Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nghẹn ngào bức thư gửi mẹ đã mất của nữ sinh lớp 7

Posted: 19 Sep 2016 10:29 AM PDT

Cảnh báo giật mình cha mẹ cho con chơi game trước giờ cơm

Posted: 19 Sep 2016 09:44 AM PDT


Học sinh chơi game (trên điện thoại và máy tính) càng nhiều thì càng học kém và càng có nhiều vấn đề hành vi cảm xúc như tăng động, giảm chú ý, lo âu, trầm cảm, chống đối xã hội.

Kết luận nói trên được đưa ra trong nghiên cứu của TS Trần Thanh Nam, ĐHQG Hà Nội dựa trên việc khảo sát 266 học sinh thường xuyên chơi game được sàng lọc từ hơn 500 học sinh thuộc các khối 7,8,9 ở 2 trường THCS tại Hà Nội.

chơi game điện thoại, cách dạy con, nghiên cứu khoa học
Trẻ em chơi game nhiều có thể học kém và có nhiều vấn đề về hành vi cảm xúc. Ảnh minh họa.

Nghiên cứu cho thấy, học sinh Việt Nam bắt đầu chơi game từ rất sớm, thậm chí từ lúc 6 tuổi.

Khảo sát cho thấy, có đến 41,4% số học sinh trong mẫu nghiên cứu chơi game từ lúc 8 tuổi hoặc sớm hơn và có đến 92,5% số học sinh trong mẫu nghiên cứu bắt đầu chơi game từ 10 tuổi hoặc sớm hơn.

Thời gian chơi game của học sinh Việt Nam trung bình là 1-2 tuần còn vào những ngày cuối tuần (thứ 7-CN), thời gian chơi game trung bình cao gấp 2 lần.

Cụ thể, hầu hết học sinh chơi game bất cứ khi nào có thời gian rảnh (chiếm 76,7%), thời gian sau khi đi học về và trước giờ ăn cơm (36,8%).

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ không nhỏ học sinh đang chơi các loại game không phù hợp với lưa tuổi. Nhiều học sinh vẫn chơi game của lứa tuổi trên 17 với những cảnh bạo lực, máu me cấp độ cao và ngôn ngữ tục tĩu.

Về mối liên quan giữa việc chơi game tới việc học hành cũng như hành vi trên lớp của học sinh, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời gian chơi game càng nhiều thì học lực và hạnh kiểm của học sinh càng kém.

Đồng thời, học sinh càng có nhiều vấn đề hành vi cảm xúc như tăng động, giảm chú ý, lo âu, trầm cảm, chống đối xã hội.

Tuổi bắt đầu chơi game càng sớm thì học sinh càng có nguy cơ mắc các vấn đề hành vi cảm xúc trên.

Thể loại game mà học sinh chơi càng không phù hợp với độ tuổi, càng mang tính bạo lực thì học sinh càng có nguy cơ mắc các vấn đề hành vi cảm xúc như giảm chú ý, không vâng lời, lo âu, hay chống đối xã hội.

Học sinh càng có xu hướng không thể duy trì quan hệ tốt với bạn bè và bị giáo viên cũng như bạn bè xung quanh có ấn tượng chung xấu về mình.

TS Trần Thành Nam, tác giả nghiên cứu cho biết, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chơi game ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế, học tập, đặc biệt là sự phát triển nhân cách của các em đang tuổi đi học.

Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của việc chơi game đến hành vi cảm xúc của người chơi, đặc biệt là đối tượng học sinh.

Từ kết quả nghiên cứu, TS Nam cũng cho rằng, phụ huynh cần cần có ý thức tìm hiểu nội dung game mà trẻ chơi, đặc biệt cần có các biện pháp quản lý thời gian chơi game của con trẻ trong và ngoài gia đình một cách phù hợp.

Bài báo được đăng tải trên Tạp chí Tâm lý học, số 5/2016.

Theo báo cáo Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2, 2010) thì có đến 38% trẻ vị thành niên sử dụng thời gian rảnh rỗi vào việc chơi game

Theo các tác giả Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2013) công bố kết quả nghiên cứu trên 4.468 thanh thiếu niên Việt Nam chơi game trong độ tuổi từ 11 – 30 được chọn mẫu tại Hà Nội, Hải Phòng, Vinh và Đà Nẵng đã cho thấy có đến 63,7% số khách thể được điều tra chơi game bạo lực.

Theo nghiên cứu của các tác giả như Hồ Thị Luấn (2007) hay Lê Minh Công (2011) thì việc dành quá nhiều thời gian chơi game có thể dẫn đến những vấn đề như: (a) Kỹ năng xã hội kém; (b) Ít có thời gian tương tác với gia đình, với công việc ở trường học và những trò giải trí lành mạnh khác; (c) Xếp thứ hạng thấp trong lớp học về thành tích học tập và có khả năng đọc kém hơn các bạn cùng trang lứa; (d) Thiếu luyện tập thể thao và dễ bị béo phì/thừa cân hơn các bạn cùng trang lứa.

