Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


3 nữ sinh đi học muộn vì bận giúp người bán than đẩy xe

Posted: 15 Sep 2016 09:40 AM PDT


Hành động đẹp của 3 nữ sinh trên đã được một người đi đường ghi lại, đăng lên trang mạng Facebook và được rất đông đảo người dân ủng hộ, hết lời khen ngợi.

Ba nữ sinh đó là: em Chu Hạnh Linh (SN 1999, trú tại xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà), Phạm Thị Dung (SN 1999, trú tại TX Kỳ Anh), đều là học sinh lớp chuyên Toán 2; Trần Thị Kim Chi (SN 2000, trú tại phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) là học sinh lớp chuyên Pháp – Trường THPT chuyên Hà Tĩnh.

Hình ảnh đẹp của các em được truyền nhau trên mạng facebook

Hình ảnh đẹp của các em được truyền nhau trên mạng facebook

Theo lời kể của em Chi: “Vào khoảng hơn 1h chiều ngày 14/9, trên đường đến trường, khi thấy một phụ nữ đang vất vả đẩy xích lô chở đầy than bị xịt lốp, 3 chúng em đã tiến lại đẩy giúp bà 1km về tới nhà. Lúc ấy trời khá oi bức, gần tới giờ học nhưng bọn em không nỡ bước đi”.

Sau khi giúp người phụ nữ bán than đẩy chiếc xe xích lô về gần đến nhà, nhóm học sinh này đã bị muộn học, nhưng sau khi trình bày lý do đã được thầy giáo cho vào lớp học.

Việc làm của 3 nữ sinh sẽ được nhà trường tuyên dương trong buổi chào cờ trong tuần tới.

Việc làm của 3 nữ sinh sẽ được nhà trường tuyên dương trong buổi chào cờ trong tuần tới.

Không chỉ có muộn học mà em Dung còn bị bỏng tay nên khi vào lớp rồi không cầm được bút để viết.

"Biết là mệt và muộn học nhưng nếu sau này chúng em có gặp những trường hợp tương tự thì vẫn sẵn sàng giúp đỡ", Dung chia sẻ.

Hành động đẹp của các em đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ thấy cô giáo. Thầy Nguyễn Công Hoàn – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Tĩnh cho biết: "Sang buổi chào cờ đầu tuần tới, chúng tôi sẽ tuyên dương các em trước cờ và lấy cả 3 làm tấm gương cho học sinh toàn trường noi theo”.

Phượng Vũ



Xem nguồn

Nhiều nơi cấm học sinh, giáo viên chơi Pokemon Go

Posted: 15 Sep 2016 08:58 AM PDT


– Nhận thấy tình trạng học sinh chơi Pokemon Go làm ảnh hưởng tới học tập, sức khỏe, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhiều địa phương đã ra lệnh cấm chơi trò này.

pokemon go, pokemon, chơi pokemon go, Sở GD-ĐT Đà Nẵng, Sở GD-ĐT Gia Lai
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Mới đây, Sở GD-ĐT Gia Lai vừa có công văn liên quan đến việc tăng cường biện pháp quản lý hoạt động liên quan đến trò chơi Pokemon Go.

Sở này xác định Pokemon Go đang là trào lưu game hấp dẫn của nhiều người, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Bên cạnh tính giải trí, trò chơi này có rất nhiều ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe mà nhiều người không biết. Như bị tai nạn khi chơi như đâm vào cột điện, gây tai nạn khi đi ô tô, thậm chí nhiều người đánh nhau để tranh giành Pokemon Go, tổn thương mắt vì luôn nhìn vào màn hình điện thoại,…

Sở GDĐT Gia Lai yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tăng cường tuyên truyền, giáo dục, quán triệt cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh không chơi Pokemon Go khi đi đường, ở khu vực công sở, khu vực nguy hiểm như đường bộ, sông, hồ, đồi núi…; không sử dụng email, facebook để đăng ký và trao đổi thông tin về trò chơi này.

Các đơn vị chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức Đoàn, Hội, Đội tuyên truyền về tác hại của trò chơi Pokemon Go.

