Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phụ huynh băn khoăn về khoản thu lạ tại Trường Nguyễn Hữu Cầu

Posted: 22 Sep 2016 10:03 AM PDT


Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của phụ huynh học sinh lớp 12A8 của Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh) về những khoản thu lạ, được phổ biến cho phụ huynh trong buổi họp đầu năm.

Theo phản ánh này, trong buổi họp này, ngoài một số khoản tiền mà phụ huynh đương nhiên phải đóng, như khoản tiền học phí, ấn phẩm dành cho học sinh…phụ huynh còn phải đóng tiền khuyến học (Chi hội trưởng thu tại buổi họp) là 100.000 đồng/em, tiền quỹ lớp (cũng thu tại chỗ) là 250.000 đồng/em.

Ngoài ra còn có khoản tiền mua camera+lưới che cũng là 250.000 đồng/em. Tất cả những khoản tiền trên không nhận được sự đồng thuận từ phía phụ huynh, nhưng vì tâm lý sợ để ý, nên một số phụ huynh đành chấp nhận móc túi tiền ra đóng.

Trường Nguyễn Hữu Cầu nằm trên địa bàn vùng ven của TP.Hồ Chí Minh, phụ huynh học sinh đa số là lao động nghèo, với thu nhập thấp, nên việc đóng rất nhiều các khoản tiền như vậy sẽ đặt áp lực lên vai của phụ huynh.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sáng ngày 21/9, tại Trường Nguyễn Hữu Cầu, thầy Nguyễn Minh Triết – Hiệu trưởng nhấn mạnh: Trong số 3 khoản tiền nói trên, chỉ có khoản tiền mua camera+lưới che là lạ, nhưng đây là trường vận động, không bắt buộc.

Phụ huynh lớp 12A8 của Trường Nguyễn Hữu Cầu thắc mắc nhiều khoản thu lạ trong buổi họp đầu năm (ảnh: P.L)

Thầy Nguyễn Minh Triết cũng cung cấp cho phóng viên một thư ngỏ, có đóng dấu và ký tên của Hiệu trưởng, trong đó nêu rõ, trường muốn mua sắm 40 camera an ninh (320 triệu đồng), 1 lưới che mát cho học sinh học thể dục và quốc phòng, lưới bao sân bóng đá (130 triệu đồng).

Tổng kinh phí phục vụ cho 2 công trình này của trường là hết 450 triệu đồng. Trường có tổng cộng 1.500 phụ huynh, nên nhà trường muốn vận động để có kinh phí phục vụ cho 2 công trình trên.

Phụ huynh 12A8 nói đóng 250.000 đồng/em cho khoản đóng góp này là do ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tự đề xuất với nhau, chứ nhà trường không ép buộc đóng góp theo đầu người.

Về khoản tiền quỹ lớp 250.000/em, đây là khoản đóng góp do ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tự bàn, tự thu với nhau. Hiệu trưởng trường hoàn toàn không chỉ đạo khoản thu này.

Theo giải thích của Chủ nhiệm lớp 12A8 với Hiệu trưởng Nguyễn Minh Triết, khoản tiền này dùng vào việc photo tài liệu học cho các học sinh của cả lớp, phát thưởng cho học sinh, hỗ trợ cho học sinh khó khăn của lớp…

Đây là khoản thu đóng theo năm học, chỉ đóng duy nhất một lần vào đầu năm.

Còn khoản thu quỹ khuyến học 100.000 đồng/em, thầy Nguyễn Minh Triết đã nói rằng, đây là khoản tiền trường kêu gọi ủng hộ, tùy lòng hảo tâm của phụ huynh để hỗ trợ cho học sinh khó khăn, chứ không quy định một số tiền cụ thể cho từng học sinh.

Theo thầy Nguyễn Minh Triết, tự ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp tự bàn với nhau, thu cho cả một năm học, có phụ huynh đóng 50.000 đồng, có người đóng 100.000 đồng, chứ không có mức đóng cụ thể cho toàn bộ các học sinh.

Cho tới nay, Trường Nguyễn Hữu Cầu chưa thu bất kỳ các khoản tiền bắt buộc nào, mà chỉ mới thu các khoản thu vận động, không bắt buộc đối với phụ huynh của lớp.

Trường vẫn chưa tổ chức Đại hội cha mẹ học sinh của trường (25/9 mới tổ chức), nên cũng chưa quyết định mức thu cụ thể của từng khoản.

Trường cũng đã phát bản danh sách các khoản thu dự kiến trong năm học 2016 – 2017 cho phụ huynh từng lớp tham khảo, phải đến sau cuộc đại hội này mới có quyết định.



Xem nguồn

Thi tốt nghiệp THPT 2017: Vẫn tổ chức thống nhất toàn quốc

Posted: 22 Sep 2016 09:21 AM PDT


 – Bộ GD-ĐT cho biết chưa nhận được đề án thi và xét tốt nghiệp THPT tại TP.HCM. Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2017 vẫn thống nhất chung toàn quốc.

Ngày 07/6/2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố. 

Kết luận buổi làm việc, hai bên thống nhất Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục và đào tạo thành phố, đồng thời chỉ đạo UBND Thành phố xây dựng Đề án tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

 Trong đề án này thành phố Hồ Chí Minh sẽ thí điểm thực hiện một số mô hình giáo dục và cơ chế phù hợp với đặc thù của thành phố, trong đó có nội dung “Tăng cường phân cấp cho thành phố thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh”.

Sau buổi làm việc với thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và công bố dự thảo phương án thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017. 

Theo đó, năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thống nhất trong cả nước nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường phân cấp cho các địa phương thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017 dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.

