Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phát triển nguồn nhân lực CNTT theo chuẩn Nhật Bản

Posted: 26 Sep 2016 09:35 AM PDT


Tham dự hội thảo có các ông: Ogawa Kenji – Phó Giám đốc Cục Phát triển CNTT Nhật Bản; Nguyễn Lâm Thanh – Giám đốc Trung tâm đào tạo VITEC (Bộ KH&CN); Matsu Shima – Giám đốc Công ty Aureole Information Technology, Tập đoàn Mitani Sangyo; cùng các cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Hoa Sen và các doanh nghiệp CNTT. 

Mở đầu hội thảo, ông Matsu Shima báo cáo nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực CNTT tại doanh nghiệp. Tiếp theo đó, TS Trần Vũ Bình – Trưởng khoa Khoa học Công nghệ Trường ĐH Hoa Sen trình bày về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam. Theo một khảo sát, điểm mạnh của nguồn nhân lực Việt Nam là kiến thức chuyên môn được đánh giá cao, nhưng hạn chế là có đến 72% sử dụng ngoại ngữ ở mức trung bình.

Thêm vào đó, người học CNTT không điều chỉnh theo nhu cầu thị trường. Từ đó đặt ra bài toán cho các trường đại học là: làm sao  các trường có được chương trình sát thực tế (có sự tham gia của doanh nghiệp cùng xây dựng chương trình đào tạo) và làm sao có được chương trình định hướng, hướng nghiệp cho sinh viên, chuẩn bị cho bản thân kỹ năng cần thiết để tham gia ngay vào hoạt động doanh nghiệp sau khi ra trường.



 Đại diện VITEC trao chứng nhận đối tác chương trình ITPEC tại Việt Nam cho ĐH Hoa Sen và ĐH Văn Lang

Trong tình hình phát triển CNTT của thế giới, nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT ở các nước châu Á, thúc đẩy việc huy động và sử dụng hiệu quả hơn các kỹ sư CNTT tại châu Á, Nhật Bản đã sáng kiến chuẩn kỹ năng chung châu Á với kỹ sư CNTT. Ông Ogawa Kenji – Phó giám đốc Cục Phát triển CNTT Nhật Bản – cho biết: Chương trình sát hạch kỹ sư CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại châu Á là kỳ thi kiểm tra kiến thức thực tế của người làm CNTT.

Còn theo ông Nguyễn Lâm Thanh – Giám đốc Trung tâm đào tạo VITEC – Bộ KH&CN, chương trình sát hạch kỹ sư CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam được xây dựng theo mẫu hệ thống Chuẩn kỹ năng của Nhật Bản, có các điều chỉnh để thích hợp với điều kiện của Việt Nam, và tương đương với các chuẩn quốc gia về kiến thức và kỹ năng CNTT của Nhật Bản và các nước trong khu vực.

Các thí sinh đỗ Sát hạch được cấp Chứng nhận của Bộ KH&CN, tương được với Chứng nhận mà Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cấp cho các thí sinh vượt qua Sát hạch tại Nhật Bản. Thí sinh đỗ trong các kỳ Sát hạch Kỹ sư CNTT có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty lớn, được ưu tiên xét để vào Nhật Bản học tập và làm việc.

Cùng với sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty Nhật Bản vào đời sống kinh tế của Việt Nam, cũng như sự hợp tác ngày càng lớn mạnh trong lĩnh vực công nghệ cao (nhất là công nghệ phần mềm), giữa hai nước, các thí sinh này cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc hợp với sở trường và yêu cầu của mình. Một số công ty phần mềm đã sử dụng kỳ Sát hạch làm công cụ đánh giá để tuyển dụng, hoặc làm cơ sở để phân loại cán bộ và sắp xếp nhân sự.

Phần không kém sôi nổi của hội thảo là tọa đàm về phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ xuất khẩu phần mềm sang Nhật Bản. Về việc công nhận các kỹ năng của sinh viên nếu vượt qua kỳ Sát hạch, TS Trần Vũ Bình cho biết trong tương lai có thể xem xét miễn một số môn học tại Trường ĐH Hoa Sen để nâng cao cơ hội việc làm.

