Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tiềm năng lớn trong hợp tác GD&ĐT Việt Nam – Iran

Posted: 06 Sep 2016 09:14 AM PDT


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (phải) tiếp Đại sứ Cộng hoà Hồi giáo Iran, ngài Saleh AdibiBộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (phải) tiếp Đại sứ Cộng hoà Hồi giáo Iran, ngài Saleh Adibi

Giới thiệu thế mạnh của giáo dục Iran, Đại sứ Saleh Adibi cho biết, Iran dành một phần rất lớn ngân sách cho giáo dục và nghiên cứu khoa học (NCKH).

Hiện Iran nằm trong tốp 7 quốc gia trên thế giới về số lượng công trình NCKH được công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế. Về lĩnh vực giáo dục, Iran có thứ hạng cao trong khu vực; trong kì thi Olympic quốc tế, học sinh Iran đạt được nhiều giải cao.

Đặc biệt Iran có thế mạnh trong NCKH và đào tạo ở những lĩnh vực như phát triển tên lửa, hàng không, tàu ngầm, công nghệ nano, công nghệ sinh học, tế bào gốc, hạt nhân…

Đại sứ Saleh Adibi cho biết, thời gian qua Iran đã cấp một số học bổng ngành đào tạo phiên dịch cho sinh viên Việt Nam và sau khi tốt nghiệp họ đã phát huy tốt kiến thức được đào tạo.

Trao đổi về tình hình giáo dục Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.

Trong kì thi khảo sát học sinh quốc tế PISA gần đây, học sinh Việt Nam xếp thứ 13 thế giới. Về giáo dục đại học, do đầu tư cơ sở vật chất và giảng viên còn hạn chế nên NCKH chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn có chất lượng đào tạo cao, đặc biệt về đào tạo phiên dịch.

Bộ trưởng nhấn mạnh, quan hệ giữa 2 nước Việt Nam – Iran đang ngày càng mở rộng hơn, do đó cần tăng cường sự hiểu biết văn hoá, kinh tế… giữa người dân 2 nước thông qua cầu nối ngôn ngữ.

Bộ trưởng đề nghị Iran tăng học bổng phiên dịch cho sinh viên Việt Nam sang Iran học tập. Về NCKH, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gợi ý đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường đại học 2 nước ở các lĩnh vực biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học và đặc biệt là hoá dầu.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và ngài Saleh Adibi đều bày tỏ mong muốn 2 nước đẩy nhanh các nội dung hợp tác tiềm năng trong lĩnh vực GD-ĐT trong thời gian tới.



Xem nguồn

Đề xuất xem xét miễn giảm học phí cho học sinh nghèo

Posted: 06 Sep 2016 08:30 AM PDT


Bộ GD-ĐT vừa có công văn về việc thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên nghèo.

Theo Bộ GD-ĐT, năm nay thời tiết khắc nghiệt, nhiều địa phương bị thiên tai như lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và đời sống của người dân, nhất là các gia đình hộ nghèo, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai.

học phí, miễn giảm học phí

Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cân đối ngân sách để ban hành thêm các chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên vùng bị ảnh hưởng thiên tai, ô nhiễm môi trường

Vì vậy, Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặc biệt quan tâm tới việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách, học sinh, sinh viên hộ nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Các tỉnh cũng cần chấn chỉnh tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định, chấm dứt tình trạng lạm thu, gây bức xúc trong xã hội.

Để đảm bảo tất cả học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh, sinh viên vùng bị ảnh hưởng thiên tai, ô nhiễm môi trường được đến trường nhân dịp năm học mới, không có học sinh, sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí và trang trải chi phí học tập, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trong phạm vi thẩm quyền và căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của địa phương để ban hành thêm các chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các em.

Trước đó, ngày 18/8, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đề nghị quyết định mức học phí cụ thể hằng năm phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư và khả năng đóng góp thực tế của người dân, đồng thời thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí theo đúng quy định .

Ngân Anh



Xem nguồn

Điểm chuẩn bổ sung hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật quân sự

Posted: 06 Sep 2016 07:45 AM PDT


  • Đề xuất xem xét miễn giảm học phí cho học sinh nghèo
    Đề xuất xem xét miễn giảm học phí cho học sinh nghèo

    Bộ GD-ĐT vừa có công văn về việc thực hiện chính sách miễn, giảm học
    phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên nghèo.

