Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thay đổi nhận thức đã nâng cao hiệu quả công tác thanh tra

Posted: 23 Sep 2016 09:22 AM PDT


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại hội nghịThứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Theo Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, chính sự thay đổi về nhận thức của các cấp lãnh đạo, từng cá nhân làm công tác thanh tra đã và đang góp phần tác động đến sự thay đổi của ngành giáo dục.  

Công tác thanh tra không được chủ quan, lơ là

Đánh giá về kết quả của công tác thanh tra năm học 2015 – 2016, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cho rằng đã có sự chuyển biến rất rõ rệt. Chính sự thay đổi trong nhận thức của các cấp lãnh đạo, đã mang lại "làn gió mới" cho hoạt động thanh tra của ngành trong năm học vừa qua, không chỉ thể hiện ở số vụ thanh tra, công tác xử lý đơn thư tố cáo, mà còn ở chính vị thế, vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh tra trong suy nghĩ, trong quản trị của từng cán bộ quản lý.

"Một người làm công tác quản lý mà không nhận thức rõ, đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thanh tra đến hoạt động chung của đơn vị thì đó thật sự là một sai lầm rất lớn. Người quản lý đó sẽ khó có thể quản trị thành công nếu xem nhẹ vai trò của hoạt động này"- Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Thứ trưởng cũng lưu ý các cán bộ làm công tác thanh tra không được chủ quan, lơ là. Đặc biệt phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho công tác thanh tra. Các cấp lãnh đạo cần phải quán triệt và nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ hơn nữa về hoạt động thanh tra của ngành. Để từ đó tạo điều kiện cho các thanh tra cơ sở hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh việc chỉ rõ nhiệm vụ mà các thanh tra viên cần thay đổi, để công tác thanh tra được tốt, hiệu quả, chuẩn xác hơn, Thứ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT cần tiếp tục đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trường học trong việc thụ lý, xử lý các khiếu nại tố cáo.

Đặc biệt, thanh tra Sở GD&ĐT cần hỗ trợ, phối hợp với thanh tra Bộ GD&ĐT thanh tra mạnh mẽ hơn nữa tại các cơ sở giáo dục đại học, nhằm giúp xử lý các đơn thư tố cáo tốt hơn, giúp ngành giáo dục phát triển ổn định và tốt hơn.

Đồng tình với nhận định của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, TS Phạm Thị Hằng – Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa – cho rằng để công tác thanh tra, hoạt động của các thanh tra viên trực thuộc các Sở GD&ĐT làm việc hiệu quả, ngoài việc nâng cao yêu cầu và trách nhiệm của người làm công tác thanh tra, thì việc tăng cường tự thanh tra, kiểm tra đi đôi với tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục cũng sẽ giúp hoạt động đổi mới thanh tra nặng từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra quản lý được hiệu quả hơn.  



Đông đảo các đại biểu dự hội nghị 

Hoạt động thanh tra vẫn cần phải gỡ nhiều hạn chế

Đại diện Thanh tra Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội cho rằng, ngoài các vấn đề thuộc về chuyên môn hay nhận thức của một bộ phận nhỏ thanh tra viên khiến công tác thanh tra một vài nơi chưa hiệu quả thì chính sự thiếu hụt đội ngũ nhân lực, cộng tác viên tại các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục đã và đang khiến hoạt động đổi mới công tác thanh tra theo Nghị định 42/2013/NĐ-CP và Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT của Sở ít nhiều khó khăn.

Nhìn nhận về những hạn chế của lực lượng thanh tra, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ông Tống Duy Hiến – Phó chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT – cũng chỉ ra nhiều hạn chế mà lực lượng thanh tra cần khắc phục để hoạt động thanh tra năm 2016-2017 được tốt hơn như: Kế hoạch thanh tra của một số Sở GD&ĐT chưa bao quát được hoạt động thanh tra của ngành; các hoạt động thanh tra còn dàn trải, chưa tập trung nhiệm vụ trọng tâm, chưa giải quyết những vấn đề bức xúc trong dư luận, các kế hoạch thanh tra vẫn có sự chồng chéo, chưa phù hợp với đặc thù của ngành… khiến hoạt động thanh tra ở một số đơn vị chưa hiệu quả.

"Trong năm 2015-2016, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã chuyển 164 đơn cho UBND tỉnh, huyện, sở GD&ĐT, phòng giáo dục đào tạo các tỉnh thành. Nhưng chỉ có 18 địa phương có báo cáo phản hồi thông tin về kết quả xử lý đơn thư theo quy định…. Điều này khiến công tác xử lý sau thanh tra theo Nghị định số 33/2015/NĐ-CP chưa thật sự hiệu quả, khiến hiệu quả của công tác thanh tra, và sự tác động của kết luận thanh tra lên hệ thống giáo dục tại địa phương chưa mạnh mẽ" – ông Hiến chỉ rõ.

Thanh tra sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại địa phương đang gặp phải và cần tháo gỡ như: Số lượng thanh tra chuyên trách còn quá ít, địa bàn rộng nền công tác thanh tra không đảm bảo duy trì thường xuyên và kịp thời.

Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Thanh tra Sở với Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện trong tập huấn nghiệp vụ thanh tra hành chính, chuyên ngành còn nhiều vướng mắc và khó khăn. Ngoài ra, sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa sự chỉ đạo hoạt động thanh tra của Bộ GD&ĐT với tỉnh vẫn còn nhiều khiến việc thực hiện kế hoạch thanh tra thường bị động.

