Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bảo Việt Nhân thọ đưa Ngày hội ViOlympic đến Cần Thơ

Posted: 28 Sep 2016 10:12 AM PDT


Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, lãnh đạo Sở GD&ĐT Cần Thơ, lãnh đạo phòng GD&ĐT các quận huyện tại thành phố.

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Nguyễn Thanh Loan, Phó Giám đốc Bảo Việt Nhân thọ Cần Thơ, chia sẻ: "Chúng tôi nhìn nhận đây là một cuộc thi rất ý nghĩa, hướng đến xóa dần khoảng cách vùng miền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và học tập tại các trường học trên cả nước và đặc biệt tạo điều kiện cho các cháu học sinh có cơ hội được giao lưu, học hỏi. Sân chơi ViOlympic sẽ là khởi đầu để các cháu gặt hái được thành công trong tương lai".

Bảo Việt Nhân thọ mong muốn con em của thành phố Cần Thơ nói riêng và các em học sinh trên cả nước nói chung sẽ phát huy được tình yêu toán học thông qua việc luyện tập và thi toán ViOlympic trên mạng. Đây là năm đầu tiên Bảo Việt Nhân thọ Cần Thơ tổ chức cuộc thi. Hi vọng khi tham gia "Ngày hội ViOlympic Bảo Việt Nhân thọ", các em học sinh vừa được ôn lại các bài tập đã học, vừa có trải nghiệm vui vẻ với các hoạt động của chương trình  và với các bạn cùng trang lứa.



 Các anh chị cán bộ Bảo Việt Nhân thọ hỗ trợ các em đăng kí tham gia cuộc thi

Chương trình có 150 em học sinh khối lớp 4, 5 sôi nổi thi tài. Kết thúc chương trình, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 3 giải nhì, 4 giải ba, 5 giải khuyến khích cho các em đạt giải của mỗi khối lớp.

Chương trình Ngày hội ViOlympic mở rộng gồm nhiều hoạt động sinh hoạt bổ ích và lý thú, ngoài hoạt động chính là thi toán trên mạng ViOlympic, các em còn được giao lưu và tham gia vào nhiều hoạt động tập thể giúp tăng cường các kĩ năng giao tiếp cộng đồng. 

Từ năm 2014, Bảo Việt Nhân thọ đã đồng hành cùng Cuộc thi giải toán qua mạng Internet –ViOlympic do Bộ GD&ĐT phối hợp với Đại học FPT tổ chức.

ViOlympic năm học 2016 – 2017 dành cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên cả nước được chính thức được phát động ngày 23/9. Năm học 2016-2017, cuộc thi ViOlympic sẽ đổi mới cả về nền tảng công nghệ cũng như nội dung. Ngoài Toán bằng tiếng Việt và Toán bằng tiếng Anh, ViOlympic sẽ có thêm môn Vật lý, vừa được Bộ GD&ĐT phê duyệt triển khai cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.  

Hiện tại, số lượng tài khoản truy cập vào trang web thi ViOlympic là hơn 20 triệu tài khoản và số lượt truy cập vào trang web Luyện thi ViOlympic – Bảo Việt Nhân thọ là hơn 6 triệu lượt.

Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ là Công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt, trực thuộc Bộ Tài chính bao gồm các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, đầu tư và dịch vụ tài chính.

Năm 1996, Bảo Việt Nhân thọ là đơn vị tiên phong khai mở thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Trong 20 năm qua (1996-2016), Bảo Việt Nhân thọ đã hoạch định và bảo vệ cho hơn 5 triệu khách hàng, chi trả quyền lợi bảo hiểm và đáo hạn cho khách hàng với tổng giá trị lên đến gần 30.000 tỷ đồng với giỏ sản phẩm gần 50 sản phẩm bảo hiểm đa dạng.

Phát huy thế mạnh hợp lực từ Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Việt Nhân thọ mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ trọn gói, phát triển hệ thống phân phối đa kênh để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường. Bảo Việt Nhân thọ cam kết thực hiện sứ mệnh của mình là vị lợi ích Việt, mang đến cho người Việt "niềm tin vững chắc, cam kết vững bền" trong mọi hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình.



Xem nguồn

Thi THPT quốc gia 2017: 2 ngày, 5 bài thi

Posted: 28 Sep 2016 09:29 AM PDT




Bộ GD&ĐT họp báo công bố phương án tổ chức thi THPT quốc gia 2017


Theo đó, năm 2017, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

Cụ thể như sau:

Về tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT

Tổ chức cụm thi

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do sở GD&ĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố trí đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp.

Sở GD&ĐT các tỉnh bố trí cán bộ thực hiện các khâu tổ chức thi theo quy chế.

Bộ GD&ĐT cử cán bộ, giảng viên từ các đại học, học viện, trường ĐH, CĐ đến các tỉnh để phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi.

Bài thi, hình thức thi, đề thi, thời gian làm bài thi và lịch thi

Bài thi: Tổ chức thi 5 bài, gồm 3 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 2 bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (tổ hợp Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với Giao dục THPT; tổ hợp Lịch sử, Địa lí đối với GDTX).

Các bài thi tổ hợp có điểm từng môn thành phần (phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo khối thi truyền thống) và điểm toàn bài thi (phục vụ xét công nhận tổt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo tổ hợp môn thi, bài thi mới).

Hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội (KHXH) thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN); kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính; Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

Đăng ký bài thi theo mục đích dự thi:

Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT, gồm 3 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 bài thi tự chọn (KHTN hoặc KHXH). Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi; điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thí sinh GDTX thi 3 bài để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT gồm 2 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 1 bài thi tự chọn (KHTN hoặc KHXH). Thí sinh có thể dự thi cả 4 bài thi; điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT; thí sinh có thể thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ chọn thi các bài thi hoặc các môn thành phần cùa bài thi KHTN hoặc KHXH, phù hợp với tổ hợp bài thi môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ.

Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH CĐ hệ chính quy năm 2017 theo quy định trong đề án tuyển sính của các trường.

Nội dung thi: Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 cấp THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 cấp THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.

Đề thi: Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển ĐH, CĐ.

