Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội của các nhà trường

Posted: 02 Sep 2016 09:28 AM PDT


LTS: Tiếp nối các bài viết trước, hôm nay, GS.Phạm Phụ giới thiệu các mảng công việc của một trường Đại học đòi hỏi mức độ tự chủ và sự can thiệp của Nhà nước ở các mức độ khác nhau trong thực tế và theo ý kiến của chuyên gia. 

Đó là các thông tin mà Việt Nam cần tham khảo. Các trường Đại học nước ta cần có lộ trình để nâng cao dần quyền tự chủ nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội là những vấn đề chung của tất cả các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế của giáo dục thế giới, câu chuyện này thường được đề cập đến chủ yếu là trong giáo dục Đại học, được gọi là "Tự chủ đại học" (Tự chủ đại học – Autonomy). 

Tự chủ đại học được định nghĩa là: "Mức độ tự do của các cơ sở giáo dục trong việc điều hành công việc của mình mà không có sự chỉ dẫn hoặc ảnh hưởng của một cấp nào đó từ phía Chính phủ". 

Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội của các cơ sở giáo dục (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Ảnh hưởng của Chính phủ có thể là dựa trên thẩm quyền có tính pháp lý, ví dụ như quyền bổ nhiệm hiệu trưởng, bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng trường…, mà cũng có thể thông qua "sự thuyết phục" dựa vào quyền lực về tài chính. 

Ví dụ như đe doạ cắt bớt ngân sách nếu không đáp ứng được một yêu cầu nào đó, chứ không phải là thẩm quyền. 

Và trên thực tế, phương thức thứ hai, phương thức "chỉ dẫn từ xa" này cũng đã được sử dụng khá phổ biến trong các hệ thống giáo dục trên thế giới.

Tự chủ đại học có lẽ được bắt đầu bằng "Tự do học thuật" (Academic freedom), nghĩa là quyền của trường được tự do lựa chọn thầy giáo, quyền của thầy giáo được tự do lựa chọn nội dung để giảng dạy và nghiên cứu cũng như công bố các kết quả,…đã có ở đại học từ nhiều trăm năm trước, khi mà "người bảo trợ" của trường đại học thường chưa phải là Chính phủ. 

Tuy nhiên, khoảng hơn một thế kỷ qua, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, và đặc biệt hơn nữa là ở các quốc gia đang phát triển, Chính phủ đã trở thành "người bảo trợ" chính cho đại học, vấn đề tự chủ đại học không còn là chuyện "không can thiệp" mà là "can thiệp đến mức độ nào". 

Từ tự chủ đại học đến hệ thống các trường sư phạm đều đang gặp rắc rối

(GDVN) – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Chúng ta có quá nhiều các trường đại học sư phạm nên rất khó đầu tư nên tấm nên món”.

Một vài kết quả qua khảo sát có tính minh họa của "Carnegie Foundation" Mỹ  (1997) và của "Đại học quốc gia" Úc (1998) (Anderson & Johnson, 1998) như ở Hình 5 và Bảng 4 cho thấy rõ điều đó.

Khảo sát của Đại học quốc gia Úc đã chia "công việc" của trường đại học thành 7 mảng: (1) Nghiên cứu và công bố, (2) Nhân sự, (3) Chương trình và giảng dạy, (4) Chuẩn mực học thuật, (5) Sinh viên, (6) Quản trị nhà trường, và (7) Hành chính và tài chính. 

Những mảng đầu mang nhiều tính "tự do học thuật" (Academic Freedom), trong khi các mảng sau mang nhiều hơn "tính tự chủ" (xem Bảng 3 và Hình 4).

Một số nội dung cụ thể được liệt kê dưới đây:

Bảng 3 – Nội dung 7 mảng công việc của nhà trường

Mảng công việc

Nội dung

1. Nghiên cứu và công bố

2. Nhân sự

3. Chương trình và
giảng dạy

4. Chuẩn mực học thuật

5. Sinh viên

+ Có tự do "Sau cử nhân" (nghiên cứu)?

+ Ưu tiên nghiên cứu? Tự do công bố?

+ Có hạn chế "tranh luận công chúng" vv….

+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm, đề bạt Chủ tịch, Hiệu trưởng, giáo sư,..?

+ Mức trả lương giáo chức?

+ Thải hồi, kỷ luật đối với giáo chức?…

+ Phê duyệt lĩnh vực/ Chương trình đào tạo?

+ Nội dung, sách giáo khoa?

