Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhà khoa học 8X Việt được đặc cách làm giảng viên của Viện công nghệ số 1 thế giới

Posted: 20 Sep 2016 10:20 AM PDT


Đôi nét về TS Vũ Thành Long

Sinh năm: 1984

– Tốt nghiệp ĐH trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

– Tốt nghiệp tiến sĩ tại trường ĐH Quốc Gia Singapore (NUS)

– Hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại Học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ.

Thành tích nổi bật:

– Chủ tịch đương nhiệm Hội điều khiển của Hiệp hội kỹ thuật thế giới (IEEE Control Systems Society ) tại khu vực Boston, Mỹ

– 3 lần giành được tài trợ nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia và Bộ Năng lượng Mỹ (cho các dự án hợp tác về năng lượng tái tạo)

– Top 5 Luận án tiến sỹ xuất sắc nhất của ĐH Quốc gia Singapore

– 3 lần giải nhất Toán học sinh viên toàn quốc.


TS Vũ Thành Long hiện là giảng viên và nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực năng lượng mới tại MIT – Viện khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới.

TS Vũ Thành Long hiện là giảng viên và nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực năng lượng mới tại MIT – Viện khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới.

Những nghiên cứu "mở đường" về năng lượng mặt trời

Ngoài 30 tuổi, tiến sĩ Vũ Thành Long đã gặt hái được thành công trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình tại đất Mỹ. Chàng trai quê Nam Sách, Hải Dương hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại Viện công nghệ kỹ thuật số 1 nước Mỹ – Học viện Công nghệ Massachussets (MIT). Nghiên cứu của TS Thành Long tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trước khi đến Mỹ, anh Long đã có thời gian học tiến sĩ tại đảo quốc sư tử Singapore.

Tốt nghiệp ngành Điều khiển tự động tại Đại học Bách khoa Hà Nội, chàng trai Hải Dương viết thư xin đến làm nghiên cứu với giáo sư Shuzhi Sam Ge, một giáo sư đầu ngành của thế giới tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS).

Nhờ thành tích 3 lần giải Nhất Toán học sinh viên toàn quốc, Thành Long may mắn được giáo sư chú ý và ủng hộ giành học bổng NGS của NUS, vốn là học bổng nghiên cứu tiến sỹ tốt nhất của Singapore lúc bấy giờ.

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, Thành Long đặt mục tiêu sang Mỹ nghiên cứu và mơ ước được đến Học Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT), trung tâm khoa học công nghệ của nước Mỹ và thế giới để học hỏi và làm việc.

Ước mơ biến thành hành động, anh lại viết thư làm quen và được giáo sư Konstantin Turitsyn tại MIT nhận đến làm nghiên cứu sau tiến sĩ. Đây là khoảng thời gian nghiên cứu hiệu quả nhất của chàng trai Việt, với rất nhiều công trình mà anh tâm đắc. TS Long đã 3 lần giành được tài trợ nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia và Bộ Năng lượng Mỹ cho các dự án hợp tác về năng lượng tái tạo.

Nhờ những kết quả đó, sau 1,5 năm anh Long được MIT đề bạt (sớm khoảng 1,5 năm so với những người làm sau tiến sỹ khác tại MIT) làm nhà nghiên cứu và đồng thời cũng là giảng viên tại MIT, chuyên ngành năng lượng mới.


TS. Long cũng là Chủ tịch đương nhiệm Hội điều khiển của Hiệp hội kỹ thuật thế giới (IEEE Control Systems Society) tại khu vực Boston, Mỹ.

TS. Long cũng là Chủ tịch đương nhiệm Hội điều khiển của Hiệp hội kỹ thuật thế giới (IEEE Control Systems Society) tại khu vực Boston, Mỹ.

"Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo (từ gió, mặt trời…) ngày càng được đưa vào hệ thống điện nhiều hơn để giảm ô nhiễm môi trường gây ra bởi các nguồn điện truyền thống (than đá, hạt nhân…).

Tuy nhiên các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời đều tăng giảm liên tục, không ổn định, do đó khó đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và có thể gây thiếu điện hoặc mất điện trên diện rộng.

Vì vậy, mình nghiên cứu tính ổn định của cả hệ thống điện lớn khi có tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo. Chẳng hạn mình trả lời câu hỏi: Với mỗi hệ thống thì có thể tích hợp bao nhiêu phần trăm năng lượng tái tạo? Nếu có nguy cơ mất ổn định hệ thống thì phải làm gì?", TS Thành Long chia sẻ.

Các nghiên cứu tại MIT thường có tính mở đường và tạo tầm ảnh hưởng lớn. Chàng trai Việt đang đề xuất một hướng nghiên cứu mới để duy trì tính ổn định của hệ thống điện bằng cách thay đổi cấu trúc hệ thống. Hiện nay, dự án này đã được Bộ Năng Lượng Mỹ (chương trình IDEAS) chấp nhận chủ trương (concept paper) vì có ý tưởng đột phá.

TS Long cho biết, việc xin tài trợ để làm nghiên cứu từ Chính phủ Mỹ thường rất khó khăn (tỷ lệ thành công trung bình là 10-20%). "Để xin được tài trợ thì ngoài việc chọn vấn đề có tính thực tiễn quan trọng và có ý tưởng nghiên cứu hay để giải quyết, thì bọn mình phải tìm cách hợp tác với các tên tuổi lớn trong ngành để tăng độ tin cậy cũng như tìm kiếm các công ty để có thể thử nghiệm, đánh giá. Do lĩnh vực năng lượng tái tạo đang thu hút nhiều sự chú ý, nên mình may mắn giành được tài trợ cho 3/4 dự án đã tham gia hợp tác. Mình cũng đang hy vọng vào các dự án tiếp theo", anh Long cho hay.

Anh cũng đang là Chủ tịch Hội điều khiển của Hiệp hội kỹ thuật thế giới (IEEE Control Systems Society) tại khu vực Boston, Mỹ, nơi tập trung những nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điều khiển.

Tự hào về các sinh viên Việt Nam tại MIT

Song hành việc nghiên cứu, nhà khoa học trẻ đứng lớp trực tiếp để giảng dạy các sinh viên của Học viện công nghệ kỹ thuật hàng đầu nước Mỹ. Và tại đây, TS Việt đã dạy không ít bạn trẻ tài năng giành học bổng trở thành sinh viên MIT.

Nói về những bạn trẻ Việt Nam tại MIT, TS Thành Long bày tỏ niềm tự hào, vui mừng vì họ không chỉ giỏi kiến thức học tập mà còn năng động và thể hiện khả năng lãnh đạo tốt ở môi trường quốc tế.

"Trong lớp mình tham gia dạy ở MIT, mình có gặp các bạn sinh viên Việt Nam. Đó đều là những bạn trẻ xuất sắc nổi bật trong cộng động sinh viên/ du học sinh Việt. Có bạn từng được nhiều huy chương vàng/bạc Olympic quốc tế.

Các bạn ấy rất giỏi và thường đứng đầu lớp trong các bài kiểm tra, ngoài ra còn thể hiện khả năng hòa nhập và lãnh đạo tốt. Mình học được nhiều điều từ các bạn ấy, và thực sự mong rằng các bạn trẻ ấy sẽ là tương lai của Việt Nam", anh Long tâm sự.


TS Vũ Thành Long và TS Hoàng Đức Chính - một trong những người tham gia tổ chức hội nghị quốc tế về năng lượng mới tại Hà Nội, Việt Nam vào tháng ngày 14/11 tới đây.

TS Vũ Thành Long và TS Hoàng Đức Chính – một trong những người tham gia tổ chức hội nghị quốc tế về năng lượng mới tại Hà Nội, Việt Nam vào tháng ngày 14/11 tới đây.

Mở hội nghị quốc tế về năng lượng mới ở quê hương

Thành danh trên đất Mỹ, vị TS trẻ ước mơ sử dụng chuyên môn của mình để đóng góp cho ngành năng lượng tái tạo ở quê hương. Bởi anh Thành Long nhận thấy, Việt Nam có lợi thế là một trong những nước nhiệt đới, được phân bổ nhiều ánh nắng mặt trời, có bờ biển dài trên 3.000km với nguồn năng lượng sóng biển lớn, đồng thời lượng gió tại nhiều vùng miền cũng rất dồi dào. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng tái tạo.