Đề thi cho mỗi môn thành phần của các bài thi KHTN, KHXH có 40 câu hỏi trắc nghiệm; đề thi của bài thi Toán, bài thi Ngoại ngữ có 50 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời với duy nhất 1 phương án trả lời đúng.

Đề thi bài thi Ngữ văn có phần Đọc hiểu và phần Làm văn.

Thời gian làm bài thi:

Mỗi môn thành phần của các bài thi tổ hợp KHTN, KHXH: 50 phút; Bài thi Ngữ văn: 120 phút; Bài thi Toán: 90 phút; Bài thi Ngoại ngữ: 60 phút.

Lịch thi: Tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6 năm 2017:

Ngày thứ nhất: Buổi sáng: Thi Ngữ văn và Ngoại ngữ; Buổi chiều: Thi Toán.

Ngày thứ hai: Buổi sáng: Thi bài thi KHTN; Buổi chiều: Thi bài thi KHXH.

Công bố kết quả thi và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi

Sở GD&ĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GD&ĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh 1 Giấy chứng nhận kết quả thi.

Xét công nhận tốt nghiệp THPT

Kết hợp sử dụng kết quả điểm 4 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục THPT) hoặc 3 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh GDTX) với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Phương thức tính điểm xét tốt nghiệp: điểm các bài thi tốt nghiệp và điểm trung bình cả năm lớp 12 có tỷ lệ tương ứng 50 : 50.

Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): 1,0 điểm; Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: 1,0 điểm.

Quản lý cơ sở dữ liệu thi THPT quốc gia

Các thông tin đăng ký dự thi THPT quốc gia của thí sinh được cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu chung của Bộ GD&ĐT. Mỗi thí sinh được cung cấp một mã số thí sinh và tài khoản để kiểm tra thông tin cá nhân, kết quả thi THPT quốc gia, kết quả tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.

Sở GD&ĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung để tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh; cập nhật lên hệ thống kết quả học tập THPT, kết quả thi THPT quốc gia và kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Các trường ĐH, CĐ truy cập, khai thác dữ liệu phục vụ công tác tuyên sinh.

Tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy

Quy định chung: Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; các trường ĐH, CĐ xây dựng và công bố công khai dề án tự chủ tuyển sinh theo Quy chế; Các trường có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong năm.

Các phương thức tuyển sinh

Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia

Các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi, môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi và chỉ tiêu dành cho các tổ hợp xét tuyển khác nhau; trong đó, dành ít nhất 25% chỉ tiêu để xét tuyển theo các khối thi truyền thống (A, A1, B, C, D).

Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH, CĐ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Bộ GD&ĐT sử dụng phần mềm quản lý tuyển sinh để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với 1 nguyện vọng phù hợp nhất của thí sinh; công khai danh sách để các trường tham khảo, làm căn cứ. Các trường có thể cân đối, điều chỉnh dựa vào các điều kiện thực tế của trường đã nêu trong đề án tự chủ tuyển sinh để quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức.

Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh trúng tuyển phải khẳng định nhập học tại trường; trường cập nhật sớm nhất danh sách thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống quản lý dữ liệu chung để các trường khác cùng biết.

Việc xét tuyển có thể được thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kỳ tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.

Sơ tuyển dựa vào kết quá Kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh

Nếu sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập ở cấp THPT để sơ tuyển, các trường có thể tổ chức thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh với các hình thức phù hợp, đảm bảo không để xảy ra tình trạng luyện thi tràn lan với điều kiện phải công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi và cách tính điểm xét tuyển.

Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT

Các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (lớp 12 hoặc cả 3 năm học cấp THPT). Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã được công bố.

Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh

Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên và quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh; đồng thời, công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển dối với mỗi phương thức tuyển sinh.



Xem nguồn

Phương án thi THPT quốc gia 2017 giải quyết được 3 băn khoăn lớn

Posted: 28 Sep 2016 08:47 AM PDT


>>> Xem phương án thi THPT quốc gia 2017 TẠI ĐÂY

Tăng số câu hỏi trong bài thi tổ hợp

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, dư luận băn khoăn 3 vấn đề: Bài thi tổ hợp; thi trắc nghiệm các môn (trừ Ngữ văn), đặc biệt là môn Toán; tính nghiêm túc, công bằng của kỳ thi.

Phương án chính thức đã khắc phục được những băn khoăn này.

Băn khoăn thứ nhất là về số lượng câu hỏi trong các bài thi tổ hợp không đủ để phân hóa thí sinh phục vụ xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Tiếp thu điều này, Tổ công tác đã nâng số câu hỏi từ 20 lên 40 câu trong bài thi thành phần. Số lượng câu hỏi như vậy và thời gian làm bài như quy định ở phương án chính thức đủ phân hóa thí sinh, giúp các trường ĐH, CĐ thuận lợi hơn khi tuyển sinh.

Tháng 5/2017 sẽ có ngân hàng đề phục vụ kỳ thi 

Băn khoăn thứ hai là về thi trắc nghiệm, đặc biệt môn Toán. Từ 2007, Bộ GD&ĐT đã bắt đầu tổ chức thi trắc nghiệm ở kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh với 4 môn là Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Trong 10 năm qua, hình thức thi này đã thể hiện sự ưu việt và được xã hội đồng tình cao.

Năm 2013, Bộ GD&ĐT giao ĐHQG Hà Nội thí điểm tuyển sinh theo đánh giá năng lực, hình thức bài thi trắc nghiệm và hàng nghìn thí sinh đã dự thi, kết quả rất tốt. ĐHQG Hà Nội cũng đã phân tích kết quả, so sánh với kết quả kỳ thi THPT quốc gia và thấy có sự tương đồng.

Chúng ta cần hiểu rất rõ về mục đích kỳ thi này, đó là để xét tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu cho các trường ĐH, CĐ xét tuyển, không phải kỳ thi để tuyển học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.

Với mục đích ấy, chúng ta có thể tổ chức thi tự luận hay trắc nghiệm đều được. Nhưng với số lượng thí sinh đông, hình thức trắc nghiệm sẽ ưu việt hơn vì tổ chức đơn giản, kiểm tra được bao quát kiến thức, tăng độ tin cậy do loại trừ khả năng tiêu cực trong coi thi, chấm thi.

Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong ra đề thi. Bên cạnh đó, trong hướng dẫn năm học hàng năm, Bộ đều nhắc các trường kiểm tra, đánh giá học sinh bằng cả tự luận và trắc nghiệm nên thí sinh và nhà trường đã quen thuộc với hình thức thi trắc nghiệm.

Với bài thi trắc nghiệm, việc xây dựng ngân hàng đề thi vô cùng quan trọng. Bởi vậy nên ngay khi dự thảo phương án tổ chức thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ được công bố, Bộ GD&ĐT đã tập hợp lực lượng các nhà khoa học, thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm ra đề để xây dựng ngân hàng đề thi. Nhóm ra đề thi sẽ thực hiện đầu tháng 10/2016, để tháng 5/2017 có ngân hàng đề đủ lớn phục vụ cho kỳ thi.



Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại buổi họp báo 

Đảm bảo tín công bằng, nghiêm túc bằng hàng rào kỹ thuật

Băn khoăn thứ ba là tính nghiêm túc, công bằng của kỳ thi khi giao cho Sở GD&ĐT chủ trì. Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong 2 năm vừa qua, để đảm bảo độ tin cậy của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ đã điều động số lượng lớn các giảng viên ĐH về địa phương.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 giao cho Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT cũng điều động số ít giảng viên ĐH về hỗ trợ địa phương làm công tác tổ chức thi, coi thi, chấm thi. Để đảm bảo tính nghiêm túc, Bộ sử dụng hàng rào kĩ thuật, như thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh trong phòng đều có mã đề thi riêng.

Bài làm được chấm bằng máy nên loại trừa được một số sai số xảy ra trong quá trình chấm. Với hàng rào đó, kết quả thi năm 2017 sẽ đảm bảo được tính công bằng và khách quan để các trường ĐH, CĐ tin cậy, sử dụng cho xét tuyển.

Dự kiến tháng 10/2016 có đề thi minh họa

Việc đổi mới công tác thi, tuyển sinh không thể làm cùng lúc, sẽ gây sốc cho thí sinh.

Năm 2015, 2016, chúng ta đổi mới phương thức tổ chức thi, từ 4 kỳ thi trong năm chỉ còn 1 kỳ thi duy nhất.

Năm 2017, chúng ta tiếp tục bước tiếp theo là thay đổi phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan để tăng cường tính nghiêm túc.

Sau khi công bố chính thức phương án tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề thi minh họa, dự kiến vào đầu tháng 10 để giáo viên, thí sinh tham khảo, chuẩn bị cho kỳ thi một cách tốt nhất.

"Ngay hôm nay Bộ GD&ĐT đã gửi phương án thi kèm theo công văn cho các trường ĐH, CĐ, Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường để triển khai các công việc, hướng dẫn thí sinh học ôn, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất thực hiện cho kỳ thi, tuyển sinh tới.

Như vậy, việc chuẩn bị của Bộ GD&ĐT cho kỳ thi được thực hiện một cách bài bản, chu đáo" – Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định.

                     Cẩn trọng quảng cáo luyện thi ảo 


Chúng ta không nên quá lo lắng về việc phát sinh luyện thi. Vì 10 năm qua, khi thực hiện thi trắc nghiệm với 4 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ, lò luyện thi ngày càng giảm chứ không phải tăng lên.

Hiện trên mạng có quảng cáo luyện thi ảo, đề thi minh họa, đó không phải của Bộ GD&ĐT, học sinh cần thận trọng, hỏi ý kiến thầy cô, đừng quá sa đà vào các quảng cáo đó. Tốt nhất các em nên ôn tập bình thường với nội dung chương trình đã học – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga



Xem nguồn

"Đừng coi chúng em như Google để mà search mọi thứ"

Posted: 28 Sep 2016 08:06 AM PDT


"Bức thư chán học" nhận được sự sự đồng tình của một số lượng học sinh lớn tới không ngờ. Bên cạnh những kêu than, bất mãn với trường lớp, học hành, các em cũng bày tỏ những điều mình muốn thấy nơi nhà trường, cha mẹ.

Vietnamnet được các em chọn là nơi trút vơi nỗi lòng.

học sinh chán học, dạy thê, học thêm

Các bạn trẻ TP.HCM (Nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết)

Ảnh Đinh Quang Tuấn

Nỗi niềm ai tỏ?

Hoàng Uyên, học sinh lớp chuyên Sinh tại một trường chuyên ở một tỉnh nhỏ, năm nay là học sinh lớp 11.

"Đầu năm lớp 11 này em vô cùng hoang mang vì biết phương án thi sẽ thay đổi. Em nhớ rằng đầu năm lớp 10 khi vào lớp chính thầy cô tụi em cũng đã nói rằng “Các em thi vào lớp chuyên chứng tỏ các em đã định hướng cho mình thi vào ngành nào, khối nào. Các em đã thi vào lớp chuyên Sinh thì các em đã định hướng cho mình vào ngành y hoặc dược tức là khối B. Vậy nên các em hãy chú trọng các môn cần thiết, đừng nên học quá nhiều vào các môn khác để tránh học lệch" – em lo ngại.

"Sức học của mỗi người đều không giống nhau, chúng em không phải sinh ra đã là thần đồng mà có thể tiếp thu hàng loạt kiến thức".

Bạn gaomung@… năm nay 17 tuổi, là học sinh cuối cấp và sắp phải đối mặt với cuộc thi THPT quốc gia 2017 sắp tới.

"Bọn em học từ sáng sớm đến chiều tà, tối thì về nhà ôm đống bài tập, bài viết, bài tự luyện, bài học ngày mai…Tất cả đều ôm trọn trong khoảng thời gian từ 19h đến sáng ngày mai.

Các bạn thông minh thì làm xong sớm sẽ được ngủ sớm, còn những đứa học trò khá như em thì có đêm nào ngủ trước 12h đâu.

Sáng ra thức dậy, mắt lờ đờ, mặt thì bơ phờ, gà gật. Mỗi ngày em đều vác bộ mặt đó đến trường đấy ạ".