Cùng đó, tăng cường phối hợp với với chính quyền địa phương, các ngành chức năng và phụ huynh học sinh để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn học sinh sử dụng internet, điện thoại di động để chơi Pokemon Go; phối hợp với công an địa phương có biện pháp kiểm tra, giám sát các dịch vụ internet xung quanh trường học, ký túc xá học sinh, sinh viên theo quy định.

Ngoài ra, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ký cam kết không chơi Pokemon Go ở cơ quan, trường học, khi tham gia giao thông, ở các khu vực công sở, khu vực nguy hiểm và khu vực cấm… Có biện pháp xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân không chấp hành.

Trước đó, ngày 9/9, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng có văn bản chỉ đạo các cơ quan, trường học tăng cường thực hiện biện pháp quản lý các hoạt động liên quan trò chơi Pokemon Go. Công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên không chơi Pokemon Go khi tham gia giao thông, ở khu vực công sở, khu vực nguy hiểm (đường sắt, đường cao tốc, sân bay, sông, hồ, suối, đồi, núi…).

Cách đó không lâu, ngày 1/9, Sở GD-ĐT Nam Định cũng có văn bản cảnh báo về trò chơi này. Cụ thể, Sở này yêu cầu các đơn vị trực thuộc tuyên truyền, cảnh báo cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên không chơi Pokemon Go hay bất cứ trò chơi điện tử nào tương tự khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông.



Xem nguồn

“Sự cố” giúp bức tranh của cô bé lớp 5 đoạt giải A cuộc thi bảo vệ tầng ôzôn

Posted: 15 Sep 2016 08:15 AM PDT


-Là "mái nhà" của Trái đất nhưng hiện tầng ôzôn đang bị suy giảm, đe dọa sự sống cả hành tinh, trong đó có con người và hệ sinh thái.

Vượt qua hàng trăm tác phẩm, 3 bức tranh "Đầu lâu Trái đất" của em Nguyễn Việt Thục Trang, "Chú chim cánh cụt cuối cùng" của Nguyễn Ngọc Tâm và "Mahesh Vara" của em Nguyễn Nhi Linh đã đạt giải A trong Ngày hội vẽ tranh "Thế giới chung tay khôi phục tầng ôzôn và khí hậu" nhân kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ôzôn 16/9, với sự tham gia của hơn 700 học sinh Trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội)

môi trường, ozon, giải thưởng
Thục Trang và bức tranh  “Đầu lâu trái đất” đoạt giải

Chia sẻ cảm xúc của mình, em Thục Trang tỏ ra bất ngờ. Trang nói rằng ban đầu định vẽ hình trái đất. Tuy nhiên, trong lúc vẽ đã làm vấy màu đen lên bức tranh.

Với sự sáng tạo của mình, từ sự cố đó đã giúp Trang hoàn thành bức tranh "lấy lòng" được các vị giám khảo khó tính.

Trước cuộc thi, học sinh đã được cung cấp kiến thức về tình trạng suy giảm tầng ôzôn và biến đổi khí hậu hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó cục trưởng Cục khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) nhấn mạnh rằng tầng ôzôn là tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất – ngôi nhà chung của toàn nhân loại khỏi các tia cực tím có hại từ mặt trời.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, con người đã phát minh, sử dụng và thải ra khí quyển một lượng lớn hóa chất, trong đó có các chất làm suy giảm tầng ôzôn.

Hệ quả tất yếu là tầng ôzôn bị suy giảm, lỗ thủng tầng ôzôn đã xuất hiện ở Nam cực vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và có nguy cơ lan rộng nếu không ngăn chặn kịp thời.

Tầng ôzôn suy giảm đã và đang đe dọa sự sống trên trái đất, trước hết là con người và hệ sinh thái

Công ước Vienna về bảo vệ tầng ôzôn năm 1985 và Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ôzôn là minh chứng rõ nhất cho thấy tầm quan trọng của "mái nhà" trái đất và hiện cộng đồng thế giới đang chung tay hành động.

Trong 22 năm thực hiện tích cực Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn các chất làm suy giảm tầng ôzôn: CFC, Halon, CTC từ 2010, chất HCFC-141b từ 2015 và metyl bromide sử dụng ngoài mục đích kiểm dịch, xử lý hàng xuất khẩu. Hiện đang triển khai loại trừ chất HCFC.