Lê Văn



Xem nguồn

ĐH Kinh tế quốc dân: Khai giảng chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh

Posted: 19 Sep 2016 09:01 AM PDT


Tới dự buổi lễ, có GS.TS Trần Thọ Đạt- Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; Bà Hồ Thị Thủy Giang, Giám đốc trung tâm Giáo dục- Đào tạo Australia (ACET). Đại diện các giảng viên nước ngoài đang giảng dạy Chương trình E-BBA có Tiến sỹ Eythor Ivar Josson – Giám đốc trung tâm Quản lý doanh nghiệp, Trường đại học Iceland…và đặc biệt là sự có mặt của 160 tân sinh viên E-BBA khoá 8 cùng phụ huynh và 466 sinh viên hiện đang học trong chương trình E-BBA.

Tại buổi lễ, GS.TS Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng nhà trường đã nhiệt liệt gửi lời chúc mừng đến các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên, viên chức của Viện QTKD, các em sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 đang theo học tại Chương trình E-BBA về những thành tích xuất sắc mà các em đã đạt được trong năm học vừa qua. Đồng thời, GS Đạt cũng chúc mừng 160 em tân sinh viên "đã trải qua một kỳ thi đầy cam go, mang tính cạnh tranh cao để rồi cuối cùng đã được nhập học vào chuyên ngành mình yêu thích: chương trình E-BBA".


GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi lễ

GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi lễ

GS. Hiệu trưởng Trần Thọ Đạt cũng nhắn nhủ các em tân sinh viên rằng: "Điểm xét tuyển của các em nay đã là quá khứ, nỗ lực của các em ngay từ bây giờ và trong cả 4 năm tới sẽ quyết định tương lai lập nghiệp của chính các em. Do vậy các em hãy đừng lãng phí thời gian, hãy học tập và nghiên cứu bằng niềm đam mê và sự cống hiến hết mình của tuổi trẻ.

Hãy cố gắng thích nghi để trải nghiệm một chương trình đào tạo đang nỗ lực hướng đến triết lý giáo dục khai phóng, giáo dục sáng tạo, hãy trải nghiệm phương pháp học tập mới ở trường đại học một cách hiệu quả nhất, hãy chú ý nâng cao năng lực tiếng Anh, kỹ năng mềm ngay từ những tháng ngày đầu tiên".

PGS.TS Lê Thị Lan Hương- Viện trưởng cho biết, kết quả học tập trong năm học vừa qua có 2 sinh viên đạt loại xuất sắc (chiếm 0,6%), 143 sinh viên đạt loại giỏi (chiếm 46,7%), 9 nhóm sinh viên đạt giải NCKH và 35 SV được tuyên dương hoạt động tích cực. Năm học 2016-2017, chương trình E-BBA đã đón nhận thêm 160 tân sinh viên E-BBA8 vào học tập tại Viện QTKD, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.


GS .TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng nhà trường trao giấy khen và học bổng cho thủ khoa, á khoa chương trình E-BBA.

GS .TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng nhà trường trao giấy khen và học bổng cho thủ khoa, á khoa chương trình E-BBA.

Thay mặt cho các tân sinh viên E-BBA khoá 8, sinh viên Lê Thúy Huyền và Nguyễn Hải Long đã chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình trước các quý vị đại biểu, các thày cô giáo, các bậc phụ huynh và các anh chị khóa trên khi học chương trình E-BBA.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Vụ photo sách VNEN: Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm

Posted: 19 Sep 2016 08:23 AM PDT

Vụ học sinh bị ngăn cản đến trường: Các em học sinh đã đi học trở lại

Posted: 19 Sep 2016 07:37 AM PDT


"Đến thời điểm này, các em đã quay trở lại trường. Còn 4 học sinh học lớp 9 thì đã nghỉ học đi biển và vào miền Nam làm ăn", ông Vĩnh nói.

Hiện nay các em đã quay trở lại trường học

Hiện nay các em đã quay trở lại trường học

Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, hiện chính quyền đang rà soát lại những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, động viên bố mẹ yên tâm cho con tới trường.

"Chính quyền đã vận động được người dân ở hai thôn Thanh Hà và Bắc Hà (xã Kỳ Hà) hợp tác kê khai kiểm kê, kiểm đếm nhằm đền bù thiệt hại sự cố môi trường biển. Vẫn còn 5 xóm, trong đó có một xóm ở Kỳ Hà và 4 xóm ở xã Kỳ Lợi chưa hợp tác để kê khai", ông Vĩnh thông tin.

Nhằm động viên các em học sinh trở lại lớp, chính quyền thị xã Kỳ Anh trước mắt không thu tiền xây dựng, miễn học phí đối với học sinh Kỳ Hà.

