Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Những rắc rối của nhà trường trong bối cảnh nền kinh tế thị trường

Posted: 27 Sep 2016 08:09 AM PDT


LTS : Có thể nói giáo dục nước ta đổi mới chậm hơn các lĩnh vực kinh tế xã hội khác, do tính bảo thủ bẩm sinh của giáo dục, do giáo dục là lĩnh vực hàng hóa công và do sự thiếu chuyên nghiệp trong thiết kế chính sách giáo dục ở nước ta. 

Thị trường dịch vụ giáo dục tuân theo một cơ chế rắc rối, vì nó có tác dụng lan tỏa, thông tin trong thị trường này là bất đối xứng và "người mua" cũng đưa một phần nguyên liệu ở đầu vào và tham gia dịch vụ. 

Để làm rõ hơn về điều này, trong bài thứ nhất GS.Phạm Phụ chỉ ra sự rắc rối đó cùng với việc nêu ra các loại hình cơ sở giáo dục trong nền kinh tế thị trường để bạn đọc thấy rõ. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Sự rắc rối của cơ chế thị trường dịch vụ giáo dục 

Dưới góc nhìn của các nhà kinh tế giáo dục, cơ chế thị trường dịch vụ giáo dục là một cơ chế cạnh tranh hết sức phức tạp và rắc rối (Awkward Economics) do chính những đặc điểm của dịch vụ giáo dục sau đây:

Thứ nhất, bên cạnh việc dịch vụ giáo dục – đặc biệt là giáo dục bắt buộc – luôn được xem là một quyền cơ bản của người dân, dịch vụ giáo dục có "tác động ngoại biên" và "tác động lan toả" (spill–over effects) dương. 

Tác động này thể hiện ở nhiều mặt, từ việc làm cho năng suất lao động xã hội cao hơn, tỷ lệ có việc làm cao hơn, tuổi thọ cao hơn, con cái mạnh khoẻ hơn, ít phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước hơn… cho đến tội phạm và tù tội ít hơn, đóng góp cho từ thiện nhiều hơn nếu có trình độ giáo dục cao hơn. 

Riêng về tác động đến tỷ lệ có việc làm cao hơn, có thể minh họa qua bảng thống kê sau đây (Michael & Kretovics, 2004). 

Tỷ lệ (%) tham gia lực lượng lao động (2001) của những người từ 25 đến 64 tuổi (Nam/Nữ)

Như vậy, phụ nữ ở Ý, tỷ lệ có việc làm đã tăng từ 34% lên đến 81% nếu được giáo dục thêm từ trình độ dưới trung học phổ thông lên đến đại học và sau đại học. Còn các con số tương ứng của phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ là 22% và 71%.

Chính vì "tác động ngoại biên" dương của dịch vụ giáo dục cũng như chính sách giáo dục "sòng phẳng" của cơ chế thị trường, ở hầu hết các nước trên thế giới Nhà nước luôn có tài trợ cho dịch vụ giáo dục. 

Kết quả là, dịch vụ giáo dục, về trung bình, luôn có giá bán thấp hơn nhiều giá thành. Cơ chế thị trường nói đơn giản là cơ chế "thuận mua vừa bán", mọi quyết định đều dựa trên cơ sở giá cả. Nhưng ở đây, giá cả (giá bán) thấp hơn giá thành nên lại không phải là cơ sở cho việc ra quyết định.

Thứ hai, thị trường dịch vụ giáo dục có "thông tin bất đối xứng". Ở đó, người mua thường được biết rất ít về loại hàng hóa dịch vụ mà họ đang mua và rất dễ lâm vào tình cảnh nhận được một chất lượng dịch vụ thấp hơn nhiều so với chất lượng mà họ kỳ vọng cũng như cái giá mà họ đã phải trả. 

Ở đây cũng khó mà ký kết được những hợp đồng về việc đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Thị trường như vậy, thường chỉ là "thị trường của niềm tin" (Trust market, như thị trường giáo dục, y tế, trung tâm chăm sóc người già, trẻ em…).

Mặt khác, chất lượng dịch vụ giáo dục và từ đó cũng là chi phí, có một phạm vi biến thiên rất rộng. Giá bán hay học phí cũng chênh lệch rất lớn. 

Sau đây là một ví dụ về chi phí và học phí của các lớp trường khác nhau của đại học Mỹ năm 1995: 

Chi phí đơn vị và học phí ở các đại học Mỹ năm 1995 (USD)

Hơn nữa, theo Gordon C. Winston, khi quyết định đầu tư vào "vốn con người" (human capital) thường người ta không biết và không có thể biết là họ đã mua cái gì và kết quả ra sao cho đến tận tương lai xa sau này, trong khi đó đây lại là loại đầu tư thường chỉ có một lần trong một đời người. 

Và, nói riêng, giáo dục Đại học lại là khoản chi tiêu lớn thứ hai trong đời người sau nhà ở. Do đó, người ta nói, "mua một dịch vụ giáo dục Đại học giống như mua một dịch vụ chữa bệnh ung thư vậy" (Yeageret al, 2001).

Thứ ba, một điểm khác thường nữa của dịch vụ giáo dục là người mua có thể đưa "những nguyên liệu đầu vào" của chính mình vào quá trình sản xuất ra dịch vụ đó" (Customer – Input Technology). 

Đầu tư và "chia sẻ chi phí" trong Giáo dục Đại học

(GDVN) – Hiện đã có trên 50.000 sinh viên đi du học tự túc, và chi phí xã hội hàng năm có thể lên đến khoảng 800 triệu USD.

Đây là việc những sinh viên học giỏi và có tư cách tốt có thể mang lại hiệu quả rất tốt cho những người đồng lớp (peer effects), góp phần nâng cao chất lượng và tên tuổi của nhà trường, nghĩa là chính họ đã tham gia vào công nghệ sản xuất ra dịch vụ giáo dục. 

Do vậy nhà trường phải "trả tiền" cho "nguyên liệu đầu vào" đó của người sinh viên, qua hình thức miễn thu học phí hay thậm chí là học bổng.

Đây là một vấn đề hết sức phức tạp khi mà thị trường dịch vụ giáo dục có tính cạnh tranh hơn và chi phí, giá cả… mang nhiều "tín hiệu của thị trường" hơn. 

Như vậy, có thể nói rằng, ngay cả dưới góc nhìn của cơ chế thị trường, thị trường dịch vụ giáo dục là hoàn toàn khác với thị trường của các loại hàng hoá thông thường. 

Ở Việt Nam có người muốn có "khoán" trong giáo dục, muốn để hệ thống dịch vụ giáo dục được điều tiết chủ yếu bởi cơ chế thị trường… Hình như trên thế giới không có nơi nào làm như vậy.

Sự đa dạng các loại hình cơ sở giáo dục trong nền kinh tế thị trường

Loại hình cơ sở giáo dục ngày nay hết sức đa dạng, nhất là ở giáo dục Đại học. Có thể liệt kê ra một "phổ" các loại hình như: 

1) Trường Nhà Nước/công (State); 

2) Trường có liên quan đến Nhà nước (State – related), Nhà nước thường cung cấp khoảng 50% kinh phí, có thể gọi là "bán công"; 

3) Trường có tài trợ công nhưng vận hành tư" (Publicy fund – privately run); 

4) Trường tư có sự tài trợ của Nhà nước (Private State – aided); 

5) Trường tư không vì lợi nhuận (Private – Non profit); 

6) Trường tư nửa vì lợi nhuận (Private Semi – for profit); 

7) Trường tư vì lợi nhuận (Private for profit),…

Một phổ các loại hình cơ sở giáo dục

Thực trạng này như đang làm thay đổi tính nhân bản của giáo dục nói chung, cũng như làm "lung lay cả cội rễ cổ kính" nói riêng của giáo dục Đại học. Có thể có 3 lý do chính cho sự việc này: 

Thứ nhất, giáo dục ngày nay đã là một nền giáo dục cho số đông, đã được "đại chúng hóa".
 
Giáo dục ở phổ thông thì đã được "phổ cập" hay "bắt buộc". Giáo dục ở đại học thì số sinh viên trong thanh niên ở độ tuổi đã tăng từ 22% năm 1975 lên 41% năm 2000 ở các nước OECD, Trung Quốc cũng đã tăng gấp đôi số sinh viên vào cuối thập kỷ 90,…

Khi đã là nền giáo dục cho số đông thì không có một ngân sách Nhà nước nào gánh chịu nổi, kể cả những Nhà nước châu Âu phúc lợi (nơi có chi tiêu của Chính phủ thường chiếm đến trên dưới 50% GDP của quốc gia), và buộc phải có sự tham gia ngày càng có tỷ trọng lớn hơn của tư thục.