+ Phương pháp giảng dạy, kiểm tra? vv…

+ Chuẩn mực nhập học, tốt nghiệp?

+ Kiểm định chất lượng?

+ Công nhận chương trình/

Nhà trường (accreditation)? vv…

+ Phương pháp lựa chọn SV nhập học

+ Quotas nhóm sinh viên ưu tiên?

+ Tỷ lệ đậu/ rớt? Kỷ luật sinh viên?…

6. Quản trị trường

7. Hành chính và tài chính

+ Số lượng và kiểm soát đối với Hội đồng trường?

+ Số lượng và kiểm soát đối với Hội đồng khoa học?

+ Kiểm soát đối với Hiệp hội sinh viên?…

+ Số lượng sinh viên theo các ngành? Bằng cấp?

+ Đóng cửa và sát nhập? Thời gian đào tạo?

+ Điều lệ, quy chế nhà trường?

+ Cung cấp Ngân sách, phê duyệt chi tiêu?

+ Kiểm toán tài chính?

+ Mức học phí, tài trợ sinh viên?

Hình 4 – Phân chia các mảng công việc của trường đại học để xem xét sự can thiệp của Nhà nước

Qua các khảo sát trên, có thể có một số nhận xét chung sau đây:

Thứ nhất: Trên tổng thể, cơ sở giáo dục đại học ở Châu Á có Tự chủ đại học ít hơn ở Châu Âu, ở Châu Âu lại ít hơn so với hệ đại học Anh – Mỹ. 

Ở Châu Á, đại học thường là công cụ của Nhà nước để đào tạo nhân lực phục vụ công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. 

Và cũng do vậy, trước xu thế toàn cầu hóa giáo dục Đại học, cần nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của các cơ sở giáo dục Đại học, hầu hết các nước ở Châu Á đều có chủ trương tăng quyền Tự chủ đại học cho các cơ sở. 

Còn ở Châu Âu vốn có truyền thống vận hành các đại học trong những khuôn khổ pháp lý được quy định khá chi tiết, nay cũng lại cải cách để chuyển nhiều hơn thẩm quyền từ trung ương về cho các cơ sở giáo dục Đại học. 

Trong khi đó, hệ đại học Anh – Mỹ (Anglo – American systems) vốn có mức độ Tự chủ đại học rất cao, trong khoảng hơn một thập kỷ qua, Chính phủ lại yêu cầu  các cơ sở giáo dục đại học phải có tự nhiên xã hội nhiều hơn (more accountable) .

Hình 5 – Chính phủ đã can thiệp quá nhiều vào "các chính sách học thuật"? (Tỷ lệ đồng ý của học giả, %): 

Thứ hai, cả các chuyên gia giáo dục cũng như các học giả đều cho rằng:

(a) Nhà nước cần can thiệp một cách tương đối vào các mảng (7) và (4), nghĩa là "Hành chính, Tài chính" và "Chuẩn mực học thuật";

(b) Chỉ nên can thiệp chừng mực vào các mảng (1), (5) và (6), nghĩa là: "Nghiên cứu/Công bố", "Sinh viên" và "Quản trị nhà trường";

(c) Nhà nước không nên can thiệp vào các mảng (2) và (3), nghĩa là "Nhân sự" và "Chương trình – Giảng dạy".

Thứ ba, mức độ Tự chủ đại học vẫn tồn tại một "phổ" trong từng nước và từng hệ thống. 

Ví dụ ngay ở Mỹ, nơi có mức độ Tự chủ đại học rất cao, đối với các trường đại học định hướng nghiên cứu (Research – oriented), Nhà nước chỉ là "Người trông nom và giám sát" (State Supervising).

Bốn rào cản trên con đường tự chủ đại học ở Việt Nam

(GDVN) – Thực tế cho thấy hoạt động của hệ thống đại học Việt Nam hiện nay vẫn nặng tư duy bao cấp, nhiều trường vẫn chưa thể thoát khỏi sự thụ động.

Trong khi đó đối với các cao đẳng cộng đồng, Nhà nước là Người "điều khiển và kiểm soát" (State Control).

Nếu nhìn riêng về xu thế tăng quyền Tự chủ đại học cho các cơ sở giáo dục đại học ở Châu Á.

