Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đại học Huế giảm học phí cho tân SV bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường Formosa

Posted: 08 Sep 2016 09:38 AM PDT


Theo đó, Đại học Huế vừa ban hành quy định mức thu học phí, miễn giảm học phí và thanh toán nội bộ trong Đại học Huế từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2020 – 2021.

Trong quy định này, Đại học Huế đã giảm 50% học phí cho sinh viên nhập học năm 1 có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại các xã bãi ngang ven biển của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Đây là những em sinh viên bị ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường Formosa.

Đại học Huế

Đại học Huế

Đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải dân tộc thiểu số ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định thì được giảm đến 70% học phí.

Ngoài ra, Đại học Huế còn miễn, giảm học phí cho sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy theo chỉ tiêu đào tạo của nhà nước, người có công với cách mạng, thân nhân người có công, học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo (hoặc hộ cận nghèo)…

Cũng theo Quy định này, Đại học Huế miễn học phí cho các sinh viên, học viên có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại tỉnh Ninh Thuận, bắt đầu từ năm học 2016 – 2017 và dự kiến đến năm học 2020 – 2021.

Tổng mức học phí được miễn giảm cho hai khoản này được ước tính khoảng 1,1 đến 1,3 tỉ đồng.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 2 khóa VII HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế trong hai ngày 30, 31/8 vừa rồi đã nhất trí thông qua việc miễn giảm học phí đối với học sinh các cấp từ mầm non đến lớp 12 công lập thuộc các vùng trong tỉnh chịu ảnh hưởng của Formosa; đồng thời có kiến nghị các trường đại học công lập trên địa bàn có cơ chế miễn giảm học phí đối với sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.

Đại Dương



Xem nguồn

Dự kiến cuối tháng 9 có đề thi minh họa thi THPT quốc gia 2017

Posted: 08 Sep 2016 08:55 AM PDT




 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (thứ ba từ phải qua) cùng các vị khách mời trong chương trình

Buổi tọa đàm còn có sự góp mặt của các vị khách mời: PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh; Ths. Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng trường THCS/THPT Nguyễn Tất Thành; TS. Sái Công Hồng – Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nhiều bài học quý từ kỳ thi THPT quốc gia 2016

Mở đầu cuộc tọa đàm, Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ những đánh giá về kỳ thi THPT Quốc gia 2016 với những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục.

Theo đó, ông cho biết: “Về cơ bản kỳ thi THPT năm 2016 suôn sẻ, thuận lợi, an toàn, nghiêm túc. Tuy nhiên cũng còn một số bất cập: số ngày thi quá nhiều 4 ngày/ 8 môn thi, gây mệt mỏi cho thí sinh, đề thi chưa đảm bảo khách quan, chấm thi chưa hoàn toàn đảm bảo tính trung thực, còn hiện tượng thí sinh ảo… vì vậy tiếp tục phải cải tiến trong kỳ thi năm 2017, tạo niềm tin cho xã hội”.

Chia sẻ về kinh nghiệm “chống ảo” thành công, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh – cho biết: “Đến thời điểm này, nhà trưởng đã tuyển đúng và đủ chỉ tiêu. Để có được kết quả này, rút kinh nghiệm từ kỳ thi năm 2015, nhà trường đã lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm “đối phó với ảo”.

Các bước đối phó với ảo cần phải đưa yếu tố thị trường vào công tác tuyển sinh, coi thí sinh là "khách hàng", phân tích dữ liệu tuyển sinh khu vực, quan trọng nhất phải đảm bảo chất lượng cho thí sinh ra trường có việc làm, các em chọn vào trường học, ngành học để tăng khả năng việc làm sau khi ra trường chứ không chọn chỉ vào ĐH. Thực tế cho thấy, ngành tốt vẫn tuyển tốt và ngược lại”.

Cũng theo PGS.TS Bùi Văn Dũng, sẽ khắc phục được những điểm còn tồn tại của kỳ thi 2016, tiếp cận được xu thế thời đại, tránh xu thế học lệch, ra một đề thi tổ hợp khuyến khích các em có kiến thức tổng quát.

Tuy nhiên, những năm tới không phải tổ hợp mà nên tiến đến ra đề tích hợp. Ngoài ra phải triệt để ứng dụng CNTT trong khâu chấm thi, tránh tiêu cực xảy ra. Điều này sẽ khiến cho các trường tin tưởng vào kết quả xét tuyển.

Mọi thay đổi đều hướng tới quyền lợi thí sinh

Chia sẻ về sự quan tâm đối với tính bền vững của phương án thi, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh: “Kỳ thi THPT quốc gia không thể thay đổi hàng năm được mà phải có kế hoạch từng bước, có lộ trình cụ thể để thí sinh không bị sốc. Mỗi thay đổi trong phương án thi, học sinh đều có tới 3 năm để chuẩn bị và luôn có những thông báo cụ thể. Ví dụ: Dùng tổ hợp xét tuyển: Năm 2015 thông báo các trường dùng 70% truyền thống, năm 2016 còn 50% và năm tới (2017) là 25%…

Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Anh cho rằng: Rất khó để tìm ra bước đi hoàn toàn tối ưu. Thay đổi là để tốt hơn, ngoài cha mẹ còn giáo viên, nhà trường, hỗ trợ, …Tất cả đều mong muốn làm thế nào để có kỳ thi tốt nhất nên học sinh không nên quá lo lắng.