Ngay ở giáo dục phổ thông, Mỹ hiện có 5,8 triệu học sinh ở tư thục, chiếm khoảng 11% của tổng số. 

Năm nay, thực hiện cho được 5 giải pháp đột phá để giáo dục đi lên

(GDVN) – Thời gian học của bậc phổ thông rút ngắn ít nhất là một năm, đại học cao đẳng tuỳ chuyên ngành có thể rút ngắn thời gian tương ứng.

Ở đại học, sinh viên tư thục chiếm phần lớn ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Ấn Độ, Indonesia,… có một số trường hợp chiếm đến trên dưới 80%. 

Ngoài ra, với riêng giáo dục Đại học, nhiều nhà kinh tế giáo dục của Mỹ còn cho rằng: "Thiếu cơ sở triết lý và kinh tế để buộc phải cung cấp dịch vụ giáo dục Đại học bằng ngân sách Nhà nước" (Yeager et al, 2001).

Lập luận ở đây là:

Một là, dịch vụ giáo dục tuy có thể vẫn được gọi là "hàng hóa công cộng" (Public good) nhưng sự tiêu thụ không phải là: "không loại trừ nhau" (non – excludable) hay "chi phí nguồn lực bổ sung của người khác để được hưởng lợi ích của dịch vụ này là gần bằng không", "không cạnh tranh", ví dụ như là hàng hóa dịch vụ cây đèn biển . 

Do vậy, "công" ở đây chỉ là sự thỏa mãn hai tiêu chí cơ bản để được gọi là "hàng hóa công cộng" như đã nói ở trên, chứ không nhất thiết là Nhà nước phải sản xuất và cung cấp cho xã hội. "Công" ở đây khác "Nhà nước" (Public ≠ State) (Phụ, 2005).  

Hai là, không có đủ chứng cứ để cho rằng, việc góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội đã không được đền đáp một cách xứng đáng qua thị trường lao động, nghĩa là "tác động ngoại biên" không lớn. 

Cuối cùng, do "dân chủ hóa" hay việc bình đẳng trong tiếp cận giáo dục Đại học cũng như đã bị lợi dụng, vì rằng phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục tư nhưng có sự tài trợ của Nhà nước cho những người đủ tiêu chuẩn trợ cấp là hoàn toàn khả thi trong thực tế.

Thứ hai, người ta cho rằng, việc cung cấp dịch vụ giáo dục theo cơ chế tổ chức công là kém hiệu quả và nhà nước tài trợ trực tiếp cho người học (ví dụ dạng voucher) để họ tự lựa chọn Người cung cấp dịch vụ tốt hơn là việc tài trợ gián tiếp qua Người cung cấp dịch vụ (nghĩa là cấp kinh phí cho cơ sở giáo dục) và buộc họ phải đến đó để hưởng thụ dịch vụ giáo dục. 

Chính vì vậy mà ngày nay có loại cơ sở giáo dục "tài trợ công nhưng vận hành tư" như IUB của Đức, SMU của Singapore,…

Vừa qua, Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) cũng đã có một khảo sát "Thành tích về toán và khoa học" của lứa học sinh 15 tuổi ở những loại hình trường khác nhau. 

Kết quả, quan hệ về thành tích với vận hành và tài trợ như sau: 

(a) Nếu tài trợ tư – vận hành công đặt ở ngưỡng thành tích là "không" (0,0 điểm) 

(b) Tài trợ công – vận hành công có thành thành tích là 36,6; 

(c) Tài trợ tư – vận hành tư có thành tích là 36,7

(d) Tài trợ công – vận hành tư có thành tích là 74,6.

Quan hệ về thành tích với vận hành và tài trợ

Tính kém hiệu quả còn do một hiện tượng phổ biến mà các nhà kinh tế học gọi là "Ràng buộc ngân sách mềm" (Soft budget constraints) ở các cơ sở công do nhà nước cung cấp tài chính. 

Thứ ba, là do xu thế toàn cầu hoá và những ảnh hưởng của trường phái kinh tế "tân tự do" (neo–liberal). 

Trong bối cảnh đó, các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học, buộc phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh trên mọi phương diện, cạnh tranh trong nước và cả cạnh tranh với giáo dục của nước ngoài.

Ở Việt Nam, hiện nay cung trong giáo dục Đại học mới bằng khoảng 35–40% của cầu. Nhưng có lẽ từ sau năm 2015, câu chuyện "tạo ta sự khác biệt" để có khả năng cạnh tranh cao sẽ trở thành hết sức gay cấn (Phụ, 2008).



Xem nguồn

Phương án thi của Bộ GD&ĐT về cơ bản đã thể hiện tinh thần đổi mới

Posted: 27 Sep 2016 07:26 AM PDT



GS.VS Đào Trọng Thi

 



Thưa GS.VS Đào Trọng Thi, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 để lấy ý kiến của nhân dân. Có một số ý kiến lo ngại, thậm chí bức xúc cho rằng Bộ liên tục đổi mới kỳ thi sẽ gây khó khăn cho học sinh và giáo viên trong việc ôn thi. Quan điểm của GS như thế nào về vấn đề này?

– Theo tôi, đổi mới khác với cải cách, đổi mới là một quá trình thường xuyên. Bởi vậy, việc đổi mới, điều chỉnh kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm là cần thiết, nhất là khi chúng ta đang triển khai Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo duc và đào tạo. Vấn đề là việc đổi mới, điều chỉnh cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải bám sát định hướng đổi mới, nhắm đến mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của học sinh.

Thứ hai, phải có lộ trình hợp lý, đảm bảo tính khả thi và bền vững, tránh gây sốc cho học sinh và xã hội.

Thứ ba, phải mang lại hiệu quả thiết thực, giảm tải áp lực và tốn kém cho học sinh và xã hội, kết quả thi khách quan làm căn cứ tin cậy để công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Phương án thi của Bộ GD&ĐT về cơ bản đã thể hiện tinh thần nêu trên. Tuy nhiên, Bộ cần lắng nghe thêm ý kiến của chuyên gia và người dân, cân nhắc chọn lọc những nội dung điều chỉnh thực sự cần thiết và thiết thực, chuẩn bị kỹ khâu đề thi, nhất là đối với các bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (KHTN), khoa học xã hội (KHXH) và trắc nghiệm môn Toán.

Theo đánh giá của ông, đâu là những điểm tích cực của dự thảo phương án thi và tuyển sinh 2017?

– Việc bỏ loại cụm thi đại học, chỉ tổ chức một loại cụm thi địa phương là phù hợp với chủ trương tiến tới phân cấp hẳn việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho các địa phương. Băn khoăn về tính trung thực, nghiêm túc trong các khâu coi thi, chấm thi tại cụm thi địa phương sẽ được khắc phục vì hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ Văn) sẽ được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm khách quan và được chấm tự động bằng phần mềm máy tính.

Một trong những điểm mới của phương án thi và tuyển sinh năm 2017 đang nhận được khá nhiều ý kiến từ dư luận, đó là thay bằng các môn thi riêng lẻ sẽ có hai tổ hợp bài thi KHTN và KHXH. Cá nhân ông nhìn nhận điểm mới này như thế nào?

Thông tin ban đầu chưa rõ về các bài thi tổ hợp KHTN và KHXH đã làm cho dư luận lo ngại vì liên tưởng đến các môn học tích hợp dự kiến trong chương trình giáo dục đổi mới mà học sinh chưa được học trong chương trình sách giáo khoa hiện hành.

Nhưng theo dự thảo phương án thi mà Bộ chính thức công bố thì năm 2017 các bài thi KHTN và KHXH mới chỉ là tổ hợp các câu hỏi về kiến thức của từng môn học riêng rẽ. Bởi vậy, hoàn toàn nằm trong phạm vi kiến thức của chương trình đang giảng dạy tại nhà trường.

Việc thiết kế bài thi tổ hợp các môn KHTN và KHXH là một điều chỉnh hợp lý nhằm khắc phục tình trạng học lệch, đồng thời là bước chuẩn bị hình thành các môn học tích hợp về các lĩnh vực này trong tương lai gần.

Nhiều học sinh lo ngại hai bài thi tổ hợp sẽ làm tăng số môn học phải ôn tập trong khi các em đã ôn thi từ lâu theo các khối thi truyền thống. Thực ra, các em chỉ phải ôn thêm một môn cho hầu hết mỗi khối thi.

Một số trường đại học băn khoăn rằng các bài thi tổ hợp có thể hạn chế tính chuyên sâu của các khối thi truyền thống. Nhưng thực tế, đối với bài thi tổ hợp, ngoài điểm chung của cả bài thi còn có điểm riêng của từng môn học và các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng các điểm riêng môn học đó để xét tuyển theo các tổ hợp môn học theo nhu cầu.