"Về học phí, xét theo xu thế hiện nay, những người dân có con em nằm trong vùng ảnh hưởng sự cố môi trường biển chắc chắn được miễn học phí. Vấn đề này đang trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh quyết định. Riêng với thị xã Kỳ Anh thì đi trước một bước, ưu tiên cho bà con xã Kỳ Hà", ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh nói.

Như Dân trí đã phản ánh, từ ngày 25/8 tới nay, thời điểm các trường ở thị xã Kỳ Anh tập trung chuẩn bị cho năm học mới thì nhiều học sinh ở xã Kỳ Hà bị bố mẹ cho nghỉ ở nhà. Sáng 5/9, gần 1.000 em không tới dự lễ khai giảng.

Nhiều phụ huynh cho biết từ ngày xảy ra sự cố môi trường khiến cá chết hàng loạt, ruộng muối bỏ hoang, thuyền gác mái chèo không ra khơi, gia đình không có thu nhập. Họ kiến nghị địa phương miễn tất cả khoản đóng góp thì mới yên tâm để con em trở lại trường.

Xuân Sinh



Xem nguồn

Sự kiện du học đáng mong đợi nhất năm 2016

Posted: 19 Sep 2016 06:11 AM PDT


Là sự kiện thường niên, triển lãm giáo dục New Zealand 2016 được đông đảo phụ huynh và học sinh quan tâm bởi những thông tin hữu ích và đáng tin cậy mà chương trình mang lại.

Các trường danh tiếng tuyển sinh ngay tại triển lãm

Đến với sự kiện diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM, người tham gia sẽ có cơ hội gặp gỡ và được tư vấn trực tiếp bởi đại diện 40 trường đại học, cao đẳng, trung học và trường nghề tại New Zealand. Những thắc mắc về thủ tục nhập học, chương trình học và cơ hội học bổng sẽ được các trường giải đáp cặn kẽ.

Thêm vào đó, những trường có tên trong danh sách các đại học tốt nhất thế giới tính theo ngành học theo bảng xếp hạng QS năm 2016 của New Zealand như Auckland, Canterbury, Victoria Wellington, Lincoln và Massey cũng sẽ tiến hành chiêu sinh ngay tại triển lãm. Đây là dịp tuyệt vời để học sinh, sinh viên tiếp cận và tiến một bước gần hơn đến những ngôi trường danh giá trên thế giới.

vietnamnet

Triển lãm Giáo Dục New Zealand 2016 là địa chỉ tin cậy để tìm hiểu thông tin về việc du học ở xứ sở Kiwi

Tìm hiểu về các ngành học, phương pháp giáo dục đặc biệt

Hệ thống giáo dục New Zealand luôn cung cấp những khóa đào tạo và chương trình học mới nhất, phù hợp với xu hướng đang vận động trên thị trường công việc toàn cầu. Học viên sẽ được học dựng phim ngay tại phim trường, cùng tham gia với đoàn làm phim của những siêu phẩm bom tấn toàn cầu; học hàng không tại phi trường nằm trong hệ thống đường bay chuẩn mực quốc tế và học thiết kế đồ họa với những ý tưởng và phương pháp tư duy sáng tạo được chấp cánh bay xa.

vietnamnet

New Zealand có hệ thống giáo dục hoàn thiện từ Trung học, Đại học và sau Đại học

Ngoài ra, tại New Zealand, sinh viên, học sinh ở bất cứ bậc học, trình độ nào cũng có thể tìm kiếm chương trình học phù hợp với mình thông qua hệ thống giáo dục đa năng bao gồm: Trung học phổ thông, đại học, trường nghề, và cao học. Đặc biệt, các học viên học nghề tại New Zealand sẽ có cơ hội đạt được các bằng cấp Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ và những bằng cấp này được xem trọng như những bằng cấp học thuật. Tin vui này mở ra nhiều cơ hội rèn luyện tay nghề, trau dồi kĩ năng và thăng tiến cho sinh viên học nghề.

vietnamnet

Chứng chỉ nghề tương đương bằng cấp học thuật và được công nhận trên toàn thế giới

Với chương trình giảng dạy chuẩn quốc tế, bằng cấp được công nhận toàn cầu, nghề nghiệp đa dạng và sự thiếu hụt lực lượng lao động ở thời điểm hiện tại ở New Zealand, sinh viên tốt nghiệp sẽ tiếp cận với vô số nghề nghiệp hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở.

Thông tin cập nhật nhất về thị thực

Ngoài ra, tại triển lãm, các sinh viên và phụ huynh sẽ được tiếp nhận những thông tin cập nhật nhất về chính sách thị thực mới dành cho sinh viên. Với Visa Pathway, các du học sinh sẽ không cần phải có 3 thị thực riêng biệt để theo học chương trình tiếng Anh, chương trình chuyển tiếp và chương trình chuyên ngành. Sinh viên quốc tế có thể hoàn tất cả 3 chương trình học tại những trường uy tín nhất với chỉ một thị thực có hiệu lực lên đến 5 năm.