  • Điểm chuẩn đợt bổ sung hệ quân sự  các trường quân đội
    Điểm chuẩn đợt bổ sung hệ quân sự các trường quân đội

    Ban Tuyển sinh Ban Quân sự Bộ Quốc phòng vừa ký Quyết định
    số 30/QĐ-TSQS quy định điểm chuẩn tuyển sinh nguyện vọng bổ sung
    đợt 1 vào đào tạo hệ đại học, cao đẳng quân sự.

  • Lớp học dột nát ở chốn
    Lớp học dột nát ở chốn "4 không"

    Các cháu mầm non được học trong ngôi nhà sàn cũ mà các cô mượn được.
    Mái của lớp học được lợp bằng tôn đã bong tróc, lộ ra những khe hở lớn,
    chỉ cần một trận mưa nhỏ là phòng dột tứ tung.

  • Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông về trường cũ khai giảng
    Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông về trường cũ khai giảng

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã đến dự lễ
    khai giảng và tặng quà cho học sinh trường THPT Đồng Hới (Thành phố Đồng
    Hới, Quảng Bình).

  • GS Ngô Bảo Châu: 2 thách thức của giáo dục Việt Nam
    GS Ngô Bảo Châu: 2 thách thức của giáo dục Việt Nam

    "Giáo dục Việt Nam đang có 2 thách thức lớn. Đó là sự xung đột giữa sự
    hội nhập quốc tế và duy trì truyền thống của dân tộc. Đó là sự
    chênh lệch mức sống ngày càng gia tăng với những tác động không hề nhỏ
    đến giáo dục".

  • Thủ tướng dự khai giảng với học sinh khiếm thị
    Thủ tướng dự khai giảng với học sinh khiếm thị

    Tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự lễ tại Trường THPT
    Chuyên Hà Nội – Amsterdam; trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mặt ở
    Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu.

  • "Báo động nhất là chất lượng giáo dục đại học"
    “Báo động nhất là chất lượng giáo dục đại học”

    Trong hơn 1 giờ chiều ngày 4/9, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trả lời hơn 20 câu hỏi tại buổi họp
    báo về năm học mới 2016 – 2017.

  • Hàng loạt trường công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung
    Hàng loạt trường công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung

    Ngày hôm nay 1/9, nhiều trường đã công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng
    bổ sung đợt 1 năm 2016. Không ít trường tiếp tục công bố nhận hồ sơ xét
    tuyển bổ sung đợt 2.

  • Thứ trưởng Bộ GD: 'Không có phương án tuyển sinh nào hoàn hảo'
    Thứ trưởng Bộ GD: 'Không có phương án tuyển sinh nào hoàn hảo'

    Nhận định về đợt xét tuyển 1 và đợt xét tuyển bổ sung ĐH, CĐ 2016,
    Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, không có phương án tuyển sinh
    nào hoàn hảo và Bộ GD-ĐT đã lựa chọn phương án được nhiều người ủng hộ
    nhất.

  • Thiếu người học, nhiều trường quyết không hạ điểm chuẩn
    Thiếu người học, nhiều trường quyết không hạ điểm chuẩn

    Kết thúc ngày cuối đợt xét tuyển bổ sung, nhiều trường ĐH nhận được khá nhiều hồ sơ nhưng vẫn lo ngại thiếu nguồn tuyển do khả năng có "ảo". Tuy nhiên, nhiều trường quyết không lấy điểm chuẩn thấp hơn đợt xét tuyển đầu.

  • Xem Thêm


  • Xem nguồn

    1.000 học sinh không đến trường, cô giáo bật khóc

    Posted: 06 Sep 2016 07:03 AM PDT


    -1.051 học sinh ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn không được phụ huynh cho đi học. Nhiều giáo viên bất lực, bật khóc vì mỗi lớp chỉ lác đác vài em.

    “Cả làng đi học thì con mình mới dám đến trường”

    Thời điểm hiện tại, lượng học sinh đi học ở xã Kỳ Hà cũng chỉ "nhích" hơn so với ngày khai giảng, hơn 1.000 học sinh không được cha mẹ cho đến lớp. Nhiều người dân cho rằng, chừng nào con em cả làng cùng đi học thì họ mới dám cho con đến trường.