Dư luận đang đặt câu hỏi, việc áp dụng thi trắc nghiệm môn Toán vào năm 2017 là phù hợp hay chưa phù hợp? Ông sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào?

– Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kể cả là tuyển sinh ĐH, CĐ về cơ bản vẫn là thi để kiểm tra năng lực cơ bản mang tính chất toàn diện của học sinh. Đó chưa phải là các năng lực vượt trội, năng lực chuyên biệt của những người lấy Toán làm mục tiêu theo đuổi nghề nghiệp của mình.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy hình thức thi trắc nghiệm môn Toán thường được sử dụng để thi tốt nghiệp THPT cũng như phần lớn các kỳ thi tuyển chọn số đông như tuyển sinh đại học.

Để đảm bảo đề thi môn Toán có tính phân loại cao, tôi cho rằng bên cạnh các câu hỏi trắc nghiệm môn Toán đơn giản có thể nhẩm tính và trả lời nhanh, người làm đề còn thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng bài toán nhỏ với độ phức tạp và độ khó cao hơn, đòi hỏi phải giải trước trên giấy nháp rồi mới xác định được đáp án.

Ngoài ra, việc thi trắc nghiệm đã được thử nghiệm trên số mẫu đủ lớn, thể hiện qua số lượng học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hàng năm. Trong đó có nhiều em không xác định vào học tại ĐHQGHN nhưng vẫn đi thi để tập dượt.

Với tinh thần đó, tôi cho rằng việc môn Toán thi theo hình thức trắc nghiệm hoàn toàn có thể làm được và không nhất thiết phải lùi thời gian thực hiện. Chúng ta đang làm theo lộ trình đổi mới, mỗi năm điều chỉnh một chút để tránh "sốc" cho dư luận, nếu năm nay không làm thì công việc sẽ dồn lại cho những năm tiếp theo và ảnh hưởng đến cả lộ trình đổi mới.

Thưa GS, ông có lưu ý gì không với phương án của kỳ thi năm nay?

– Thứ nhất, về bài thi tổ hợp các môn KHTN hoặc KHXH thực chất là 3 bài thi nhỏ về các môn học riêng rẽ. Vậy với số câu hỏi và thời lương thi chỉ bằng 1/3 bài thi thông thường thì các bài thi nhỏ có đủ khả năng đánh giá và phân loại năng lực học sinh về môn học tương ứng hay không?

Thứ hai, Bộ GD&ĐT dự kiến sử dụng ngân hàng đề thi chuẩn hóa do Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng, có điều chỉnh, bổ sung. Đây là các câu hỏi được thiết kế để phục vụ kỳ thi đánh giá năng lực, trong đó có nhiều câu hỏi có tính chất tích hợp.

Bởi vậy, khi sử dụng, Bộ cần cân nhắc xác định và điều chỉnh độ khó phù hợp với năng lực thực tế của đông đảo học sinh vẫn còn đang học theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành theo lối truyền thụ kiến thức của từng môn học riêng biệt.

Trân trọng cảm ơn GS!


Trước đề nghị của Hội Toán học về việc hoãn thi trắc nghiệm môn Toán năm 2017, GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, Hội Toán đang hiểu sai về mục đích của kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Đó là kỳ thi 2 trong 1 với mục đích kiểm tra năng lực cơ bản mang tính chất toàn diện của học sinh chứ không phải là một cuộc thi tuyển chọn những người có năng lực xuất sắc về Toán học.



Xem nguồn

Bộ Giáo dục: Thi trắc nghiệm môn Toán năm 2017 là khả thi

Posted: 27 Sep 2016 06:44 AM PDT


– Sau khi theo dõi Toạ đàm trực tuyến "Có nên thi trắc nghiệm môn Toán từ năm 2017?" do Vietnamnet thực hiện sáng 27/9, Bộ GD-ĐT đã làm rõ về một số vấn đề mà khách mời còn băn khoăn.

Cụ thể, về việc "Thi theo hình thức trắc nghiệm, đặc biệt là môn Toán, có phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia?", Bộ GD-ĐT khẳng định mục đích của kỳ thi THPT quốc gia là để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ. Mục đích kỳ thi này không nhằm tuyển chọn những thí sinh xuất sắc có năng khiếu chuyên biệt về một bộ môn nào.

Yêu cầu của kỳ thi là kiểm tra, đánh giá kiến thức tổng quát của thí sinh, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách cơ bản để phân loại tương đối thí sinh: đỗ tốt nghiệp hay không đỗ tốt nghiệp; đủ trình độ học đại học hay không đủ trình độ học đại học.

Vì thế, đề thi có phần cơ bản, thí sinh làm hết phần này có thể đỗ tốt nghiệp THPT; có phần phân hóa để phục vụ xét tuyển vào ĐH, CĐ. Những trường ĐH có yêu cầu cao về một môn nào đó có thể tổ chức đánh giá thêm năng lực chuyên biệt để lựa chọn được những thí sinh phù hợp.

Với mục đích và yêu cầu như trên thì thi tự luận hay thi trắc nghiệm môn Toán đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong điều kiện tổ chức thi để đánh giá học sinh trên diện rộng, với nhiều lực lượng khác nhau tham gia coi thi, chấm thi nên cần sử dụng hình thức thi trắc nghiệm để đánh giá chính xác, đảm bảo khách quan, công bằng cho thí sinh.

Với câu hỏi "Bộ đã chuẩn bị cho việc triển khai thi trắc nghiệm môn Toán thế nào? Từ nay đến ngày thi thì ngân hàng đề thi có được chuẩn bị kịp không?", Bộ GD-ĐT cho biết đã đề ra kế hoạch thi trắc nghiệm trong tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2007. Ngay sau đó Bộ đã triển khai thi trắc nghiệm cho 4 môn thi: Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Hơn 10 năm qua, việc thi trắc nghiệm các môn này thể hiện được tính ưu việt so với thi tự luận trước đó.

Năm 2010, Bộ GDĐT đã ban hành hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, trong đó có hướng dẫn biên soạn đề trắc nghiệm khách quan (TNKQ) các môn học, kể cả môn Toán (Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH).

Từ năm học 2010-2011 đến nay, trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các sở GDĐT đã yêu cầu giáo viên các trường THPT ra đề kiểm tra cần kết hợp hình thức tự luận và hình thức TNKQ. Vì vậy, việc ra đề và thi, kiểm tra theo hình thức TNKQ không phải là vấn đề mới đối với giáo viên và học sinh các trường THPT.

Năm 2013, Bộ đã giao cho ĐHQG Hà Nội thực hiện thi đánh giá năng lực hoàn toàn bằng TNKQ để tuyển sinh ĐH. 3 năm qua kỳ thi đã thu hút hàng trăm nghìn lượt thí sinh dự thi. ĐHQG Hà Nội đã phân tích, so sánh kết quả môn Toán của thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực (TNKQ) và kỳ thi THPT quốc gia (tự luận), các kết quả này rất tương thích.

Hiện tại Bộ đang tập trung xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn và đảm bảo chất lượng. Trên cơ sở ngân hàng đề thi đã chuẩn hóa của ĐHQG Hà Nội, Bộ GDĐT đã tập hợp nhiều chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm để tiếp tục bổ sung, cập nhật ngân hàng đề thi. Bộ đã xây dựng kế hoạch chi tiết về xây dựng ngân hàng đề thi, trong đó dự kiến sẽ mời các thành viên của Hội Toán học Việt Nam tham gia xây dựng đề thi. Đầu tháng 10-2016 các chuyên gia đề thi sẽ bắt đầu làm việc.

Với sự chuẩn bị từ trước cũng như kế hoạch cụ thể công việc sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới, việc tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 là hoàn toàn khả thi.

Ban Giáo dục



Xem nguồn

Thi trắc nghiệm Toán: Tất cả đồng thuận thì còn gì là đổi mới?

Posted: 27 Sep 2016 06:02 AM PDT


Một trong những đổi mới đáng lưu ý của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 là việc thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Toán.

Các khách mời tham dự tọa đàm "Có nên thi trắc nghiệm môn Toán từ năm 2017?" do Báo VietNamNet thực hiện sáng ngày 27/9 gồm có GS Toán học Phùng Hồ Hải – Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam, ông Phan Văn Thái – giáo viên Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ Việt Nam), PGS Nguyễn Xuân Thảo – Viện Toán ứng dụng và Tin học (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), Nhà báo Lê Hạnh.

Cân đo ưu điểm – hạn chế

Nhà báo Lê Hạnh: Câu hỏi đầu tiên xin dành cho ông Phùng Hồ Hải. Một cách ngắn gọn nhất ông có thể cho biết vì sao Hội toán học Việt Nam có đề xuất nên cân nhắc thi trắc nghiệm môn toán trong kì thi THPT quốc gia 2017.