Hơn thế nữa, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể gia hạn thị thực (visa) thêm 1 năm để gia tăng cơ hội tìm việc làm thích hợp. Chính sách thị thực cởi mở này tạo điềukiện thuận lợi nhất cho du học sinh quốc tế theo đuổi còn đường học vấn và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại xứ sở Kiwi.

vietnamnet

Sau khi tốt nghiệp, du học sinh có thể được gia hạn thị thực 1 năm để có cơ hội tìm kiếm việc làm

Tiếp cận chính sách hỗ trợ tài chính

Một điểm nhấn khác tại sự kiện triển lãm năm nay chính là thông tin về hàng loạt chính sách hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sinh tiến sĩ. Cụ thể, không giống như quy định tại các quốc gia khác, nghiên cứu sinh quốc tế tại New Zealand sẽ chi trả học phí như những sinh viên bản địa.

Đặc biệt, đối với học sinh là con em của các du học sinh quốc tế nghiên cứu tiến sĩ tại New Zealand, học phí theo học hệ thống trường công sẽ được miễn giảm hoàn toàn cho đến năm cuối cùng bậc học trung học phổ thông.

Ngoài ra, theo như chính sách này, vợ chồng và hôn thê/ hôn phu của các nghiên cứu sinh quốc tế sẽ được gia nhập lực lượng lao động hợp pháp tại New Zealand trong suốt quá trình nghiên cứu sinh theo học tiến sĩ.

Hiểu rõ về môi trường học

vietnamnet

New Zealand là đất nước an toàn nhất thế giới (Theo Global Peace Index 2015)

Đánh đúng tâm lý của các bậc phụ huynh và học sinh, triển lãm giáo dục New Zealand 2016 cũng tập trung giải đáp những thắc mắc về môi trường học và những nét riêng có của nền văn hóa nước này. New Zealand từ lâu được biết đến với những ưu đãi từ thiên nhiên và con người thân thiện.

Triển lãm giáo dục New Zealand 2016 là một trong những sự kiện đáng mong đợi và thú vị nhất trong năm đối với cộng đồng học sinh, sinh viên đang tìm kiếm cơ hội du học và sinh sống, làm việc tại đất nước hiền hòa này. Triển lãm quy tụ những trường học chất lượng và uy tín bậc nhất xứ sở Kiwi và mang đến cho người tham dự những thông tin và cơ hội hấp dẫn.

Hãy đăng kí tham gia triển lãm ngay hôm nay tại địa chỉ: http://www.studyinnewzealand.govt.nz/vn/nzfair/

Doãn Phong



Xem nguồn

Kết quả bất ngờ trong nghiên cứu 45 năm về thần đồng

Posted: 19 Sep 2016 05:29 AM PDT


Theo dõi hàng nghìn đứa trẻ siêu thông minh trong vòng 45 năm, bạn sẽ học được vài điều về cách nuôi dạy một đứa trẻ đạt thành tích cao.

thần đồng, nuôi dạy con thông minh, nuôi dạy con
Thần đồng Albert Eistein

Một trong những phát hiện lớn nhất là: ngay cả những đứa trẻ có chỉ số IQ của thần đồng cũng cần giáo viên giúp đỡ để phát huy hết tiềm năng của mình.

Từ năm 1971, dự án Nghiên cứu người trẻ sớm nhận thức về toán học (SMPY) đã theo dõi 5.000 đứa trẻ thông minh nhất nước Mỹ – tốp 1%, và thậm chí là tốp 0,01% tất cả học sinh. Đây là nghiên cứu dài hơi nhất trong lịch sử về những đứa trẻ thần đồng.

Trái ngược với quan điểm của hệ thống giáo dục – thường ưu tiên nâng đỡ những đứa trẻ thành tích thấp, những phát hiện của SMPY lại khẳng định khác: Đừng quên những đứa trẻ ở trên đỉnh.

"Dù chúng ta có thích hay không, thì những đứa trẻ này mới thực sự là người kiểm soát xã hội" – Jonathan Wai, nhà tâm lý học tại Chương trình Nhận dạng tài năng, ĐH Duke, chia sẻ với Nature.

"Những đứa trẻ nằm trong top 1% có xu hướng trở thành những nhà khoa học, các học giả nổi tiếng, những thẩm phán liên bang, những CEO nằm trong danh sách Fortune 500, các thượng nghị sĩ và tỷ phú".

Thật không may là nhiều chi tiết trong nghiên cứu SMPY chỉ ra rằng những đứa trẻ thể hiện năng khiếu sớm ở các môn như toán học và khoa học thường không nhận được sự giúp đỡ mà chúng cần. Các giáo viên thường dành phần lớn sự chú ý của mình tới những đứa trẻ học kém hơn thay vì những học sinh thường đạt điểm A.