Đại diện cho Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) Riccardo Savigliano cho biết, để việc bảo vệ tầng ôzôn hiệu quả cần sự đồng thuận trên phạm vi toàn cầu của các chính phủ, các tổ chức và các ngành công nghiệp.

Theo ông này, nếu các thỏa thuận quốc tế được tôn trọng, tầng ôzôn dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2050.

Văn Đức



Xem nguồn

TP.HCM công bố mức học phí công lập

Posted: 15 Sep 2016 07:33 AM PDT


– UBND TP.HCM công mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021.

Theo đó, đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.

Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập, học phí tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. 

Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở tính toán có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần bao cấp của Nhà nước.

Đối với khoản thu trường tiên tiến theo xu thế hội nhập và các khoản thu khác, thành phố giao Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn quy định nội dung thu và sử dụng mức thu của các trường tiên tiến theo Quyết định số 3968 của UBND ngày 13/8/2015.  Các khoản thu khác (tổ chức dạy học 2 buổi /ngày, tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề, tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú…) và các khoản thu hộ chi hộ của ngành giáo dục và đào tạo trước khi vào năm học mới trình UBND TP.HCM phê duyệt, đồng thời thực hiện quy chế công khai, minh bạch.

UBND thành phố cũng yêu cầu, các cơ sở giáo dục phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Quy định cũng nêu rõ, từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021, TP.HCM giao cho Sở GD-ĐT TP.HCM chủ trì và phối hợp với các Sở ngành có liên quan căn cứ chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo làm cơ sở để tham mưu cho UBND TP.HCM về cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

Mức thu được chia thành hai nhóm đối tượng như sau: Nhóm 1: Học sinh học tại trường ở các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân; Nhóm 2: Học sinh học tại trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè. Cụ thể như sau:

Cấp học

Năm học 2016 – 2017 

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhà trẻ

200.000

140.000

Mẫu giáo

160.000

100.000

Tiểu học

Không thu

Trung học cơ sở

100.000

85.000

Bổ túc trung học cơ sở

100.000 (trước là 150.000)

85.000 (trước là 130.000)

Trung học phổ thông

120.000

100.000

Bổ túc trung học phổ thông

120.000 (trước là 180.000)

100.000 (trước là 150.000

Như vậy, với mức học phí mới công bố,  học phí các trường mầm non, THCS, THPT giữ nguyên như năm trước, còn hệ bổ túc THCS, THPT giảm từ 50.000-60.000 đồng, tùy bậc học.

Lê Huyền



Xem nguồn

Thông tin chi tiết 39 trường xét tuyển bổ sung đợt 2

Posted: 15 Sep 2016 06:51 AM PDT


Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tới thời điểm này đã có 39 trường đã công bố thông tin xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2.

Tới nay, nhiều trường ĐH, CĐ vẫn chưa thể kết thúc việc tuyển sinh năm 2016. Thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cho thấy đã có 39 trường thông báo tuyển sinh bổ sung đợt 2.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung đợt 2, tuyển sinh 2016
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Thời gian tuyển bổ sung đợt 2 từ ngày 11 – 21/9.

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về các trường xét tuyển bổ sung.

Xem chi tiết thông tin 39 trường xét tuyển bổ sung đợt 2 TẠI ĐÂY.

Ngân Anh



Xem nguồn

Gặp 3 nữ sinh vừa giỏi vừa xinh đẩy xe than giúp bà cụ

Posted: 15 Sep 2016 06:08 AM PDT


Trên đường đi học, 3 nữ sinh Hà Tĩnh bắt gặp một bà cụ ì ạch đạp một xe than với lốp xe bị xịt. Không ngần ngại, các em đã dừng lại đẩy xe giúp.

Khoảng 17h chiều ngày 14/9, người đi đường thấy một bà cụ đang cố đạp chiếc xích lô chở đầy than lưu thông trên quốc lộ 1A (thuộc phường Trần Phú). Một trong những bánh xe đã bị xịt lốp.

nữ sinh, học sinh Hà Tĩnh

Bà cụ được các nữ sinh giúp đỡ có tên Thường, năm nay ngoài 70 tuổi, trú ở phường Trần Phú, hoàn cảnh khó khăn

Thấy cảnh tượng trên, 3 nữ sinh trường chuyên Hà Tĩnh là Chu Hạnh Linh (SN 1999), em Phạm Thị Dung (SN 1999) và em Trần Thị Kim Chi (SN 2000) trên đường đi học đã không ngần ngại dừng lại giúp cùng người phụ nữ này kéo chiếc xe than hơn 1 km.