GS Phùng Hồ Hải: Hội Toán học Việt Nam có ba lý do băn khoăn trong văn bản gửi Bộ GD-ĐT. Thứ nhất, đối với phương án thi trắc nghiệm 2017 được đề xuất quá đột ngột đối với cả học sinh và giáo viên. Thứ hai sự chuẩn bị từ Bộ GD-ĐT chưa thể hiện kĩ càng. Thứ ba, theo chúng tôi mô hình cơ bản của phương án thi trắc nghiệm khách quan chưa là mô hình phù hợp mục tiêu, chiến lược của giáo dục của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Hội toán học Việt Nam có hai kiến nghị là, dừng triển khai thi trắc nghiệm năm 2017 đối với môn toán và để cân nhắc đưa hình thức trắc nghiệm vào kì thi cần có những hội thảo khoa học, sự góp ý của các nhà chuyên môn, nhà quản lý. Nếu xác định sẽ thực hiện hình thức thi trắc nghiệm cần có lộ trình.

Nhà báo Lê Hạnh: Xin mời chị Nguyễn Phương Nga. Lý do tại sao mà Hiệp hội các trường ĐH, CĐ lại cho rằng có thể áp dụng phương thức thi trắc nghiệm trong kỳ thi sắp tới?

thi trắc nghiệm môn Toán, thi thpt 2017, bàn tròn trực tuyến
GS Phùng Hồ Hải, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng.

PGS Nguyễn Phương Nga: Quan điểm của chúng tôi là thi trắc nghiệm khách quan các môn thi ở THPT không là vấn đề gì quá lạ lùng đối với thầy cô và học sinh. Bởi thi trắc nghiệm khách quan đã có 10 năm rồi, các em được rèn luyện rồi.

Thứ hai, mục đích chính của kỳ thi tốt nghiệp THPT là sẽ phải kiểm tra các kiến thức kỹ năng cơ bản nhất của lớp 12. Dù thi dạng thức tự luận hay trắc nghiệm khách quan thì việc dạy và học không thay đổi, bởi học sinh phải nắm những kiến thức kỹ năng cơ bản nhất.

Câu hỏi đang phân vân ở chỗ đề thi tự luận Toán làm như thế nào? Thi trắc nghiệm có ưu thế gì hơn tự luận?

Ưu điểm là các đề thi trắc nghiệm đã được chuẩn hóa, đã thực nghiệm trên đầu thí sinh, biết được độ khó dễ của nó, miền đo đó có đo đúng vùng kiến thức kỹ năng, chẳng hạn là bất đẳng thức hay các phương trình hay tọa độ không gian…

Ưu điểm nữa là thi trắc nghiệm khách quan đo được cả tư duy, phân tích, lập luận của thí sinh… Với điều kiện đề thi đó đã được chuẩn hóa. Nếu không chuẩn hóa thì ta không nói được.

thi trắc nghiệm môn Toán, thi thpt 2017, bàn tròn trực tuyến
Bà Nguyễn Phương Nga. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Hơn nữa, ở ta thi trên diện rộng quá, mà ta biết chấm tự luận cực kỳ vất vả, chưa bàn đến vấn đề tiêu cực. Còn máy chấm trắc nghiệm nhanh, không mệt mỏi, không cảm tính.

2 phút/ câu – kiểm tra tư duy thế nào?

Nhà báo Lê Hạnh: Anh Hải có ý kiến gì không? Bởi những giải đáp đó vẫn đang để ngỏ và có độ vênh so với những kiến nghị của bên Hội Toán.

GS Phùng Hồ Hải: Đánh giá của chị Nga là đánh giá chung về trắc nghiệm nhưng môn Toán có những đặc thù riêng.

Thứ nhất, chị Nga nói việc khó khăn khi làm đề. Đó là vấn đề chúng tôi băn khoăn nhất.

Thứ hai, khả năng đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm đối với môn Toán và các môn khác sẽ khác. Mục tiêu đối với môn Toán là năng lực tư duy chuyển tải. Mục tiêu đào tạo là chuyển tải năng lực tư duy, cái đấy đánh giá có được không?

Tôi đánh giá trong 7 – 8 năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã có chuyển hướng căn bản trong ra đề thi môn toán. Đề thi đã giải quyết được căn bản lò luyện. Bây giờ chúng ta thay bằng cái chưa được kiểm định và chưa được chuẩn hóa.

Về đề thi tự luận có tốt không? Quan điểm của tôi là chưa tốt, cả công tác coi thi và chấm thi. Với đề thi trắc nghiệm, dự thảo của Bộ quá tham vọng, nếu làm tốt sẽ giải quyết được vấn đề tiêu cực vì chấm trắc nghiệm là hoàn hảo.

Nhưng với môn Toán quá trình chấm rất quan trọng. Trắc nghiệm chỉ chấm được kết quả chứ không chấm được quá trình tư duy hoặc chỉ một phần rất nông của quá trình tư duy. Một câu hỏi chỉ có 2 phút để trả lời làm sao để chấm được quá trình tư duy đấy.

Nhà báo Lê Hạnh: Là giáo viên phổ thông, thầy Thái nhìn nhận ý kiến của anh Hải như thế nào?

Ông Phan Văn Thái: Với giáo viên phổ thông, học trò thi gì thường tác động dạy học thế nào.

Quan điểm của tôi là cái gì cũng có hai mặt. Khi định áp dụng trắc nghiệm với môn Toán, xã hội có ý kiến trái chiều là bình thường.

thi trắc nghiệm môn Toán, thi thpt 2017, bàn tròn trực tuyến
Ông Đỗ Văn Thái.

Bắt tay vào làm trắc nghiệm mới biết tự luận dù hay nhưng cũng có nhược điểm như độ phủ không hết. Còn với đề trắc nghiệm, như môn Toán từ 10 câu lên 50 câu, độ phủ rộng hơn.

Thi trắc nghiệm đòi hỏi kiến thức rộng hơn, những phần kiến thức trước đây học sinh lờ đi bây giờ phải học bài bản, chi tiết mới trả lời được. Học sinh phải học kỹ hơn mới làm được bài. Giáo viên cũng phải dạy kỹ hơn.

Nhà báo Lê Hạnh:Thầy đã từng ra thử đề trắc nghiệm và áp dụng cho học sinh chưa?

Ông Phan Văn Thái: Đối tượng đông thì chưa, nhưng áp dụng cho nhóm nhỏ thì có.

Nhiều giáo viên ái ngại việc chuẩn bị, biên soạn đề trắc nghiệm vì mất thời gian, còn học sinh thích lắm. Bởi vì, các em làm bài "khỏe" hơn", với tốc độ cao, suy nghĩ cao, nháp nhanh, không cần trình bày…

Nhà báo Lê Hạnh: GS Phùng Hồ Hải nói trắc nghiệm khách quan ở môn Toán mới chỉ đo nấc đầu tiên trong năng lực tư duy của học sinh đối với môn học này. Qua thực tế, thầy thấy như thế nào?

Ông Phan Văn Thái: Điều này tùy thuộc mục tiêu tuyển sinh như thế nào. Tuy nhiên nếu cả xét tốt nghiệp và đại học kỳ thi có thể phân hóa ở mức độ cao được.

Tính trung bình thời gian làm bài là 2 phút/ câu, nhưng có những câu chỉ cần 30 giây, thời gian còn lại dành cho câu khó khác… Chương trình Toán lớp 12 gồm có 7 chương. Nếu bài thi có 50 câu hỏi, các dạng thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng ở mức độ cao đều có thể ra được.

PGS Nguyễn Xuân Thảo: Mục đích của kỳ thi là xét tốt nghiệp, lấy cơ sở đó để làm dữ liệu xét đại học. Mà mục đích thi tốt nghiệp là kiến thức cơ bản, toàn diện, trong chương trình. Trên cơ sở đó có phân loại lấy đối tượng kiến thức tốt đủ năng lực vào đại học.

Như vậy hoàn toàn có thể tổ chức thi trắc nghiệm môn Toán. Băn khoăn ở chỗ chưa có mẫu đề thi đưa ra, nên xã hội lo, không biết học như thế nào. Đó là nỗi lo chính đáng.

thi trắc nghiệm môn Toán, thi thpt 2017, bàn tròn trực tuyến
Ông Nguyễn Xuân Thảo. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Mọi người mong muốn có báo cáo, đánh giá cụ thể các bước đi. Mong muốn đó là chính đáng.

Giáo viên phổ thông đang rất băn khoăn dạy như nào, năm học bắt đầu mấy tuần rồi mà chúng ta chưa có gì cụ thể hơn, là nỗi lo có cơ sở.