Tại hội thảo, đại diện VITEC và Trường ĐH Hoa Sen đã ký kết hợp tác triển khai chương trình đào tạo và sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản. Đại diện VITEC cũng đã trao chứng nhận đối tác chương trình ITPEC tại Việt Nam cho các đối tác: ĐH Hoa Sen, ĐH Văn Lang.



Xem nguồn

Phụ huynh hoang mang nhận tin nhắn vào sổ liên lạc nói “con học ngu như bò”

Posted: 26 Sep 2016 08:53 AM PDT


Theo một số phụ huynh học sinh của trường, tin nhắn được chuyển đến điện thoại của gia đình từ đầu số của sổ liên lạc điện tử nhà trường.

Cụ thể, tin nhắn có nội dung đầy đủ như sau: “THCS Ba Đình: Con ông bà học ngu như bò. Tôi không hiểu ông bà có biết dạy con hay không nữa????”.

Tin nhắn khiếm nhã được gửi vào điện thoại phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử

Tin nhắn khiếm nhã được gửi vào điện thoại phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử

Nhiều phụ huynh đã rất hoang mang bởi nội dung tin nhắn và lời lẽ khiếm nhã chưa từng thấy. Một phụ huynh cho hay, từ trước đến nay gia đình chưa gặp tình huống này bao giờ. Mọi tin nhắn của nhà trường gửi về gia đình đều lịch sự, mang thông báo ngắn gọn, không dùng lời lẽ thiếu tôn trọng thế này.

Thông báo của nhà trường trên fanpage

Thông báo của nhà trường trên fanpage

Trước sự việc trên, phía nhà trường THCS Ba Đình đã cho biết đây là một vụ hack vào sổ liên lạc điện tử. Nhà trường tuyệt đối không có phát ngôn gây sốc, khiếm nhã, kém tôn trọng như vậy đối với học sinh và phụ huynh của trường. Hiện nhà trường đang kiểm tra lại hệ thống và đề nghị Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội có phương án xử lý.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Hoang mang tin nhắn vào sổ liên lạc nói “con học ngu như bò”

Posted: 26 Sep 2016 08:11 AM PDT


Theo một số phụ huynh học sinh của trường, tin nhắn được chuyển đến điện thoại của gia đình từ đầu số của sổ liên lạc điện tử nhà trường.

Cụ thể, tin nhắn có nội dung đầy đủ như sau: “THCS Ba Đình: Con ông bà học ngu như bò. Tôi không hiểu ông bà có biết dạy con hay không nữa????”.

Tin nhắn khiếm nhã được gửi vào điện thoại phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử

Tin nhắn khiếm nhã được gửi vào điện thoại phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử

Nhiều phụ huynh đã rất hoang mang bởi nội dung tin nhắn và lời lẽ khiếm nhã chưa từng thấy. Một phụ huynh cho hay, từ trước đến nay gia đình chưa gặp tình huống này bao giờ. Mọi tin nhắn của nhà trường gửi về gia đình đều lịch sự, mang thông báo ngắn gọn, không dùng lời lẽ thiếu tôn trọng thế này.

Thông báo của nhà trường trên fanpage

Thông báo của nhà trường trên fanpage

Trước sự việc trên, phía nhà trường THCS Ba Đình đã cho biết đây là một vụ hack vào sổ liên lạc điện tử. Nhà trường tuyệt đối không có phát ngôn gây sốc, khiếm nhã, kém tôn trọng như vậy đối với học sinh và phụ huynh của trường. Hiện nhà trường đang kiểm tra lại hệ thống và đề nghị Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội có phương án xử lý.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Tập huấn học phần giáo dục hòa nhập cho các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học

Posted: 26 Sep 2016 07:30 AM PDT


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.

Thực tế giáo dục hiện nay khiến nhiều giáo viên dạy giáo dục hòa nhập đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để giải quyết căn bản những vướng mắc này của giáo viên khi ra trường giảng dạy, cần phải giải quyết từ khâu đào tạo giáo sinh trong quá trình đào tạo sư phạm.

