Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vắt vẻo cõng con đi học qua dòng suối hung dữ

Posted: 25 Sep 2016 09:33 AM PDT


– Những ngày nắng, nước chỉ xâm xấp mắt cá chân nhưng nếu mưa to, nước ở khe Đá Bàn dâng cao nên muốn qua suối, người dân phải men theo đường ống dẫn nước rất cao nên vô cùng nguy hiểm.

Ngày 25/9, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) xác nhận việc vào mùa mưa lũ, người dân ở xóm Đá Bàn, thôn Tân Sơn bị chia cắt. Nếu có việc gấp, các hộ dân phải trèo qua đường ống nước tưới tiêu bắc ngang khe Đá Bàn.

học trò miền núi

"Đường ống nước đó dài khoảng 20m và rất cao, những ngày nắng thì nước ở khe này chỉ xâm xấp mắt cá chân, người dân và học sinh đi lại bình thường. Nhưng vào mùa mưa lũ, nước đầu nguồn đổ về khiến khe Đá Bàn trở nên hung dữ, mặc dù nước lên nhanh cũng xuống nhanh nhưng cũng rất nguy hiểm khi những hộ dân này muốn qua suối.

Để qua được bên kia bờ, người dân phải men theo ống nước tưới tiêu vì ở đây có hai dây cáp, nhưng rất trơnvà nguy hiểm", ông Dũng cho biết.

Cũng theo ông Dũng, xóm Đá Bàn có 6 hộ dân, xã cũng đã kiến nghị nhiều lần nhưng vì người hưởng lợi quá ít mà chi phí làm cầu lại quá cao nên chưa được đầu tư.

học trò miền núi

Tuy nhiên, trong mùa mưa bão, xã đã có chủ trương cho học sinh nghỉ học để tránh bất trắc vì trên địa bàn có nhiều khu vực sông suối nguy hiểm.

"Chúng tôi cũng rất lo lắng vì nếu người dân có đau ốm cần đi bệnh viện gấp mà nước chưa rút thì cũng không biết phải làm thế nào", ông Dũng cho biết thêm.

Trước đó, trên mạng xã hội đã đăng tải video có 2 người lớn cõng 2 học sinh tìm cách bám vào dây cáp đitrên đường ống

Hải Sâm 



Xem nguồn

Chuyên gia nêu thực trạng thể chế hội đồng trường trong giáo dục Đại học

Posted: 25 Sep 2016 05:18 AM PDT


LTS: Trong quá trình đổi mới giáo dục Đại học ở nước ta, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học dần dần được tăng cường và nâng cao. Đặc biệt việc đưa thể chế hội đồng trường vào hệ thống giáo dục Đại học từ năm 2003 là một bước tiến đáng ghi nhận. 

Tuy nhiên quá trình áp dụng thể chế hội đồng trường trong giáo dục Đại học nước cho ta đến nay xảy ra không suôn sẻ, nguyên nhân chủ yếu là đưa vào một thể chế mới mà không có sự chuẩn bị tạo nên sự đồng thuận và đưa ra một lộ trình hợp lý. 

Dựa vào kinh nghiệm thế giới, bài viết này GS.TSKH Lâm Quang Thiệp giới thiệu cơ chế được xây dựng để thực hiện quản trị và quản lý trường đại học, đó là hội đồng trường. 

Đồng thời, tác giả cũng nêu rõ thực trạng của cơ chế hội đồng trường đang áp dụng ở nước ta. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Việc đưa thể chế hội đồng trường vào hệ thống giáo dục Đại học nước ta

Một bước tiến quan trọng về thể chế quản lý giáo dục Đại học là việc đưa vào thực thể hội đồng trường đầu tiên trong Điều lệ trường Đại học năm 2003, sau đó khẳng định trong Luật Giáo dục năm 2005, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, Điều lệ trường Đại học năm 2014 và Luật giáo dục Đại học 2012.
 
Điều 16 trong Luật giáo dục Đại học quy định: "Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường. Hội đồng trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 

a) Quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường; 

b) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục; 

c) Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường; 

d) Quyết nghị về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học; 

đ) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường".

GS.Lâm Quang Thiệp chỉ ra thực trạng áp dụng thể chế hội đồng trường đối với giáo dục Đại học nước ta (Ảnh: GDVN)

Điều 16 trong Luật giáo dục Đại học cũng quy định hội đồng trường bao gồm:

 "a) Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư đảng ủy, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện một số khoa, đại diện cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học; 

b) Một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh".

Điều lệ trường Đại học quy định cụ thể hơn: "Hội đồng trường có số lượng thành viên là số lẻ, tối thiểu là 15 thành viên; có 01 Chủ tịch và 01 thư ký hội đồng. Thành phần hội đồng trường gồm: 

a) Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, Bí thư đảng ủy trường, Chủ tịch công đoàn trường, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường; 

b) Đại diện giảng viên, nghiên cứu viên của một số khoa, viện; 

c) Đại diện của cơ quan trực tiếp quản lý trường; 

d) Một số thành viên bên ngoài, không phải là giảng viên, cán bộ quản lý cơ hữu của trường đáp ứng các yêu cầu sau đây: Đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

Và không phải là người có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.

Nếu các thành viên này không phải là công chức, viên chức thì không đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch hoặc thư ký hội đồng trường. Số lượng thành viên thuộc thành phần này chiếm không dưới 20% tổng số thành viên của hội đồng trường; 

đ) Số lượng, cơ cấu thành viên, quy trình, thủ tục lựa chọn các thành viên, bầu Chủ tịch, thư ký hội đồng trường phải được thể hiện cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường."

Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản trong giáo dục đại học, dễ hay khó?

(GDVN) – Năm 2006, Bộ GD&ĐT có đề xuất xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, giao quyền tự chủ tối đa cho các trường. Thế nhưng, đến năm 2016 vẫn chưa có gì thay đổi.

Đồng thời, Điều 20 trong Luật giáo dục Đại học quy định Hiệu trưởng "là người đại diện cho cơ sở giáo dục đại học trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học".  

Đối với các "đại học", Điều 18 của Luật giáo dục Đại học năm 2012 có đưa ra quy định về "Hội đồng đại học", có vai trò đối với "đại học" cũng giống như hội đồng trường đối với trường đại học.      

