập được, vào năm học 2014-2015, có nhiều học sinh đã đóng học phí cho trường nhưng không hề nhận được phiếu thu theo quy định…



Biên bản ghi nhận việc ông Lê Công Cuộc đóng bảo hiểm tai nạn cho con nhưng khi… "cháy nhà mới ra mặt chuột"!

Điều lạ thường là chúng tôi chỉ thông tin với ông Võ Lợi với nội dung phản ánh như vậy không biết thực hư ra sao thì sáng hôm sau, nhiều phụ huynh gọi điện thoại cho phóng viên thông tin là ông Nguyễn Hoàng Lý (phụ trách văn phòng trường Trung học Cơ sở Thanh Tùng) gọi học sinh lên trả lại số tiền thu không ra lai phiếu và buộc các em phải ký tên vào danh sách nhận tiền…

Khi phóng viên hỏi, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân có biết việc ông Trần Cương có đến 30 năm độc quyền làm Hiệu trưởng một trường là sai quy định và gây nhiều bức xúc như nói trên, ông Nguyễn Chí Thuần (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đầm Dơi) lảng ra như không hề hay biết điều gì.

"Cái này anh cũng mới nghe, để anh tìm hiểu lại chính xác rồi sẽ trao đổi với em sau…", vị Chủ tịch nói.



Xem nguồn

Đại diện Bộ Giáo dục lên tiếng việc bùng phát trung tâm luyện thi trắc nghiệm

Posted: 30 Sep 2016 07:23 AM PDT


Theo phương án thi quốc gia 2017 của Bộ GD&ĐT có tới 4/5 bài thi thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. 

Trước lo ngại của báo chí về việc bùng nổ các trung tâm luyện thi trắc nghiệm, trong buổi họp báo chiều 28/9, TS.Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng dù hình thức thi khác nhau nhưng cũng không thể chấm dứt được hoàn toàn việc luyện thi.

Các trung tâm luyện thi hoạt động cũng là để một phần phục vụ cho các thí sinh tự do của các năm.



TS.Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Ảnh: Phạm Thịnh)

Ông Chuẩn cho biết Bộ đã có hướng dẫn khá đầy đủ, chi tiết về thực hiện nhiệm vụ đối với giáo dục trung học năm học 2016 – 2017. Các trường chỉ cần thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ thì việc thi THPT quốc gia năm 2017 không quá lo lắng.

Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các trường vừa dạy tốt về kiến thức, kỹ năng vừa phải trang bị cho học sinh làm quen, thuần thục với phương thức thi trắc nghiệm.



(GDVN) – Bộ GD&ĐT đang tổ chức họp báo, chính thức công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia 2017 sau thời gian lắng nghe ý kiến đóng góp.


Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đầu tháng 10, Bộ sẽ công bố đề thi minh họa để các trường có thể hình dung về đề thi 2017 và làm căn cứ tổ chức dạy học, ôn tập phù hợp.

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nội dung thi năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 cấp THPT. Năm 2018, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12. Từ năm 2019 nội dung thi nằm trong chương trình THPT.

Và Bộ GD&ĐT một lần nữa khẳng định, tất cả sự đổi mới trong phương án thi chỉ thay đổi về cách thức tổ chức và hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc ôn tập của các thí sinh.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cảnh báo, hiện nay trên mạng hoặc các trung tâm luyện thi bắt đầu xuất hiện những đề thi được quảng cáo là đề minh họa của Bộ nhưng điều đó là không đúng sự thật nên các thầy cô giáo, bậc phụ huynh, thí sinh cần lưu ý. 



Xem nguồn

Đại học RMIT trao tặng học bổng trị giá hơn 27.5 tỉ đồng

Posted: 30 Sep 2016 06:41 AM PDT


Các suất học bổng trị giá 100%, 50% và 25% học phí thuộc 12 hạng mục khác nhau tạo cơ hội cho sinh viên theo học các ngành gồm kinh doanh, công nghệ, thiết kế, truyền thông, thời trang, cũng như logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Gael McDonald cho biết” Chương trình Học bổng là ưu tiên của trường ngay từ những ngày đầu thành lập vào năm 2001. RMIT Việt Nam đã và đang lớn mạnh cùng Việt Nam. Chúng tôi được lợi rất lớn từ sự phát trển kinh tế, chính trị và xã hội tại Việt Nam, và cảm thấy tự hào đã góp phần đóng góp cho cộng đồng nơi trường đang hoạt động”.