Hành động đẹp của 3 em đã được một nhà báo ghi lại và đăng trên Facebook cá nhân, được rất nhiều bạn đọc khen ngợi.

nữ sinh, học sinh Hà Tĩnh

Các nữ sinh phụ giúp người phụ nữ bán than dù biết sẽ muộn học và rất mệt

Nữ sinh Phạm Thị Dung kể lại, việc đẩy xe giúp bà cụ không những khiến 3 em muộn học mà còn bị bỏng tay do quá trình cọ xát với thành xe xích lô.

"Dù rất mệt và bị muộn học, nhưng chúng em vẫn thấy tự hào khi giúp đỡ người khác. Sau này gặp những trường hợp tương tự thì chúng em vẫn sẵn sàng giúp đỡ" – Dung nói.

Còn em Chu Hạnh Linh thì chia sẻ, nếu giúp đỡ người người khác thì khi bản thân gặp khó khăn sẽ có người giúp lại bản thân mình. “Em từng được đọc một số bài viết về luật nhân quả nên em tin mình làm việc tốt thì sẽ có người khác giúp đỡ được mình".

nữ sinh, học sinh Hà Tĩnh

Chân dung 3 nữ sinh đẩy xe giúp người phụ nữ bán than

Theo thầy Nguyễn Công Hoàn, Hiệu trường THPT chuyên Hà Tĩnh, thì 3 nữ sinh trên hiện theo học lớp chuyên Pháp. Các em đều học rất giỏi và ngoan ngoãn.

"Việc 3 em phụ giúp người phụ nữ là một hành động rất đẹp, mang tính nhân văn cao, cần được nhân rộng trong nhà trường. Chúng tôi sẽ tuyên dương các em trước cờ và lấy cả 3 làm tấm gương cho học sinh toàn trường noi theo" – thầy Hoàn nói.

Lê Minh



Xem nguồn

Các trường trung cấp không muốn về Bộ Lao động

Posted: 15 Sep 2016 05:26 AM PDT


Đại diện gần 30 trường trung cấp ngành y dược kiến nghị Chính phủ giao không giao các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về Bộ Lao động Thương binh Xã hội như nghị quyết mới đây.

Ý kiến được thống nhất tại hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng và trung cấp y dược diễn ra sáng nay, 15/9.

Theo đó, đại diện các trường trung cấp cho rằng, để đảm bảo chất lượng đào tạo thì phải chuẩn hóa hệ thống giáo dục đào tạo, do đó, Chính phủ nên giao toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân cho Bộ GD-ĐT quản lý sẽ phát huy tốt nhất chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

đào tạo nghề, giáo dục dạy nghề, trường trung cấp y dược
Ông Lê Trọng Ngọc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y khoa Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: Lê Văn.

"Bộ GD-ĐT đã có công văn đề nghị Chính phủ giao việc giáo dục nghề nghiệp cho Bộ này quản lý và các trường trung cấp đồng tình với kiến nghị này của Bộ GD" – ông Lê Trọng Ngọc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y khoa Hà Nội, chủ trì hội thảo khẳng định trong kết luận hội thảo.

Nếu Chính phủ vẫn giữ quyết định tại Nghị quyết mới đây là giao các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề cho Bộ Lao động Thương binh Xã hội thì các trường trung cấp y dược mong muốn vẫn thuộc Bộ GD-ĐT.

"Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị đã nêu rõ, ngành y tế là ngành đặc biệt phải được đào tạo đặc biệt và sử dụng đặc biệt" – ông Ngọc cho hay.

Trong khi đó, ông Lương Quang Ngọc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bến Thành cho rằng, Nghị quyết của Chính phủ giao các trường trung cấp, cao đẳng cho Bộ Lao động quản lý khiến các trường trung cấp thực sự hoang mang.