Như vậy, Luật giáo dục Đại học và Điều lệ trường Đại học đã quy định khá rõ về chức năng nhiệm vụ của hội đồng trường và quan hệ giữa hội đồng trường với hiệu trưởng. 

Tuy nhiên, trong điều kiện ở một nước mà hệ thống giáo dục Đại học chưa quen với thể chế Hội đồng trường thì những quy định như trên là khá tiến bộ.

Vấn đề là có biện pháp để đưa được các quy định này vào đời sống giáo dục Đại học hay không? 

Thực trạng về việc áp dụng thể chế hội đồng trường trong giáo dục Đại học nước ta

Một số chuyên gia giáo dục Đại học cho rằng theo cơ chế hiện tại quyền của hiệu trưởng các trường Đại học Việt Nam là "lớn nhất so với bất kỳ ở nước nào".

 Khi luận bàn về quyền lực và trách nhiệm của hội đồng trường, người ta thường nói quyền lực và trách nhiệm quan trọng nhất của nó là lựa chọn hiệu trưởng, và "Hội đồng trường chỉ có một người thừa hành duy nhất là hiệu trưởng" (John Carver, 1990 ). 

Do đó việc luật lệ hiện hành không quy định hội đồng trường có quyền và trách nhiệm lựa chọn hiệu trưởng thực tế đã vô hiệu hóa hội đồng trường. 

Một biểu hiện cụ thể là, ngay theo quy định của Bộ GD&ĐT, thể hiện ở Quyết định 7939/QD-BGĐT ngày 20/11/2008, quyền đề cử hiệu trưởng các trường Đại học trực thuộc Bộ vẫn thuộc chức năng của Vụ Tổ chức và Cán bộ của Bộ chứ không thuộc chức năng của hội đồng trường. 

Chuyên gia đề nghị chưa nên thành lập đại trà Hội đồng trường đại học

(GDVN) – Chỉ thành lập khi đã thể hiện đủ năng lực để được Nhà nước trao quyền tự chủ trên cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình.

Ngoài ra, về mặt tâm lý, nếu các cơ quan "chủ quản" không tập trung vào chức năng quản lý nhà nước mà vẫn duy trì cơ chế "xin, cho", thì cơ chế này cũng sẽ cản trở hoạt động của hội đồng trường. 

Như vậy, sự không nhất quán về pháp quy và những yếu kém trong thực tiễn công tác quản lý đã vô hiệu hóa tác dụng của hội đồng trường được đưa ra trong Luật giáo dục Đại học và Điều lệ trường Đại học. 

Vào năm 2011 và 2012, trong quá trình xây dựng Luật Giáo dục Đại học, hội đồng trường là một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất. 

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, thể chế hội đồng trường đã được đưa ra 8 năm nhưng không đi vào được hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam chứng tỏ nó không có tính khả thi. 

Bởi đây là thể chế của phương Tây không thích hợp với nước ta, đặc biệt khi ở nước ta có cơ chế Đảng lãnh đạo. Luồng ý kiến này còn viện dẫn là 70 – 80% lãnh đạo các trường Đại học cho rằng không cần thiết hội đồng trường. 

Luồng ý kiến thứ hai, ngược lại, đưa ra phân tích các lý do của việc thể chế hội đồng trường không đi vào được hệ thống giáo dục Đại học, cho rằng: 

Một là, vì Nhà nước không chỉ đạo hướng dẫn cụ thể để thực hiện quy định về hội đồng trường. Hai là, các văn bản luật pháp về hội đồng trường chưa nhất quán, đặc biệt cơ chế "bộ chủ quản" đã hạn chế quyền tự chủ của các trường Đại học và vô hiệu hóa chức năng của hội đồng trường. 

Đối với vấn đề Đảng lãnh đạo, luồng ý kiến thứ hai cho rằng Đảng ủy đại diện cho tổ chức Đảng trong trường, còn hội đồng trường là đại diện của chủ sở hữu cộng đồng thuộc phạm vi rộng lớn hơn bên ngoài nhà trường. 

Hơn nữa, hội đồng trường là cơ quan quyền lực, lãnh đạo cụ thể, hội đồng trường của một trường cũng đóng vai trò như Quốc hội của một nước, còn Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo về chính trị tư tưởng. 

Ngoài ra, luồng ý kiến thứ hai cũng cho rằng việc đa số giới lãnh đạo các trường Đại học không hưởng ứng thể chế hội đồng trường là điều hiển nhiên, vì thể chế này có thể hạn chế quyền hành của hiệu trưởng, đặc biệt đối với các hiệu trưởng thiếu năng lực. 

Thể chế hội đồng trường thực tế sẽ tạo một sự "dịch chuyển quyền lực", chỉ khi có quyết tâm chính trị mạnh mẽ của những người lãnh đạo cấp cao mới mong thực hiện được.  

Còn tiếp…



Xem nguồn

Ông giáo già đam mê nghiên cứu

Posted: 25 Sep 2016 04:35 AM PDT


Nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu "tay ngang" Ngô Văn Ban bên kho tư liệu đồ sộ của mình

"Làm công tác biên khảo lịch sử, văn hóa của một vùng đất rất vất vả, suốt ngày phải khổ công sưu tầm, đi thực tế, phải biết xử lý tư liệu, trình bày công trình, miệt mài trong phòng với máy vi tính…

Niềm vui là sau khi bài được đăng trên báo hoặc in thành sách, nhìn "đứa con tinh thần" của mình ra đời. Song vui hơn nữa, mình có thêm kiến thức về văn hóa, về sau con cháu chúng ta còn biết nguồn gốc đình làng, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, ca dao tục ngữ…" – Nhà nghiên cứu Ngô Văn Ban tâm sự về những buồn vui nghề nghiệp.

Từ nhà giáo đến nhà nghiên cứu

Chúng tôi tìm đến nhà nghiên cứu Ngô Văn Ban tại đường 23 tháng 10, thuộc vùng ngoại ô ven thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Căn nhà gác lửng, bên dưới là trường mầm non, trên gác là nơi sinh hoạt gia đình.

Ông dắt chúng tôi lên căn phòng riêng của mình. Đó là một căn phòng lớn chứa đựng sách báo, xếp thành kệ, thành hàng, đủ thể loại, nhiều vô kể, giống như một thư viện của huyện.

