Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) kỷ niệm 40 năm thành lập ngành Xây dựng

Posted: 03 Sep 2016 06:41 AM PDT


GS.TSKH Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT -thừa ủy quyền trao tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho các đơn vị, cá nhân.GS.TSKH Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT -thừa ủy quyền trao tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho các đơn vị, cá nhân.

Từ khoa Xây dựng được thành lập năm 1976 với số ít cán bộ giảng dạy, đến nay đã phát triển thành 6 khoa với cơ cấu ngành nghề được trải rộng, gồm Khoa Xây dựng dân dụng & công nghiệp, Khoa Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện, Khoa Xây dựng Cầu đường, Khoa Môi trường, Khoa Quản lý dự án và Khoa Kiến trúc.

Sau 40 năm, với quy mô, hình thức và đào tạo được hơn 18.000 cán bộ kỹ thuật có trình độ ĐH và sau ĐH, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các tỉnh thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

GS.TS Lê Kim Hùng – Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa – cho biết: "Từ một khoa với số ít cán bộ giảng dạy ở ngày đầu thành lập với rất nhiều khó khăn chung của đất nước sau ngày giải phóng, đến nay, số lượng cán bộ viên chức của 6 khoa ngành xây dựng đã lên đến 180 người, chiếm gần 1/3 tổng số cán bộ viên chức của nhà trường. Phần lớn cán bộ giảng viên của các khoa được đào tạo ở các trường ĐH, viện nghiên cứu có uy tín ở trong nước và các nước tiên tiến trên thế giới".

Sinh viên tốt nghiệp từ ngành xây dựng của trường được xã hội và các doanh nghiệp sử dụng đánh giá cao về năng lực và kiến thức chuyên môn, nhiều người đã và đang giữ những vị trí then chốt tại các tổ chức chính quyền, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp lớn.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập như hiện nay, các ngành xây dựng cần liên tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường NCKH, nâng cao trình độ ngoại ngữ của SV.

Trong số 8 lĩnh vực di chuyển lao động tự do trong cộng đồng kinh tế ASEAN trong giai đoạn đầu có đến 2 lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Điều này càng thôi thúc mạnh mẽ hơn việc đổi mới, cập nhật chương trình, tiếp cận với kinh nghiệm đào tạo của các nước phát triển, kiểm định chất lượng để Sv tốt nghiệp các ngành xây dựng có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động thời hội nhập trong thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới".

Nhân dịp này, Bộ Xây dựng trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Xây dựng cho 7 cá nhân; 2 tập thể gồm Khoa Xây dựng Cầu đường, Khoa Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện và 10 cá nhân được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen; Bộ Giao thông vận tải tặng bằng khen cho 1 tập thể và 4 cá nhân.

Ngoài ra, tập thể Khoa Xây dựng Cầu đường được UBND TP Đà Nẵng tặng bằng khen, UBND tỉnh Khánh Hòa tặng bằng khen cho tập thể Khoa Xây dựng Dân dụng.



Xem nguồn

Thi quốc gia nên có 5 bài, dạng tổng hợp

Posted: 03 Sep 2016 05:16 AM PDT


LTS: Ngày 16/8, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ đã nhận được văn bản của các Sở GD&ĐT, các trường Đại học, Cao đẳng đề xuất phương án thi/xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng chính quy cho năm 2017 và những năm tiếp theo. 

Thống kê sơ bộ thì nhiều Sở GD&ĐT muốn được chủ động tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT trong khi đó các trường Đại học muốn được tự chủ trong tuyển sinh vào trường mình.
 
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng ban soạn thảo đề thi cần nghiên cứu lại cách ra đề đối với các môn thi có 100% câu hỏi là trắc nghiệm bởi có những câu hỏi thí sinh chỉ cần khoanh bừa cũng có thể đúng, điều này ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia giáo dục, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ- Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học-Cao đẳng Việt Nam cho rằng, Bộ nên ra đề thi theo dạng bài thi tổng hợp. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả quan điểm của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ. 

Tốt nghiệp THPT quốc gia nên thi 5 bài

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học-Cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho rằng thi tốt nghiệp THPT cần được trả về cho các sở giáo dục là hoàn toàn đúng.

Bởi vì sở GD&ĐT là đơn vị xuyên suốt 12 năm quản lý giáo dục, đào tạo học sinh nên các sở và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Bộ nên ra đề thi theo dạng bài thi tổng hợp (Ảnh: Thùy Linh)

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ nên ra đề thi theo dạng bài thi tổng hợp. Trong đó, 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.

Ý kiến này của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ trùng với kiến nghị của Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam khi gửi văn bản đóng góp ý kiến về kỳ thi THPT Quốc gia tới Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT từ năm 2014 đến nay. 

"Về nguyên tắc học gì thi nấy mới xét toàn diện được. Như trước đây thi 3 môn rồi thêm 1 môn tự chọn các em học phiến diện. Tuy nhiên, dù thi 5 bài thi thì thí sinh cũng chỉ phải thi trong hai ngày, không kéo dài thời gian, đỡ tốn kém cho xã hội", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, Bộ cần nghiên cứu đánh giá học sinh không chỉ ở năm cuối, mà cần hướng tới cả trong quá trình học THPT" – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học-Cao đẳng Việt Nam đề xuất.

Giao tự chủ tuyển sinh cho trường đại học, cao đẳng

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Bộ GD&ĐT phải là người có trách nhiệm, đảm nhiệm việc ra đề thi để đảm bảo mặt bằng thi chung thống nhất cả nước và giám sát việc tổ chức kỳ thi ở các địa phương.

Năm 2017 nên thi như thế nào?

(GDVN) – Thông tin Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tiếp tục thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng trong năm 2017, dư luận đang mong chờ quyết định đó.

Về việc tuyển sinh, Bộ nên trả hoàn toàn cho các trường chủ động lên phương án.

Bộ không cần thiết phải "tổ chức thi chung để giúp các trường Đại học có nhu cầu" nữa.

Bộ GD&ĐT hãy làm vai trò sắp xếp đánh giá các trường, quy định những mức điểm tối thiểu để vào các nhóm trường khác nhau.

Bộ cũng hãy làm công việc rà soát thị trường lao động, giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường một cách cụ thể dựa trên nhu cầu của thị trường lao động, chứ không để các trường tự quyết định chỉ tiêu của các ngành đào tạo như hiện nay" – PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm. 

"Khi kỳ thi kết thúc, để thỏa mãn nguyện vọng lựa chọn ngành đào tạo của người học đồng thời tôn trọng tiêu chí tuyển sinh riêng biệt của từng trường thì Bộ nên chọn phần mềm xét tuyển dựa trên thuật toán "chấp nhận trì hoãn" do trường Đại học Thăng Long đề xuất", nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT gợi ý.



Xem nguồn

Đã có lệnh cấm, Trường Lê Hồng Phong vẫn cố dạy thêm đến tháng 11

Posted: 03 Sep 2016 04:34 AM PDT


Bắt đầu từ đầu năm học 2016 – 2017, thực hiện đúng chủ trương của lãnh đạo Thành ủy và UBND TP.Hồ Chí Minh, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố thực hiện việc cấm dạy thêm ở trong nhà trường.

Các giáo viên cũng không được phép dạy thêm tại nhà, mà phải vào các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, trung tâm ngoại ngữ dạy, và sẽ được trả lương.

Việc phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh cần phải được thực hiện miễn phí trong nhà trường.

Tuy nhiên, cho đến nay, có 1 trung tâm bồi dưỡng văn hóa vẫn còn hoạt động bình thường, mà vẫn chưa bị ảnh hưởng gì bởi lệnh cấm này của thành phố. Đó là trung tâm của Trường chuyên Lê Hồng Phong, quận 5, TP.Hồ Chí Minh.

Bảng giá học phí các môn ở các khối lớp tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Lê Hồng Phong (ảnh: P.L)

Có mặt tại trung tâm này vào tối ngày 29/8, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ghi nhận, tất cả mọi hoạt động của trung tâm này vẫn diễn ra hoàn toàn bình thường.

Trong vai một phụ huynh cần đăng ký học thêm cho học sinh lớp 11, phóng viên đã được nhân viên ghi danh tại đây hướng dẫn rất nhiệt tình.

Sẽ đuổi việc nếu giáo viên vi phạm về dạy thêm

Theo nữ nhân viên này, các lớp 11 trường chuyên và trường thường khai giảng cũng đã khá lâu.

Chỉ có lớp 11L5 (khối A, A1) và lớp 11P5 (khối A1) là mới khai giảng hôm 22/8. Các lớp này sẽ học tới ngày 9/10.

Mức học phí ở trung tâm này thu cũng khá cao. Khối 11 thấp nhất là 510.000 đồng, cao nhất là 880.000 đồng (môn Toán). Các lớp càng nhỏ thì mức học phí càng thấp.

Các bảng thông tin học phí, thời khóa biểu, lịch khai giảng các khóa học được dán công khai ở các bảng được để trước phòng ghi danh của trung tâm này.

Nhân viên ghi danh ở đây đã nói rằng, chuyện cấm là chuyện của thành phố, còn ở đây dạy thì vẫn dạy, đâu phải muốn ngưng là làm ngay được đâu.

Thời khóa biểu các môn của lớp 11 tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Lê Hồng Phong (ảnh: P.L)

Trước những thông tin nói trên, sáng ngày 31/8, tại Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, thầy Trần Đức Huyên – Phó Hiệu trưởng của trường đã khẳng định, nhân viên ghi danh của trung tâm nói như vậy là sai.

Thầy Trần Đức Huyên đã khẳng định, dù là trường nằm trong hệ thống trường chuyên quốc gia, nhưng là trường công lập, thì trường Lê Hồng Phong vẫn xác định là chắc chắn sẽ thực hiện nghiêm túc, chấp hành mọi quy định về dạy thêm học thêm của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, trường đã có văn bản đề nghị Sở Giáo dục cho phép duy trì các khóa học hiện giờ đến tháng 11, do đang học dở dang. Trường Lê Hồng Phong đã trình phương án đóng cửa trung tâm bồi dưỡng văn hóa này lên thành phố, là sẽ thực hiện trong tháng 11.

