Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chi tiết đề án thi quốc gia riêng của Thành phố Hồ Chí Minh

Posted: 24 Sep 2016 08:37 AM PDT


Theo đó, nếu được thông qua, bắt đầu ngay từ năm 2017, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia sẽ được TP.Hồ Chí Minh thực hiện riêng theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 1, trong năm 2017: Việc thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông tại TP.Hồ Chí Minh sẽ tuân thủ theo quy chế thi của Bộ Giáo dục ban hành, bổ sung thêm một số điểm như sau:

Thí sinh thi 3 môn là Toán, Văn và Ngoại ngữ vào 2 ngày 2,3/6/2017. Thí sinh hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi bằng môn thay thế môn Ngoại ngữ. Thời gian thi Văn, Toán là 120 phút, còn Ngoại ngữ là 90 phút.

Điểm thi mỗi bài thi sẽ quy về điểm 10. Đề thi sẽ do TP.Hồ Chí Minh tự chịu trách nhiệm tổ chức ra đề cho kỳ thi riêng của thành phố.

Nội dung nằm trong chương trình trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu vẫn là chương trình lớp 12. Mỗi câu hỏi thể hiện rõ điểm số.

Mỗi môn thi sẽ có cả đề chính thức và đề dự bị, mức độ tương đương nhau cả về yêu cầu và nội dung. Đề thị sẽ có cả hướng dẫn chấm và đáp án kèm theo.

TP.Hồ Chí Minh sẽ đảm bảo tính chính xác, khoa học, đánh giá được trình độ của học sinh thể hiện qua đề thi.

Điểm xét tốt nghiệp sẽ được tính theo cách thức: Điểm 3 bài thi, điểm khuyến khích (nếu có) chia cho 3, rồi  và cộng cả điểm trung bình của năm học lớp 12, rồi lấy kết quả này+ điểm trung bình năm học lớp 12 chia 2+ điểm ưu tiên (nếu có).

Điểm xét tốt nghiệp sẽ được xét tới 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.



Dự kiến, nếu được Bộ Giáo dục thông qua, bắt đầu từ 2017, TP.Hồ Chí Minh sẽ có kỳ thi quốc gia riêng (ảnh: P.L)

TP.Hồ Chí Minh sẽ công nhận các trường hợp tốt nghiệp trung học phổ thông, áp dụng đối với học sinh được miễn thi, và phải đủ điều kiện dự thi theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục, thi đủ bài, không bị kỷ luật ở mức hủy bài thi trở lên, bài thi phải đạt trên 1 điểm, có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên.

Ngoài các trường hợp miễn thi theo đúng quy định, TP.Hồ Chí Minh đề nghị mở rộng các trường hợp miễn thi trung học phổ thông quốc gia thêm đối với:

Học sinh khuyết tật, học sinh trung học phổ thông, hệ giáo dục thường xuyên đạt giải nhất, nhì, ba (giải thưởng, huy chương) các môn ở kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, có kết quả học tập, hạnh kiểm cuối năm lớp 12 đạt từ khá trở lên.

Học sinh trung học phổ thông và hệ giáo dục thường xuyên dự thi ở các cuộc thi về văn nghệ, thể dục thể thao đạt các giải thưởng vàng, bạc, đồng ở giải thưởng cá nhân ở cấp thành phố, hoặc tương tự là ở giải đồng đội nhưng cấp quốc gia, quốc tế do ngành giáo dục tổ chức hay phối hợp tổ chức, có kết quả học tập, hạnh kiểm vào cuối năm lớp 12 đạt từ loại khá trở lên.

Học sinh, học viên dự thi các cuộc thi về khoa học kỹ thuật đoạt giải nhất, nhì, ba ở cấp thành phố cho các đề tài cá nhân, hoặc đoạt các giải tương tự ở cấp quốc gia cho các đề tài cá nhân hoặc nhóm học sinh, có kết quả học tập, hạnh kiểm ở cuối năm lớp 12 đạt mức từ khá trở lên.

Học sinh, học viên đoạt giải nhất, nhì, ba và được công nhận là học sinh giỏi qua các cuộc thi, hội thi chuyên môn cấp thành phố do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, hoặc phối hợp tổ chức, có kết quả học tập và hạnh kiểm cuối năm lớp 12 đạt mức khá trở lên.

Giai đoạn 2 (từ năm 2018 trở đi): Việc thi, nội dung đề thi, đối tượng miễn thi thì cũng áp dụng như giai đoạn 1. Ngoài 3 môn thi như cũ, giai đoạn này sẽ áp dụng thi thêm môn tích hợp với thời gian làm bài 120 phút.

Cách tính điểm để xét tốt nghiệp trong giai đoạn này sẽ áp dụng như sau: Tổng điểm các bài thi+tổng điểm khuyến khích (nếu có) chia cho tổng số môn, cộng thêm với điểm ưu tiên (nếu có).

Tổng số môn thi, áp dụng cho hệ trung học phổ thông là 4 môn và hệ giáo dục thường xuyên là 3 môn (không thi Ngoại ngữ).

Cũng giống như trong giai đoạn 1, giai đoạn 2 điểm xét tốt nghiệp cũng sẽ lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự độngt hực hiện.

Điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông này sẽ có thể được dùng để xét tuyển vào các trường trung cấp nghề, cao đẳng và đại học trên cả nước, phụ thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng trường riêng biệt.



Xem nguồn

Chuyện kể của một nữ sinh “tháo chạy” khỏi trường đại học công lập

Posted: 24 Sep 2016 07:55 AM PDT


LTS: Lựa chọn ngành học luôn là một chủ đề vô cùng khó khăn với đa phần thí sinh và các gia đình, nhất là khi có rất ít trường đại học dám cam kết chất lượng đào tạo. Với sinh viên Thu Huyền – K14, Đại học Nguyễn Trãi cũng vậy.