Đến năm 2016, trường đã trao tặng khoảng 890 suất học bổng trị giá hơn 205 tỉ đồng.

Giáo sư McDonald cho biết: “Nhờ những các suất học bổng này, nhiều sinh viên Việt Nam có được cơ hội theo đuổi chương trình đại học theo chuẩn quốc tế.

Bên cạnh việc được tài trợ một phần hoặc toàn bộ học phí, ứng viên thành công còn hưởng lợi từ đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế, cơ sở vật chất và trang thiết bị chất lượng cao, cũng như mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp và chương trình học gắn liền với thực tế”.

Giáo sư McDonald cũng cho biết: “Ứng viên được chọn không những được miễn 100% học phí, mà trong suốt thời gian học tại trường còn được cố vấn và tham gia các chương trình phát triển nhằm hỗ trợ các em trở thành những lãnh đạo trong tương lai”.

Tại 2 buổi lễ, tám sinh viên đã nhận Học bổng Hiệu trưởng – học bổng danh giá nhất của trường dành cho những học sinh trung học xuất sắc có thành tích học tập nổi trội, đồng thời thể hiện được năng lực lãnh đạo và tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.



Trao học bổng Hiệu trưởng. 


Thay mặt cho các sinh viên nhận học bổng, SV Nguyễn Phương Mai đã chia sẻ: “Tôi có thể đứng đây hôm nay là nhờ Học bổng Hiệu trưởng dành cho sinh viên bậc đại học.

Tôi nghĩ mọi người đều sẽ đồng ý với tôi rằng giáo dục là món quà tuyệt vời nhất mà một người có thể nhận. Giáo dục xây dựng nền tảng để phát triển và mở ra những cơ hội mới trong tương lai…

Sự đóng góp của tất cả mọi người khiến tôi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều liên kết với nhau. Chúng ta cùng sống trong một cộng đồng. Và dù chỉ là lời động viên hay bất kỳ sự ủng hộ nào đều có thể giúp ai đó trở nên tốt hơn.

Học bổng này không phải thành tích của riêng tôi. Nó chứng minh rằng ngay cả những người tôi chưa từng gặp, thậm chí không biết tên hay vẻ ngoài của tôi, sẽ ủng hộ và tin rằng tôi có thể. Và vì sự tin tưởng đó, tôi được động viên và tiếp tục động viên người khác rằng, họ có thể làm được điều họ muốn.

Học bổng này cũng là cơ hội để chứng minh rằng bạn có thể đạt được ước mơ của mình nếu bạn nỗ lực, quyết tâm phấn đấu học tập tốt”.



Xem nguồn

"Cử nhân phải ra cử nhân, Tiến sĩ phải ra tiến sĩ"

Posted: 30 Sep 2016 05:59 AM PDT


Sáng nay (30/9), Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội" với sự tham dự của hàng trăm trường đại học trên cả nước.

Mở đầu hội thảo, đại diện của các trường và nhiều chuyên gia giáo dục tỏ ra bất ngờ với sự xuất hiện của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, và ông phát biểu như một tham luận về vấn đề này.

Phó Thủ tướng bày tỏ: "Tôi rất hoan nghênh và cảm ơn Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã dành rất nhiều tâm sức xung quanh câu chuyện đổi mới giáo dục và đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học cụ thể là việc tổ chức một cuộc hội thảo như ngày hôm nay.

Thú thực, tôi hơi bất ngờ. Tôi chuẩn bị đến đây là ngồi bàn tròn tâm sự với nhau, nhưng đến đây thấy rất đông đủ. Tôi rất mừng!".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, đổi mới là một quá trình liên tục. Việt Nam thường xuyên đổi mới giáo dục, nhưng vì xét thấy xu thế thế giới, thực trạng giáo dục trong nước cần phải đổi mới căn bản và toàn diện nên Trung ương có Nghị quyết 29.

Khi điểm lại quá trình xây dựng nghị quyết ấy, điểm lại thấy nền giáo dục nước nhà có rất nhiều kết quả, trong đó giáo dục phổ thông có nhiều điểm đáng mừng hơn.

Phó Thủ tướng chia sẻ: "Có rất nhiều chỉ số để nói rằng giáo dục đại học "có vấn đề", ví dụ số lượng cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm. Đương nhiên điều này còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, nhưng rõ ràng cũng có vấn đề về chất lượng đào tạo.