"Các trường hoàn toàn không biết đi đâu, về đâu, khi nào và mô hình ra sao" – ông Ngọc đặt câu hỏi.

Theo ông Ngọc, nếu các trường trung cấp, chuyên nghiệp được chuyển về Bộ Lao động thì các trường trung cấp, chuyên nghiệp sẽ rất khó tuyển sinh vì học sinh, phụ huynh hiện nay không thích trường nghề.

Ông Ngọc cho biết, nhiều trường nghề hiện nay chỉ muốn bỏ chữ nghề đi để tuyển sinh dễ hơn một chút nhưng quy định không cho phép như vậy.

Bên cạnh đó, ông Ngọc cho rằng, nếu chuyển các trường trung cấp, cao đẳng về Bộ Lao động trở thành các trường nghề thì cũng không biết học sinh học liên thông kiểu gì.

"Nhiều trường đại học hiện nay nói thẳng là nếu cao đẳng nghề thì không nhận liên thông" – ông Ngọc nói. "Điều này ảnh hưởng tới chủ trương học tập suốt đời của học sinh".

Bên cạnh đó, ông Ngọc cũng cho rằng, nếu các trường trung cấp, cao đẳng về Bộ Lao động cũng ảnh hưởng tới chính sách phân luồng đang được các Sở GD-ĐT làm khá tốt mấy năm nay.

"Giờ đây khi các trường trung cấp, cao đẳng được giao về Bộ Lao động thì liệu các Sở GD-ĐT có còn tích cực làm công tác này nữa hay không?" – ông Ngọc phân tích.

đào tạo nghề, giáo dục dạy nghề, trường trung cấp y dược
Ông Lê Quang Ngọc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bến Thành. Ảnh: Lê Văn.

Kiến nghị xem xét lại thông tư ngừng nhận hệ trung cấp

Tại cuộc hội thảo, hầu hết các ý kiến từ các trường trung cấp y dược cũng phản ứng gay gắt với Thông tư liên tich số 25/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ trong đó quy định, từ năm 2021 các bệnh viện, cơ sở y tế toàn quốc sẽ ngừng nhận điều dưỡng, kỹ thuật viên y học, dược sĩ, nữ hộ sinh, hộ lý… hệ trung cấp.

Theo quy định này, từ năm 2018, các trường trung cấp y dược sẽ phải ngừng đào tạo ngành Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật y học và từ năm 2025 sẽ bỏ hẳn chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn ngành y tế.

Đại diện các trường trung cấp y dược cho rằng, thông tư này được ban hành vội vàng và cần có lộ trình để xã hội chuyển đổi phù hợp.

Bà Trần Lệ Hằng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y Dược Vạn Hạnh cho biết, thông tư này khiến các cán bộ hệ trung cấp ở các bệnh viện và các cơ sở y tế đổ xô đi học bằng cao đẳng để đáp ứng yêu cầu.

Điều này gây ra lãng phí về thời gian và tiền bạc trong khi chất lượng tay nghề của các cán bộ này không được nâng lên bao nhiêu. Đó là chưa kể, các bệnh viện và cơ sở y tế cũng phải tính toán chi phí để trả lương cho các cán bộ này sau khi họ đã có bằng cao đẳng.

Ông Phạm Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tệu Tĩnh cho rằng, quy định này của thông tư thực chất là "chặt chân chặt tay" các trường trung cấp và buộc các trường phải giải thể hoặc đóng cửa vì không còn tuyển sinh được nữa.

"Tôi biết nhiều trường đã phải tinh giản biên chế, chỉ giữ lại ban giám hiệu và một số phòng ban cơ bản vì tuyển sinh quá khó khăn" – ông Minh cho biết.

Trong khi đó, ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trung cấp Bách khoa TP. HCM cho rằng, các trường trung cấp ngoài công lập được hình thành do chính sách xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. Đến nay, Đảng và Nhà nước thay đổi cơ chế, nói không cần là không cần ngay.

"Vậy tài sản, công sức của chúng ta có nguy cơ phá sản thì ai chịu trách nhiệm" – ông Sáng đặt vấn đề.

Đồng tình với ý kiến này, ông Lê Trọng Ngọc cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế chính sách để bảo hộ cho nhà đầu tư cho phù hợp. "Gần đây CP quan tâm các nhà đầu tưthì đầu tư cho nguồn nhân lực phải quan tâm số 1".