Nghe ý kiến khác nhau để tìm đường đi hay nhất

Nhà báo Lê Hạnh:Có thể thấy ngay từ băn khoăn của thầy. Quay trở lại cách đặt vấn đề của anh Hải, một trong những vấn đề là việc tường minh của đề thi và việc chuẩn bị đề thi cho môn này. Ở góc độ làm khảo thí ý kiến của chị Nga như thế nào?

PGS Nguyễn Phương Nga: Đổi mới mà tất cả đồng thuận thì không là đổi mới nữa. Phải có ý kiến khác nhau của nhiều tầng lớp xã hội. Có góp ý tranh luận để tìm con đường đi hay nhất. Trên đường đi có rủi ro là tất nhiên.

Cần nghe ý kiến khác nhau để tìm đường đi hay nhất.

Vấn đề cốt lõi ở đây là môn toán thi tốt nghiệp THPT không đòi hỏi sự sáng tạo mà cũng không thể sáng tạo được. Sáng tạo là cách giải mới. Bài thi toán bao nhiêu năm nay chỉ có câu 10 để học sinh sáng tạo, nhưng rất hiếm em làm được điều đó.

Về việc hạn chế luyện thi, cần nhìn thẳng vào sự thật rằng các thầy phổ thông luyện thi nhiều. Một đề thi 10 bài, các em được học các kỹ năng về các bước đi, đường giải. Gặp bài toán đó là giải theo cách đó.

Thế giới chứng minh cách đổi mới nhanh nhất, kéo được cả thầy trò, chương trình tài liệu đi theo là kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đúng, kỹ lưỡng kiến thức cơ bản, nâng cao để đánh giá người học.

Học sinh lớp 12 phải kiểm tra kiến thức cơ bản đầu tiên, chứ không đi sâu. Vì vậy mục tiêu của toán là kiểm tra được nhiều kiến thức cơ bản nhất, sau mới phân hóa. Với 50 câu là đủ từ dễ đến khó để phân hóa học sinh.

thi trắc nghiệm môn Toán, thi thpt 2017, bàn tròn trực tuyến
Các khách mời tham gia chương trình. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Ông Phan Văn Thái: Băn khoăn nhiều nội dung khá hay trong SGK mà không hỏi đến được vì ưu tiên phần khác. Nếu năm nay thi trắc nghiệm mà chỉ trong chương trình lớp 12 thì sẽ hỏi được.

Thi tự luận chắc chắn có học tủ. Bây giờ trắc nghiệm không lo học tủ nữa, hoàn toàn có thể hỏi được cả độ rộng và độ sâu. Có bài thi tự luận trình bày cả trang 15', trong khi nếu thi trắc nghiệm không cần trình bày, chỉ cần nháp ra kết quả mất 3, 5 phút.

GS Phùng Hồ Hải: Như mọi người nói việc thi là ảnh hưởng đến học. Thi tự luận học sinh đã học tủ. Nếu chuyển sang trắc nghiệm có ai khẳng định sẽ không học tủ, tìm những mẹo để làm bài?

Bài tự đã làm năm bảy chục năm nay nhưng các thầy giang cho học sinh còn sai thì sang trắc trắc nghiệm sẽ thế nào?

Tôi đã thấy trên mạng, nói như giới trẻ là "chém gió" rất ác, nhưng sai rất nhiều nên rất đáng ngại.

Người Việt Nam rất nhạy bén, đi tắt đón đầu, không muốn học theo cách căn bản. Không học theo cách căn bản nếu quay sang thi trắc nghiệm khó giải thích cho học sinh theo cách căn bản.

Chúng ta phải thừa nhận kì thi này rất quan trọng. Phương thức này dùng để xét tuyển vào đại học, chuyển vẫn không được, trượt là mất. Điều này tạo ra sức ép cho học sinh không thể trượt được mà phải cho kết quả tối ưu.

Đề thi trắc nghiệm chỉ yêu cầu làm thế nào chọn kết quả đúng, không cần biết thể nào và phải nhanh, điều này mâu thuẫn với tư duy học toán.

Tôi cũng nghĩ rằng kì thi ĐH ngày xưa là kì thi duy nhất nghiêm túc của Việt Nam, vì trên đại học cũng không có kì thi nghiêm túc.

Tôi không phản đối thay đổi, nhưng nếu thay đổi chúng ta đã làm tốt chưa, chuẩn bị tốt chưa? Tôi không phản đối nhưng phải có lộ trình. Khi khẳng định là tốt phải thông báo xã hội.

Quay lại kì thi này, tôi vẫn rất băn khoăn. Khi dịch một bài báo của một nhà Toán học người Úc, ông chỉ ra hai điều nguy hiểm nhất của trắc nghiệm là dạy cho học sinh làm thế nào để giải bài trắc nghiệm, và thứ hai, khi đánh giá bỏ qua quá trình tư duy.

Ở châu Âu hiện có khoảng 50% sinh viên vào đại học nhưng không được tốt nghiệp, còn chúng ta những người tốt nghiệp còn nhiều hơn cả người vào. Vì vậy, nói rằng kì thi ảnh hưởng tới tất cả, nhưng nó ảnh hưởng như thế nào khó mà nói được.

(Còn tiếp)

Ban Giáo dục

thi trắc nghiệm môn Toán, thi thpt 2017, bàn tròn trực tuyến
GS Phùng Hồ Hải, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng.



Xem nguồn

Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non

Posted: 27 Sep 2016 05:20 AM PDT



GD&TĐ – Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non Việt Nam (SRPP) vừa được Ngân hàng Thế giới khởi động, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng đến trường cho trẻ 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ dân tộc thiểu số.

 



Xem nguồn

Quảng Ngãi bất lực trước tình trạng học sinh phạm luật giao thông

Posted: 27 Sep 2016 04:38 AM PDT


LTS: Tháng 9 là tháng cao điểm của việc thực hiện an toàn giao thông nhưng tại Quảng Ngãi số lượng học sinh vi phạm luật giao thông lại gia tăng đáng kể.

Thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc có bài viết đề ra kiến nghị nên tăng cường cảnh sát giao thông trước các cổng trường để hạn chế tình trạng này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Mấy năm gần đây, điều kiện kinh tế phát triển, số học sinh bậc Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ngãi đi xe đạp điện, xe máy… đến trường gia tăng đáng kể.

Số học sinh đi xe máy, xe máy điện không đúng độ tuổi, phân khối; thiếu đăng ký, bằng lái, mũ bảo hiểm khiến các cơ quan chức năng địa phương phải đau đầu kiểm soát.

Học sinh đi xe máy, chở 3 không đội mũ bảo hiểm ở Quảng Ngãi (Ảnh: Hồng Long).

Có học sinh trường tôi, nhà cách trường có nửa cây số cũng đòi cha mẹ mua xe máy.

Loại xe máy cũ nát được gia cố, độ chế được học sinh phổ thông thành phố Quảng Ngãi, các huyện đồng bằng tận dụng tối đa, đi loạn xạ trên đường.

Đến giờ tan trường, ở các cổng trường hoặc các chỗ gửi xe; dòng xe máy, xe đạp điện của học sinh nối đuôi nhau với những hành động đùa giỡn khiến nhiều người lớn phải thót tim, nhường đường các cô cậu học sinh…

Số vụ tai nạn giao thông do thanh thiếu niên, học sinh đi xe máy, xe mô-tô gây ra ngày càng nhiều.

Riêng học sinh trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, từ tết Nguyên đán đến nay đã xảy ra 7 vụ tai nạn giao thông vì đi xe máy, khiến 1 em tử vong, 7 em bị thương (có em chấn thương sọ não, có em bị gãy chân phải điều trị dài ngày).

Kể từ ngày thành lập trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (1992) đến nay chưa có năm nào, tai nạn giao thông trong học sinh lại nhiều và phức tạp như vậy.

Mới đây, một em học sinh lớp 8 trường Trung học Cơ sở Nguyễn Chánh (huyện Sơn Tịnh) đi xe máy, đến đoạn trên nhà thờ Phú Hòa (đường 623) gây tai nạn khiến 1 nạn nhân nữ 47 tuổi ở phường Trương Quang Trọng gãy chân, tới nay vẫn chưa thể đi lại được.

Khi hỏi về chuyện học sinh đi xe máy, các đồng nghiệp của tôi ở các trường Trung học Phổ thông Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Tuấn, Lê Trung Đình, Mộ Đức số 2… đều ngao ngán, thất vọng về ý thức tham gia giao thông của các em.

Sau vụ việc cháu bé 9 tuổi tử vong vì bị tôn cứa cổ, Hà Nội sẽ làm gì?

Thói đua đòi, bắt chước, muốn thể hiện cùng với sự chiều chuộng con của phụ huynh học sinh là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên đi xe gây mất an toàn giao thông trên phạm vi cả tỉnh như hiện nay.