Bạn trẻ này cho biết "Ban đầu em chỉ nghĩ là chắc tại do mình thôi, nhưng dần dần sau này, các bạn xung quanh em, không khác gì em, phiên bản nhân đôi ngày càng nhiều. Em hỏi các bạn sao lại bị như vậy? Thì chẳng đứa nào khác hoàn cảnh của em”.

“Khi đi học em cũng được giải trí cùng bạn bè, nhưng hoạt động của trường ngày càng ít, cho đến bây giờ là hoàn toàn không có luôn.

Khai giảng năm nay của em không khác gì tiết chào cờ mỗi tuần, lễ trung thu năm nay nộp lồng đèn rồi phát thưởng cho lớp đạt giải. Thử hỏi xem, sau này em 30, 40 tuổi, có con có cháu như các cô chú hiện giờ, có gì để kể lại cho tụi nhỏ nó nghe? Hay là lại nói “Con lo mà học đi, học hành mới là quan trọng”, như câu nói ba mẹ em hay nói với em hằng ngày?".

Với một học sinh khác có địa chỉ email purplestar6996@… thì "Em ghét những buổi sáng chưa kịp nhìn thấy ánh bình minh đã phải tất bật chuẩn bị đi học, thậm chí là chưa kịp ngồi vào bàn để ăn một bữa sáng đàng hoàng.

Mỗi sáng, thứ em quen thuộc nhất chính là những cái bánh khô khốc. Em phải vừa nhai vừa cầm đề cương để ôn lại trước những buổi kiểm tra miệng trên lớp.

Em phải ngồi hàng giờ liền trên ghế, vội vàng  chép lại những lời thầy cô đọc, mà còn chưa kịp hiểu. Giờ ra chơi, em cũng không thể làm gì, ngoài việc chăm chú ôn lại bài của môn tiếp theo…

Nhìn sự kì vọng của ba mẹ, nhìn sự trông đợi của thầy cô, em cảm thấy áp lực, rất áp lực. Nhưng em không dám nói ra vì em sợ. Chỉ vì mẹ em và thầy cô nói rằng: “Học mới có tương lai“".

học sinh chán học, dạy thê, học thêm

Ảnh minh họa (Nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết)

Ảnh Đinh Quang Tuấn

Thương Nguyễn thì tâm sự "Hàng ngày mẹ của mình luôn tự hỏi rằng tại sao con lại luôn hoàn thành bài tập về nhà xong muộn đến thế? Hay là con học chưa đúng khoa học?

Nhưng mẹ có biết rằng trước những giờ con đã mệt mỏi thế nào không? Học thêm học nếm đủ các môn. Nhiều lúc con không hiểu con đã học gì trên lớp mà sao phải đi học thêm?

Bố mẹ đi làm về mà còn phải đi làm thêm bố mẹ có mệt không? Nếu vậy thì vì sao mẹ không nghĩ thế cho con?

Mẹ bảo mẹ không cần con thành siêu sao mà sao bắt con đi học nhiều thế? Nhiều hôm không đi học chiều, về đến nhà mặt con trông phờ phạc sao làm sao ai có biết?

Càng ngày con càng mệt thì con sẽ càng ngày càng khó tính thì mẹ lại bảo con khó tính, khó chiều"…

Em mong chúng em có thể thở

Em Nguyễn Thị Ngọc than thở  "Chúng em cũng cố gắng học rồi mà, mọi người cũng phải hiểu chứ. Chúng em đâu phải là một con rô bốt hay là phần mềm google, hỏi bất cứ điều gì cũng trả lời được.

Đôi lúc chúng em thấy đấy như là một gánh nặng trên vai.Và đôi lúc, dù học nhiều nhưng kiến thức cũng không vào đầu được, để rồi chúng em run sợ khi các thầy cô kiểm tra “Nếu như mình bị điểm kém thì sao?”".

Qua đây, Ngọc muốn nói mọi người làm cha, làm mẹ, làm thầy, làm cô "Hãy quan tâm tới tâm lý và cảm nhận của con cái, của học sinh. Chúng em cần những tình cảm của gia đình và thầy cô chứ không phải là những ngày chiến đấu với việc học.

Hãy để việc học là một thứ gì đó khiến học sinh thích thú, và hãy biến nó thành những giờ học vui vẻ. Chúng em cần thêm những giờ học ngoại khoá, nơi mà nhà trường tổ chức dạy về những gì thiết yếu trong cuộc sống".

Phạm Quỳnh Anh, 14 tuổi, thật sự thấy mệt mỏi vừa khai giảng xong là lao đầu vào học tập.

Em thực sự thấy sợ khi vào mỗi buổi sáng tỉnh dậy trong tâm trí cứ tự nhủ rằng "Hôm nay cô giáo khảo bài cũ". Chúng em bị đè nén bởi sách vở tuổi thơ chúng cháu cứ phai nhạt dần. Xung quanh đầu chúng em chỉ có "học".

"Người lớn làm ơn đừng bắt ép chúng em học qua điểm số nữa. Hãy để chúng em có tuổi thơ" – Quỳnh Anh bày tỏ nguyện vọng.

Bạn Duy Tân thì nhận xét "Chính việc học đã ngăn cách học sinh chúng ta ra với thế giới bên ngoài, với gia đình ta rất nhiều. Hồi nhỏ thì hay nói cho ba mẹ nghe ước mơ của mình nghe và cách để thực hiện hoá nó, còn bây giờ thì sao?".

"Ước mơ bây giờ chỉ là làm sao để kiếm được một chỗ học thêm tốt và rẻ mà thôi!" – em chua chát.

Purplestar6996@… cho biết em thật sự rất muốn nói: “Em mong mình có thể thoải mái học một cách vui vẻ. Em mong có thể viết những bài văn, làm những bài thơ của riêng mình. Em mong rằng mình có thể tạo ra một sắc màu riêng chứ không phải bị màu xám tẻ nhạt che lấp…”.