Ông bảo: "Từ nhỏ, mình đã có thói quen nghiện đọc sách báo. Sách thể loại nào cũng đọc, miễn là chữ, miễn là sách. May mà vợ mình làm nghề giáo viên, cũng là người thích đọc sách. Chính vì vậy, mỗi lần đi đâu có quyển sách hay đều mua về, dần dần mấy chục năm qua, mới có được tủ sách gia đình như hôm nay…".

Ở trong căn phòng của ông, chúng tôi như lạc vào thế giới sách.

Nhà nghiên cứu Ngô Văn Ban sinh ngày 6/5/1943, quê ở Khánh Hòa, trước đây vốn là nhà giáo.

Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế, khóa Phan Chu Trinh (1966 – 1970), ban Việt – Hán. Ông từng dạy các trường THPT ở Ninh Hòa, Diên Khánh, rồi Hà Huy Tập (Nha Trang); trải qua nhiều chức vụ quản lý giáo dục. Năm 1998, ông được phong Nhà giáo Ưu tú.

Ông tâm sự, ngay từ thời sinh viên đã đam mê viết lách. Ban đầu ông tập tành sáng tác thơ, truyện, nhưng ông thấy không hợp với khả năng mình nên chuyển sang nghiên cứu và cũng có bài đăng báo, tạp chí.

Những tác phẩm đầu đời ấy, vui lắm, lưu luyến mãi không quên, chính vì vậy nó thôi thúc những tác phẩm tiếp theo. Vừa dạy, vừa quản lý trường học, ông không có thời gian sưu tầm, nghiên cứu cho đam mê của mình. Song trong lòng vẫn nung nấu, vẫn ấp ủ….

Năm 2004, ông nghỉ hưu nên có thời gian tập trung vào công việc nghiên cứu nhiều hơn. Bốn năm sau, ông ra cuốn sách đầu tiên với tựa đề: "Địa danh Khánh Hòa xưa và nay", đoạt giải Nhì chuyên ngành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (Hội VNDGVN).

Năm 2010, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam liên kết với Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin – Hà Nội ấn hành cuốn sách. Đây cũng là tài liệu nghiên cứu đầu tiên về địa danh Khánh Hòa, có đến 7 – 8 trăm mục từ, được đánh giá là một "cuốn từ điển" về Khánh Hòa.

Nhiều người quen biết, khi đọc cuốn sách xong gặp ông gọi đùa: "Nhà Khánh Hòa học". Như được đà, ông đắm chìm trong đam mê nghiên cứu, từ đây…  



 Dù tuổi đã cao, nhà giáo Ngô Văn Ban vẫn say mê với công tác nghiên cứu

Mong thời gian chậm lại

Hàng ngày dù nắng hay mưa, ông đều làm việc cật lực. Ban ngày ông lặn lội về các huyện, tìm đến những làng nghề truyền thống như đúc đồng, bánh tráng, làm nem… phỏng vấn, ghi chép, viết bài. Những huyện gần thì ông đi xe buýt, những huyện xa thì ông đi xe đò. Có nhiều khi trễ chuyến xe ông phải ở luôn cơ sở.

May mà ông vốn là nhà giáo đã 34 năm trong nghề nên ông đi đến chỗ nào cũng có học trò yêu quý giúp đỡ tận tình. Rồi đêm về, ông lại ngồi một mình gõ vi tính… ghi ghi, chép chép đánh dấu các thư mục.

Chính vì lao động miệt mài như vậy, năm 2011 ông lại cho ra đời tiếp 2 cuốn sách nghiên cứu, sưu tầm "Một số nghề, làng truyền thống và văn hóa ẩm thực Khánh Hòa" do Hội VNDGVN liên kết xuất bản với NXB Thanh Niên và "Chân dung con người qua cái nhìn Việt Nam" (tập 1) do Hội VNDGVN liên kết xuất bản với NXB Dân Trí.

Đến năm 2013, ông ra tiếp tập 2, tập 3 cùng một chủ đề. Riêng về cuốn sách chủ đề này, ông đã tìm tòi trong gian sách nhà mình, trong thư viện, chọn lọc hơn 80 tài liệu tham khảo, trong đó có 23 cuốn từ điển các loại.

Ngoài ra, ông còn gặp gỡ các bậc cao niên có vốn hiểu biết rộng về ca dao, tục ngữ để ghi lại những câu từ chỉ về diện mạo con người. Giới thiệu về tập sách của mình, ông cho rằng, ca dao, tục ngữ, câu đố… của người xưa rất tinh tế, những ý tứ khen chê, phê phán rất dí dỏm. Bộ sách này, tập nào cũng dày hơn 500 trang và đều được giải thưởng chuyên ngành của Hội VNDGVN.

Ngoài những đầu sách cho riêng mình, ông còn tham gia làm đề tài khoa học trong tỉnh và làm chung nhiều công trình với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Võ Triều Dương.

Tiêu biểu trong hai năm 2013 và 2014, ông và nhà nghiên cứu Võ Triều Dương cho ra đời hai cuốn sách: "Hái lượm và săn bắt của người dân Khánh Hòa xưa" và "Chợ, quán ở Ninh Hòa xưa và nay". Hai cuốn sách này, đều đoạt giải nhì chuyên ngành Hội VNDGVN.

Ông tâm sự: "Một người ở Nha Trang, một người ở Ninh Hòa, làm chung việc đi lại rất khó khăn. Hai anh em phải đi nhiều nơi trong các huyện trong tỉnh để tìm hiểu, phỏng vấn, chụp hình… Khổ nhất là đi tìm các dụng cụ săn bắt heo rừng xưa mà nay ít ai còn lưu giữ.

Viết về các chợ ở các xã, phường Ninh Hòa, có chợ nay không còn dấu tích, phải tìm trong thư tịch, phỏng vấn người già. Ngoài ra, còn phải tìm hiểu thêm nghề mua bán rong trong các làng xã, những mánh khóe gian lận trong nghề mua bán… May mà hai anh em cùng tâm đắc đề tài này, nên làm việc quên đi mệt mỏi. Vui nhất là mình có thêm kiến thức về văn hóa vùng đất đó…".

Năm 2015, ông lại tiếp tục đoạt giải Nhì chuyên ngành Hội VNDGVN với bản thảo cuốn sách mang tựa đề: "Tìm hiểu địa danh Việt Nam: Địa danh dọc đường ven biển Khánh Hòa qua ca dao, truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian địa phương – Quảng Nam, những địa danh ghi dấu qua ca dao xứ Quảng".