Thu Huyền từng học tập ở một trường đại học công lập, nhưng sau năm đầu tiên đã quyết định nghỉ học, vì thấy mình không phù hợp. Đó là quyết định dũng cảm với cô sinh viên mới 19 tuổi.

Dưới đây là câu chuyện của Thu Huyền, Báo Giáo dục Việt Nam gửi tới các độc giả trẻ tuổi:

Cầm tấm bằng tốt nghiệp THPT trên tay, tôi đã đăng ký vào một trường đại học công lập ở Hà Nội, chuyên ngành "Quản trị văn phòng". Phải nói rằng, tôi khá là háo hức với lựa chọn của mình, vì tò mò muốn biết học đại học là như thế nào.

Thế nhưng đó chỉ là một lựa chọn ngẫu hứng, với suy nghĩ đơn giản là học xong có thể sẽ dễ tìm việc làm, chứ thực ra bản thân tôi lúc ấy cũng chưa có hiểu biết về ngành học.

Khi bước chân vào giảng đường Đại học, tôi gần như bị biến đổi thành một con người khác. Từ một cô gái hay nói, hay cười, năng động và thích khám phá, tôi bắt đầu thu mình lại theo ngày tháng.

Năm thứ nhất đại học, tôi chỉ là một con bé hay ngồi cuối lớp, lầm lì nghiền ngẫm từng con chữ trong mỗi cuốn sách. Đôi lúc cảm thấy mệt mỏi và chán nản, tôi lại gục xuống bàn ngủ gật lúc nào chẳng hay.

Có lẽ vì tính chất của ngành học "Quản trị văn phòng" nên sinh viên lớp tôi chủ yếu là nữ. Đã là con gái thì có quyền điệu, ấy vậy mà đôi lúc tôi cũng phát bực khi tới lớp là phải nghe đủ thứ chuyện tào lao của chúng bạn. Nào là chuyện quần áo, nào là son phấn, nào là đi ăn, đi chơi… thật hiếm khi nào các bạn trao đổi, tranh luận với nhau học thế nào để tìm được việc làm tốt, học thế nào để không bị thất nghiệp.

Tôi lờ mờ hiểu ra rằng, các bạn chẳng hề yêu thích ngành học này, có lẽ đang học theo sự sắp đặt của bố mẹ và chờ đợi khi tốt nghiệp sẽ có người xin việc giúp chăng?

Rồi tôi cũng nhận ra rằng mình đang lãng phí quá nhiều thời gian ở ngôi trường này, vì đây vốn chẳng phải ngành học mình yêu thích, và môi trường này cũng chẳng phù hợp với cá tính năng động của tôi. Cũng vì vậy mà mỗi ngày lên lớp với tôi chẳng khác nào… tra tấn.

Ngày qua ngày, tôi càng nhận thấy mình đã sai khi đăng ký học ở ngôi trường này, thực ra một phần trong quyết định sai lầm của tôi cũng vì lúc nộp hồ sơ nhất quyết phải chọn trường “công lập”.

Tôi quyết định như vậy cũng vì nhiều người nói là học trường công lập có cái bằng dễ đi xin việc. Chẳng riêng gì tôi mà nhiều bạn của tôi cũng quyết định vì lẽ ấy.

Bao nhiêu háo hức chuẩn bị cho ngày nhập học bị dội một gáo nước lạnh, bắt đầu từ ấn tượng đầu tiên với mấy nhân viên văn phòng. Khi đến nộp hồ sơ vào trường, họ ném về phía chúng tôi những cái nhìn lạnh nhạt. Nếu có hỏi thì sẽ nhận được những câu trả lời cộc lốc, giống như thể họ không hề muốn nhìn thấy chúng tôi ở đó. Tôi thật sự bị sốc!

Đã vậy, cơ sở vật chất cũng chẳng khá khẩm gì, mỗi buổi chiều hè nóng như thiêu như đốt, chúng tôi lại phải ì ạch leo thang bộ lên tầng 4, vì thiếu phòng học phòng học nên cố gắng chịu đựng.

Hầu như các môn học chỉ có lý thuyết, nhàm chán, và có lẽ vì thế nên sinh ra một phản xạ tự nhiên: Mắt nhìn lên bảng, nhưng tai không nghe thấy gì. Thế nên thật là hài hước khi nói rằng môn học chúng tôi thích thú nhất chính là… Thể Dục. Vì chỉ khi vào môn đó, chúng tôi mới có thể ra ngoài vận động, không bị dìm vào các khối chữ cứng ngắc, học xong cũng muốn quên cho xong.

Sinh viên không bao giờ được phép có ý kiến về giảng viên. Mặc nhiên, giảng viên là những người được gọi là "bề trên", họ cứ lên bục giảng là nói, ngày này qua ngày khác, giờ này qua giờ khác, và cũng chẳng mấy người buồn quan tâm xem chúng tôi lĩnh hội được gì. Hết giờ là nhanh chóng bước ra khỏi lớp.

Nhiều khi chúng tôi tự hỏi, chẳng biết quá nhiều môn học chỉ toàn lý thuyết sẽ giúp ích gì cho chúng tôi trong cuộc sống?

Kết thúc năm học đầu tiên, tôi quyết định: Nghỉ học!



Thu Huyền tại một sự kiện văn hóa ẩm thực Peru. ảnh: facebook nhân vật.

Một quyết định dứt khoát dù chưa hề có bất cứ kế hoạch nào để thay thế khiến bố mẹ tôi "sốc". Bạn bè tôi cũng "sốc" và rất lo lắng cho tôi. Nhưng dù bố mẹ hay bạn bè có nói gì thì tôi cũng dứt khoát không trở lại ngôi trường này nữa.

Dù sao, trong lúc chán nản như vậy, tôi vẫn còn may mắn vì có gia đình bên cạnh. Mẹ tôi hiểu tôi hơn tất cả. Tôi cảm nhận chính mẹ cũng thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề tôi đang trải qua. Mẹ không hề mắng chửi tôi. Mẹ hiểu rằng, tính cách của tôi không hợp với ngành học đó, không thuộc về ngôi trường đó và tôi không thể gắng gượng cho hết 4 năm để lấy được tấm bằng.