Có nhiều nhà kinh tế nói với tôi rằng nếu ta có nhiều thật nhiều cử nhân ra cử nhân, thạc sĩ ra thạc sĩ, tiến sĩ ra tiến sĩ thì đó là nguồn lực thu hút mạnh mẽ hơn".

Phó Thủ tướng nêu ra một thí dụ mà ông nói rằng rất buồn, đó là điểm lại công bố quốc tế Việt Nam rất thấp. Cụ thể, trong số khoảng 10.000 tạp chí ISI thì Việt Nam không có cái nào; trong số khoảng 20.000 tạp chí Scorpus thì Việt Nam có 3 cái, nhưng không có cái nào của trường đại học cả mà toàn của các viện nghiên cứu.

"Gần đây, ta nói nhiều đến khoa học công nghệ liên quan nhiều mảng của mình, đất nước phát triển bền vững thì phát triển khoa học công nghệ nhằm để đổi mới sáng tạo quốc gia là một tam giác đều, xoay chiều nào cũng được. Một đỉnh là đại học, một đỉnh là nghiên cứu, một đỉnh là Nhà nước và trung tâm là doanh nghiệp.

Còn ở nước ta theo nhiều chuyên gia quốc gia đánh giá, mô hình của Việt Nam là tam giác cân, đáy nhỏ nên không xoay nhiều chiều. Đỉnh cao nhất là Nhà nước, 2 đỉnh dưới cùng là doanh nghiệp và Đại học, ở giữa trung tâm là viện nghiên cứu.

Chính vì vậy, Đại học không tham gia vào nghiên cứu công tác nghiên cứu khoa học nhiều như các nước tiên tiến.

Hai điểm này cho thấy chúng ta cần đổi mới giáo dục căn bản toàn diện và đại học cần vừa căn bản toàn diện vừa mạnh mẽ bởi tiếp cận đầu ra của thị trường lao động thì đại học gần hơn", Phó Thủ tướng chia sẻ.



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có một bài “tham luận” sâu sắc, khẳng định tự chủ đại học là xu thế tất yếu của thế giới. ảnh: Ngọc Quang.

Và để đổi mới có hiệu quả phù hợp với xu thế tất yếu của thế giới thì các trường đại học phải quyết tâm tự chủ.

Theo nhiều nhà phân tích, môi trường đại học đòi hỏi sự khai phóng, sáng tạo và những người tham gia quản trị đại học là người có trình độ, có hiểu biết, mặt bằng hiểu biết tương đối cao và  đồng nhất. Đặc biệt, tự chủ gắn với giải trình xã hội.

Phó Thủ tướng chia sẻ một câu chuyện hết sức thú vị: "Có lần, tôi gặp một chuyên gia, anh ấy hỏi tôi: Anh Đam, anh biết đấy, Havard là trường tư, nhưng anh biết trường đó là của ai không? Tôi trả lời: Tôi nghĩ là của nước Mỹ!

Chuyên gia này tiếp lời: Cũng đúng, nhưng nếu nói với tư cách bạn bè, theo tôi đó là trường của nhân loại".

Các trường tự chủ, nhưng nhà nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ

Trên thực tế, vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam đã được đặt ra từ lâu, ngay từ năm 1994 đã áp dụng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1995 áp dụng với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, rất đáng tiếc là sau đó vấn đề này lại không được thúc đẩy thêm, không đạt được những mong muốn đề ra.



(GDVN) – TS.Nguyễn Tiến Luận: “Cái cơ chế lạc hậu, cũ kỹ ấy đang khiến cho nền giáo dục chậm đổi mới, vì vậy rất cần Chính phủ quyết tâm hơn”.


Nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề tự chủ chậm tiến triển là do hầu hết đều hiểu lệch theo hướng tài chính, lo lắng rằng nhà nước sẽ không cấp tiền nữa thì không có tiền chi thường xuyên.

Chia sẻ tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giúp cho nhiều trường đại học thở phào nhẹ nhõm với những luồng suy nghĩ thoáng đạt hơn, hiểu rằng tự chủ không chỉ đơn thuần là về tài chính.

Theo Phó Thủ tướng, có ba vấn đề đáng chú ý:

Thứ nhất, tự chủ chuyên môn, dạy học và nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước. Trước đây, ta có nhiều việc "cầm tay chỉ việc", nhưng giờ đây đã tháo gỡ được nhiều, những trường gần đây cho tự chủ thậm chí được nhiều quyền hơn.