Chính vì vậy Bộ GD&ĐT đã xây dựng học phần giáo dục hòa nhập cho chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ ĐH, CĐ. Mục tiêu của học phần là cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cho giáo sinh, để giáo sinh ra trường không bỡ ngỡ và giải quyết được những khó khăn gặp phải khi ra trường, giảng dạy giáo dục hòa nhập.



 Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tạo Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu các trường ĐH, CĐ cần nhận thức được sự cần thiết đưa học phần vào chương trình đào tạo. Coi đây là một kỹ năng nghiệp vụ mà giáo sinh sư phạm cần phải có;

Sau hội thảo này, các trường cần thảo luận về cách thức triển khai tại cơ sở đào tạo của mình và tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm của các trường đã triển khai tốt. Các trường chủ động liên hệ với các cơ sở giáo dục để xây dựng hệ thống các trường cho sinh viên đi thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ nói chung và kỹ năng giáo dục học sinh khuyết tậ nói riêng.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tin tưởng rằng sau hội thảo, các trường sẽ đưa học phần này vào chương trình đào tạo giáo viên để góp phần thực hiện bền vững mục tiêu của chiến lược giáo dục 2010 – 2020 có 70% trẻ khuyết tật ra lớp, duy trì mục tiêu phổ cập giáo dục là huy động 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.



Xem nguồn

Giải thưởng Võ Trường Toản lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng

Posted: 26 Sep 2016 06:48 AM PDT


Ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng - cho biết: Giải thưởng Võ Trường Toản năm tới sẽ mở rộng để vinh danh GV ở bậc ĐH, CĐ.Ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng – cho biết: Giải thưởng Võ Trường Toản năm tới sẽ mở rộng để vinh danh GV ở bậc ĐH, CĐ.

Theo đó, đây là lần đầu tiên Giải thưởng Võ Trường Toản mở rộng ra khu vực miền Trung và sẽ có 20 nhà giáo xuất sắc nhất thành phố Đà Nẵng được tôn vinh.

Về tiêu chí xét chọn cá nhân xuất sắc, giải thưởng quy định thầy cô giáo phải hội đủ các tiêu chuẩn như: am hiểu nghề nghiệp; nắm bắt tốt các chủ trương, phương hướng của ngành; có uy tín trong tập thể sư phạm nhà trường, được đồng nghiệp tín nhiệm, tin yêu, phụ huynh và HS kính trọng.

Bên cạnh đó, GV phải có sáng kiến, giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực ứng dụng CNTT, liên tục giữ vững và nâng cao chất lượng chuyên môn… Giải thưởng cũng ưu tiên cho những nhà giáo tâm huyết và có thâm niên gắn bó với nghề.

Ông Nguyễn Đĩnh Vĩnh – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng – cho biết: Sở GD&ĐT đã thông báo các tiêu chí xét chọn danh hiệu Giải thưởng Võ Trường Toản đến các đơn vị trực thuộc gồm Phòng GD&ĐT, các trường THPT, TT GDTX – HNDN, các trường chuyên biệt trên toàn địa bàn. "Cùng với việc lựa chọn các GV đang công tác, Đà Nẵng sẽ tôn vinh những giáo viên có nhiều đóng góp đã nghỉ hưu trong vòng 5 năm trở lại đây để ghi nhận công lao của họ.

Mỗi bậc học có những đặc thù khác nhau nên Hội đồng xét duyệt giải thưởng cũng sẽ phân chia GV theo từng bậc học. Những GV được tôn vinh ở Giải thưởng Võ Trường Toàn cũng đồng thời được Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng tặng bằng khen" – ông Vĩnh cho biết.

Đây là lần đầu tiên giải thưởng mang tên người thầy đầu tiên của đất Nam bộ có câu nói nổi tiếng "Lương sư, hưng quốc" về với những người đang công tác trong ngành giáo dục Đà Nẵng.

Cùng với 20 GV ở Đà Nẵng, giải thưởng Võ Trường Toản 2016 sẽ tôn vinh 33 GV đang công tác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Với tổng giá trị giải thưởng cho 53 tấm gương GV tiêu biểu này lên đến hơn 1 tỷ đồng.