Thời gian đầu nghỉ học, tôi chỉ làm bạn với mạng xã hội và các trò chơi trên máy tính. Ngày qua ngày, tôi lại cảm thấy hoang mang, không biết rồi đây mình sẽ học gì và làm gì?

Nghĩ đến chuyện đi học, tôi càng thấy mù mịt, vì nếu đến một ngôi trường mới mà lại phải trải qua cảm giác giống như ở ngôi trường cũ thì sao nhỉ? Suy nghĩ ấy cứ qua đi rồi quay lại mà tôi không sao tìm được câu trả lời.




Đôi khi, tôi lại nghĩ hay là khởi nghiệp bằng cách kinh doanh những mặt hàng nhỏ.

Bây giờ nhiều bạn trẻ đã làm thế và có không ít bạn đã có những thành công nho nhỏ. Tôi cũng tham gia vài việc kinh doanh nhỏ, nhưng chẳng có thành tích gì đáng kể.

Rồi tới một ngày, mẹ bất chợt nói với tôi về chuyện đi học trở lại. Lúc này, tôi cũng đang phân vân vì nếu kinh doanh thì ở tuổi của tôi còn trẻ quá. Hơn nữa, dù làm gì thì cũng phải có kiến thức chuyên sâu, có sự trải nghiệm của cuộc sống, có lẽ như vậy thì sẽ bớt mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.

Hàng ngày, mẹ đi làm trên con đường Phạm Văn Đồng, rồi tình cờ biết ở đây có Trường Đại học Nguyễn Trãi tuyển sinh ngành "Quan hệ công chúng". Mẹ bảo rằng, tính cách của tôi như con trai ấy, thích sự phóng khoáng, năng động nên chọn ngành này có lẽ phù hợp nhất. Chẳng đợi tôi đồng ý, mẹ chủ động đến trường đăng ký ngành học cho tôi.

Thế là tôi trở lại việc học hành. Mới vào học, tôi cũng nhút nhát đôi chút, nhưng chỉ vài tuần sau đó tôi như lột xác hẳn, trở lại đúng với con người của mình. Chúng tôi gắn kết với nhau rất thân thiết.

Bất ngờ hơn nữa là giảng viên ở trường vô cùng thân thiện, đối xử với chúng tôi như những người bạn. Tôi đâm ra lại tiếc hùi hụi, vì nếu mà mình chịu khó tìm hiểu để biết về ngôi trường này sớm hơn thì tốt biết bao.



Kỹ năng mềm là điểm yếu của rất nhiều cử nhân hiện nay. ảnh: GDVN.

Hơn 2 năm trôi qua, mỗi ngày đến trường đều tạo cho tôi thật nhiều cảm hứng. Chúng tôi được học tập trong môi trường hết sức thoải mái, giữa thầy cô và học trò không có khoảng cách nào cả.

Chúng tôi hay chia sẻ với nhau kiểu ngôn ngữ của tuổi mới lớn rằng ở trường có những giảng viên "dị và độc", khiến cho sinh viên chết mê chết mệt vì những bài giảng quá chất. Những bài giảng khiến chúng tôi bị bất ngờ với cách xử lý các tình huống xử lý sự cố trong lĩnh vực truyền thông.




Ở ngôi trường này, chúng tôi còn được tham gia công việc ở nhiều vị trí khác nhau để được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tổ chức sự kiện…

Được học và trao đổi trực tiếp với rất nhiều giám đốc của các doanh nghiệp khiến cho mình tự tin hơn rất nhiều.

Thậm chí còn có những chuyện rất "lạ", đấy là trường tôi cho phép sinh viên đề nghị đổi giảng viên. Nghe như chuyện lạ ấy nhỉ, nhất là ở những trường đại học công lập, sẽ chẳng bao giờ có chuyện ấy đâu.

Nhưng ở trường tôi thì chuyện đó chẳng có gì lạ lẫm cả, vì Thầy Chủ tịch Hội đồng quản trị – TS.Nguyễn Tiến Luận – người sáng lập nên ngôi trường này luôn nói với chúng tôi rằng: "Ước mơ lớn nhất của thầy là giúp học trò thành công nhanh hơn mình!".

Ngày qua ngày, chúng tôi bị cuốn vào những bài học thú vị và rất bổ ích khi được trải nghiệm qua môi trường thực tế, để biết rằng đang còn thiếu điểm gì mà hoàn thiện. Đối với riêng tôi, có lẽ kết quả thu được lớn nhất chính là sự nhẫn nại và cách xử lý các tình huống bất ngờ mọi lúc mọi nơi ở ngành học của mình.

Giờ thì tôi cảm thấy rất hài lòng với lựa chọn của mình, và có lẽ là có phần may mắn nữa vì chúng tôi đang được học trong mô hình Đại học ứng dụng – một mô hình dù phổ biến với các nước tiên tiến nhưng còn khá lạ lẫm ở Việt Nam.

Chia sẻ câu chuyện của mình, tôi mong rằng các bạn học sinh trước khi chọn bất kỳ ngành học nào, trường đại học nào hãy suy nghĩ thật kỹ: Ngành học ấy có phù hợp với mình không? Ngôi trường ấy có thể mang đến cho mình điều kiện nuôi dưỡng ước mơ không?

Tôi tin rằng, khi có quyết tâm và dám đương đầu với thử thách, thành công sẽ sớm đến với các bạn.



Xem nguồn

Hội nghị Sinh viên NCKH các trường khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh toàn quốc

Posted: 24 Sep 2016 07:13 AM PDT


Thứ trưởng Bùi Văn Ga trao cờ lưu niệm cho đại diện lãnh đạo các trường ĐH khối kinh tế tham gia Hội nghị. Thứ trưởng Bùi Văn Ga trao cờ lưu niệm cho đại diện lãnh đạo các trường ĐH khối kinh tế tham gia Hội nghị.