Ông nhớ lại: "Cũng khá vất vả tìm tư liệu, nhất là đề tài nằm ở Quảng Nam, tôi không có điều kiện ra nhiều lần như các cuốn sách khác. Cũng may, ngoài là hội viên Hội VNDG VN, hội viên Hội VNDG Khánh Hòa, tôi còn là hội viên Hội VNDG Đà Nẵng.

Chính vì vậy, sau khi hoàn thành bản thảo, tôi có gửi ra Đà Nẵng nhờ số anh em đọc, góp ý, sửa chữa, bổ sung. Nhân đây, tôi cũng gửi lời cám ơn các anh em, đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi hoàn thành tác phẩm này".

Ông dự định trong năm nay cũng như những năm kế tiếp sẽ ra những cuốn sách: "Chân dung con người qua cái nhìn Việt Nam" (tập 4) và "Những mảnh ghép biển đảo văn hóa Khánh Hòa".  Ông tâm sự: "Chỉ mong sao sức khỏe tốt. Mong thời gian chậm lại, để mình tiếp tục làm việc, cống hiến…".



Xem nguồn

Lễ khai mạc cuộc thi vô địch Toeft Junior năm học 2016-2017 tại Hà Nội

Posted: 25 Sep 2016 03:53 AM PDT


Đây là cuộc thi tiếng Anh duy nhất dành cho học sinh THCS tại Việt Nam sử dụng bài thi quốc tế Toeft Junior và Toeft ITP làm thước đo đánh giá.

Năm học này là mùa giải thứ 5 mà cuộc thi được tổ chức giáo dục IIG Việt Nam- đại diện chính thức và duy nhất của Viện Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tại 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar – phối hợp với các sở GD&ĐT các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế, TPHCM tổ chức.

Với mong muốn giành cơ hội tốt nhất cho các em học sinh khắp mọi miền đất nước, không phân biệt điều kiện, hoàn cảnh gia đình đều có thể được tham gia vào một chương trình thi chất lượng quốc tế trên quy mô toàn quốc, vòng 1 cuộc thi này được tổ chức hoàn toàn miễn phí.

Dự kiến năm nay cuộc thi sẽ thu hút hơn 49.000 thí sinh khắp cả nước tham dự, trong đó riêng TPHCM có khoảng 30.000 em tham gia.



 Ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch Tập đoàn IIG Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộ thi phát biểu khai mạc

Ngay sau lễ khai mạc, cuộc tranh tài tại vòng 1 khu vực Hà Nội chính thức được bắt đầu tại 4 điểm trường lớn: Trường THPT Marie Curie, Trường song ngữ Hà Nội Academy, Trường phổ thông liên cấp Vinschool, Trường THCS Nghĩa Tân.

Năm 2016-2017 cũng đánh dấu số lượng học sinh tham gia khu vực Hà Nội tăng đột biến 170% so với năm trước, với khoảng 15.000 học sinh giỏi tiếng Anh đến từ các Quận, Huyện trên địa bàn thành phố.

Tiếp nối truyền thống hiếu học đất Kinh kỳ, thủ đô Hà Nội nhiều năm qua tiếp tục phát huy thế mạnh là đơn vị có số lượng thí sinh tham gia lớn thứ 2 toàn quốc chỉ sau TPHCM và là địa phương sở hữu nhiều giải học sinh giỏi cấp Quốc Gia.

Cũng giống như các năm trước, vòng 1 cuộc thi năm nay giới thiệu đến thí sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm nằm trong ngân hàng đề thi của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS).

Sau khi kết thúc vòng 1, những thí sinh đủ điều kiện sẽ được vào vòng 3 tham dự bài thi quốc tế Toeft Junior.

Tiếp đó, 50 em học sinh xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn vào vòng 3. Vòng chung kết quốc gia của cuộc thi, để thử sức với bài thi Toeft ITP- bài thi chuyên biệt của ETS để đánh giá năng lực Anh văn học thuật và cũng là bài thi cho phép cá em học sinh đạt ngay điểm 10 ngoại ngữ thi tốt nghiệp THPT nếu đạt 450 điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Vòng 3 sẽ được tập trung tổ chức tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho các thí sinh.

Cuối cùng sau khi kết thúc 3 vòng thi, 50 thí sinh xuất sắc nhất sẽ được giấy khen và quà tặng của BTC với cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất, 10 giải nhì, và 20 giải ba và 69 giải khuyến khích, BTC cũng xét 4 giải nhất theo khối cho những học sinh đạt thành tích cao nhất mỗi khối 6,7,8,9 tại Hà Nội.

Đặc biệt, thí sinh tham dự cuộc thi Toeft Junior Challenge năm học 2016-2017 sẽ có cơ hội nhận được học bổng danh giá từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam- American Center.

Điểm số Toeft Junior được bộ GD&ĐT công nhận là một tiêu chuẩn đánh giá năng lực đầu vào của học sinh THCS và THPT (Công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH ngày 23/05/2014) được sở GD&ĐT tp HCM sử dụng làm tiêu chuẩn xét tuyển học sinh vào lớp 10 chương trình tích hợp và tiếng Anh tăng cường, đồng thời được nhiều trường THƠT uy tín trên toàn quốc sử dụng làm điểu ưu tiên xét tuyển đầu vào THPT.

Các giải thưởng tại vòng chung kết Quốc gia của Cuộc thi Vô địch Toeft Junior cũng được Bộ GD&ĐT công nhận tương đương với kết quả của kỳ thi quốc gia môn ngoại ngữ.



Xem nguồn

Bỏ việc vì không được bán bữa trưa cho học sinh thiếu tiền

Posted: 25 Sep 2016 03:10 AM PDT


Stacy Koltiska – nói rằng cô sẽ không bao giờ quên được ánh mắt của một cậu bé. Là nhân viên trong phòng ăn trưa của một trường tiêu học, công việc của cô là đăng ký cho trẻ em khi chúng trả tiền những bữa ăn của chúng.

bữa trưa trường học

Theo chính sách mới của khu vực trường học Canon-McMillan, Pennsylvania, Mỹ năm nay thì các nhân viên của căng tin phải từ chối phục vụ một bữa ăn nóng cho sinh viên còn nợ trên 25 đô la. Koltiska nói rằng cô phải tuân theo các quy định và vì thế phải từ chối một bữa ăn nóng hổi cho cậu bé vì cậu không thể thanh toán nó.