Nhìn nhận về những hạn chế còn đang tồn tại của hoạt động thanh tra, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng đề nghị các cá nhân đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra không chỉ đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử phạt mà cần phải chủ động và có nhiều hơn nữa các kiến nghị về những bất cập trong cơ chế chính sách trong quá trình thanh tra.


"Các đồng chí là những người hiểu nhất, nhìn thấy rõ nhất những bất cập còn đang tồn tại trong hoạt động thanh tra tại các cơ sở. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ thanh tra, các đồng chí cần phải đề xuất, kiến nghị chỉnh sửa, thay đổi những chính sách gì chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, chưa chính xác, thậm chí ranh giới đúng – sai chưa minh định, rõ ràng…để chúng ta có giải pháp thay đổi, giúp hoạt động của công tác thanh tra được dân chủ, đúng luật và hiệu quả hơn" – Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Trong năm 2015-2016, các Sở GD&ĐT đã tiến hành thanh tra 801 cuộc thanh tra hành chính (chủ yếu là thanh tra việc thực hiện quy định về tổ chức, biên chế), tiến hành 1.347 cuộc thanh tra về quản lý dạy thêm, học thêm, các khoản thu – chi đầu năm học.
Tổng số đơn thư các Sở GD&ĐT đã nhận được là 2.432, trong đó có 1.563 đơn đủ điều kiện, 1.514 đơn đã được giải quyết theo thẩm quyền, 49 đơn đang giải quyết.

Một số vụ việc kéo dài đã được xử lý dứt điểm như vụ việc tố cáo hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường Mầm non tại Vĩnh Phúc kéo dài từ năm 2009 đến nay, hay vụ Sở GD&ĐT tỉnh Nam định giải quyết dứt điểm vụ việc tố cáo hiệu trưởng tại Trường THPT Xuân Trường kèo dài 2 năm.



Xem nguồn

ĐH Huế tuyên dương 37 sinh viên tài năng, thủ khoa

Posted: 23 Sep 2016 08:40 AM PDT


Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Lê Văn Anh – Phó Giám đốc ĐH Huế – chúc mừng các thủ khoa và sinh viên xuất sắc được khen thưởng dịp này và mong rằng các sinh viên luôn phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học để đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong thời gian tới.



PGS.TS Lê Văn Anh tặng Bằng khen cho các sinh viên ưu tú

 

Năm nay, có 37 sinh viên thuộc các trường thành viên, phân hiệu và khoa trực thuộc ĐH Huế được khen thưởng, trong đó có 22 sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia năm học 2015-2016 và 15 sinh viên đỗ thủ khoa các trường, phân viện và khoa trực thuộc ĐH Huế trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016.

Số tiền thưởng đối với sinh viên đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp quốc gia lần lượt là 3 triệu, 2 triệu và 1 triệu đồng; sinh viên đỗ thủ khoa được thưởng 2 triệu đồng, chi từ Quỹ khen thưởng khuyến khích tài năng của Đại học Huế.    



Xem nguồn

Tổng thư ký HĐ chức danh GS Nhà nước đề xuất về quốc sách tiếng Anh

Posted: 23 Sep 2016 07:56 AM PDT


GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) cho biết ông từng viết thư ngỏ gửi Bộ Chính trị về cần có quyết sách với tiếng Anh.

Cụ thể, cần có Chỉ thị/ Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Bí thư để tăng cường việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam. 

dạy tiếng Anh, học tiếng Anh, Trần Văn Nhung, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước

“Khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam đang là một trong những rào cản không nhỏ tốc độ hội nhập quốc tế…”

(Ảnh Lê Anh Dũng)

Theo ông Nhung, hai công cụ chiến lược của thời đại hiện nay là Công nghệ thông tin (CNTT) và tiếng Anh.

Một công thức quan trọng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay là CNTT + Tiếng Anh + Bộ Óc tốt = Tất cả (IT + English + Good Brain = All!)”

Bày tỏ sự tôn trọng sự đa dạng và bình đẳng văn hóa, nhưng theo ông Nhung, trên hết phải xuất phát từ chính quyền lợi chính đáng và thiêng liêng của dân tộc khi lựa chọn và quyết định ngoại ngữ thứ nhất.

"Theo tôi đó là tiếng Anh, sau đó mới đến các thứ tiếng quốc tế khác" – ông Nhung khẳng định.

"Vì chính các nước khi tiếng mẹ đẻ của họ trùng với một thứ tiếng quốc tế nào đó, ví dụ như tiếng Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Trung quốc, Nhật Bản…, họ cũng đều coi tiếng Anh là ngoại ngữ số một".

Theo thống kê mấy năm trước đây của Hội đồng Anh có 370 triệu người bản ngữ nói tiếng Anh và 375 triệu người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Như vậy có 745 triệu người nói tiếng Anh. Con số này tăng nhanh lên hàng ngày.

GS Trần Văn Nhung  đưa hai ví dụ cụ thể là Singapore và Malaysia để tham khảo và so sánh.

dạy tiếng Anh, học tiếng Anh, Trần Văn Nhung, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước

Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau nàykhông thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu

(Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Theo đó, trong suốt 20 năm đầu khi mới thành lập nhà nước Singapore,  Lý Quang Diệu chỉ đạo Bộ Giáo dục nước này dùng luôn (copy) sách giáo khoa phổ thông của nước Anh cho trường học của mình, nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

Ông Nhung cho rằng "Đây có lẽ là cách nhanh nhất, khoa học nhất, tiết kiệm nhất để cập nhật, hiện đại hoá nền giáo dục và nói riêng là biên soạn sách giáo khoa, bảo đảm các nguyên tắc của khoa học sư phạm hiện đại, vì các nước phát triển lâu đời như nước Anh đã có truyền thống với nhiều chuyên gia khoa học và giáo dục rất giỏi".