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Toàn –  Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, 51 công trình NCKH tiêu biểu được chọn để báo cáo tại Hội nghị đã được lựa chọn trong hàng trăm đề tài từ Hội nghị SV NCKH của các trường, đã vượt qua vòng sơ loại với 112 đề tài thuộc các lĩnh vực khác nhau, từ Tài chính, Kế toán đến Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Du lịch đến Thống kê, Luật…

Hội nghị SV nghiên cứu khoa học toàn quốc lần thứ IV các trường khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, năm 2016 có 6 tiểu ban với 12 hội đồng đánh giá thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga  cho biết, "Giảng dạy và NCKH là hai hoạt động chính của giáo dục đại học.

Xem nhẹ một trong hai hoạt động này sẽ dẫn đến sự xa rời mục tiêu đào tạo. NCKH không chỉ tạo ra những sản phẩm mới phục vụ sản xuất và đời sống mà còn góp phần quan trọng trong phát triển năng lực tư duy của SV".

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc  biệt là CNTT và tự động hóa ngày nay đã làm thay đổi nhanh hóng sản xuất và đời sống, Điều này đòi hỏi người lao động phải cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc mới.



Hội nghị là diễn đàn bổ ích giúp lãnh đạo các trường, các GV, SV gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về các nội dung, giải pháp, kinh nghiệm tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào SV NCKH trong nhà trường. 

"Nhà trường chỉ có thể cung cấp những kiến thức hết sức căn bản, những quy luật nền tảng của tự nhiên và xã hội, trên cơ sở đó người học vận dụng vào thực tiễn.

Vì thế việc giảng dạy phải kết hợp chặt chẽ với NCKH để trang bị cho SV phương pháp tư duy logic, kinh nghiệm xử lý tình huống để thích nghi với môi trường công tác biển đổi" – Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.

Thứ trưởng cũng thừa nhận thực tế trong những năm qua, công tác NCKH ở các trường ĐH nước ta chưa được quan tâm đúng mức. "Một phần vì CSVC, phương tiện phục vụ nghiên cứu còn thiếu thốn. Phần khác vì GV lo giảng dạy quá nhiều giờ, không còn thời gian NCKH; phần nữa vì chính sách, cơ chế chưa có sự ràng buộc GV và nhà trường phải thực hiện NCKH.

Vì thế, tuy chúng ta đã có nhiều nỗ lực đổi mới chương trình giảng dạy nhưng kiến thức, phương pháp tư duy chậm được cập nhật. Môi trường đó khó để đào tạo được những SV năng động, có phương pháp tư duy nhanh, là yêu cầu cần thiết của người lao động trong thời đại ngày nay.

Thực tiễn này cần được thay đổi. Đây là một nhiệm vụ nặng nề trong điều kiện nguồn lực của nhà trường còn hạn chế, sự hỗ trợ của doanh nghiệp cho NCKH của các trường trở thành nhiệm vụ thường xuyên".

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, gần đây đã có nhiều trường ĐH đã đầu tư đáng kể để hiện đại hóa CSVC, phát triển hợp tác quốc tế, đào tạo đội ngũ, tạo nên phong trào NCKH rộng rãi trong GV, SV.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã có nhiều chính sách, chủ trương kịp thời khuyến khích đẩy mạnh công tác NCKH… "Những cơ sở giáo dục không có sự gắn kết chặt chẽ giữa giảng dạy và NCKH sẽ rơi và những trường xếp hạng thấp, chất lượng đào tạo không đạt chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia, khó thu hút được SV do cơ hội việc làm hạn chế" – Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.



Xem nguồn

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất

Posted: 24 Sep 2016 06:31 AM PDT


Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu trao Huân chương Lao động Hạng Nhất cho tập thể sư phạm nhà trườngPhó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu trao Huân chương Lao động Hạng Nhất cho tập thể sư phạm nhà trường

Đồng chí Trương Hòa Bình – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã đến dự và trao Huân chương Lao động Hạng Nhất cho tập thể sư phạm nhà trường. Ngoài ra đến tham dự còn có đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bộ GD&ĐT; UBND TPHCM cùng đông đảo tập thể sư phạm nhà trường… 

Tại buổi lễ, ông Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng – đã báo cáo những thành quả mà trường đã đạt được sau chặng đường 19 năm thành lập và phát triển.

Trong đó, đáng chú ý là sự tăng trưởng số lượng sinh viên khá giỏi trong những năm gần đây cũng như tỷ lệ sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp từ trường đạt ngưỡng 98,15%.

Theo ông Danh điều này đã minh chứng tính hiệu quả của việc tổ chức học tập và quản lý đào tạo theo Quyết định 158/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của nhà trường, giai đoạn 2015 – 2017. 



 Tổng Liên đoàn Lao động VN tặng cờ thi đua xuất sắc cho đại diện nhà trường

Hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của trường cũng có nhiều đột phá qua các ký kết hợp tác với hơn 85 trường đại học/tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới; đăng cai tổ chức 20 hội nghị khoa học quốc tế uy tín. Thông qua các chương trình thu hút sinh viên quốc tế, nhà trường đã tiếp nhận gần 330 sinh viên quốc tế đến học tập và giao lưu tại trường. 

Tính đến thời điểm hiện nay, trường đã có 1.457 công trình khoa học công bố trên các diễn đàn khoa học uy tín trong và ngoài nước, trong đó có 380 bài báo khoa học trên các tạp chí hàng đầu thế giới thuộc danh mục các tạp chí ISI.

Trường có 7 công trình trên tạp chí ISI có chỉ số ảnh hưởng impact factor từ 5 đến 6. Đặc biệt có 01 công trình được đăng trên tạp chí ngoại hạng Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (www.pnas.org, Mỹ) với chỉ số ảnh hưởng impact factor là 9.423.