Có thể thấy rằng, khoảng một thập kỷ qua đã rộ lên một phong trào gọi là "Tập đoàn hoá" các đại học quốc gia (Incorporation) ở Nhật Bản, Trung Quốc (Huang, 2005), ở Malaysia (Altbach & Umakoshi, 2004), ở Singapore (Hội đồng Quốc gia Giáo dục, 2007),…

Ở Trung Quốc, đạo luật giáo dục năm 1995 và đạo luật giáo dục đại học 1998 cũng đã xác định 7 quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục và định hướng chuyển các cơ sở giáo dục Đại học trở thành "tổ chức dạng công ty" một cách thực sự (Real corporate bodies) (Huang, 2005).

Ở Nhật Bản, vấn đề "Tư nhân hoá" (Privatization) các trường đại học quốc gia đã nêu ra từ năm 1996 và cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi. 

Tuy vậy, đến năm 2004 thì luật "Tập đoàn hoá các đại học quốc gia" cũng đã được thông qua (National University Corporation). 

Và, đến năm 2005, Nhật đã "tập đoàn hoá" 87 đại học quốc gia và các trường này đã sớm đem lại một khoảng lợi nhuận tương đương đến 9.600 tỷ đồng.

Ở Singapore, từ năm 2004 cả Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Giáo Dục cũng đã dẫn một đoàn sang Mỹ để học tập các mô hình quản lý đại học và đưa ra kiến nghị "tập đoàn hoá" cả Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học công nghệ Nanyang (NTU)…

Nội dung "tập đoàn hoá" hay "công ty hoá" ở các nước có ít nhiều khác nhau, tuy nhiên cũng có nhiều điểm chung, gần giống như ở Singapore. 

Đối với Việt Nam, tự chủ Đại học có lẽ là một vấn đề còn quá mới mẻ, thậm chí có khi đã có "quyền" nhưng cơ sở giáo dục vẫn chưa "dám" sử dụng. 

Ví dụ, Nghị định 43 đã cho phép Hiệu Trưởng quyền được xếp lương cho cán bộ của mình bằng 2,5 lương theo thang bậc của Nhà nước, nhưng hình như chưa có cơ sở giáo dục nào sử dụng quyền này. 

Mặt khác trong quản lý giáo dục Đại học hiện nay, cũng còn có những quy định mà trên thực tế, nếu đối chiếu với những nội dung tự chủ Đại học nói trên thì thực không thể hình dung nổi, khoảng cách đến tự chủ Đại học còn rất xa. 

Ví dụ như việc Vụ Đại học và sau Đại học phê duyệt mở ngành , sắp xếp Hội đồng bảo vệ luận văn Tiến sĩ, Vụ đâu có chức năng đào tạo tiến sĩ…

Tuy nhiên, Việt Nam trên thực tế đã tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, trong đó có cả giáo dục, nghĩa là giáo dục Đại học Việt Nam cũng "buộc phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh trên mọi phương diện" như đã nói ở trên.

Nếu không có tự chủ Đại học, tất nhiên là có lộ trình, rõ ràng giáo dục Đại học Việt Nam không thể hoàn thành được sứ mệnh của mình.



Xem nguồn

Danh sách các trường công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung đợt 1

Posted: 02 Sep 2016 08:46 AM PDT



Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những trường đầu tiên thông báo điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung đợt 1. Xem chi tiết tại đây.

Điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung năm 2016 Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.Hồ Chí Minh xem chi tiết tại đây. Trường tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký nguyện vọng bổ sung đợt 2, mức điểm nhận hồ sơ là 15 điểm.

Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh chính thức công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đợt 1 năm 2016. Xem chi tiết tại đây. 

Thông báo điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 năm 2016 của Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã được trường công bố. Xem chi tiết tại đây. 

Trường Đại học Hàng Hải công bố điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 2 năm 2016. Xem chi tiết tại đây.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thông báo điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 năm 2016. Xem chi tiết tại đây.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thông báo điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung, xem chi tiết tại đây.

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải thông báo điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung vào các chuyên ngành thuộc các nhóm ngành đào tạo đại học hệ chính quy năm 2016. Xem chi tiết tại đây.

Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.Hồ Chí Minh (UEF) vừa công bố mức điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 theo phương thức xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia vào các ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng năm 2016. Xem chi tiết tại đây.

Trường Đại học Đồng Tháp thông báo điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đợt 1, xem chi tiết tại đây. 

Trường Đại học Cần Thơ công bố kết quả và danh sách thí sinh trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1, xem chi tiết tại đây. 

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã có quyết định “Về việc công bố điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển bổ sung đợt 1 trình độ đại học chính quy trường năm 2016". Xem chi tiết tại đây. 