Còn theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Xét về mặt đề thi thì kiến thức hoàn toàn nằm trong chương trình. Về cách thi, chỉ có môn Toán chuyển sang trắc nghiệm. Như vậy là nhẹ nhàng với các em hơn.

TS. Sái Công Hồng chia sẻ: “Sẽ có 5 bài thi, trong đó 3 bài thi bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ), bài KHTN là tổ hợp 3 môn (Lý, Hóa, Sinh). Trong hình thức thi KHTN như Mỹ là tích hợp, ĐHQG là tổng hợp, của Bộ là tổ hợp.

Điểm hay là thí sinh có quyền tự chọn thi tiếp các bài khác để xét tuyển vào các trường ĐH, điều này khuyến khích đánh giá được năng lực của các em. Từng bài có đặc điểm khác nhau hoàn toàn có thể phân hóa được thí sinh theo một dải rất lớn, thí sinh không có gì phải băn khoăn. Mỗi thí sinh 1 bài thi trong phòng thì tất nhiên giảm tiêu cực. Đề thi gồm những bài thi thuật toán đã được qua nhiều quy trình, đánh giá được đúng năng lực của các em chứ không phải dừng ở phương pháp chuyên gia.”


Sớm có đề thi minh họa

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Kỳ thi năm 2017 tiếp tục hoàn thiện, năm 2016 các Sở đã làm tốt nên kỳ thi THPT quốc gia năm tới vẫn giao cho Sở, đề thi theo hình thức trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong phòng sẽ có mã đề thi khác nhau để đảm bảo tính nghiêm túc.

Tuyển sinh năm 2016 làm tốt nhưng phát sinh tình trạng thí sinh ảo, năm 2017, dự kiến cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng hơn nữa, Bộ sẽ sử dụng phần mềm lọc ảo để khắc phục tình trạng này.

Dự kiến cuối tháng 9/2016 sẽ có đề thi minh họa giúp thí sinh biết cấu trúc đề thi. Trường nào có nhu cầu sơ tuyển, phải công bố đề thi minh họa để thí sinh hiểu. Bộ sẽ làm rõ ràng, công khai, minh bạch.

Kết thúc cuộc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nhắn nhủ các thí sinh và phụ huynh học sinh: “Mọi đổi mới cải tiến trong công tác thi cử đều nhằm ngày càng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Vì vậy thí sinh và các vị phụ huynh không nên quá lo lắng. Chỉ cần học tốt kiến thức trong chương trình thì các em sẽ không phải lo ngại trước bất kỳ hình thức thi nào. Yên tâm ôn tập sẽ đạt kết quả tốt”.



Xem nguồn

ĐH Lâm nghiệp tuyển bổ sung 300 chỉ tiêu bằng học bạ

Posted: 08 Sep 2016 08:12 AM PDT


Trường ĐH Lâm nghiệp vừa ra thông báo tuyển bổ sung thêm 338 chỉ tiêu của 26 ngành đào tạo khác nhau dựa trên kết quả học trung học phổ thông.

Đây là đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 (xét tuyển đợt 3) vào bậc đại học hệ chính quy.

xét tuyển bổ sung đợt 2, xét tuyển đợt 2, xét tuyển bổ sung, trường đai học lâm nghiệp
Các thí sinh vẫn còn nhiều cơ vào đại học khi nhiều trường xét tuyển theo hình thức học bạ. Ảnh: Đinh Tuấn.

Theo đó, hầu hết các ngành đào tạo đều tuyển bổ sung tù 10-20 chỉ tiêu.

Thông báo của Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết, điều kiện để xét tuyển đối với thí sinh xét học bạ THPT năm lớp 12 là phải tốt nghiệp THPT và có tổng điểm các môn xét tuyển theo học bạ năm lớp 12 đạt 18 điểm, các môn xét tuyển đạt từ 5 điểm trở lên.

Ngoài ra thí sinh cần có hạnh kiểm lớp 12 từ Khá trở lên.

Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 1-21/9/2016. Thời gian công bố trúng tuyển trước ngày 23/9.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển, Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận TN tạm thời, Bản sao công chứng học bạ THPT, Các giấy tờ xác nhận ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có) kèm theo 1 phong bì ghi rõ địa chỉ người nhận và số điện thoại.

Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng.

Chi tiết chỉ tiêu đào tạo từng ngành xem tại đây.

Lê Văn



Xem nguồn

Thi THPT quốc gia 2017 sẽ diễn ra 2 ngày trong tháng 6

Posted: 08 Sep 2016 07:31 AM PDT


Theo dự thảo phương án thi THPT quốc gia 2017 vừa được Bộ GD-ĐT công bố chiều nay, 8/9, kỳ thi THPT quốc gia năm tới sẽ chỉ diễn ra trong 2 ngày trong tháng 6.

Trong dự thảo nêu rõ, lịch thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6, thống nhất cả nước.

Theo đó, ngày thứ nhất thí sinh thi 2 bài thi Ngữ văn (Buổi sáng) và bài thi Khoa học tự nhiên (Buổi chiều). Ngày thi thứ 2 thí sinh thi 3 bài thi môn Toán và Ngoại ngữ (Buổi sáng) và bài thi môn Khoa học xã hội (Buổi chiều).