Kết quả là, những đứa trẻ có khả năng phát minh ra những thiết bị y học thay đổi cuộc sống, những người có thể ngồi trong Liên Hợp Quốc có thể tụt xuống những vị trí ít gây ảnh hưởng hơn.

SMPY cũng tiết lộ, giả thuyết cho rằng những đứa trẻ thông minh nhất có thể đạt được tiềm năng đầy đủ của mình mà không cần giúp đỡ là sai lầm. Một trong nhiều kết quả thu được từ nghiên cứu kéo dài 45 năm cho thấy học vượt lớp có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.

Khi các nhà nghiên cứu so sánh những học sinh giỏi không học vượt lớp với những học sinh giỏi học vượt lớp thì thấy, những đứa trẻ học vượt lớp có nhiều khả năng có bằng sáng chế, học vị tiến sĩ hơn những đứa trẻ kia 60% và có gấp đôi khả năng nhận bằng tiến sĩ trong một lĩnh vực liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán học (STEM).

Nói cách khác, ngay cả khi có lợi thế về trí thông minh thì những đứa trẻ tài năng cũng có thể không được phát huy hết tiềm năng của mình.

Vì thế, nếu phụ huynh và giáo viên nhận thấy một đứa trẻ có tài, đừng bao giờ nên ngừng cổ vũ và thử thách chúng với những nhiệm vụ ngày càng khó hơn. Trí thông minh, tiềm năng của đứa trẻ đó phải được kích thích thường xuyên nhất có thể.

SMPY cũng phát hiện ra rằng giáo viên và cha mẹ có thể giúp những đứa trẻ học tốt ở trường bằng cách nhận ra chúng đang sở hữu loại trí thông minh nào. Qua thời gian, những thế mạnh này có thể phát triển thành những khả năng cần thiết để đạt được thành công, như trở thành các kỹ sư, kiến trúc sư hay bác sĩ phẫu thuật.

  • Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)



Xem nguồn

Bức ảnh dự giờ hàng ngàn lượt "like"

Posted: 19 Sep 2016 04:46 AM PDT


 – Bức ảnh được chia sẻ trên một diễn đàn dành cho giáo viên với cái tên "Áp lực" nhận được nhiều sự đồng cảm của các thầy cô.

dự giờ, áp lực nghề giáo
Bức ảnh nhận được nhiều lượt “like” và chia sẻ trên Facebook

Bối cảnh của bức ảnh là trong một lớp học có rất nhiều giáo viên dự giờ. Không đủ chỗ ngồi, các thầy cô phải đứng kín vòng ngoài phòng học. Đoạn đối thoại tưởng tượng giữa giáo viên và học sinh được đề tựa dưới bức ảnh:

"- Trò hãy cho cô biết: Áp lực do đâu mà có?

– Thưa cô, áp lực không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà nó được chuyền từ Bộ, xuống Sở, xuống nhà trường, qua các thầy cô và xuống từng học sinh ạ!"

Một giáo viên bình luận: "Tiết thao giảng là tiết mà thầy trò cùng “diễn sâu” mà phải chuẩn bị cả tháng trời cho 1 tiết đó".

Cô giáo này cũng cho biết: " Phải dùng bảng tương tác nè, phải hoạt động nhóm nè, làm thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo nè . Củng cố bài bằng trò chơi mở ô số giống như chương trình Trúc Xanh của VTV3 đó . Nhiều thứ lắm . Xây dựng bài theo phương pháp Bàn tay nặn bột nữa . Hoặc cao hơn là thao giảng theo Giảng dạy theo dự án …. Với loại này có khi chuẩn bị 2 tháng mà chỉ biểu diễn 45 phút thôi".

"Thế này áp lực đè lên cổ học sinh sao có thể tự do phát triển tư duy, năng lực được" – một thành viên khác than phiền.



Xem nguồn

"Con tôi học vậy có dùng được ngoại ngữ không"?

Posted: 19 Sep 2016 04:03 AM PDT


 – Ông Nguyễn Minh Trí, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi kể, có một câu hỏi của phụ huynh khiến các giáo viên thường né tránh “Con tôi học ngoại ngữ vậy có dùng được ngoại ngữ không?”. Để thúc đẩy mục tiêu thạo ngoại ngữ cho thanh niên Việt Nam, một đề án lớn với kinh phí 9.378 tỷ đồng đang được rốt ráo điều chỉnh.

Giáo viên chuẩn mà chưa “chuẩn”

Đề án "Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" đã đi được hơn nửa chặng nhưng kết quả đạt được so với mục tiêu khá xa vời.