"Là một người theo đạo Cơ đốc, tôi gặp khó khăn với quy định mới này", Koltiska cho biết. "Đó là tội lỗi và là sự xấu hổ".

Thay vì tiếp tục thực thi các chính sách tại trường tiểu học Wylandville, Koltiska đã xin thôi việc vào tuần trước. Cô cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng cô đã làm việc cho khu vực trường học này trong 2 năm. Và cô đã "choáng váng" với các chính sách mới được bắt đầu vào mùa thu năm nay.

Những học sinh không đủ tiền trả thay vì nhận được một bữa ăn nóng sẽ nhận được một chiếc sandwich với hai lát bánh mì và một lát "pho mát Chính phủ" lạnh (một loại pho mát của Chính phủ thường cung cấp cho các tổ chức từ thiện). Koltiska nói rằng các món trong một bữa trưa nóng như gà viên chiên hay xúc xích chiên giòn đã bị bỏ đi nhưng các phụ huynh vẫn bị tính giá đầy đủ là 2,05 đô la cho mỗi bữa.

"Chúa là tình yêu và chúng ta nên yêu thương cũng như đối xử tốt với nhau" – Koltiska nói. "Thế giới có đủ của cải để không đứa trẻ nào phải đói, đặc biệt là ở trường học. Với tôi việc đó thật sai trái".

Giám đốc khu học chính Canon-McMillan – ông Matthew Daniels chia sẻ với Action News 4 WTAE rằng chính sách này đã cắt giảm được số phụ huynh không giữ tiền trong tài khoản ăn trưa của con mình và chính sách không nhằm tới những người có khả năng tài chính eo hẹp.

"Chính sách này chưa bao giờ có mục đích làm xấu hổ hay gây ra những rắc rối cho một đứa trẻ", ông nói với Action News 4 WTAE. Ông cũng lưu ý rằng hơn 300 gia đình đã nợ khu học chính tổng số 60.000 – 100.000 đô la mỗi năm, trước khi chính sách được ban hành. Và con sô bây giờ chỉ là 70 hộ gia đình đang nợ tổng cộng 20.000 đô.

Joe Zupancic, một thành viên hội đồng của khu Canon-McMillan cho biết, chính sách này được thiết kế để giúp khu học chính bù đắp hàng nghìn đô la nợ nần từ những tài khoản quá hạn.

Zupancic nói rằng, hội đồng đã ý thức được tác động khi chính sách này có hiệu lực vào tháng 8. Bởi vì họ đã chạm vào một vấn đề nhạy cảm với các bậc cha mẹ. Nhưng ông cũng lưu ý rằng chính sách không ảnh hưởng tới những sinh viên đủ tiêu chuẩn để nhận được những bữa ăn miễn phí hay giảm giá. Nó chỉ tác động tới những đứa trẻ mà cha mẹ chúng đã phớt lờ việc thanh toán các bữa ăn và nhà trường đã trao đổi kế hoạch thanh toán với nhiều gia đình. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, một số đứa trẻ có số dư âm có thể là học sinh nghèo và cha mẹ chúng không có đủ khả năng để trả tiền ăn trưa.

"Chúng tôi biết đó sẽ là một tình huống khó khăn", Zupacic nói. "Không ai muốn những đứa trẻ bị cô lập".

Koltiska nói rằng cô biết cảm giác đói là như thế nào. Cô lớn lên ở phía bắc của Pittsburgh và sống bằng tem phiếu thực phẩm cũng như những bữa trưa miễn phí ở trường. "Tôi biết tôi đã cảm thấy xấu hổ nhưng đó không phải là lỗi của tôi", Koltiska nói.

Từ khi thôi việc, Koltiska nói rằng cô đã nhận được nhiều tin nhắn ủng hộ từ những tù nhân ở một nhà tù gần đó – những người muốn quyên góp thực phẩm của họ cho bọn trẻ. Thậm chí, một bà xơ đã nói với Koltiska rằng cô đã bắt đầu một cuộc cách mạng "với một chiếc bánh sanwich pho mát".

Koltiska nói, cô tin rằng hội đồng nhà trường đã đưa ra một chính sách sai lầm. "Họ mặc những bộ vest trong phòng hội đồng. Họ không phải là người đối mặt với một đứa trẻ, nhìn vào mắt chúng và mang thức ăn của chúng đi".

  • Nguyễn Thảo (Theo Washington Post)



Xem nguồn

GS.TS Đặng Văn Soa: Sớm có bộ ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn Toán chất lượng

Posted: 25 Sep 2016 02:26 AM PDT



GS.TS Đặng Văn Soa

Trao đổi với phóng viên về phương án môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm đang gây nhiều tranh cãi? GS.TS Đặng Văn Soa cho biết, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng phương án thi trắc nghiệm môn Toán là phù hợp với bối cảnh chung. Việc thi trắc nghiệm môn Toán cũng không có gì mới trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Lấy chương trình thi SAT và ACT của Mỹ đã dùng trong nhiều năm qua làm ví dụ. Hàng nghìn trường Đại học dùng kết quả này để tuyển sinh, thu hút hàng triệu lượt thí sinh hàng năm tham gia.

Hơn nữa, những nhược điểm của thi trắc nghiệm có thể được khắc phục một phần ngay trong khâu ra đề thi (về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể làm được như các môn tự nhiên khác, chẳng hạn như môn Vật lý), ngoài ra thông qua hệ thống đo lường giáo dục toàn diện như đã nói ở trên.

Với quan điểm môn Toán thi theo hình thức trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, ông có cho rằng phương án này sẽ khả thi?

Đây không phải là kỳ thi học sinh giỏi, mục đích là xét tốt nghiệp dựa trên năng lực toàn diện của học sinh trong đó có môn Toán. Lực cản lớn nhất là tâm lý xã hội, trong đó có cả những nhà khoa học.

Băn khoăn lớn nhất là làm thế nào để sớm có được bộ ngân hàng đề thi Toán có chất lượng? Cần thiết phải có lộ trình cụ thể. Nếu Bộ GD&ĐT vào cuộc quyết liệt, tập trung được những nhà chuyên môn giỏi vấn đề sẽ khả thi.

Không chỉ ông mà rất nhiều người đang trông đợi vào đề thi, quan điểm của ông về một đề thi trắc nghiệm nói chung và đề thi Toán trắc nghiệm nói riêng có thể đáp ứng được hai yêu cầu, tốt nghiệp và tuyển sinh đại học sẽ phải đảm bảo những gì?