"Em mong có thể học những bài học một cách thực tế, có thể học một cách sáng tạo, không phải học máy móc. Em thấy cần được trang bị kĩ hơn về môn đạo đức – học bằng cách liên hệ thực tế, và môn giáo dục giới tính – chúng em dù lớn nhưng đối với nó vẫn còn rất mù mờ nên thường mắc những sai lầm, ảnh hưởng không tốt…

Em mong chương trình học sẽ nhẹ hơn, để chúng em có thể thở".

Ngân Anh tổng hợp



Xem nguồn

Chiều nay công bố phương án thi THPT 2017

Posted: 28 Sep 2016 07:23 AM PDT


 – 16h chiều nay, 28/9, Bộ GD-ĐT sẽ công bố phương án chính thức kỳ thi THPT quốc gia 2017.

phương án thi thpt 2017
Chiều nay Bộ GD sẽ công bố phương án thi THPT 2017. Ảnh: Đinh Tuấn.

Trước đó, vào đầu tháng 9, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo phương án kỳ thi THPT quốc gia 2017 để lấy ý kiến dư luận.

Theo dự thảo, kỳ thi THPT 2017 sẽ tổ chức theo 5 bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (3 môn bắt buộc) và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD).

Ngoại trừ môn Ngữ văn, tất cả các bài thi còn lại đều thi bằng hình thức trắc nghiệm.

Xem toàn văn dự thảo phương án thi THPT quốc gia 2017 tại đây.

Theo thông tin mà VietNamNet có được, sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp của dư luận xã hội, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ có một số điều chỉnh như: tăng số lượng câu hỏi của từng môn cấu phần trong bài thi tổng hợp đồng thời tăng thời gian làm bài của mỗi bài thi.

Đối với những băn khoăn về việc thi trắc nghiệm đối với môn Toán ngay trong năm 2017, Bộ GD-ĐT khẳng định, thi trắc nghiệm môn Toán trong năm 2017 là khả thi.

Chiều 27/9, trong buổi làm việc với Hội Toán học Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã giải thích các băn khoăn của ban chấp hành trong đề xuất gửi ngày 23/9, trong đó đề nghị hoãn thi trắc nghiệm môn Toán trong kỳ thi năm 2017.

Bộ GD-ĐT cho rằng đã đề ra kế hoạch tuyển sinh bằng trắc nghiệm khách quan từ năm 2007 và tiến hành dần ở một số môn. Từ năm học 2010-2011 đến nay, trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các sở GDĐT đã yêu cầu giáo viên các trường THPT ra đề kiểm tra cần kết hợp hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm.

Bộ cũng đã lên kế hoạch chi tiết về xây dựng ngân hàng đề thi, trong đó dự kiến sẽ mời một số thành viên của Hội Toán học Việt Nam tham gia xây dựng đề thi. Đầu tháng 10/2016 các chuyên gia đề thi sẽ bắt đầu làm việc.

Trước đó, sáng 27/9, tại cuộc họp với lãnh đạo báo chí, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết các bài thi Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên chỉ là bài thi tổ hợp, được ghép từ các môn học riêng biệt. 

Bộ GD-ĐT dự kiến 3 năm sau sẽ thay thế bằng bài thi tích hợp. Đồng thời, tiến tới thi trên máy tính. Tuy nhiên, những thay đổi này sẽ có lộ trình thích hợp, tránh gây sốc cho xã hội.

Cũng theo ông Nhạ, sau khi công bố phương án thi THPT năm 2017, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục dần định hướng thay đổi và hy vọng 3-4 năm nữa, câu chuyện thi cử sẽ không "nóng" như bây giờ.

Lê Văn



Xem nguồn

TP.HCM cảnh báo học sinh trước nạn tem giấy

Posted: 28 Sep 2016 06:41 AM PDT


– Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh và sinh viên về tác hại của tem giấy.

Trong thông báo về tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học ngày 27/9, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị thủ trưởng đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện thông tin tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, sinh viên về tác hại của sản phẩm có chứa chất ma túy, đặc biệt là sản phẩm "tem giấy" ma túy.

Tuyên truyền nhắc nhở, cảnh báo học sinh, sinh viên tăng cường đề cao cảnh giác, không bị lôi kéo, dụ dỗ sử dụng sản phẩm có chứa chất ma túy dưới mọi hình thức.

Thông tin rộng rãi đến cha mẹ học sinh, sinh viên chú ý quan tâm đến hoạt động học tập, sinh hoạt và vui chơi của con em nhiều hơn và phối hợp tích cực với nhà trường trong quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các đơn vị phải tham mưu văn bản đề xuất chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra giải quyết dứt điểm tình trạng buôn bán hàng rong trước cổng trường; tiến hành kiểm tra, rà soát các khu vực xung quanh trường học để đảm bảo tình hình an ninh trật tự.

Tem giấy hay bùa lưỡi thực chất là một miếng giấy dán kích thước 1,5×1,5 cm, trong một miếng bìa có khoảng 25 tem giấy. Bìa in hình các nhân vật nổi tiếng như Einstein hay các ca sĩ nổi tiếng, giống như miếng bìa chơi của trẻ con. Giá mỗi miếng tem này chỉ khoảng 20.000 đồng.  Tem giấy được tẩm LSD, chất gây ảo giác mạnh nhất từ trước đến nay mà con người biết đến, thuộc nhóm kích thích. Gần đây, đã có nhiều thông tin loại tem giấy này được bán trước cổng trường để dụ dỗ học sinh.  Tại TP.HCM đã có bệnh nhân nghiện tem giấy.

Lê Huyền



Xem nguồn

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2017

Posted: 28 Sep 2016 05:59 AM PDT


Năm 2017, Bộ GDĐT tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. 

Cụ thể như sau:

I. Tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT

1. Tổ chức cụm thi

a) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) tổ chức một cụm thi do sở GDĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố trí đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp.

b) Sở GDĐT các tỉnh bố trí cán bộ thực hiện các khâu tổ chức thi theo quy chế.

c) Bộ GDĐT cử cán bộ, giảng viên từ các đại học, học viện, trường ĐH, CĐ (gọi chung là các trường ĐH, CĐ) đến các tỉnh để phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi.