"Tuy nhiên cần nghiên cứu xem nên phát triển bao nhiêu phần trăm năng lượng tái tạo là hợp lý, cả về mặt kinh tế trong so sánh với đầu tư trước mắt và cả về tác động lâu dài lên tính ổn định của hệ thống điện", TS Thành Long cho biết.

Đó cũng là một trong các lý do anh trực tiếp tham gia tổ chức Hội nghị quốc tế về năng lượng mới tại Việt Nam – IEEE ICSET 2016 ( http://icset-ieee.org/2016/ ) với tư cách Chủ tọa chương trình.

TS Long vui mừng cho biết, anh đã may mắn mời được về "không mất tiền" các giáo sư hàng đầu thế giới về năng lượng, như: Giáo sư P. R. Kumar (University Distinguished Professor của ĐH Texas A&M, Viện sỹ Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ và Viện sỹ Cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới); Giáo sư Hsiao-Dong Chiang (ĐH Cornell, thành viên cao cấp của Hiệp hội Kỹ thuật thế giới); Giáo sư Longya Xu (ĐH Ohio, thành viên cao cấp của Hiệp hội Kỹ thuật thế giới)… Các giáo sư đầu ngành này sẽ có các bài phát biểu sâu, trình bày nghiên cứu và đưa ra các viễn kiến và hướng đi mới cho lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Nhà khoa học trẻ thực sự hi vọng hội nghị sẽ mang đến những sáng kiến thú vị, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế, và là một cầu nối thúc đẩy, tạo điều kiện hợp tác lâu dài giữa các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam với các nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới.

Nhắn nhủ với các bạn trẻ về con đường hiện thực hóa đam mê, nhà khoa học 8X tâm sự: "Mình tin rằng hãy cứ ước mơ thật lớn và làm việc hết mình vì giấc mơ ấy, thì không gì có thể ngăn cản các bạn đạt được ước mơ của mình.

Mình quan niệm là mình đang ở trong một cuộc lội ngược dòng nước, trong đó mình liên tục tự đặt ra các mục tiêu, ước mơ ngày càng lớn và đồng thời khắc phục các hạn chế của bản thân để đạt được mục tiêu, ước mơ đó. Rồi lại ước mơ tiếp…".

Lệ Thu

(Ảnh NVCC)



Xem nguồn

Những buổi họp phụ huynh ngoài mong đợi

Posted: 20 Sep 2016 09:38 AM PDT


Cũng như bao phụ huynh khác, ngày chủ nhật vừa qua chị Thu Hòa (TP.HCM) đã chính thức trở thành phụ huynh của "đại học chữ lớn".

Trước đó một tuần, cô giáo đã gửi thư mời để tham dự cuộc họp này, gia đình chị đã bàn bạc kĩ bố hay mẹ sẽ tham dự cuộc họp đầu tiên của bé. Sau đó, cả nhà thống nhất mẹ cháu sẽ đi họp phụ huynh cho con.

họp phụ huynh, phụ huynh, học sinh

Ảnh minh họa (Đinh Quang Tuấn)

"Năm ngoái chúng tôi thu 20.000 tiền nước nhưng các em uống ít…"

"Tranh thủ cô giáo chưa tới, chúng tôi tụ tập hỏi han, chuyện trò cùng nhau. Câu chuyện chủ yếu xoay quanh các con và các khoản đóng góp cho nhà trường. Tôi nhớ, có phụ huynh còn mạnh dạn "Ôi đầu năm họp phụ huynh chỉ để thông báo chuyện tiền nong, còn chuyện gì khác đâu"" – chị Hòa kể lại.

"Thế rồi, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp, nở nụ cười thân thiện, vui vẻ. Sau đó, cô viết và giới thiệu các nội dung cuộc họp lên bảng. Một điều khiến tôi bất ngờ là chữ của cô giáo rất đẹp. Thấy vậy nhiều phụ huynh cũng ồ lên vì thấy chữ quá đẹp".

Phần nội dung đầu tiên, cô hỏi han từng phụ huynh, hỏi han từng thói quen và sở thích của từng cháu. Sau rồi cô chốt lại "Cảm ơn các anh/ chị đã giúp tôi biết được nhiều thông tin đáng quý từ các em, những thông tin này sẽ giúp cô giáo hiểu hơn về các em.

Những em có thói quen tốt chúng tôi sẽ cố gắng giúp các em phát huy. Những em có thói quen chưa đẹp lắm, chúng tôi sẽ cùng phụ huynh điều chỉnh để các em. Mong phụ huynh luôn đồng hành cùng chúng tôi".

Phần quan trọng nhất là khoản thu chi đầu năm. Chị Hòa bảo mình đã rất hồi hộp chờ biết phải đóng khoản gì cho con. Nhưng điều lạ lùng là chẳng có khoản nào ngoài những khoản thu chị đã đọc và tính trước.

Cô giáo chỉ bảo, "Các anh chị đóng các khoản theo quy định của thành phố. Duy nhất chỉ có một khoản chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ của phụ huynh là tiền nước. Với khoản thu này, năm trước trường thu mỗi cháu 20.000 đồng nhưng các cháu uống ít nên không hết số tiền này. Vì vậy năm nay chúng tôi sẽ thu mỗi cháu 10.000 đồng".

Khi nghe cô nói vậy, nhiều phụ huynh còn nói vọng "thu ít vậy có đảm bảo đủ nước cho các cháu uống không cô?".

Nhưng cô giáo chỉ nhẹ nhàng "Phụ huynh yên tâm, các cháu sẽ uống theo đúng nhu cầu của mình. Đó cũng là một cách để chúng tôi dạy các cháu tiết kiệm"".

họp phụ huynh, phụ huynh, học sinh

Ảnh minh họa (Đinh Quang Tuấn)

"Thúc" phụ huynh theo con từng bước

Con trai vừa chuyển cấp, chị Hồng Nga (Hà Nội) cho sang học tại một trường tư thục thuộc loại "tầm tầm" trong thành phố thay vì trường công. Năm nay con lên lớp 7, chị Nga cho biết các buổi họp phụ huynh ở đây thường rất thoải mái. Buổi họp sáng hôm chủ nhật vừa qua cũng như vậy, là một cuộc họp khác hẳn so với 10 lần họp phụ huynh trong 5 năm con chị học tiểu học trường công.

"Trong các buổi họp hay các cuộc gặp mặt với phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm chẳng bao giờ nhắc đến tiền, vì việc này do bộ phận kế toán đảm trách. Đầu năm học nhà trường gửi email thông báo, phụ huynh đến nộp trực tiếp tại phòng kế toán cùa trường.

Khi họp phụ huynh, cô chủ nhiệm chỉ nói về các chương trình mới do nhà trường triển khai trong năm học này. Cô nói lý do vì sao trường làm vậy, và mong phụ huynh ủng hộ.

Phần thú vị nhất của buổi họp phụ huynh là khi giáo viên tư vấn cho học sinh phương pháp theo dõi, động viên, khuyến khích con trong học tập dựa trên một phương thức trắc nghiệm đang được giới thiệu rộng rãi gần đây.

Bên cạnh đó, cô giáo đặc biệt nói kỹ về chương trình kết nối phụ huynh với việc học tập của con và với nhà trường. Ví dụ như năm nay, nhà trường đề nghị phụ huynh theo sát con bằng cách "chấm điểm" cho con khi ở nhà. Phụ huynh phải quan sát, nhận xét con về tính tự chủ trong việc học như thế nào, vệ sinh cá nhân ra sao, giúp đỡ bố mẹ việc gì… Bố mẹ sẽ chấm cho con được bao nhiêu sao.

Cuối tháng tổng kết, những học sinh giành được nhiều sao nhất sẽ có phần thưởng là được sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, tai nghe, hệ thống nghe nhạc… của trường.

Chị Nga vui vẻ "Nhớ lại những buổi họp phụ huynh "nghĩa vụ" trước đây, tôi thấy cứ như không chỉ con tôi được chuyển trường, mà tôi cũng đã chuyển thành một kiểu phụ huynh mới – nhiệt tình, yêu trường quý cô chẳng khác gì con mình".

Lê Huyền – Ngân Anh



Xem nguồn

Môn Địa lý thuộc Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội?