Thứ hai, tự chủ bộ máy tổ chức, nhân sự, vừa rồi Bộ Nội vụ có quyết định tháo gỡ căn bản liên quan đổi mới về sự nghiệp công. Trong sự nghiệp giáo dục, số biên chế hiện nay tự có, muốn tuyển thêm bao nhiêu là toàn quyền tự làm chứ không bị giàng buộc phải xin đề án xin nhân lực.

Thứ ba, về tự chủ tài chính. Cách đây 10 năm đặt ra câu hỏi: Tự chủ thật sự là như thế nào?

Ở những quốc gia như Đức, Pháp có tự chủ đại học có thậm chí rất nhiều nhưng nhà nước vẫn cấp kinh phí. Có nghĩa là tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không cấp kinh phí nữa.

Vậy tự chủ là như thế nào? Ta hãy hình dung 14 trường tự chủ hiện nay, nếu nhìn tinh sẽ thấy các trường được lợi quá vì được nhiều quyền mà vẫn được Nhà nước đầu tư.

"Các đồng chí hãy bỏ ý nghĩ trong đầu nỗi sợ là nếu tự chủ thì không được nhà nước đầu tư nữa. Tôi khẳng định tự chủ không phải là Nhà nước không đầu tư chỉ có điều thay đổi cách đầu tư", Phó Thủ tướng phát biểu.



Tự chủ đại học sẽ giúp thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo. ảnh: GDVN.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc đăng ký tự chủ không chỉ mang lại cho mình mà còn giúp cho rào cản giữa công lập và tư thục được tháo gỡ.

Thay vì Nhà nước cấp tiền lương giáo viên, khi là viên chức yên tâm vị trí đó thì giờ dùng tiền ấy để cấp học bổng cho học sinh thuộc các đối tượng chính sách, gia đình khó khăc; hoặc nhà nước tiếp tục đầu tư tăng nguồn cho nghiên cứu khoa học, chứ Nhà nước không cắt ngay nguồn đầu tư cho khối đại học.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ đang soạn Dự thảo Nghị định theo hướng về cơ bản các trường đại học tự chủ tạo toàn quyền nhưng thay đổi mô hình quản trị, cơ quan chủ quản giảm sự can thiệp hành chính bằng việc đầu tiên là bổ nhiệm hội đồng tường lâm thời (6 tháng,1 năm).

Trong thời gian đó, hội đồng trường đó bầu chọn Hiệu trưởng, hiệu phó, cơ quan lãnh đạo trong trường.

Ngoài ra, trước đây, quy định người có học hàm học vị 65 tuổi trở lên không được quản lý chỉ được làm chuyên môn, nhưng nếu tự chủ không nên can thiệp mà chỉ can thiệp tuổi về hưu.

Kết thúc bài "tham luận" sâu sắc, Phó Thủ tướng nêu ra một thí dụ so sánh tạo thêm niềm tin cho các trường mạnh dạn tự chủ: "Chúng ta đang rất kiên trì quyết liệt thực hiện đường lối đổi mới, và một trong những mũi ấy là đổi mới mũi doanh nghiệp Nhà nước.

Bước khó khăn nhất ban đầu mà chúng ta gặp phải là phân biệt chức năng quản lý Nhà nước với chức năng sở hữu doanh nghiệp và việc bỏ chủ quản trong doanh nghiệp vô cùng gian nan, vất vả.

Bởi khi đó các Bộ, các ủy ban, các Ban giám đốc không đồng thuận nhưng Nhà nước kiên trì thuyết phục và kết quả là đổi mới được hệ thống doanh nghiệp Nhà nước như hiện nay.

Đổi mới đại học còn khó khăn hơn đổi mới doanh nghiệp bởi nó liên quan đến con người cho nên trong thời gian tới chúng ta cần có trách nhiệm hơn, khấu triệt và quyết tâm cao hơn".



Xem nguồn

Triển khai chương trình “Doreamon với An toàn Giao thông”

Posted: 30 Sep 2016 05:16 AM PDT


Các đại biểu ra mắt chương trình học ngoại khóa với mèo DoreamonCác đại biểu ra mắt chương trình học ngoại khóa với mèo Doreamon

Thông qua hình ảnh chú méo máy Doreamon và cách tiếp cận vừa chơi vừa học, chương trình giáo dục nhằm phát huy những kinh nghiệm và thành công của Nhật Bản vào công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em Việt Nam.