Về đội ngũ giáo viên đang dạy tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ của trường, hiện do các giáo viên của Trường Lê Hồng Phong và giáo viên của 1 số trường khác đứng lớp.



Xem nguồn

Giáo viên góp ý Dự thảo sửa đổi Thông tư 30 của Bộ

Posted: 03 Sep 2016 03:51 AM PDT


LTS: Góp ý về Dự thảo sửa đổi Thông tư 30, thầy giáo Trần Trí Dũng đã có những góp ý mong muốn những điều chỉnh sẽ khiến Thông tư mang tính thiết thực, gần gũi và hiệu quả hơn.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Ngày 28/8/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 30 quy định cách đánh giá học sinh Tiểu học.

Theo đó, việc đánh giá học sinh Tiểu học được thực hiện theo phương thức quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh Tiểu học.

Có thể nói một cách ngắn gọn về tinh thần của Thông tư 30 là đánh giá học sinh Tiểu học bằng những lời nhận xét trên ba nội dung: kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học và không chấm điểm.

Thông tư 30 khiến giáo viên bị “đè nặng” bởi các loại sổ sách, lời phê! (Ảnh nguồn: Infonet.vn).

Do sau 3 năm đi vào thực tiễn, Thông tư đã bộc lộ những bất cập, hạn chế và gặp phải những phản ứng từ phía các giáo viên, phụ huynh, học sinh, nên hiện nay Bộ đang có chủ trương lấy ý kiến góp ý cho dự thảo sửa đổi. Điều này đã thể hiện sự tích cực và cầu thị trong việc ban hành chủ trương mới về giáo dục của Bộ.

Về Thông tư 30, tôi đã có bài viết “Giáo viên mong muốn Bộ Giáo dục sửa những quy định nào ở Thông tư 30?”  trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, vì thế bài viết này chỉ xin góp ý về Dự thảo sửa đổi Thông tư 30 trên cơ sơ một số thông tin có được về dự thảo.  

Thứ nhất, về cách thức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Thông tư 30, tôi kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đăng tải toàn văn dự thảo sửa đổi trên báo chí hoặc mạng để dễ lấy ý kiến rộng rãi, tránh việc chúng tôi chỉ biết về dự thảo qua một số thông tin dẫn đến góp ý không được toàn diện.

Thứ hai, về những góp ý cụ thể.

Theo chúng tôi được biết, Dự thảo sửa đổi Thông tư 30 thay cho việc nhận xét, giáo viên sẽ đánh giá học sinh bằng các mức A, B, C. Sự đánh giá này thực chất là lượng hóa cách đánh giá thay cho việc định lượng bằng điểm số, thực chất đây là một giải pháp trung gian giữa hình thức đánh giá bằng điểm số và hình thức đánh giá bằng nhận xét.

Quy định này sẽ thu gọn hơn và có phần thuận tiện so với với cách đánh giá bằng nhận xét. 

Theo sự giải thích của ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì các mức đánh giá được hiểu như sau:

Mức A: nắm vững kiến thức, thành thạo kỹ năng, vận dụng linh hoạt kiến thức kỹ năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, hứng thú với môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Mức B: nắm được kiến thức, có kỹ năng, biết vận dụng kiến thức kỹ năng, hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Mức C: chưa nắm được kiến thức, thiếu hụt kỹ năng, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Đối với năng lực và phẩm chất, giữa và cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên, đánh giá mức độ hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh theo:

Giáo viên ngóng chờ Bộ điều chỉnh những gì ở Thông tư 30?

   – Mức A: nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứng thú, tự tin.

   – Mức B: nhận thức được, làm được, chưa thật hứng thú, chưa thật tự tin.

   – Mức C: nhận thức chưa đầy đủ, chưa làm được, chưa hứng thú, thiếu tự tin.

 Tuy nhiên, việc lượng hóa cách đánh giá theo cách thức văn bản này, theo tôi là chỉ có giáo viên mới nắm được các mức A, B, C là gì, còn đối với học sinh và phụ huynh lại phải có sự giải thích rõ, như thế lại tạo ra sự bất cập trong áp dụng.

Mặt khác, việc đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 truyền thống lại thuận tiện, đơn giản và dễ hiểu hơn rất nhiều, đặc biệt đối với quá trình giám sát của phụ huynh và đi kèm cũng có những nhận xét, cho điểm.

Trên thực tế, tinh thần của Thông tư 30 vẫn là đánh giá học sinh trên ba phương diện kiến thức, năng lực và phẩm chất. Rõ ràng là việc đánh giá quá trình hình thành năng lực và phẩm chất thì không thể dùng điểm số hay lượng hóa được.

Vì thế, theo tôi, việc đánh giá học sinh về mặt kiến thức thì vẫn dùng điểm số, đặc biệt là đối với môn Toán và Tiếng Việt, còn việc đánh giá năng lực, phẩm chất thì nên dùng lời.

Có nghĩa là Thông tư nên có sự phân định rạch ròi những nội dung đánh giá để dễ thực hiện và tiện cho quá trình theo dõi của phụ huynh, nghĩa là cần tăng tính khoa học trong quy định cách đánh giá học sinh.           

Thứ ba, theo cách lượng hóa A, B, C ở trên thì chỉ mới dừng lại ở cách đánh giá về mặt kiến thức và nhận thức, chứ chưa đánh giá được về năng lực và phẩm chất của học sinh như tham vọng của Thông tư đã đề ra. Trên thực tế là không thể lượng hóa hết được, sẽ thật là nực cười nếu đánh giá lòng nhân ái và tình yêu quê hương đất nước của học sinh theo các mức A, B, C…

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Tôi viết thư này gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Ở đây chúng ta cần thấy rằng, học sinh Tiểu học đang ở độ tuổi tiếp nhận những kiến thức và sự giáo dục ban đầu về hình thành nhân cách và con người.

Ở độ tuổi này, ý thức của các em đang dần được hình thành, tâm lý và nhận thức chưa ổn định và, vì thế, chúng ta chưa thể đòi hỏi quá cao đối với các em.

Thực chất, việc giáo dục trong nhà trường đối với các em ở độ tuổi này là giáo dục Phổ cập. Chúng ta không thể đánh giá các em về những gì mà các em chưa được học và chưa có những cơ sở, điều kiện để thể hiện.

Việc đánh giá trên nhiều mặt thể hiện tư tưởng giáo dục toàn diện đối với học sinh là rất tốt, song, thay vì việc tập trung vào nhận xét đánh giá, Bộ Giáo dục và và các giáo viên nên tập trung vào chất lượng giảng dạy.

Mặc dù đang trong quá trình hình thành nhận thức và ý thức, mỗi lớp đều có sự khác nhau.

Rõ ràng là từ chỗ các em còn chưa biết đọc, biết viết đến chỗ đã đọc thông, viết thạo và đã có những kỹ năng tính toán ban đầu là khác nhau.

Những điểm cần sửa đổi nếu tiếp tục không chấm điểm học sinh tiểu học

Vì thế, theo tôi chỉ nên chấm điểm hoặc nhận xét các em khi bắt đầu bước sang học kỳ II của lớp 3, đặc biệt là đối với lớp 4 và lớp 5, như thế mới đúng đắn và thực chất.

Việc Bộ  Giáo dục và Đào tạo tham khảo hình thức giáo dục của nước ngoài, áp dụng một cách vội vàng, đánh giá không đúng đối tượng, chưa xét đến thực trạng và tổng thể giáo dục, dẫn đến sự phản ứng không đáng có như trong thời gian qua, và bây đến giờ phải chỉnh sửa lại là điều dễ hiểu.    

Thay cho lời kết, tôi xin nhắc lại lời của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng: “Muốn đổi mới, ngành giáo dục phải biết lắng nghe“, hy vọng rằng lần sửa đổi này về Thông tư 30 sẽ mang lại những hiệu quả tích cực.



Xem nguồn

Làm theo các cách sau, môn hình học sẽ không còn là nỗi ám ảnh nữa

Posted: 03 Sep 2016 03:09 AM PDT


LTS: Tòa soạn đã nhận được bài viết thể hiện quan điểm của Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, thực hiện theo đề nghị của thầy Ngô Văn Minh  (Giáo viên toán Trung học Cơ sở Archimedes) bàn về cách nâng cao chất lượng giảng dạy môn hình học tại Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng là một nhà toán học người Việt tại thành phố Toulouse (Cộng hòa Pháp), được phong Giáo sư vào năm 2002 khi 32 tuổi, và được phong thành Giáo sư ngoại hạng (classe exceptionnelle) vào năm 2015.

Ông từng đạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 1985 tại Phần Lan khi mới 14 tuổi, và là học sinh đạt Huy chương Vàng IMO trẻ nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Các học sinh đi thi toán quốc tế IMO của Việt Nam thường mạnh về hình học sơ cấp mà yếu về toán tổ hợp so với các nước khác.

Lý do là toán tổ hợp đòi hỏi suy nghĩ sáng tạo, còn các bài toán hình học sơ cấp thường chỉ cần được luyện nhiều là làm được, hợp với kiểu học và luyện thi hiện tại của Việt Nam.

Nhưng đó là nói về học sinh thi toán quốc tế, còn đối với rất nhiều học sinh khác, thì môn hình học lại là một môn khó, đáng sợ hơn môn đại số. Thậm chí có những học sinh thuộc diện thủ khoa đầu vào Trung học Cơ sở các trường TOP như Hanoi Amsterdam cũng cảm thấy thiếu tự tin khi gặp các bài toán hình học. Vì sao vậy?