2. Bài thi, hình thức thi, đề thi, thời gian làm bài thi và lịch thi

a) Bài thi:Tổ chức thi 5 bài, gồm: 3 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 2 bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (tổ hợp Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với Giáo dục THPT; tổ hợp Lịch sử, Địa lí đối với GDTX.

Các bài thi tổ hợp có điểm từng môn thành phần (phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo khối thi truyền thống) và điểm toàn bài thi (phục vụ xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo tổ hợp môn thi, bài thi mới).

b) Hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (KHTN) và Khoa học Xã hội (KHXH) thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN); kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính; Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

c) Đăng ký bài thi theo mục đích dự thi:

– Thí sinh Giáo dục THPT thi 4 bài để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT, gồm 3 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 bài thi tự chọn (KHTN hoặc KHXH). Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi; điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

– Thí sinh GDTX thi 3 bài để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT gồm 2 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 1 bài thi tự chọn (KHTN hoặc KHXH). Thí sinh có thể dự thi cả 4 bài thi; điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT; thí sinh có thể thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.

– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ chọn thi các bài thi hoặc các môn thành phần của bài thi KHTN hoặc KHXH, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ.

– Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2017 theo quy định trong đề án tuyển sinh của các trường.

c) Nội dung thi: Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 cấp THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 cấp THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.

d) Đề thi: Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển ĐH, CĐ.

– Đề thi cho mỗi môn thành phần của các bài thi KHTN, KHXH có 40 câu hỏi trắc nghiệm; đề thi của bài thi Toán, bài thi Ngoại ngữ có 50 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời với duy nhất 1 phương án trả lời đúng.

– Đề thi bài thi Ngữ văn có phần Đọc hiểu và phần Làm văn.

đ)Thời gian làm bài thi:

Mỗi môn thành phần của các bài thi tổ hợp KHTN, KHXH: 50 phút; Bài thi Ngữ văn: 120 phút; Bài thi Toán: 90 phút; Bài thi Ngoại ngữ: 60 phút.

e) Lịch thi: Tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6 năm 2017:

– Ngày thứ nhất: Buổi sáng: thi Ngữ văn và Ngoại ngữ; Buổi chiều: thi Toán.

– Ngày thứ hai: Buổi sáng: thi bài thi KHTN; Buổi chiều: thi bài thi KHXH.

3. Công bố kết quả thi và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi

Sở GDĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GDĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh 1 Giấy chứng nhận kết quả thi.

4. Xét công nhận tốt nghiệp THPT

– Kết hợp sử dụng kết quả điểm 4 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục THPT) hoặc 3 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh GDTX) với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

– Phương thức tính điểm xét tốt nghiệp: điểm các bài thi tốt nghiệp và điểm trung bình cả năm lớp 12 có tỷ lệ tương ứng 50 : 50.

– Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): 1,0 điểm; Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: 1,0 điểm.

5. Quản lý cơ sở dữ liệu thi THPT quốc gia

a) Các thông tin đăng ký dự thi THPT quốc gia của thí sinh được cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu chung của Bộ GDĐT. Mỗi thí sinh được cung cấp một mã số thí sinh và tài khoản để kiểm tra thông tin cá nhân, kết quả thi THPT quốc gia, kết quả tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.

b) Sở GDĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung để tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh; cập nhật lên hệ thống kết quả học tập THPT, kết quả thi THPT quốc gia và kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT.

c) Các trường ĐH, CĐ truy cập, khai thác dữ liệu phục vụ công tác tuyển sinh.

II. Tổ chức tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy

1. Quy định chung

Bộ GDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; Các trường ĐH, CĐ xây dựng và công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh theo Quy chế; Các trường có thể tuyển sinh 1 hoặc 2 kỳ trong năm.

2. Các phương thức tuyển sinh

2.1. Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia

– Các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi, môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi và chỉ tiêu dành cho các tổ hợp xét tuyển khác nhau; trong đó, dành ít nhất 25% chỉ tiêu để xét tuyển theo các khối thi truyền thống (A, A1, B, C, D).

– Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH, CĐ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

– Bộ GDĐT sử dụng phần mềm quản lý tuyển sinh để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với 1 nguyện vọng phù hợp nhất của thí sinh; công khai danh sách để các trường tham khảo, làm căn cứ. Các trường có thể cân đối, điều chỉnh dựa vào các điều kiện thực tế của trường đã nêu trong đề án tự chủ tuyển sinh để quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức.

– Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh trúng tuyển phải khẳng định nhập học tại trường; trường cập nhật sớm nhất danh sách thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống quản lý dữ liệu chung để các trường khác cùng biết.

– Việc xét tuyển có thể được thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kỳ tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.

2.2. Sơ tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh

Nếu sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập ở cấp THPT để sơ tuyển, các trường có thể tổ chức thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh với các hình thức phù hợp, đảm bảo không để xảy ra tình trạng luyện thi tràn lan với điều kiện phải công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi và cách tính điểm xét tuyển.

2.3. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT

Các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (lớp 12 hoặc cả 3 năm học cấp THPT). Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã được công bố.

2.4. Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh

Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên và quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh; đồng thời, công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT



Xem nguồn

Công bố phương án thi THPT quốc gia 2017

Posted: 28 Sep 2016 05:16 AM PDT


Sau hơn 20 ngày công bố dự thảo, chiều 28/9, Bộ GD-ĐT chính thức công bố phương án thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ 2017.

XEM TOÀN BỘ PHƯƠNG ÁN THI THPT VÀ TUYỂN SINH ĐH, CĐ 2017 TẠI ĐÂY

phương án thi thpt 2017, thi đại học 2017, tuyển sinh 2017
Bộ GD-ĐT công bố phương án thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2017. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Video buổi họp báo công bố phương án thi THPT quốc gia 2017:

Nếu bạn đọc không xem được thì xem tại đây.

Phương án thi THPT 2017 chính thức không có nhiều thay đổi so với dự thảo công bố trước đó.

Môn Toán thi trắc nghiệm hoàn toàn

Theo đó, kỳ thi THPT 2017 sẽ tổ chức theo 5 bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (3 môn bắt buộc) và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD đối với Giáo dục THPT; tổ hợp Lịch sử, Địa lý với GDTX).