Với khẩu hiệu “Niềm vui theo em đến trường là sự an toàn trên từng bước đi”, buổi sinh hoạt đã hướng dẫn các em về kỹ năng tham gia giao thông an toàn, cách sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách, quy tắc đi bộ, đi xe đạp khi tham gia giao thông…


Ông Đỗ Thanh Bình – Phó Cục trưởng, Cục Cảnh sát giao thông – cho biết: Việc thực hiện chương trình nhằm hướng đến giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, cũng như trách nhiệm của người lớn và xã hội đối với trẻ em.



Xem nguồn

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc

Posted: 30 Sep 2016 04:34 AM PDT


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc.Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trì cùng lãnh đạo UBND và các sở, ban, ngành của tỉnh.

Báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại buổi làm việc cho thấy, trong những năm qua, giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Hiện có 573 trường học và cơ sở giáo dục, với trên 319.000 học sinh, sinh viên. Cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị giảng dạy được tăng cường đầu tư theo chiều sâu, hiện đại, chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học ở các bậc học được nâng lên. Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Vĩnh Phúc là một trong 8 tỉnh có điểm bình quân các môn cao nhất cả nước.

Thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ, năm học 2015 – 2016 toàn tỉnh có 173/176 trường tiểu học tổ chức cho học sinh học ngoại ngữ từ lớp 3 đến lớp 5, đạt 98%; 100% trường THCS và THPT tổ chức dạy tiếng Anh. Vĩnh Phúc cũng là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập.

Lãnh đạo Đảng và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc coi GD&ĐT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Bố trí nguồn nhân lực và các điều kiện để đảm bảo phát triển GD&ĐT theo hướng tiên tiến, hiện đại, có yếu tố quốc tế, phấn đấu trở thành trung tâm phát triển GD&ĐT từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.


Bà Hoàng Thị Thúy Lan đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục tạo cơ chế đặc thù cho tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc thống nhất 9 nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục. Triển khai 9 nhiệm vụ của ngành trong năm học 2016 – 2017, hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung vào việc phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; quan tâm tới chế độ chính sách cho nhà giáo; tạo cơ chế thuận lợi trong việc thú hút nhân tài; tăng cường dạy và học ngoại ngữ; rà soát lại, quy hoạch lại hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường, xây dựng chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu trong tương lai sẽ trở thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và chất lượng cao của cả nước. Đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó coi trọng đội ngũ cốt cán.

Để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét đưa Vĩnh Phúc trở thành địa phương trọng điểm để phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó có những cơ chế chính sách phù hợp, tạo động lực cho sự phát triển.

Tỉnh Vĩnh Phúc cũng mong muốn, Bộ sẽ có những hỗ trợ nhằm giúp địa phương triển khai một số dự án phát triển giáo dục, đào tạo như dự án các trường học thông minh; dự án các trường học đạt tiêu chuẩn cơ bản; dự án nâng cấp Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc trở thành trường trọng điểm ngang tầm khu vực và quốc tế; dự án đào tạo cán bộ quản lý giáo viên đạt chuẩn; dự án quản lý và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục toàn tỉnh; dự án nâng cao chất lượng ngoại ngữ, xây dựng Trung tâm ngoại ngữ trình độ cao cho khu vực phía Bắc và cả nước. Đồng thời tạo điều kiện để Vĩnh Phúc có thể trở thành khu vực đại học trọng điểm.


Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao 5.000 quyển vở viết cho học sinh tỉnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đã đạt được trong thời gian qua. Bộ trưởng cũng thông tin sâu hơn về những chủ trương, định hướng lớn và những nhiệm vụ chủ yếu của ngành để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng nhấn mạnh: "Đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ được Chính phủ nhiệm kỳ này hết sức chú trọng. Điều này được thể hiện trong các Nghị quyết và chỉ đạo của Chính phủ. Đáp lại sự tin tưởng và kỳ vọng đó, sau 5 năm ngành giáo dục phải chứng minh được những chuyển biến gắn với thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo".

Bộ trưởng đã dành thời gian để làm rõ hơn về 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp đặt ra cho ngành trong năm học này và những năm tiếp theo. Đồng thời mong muốn, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ bám sát những nhiệm vụ và giải pháp đã đặt ra, có kế hoạch cụ thể phù hợp với thực tiễn của địa phương để triển khai linh hoạt và hiệu quả. 