Từ đó, đại diện các trường trung cấp nghề kiến nghị Chính phủ xem xét cơ chế để các trường trung cấp y dược được nâng cấp thành trường cao đẳng đào tạo y dược 3 năm theo yêu cầu của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

Lê Văn



Xem nguồn

Học sinh lập Facebook cho vua Quang Trung

Posted: 15 Sep 2016 04:44 AM PDT


– Để ghi nhớ sự kiện lịch sử, các học sinh lớp 9G Trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) đã sáng tạo lập một trang Facebook cho…vua Quang Trung để xâu chuỗi các nội dung đã học.

Facebook, vua Quang Trung, Trường Phổ thông liên cấp Olympia, Trường olympia, Quang Trung Nguyễn Huệ
Trang Facebook của…vua Quang Trung.

Cụ thể, các học sinh lớp 9G đã lập ra một trang Facebook giả định của vua Quang Trung và cập nhật Timeline – Dòng thời gian tương ứng với các sự kiện và các mốc thời gian trong trận đánh đại phá 20 vạn quân thanh của Hoàng đế Quang Trung vào tết Kỷ Dậu năm 1789.

Trên bản Facebook giả định này, các học sinh không chỉ thông tin đầy đủ về năm sinh, quê quán, mối quan hệ của vua Quang Trung mà còn cập nhật các diễn biến cùng mốc thời gian theo Timeline thiết kế của Facebook.

Thậm chí, ở những chi tiết rất nhỏ cũng được các em tỉ mỉ thể hiện các tình tiết trong câu chuyện lịch sử. Cụ thể, dưới sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh diễn ra ngày 5 tháng Giêng năm 1789, người like là Quang Trung, còn Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống biểu hiện cảm xúc giận dữ.

Facebook, vua Quang Trung, Trường Phổ thông liên cấp Olympia, Trường olympia, Quang Trung Nguyễn Huệ
Sự kiện đại phá quân Tranh được vua Quang Trung like, còn Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống bày tỏ cảm xúc giận dữ.

Việc thiết kế không khác gì so với một trang Facebook cá nhân thật khiến nhiều người xem cảm thấy vô cùng thích thú. "Thông minh" và "Sáng tạo" là những lời khen mà nhiều người dành cho các em học sinh.

Bạn Nguyễn Hoàng Điệp bình luận: "Điều này để thấy môn Sử không quá khó để học mà khó là do sai cách tiếp cận mà thôi".

Bạn Kiều Cương chia sẻ: "Giáo dục nước nhà cần lắm những tiết học để học sinh tự do phát triển tư duy như thế này".

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng với những cách làm sáng tạo của học sinh còn phụ thuộc quan điểm của từng giáo viên. 

Facebook, vua Quang Trung, Trường Phổ thông liên cấp Olympia, Trường olympia, Quang Trung Nguyễn Huệ

Chia sẻ với VietNamNet, cô Ngô Thu Giang, giáo viên Ngữ Văn và là người trực tiếp đang dạy các học sinh lớp 9G cho biết, đây là một hoạt động nhằm mục tiêu đọc hiểu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái).

Đây là bài làm với đề bài trình bày dòng thời gian tóm tắt sự kiện trong cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung ra Thăng Long và đánh thắng quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu năm 1789.

"Với đề bài đó, học sinh đã chọn hình thức làm bài này. Nhà trường và bản thân tôi luôn khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo của học sinh thông qua các hình thức thể hiện khác nhau, đảm bảo tiêu chí đánh giá đa dạng. Chúng tôi đánh giá cao tính sáng tạo, khả năng biểu đạt và đọc hiểu của học sinh", cô Giang nói.

Theo cô Giang, đây chỉ là một trong nhiều hình thức mà học sinh trường thể hiện kiến thức các bài học.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Bé trai tử vong ở điểm giữ trẻ tư thục nghi sặc cháo

Posted: 15 Sep 2016 04:01 AM PDT


Cháu bé tử vong là Trần Ngọc T. (3 tuổi, ngụ thôn 4, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi) được gia đình anh Trần Ngọc Thách gửi tại Điểm giữ nhóm trẻ tư thục Thiên Thần do bà Lê Thị Minh Trúc (SN 1985) làm chủ.