Thí sinh sẽ phải thi 4 bài thi, gồm 3 bài bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.

Về hình thức thi, ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

Mỗi thí sinh trong một phòng thi sẽ có một mã đề riêng. Bài thi sẽ được chấm bằng máy.

Về đề thi, đề thi môn Toán sẽ có 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

Môn ngoại ngữ có 50 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút.

Đối với hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội sẽ gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi môn cấu phần tổ hợp bài thi 40 câu, tăng gấp đôi so với dự thảo). Thời gian làm bài thi của 2 môn này là 150 phút (tăng 60 phút so với dự thảo).

Đề thi các bài thi trắc nghiệm do máy tính thiết lập tự động từ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được cập nhật, bổ sung trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng nhiều năm qua.

Đề thi Ngữ văn sẽ Ngữ văn do các chuyên gia, giáo viên, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm biên soạn.

Thi 2 ngày trong tháng 6

Theo phương án của Bộ GD công bố, kỳ thi THPT 2017 sẽ diễn ra

2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:

Ngày thứ nhất:

+ Buổi sáng: Ngữ văn; Ngoại ngữ

+ Buổi chiều: Toán

Ngày thứ hai:

+ Buổi sáng: Khoa học tự nhiên   

+ Buổi chiều: Khoa học Xã hội.

Quy định thời gian làm bài, điểm liệt cho từng môn thi của bài tổ hợp

Để đảm bảo công bằng giữa các thí sinh, phương án của Bộ GD-ĐT quy định mỗi môn thi thành phần của 2 bài thi tổ hợp sẽ có thời gian làm bài cố định, hết giờ làm bài môn này thì thí sinh phải nộp lại để chuyển sang làm bài thi môn khác.

Thời gian làm bài mỗi môn thành phần của bài thi tổ hợp 50 phút.

Đồng thời, điểm liệt được quy định đối với từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.

Các trường cũng sẽ phải quy định chỉ tiêu xét tuyển cho từng tổ hợp và lấy điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp.

Lê Văn – Thanh Hùng



Xem nguồn

Bộ GD&ĐT thay thế Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học

Posted: 28 Sep 2016 04:34 AM PDT


Giáo viên dễ dàng đánh giá học sinh

Thông tư 30 có 2 mức để đánh giá học sinh: hoàn thành và chưa hoàn thành. Cách đánh giá như thế nặng về định tính, không khơi dậy đươc tinh thần phấn đấu và nỗ lực của học sinh.

Thông tư 22 sẽ khắc phục bằng 3 mức đánh giá: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Xét về mặt tâm lý tiếp nhận, 3 mức này nhìn nhận rõ ràng hơn kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh sẽ nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình.

Việc đánh giá theo 3 mức sẽ được giáo viên thực hiện vào giữa kì, cuối mỗi học kì, cung cấp những thông tin phản hồi rất hữu ích liên quan đến quá trình học tập của học sinh, những lĩnh vực nào có sự tiến bộ, lĩnh vực học tập nào còn khó khăn. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Thông tư 22 cũng quy định thông qua quá trình đánh giá thường xuyên đến giữa và cuối mỗi học kì, lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng (trước đây theo Thông tư 30 chỉ có 2 mức Đạt và Chưa đạt).

Việc lượng hóa này, cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện. Từ đó giáo viên, nhà trường có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn.


Thông tư 22 được kỳ vọng sát thực tế, đánh giá giáo dục học sinh tiểu học cụ thể hơn. (ảnh minh họa)

Thông tư 22 được kỳ vọng sát thực tế, đánh giá giáo dục học sinh tiểu học cụ thể hơn. (ảnh minh họa)

Giảm bớt gánh nặng sổ sách

Khi ghi nhận những ý kiến của giáo viên về Thông tư 30, hầu hết chung "bức xúc" về vấn đề sổ sách quá nhiều, vừa vất vả, vừa ảnh hưởng đến thời gian giảng dạy cho học sinh.

Theo quy định trong Thông tư 22, sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ được thay bằng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời không quy định cứng nhắc bất kì loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh.

Giáo viên được trao quyền tự chủ theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần.

Thay đổi căn bản này sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi thực hiện đánh giá học sinh, có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học.

Thông tư 22 quy định khen thưởng những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá.

Quy định như vậy sẽ cụ thể hơn, giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi hơn trong vấn đề khen thưởng học sinh mà vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, phụ huynh và nhằm hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục.

Triển khai không gây "sốc"

Một điểm thay đổi quan trọng nữa trong Thông tư 22 là quy định thêm về các bài kiểm tra định kì giữa các kì học cho khối 4 và khối 5 đối với hai môn Tiếng Việt và Toán nhằm giúp giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, phụ huynh có thêm thông tin về quá trình học tập của học sinh với hai môn học này. Học sinh qua đó cũng được làm quen dần với cách thức kiểm tra đánh giá của bậc học tiếp theo.

Thông tư 22 cũng quy định trách nhiệm chỉ đạo việc ra đề bài kiểm tra định kì cho hiệu trưởng, khắc phục được những bất cập trong việc thực hiện trước đây với Thông tư 30.

Ngoài ra, các bổ sung, thay đổi cũng sẽ làm rõ hơn quyền, trách nhiệm của giáo viên trong đánh giá học sinh và tăng trách nhiệm của các cấp quản lí giáo dục trong tổ chức, triển khai thực hiện đánh giá học sinh tiểu học.

Thông tư 22 sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 06/11/2016 thay thế Thông tư 30. Đây là thời điểm giữa học kỳ I của năm học nên việc đánh giá sẽ bắt nhịp ngay để không tạo ra bất kỳ sự xáo trộn nào cho học sinh và giáo viên.

Phát huy, kế thừa và cụ thể hóa tinh thần nhân văn của Thông tư 30, Thông tư 22 sẽ mang lại diện mạo mới cho giáo dục tiểu học và đặc biệt sẽ góp phần tăng niềm tin của xã hội vào những chủ trương đổi mới của ngành Giáo dục.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo triển khai tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi nhằm làm rõ các vấn đề mà giáo viên có thể còn băn khoăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.