Trong đó, đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, rà soát lại quy hoạch phát triển GD&ĐT, có kế hoạch đầu tư cho phù hợp. Việc đầu tư đúng và trúng có ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng GD&ĐT. Cùng với đó, là việc rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn theo quy định, làm cơ sở để sắp xếp, bổ nhiệm. Giao Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của tỉnh.

Bộ trưởng khẳng định: "Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra chủ trương, đường lối và quy hoạch còn những chủ trương, đường lối đó có thành công hay không chính là phụ thuộc vào các địa phương"

Trước những kiến nghị của tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng triển khai thực hiện và yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tiếp thu, phối hợp tìm chuyên gia để thành lập các nhóm tư vấn và trao đổi cụ thể.



Xem nguồn

Đề xuất 6 giải pháp cho phương án thi THPT quốc gia 2017

Posted: 30 Sep 2016 03:52 AM PDT


– Ông Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho rằng việc tổ chức thi 2017 cần nhìn lại, đánh giá chính xác, khách quan phương án thi của 2 năm trước.

Theo ông Lý phương án thi 2017 đã có điều chỉnh theo hướng tốt hơn cho xã hội, thí sinh như giảm thời gian, chi phí, tạo điệu kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh. Việc này khắc phục được vấn đề dư luận cho rằng không có sự công bằng trong các loại cụm thi. 

Chưa có niềm tin vào cụm thi do Sở tổ chức

Theo ông Lý, kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ trong 2 năm vừa qua (2015, 2016) đã có nhiều điều chỉnh theo hướng tốt hơn cho xã hội. Cụ thể, từ 38 cụm thi trên cả nước do các trường ĐH chủ trì và 61 cụm thi địa phương do Sở giáo dục chủ trì trong năm 2015,  đến 70 cụm thi ĐH và 50 cụm thi tốt nghiệp trong năm 2016, đã giảm thiểu chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, phụ huynh.

thi trắc nghiệm, thi THPT quốc gia, THPT quốc gia 2017, trắc nghiệm môn toán,
Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

Việc tổ chức 2 loại cụm thi, cụm thi địa phương (2015), cụm thi tốt nghiệp (2016), vẫn có dư luận xã hội cho rằng không sự công bằng trong các loại cụm thi.  

Cụm thi đại học và cụm thi tốt nghiệp phát sinh hạn chế, phải huy động lượng cán bộ giáo viên lớn từ các trường ĐH, CĐ, khó khăn trong việc di chuyển và bố trí ăn ở.

Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn chưa có niềm tin việc để các Sở GD – ĐT tổ chức, trong khi kỳ thi do các ĐH chủ trì trong tất cả các khâu. Tích hợp 2 vấn đề này bằng cách vẫn giữ kỳ thi 2 trong 1, các trường đại học có kinh nghiệm chủ trì cụm thi, các Sở giáo dục hỗ trợ tích cực. Các trường ĐH chủ trì chủ động, bảo đảm lực lượng cán bộ khung, khâu thanh tra kết hợp giữa các bên.

Giải pháp kỹ thuật cho phương án thi 2017 

Ông Lý cho rằng, quy chế và phương án tuyển sinh 2017 là khá tốt, nhưng việc bảo đảm sự hài lòng, bức xúc hay không với khách hàng lại là vấn đề kỹ thuật. Điều này có thể  lên đến 70-80%. Ông Lý đề xuất sáu giải pháp kỹ thuật cho phương án thi 2017.

thi trắc nghiệm, thi THPT quốc gia, THPT quốc gia 2017, trắc nghiệm môn toán,
Thí sinh dự thi THPT quốc gia (Ảnh:Đinh Quang Tuấn)

Về đề thi, thực tế 2 năm qua đề thi được đánh giá phân loại tốt cho cả 2 đối tượng 2 mục đích nên cần phát huy. Nhưng không nên có một môn vừa tự luận vừa trắc nghiệm vì dễ rắc rối không cần thiết ở tất cả các công đoạn coi, chấm, ráp…  

Việc ứng dụng Công nghệ thông tin, hiện tại phần mềm xét tuyển của Bộ được các chuyên gia đánh giá rất tốt, không trục trặc. Năm 2016 khi tăng số điểm truy cập, công bố kết quả chưa thấy trục trặc gì. Việc không tốt chỉ rơi vào cách làm, thao tác kỹ thuật khi các trường chưa có được dữ liệu tổng thể,  cập nhật dữ liệu phối hợp chưa tốt. Do vậy hai công đoạn công bố kết quả và xét tuyển cần cải tiến về mặt kỹ thuật để tốt hơn.