    Cụ thể, tại Trường THCS Hà Hải (phân hiệu 1) mới chỉ có 94/520 em học sinh đến trường.

    Kỳ Hà, Kỳ Anh, không đến trường, Formosa

    Lớp học chỉ có 3 em học sinh cùng cô giáo đang đứng lớp.

    Ông Nguyễn Minh Đạo, Hiệu trường Trường THCS Hà Hải cho biết: "Hiện nay, học sinh tại trường đi học có nhích hơn ngày khai giảng một ít. Khai giảng có 91 em tham dự, hôm nay đi học chỉ có 94 em. Nhà trường cũng đã tìm mọi cách để vận động, đưa các em đến trường đi học nhưng hiện vẫn chưa giải quyết được".

    Theo thầy Đạo, ngày 27/8, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh thông báo sẽ có những đề xuất với địa phương miễn tất cả các khoản đóng nộp. Phụ huynh cũng đã hứa cho con em đi học nhưng sau đó lại không thực hiện.

    "Khi nói được miễn giảm rồi nhiều phụ huynh lại than vãn không phải đóng tiền nhưng lấy quần áo, lấy gì ăn để cho các con đi học. Họ yêu cầu chính quyền đền bù thiệt hại Formosa, nhưng dân không kiểm đếm kê khai thì chính quyền không thể thực hiện đền bù được" – ông Đạo nói.

    Chị Mai Thị Tin (thôn Bắc Hà) chia sẻ: "Tôi có tới 4 người con chưa đến trường, ở các lớp 3, lớp 6, lớp 8, và lớp 9. Tuy nhiên, tôi chưa cho con đi học vì hiện tại nhà trường mới chỉ nói miễn giảm học phí, chứ phải đóng tiền xây dựng. Nếu miễn phí tất cả chúng tôi mới cho con đến trường".

    Kỳ Hà, Kỳ Anh, không đến trường, Formosa

    Chị Mai Thị Tin (Thôn Bắc Hà) cho biết: "Bao giờ con em cả làng đi học thì chị mới cho 4 đứa con của mình đến trường".

    Cũng theo chị Tin, việc cho con đi học phải thực hiện đồng loạt của cả làng.

    Phóng viên hỏi rõ cả làng ở đây cụ thể là những ai, thì chỉ nhận được câu hồi đáp: “Mọi người không đi, cả làng không cho con đi học thì ai dám đi”.

    "Dân trong làng họ nói chung chung như vậy chứ, nói truyền miệng không cho con đi học khi chưa được miễn giảm học phí thì không ai dám cho con em đến trường. Chừng nào họ đi thì 4 đứa con của tôi mới đi theo học, nếu không sẽ bị đánh. Đi thì đi cả làng, không thì con em đều nghỉ học cả” – chị Tin nói.

    Cô giáo Nguyễn Thủy Nhàn, giáo viên dạy bộ môn văn lớp 9 tâm sự: "Tôi cũng đã nhiều lần đến tận nhà học sinh để động viên, vận động phụ huynh cho con đi học nhưng không được. Đến nhà, dân cứ nói các cô về, đừng xuống mà khổ, chừng nào cả làng cho con đi học thì chúng tôi mới cho con đến trường".

    Cô giáo bật khóc vì trò không đi học

    Trước tình trạng học sinh của mình không đi học, mỗi lớp chỉ có lác đác một vài em khiến thầy cô giáo mệt mỏi và bất lực. Khi hỏi đến những học sinh non nớt của mình, nhiều cô giáo thương trò đã bưng mặt khóc rưng rức.

    Cô Hoàng Tuyết Mai, giáo viên dạy môn toán lớp 6 ở Trường THCS Hà Hải, quẹt nước mắt kể về nỗi bất lực khi nhìn học sinh không đến lớp.

    Kỳ Hà, Kỳ Anh, không đến trường, Formosa

    Cô giáo Hoàng Tuyết Mai (bên phải) với đôi mắt đỏ hoe khi kể về những em học sinh không đến lớp.

     "Mỗi lớp được 3 em học sinh cũng phải dạy, vì thương trò. Nhưng đi dạy như thế này không khí trường lớp cũng buồn tẻ, ảnh hưởng đến việc dạy của cả giáo viên, chất lượng học tập của các em. Có nhiều gia đình đã sắm sách vở đầy đủ cho học sinh rồi, nhưng vẫn không cho con em đến lớp. Học trò cũng như con tôi, nhìn chúng như thế buồn lòng lắm".