Phân tích cụ thể, ông Nhung cho biết không chỉ đối với giáo dục phổ thông mà ngay cả những trường đại học nổi tiếng hàng đầu của Singapore như NUS hay NTU, từ lâu đã sử dụng luôn chương trình giảng dạy về khoa học và công nghệ, sách giáo khoa và sách tham khảo, áp dụng việc thi cử và bằng cấp của các đại học đứng đầu thế giới như Harvard, MIT (của Mỹ) và Cambridge, Oxford (của Anh).  

Nhờ kiên trì thực hiện chủ trương "nhiều tiếng nói, một ngôn ngữ" để đưa tiếng Anh vào trường học, ngày nay Singapore có lợi thế lớn.

Trong khi đó Malaysia chủ trương dùng tiếng Malay là chủ yếu. Cách đây ít năm, sau 22 năm làm Thủ tướng, ông Mahathir Mohamad đã rút ra bài học kinh nghiệm đắt giá về giáo dục và yêu cầu mọi người Mã Lai hãy trở lại với tiếng Anh và cá nhân ông gương mẫu học trước.

Từ quan điểm và sự phân tích của mình, mà như ông Nhung tự nhận là "một nhà giáo, một người đã "lặn lội, tự học" tiếng Anh mãi ở trong nước mà khi dùng vẫn rất khó khăn, vẫn không tự tin và không thể khá lên được"…, ông Nhung đề nghị "Bộ Chính trị, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, xem xét, tham khảo, vận dụng những kinh nghiệm quý báu của chính đất nước ta (từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh), của Singapore và Lý Quang Diệu, của các nước phát triển thần kỳ khác, để có quốc sách phù hợp cho tiếng Anh song hành cùng CNTT ở Việt Nam".

Ngân Anh



Xem nguồn

Bí quyết vàng ôn IELTS 4 tháng đạt 8.0

Posted: 23 Sep 2016 07:14 AM PDT


Dồn lực ôn luyện trong 4 tháng với những bí quyết “độc” như viết báo, đọc sách, xem phim và kể cả phải nói tiếng Anh một mình là những bí quyết giúp Phạm Long Vũ, học sinh lớp 12DDH trường THPT Vinschool đạt 8.0 IELTS.

vietnamnet

Phạm Long Vũ (phải), học sinh lớp 12 trường Vinschool mới đây vừa đạt 8.0 IELTS.

Công thức “đam mê + mục tiêu”

"Từ nhỏ em đã đặt mục tiêu đi du học nhưng lại không phải người đam mê tiếng Anh. Mãi đến năm lớp 10 được học cô Nguyễn Thu Trang, các tiết học sôi nổi và cách dạy tiếng Anh “từ trái tim” của cô đã khiến tình yêu Anh ngữ trong em lớn dần. Không cần bố mẹ hay thầy cô nhắc nhở, em tự học tiếng Anh mỗi ngày rồi đam mê môn học này một cách tự nhiên lúc nào không biết. Học tiếng Anh bằng niềm yêu thích, em thấy có sự tiến bộ rõ rệt và nhanh hơn nhiều. Học khá tiếng Anh, em dần đọc được những cuốn sách Anh ngữ, tiếp cận và biết thêm rất nhiều kiến thức mới. Điều đó càng khiến em yêu thích và say mê tiếng Anh hơn", Vũ chia sẻ.

Nhưng chỉ say mê thôi chưa đủ, sự kết hợp giữa tình yêu với mục tiêu rõ ràng được Vũ xem là yếu tố quan trọng nhất giúp em đạt được điểm IELTS cao như vậy. Từ kinh nghiệm của bản thân, Vũ nhận thấy nếu chỉ học vì đam mê mà không có định hướng thì khó có đích đến; còn chỉ học vì mục tiêu mà không có sự yêu thích thì rất khó có kết quả cao.

Mục tiêu của Vũ là sau khi học hết lớp 12 ở trường Vinschool, em có thể dành học bổng và trở thành sinh viên ngành Hóa học của trường Đại học Northeastern, Boston, Mỹ, sau đó tiếp tục học MBA và nghiên cứu sinh tại Mỹ.

Viết báo, đọc sách và xem phim

Là người yêu thích sách từ nhỏ, Vũ cho biết sách vừa là điều kiện giúp em học tiếng Anh tốt hơn, vừa là lý do, động lực để em ngày càng yêu thích môn học này. Nhờ thói quen đọc sách tiếng Việt, Vũ nhanh chóng hình thành thói quen đọc sách tiếng Anh mỗi ngày. Từ đó, kỹ năng đọc hiểu, viết luận, tư duy bằng tiếng Anh của em tiến bộ nhanh chóng. Khi thấy việc học tốt Anh ngữ mở ra cánh cổng giúp mình tiếp cận được nhiều tri thức mới, Vũ càng quyết tâm, say mê học tiếng Anh hơn. Bởi vậy, kinh nghiệm được Vũ đúc rút là "thói quen đọc sách, bắt đầu từ các cuốn sách tiếng Việt là vô cùng quan trọng, nếu muốn bắt đầu với ngôn ngữ thứ hai".