Posted: 20 Sep 2016 08:56 AM PDT


– Trước dự thảo của kỳ thi THPT quốc gia 2017, một trong những điều nhận được nhiều ý kiến phản biện là việc xếp môn Địa lý vào bài thi tổ hợp Khoa học xã hội liệu đã phù hợp. Bởi đây là môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội.

thi THPT quốc gia 2017, Thi THPT 2017, Thi THPT quốc gia năm 2017, bài thi tổ hợp, Bộ GD-ĐT
Nhiều ý kiến thắc mắc môn Địa lý vào bài thi tổ hợp Khoa học xã hội liệu đã phù hợp khi đây là môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội.
 (Ảnh minh họa: Nguyen Viet Thanh/smithsonianmag.com)

Một trong những điểm mới trong dự thảo của kỳ thi THPT quốc gia 2017 là xuất hiện hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và xã hội. Cụ thể, với cách chia mà Bộ GDĐT đưa ra, môn Địa lý cùng môn Lịch sử và Giáo dục công dân để hợp thành một bài thi tổ hợp mang tên Khoa học xã hội.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc xếp vào nhóm như thế này liệu có sai về bản chất khi đây là một môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội. Thậm chí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) có hẳn Khoa Địa lý. Trong khi đó, ở ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Khoa Địa lý thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn.

Một người nghiên cứu về giáo dục thắc mắc: "Tại sao ở nước ta môn Địa lý đáng ra phải học nhiều về tự nhiên mà lại xếp vào tổ hợp Khoa học xã hội?"

Về điều này, GS.TS Nguyễn Cao Huần (Khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) khẳng định bản chất Địa lý là môn học gồm cả kiến thức tự nhiên và xã hội.

"Quan niệm Địa lý là môn học khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên đều sai hết vì nó là môn khoa học liên ngành. Nó là một môn khoa học tổng hợp vừa phản ánh tự nhiên vừa phản ánh kinh tế xã hội", GS Huần nói.

GS Huần cho rằng không nên xếp môn Địa lý vào bài thi tổ hợp mang tên Khoa học xã hội bởi điều này vô hình trung làm học sinh và xã hội hiểu sai về bản chất môn học này.

"Địa lý có quá nhiều kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên chứ đâu phải chỉ xã hội. Ví dụ nó phản ánh khí hậu, thời tiết, tài nguyên, thổ nhưỡng, địa lý thực vật, các vấn đề môi trường, tai biến thiên nhiên,… trong phục vụ những vấn đề phát triển dân cư, quy hoạch về các khu dân cư, phát triển kinh tế gắn với mỗi cộng đồng nào đấy", GS Huần dẫn chứng.

Địa lý là một môn khoa học tổng hợp cả xã hội và cả tự nhiên vì vậy cần phải để làm môn độc lập.

Đồng quan điểm, GS Trương Quang Hải chia sẻ: "Tôi nghĩ nếu chỉ mảng địa lý nhân văn thì được nhưng còn mảng địa lý tự nhiên nữa, do đó nếu xếp vào bài thi Khoa học xã hội tôi cho chưa bao hết được. Xếp như vậy tiện nhóm chung để đỡ thi lẻ các môn, nhưng gộp vào tên gọi tổ hợp đó thì không hợp lý".

Bởi địa lý dân cư, đô thị, kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,… thuộc xã hội, còn kiến thức về khí hậu, thủy văn, thổ những, tài nguyên, địa hình,… lại thuộc về tự nhiên.

Theo GS Hải, nếu xếp vào bài thi Khoa học xã hội sẽ khiến phụ huynh, học sinh và xã hội dần có một cách nhìn nhận sai lệch. Do đó nếu tách được làm một môn thi độc lập là tốt nhất. Tuy nhiên, ông Hải cũng thừa nhận cái khó là giờ môn nào cũng "bày ra" tất cả thì học sinh phải thi nhiều môn và học quá nhiều kiến thức.

GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo (ĐH QG Hà Nội) có cách nhìn khác và đồng tình với việc xếp Địa lý vào bài thi tổ hợp này.

"Địa lý có 2 phần địa lý nhân văn và địa lý tự nhiên, nhưng ở phổ thông là địa lý nhân văn. Ví dụ đất, nước,… như thế thì dân số như thế nào, rồi cơ cấu kinh tế như thế nào… Tức là phần địa lý tự nhiên gần như không có mà chủ yếu là kiến thức tích hợp giữa nhân tố con người với điều kiện tự nhiên. Do đó theo tôi việc xếp địa lý vào khoa học xã hội là hợp lý", ông Giang phân tích.

Là người trực tiếp giảng dạy môn Địa lý lớp 12, cô Nguyễn Thị Hồng Huệ (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu) cho rằng chương trình lớp 12 (sẽ áp dụng vào thi THPT quốc gia 2017) nghiêng nhiều hơn về khoa học xã hội. Bởi trong chương trình sách giáo khoa l chủ yếu nói về địa lý kinh tế xã hội, trong khi địa lý tự nhiên chỉ chiếm một phần nhỏ.

"Nếu bàn nên xếp vào Khoa học tự nhiên hay xã hội, thì thực ra ở nước ta trước nay đều mặc định xếp Địa lý vào môn xã hội. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, tôi thấy môn Địa lý nghiêng nhiều về tự nhiên hơn, tư duy logic. Thậm chí nhiều bài tập liên quan đến tính toán như cơ cấu %,…".

Chị Huệ cho rằng với dự kiến của Bộ GDĐT, năm 2017 (nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT) thì việc xếp môn Địa vào tổ hợp này có thể chấp nhận được.

"Tuy nhiên, với định hướng năm 2018 nội dung đề thi có thêm chương trình lớp 11 và từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT, có rất nhiều kiến thức địa lý tự nhiên. Do đó, việc xếp vào bài thi Khoa học tự nhiên hay xã hội, Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu kỹ.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Dạy tiếng Anh tại TP.HCM gặp rối

Posted: 20 Sep 2016 08:14 AM PDT


Theo thông tin của các báo ra ngày 20/9, việc dạy và học tiếng Anh trên địa bàn TP.HCM ngay đầu năm học mới đã có nhiều điểm tích cực lẫn vướng mắc.

Rối vì quá nhiều chỉ đạo

Bài "Khổ với tài liệu học tiếng Anh" trên Báo Thanh niên phản ánh ngoài việc tạo ra cơ hội để các đơn vị phát hành sách tiếp cận với nhà trường, Sở GD-ĐT TP.HCM còn ban hành các văn bản khó hiểu khiến lãnh đạo các trường không biết phải thực hiện thế nào, còn phụ huynh phải liên tục chi trả khoản tiền lớn cho tài liệu tiếng Anh của con em.

dạy Tiếng Anh, học Tiếng Anh, năm học 2016 - 2017

Học sinh tiểu học tại TP.HCM học giáo trình i-Learn Smart Star

(Ảnh: Báo Thanh niên)

Theo báo này, năm học 2015 – 2016, dù mới học được nửa cuốn Family and friends của NXB Oxford nhưng hàng loạt học sinh (HS) lớp 2 chương trình tăng cường tiếng Anh của TP.HCM phải mua bộ sách Family and friends Special Edition.

Tưởng rằng đã ổn định, nhưng mới đây một phụ huynh tại Q.4 có con đang học lớp 3 chương trình tăng cường tiếng Anh lại "ngã ngửa" khi nhà trường thông báo mua sách khác, bộ i-Learn Smart Star.

Một số hiệu trưởng trường tiểu học nói rằng từ tháng 3, Sở GD-ĐT TP.HCM liên tục có các văn bản chỉ đạo về việc sử dụng sách tiếng Anh khiến các trường bị rối.

Một hiệu trưởng phân trần: "Sau khi Sở ban hành Văn bản số 719 (ngày 18.3) có ghi "bộ giáo trình có thể đưa vào giảng dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học" và tổ chức hội thảo ngày 22.4, bên công ty phát hành giáo trình i-Learn Smart Star đến các trường lấy số lượng đăng ký rất nhanh. Phía nhà trường thấy nội dung tương tự như những bộ giáo trình khác, giá lại mềm hơn và có văn bản trên nên chúng tôi cứ nghĩ là được thay thế, vì vậy mới đăng ký mua.

Tuy nhiên, trong hướng dẫn về việc dạy tiếng Anh tiểu học ban hành ngày 9.8, Sở không đả động gì về bộ tài liệu này. Đến khi hỏi rõ thì tôi được biết giáo trình i-Learn Smart Star là sách dùng cho phần mềm hỗ trợ. Do văn bản không rõ ràng nên giờ nhà trường đành thông báo học sinh dùng sách này chứ bắt mua bộ sách khác thì không được".