Xem nguồn

Toạ đàm trực tuyến: Có nên thi trắc nghiệm môn toán từ năm 2017?

Posted: 26 Sep 2016 06:06 AM PDT


Vào 9h sáng 27/9, VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Có nên thi trắc nghiệm môn toán từ năm 2017?”. Bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi về địa chỉ mail: bangiaoduc@vietnamnet.vn

Vào đầu tháng 9 vừa qua, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo phương án thi THPT quốc gia năm 2017 đề xuất thi theo 5 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Trong đó, trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

Sau khi dự thảo được công bố, nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc lựa chọn hình thức thi trắc nghiệm đối với các môn có truyền thống tự luận như môn Toán hay môn Lịch sử.

Ngày 23/9, Hội Toán học Việt Nam đã có công văn chính thức gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị hoãn việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan, tiếp tục thi tự luận đối với môn Toán trong kì thi xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học và Cao đẳng năm 2017.

Trong khi đó, Hiệp hội Các trường ĐH và CĐ Việt Nam cũng có công văn bày tỏ quan điểm ủng hộ việc thi trắc nghiệm vào năm 2017, kể cả đối với môn Toán.

Bàn tròn trực tuyến do VietNamNet tổ chức sẽ là nơi các khách mời thảo luận về vấn đề nêu trên.

thi trắc nghiệm môn Toán, thi thpt 2017
Các khách mời tham gia Bàn tròn trực tuyến: Thi môn toán: Trắc nghiệm hay tự luận sáng 9/9. 

Các khách mời của chương trình bao gồm:

– GS Toán học Phùng Hồ Hải, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam.

– PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ Việt Nam).

-PGS Nguyễn Xuân Thảo, Viện Toán ứng dụng và Tin học (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).

– Ông Phan Văn Thái, giáo viên Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An).

Bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi cho các khách mời về địa chỉ mail: bangiaoduc@vietnamnet.vn

Báo VietNamNet



Xem nguồn

Sinh viên 27 trường đại học được nhận học bổng Nhật Bản

Posted: 26 Sep 2016 05:23 AM PDT


– Ngày 29/8, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Kế hoạch&Đầu tư cùng tập đoàn FUYO-Nhật Bản tổ chức lễ trao học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc của 27 trường ĐH trên cả nước năm học 2015-2016.

học bổng, Bộ GD-ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ban tổ chức trao học bổng cho các sinh viên đến từ các trường đại học ở Hà Nội.

Năm nay, ban tổ chức quyết định trao học bổng cho 80 sinh viên trên toàn quốc. Sinh viên được nhận học bổng gồm các Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Thủy lợi,…

Theo ban tổ chức, mỗi suất học bổng trị giá 300 USD và tổng giá trị học bổng cho năm học 2015-2016 là 24.000 USD.

Tại buổi lễ, đại diện Bộ GD-ĐT mong rằng sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ phía Chính phủ Nhật Bản cho ngành giáo dục Việt Nam. Qua đó, giúp học sinh, sinh viên Việt Nam có cơ hội được chia sẻ, giao lưu, học hỏi tri thức, tinh hoa văn hóa của đất nước và con người Nhật Bản.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Thi ĐH ở Trung Quốc: 5 bài thi, phần lớn trắc nghiệm

Posted: 26 Sep 2016 04:41 AM PDT


Kỳ thi tuyển sinh đại học (ĐH) ở Trung Quốc cũng được tổ chức theo 5 bài thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và phần lớn thi theo dạng trắc nghiệm.

Kỳ thi tuyển sinh ĐH của Trung Quốc thường được gọi là Gaokao (Cao khảo) là kỳ thi thống nhất trong cả nước do Bộ GD chủ trì. Với số lượng thí sinh hàng năm lên tới gần 10 triệu người, đây được coi là kỳ thi đông và khắc nghiệt nhất thế giới.