Đạt 7.5 phần thi Viết, điều Vũ thấy biết ơn nhất là quãng thời gian em tham gia câu lạc bộ Báo của Nhà trường, viết song ngữ cho ấn phẩm MVM (Monthly Vinschool magazine). "Quá trình viết cho tạp chí tháng của trường đã giúp em nâng cao kỹ năng Viết luận bằng tiếng Anh rất nhiều. Lần ôn IELTS vừa qua, em chỉ có đúng 2 tuần để luyện kỹ năng Viết", Vũ nói.

vietnamnet

Quãng thời gian Vũ tham gia viết báo cho ấn phẩm MVM – Tạp chí song ngữ của học sinh Vinschool đã giúp Vũ nâng cao kỹ năng viết luận bằng tiếng Anh.

Nghe là phần thi Vũ dành được điểm số cao nhất. Theo Vũ, đây cũng là mảng dễ ghi điểm nhất khi thi IELTS, không phải bởi nó dễ hơn các kỹ năng khác mà vì có nhiều cách để luyện nghe mà không mất quá nhiều thời gian. Là người thích xem phim và yêu thích môn Hóa học, lúc đầu, Vũ chọn các bộ phim yêu thích và video về Hóa để tăng hứng thú. Sau đó, khi khả năng nghe đã tốt hơn, Vũ chọn nghe đa dạng các lĩnh vực để bổ sung từ vựng.

Cuối cùng, theo Vũ, từ vựng là chìa khóa then chốt nhất với môn tiếng Anh, đặc biệt là khi làm bài kiểm tra kỹ năng Đọc. Hai cuốn sách Vũ khuyên các bạn luyện thi IELTS nên dành thời gian đào sâu là "Cách học 500 từ SAT để nhớ mãi mãi" và từ điển Oxford. Vũ giải thích: "Đầu năm học, việc đầu tiên các thầy cô môn tiếng Anh dặn chúng em là cần chuẩn bị từ điển Anh-Anh. Việc này rất hữu ích, nhất là học những từ đồng nghĩa và cách họ dùng tiếng Anh để giải thích các từ tiếng Anh. Điều đó giúp em vận dụng được nhiều khi Đọc hiểu và Viết luận".

"Ăn tiếng Anh, ngủ tiếng Anh"

Với nền tảng tiếng Anh tốt, Vũ dành khoảng gần 4 tháng để ôn luyện IELTS. Vũ tâm sự, cũng như nhiều gia đình, bố mẹ em không giỏi tiếng Anh và em cũng không có điều kiện giao tiếp bằng tiếng Anh mỗi ngày. Nhưng Vũ luôn tự nghĩ ra các đề tài khác nhau, luyện nói tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, thậm chí là… tự đối thoại với chính mình.

vietnamnet

Môi trường tiếng Anh cởi mở với nhiều hoạt động trong giờ chính khoá cũng như ngoại khoá là điều kiện để tạo niềm yêu thích tiếng Anh dành cho các bạn học sinh.

May mắn là tại Vinschool, Vũ và các bạn được học trong môi trường cởi mở, các giáo viên Việt Nam và bản ngữ đều nhiệt huyết, có nhiều hoạt động ngoại khóa giúp các em tự tin giao tiếp và cả tư duy bằng tiếng Anh. Đặc biệt, từ năm học 2016-2017, Nhà trường còn có lộ trình đưa Chương trình tiếng Anh Cambridge vào giảng dạy ở khối Phổ thông liên cấp, giúp học sinh sau khi hoàn thành chương trình THPT đủ khả năng theo học tại các trường đại học quốc tế, có nhiều lợi thế khi đi du học trên toàn thế giới.

Từ môi trường “ăn tiếng Anh, ngủ tiếng Anh”, những nỗ lực cá nhân, tình yêu cùng mục tiêu kiên định, Vũ đã tạo đạt được kết quả đáng tự hào.”Giỏi tiếng Anh sẽ mở ra cho các bạn rất nhiều cơ hội mới, đừng bỏ qua chiếc chìa khoá vàng này”, đó là những gì Vũ muốn chia sẻ với tất cả bạn bè mình.

Minh Tuấn



Xem nguồn

Nữ sinh cảnh sát bay người quật ngã 3 thanh niên được thăng hàm vượt cấp

Posted: 23 Sep 2016 06:30 AM PDT


– Nữ sinh Lương Thị Hoài Thương- từng "gây bão" mạng với pha bay người kẹp cổ quật ngã 3 thanh niên, đã trở thành thủ khoa đầu ra Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I năm 2016 và được thăng hàm lên Thiếu úy.

Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I, nữ cảnh sát, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân
Lương Thị Hoài Thương là thủ khoa “kép” của Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I năm 2016
 (Ảnh: NVCC).

Đạt điểm học tập toàn khóa 9,17, em Lương Thị Hoài Thương (sinh năm 1995, học viên lớp B2C1-H01S, khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội) trở thành thủ khoa đầu ra của Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I năm 2016. Năm học thứ nhất, Hoài Thương có kết quả học tập đạt loại giỏi với điểm tổng kết 8,9; năm thứ hai là 9,4. Với kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc, Hoài Thương được thăng hàm lên Thiếu úy, trong khi nếu đúng chương trình đào tạo như các bạn em thì khi tốt nghiệp là hàm Thượng sĩ.

Trước đó, cô nữ sinh quê Thái Hòa, Nghệ An từng khiến cộng đồng mạng phát sốt khi thể hiện sự điêu luyện và nhanh nhẹn qua tình huống chiến đấu đối kháng với màn biểu diễn bay người kẹp cổ quật ngã 3 đối tượng tại Liên hoan võ thuật thanh niên công an lần thứ IV khu vực phía Bắc năm 2016.

Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I, nữ cảnh sát, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân
Không chỉ xinh đẹp, giỏi võ, cô nữ sinh sinh năm 1995 này còn sở hữu bảng thành tích học tập và rèn luyện đáng nể. (Ảnh: NVCC).

Chia sẻ niềm vui này với PV VietNamNet, Hoài Thương vỡ òa: "Đạt được vinh dự này bản thân em thấy vô cùng tự hào nhưng đó cũng là trách nhiệm lớn đặt lên vai một nữ chiến sỹ cảnh sát. Vì vậy, em càng phải phấn đấu, phát huy hơn nữa năng lực của mình để có thể cống hiến cho đất nước. Càng hiểu rõ công việc của mình, em càng ý thức làm sao ứng xử cho xứng đáng với hình ảnh người chiến sĩ công an trong mắt nhân dân".

Nói về phương pháp học tập, Hoài Thương cho biết tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi em xác định ngành này ý thức của chính bản thân trong học và rèn luyện là tiên quyết.

Không chỉ xinh đẹp, giỏi võ, Thương còn sở hữu nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Cô từng đạt giải Nhất môn cầu lông cấp tỉnh năm lớp 10, giải Ba học sinh giỏi môn Hóa cấp tỉnh năm lớp 11. Đặc biệt, Hoài Thương cũng là thủ khoa đầu vào của Trường CĐ Cảnh sát nhân dân I.

9X này còn nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an, bằng khen Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, bằng khen TƯ Đoàn, bằng khen Đoàn thanh niên Bộ Công an, giấy khen Cục tham mưu tác chiến K20, 5 giấy khen từ hiệu trưởng và 2 giấy khen của Đoàn thanh niên CĐ Cảnh sát Nhân dân 1.

Hoài Thương cho biết sẽ chính thức nhận hàm và quyết định tại lễ bế giảng khóa học vào ngày 27/9 tới đây. Cô nữ sinh cũng nuôi hy vọng sau khi tốt nghiệp sẽ được giữ lại trường công tác.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Các trường ĐH Y sẽ rút thời gian đào tạo xuống 4 năm

Posted: 23 Sep 2016 05:49 AM PDT


Thời gian đào tạo đại học hệ chính quy tại các trường ĐH Y sẽ thống nhất rút xuống còn 4 năm, kể cả đối với ngành y đa khoa và y học dự phòng (hiện đào tạo 6 năm).

Theo đó, sau khi hoàn thành 4 năm học tại trường, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân Y khoa. Tiếp đó, những người muốn học tiếp sẽ phân thành 2 hướng: Hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý và Hệ nghiên cứu do Bộ GD-ĐT quản lý.

đào tạo ngành y, đào tạo y khoa, trường đại học y
Đề xuất mô hình đào tào ngành y khoa mới. Nguồn: Bộ Y tế.

Những người không muốn học tiếp có thể trực tiếp tham gia thị trường lao động.

Đối với những người lựa chọn hướng hành nghề khám chữa bệnh, sẽ phải học thêm 2 năm để được cấp bằng Bác sỹ Y khoa. Tuy nhiên, những người được cấp bằng này vẫn chưa được hành nghề mà cần phải trải qua thêm 1 năm tiền hành nghề thực hành tại các bệnh viện.

Sau khi kết thúc một năm thực hành tại bệnh viện, những người này phải trải qua một kỳ thi cấp quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi đa khoa. Những người được cấp chứng chỉ mới được bắt đầu hành nghề.

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa, các bác sĩ y khoa sẽ phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm 2-3 năm chuyên khoa sau đó thi cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên khoa. Tiếp đó, để trở thành bác sĩ chuyên khoa sâu, phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm từ 2 năm trở lên và thi cấp chứng chỉ hành nghề một lần nữa.

Đối với những người lựa chọn hướng nghiên cứu do Bộ GD quản lý thì phân thành 2 giai đoạn: Thạc sĩ đào tạo 2 năm và Nghiên cứu sinh đào tạo 3-4 năm, lấy bằng tiến sĩ.

Tham chiếu đối với khung trình độ quốc gia thì các cử nhân Y khoa tương đương với khung trình độ bậc 6. Các bác sĩ Y khoa tương đương khung trình độ bậc 7 còn các bác sĩ chuyên khoa tương đương khung trình độ bậc 8.

Thông tin về mô hình đào tạo mới của ngành Y được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế diễn ra sáng nay, 23/9.

Nhiều bất cập trong đào tạo ngành y

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện tại, dự thảo Nghị định về tổ chức đào tạo thực hành y khoa đã hoàn tất và sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào đầu tháng 10 tới đây.

Đại diện Bộ Y tế cho hay, đề xuất đổi mới đào tạo ngành y khoa xuất phát từ chính thực trạng đào tạo còn nhiều bất cập của Việt Nam.

đào tạo ngành y, đào tạo y khoa, trường đại học y
Lớp học của sinh viên Y khoa Trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh: Văn Chung.

Đối với đào tạo đại học, hiện tại số lượng cơ sở đào tạo ngành y đang phát triển nhanh. Nếu từ năm 2008 chỉ có 8 cơ sở thì tới nay đã có hơn 20 cơ sở.

Theo Bộ Y tế, số lượng cơ sở đào tạo thành lập nhiều trong thời gian ngắn trong khi tiêu chí thành lập và mở ngành rất đơn giản, không có bệnh viện thực hành, chuyên môn của giảng viên chưa đánh giá đúng mức.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang lẫn lộn giữa hai hệ thống năng lực: thực hành khám chữa bệnh và nghiên cứu hàn lâm. Đang cùng tồn tại song song 2 hệ thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ GD quản lý hệ bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 do Bộ Y tế quản lý, song lại không có nhiều sự phân định, khác biệt rõ ràng giữa 2 chương trình.