Theo thầy Nguyễn Khắc Minh (chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo), một lý do chính là cách dạy hiện nay.

Đi vào phân tích kỹ hơn, chúng ta có thể nhận thấy một số nhược điểm  trong cách dạy môn hình học phổ biến hiện nay như sau:

1) Không tạo được cảm hứng cho học trò.

Giáo sư Ngô Bảo Châu: “Toán học không dễ nhưng không phải quá xa”

2) Thiếu cơ bản, dập khuôn giải các dạng bài thay vì chú trọng đến việc hiểu cốt lõi vấn đề.

3) Cô lập, không chỉ ra các ứng dụng và sự liên quan đến những thứ khác.

4) Quá hình thức,  không kích thích phát triển khả năng hình dung hình học.

Tôi xin đưa ra đây một số chi tiết và ví dụ minh họa, cũng là để bàn về việc nên thay đổi cách dạy (và cách học) như thế nào cho hấp dẫn và hiệu quả hơn.

Trước hết, về Điểm 4:

Tất nhiên, cả 4 điểm trên đều có thể nói cho việc dạy mọi môn khác chứ không riêng hình học. Điểm đặc biệt của  hình học nằm ở chỗ nó không những sử dụng suy luận logic mà còn đòi hỏi cao và phát triển mạnh khả năng hình dung hình học trực giác (Tư duy hình dung trực giác ở các môn khác cũng cần, nhưng đặc biệt trong hình học nó càng thể hiện rõ).

Nói về thần kinh học, thì tức là nó dùng cả não trái (tính toán logic) và não phải (trực giác hình học).

Tương tự như là trong máy tính và smartphone có cả "main processor" và "graphics processor" vậy, cả hai đều quan trọng để cho nó chạy nhanh chạy tốt. Nếu không vận dụng phần não phải thì tư duy hình học ắt bị ảnh hưởng nhiều.

Một lần tình cờ tôi xem trên youtube một bài giảng kéo dài khoảng một tiếng của một giáo viên Việt Nam về phép quay. Chỉ cần nghe một số phút đầu tiên tôi đã xác định thấy đây là một bài giảng chán, khiến học sinh sợ môn hình.

Chuyên Toán-Tin A0, nửa thế kỷ đào tạo nhân tài cho đất nước

Ngay mở đầu bài giảng, giáo viên đã nói: "Phép quay là một vấn đề khó".

Tiếp đó, giáo viên đưa ra định nghĩa phép quay một cách hình thức, kiểu như:

"Phép quay là một phép biến đổi trong mặt phẳng  sao cho nó cố định một điểm A và nó biến mỗi điểm P thành một điểm P' thỏa mãn những điều kiện sau: …"  (trong lúc giáo viên nói định nghĩa đó, thì cũng không hề chỉ vào một hình nào để minh họa, mà chỉ nói như tụng kinh). 

Định nghĩa này không sai, chỉ có điều nó không trực giác, khó theo dõi (nhớ được đủ các ký hiệu đã đủ mệt, chưa nói đến chuyện hiểu), và không thích hợp để làm điểm khởi đầu cho một bài giảng về phép quay.

Thay vào đó, có thể giảng như thế nào cho sinh động, dễ hiểu? Tôi xin đưa ra vài gợi ý:

– Đừng bao giờ nói "Cái này khó lắm". Mọi khái niệm toán học ở phổ thông đều trong sáng, tự nhiên, chẳng có cái gì "khó lắm".

Khó thì không phải là do bản thân kiến thức khó, mà cách tiếp cận không thích hợp biến cái dễ thành cái khó (và biến cái khó hơn thành cái không thể hiểu, xin trích ra đây một câu chuyện có thật: bản thân nhiều giảng viên Đại học không hiểu bản chất cái mình giảng).

– Phép quay là phép biến đổi rất tự nhiên mà học sinh trước khi đi học đã nhìn thấy tận mắt hàng ngày. Cần bắt đầu bởi những cái mà học sinh đã biết đó: bánh xe đạp quay, kim đồng hồ quay, cối xay quay…

Những cái đó có "khó" không? Sao không cầm một cái gì đó cắm vào một trục và quay nó trước mặt học sinh? Sẽ thật dễ hiểu và trực giác. Sẽ thấy ngay trục quay là điểm cố định, các điểm khác dời chuyển đi vì thỏa mãn các tính chất dễ thấy bằng trực giác.

Rồi sau đó mới đến đoạn kiểm tra các tính chất đó một cách chặt chẽ, viết thành định lý. Chú ý là chứng minh của một định lý dù có đúng cũng chưa chắc đã là cách giải thích hay ho cho học sinh hiểu.

Đầu tiên cần hiểu ý tưởng vì sao nó lại đúng, rồi mới đến chứng minh chặt chẽ, mới là quá trình tiếp cận hiệu quả hơn.

– Đưa ra một số ví dụ về việc phép quay cho phép chúng ta tìm ra lời giải đẹp đẽ nhanh gọn cho nhiều vấn đề như thế nào. Những ví dụ đó sẽ giúp học sinh thấy khái niệm này bổ ích, đáng nhớ, đáng học.

Chẳng hạn như ví dụ sau (xem hình đính kèm):

Ví dụ.

Cách giải bài trên theo lối "thông thường" mà học sinh Việt Nam được học sẽ thông qua việc chứng minh các tam giác bằng nhau (ví dụ tam giác OAP bằng tam giác ODQ theo tiêu chuẩn c-g-c) và gồm nhiều bước. Nhưng nếu quan sát sẽ thấy ở đây ta có phép quay 90 độ quanh O, và nó phải biến điểm Q thành điểm P.

Lời giải theo phép quay này là lời giải tự nhiên nhất và gọn gàng nhất: Phép quay 90 độ quanh O theo chiều dương biến D vào A, biến A vào B. Do đó nó biến đường thằng DQ vào đường thẳng AE (vì hai đường này tạo với nhau một góc 90 độ bằng với góc quay), biến đường thẳng AE vào đường thẳng BP (với lý do tương tự), do đó nó biến giao điểm của hai đường DQ và AE (tức là điểm Q) vào giao diểm của hai đường AE và BP (tức là điểm P).

Suy ra OQ quay thành OP theo phép quay 90 độ, tức là OQ = OP và góc QOP bằng 90 độ.

Bài tập trên lấy từ một quyển sách rất hay về hình học sơ cấp nhan đề "Xung quanh phép quay – Hướng dẫn môn hình học sơ cấp", được Giáo sư Nguyễn Hùng Sơn và Giáo sư Nguyễn Sinh Hoa (Đại học Tổng hợp Warszawa, Ba Lan) giới thiệu và dịch ra tiếng Việt.

Tác giả của nó là Giáo sư Waldemar Pompe (cũng của Đại học Tổng hợp Warszawa), người phụ trách đội tuyển IMO của Ba Lan trong nhiều năm. Tuy gọi là "phép quay" nhưng thực ra sách giới thiệu công dụng của các phép dời hình nói chung (cả quay, tịnh tiến và đối xứng gương) trong hình học phẳng.

Như Pompe có viết, hầu hết các định lý hình học sơ cấp suy ra được từ hai quan sát cơ bản: quan sát thứ nhất là bất đẳng thức tam giác, và quan sát thứ hai là các phép dời hình vừa kể trên là các phép bảo toàn các số đo hình học.

Các tiếp cận hình học này vừa tự nhiên vừa hiện đại, và cho phép hiểu và giải quyết một cách đẹp đẽ nhiều vấn đề hình học khác nhau, ví dụ như bài toán tối ưu sau (gọi là bài toán Fermat): Có ba cái nhà (3 đỉnh của tam giác) trên mặt phẳng. Hãy tìm đường ngắn nhất nối 3 cái nhà đó với nhau.

Có vị ở Việt Nam phô trương  là dạy được toán cao cấp như là lý thuyết nhóm cho học sinh cấp 1 bằng  "công nghệ giáo dục" của mình. "

Công nghệ" dạy đó như thế nào? Hoàn toàn hình thức. Đưa ra định nghĩa hình thức về nhóm (như là có thể tìm thấy trong các sách về đại số cao cấp), rồi đưa ra mấy ví dụ hình thức bắt học trò kiểm tra nó thỏa mãn cái định nghĩa trên để kết luận đó là nhóm.

Cách dạy đó là cách dạy vô nghĩa, không làm cho học sinh hiểu bản chất vấn đề, không biết nhóm dùng để làm gì, tại sao lại phải học nó.

Trong khi đó, các phép dịch chuyển trong hình học chính là các phần tử của các nhóm đối xứng, và việc quan sát tác động của chúng, sử dụng các tính chất của chúng để giải quyết các vấn đề mới làm cho chúng trở nên có nghĩa, sinh động.

Về Điểm 3:

Trong khuôn khổ có hạn của sách giáo khoa hiện tại, có thể không có nhiều chỗ cho việc giới thiệu các ứng dụng và xuất phát điểm của các khái niệm hình học.

Nhưng nếu vậy thì cần thêm sách tham khảo cho học sinh đọc để biết nhiều thêm về ứng dụng thực tế của hình học ra sao, và giáo viên nên nhắc đến chúng khi giảng bài chứ không sẽ thành "lý thuyết suông".

Một bạn kể rằng,  khi học phổ  thông học hình học chẳng hiểu gì cả, nhưng khi vào đại học phải học môn đồ họa, tự nhiên thấy hình học dễ hiểu hẳn. Tại sao lại không nhắc đến hình họa trong hình học?

Không chỉ hình hoạ, mà rất nhiều vấn đề "thường ngày" khác cần đến kiến thức hình học sơ cấp.