Trong các năm từ 2011 – 2015, số tiền đã chi là hơn 3.829 tỷ đồng (gồm 2.198 tỷ đồng được cấp từ ngân sách trung ương và 1.631 tỷ đồng từ nguồn đối ứng của địa phương).

đề án ngoại ngữ, dạy tiếng Anh, học tiếng Anh
Một giờ học tiếng Anh ở Trường Marie – Curie (Hà Nội). Ảnh: Lê Anh Dũng

Cho đến năm 2015, tỷ lệ học sinh phổ thông theo học chương trình tiếng Anh 10 năm mới đạt 23,6% (tiểu học đạt 53,3%, THCS đạt 10,2% và THPT chỉ đạt 1,3%). 

Kết quả “đội sổ” của môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 cũng là một tham chiếu (điểm trung bình cả nước là 3.43; có 84% thí sinh đạt điểm dưới trung bình).

Đặc biệt, dù được đầu tư đáng kể để đào tạo và bồi dưỡng, nhưng chất lượng đội ngũ giáo viên – yếu tố quyết định cho việc dạy học – so với chuẩn còn thấp. 

Tại các địa phương như Bà Rịa – Vũng Tàu, Tuyên Quang, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Nam, Bạc Liêu…tỷ lệ đạt chuẩn mới từ 7 – 15%. Ở TP.HCM, tỷ lệ này gần 50%.

Kết thúc năm học 2015-2016, cả nước mới có 7.964 trong số 21.412 giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, chiếm 37,19%; 12.388 trong số 33.741 giáo viên tiếng Anh THCS đạt chuẩn (chiếm 36,71%); 4.447 trong số 17.028 giáo viên tiếng Anh THPT đạt chuẩn (chiếm 26,12%). 

Thậm chí, ngay cả khi “đạt chuẩn” thì thực tế cũng còn bất cập. Như tỉnh Quảng Ngãi hiện có 80% giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn nhưng “chuẩn này có phản ánh đúng thực chất hay không thì là câu hỏi lớn” – theo nhìn nhận của Phó Giám đốc sở.

Ông Trí nói vui, anh em vẫn đùa với nhau là “Đạt chuẩn một cách chưa chuẩn”. Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ của đề án ngoại ngữ từ nay đến năm 2020 diễn ra cuối tuần qua, ông Trí cảnh báo, nếu không thay đổi phù hợp thì đến năm 2020, khả năng kết quả sẽ lại là  “bản thành tích 100% giáo viên đạt chuẩn”. 

Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên – Huế  cho rằng hiện tượng này xuất phát từ thực trạng phổ biến "hợp thức hóa trình độ giáo viên ngoại ngữ" trong nhiều năm qua. Nhiều đơn vị cấp chứng chỉ ngoại ngữ chưa đồng nhất trong đánh giá nên giáo viên có xu hướng tìm đến các cơ sở dễ dàng hoặc có biểu hiện không tích cực.

Rà chuẩn giáo viên “nội”, nới lỏng chuẩn giáo viên “ngoại”

Bộ GD-ĐT đã xác định nhiệm vụ còn lại trong thời gian của đề án và định hướng dài hơi cho 10 – 20 năm sau tập trung vào 3 nhóm nội dung: bồi dưỡng giáo viên thực chất, xây dựng cơ sở học liệu bài bản và tạo ra hệ thống khảo thí quốc gia đảm bảo chất lượng.

Trong 2 tháng 9 và 10, các cơ sở giáo dục phải rà soát chuẩn trình độ ngoại ngữ của giáo viên, lên kế hoạch bồi dưỡng, gửi về Bộ GD-ĐT.

Ông Nguyễn Minh Trí góp ý, khi đã xây dựng được chuẩn khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc thì phải bảo vệ, nếu không dễ rơi vào tình trạng “mình tự chấm điểm cho mình và chấm đạt chuẩn hết”.

Còn ông Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cho rằng sắp tới khi bồi dưỡng giáo viên, nên chia các đối tượng đi học và không nhất thiết phải chi tiền để kêu gọi 100% giáo viên tham gia. Nên hướng đến những người vô cùng thiết tha với đổi mới (nếu xét ở góc độ phát triển học thì họ là những người có từ 5-10 năm thâm niên) và nhóm thứ hai là là những người muốn đổi mới nhưng chưa biết cách thức cụ thể như thế nào.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị đề án 2020 cần tập trung vào làm thật tốt khâu giáo viên theo hướng thiếu thì đào tạo thêm, yếu thì bồi dưỡng. 

“Thầy cô nào yếu quá không phù hợp thì tạm thời chuyển làm công tác khác, tránh tình trạng đứng lớp mà không chuẩn, thậm chí xa chuẩn, ảnh hưởng đến lớn đến việc học ngoại ngữ nền tảng của các học sinh”.

Việc đào tạo lại cũng sẽ được tiến hành khác với cách thức “tập huấn” truyền thống, trong đó tăng cường đào tạo trực tuyến.