“Các bác sĩ chuyên khoa 1 làm thên luận văn tốt nghiệp sẽ trở thành thạc sĩ. Các tiến sĩ ít thực hành kỹ thuật song vẫn hành như như bác sĩ chuyên khoa” – đại diện Bộ Y tế cho hay.

Mặt khác, việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng,… chỉ cần yêu cầu thực hành nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp mà không trải qua một kỳ thi sát hạch nào cả. Hơn nữa, chứng chỉ này được cấp 1 lần và sử dụng vĩnh viễn.

Ngoài ra, lương của nhân viên y tế bằng cách ngành khác ở cùng trình độ đạo tạo dù thời gian đào tạo lâu hơn. Chẳng hạn, bác sĩ phải đào tạo 6 năm song sau khi ra trường, mức lương khởi điểm chỉ bằng với mức lương của các cử nhân tốt nghiệp ở những trường đào tạo 4 năm.

Còn nhiều vấn đề cần thảo luận

Sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nước ngoài chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo hệ thống y khoa ở các nước cũng như các góp ý của các chuyên gia trong nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phương án đổi mới đào tạo ngành y khoa được xây dựng trong 2 năm có nhiều điểm chung với hệ thống đào tạo tiên tiến trên thế giới.

Góp ý về phương án đổi mới, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: Sau khi học xong 2 năm bác sĩ Y khoa thì sẽ công nhận bậc 7 trong khung trình độ và sau đó mới đi thực tập tại bệnh viện 1 năm hay đợi sau khi thực tập 1 năm rồi mới công nhận bậc 7 trong khung trình độ?

đào tạo ngành y, đào tạo y khoa, trường đại học y
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi xung quanh phương án đổi mới đào tạo ngành Y khoa sáng 23/9. Ảnh: Lê Văn.

“Sau khi các chuyên gia góp ý thì tôi thiên về hướng thứ 2” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Ông Đam cho rằng, theo phương án này thì chất lượng sẽ được đảm bảo hơn. Những người thực tập sẽ được coi như sinh viên, được hỗ trợ vay vốn đi học và bệnh viện có thể chi trả một phần nếu như họ tham gia các công việc bệnh viện.

Một vấn đề khác, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng vẫn đang tranh luận là cấp chứng chỉ một lần nay định kỳ, thi hay không và ai sẽ là người cấp. “Nếu thi thêm chứng chỉ như vậy thì sẽ thêm một thủ tục hành chính, nhiều người sẽ không đồng thuận. Tuy nhiên, cũng có thực tế là nếu cấp 1 lần thì sẽ có trường hợp tinh thần sức khỏe kém đi nhưng vẫn hành nghề, không an toàn cho bệnh nhân” – Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, hiện nay, nhân lực ngành y tế không chỉ yếu về chất lượng mà còn thiếu về số lượng so với quốc tế. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo chất lượng cũng phải tăng cường số lượng các bác sĩ để địa phương nào cũng có bác sĩ giỏi.

Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, tỉ lệ bác sĩ trên một 1 vạn dân của Việt Nam chỉ là 7,8 trong khi thế giới là 20. Cộng cả ba đối tượng bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng thì tỉ lệ này cũng chỉ là 20 trên 1 vạn dân trong khi Hoa Kỳ là 50.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng cho rằng, phương án đổi mới đã khá sáng rõ, có điều cần bàn là thời gian chuyển tiếp là dài hay ngắn. “Tôi nghĩ rằng thời gian chuyển tiếp này sẽ ngắn nhất có thể”.

Lê Văn



Xem nguồn

Phát động cuộc thi Giải toán trên Internet năm học 2016 – 2017

Posted: 23 Sep 2016 05:06 AM PDT


– Ngày 23/9, Bộ GD-ĐT phối hợp với tập đoàn FPT và Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu (Hà Nội) phát động cuộc thi Giải toán qua mạng ViOlympic năm học 2016-2017.

Giải toán trên Internet, giải toán trên mạng, ViOlympic, Bộ GD-ĐT, Trường Phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát động cuộc thi Giải toán qua Internet ViOlympic năm học 2016-2017. Ảnh: Thanh Hùng.

Năm học 2016-2017, ViOlympic sẽ đổi mới toàn diện về cả nền tảng công nghệ cũng như nội dung. Cụ thể, website ViOlympic được làm mới hoàn toàn từ giao diện đến việc tăng khả năng bảo mật bằng cách thắt chặt quy trình quản lí, chống tài khoản ảo.

Ban tổ chức cũng triển khai các game thi mới, sử dụng nền tảng công nghệ mới, thân thiện với tất cả các thiết bị, thay các game thi cũ với yêu cầu kỹ thuật rườm rà.

Năm nay, ngoài Toán bằng tiếng Việt và Toán bằng tiếng Anh, Violympic sẽ có thêm môn học mới là Vật lý, được Bộ GD-ĐT phê duyệt triển khai cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.

Giải toán trên Internet, giải toán trên mạng, ViOlympic, Bộ GD-ĐT, Trường Phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu
Học sinh Trường Nguyễn Siêu tỏ ra háo hức về cuộc thi.