Cũng trên Báo Thanh niên, bài viết "Mua sách song ngữ rồi… bỏ xó" cho biết năm học này, học sinh theo học chương trình tiếng Anh tăng cường bậc THCS cũng đột ngột chuyển từ sách Solutions sang Access.

Lãnh đạo một phòng GD-ĐT cho biết: "Cuối tháng 7 đầu tháng 8.2016, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo tới các phòng triển khai bộ giáo trình Access ở các trường THCS thay cho Solutions. Sở giải thích bộ giáo trình Access đảm bảo hoàn thiện cho học sinh đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết mục tiêu đề án ngoại ngữ 2020 đặt ra mà giáo trình Solutions không đáp ứng tốt".

Người này nói thêm: "Cuối năm học 2015 – 2016 Sở chưa hề có một thông báo nào về việc sẽ thay giáo trình. Vì thế các trường chưa thông báo để phụ huynh, HS chuẩn bị tâm lý. Chính vì thế, đầu năm nay khi vừa thông báo việc thay sách, nhiều phụ huynh phản ứng gay gắt. Đồng thời, nhiều giáo viên cũng tâm tư. Họ cho rằng việc thay giáo trình ở thời điểm này chẳng khác nào việc "đổi ngựa giữa dòng", có thể sẽ khiến học sinh mệt mỏi hơn".

Trước nhiều ý kiến phản đối, một số quận chỉ thực hiện việc thay sách đối với lớp 6 và sẽ thực hiện cuốn chiếu.    

Mở rộng số lớp học Tiếng Anh tích hợp

Báo Sài Gòn giải phóng thì có bài "Tiếng Anh tích hợp thu hút các trường ngoại thành". Thông tin từ báo này cho biết năm học 2016 – 2017, chương trình Tiếng Anh tích hợp đã lan tỏa đến hơn 70 trường trên địa bàn TPHCM với hàng ngàn học sinh theo học. Đặc biệt, chương trình trên được triển khai tại nhiều trường học ở các quận, huyện ngoại thành.

dạy Tiếng Anh, học Tiếng Anh, năm học 2016 - 2017

Lớp học Tiếng Anh tích hợp đầu tiên tại Trường THCS Thị Trấn 2 Củ Chi (Ảnh: Báo Sài Gòn giải phóng)

Báo này đưa dẫn chứng Trường THCS Thị Trấn 2 Củ Chi dù điều kiện còn khá khó khăn nhưng trong năm học này, trường vẫn nỗ lực mở 1 lớp Tiếng Anh tích hợp (TATH) với 35 học sinh.

Thầy Kim Văn Minh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Đối với một số phụ huynh khu vực huyện ngoại thành, kinh phí hơn 3 triệu đồng/ tháng để đầu tư cho con theo học chương trình TATH thực ra lại thấp hơn nhiều so với kinh phí đưa đón con hàng tuần đi về trung tâm thành phố học các chương trình ngoại ngữ khác.

Chưa kể, học trung tâm chủ yếu học về ngoại ngữ giao tiếp, còn với TATH, các em được học ngay tại trường, vừa là tiếng Anh giao tiếp, vừa là tiếng Anh học thuật vì được học các môn khoa học bằng tiếng Anh. Với tinh thần và đà phát triển này thì sang năm, nhà trường sẽ tiếp tục duy trì và định hướng sẽ mở rộng hơn nữa…".

Một số trường ở quận 9 cũng đã triển khai 4 lớp: 2 lớp 1 ở Trường Tiểu học Lê Văn Việt, Trường Tiểu học Phước Bình, 2 lớp 6 ở Trường THCS Hoa Lư.

Trước đó, huyện Hóc Môn đã triển khai chương trình từ năm 2015 – 2016 với 2 lớp 1 ở các Trường TH Nguyễn An Ninh và TH Nguyễn Thị Nuôi. Bắt đầu từ năm học 2016 – 2017, hai trường trên tiếp tục mở rộng chương trình, mỗi trường tuyển thêm 2 lớp 1. Ngoài ra, có thêm Trường THCS Nguyễn An Khương tuyển sinh 2 lớp 6 mới.

Quận Thủ Đức năm học này tiếp tục có thêm 3 lớp 1 mới. Tổng số các quận, huyện tham gia chương trình trong năm học 2016 – 2017 là 18 quận, huyện…

Phụ huynh không thích Tiếng Anh đề án dù được miễn phí

Trong khi đó, Báo Tuổi trẻ có bài "Đề án dạy ngoại ngữ gần 10.000 tỉ không thể làm khơi khơi". Trong bài viết này, một số giáo viên TP.HCM chia sẻ về việc dạy tiếng Anh theo đề án Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020".

dạy Tiếng Anh, học Tiếng Anh, năm học 2016 - 2017

Phụ huynh đón học sinh ra về sau giờ tan học tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP.HCM (Ảnh Như Hùng/ Báo Tuổi trẻ)

Báo này dẫn lời cô M. – giáo viên dạy tiếng Anh bậc THCS đồng thời là phụ huynh có con đang học lớp 3 ở TP.HCM – cho biết: "Bé nhà tôi bắt buộc phải chọn học tiếng Anh đề án ở trường tiểu học dù tôi không thích. Bởi tôi biết học sẽ không hiệu quả: sĩ số học sinh ở lớp chính khóa tới 49 bé thì học tiếng Anh cũng giữ nguyên như vậy. Còn giáo viên thì giáo viên giỏi được ưu tiên dạy lớp tiếng Anh tăng cường, những giáo viên còn lại sẽ dạy lớp tiếng Anh đề án. Thế nên tôi phải cho con đến trung tâm học thêm tiếng Anh vào thứ bảy, chủ nhật".

Cô M. kể cô từng lên gặp hiệu trưởng trường tiểu học của con xin cho con không học tiếng Anh trong trường, nhưng không được chấp nhận.

"Nhưng tôi là người trong nghề, tôi vẫn ước giá như con mình không phải học lớp tiếng Anh đề án sẽ tốt hơn… Lý do là giáo viên người Việt của ta chưa đạt chuẩn nhưng vẫn được tuyển dụng ồ ạt vì thành phố rất thiếu giáo viên tiếng Anh".

Thừa nhận vấn đề trên, hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM thông tin: "Mặc dù chương trình tiếng Anh đề án không phải đóng học phí (nếu học tiếng Anh với phần mềm hoặc học với giáo viên bản ngữ mới đóng học phí – PV), nhưng đa số phụ huynh đều muốn cho con em mình được học chương trình tiếng Anh tăng cường.

Một số phụ huynh khá giả đăng ký cho con em chương trình tích hợp. Chỉ với những trường hợp học sinh nghèo hoặc học sinh không được chọn lựa (học sinh học trái tuyến) mới chấp nhận học chương trình tiếng Anh đề án".

Cũng theo hiệu trưởng trên: "Ở TP.HCM, việc tuyển giáo viên tiếng Anh rất khó khăn do lương thấp, ít người chịu làm. Ngoài ra, việc giữ giáo viên giỏi càng khó khăn hơn. Nhiều trường hợp giáo viên mới tốt nghiệp được nhận về trường, chúng tôi bồi dưỡng – đào tạo lại, được vài năm là họ chuyển việc, không đi dạy nữa.

Trường mở lớp tiếng Anh đề án nhưng không được thu phí nên rất khó khăn trong việc trả lương cho giáo viên. Bên cạnh đó, tâm lý giáo viên cũng bị ảnh hưởng vì họ dạy lớp tiếng Anh tăng cường thì thu nhập sẽ cao hơn"…

Ngân Anhđiểm báo



Xem nguồn

90% trả lời sai bài toán cộng trừ

Posted: 20 Sep 2016 07:32 AM PDT


Bài toán đếm ngựa, móng ngựa và giày tưởng chừng đơn giản nhưng không nhiều người đưa ra đáp án đúng. 

Trong hàng ngàn lượt bình luận trên một trang Facebook cá nhân, số người trả lời đúng rất ít. Những đáp án khác nhau được đưa ra cũng khiến cư dân mạng tranh cãi gay gắt. 

bài toán hay, bài toán mẹo
  • Độc giả có thể đưa ra đáp án của mình ở phần bình luận phía dưới.
  • N. Thảo (sưu tầm)



Xem nguồn

Áy náy với sinh viên, hiệu trưởng bỏ trường về làm vườn

Posted: 20 Sep 2016 06:50 AM PDT


– Đang giữ cương vị Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Công nghệ – Kinh tế Hà Nội, TS Vũ Văn Thoại quyết định xin nghỉ đơn giản bởi áy náy với “sản phẩm” mà mình đào tạo ra và để dành thời gian theo đuổi niềm đam mê phát triển nông nghiệp.