 Lãnh đạo trường khen thưởng CBVC và SV

Từ 3 nhóm nghiên cứu, đến nay Trường đã có 34 nhóm nghiên cứu trọng điểm với 4 Bằng sáng chế khoa học-công nghệ Hoa Kỳ và có 12 hồ sơ đang trong quá trình thẩm định.

Cuộc thi "Ý tưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên" được duy trì tổ chức hàng năm, qua đó có 150 ý tưởng Nghiên cứu khoa học, 76 đề tài được nhà trường cho triển khai với tổng kinh phí 150 triệu đồng; 37 đề tài tham gia giải thưởng Euréka, đạt giải Nhì với đề tài "Xây dựng mô hình dự báo phá sản cho các doanh nghiệp trong ngành bất động sản Việt Nam".

Trong năm học qua, nhà trường cũng vinh dự được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chứng nhận "Khuôn viên học đường thân thiện môi trường" cùng với việc được xếp hạng quốc tế 3/5 sao theo chuẩn QS Stars (Anh Quốc). 

Cũng tại Lễ khai giảng, nhà trường tổ chức khen thưởng 13viên chức, giảng viên làm việc tại trường trọn mốc 10, 15 năm; khen thưởng cho 1.042 sinh viên đạt thành tích học tập khá, giỏi; thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, văn-thể-mỹ.

Ngoài ra, để khuyến khích tinh thần học tập các tân sinh viên, nhà trường đã trao giấy khen, phần thưởng cho 3 thủ khoa và các tân sinh viên đạt điểm cao kỳ thi Anh văn đầu vào, trong đó có tân sinh viên Đỗ Hoàng Tú (Khoa Luật) đã xuất sắc đạt 950 TOEIC quốc tế. Tổng giá trị khen thưởng dành cho sinh viên đợt này lên đến 2,43 tỷ đồng.



Xem nguồn

Năm 2017 chỉ có một kỳ thi quốc gia thống nhất cả nước

Posted: 24 Sep 2016 05:48 AM PDT


Ngày 22/9/2016, trên một số phương tiện thông tin phát đi bản tin cho biết Thành phố Hồ Chí Minh đã có đề án thi quốc gia riêng gửi xin ý kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin này, cùng với việc thành phố Hồ Chí Minh từng xin làm sách giáo khoa riêng lập tức gây chú ý. Nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ lo ngại về một “quốc gia giáo dục riêng” ở thành phố phương Nam này.

Liên quan đến vấn đề này, trả lời phóng viên Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Ngày 07/6/2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố. 


Kết luận buổi làm việc, hai bên thống nhất Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục và đào tạo thành phố, đồng thời chỉ đạo UBND Thành phố xây dựng Đề án tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030.



Năm 2017, Bộ tiếp tục tổ chức kỳ thi quốc gia thống nhất cả nước (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Trong đề án này thành phố Hồ Chí Minh sẽ thí điểm thực hiện một số mô hình giáo dục và cơ chế phù hợp với đặc thù của thành phố, trong đó có nội dung:

Tăng cường phân cấp cho thành phố thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh“.

Sau buổi làm việc với thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và công bố dự thảo phương án thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017. 

Theo đó, năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thống nhất trong cả nước nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường phân cấp cho các địa phương thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017 dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.

Khi nhận được Đề án chính thức của thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét trên nguyên tắc phù hợp với các quy định chung và các điều kiện đặc thù của Thành phố.



Xem nguồn

Bộ Giáo dục giải thích về "ngoại ngữ thứ nhất" và "ngoại ngữ thứ hai"

Posted: 24 Sep 2016 05:05 AM PDT


Theo giải thích của Bộ GD&ĐT, "ngoại ngữ thứ nhất" là ngoại ngữ bắt buộc. 

Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất. 

Năm 2011, Bộ GD&ĐT bổ sung quy định về việc Tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Còn "ngoại ngữ thứ hai" là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh. 



Bộ GD&ĐT phản hồi thông tin về dự kiến thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc (Ảnh: vov.vn)

Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai. 

Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ hai. 

Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ GD-ĐT cho phép dạy học thí điểm như ngoại ngữ thứ hai ở các địa phương, trường học có nhu cầu và có đủ điều kiện dạy – học.



(GDVN) – Đề án "Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" đã đi được 2/3 chặng đường nhưng kết quả đạt được so với mục tiêu khá xa vời.


Theo Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” là:

Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ.

Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy, phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông”.

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng chương trình môn học Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc theo chương trình mới – hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. 

Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.



Xem nguồn

Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất vào đào tạo y, dược

Posted: 24 Sep 2016 04:23 AM PDT


Ngày 22/9, Công ty Điện tử Samsung đã chính thức trao tặng giảng đường thông minh cho Đại học Y Dược Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 

Mô hình giảng đường thông minh Samsung smart school ứng dụng thiết bị, công nghệ, giải pháp cùng nội dung đa phương tiện vào giảng dạy theo định hướng đổi mới giáo dục của Bộ Y tế.



Ông Bang Woo Hyun, Phó Tổng Giám đốc phụ trách truyền thông đối ngoại của Tổ hợp Samsung Việt Nam (bên phải) trao tặng tượng trưng giảng đường thông minh cho PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Đây là giảng đường thứ 2 được trao tặng (giảng đường thứ nhất đã tặng Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh), nằm trong chương trình trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng (CSR) của Samsung về giáo dục.

Tổng giá  trị của 2 giảng đường thông minh ước khoảng 5 tỷ đồng (khoảng 250.000 USD).

Tại giảng đường thông minh, các bài giảng chuyên môn về y học trở nên sinh động hơn khi được mô tả bằng video clip, hình ảnh động, hình khối 3D… với nhiều góc hiển thị, giúp sinh viên hình dung được toàn bộ cơ chế hoạt động của cơ thể người, từ đó phát triển khả năng sáng tạo dựa trên nền kiến thức vững chắc cho sinh viên.