Ban tổ chức cũng tạo thêm nhiều Khóa học trực tuyến ViOlympic với sự tham gia của các giáo viên giàu kinh nghiệm, đồng thời mở trang chuyên đề ViOlympic tạo điều kiện cho học sinh luyện tập chuyên sâu về tất cả các môn học, có thêm cơ hội thử sức ở những môn học khác ngoài Toán học.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Chuyển tiền nhận quà, An tâm du học

Posted: 23 Sep 2016 04:24 AM PDT


Tiếp nối thành công của đợt 1, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục triển khai chương trình khuyến mại "Chuyển tiền nhận quà, An tâm du học đợt 2/2016" từ ngày 29/8- 28/10/2016. 

Tham gia chương trình, mỗi khách hàng chuyển tiền quốc tế đi sẽ được nhận ngay quà tặng trị giá 50.000 VND. Thêm vào đó, với mỗi giao dịch chuyển tiền quốc tế đi từ 2.000USD trở lên, khách hàng sẽ nhận được 01 mã số chuyển tiền (bao gồm 15 chữ số được in trên Lệnh chuyển tiền) để tham gia vào chương trình quay số may mắn với 01 giải nhất là Voucher chuyến du lịch trong nước hoặc tiền mặt trị giá 10.000.000 VND, 02 giải nhì là Vali kéo Samsonite hoặc tiền mặt trị giá 5.000.000 VND mỗi giải và 10 giải ba là tiền mặt trị giá 1.000.000VND mỗi giải.

vietnamnet

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế đi của BIDV, khách hàng sẽ được mua ngoại tệ tối đa theo nhu cầu, phù hợp với quy định của pháp luật với đa dạng ngoại tệ của hơn 125 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đô la Mỹ, Bảng Anh, EURO, Yên Nhật, Won Hàn Quốc, Ringit Malaysia…Dịch vụ này có thể đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau của khách hàng như chuyển tiền du học, chữa bệnh, công tác, du lịch, trợ cấp thân nhân, định cư ở nước ngoài. 

Với chất lượng và dịch vụ vượt trội, khi đến các chi nhánh BIDV, khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình của nhân viên ngân hàng, được hưởng phí chuyển tiền & tỷ giá hợp lý, thời gian chuyển tiền nhanh chóng,  giấy tờ thủ tục đơn giản, mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.

Xuân Thạch



Xem nguồn

Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước đề xuất về quốc sách tiếng Anh

Posted: 23 Sep 2016 03:43 AM PDT


GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) cho biết ông từng viết thư ngỏ gửi Bộ Chính trị về cần có quyết sách với tiếng Anh.

Cụ thể, cần có Chỉ thị/ Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Bí thư để tăng cường việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam. 

dạy tiếng Anh, học tiếng Anh, Trần Văn Nhung, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước

“Khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam đang là một trong những rào cản không nhỏ tốc độ hội nhập quốc tế…”

(Ảnh Lê Anh Dũng)

Theo ông Nhung, hai công cụ chiến lược của thời đại hiện nay là Công nghệ thông tin (CNTT) và tiếng Anh.

Một công thức quan trọng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay là CNTT + Tiếng Anh + Bộ Óc tốt = Tất cả (IT + English + Good Brain = All!)”

Bày tỏ sự tôn trọng sự đa dạng và bình đẳng văn hóa, nhưng theo ông Nhung, trên hết phải xuất phát từ chính quyền lợi chính đáng và thiêng liêng của dân tộc khi lựa chọn và quyết định ngoại ngữ thứ nhất.

"Theo tôi đó là tiếng Anh, sau đó mới đến các thứ tiếng quốc tế khác" – ông Nhung khẳng định.

"Vì chính các nước khi tiếng mẹ đẻ của họ trùng với một thứ tiếng quốc tế nào đó, ví dụ như tiếng Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Trung quốc, Nhật Bản…, họ cũng đều coi tiếng Anh là ngoại ngữ số một".

Theo thống kê mấy năm trước đây của Hội đồng Anh có 370 triệu người bản ngữ nói tiếng Anh và 375 triệu người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Như vậy có 745 triệu người nói tiếng Anh. Con số này tăng nhanh lên hàng ngày.

GS Trần Văn Nhung  đưa hai ví dụ cụ thể là Singapore và Malaysia để tham khảo và so sánh.

dạy tiếng Anh, học tiếng Anh, Trần Văn Nhung, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước

Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau nàykhông thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu

(Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Theo đó, trong suốt 20 năm đầu khi mới thành lập nhà nước Singapore,  Lý Quang Diệu chỉ đạo Bộ Giáo dục nước này dùng luôn (copy) sách giáo khoa phổ thông của nước Anh cho trường học của mình, nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

Ông Nhung cho rằng "Đây có lẽ là cách nhanh nhất, khoa học nhất, tiết kiệm nhất để cập nhật, hiện đại hoá nền giáo dục và nói riêng là biên soạn sách giáo khoa, bảo đảm các nguyên tắc của khoa học sư phạm hiện đại, vì các nước phát triển lâu đời như nước Anh đã có truyền thống với nhiều chuyên gia khoa học và giáo dục rất giỏi".

Phân tích cụ thể, ông Nhung cho biết không chỉ đối với giáo dục phổ thông mà ngay cả những trường đại học nổi tiếng hàng đầu của Singapore như NUS hay NTU, từ lâu đã sử dụng luôn chương trình giảng dạy về khoa học và công nghệ, sách giáo khoa và sách tham khảo, áp dụng việc thi cử và bằng cấp của các đại học đứng đầu thế giới như Harvard, MIT (của Mỹ) và Cambridge, Oxford (của Anh).  