Để kỳ thi Quốc gia đạt kết quả như mong muốn thì cần phải chuẩn bị tốt ngân hàng câu hỏi thi, đồng thời phương án ra đề thi cho từng môn phải đạt chuẩn. Do đặc điểm của thi trắc nghiệm, số lượng câu hỏi thi/môn phải đủ lớn và đa dạng để đảm bảo tính khách quan và đủ để phân hóa trình độ học sinh. Cấu trúc đề thi cho mỗi môn sao cho hợp lý là rất quan trọng. Ngoài ra cần phải đảm bảo sự công bằng giữa các môn thi, bài thi về mức độ khó – dễ và thời gian làm bài.

Để tăng tính khách quan có thể tăng phương án trả lời cho từng câu hỏi trong khi chỉ giữ một phương án trả lời đúng. Điểm liệt cũng phải tăng lên, hoặc có thể trừ điểm cho câu trả lời sai để tránh hiện tượng cầu may khi làm bài. Thang điểm cho mỗi môn nên dùng thang điểm lớn hơn hệ điểm 10 (chẳng hạn 50 hoặc 100).

Để thực sự có một ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm môn Toán tốt, ngoài tập trung đội ngũ chuyên gia làm đề chuyên nghiệp, cần phải tổ chức thi mẫu trước (thi thử) trên phạm vi nhỏ để rút kinh nghiệm càng sớm càng tốt.

Về lâu dài cần điều chỉnh và bổ sung ngân hàng đề thi hàng năm trên cơ sở phản hồi xã hội từ kết quả thi năm trước. Về mặt khoa học, căn cứ vào phổ điểm phân bố ngẫu nhiên (phân bố Gausse), cho phép các chuyên gia điều chỉnh đề thi theo xu hướng dễ, khó mà ta mong muốn. Theo thời gian chúng ta sẽ có bộ đề thi trắc nghiệm chuẩn, phù hợp với thực tiễn nước ta giai đoạn mới và có thể dùng lâu dài không sợ lạc hậu.

Xin cảm ơn ông!

Nhật Hồng (thực hiện)



Xem nguồn

Châu Á thống trị bảng xếp hạng 50 đại học trẻ tốt nhất thế giới

Posted: 25 Sep 2016 01:43 AM PDT


Các trường thiên về công nghệ ở Australia và châu Á đang thống trị bảng xếp hạng 50 Under 50 (bảng xếp hạng các trường đại học có tuổi đời dưới 50 năm tốt nhất thế giới).

bảng xếp hạng 50 đại học trẻ, bảng xếp hạng 50 under 50

ĐH Công nghệ Nanyang  Singapore 

ĐH Công nghệ Nanyang  Singapore (NTU) vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong năm thứ 3. Theo sau là 5 đại học của Hồng Kông và Hàn Quốc – đồng nghĩa với việc các trường đại học châu Á chiếm 6 vị trí dẫn đầu của bảng xếp hạng.

Một nửa trong số top 10 là các trường công nghệ và khoa học, trong đó có ĐH Công nghệ Sydney – ngôi trường đã tăng 8 bậc để bước vào top 200 bảng xếp hạng QS lần đầu tiên trong năm nay.

Ben Sowter – người phụ trách về nghiên cứu của QS – cho biết sự nổi bật của các trường công nghệ là rất có ý nghĩa.

"Xu hướng này cho thấy các trường đại học trẻ có nguồn lực và sẵn sàng tập trung vào việc tạo dựng và duy trì các chương trình nghiên cứu STEM đang có cơ hội tốt nhất để phá vỡ bất kỳ ngôi trường ưu tú nào trên toàn cầu" – ông giải thích.

bảng xếp hạng 50 đại học trẻ, bảng xếp hạng 50 under 50
Top 6 đại học trong bảng xếp hạng 50 Under 50 năm 2016

ĐH Maastrict ở Hà Lan là trường đại học của châu Âu thể hiện tốt nhất với vị trí thứ 7. Các đại diện của Australia xuất hiện nhiều nhất với hơn 10 trường trong top 50, tiếp sau đó là Tây Ban Nha với 5 đại diện, Malaysia và Hồng Kông với 4 đại diện.

ĐH Dundee và ĐH Stirling là 2 ngôi trường duy nhất của Anh nằm trong danh sách với vị trí thứ 15 và 47. Tuy nhiên, một số trường của Vương quốc Anh được thành lập vào năm 1966 hiện đã không thể nằm trong bảng xếp hạng này do đã trên 50 năm tuổi. Ví dụ như ĐH Bath đứng thứ 7 năm ngoái nhưng năm nay không thể có mặt.

Vị trí của mỗi trường đại học được đánh giá qua nhiều yếu tố bằng cách sử dụng phương pháp tương tự với phương pháp ở bảng xếp hạng đại học thế giới QS: danh tiếng học thuật, uy tín giảng viên, tỷ lệ sinh viên – giảng viên, số trích dẫn và tỷ lệ giảng viên quốc tế.

  • Nguyễn Thảo(Theo Guardian)



Xem nguồn

Giáo dục tuần qua: Nóng chuyện thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung Quốc

Posted: 25 Sep 2016 01:01 AM PDT


Vấn đề dạy và học ngoại ngữ trong đó có việc thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga từ năm lớp 3 là câu chuyện giáo dục được quan tâm nhiều nhất trong tuần vừa qua.


Vào ngày 17/9, hội nghị triển khai giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 của đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (gọi là Đề án 2020) được Bộ GD-ĐT tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp cho nhiệm vụ quan trọng này.