Cháu bé 3 tuổi bị nghi ho sặc sau khi ăn cháo, dẫn đến tử vong tại điểm giữ trẻ tự phát này.

Cháu bé 3 tuổi bị nghi ho sặc sau khi ăn cháo, dẫn đến tử vong tại điểm giữ trẻ tự phát này.

Theo lời kể của anh Thách, sáng ngày 12/9, hai vợ chồng đưa con đến cơ sở giữ trẻ tư thục Thiên Thần trong tình trạng bình thường, không có biểu hiện gì về sức khỏe. Đến khoảng 15h cùng ngày, cô Trúc ở trường gọi điện báo cháu T. có biểu hiện mệt mỏi và yêu cầu đến đón cháu.

"Vừa đến nơi, thấy con bị tím tái và không thấy biểu hiện còn thở, tôi vội đưa con đến bệnh viện cấp cứu. Khi đưa cháu đến nơi, bác sĩ nói con đã mất rồi…", anh Tuấn òa khóc.

Được biết, đây là điểm giữ trẻ tư nhân từ năm 2008 do bà Lê Thị Minh Trúc tự lập. Cháu Trần Ngọc T. được gửi ở đây từ khi cháu mới 6 tháng tuổi cho đến nay.

Theo nhận định ban đầu, nghi cháu T. tử vong sau khi ăn cháo bị ho sặc, gây tím tái cơ thể, khó thở. Hiện Công an TP Quảng Ngãi đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc.

Hồng Long



Xem nguồn

Gần 1 tỷ đồng trao tặng học bổng cho sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân

Posted: 15 Sep 2016 03:19 AM PDT



Tân sinh viên xuất sắc nhận bằng khen và phần thưởng của trường ĐH Kinh tế quốc dân

Tân sinh viên xuất sắc nhận bằng khen và phần thưởng của trường ĐH Kinh tế quốc dân

Năm học 2016 – 2017, trường ĐH Kinh tế quốc dân đã đón nhận 4862 tân sinh viên vào học khóa 58.

Trong Lễ khai giảng năm học mới, Tập đoàn Bảo Việt đã trao học bổng cho sinh viên nhà trường (trị giá gói học bổng là 540.000.000 đồng và 02 suất học bổng cho Thủ khoa với mức 50.000.000 đồng/suất); Tổng công ty bảo hiểm Bưu điện đã trao học bổng cho sinh viên với trị giá là 350.000.000 đồng.

Để tuyên dương, khen thưởng và động viên, khích lệ tinh thần học tập của các tân sinh viên, Hiệu trưởng nhà trường đã trao Giấy khen và phần thưởng cho các tân thủ khoa, Á khoa đạt thành tích xuất sắc trong kỳ xét tuyển đại học chính quy vào trường năm 2016.


2 Thủ khoa xuất sắc trường ĐH Kinh tế quốc dân nhận học bổng trị giá 50 triệu đồng/suất

2 Thủ khoa xuất sắc trường ĐH Kinh tế quốc dân nhận học bổng trị giá 50 triệu đồng/suất

Chia sẻ với các tân sinh viên tại lễ khai giảng, GS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, trở thành sinh viên của một trường đại học là một bước ngoặt lớn trong dự định về tương lai, là khởi đầu của hành trang cuộc sống với những trải nghiệm thật thú vị còn đang chờ đợi các em ở phía trước. Bốn năm xét về lịch sử là không dài nhưng với một bậc học, một quá trình tích lũy kiến thức lại là rất lớn, đặc biệt là đối với tuổi trẻ của các em.

"Điểm xét tuyển của các em nay đã là quá khứ, nỗ lực hiện tại của các em ngay từ bây giờ sẽ mang lại kết quả học tập của học kỳ I, nhưng nỗ lực của các em trong cả 4 năm tới sẽ quyết định tương lai lập nghiệp của chính các em. Do vậy các em hãy đừng lãng phí thời gian, hãy bắt đầu ngay việc hình thành một kế hoạch học tập và phương pháp thực hiện kế hoạch để ngày mai lập nghiệp"- GS Đạt nhắn nhủ

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Comments