Vào năm học mới chưa được bao lâu nhưng tình trạng học sinh, nhất là bậc Trung học Phổ thông ở địa phương này đi xe máy đến trường và vi phạm Luật giao thông đường bộ càng phổ biến, phức tạp hơn.

Các hàng quán, nhà dân ở gần trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyên Giáp đầy ắp xe máy, xe đạp.

Có nhà lấn chiếm luôn vỉa hè dành cho người đi bộ để dựng, giữ xe cho học sinh nên tới giờ tan trường tạo nên cảnh tượng ùn tắc, hỗn loạn trên một đoạn đường dài thuộc phường Trương Quang Trọng (thành phố Quảng Ngãi).   

Trong vai trò của mình, ngành giáo dục và các đơn vị trường học, nhiều năm qua đã làm khá tốt công tác giáo dục, tuyên truyền về ý thức và văn hóa giao thông cho học sinh khi tham gia giao thông.

Đầu năm, các trường đều mời công an giao thông về báo cáo, cho học sinh và phụ huynh ký cam kết về thực hiện an toàn giao thông.

Hàng tuần, nhà trường, giáo viên trong tiết chào cờ, sinh hoạt lớp cuối tuần… cũng dành thời gian nhắc nhở các em  về vấn đề trên, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.

Khi bước ra đường, các em lại hành động hoàn toàn khác, bất chấp tất cả lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu… trên đường.

Những chiến công thầm lặng!

Với những trường hợp vi phạm, nhà trường cũng ít khi nhận được thông báo xử lý của công an.

Để con đường giáo dục tuyên truyền tác động đến nhận thức, chuyển hóa thành hành động ở giới trẻ, thiết nghĩ cần một quá trình rất lâu dài.

Cả thành phố Quảng Ngãi, bộ phận công an giao thông chỉ có  mười mấy người là quá mỏng để quán xuyến, tuần tra thường xuyên mọi điểm giao thông "đen".

Chúng tôi cho rằng công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông tại các nhà trường cần tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú, trực quan hơn nữa.

Bên cạnh đó, là sự quan tâm sâu sát của các bậc phụ huynh,không nên mua hoặc giao xe máy cho con em khi các em chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe.

Công tác tuần tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cũng cần phải thường xuyên, đồng bộ, đúng quy định pháp luật.

Ngay khi các em vi phạm, cảnh sát giao thông cũng cần thông báo về cho nhà trường để nhắc nhở làm gương theo Điều lệ trường phổ thông.

Nếu mọi cảnh sát, thanh tra giao thông đều làm việc công minh, nghiêm túc thì còn ai dám khinh nhờn pháp luật?

Tôi tin rằng nếu công an tăng cường giám sát học sinh trước các cổng trường thì chỉ sau một tuần số lượng học sinh vi phạm an toàn giao thông sẽ thuyên giảm đáng kể. 



Xem nguồn

Bộ Giáo dục khẳng định phương án thi trắc nghiệm môn Toán năm 2017 là khả thi

Posted: 27 Sep 2016 03:56 AM PDT


– Sau khi theo dõi Toạ đàm trực tuyến "Có nên thi trắc nghiệm môn Toán từ năm 2017?" do Vietnamnet thực hiện sáng 27/9, Bộ GD-ĐT đã làm rõ về một số vấn đề mà khách mời còn băn khoăn.

Cụ thể, về việc "Thi theo hình thức trắc nghiệm, đặc biệt là môn Toán, có phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia?", Bộ GD-ĐT khẳng định mục đích của kỳ thi THPT quốc gia là để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ. Mục đích kỳ thi này không nhằm tuyển chọn những thí sinh xuất sắc có năng khiếu chuyên biệt về một bộ môn nào.

Yêu cầu của kỳ thi là kiểm tra, đánh giá kiến thức tổng quát của thí sinh, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách cơ bản để phân loại tương đối thí sinh: đỗ tốt nghiệp hay không đỗ tốt nghiệp; đủ trình độ học đại học hay không đủ trình độ học đại học.

Vì thế, đề thi có phần cơ bản, thí sinh làm hết phần này có thể đỗ tốt nghiệp THPT; có phần phân hóa để phục vụ xét tuyển vào ĐH, CĐ. Những trường ĐH có yêu cầu cao về một môn nào đó có thể tổ chức đánh giá thêm năng lực chuyên biệt để lựa chọn được những thí sinh phù hợp.

Với mục đích và yêu cầu như trên thì thi tự luận hay thi trắc nghiệm môn Toán đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong điều kiện tổ chức thi để đánh giá học sinh trên diện rộng, với nhiều lực lượng khác nhau tham gia coi thi, chấm thi nên cần sử dụng hình thức thi trắc nghiệm để đánh giá chính xác, đảm bảo khách quan, công bằng cho thí sinh.

Với câu hỏi "Bộ đã chuẩn bị cho việc triển khai thi trắc nghiệm môn Toán thế nào? Từ nay đến ngày thi thì ngân hàng đề thi có được chuẩn bị kịp không?", Bộ GD-ĐT cho biết đã đề ra kế hoạch thi trắc nghiệm trong tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2007. Ngay sau đó Bộ đã triển khai thi trắc nghiệm cho 4 môn thi: Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Hơn 10 năm qua, việc thi trắc nghiệm các môn này thể hiện được tính ưu việt so với thi tự luận trước đó.

Năm 2010, Bộ GDĐT đã ban hành hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, trong đó có hướng dẫn biên soạn đề trắc nghiệm khách quan (TNKQ) các môn học, kể cả môn Toán (Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH).

Từ năm học 2010-2011 đến nay, trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các sở GDĐT đã yêu cầu giáo viên các trường THPT ra đề kiểm tra cần kết hợp hình thức tự luận và hình thức TNKQ. Vì vậy, việc ra đề và thi, kiểm tra theo hình thức TNKQ không phải là vấn đề mới đối với giáo viên và học sinh các trường THPT.

Năm 2013, Bộ đã giao cho ĐHQG Hà Nội thực hiện thi đánh giá năng lực hoàn toàn bằng TNKQ để tuyển sinh ĐH. 3 năm qua kỳ thi đã thu hút hàng trăm nghìn lượt thí sinh dự thi. ĐHQG Hà Nội đã phân tích, so sánh kết quả môn Toán của thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực (TNKQ) và kỳ thi THPT quốc gia (tự luận), các kết quả này rất tương thích.

Hiện tại Bộ đang tập trung xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn và đảm bảo chất lượng. Trên cơ sở ngân hàng đề thi đã chuẩn hóa của ĐHQG Hà Nội, Bộ GDĐT đã tập hợp nhiều chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm để tiếp tục bổ sung, cập nhật ngân hàng đề thi. Bộ đã xây dựng kế hoạch chi tiết về xây dựng ngân hàng đề thi, trong đó dự kiến sẽ mời các thành viên của Hội Toán học Việt Nam tham gia xây dựng đề thi. Đầu tháng 10-2016 các chuyên gia đề thi sẽ bắt đầu làm việc.

Với sự chuẩn bị từ trước cũng như kế hoạch cụ thể công việc sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới, việc tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 là hoàn toàn khả thi.

Ban Giáo dục



Xem nguồn

Thi trắc nghiệm môn Toán: Có làm được trong năm 2017?

Posted: 27 Sep 2016 03:15 AM PDT


 – Nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra tranh luận trong buổi tọa đàm về chủ đề "Có nên thi trắc nghiệm môn Toán từ năm 2017?". Tuy nhiên, có những vấn đề vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, và có vấn đề vẫn đang bỏ ngỏ để chờ đợi phản hồi từ phía Bộ GD-ĐT.

trắc nghiệm môn Toán, môn toán, thi trắc nghiệm, kỳ thi THPT quốc gia

GS Toán học Phùng Hồ Hải – Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng

Chia sẻ quan điểm của mình trong buổi tọa đàm, GS Toán học Phùng Hồ Hải – Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam – cho rằng trắc nghiệm môn Toán chỉ chấm được kết quả, chứ không chấm được quá trình tư duy.

Ông đánh giá đề thi Toán những năm gần đây đã bao phủ được kiến thức căn bản môn Toán, tình trạng lò luyện thi giảm bớt. Tuy nhiên, ông khẳng định đề thi chưa chuẩn hóa.

Là một giáo viên đứng lớp, ông Phan Văn Thái – giáo viên Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) nêu ý kiến trả lời cho băn khoăn của ông Hải.

Ông Thái cho rằng, khi bắt tay vào làm trắc nghiệm mới biết tự luận dù hay nhưng độ phủ không hết, bài thi trắc nghiệm có độ phủ kiến thức rộng hơn. "Thi trắc nghiệm đòi hỏi kiến thức rộng hơn, những phần kiến thức trước đây học sinh lờ đi bây giờ phải học bài bản, chi tiết, học kỹ hơn mới làm được bài. Giáo viên cũng phải dạy kỹ hơn".