Áy náy với “sản phẩm” mình đào tạo

Chia sẻ về quyết định từ bỏ vị trí nhiều người mơ ước ở một trường công lập thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, TS Thoại cho biết lý do lớn nhất có lẽ là việc bản thân cảm thấy áy náy với tư cách người thầy khi đào tạo ra những lứa học viên không ưng ý.

Hiệu trưởng bỏ trường, hiệu trưởng, hiệu trường làm vườn, Trường CĐ Nghề Công nghệ - Kinh tế Hà Nội
TS Vũ Văn Thoại lúc còn là Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Công nghệ – Kinh tế Hà Nội.

Sau 2 năm giữ cương vị người đứng đầu, anh nhận ra rằng ngôi trường mình công tác cũng như các trường cao đẳng nghề khác đều đang chịu áp một chương trình khung quá nặng về các môn lý thuyết chung. Từ đó dẫn đến việc trường đào tạo nghề không được theo ý muốn và không sát với thực tiễn người sử dụng lao động cần.

"Các em học nghề cần những cái thực tiễn mà doanh nghiệp cần đó là những kỹ năng nghề nghiệp, khát vọng phấn đấu trong công việc. Tuy nhiên trong trường lại phải học những kiến thức khung bắt buộc xa rời thứ doanh nghiệp cần. Bản thân tôi lại không thể tự thay đổi điều đó và khi đào tạo ra những lứa học viên không ưng ý, với tư cách là người thầy, tôi cũng không thấy thoải mái", TS Thoại nói.

Điều anh Thoại buồn nhất là không chỉ phải học những kiến thức lý thuyết suông nhiều mà hiện người học rất thiệt thòi khi mối liên hệ giữa các trường nghề và doanh nghiệp ở Việt Nam quá lỏng lẻo.

Anh Thoại chia sẻ: "Ở nước ngoài, mối quan hệ này rất tốt. Người học nghề chỉ học một vài buổi ở trường trong tuần, sau đó về doanh nghiệp làm việc thực tiễn, vừa học thêm những gì còn thiếu khi ở trường. Học viên vừa học vừa có lương, sau khi tốt nghiệp hầu hết các em có cơ hội được các doanh nghiệp nhận luôn bởi vừa có tay nghề vừa hiểu văn hóa công ty. Trong khi đó, ở ta, học nghề nhưng khung rất nặng, học lý thuyết nhiều và hầu hết học ở trường thì làm sao các em có tay nghề tốt được".

Anh Thoại cho rằng, việc đào tạo không thực tế cũng là nguyên nhân khiến nước ta khó hội nhập và cũng không thu hút được người học nghề bởi học ra nhưng không phù hợp với doanh nghiệp.

Về phát triển nông nghiệp

Thực tế bản thân anh Thoại không quá khó khăn trước quyết định từ bỏ ghế Hiệu trưởng. Bởi đây cũng là cơ hội để anh có thêm nhiều thời gian hiện thực hóa giấc mơ tạo ra một nền nông nghiệp có giá trị cao cho Việt Nam với niềm đam mê cây đàn hương.

Hiệu trưởng bỏ trường, hiệu trưởng, hiệu trường làm vườn, Trường CĐ Nghề Công nghệ - Kinh tế Hà Nội
 TS Vũ Văn Thoại trao đổi với các chuyên gia bên vườn ươm đàn hương của mình.

Anh Thoại biết đến rồi "mê" và dành thời gian nghiên cứu giống cây xuất xứ từ Ấn Độ này đã khoảng 10 năm từ một lần sang nước bạn và thấy nó mang lại giá trị kinh tế cao. Đây là loài cây được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như công nghiệp mỹ phẩm cao cấp, nước hoa, dược liệu, mỹ nghệ… và có tinh dầu đa năng được ví như "giọt vàng" với giá khoảng 4.500 USD/kg. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại cây này còn khá mới.

"Nếu trồng được ở Việt Nam, chắc chắn nó sẽ là cây có giá trị cao nhất trong các cây lâm nghiệp của nước nhà và có thể thay đổi diện mạo của nền nông nghiệp nước nhà trong việc tạo ra những cây trồng có giá trị kinh tế cao", TS Thoại nói.

Tuy nhiên, giống cây này rất khó nhân giống và hạt để nhân giống phải lấy từ cây mẹ sạch bệnh từ 10 năm tuổi trở lên. Song càng già, cây càng cho ít hạt. Đặc biệt, hạt của nó chỉ nảy mầm trong vòng 4 tháng. Vỏ dày nhưng phía bên trong hạt lượng tinh dầu rất lớn nên tỉ lệ nảy mầm rất thấp.

Vì vây, để theo đuổi đam mê, anh Thoại mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu.

Anh đã có hàng chục chuyến đi thực địa rong ruổi tại các khu rừng, các Viện nghiên cứu, và các trang trại tại Ấn Độ,

Thậm chí, ngay cả những năm lãnh đạo trường nghề, năm nào anh Thoại cũng dành thời gian sang Ấn Độ để học hỏi quy trình tạo giống, chăm sóc,… giống cây này.

"Tôi dành hầu hết tiền lương hàng tháng đi đến nhiều vùng đất khác nhau để nghiên cứu mẫu đất trồng khảo nghiệm. Đến nay đã quy hoạch ra được một số vùng có thể phát triển được cây đàn hương. Đàn hương không chịu được ngập úng hay thoát nước kém, cũng không thích hợp để trồng ở ven biển, nơi thường xuyên có bão lớn hay ở những vùng quá lạnh. Vì thế, Đông Bắc Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng trồng tốt nhất", anh Thoại cho biết.

Hiệu trưởng bỏ trường, hiệu trưởng, hiệu trường làm vườn, Trường CĐ Nghề Công nghệ - Kinh tế Hà Nội
Anh Thoại đang gieo hạt cây đàn hương.

Hiện, anh cùng nhóm đồng nghiệp của mình trồng khảo nghiệm cây đàn hương tại khoảng 40 tỉnh/thành trên cả nước và cho tín hiệu rất tích cực về một hướng thoát nghèo cho các hộ nông dân.

Anh Thoại chia sẻ hiện anh đang làm đất trên diện tích 10 hecta ở huyện Tân Sơn, Phú Thọ để làm vườn mẫu cho bà con tham khảo.

Những nỗ lực của anh cũng được đền đáp khi nhận được tin vui là bản hợp đồng từ một doanh nghiệp đối tác Ấn Độ bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra của cây đàn hương.

Chào anh ra về, tôi hỏi có bao giờ anh nuối tiếc với chức vụ mình đã có để về "làm vườn" như hiện nay, anh cười đáp: "Được theo đuổi niềm đam mê, bản thân tôi không hề tiếc nuối về chức vụ từng có. Tôi chỉ tiếc cho công tác đào tạo nghề vẫn bỏ ngỏ việc gắn liền giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tôi nghĩ việc xây dựng chương trình khung không gì tốt hơn là phải từ doanh nghiệp. Có như vậy mới đào tạo sát với thực tiễn".

Vị cựu hiệu trưởng cũng chia sẻ nếu thành công trong thời gian tới, anh sẽ quay trở lại với hướng đào tạo nghề và định hướng cho người học trên phương diện doanh nghiệp.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Tổng cục Dạy nghề phản hồi lo ngại bất cập trong đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng y, dược

Posted: 20 Sep 2016 06:08 AM PDT



Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH)

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH)

Thưa ông, Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành đầu tháng 9 đã giao quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho Bộ LĐ-TB&XH. Nhưng còn một số trường trung cấp, cao đẳng y, dược kiến nghị giao quản lý nhà nước đối với các trường y, dược cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Tôi xin nhấn mạnh, Bộ LĐ-TB&XH chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN), tức là xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật về GDNN. Tổng cục Dạy nghề cũng tổ chức, điều hành các hoạt động để đưa GDNN vào thực tiễn.