Học viện Tài chính thông báo điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy xét bổ sung đợt 1 năm 2016, xem chi tiết tại đây.

Trường Đại học Mỏ Địa chất công bố kết quả xét tuyển bổ sung, xem chi tiết tại đây.

Trường Đại học Thăng Long công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung, xem chi tiết tại đây.



Xem nguồn

Hiệu trưởng trường vẫn còn dạy thêm là vợ Giám đốc Sở Giáo dục TP.Hồ Chí Minh

Posted: 02 Sep 2016 08:03 AM PDT


Liên quan đến thông tin Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Lê Hồng Phong xin phép kéo dài hoạt động tới tháng 11, trong bối cảnh TP.Hồ Chí Minh đang cấm dạy thêm trong trường học, hiện đã xuất hiện thông tin Hiệu trưởng trường này là vợ của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố – ông Lê Hồng Sơn.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, chiều ngày 1/9, tại Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, bà Nguyễn Thị Yến Trinh – Hiệu trưởng đã trao đổi thắng thắn về những vấn đề nêu trên.

Trước thông tin liệu có phải là bà Trinh là vợ ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, nên được ưu ái cho trung tâm bồi dưỡng văn hóa của trường hoạt động đến tháng 11 hay không, bà Trinh đã từ chối khéo trả lời câu hỏi này.

Theo bà Nguyễn Thị Yến Trinh thì, những người vì những người đặt ra vấn đề này là những người không có thiện chí trong việc giải quyết vấn đề đang nóng của xã hội.

Tuy nhiên, bà Trinh không phủ nhận thông tin rằng bà là vợ của ông Lê Hồng Sơn.

Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Lê Hồng Phong xin được kéo dài hoạt động tới tháng 11 (ảnh: P.L)

"Nếu ai sử dụng việc này để làm giảm uy tín của tôi, hay Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố thì là việc của họ. Tôi chỉ nói những vấn đề nào thuộc thẩm quyền quản lý của tôi thôi" – bà Trinh nhấn mạnh.

Đã có lệnh cấm, Trường Lê Hồng Phong vẫn cố dạy thêm đến tháng 11

Bà Nguyễn Thị Yến Trinh giải thích: Sở dĩ trung tâm bồi dưỡng văn hóa Lê Hồng Phong phải kéo dài đến tháng 11, là do bị vướng một số lớp học và luyện thi vẫn còn đang tổ chức, chưa kết thúc, và các em học sinh đang học rất nề nếp.

Quan điểm lãnh đạo trường là cần phải có lộ trình để sắp xếp việc chấm dứt, làm sao cho trường có lợi, học sinh (nhất là học sinh bên ngoài) cũng có lợi.

Hiện trường cũng đã trao đổi, báo với phụ huynh học sinh rằng, hiện chỉ dạy tạm trong trường, sẽ di dời nơi khác trong thời gian tới.

Nếu muốn tiếp tục dạy thêm, trường bắt buộc phải xin phép thành lập trung tâm mới, ở địa điểm khác, chứ không thể tổ chức tại trường được nữa.

Hiện trường cũng đã có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, xin trình bày nguyện vọng sẽ duy trì hoạt động tới tháng 11, sau đó sẽ chấm dứt theo yêu cầu của chủ trương chung.

Thì cơ quan quản lý cũng đã có nói với trường rằng, hiện Sở cũng đã tập hợp hồ sơ, nguyện vọng của một số trung tâm khác, xin ý kiến của lãnh đạo thành phố.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh cũng cho rằng, việc chấm dứt dạy thêm học thêm là phải thực hiện, nhưng cần có một lộ trình thời gian nhất định, tránh ảnh hưởng đến các quyền lợi của học sinh.

Cơ quan quản lý ngành cũng nói là không thể kéo dài việc này đến sau năm 2016.



Xem nguồn

Thí sinh có nhiều sự lựa chọn các con đường để lập thân, lập nghiệp

Posted: 02 Sep 2016 07:21 AM PDT




Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga


Để cùng nhìn lại toàn bộ quá trình một tháng xét tuyển vừa qua, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga.

Đợt 1 và đợt xét tuyển bổ sung ĐH, CĐ đầu tiên đã kết thúc. Ông có nhận định gì về kết quả 2 đợt xét tuyển vừa rồi?

– Trong đợt 1 tổng số thí sinh đạt điều kiện xét tuyển sinh đại học là 404.000. Tổng số thí sinh đã tham gia đăng ký xét tuyển là 398.000. Số thí sinh đã đăng ký xác nhận nhập học đại học là 230.000. Tỷ lệ tuyển sinh/chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 230.000/320.000 đạt gần 72%.