Cùng với việc nâng chất giáo viên trong nước, Bộ GD-ĐT xác định “mở cửa” hơn với đội ngũ giảng viên nước ngoài, thu hút tình nguyện viên quốc tế tới giảng dạy. Theo đó, các “chuẩn” đối với giảng viên nước ngoài sẽ được nới lỏng hơn.

Chọn sách giáo khoa nước ngoài, nhập khẩu chương trình quốc tế

Ở góc độ vĩ mô, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh tới 2 giải pháp quan trọng khác là củng cố cơ sở học liệu bài bản và xây dựng hệ thống khảo thí đảm bảo chất lượng.

Bộ trưởng Giáo dục cho biết, tránh tình trạng “tự biên tự diễn” không cần thiết, Bộ GD-ĐT sẽ lựa chọn bộ sách giáo khoa tiếng Anh chất lượng của một nước tiên tiến rồi chỉnh sửa cho phù hợp, thống nhất đưa vào chương trình giảng dạy 10 năm. 

Đối với các trường ĐH, CĐ thì khuyến khích dùng trực tiếp giáo trình các môn khoa học, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài. 

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường học liệu hỗ trợ như các video clip để hỗ trợ việc học mọi lúc, mọi nơi.

Liên quan tới chuyện sách giáo khoa, ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng nhắc nhở: “Chúng ta đang thực hiện lộ trình viết bộ SGK mới, vì vậy làm sách cần đảm bảo liên thông, tránh lãng phí. 

Đề xuất tiêu chuẩn đầu vào ngoại ngữ khi tuyển sinh

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc diễn ra sáng 17/9, đại diện các sở GD-ĐT và các trường đại học cho rằng một trong những lý do khiến việc học ngoại ngữ chưa như kỳ vọng là do mục tiêu của người học không rõ ràng. Để tạo động lực, các đại biểu đã đề xuất nên áp dụng điều kiện đầu vào trong khi tuyển sinh.

Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên – Huế cho rằng cần quy định ngoại ngữ là môn bắt buộc khi tuyển sinh đầu vào ở các trường đại học. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, sắp tới đây yêu cầu đối với bậc học thạc sĩ, tiến sĩ cũng sẽ điều chỉnh theo hướng không để thí sinh “nợ” đầu vào ngoại ngữ nữa mà phải đạt tới trình độ sử dụng được cho việc học chuyên ngành.

Đề án 2020 chỉ là “cú hích”

Đề án ngoại ngữ 2020 xác định xây dựng chương trình 10 năm cho các môn ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh, trong đó, năm học này đã thí điểm dạy tiếng Nhật như ngôn ngữ thứ nhất từ lớp 3, tiếng Hàn như ngôn ngữ 2 từ lớp 6. Các tiếng Nga, tiếng Trung Quốc cũng sẽ được thí điểm từ năm sau. 

Riêng với tiếng Anh, mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 sẽ phổ cập trong trường phổ thông.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ quan niệm: “Nếu bây giờ không đặt ra lộ trình xây dựng tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 và bắt đầu làm thì chẳng bao giờ đạt được. Ở Singapore, từ khi Lý Quang Diệu có ý tưởng đưa tiếng Anh thành “ngôn ngữ thứ 2″, phải mất gần 40 năm sau đất nước này mới đạt được mức độ trung bình trong việc sử dụng tiếng Anh”.

Nhìn nhận tổng thể, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, trong giai đoạn còn lại của đề án, mục tiêu và phương thức thực hiện sẽ cần tính thực tế hơn.

Cũng không nên xem đề án 2020 sẽ giải quyết được mọi tham vọng về thành thạo ngoại ngữ, mà chỉ là cú hích để toàn dân có động lực học ngoại ngữ tích cực hơn. Nguồn ngân sách Nhà nước sẽ đóng ở những nhiệm vụ trọng tâm, phần còn lại cần huy động từ xã hội.

Hạ Anh – Thanh Hùng



Xem nguồn

Đổi mới thi 2017: Giáo viên, học sinh như ngồi trên “đống lửa”

Posted: 19 Sep 2016 03:20 AM PDT



Phụ huynh và học sinh nóng lòng chờ đợi phương án chính thức thi 2017 của Bộ GD&ĐT

Phụ huynh và học sinh nóng lòng chờ đợi phương án chính thức thi 2017 của Bộ GD&ĐT

Nóng lòng chờ đề thi minh họa

Bà Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, dự thảo cách thức thi 2017 ngay lập tức thay đổi việc học và dạy trong nhà trường, không còn phân biệt giữa môn chính và môn phụ. Phương án thi này có lợi cho những thí sinh học khối D vì môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ được tách là 3 môn riêng biệt.