Chẳng hạn như xây tường để khỏi đổ thì tường phải đứng thẳng, tức là vuông góc với mặt đất. Mặt bàn thì phải đặt nằm ngang, tức là song song với mặt đất nếu không muốn các thứ đặt trên đó bị lăn trượt đi, bánh xe đạp thì phải tròn thì mới lăn tốt mà xe không bị nhấp nhô…

Các khái niệm hình học đều có thể lấy ví dụ từ thực tế khá gần gũi. Bản thân từ hình học trong các thứ tiếng Tây là "geometry" có nghĩa là "đo đất đai", là môn học dùng để đo đạc ruộng đất, nhà cửa… nên rất dễ lấy ví dụ thực tế.

Gần đây tôi có viết một quyển sách nhan đề  "Toán học và Nghệ thuật", trong đó có nhiều ví dụ thực tế về việc hình học ảnh hưởng trực tiếp đến các nghệ thuật tạo hình và kiến trúc ra sao. Đây là sách viết về toán nhưng cho những người không cần có kiến thức chuẩn bị gì về toán, và mục đích chính là để gây cảm hứng, cho thấy toán học có ý nghĩa ra sao (trong nghệ thuật).

Hy vọng bạn đọc sẽ thích nó, đặc biệt nếu đang sợ hình học!

("Nghịch lý cột đền" về chuyện cột ở giữa trông có vẻ nhỏ hơn các cột bên cạnh tuy thực ra chúng bằng nhau, và ảo giác về zombi to nhỏ khác nhau, là hai trong số nhiều ví dụ về hình học sơ cấp được giải thích trong sách "Toán học và nghệ thuật").

Chẳng hạn như môn "hình học xạ ảnh" nảy sinh chính từ việc vẽ phối cảnh hình sao cho trông giống như thật.

Từ "xạ ảnh" gốc Hán Việt nghe kỳ bí, khó hiểu, tuy thực tế không đến mức khó hiểu như vậy. Tiếng Tây của từ này là "projective", có nghĩa là phép chiếu, tức là hình học của các phép chiếu.

Khi vẽ hình một đồ vật hay phong cảnh (3 chiều) nào đó, là ta đã chiếu nó lên tờ giấy hay khung tranh 2 chiều.

Chính vì thế muốn vẽ đẹp, vẽ đúng, cần biết một số nguyên tắc cơ bản của hình học phép chiếu (tức là hình học xạ ảnh). Ở trường phổ thông cũng có môn học vẽ, nhưng có lẽ thầy giáo vẽ chẳng bao giờ đả động đến kiến thức phép chiếu của hình học, còn thầy hình học chẳng đả động đến điêu khắc, hội họa hay vẽ kỹ thuật.

Tạo được sự tương tác thì học sinh sẽ học tốt hơn, hiểu rõ hơn cả hình học lẫn các môn kia.

Về Điểm 2:

Cách học "ăn sổi", "mì ăn liền", chạy theo điểm số ở Việt Nam là một trong những lý do khiến học sinh học hời hợt, có thể giải bài tập (những dạng bài được làm đi làm lại nhiều lần, hoặc có trong quyển sách luyện thi nào đó) như cái máy mà không hiểu bản chất vấn đề. Điều này thực sự đáng ngại, và càng học lên cao và khi ra ngoài làm việc càng lộ rõ.

Có những khi tôi phỏng vấn những sinh viên cao học ngành toán thuộc loại xuất sắc của Việt Nam (cho việc du học tại Pháp),  sinh viên kể đã học những môn "rất cao cấp", nhưng khi hỏi một số câu hỏi khá cơ bản (cao cấp vừa phải thôi) thì không trả lời được, chứng tỏ học vội vàng và hổng nhiều.

Trong môn hình học ở bậc phổ thông, tình trạng có lẽ cũng tương tự như vậy, chạy theo điểm số hình thức mà bỏ qua bản chất của kiến thức.

Tôi thử lấy một bài tập ví dụ, nếu học sinh hay thầy cô nào quan tâm thí nghiệm thử xem sao:

– Hãy tự chứng minh các tính chất đồng quy của các bộ ba đường cao,  ba đường trung tuyến, ba đường trung trực, và ba đường phân giác.

– Tại sao nếu biết 3 cạnh của một hình tam giác thì xác định được diện tích của nó?

Tất nhiên, những câu hỏi trên có tính lý thuyết và đã đều có phát biểu và chứng minh trong sách.

Nhưng hãy thử không học thuộc lòng chứng minh của sách, tự mình khôi phục lại cách chứng minh bằng lập luận của mình, thì có làm được không? Hay lấy những bài tập đơn giản kiểu như:

– Có ba đoạn thẳng với độ dài tương ứng là 3, 4, 6 (cm). Dựng tam giác với độ dài các cạnh như vậy, nó là tam giác nhọn, hay vuông, hay tù? Vì sao? Tính diện tích của nó?

Nếu học sinh nào làm được, tức là hiểu đáng kể hình học phẳng, đừng quá bận tâm nếu không làm được các bài hình học rắm rối.

Chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn một khi ta hiểu bản chất các khái niệm hình học, và học một vài phương pháp thông dụng để giải bải tập (ví dụ như phương pháp sử dụng phép đối xứng như bàn đến ở trên, phương pháp vẽ thêm đường phụ, và phương pháp quỹ tích).

Một trong những cuốn sách giáo khoa trình bày hình học sơ cấp một cách cơ bản, sáng sủa nhất mà tôi biết là cuốn "Hình học sơ cấp" của Kiselev (gồm hai phần, "Hình học phẳng" và "Hình học không gian").

Các bài tập trong sách đó (mà sách có rất nhiều bài tập) chủ yếu là ở dạng cơ bản, không rắm rối, làm được là hiểu được bản chất hình học.

Thầy giáo Tôn Thân nổi tiếng khi xem sách Kiselev cũng trầm trồ khen đây là quyển sách rất hay.

Các bài mẹo mực dở ở chỗ nó làm lệch lạc nhận thức về việc đâu là kiến thức cơ bản quan trọng: học sinh dễ bị sa đà vào cái mẹo mực ít ý nghĩa thay vì cái cơ bản hữu dụng, và khi không làm được cái mẹo mực lại đâm thành sợ toán, ghét toán.

Các bài kiểm tra học sinh không nên quá rối rắm hay đòi hỏi nhiều mẹo mực.

Một hình minh họa từ sách "Hình học sơ cấp" của Kiselev, một quyển sách  rất cơ bản, không mẹo mực, và chứa rất nhiều kiến thức hay mà học sinh Việt Nam không được học.

Về điểm 1:

Các điểm 2, 3, 4 kể trên chính là những điểm góp phần làm học sinh mất hứng thú với hình học, tạo lại được cảm hứng cho học sinh là điều quan trọng, vì một khi có cảm hứng thì học sẽ nhanh vào.

Trong điều kiện mà cảm hứng tạo ra được trong giờ học chính thức có hạn, thì học sinh nên tìm hiểu thêm các hoạt động ngoại khóa sinh động, và đọc các sách tham khảo hấp dẫn.

Ở Việt Nam từ trước đến nay cũng đã có các quyển sách tham khảo thú vị, có tác dụng gợi mở cảm hứng, về toán học nói chung và hình học nói riêng.

Ví dụ như là quyển "Hình học vui" của Perelman, hay quyển "Thuyền trưởng đơn vị" của Levshin (Cả hai đều được dịch từ tiếng Nga, và người ta có thể chê nước Nga về thứ này thứ khác nhưng không thể phủ nhận là Nga có thời kỳ hoàng kim về toán và vật lý, phóng vệ tinh "Sputnik" vào vũ trụ trước Mỹ).

Tuy nhiên, theo tôi được biết, nếu như các sách giáo khoa dù hay dở ra sao cũng được in với số lượng hàng trăm nghìn bản mỗi lần, thì các sách tham khảo hay được phát hành với số lượng còn rất khiêm tốn (chỉ vài nghìn bản).

Trên thị trường sách tham khảo thì vẫn chủ yếu là các sách bài tập, luyện thi "mì ăn liền" chiếm ưu thế áp đảo, chứ lượng sách tham khảo có tính gợi mở, khơi dậy cảm hứng còn rất ít, trung bình có lẽ cứ hàng trăm học sinh thì mới có được một học sinh có sách như vậy, mà sách như vậy mới dễ đem lại cảm hứng cho học sinh. 

Hy vọng tình hình sẽ thay đổi trong tương lai gần, tất nhiên học sinh có nhu cầu điểm cao để còn được vào trường tốt, nhưng kiểu học chỉ hướng tới điểm thi mà không có cảm hứng hay hiểu bản chất là kiểu học kém hiệu quả về lâu về dài.

Nếu muốn chuyển từ ghét hình học, sợ hình học sang thành thích hình học, thì đặc biệt cần những sách khác nữa, ví dụ như là những quyển sau:

Một tranh trong sách "Một ngày phiêu lưu trong thế giới toán học kỳ diệu" về ứng dụng hình học vào việc chữa sỏi thận.

– "Thuyền trưởng đơn vị" của Levshin: Câu chuyện du hành ly kỳ của chú bé Số Không, qua đó có những giải thích sinh động về điểm, đường, tiên đề, định lý, trọng tâm, các đường đặc biệt trong tam giác…

– "Một ngày phiêu lưu trong thế giới toán học kỳ diệu" của Akiyama và Ruiz: Có nói đến nhiều loại đường và mặt khác nhau xuất hiện trong thực tế ra sao, ví dụ như mặt của ăng ten parabol, mặt ellipsoid dùng trong máy chữa sỏi thận, các hình có độ rộng không đổi mà không nhất thiết phải tròn…



Xem nguồn

7 điều người thành công không bao giờ chia sẻ

Posted: 03 Sep 2016 02:27 AM PDT


Có rất nhiều định nghĩa về thành công: giàu có, nổi tiếng, uy tín… Tuy nhiên, những người thành công trong nhiều lĩnh vực luôn có điểm chung. Một trong số đó là những điều mà họ không bao giờ hoặc hiếm khi nói tới trong những cuộc trò chuyện với người khác.

người thành công, người thành công chia sẻ

1. Người thành công rất chọn lọc trong việc chia sẻ ý tưởng

Nếu họ có một ý tưởng kinh doanh, họ sẽ rất chọn lọc trong việc chia sẻ nó. Họ không nói cho tất cả mọi người về nó. Họ làm vậy bởi vì họ biết rằng một ý tưởng sẽ chỉ là một ý tưởng nếu không hành động.