Công bố kết quả nên thực hiện theo cách, các hội đồng thi có kết quả, chờ giờ G do Bộ quy định hoặc thậm chí Bộ quy định khoảng thời gian. Các Hội đồng thi công bố và báo cáo bộ kết quả (qua đĩa CD và dữ liệu trong phần mềm), không phải "đối sánh" khi phải nhận được bản chính trực tiếp như năm trước.

Việc quản lý kết qủa thi, không phải mạng Internet lúc nào cũng đảm bảo về tốc độ, kết nối để các trường có thể làm việc trực tuyến trên hệ thống. Đặc biệt, những lúc số lượng thí sinh đông, cần phải giải quyết kịp thời, phải thực hiện cập nhật dữ liệu offline. Do đó, ngoài hệ thống ĐKXT online, Bộ nên hỗ trợ phần mềm ĐKXT offline.

Về xét tuyển, sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Bộ chỉ sử dụng phần mềm lọc ảo để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng thí sinh đã đăng ký xét tuyển. Danh sách này được gửi đến các trường để tư vấn và cập nhật thường xuyên, hỗ trợ các trường xử lý vấn đề thí sinh ảo. Các trường tự cân đối, điều chỉnh dựa vào các điều kiện thực tế của trường quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức.

Đối với quản lý dữ liệu kết quả thi, Bộ nên cung cấp cho các trường ĐH-CĐ xét tuyển đầy đủ dữ liệu thi của thí sinh. Bộ có thể cung cấp ở dạng đã được mã hóa và chỉ được truy xuất từ phần mềm chạy offline. Các trường cam kết bảo mật theo quy định. 

Cho thí sinh đăng kí nguyện trong hồ sơ để chống ảo

Theo ông Lý, vấn đề các trường lo lắng nhất trong tuyển sinh là tỷ lệ ảo. Để giảm điều này trong kỳ tuyển sinh 2017, thí sinh có thể ghi 1 nguyện vọng vào 1 trường, với một ngành nào đó trong hồ sơ đăng ký dự thi của thi sinh, xem như đây là nguyện vọng 1.

thi trắc nghiệm, thi THPT quốc gia, THPT quốc gia 2017, trắc nghiệm môn toán,
Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Nếu không đạt nguyện vọng 1, sau đó sẽ đăng ký xét tuyển như là nguyện vọng bổ sung. Trong mỗi đợt bổ sung, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển với 1 nguyện vọng và cứ thế xét tuyển tiếp tục. Việc này vừa phân luồng khá tốt vừa giảm ảo cho các trường xét tuyển.

Cách thứ hai ông Lý đề cập là tích hợp tinh hoa, cái tích cực của 2 kỳ xét tuyển 2015 và 2016.

Theo ông Lý, cái được của kỳ tuyển sinh 2015 là công khai, minh bạch số liệu thông tin để thí sinh đăng ký xét tuyển. Cái được của 2016 là lấy hướng nghiệp làm gốc, thí sinh trúng tuyển vào đúng ngành phù hợp nhiều hơn.

Vẫn giữ nguyên thời gian xét tuyển là 12 ngày nhưng chia thành 3 đợt cho 3 mức điểm gồm điểm cao, vừa và thấp như, 4 ngày đầu những thí sinh có điểm >= 25; 4 ngày tiếp theo cho TS >= 20 (<25); 4 ngày còn lại từ sàn – <20". Thí sinh đăng ký xét tuyển online 100%. Tuy nhiên tại một thời điểm, hồ sơ đăng ký xét tuyển của  thí sinh chỉ được tồn tại trong một trường và một ngành. Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường thì không thể đăng ký xét tuyển vào trường khác. 

Tuy nhiên, để thực hiện theo hình thức này phần mềm phải chuẩn, nhanh và mạnh. Dữ liệu được công khai. Thí sinh biết mình đang ở đâu, các trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, không bức xúc.

Lê Huyền



Xem nguồn

Đây mới là lệch lạc của giáo dục

Posted: 30 Sep 2016 03:10 AM PDT


 – Con gái tôi vừa hoàn thành những nét vẽ của bức tranh “Sự ra đời của thần Vệ nữ” (1486) của danh họa Sandro Botticelli, một trong những nhân vật lỗi lạc của nghệ thuật thời đầu Phục hưng.