    Theo ghi nhận tại Trường THCS Hà Hải, có những lớp học chỉ có 3 em ngồi học. Cụ thể lớp 6D có 3/34 em học sinh đến lớp.

    Em Phan Lê Anh Thảo, học sinh lớp 6D rầu rĩ nói: "Em mong các bạn đi học, nhất là các bạn nữ, chứ lớp em được có 3 người đi học chán lắm, không có bạn để chơi. Thấy các bạn không đến lớp, em cũng muốn ở nhà lắm".

    Ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà cho biết: Con số đi học có tăng lên so với ngày khai giảng. Tuy nhiên, số lượng tăng không đáng kể.

    "Chúng tôi thống kê thấy trường tiểu học Kỳ Hà ngày khai giảng có 118 em/ 694 em đến dự, hiện nay có tăng lên 139/694 em tham gia đi học. Riêng khối mẫu giáo sau khai giảng đang tiến hành họp phụ huynh nên chưa nắm được con số cụ thể”.

    Kỳ Hà, Kỳ Anh, không đến trường, Formosa

    Giờ ra chơi, một vài học sinh buồn bã đứng góc lớp vì không có ai chơi cùng (Hình ảnh ghi nhận tại trường Trung học cơ sở Hà Hải).

    Trước tình hình này, UBND thị xã Kỳ Anh đã có văn bản báo cáo lên UBND tỉnh, về việc thực hiện cuộc vận động phụ huynh cho con em đến trường.

    Ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết: "Yêu cầu phụ huynh tạo mọi điều kiện tốt nhất để các học sinh được đến trường đi học. Đó là quyền lợi thiết thực của các học sinh và nghĩa vụ của các bậc cha mẹ trong năm học mới này.".

    Theo ông Vĩnh, có nhiều phần tử kích động người dân, lợi dụng sự cố Formosa không cho con em đến trường đi học. "Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho công an vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm những kẻ xúi giục, ngăn cấm không cho con em đến trường". – Ông Vĩnh nói.



    Xem nguồn

    Tổng thống Pháp: "VN muốn phát triển thì không thể dừng lại ở gạo"

    Posted: 06 Sep 2016 06:21 AM PDT


    – Nhấn mạnh vai trò của giáo dục đào tạo, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định, các quốc gia tìm được vị thế dựa vào con người và nguồn nhân lực của chính quốc gia đó.

    Sáng nay, 6/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande đã có bài phát biểuquan trọngvề chủ đề: “Tương lai chung của Pháp và Việt Nam” tại ĐH Quốc gia Hà Nội.

    Tổng thống Pháp thăm Việt Nam, Tổng thống Pháp đến Việt Nam, Fancois Hollande

    Tổng thống Pháp Hollande phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Lê Văn

    Ông Hollande khẳng định, quan hệ giữa hai nước có quá trình lịch sử song hiện tại chúng ta phải nghĩ tới tương lai.

    Theo ông, Việt Nam, Pháp cũng như toàn thế giới đang phải đối mặt với 2 thử thách: Giữ gìn sự hòa bình, ổn định và các vấn đề về kinh tế.

    Tổng thống Pháp nhắc lại những vụ tấn công khủng bố tại Pháp trong những năm gần đây và khẳng định, chống khủng bố không phải là công việc của một quốc gia mà là toàn cầu.

    “Muốn chống khủng bố, các quốc gia phải đoàn kết với nhau”.

    Tổng thống Pháp cũng bày tỏ sự khâm phục trước những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. “Ngày xưa Việt Nam phải lo làm sao cho đủ ăn còn nay Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới” – ông nói. “Tuy nhiên, muốn phát triển thì không thể dừng lại ở gạo”.

    Tổng thống Hollande khẳng định, Pháp luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành khác như các ngành công nghệ tiên tiến.

    Ông cho biết, hiện nay Việt Nam còn nhiều vấn đề đang phải đối mặt như hậu quả của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu long.

    “Làm sao để giành giật với thiên nhiên, để vùng đất này có thể trồng trọt nhiều hơn nữa phục vụ cuộc sống của người dân. Chúng tôi sẽ làm việc với Việt Nam để giải quyết những vấn đề này” – Tổng thống Pháp khẳng định.