Khi nhận được Đề án chính thức của thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét trên nguyên tắc phù hợp với các quy định chung và các điều kiện đặc thù của Thành phố.



Xem nguồn

Lương cô nhận đủ, sao lại cắt tiết dạy, không bù trả học sinh?

Posted: 22 Sep 2016 08:40 AM PDT


LTS: Năm học mới đã bắt đầu. Và như mọi khi, do có nhiều việc đan xen nên ảnh hưởng đến giờ học của học sinh.

Nhiều lúc, cô giáo phải cắt xén bớt tiết dạy, thậm chí vì việc riêng mà làm thế, nhưng sau đó lại không dạy bù khiến học sinh thiệt thòi.

Chuyện nhỏ mà không nhỏ này được thầy Đỗ Tấn Ngọc nêu ra trong bài viết này.

Việc dạy bù, dạy thay tưởng là một việc đơn giản nhưng thực tế lại nảy sinh không ít khó khăn do nhận thức của một số giáo viên.

Dạy bù, dạy thay là những công việc mang tính chất đột xuất, nằm ngoài kế hoạch chung thường xuyên diễn ra trong các trường học hiện nay; nhất là trong các dịp nghỉ lễ giáo viên thường xin nghỉ ốm, đau, hiếu hỷ…



Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn.

Do giáo viên chưa nắm đầy đủ các quy định của Nhà nước, cách giải thích của nhà trường lại thiếu rõ ràng, thuyết phục nên lâu nay một bộ phận không nhỏ giáo viên luôn có sự ngộ nhận, hiểu lệch lạc về vấn đề này.

Thậm chí có người còn cho rằng nhà trường chèn ép, bóc lột sức lao động nhà giáo.  Một số giáo viên ở các trường, địa phương thường có tư tưởng chán nản, không mấy hứng thú sau khi nghỉ lễ thì phải dạy bù.

Vì giáo viên hay có sự suy nghĩ, so sánh với các ngành nghề khác, tại sao họ cũng giống như mình (làm công chức, viên chức) những ngày lễ theo quy định của Nhà nước họ được nghỉ trọn vẹn, chẳng phải làm bù, còn mình thì không, nghỉ lễ trúng ngày bình thường trong tuần, nếu thời khóa biểu có tiết, phải dạy bù cho đủ.

Sự thật, công việc ở những ngành nghề khác không đơn giản như giáo viên hay suy nghĩ và so sánh. Họ làm việc theo giờ hành chính, mỗi bộ phận được giao một khối lượng công việc nhất định.



Trúng ngày nghỉ lễ, để đảm bảo khối lượng công việc được giao, nhiều cơ quan, nhân viên phải làm bù, làm thêm giờ, có những buổi đến tối muộn mới về.

Còn hoạt động, công việc của nhà giáo có tính chất đặc thù của lĩnh vực sự nghiệp.

Theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 21/10/2009, trong đó nói rất cụ thể về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm; định mức tiết dạy; chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn).

Mọi nhà trường, giáo viên nếu chịu khó đọc kỹ Thông tư cũng như Điều lệ nhà trường phổ thông thì biết và hiểu ngay công việc, trách nhiệm của mình làm.

Giáo viên mong muốn những ngày nghỉ lễ được nghỉ trọn vẹn, mà không phải dạy bù thì nếu các ngày nghỉ đó trúng ngày bình thường làm sao đảm bảo nội dung kiến thức cho học sinh đây?

Việc các nhà trường tổ chức dạy bù cho các học sinh là hoàn toàn hợp lý. Ngay cả các văn bản chỉ đạo của các Sở, Phòng Giáo dục cũng đề cập rất cụ thể tình huống này.

Nếu nghỉ lễ, mất tiết thì nhà trường, giáo viên phải dạy bù. Có người nói, nếu giáo viên nào chưa hiểu thấu chuyện nghỉ lễ, dạy bù, hay đi so đo, tranh cãi thì cần phải xem lại trách nhiệm nhà giáo của các vị đó.

Lương của giáo viên Nhà nước, nhân dân nộp không thiếu nhưng sao giáo viên lại muốn cắt xén tiết dạy của học sinh, không muốn dạy bù?

Theo quy định, giáo viên dạy thừa tiết, đến cuối học kỳ được tính tiền thừa tiết (trong giới hạn 200 tiết/ năm). Còn trường hợp giáo viên thiếu tiết theo quy định tiết chuẩn từng cấp học (do giáo viên dư thừa, ốm đau, vợ nghỉ hộ sản; theo Luật bảo hiểm xã hội…) thì Hiệu trưởng nhà trường có thể phân công, bố trí giáo viên ấy làm những công việc khác phù hợp với năng lực, chuyên môn.

Nếu giáo viên nghỉ từ một tiết đến nhiều ngày thì nhà trường, tổ chuyên môn phân công người dạy thay, lấp giờ; những tiết dạy đó được tính cho người dạy thay.

Quy định và thực hiện như vậy là phù hợp và công bằng với tất cả mọi người.

Thực tế có một số giáo viên bây giờ rất lười, ngại đi dạy thay đồng nghiệp, vì giáo viên dư thừa, có dạy thay đến mấy chục tiết cũng chỉ đủ tiết chuẩn, hiếm có chuyện dư tiết để được tính thừa giờ.

Việc dạy thay, dạy bù trở nên nhẹ nhàng, bình thường hay không, còn phụ thuộc rất nhiều vào cách quản lý, thuyết phục của Ban giám hiệu.