Trong các năm trước, kỳ thi thường diễn ra vào 4 ngày đầu tháng 7.

phương án thi THPT quốc gia 2017

Về bài thi sẽ có 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội.

Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Đối với thí sinh giáo dục thường xuyên, để được xét công nhận tốt nghiệp, phải thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội.

Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.

Về hình thức thi, các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.

Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận.

Thời gian làm bài thi cho các bài thi Toán, Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là 90 phút mỗi bài. Bài thi môn Ngữ văn là 120 phút còn bài thi môn Ngoại ngữ là 60 phút.

Về nội dung thi, năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT (năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT).

Đối với việc công bố kết quả thi và cấp giấy chứng nhận kết quả thi, dự thảo quy định, Sở GDĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GDĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh một Giấy chứng nhận kết quả thi.

Với việc xét tốt nghiệp THPT, dự thảo nêu rõ, Sở GDĐT thực hiện theo phương thức tính điểm xét tốt nghiệp như sau: 50% số điểm từ 4 bài thi (đối với thí sinh phổ thông) hay từ 3 bài thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12.

Lê Văn



Xem nguồn

"Lều tình yêu" của phụ huynh TQ trong ngày nhập học

Posted: 08 Sep 2016 06:49 AM PDT


Khi năm học mới bắt đầu ở Trung Quốc, nhiều trường đại học không chỉ chào đón sinh viên, mà còn chào đón cả phụ huynh của họ.

cha mẹ trực thăng, phụ huynh Trung Quốc, cha mẹ Trung Quốc, dạy con tự lập, phụ huynh bao bọc
Những “chiếc lều tình yêu” được nhà trường sắp xếp dành cho phụ huynh tân sinh viên

Nhiều trường đại học trên khắp nước này đang dựng lều cho cha mẹ học sinh ở qua đêm khi họ đưa con đi nhập học. Trong khi các trường đang tranh cãi về việc liệu hành động này có đang đánh giá thấp khả năng tự lập của những người trẻ hay không, thì những "túp lều tình yêu" đang dần trở thành một hiện trạng ngày càng phổ biến.

Do chính sách một con của Trung Quốc từ năm 1979 nên hầu hết các gia đình đều chỉ có một con, và lẽ dĩ nhiên là các bậc phụ huynh cảm thấy cực kỳ khó khăn khi phải xa rời đứa con duy nhất của mình. Tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi nhiều sinh viên là người đầu tiên trong gia đình được học đại học. Vì thế, phụ huynh không chỉ đưa con đến trường, giúp chúng sắp xếp đồ đạc trong phòng ký túc, mà họ còn ngủ lại qua một vài đêm.

"Chúng tôi lo lắm" – chị Eve Zhang, 48 tuổi, một bà mẹ đưa con gái duy nhất là Zhang Yan tới trường cho hay. "Vì thế, bố con bé và tôi đã nghỉ 10 ngày để đưa con lên Thượng Hải". Gia đình chị quê ở Thiên Tân – cách Thượng Hải 11 giờ đi ô tô. Chị cho biết, con gái chị chưa từng sống trong ký túc xá suốt 20 năm qua. Chị và chồng đã dành 2 ngày để giúp Yan chuyển đồ, sau đó đi tham quan khắp Thượng Hải trong những ngày còn lại.

"Khi nào chúng tôi thấy con bé ổn định, chúng tôi mới thấy nhẹ nhõm"- chị Zhang nói.

Những chiếc "lều tình yêu" này lần đầu tiên được nhìn thấy ở ĐH Thiên Tân cách đây 4 năm. Các trường khác như ĐH Bách khoa Tây Bắc và ĐH Sán Đầu, Quảng Đông bắt đầu làm theo.

cha mẹ trực thăng, phụ huynh Trung Quốc, cha mẹ Trung Quốc, dạy con tự lập, phụ huynh bao bọc

550 chiếc lều đã được ĐH Thiên Tân chuẩn bị cho phụ huynh các tân sinh viên

ĐH Sán Đầu đã dựng 28 chiếc lều trong 3 ngày nhập học từ 27/8 tới 29/8 năm nay. Phụ huynh có thể ở đây miễn phí.

"Những chiếc lều đôi dành cho các cặp vợ chồng" – bà Lanner Lan ở bộ phận giải quyết các vấn đề sinh viên cho biết. Một số phụ huynh thậm chí còn ở chung lều với người lạ nếu số lượng lều có hạn. Lều thường được đặt ở phòng tập thể dục và có đầy đủ các trang thiết bị ở đây.

"Lều được trang bị khá thoải mái với đệm và điều hòa, mặc dù không có gối" – anh Huang Yiming – một ông bố chung lều với một phụ huynh khác ở ĐH Sán Đầu cho hay. "Nhưng vì con, ngủ một đêm ở đây cũng ổn". Con trai duy nhất của anh là Huang Zonghai đã trúng tuyển vào ngành cơ khí của trường này.

"Chúng tôi không thể tìm được một khách sạn tiện lợi, giá cả phải chăng ở gần trường vì đã kín khách. Có hàng chục phụ huynh khác cũng ở trong trường hợp tương tự" – anh Huang giải thích. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi chuyến xe dài 7 tiếng từ Quảng Châu đến Sán Đầu khiến anh buồn nôn. Anh đã xin nghỉ 2 ngày không lương ở nhà máy hóa chất nơi anh làm việc để đưa con trai đi nhập học.