    Để giải quyết vấn đề này, một trong những công việc quan trọng là hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai bên. “Nhiều quốc gia tìm được vị thế của mình thông qua yếu tố con người, nguồn nhân lực” – ông Hollande nói.

    Trong chương trình hợptác giữa 2 bên, đã có hàng ngàn sinh viên Việt Nam sang Pháp học và ngược lại.

    Những sinh viên này sau khi tốt nghiệp có thể tham gia các dự án giữa 2 bên. Tổng thống Pháp cũng mong muốn sẽ ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập thông qua việc thúc đẩy liên kết giữa các trường ĐH giữa 2 nước.

    Tổng thống Pháp cũng cho biết, ông sẽ cho mở Trung tâm Văn hóa Pháp tại TP. HCM để mở rộng hơn nữa mối quan hệ giữa 2 nước trong lĩnh vực văn hóa.

    “Nhiều nhà nghiên cứu lớn người Pháp gốc Việt đã rất vui mừng khi tôi sang thăm chính thức Việt Nam. Họ sống ở Pháp nhưng vẫn hướng về và muốn được cống hiến với quê hương” – Tổng thống Pháp nói thêm.

    Chuyến thăm Việt Nam của ông Hollande là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Pháp sau 12 năm kể từ chuyến thăm của Tổng thống Jacques Chirac năm 2004 và là dịp để Tổng thống Pháp Holande trình bày những định hướng mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thế kỷ 21.

    Chuyến thăm và phát biểu tại ĐH Quốc gia Hà Nội là lần đầu tiên một nguyên thủ Pháp tới thăm một cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.



    Xem nguồn

    Điểm chuẩn đợt bổ sung hệ quân sự các trường quân đội

    Posted: 06 Sep 2016 05:39 AM PDT


    Ban Tuyển sinh Ban Quân sự Bộ Quốc phòng vừa ký Quyết định số 30/QĐ-TSQS quy định điểm chuẩn tuyển sinh nguyện vọng bổ sung đợt 1 vào đào tạo hệ đại học, cao đẳng quân sự.

    Theo đó, một số trường có điểm chuẩn đợt bổ sung giảm so với điểm chuẩn đợt đầu. Cụ thể như sau:

    Ngân Anh



    Xem nguồn

    Phản ứng đáng nể của trẻ Hàn Quốc khi xe buýt lật

    Posted: 06 Sep 2016 04:56 AM PDT


    Hình ảnh người dân Hàn Quốc đồng lòng giải cứu những nạn nhân nhỏ tuổi trên một chiếc xe gặp nạn đang nhận được nhiều lời khen ngợi và cảm kích của cộng đồng trong nước cũng như quốc tế.

    Vào ngày 2/9 vừa qua, một đoạn video hộp đen ghi lại một vụ tai nạn lật xe khách tại một đường hầm thuộc tỉnh Busan, Hàn Quốc đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng xứ củ Sâm. Trong những giây đầu tiên của video này, người xem đã vô cùng hoảng hốt khi chứng kiến chiếc xe buýt chở học sinh của một trường mầm non gặp sự cố và lật nhào trong đường hầm.

    Chiếc xe buýt của trường mầm non chao đảo, sau đó lật nhào giữa đường hầm.

    Theo dõi tới đây, nhiều người xem có thể sẽ tưởng rằng đây sẽ trở thành hiện trường của một vụ tai nạn với nhiều thương vong, nhất là khi bên trong xe đều là các em bé còn rất nhỏ tuổi. Tuy nhiên, kỳ tích đã xảy ra!

    Ngay sau khi chiếc xe bị lật, rất nhiều người dân đang di chuyển trong đường hầm lúc đó đã lập tức tập trung lại và cùng nhau tìm cách giải cứu những nạn nhân bị kẹt trong xe. Người thì loay hoay tìm cách mở cửa kính phía sau của xe, người thì lập tức rút điện thoại ra, cố gắng liên lạc với cảnh sát hoặc gọi xe cứu thương.