Học trò tiểu học. Ảnh minh họa từ vietnamnet.vn

Dùng biện pháp quản lý, tâm lý mà không thay đổi, tiếp tục chây lười, gây khó cho đồng nghiệp, nhà trường thì Ban giám hiệu có cách xử lý theo quy định… 

Chúng tôi cho rằng, dạy thay, dạy bù vừa là nhiệm vụ, vừa là hành động giúp đỡ đồng nghiệp mình. Ở đây hoàn toàn không có chuyện chèn ép, bóc lột người lao động.

Điều quan trọng, Ban giám hiệu nhà trường cần đọc kỹ các văn bản, quy định có liên quan, trong họp hội đồng, họp tổ chuyên môn cần dành thời gian triển khai, quán triệt một cách đầy đủ, cụ thể để mọi giáo viên hiểu, nắm và thực hiện nghiêm túc, tránh trạng ngộ nhận về chủ trương, quy định của Nhà nước, của ngành.  



Xem nguồn

Bộ GD&ĐT giải thích việc thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3

Posted: 22 Sep 2016 07:57 AM PDT


Phóng viên: Vì sao Ban đề án lại chọn tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trở thành ngoại ngữ thứ nhất?

Bộ GD&ĐT: Việc lựa chọn ngoại ngữ thứ nhất được thực hiện theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó các ngoại ngữ tiếng Nga và tiếng Trung Quốc cùng với tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Nhật.

Đề án ngoại ngữ tại thời điểm hiện nay không thực hiện việc lựa chọn hay xem xét lựa chọn các ngoại ngữ khác ngoài các ngoại ngữ được quy định tại các Quyết định nêu trên để lựa chọn giảng dạy thành ngoại ngữ thứ nhất.

Để đưa tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trở thành ngoại ngữ thứ nhất, Bộ đã chuẩn bị được những gì cho đến thời điểm này và tiến tới thí điểm cụ thể ra sao?

Hiện nay, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc đã và đang được dạy và học như ngoại ngữ thứ nhất nhiều năm nay trong trường phổ thông cấp THCS và THPT theo Chương trình hiện hành – 7 năm, từ lớp 6 THCS đến lớp 12 THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Học sinh tiểu học ở TP Hồ Chí Minh học Ngoại ngữ với người nước ngoài

Học sinh tiểu học ở TP Hồ Chí Minh học Ngoại ngữ với người nước ngoài

Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo tính hài hòa giữa các ngoại ngữ thứ nhất, Đề án đã trình Bộ trưởng Kế hoạch triển khai giai đoạn 2016 -2020 trong đó có hoạt động xây dựng Chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung Quốc theo Chương trình mới – 10 năm, từ lớp 3 Tiểu học đến lớp 12 THPT. Việc triển khai xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo tính phù hợp với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc hiện nay.

Cách đây nhiều năm, tiếng Nga là ngôn ngữ cực thịnh trong các trường phổ thông lẫn đại học, nhưng sau đó bị “chối bỏ”. Nhiều giáo viên, giảng viên tiếng Nga phải đi học bồi dưỡng để chuyển sang dạy tiếng Anh. Bộ GD&ĐT đã lường trước được những phản ứng lẫn khó khăn khi đưa tiếng Nga vào lộ trình trở thành ngoại ngữ thứ nhất ?

Như trên đã trình bày, việc chọn ngoại ngữ nào và dạy học theo hình thức bắt buộc (ngoại ngữ thứ nhất) hay tự chọn (ngoại ngữ thứ 2) là tùy nhu cầu và điều kiện của từng địa phương, trường học, nhu cầu và nguyện vọng của người học nên sẽ không xảy ra tình huống bị "chối bỏ" hay "những phản ứng lẫn khó khăn".

Tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hiện đã và đang được dạy và học là ngoại ngữ thứ nhất nhiều năm nay tại một số địa phương, trường học, nhất là trong các trường THPT chuyên. Tiếng Trung Quốc đang được dạy và học ở các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự kiến việc dạy tiếng Nga, tiếng Trung có thực hiện trong năm 2017, nếu thực hiện, quy mô sẽ ra sao?

Như trên đã nhắc tới, việc dạy và học tiếng Nga và tiếng Trung đã và đang được thực hiện trong giáo dục phổ thông từ nhiều năm nay. Nếu được Bộ trưởng phê duyệt, Ban Quản lý Đề án NNQG 2020 sẽ phối hợp với các trường đại học, các chuyên gia được giao nhiệm vụ xây dựng Chương trình tiếng Nga và Chương trình tiếng Trung hệ 10 năm (chương trình ngoại ngữ mới theo Quyết định 1400/QĐ-TTg) từ năm học 2017-2018.

Học sinh tiểu học ở Hà Nội trong giờ học tiếng Anh

Học sinh tiểu học ở Hà Nội trong giờ học tiếng Anh

Việc triển khai dạy và học thí điểm theo chương trình ngoại ngữ mới này với tiếng Nga và tiếng Trung từ thời điểm nào và quy mô ra sao sẽ phụ thuộc phê duyệt của Bộ trên cơ sở điều kiện dạy học của các địa phương, trường học, nhu cầu và nguyện vọng của người học. Nếu triển khai, quy mô ban đầu cũng sẽ nhỏ từ 2 tới 5 lớp mỗi ngoại ngữ.

Hiện, Đề án đưa rất nhiều ngoại ngữ vào trường học, trong khi nhiều người đánh giá bộ môn tiếng Anh được cho dạy chưa đến nơi đến chốn. Bộ GD&ĐT giải thích gì về điều này?

Điều này chưa đúng. Việc các ngoại ngữ được dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân là theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông (như trên đã nhắc tới). Chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh nói riêng hay ngoại ngữ nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, việc dạy một ngoại ngữ này ít ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của việc dạy ngoại ngữ khác.