Tổng cục Dạy nghề không phải cơ quan chủ quản, như một số lãnh đạo nhà trường đang hiểu. Việc quản lý trực tiếp (cơ quan chủ quản) các trường chuyên nghiệp vẫn là các Bộ, ngành, địa phương như trước đây, không hề có sự thay đổi.

Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 1998 đến nay, dưới sự quản lý của Bộ LĐ-TB&XH, hoạt động đào tạo nghề đã được phục hồi và có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực lao động kỹ thuật phục vụ trực tiếp trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Do vậy, thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, khi hệ thống chuyên nghiệp và dạy nghề thống nhất, việc giao quản lý nhà nước về lĩnh vực này cho Bộ LĐ-TB&XH là một quyết định khách quan, được sự đồng thuận, thống nhất cao trong Chính phủ.

Thưa ông, tuy nhiên còn nhiều ý kiến cho rằng, lĩnh vực sư phạm, y tế, văn hóa nghệ thuật, quốc phòng, an ninh…có tính đặc thù, vậy tại sao lại giao cho Bộ LĐ-TB&XH quản lý?

Như tôi đã nêu ở trên, Bộ LĐ-TB&XH chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, tức là xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai, chứ không phải quản lý về mặt chuyên môn của các lĩnh vực này.

Tương tự, việc Bộ GD&ĐT cũng không phải là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực y tế, văn hóa, quốc phòng an ninh … nhưng vẫn thực hiện quản lý nhà nước ở những lĩnh vực này trong nhiều năm qua.

Các Bộ chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn về chuyên môn của ngành mình cho các trường theo quy định của luật, nghị định và các thông tư hướng dẫn.

Theo ý kiến của các trường trung cấp, cao đẳng y, dược, việc giao quản lý nhà nước đối với các trường y, dược từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH, làm cho các trường khó khăn trong công tác tuyển sinh, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Tôi rất cảm thông trước những lo lắng của các trường trung cấp y, dược trong bối cảnh tuyển sinh hiện nay. Tuy nhiên, nguồn gốc sâu xa của những lo lắng trong công tác tuyển sinh không phải vì thay đổi cơ quan quản lý nhà nước từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐB&XH mà vì nhiều nguyên nhân.

Như chúng ta đều biết, trong những năm qua, việc tuyển sinh của các trường trung cấp chuyên nghiệp hết sức khó khăn (đã có trường phải giải thể). Vì việc tuyển sinh đại học phát triển mạnh; học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp phần lớn để liên thông lên trình độ cao hơn, không gắn với thị trường lao động, nên khi ra trường không tìm kiếm được việc làm.

Mặt khác, ngày 7/10/2015, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ đã ban hành 2 thông tư liên tịch: Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp của các nghề điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và dược.

Theo đó, tiêu chuẩn trình độ đào tạo các chức danh: Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và dược hạng IV là trình độ trung cấp trở lên (đây là trình độ thấp nhất, còn các chức danh khác đều là đại học, thạc sĩ, tiến sĩ).

Tuy nhiên tại 2 thông tư trên đều quy định từ 01/01/2021 trở đi, các chức danh trên đều phải có trình độ cao đẳng. Như vây, ngầm hiểu các trường trung cấp y, dược chỉ được tuyển sinh đến hết 2018 và sau 2018 nếu không nâng cấp thành cao đẳng thì sẽ phải đứng trước nguy cơ giải thể.

Việc phân luồng, đặc biệt là phân luồng học sinh trung học phổ thông vào giáo dục nghề ngiệp là một việc làm khó. Do vậy, không ít ý kiến cho rằng Bộ LĐBT&XH quản lý nhà nước về GDNN càng khó cho phân luồng. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Về lý thuyết và cả thực tiễn, việc phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp phải được thực hiện từ giáo dục phổ thông (từ trung học cơ sở).

Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn đặt ra chỉ tiêu đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề đã không thực hiện được (đến nay mới được khoảng 3 – 5%).

Bộ LĐ-TB&XH không quản lý giáo dục phổ thông, không có nghĩa là không thực hiện được phân luồng.

Trong thời gian qua và trong thời gian tới đây, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục triển khai thực hiện việc phân luồng người học vào GDNN bằng việc xây dựng các cơ chế, chính sách hấp dẫn, thu hút người học vào học nghề, nhất là các chính sách tiền lương, việc làm đối với người học sau đào tạo.

Chính điều này đã tạo ra sự phân luồng tự động người học đến với GDNN.

Xin đơn cử, các chính sách đối với người học nghề quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp như chính sách miễn học phí cho đối tượng chính sách xã hội, học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học nghề, người học nghề ở những nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; chính sách tuyển dụng người học nghề vào các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; chính sách tuyển thẳng…

Thực tiễn đang chứng minh, bằng những cơ chế, chính sách nêu trên, xu hướng người học đến với GDNN ngày càng lớn, mà năm 2016 là một ví dụ.

Về ý kiến khi Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ gây khó khăn cho công tác liên thông, ông đánh giá ra sao?

Liên thông là một hình thức đào tạo từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác mà không phải học lại nội dung đã học. Việc liên thông tránh lãnh phí cho người học, cho xã hôi, tạo nhiều cơ hội học tập cho người học. Đó là bản chất của vấn đề liên thông.

Việc Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước cũng sẽ không tạo nên những khó khăn về mặt liên thông như một số ý kiến có nêu.

Theo quy định của Điều 9 Luật Giáo dục nghề nghiệp, liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào chương trình đào tạo; người học khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ đào tạo cao hơn cùng ngành, nghề hoặc khi chuyển sang học ngành, nghề khác thì không phải học lại những nội dung đã học và do hiệu trưởng các trường cao đẳng, đại học quyết định.

Để giải quyết vấn đề liên thông, đối với việc liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng sẽ do Bộ LĐ-TB&XH quy định; đối với liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định theo quy định của (quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật GDNN), để tránh tình trạng gây khó dễ, cát cứ, phân mảnh giữa Bộ này với bộ khác như trước đây.

Ông Nguyễn Hồng Minh cho biết: Sắp tới đây, Khung trình độ quốc gia sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành bao gồm 8 bậc. Mỗi bậc trình độ được mô tả rõ ràng và liên kết với nhau theo chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm.

Theo đó, hệ thống Khung trình độ này sẽ bảo đảm tính liên thông giữa các bậc, tạo điều kiện công nhận trình độ và học suốt đời. Theo nguyên tắc đó, về mặt quản lý, việc liên thông trong cùng hệ thống GDNN sẽ do Bộ LĐ-TB&XH quy định; việc liên thông giữa GDNN với giáo dục đại học sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định, để tránh tình trạng gây khó dễ, cát cứ, phân mảnh giữa Bộ này với bộ khác như trước đây.

Thực tế những năm trước, việc liên thông từ trình độ trung cấp lên CĐ, ĐH của các trường dạy nghề gặp khó khăn, do vậy, nhiều trường lo sợ, khi thuộc Bộ LĐ-TB&XH quản lý thì không liên thông được lên trình độ cao hơn, đồng nghĩa với việc nhiều trường trung cấp sẽ bị đóng cửa. Như vậy, theo những quy định về liên thông hiện nay, sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập đó.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Hoàng Mạnh (thực hiện)



Xem nguồn

Tổng cục Dạy nghề phản hồi lo ngại bất cập trong đào tạo hệ trung cấp y, dược

Posted: 20 Sep 2016 05:26 AM PDT



Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH)

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH)

Thưa ông, Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành đầu tháng 9 đã giao quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho Bộ LĐ-TB&XH. Nhưng còn một số trường trung cấp, cao đẳng y, dược kiến nghị giao quản lý nhà nước đối với các trường y, dược cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Tôi xin nhấn mạnh, Bộ LĐ-TB&XH chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN), tức là xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật về GDNN. Tổng cục Dạy nghề cũng tổ chức, điều hành các hoạt động để đưa GDNN vào thực tiễn.

Tổng cục Dạy nghề không phải cơ quan chủ quản, như một số lãnh đạo nhà trường đang hiểu. Việc quản lý trực tiếp (cơ quan chủ quản) các trường chuyên nghiệp vẫn là các Bộ, ngành, địa phương như trước đây, không hề có sự thay đổi.

Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 1998 đến nay, dưới sự quản lý của Bộ LĐ-TB&XH, hoạt động đào tạo nghề đã được phục hồi và có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực lao động kỹ thuật phục vụ trực tiếp trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Do vậy, thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, khi hệ thống chuyên nghiệp và dạy nghề thống nhất, việc giao quản lý nhà nước về lĩnh vực này cho Bộ LĐ-TB&XH là một quyết định khách quan, được sự đồng thuận, thống nhất cao trong Chính phủ.