    Hàn Quốc, học sinh

    Chỉ ít giây sau, người dân bắt đầu tập trung lại và tìm cách giải cứu nạn nhân kẹt trong xe cũng như liên lạc với cơ quan chức năng

    Ngay lúc này, một người đàn ông nhanh trí đã tìm thấy một chiếc búa và dùng nó để đập vỡ cửa kính sau của chiếc xe nhằm đưa các nạn nhân ra ngoài. Đặc biệt, người này đã cố gắng thao tác rất nhẹ nhàng để các mảnh vỡ của kính không bị văng xa, có thể gây nên thương tích. Một người đàn ông khác đang đứng bên cạnh người này cũng dùng chân để dẹp các mảnh vỡ kính sang một bên, mở đường cho các em nhỏ bên trong đi ra một cách an toàn nhất.

    Rất may mắn, các học sinh trong xe không ai gặp thương tích nghiêm trọng, bởi may mắn thay, tất cả các em đều thắt dây an toàn khi ngồi trên xe. Khi được người dân cứu ra ngoài, các em nhỏ cũng hết sức trật tự và bình tĩnh, từng người một đi ra ngoài một cách quy củ. Sau khi giải cứu các nạn nhân nhỏ tuổi, người dân cũng không quên xoa đầu và nói chuyện để trấn tĩnh các em, lúc này hẳn đang rất sốc sau vụ tai nạn.

    Hàn Quốc, học sinh

    Người dân nhanh trí dùng búa phá cửa kính xe

    Một đoạn video dài vỏn vẹn 2 phút, nhưng đem lại quá nhiều điều khiến chúng ta phải khâm phục và cảm kích. Cư dân mạng cảm động trước sự đồng lòng của những người dân tham gia giải cứu các bé, và còn ưu ái gọi họ là những người hùng giữa đời sống thường nhật, đồng thời hết lời khen ngợi sự quy củ, bình tĩnh mà nhanh trí trong công tác giải cứu của những vị “anh hùng” này. Người xem cũng không quên chỉ ra rằng, chính hành động cài dây an toàn của các em bé trên xe đã giúp các em được an toàn ngay cả khi gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng như thế này.

    Được biết, khi gặp tai nạn, trên xe đang chở 21 học sinh mầm non, và tất cả các em đều an toàn sau vụ việc. Hiện tại, Sở cảnh sát Busan đang cố gắng tìm kiếm danh tính và liên lạc với những “người hùng” tham gia công tác giải cứu trong đoạn video trên để bày tỏ sự cảm kích đối với hành động đẹp của họ.

    Hàn Quốc, học sinh

    Một người khác liên tục dùng chân dẹp mảnh vỡ kính để các em không bị thương khi thoát ra ngoài

    Theo Kênh 14/ Trí thức trẻ



    Xem nguồn

    Lớp học dột nát ở chốn “4 không”

    Posted: 06 Sep 2016 04:13 AM PDT


    Ở đây, các cháu mầm non được học trong ngôi nhà sàn cũ mà các cô mượn được. Mái của lớp học được lợp bằng tôn đã bong tróc, lộ ra những khe hở lớn, chỉ cần một trận mưa nhỏ là phòng dột tứ tung.

    Những lúc như thế, cô trò chỉ biết ngồi dồn lại một góc.

    mầm non, năm học mới, năm học 2016 - 2017

    Các cô giáo mượn một ngôi nhà của người dân để làm lớp mầm non

    Mượn nhà dân làm lớp mầm non

    Bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình được gọi là là bản "bốn không" – không  điện thắp sáng, không nước sạch, không trạm y tế, không sóng điện thoại. Đời sống bà con nơi đây vô cùng vất vả.

    Cả bản có 33 hộ, 141 khẩu, 100% là người dân tộc Vân Kiều, bà con chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Cuộc sống thiếu thốn, sự học của con em ở đây còn khó khăn gấp bội…

    Đây mới là năm thứ hai bản có lớp mầm non. Thương đám trẻ con thiệt thòi, các cô giáo đã đi bộ băng rừng vào bản, mượn nhà dân, rồi ở cùng bà con dân bản để dạy cho các cháu. Năm nay, lớp có 16 cháu từ 3 đến 5 tuổi.

    mầm non, năm học mới, năm học 2016 - 2017

    Giờ học của các cháu mầm non

    Ngôi nhà sàn cũ mà các cô mượn làm lớp mầm non được làm từ rất lâu, nên đã xuống cấp trầm trọng. Mái nhà được lợp tôn giờ đã mục nát, chỉ cần có mưa đã dột khắp phòng. Những lúc như thế, cả cô trò phải dồn vào một góc. Những tấm lan can ở xung quanh nhà cũng đã hư hỏng nên các cô rất lo lắng mỗi khi các em chạy nhảy, chỉ sợ chúng trượt chân rơi xuống đất.