Kỳ thi Cao khảo của Trung Quốc thường được tổ chức mỗi năm một lần. Trước năm 2003, kỳ thi ĐH diễn ra trong tháng 7. Từ năm 2003 tới nay, kỳ thi này được tổ chức trong tháng 6, thường là ngày 7/6.

thi thpt 2017, thi đại học Trung Quốc, thi trắc nghiệm
Kỳ thi ĐH là một trong những kỳ thi khắc nghiệt đối với học sinh Trung Quốc.

Các môn thi ĐH của Trung Quốc được tổ chức theo phương án “3+X”. Theo đó, các thí sinh tham gia kỳ thi sẽ có 3 môn thi bắt buộc, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Ngoài ra, thí sinh dựa trên định hướng học tập cũng như năng lực của mình có thể chọn 1 trong hai bài thi tổng hợp: Khoa học tự nhiên (Lí khoa) và Khoa học xã hội (Văn khoa).

Bài thi Khoa học tự nhiên gồm các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học. Bài thi Khoa học xã hội bao gồm Chính trị, Lịch sử và Địa lí.

Mặc dù đây là kỳ thi thống nhất cả nước, song từ năm 2001, một số tỉnh và khu vực vẫn lựa chọn ra đề thi riêng. Vài năm trở lại đây, nhiều tỉnh lại quay lại sử dụng đề thi chung của Bộ GD Trung Quốc. Tới kỳ thi năm ngoái – 2016, chỉ có 5 tỉnh tổ chức ra đề thi riêng, gồm: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Giang Tô và Chiết Giang.

Các tỉnh, thành tổ chức ra đề thi riêng vẫn phải căn cứ trên phạm vi nội dung do Bộ GD quy định. Về môn thi vẫn theo dạng thức 3+X, tuy nhiên, ở một số tỉnh thành, môn tự chọn có thể một môn đơn lẻ trong 6 môn chứ không thi bài thi tổng hợp.

Về hình thức thi, ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi khác của kỳ thi Cao khảo là dạng đề thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm, trong đó phần lớn là dạng thức thi trắc nghiệm.

Đối với bài thi môn Toán, đề thi được phân làm 2 loại, một loại cho những người thi các môn tự nhiên và một loại cho những người thi các môn khoa học xã hội. Cả hai loại đề thi tương đối giống nhau, chỉ khác biệt tại một số nội dung câu hỏi.

Đề thi môn Toán được thiết kế với điểm tối đa là 150 điểm, trong đó có 12 câu trắc nghiệm (60 điểm), 4 câu điền vào ô trống (20 điểm), 5 câu hỏi bắt buộc (60 điểm) và 3 câu hỏi tự chọn (chọn 1 trong 3), mỗi câu 10 điểm.

Bài thi Khoa học tự nhiên được thiết kế với điểm tối đa là 300 điểm, trong đó, môn Vật lí 110 điểm, môn Hóa học 110 điểm và môn Sinh vật 90 điểm. Thời gian thi là 150 phút.

Đề thi bao gồm 21 câu trắc nghiệm, bao gồm 6 câu thuộc môn Sinh vật, 7 câu thuộc môn Hóa học và 8 câu thuộc môn Vật lí.

Phần thi tự luận gồm có 11 câu bắt buộc, gồm 4 câu Vật lí, 3 câu Hóa học và 4 câu Sinh vật.

Phần thi tự chọn gồm 8 câu, thí sinh chọn 1 trong 3 môn để làm, gồm 3 câu thuộc môn Vật lí, 3 câu thuộc môn Hóa học và 2 câu thuộc môn Sinh vật.

Bài thi Khoa học xã hội cũng được thiết kế với tổng điểm tối đa là 300 điểm, bao gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm (11 câu Địa lý, 12 câu Chính trị và 12 câu Lịch sử).

Phần thi tự luận gồm 6 câu bắt buộc, trong đó có 2 câu Địa lý, 3 câu Chính trị và 2 câu Lịch sử.

Phần câu hỏi tự chọn có 6 câu, gồm 3 câu Địa lý, 3 câu Địa lý. Mỗi môn thí sinh được chọn 1 câu hỏi để trả lời, trong đó câu hỏi Địa lý được 10 điểm, câu hỏi Lịch sử được 15 điểm, tổng cộng là 25 điểm.