"Từ hôm đó, ngày nào tôi cũng gọi cho thằng bé để hỏi thăm tình hình" – anh Huang nói. "Con trai tôi nói rằng có thể nó sẽ về nhà trong kỳ nghỉ Quốc Khánh vào tháng 10".

cha mẹ trực thăng, phụ huynh Trung Quốc, cha mẹ Trung Quốc, dạy con tự lập, phụ huynh bao bọc

“Lều tình yêu” ở ĐH Sán Đầu

Anh Tang cũng là một trong số những phụ huynh rất vui khi con gái đỗ trường y thuộc ĐH Sán Đầu vào năm ngoái. Anh đưa con gái lên chuyến tàu dài 10 giờ từ tỉnh Quảng Tây tới trường sau khi biết trường có cấp lều ở miễn phí cho tân sinh viên. "Đó là một sự hỗ trợ để tôi không phải tìm chỗ ở vì tôi là nông dân".

Ban đầu, ĐH Sán Đầu để phụ huynh ở trong các phòng học có bàn ghế và điều hòa, nhưng không có giường. Sau đó, họ nâng cấp thành lều và thảm "để thoải mái hơn" – bà Lan cho hay.

cha mẹ trực thăng, phụ huynh Trung Quốc, cha mẹ Trung Quốc, dạy con tự lập, phụ huynh bao bọc
Phụ huynh ngủ trên chiếu trong phòng tập thể dục ở ĐH Sư phạm Hoa Trung

Những trường khác thì cho phụ huynh ngủ trong phòng tập thể dục và hội trường. Nhiều sinh viên nói rằng họ ghi nhận những nỗ lực của cha mẹ. Yvonne Wong, 22 tuổi, con một, nói rằng mẹ cô bé từng đưa cô tới ĐH Hoa Nam (Quảng Châu) cách đây 4 năm. Bây giờ, khi chuẩn bị bước vào chương trình Thạc sĩ ở Hồng Kông, cô ước rằng cha mẹ có thể ở bên cô một lần nữa.

"Có quá nhiều đồ phải mang theo và tôi cần sự giúp đỡ" – Wong nói. Cô cũng nói thêm rằng, đưa con đi nhập học cũng là cơ hội để bố mẹ biết trường đại học là như thế nào. "Rất đáng để tự hào".

Thậm chí, nhiều tân sinh viên còn được hộ tống bởi cô dì chú bác, ông bà, anh em họ. Năm ngoái, một sinh viên ở ĐH An Huy còn được hộ tống bởi 14 người thân và nhà trường đã chụp bức ảnh cả gia đình họ đưa lên mạng xã hội.

cha mẹ trực thăng, phụ huynh Trung Quốc, cha mẹ Trung Quốc, dạy con tự lập, phụ huynh bao bọc

Một sinh viên ở ĐH An Huy được hộ tống bởi 14 người thân 

Liu Guoqiang – sinh viên chuyên ngành kỹ thuật phần mềm là người giúp các tân sinh viên đăng ký môn học trong 3 năm nay ở ĐH Sư phạm Bắc Kinh chi nhánh Chu Hải. Cậu cho biết, các sinh viên thường được đưa đi bởi 2 đến 5 người thân trong gia đình. Với những sinh viên tới từ các tỉnh xa thì thậm chí còn nhiều hơn. "Có lần cả ông bà, bố mẹ hai bên nội ngoại của sinh viên đều đi theo và tất cả họ giúp dọn dẹp phòng ký túc xá".

Sau khi tạm biệt con, những ông bố bà mẹ này phải đối diện với nỗi cô đơn và họ thường xuyên liên lạc với con.

"Tôi cảm thấy tim mình trống rỗng khi con trai đi xa" – bà Hu, 50 tuổi, mẹ của Chen Tingtao, một sinh viên của ĐH Ngoại giao Quảng Đông chia sẻ. Bố mẹ, bác, dì và một đứa cháu 1 tuổi của Chen đã chen chúc trên chiếc xe hơi 5 chỗ cùng cậu tới trường. Bà Hu đã tới ký túc xá của Chen 3 lần để dọn phòng, giúp dỡ đồ và làm quen với bạn cùng phòng của Chen. "Bạn cùng phòng con trai tôi tới từ Thâm Quyến" – bà nói.

Bà thường xuyên nhắn tin cho Chen trong suốt 4 ngày qua để hỏi xem cậu ăn ở trường có ngon miệng không. Nhưng bà nói, "chúng tôi phải đợi ít nhất một học kỳ" mới được gặp thằng bé.

  • Nguyễn Thảo(Theo Reuters)



Xem nguồn

Các trường có thể tuyển sinh 2 kỳ trong năm

Posted: 08 Sep 2016 06:08 AM PDT


Theo dự thảo phương án thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 vừa được Bộ GD-ĐT công bố chiều 8/9, các trường ĐH có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong một năm.

phương án tuyển sinh 2017

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển ĐH năm 2016. Ảnh: Lê Văn

Theo đó, Bộ GD cho rằng, công tác tuyển sinh năm 2016 vẫn còn một số bất cập cần tiếp tục khắc phục như: tỷ lệ thí sinh ảo cao khiến các trường gặp khó khăn trong xác định điểm chuẩn; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới chỉ dựa vào năng lực đào tạo của trường, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội; chưa làm tốt công tác dự báo thị trường lao động để định hướng tuyển sinh các ngành nghề…

Do đó, quy chế tuyển sinh 2016 cần tiếp tục điều chỉnh để đảm bảo phù hợp và hiệu quả hơn cho năm 2017.