    "Khổ nhất là những ngày mùa đông. Mấy cửa sổ đều đã bị hỏng nên gió cứ thế thổi thốc vào lạnh buốt. Ở đây mùa đông rất khắc nghiệt, các em phần lớn không được mặc ấm nên run lẩy bẩy. Có thương các em cũng không thể đóng cửa chính được, vì không có điện, đóng lại phòng sẽ tối om" –  cô Mai Thị Hằng, giáo viên mầm non cắm bản tâm sự.

    mầm non, năm học mới, năm học 2016 - 2017

    Con búp bê bằng nhựa – món đồ chơi quý giá của em

    "Không chỉ phòng học xuống cấp mà dụng cụ học tập và đồ chơi của các cháu cũng rất thiếu thốn. Nhưng bù lại, các cháu rất ham học và ngoan ngoãn. Đó cũng là động lực rất lớn của chúng tôi" – cô Hồ Thị Tuyết Minh, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Trường Sơn cho biết.

    Lớp tiểu học mượn nhà văn hóa

    Cách nhà sàn – mầm non đó không xa là điểm trường tiểu học. Những năm trước đây, điểm trường chỉ có thầy giáo vì đường xá rất vất vả với những con dốc dựng đứng, đi bộ gần 2 tiếng đồng mới đến nơi. Bây giờ đường dễ đi hơn, các cô giáo mới lên được tới nơi.

    mầm non, năm học mới, năm học 2016 - 2017

    Điểm trường tiểu học của Bản Sắt

    Điểm trường tiểu học này có 3 phòng với 24 học sinh, chia làm 2 lớp ghép. Trong 3 căn phòng đó có một là nơi ở và sinh hoạt của hai cô giáo, một là phòng học – mượn tạm phòng văn hóa bản để các em học sinh lớp 2 học. 

    Vì là bản "bốn không" nên các thầy cô ở đây phải soạn giáo án bằng đèn dầu hoặc đội đèn pin lên đầu. Khi trời nắng ráo, cuối tuần các thầy cô còn về quê được. trời mưa xuống thì thầy cô phải ở lại vì đường khó đi, có khi cả tháng không liên lạc được về nhà.

     Cô Trần Thị Hoa, giáo viên dạy lớp 4+5, cho biết đã vào cắm bản được một năm. Lần đầu tiên đi bộ vào bản lại gặp mưa, các cô đều bật khóc. Cách đây khoảng 3 tháng, con đường vào bản đã có hình hài, giờ trời nắng ráo là đi được xe máy.

    mầm non, năm học mới, năm học 2016 - 2017

    Bên trong lớp học mượn nhà văn hóa

    "Một năm trở lại đây đã có lớp mầm non nên các cô dạy tiểu học cũng đỡ vất vả phần nào vì các cháu đã được học tiếng Kinh trước khi vào lớp 1. Chứ trước đây, các thầy cô rất khổ vì phải dạy thêm "ngoại ngữ"" – cô Hoa vui vẻ kể.

    Anh Nguyễn Văn Tráng Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Trường Sơn cho biết "Bây giờ, chính quyền địa phương cũng như thầy cô và học sinh chỉ mong sao có đủ phòng học, để các em yên tâm học hành".

    Hải Sâm



    Xem nguồn

    Tuyển dụng hàng chục viên chức ngành giáo dục đối với giáo viên hợp đồng

    Posted: 06 Sep 2016 03:30 AM PDT


    Theo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng, tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên (GV) bộ môn, nhân viên hành chính (NVHC) chưa được giải quyết dẫn đến một số Trường THPT hợp đồng lao động không đúng quy định.

    Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép tuyển mới đội ngũ giáo viên giỏi cho các trường THPT

    Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép tuyển mới đội ngũ giáo viên giỏi cho các trường THPT

    Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, xây dựng quy định về định mức học sinh/ lớp học, GV/ lớp học, cán bộ quản lý, NVHC đối với bậc THPT trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét phê duyệt trước ngày 10/9, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và phát huy tối đa hiệu quả công tác ở mỗi vị trí việc làm cụ thể.