"Ngoại ngữ thứ nhất" là ngoại ngữ người học phải lựa chọn để học theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006.

Theo Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông này, học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất, từ lớp 6 THCS đến lớp 12 THPT (hệ 7 năm).

"Ngoại ngữ thứ hai" là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc. Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất, có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp, hoặc tiếng Nhật, hoặc tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ hai. Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ GD&ĐT cho phép dạy học thí điểm là ngoại ngữ thứ hai ở các địa phương, trường học có nhu cầu và có đủ điều kiện dạy và học.

(Ban Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020)

Mỹ Hà



Xem nguồn

Bộ Giáo dục phản hồi thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc

Posted: 22 Sep 2016 07:15 AM PDT


 – Chiều 22/9, Bộ GD-ĐT phản hồi thông tin về dự kiến thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ nhất trong trường phổ thông.


Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, "ngoại ngữ thứ nhất" là ngoại ngữ bắt buộc. 

Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất. 

Năm 2011, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về việc Tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Còn "ngoại ngữ thứ hai" là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học.

Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai. 

Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ hai. 

Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ GD-ĐT cho phép dạy học thí điểm như ngoại ngữ thứ hai ở các địa phương, trường học có nhu cầuvà có đủ điều kiện dạy – học.

Theo Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” là:

“Xây dựng và triển khaichương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ.

Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sáchgiáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy, phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông”.

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng chương trình môn học Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc theo chương trình mới – hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. 

Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.



Xem nguồn

Thêm thời gian nộp bài thi viết về phòng chống tác hại thuốc lá năm 2016

Posted: 22 Sep 2016 06:33 AM PDT


Hưởng ứng ngày thế giới không hút thuốc lá (31/5),  ngày 30/5/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thể lệ cuộc thi viết về phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2016, quy định thời hạn đăng, phát tác phẩm dự thi trên báo chí đến hết 15/9/2016, thời hạn Ban tổ chức tiếp nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 1/10/2016.

Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho các phóng viên, biên tập viên, các tổ chức, cá nhân có thời gian lựa chọn và gửi bài dự thi đạt chất lượng cao;  Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban tổ chức quyết định gia hạn cuộc thi.

Lễ phát động Cuộc thi viết về phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2016 (Ảnh: dangcongsan.vn).

Theo quyết định số 5/QĐ-BTC "Quyết định về việc gia hạn cuộc thi viết về phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2016":

Xây dựng 100% trường học không khói thuốc

Thời hạn đăng, phát tác phẩm dự thi trên báo chí đến hết ngày 1/11/2016.

Thời hạn Ban tổ chức tiếp nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 15/11/2016.

Cuộc thi do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) thực hiện nhằm mục đích:

Theo Ban tổ chức; tất cả các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, cũng như các tác giả có tác phẩm báo chí phù hợp với nội dung thể lệ đều có thể gửi tác phẩm dự thi.

Tác phẩm dự thi phải phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề liên quan đến tác hại của thuốc lá, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá như thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc hút thuốc lá chủ động và thụ động.

Hoặc, những giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá; các mô hình, phương thức cai nghiện thuốc lá; các quy định pháp luật và việc thực thi pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá; các chính sách kiểm soát hoạt động quảng cáo, khuyến mại thuốc lá hiện nay…

Cuộc thi cũng khuyến khích báo chí phát hiện, tìm kiếm các gương điển hình, cách làm mới trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, thực hiện môi trường không khói thuốc.



Xem nguồn

“Đừng làm chương trình, sách giáo khoa bằng tư duy… tiểu nông"

Posted: 22 Sep 2016 05:51 AM PDT


Chiều 28/11/2014, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Theo đó, từ năm 2018-2019, ngành giáo dục sẽ bắt đầu áp dụng chương trình – sách giáo khoa mới vào dạy học theo hình thức cuốn chiếu ở cả ba cấp học.

Từ thực tiễn và kinh ngiệm thế giới, Việt Nam sẽ thống nhất một chương trình thực hiện chung trên cả nước, nhưng có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, đáng lưu ý là việc khuyến khích cá nhân và tổ chức cùng biên soạn sách trên cơ sở một chương trình thống nhất.

Phải khẳng định rằng, đổi mới chương trình – sách giáo khoa phổ thông là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, cho đến lúc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa công bố Tổng Chủ biên thực hiện chương trình – sách giáo khoa là ai?

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tối ngày 21/9, GS.TS Nguyễn Xuân Hãn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Vật lý Việt Nam cho biết, ông rất lo lắng cho kế hoạch đổi mới chương trình – sách giáo khoa, vì nếu không có Tổng Chủ biên thì không thể thực hiện được.

Theo quan điểm của GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: "Tiêu chuẩn của một Tổng chủ biên là phải thực sự am hiểu, biết cách làm chương trình-sách giáo khoa.

Sẵn sàng đối diện với các nhà khoa học, với dư luận để trực tiếp trả lời các câu hỏi chất vấn liên quan tới thiết kế chương trình – sách giáo khoa. Học xong chương trình phổ thông có thể vào các trường đại học danh tiếng của thế giới không?

Chúng ta phải rõ ràng như vậy về mặt học thuật thì đổi mới sẽ thu được kết quả tốt. Không thể làm chương trình, sách giáo khoa theo tư duy… tiểu nông, nay làm chỗ này, mai sửa chỗ khác thì nền giáo dục không thể nào phát triển được".

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn cảnh báo: "Không thể làm chương trình, sách giáo khoa theo tư duy… tiểu nông”. ảnh: GDVN

Về vấn đề này, khi còn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – ông Phạm Vũ Luận báo cáo với Quốc hội đã từng nói rất thật là chưa có Tổng chủ biên về học thuật cho việc đổi mới chương trình – sách giáo khoa.

Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đã nói: "Quy trình biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông hiện hành ở một số khâu vẫn còn thiếu khoa học; không có tổng chủ biên chương trình, sách giáo khoa chung".

Mỗi người một kiểu, không thể có nền trí thức hưng vượng

Theo phân tích của GS.Nguyễn Xuân Hãn, chương trình – sách giáo khoa, giáo viên và trường học là ba yếu tố cơ bản hợp thành nền móng của giáo dục, được mọi quốc gia, mọi thể chế và mọi thời đại coi trọng. Tuy vậy, ở nước ta hiện nay, cả ba yếu tố này đều có những yếu kém, nếu không muốn nói là nghiêm trọng.

"4 lần đề ra chuyện đổi mới giáo dục từ năm 1980 tới nay đều xoay vào chương trình – sách giáo khoa, ấy thế mà không ra được chương trình – sách giáo khoa chuẩn. Đất nước thì còn nghèo mà tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng như thế thì thật lãng phí khủng khiếp.

Đã vậy, chất lượng đào tạo lại thấp, động vào chỗ nào là cũng thấy có vấn đề. Chương trình học chỗ thì thiếu, chỗ thì thừa và hệ lụy là đẻ ra tình trạng học thêm-dạy thêm.

Tháng 4/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới với. Về kinh phí thực hiện, Nhà nước bố trí 778,8 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thử nghiệm chương trình; biên soạn, thử nghiệm một bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT thực hiện, trong đó có sách giáo khoa song ngữ (tiếngViệt-tiếng một số dân tộc ít người) đối với một số môn học ở cấp tiểu học, biên soạn và thử nghiệm sách giáo khoa điện tử.

Số tiền trên cũng dùng cho tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa mới; xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Cũng vì vậy mà lần đổi mới này dư luận đặc biệt quan tâm, các phụ huynh không muốn con mình trở thành chuột bạch, nên họ rất mong sẽ có chương trình – sách giáo khoa chuẩn quốc tế", GS.Hãn chia sẻ.

Bên cạnh đó, GS.Nguyễn Xuân Hãn cũng nêu lên một băn khoăn để cánh báo: "Nếu không làm một cách khoa học, cẩn trọng thì sẽ có nguy cơ ai viết kiểu gì thì viết, không theo một tư tưởng thống nhất.

Nếu không đảm bảo tiến độ để ra được chương trình – sách giáo khoa chuẩn thì nhiều thế hệ học sinh còn phải chịu đựng những hệ lụy xấu. Và nếu đáp ứng được tiến độ mà kết quả tồi thì lẽ đương nhiên không thể có một nền trí thức hưng vượng.

Đây là vấn đề khoa học, có sự ảnh hưởng tới hàng triệu trẻ nhỏ, là thế hệ tương lai của đất nước, cho nên tôi mong rằng Bộ Giáo dục sẽ thảo luận công khai tất cả để các nhân sĩ trí thức cùng góp sức cho kế hoạch quan trọng này".

Đối với vấn đề khuyến khích cá nhân tham gia viết sách, GS.Nguyễn Xuân Hãn cho rằng "chỉ nói cho vui" vì không có tính khả thi.

“Nhiều trường tuyển sinh tràn lan, nhưng không chịu trách nhiệm gì”

"Biên soạn cả 3 cấp thì rõ ràng phải có sự phân chia các tầng kiến thức để vừa phù hợp với từng cấp lại vừa có tính kết nối từ cấp 1 lên cấp 2 rồi chuyển sang cấp 3.

Vì vậy, người ta nói rằng có thể tham gia biên soạn 1 cuốn sách là nói chơi, vì chỉ viết có 1 cuốn thôi thì làm sao biết các lớp trước và sau dạy gì, học gì? Có viết ra thì cũng chẳng dùng được".

Trở lại gốc của vấn đề là chương trình – sách giáo khoa sẽ được xây dựng căn cứ trên chuẩn nào? GS.Nguyễn Xuân Hãn chỉ ra rằng, thế giới chỉ có 5 quốc gia dẫn đầu về giáo dục, được ví như 5 ông "trưởng họ" gồm: Mỹ, Anh, Đức, Nga, Pháp.

Vì vậy, vấn đề đổi mới đặt ra là làm thế nào hướng được học sinh của Việt Nam đến được các trường đại học danh tiếng ở 5 quốc gia này.

GS.Nguyễn Xuân Hãn cho rằng, đổi mới cần phải trả lời câu hỏi, sau khi học xong phổ thông, học sinh Việt Nam có vào được các trường đại học danh tiếng thế giới không? ảnh: GDVN.

GS.Hãn chia sẻ: "Cách đây 20 năm chúng tôi đã có nhiều dịp thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến tâm huyết xây dựng chương trình – sách giáo khoa, nhưng nói mãi người ta cũng không nghe, cho nên mới hỗn loạn.

Tôi cho rằng, cách hợp lý nhất là kế thừa của những quốc gia phát triển, tính toán tới sự phù hợp với Việt Nam. Những quốc gia đã đổi mới như Trung Quốc hay Ấn Độ họ đều học tập từ những nền giáo dục đứng đầu thế giới.

Học tập là mang tính kế thừa và cập nhật những cái hiện đại, phù hợp với sự phát triển của đất nước, chứ không phải là đổi mới thì bỏ hết những gì đang dùng và chuyển hoàn toàn sang một loại mới. Đây không phải chuyện xây sửa một ngôi nhà mà là vấn đề con người".