Thưa ông, tuy nhiên còn nhiều ý kiến cho rằng, lĩnh vực sư phạm, y tế, văn hóa nghệ thuật, quốc phòng, an ninh…có tính đặc thù, vậy tại sao lại giao cho Bộ LĐ-TB&XH quản lý?

Như tôi đã nêu ở trên, Bộ LĐ-TB&XH chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, tức là xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai, chứ không phải quản lý về mặt chuyên môn của các lĩnh vực này.

Tương tự, việc Bộ GD&ĐT cũng không phải là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực y tế, văn hóa, quốc phòng an ninh … nhưng vẫn thực hiện quản lý nhà nước ở những lĩnh vực này trong nhiều năm qua.

Các Bộ chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn về chuyên môn của ngành mình cho các trường theo quy định của luật, nghị định và các thông tư hướng dẫn.

Theo ý kiến của các trường trung cấp, cao đẳng y, dược, việc giao quản lý nhà nước đối với các trường y, dược từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH, làm cho các trường khó khăn trong công tác tuyển sinh, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Tôi rất cảm thông trước những lo lắng của các trường trung cấp y, dược trong bối cảnh tuyển sinh hiện nay. Tuy nhiên, nguồn gốc sâu xa của những lo lắng trong công tác tuyển sinh không phải vì thay đổi cơ quan quản lý nhà nước từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐB&XH mà vì nhiều nguyên nhân.

Như chúng ta đều biết, trong những năm qua, việc tuyển sinh của các trường trung cấp chuyên nghiệp hết sức khó khăn (đã có trường phải giải thể). Vì việc tuyển sinh đại học phát triển mạnh; học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp phần lớn để liên thông lên trình độ cao hơn, không gắn với thị trường lao động, nên khi ra trường không tìm kiếm được việc làm.

Mặt khác, ngày 7/10/2015, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ đã ban hành 2 thông tư liên tịch: Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp của các nghề điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và dược.

Theo đó, tiêu chuẩn trình độ đào tạo các chức danh: Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và dược hạng IV là trình độ trung cấp trở lên (đây là trình độ thấp nhất, còn các chức danh khác đều là đại học, thạc sĩ, tiến sĩ).

Tuy nhiên tại 2 thông tư trên đều quy định từ 01/01/2021 trở đi, các chức danh trên đều phải có trình độ cao đẳng. Như vây, ngầm hiểu các trường trung cấp y, dược chỉ được tuyển sinh đến hết 2018 và sau 2018 nếu không nâng cấp thành cao đẳng thì sẽ phải đứng trước nguy cơ giải thể.

Việc phân luồng, đặc biệt là phân luồng học sinh trung học phổ thông vào giáo dục nghề ngiệp là một việc làm khó. Do vậy, không ít ý kiến cho rằng Bộ LĐBT&XH quản lý nhà nước về GDNN càng khó cho phân luồng. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Về lý thuyết và cả thực tiễn, việc phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp phải được thực hiện từ giáo dục phổ thông (từ trung học cơ sở).

Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn đặt ra chỉ tiêu đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề đã không thực hiện được (đến nay mới được khoảng 3 – 5%).

Bộ LĐ-TB&XH không quản lý giáo dục phổ thông, không có nghĩa là không thực hiện được phân luồng.

Trong thời gian qua và trong thời gian tới đây, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục triển khai thực hiện việc phân luồng người học vào GDNN bằng việc xây dựng các cơ chế, chính sách hấp dẫn, thu hút người học vào học nghề, nhất là các chính sách tiền lương, việc làm đối với người học sau đào tạo.

Chính điều này đã tạo ra sự phân luồng tự động người học đến với GDNN.

Xin đơn cử, các chính sách đối với người học nghề quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp như chính sách miễn học phí cho đối tượng chính sách xã hội, học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học nghề, người học nghề ở những nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; chính sách tuyển dụng người học nghề vào các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; chính sách tuyển thẳng…

Thực tiễn đang chứng minh, bằng những cơ chế, chính sách nêu trên, xu hướng người học đến với GDNN ngày càng lớn, mà năm 2016 là một ví dụ.

Về ý kiến khi Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về GDNN sẽ gây khó khăn cho công tác liên thông, ông đánh giá ra sao?

Liên thông là một hình thức đào tạo từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác mà không phải học lại nội dung đã học. Việc liên thông tránh lãnh phí cho người học, cho xã hôi, tạo nhiều cơ hội học tập cho người học. Đó là bản chất của vấn đề liên thông.

Việc Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước cũng sẽ không tạo nên những khó khăn về mặt liên thông như một số ý kiến có nêu.

Theo quy định của Điều 9 Luật Giáo dục nghề nghiệp, liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào chương trình đào tạo; người học khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ đào tạo cao hơn cùng ngành, nghề hoặc khi chuyển sang học ngành, nghề khác thì không phải học lại những nội dung đã học và do hiệu trưởng các trường cao đẳng, đại học quyết định.

Để giải quyết vấn đề liên thông, đối với việc liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng sẽ do Bộ LĐ-TB&XH quy định; đối với liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định theo quy định của (quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật GDNN), để tránh tình trạng gây khó dễ, cát cứ, phân mảnh giữa Bộ này với bộ khác như trước đây.

Ông Nguyễn Hồng Minh cho biết: Sắp tới đây, Khung trình độ quốc gia sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành bao gồm 8 bậc. Mỗi bậc trình độ được mô tả rõ ràng và liên kết với nhau theo chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm.

Theo đó, hệ thống Khung trình độ này sẽ bảo đảm tính liên thông giữa các bậc, tạo điều kiện công nhận trình độ và học suốt đời. Theo nguyên tắc đó, về mặt quản lý, việc liên thông trong cùng hệ thống GDNN sẽ do Bộ LĐ-TB&XH quy định; việc liên thông giữa GDNN với giáo dục đại học sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định, để tránh tình trạng gây khó dễ, cát cứ, phân mảnh giữa Bộ này với bộ khác như trước đây.

Thực tế những năm trước, việc liên thông từ trình độ trung cấp lên CĐ, ĐH của các trường dạy nghề gặp khó khăn, do vậy, nhiều trường lo sợ, khi thuộc Bộ LĐ-TB&XH quản lý thì không liên thông được lên trình độ cao hơn, đồng nghĩa với việc nhiều trường trung cấp sẽ bị đóng cửa. Như vậy, theo những quy định về liên thông hiện nay, sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập đó.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Hoàng Mạnh (thực hiện)



Xem nguồn

Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thiêm: “Ai nói tôi quân phiệt, tôi chịu!”

Posted: 20 Sep 2016 04:43 AM PDT


– Một số học sinh của Trường THPT Thủ Thiêm (Quận 2, TP.HCM) cho biết các em không được nghỉ trưa trong trường vì không học bán trú. Thời gian giữa hai buổi học sáng, chiều, nhiều em nhà xa không về được phải phải vạ vật ngoài cổng trường rất mệt mỏi

Ông Phạm Văn Nghĩa, hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thiêm công nhận thông tin mà học sinh phản ánh là đúng. Tuy nhiên, tới thời điểm này, học sinh đã được vào nghỉ trưa tại trường.

Học sinh lê la, tôi cũng xót

Khá cởi mở, vị hiệu trưởng này cho biết việc học sinh không học bán trú không được nghỉ trưa trong trường là vì thời gian vừa rồi nhà trường chưa có điều kiện để bố trí chỗ nghỉ ngơi và quản lý được học sinh trong giờ nghỉ trưa.

học sinh,học bán trú, nội trú, không được vào trường, hiệu trưởng, THPT Thủ Thiêm, Sở GD-ĐT TP.HCM
Học sinh phải ra khỏi trường vì không học bán trú (ảnh học sinh cung cấp)

"Ở trường này từng xảy ra các việc không hay như học sinh nam nữ hò hẹn ở các góc khuất trong khuôn viên nhà trường. Vì vậy, dù muốn cho học sinh ở lại trường giờ nghỉ trưa nhưng thời gian qua, khi chưa sắp xếp được chỗ, chúng tôi không có cách nào khác" – ông Nghĩa lý giải.