Các câu hỏi tự luận trong các đề thi thuộc 2 môn Khoa học xã hội đều là những câu hỏi ngắn hoặc dạng điền vào chỗ trống, không đòi hỏi phải trình bày dài.

Phương án thi này của Trung Quốc được công bố vào cuối năm 1998. Tới năm 1999, Quảng Đông là tỉnh đầu tiên thí điểm phương án này. Năm 2000 có thêm 4 tỉnh tham gia thí điểm. Tới năm 2002, sau 3 năm thí điểm, phương án thi này được áp dụng đại trà từ năm 2002 và duy trì tới hiện tại, kéo dài 14 năm.

Phương án thi ĐH mới của Trung Quốc

Vào năm 2014, Bộ GD Trung Quốc công bố phương án thi tuyển sinh ĐH mới, theo đó, thí sinh chỉ còn thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ. Điểm xét tuyển ĐH sẽ kết hợp điểm 3 môn thi này và kết quả học tập PTTH của 3 trong 7 môn học, gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh vật, Chính trị, Lịch sử, Địa lý và Kỹ thuật (3 môn do thí sinh chọn).

Phương án mới này sẽ được áp dụng tại Thượng Hải và Chiết Giang từ năm học 2017 và tới năm 2020, sẽ áp dụng đại trà trên toàn quốc.

Trung Quốc thi tốt nghiệp THPT thế nào?

Trung Quốc không tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT tập trung vào cuối năm học lớp 12 mà mỗi năm các tỉnh tổ chức 2 lần thi với cả 10 môn học. Một lần vào trước Tết Âm lịch 2-3 tuần (khoảng tháng 1 tháng 2) và lần 2 là vào cuối tháng 6. Học sinh sau khi học xong kỳ 1 của lớp 11 có thể tham gia thi.

Học sinh cũng được chọn các môn thi theo định hướng thi ĐH của mình. Theo đó, ngoài 3 môn bắt buộc trong kỳ thi ĐH là Toán, Văn, Ngoại ngữ, học sinh được chọn 3 môn khác để thi. Bốn môn còn lại học sinh chỉ làm kiểm tra (thi viết).

Trong lần đăng ký thi đầu tiên, học sinh phải chọn các môn thi và các môn kiểm tra. Môn thi sẽ được đánh giá theo 4 bậc (A, B, C, D), trong đó từ bậc C trở lên là đạt tiêu chuẩn. Các môn kiểm tra chỉ phân thành 2 bậc, đạt và không đạt.

Nhìn chung, đề thi tốt nghiệp của Trung Quốc không khó. Hơn 90% học sinh Trung Quốc đều đỗ tốt nghiệp. Đỗ tốt nghiệp cũng là tiêu chuẩn để được tham gia thi ĐH.

Lê Văn



Xem nguồn

Phụ huynh nhận được tin nhắn từ trường nói "con học ngu như bò"

Posted: 26 Sep 2016 03:59 AM PDT


– Nhiều phụ huynh của trường THCS Ba Đình (Quận Ba Đình, Hà Nội) bất ngờ khi chiều qua (25/9) nhận được tin nhắn từ đầu số sổ liên lạc điện tử của trường với nội dung: “Con ông bà học ngu như bò”.

Cụ thể, nội dung của tin nhắn như sau: “THCS Ba Đình: Con ông bà học ngu như bò. Tôi không hiểu ông bà có biết dạy con hay không nữa?????”.

Tin nhắn được gửi đến phụ huynh vào 16h22 phút chiều ngày 25/9.

Trường THCS Ba Đình, sổ liên lạc điện tử, con học dốt
Nội dung đoạn tin nhắn gửi đến các phụ huynh từ đầu số sổ liên lạc của trường THCS Ba Đình.

Nhiều phụ huynh đã vô cùng bất ngờ khi lời nhận xét về con em mình của trường THCS Ba Đình lại có thể thiếu lịch sự, tôn trọng và xúc phạm đến vậy.

Chia sẻ với PV VietNamNet, bà Hà Thị Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường xác nhận có sự việc này vào chiều qua và cho biết đây là một vụ hack vào sổ liên lạc điện tử.