Thứ hai, mặc dù việc chia sẻ ý tưởng là rất tốt trong việc tạo kết nối với những người có thể giúp họ, nhưng cũng có nhiều nguy cơ bị ăn cắp ý tưởng.

Thứ ba, nó liên quan nhiều tới cá nhân họ. Ý tưởng cho thấy nhiều người đang đặt những kỳ vọng quá lớn và đặt áp lực lên bản thân. Nó giống như một lời hứa, không chỉ với bản thân họ mà còn với những người mà họ đã chia sẻ ý tưởng. Họ muốn âm thầm tiến hành ý tưởng của mình. Khi ý tưởng được cụ thể hóa, họ mới cho mọi người biết.

2. Người thành công không nói về những chi tiết thân mật trong cuộc sống riêng tư

Họ giữ cuộc sống riêng tư cho riêng mình, đặc biệt là ở nơi làm việc, bởi vì họ hiểu rằng đây là những điều riêng tư và không phải ai cũng muốn nghe nó.

3. Người thành công không bao giờ nói mình tài giỏi cỡ nào

Thái độ tự cao tự đại không chỉ gây ra những rạn nứt ở nơi làm việc, mà còn gây ra những rạn nứt trong cuộc sống nói chung. Ăn mừng thành tích cũng tốt nhưng khiêm tốn thì còn tốt hơn.

4. Người thành công không bao giờ tiết lộ thu nhập

Họ hiểu rằng làm vậy có thể gây ra sự cạnh tranh, khó chịu và ghen tị ở nơi làm việc. Người ta không thích ai đó ngang nhiên tiết lộ thông tin này, nghe có vẻ kiêu ngạo và thiển cận.

5. Người thành công không buôn chuyện

Họ không chia sẻ chi tiết về cuộc trò chuyện mà họ được nghe hay họ tham gia. Họ đáng tin và họ duy trì lòng tin này. Phát tán những thông tin này không chỉ khiến họ trở thành người thiếu trung thực, mà còn gây rạn nứt mối quan hệ chốn công sở cũng như trong cuộc sống.

6. Người thành công giữ bí mật về tin xấu và tin tốt

Điều này là dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Họ hiểu rằng tiết lộ quá nhiều thông tin (dù tốt hay xấu) đều có thể gây ra những tác động tiêu cực tới hiệu suất làm việc ở công sở. Vì thế, họ tiết lộ những thông tin này một cách chọn lọc, cẩn thận và xem xét tới tác động mà nó gây ra cho cả nhóm.

7. Người thành công giữ nỗi sợ hãi cho riêng mình

Nhân viên không nên bị gánh nặng bởi nỗi sợ và những băn khoăn của lãnh đạo. Nỗi sợ hãi, lo lắng của người dẫn đầu có thể mang lại tâm lý tương tự cho chính các nhân viên.

  • Nguyễn Thảo(Theo Life Hack)



Xem nguồn

Cậu học trò mồ côi viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục kể về ba ngày buồn

Posted: 03 Sep 2016 01:45 AM PDT


Mồ côi cả cha lẫn mẹ

Gia đình Sơn vốn thuộc diện hộ nghèo nhất ở thị trấn Tĩnh Gia (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Bố em qua đời do tai nạn giao thông khi em mới 2 tuổi.

Từ ngày chồng mất, bà Lê Thị Nguyên (mẹ Sơn) đã tần tảo sớm hôm nuôi các con ăn học. Nhưng cuộc đời thật nghiệt ngã khi đầu năm 2013, bà bị ung thư vú.

Nhà nghèo, quá trình điều trị kéo dài khiến gia đình càng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Tiền của theo căn bệnh ra đi, vì quá túng quẫn, bà Nguyên quyết định xin về nhà điều trị. Về nhà, dù căn bệnh hành hạ, nhưng bà luôn gắng gượng để hai con không phải khổ tâm.

Nhưng rồi đến đầu năm 2015, bà Nguyên vĩnh viễn ra đi để lại hai đứa con côi cút.

Tài sản lớn nhất trong nhà là chiếc giường cũng được đốt theo người mẹ. Vì thương hoàn cảnh anh em Sơn phải nằm đất ngủ, bà con họ hàng đã góp tiền mua chiếc giường khác để nằm.

Cậu học trò mồ côi Hoàng Văn Sơn

Cậu học trò mồ côi Hoàng Văn Sơn

Từ ngày bố mất, anh trai Sơn là Hoàng Văn Anh (22 tuổi) đã phải nghỉ học để đi làm công nhân trong cảng Nghi Sơn. Khi mẹ lâm bệnh, Anh đành phải bỏ việc về làm thuê gần nhà phụ giúp gia đình, nuôi em ăn học.

Sau bao tháng ngày nỗ lực hết mình, rồi ước mơ của Sơn là thi đậu vào đại học đã thành hiện thực. Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Sơn được 23 điểm và đăng ký xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Cơ điện tử.

Ngày nhận giấy báo nhập học, kèm theo thông báo về khoản học phí học kỳ 1 là 19 triệu đồng khiến Sơn mừng ít, lo nhiều. Đến ngày nhập học, nhưng tiền cả hai bên họ hàng cho vẫn chưa đủ, nhà trường cũng chỉ hỗ trợ được một phần nào. Thương cậu học trò nghèo, cô giáo hiệu trưởng Trường THPT Tĩnh Gia 1 đã đứng ra kêu gọi để mong các nhà hảo tâm giúp đỡ cho Sơn.

Cô Nguyễn Thị Hà rất cảm thương trước số phận cậu học trò nghèo của mình

Cô Nguyễn Thị Hà rất cảm thương trước số phận cậu học trò nghèo của mình

Và ngày cầm giấy báo nhập học vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cậu học trò nghèo Hoàng Văn Sơn gọi đó là ngày buồn thứ ba trong cuộc đời mình. Hiện Sơn đã được một thầy giáo ở trường ĐH Bách khoa Hà Nội tài trợ học phí và chi phí học tập của kỳ 1, năm học đầu tiên. Tuy nhiên, cậu học trò mồ côi vẫn canh cánh về nỗi lo lắng cho chặng đường đầy gian nan phía trước của em.

Cô Nguyễn Thị Hà – Hiệu trưởng Trường THPT Tĩnh Gia 1 (huyện Tĩnh Gia) chia sẻ, em Sơn là một học sinh rất chăm ngoan, học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu mến.

Bức thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

Sau khi đăng ký xét tuyển, Sơn mới nhận ra chuyên ngành mà em đăng ký học là mã đào tạo quốc tế của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Dù là ngành học mà Sơn mơ ước nhưng với mức học phí rất cao khiến cậu học trò nghèo lại rơi vào cảm giác tuyệt vọng.

Sơn đã quyết định viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ mong muốn của mình. Mở đầu bức thư, Sơn viết: "Bác ơi! Ngày hôm qua là ngày đau buồn thứ ba của cháu, nhưng là ngày buồn thứ hai cháu cảm nhận được. Ngày buồn thứ nhất khi cháu mất đi người bố của mình do tai nạn giao thông khi cháu chỉ mới 2 tuổi, chưa biết cảm nhận cái chết của bố là gì.

Căn nhà của hai anh em Sơn

Căn nhà của hai anh em Sơn

Ngày buồn thứ hai là mới gần đây thôi, khi cháu bước vào lớp 10 Trường THPT Tĩnh Gia 1 thì người mẹ thân yêu của cháu cũng bỏ lại cháu mà ra đi do bị bệnh ung thư. Mẹ ra đi rất nhanh, do nhà nghèo, bệnh trọng, cháu cảm nhận được nỗi đau này, cháu đã vĩnh viễn mất đi cả bố lẫn mẹ, chỉ còn lại người anh trai hơn cháu hai tuổi.

Giờ lấy ai chăm sóc, nuôi nấng anh em cháu ăn học, lấy gì để sống và thực hiện mơ ước vào trường đại học? Nỗi đau buồn không nói thành lời, cháu đã tuyệt vọng vô cùng. Sau đám tang mẹ, cháu đã nghỉ học, nhưng nhờ có sự động viên, cưu mang của bà con, cô bác, hàng xóm, láng giềng, của thầy cô, bạn bè, các nhà hảo tâm nên cháu đã vượt qua nỗi đau, tiếp tục đi học, thực hiện ước nguyện của mẹ là "con phải vào được trường đại học".

Trong thời gian qua, cháu đã luôn cố gắng, là học sinh giỏi của trường, cháu đã được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người, nhiều tổ chức xã hội….

Nỗi buồn thứ ba ngày hôm nay lại do cháu gây ra, do không nghiên cứu kỹ thông tin, nên cháu không biết chuyên ngành cháu đăng ký học là ngành Cơ điện tử – NUT, đại học Nagaoka – Nhật Bản lại là mã đào tạo quốc tế của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là ngành học, trường đại học mà cháu hằng mong ước, nhưng ngành cháu đăng ký có mức học phí rất cao và không được miễn giảm bất cứ chế độ gì. Cháu là trẻ mồ côi làm sao theo được bác ơi. Giá như bố mẹ cháu còn sống, giá như nhà cháu không nghèo, giá như có phép màu nào đó cháu có tiền đi học".