Tỉ lệ này xấp xỉ với đợt 1 tuyển sinh 3 chung (khoảng 75%). Chỉ có năm 2015 do thí sinh chỉ đăng ký vào 1 trường duy nhất nên hầu như không có ảo, nhiều trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu ngay đợt đầu tiên.

Trong số thí sinh tham gia đợt xét tuyển bổ sung đợt này có trên 25% thí sinh trên 20 điểm trở lên các khối A, B, C, D. Tối nay 31-8 các trường sẽ tải dữ liệu đăng ký xét tuyển đợt bổ sung về để tiến hành xét tuyển.

Cũng như lần trước, trong lần này Bộ cũng cung cấp cho các trường cơ sở dữ liệu kèm theo danh sách tất cả các nguyện vọng đã đăng ký của thí sinh để các trường phân tích lọc ảo, xác định điểm chuẩn phù hợp.

Theo thống kê đến 16 giờ ngày 31/8 có 48.860 thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung vào 80.950 lượt trường với 144.600 nguyện vọng. Số liệu này cho thấy rất nhiều thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển bổ sung vào 1 trường duy nhất và bình quân mỗi thí sinh chỉ đăng ký 3 nguyện vọng trên tổng số 6 nguyện vọng các em được phép đăng ký tối đa.

Có nhiều ý kiến băn khoăn rằng thí sinh đi đâu mà các trường không tuyển đủ chỉ tiêu! Ông có chia sẻ gì về vấn đề này?

– Theo số liệu trên đây thì có rất nhiều thí sinh đủ điều kiện tham gia xét tuyển nhưng không nộp đăng ký xét tuyển. Trước đây khi tuyển sinh theo phương thức 3 chung nhiều trường lấy điểm chuẩn theo trường cho đủ chỉ tiêu tổng thể rồi sau đó cho thí sinh chọn lại ngành trong nội bộ trường.

Với qui định đó các trường có thể điền đầy chỉ tiêu ngay nhưng thí sinh không có sự lựa chọn nào khác là phải theo học ngành mà trường còn chỗ.

Thực tế cho thấy nhiều sinh viên học không đúng ngành yêu thích rơi vào trạng thái chán nản, bỏ học giữa chừng. Qui chế năm nay ưu tiên cho thí sinh chọn ngành mà các em yêu thích, không khuyến khích các em "cố" đỗ vào đại học bất cứ ngành nào.

Khi trao cho thí sinh quyền được lựa chọn như vậy rõ ràng mỗi thí sinh tùy thuộc hoàn cảnh, ước mơ của mình để đưa ra quyết định phù hợp.

Rất nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển vào ngành mình yêu thích đã không nộp đơn xét tuyển vào ngành khác mà chấp nhận học lại để sang năm thi.

Mặt khác năm nay rất nhiều trường có đề án tự chủ tuyển sinh xét tuyển bằng học bạ nên nhiều thí sinh đã trúng tuyển vào các trường này đúng nghành nghề mà các em yêu thích.

Một số học sinh tốt nghiệp phổ thông đi học nước ngoài, một số khác đi học nghề hay tham gia thị trường lao động… Vào đại học ngày nay không còn là con đường lựa chọn duy nhất nữa mà thí sinh có nhiều sự lựa chọn các con đường khác để lập thân, lập nghiệp.

Vì vậy các trường đại học cũng phải điều chỉnh chiến lược phát triển của mình cho phù hợp với tình hình này khi mà thí sinh đòi hỏi chất lượng đào tạo ngày càng cao hơn, yêu cầu khi tốt nghiệp đại học có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Theo ông thì đâu là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn của thí sinh trong mùa tuyển sinh năm nay?

– Thị trường việc làm là yếu tổ ảnh hưởng đầu tiên đến sự lựa chọn của thí sinh. Nếu những năm trước đây khối ngành kinh tế, quản lý, ngân hàng… được nhiều thí sinh lựa chọn thì nay khối ngành kỹ thuật công nghệ tuyển sinh thuận lợi hơn.

Thứ hai là ý thức phân luồng của thí sinh ngày nay cũng rõ ràng hơn. Những thí sinh thấy khả năng học đại học không tốt thì đã chọn đi học nghề ngay từ đầu. Số liệu thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm nay cho thấy có đến 30% thí sinh chỉ dự thi chỉ để xét tốt nghiệp, không có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Thứ ba là học phí ngày càng tăng cả các trường công lập lẫn các trường ngoài công lập đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn của một bộ phận thí sinh.