"Nhìn học sinh buổi trưa phải vạ vật bên ngoài, tôi cũng xót chứ, nhưng chả lẽ lại than thở với phụ huynh? Khi căng tin trong trường xây dựng xong, trường đã làm việc và bố trí cho học sinh nếu không tham gia bán trú sẽ được nghỉ trưa ở đây.

"Khu vực này có điều hòa mát mẻ, các em có thể nghỉ ngơi tại đây trong giờ trưa. Nhưng những em nào nghỉ ở đây phải chấp hành sự quản lý của nhà trường, trong giờ nghỉ  không được ra khỏi khu vực căng tin đi lung tung nghịch phá trong trường. Em nào vi phạm trường sẽ không cho nghỉ trưa trong trường nữa".

học sinh,học bán trú, nội trú, không được vào trường, hiệu trưởng, THPT Thủ Thiêm, Sở GD-ĐT TP.HCM
Quy định của Trường THPT Thủ Thiêm

Chia sẻ chân thành, ông Nghĩa cho biết sở dĩ phải quy định chặt chẽ như vậy vì "ở độ tuổi dậy thì này học sinh như thế nào thì ai cũng biết đấy, rất dễ xảy ra hệ lụy".

Trường phải có kỷ cương

Trước thông tin học sinh phản ánh bị "ép" mua đồ ăn ở căng tin, theo ông Nghĩa, nhà trường có quy định rõ về việc này.

"Nhà trường có quy định các em không được mang đồ ăn bên ngoài vào trường. Và ngay cả khi mua đồ ăn ở căng tin, học sinh cũng phải ăn uống ngay tại đó chứ không được mang ra sân trường hay vào lớp học".

Ông Nghĩa cho biết sở dĩ năm nay trường bắt đầu làm chặt việc này vì "Trước đây học sinh mang đồ ăn vào trường là xả rác khắp nơi, trong trường rất nhiều rác, nên tôi phải đặt ra quy định, chứ đó không phải là ép học sinh mua đồ của căng tin. Nếu đồ căng tin không ngon, học sinh sẽ từ chối thôi, đó là quy luật cung cầu.

Các em có thể mua đồ ăn ở đâu là tùy, nhưng nếu mua bên ngoài thì ăn xong bên ngoài rồi hãy trở vào trường, miễn là các em phải chấp hành quy định giờ ra vào của trường. Buổi trưa, trưởng mở cửa từ 11h. Bảo vệ sẽ đóng cửa trường vào đúng 11h45 phút. Theo tôi, 45 phút là đủ thời gian để các em nếu muốn có thể ra ngoài thu xếp được bữa trưa".

học sinh,học bán trú, nội trú, không được vào trường, hiệu trưởng, THPT Thủ Thiêm, Sở GD-ĐT TP.HCM
Trường THPT Thủ Thiêm

Hè vừa rồi, tôi cho sơn lại hết bàn ghế, vì chị cũng biết đấy, bàn ghế thường bị học sinh vẽ bậy chằng chịt. Đầu năm học, tôi "trả lại" cho học sinh bàn ghế sạch sẽ. Học sinh nào mà vẽ bậy vào chỗ ngồi của mình, các em phải chịu trách nhiệm".

Một trong những việc mà trường xiết chặt trong năm học này, cũng đã gây phản ứng từ một số phụ huynh và học sinh, là xiết chặt việc đi học đúng giờ.

Trường còn có quy định và thực hiện nghiêm ngặt về giờ đi học của học sinh. Theo đó, học sinh phải có mặt trước 7h25 phút buổi sáng và buổi chiều là trước 12h55 phút. Học sinh đi trễ không được vào trường.

Lý do của việc áp dụng "kỷ luật sắt", theo ông Nghĩa, là trước đây có cảnh học sinh đi học muộn rất lộn xộn. Buổi học nào cũng có cả chục học sinh tới muộn. Trường đã áp dụng các hình thức chép phạt hay cho lao động nhặt rác cũng không giải quyết được tình trạng này. Vì vậy năm nay hiệu trưởng đưa vấn đề đi học đúng giờ vào nội quy cụ thể.

 "Không chỉ xử lý học sinh đi muộn, tôi xử lý cả giáo viên đi muộn. Năm nay tôi đã điều chỉnh giờ học xuống 7 rưỡi chứ không phải 7 giờ như trước đối với các ngày trong tuần, trừ thứ hai, thì không còn lý do gì để đi muộn – giáo viên hay phụ huynh đủ thời gian để đưa con cái tới trường rồi đi làm, và giờ đó cũng không hề sớm đối với một học sinh cấp 3, vì học sinh cấp 2 như con tôi còn tới trường từ 6 rưỡi.

Vì vậy, nếu đi muộn thì chỉ do thói quen thôi. Tôi quy định giáo viên đi muộn 3 lần sẽ không đạt lao động tiên tiến. Học sinh nào vắng mặt giờ chào cờ 3 lần thì mức hạnh kiểm cao nhất chỉ là trung bình. Kết quả là từ đầu năm học tới nay có nhiều buổi không có học sinh nào trễ".

"Ai nói tôi quân phiệt, tôi cũng chịu, nhưng gia có gia phong, trường phải có kỷ cương. Tôi thấy rằng việc xiết chặt kỷ luật của nhà trường thời gian qua đã có kết quả, trường bây giờ đã khang trang sạch sẽ hơn, tìm cọng rác còn khó. Tôi hy vọng dần dần học sinh và phụ huynh sẽ thấy tác dụng của những việc làm này của trường" – ông Nghĩa bày tỏ mong muốn.

Ngân Anh – Lê Huyền



Xem nguồn

Một giáo viên làm đơn xin nghỉ việc, ra khỏi biên chế ngành giáo dục

Posted: 20 Sep 2016 04:01 AM PDT


Đó là trường hợp của giáo viên Vũ Thương Hà (SN 1982), hiện đang công tác tại Trường Tiểu học xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Cô Hà vào ngành từ tháng 10 năm 2003, có trình độ chuyên môn Thạc sỹ, chức vụ là giáo viên Tiếng Anh.

Đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục của cô Hà

Đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục của cô Hà

Theo nội dung cô giáo Vũ Thương Hà trình bày, lý do cô viết đơn này là muốn đề đạt nguyện vọng được thôi việc, ra khỏi biên chế ngành giáo dục huyện Yên Định. Hiện cô đang công tác tại Trường Tiểu học Định Công, gia đình lại ở quá xa, quãng đường đi lại khó khăn, bản thân cô lại có bệnh trong người, vì vậy cô không thể đi làm xa được.

Cô Hà đề nghị được thôi việc, ra khỏi biên chế theo đúng quy định của ngành và của cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý bắt đầu từ ngày 19/9/2016.

Thầy Nguyễn Duy Tâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Định Công xác nhận: "Cô ấy không đi làm được là do sức khỏe, cô cũng định xin nghỉ lâu rồi, chứ không phải do phân ngược, phân xuôi hay lý do gì khác cả. Ngày trước cô công tác ở trường xa hơn, giờ về trường gần thành phố hơn rồi. Chúng tôi mới nhận được đơn và sẽ nộp cho phòng để báo cáo".

Trao đổi với ông Nguyễn Thiện Chinh – Trưởng Phòng Giáo dục huyện Yên Định: "Tôi mới nhận được đơn của giáo viên, đang yêu cầu trường làm báo cáo. Phải kiểm tra lại cụ thể xem có vướng mắc chỗ nào, nguyên nhân như thế nào, còn nếu người ta có nguyện vọng chính đáng thì không có lý do gì phải bàn cả. Một Thạc sỹ tốt nghiệp điểm cao mà rời khỏi ngành chúng tôi tiếc lắm chứ".

Còn bà Nguyễn Thị Thanh – Chuyên viên phụ trách bậc Tiểu học, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định, cho biết: Sau khi nhận được đơn, tôi có trao đổi với Hiệu trưởng nhà trường cho biết, bản thân cô Hà do vấn đề sức khỏe. Trước mắt, yêu cầu nhà trường, công đoàn gặp gỡ, động viên cô ở lại ngành. Trường hợp ốm đau có thể nghỉ để đi chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm.

Theo ông Nguyễn Thiện Chinh, lâu nay Phòng Giáo dục huyện Yên Định cũng chưa nhận được đơn hay đề nghị nào của cô Hà về việc luân chuyển đến đơn vị nào cả.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Comments