    Theo đó, cán bộ quản lý 4 người/trường đối với Trường THPT hạng 1; 3 người/ trường đối với Trường THPT hạng 2 và hạng 3; GV 2,2 người/lớp học; NVHC 4 người/trường đối với trường hạng 1, 3 người/trường đối với trường hạng 2 và hạng 3.

    Định mức học sinh/lớp học; định mức GV/lớp học, cán bộ quản lý, NVHC đối với các trường THPT chuyên biệt thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

    Trên cơ sở định mức trên, xây dựng phương án cụ thể việc sắp xếp, điều động cán bộ quản lý, GV, NVHC dôi dư từ trường thừa sang trường thiếu. Phương án sắp xếp, điều động yêu cầu phải làm rõ các nội dung chính như: nguyên tắc sắp xếp điều động, hình thức điều động, thời gian điều động, các chính sách ưu tiên trong xét duyệt, tiêu chí xét duyệt điều động, phương thức xét duyệt và cách thức tổ chức thực hiện, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 15/9.

    Tổ chức tuyển dụng viên chức ngành giáo dục đối với 66 GV hợp đồng lao động đã được Sở GD-ĐT cho phép các trường THPT thực hiện trong chỉ tiêu biên chế được giao khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật.

    Sau khi hoàn thành báo cáo Chủ tịch tỉnh xem xét tình hình thừa, thiếu GV, cán bộ quản lý, NVHC so với nhu cầu thực tế và chỉ tiêu biên chế được giao; đề xuất phương án giải quyết, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 25/9.

    Căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao năm 2016-2017, xây dựng kế hoạch tuyển dụng mới đội ngũ GV THPT giỏi để kịp thời bổ sung, tạo nguồn GV giỏi cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh, báo cáo Chủ tịch tỉnh trước ngày 25/9 để trình thường trực tỉnh ủy xem xét quyết định.

    Việc tuyển mới GV phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chí và chính sách trong tuyển dụng, đặc biệt chú trọng tiêu chí điểm tuyển sinh vào đại học và kết quả tốt nghiệp đại học của ứng viên trong xét tuyển, đảm bảo tuyển chọn được GV thực sự giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; ưu tiên tuyển dụng GV dạy các môn thi tuyển sinh đại học; ưu tiên tuyển dụng GV cho các trường THPT thuộc các huyện miền núi nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục miền núi.

    Duy Tuyên



    Xem nguồn

    Bộ GD&ĐT chỉ đạo: Miễn giảm học phí cho HS-SV vùng ảnh hưởng Formosa

    Posted: 06 Sep 2016 02:46 AM PDT


    Theo đó, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tại địa phương thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và công văn số 4038/BGDĐT- KHTC ngày 18/8/2016 của Bộ GD&ĐT.

    Đặc biệt quan tâm tới việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phó học tập cho HS-SV thuộc diện chính sách, học sinh sinh viên hộ nghèo và HS-SV có hoàn cảnh khó khăn. Chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định, chấm dứt lạm thu, gây bức xúc trong xã hội.

    Một gia đình ở Quảng Bình đang rất lo lắng cho các con trước thềm năm học mới mà Dân trí đã phản ánh trước đó (ảnh Đặng Tài)

    Một gia đình ở Quảng Bình đang rất lo lắng cho các con trước thềm năm học mới mà Dân trí đã phản ánh trước đó (ảnh Đặng Tài)

    Trong vi phạm thẩm quyền và căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của địa phương để ban hành thêm các chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trọ chi phí học tập cho HS-SV vùng bị ảnh hưởng thiên tai, ô nhiễm môi trường để đảm bảo tất cả các em được đến trường nhân dịp năm học mới. Không có HSSV nào phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí và trang trải chi phí học tập.

    Theo Bộ GD&ĐT, năm nay do thời tiết khắc nghiệt, nhiều địa phương bị thiên tai như lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và đời sống của người dân, nhất là các gia đình hộ nghèo, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai. Vì vậy, để đảm bảo tất cả học sinh, sinh viên được đến trường trong năm học mới 2016- 2017, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện.

    Mỹ Hà



    Xem nguồn

    Comments