Dưới sự cố vấn của các chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ thuộc tổ chức HAIVN (Health Advancement in Vietnam), Công ty Điện tử Samsung đã xây dựng và giới thiệu mô hình giảng đường thông minh dành riêng cho các trường đại học bao gồm 2 phần chính.

Phần cứng là giảng đường tương tác với trang thiết bị hiện đại; Phần nội dung bao gồm xây dựng bài giảng bằng các phần mềm chuyên dụng và tập huấn cho giảng viên, sinh viên làm quen với mô hình dạy – học mới.



Có 4 màn hình LFD 75 inches và 40 máy tính bảng Samsung Galaxy Tab A 9,7 inch được trang bị trong giảng đường thông minh.

Với mô hình này, giảng đường thông minh sẽ không truyền thụ kiến thức một chiều, thay vào đó là sự trao đổi hai chiều giữa người dạy và người học, nâng cao tính tương tác để phát triển tư duy của người học. 

Các thiết bị hỗ trợ trong giảng đường gồm màn hình tương tác thông minh, phần mềm quản lý lớp học, máy tính bảng Samsung Galaxy Tab A 9.7 inch, hệ thống Internet.

Đáng chú ý, phần mềm giảng dạy tương tác cho phép giảng viên đưa giáo trình hoặc các yêu cầu từ bảng tương tác điện tử đến từng học viên thông qua máy tính bảng Galaxy Tab. 

Ứng dụng này cùng các nền tảng trực tuyến của trường sẽ hỗ trợ sinh viên gửi câu hỏi tới giảng viên, theo dõi lịch học tập hoặc bài học ở mọi nơi, giảng viên có thể quản lý được cả nội dung trên màn hình máy tính của từng sinh viên…

Cùng với các thiết bị hỗ trợ trong giảng đường, phương pháp học tập theo nhóm (team based learning) sẽ được đưa vào ứng dụng. Đây là phương pháp học tập được phát triển bởi TS. Larry Michaelsen (Đại học Oklahoma – Hoa Kỳ), nhằm nâng cao khả năng tương tác của sinh viên, phát triển tư duy phản biện, khả năng làm việc tập thể của từng cá nhân.

Đây cũng là nền tảng tốt cho sinh viên ngành Y Dược khi có cơ hội học tập chuyên tu ở nước ngoài không cảm thấy lạ lẫm với mô hình học hiện đại.



Các sinh viên được học trực tiếp trên máy tính bảng và các thiết bị, công nghệ hiện đại, được chia theo nhóm học để phát triển kỹ năng nhóm.

Đánh giá ý nghĩa của món quà do Samsung trao tặng, PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên cho biết: "Giảng đường thông minh sẽ giúp nhà trường góp phần thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo, tạo không khí học tập sôi nổi trong sinh viên. Nhà trường cam kết sẽ khai thác, bảo quản giảng đường hiệu quả trong thời gian tới. 

Với sự đầu tư đồng bộ về trang thiết bị cùng sự đổi mới trong tư duy, Đại học Y Dược Thái Nguyên sẽ có nhiều sinh viên tiềm năng được đào tạo để sau này trở thành những y, bác sĩ có năng lực của Việt Nam và thế giới".

Ông Bang Woo Hyun, Phó Tổng Giám đốc phụ trách truyền thông đối ngoại của Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết:

"Giảng đường thông minh là không gian mới cho việc chia sẻ tri thức, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất, là một trong những giải pháp toàn diện cho việc dạy và học.

Mong sự thành công của dự án sẽ đem lại những trải nghiệm mới cho sinh viên Đại học Y Dược Thái Nguyên, những y sĩ, bác sĩ của Việt Nam trong tương lai, những người sẽ đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng nên một cộng đồng khỏe mạnh cho đất nước".



Xem nguồn

Bộ Giáo dục cần sớm có phương án thi quốc gia ổn định, lâu dài để xã hội yên tâm

Posted: 24 Sep 2016 03:40 AM PDT


LTS: Khi đợt xét tuyển cuối của các trường đại học, cao đẳng năm 2016 còn chưa kết thúc, những thông tin về Dự thảo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2017 lại thu hút sự chú ý của dư luận. 

Trong đó, dư luận quan tâm nhất vẫn là những bàn thảo về việc Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tổ chức thi trắc nghiệm nhiều môn.

Xung quanh vấn đề về Dự thảo này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Phóng viên: Ba năm, Bộ GD&ĐT có 3 phương án thi khác nhau. Là người đứng đầu cơ sở giáo dục đào tạo bậc THPT, thầy đánh giá như thế nào về Dự thảo thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2017?

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm: Thi cử ở nhiều nước chỉ là một khâu trong việc đánh giá chất lượng giáo dục nhưng ở Việt Nam, thi cử không chỉ là khâu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng, mà nó còn tác động rất lớn đến việc đổi mới cách dạy, cách học. 

Chính vì vậy, việc cải tiến thi cử sẽ khiến thầy và trò điều chỉnh được cách dạy và học; ngăn chặn được tình trạng học lệch, học tủ hay làm bài thi thiếu trách nhiệm, theo quán tính chứ không phải dựa vào kiến thức được trang bị.

Chúng ta hướng tới một nền giáo dục toàn diện nhưng cách thi như 2 năm qua (2015,2016) – thí sinh thi theo khối (A,B,C,D) và được tự chọn 1 môn thi, thì việc học sinh học lệch, học tủ hiển nhiên diễn ra.

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ảnh: Thùy Linh)

Cho nên, theo tôi, đổi mới là cần thiết, nhưng đã đến lúc Bộ cần sớm đưa ra một phương án thi tốt nghiệp ổn định lâu dài để xã hội yên tâm chứ không cần chờ đến khi thay đổi chương trình sách giáo khoa (SGK) (năm 2018) mới có phương án thi ổn định.