Trước đây, bản thân ông Thái cũng băn khoăn về nhiều nội dung khá hay trong SGK mà không hỏi đến được vì ưu tiên phần khác.

"Nếu năm nay thi trắc nghiệm mà chỉ trong chương trình lớp 12 như Bộ dự định thì sẽ hỏi được. Khắc phục được học tủ. Thi tự luận chắc chắn có học tủ. Bây giờ trắc nghiệm không lo học tủ nữa, hoàn toàn có thể hỏi được cả độ rộng và độ sâu.

Có bài thi tự luận trình bày cả trang 15', trong khi nếu thi trắc nghiệm chỉ cần nháp ra kết quả mất 3 – 5 phút. Khối lượng công việc giải quyết được rất nhiều, dù trình bày không bài bản được. Không viết ra nhưng học trò cũng nháp trong tư duy và làm việc với tốc độ rất nhanh" – ông Thái khẳng định.

Thi trắc nghiệm vì không cần sáng tạo?

Trong buổi tọa đàm này, phản biện về việc bài thi trắc nghiệm sẽ làm hạn chế sức sáng tạo của học sinh trong việc đưa ra những cách giải đa dạng, PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) khẳng định, môn Toán thi tốt nghiệp THPT không đòi hỏi sự sáng tạo, mà cũng không thể sáng tạo được.

trắc nghiệm môn Toán, môn toán, thi trắc nghiệm, kỳ thi THPT quốc gia

PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam). Ảnh: Lê Anh Dũng

"Sáng tạo là cách giải mới. Bài thi Toán bao nhiêu năm nay chỉ có câu 10 để học sinh sáng tạo, nhưng rất hiếm em làm được điều đó. Một đề thi có 10 bài, các em được học kỹ năng về các bước đi, đường giải. Gặp bài toán đó là giải theo cách đó".

Bà Nga cho rằng học sinh lớp 12 phải kiểm tra kiến thức cơ bản đầu tiên, chứ không đi sâu. Vì vậy mục tiêu của Toán là kiểm tra được nhiều kiến thức cơ bản nhất, sau mới phân hóa. Với 50 câu là đủ từ dễ đến khó để phân hóa học sinh.

Trong khi đó, ông Hải nhận định, kỳ thi này không chỉ là tốt nghiệp. "Theo tôi quan sát, đa số các trường đại học hiện nay vẫn sử dụng kết quả thi này để xét tuyển đại học, và cuối cùng tiền vẫn đổ vào kì thi, nên kì thi này vẫn là kì thi quan trọng. Nếu như kỳ thi SAT của Mỹ một năm có 7 lần, thì chúng ta mỗi năm chỉ có một cơ hội cho thí sinh".

Ông Hải cũng cho rằng giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp và Liên Xô cũ và hiện nay, cả hai nước này vẫn dùng đề thi tự luận, mỗi đề thi kéo dài khoảng 4 tiếng.

Theo ông Hải, hình thức thi trắc nghiệm là chịu ảnh hưởng của Mỹ. "Nếu chuyển sang trắc nghiệm có ai khẳng định sẽ không học tủ? Theo quan sát của tôi, hiện nay ở trên mạng đề luyện thi rất nhiều, nhưng cũng có nhiều đề sai. Đến đề thi tự luận đã làm năm bảy chục năm nay vẫn còn sai thì chuyển sang trắc nghiệm sẽ thế nào? Học sinh sẽ không biết đâu mà lần, đi học thầy nhưng thầy cũng chưa biết như thế nào. Các thầy cũng phải học từ đầu" – ông Hải nêu một thực tế.

Trái ngược với ý kiến của ông Hải, bà Nga cho rằng giáo dục của ta không còn ảnh hưởng gì của giáo dục Pháp hay Nga nữa. "Trắc nghiệm khách quan cũng không phải chỉ của Hoa Kỳ, mà của cả thế giới. Hoa Kỳ có SAT, GMAT nên được nhiều người biết tới. Các nước khác cũng thi trắc nghiệm rất nhiều, như Úc" – bà phản biện.

Về tâm lý hoang mang của giáo viên và học sinh như ông Hải nói đến, thì ông Thái thừa nhận "Tâm lý giáo viên chưa đặt bút làm thì hoang mang thật, nhưng khi đặt bút làm sẽ thấy bình thường, cũng chỉ gấp gáp vài tháng đầu. Tôi nghĩ là tâm lý sẽ giải tỏa được".

Theo ông Thái chia sẻ, chỉ có giáo viên là hoang mang, còn học sinh của ông hầu hết đều thích thú với hình thức thi trắc nghiệm môn Toán.

Những câu hỏi chờ Bộ giải đáp

trắc nghiệm môn Toán, môn toán, thi trắc nghiệm, kỳ thi THPT quốc gia

Ông Phan Văn Thái – giáo viên Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Ảnh: Lê Anh Dũng

Tại buổi tọa đàm, vấn đề làm đề thi được cả ông Thái và ông Hải băn khoăn nhất.

Theo ông Hải, trên cơ sở giả định là có đề thi tốt và học sinh học nghiêm túc, nếu Bộ muốn mỗi học sinh có đề riêng và không thể quay cóp, thì trong một phòng thi sẽ có 30 đề thi và có 1500 câu.

"1500 câu hỏi này sẽ phải lấy từ ngân hàng. Để chọn ra được 1500 câu thì ngân hàng đề phải có gấp mươi lần số đó" – ông Hải đặt vấn đề "Sang năm 2017 chúng ta có đủ thời gian để chuẩn bị hay không?".

Ông Thái cho biết bản thân ông cũng đang chờ đợi đề thi mẫu của Bộ sẽ công bố trong một vài ngày tới.

Trong khi đó, theo bà Nga, dù chưa biết hiện tại Bộ GD-ĐT đã làm đến đâu nhưng việc Bộ chọn lọc câu hỏi từ ngân hàng đề thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội là phù hợp.

Tuy nhiên, ông Hải lại cho rằng vì ĐHQG Hà Nội cũng chưa từng công bố đề thi đánh giá năng lực nên cũng chưa thể biết hay hay dở.

Về việc chuẩn bị cho ngân hàng đề thi, nhà báo Lê Hạnh đặt vấn đề, nếu Bộ có giải pháp huy động nguồn lực xã hội, Hội Toán học có thể tham gia như thế nào?

Với câu hỏi này, ông Hải cho biết "Nếu Bộ huy động với tư cách cá nhân thì có thể tham gia. Còn với tư cách của Ban chấp hành Hội thì chúng tôi sẵn sàng tham gia và thảo luận có thực sự cần thi trắc nghiệm không…".

Các khách mời đều thống nhất rằng hiện đang chờ đợi phương án thi của Bộ, đặc biệt là công tác chuẩn bị ngân hàng đề thi.



Xem nguồn

Phụ huynh trường Nam Hà, Hà Tĩnh đã trình đơn nóng lòng xin bỏ VNEN

Posted: 27 Sep 2016 02:33 AM PDT


Phụ huynh, học sinh nản lòng với VNEN

Sáng ngày 27/09/2016, chúng tôi đến trường Trung học Cơ sở Nam Hà (thành phố Hà Tĩnh).

Cô Nguyễn Thị Mai Anh (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết:

"Chấp hành chỉ thị của ngành, năm học 2015-2016, trường Nam Hà tổ chức thực hiện 4 lớp 6 gồm 158 học sinh học chương trình VNEN.

Đến năm học 2016-2017, có ba học sinh chuyển trường theo gia đình, nên tổng học sinh học chương trình VNEN còn lại là 155 em, được chia thành 4 lớp: 7A, 7B, 7C, 7D".

Tuy nhiên, sau một năm học chương trình VNEN, chất lượng học tập của học sinh sút kém, nên ngày 29/8/2016, phụ huynh học sinh 4 lớp 7 đã làm đơn tập thể gửi các cơ quan chức năng.

100% học sinh lớp 7B biểu quyết bỏ chương trình VNEN.

Đơn này được gửi đến Ủy ban Nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Tĩnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở Nam Hà đề xuất nguyện vọng bỏ chương trình VNEN, dạy học chương trình truyền thống.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Quốc Chỉnh (hội trưởng Hội cha mẹ học sinh) bức xúc:

"Không phải chỉ một mình tôi, mà hầu hết phụ huynh đều ngao ngán với chương trình VNEN. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, tại Cô-lôm-bi-a, chưa có bất cứ học sinh nào đỗ Đại học khi theo học chương trình VNEN.

Chúng tôi ở thành phố, ruộng đất, trâu bò không có, con em chúng tôi học chữ để kiếm nghề, lập nghiệp mưu sinh, nên làm sao yên tâm được khi biết thực chất chương trình VNEN vô cùng bất cập?