Con gái tôi vừa hoàn thành những nét vẽ của bức tranh “Sự ra đời của thần Vệ nữ” (1486) của danh họa Sandro Botticelli, một trong những nhân vật lỗi lạc của nghệ thuật thời đầu Phục hưng.

giáo dục thẩm mỹ, Trương Anh Ngọc
Bức ảnh do con gái vẽ

Đấy là bài tập môn nghệ thuật của con gái ở trường. Thông qua các bài tập vẽ những bức tranh cổ điển mà bọn trẻ thích, giáo viên sẽ truyền kiến thức liên quan đến lịch sử nghệ thuật. Yêu cầu của bài tập này không đòi hỏi phải vẽ thật giống (cách giống nhất là chụp ảnh!) mà là cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh, nắm được cái hồn của nó và phải tìm hiểu khá nhiều các thông tin về nó cùng với quá trình vẽ.

giáo dục thẩm mỹ, Trương Anh Ngọc
Bức “Sự ra đời của thần Vệ Nữ”

Trong rất nhiều năm, cảm nhận nghệ thuật nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng được áp dụng cho bọn trẻ bên này như thế, từ mẫu giáo, khi cô giáo cho bọn trẻ vẽ gần như hàng ngày, cho đến khi học dần lên, với những bài học về nghệ thuật sơ đẳng và rất nhiều những buổi đi bảo tàng. Giáo dục thẩm mỹ (và giáo dục thể chất) được đánh giá rất cao và chiếm tỉ trọng lớn trong chương trình học ở trường. Ở đây không có môn chính hay môn phụ. Tất cả đều quan trọng như nhau.

Bọn trẻ có rất nhiều giờ thảo luận và thực hiện các bài tập về nghệ thuật, được học về âm nhạc và khi lớn lên, chúng đã có một nền tảng cơ bản liên quan đến thẩm mỹ.

Sau giờ học chính khóa, bọn trẻ lại được nhà trường và gia đình tạo điều kiện cho học ngoại khóa các môn nghệ thuật nữa (học đàn, học hát, học nhảy, học các môn thể thao). Lũ trẻ luôn bận rộn là vậy. Ở trường, họ không coi nghệ thuật là các môn năng khiếu. Tất cả đều phải học như nhau. Đứa nào có năng khiếu thì bố mẹ hoặc nhà trường sẽ tạo điều kiện cho học nhiều hơn.

Mấy hôm nay thấy ở nhà tranh cãi về chuyện học ngoại ngữ nào, mình thấy nản, không muốn tham gia.

Bao năm rồi thí điểm, thử nghiệm hàng bao nhiêu thế hệ để rồi cuối cùng ra đời, chúng ta sống lệch. Lệch rất nhiều về kiến thức và lỗ hổng lớn nhất thực ra không phải về văn toán hay ngoại ngữ, mà là kĩ năng sống và nhận thức liên quan đến thẩm mỹ, đến việc tạo ra nền tảng cho phần hồn của đứa trẻ.

Dạy chúng kiếm tiền cũng tốt, nhưng khi nêu khẩu hiệu “chân thiện mỹ” trong giáo dục mà coi nhẹ chuyện giáo dục nghệ thuật, ta chỉ tạo ra những thế hệ thực dụng về tính cách và khô khan về tâm hồn.

Quan trọng là tư duy giáo dục của chúng ta có nhìn thấy nhu cầu của việc giáo dục về cái ĐẸP hay chỉ nói đến nó mà không làm gì, hoặc không biết làm.

Nếu ta thất bại trong việc dạy bọn trẻ hiểu về cái ĐẸP hoặc thể hiện cái ĐẸP theo cách nhìn của chúng, ta sẽ có lỗi với chúng và xã hội.

Mà việc ấy nhiều khi lại từ chính các gia đình. Thay vì vứt cho bọn trẻ những cái smartphone để ta rảnh tay làm việc của ta, hãy cho chúng cây bút và tờ giấy, hoặc những quyển sách. Hãy để chúng vẽ, chúng đọc, hoặc đọc cho chúng. Điều đó không chỉ tốt cho bọn trẻ, mà còn tốt cho chính các bậc cha mẹ…



Xem nguồn

Comments