Nhờ kiên trì thực hiện chủ trương "nhiều tiếng nói, một ngôn ngữ" để đưa tiếng Anh vào trường học, ngày nay Singapore có lợi thế lớn.

Trong khi đó Malaysia chủ trương dùng tiếng Malay là chủ yếu. Cách đây ít năm, sau 22 năm làm Thủ tướng, ông Mahathir Mohamad đã rút ra bài học kinh nghiệm đắt giá về giáo dục và yêu cầu mọi người Mã Lai hãy trở lại với tiếng Anh và cá nhân ông gương mẫu học trước.

Từ quan điểm và sự phân tích của mình, mà như ông Nhung tự nhận là "một nhà giáo, một người đã "lặn lội, tự học" tiếng Anh mãi ở trong nước mà khi dùng vẫn rất khó khăn, vẫn không tự tin và không thể khá lên được"…, ông Nhung đề nghị "Bộ Chính trị, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, xem xét, tham khảo, vận dụng những kinh nghiệm quý báu của chính đất nước ta (từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh), của Singapore và Lý Quang Diệu, của các nước phát triển thần kỳ khác, để có quốc sách phù hợp cho tiếng Anh song hành cùng CNTT ở Việt Nam".

Ngân Anh



Xem nguồn

Trường bị giải thể trong ngày khai giảng

Posted: 23 Sep 2016 03:00 AM PDT


Trong ngày khai giảng 5/9, một trường tư thục liên cấp ở TP.HCM phải giải thể với lý do bị thu hồi mặt bằng.

Sự việc xảy ra tại Trường THCS-THPT Âu Lạc, quận Gò Vấp, TP.HCM. 

Trước đó, trường cũng có động thái gửi thông báo đến toàn bộ phụ huynh và học sinh, sẽ trả lại hồ sơ để học sinh xin vào học trường khác. Nhưng không ngờ sự việc xảy ra quá đột ngột.

Vì vậy, trước khai giảng một ngày, hiệu trưởng nhà trường đã xin danh sách và số điện thoại của tất cả học sinh từ giáo viên chủ nhiệm, sau đó gọi điện cho phụ huynh thông báo việc trường sẽ đóng cửa vào ngày 5/9 và đề nghị phụ huynh, học sinh đến rút hồ sơ.

giải thể trường, khai giảng, giải thể trường vào ngày khai giảng,THCS-THPT Âu Lạc,

Trường THCS-THPT Âu Lạc bị giải thể trong ngày khai giảng

Một học sinh của trường cho biết, "em đang háo hức chờ đến ngày khai giảng thì bất ngờ ngày 4/9, bố mẹ em nhận được điện thoại của thầy hiệu trưởng hiệu thông báo ngày mai lên rút hồ sơ để chuyển sang trường khác vì trường bị thu hồi mặt bằng và giải thể".

Còn một giáo viên cũ của trường cũng cho biết, "khi trường thông báo trả lại hồ sơ để học sinh xin vào học trường khác, nhiều phụ huynh, học sinh đã hỏi chúng tôi về việc trường giải thế nhưng chúng tôi chưa biết cụ thể như thế nào. Mặc dù chúng tôi cũng tiên đoán việc trường bị giải thể chỉ là sớm hoặc muộn. Những năm gần đây trường lâm vào cảnh nợ nần, không tuyển sinh được. Nhưng không ngờ sự việc xảy ra quá nhanh, đúng vào ngày khai giảng thì đau xót quá".

Cô giáo này cũng cho biết, gần khuya ngày 4/9 có nhận tin nhắn từ ban giám hiệu thông báo, trường sẽ ngưng hoạt động dạy và học vào ngày 5/9 với lý do bị thu hồi mặt bằng.

Như vậy, sáng 5/9, khi học sinh cả nước đang hân hoan trong ngày khai giảng năm học mới, thì Trường THCS – THPT Âu Lạc bị giải thể. Ngày khai giảng cũng là ngày chia tay của giáo viên, học sinh của trường.

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên hiệu trưởng Trường THCS-THPT Âu Lạc cho biết, sự việc xảy ra đúng ngày 5/9 nhưng hiện tại mọi việc đã rất ổn. Hơn 10 giáo viên cũ của trường nay đã tìm được việc làm ở trường mới. Hơn 130 học sinh của trường đang theo học ở trường khác. 

Về lý do trường bị giải thể, ông Cường cho rằng "việc trường bị giải thể có lý do tế nhị, và do hội đồng trường quyết định. Bản thân tôi là hiệu trưởng nhưng cũng là người làm thuê khi nhận được quyết định của hội đồng thì phải thông báo cho học sinh và giáo viên".

Còn phó trưởng phòng quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, trước đó, ngày 31/8, Sở nhận được thông báo từ trường Âu Lạc với nội dung chủ sở hữu đất lấy lại mặt bằng. Khi sự việc xảy ra, nhà trường đã tích cực tạo điều kiện để phụ huynh học sinh rút hồ sơ, đồng thời liên hệ với các trường khác để nhận những học sinh này. Sở đã lập đoàn kiểm tra và khả năng sắp tới sẽ quyết định đình chỉ hoạt động của Trường THCS – THPT Âu Lạc.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM thì bày tỏ, "việc trường bị giải thế đúng vào ngày khai giảng đúng là "buồn không thể tả" đối với ngành chúng tôi, nhưng đó là quy luật của giáo dục. Những trường tốt sẽ được người dân tín nhiệm để phát triển. Những trường kém chất lượng, cơ sở vật chất không đảm bảo chấp nhận quy luật đào thải.

Lê Huyền



Xem nguồn

Comments