Mặt khác chúng tôi đọc văn bản 4068 của Bộ chỉ đạo triển khai chương trình VNEN, rằng phải được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. 

Chúng tôi có 155 phụ huynh học sinh ký vào đơn tập thể gửi các cấp lãnh đạo mà không được xem xét? Có phải tại thành phố Hà Tĩnh đang thực hiện trái chỉ đạo của Bộ?".

Trường Trung học Cơ sở Nam Hà, nới có 155 phụ huynh kiến nghị tập thể bỏ chương trình VNEN.

Còn chị Trần Thị H. (phụ huynh học sinh lớp 7C) chia sẻ:

"Phụ huynh chúng tôi luôn đồng hành với nhà trường và không có bất cứ phàn nàn gì về nhà trường, về Ban giám hiệu mà chỉ phàn nàn về chương trình thí điểm quá nhiều bất cập mà bằng chứng rõ ràng nhất là con em chúng tôi học tập sút, nên làm cha làm mẹ hơn cả băn khoăn lo lắng là hoang mang, lo sợ".

91,7% học sinh thí điểm ở trường Nam Hồng muốn bỏ VNEN!

Tại thời điểm hiện nay, 4 lớp (155 học sinh) vẫn học chương trình VNEN, nhưng  thái độ chán nản chương trình VNEN được biểu lộ ở những khía cạnh sau đây:

Các em đã chấm dứt những từ gọi chức danh như "Chủ tịch Hội đồng tự quản", "Trưởng ban đối ngoại", "Trưởng ban học tập", thay vào đó gọi bằng những từ mà các em quen thuộc như: Lớp trưởng, Lớp phó, Tổ trưởng; trong lớp học các em không ngồi học "theo mâm" nữa mà đã ngồi ngang.

Em Trần Anh Phong (học lớp 7D) thích thú: "Ngồi ngang lớp nghiêm túc, tập trung nghe giảng, ít nói chuyện riêng hơn và em không mỏi cổ, mỏi lưng".

Tại lớp 7D có 33/ 38 em giơ tay biểu quyết bỏ chương trình VNEN.

Tại lớp 7C có 39/ 39 học sinh biểu quyết bỏ.

Một số giáo viên có mặt đều xác nhận các em học sinh vô tư, hồn nhiên, trong sáng, cho nên ý kiến các em là hoàn toàn chính đáng.

"Nếu không bỏ chương trình VNEN, chúng tôi sẽ cho con nghỉ học"

Được biết, đã 28 ngày kể từ ngày "Hội cha mẹ học sinh" gửi đơn đến lãnh đạo các cấp đề nghị dừng chương trình VNEN, nhưng chưa nhận được phản hồi nào.

Ngày 23/9/2016, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã về trường Trung học Cơ sở Nam Hà.

Trong chương trình có nội dung gặp gỡ đại diện phụ huynh; biết tin, 60 phụ huynh đã đến chất vấn, kiến nghị cho dừng hẳn chương trình VNEN không kéo dài thêm một ngày nào nữa.

Ông Trần Quốc Chỉnh (Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh).

Tổ công tác Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận ý kiến phụ huynh và hứa sẽ trình lên lãnh đạo để xem xét.

Sáng ngày 27/9/2016, tôi và nhà báo Đinh Quang Lân sau khi làm việc với lãnh đạo trường Trung học Cơ sở Nam Hà, Hội cha mẹ học sinh đã xin gặp lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh, nhưng ông Chủ tịch từ chối vì bận, còn ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Tĩnh qua điện thoại trao đổi với chúng tôi về chuyên môn gặp Phòng Giáo dục và Đào tạo để trao đổi.

Như vậy, hiện nay tại trường Trung học Cơ sở Nam Hà, phụ huynh và học sinh bức xúc muốn dừng ngay chương trình VNEN, còn lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh đang chờ để xem xét.

"Nếu nhà trường không dừng VNEN, chúng tôi kiên quyết cho con nghỉ học", ông Trần Quốc Chỉnh kiên quyết.



Xem nguồn

Không đủ tiêu chuẩn nâng lên Cao đẳng, nhiều Trung cấp sẽ bị giải thể

Posted: 27 Sep 2016 01:51 AM PDT


Hàng loạt trường trung cấp y, dược bị "bóp chết"

Liên Bộ Y tế và Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 26 quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y. 

Theo đó, từ năm 2018 trở đi, các trường trung cấp sẽ ngưng tuyển sinh và đào tạo, từ năm 2021 ngừng tuyển dụng hệ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y học và từ 2025 sẽ bỏ chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn ngành Y tế.

Ngay sau khi Thông tư ban hành, lãnh đạo nhiều trường Trung cấp y, dược cho biết, Thông tư như "bóp chết" họ vì dù hạn dừng đào tạo là năm 2018 và không tuyển dụng vào năm 2021 nhưng nó lập tức tác động đến lựa chọn của học sinh và phụ huynh ngay trong năm nay.

Hàng loạt trường trung cấp y, dược bị "bóp chết" (Ảnh: nld.com.vn)

Nêu ý kiến tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo Cao đẳng và Trung cấp Y, Dược“, ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa TP.Hồ Chí Minh cho biết: “Thông tư 26 đã “bóp chết” tức thời, không cho chúng tôi nói lên tiếng nói của chính mình". 

Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

"Thông tư được ký vào tháng 10/2015 nhưng phải đến đầu tháng 5/2016, khi Bộ Y tế triển khai đến các cơ sở y tế chúng tôi mới biết.

Khi Nhà nước cần, Nhà nước kêu gọi, chúng ta hưởng ứng, đầu tư. Nhưng giờ Nhà nước nói không cần là không cần ngay. Vậy tài sản, công sức của chúng ta có nguy cơ phá sản thì ai chịu trách nhiệm".

Chúng tôi sẽ rất vui nếu Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và các Bộ khác chỉ cho biết các trường đào tạo không đáp ứng ở chỗ nào để sửa, nâng cao chất lượng đào tạo.

Các trường trung cấp đang đứng trước nguy cơ bị "chặt chân, chặt tay"

(GDVN) – Đó là ý kiến nêu tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo Cao đẳng và Trung cấp Y, Dược” tổ chức tại Trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác (Hà Nội) ngày 15/9.

Bộ Y tế, Bộ Nội vụ ban hành văn bản vội vàng, không lấy ý kiến của các trường.

Tôi cho rằng, các Bộ nên dũng cảm thay đổi, kéo dài thời gian hiệu lực để người dạy và người học không bị nao núng" – ông Sáng kiến nghị. 

Cùng chung "số phận" ấy, ông Lương Quang Ngọc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành, TP.Hồ Chí Minhcho biết: "Nguồn sống của các trường là học sinh nhưng Thông tư 26 đã chặn đứng nguồn sống của chúng tôi". 

Việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực ngành Y tế bắt đầu từ năm 2021 là một tín hiệu tốt, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và hội nhập quốc tế tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường trung cấp y, dược cho rằng cần có lộ trình hợp lý để đảm bảo sự đồng bộ giữa tuyển dụng và đào tạo…

Tháo gỡ bằng cách nào?

Trong khi đó, các trường trung cấp khối y, dược những năm vừa qua được đánh giá là khối ngành tuyển sinh tốt nhất thì từ năm nay, dự đoán sẽ rất khó khăn do Thông tư 26, 27 của liên Bộ Y tế và Nội vụ quy định mã ngành đối với một số ngành liên quan đến y dược. 

Vấn đề này được đưa ra tại hội nghị tổng kết giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội ngày 22/9, theo ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Các trường nên tư duy theo cách là thích ứng, phát triển thế nào với sự thay đổi mà nhà nước đã đưa ra lộ trình. 

Có nghĩa là những trường không đủ tiêu chuẩn nâng lên Cao đẳng thì sẽ đối diện với nguy cơ phải giải thể do không tuyển sinh được. 

"Thực tế cho thấy, hiện trên địa bàn Thủ đô có rất nhiều các trường trung cấp Y, dược đào tạo chất lượng tốt nhưng không thể nâng cấp lên Cao đẳng vì diện tích không đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT (quy định là phải đạt 5ha) như trung cấp y dược Lê Hữu Trác. Do đó, các trường khó có thể đạt được theo quy định", ông Đại minh chứng. 

Do vậy, giải pháp mà ông Đại đưa ra là các trường khối Y dược có thể hợp tác với nhau trong đào tạo để tạo thành sức mạnh đáp ứng yêu cầu mới.

"Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất lớn vào ý chí của lãnh đạo các trường. Vì trường nào cũng thích làm riêng" – ông Đại nhấn mạnh.



Xem nguồn

Comments