Theo đó, quy chế tuyển sinh 2017 sẽ được hoàn thiện trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm của tổ chức tuyển sinh năm 2015 và 2016. Bên cạnh đó, quy chế cũng sẽ tôn trọng quyền tự chủ của các trường trong khuôn khổ quy chế tuyển sinh để dảm bảo chất lượng đầu vào và đáp ứng tối đa nguyện vọng của this sinh, khắc phục tối đa tác động của thí sinh ảo đến công tác tuyển sinh các trường.

Ngoài quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT ban hành, các trường sẽ xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy chế và công bố công khai.

Bên cạnh đó, Bộ GD cũng quy định các trường có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong năm.

4 phương thức tuyển sinh

Về phương thức tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đưa ra 4 phương án để các trường lựa chọn:

Thứ nhất là phương án dựa vào kết quả của các bài thi THPT quốc gia. Đối với phương án này, các trường sẽ phải công bố tổ hợp các bài thi, môn thi của kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi đăng ký dự thi.

Bộ GD-ĐT cũng sẽ sử dụng phần mềm lọc ảo để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng và thí sinh đăng ký xét tuyển. Danh sách này sẽ được gửi tới các trường để tư vấn, hỗ tợ các trường lọc ảo.

Thứ hai, các trường sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh.

Với phương thức này, Bộ GD yêu cầu các trường công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận), cách tính điểm xét tuyển từ kết quả THPT và kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Thứ ba là phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT.

Thứ tư là phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh. Với phương thức này, các trường phải quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh đồng thời công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.

Lê Văn



Xem nguồn

Toàn văn dự thảo phương án thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017

Posted: 08 Sep 2016 05:25 AM PDT


Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 với những nội dung cụ thể như sau:

I. Định hướng tiếp tục hoàn thiện Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tiến hành đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

thi THPT quốc gia 2017

Năm 2015, Bộ GDĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với 99 cụm thi, trong đó 61 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 38 cụm thi do các trường ĐH chủ trì, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Từ 4 đợt thi trước đây nay chỉ còn 1 đợt thi, áp lực thi cử đã giảm đi đáng kể.

Năm 2016, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh không phải di chuyển xa khi tham gia dự thi, Bộ đã tổ chức 120 cụm thi, trong đó 50 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 70 cụm thi do các trường ĐH chủ trì ở tất cả các tỉnh/thành trong cả nước. Kỳ thi đã được tổ chức nhẹ nhàng, nghiêm túc, được xã hội đồng tình và đánh giá cao.

Theo quy định hiện hành, các trường ĐH, CĐ được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, nhiều trường chưa có đủ điều kiện và kinh nghiệm để tự tuyển sinh nên Bộ GDĐT đứng ra tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, các trường sử dụng kết quả để xét tuyển vào ĐH, CĐ, giúp giảm chi phí, tốn kém cho các trường, phụ huynh và xã hội. Nhờ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia 2 năm qua đảm bảo được độ tin cậy, trung thực, khách quan, có tính phân hóa tốt nên hầu hết các trường ĐH, CĐ đều đã sử dụng kết quả này để tuyển sinh, không tổ chức thi tuyển sinh riêng, giảm áp lực thi cử và tốn kém. Một số ít trường có yêu cầu cao, trường có đào tạo ngành đặc thù, ngoài việc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia đã tổ chức thêm thi đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi năng khiếu để tuyển được các sinh viên đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường. Đây là kinh nghiệm tốt cần được tiếp tục phát huy.

Để đạt được kết quả nêu trên, trong Kỳ thi THPT quốc gia 2 năm qua, Bộ đã cử các trường ĐH, CĐ về các địa phương để chủ trì tổ chức cụm thi đại học; cử cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ phối hợp với các sở GDĐT trong công tác tổ chức cụm thi tốt nghiệp, nhất là ở khâu coi thi và chấm thi; tuy nhiên, điều này đã gây ra những khó khăn, tốn kém nhất định; xã hội còn băn khoăn về tính khách quan và công bằng giữa các cụm thi khi mà đề thi, hình thức thi của một số môn thi vẫn có thể tạo ra cơ hội cho những học sinh học tủ, học lệnh, quay cóp, nhìn bài trong khi thi; số ngày thi kéo dài gây khó khăn trong công tác tổ chức thi, vất vả cho thí sinh; phương thức thi, đề thi, chấm thi chưa khách quan triệt để; ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ

Kế thừa những kết quả đã đạt được và điều chỉnh những bất cập, hạn chế sau 2 năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh, Bộ GDĐT tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh chính quy với một số điều chỉnh như: Tổ chức 1 loại cụm thi ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước; Điều chỉnh đề thi, hình thức thi để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, hạn chế học lệch; Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong xét tuyển ĐH, CĐ để hỗ trợ các trường khắc phục thí sinh ảo; Có lộ trình, bước đi hoàn thiện kỳ thi phù hợp với việc đổi mới dạy và học ở bậc phổ thông, tiến tới phương án bền vững có thể áp dụng lâu dài.

II. Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

1. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được tổ chức về cơ bản như năm 2016 với một số nội dung điều chỉnh sau:

1.1. Tổ chức cụm thi

a) Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở GDĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố trí phù hợp, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp với điều kiện và yêu cầu cá nhân.

b) Các Sở GDĐT bố trí cán bộ coi thi đảm bảo tính khách quan, đúng quy chế;

c) Bộ GDĐT cử cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ đến địa phương để phối hợp, hỗ trợ và giám sát công tác tổ chức thi, coi thi và chấm thi.

1.2. Bài thi, hình thức thi, đề thi, nội dung thi, thời gian làm bài thi và lịch thi

a) Bài thi

Gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT:

– Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.

– Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.

b) Hình thức thi

 – Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính.

– Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận.

c) Đề thi

– Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa nhằm mục đích xét tuyển ĐH, CĐ. 

– Đề thi cho mỗi bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội có 60 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn với duy nhất 1 phương án trả lời đúng (gọi chung là câu hỏi trắc nghiệm); bài thi Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm; bài thi Ngoại ngữ có 40 câu hỏi trắc nghiệm. Đề thi các bài thi trắc nghiệm do máy tính thiết lập tự động từ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được cập nhật, bổ sung trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhiều năm qua.

– Đề thi bài thi Ngữ văn do các chuyên gia, giáo viên, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm biên soạn.

Bộ GDĐT sẽ công bố đề thi minh họa vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2016. Học sinh và giáo viên có thể tham khảo định dạng của đề thi này để ôn luyện trong quá trình dạy, học.

d) Thời gian làm bài thi: Các bài thi Toán, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội: 90 phút mỗi bài; bài thi Ngữ văn: 120 phút; bài thi Ngoại ngữ: 60 phút.

đ) Nội dung thi: Năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT (năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT).

e) Lịch thi: Tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:

Ngày thứ nhất:

+ Buổi sáng: thi bài thi Ngữ văn;

+ Buổi chiều: thi bài thi Khoa học tự nhiên.

Ngày thứ hai:

+ Buổi sáng: thi bài thi Toán và bài thi Ngoại ngữ;      

+ Buổi chiều: thi bài thi Khoa học Xã hội.

1.3. Công bố kết quả thi và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi: Sở GDĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GDĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh một Giấy chứng nhận kết quả thi.

1.4. Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Do sở GDĐT thực hiện theo phương thức tính điểm xét tốt nghiệp như sau: 50% số điểm từ 4 bài thi (đối với thí sinh phổ thông) hay từ 3 bài thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12.

2. Quản lý cơ sở dữ liệu tốt nghiệp THPT

a) Các thông tin của thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia được cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu chung của Bộ GDĐT. Mỗi thí sinh được cung cấp một mã số thí sinh và tài khoản để kiểm tra thông tin cá nhân, kết quả thi, kết quả tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.

b) Sở GDĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này để tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh; cập nhật lên hệ thống kết quả học tập phổ thông, kết quả thi THPT quốc gia và kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT của thí sinh thuộc địa bàn quản lý.

c) Các trường ĐH, CĐ sử dụng cơ sở dữ liệu chung này làm căn cứ để tuyển sinh.

d) Bộ GDĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này phục vụ cho công tác quản lý ngành.

III. Tổ chức tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy

1. Hoàn thiện quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ

Công tác tuyển sinh năm 2016 vẫn còn một số bất cập cần tiếp tục khắc phục như: tỷ lệ thí sinh ảo cao khiến các trường gặp khó khăn trong xác định điểm chuẩn; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới chỉ dựa vào năng lực đào tạo của trường, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội; chưa làm tốt công tác dự báo thị trường lao động để định hướng tuyển sinh các ngành nghề… Vì vậy, quy chế tuyển sinh 2016 cần tiếp tục được điều chỉnh một số nội dung để đảm bảo phù hợp, hiệu quả hơn cho năm 2017. Cụ thể:

– Kế thừa những kinh nghiệm đã đạt được về tổ chức tuyển sinh năm 2015 và năm 2016.

– Tôn trọng quyền tự chủ của các trường trong khuôn khổ của quy chế tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu vào, xác định chỉ tiêu hợp lý, đảm bảo quyền lợi người học và việc tuyển sinh được thực hiện công bằng, trật tự.

– Đáp ứng tối đa nguyện vọng của thí sinh, khắc phục tối đa tác động của thí sinh ảo đến công tác tuyển sinh của các trường.

– Kỳ thi THPT quốc gia cung cấp cơ sở dữ liệu tin cậy để đa số các trường ĐH, CĐ sử dụng làm căn cứ xét tuyển; một số trường đặc thù, chất lượng cao có thể có thêm các hình thức đánh giá năng lực hoặc thi thêm các môn năng khiếu.

2. Những quy định chung

– Bộ GDĐT ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

– Các trường ĐH, CĐ xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy chế và công bố công khai.

– Các trường có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong năm.

3. Các phương thức tuyển sinh

3.1. Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia 

– Các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi, môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi.

– Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH, CĐ và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

– Bộ GDĐT sử dụng phần mềm lọc ảo để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển. Danh sách này được gửi đến các trường để tư vấn, hỗ trợ cho các trường trong xử lý vấn đề thí sinh ảo. Các trường có thể cân đối, điều chỉnh dựa vào các điều kiện thực tế của trường đã nêu trong đề án tự chủ tuyển sinh để quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức. Đây là giải pháp hỗ trợ kỹ thuật nhằm khắc phục bất cập tỉ lệ thí sinh ảo gia tăng khi thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành/trường.

– Thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi trong thời hạn quy định của trường để khẳng định nhập học tại trường. Trường cập nhật danh sách thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống quản lý dữ liệu chung.

– Việc xét tuyển có thể được thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kỳ tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.

3.2. Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh

Ngoài việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập ở THPT để sơ tuyển, các trường có thể tổ chức thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh (nếu thấy cần thiết) với các hình thức phù hợp, đảm bảo không gây ra tình trạng luyện thi tràn lan, không gây vất vả, tốn kém cho thí sinh. Các trường phải công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận), cách tính điểm xét tuyển từ kết quả THPT và kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

3.3. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT 

Các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (lớp 12 hoặc cả 3 năm THPT). Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của trường được quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã được công bố công khai.

3.4. Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh

Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên và quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh; đồng thời, công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.

IV. Các nhiệm vụ triển khai thực hiện trong thời gian tới

1. Đối với Bộ GDĐT

– Công bố phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 và triển khai công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện.

– Sửa đổi, bổ sung Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

– Công bố đề thi minh họa cho Kỳ thi THPT quốc gia 2017 vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2016 để giáo viên, học sinh tham khảo.

– Chỉ đạo việc cập nhật, bổ sung đề thi trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhiều năm qua; chuẩn bị phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo tổ chức thành công Kỳ thi.

2. Đối với các địa phương

– Chỉ đạo tuyên truyền chủ trương, hướng dẫn tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và những điều chỉnh trong tổ chức thi, xét tuyển sinh ĐH, CĐ tới các cơ sở giáo dục đào tạo, các giáo viên, học sinh của địa phương mình;

– Chỉ đạo triển khai tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các trường phổ thông và giúp học sinh ôn tập theo định hướng Kỳ thi.

3. Đối với các trường ĐH, CĐ

Xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh, chuẩn bị các điều kiện thực hiện tốt công tác tuyển sinh năm 2017.

Phương án kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 đã được xã hội đánh giá thành công. Những điểm mạnh của phương án này sẽ được tiếp tục kế thừa và những điểm hạn chế sẽ được khắc phục trong phương án thi, tuyển sinh năm 2017. Với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong 2 năm thực hiện đổi mới thi, tuyển sinh và sự đồng thuận của dư luận xã hội, chắc chắn công tác tổ chức thi và tuyển sinh năm 2017 sẽ đạt được những thành công mong đợi.

Bộ GD-ĐT



Xem nguồn

Học toán miễn phí với kho học liệu mở Khan Academy

Posted: 08 Sep 2016 04:41 AM PDT


Từng được ứng dụng thành công trên 190 quốc gia, kho dự liệu mở Khan Academy sẽ giúp học sinh Việt Nam có cơ hội tiếp cận với mô hình học tập tiên tiến đồng thời góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh cho các em.

Mới đây, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM sẽ tổ chức các lớp học Toán trực tuyến, sử dụng kho dự liệu mở Khan Academy. 

Khan Academy đã được ứng dụng thành công trên 190 quốc gia trong suốt 10 năm qua, với hơn 500.000 bài giảng, bài tập được biên soạn bởi nhiều nhà giáo có kinh nghiệm, bám theo bộ tiêu chuẩn cốt lõi của giáo dục Mỹ, nội dung phủ toàn bộ chương trình phổ thông từ lớp 1- 12 và đại học đại cương. Khan Academy được xem là một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho các mô hình sư phạm mới trong đó lấy việc xây dựng thói quen tự học và duy trì đam mê học tập cho các em là những điểm mạnh. 

Sau khi đăng ký tham gia, học sinh sẽ được cấp một tài khoản để tham gia các lớp học Toán trực tuyến bằng tiếng Anh trên website: khanviet.org. Mỗi ngày học sinh sẽ được khuyến khích dành ra 20 phút để chủ động học online tại nhà với các video bài giảng trên kho học liệu của Khan Academy và làm các bài tập dưới sự giám sát và hướng dẫn từ các trợ giảng có kinh nghiệm chuyên môn của chương trình. Lớp học trực tuyến này hoàn toàn miễn phí và nằm trong khuôn khổ dự án tăng cường giáo dục STEM được Lãnh sự quán Mỹ tài trợ.

Ngoài ra, trường ĐH KHTN TP.HCM cũng sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt dưới hình thức câu lạc bộ và có thu phí tại khuôn viên trường định kỳ mỗi tuần. Các em có cơ hội gặp gỡ các trợ giảng, bạn bè để chia sẻ các thắc mắc và trao đổi các bài học trong tuần. 