Bởi chương trình SGK chỉ là phần nội dung của các bài thi, còn việc đổi mới tổ chức thi thì là để định hướng thay đổi cách dạy, cách học – nó có thể tiến hành trước một bước.

Về phương án thi theo Dự thảo của Bộ, ngoài 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ, có thêm bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. 

Tôi hết sức hoan nghênh sự cải tiến này, nhưng Bộ cũng nên tính đến việc đưa cả 2 bài thi này vào kỳ thi, chứ không nên để thí sinh được lựa chọn 1 trong 2 nữa. Có vậy, học sinh mới học toàn diện như mục tiêu chương trình phổ thông đặt ra. 

Thi trắc nghiệm có thể kiểm tra kiến thức bao quát của thí sinh

(GDVN) – Không nên áp dụng hình thức thi trắc nghiệm với các môn Khoa học xã hội, vì đề thi sẽ dễ rơi vào những phần kiến thức chưa được thống nhất, gây tranh cãi.

Để thực hiện được phương án này, Bộ cần giảm tải, chỉ cần yêu cầu học sinh học những phần trọng tâm của các bộ môn, vì chương trình, SGK hiện hành, kiến thức, kỹ năng đều đang quá tải, ôm đồm nhiều kiến thức hàn lâm. 

Vậy tại sao ta không bỏ bớt những kiến thức đó để thầy trò tập trung vào kiến thức, kỹ năng trọng tâm? 

Các môn thi có thể nhiều hơn nhưng khối lượng kiến thức để học sinh học thi cũng chỉ nên bằng lượng kiến thức của 4 môn thi. Ngay cả các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ cũng nên giới hạn kiến thức trọng tâm.

Bởi mục tiêu của đổi mới phương án thi là để thay đổi cách dạy và học, nhằm nâng cao năng lực của người học, hoàn toàn khác với việc chỉ để kiểm tra khối lượng kiến thức. 

Trong tháng 9 này, Bộ cần công bố sớm phương án thi, chứ không thể thả nổi 10 quyển sách giáo khoa với bản dự thảo như hiện nay.

Theo Dự thảo, trừ môn Ngữ văn là vẫn thi bằng hình thức tự luận, còn tất cả các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Những ngày qua, nhiều ý kiến cho rằng không nên triển khai thi trắc nghiệm môn Toán vì làm như vậy sẽ triệt tiêu tư duy Toán học. Thầy đánh giá như thế nào về cách thi này?

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm: Tôi ủng hộ phương án thi trắc nghiệm bởi đây là kỳ thi THPT quốc gia – là kỳ thi đánh giá học trò về mặt kiến thức tổng quát ở bậc phổ thông, không phải thi tuyển nhân tài.

Do vậy, Bộ GD & ĐT cần sớm đưa ra đề thi minh họa, nhằm giúp thầy trò lớp 12 biết mức độ câu hỏi dễ, trung bình, khó sẽ được phân bổ ra sao, để có hướng ôn tập tốt nhất.

Toàn văn dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2017

(GDVN) – Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 với những nội dung cụ thể như sau:

Tuy nhiên, nếu chỉ thi trắc nghiệm thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiều học sinh học mẹo trả lời trắc nghiệm, đánh phương án trả lời không xuất phát từ sự lựa chọn kiến thức.

Cho nên, Bộ nên tham khảo ý kiến đóng góp của Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đưa ra.

Ngoài ra, Bộ cũng cần quy định rõ điểm liệt trong các bài thi tổng hợp sẽ tính như thế nào?

Theo thầy, việc giao cho các Sở GD&ĐT chủ trì cụm thi liệu có đảm bảo tính khách quan để sử dụng kết quả kỳ thi?

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm: Theo dự kiến của Bộ công bố, ở các môn thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh 1 đề cùng với việc quy trách nhiệm người đứng đầu tỉnh đó thì tính công bằng, khách quan của kỳ thi chắc có thể thực hiện được. 

Nếu lắp camera để giám sát kỳ thi này là tốt nhất.

Trong khi phương án thi THPT quốc gia 2017 chưa được Bộ GD&ĐT công bố chính thức, nhưng nhiều trung tâm luyện thi theo phương thức trắc nghiệm, học theo tổ hợp môn được quảng cáo, mời chào, học sinh bắt đầu hành trình luyện thi cấp tốc….

Liệu có phải phương thức thi này lại tạo điều kiện cho các tiêu cực trong giáo dục xuất hiện, thưa thầy?

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm: Trên thực tế, quy luật thị trường khi có cầu thì ắt có cung và ngược lại. Cho nên, việc công bố phương án thi dự kiến là trắc nghiệm thì chắc chắn sẽ ra đời các lò luyện thi trắc nghiệm, chỉ có điều sớm hay muộn mà thôi.

Do đó, các nhà quản lý, cơ quan chức năng cần kiểm tra xem xét thực tế có phải đang tồn tại các lò luyện thi không? Các lò luyện ấy hoạt động ra sao? Có đảm bảo chất lượng hay không?..

Đồng thời, chúng ta cần trang bị cho thầy cô kiến thức, kỹ năng về thi trắc nghiệm khách quan để họ tự luyện cho học sinh của mình.

Thực tế cho thấy, những năm qua, thủ khoa nhiều kỳ thi đa phần là thí sinh ở các tỉnh chứ không phải chỉ tập trung ở các thành phố lớn.

Xin trân trọng cảm ơn thầy. 



Xem nguồn

ĐH Tây Nguyên nghiêm cấm sinh viên chơi Pokemon Go trong trường

Posted: 24 Sep 2016 02:58 AM PDT


Ngày 24/9, ông Nguyễn Đức Vinh – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết sau khi nhận được chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm cấm chơi Pokemon Go trong trụ sở cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.

Đắk Lắk nghiêm cấm mọi hành vi chơi Pokemon Go tại cơ quan, trường học (ảnh minh hoạ)

Đắk Lắk nghiêm cấm mọi hành vi chơi Pokemon Go tại cơ quan, trường học (ảnh minh hoạ)

Trước đó, ngày 16/9/2016, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành văn bản số 397 về việc nghiêm cấm sử dụng trò chơi Pokemon Go trong trụ sở cơ quan, đơn vị và giao các cơ quan này đã triển khai thực hiện việc này.

Tại trường Đại học Tây Nguyên, PGS.TS Nguyễn Tấn Vui – Hiệu trưởng nhà trường đã ký văn bản số 1764 về việc nghiêm cấm sử dụng trò chơi Pokemon Go tại trường. Trong văn bản cho biết, đã có những cảnh báo về tác hại nguy hiểm của trò chơi Pokemon Go đối với người chơi, như: dễ gây tai nạn giao thông do người chơi phải di chuyển thường xuyên và nhìn vào màn hình thiết bị chơi nên không thể quan sát được tình hình giao thông; đi vào những nơi ít người nên dễ bị cướp giật; người chơi có thể bị mất tài sản hoặc lộ thông tin cá nhân… mà không được đảm bảo. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả công việc của đảng viên, cán bộ, viên chức, người lao động và kết quả học tập của học sinh, sinh viên.

Trong văn bản cũng nêu rõ hình thức xử lý, nếu Đảng viên, cán bộ, viên chức, người lao động chơi trò chơi Pokemon Go sẽ bị xem xét kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Đối với học sinh sinh viên sẽ xem xét đánh giá xếp loại điểm rèn luyện năm học, toàn khóa học hoặc xử lý kỷ luật từ mức khiển trách đến bị dừng học tùy vào mức độ vi phạm.

Thúy Diễm



Xem nguồn

Hội Toán học chính thức đề nghị hoãn thi trắc nghiệm toán năm 2017

Posted: 24 Sep 2016 02:15 AM PDT


Ngày 23/9, Hội Toán học Việt Nam đã có công văn chính thức gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc triển khai hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán trong kỳ thi THPT 2017.

Theo đó, BCH Hội Toán học đề nghị Bộ GD-ĐT hoãn việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan, tiếp tục thi tự luận đối với môn Toán trong kì thi xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học và Cao đẳng năm 2017.

thi trắc nghiệm môn toán, thi thpt 2017, xét tuyển đại học 2017, trắc nghiệm môn Toán, hội toán học
GS Phùng Hồ Hải, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ảnh: Lê Văn

Hội Toán học cũng đề nghị tiến hành những nghiên cứu hệ thống, khoa học nhằm phân tích các luận cứ khoa học của việc nên hay không nên thi trắc nghiệm môn Toán cũng như đánh giá hiệu quả thực tiễn của kỳ thi trắc nghiệm toán tại một vài nơi trong những năm qua.

“Trên cơ sở kết quả các hội thảo quốc gia, sẽ quyết định có nên chuyển đổi thi môn toán từ tự luận sang trắc nghiệm hay không. Trong trường hợp giả định có chuyển đổi, cần một thời gian chuẩn bị hợp lý” – công văn viết.

Hội Toán học cũng đề nghị có cuộc đối thoại giữa các cấp lãnh đạo có quyền ra quyết sách và BCH Hội về vấn đề này.

Công văn cũng nêu rõ 3 lý do mà Hội Toán học Việt Nam đưa ra những đề xuất hoãn thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT năm 2017.

Theo đó, Hội Toán học cho rằng, đối với môn Toán, thi tự luận có ưu điểm vượt trội trong đánh giá tư duy và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, mặc dù kết quả thi có thể phụ thuộc ít nhiều vào chủ quan người chấm.

Thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan tránh được yếu tố này, nhưng lại có nhiều hạn chế trong việc đánh giá tư duy và năng lực tổng hợp, phân tích, sáng tạo của thí sinh.

Đặc biệt, thi theo hình thức trắc nghiệm có tính phân loại không cao, nhất là khi ngân hàng đề thi chưa đảm bảo chất lượng, chưa được thử nghiệm trên số mẫu đủ lớn, trong một thời gian đủ dài, nhằm hình thành một hệ thống câu hỏi tốt, có khả năng phân loại thí sinh.

Thứ 2, Hội Toán học cho rằng, cần có những nghiên cứu đánh giá khoa học, hệ thống, chính thức về tính khoa học, hiệu quả thực tiễn và phân tích lý do vì sao phải chuyển đổi từ thi trự luận sang thi trắc nghiệm môn toán.

“Việc chuyển đổi ngay khi chưa có các thông tin cần thiết này, chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, cũng như chưa dành một thời gian đủ lớn để xử lý các vấn đề tồn đọng sẽ tạo thành mối quan ngại lớn, gây xáo trộn trong việc học tập của học sinh, trong tâm lý của phụ huynh học sinh, và có thể gây hoang mang trong toàn xã hội” – công văn nêu rõ.

Thứ 3, Hội Toán học cho rằng, nhiều khả năng, hầu hết các trường đại học vẫn sử dụng kết quả kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia để tuyển sinh vào đại học và cao đẳng, mà không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng.

Thi trắc nghiệm (môn Toán), đặc biệt ở đặc thù hiện nay của Việt Nam, chưa có khả năng phân loại cao. Việc sử dụng kết quả của nó để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng là một điều đáng lo ngại, có nhiều khả năng gây mất công bằng cho thí sinh.

Trước đó, vào đầu tháng 9, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo phương án thi THPT quốc gia năm 2017 trong đó đề xuất thi theo 5 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Trong đó, ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Vào 12/9, BCH Hội Toán học Việt Nam cũng đã có cuộc gặp gỡ báo chí nêu ý kiến về vấn đề này, theo đó, Hội Toán học đề xuất Bộ GD-ĐT xem xét chưa áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán trong năm 2017.

Người thay mặt Ban chấp hành Hội Toán học gửi công văn lên Bộ GD-ĐT là GS Phùng Hồ Hải, Tổng thư ký Hội.

Lê Văn



Xem nguồn

Comments