"Nhà trường không hề có nhận xét khiếm nhã, thiếu tôn trọng như vậy đối với học sinh và phụ huynh của trường. Đây là một sự cố về mặt kỹ thuật. Chúng tôi đã ngay lập tức thông báo các cô giáo chủ nhiệm nhắn tin tới các phụ huynh để thông báo, đính chính. Qua đó cũng mong phụ huynh yên tâm và thông cảm trước sự cố mà trường gặp phải", bà Ngọc nói.

Bà Ngọc cũng cho biết hiện nhà trường đã báo cơ quan công an điều tra để làm rõ sự việc và tìm ra kẻ xấu đã tấn công hệ thống tin nhắn liên lạc điện tử, gây mất uy tín của nhà trường.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Nghệ An: 13 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia không đủ điều kiện công nhận lại

Posted: 26 Sep 2016 03:16 AM PDT


Ngày 26/9, Sở GD-ĐT Nghệ An đã có thông báo kết quả kiểm tra công nhận lại trường chuẩn quốc gia năm học 2015 – 2016. Có 342 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia từ năm học 2010-2011 trở về trước được kiểm tra lần này.

Kết quả kiểm tra cho thấy có 329 trường đủ điều kiện được công nhận lại theo Quyết định 4173/QĐ. UBND của UBND tỉnh Nghệ An. Trong đó 259 trường tiểu học được công nhận lại đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 70 trường tiểu học được công nhận lại đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Trường TH Nghi Xá (huyện Nghi Lộc, Nghệ An)) là 1 trong 13 trường tiểu học không được công nhận lại là trường chuẩn quốc gia

Trường TH Nghi Xá (huyện Nghi Lộc, Nghệ An)) là 1 trong 13 trường tiểu học không được công nhận lại là trường chuẩn quốc gia

Có 13 trường không được công nhận lại, gồm các Trường TH Lê Lợi, Lê Mao, Hưng Bình, Hồng Sơn, Hà Huy Tập 2 (thành phố Vinh), các Trường TH Quỳnh Bàng, Quỳnh Văn B, Quỳnh Lâm B (huyện Quỳnh Lưu), Trường TH Lục Dạ 1 (huyện Con Cuông), Trường TH Nghĩa Tân (huyện Nghĩa Đàn), Trường TH Diễn Thành (huyện Diễn Châu), Trường TH Nghi Xá (huyện Nghi Lộc), Trường TH Công Thành 2 (huyện Yên Thành).

13 trường tiểu học không được công nhận lại do không đạt các tiêu chí về sỹ số học sinh/lớp; Diện tích không đủ tối thiểu do sỹ số cao; Phòng học và một số công trình, phòng chức năng, bàn ghế thiếu hoặc xuống cấp không có hướng khắc phục; Số lượng giáo viên theo chuẩn xuất sắc chưa đạt; Có giáo viên vi phạm đạo đức; Xếp loại trường, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không đạt.

Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu các phòng GD-ĐT tạo thu hồi Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đối với các trường không được công nhận lại năm học 2015-2016 và nộp về Sở (qua phòng Giáo dục Tiểu học) trước ngày 30/9/2016.; Chỉ đạo các trường trong danh sách không được công nhận lại không công bố "Danh hiệu" là trường chuẩn quốc gia trên trang web và các phương tiện thông tin của trường; Các trường tiểu học không được công nhận lại tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn theo Biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra cấp tỉnh để trình UBND tỉnh kiểm tra và cấp bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong những năm học tiếp theo.

Theo một cán bộ quản lý của Sở GD-ĐT Nghệ An thì các trường tiểu học được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia từ năm 2010-2011, sau 5 năm bằng công nhận đã hết giá trị tuy nhiên Sở vẫn yêu cầu thu hồi lại để tránh trường hợp các trường vẫn treo gây hiểu nhầm cho phụ huynh và người dân. Sắp tới Đoàn kiểm tra cấp tỉnh sẽ tiếp tục kiểm tra 45 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn từ năm học 2010-2011 trở về sau.

Hoàng Lam



Xem nguồn

Comments