Nguyện vọng của Sơn là được chuyển sang một ngành học khác của trường hoặc được rút hồ sơ vào nguyện vọng của trường ĐH Xây dựng như dự định của em nếu không đậu ĐH Bách khoa. Tuy nhiên, nhà trường cho biết, em không được rút vì theo quy định, khi nộp hồ sơ trúng tuyển, giấy chứng nhận gốc về trường thì trường đã cập nhật và gửi số liệu về hệ thống của Bộ GD-ĐT, đồng nghĩa với mã xét tuyển của em đã hết hạn và không thể thay đổi được nữa.

"Cháu vẫn biết rằng đây là ngành học cháu yêu thích và hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt, cháu có thể tốt nghiệp ra trường về phục vụ quê hương Tĩnh Gia thân yêu của cháu, nơi có khu kinh tế Nghi Sơn đang xây dựng, đang cần nhiều nguồn nhân lực lao động như vậy, để cháu được thực hiện ước mơ của mình…


Trong nhà Sơn chẳng có tài sản gì đáng giá.

Trong nhà Sơn chẳng có tài sản gì đáng giá.

Tâm nguyện của cháu là xin được chuyển sang học ở một ngành học khác của trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc một ngành nào đó theo khối xét tuyển của Đại học Xây dựng để thực hiện được ước mơ của mình, thực hiện được ước nguyện của mẹ trước khi ra đi. Cháu cầu mong bác Bộ trưởng cho cháu một cơ hội, một ước nguyện có được không bác? Cháu biết rằng cháu làm như thế này là đã làm phiền bác! Cháu xin hứa sẽ cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa để đền đáp công ơn của bác và mọi người.

Bác ơi! cháu xin lỗi bác vì đã làm phiền bác khi bác đang bận trăm công, ngàn việc!

Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ! Mẹ hãy phù hộ cho con mẹ nhé!”.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Quyết tâm của một trường ĐH theo đuổi mô hình không vì lợi nhuận

Posted: 03 Sep 2016 01:03 AM PDT


Trường ĐH Hoa Sen trao hơn 8 tỷ học bổng tuyển sinh năm 2016 (ảnh chụp chiều 30/8)Trường ĐH Hoa Sen trao hơn 8 tỷ học bổng tuyển sinh năm 2016 (ảnh chụp chiều 30/8)

Trong khi chúng tôi đang thực hiện loạt bài ĐH KVLN thì ở Trường ĐH Hoa Sen lại xuất hiện một thông tin đồn thổi, như UBND TPHCM sắp ra một quyết định quan trọng về trường hay Hội đồng quản trị nhà trường sắp bị bãi nhiệm hay Hiệu trưởng sắp từ chức… khiến tập thể sư phạm cán bộ, giảng viên, sinh viên toàn trường không khỏi lo lắng.

Ngày 23/8, ông Trần Văn Tạo – Chủ tịch HĐQT nhà trường, đã gửi thư cầu cứu đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Tiếp đến, ngày 26/8/2016, TS Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng nhà trường – viết tâm thư gửi tập thể sư phạm và sinh viên nhà trường, trấn an dư luận trước thông tin UBND TPHCM sắp ra quyết định công nhận Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bất thường (ĐHĐCĐBT) ngày 02/08/2014 bầu ra.

Còn nhớ, cách đây 2 năm, nhóm cổ đông chiếm 30% cổ phần Trường ĐH Hoa Sen tổ chức ĐHĐCĐBT, bầu ra HĐQT và BGH mới. Nghị quyết của Đại hội này chưa được Chính quyền TPHCM công nhận; tuy nhiên, từ đó cuộc tranh luận về mô hình hoạt động của Trường ĐH Hoa Sen bùng nổ chưa từng thấy.

Trong bức tâm thư mới nhất, TS Bùi Trân Phượng khẳng định: "Tôn chỉ hoạt động phi lợi nhuận của Trường ĐH Hoa Sen là nhằm giữ cho môi trường Hoa Sen có được sự độc lập về hoạt động sư phạm và học thuật, tích lũy của nhà trường được đầu tư phát triển nguồn lực giảng viên và cơ sở vật chất, qua đó người thụ hưởng cuối cùng của mô hình này chính là sinh viên hôm nay và nhiều thế hệ mai sau…

Diễn biến trong hai năm qua là cuộc đấu tranh của cả đội ngũ sư phạm để bảo vệ thành quả 25 năm và vững bước đi tiếp con đường của mình. Những ước vọng, những hoài bão chân chính xây dựng một trường đại học tư thục hàng đầu Việt Nam có thể thành hiện thực hay không là tùy thuộc vào quyết tâm của tất cả các anh chị và các bạn sinh viên trong việc theo đuổi tới cùng lý tưởng vô vị lợi, lý tưởng của phụng sự…".

Nếu lý tưởng và quyết tâm ấy thành sự thật được công nhận, Trường ĐH Hoa Sen sẽ trở thành trường đại học tư thục KVLN "100% Việt Nam" đầu tiên. Ngược lại, khó có thể hình dung hết đường đi của ngôi trường trong tương lai, khi nó phải lựa chọn hoặc thay đổi để trở thành trường hoạt động vì lợi nhuận, hoặc đi theo đúng lộ trình chuyển đổi thành trường ĐH KVLN được quy định tại Điều lệ trường ĐH 2014, mà nếu vậy, Hoa Sen bị buộc phải thừa nhận mình đang là trường vì lợi nhuận trái với tôn chỉ hoạt động của nhà trường từ khi thành lập đến nay.

Câu chuyện KVLN tại Hoa Sen: lịch sử và thực tế hôm nay

Trường ĐH Hoa Sen được thành lập năm 1991, trên cơ sở chuyển đổi trường bán công thành trường tư thục theo hình thức cổ phần hóa. Lãnh đạo đương nhiệm của trường khẳng định từ những ngày đó, Hoa Sen đã đi theo định hướng phi lợi nhuận. Điều này còn ghi lại trong các văn bản lưu trữ, như Điều lệ tổ chức và hoạt động trường Hoa Sen được UBND TPHCM phê duyệt (01/11/1991) ghi "Trường hoạt động vì mục đích không vụ lợi", Đề án thành lập Trường ĐH Hoa Sen (2006) ghi rằng trường "hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ", Quy chế tổ chức và hoạt động Trường ĐH Hoa Sen (2007) xác nhận "Trường hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18-04-2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao"…

Cơ sở pháp lý cao nhất mà trường dựa vào từ khi thành lập đến nay, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP (Nghị quyết 05) của Chính phủ, tất nhiên chưa phải là một hành lang pháp lý rõ ràng, nhưng đã là tiền đề quan trọng trong việc khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập hoạt động theo mô hình không vì lợi nhuận. Nghị quyết quy định: "Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc theo cơ chế lợi nhuận. Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích hợp lý của các nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển…".

Dựa trên một chủ trương chưa hoàn thiện các quy định nội hàm khái niệm trường ĐH KVLN, Trường ĐH Hoa Sen đã đưa ra Quy chế tổ chức và hoạt động theo cơ chế KVLN của mình. Không thể phủ nhận, quá trình phát triển 25 năm của trường minh chứng cho một hướng đi đúng trong giáo dục, trong đó đào tạo gắn với hội nhập, SV được đầu tư để phát triển trong một môi trường học tập chuẩn mực, sáng tạo; nhưng để xác định quá trình ấy đi theo định hướng KVLN trong bối cảnh chưa có khái niệm rõ ràng về KVLN, là điều khó khăn, và là nguyên nhân gây ra những tranh luận.

Nhiều ý kiến cho rằng trường ĐH KVLN mới được quy định trong Luật Giáo dục đại học (2012), vậy thì trước đó, chưa thể xác định Hoa Sen đi theo mô hình này. Tuy nhiên, sự chậm trễ của văn bản pháp luật không đồng nghĩa với việc phủ nhận một thực tế (nếu đã có). Vì vậy, cần nhìn vào những hoạt động của nhà trường trong 25 năm qua để có sự phân xử, minh định khách quan, công bằng.

Từ khi cuộc tranh luận nổ ra, lãnh đạo đương nhiệm của nhà trường tích cực truyền thông hình ảnh Trường Hoa Sen KVLN, lập website công khai các thông tin liên quan. Cũng là một cách để rộng đường dư luận. Theo con số kiểm toán độc lập Trường ĐH Hoa Sen năm 2015, tính từ khi có thành viên góp vốn năm 2007 đến 30/9/2014, tổng mức chi trả cổ tức chiếm 7,89% chênh lệch thu chi, mức lãi suất chi trả trung bình 13%, so sánh với bình quân lãi suất tiết kiệm cùng kỳ khoảng 10,87%. Tổng phần tài chính giữ lại để đầu tư phát triển và tăng vốn chiếm 75,1%.

Lãnh đạo trường giải thích từ năm 2007 đến 2013, trường thực hiện nguyên tắc hoạt động KVLN theo tinh thần Nghị quyết 05 là dành phần lớn chênh lệch thu chi để đầu tư phát triển giáo dục và khống chế mức chi trả cổ tức tiệm cận lãi suất ngân hàng; đến khi có Luật Giáo dục ĐH, nhà trường tuân thủ trả cổ tức tối đa ở mức lãi suất trái phiếu Chính phủ và phần chênh lệch thu chi còn lại là tài sản chung hợp nhất không phân chia. Hiện nay, với giá trị tài sản của trường trên 600 tỷ đồng cùng với quy mô gần 10.000 sinh viên, 500 giảng viên, nhân viên, trường vừa lập Quỹ Hoa Sen KVLN, có sứ mạng là một trong những giải pháp giúp trường thực hiện mục tiêu trở thành trường ĐH hoạt động KVLN.

Cần vai trò của Nhà nước để tinh thần ĐH KVLN đi đúng hướng

Dù tích cực công khai thông tin và giải trình với lãnh đạo TPHCM, Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ; dù kết quả Đại hội toàn trường lần thứ nhất ngày 31/1/2015 thể hiện sự đồng thuận của tập thể sư phạm và thành viên góp vốn về việc tiếp tục thực hiện đường lối KVLN, nhưng Nhà nước chưa công nhận Trường ĐH Hoa Sen hoạt động theo mô hình KVLN.

Hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước tham mưu là trường phải làm thủ tục lấy biểu quyết cổ đông thông qua việc hoạt động KVLN theo trường hợp (2) quy định trong Điều lệ trường ĐH 2014. Khoản 2 Điều 34 Điều lệ trường ĐH áp dụng cho những trường đã hoạt động vì lợi nhuận nay muốn xin chuyển thành hoạt động KVLN, theo đó, tại điểm b, nếu muốn chuyển đổi sang hoạt động KVLN, trường phải đủ sự ủng hộ của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn.

Theo luật sư Lương Văn Lý – cố vấn kiêm Trưởng bộ phận đầu tư và thương mại của công ty Luật Việt Long Thăng, quy định này có thể thích hợp với Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông nhỏ nhưng hoàn toàn không phù hợp với hoàn cảnh của các trường ĐH tư thục hiện hoạt động theo QĐ61 và QĐ63 của Thủ tướng Chính phủ. Hơn nữa, theo lập luận của Trường ĐH Hoa Sen, để áp dụng thủ tục này, họ phải xóa đi Quy chế hoạt động KVLN và tất cả những gì đã thực hiện KVLN (trong đó có cả khối tài sản chung hợp nhất không phân chia hàng trăm tỷ đồng) để trở thành trường vì lợi nhuận rồi mới có thể chuyển đổi. Vòng luẩn quẩn này cũng sẽ phủ nhận công sức và tâm huyết của trường suốt những năm qua, phủ nhận chủ trương Nghị quyết 05/2005/ NQ-CP.

Theo nhiều chuyên gia, rào cản của các trường KVLN ở Việt Nam còn nhiều, trong đó có khó khăn lớn từ hành lang pháp lý. Từ Nghị quyết 05/2005/ NQ-CP đến Điều lệ trường ĐH ban hành tại Quyết định 70/2014/QĐ-TTg là gần 10 năm bỏ trống về mặt pháp luật đối với trường ĐH tư KVLN. Những trường hợp khó phân định như Hoa Sen rơi vào khoảng trống này. Nhà nước chưa thừa nhận mô hình khi hoạt động trong vùng tối pháp lý, nhưng trường cũng không chấp nhận bỏ những gì họ tuyên bố đã làm mà muốn Chính phủ xem xét thực tế để công nhận "rượu cũ bình mới".

Dư luận xã hội đồng tình với sáng kiến bảo hộ giáo dục khỏi sự thao túng của lợi ích kinh tế, lợi ích nhóm, nhưng với những tranh cãi chưa dứt tại Hoa Sen, còn đó nỗi -lo lắng về sự tồn tại mô hình ĐH KVLN thật sự . Vai trò quản lý của Nhà nước lúc này vô cùng cần thiết, để một quyết tâm có thể đi đúng hướng, một mầm xanh KVLN đã vươn lên sống mạnh khỏe không phải bị chết yểu. Mới đây, trong buổi Gặp gỡ Hoa Sen 2016 tổ chức vào tháng 4/2016, các nhà nghiên cứu, cựu SV, doanh nghiệp, tập thể sư phạm trường lại một lần nữa nêu lên nguyện vọng này.



Xem nguồn

Thủ khoa xinh đẹp ĐH Mỹ thuật: “Đi học sơn mài như… Ninja”

Posted: 03 Sep 2016 12:20 AM PDT


Toát mồ hôi để có những bức tranh sơn mài đẹp, phẳng, sâu

Xinh đẹp, là Đảng viên thủ đô tiêu biểu, tình nguyện viên năng động trong nước và quốc tế với hàng loạt bằng khen, Phạm Quỳnh Anh (sinh năm 1992) vừa xuất sắc "ẵm" tiếp danh hiệu Thủ khoa tốt nghiệp năm 2016 của trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp với điểm học tập toàn khóa 8,24 và điểm rèn luyện toàn khóa xuất sắc.

Ngành học cô gái này theo đuổi khá đặc biệt – sơn mài và đối với con gái, đây là một ngành học nhiều vất vả. Quỳnh Anh chia sẻ chân thành về cơ duyên đến với khoa Mỹ thuật thuật truyền thống do một chút không may mắn trong thi cử, em không đỗ nguyện vọng một vào khoa Đồ họa (một ngành đang hot của trường lúc bấy giờ).


Nữ thủ khoa xinh đẹp trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp năm 2016 Phạm Quỳnh Anh

Nữ thủ khoa xinh đẹp trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp năm 2016 Phạm Quỳnh Anh

Vì yêu thích hội họa, muốn tìm hiểu sâu hơn và một phần nào đó gìn giữ được những kỹ thuật vẽ sơn mài truyền thống của ông cha ta, Quỳnh Anh táo bạo chọn ngành Sơn mài (thuộc Khoa Mỹ thuật Truyền thống) ở nguyện vọng 2 để theo học mặc dù gia đình thời gian đầu không ủng hộ sự lựa chọn của em. Do đặc thù phải tiếp xúc với sơn và dầu hỏa khá nhiều, một số bạn của Quỳnh Anh bị dị ứng quá nặng đã phải chuyển ngành học.

"Hay như công đoạn mài tranh sau khi vẽ cũng khá vất vả, dùng giấy ráp mài tranh tỉ mỉ từng chút một để tranh thật phẳng (với những tranh khổ lớn thì còn vất vả hơn). Việc ngâm tay khá lâu trong nước cũng có thể bị nước ăn tay hoặc rộp nước. Nhưng đổi lại với việc bỏ công sức vất vả để thể hiện, em sẽ có được những bức tranh sơn mài đẹp, phẳng và sâu", Quỳnh Anh tâm sự.

Năm thứ 2 bắt đầu vào học chuyên ngành, cả lớp Quỳnh Anh phải thực hành bài "đánh sơn" – thao tác chế biến sơn sống (sơn thô lấy từ nhựa cây sơn) thành sơn chín. Vì được biết nhựa cây sơn khi chưa chế biến thành sơn chín, rất dễ gây dị ứng (nổi mẩn ngứa, mụn nước), đôi khi chỉ cần ngửi mùi sơn cũng có thể gây dị ứng nên Quỳnh Anh và các bạn đã chuẩn bị rất kỹ cho bài tập này.

"Khi cô giáo bước vào lớp cũng đã phải giật mình vì ngồi học trong lớp mà ai cũng bịt kín mít như Ninja (mũ, kính, khẩu trang, găng tay) vì sợ sẽ bị dị ứng trong lần tiếp xúc đầu tiên với nhựa cây sơn", cô thủ khoa kể về những trải nghiệm không thể quên.

Thế nhưng cô gái trẻ vẫn quyết tâm theo đuổi đến con đường đã chọn với tinh thần "khó khăn nào cũng vượt qua". Với đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mẫn và tình yêu ngành học, Quỳnh Anh nhận tặng thưởng của Hội mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm "Tranh tĩnh vật" năm 2013.


Phạm Quỳnh Anh gặt hái được không ít thành tích trong cả học tập lẫn hoạt động Đoàn.

Phạm Quỳnh Anh gặt hái được không ít thành tích trong cả học tập lẫn hoạt động Đoàn.

Nhiều năm liền em đạt kết quả học tập giỏi, điểm rèn luyện loại tốt, nhận học bổng của nhà trường. Bài thi tốt nghiệp (Đồ án và thuyết minh đồ án) của Quỳnh Anh đạt 9,64 điểm, điểm GPA 5 năm đạt mức xuất sắc (8,24).

Nhưng đó mới là một phần trong bảng thành tích đáng nể của cô gái Hà Nội xinh xắn…

Đảng viên trẻ thủ đô xuất sắc, tham gia tình nguyện trong và ngoài nước

Hoạt bát, hướng ngoại và toàn diện, Quỳnh Anh là gương mặt thanh niên thủ đô tiêu biểu trong công tác Đảng và tình nguyện. Em nhận hàng loạt danh bằng khăn, giấy khen: Chứng nhận “Đảng viên trẻ thủ đô xuất sắc” cấp thành phố, Giấy khen “Sinh viên 5 tốt” cấp trường, Bằng khen “Bí thư chi đoàn giỏi thủ đô” cấp thành phố, Bằng khen “Đã có thành tích trong công tác hội và phong trào sinh viên năm 2008-2013” cấp thành phố, Bằng khen "Đảng viên trẻ tiêu biểu thủ đô là sinh viên năm 2014" cấp thành phố, Bằng khen "Đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm" cấp Trung ương 2015…

Với tinh thần góp sức trẻ cho cộng đồng, nữ sinh trường Mỹ thuật không ngần ngại xốc vác trong nhiều hoạt động tình nguyện như tiếp sức mùa thi, tham gia ban tổ chức các chương trình chào tân sinh viên, khai giảng và các chương trình chào mừng ngày lễ lớn; hoạt động “Tình nguyện mùa đông” tại Mai Châu và Tuyên Quang…

Là gương mặt đại diện cho chương trình “Mô hình xanh” của Thành Đoàn, Quỳnh Anh còn khoác áo xanh tình nguyện Việt Nam đến các nước láng giềng. Em tham gia hoạt động tình nguyện quốc tế tại Viêng Chăn- Lào năm 2016 do Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia "Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Trung lần thứ XVI"…

Mới đây, em vinh dự nhận bằng khen "Đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Thủ đô tại Viêng Chăn-Lào năm 2016" của Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội.


Quỳnh Anh phát biểu tại Lễ Mít tinh kỷ niệm 40 năm quốc khánh CHDCND Lào.

Quỳnh Anh phát biểu tại Lễ Mít tinh kỷ niệm 40 năm quốc khánh CHDCND Lào.