Tôi nhấn mạnh lại là phải làm rõ được chương trình, đấy là điều quan trọng nhất, sau đó mới đến biên soạn sách. Chương trình này cần phải được công khai để toàn xã hội biết và phản biện, góp ý để hoàn chỉnh ở mức độ tốt nhất.

Thực hiện kế hoạch này dứt khoát phải có một Tổng Chủ biên về mặt khoa học, đủ am tường trả lời công khai mọi câu hỏi của dư luận xã hội.

Trước kia, GS.Hoàng Xuân Hãn hay GS.Hoàng Tụy đã từng thành công khi biên soạn sách giáo khoa trong điều kiện kinh tế đất nước rất khó khăn, nhưng tiếc là sau này kinh tế khá hơn, những người khác làm thì lại tụt lùi. Hậu quả thì đã thấy rồi, cho nên lần này phải giải quyết triệt để, không còn đường lùi nữa".



Xem nguồn

TP HCM trình đề án thi và xét tốt nghiệp THPT riêng

Posted: 22 Sep 2016 05:08 AM PDT


Theo đề án, phương án thi và xét tốt nghiệp THPT của TPHCM sẽ có hai giai đoạn như sau: 

Giai đoạn 1: Năm 2017, công tác thi và xét tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức vào ngày 2 và 3-6-2017. Thí sinh (TS) dự thi ba bài thi: ngữ văn và toán (120 phút), ngoại ngữ (90 phút-đối với hệ GDTX sẽ thi môn thay thế).

Đề thi sẽ do Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm tổ chức ra đề. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu ở lớp 12 nhằm kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực tiễn của học sinh. Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm; đánh giá được trình độ của học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi. Điểm mỗi bài thi được quy về thang điểm 10. 

Trong kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương về yêu cầu và nội dung; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án kèm theo.

Về công nhận tốt nghiệp: Những em được công nhận tốt nghiệp THPT đối với các trường hợp được miễn thi và những thí sinh đủ điều kiện dự thi theo quy chế thi hiện hành của Bộ GD&ĐT, thi đủ các bài, không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, các bài thi đạt trên 1 điểm và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 trở lên.



Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 

Giai đoạn 2: Từ năm 2018 trở về sau.

Thời gian thi, nội dung ra đề thi, đối tượng được miễn thi giống như giai đoạn 1. Ngoài ba bài như giai đoạn 1 là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, giai đoạn này thí sinh sẽ thi thêm môn tích hợp: thời gian làm bài 120 phút.

Tuy nhiên, điểm xét tốt nghiệp sẽ không lấy điểm học bạ (trung bình cả năm lớp 12) như giai đoạn 1 nữa.


Theo đề án này, ngoài các trường hợp được miễn thi theo quy định của Bộ GD&ĐT, TP đề nghị bổ sung thêm các trường hợp miễn thi THPT quốc gia như sau:

Học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 28/2012/ND-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ.

Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đoạt giải nhất, nhì, ba (giải thưởng, huy chương) ở các môn của kỳ thi học sinh giỏi cấp TP, cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt từ khá trở lên ở năm học lớp 12.

Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên dự các cuộc thi về văn nghệ, thể dục, thể thao đoạt huy chương vàng, bạc, đồng cá nhân ở các giải cấp TP hoặc đoạt huy chương vàng, bạc, đồng cá nhân, đồng đội ở các giải cấp quốc gia, quốc tế do ngành GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp tổ chức; có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm lớp 12. 

Học sinh, học viên dự cuộc thi về khoa học kỹ thuật đoạt giải nhất, nhì, ba cấp TP cho đề tài cá nhân, hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia cho đề tài cá nhân hoặc nhóm học sinh; có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm học lớp 12. Học sinh, học viên đoạt giải nhất, nhì, ba và được công nhận học sinh giỏi qua các cuộc thi, hội thi chuyên môn cấp TP do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc phối hợp tổ chức), có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm học lớp 12.

Cũng theo đề án trên, kết quả học tập của người học, kết quả thi và kết quả xét tốt nghiệp THPT là cơ sở để các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH có quy định tuyển sinh qua xét tuyển sử dụng trong tuyển sinh. 



Xem nguồn

TP.HCM trình phương án thi riêng từ năm 2017

Posted: 22 Sep 2016 04:26 AM PDT


 – UBND TP.HCM vừa có văn vản gửi Bộ GD-ĐT xin thẩm định cho ý kiến về "Đề án thi và xét tốt nghiệp THPT tại TP.HCM từ năm 2017″.

Đề án này được thực hiện theo thông báo kết luận của Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc về phát triển giáo dục đào tạo TP.HCM diễn ra đầu tháng 6 vừa qua.

thi thpt quốc gia, thi thpt quốc gia 2017, TP.HCM
Ảnh minh họa: Đinh Quang Tuấn

Hai giai đoạn thực hiện

Theo đề án, việc thi và xét tốt nghiệp THPT tại TP. HCM từ năm 2017 được thực hiện theo hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: Năm 2017 công tác thi và xét tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức vào ngày 2 và 3/6. Thí sinh dự thi 3 môn là Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút), Toán (120 phút), Ngoại ngữ (90 phút). Hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi môn thay thế Ngoại ngữ.

Sở GDĐT chịu trách nhiệm tổ chức ra đề thi. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu ở lớp 12 nhằm kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực tiễn của học sinh.

Đề thi đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm, đánh giá được trình độ của học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.

Điểm mỗi bài thi được quy về thang điểm 10.

Giai đoạn 2 của kỳ thi THPT quốc gia tại TP.HCM được xác định là từ năm 2018 trở về sau.

Thời gian thi, nội dung ra đề thi, đối tượng được miễn thi giống như giai đoạn 1.

Ngoài 3 môn thi như giai đoạn 1, ở giai đoạn này thí sinh sẽ thi thêm môn tích hợp, thời gian làm bài 120 phút.

Môn thi tích hợp sẽ bao gồm nội dung kiến thức của các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.

Ở giai đoạn 1, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm điểm của 3 bài thi, điểm ưu tiên, khuyến khích và điểm trung bình cả năm lớp 12, được tính theo công thức sau:

Điểm xét tốt nghiệp = ( (Tổng điểm 3 bài thi + Tổng điểm khuyến khích (nếu có)/ 3) + Điểm trung bình cả năm lớp 12)/ 2 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Ở giai đoạn 2, Điểm xét tốt nghiệp không lấy điểm học bạ lớp 12 nữa.

Điểm xét tốt nghiệp = (Tổng điểm các bài thi + Tổng điểm khuyến khích (nếu có)/ tổng số môn) + Điểm ưu tiên (nếu có).

Theo đề án, kết quả học tập của người học, kết quả thi và kết quả xét tốt nghiệp là cơ sở để các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có quy định tuyển sinh bằng phương pháp xét tuyển sử dụng.

Mở rộng đối tượng được miễn thi

thi thpt quốc gia, thi thpt quốc gia 2017, TP.HCM
Ảnh minh họa: Đinh Quang Tuấn

Theo đề án, Sở GD-ĐT Tp.HCM sẽ công nhận tốt nghiệp THPT đối với các trường hợp được miễn thi và những thí sinh đủ điều kiện dự thi theo quy chế hiện hành của Bộ GD-ĐT, thi đủ các bài, không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, các bài thi đạt trên 1 điểm và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 trở lên.

Ngoài các trường hợp được miễn thi theo quy định của Bộ GD-ĐT, TP.HCM dự định mở rộng tới mọt số trường hợp khác. Cụ thể là: Học sinh khuyết tật; Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đoạt giải nhất, nhì, ba (giải thưởng, huy chương) ở các môn của kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia, cấp khu vực và quốc tế, có kết quả học tập và hạnh kiểm đạt từ khá trở lên ở năm học lớp 12.

Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên dự các cuộc thi về văn nghệ, thể dục, thể thao đoạt huy chương vàng, bạc, đồng cá nhân ở các giải cấp thành phố hoặc đoạt huy chương vàng, bạc, đồng cá nhân, đồng đội ở các giải cấp quốc gia, quóc tế do ngành GD-ĐT tổ chức; có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm lớp 12.

Học sinh, học viên dự cuộc thi về khoa học kỹ thuật đoạt giải nhất, nhì, ba cấp thành phố cho đề tài cá nhân, hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia cho đề tài cá nhân hoặc nhóm học sinh, có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm lớp 12.

Học sinh, học viên đoạt giải nhất, nhì, ba và được công nhận học sinh giỏi qua các cuộc thi, hội thi chuyên môn cấp thành phố do sở GD-ĐT tổ chức (hoặc phối hợp tổ chức), có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm học lớp 12.

  • Ngân Anh – Lê Huyền



Xem nguồn

Bức ảnh "ngàn like": Dự giờ ngày nay đang có đổi thay

Posted: 22 Sep 2016 03:44 AM PDT


Các cán bộ quản lý giáo dục cho biết số lượng giáo viên tham gia dự giờ theo phương pháp sinh hoạt chuyên môn mới như trong bức ảnh “ngàn like" là điều hết sức bình thường, thậm chí còn có thể nhiều hơn.

bức ảnh ngàn like, dự giờ, thao giảng, giáo viên

Tại một trường tiểu học

Đừng chỉ nhìn ở góc độ tiêu cực

Ông Hà Huy Giáp (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Bắc Giang) chia sẻ: "Dự giờ theo phương pháp mới, giáo viên phải đứng xung quanh như thế để có thể quan sát được học sinh, từ việc học cho đến từng nét mặt, thái độ…

Theo hướng của Bộ GD-ĐT, giờ đây không  còn kê ghế cho giáo viên ngồi cuối bởi như vậy chỉ có thể thấy lưng của các em học sinh. Các giáo viên đứng như vậy là chuyện bình thường. Mỗi một tổ chuyên môn 7 – 8 người là chuyện hết sức hợp lý, chứ chưa phải là nhiều".

Theo ông Giáp, hiện nay hầu hết các tiết dự giờ ở các địa phương đều như thế, vì vậy học sinh cũng quen dần và cũng không quá áp lực.

 "Việc dự giờ, thao giảng nên có thường xuyên để giáo viên có thể nâng cao được chuyên môn. Bởi khi gặp những vấn đề khó khăn trong quá trình công tác, giảng dạy mà một cá nhân không giải quyết được thì cần nhiều cá nhân. Các giáo viên học hỏi được nhau rất nhiều qua những giờ dự như thế" – ông Giáp nói.

Ông Giáp cho rằng để hạn chế việc các giáo viên chuẩn bị dạy trước hay "diễn" nặng tính hình thức, Sở này chỉ đạo không phán xét buổi dự giờ. Vì vậy, giáo viên không phải chịu áp lực, và muốn đưa ra điều mà mình còn gặp khó khăn để đồng nghiệp trao đổi, góp ý và tháo gỡ.

"Cách mà chúng tôi dùng để hạn chế bệnh hình thức là xác định mục tiêu chính của những giờ thao giảng, dự giờ là tháo gỡ vướng mắc chứ không phải để tìm kiếm hạn chế, khuyết điểm để phán xét giáo viên" – ông Giáp nhấn mạnh.

Ông Trần Hậu Trung, Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Tĩnh) cho rằng để đánh giá được giờ dạy thì phải có hình thức dự giờ.

Tuy nhiên, theo ông Trung, việc này không nên quá thường xuyên bởi  giáo viên đứng xung quanh quá nhiều ảnh hưởng đến tâm lý học trò và kể cả giáo viên cũng bị áp lực. Ngoài ra, việc đứng chen chúc xung quanh lớp học cũng tạo nên một hình ảnh phản cảm.

 "Việc dự giờ có hình thức hay không phụ thuộc ý thức người tham gia. Tuy nhiên nếu chuyên đề nào mà tổ bộ môn thấy cần thiết thì tổ chức, còn không thì thôi để tránh tạo áp lực cho học sinh".

Nói về hướng lắp đặt camera để các thầy cô có thể ngồi cùng xem ở một phòng khác tách biệt lớp học, ông Trung cho rằng ngoài việc phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, dự giờ trực tiếp cũng có những ưu điểm nhất định.

 "Nếu không ngồi trực tiếp ở lớp học, các giáo viên khó có thể quan sát được hết tất cả học sinh, bối cảnh lớp học và đọc được ý nghĩ, ánh mắt, cử chỉ học sinh. Qua đó khó biết được phần học nào, phương pháp dạy nào mà học sinh thích thú, dễ tiếp thu".

Ông Trung cho biết ông cũng phản đối chuyện dạy thử, học sinh chuẩn bị trước và yêu cầu tiết dạy đó phải là tiết học đầu tiên ở lớp học đó. "Bởi muốn thành công thì giờ học phải tự nhiên và những tình huống đã có trước thì không bao giờ gây được hứng thú cho học sinh".

bức ảnh ngàn like, dự giờ, thao giảng, giáo viên

Trường TH Bàu Sen, TP.HCM

Không nên đòi hỏi quá nhiều từ giáo viên

"Thao giảng, dự giờ là để trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp là nghiệp vụ sư phạm bình thường và các nước, các trường tiểu học trên thế giới vẫn thực hiện.

Nhà trường tạo một không khí thường xuyên, chuyên môn như vậy vì không có giáo viên nào hoàn chỉnh và có cơ hội bày tỏ ra để đồng nghiệp chia sẻ, giúp đỡ" – đây là ý kiến của ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM).

Ông Điệp đánh giá đây là hoạt động sư phạm rất tốt và nên thường xuyên tổ chức trong nhà trường. Tuy nhiên, ông Điệp cũng lo ngại việc dự giờ hiện nay vẫn đang nặng hình thức, biểu diễn quá nhiều khiến mất đi vai trò của hoạt động này.

Để giảm bệnh hình thức, ông Điệp cho rằng cán bộ quản lý không nên gây áp lực và đòi hỏi quá cao từ giáo viên, bởi giáo viên sẽ tìm cách đối phó.

"Thao giảng nếu đúng mục tiêu sẽ không áp lực cho học sinh. Tiết học đó nếu không được như ý cũng là điều bình thường, quan trọng là đừng đặt áp lực quản lý lên vấn đề này" – ông Điệp nói.

Cô Vũ Thị Nhung, giáo viên tiểu học ở Nam Định, đánh giá hiệu quả của những tiết dự giờ là giáo viên được đào sâu tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học mới. Tuy nhiên, theo cô Nhung, việc các thầy cô đứng quá đông xung quanh lớp học sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh và cả giáo viên.

"Bản thân tôi từng dự nhiều giờ của đồng nghiệp thấy rằng viêc làm này còn nặng hình thức và thiếu tính trung thực. Các cô thường tập dượt trước quá nhiều, làm giờ học mất sự tự nhiên và không có nhiều những tình huống sư phạm cần giải quyết như trong thực tế. Điều này khiến cho việc dự giờ trở nên nhàm chán, không hiệu quả mà mang nặng tính hình thức.

Việc chuẩn bị quá cầu kỳ, vượt xa thực tế giảng dạy cũng không mạng lại nhiều ý nghĩa, tác dụng mà chỉ làm khổ cho chính giáo viên và học sinh" – cô Nhung nhận xét.

Theo cô Nhung, nhiều giờ dạy có đông người dự nhưng giáo viên đứng lớp tổ chức lớp học tốt, có hình thức truyền thụ hấp dẫn thì vẫn giúp học sinh bình tĩnh, sôi nổi trong giờ học.

Cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP.HCM) thì cho biết ở trường mình việc dự giờ được chọn theo chuyên để.

Để khắc phục chuyện "hình thức", bà Hà cho biết hiện trường đã không để giáo viên dạy học sinh lớp mình, hoặc thực hiện bốc thăm lớp dạy. Vì vậy, giáo viên không có thời gian để chuẩn bị trước cho học sinh mà chỉ chuẩn bị cho chính mình. "Cách làm này có thể giáo viên mới ra trường hoặc non nghề lo lắng, nhưng giáo viên vững vàng sẽ không lo".

Còn đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, để giảm áp lực, từ năm ngoái Sở này đã yêu cầu không đánh giá việc dự giờ của giáo viên. Việc dự giờ chỉ có mục đích để góp ý làm sao cho tiết dạy tốt hơn.

Nhà trường chỉ đánh giá những tiết dạy của cán bộ quản lý để xếp loại giáo viên vào cuối năm. Những tiết còn lại, khi giáo viên dự giờ với nhau hoặc hiệu trưởng, hiệu phó dự giờ giáo viên, sẽ không đánh giá.

Vị này cho biết, mục đích của dự giờ là để giáo viên nâng cao trình độ tay nghề, Sở làm vậy để tập trung vào chuyên môn, giáo viên cũng cảm thấy thoải mái trong việc dự giờ.

Thanh Hùng – Lê Huyền



Xem nguồn

Comments