Các vấn đề được nêu ra trong hội nghị sau đó trở thành những đề tài được dư luận đặc biệt quan tâm, từ mục tiêu của Đề án 2020, chất lượng việc dạy học ngoại ngữ của Việt Nam cho tới vấn đề thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga như ngoại ngữ thứ nhất từ năm lớp 3 kể từ năm 2017…

dạy học ngoại ngữ, Đề án 2020, thí điểm tiếng Trung tiếng Nga, ngoại ngữ thứ nhất
Tại hội nghị sáng 17/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần phải tạo được xu thế toàn xã hội học ngoại ngữ một cách tự thân. Với đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông từ năm 2008 – 2016, sau khi đi được nửa chặng đường, cần có nhìn nhận thấu đáo để tránh tình trạng đi nhanh nhưng không bền vững, hiệu quả thấp
dạy học ngoại ngữ, Đề án 2020, thí điểm tiếng Trung tiếng Nga, ngoại ngữ thứ nhất
Bàn về việc dạy và học tiếng Anh của Đề án 2020, TS Vũ Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH và CĐ Việt Nam) tán đồng với chủ trương nhập các giáo trình của các nước tiên tiến. Tuy nhiên, bà Phương Anh cũng cho rằng, không cần triển khai chủ trương này cho cả 63 tỉnh thành. 

dạy học ngoại ngữ, Đề án 2020, thí điểm tiếng Trung tiếng Nga, ngoại ngữ thứ nhất
Bộ GD-ĐT xác định 3 trọng tâm trong thời gian tới là bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên, xây dựng cơ sở học liệu bài bản và củng cố hệ thống khảo thí quốc gia có chất lượng. Bàn về đào tạo giáo viên, ông Nguyễn Minh Trí, Phó GĐ Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cho rằng, vấn đề đạt chuẩn của giáo viên dạy ngoại ngữ theo Đề án 2020 hiện nay còn nhiều bất cập. Nhiều nơi tỉ lệ đạt chuẩn cao nhưng không phản ánh đúng thực chất. 

dạy học ngoại ngữ, Đề án 2020, thí điểm tiếng Trung tiếng Nga, ngoại ngữ thứ nhất
Trong khi đó, ông Vũ Văn Trà, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hải Phòng cho rằng đối với việc dạy – học tiếng Anh cần có giáo trình SGK và lộ trình trình độ cần đạt được sau 12 năm đồng thời phải xác định, dạy đến đâu là được đến đấy.
dạy học ngoại ngữ, Đề án 2020, thí điểm tiếng Trung tiếng Nga, ngoại ngữ thứ nhất
Thầy Nguyễn Quốc Hùng MA, người thầy giáo rất nhiều năm gắn bó với việc dạy và học tiếng Anh thì bày tỏ quan điểm không nên đưa tiếng Nga và tiếng Trung làm ngoại ngữ bắt buộc. Thầy Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, mấy chục năm qua, chúng ta chỉ học tiếng Anh nhưng kết quả tới nay vẫn rất thấp.
dạy học ngoại ngữ, Đề án 2020, thí điểm tiếng Trung tiếng Nga, ngoại ngữ thứ nhất
Ông Nguyễn Phương, một thầy giáo về hưu cho rằng, việc lựa chọn ngoại ngữ nào cần được tính toán kỹ lưỡng chứ không nên dựa trên ý muốn nhất thời. 
dạy học ngoại ngữ, Đề án 2020, thí điểm tiếng Trung tiếng Nga, ngoại ngữ thứ nhất
Bạn đọc Trần Nam Minh của Báo VietNamNet chia sẻ rằng, bản thân là người có hơn 8 năm học tiếng Nga từ phổ thông lên ĐH, tuy nhiên không sử dụng được và phải đi học lại tiếng Anh.
dạy học ngoại ngữ, Đề án 2020, thí điểm tiếng Trung tiếng Nga, ngoại ngữ thứ nhất
Đồng tình với việc cần dạy cả tiếng Trung và tiếng Nga trong nhà trường, Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, nguyên Trưởng khoa phiên dịch Anh – Nga – Pháp – Trung, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội) cho rằng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo nhất là về đội ngũ giảng dạy. Theo ông Khôi, chất lượng đào tạo các ngôn ngữ này hiện nay rất kém vì sinh viên hầu hết đều bỏ đi học tiếng Anh.
dạy học ngoại ngữ, Đề án 2020, thí điểm tiếng Trung tiếng Nga, ngoại ngữ thứ nhất
Câu chuyện thí điểm dạy tiếng Nga và tiếng Trung từ năm lớp 3 (học theo hệ chương trình 10 năm) diễn ra sôi động. Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay các ngôn ngữ này vẫn đang được giảng dạy ở trường phổ thông từ lớp 6, và là 2 trong 5 ngoại ngữ thuộc môn thi tốt nghiệp THPT. Lần này Bộ chỉ thay đổi để phù hợp với chương trình giáo dục 10 năm dự kiến đưa vào giảng dạy từ năm 2017. Chia sẻ trên trang Facebook các nhân GS Ngô Bảo Châu cho rằng việc học sinh được chọn ngoại ngữ thứ nhất để học là một chính sách tiến bộ.Trong các ngoại ngữ được chọn để học, nên có tiếng Trung. 



Xem nguồn

Trần Đăng Khoa: Hãy làm cho học sinh giỏi tiếng Anh trước đã

Posted: 25 Sep 2016 12:19 AM PDT


Năm 2006, Quy định Chương trình Giáo dục phổ thông của Bộ ban hành, cho phép học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất. Năm 2011, Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo lại bổ sung quy định về việc tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học. Còn "ngoại ngữ thứ hai" là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy và học.

Nhiều ý kiến trái chiều đang được đưa ra trước đề xuất sẽ đưa việc học tiếng Nga, tiếng Trung vào các trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhiều ý kiến trái chiều đang được đưa ra trước đề xuất sẽ đưa việc học tiếng Nga, tiếng Trung vào các trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cám ơn Bộ Giáo dục Đào tạo đã luôn quay đảo, để tìm những phương án tốt nhất đổi mới giáo dục phổ thông. Tôi nghĩ, học được ngoại ngữ nào cũng tốt cả. Nhưng cần thiết thực và cũng nên tham khảo, nghe tiếng nói thiện chí của giới trí thức và đông đảo nhân dân. Đừng bày vẽ ra quá lắm trò, mà rồi chẳng có trò nào làm được cho đến nơi đến chốn.

Tiếng Anh là thứ tiếng thông dụng nhất, hầu như cả thế giới đều dùng, chúng ta cũng đã bỏ ra đến hàng nghìn tỷ đồng làm đề án tiếng Anh tầm nhìn 2020. Bây giờ sắp đến năm 2020, nhưng thử xem chúng ta đã làm được những gì? Chẳng đâu vào đâu cả. Thôi, khỏi bàn đến học sinh phổ thông. Hãy xem lại đội ngũ được đào tạo ở trình độ Đại học. Trong số hàng nghìn em tốt nghiệp Đại học ra trường mỗi năm, em nào sử dụng được ngoại ngữ?