Nhật Hồng



Xem nguồn

Sẽ thử nghiệm đề thi trước khi công bố cho học sinh

Posted: 28 Sep 2016 03:52 AM PDT


Học sinh đã được làm quen với đề thi trắc nghiệm

Theo Cục trưởng Trinh, nhận thức đề thi có vai trò quyết định trong thành công của mỗi một kì thi. Bộ GD&ĐT đã kiên trì thực hiện xây dựng đề thi nhiều năm, trên cơ sở phương thức thi phù hợp với những gì đang diễn ra trong thực tiễn dạy – học.

Trong năm 2017, nét mới rất rõ thể hiện ở chỗ các bài thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bởi các đặc tính của bài thi trắc nghiệm khách quan rất phù hợp với các kì thi đánh giá mức độ kiến thức cơ bản và đặc biệt, phù hợp với số lượng thí sinh tham gia đông.

Mỗi năm có 1 triệu thí sinh, bản chất là đánh giá học vấn phổ thông làm căn cứ xét công nhận tốt nghiệp THPT và cơ sở để tuyển sinh ĐH-CĐ. Với mục đích và quy mô kì thi như trên thì hình thức trắc nghiệm là phù hợp.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, phương pháp thi trắc nghiệm khách quan bắt đầu được đưa vào từ năm 2007 ở các môn Lý, Hóa, Sinh. Cũng bắt đầu từ đó, trong các trường THPT đã có các tài liệu hướng dẫn, được triển khai tập huấn về việc xây dựng ma trận, ngân hàng câu hỏi, biên tập câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Và trong thực tế, đối với các môn Lý, Hóa, Sinh đã cho kết quả rất thành công.

Còn trong Toán học, nhiều cấp bậc khác nhau cũng đã sử dụng hình thức thi trắc nghiệm, học sinh đã có thể làm quen và chúng ta cũng đã dần xây ngân hàng câu hỏi cho kì thi trắc nghiệm.

Ông Mai Văn Trinh, trả lời phóng viên tại buổi họp báo

Ông Mai Văn Trinh, trả lời phóng viên tại buổi họp báo

Từ nay đến tháng 5: Sẽ xây dựng ngân hàng câu hỏi

Trả lời câu hỏi của phóng viên, Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết, lực lượng tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi là các thầy, cô giáo giàu kinh nghiệm, nhiều năm tham gia xây dựng đề thi với Bộ GD&ĐT. Các chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, các giảng viên của các trường đại học… Họ đều là những người am hiểu về tuyển sinh THPT, ĐH-CĐ và nắm vững quy trình, nguyên tắc xây dựng ngân hàng câu hỏi.

Không phải xuất phát từ con số 0, trong mười mấy năm qua chúng ta đã có ngân hàng câu hỏi tương đối lớn. Thêm nữa, chúng ta hoàn toàn có thể kế thừa những sản phẩm mà ĐHQGHN đã thí điểm trong thời gian qua.

Ngay sau khi công bố phương án này, Bộ sẽ tính toán, tập hợp lực lượng giáo viên, chuyên gia đủ lớn để trong khoảng thời gian từ nay cho đến tháng 5 tới, sẽ thực hiện đầy đủ quy trình, các bước xây dựng ngân hàng câu hỏi và đề thi. Vừa đảm bảo quy trình, độ tin cậy và số lượng để phục vụ kỳ thi mà mỗi học sinh có một mã đề khác nhau.

60% kiến thức cơ bản 40% kiến thức nâng cao

Trong năm 2015-2016, đề thi THPT quốc gia được thiết kế với mức độ câu hỏi cơ bản, để phục vụ mục đích xét tốt nghiệp THPT và có phần để phục vụ xét tuyển ĐH-CĐ. Hai năm vừa rồi, tỉ lệ kiến thức cơ bản trong đề thi ít nhất là 60% kiến thức cơ bản 40% kiến thức nâng cao. Đây là mức thấp nhất, cơ bản nhất; còn khi xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi cho đề thi 2017, Bộ sẽ có tính toán hợp lý để mức độ phân hóa phù hợp nhất với thời gian, phương thức, mục đích thi.

Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về đối tượng thử nghiệm của đề thi: "Đề thi được áp dụng trên 1 triệu học sinh, tuy nhiên có những môn như Sử, Công dân, Lịch sử, Địa lý là lần đầu tiên áp dụng phương án thi trắc nghiệm. Bộ đã có cuộc thử nghiệm đề trắc nghiệm các môn này trên các đối tượng học sinh nào chưa? Thời gian vừa qua được biết ở trường ĐHQGHN đã có một số học sinh chuyên ngữ , học sinh khóa thứ nhất một số trường ĐH thuộc ĐHQG Hà Nội thử nghiệm đề thi, liệu đó có phải là cuộc thử nghiệm cho Bộ GD&ĐT không? Nếu đúng như thế, có thể kết quả sẽ không được khách quan cho lắm. Nên chăng, đề thi cần được thử nghiệm trên nhiều đối tượng học sinh nông thôn – thành thị, đồng bằng – miền núi?"…

Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Mai Văn Trinh cho biết: “Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi để ra đề thi chính thức được thực hiện theo một quy định khoa học mà đất nước áp dụng và chúng ta không nằm ngoài quy trình đó. Trong quá trình như vậy, chắc chắn Bộ sẽ có khâu thử nghiệm ngân hàng câu hỏi và đề thi.

Về việc thử nghiệm đề thi của Trường ĐHQGHN vừa qua, có thể nói, xây dựng ngân hàng câu hỏi là việc quanh năm của họ. Cảm ơn đề xuất của PV báo Dân trí. Trong quá trình Bộ xây dựng ngân hàng câu hỏi và đề thi chắc chắn sẽ có quá trình thử nghiệm để tăng độ tin cậy và công bố thông tin của ngân hàng câu hỏi để từ đó xây dựng đề thi chính thức”.

Lệ Thu (ghi)



Xem nguồn

Comments