Với bài thi tổ hợp, bà Thu Anh cho rằng, hiện nay, chương trình sách giáo khoa tương đối nặng về kiến thức, vì vậy trong một vài môn thi KHTN ví dụ 20 câu Vật lý, sau đó đến câu Hóa học… Việc tích vào một môn KHTN sẽ làm giảm bớt đi 3 môn thi vào 3 buổi làm số buổi thi sẽ giảm đi và thời gian thi của các em cũng sẽ giảm. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Bộ sẽ có những hướng dẫn cụ thể hơn về nội dung thi. Thời gian áp dụng kỳ thi năm 2017 tương đối ngắn, yêu cầu của Bộ GD&ĐT không quá cao, các em mới có thể đáp ứng.

"Chúng tôi mong chờ Bộ sẽ sớm công bố đề thi minh họa, khi học sinh có đề thi minh họa thì lo lắng về đề thi sẽ giảm bớt đi và như vậy các em sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập" – Bà Thu Anh nhấn mạnh.

TS. Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội cho biết, nhà trường đang rất sốt ruột như ngồi trên “đống lửa” chờ đợi phương án thi chính thức của Bộ GD&ĐT để lên kế hoạch dạy và học cho giáo viên, học sinh trong trường. Do quá nóng lòng chờ đợi, giáo viên Toán của trường đã đưa các đề thi thử trắc nghiệm môn Toán để học sinh làm.

Ông Lâm đề xuất Bộ GD&ĐT cần có hạn chế chương trình học cho học sinh để các em ôn tập. Bên cạnh đó công bố sớm đề thi minh họa để học sinh biết đề thi cụ thể ra sao một cách thật tường minh thì mới có kế hoạch ôn tập hiệu quả.

Cần duy trì việc học kiến thức cơ bản một cách bình thường

ThS. Nguyễn Thành Công (Giáo viên trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết, việc đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới công tác thi và tuyển sinh chắc chắn sẽ được thực hiện và thực hiện theo một lộ trình mà Bộ đã đưa ra. Do đó, chúng tôi đã thay đổi phương pháp dạy học, tăng cường rèn luyện kỹ năng cho học sinh để học sinh có đủ kiến thức và kỹ năng thi.

Đồng thời, yêu cầu các em học sinh cần duy trì việc học kiến thức cơ bản một cách bình thường, bởi vì khi có kiến thức các em có thể tham dự kỳ thi với bất kỳ hình thức thi nào, tự luận hay trắc nghiệm, riêng rẽ hay tổ hợp… Phần lớn dành cho thi cử, mấu chốt là kiến thức các em tích luỹ được trong quá trình học tập của mình.

Thầy Công cho rằng, chúng tôi cũng đã tư vấn cho học sinh là song song với quá trình học tập đó, các học sinh cần học các kỹ năng làm bài trắc nghiệm và kỹ năng làm bài tự luận, đặc biệt là kỹ năng làm bài trắc nghiệm môn Toán, Khoa học xã hội. Đối với các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học sinh đã quen với đề thi trắc nghiệm thì đối với các môn Toán, Khoa học xã hội các em phải tập làm quen với hình thức thi mới này. Cần tìm kiếm các đề trắc nghiệm và tập giải quyết.

Đối với kỹ năng làm bài thi tổ hợp, theo thầy Công, các học sinh cố gắng đừng để "mù tịt hoàn toàn" 1 môn nào đó và đừng để mất điểm một cách không đáng có. Trước tiên, duy trì việc học cao độ các môn trong khối thi truyền thống mà các em vốn lựa chọn – điều này giúp các em lấy được điểm tốt nhất và phù hợp với các trường sẽ xét tuyển theo các khối thi truyền thống đó, bên cạnh đó học bổ sung các kiến thức của môn/các môn còn lại trong tổ hợp mình đã lựa chọn, việc học đều các môn trong tổ hợp thi giúp các em có điểm tốt nhất để xét tuyển vào các trường xét tuyển theo tổ hợp thi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga chi biết, đề thi minh họa sẽ công bố trong tháng 10. Hiện nay tổ công tác của Bộ đang phối hợp với ĐHQGHN để chuẩn bị đề để công bố sớm cho thí sinh. Đây là phương án thi và tuyển sinh năm 2017, để phương án có thể áp dụng được thì phải ban hành quy chế thi vào trước tết âm lịch hàng năm.

Chia sẻ với thí sinh thứ trưởng Ga nhấn mạnh: "Đổi mới của Bộ bắt đầu từ sự quan tâm tới học sinh, đối tượng chịu tác động trực tiếp của đổi mới này. Nên đối với học sinh tôi muốn nói rằng, các em cứ yên tâm, việc đổi mới này không làm ảnh hưởng gì đến việc học tập của các em nên các em cứ luyện thi, không phải học thêm gì cả, chỉ cần học tốt trong chương trình là được".

Nhật Hồng



Xem nguồn

Comments