Anh bạn tôi, nhà báo Hoàng Anh Sướng, chủ Hiên trà Trường Xuân, hàng ngày đã tiếp rất nhiều khách quốc tế, các cháu giúp việc cho anh đều trình độ Đại học hạng ưu cả mà gặp ông Tây nào cũng chỉ "Hế lô", "Hề lồ" là "cạn vốn".

Đề án Tiếng Anh, ý chí phổ cập Tiếng Anh là rất đúng, rất chuẩn, chúng ta làm còn chưa đâu vào đâu. Bây giờ chúng ta lại đề xuất bắt các em phải học tiếng Trung, tiếng Nga nữa thì có nên không? Đành rằng học được tiếng nước nào cũng tốt. Nhưng cần thiết thực. Bộ cũng nên nghe tiếng nói của dân.

Tôi đồng ý với bạn Ngô Đình Phong (một người bạn của tôi): "Học tiếng gì cũng cần hợp lí, phải tính đến tác dụng sau này khi vào đời của các em, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu kĩ chưa? Nếu đã kĩ thì hãy tóm tắt luận chứng kĩ thuật công bố minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nên nhớ là giáo dục được quy định bởi hạ tầng kinh tế xã hội đấy, đừng làm lộn ngược".

Tôi cũng rất tâm đắc với bạn Hoàng Lê, một nhà Nga học thực sự. Hoàng Lê bảo: "Tôi sang Liên bang Nga du học từ 1979 đến 1985. Chúng tôi được các bà giáo Nga “tuyên truyền” rằng: ‘Tiếng Ý dùng để nói với bạn bè, tiếng Pháp dùng để tâm sự với người yêu, tiếng Đức dùng để nói với quân thù, còn tiếng Nga dùng để nói với tất cả’. Nhưng rồi thời thế thay đổi, nay tôi hầu như chỉ sử dụng tiếng Anh cho công việc chuyên môn, còn tiếng Nga thì rất ít khi dùng, mặc dù đang công tác ở một cơ quan văn hóa ở trung tâm Hà Nội.

Từ thực tế bản thân, mặc dù tiếng Nga và văn hóa Nga đã thấm đẫm vào máu của tôi, nhưng vì tương lai con em chúng ta, tôi khẩn thiết đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy xem xét lại cẩn trọng đề án dạy tiếng Nga và tiếng Trung như dự kiến. Hai thứ tiếng này chỉ nên dạy cho ai có nhu cầu và dạy ở các trường chuyên và ở bậc đại học. Còn dồn tất cả nhân lực và tiền bạc cho việc phổ cập bắt buộc tiếng Anh từ lớp 3 cho đến lớp 12 và cả ở bậc đại học. Tiếng Anh sẽ giúp mở toang cánh cửa để con cháu chúng ta hội nhập vào thế giới văn minh".

Đó là tâm sự rất chân thành của một người đã từng học ở Nga, yêu mến đất nước Nga và cũng là người rất yêu, rất có trách nhiệm với đất nước của mình.

Tôi cũng yêu nước Nga vô cùng. Nhưng đến nước Nga, tôi hỏi một người dân Nga bằng tiếng Nga thì họ lại trả lời tôi bằng tiếng Anh. Thấy tôi ngớ ra thì họ lại nhìn tôi như nhìn một người thất học. Vậy đấy. Những bạn bè tôi học ở Nga năm xưa, bây giờ họ đều chuyển sang tiếng Anh cả. Ngay cả tôi bây giờ cũng đang loay hoay học Tiếng Anh dù tuổi đã xế chiều. Nhưng không thể khác. Dù tôi rất yêu nước Nga…

Theo Trần Đăng Khoa

VOV



Xem nguồn

"Cậu bé Google" tham dự Đường lên đỉnh Olympia năm 2017

Posted: 24 Sep 2016 11:36 PM PDT


– Được gọi "Cậu bé Google" khi có khả năng đưa ra câu trả lời chính xác ngay sau câu hỏi ở nhiều lĩnh vực mà không cần thời gian suy nghĩ ở cuộc thi "Chinh phục", Phan Đăng Nhật Minh sẽ tham dự chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17.

Cậu bé google, Phan Đăng Nhật Minh, Đường lên đỉnh Olympia năm 2017, Olympia năm thứ 17, Cuộc thi Chinh phục
Phan Đăng Nhật Minh

Sự xuất hiện của thần đồng quê huyện Hải Lăng, Quảng Trị này hứa hẹn sẽ khiến ngôi nhà Olympia trở nên sôi động hơn ở mỗi vòng thi và chắc hẳn đây sẽ là một đối thủ đáng gờm với các bạn chơi khác.

Một điều khá thú vị là cậu bé Google Nhật Minh cũng từng là bạn chơi và cũng là đối thủ của Hồ Đắc Thanh Chương – Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 16 vừa qua.

Ở trận chung kết cuộc thi Chinh phục mùa đâu tiên, Nhật Minh đã trở thành quán quân rất thuyết phục, trong khi Hồ Đắc Thanh Chương cũng xuất sắc khi là Á quân.

Cậu bé google, Phan Đăng Nhật Minh, Đường lên đỉnh Olympia năm 2017, Olympia năm thứ 17, Cuộc thi Chinh phục
Phan Đăng Nhật Minh (giữa) và Hồ Đắc Thanh Chương (trái) từng là đối thủ của nhau ở cuộc thi Chinh Phục mùa đầu tiên 2013-2014. Vượt qua nhiều bạn chơi, Nhật Minh xuất sắc giành ngôi vị Quán quân, Thanh Chương giành vị trí Á quân. 

Phan Đăng Nhật Minh (sinh năm 2000) còn được biết đến là thần đồng khi 18 tháng tuổi đã biết đọc, biết tính.

Trong quá trình tham gia trò chơi truyền hình "Chinh phục" dành cho học sinh bậc THCS, Nhật Minh đã gây ấn tượng với khán giả bằng cách suy luận nhanh, trả lời siêu tốc và hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhật Minh đặc biệt khiến người xem phải trầm trồ ở khả năng tính toán, tính nhẩm. Tuy nhiên, ở ngoài đời, Nhật Minh là một chàng trai khá kiệm lời và ít cười, thậm chí nhiều khi rụt rè.

Dưới đây là clip tổng hợp lại các cuộc đấu trí của Phan Đăng Nhật Minh trong cuộc thi Chinh phục mùa đầu tiên 2013-2014:


Thanh Hùng



Xem nguồn

Comments