Khóa học này được xem như tiền đề để khơi dậy đam mê học Toán của các em từ lứa tuổi tiểu học để tìm kiếm các tài năng trẻ tuổi cho lĩnh vực này. Ngoài ra, việc phát triển kĩ năng tiếng Anh nghe, nói, đọc qua việc thường xuyên học các video bài giảng và làm các bài tập cũng như gặp gỡ các thầy cô giáo viên bản xứ trong một số buổi sinh hoạt tại trường cũng được xem là mục tiêu đào tạo của chương trình.

vietnamnet

Hình ảnh sinh hoạt của CLB Robotics Trường ĐH KHTN TP.HCM.

Mời tham dự buổi sinh hoạt khởi động cho lớp Toán trực tuyến:

Trường ĐHKHTN TP.HCM xin mời quý phụ huynh đến tham dự hội thảo giới thiệu chương trình Học toán miễn phí với kho học liệu mở Khan Academy. 

– Thời gian: 8g30 – 9g40 thứ Bảy 10/09/2016 

– Địa điểm: Hội trường I, Trường ĐKHTN – 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5 

– Link đăng ký tham dự hội thảo: http://goo.gl/G2RdIZ

Thông tin liên hệ:

• Địa điểm: VP Thông tin, Trường ĐHKH Tự nhiên, 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5.

• Website: http://www.khanviet.org 

• Facebook: https://www.facebook.com/RoboticsHCMUS

• ĐT: 08 3830 3625 / 097 759 7077 (Cô Nhi)

Thu Hằng



Xem nguồn

Công bố toàn văn dự thảo kỳ thi THPT quốc gia 2017

Posted: 08 Sep 2016 03:59 AM PDT


Chiều 8/9, Bộ GD-ĐT đã công bố toàn văn dự thảo  phương án thi, xét tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017.

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga lý giải về việc sử dụng bài thi trắc nghiệm

Clip Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói thời gian công bố mẫu đề thi minh họa

Khách mời nói về những khó khăn của phương án tuyển sinh mới

Nguồn: Bộ GD-ĐT



Xem nguồn

Ngưng dạy thêm học thêm, các trường “dồn sức” dạy học 2 buổi/ngày

Posted: 08 Sep 2016 03:16 AM PDT


Việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Về việc thực hiện được tổ chức vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7). Đối với cấp THCS, buổi một dạy không quá 4 tiết, buổi hai không quá 3 tiết và mỗi tuần học không quá 6 ngày. Với bậc THPT, buổi một dạy không quá 5 tiết, buổi hai không quá 3 tiết, không quá 6 ngày trong tuần.

Các trường trung học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch giáo dục được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Thời lượng dành cho phụ đạo, bồi dưỡng văn hóa và dạy học văn hóa tự chọn không quá 50% số tiết của buổi hai.

Học sinh cuối cấp ở TPHCM sẽ được ưu tiên học hai buổi/ngày

Học sinh cuối cấp ở TPHCM sẽ được ưu tiên học hai buổi/ngày

Về định hướng nội dung, thực hiện chương trình quy định theo quy định của Bộ GD-ĐT đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình giáo dục phổ thông.

Các trường thực hiện các giải pháp tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và chủ đề tự chọn theo năng lực và nguyện vọng của học sinh.

Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục ngoài giờ lên lớp; hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học; tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

Văn bản của Sở nhấn mạnh, trên cơ sở nắm bắt chất lượng và nguyện vọng của học sinh, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh theo nhóm học lực yếu kém, học sinh giỏi, học sinh có nhu cầu, nguyện vọng học các môn, các chủ đề tự chọn của từng môn học, báo cáo hiệu trưởng để tổng hợp tổ chức lớp theo trình độ và nguyện vọng, phân công giáo viên phụ trách.

Ngoài những hoạt động dạy học 2 buổi/ngày trên, tùy theo điều kiện cụ thể tại đơn vị, nhà trường xây dựng, bổ sung các nội dung hoạt động chuyên môn khác đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của học sinh, gia đình.

Một số hoạt động chuyên môn như học sinh nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm thực tiễn, các tiết học ngoài nhà trường, các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, các hoạt động dạy học tăng cường ngoại ngữ với giáo viên Việt Nam hoặc giáo viên bản ngữ, tăng cường tin học, học ngoại ngữ và tin học với các phần mềm bổ trợ hoặc phần mềm trên mạng internet, dạy học tích hợp Toán, khoa học và Tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam, dạy học Toán và Khoa học bằng Tiếng Anh.

Các nội dung hoạt động chuyên môn mở rộng, bổ sung được nhà trường xây dựng, đưa vào nội dung trong Kế hoạch giáo dục nhà trường và thực hiện theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh

Về kinh phí thực hiện, các trường thực hiện theo Hướng dẫn liên Sở về thu, sử dụng học phí và thu khác của cơ sở giáo dục vào đào tạo công lập.

Trước đó, ngày 22/7/2016, ông Lê Hồng Sơn, GĐ Sở GD-ĐT THCM gửi văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện chấm dứt dạy them học thêm trong nhà trường từ năm học 2016-2017.

Bên cạnh chỉ đạo các trường phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngay trong các giờ dạy trên lớp, Sở cũng yêu cầu các trường chuẩn bị các điều kiện và thủ tục để tổ chức dạy học hai buổi/ngày cho học sinh, nhất là học sinh cuối cấp theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments