Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Quy định pháp luật về dạy thêm, học thêm dưới dạng hỏi-đáp

Posted: 21 Sep 2016 10:11 AM PDT


LTS: Để bạn đọc có cái nhìn và đánh giá toàn diện, đầy đủ về dạy thêm, học thêm ở góc độ pháp luật, thầy giáo Trần Trí Dũng (một cử nhân luật học ở Quảng Ninh) đã có bài viết giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề dạy thêm, học thêm.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

  1. Hỏi: Thế nào là dạy thêm và học thêm? 

Trả lời: Theo quy định tại điều khoản 1, điều 2 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm ban hành ngày 16/5/2012 thì dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Theo quy định tại khoản 2, điều 1 của Thông tư 17 thì việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh, không coi là dạy thêm, học thêm.

Pháp luật quy định như thế nào về dạy thêm, học thêm? (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn).

Theo đó, khoản 2, 3 điều 2 của Thông tư 17 thì dạy thêm, học thêm có hai hình thức: 

1) Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.

2) Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục trong quy định 1) tổ chức.

2. Hỏi: Những đối tượng nào chịu sự quản lý của pháp luật về hoạt động dạy thêm, học thêm? 

Trả lời: Theo quy định tại điều khoản 2, điều 1 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì những người dạy thêm, người học thêm và các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc có liên quan đến hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự quy định của pháp luật về hoạt động dạy thêm, học thêm.

3. Hỏi: Hoạt động dạy thêm, học thêm được tiến hành theo nguyên tắc nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 3 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì hoạt động dạy thêm, học thêm được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

  1) Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

  2)  Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

  3) Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

   4) Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

   5) Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

   4. Hỏi: Những trường hợp nào bị cấm dạy thêm?

Trả lời: Theo quy định tại điều 4 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì những trường hợp sau đây không được phép dạy thêm:

  1) Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.

  2) Không dạy thêm đối với học sinh Tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

  3) Cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

Đổi mới giáo dục Đại học nhìn từ quan điểm đến hành động

  4) Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

    a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

    b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

   Nhận xét: Theo quy định trên thì đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, quy định này đã tạo ra một khoảng trống trong hoạt động dạy thêm, học thêm. 

  5. Hỏi: Người dạy thêm phải đạt yêu cầu gì khi tham gia dạy thêm?

Trả lời: Theo quy định tại điều 8 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì người dạy thêm phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

   1) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.  

   2) Có đủ sức khoẻ.

   3) Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.

   4) Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

   5) Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 (đã nói trên) của Thông tư này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).

  6. Hỏi: Để tiến hành dạy thêm, học thêm trong nhà trường thì phải có điều kiện gì?

Trả lời: Theo quy định tại điều 5 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì:

    1) Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.

    2) Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.

    3) Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

    4) Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 12 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì người tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường phải có:

   a) Tờ trình xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

   b) Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm đảm bảo các yêu cầu tại điều 8 (đã nói trên) của Thông tư này.

   c) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

   7. Hỏi: Để tiến hành dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thì phải có điều kiện gì?

Trả lời: Theo quy định tại điều 6 và điều 12 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì đối với hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải có:

  a) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban Nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định sau:

     i) Cam kết với Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban Nhân dân cấp xã) nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.

    ii) Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm các khoản sau:

     + Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
     + Danh sách người dạy thêm;
     + Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm;
     + Mức thu tiền học thêm.

  b) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

  c) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, điều 8 (đã nói trên) của Thông tư này;

  d) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

  đ) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

  e) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

    8. Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và trình tự cấp phép được tiến hành như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 11của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì:

  1) Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.

   2) Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình Tiểu học, Trung học Cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình Trung học Cơ sở.

Mặt khác, theo quy định tại điều 13 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì:

  1) Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm lập hồ sơ cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định tại điều 12 (đã nói trên) của Thông tư này; gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

  2) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

  3) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.

   9. Hỏi: Người tổ chức dạy thêm phải đạt yêu cầu gì khi tổ chức dạy thêm?

Trả lời: Theo quy định tại điều 9 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì người dạy thêm phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

  1) Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 (đã nói trên) của Thông tư này.

  2) Có đủ sức khỏe.

  3) Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

    10. Hỏi: Việc thu và quản lý tiền học thêm được dựa trên nguyên tắc nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 7 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, việc thu và quản lý tiền học thêm được dựa trên những nguyên tắc sau đây:  

    1) Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:

     a) Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.

    b) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;

    c) Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

    2) Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

     a) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.

     b) Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.

   11. Hỏi: Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 10 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường Tiểu học, trường Trung học Cơ sở, trường Trung học Phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:

  1) Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.
  2) Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

  3) Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011,cụ thể:

    a) Cỡ số và mã số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh:

Cỡ số

Mã số

Chiều cao học sinh (cm)

I

I/100 – 109

Từ 100 đến 109

II

II/110 – 119

Từ 110 đến 119

III

III/120 – 129

Từ 120 đến 129

IV

IV/130 – 144

Từ 130 đến 144

V

V/145 – 159

Từ 145 đến 159

VI

VI/160 – 175

Từ 160 đến 175

    b) Kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép của kích thước là ± 0,5cm):

Thông số

Cỡ số

I

II

III

IV

V

VI

– Chiều cao ghế (cm)

26

28

30

34

37

41

– Chiều sâu ghế (cm)

26

27

29

33

36

40

– Chiều rộng ghế (cm)

23

25

27

31

34

36

– Chiều cao bàn (cm)

45

48

51

57

63

69

– Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm)

19

20

21

23

26

28

– Chiều sâu bàn (cm)

45

45

45

50

50

50

– Chiều rộng bàn (cm)

+ Bàn một chỗ ngồi

60

60

60

60

60

60

+ Bàn hai chỗ ngồi

120

120

120

120

120

120

 c) Kiểu dáng, màu sắc bàn ghế:

i) Bàn ghế được thiết kế tối đa không quá hai chỗ ngồi.

ii) Bàn và ghế rời nhau độc lập.

iii) Bàn phải bố trí chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế.

iiii) Ghế có thể có tựa sau hoặc không có tựa sau phù hợp với lứa tuổi học sinh.

iiiii) Các góc, cạnh của bàn ghế phải nhẵn đảm bảo thẩm mỹ, an toàn.

iiiiii) Bàn ghế sử dụng màu sắc đảm bảo tính thẩm mỹ và phải phù hợp với môi trường học tập của lứa tuổi học sinh.

   d) Vật liệu làm bàn ghế:

Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế phải được làm bằng vật liệu cứng chịu lực, chịu được nước, không cong vênh, không độc hại.


 
đ) Kết cấu của bàn ghế:

i) Bàn ghế được kết cấu chắc chắn, chịu được sự di chuyển thường xuyên.

ii) Các ghép nối được liên kết chắc chắn, nhẵn, đẹp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

   e) Nhãn bàn ghế: 

Bàn ghế phải có nhãn theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; nhãn được ghi rõ ràng, bền trong quá trình sử dụng và tối thiểu phải có những thông tin của tên sản phẩm, tên của nhà sản xuất (đối với bàn ghế nhập khẩu phải có tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối), năm sản xuất, cỡ số của sản phẩm.

  g) Bố trí bàn ghế trong phòng học:

i) Bàn ghế được bố trí phù hợp với đa số học sinh. Trong một phòng học có thể bố trí đồng thời nhiều cỡ số.

ii) Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng phải bảo đảm cho học sinh ngồi ở vị trí trong cùng và vị trí ngoài cùng của hàng bàn đầu có góc nhìn đến tâm bảng không nhỏ hơn 30 độ và góc quay đầu tối đa không lớn hơn 60 độ.

iii) Cách bố trí bàn ghế trong phòng học thông thường:

Các cự ly cơ bản

Bàn hai chỗ ngồi

Bàn một chỗ ngồi

1. Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng (cm)

215

215

2. Khoảng cách giữa hai dãy bàn (cm)

80

Kê ghép như với bàn hai chỗ ngồi theo các quy định như với bàn hai chỗ ngồi

3. Khoảng cách từ mép bàn đến tường của hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học (cm)

60

4. Khoảng cách từ mép bàn đến tường không phải hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học (cm)

50

5. Khoảng cách giữa hai hàng bàn (cm)

95 – 100

6. Khoảng cách từ hàng ghế cuối đến tường phía sau phòng học (cm)

40

  4) Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000, cụ thể:
 Bảng học:

    a) Bảng cần được chống loá.

    b) Kích thước: Chiều dài từ 1,8m đến 2,0m. Chiều rộng từ 1,2m đến 1,5m.

    c) Màu sắc bảng: Màu xanh lá cây hoặc màu đen (nếu viết bằng phấn), màu trắng nếu viết bằng bút dạ bảng đen.

    d) Cách treo bảng: Treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,8m đến 1m.   

    đ) Chữ viết trên bảng có chiều cao không nhỏ hơn 4cm.

  5) Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

  12. Hỏi: Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 14 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì:

   1) Thời hạn của giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm nhiều nhất là 24 tháng kể từ ngày ký; trước khi hết hạn 01 tháng phải tiến hành thủ tục gia hạn (nếu có nhu cầu).

   2) Thủ tục gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thực hiện như cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

   3) Thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

  4) Đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm nếu giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm đã hết thời hạn quy định mà chưa hoàn tất thủ tục gia hạn.

  5) Cấp có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thì có thẩm quyền gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm.

    13. Hỏi: Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm, dạy thêm?

Trả lời: Theo quy định tại điều 15 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì:

    1) Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

    2) Căn cứ quy định tại văn bản này và các quy định khác có liên quan, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về dạy thêm, học thêm.

Văn bản quy định về dạy thêm, học thêm của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các nội dung chủ yếu sau đây:

      a) Trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành liên quan trong việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn;

      b) Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;

      c) Việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm;

      d) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

   14. Hỏi: Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm? 

Trả lời: Theo quy định tại điều 16 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì Sở Giáo dục và Đào tạo:

     1) Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định này và quy định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

    2) Cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm nếu được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền.

    3) Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức phổ biến, thanh tra, kiểm tra về nội dung dạy thêm, học thêm; phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

   4) Tổng hợp kết quả thực hiện quản lý dạy thêm, học thêm báo cáo Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.

    15. Hỏi: Ủy ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?   

Trả lời: Theo quy định tại điều 17 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì Ủy ban Nhân dân cấp huyện:

Thầy giáo phân tích nguyên nhân và nêu 5 giải pháp chấm dứt dạy thêm

    1) Cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.

   2) Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

   3) Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

   4) Chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ xin cấp hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại điều 8, điều 9, điều 10 (đã nói trên) của Thông tư này.

   5) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh.

   16. Hỏi: Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?   

Trả lời: Theo quy định tại điều 18 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì Phòng Giáo dục và Đào tạo:

   1) Cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm nếu được Ủy ban Nhân dân cấp huyện uỷ quyền.

   2) Thực hiện việc quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của tổ chức, cá nhân theo quy định của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân cấp huyện về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

   3) Phổ biến, chỉ đạo các trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm.

   4) Tổ chức hoặc phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra nội dung dạy thêm, học thêm; phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

   5) Tổng hợp kết quả thực hiện dạy thêm, học thêm báo cáo Uỷ ban Nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc báo cáo theo yêu cầu đột xuất.

   17. Hỏi: Hiệu trưởng và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?  


     Trả lời:
Theo quy định tại điều 19 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì Hiệu trưởng và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục:

    1) Tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường; bảo đảm các điều kiện quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm và quyền lợi của người học thêm, người dạy thêm.

     2) Quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc dạy thêm, học thêm quy định tại điều 3 (đã nói trên) của Thông tư này; quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, xác nhận các nội dung yêu cầu đối với người dạy thêm theo quy định tại khoản 5, điều 8 của Thông tư này nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.

    3) Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

    4) Chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

  18. Hỏi: Các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có trách nhiệm gì trong hoạt động của mình?

Trả lời: Theo quy định tại điều 20 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có trách nhiệm:

Dạy thêm, học thêm như thế nào là vi phạm pháp luật?

    1) Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

    2) Quản lý và đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất là 30 ngày.

Hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.

    3) Quản lý, lưu giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm bao gồm: hồ sơ cấp giấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; danh sách người học thêm; thời khóa biểu dạy thêm; đơn xin học thêm, hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.

   4) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, của cơ quan có trách nhiệm quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý.

   19. Hỏi: Hoạt động dạy thêm, học thêm có chịu sự thanh tra và kiểm tra không?       

Trả lời: Theo quy định tại điều 21 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp.

  20. Hỏi: Những vi phạm trong hoạt động dạy thêm được xử lý như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 22 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 7 của Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hoạt động dạy thêm thì:

   1) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt sau đây:

    a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định;

    b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng;

    c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép;

    d) Từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.

  2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Chiếc ba lô học sinh Tiểu học và chuyện bài tập về nhà

    a) Tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này;

    b) Đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

   3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc bổ sung đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

    b) Buộc trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này.

Nhận xét: Những quy định tại điều 7 của Nghị định số 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ chủ yếu áp dụng các hình thức xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức và tham gia đạt thêm, đối với đối tượng là các giáo viên vi phạm thì chưa có quy định xử lý chi tiết, cụ thể.                                                           



Xem nguồn

Khó khăn lớn nhất của đề án giáo dục có giá hơn 9.000 tỷ đồng gặp phải là gì?

Posted: 21 Sep 2016 09:30 AM PDT


Mới đây, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 về Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020.

Mục đích của Đề án là đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ để giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.

Ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Theo mục tiêu của Đề án đã đặt ra, tới năm 2020 sẽ có 100% học sinh lớp 3 được học chương trình tiếng Anh 10 năm với tổng kinh phí 9.378 tỉ đồng. 

Nhưng tính tới năm 2016, cả nước mới chỉ có 1.617.022 học sinh lớp 3, 4, 5 trên tổng số 7.784.685 được học tiếng Anh 4 tiết/tuần. Còn lại chủ yếu mới chỉ được làm quen với tiếng Anh thời lượng 2 tiết/tuần. 

Đề án "Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" đã đi được 2/3 chặng đường nhưng kết quả đạt được so với mục tiêu khá xa vời. (Ảnh minh họa từ thanhnien.vn)

Kết quả của môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 cũng là một tham chiếu. 

Năm 2016, theo phổ điểm của Bộ GD&ĐT, trong 472.000 bài thi tiếng Anh, 10 bài đạt điểm 10; 2.444 bài đạt trong khoảng 9-10 (chiếm 0,52%). Điểm trung bình là 3,48. Điểm nhiều nhất là 2,4.

Theo một thống kê khác, 90% thí sinh ở hai cụm thi đại học và tốt nghiệp có điểm thi tiếng Anh dưới trung bình.

Trước đó, năm 2015, môn thi có phổ điểm thấp nhất là Ngoại ngữ, chủ yếu tập trung ở mức 2 đến 3,5 điểm. Cả nước có 74.151 thí sinh đạt 2,25 điểm môn thi tiếng Anh.

Đích đến còn xa

Theo Bộ GD&ĐT, khó khăn lớn nhất để đạt được mục tiêu trên là vấn đề giáo viên, dù được đầu tư đáng kể để đào tạo và bồi dưỡng, nhưng chất lượng đội ngũ giáo viên so với chuẩn còn thấp. 

"Nếu dạy Ngoại ngữ mà không chuẩn thì thà không dạy còn hơn"

(GDVN) – "Chúng ta không đưa ra mục tiêu đến năm bao nhiêu thì tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai nhưng phải tạo được sự thay đổi dần dần.”

Kết thúc năm học 2015-2016, cả nước mới có 7.964 trong số 21.412 giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, chiếm 37,19%; 12.388 trong số 33.741 giáo viên tiếng Anh THCS đạt chuẩn (chiếm 36,71%); 4.447 trong số 17.028 giáo viên tiếng Anh THPT đạt chuẩn (chiếm 26,12%). 

Lãnh đạo Bộ đã thừa nhận "sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để tiếp tục bồi dưỡng đạt chuẩn và học sinh sẽ phải tiếp tục chờ giáo viên đạt chuẩn để học theo đúng thời lượng 4 tiết/tuần mà đề án đặt ra".

Lý giải điều này, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Khi xây dựng đề án, chúng ta đã đưa ra mục tiêu quá cao so với điều kiện thực tế nên hiệu quả chưa tốt. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ còn thấp, thể hiện rõ ở kết quả môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia".



Xem nguồn

Tín hiệu vui của y tế học đường miền Tây

Posted: 21 Sep 2016 08:48 AM PDT


TS Ngũ Duy Anh cùng đoàn công tác kiểm tra công tác YTTH tại Trường Tiểu học Mạc Đĩnh Chi - quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ)
TS Ngũ Duy Anh cùng đoàn công tác kiểm tra công tác YTTH tại Trường Tiểu học Mạc Đĩnh Chi – quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ)

Tham gia đoàn kiểm tra còn có đại diện các Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế cùng các Sở, ngành của thành phố Cần Thơ…

100% trường tổ chức khám sức khỏe cho HS

Những năm qua, ngành GD&ĐT Cần Thơ đã có những bước tiến trong chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, cũng như các địa phương khác, việc triển khai công tác y tế học đường tại các cơ sở GD của Cần Thơ vẫn gặp phải không ít khó khăn như:

Trình độ chuyên môn nhân viên phụ trách y tế một số trường chưa đạt yêu cầu, một số trường thường xuyên thay đổi nhân sự do nhân viên y tế xin nghỉ việc; Tiền lương thu nhập của nhân viên y tế hiện rất thấp, áp lực công việc ngày càng nhiều, một số chưa thật sự an tâm công tác, sẵn sàng nghỉ việc khi có việc làm mới…

Báo cáo đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cần Thơ cho biết, hiện toàn thành phố có 448/448 trường học có nhân viên y tế chuyên trách (đạt tỷ lệ 100%) và đủ trang thiết bị, đủ cơ số thuốc, tài liệu truyền thông về y tế. Trong đó có 215 y sĩ, 38 điều dưỡng, 12 y tá, 136 trung cấp, 41 dược sĩ, 2 dược tá, 3 cao đẳng và 1 bác sĩ…

 Bên cạnh đó, các trường còn quan tâm thực hiện công tác vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT. Các trường tiểu học, mầm non có bếp ăn bán trú đều được quan tâm về cơ sở vật chất, quản lý bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên không có những vụ ngộ độc lớn xảy ra.

Các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt việc theo dõi HS ốm, nghỉ; 100% các trường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho HS. Ngoài ra, các trường trên toàn thành phố còn tập trung triển khai có hiệu quả công tác nha học đường, chăm sóc mắt học đường, công tác sơ cấp cứu trong trường học, công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng, chống HIV/AIDS…

Tăng cường công tác GD sức khỏe và phòng chống bệnh cho HS

Sau khi nghe báo cáo của các Sở, ngành của thành phố Cần Thơ và kiểm tra thực tế tại một số cơ sở giáo dục của thành phố Cần Thơ, TS Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ Công tác HS, SV cho rằng: Mặc dù công tác y tế học đường đã được các cấp, ngành của Cần Thơ quan tâm, song trường học là nơi tập trung đông người, dễ phát sinh các loại dịch bệnh, lây lan diện rộng. Nhiều nguy cơ gây dịch bệnh, cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn tiềm ẩn…

Để khắc phục những tồn tại, đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác y tế học đường, Cần Thơ cần kiện toàn ban chỉ đạo y tế học đường các cấp, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các trường học theo chuẩn: Phòng học, các phòng chức năng, bàn ghế, bảng, đồ dùng trang thiết bị dạy và học; đảm bảo vệ sinh môi trường trong khuôn viên trường học, hệ thống cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh đạt chuẩn theo quy định.

Song song với đó, cần tiến hành đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế học đường. Đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, các điều kiện cần thiết khác để triển khai hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của HS theo quy định của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT.

Tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho HS, nhất là tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, các bệnh thường gặp ở lứa tuổi HS. Đặc biệt, tiếp tục củng cố và nhân rộng mô hình điểm về phòng chống các bệnh mắt học đường, nha học đường…

Đẩy mạnh hoạt động phòng chống tai nạn thương tích học đường, đặc biệt cần giáo dục HS ứng phó với biến đổi khí hậu và các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích do thiên tai, bão lụt gây nên…



Xem nguồn

6 nhiệm vụ Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình giao ngành giáo dục địa phương

Posted: 21 Sep 2016 08:06 AM PDT


Ông Hoàng Đăng Quang - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình - làm việc tại sở GD&ĐT tỉnh Ông Hoàng Đăng Quang – Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình – làm việc tại sở GD&ĐT tỉnh

Báo cáo Bí thư tỉnh ủy Hoàng Đăng Quang, ông Đinh Quý Nhân -Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình – cho biết: Năm học 2015 -2016, toàn tỉnh có 619 trường và cơ sở giáo dục với  221.039 học sinh, sinh viên. Công tác huy động và duy trì sĩ số các cấp học được bảo đảm; chất lượng giáo dục được khẳng định tại tất cả các cấp học.

Các kỳ thi được tổ chức an toàn; chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt nhiều thành tích quan trọng trong đó có 2 học sinh được tham gia đội dự tuyển thi Olympic quốc tế. Đặc biệt có em Nguyễn Thế Quỳnh đoạt Huy chương bạc Vật lý châu Á và Huy chương vàng Olympic quốc tế…

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành GD&ĐT cũng có một số đề xuất, kiến nghị về đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch đào tạo nghề, xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là các chính sách liên quan đến việc hỗ trợ cho học sinh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển…

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Đăng Quang tập trung chỉ đạo làm rõ các vấn đề nổi cộm tạo nên dư luận tại tỉnh Quảng Bình trong trời gian qua như việc tổ chức mô hình trường học mới VNEN; Việc mua sách tham khảo tại một số trường học; Mô hình lớp chọn trong các trường phổ thông; Vấn đề học phí đối với học sinh vùng khó khăn; thu nộp đầu năm; an ninh học đường; dạy thêm, học thêm; phụ cấp cho các cô nuôi…

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh và yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh nghiêm túc thực hiện Quy định 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao…

Đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục một số nơi còn thấp; công tác tuyển sinh của một số trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp, dạy nghề chưa cao; vấn đề lạm thu, hướng dẫn học sinh mua sách tham khảo ngoài danh mục còn xảy ra…

Trong thời gian tới, ông Hoàng Đăng Quang giao nhiệm vụ cho ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình:

Nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu cho tỉnh xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; bám sát Nghị quyết của Đảng và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để không ngừng đổi mới giáo dục, đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn mới.

Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học đại trà và mũi nhọn cả về văn hóa và đạo đức lối sống cho học sinh; chú trọng chất lượng môn ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục; thực hiện hiệu quả việc phân luồng hướng nghiệp sau tốt nghiệp THCS và THPT.

Tăng cường chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục trong tỉnh thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về các mô hình giáo dục, tránh áp đặt, chủ quan.

Nghiêm túc chấn chỉnh việc thu nộp và mua sách tham khảo trong các trường học; tập trung tham mưu cho tỉnh về các chính sách hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.

Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, huy động các nguồn lực để xã hội hóa giáo dục. Chú trọng công tác rà soát cán bộ, nâng cao trách nhiệm đội ngũ, thực hiện hiệu quả Quy định 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tăng cường đoàn kết nội bộ nhằm góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29-NQ/TW về "Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.



Xem nguồn

4 kĩ năng nền tảng nên luyện cho con ngay từ nhỏ

Posted: 21 Sep 2016 07:24 AM PDT


Ngay từ khi con còn nhỏ, hãy giúp con hình thành và phát triển những kỹ năng nền tảng vững chắc cho con. Vậy các bậc phụ huynh cần làm những gì?

Xác định 4 nhóm kĩ năng

vietnamnet

Trường Quốc tế luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều phụ huynh trong việc phát triển toàn diện cho con

Hiện nay, 4 nhóm kỹ năng cần thiết nhất dành cho trẻ được xác định bao gồm: Kỹ năng giao tiếp (Communication); Tư duy phản biện (Critical Thinking); Tính sáng tạo (Creativity) & Kỹ năng hợp tác (Collaboration). Trong nhóm các kỹ năng này, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản đầu tiên. 

Thực tế cho thấy, khi trẻ giao tiếp tốt hơn những trẻ cùng trang lứa thì sẽ có khả năng thành công cao hơn trong tương lai. Với kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp cho con có được cái nhìn khái quát và khả năng đưa ra chính kiến về nhiều vấn đề và tạo ra những thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động. 

Với kỹ năng sáng tạo trẻ được khuyến khích đưa ra những ý kiến mới và thực hiện những thay đổi. Điều này sẽ phát huy mạnh mẽ hiệu quả trong các lĩnh vực xã hội, nghệ thuật. Nếu con trẻ bộc lộ thiên hướng hoặc năng khiếu liên quan đến các lĩnh vực kể trên ngay từ nhỏ, hãy cho con điều kiện để phát triển chúng. 

Nhóm kỹ năng quan trọng cuối cùng là Hợp tác. Hợp tác tốt với những bạn khác trong nhóm là điều kiện tiên quyết để con hoà nhập với bất kỳ môi trường nào, giúp con có được kết quả công việc tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân. 

Phụ huynh hãy bắt tay ngay để dạy con kỹ năng này từ nhỏ bằng cách khuyến khích con hợp tác với cô giáo và các bạn trong lớp, với ông bà cha mẹ ở nhà, hướng con đến mục đích chung của công việc và dạy con làm thế nào để có kết quả tốt nhất.

vietnamnet

Trẻ cần một không gian học tập sáng tạo và khuyến khích trẻ sáng tạo

Chọn môi trường học tập phù hợp

Để hình thành được những nhóm kỹ năng nêu trên thì môi trường học tập chính là điều kiện quan trọng nhất. Trẻ cần có một nơi phù hợp để dần hình thành và phát huy các kỹ năng của mình. Vì thế, chọn được môi trương thích hợp cho con nên được quan tâm.

Một môi trường học tập tốt cần đáp ứng được những điều kiện cơ bản như sau:

Thứ nhất là phải có chương trình đào tạo toàn diện, cân bằng giữa học kiến thức và học kỹ năng. Sự cân bằng này đến từ quá trình xây dựng lâu dài, kết hợp được nhiều yếu tố giữa nhà trường, gia đình và học sinh để giúp các em có được sự phát triển tốt nhất. 

Cụ thể như, chương trình học tư duy phản biện thông qua việc phân tích các vấn đề, nhìn mọi vật kết nối với nhau như thế nào, học tính sáng tạo thông qua việc khuyến khch trẻ cá nhân hoá những gì được học và thể hiện bản thân bằng cách riêng của mình. Xây dựng kỹ năng hợp tác thông qua các trò chơi team-building, các dự án nhóm trên lớp. Và quan trọng nhất, là chương trình tập trung giúp trẻ phát huy khả năng giao tiếp hiệu quả bằng Tiếng Anh trong môi trường bản ngữ với giáo viên nước ngoài và bằng rất nhiều bài tập và hoạt động hấp dẫn.

vietnamnet

Thứ hai là phải có sự quan tâm riêng đến từng em học sinh, nắm rõ khả năng, tính cách của từng em để những chương trình học phát huy được hiệu quả. Muốn có được điều này thì ngoài việc xây dựng chương trình giáo dục cá thể phù hợp còn phải giới hạn được số lượng học sinh mỗi lớp. 

Có làm được như thế thì chất lượng giáo dục mới đi vào từng học sinh giúp các em phát triển đầy đủ các kỹ năng cần thiết. Trên thế giới, chỉ những trường áp dụng theo mô hình Trường quy mô nhỏ mới đáp ứng được tốt nhất những tiêu chí này.

vietnamnet

Nói về mô hình này, ở Việt Nam chưa được phổ biến. Lý do chính là vì hiện nay cơ sở vật chất các trường luôn ở tình trạng quá tải, lớp học thì quá đông, học sinh chỉ chú trọng vào học lý thuyết, thiếu rèn luyện kỹ năng. Để thay đổi được thực trạng này cần không ít thời gian và công sức. 

Tuy nhiên, điểm qua tại TP.HCM hiện nay chúng ta có thể thấy được một số trường như trường Lê Quý Đôn, Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong, Trường quốc tế TIS và một số trường khác đã công khai theo định hướng tập trung vào phát triển toàn diện và cân bằng giữa học lý thuyết và học kỹ năng cho học sinh. 

vietnamnet

Học sinh Trường Quốc tế TIS trong một giờ học nhạc

Hãy bắt tay ngay hôm nay để giúp con có được nền tảng kỹ năng vững chắc cho tương lai.

Nguồn: The International School (www.tis.edu.vn)



Xem nguồn

Làm hội trưởng phụ huynh vì con học dốt, nhà có điều kiện

Posted: 21 Sep 2016 05:59 AM PDT


Trong lớp học, nhân vật quan trọng thứ hai sau giáo viên chủ nhiệm chắc chắn là hội trưởng hội phụ huynh. Mỗi người trong họ lại có những tâm tư riêng khi nhận vị trí lắm lời đàm tiếu này.

hội phụ huynh, hội trưởng hội phụ huynh

Ảnh minh họa Đinh Quang Tuấn

(nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết)

"Tôi như "tay sai" đòi nợ"

Có kinh nghiệm nhiều năm trong ban phụ huynh của lớp, chị Ngọc chia sẻ lại câu chuyện của mình.

Chị Ngọc kể rằng, đầu năm nhà trường sẽ tổ chức cuộc họp với ban phụ huynh và có cuộc bàn bạc về đóng góp trước. Từ cuộc họp này sẽ bầu ra hội trưởng phụ huynh của trường. Đây là vị trí quan trọng bởi hội trưởng phụ huynh sẽ đứng ra kêu gọi đóng góp thay cho hiệu trưởng trên danh nghĩa là nhà trường.

"Mánh khóe" các trường thường dùng kêu gọi đóng góp thường là "Các anh chị đóng theo quy định, nhưng nhà trường vừa xây, trang thiết bị học tập còn thiếu, mong các anh chị giúp đỡ, hoặc là chung tôi còn thiếu cái này, cái kia để phục vụ học tập cho học sinh…".

Theo chị Ngọc, việc làm hội trưởng phụ huynh không sướng gì, còn mất thời gian và thấy xấu hổ.

"Nếu con tôi học tốt hơn tôi sẽ không làm gì. Đằng này con tôi học dốt quá nên chỉ còn cách tôi nhận vào ban phụ huynh để tiếp cận cô giáo" – chị Ngọc cho biết lý do mình nhận chân tham gia ban phụ huynh.

Chị Ngọc cho biết, theo danh sách trong ban phụ huynh có đầy đủ trưởng, phó và thư kí, nhưng do hai vị còn lại không mặn mà với công việc, còn chị thì do ngại với cô giáo nên phải ôm việc cho cả ba người

"Một mình tôi làm hết, từ chi thu, kêu gọi, thúc giục phụ huynh đóng tiền. Nói thật chứ tôi cảm thấy như mình là một tay sai đòi nợ cho nhà trường.

Mỗi lần các phụ huynh chưa đóng góp tôi lại phải gọi điện cho từng người để nhắc. Phụ huynh có điều kiện thì chỉ giục một vài lần là họ đóng, còn phụ huynh có hoàn cảnh vất vả thì có khi phải gọi tới gọi lui cả chục lần cũng chưa được".

Đó là chưa kể những khoản kêu gọi mãi nhưng phụ huynh vẫn không đóng, thì cuối kì hoặc cuối năm khi tính toán lại, những người trong ban phụ huynh (hội trưởng, hội phó và thư ký) phải chia nhau đóng bù cho đủ.

 "Tôi nhớ cảnh cô giáo hỏi đi hỏi lại có ai xung phong làm trưởng ban phụ huynh không, nhưng không có ai nên tôi đành làm. Họa hoằn lắm tôi mới làm chứ làm trưởng ban phụ huynh để mục đích kêu gọi đóng góp tôi xấu hổ lắm" – chị Ngọc than thở.

hội phụ huynh, hội trưởng hội phụ huynh

Ảnh minh họa Phạm Hải

(nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết)

"Tôi làm trưởng ban vì 500 nghìn đồng biếu cô"

Trong khi đó chị Thu Thảo thì cho biết, cơ duyên chị "phải bất đắc dĩ" nhận làm hội trưởng phụ huynh cho lớp con chị là vì… nhà có điều kiện.

"Đầu năm học, vì sợ con bị cô "đì" và cũng muốn tiếp cận cô giáo nên tôi có bỏ phong bao 500 nghìn đồng đến biếu cô trước.

Không ngờ, trong cuộc họp phụ huynh, đến phần bầu bán thì không có một vị phụ huynh nào nhận nên cô giáo đã hỏi "Có phụ huynh của bé An Nhiên ở đây không?". Khi tôi giơ tay bảo có, thì cô đã nhanh miệng "Nhờ phụ huynh bé An Nhiên làm trưởng ban phụ huynh cho lớp".

Chị Thảo nhận xét rằng các cô giáo rất chú ý khi bầu ban phụ huynh. "Nếu không vì quen biết thì cũng là phụ huynh có điều kiện. Vì như vậy dễ kêu gọi các khoản đóng góp cũng như hỗ trợ lớp mà nhà trường".

Lý giải thêm về việc  lựa chọn phụ huynh có điều kiện làm trưởng ban phụ huynh, chị Thảo cho hay, nhà trường cũng nhắm vào khả năng đóng góp của các lớp để xếp loại thi đua.

"Dù cho rằng việc đóng các khoản ngoài quy định là tự nguyện nhưng chẳng có khoản nào tự nguyện. Nếu lớp đó đóng cho trường nhiều thì lớp được tuyên dương, giáo viên chủ nhiệm được tiếng và đương nhiên việc xếp loại đánh giá thi đua của cô giáo cũng sẽ tăng lên. Ngược lại nếu lớp nào mà có khả năng đóng góp cho nhà trường hạn hẹp hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ bị nhắc suốt".

Có thâm niên làm trưởng ban phụ huynh của trường suốt 3 năm con gái học cấp 3, anh Thanh Tùng cũng đồng ý với cái khoản "nhà có điều kiện", hơn nữa, trưởng ban còn phải là người nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, để còn… đi tiếp khách với thầy cô.

"Trường đúng là có rất nhiều việc, nhiều mong muốn về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho giáo viên. Ví dụ như có lúc trường đề nghị phụ huynh hỗ trợ cho trường bộ loa đài tốt hơn để tổ chức các hoạt động tập thể. Cũng có khi trường đề nghị ban phụ huynh "giúp" một buổi tiếp khách là trường bạn tới giao lưu, hay cấp trên xuống làm việc… Chủ yếu là những gì có liên quan tới tiền nong" – anh Tùng "liệt kê" công việc.

"Có những lần tiếp khách, vì số tiền cũng không quá lớn, hơn nữa cũng vì tôi "có điều kiện", nên lắm khi tôi lấy luôn tiền túi để trả, chứ chẳng tính vào tiến quỹ nữa. Có lẽ vì vậy mà được "tín nhiệm" hẳn 3 năm làm hội trưởng" – anh Tùng cười.

Tuy nhiên, theo anh Tùng, người hội trưởng cũng phải biết cân đối nhu cầu của nhà trường. "Có những việc mình thấy vô lý quá thì cũng lựa lời mà nói lại với nhà trường, như có khi trường gợi ý giúp quà cho sếp nọ sếp kia. Bên cạnh đó, hội phụ huynh cũng nên chú ý tới các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở trong trường. Ngoài việc miễn cho các em tất cả các khoản đóng góp "tự nguyện", chúng tôi còn kêu gọi hỗ trợ một khoản hỗ trợ các em học tập".

Lê Huyền – Ngân Anh



Xem nguồn

Nhiều chính sách học bổng thạc sĩ tại 3 trường ĐH hàng đầu của Phần Lan

Posted: 21 Sep 2016 05:17 AM PDT


Đại diện Hiệp hội các Trường đại học Phần Lan giới thiệu các chương trình học thạc sĩ và các chính sách học bổng năm 2016-2017Đại diện Hiệp hội các Trường đại học Phần Lan giới thiệu các chương trình học thạc sĩ và các chính sách học bổng năm 2016-2017

Theo ông Pekka T.Saavalainen- Giám đốc điều hành của Đại học Phần Lan, 3 trường đại học vừa giới thiệu chương trình thạc sĩ và chương trình học bổng năm 2016-2017 là những trường đại học hàng đầu của Phần Lan và thuộc những trường trong top 2% các đại học đứng đầu trên thế giới.

Chương trình học bổng này có 8 ngành học chính gồm: Khoa học xã hội, Khoa học dữ liệu, Kinh doanh, Quản lý, Y dược, Giáo dục, Luật và Ngôn ngữ, với 60 chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.

Với tiêu chí chọn lựa sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, có trình độ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế (IELTS 6.5 trở lên), ba trường đại học trên sẽ không giới hạn về số lượng cấp học bổng và khuyến khích sinh viên Việt Nam có tài năng, hội đủ điều kiện dự tuyển lấy học bổng toàn phần 100% hoặc bán toàn phần (50% đến 80%).



 Sinh viên đang theo học tại Phần Lan

Ngoài suất học bổng trị giá từ 8.000 đến 12.000 euro/năm, sinh viên xuất sắc toàn cầu còn được miễn giảm toàn bộ sinh hoạt phí với 7.000 euro/năm. Thời gian dự tuyển bắt đầu vào tháng 1/12/ 2016 và kết thúc vào cuối tháng 1/2017.

Được biết, hiện có khoảng 1.000 du học sinh là người Việt Nam đang theo học các chương trình đại học và thạc sĩ tại Phần Lan với tỉ lệ có việc làm ngay khi tốt nghiệp đạt gần 100%.

Ông Pekka T.Saavalainen- Giám đốc điều hành của Đại học Phần Lan nhìn nhận: Trong số du học sinh các nước đang học tại Phần Lan thì du học sinh người Việt Nam được đánh giá cao nhất. Họ không chỉ có ý thức học tập, ý chí cầu tiến mà còn rất thông minh và ham học hỏi.



Xem nguồn

TPHCM ra quy định về các khoản thu trong nhà trường

Posted: 21 Sep 2016 04:36 AM PDT


Ngày 21/9, Sở GD-ĐT và Sở Tài chính TPHCM đã ra hướng dẫn liên Sở về thu, sử dụng học phí và thu khác trong cơ sở giáo dục công lập năm học 2016-2017.

Theo đó, TPHCM quy định các trường không được thu tiền cơ sở vật chất, tiền vệ sinh.

Các cơ sở giáo dục công lập được chủ động tính toán các khoản thu này đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi và sử dụng các khoản thu đúng mục đích thu, thực hiện công khai kế hoạch thu – chi của từng khoản thu đến phụ huynh học sinh trước khi thực hiện thu được quy định cụ thể.

Các trường phải thực hiện công khai thu chi của từng khoản thu hộ, chi hộ tới phụ huynh (Học sinh TPHCM trong giờ ăn trưa ở trường học)

Các trường phải thực hiện công khai thu chi của từng khoản thu hộ, chi hộ tới phụ huynh (Học sinh TPHCM trong giờ ăn trưa ở trường học)

Đối với khoản thu hộ – chi hộ là khoản thu khác (ngoài học phí) được các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thống nhất chủ trương với phụ huynh học sinh để lựa chọn đơn vị cung cấp theo quy định và mua sắm phục vụ trực tiếp cho từng cá nhân học sinh học tập, sinh hoạt như: quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, ấn chỉ hồ sơ học sinh, học phẩm – học cụ, trang bị thiết bị học ngoại ngữ theo Đề án phổ cập và nâng cao năng lực tiếng Anh, ấn chỉ đề kiểm tra (bao gồm giấy thi và đề thi kiểm tra), tiền ăn và nước uống, nha học đường…

Nhà trường phải sử dụng đúng mục đích, thực hiện công khai thu – chi của từng khoản thu hộ, chi hộ của từng khoản đến phụ huynh trước khi thực hiện thu.

Các khoản thu theo thỏa thuận gồm:

Đối với thực hiện tổ chức dạy 2 buổi/ngày: Tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (áp dụng đối với các đơn vị trường học thực hiện chế độ dạy học 2 buổi/ngày).

Đối với các hoạt động giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; tăng cường giáo dục kiến thức, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục khác như:

Tiền tổ chức các lớp học tăng cường ngoại ngữ, tin học; tiền tổ chức học với giáo viên bản ngữ; tiền tổ chức học các phần mềm ngoại ngữ bổ trợ; tiền tổ chức các chương trình kỹ năng sống; tiền tổ chức chương trình ngoại khóa; tiền tổ chức các môn năng khiếu; tiền tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế; tiền tổ chức các hoạt động học nghề THCS.

Đối với việc tổ chức các lớp bán trú: Tiền phục vụ bán trú; tiền vệ sinh bán trú; tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú.

Riêng các lớp phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi không được phép thu tiền.

Đối với các khoản thu tài trợ, đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, các trương tiếp nhận và quản lý theo quy định.

Quy định liên sở nhấn mạnh, tất cả các khoản thu các đơn vị phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến từng phụ huynh học sinh (nêu rõ nội dung các khoản thu theo quy định, khoản theo thỏa thuận và khoản thu hộ – chi hộ ). Khi thu phải cấp biên lai thu tiền, tuyệt đối không được giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền và đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Ngôi trường bỏ hoang trị giá 10 tỷ đồng

Posted: 21 Sep 2016 03:54 AM PDT


Bị đánh giá xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng tới tính mạng học sinh, trường THCS Cao Xanh được xây mới với kinh phí 10 tỷ đồng đã phải bỏ hoang 3 năm nay ngay giữa trung tâm TP Hạ Long.

Trường THCS Cao Xanh thuộc phường Cao Xanh, TP Hạ Long (Quảng Ninh), nằm trên một ngọn đồi với kinh phí xây dựng 10 tỷ đồng từ ngân sách của thành phố Hạ Long. Trường được đưa vào sử dụng vào năm 2008 sau hơn một năm xây dựng. Tuy nhiên, do xuống cấp nên trường đã phải bỏ hoang 3 năm nay.

Trường có quy mô 3 tầng, gồm 15 phòng học, 1 khu nhà hiệu bộ, có thể đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy cho trên 500 học sinh và giáo viên trong toàn trường.

Theo quan sát của phóng viên, cổng trường luôn luôn khóa chặt, biển báo đã được tháo xuống, trong trường không người trông coi, qua lại, cỏ dại mọc đầy sân, cỏ mọc lên cả hành lang tầng một.

Xung quanh nền móng xuất hiện những vết nứt chằng chịt. có một khe nứt rộng 7cm khiến cho ngôi trường như bị tách làm đôi.

Nguy hiểm hơn, các cột chịu lực chính để nâng đỡ ngôi trường cũng bị nứt toác, rất nhiều cửa kính phòng học vỡ rơi đầy xuống nền nhà.

Sau khi tình trạng này diễn ra, từ năm 2013, do lo sợ tình trạng lún nứt ảnh hưởng tới sự an toàn của học sinh, phụ huynh đã kiến nghị tới các cơ quan chức năng. Sau đó, toàn bộ học sinh Trường THCS Cao Xanh được chuyển về địa điểm khác cách chỗ cũ gần 4 km.

"Không biết khi xây họ đã khảo sát địa chất hay không mà mới xây được vài năm đã bỏ hoang. 10 tỷ đồng chứ đâu ít, quá lãng phí" – chị Trần Thị Hồng Phương, người dân sinh sống tại đây nhận xét.

Một số người phỏng đoán nguyên nhân ban đầu khiến Trường THCS Cao Xanh nứt toác được xác định có thể do hoạt động khai thác than "thổ phỉ" trái phép, các hầm lò đào khoét than bên dưới quả đồi khiến phần đất nền ngôi trường bị sụt lún gây ra hậu quả trên. 

trường học, Hạ Long

Cổng trường đã khóa chặt, biển báo trường được tháo xuống

trường học, Hạ Long

Cỏ mọc từ sân vào tới hành lang trường

trường học, Hạ Long

Trong trường không một bóng người

trường học, Hạ Long

Vết nứt rộng 7cm xuất hiện từ tầng 1 đến tầng 3

trường học, Hạ Long

Nhếch nhác khu vực vệ sinh

trường học, Hạ Long

Nền móng tại các cột chịu lực chính xuất hiện những vết nứt lớn

trường học, Hạ Long

Nứt chạy dọc quanh nền móng

trường học, Hạ Long

Vết nứt lớn khiến ngôi trường chục tỷ như bị tách làm đôi

Phạm Công



Xem nguồn

Những đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử ở Nhật Bản

Posted: 21 Sep 2016 03:11 AM PDT


 – Trong bài viết "Nhật Bản sắp bỏ thi trắc nghiệm trong tuyển sinh"trước đó, tôi đã giới thiệu sơ lược về Kì thi thứ nhất vào đại học được tiến hành bằng hình thức trắc nghiệm ở Nhật Bản. 

Trong bài viết này tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về đề thi môn "Lịch sử Nhật Bản B" trong kì thi này. Liên quan đến môn Lịch sử, ở Nhật Bản học sinh THPT sẽ học các môn như: Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B. Trong kì thi thứ nhất vào đại học, các thí sinh sẽ lựa chọn môn thi phù hợp với yêu cầu của trường đại học mình muốn nộp đơn xét tuyển, tham dự kì thi thứ hai do trường tổ chức.

Kiểu đề thi

Đề thi lịch sử Nhật Bản do Trung tâm tuyển sinh quốc gia ra thường trải rộng từ thời nguyên thủy tới hiện đại. Theo các tác giả tài liệu "Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B" (NXB Kyogaku, 2016) thì đề thi môn lịch sử của trung tâm có thể phân ra làm 3 kiểu chủ yếu: Kiểu đề yêu cầu lựa chọn câu đúng-câu sai, kiểu đề ghép nối và kiểu đề yêu cầu sắp xếp theo trật tự niên đại, thời đại.

Trong 3 kiểu đề trên thì kiểu đề yêu cầu lựa chọn câu đúng-câu sai quan trọng nhất và cũng…khó nhất.

Trong kỳ thi chính thức năm 2006 đối với môn Lịch sử Nhật Bản B, tỉ lệ các câu hỏi trong bài thi phân theo ba kiểu đề nói trên như sau: Số câu yêu cầu sắp xếp theo trật tự niên đại, thời đại (11%), số câu yêu cầu ghép nối (61%), số câu yêu cầu chọn câu đúng-câu sai (28%).

Ở Nhật Bản nhiều người cũng nghĩ môn Lịch sử là môn có vẻ như chỉ yêu cầu học thuộc lòng.

Tuy nhiên, khi khảo sát các đề thi của trung tâm người ta thấy rằng các tác giả ra đề rất coi trọng việc đo đạc xem "thí sinh có hiểu chính xác hay không".

Vì vậy các câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu đúng-câu sai trở thành trung tâm của đề thi. Trong kì thi chính thức của trung tâm năm 2016, ở môn Lịch sử Nhật Bản B có 28% tổng số câu hỏi là thuộc kiểu chọn câu đúng-câu sai (10/36 câu) và nếu tính thêm cả các câu yêu cầu ghép nối các câu đúng, câu sai thì tỉ lệ này tăng lên 64% (23/36 câu).

Dưới đây là một số câu hỏi trong đề thi phân theo 3 kiểu câu hỏi nói trên.

Kiểu 1. Câu hỏi yêu cầu lựa chọn câu đúng-câu sai (câu hỏi số 4 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2004)

Hãy lựa chọn câu văn trình bày chính xác về mối quan hệ đối với vùng phía Bắc trong số các câu từ 1 đến 4 dưới đây.

1. Mogami Tokunai đã thám hiểm hướng Shiberia.

2. Laxman đã cùng với Takadaya Kahee đến Nemuro.

3. Ino Tadataka đã đo đạc vùng bờ biển Ezochi

4. Rezanop cùng với Daikokuya Kodayu đã đến Nemuro

Đáp án: 2

Kiểu 2. Câu hỏi ghép nối

Kiểu này có ba dạng là "ghép nối từ-cụm từ", "ghép nối các câu" và "ghép nối giữa thuật ngữ lịch sử với câu văn thuyết minh".

Dạng 1: "Ghép nối từ-cụm từ" (Câu số 1 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2004)

Khi bước vào thời kì Heian, những quý tộc có thế lực đã thiết lập (a) và cho đệ tử của dòng họ nghỉ lại để tiện lợi cho việc học tập. Trong khi Đại học-Quốc học là cơ quan đào tạo quan lại thì Shugeishuchiin do (b) thành lập lại là nơi học tập của tăng lữ và dân chúng.

Câu hỏi: Hãy chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ 1 đến 4 để điền vào chỗ trống trên câu trên tạo ra câu văn chính xác.

1. a. Daigaku Besso b. Saicho

2. a. Daigaku Besso b. Kukai

3. a. Untei b. Saicho

4. a. Untei b. Kukai

Đáp án: 3

Dạng 2: "Ghép nối các câu" (câu hỏi số 6 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2004)

Các câu từ X đến Z dưới đây nói về xã hội và văn hóa nửa sau thế kỉ XV. Hãy chọn ra phương án đúng nhất trong số các phương án từ 1 đến 4

X. Ki-tô giáo truyền tới và lan rộng với trung tâm là Tây Nhật Bản.

Y. Bằng hoạt động truyền giáo của Nisshin, phái Nichiren đã mở rộng tới các địa phương ở Tây Nhật Bản với trung tâm là Kyoto.

Z. "Ứng an tân thức", cuốn sách về quy tắc của Renka đã được biên soạn.

1. X đúng, Y đúng, Z sai

2. X sai, Y đúng, Z đúng

3. X đúng, Y sai, Z sai

4. X sai, Y đúng, Z sai

Đáp án: 4.

Dạng 3: "Ghép nối thuật ngữ lịch sử với câu văn thuyết minh:" (Câu số 4 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2015)

Hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong số các phương án từ 1 đến 4 ở dưới đây với tư cách là câu văn chính xác khi ghép nối câu văn X, Y viết về giao thông của vùng Tây Nhật Bản thời cận thế với các tên người tương ứng.

X. Kết nối Osaka với vùng Đông Bắc và xây dựng đường thủy tới phía Tây (hải vận).

Y. Đào sông Takase-gawa và có đóng góp cho sự phát triển của vận tải đường sông bằng thuyền trong vùng nội địa

a. Kawamura Zuiken b. Kinokuniya Bunzaemon c. Tanaka Shosuke

1. X-a Y-c

2. X-a Y-d

3. X-b Y-c

4. X-b Y-d

Đáp án: 2

Kiểu 3. Câu hỏi về sắp xếp trật tự niên đại, thời đại

Thông thường câu hỏi kiểu này sẽ đưa ra ba câu văn và yêu cầu thí sinh sắp xếp đúng theo trật tự niên đại. Ví dụ câu số 5 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2009 như sau:

Hãy lựa chọn đáp án đúng trong các phương án từ 1 đến 6 với tư cách là sự sắp xếp chính xác theo trật tự niên đại từ xưa đến nay.

I. Chính đảng xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Nhật Bản ra đời và hô hào thực hiện bầu cử phổ thông.

II. Phong trào hộ hiến lần hai nổ ra

III. Tư cách nộp thuế trong quyền bầu cử đã hạ xuống mức trên 3 yên đối với thuế trực thu.

1. I-II-III

2. I-III-II

3. II-I-III

4. II-III-I

5. III-I-II

6. III-II-I

Đáp án : 2

Ngoài ra cũng có thể kể thêm một kiểu nữa được gọi là kiểu câu hỏi "lựa chọn đơn giản". Số lượng các câu hỏi yêu cầu ghi nhớ thuần túy này chiếm số lượng rất ít trong đề thi. Ví dụ như câu số 5 trong Đề thi bổ sung môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2003 dưới đây:

Vào ngày 1/1/1946, Thiên hoàng đã ra tuyên bố

Câu hỏi: "Tuyên bố" được gạch chân ở trên gọi là gì? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các phương án từ 1 đến 4.

1. Sắc chỉ giáo dục

2. Tuyên bố quốc thể minh trưng

3. Tuyên ngôn độc lập

4. Tuyên ngôn Thiên hoàng là con người

Đáp án: 4

Nội dung đề thi

Đề thi bố trí các câu hỏi bao quát một phạm vi khá rộng. Vì vậy, nhìn ở phương diện nội dung có thể thấy các câu hỏi được thiết kế phân chia theo thời đại hoặc theo lĩnh vực.

Khi phân chia theo thời đại, thông thường các câu hỏi sẽ được tính toán để có cả câu hỏi về lịch sử theo chủ đề và các câu hỏi theo thời đại.

Từ năm 1997 trở lại đây, các câu hỏi đầu tiên trong bài thi thường là các câu hỏi về lịch sử theo chủ đề.

Các chủ đề thường được sử dụng trong 10 năm trở lại đây có thể được tổng hợp như dưới đây:

Kỳ thi chính thức Kỳ thi bổ sung
2016 Nhật ký với tư cách là sử liệu
2015 Những người vượt biển Các vấn đề liên quan đến mô hình sinh hoạt
2014 Các vấn đề liên quan đến bảo quản văn kiện lịch sử Cái nhìn của người nước ngoài về Nhật Bản
2013 Lịch sử Hokkaido và Lịch sử Okinawa Lịch sử kinh tế Nhật Bản nhìn từ Tokuseirei (Đức chính lệnh)
2012 Lịch sử Nhật Bản nhìn từ các di sản văn hóa Lịch sử chiến tranh
2011 Lịch sử đèn chiếu sáng và nguồn năng lượng Sự di động sang xu hướng kết hợp Thần đạo với Phật giáo
2010 Lịch sử võ sĩ Nhật Bản trong lòng thế giới
2009 Sự thay đổi quy hoạch hành chính khu vực Lịch sử Kyoto
2008 Lễ hội và tín ngưỡng ở đền thờ Thần đạo Lịch sử chế độ thuế khóa
2007 Khảo sát di sản văn hóa Tham quan học tập di tích ở vùng phía nam khu vực Kanto

(Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.25)

Các câu hỏi còn lại sẽ phân chia thành câu hỏi về thời nguyên thủy-cổ đại, câu hỏi về thời trung thế, câu hỏi về thời cận thế, câu hỏi về thời cận-hiện đại.

Cũng có thể thấy các câu hỏi được thiết kế dựa trên ý đồ "rải đều" trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử chính trị, lịch sử văn hóa, lịch sử kinh tế xã hội, lịch sử ngoại giao, các lĩnh vực khác.

Kĩ thuật thiết kế câu hỏi trong đề thi

Một đặc điểm nổi bật đáng chú ý của các câu hỏi được đưa ra trong kì thi do Trung tâm tuyển sinh quốc gia nói trên tổ chức là sự xuất hiện rất nhiều các sử liệu, tài liệu.

Các sử liệu được sử dụng ở đây không chỉ là sử liệu thành văn mà còn bao gồm cả bức ảnh chụp các tác phẩm mĩ thuật, bản đồ, biểu đồ-đồ thị, bảng biểu (ở Nhật người ta gọi những sử liệu này là "sử liệu thị giác").

Ví dụ như trong câu hỏi số 2, Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2008 có dẫn ra sử liệu là đoạn trích tác phẩm "Nhật Bản linh dị kí", được viết vào đầu thời Heian (794-1185) kèm các chú thích cần thiết từ đó đặt ra yêu cầu học sinh phải chọn ra một câu sai trong 4 câu được đưa ra với tư cách là kết quả có thể đọc được (suy luận) từ tư liệu nói trên.

Đề thi trắc nghiệm, môn Lịch sử, Nhật Bản, thi trắc nghiệm

Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.32)

Xu hướng sử dụng đoạn trích các tác phẩm với tư cách là sử liệu rất phổ biến trong những năm trở lại đây. Một số tác phẩm hay được trích là "Vạn diệp tập", "Lưu Cầu quốc đồ", "Tống thư"… những đoạn trích này nếu là cổ văn sẽ có thêm phần dịch sang ngôn ngữ hiện đại và các chú thích cần thiết.

Đề thi cũng sử dụng rất nhiều "sử liệu thị giác" (ảnh tác phẩm mĩ thuật, đồ thị, bảng biểu, bản đồ). Ví dụ câu hỏi số 4 trong Đề thi bổ sung năm 2004 có đưa ra bốn bức tranh đánh số từ 1 đến 4 và yêu cầu thí sinh lựa chọn ra bức tranh vẽ cảnh các thương nhân đang tiến hành phương pháp buôn bán mới có tên "Genkinkakenenashi".

Đề thi trắc nghiệm, môn Lịch sử, Nhật Bản, thi trắc nghiệm

 (Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.34).

Ngoài ra đề thi cũng sử dụng bản đồ, đồ thị, bảng biểu để yêu cầu thí sinh đọc hiểu, giải mã thông tin. Ví dụ câu hỏi số 6 Đề chính thức năm 2007 có đưa ra "Biểu đồ diễn tả sự di động dân số của thủ đô Tokyo, phủ Osaka, tỉnh Aichi trong 40 năm từ năm 1920-1960". Từ đó đặt ra yêu cầu thí sinh chọn ra một câu sai trong số 4 câu được đưa ra dưới đây:

– Bối cảnh đằng sau sự suy giảm dân số trong năm 1945 là sự hư hại của các đô thị do hậu quả của chiến tranh.

– Sự suy giảm dân số của thủ đô Tokyo 1945 năm tương đương với sự gia tăng dân số trong những năm 1920-1944

– Dân số của phủ Osaka trong thời kì chiến tranh Thái Bình Dương có xu hướng giảm

– Thủ đô Tokyo và phủ Osaka trong suốt những năm 1950 vẫn chưa hồi phục được mức dân số trước chiến tranh

Đáp án: 4

Đề thi trắc nghiệm, môn Lịch sử, Nhật Bản, thi trắc nghiệm

 (Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.36)

Như vậy, nhìn vào mô hình, nội dung và cách thức kĩ thuật của đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử ở Nhật Bản sẽ thấy đề thi chú trọng đến tư duy sử học và các phương pháp của sử học như phân tích, đọc hiểu, phê phán tư liệu.

Nó phản ánh chân thực lý luận mối quan hệ giữa sử học và giáo dục lịch sử không phải là mối quan hệ một chiều ở đó giáo dục lịch sử truyền đạt các thành tựu của sử học mà giáo dục lịch sử còn tích cực sử dụng các phương pháp của nhà sử học.

Nội dung lịch sử cũng trải rộng từ thời cổ đại đến hiện đại và bao trùm mọi lĩnh vực.

Từ đó có thể liên tưởng đến sự hiện diện của ba hình thái giáo dục lịch sử đang tồn tại trong trường học của Nhật là "lịch sử theo chủ đề" thông sử và "lịch sử lội ngược dòng" cũng như triết lý giáo dục lịch sử hướng đến "nhận thức lịch sử khoa học" và "phẩm chất công dân" mà người Nhật đang theo đuổi.



Xem nguồn

Comments