"Lập trình" mục tiêu viết nên 5 năm tuổi trẻ rực rỡ ở giảng đường

Để có 4 năm tuổi trẻ rực rỡ và gặt hái nhiều thành tích như vậy ở giảng đường đại học, Quỳnh Anh đã "lập trình" cho mình những mục tiêu phấn đấu cụ thể rõ ràng ngay từ năm nhất, học cách quản lý thời gian hợp lý, học lý thuyết đi đôi với thực hành. Ngoài những môn chuyên ngành, liên quan đến môn năng khiếu và nghệ thuật, em cũng phấn đấu học thất tốt và đều các môn khác.

Khi được hỏi "Sự thông minh chiếm bao nhiêu phần trăm trong những thành quả bản thân em đạt được?", nữ thủ khoa đáp: "Theo em, khi học tại một trường đặc thù về nghệ thuật, để có được kết quả học tập tốt, trước hết phải có năng khiếu. Và năng khiếu của mỗi người theo quan điểm của em chiếm tới 50%, 30% cho sự thông minh và 20% còn lại cho sự chăm chỉ".

"Hãy học tập và cống hiến hết mình, đừng để phí hoài sức trẻ, ngoài việc học tập thật tốt, tham gia những hoạt động cồng đồng, công tác xã hội, vì sau khi tốt nghiệp Đại học, nhìn lại chặng đường 5 năm của mình bạn sẽ có được những bài học và trải nghiệm đáng nhớ!" là chia sẻ tâm huyết của thủ khoa trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp đến các bạn tân sinh viên để có được những năm tháng trọn vẹn nhất ở giảng đường đại học.

Cô gái này cũng khẳng định: "Song song với việc học tập đạt kết quả cao, sinh viên cần trau dồi cho mình những kiến thức xã hội, những kỹ năng làm việc nhất định. Lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Nếu bạn chỉ giỏi trên lý thuyết mà không áp dụng được vào công việc thực tế thì sau khi ra trường, dù bạn có tốt nghiệp thủ khoa đầu ra cũng sẽ gặp một số hạn chế khi đi xin việc".

Hiện tại, Quỳnh Anh đang làm công việc thiết kế cho một công ty truyền thông, tổ chức sự kiện. Dự định sắp tới của em là học tiếp thạc sỹ trong nước. Cô thủ khoa xinh đẹp mong muốn được ở lại công tác và tiếp tục cống hiến cho trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp – ngôi trường mà em đã gắn bó suốt 5 năm vừa qua.

Xa hơn nữa, em muốn mở một lớp dạy sơn mài nho nhỏ cho người nước ngoài với ước mong "mọi người trên thế giới biết đến sơn mài truyền thống của Việt Nam".


Quỳnh Anh (áo đỏ) tại hoạt động giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Trung lần thứ XVI.

Quỳnh Anh (áo đỏ) tại hoạt động giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Trung lần thứ XVI.


Vẽ tranh tường tại Trường Nakhuay – Lào.

Vẽ tranh tường tại Trường Nakhuay – Lào.


Nhận bằng khen tại Viêng Chăn-Lào.

Nhận bằng khen tại Viêng Chăn-Lào.


Cô gái sinh năm 1992 xinh tươi, năng động trong buổi chụp hình giao lưu bóng đá.

Cô gái sinh năm 1992 xinh tươi, năng động trong buổi chụp hình giao lưu bóng đá.

Lệ Thu

Ảnh: NVCC



Xem nguồn

Thị trường tài liệu và chuyện mua, bán giáo án của giáo viên

Posted: 02 Sep 2016 11:38 PM PDT


LTS: Giáo án, tài liệu cơ bản đầu tiên để người thầy lên lớp.

Vậy nhưng, lâu nay đã hình thành cả một thị trường mua bán tài liệu này.

Dưới đây, Tòa soạn trân trọng giới thiệu ý kiến của thầy giáo Nguyễn Cao về vấn đề này.

Một số giáo viên không coi trọng giáo án khi lên lớp, nhất là những giáo viên đã có nhiều năm đứng lớp. Nhưng cũng có những giáo viên vẫn xem giáo án là vật dụng bất li thân khi giảng dạy.

Song, việc giảng dạy cho dù có dùng giáo án hay không dùng giáo án thì đây vẫn luôn được xem là một loại hồ sơ bắt  buộc của giáo viên. Nếu người thầy thực tâm đầu tư một bộ giáo án hoàn chỉnh cho riêng mình cũng đồng nghĩa với việc người thầy đã thẩm thấu được toàn bộ nội dung, kiến thức của bài giảng.

Ngoài ra, giáo án còn để tổ trưởng chuyên môn, Ban giám hiệu duyệt hàng tháng nhằm nắm bắt được việc thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường. Và, còn là hồ sơ để thanh, kiểm tra đối với các cấp quản lí, vì thế, ai cũng phải chuẩn bị cho mình bộ giáo án hoàn chỉnh và chu tất.

Giáo viên thức đêm soạn giáo án lên lớp cho học sinh (Ảnh: baonghean.vn).

Những năm gần đây, khi mà Bộ giáo dục và Đào tạo liên tục có những thay đổi về phương pháp giảng dạy và điều chỉnh một số nội dung trong sách giáo khoa, hay lồng ghép tích hợp vào từng địa chỉ của môn học nên việc chỉnh sửa là việc phải làm với mỗi giáo viên cho phù hợp với thực tế.

Vì thế, nên giáo án không thể sử dụng từ năm này qua năm khác được mà phải chỉnh sửa bổ sung liên tục. Trước thực trạng như vậy nên có nhiều giáo viên ngại làm hoặc không thể làm được thì xin hoặc dùng tiền để mua giáo án.

Khi đề cập đến vấn đề "mua-bán" này có nhiều người sẽ nói rằng người viết bịa chuyện cho vui nhưng đó lại là sự thật đối với một bộ phận giáo viên hiện nay, còn tin hay không thì độc giả chỉ cần nhấn chuột máy tính vào các địa chỉ cần tìm sẽ hiểu rõ thực hư.

Nắm bắt được nhu cầu cần giáo án nên một số giáo viên đã nhanh nhạy quảng cáo trên các trang mạng internet. Hiện nay, trang bachkim.vn là trang mạng được giáo viên tìm nhiều nhất. Trên đó có tất tần tật các loại giáo án, các sổ kế hoạch, bài kiểm tra.

Tuy nhiên, trước ma trận tài liệu khổng lồ này, nhiều giáo viên như vào một con đường mà không  tìm được đường ra… Vì thế, nhiều địa chỉ chỉ đưa ra một vài trang giáo án, tài liệu rất hay và chuẩn xác để người tìm mê mẩn, thích thú muốn tải về làm tài liệu cho riêng mình.

Giáo viên muốn bỏ soạn giáo án, ngán ngẩm các hội thi

Nhưng… chỉ một vài trang trong số đó yêu cầu muốn sử dụng được tài liệu phải liên hệ với số điện thoại hoặc chuyển khoản trước.

Hàng tháng, bản thân tôi phải duyệt giáo án cho giáo viên trong tổ nên thấy vô vàn những chuyện khôi hài. Nhiều giáo viên sau khi lấy trên mạng về chưa chỉnh sửa cả tên giáo viên, đơn vị. Nhất là trong các tiết giáo án kiểm tra định kì, trả bài kiểm tra.

Ngoài ra công tác dự giờ cũng gặp rất nhiều điều "thú vị" không chỉ giáo viên trong trường mà ngay cả trong các tiết thao giảng Hội đồng bộ môn. Nhất là trong các tiết dạy được ứng dụng công nghệ thông tin thì không chỉ là lỗi về phông chữ, mà một số hình ảnh đưa vào trong bài giảng không phù hợp và thiết thực.

Bởi mỗi địa phương, mỗi vùng miền có những điểm khác biệt nhau nên giáo án bán – mua hay lấy trên mạng không có sự liên kết, hoặc có hình ảnh mà giáo viên không thể lí giải được hình ảnh đó có tác dụng gì. Vì thế, nhiều hình ảnh đưa lên minh họa cho bài học giống như chuyện "lạy ông tôi ở bụi này" vậy.

Thực ra, nếu dạy liên tục một khối lớp thì chỉ một vài năm là các bài giảng đã được thuộc làu, nếu người dạy có đầu tư và chủ tâm tiếp cận.

Tuy nhiên, việc làm một bộ giáo án cho riêng mình không phải giáo viên nào cũng đủ can đảm để làm, bởi nhất là những môn xã hội có rất nhiều đề mục và nội dung của bài học.

Trong khi đó, thủ tục trình bày giáo án cho một tiết dạy lại bị ràng buộc nhiều những thủ tục hành chính nên làm một giáo án cho tiết dạy giáo viên phải ngồi cả ngày trời để đánh máy và đầu tư cho các bước lên lớp đúng với quy định của ngành (đó là chưa kể hiện nay có rất nhiều giáo viên không biết gì về tin học).

Dở khóc dở cười chuyện giáo viên "chạy đua" sử dụng công nghệ thông tin

Chính vì sự đầu tư thời gian rất lớn để có một giáo án nên mới có chuyện giáo viên xin xỏ của người này hoặc người khác, thậm chí là bán, mua.

Có cung thì ắt có cầu, hơn nữa một số trang mạng chưa được các cơ quan quản lí kiểm soát chặt chẽ nên chuyện mua bán giáo án cứ liên tục diễn ra và để lại nhiều những dư vị buồn cho một bộ phận giáo viên.

Xác định theo nghề giáo thì mỗi giáo viên phải lường trước được những nỗi truân chuyên của nghề. Mỗi giáo viên phải thực sự là tấm gương tự học, tự sáng tạo để truyền đạt kiến thức cho học trò.

Chuyện mua bán giáo án có lẽ là điều tối kị đối với người thầy đứng lớp, bởi đến giáo án cho riêng mình mà không làm được thì làm sao giáo viên bắt lỗi được học trò gian dối trong thi cử?                                                               



Xem nguồn

Comments