Nếu như trước đây khi học phí thấp, sinh viên không phải tốn kém nhiều nên tâm lý chung là cứ vào đại học để có bằng, việc làm tính sau. Nay học phí cao hơn, thí sinh buộc phải tính toán về hiệu quả đầu tư.

Thứ tư là các thông tin về thị trường lao động, tỉ lệ thất nghiệp… đã có những tác động nhất định đến việc lựa chọn của thí sinh. Trong khi nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyển số lượng lớn lao động phổ thông, đào tạo kỹ năng ngắn hạn để làm việc có thu nhập ngay thì việc học đại học dài hạn nhưng tương lai chưa chắc tìm được việc làm cũng đã khiến nhiều thí sinh chùn bước.

Ngoài những tác động của thị trường lao động thì mục tiêu, chương trình đào tạo tại các trường đại học của chúng ta tuy đã có nhiều đổi mới trong những năm qua nhưng vẫn còn chậm.

Đào tạo của nhiều trường vẫn còn hướng sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm ở cơ quan, doanh nghiệp… có sẵn, chưa tập dợt cho sinh viên ý thức nóng bỏng về khởi nghiệp, sáng tạo, tự tạo việc làm cho chính mình và cho người khác. Đó là thực tế mà các trường cần tiếp tục đổi mới để thu hút người học.

Như vậy việc lấp đầy chỉ tiêu không phải thước đo quyết định sự thành công của mỗi mùa tuyển sinh nói chung và các trường nên tập trung nâng cao chất lượng thay vì "cố" tuyển cho đủ chỉ tiêu đã công bố. Ông có chia sẻ gì về nhận định này?

– Từ khi Bộ giao cho các trường tự xác định và đăng ký thực hiện chỉ tiêu thì chỉ tiêu tuyển sinh là năng lực đào tạo tối đa của nhà trường, nghĩa là số lượng thí sinh tuyển mới lớn nhất mà trường có thể đào tạo với chất lượng đảm bảo tối thiểu.

đó các trường không được tuyển vượt chỉ tiêu đã công bố. Việc các trường thận trọng trong quyết định điểm chuẩn phù hợp để số lượng thí sinh nhập học không vượt chỉ tiêu là rất đáng hoan nghênh.

Mặt khác chỉ tiêu các trường công bố hiện nay mới chỉ dựa vào năng lực tối đa đào tạo của trường, chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường lao động đối với các ngành nghề khác nhau. Thực tế cũng rất khó cho các trường khi xác định được nhu cầu của thị trường lao động.

Các dự báo nhu cầu nhân lực chưa cung cấp đủ độ tin cậy cần thiết để các trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh hằng năm cũng như chiến lược phát triển lâu dài.

Thí sinh chọn ngành thường theo nhu cầu thị trường lao động hiện tại mà quên rằng các em vào học năm nay thì 4-5 năm sau mới ra trường và khi đó thị trường lao động đã có sự thay đổi đáng kể.

Điều này cũng là một yếu tố gây khó cho các trường. Một số ngành do thiếu người học phải dừng đào tạo, nhưng 4-5 năm sau thị trường lao động lại cần đến, các trường lại phải tái khởi động.

Với chủ trương hạn chế qui mô để củng cố chất lượng, những năm gần đây Bộ đã yêu cầu các trường giảm rõ rệt qui mô đào tạo, đặc biệt các ngành sư phạm, các hệ đào tạo vừa làm vừa học, từ xa, liên thông…

Bộ đã ban hành thông tư 32 thay thế thông tư 57 về xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng và giới hạn tăng qui mô của các trường.

Học phí cũng đã được điều chỉnh theo hướng tăng dần theo các năm. Ngân sách nhà nước cũng đã chi trả phần miễn giảm học phí cho các đối tương chính sách.

 

Chính vì vậy các trường cần giới hạn tăng qui mô, tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo, không nên bằng mọi cách tuyển cho đủ chỉ tiêu mà hạ thấp chất lượng. Có như vậy các trường mới phát triển bền vững lâu dài.

Một số ý kiến cho rằng khi các trường hạ điểm xét tuyển bổ sung thì không đảm bảo công bằng trong tuyển sinh. Ông có chia sẻ với ý kiến này?

– Không có phương án tuyển sinh nào hoàn hảo. Vì vậy khi ban hành qui chế Bộ đều đã tham khảo ý kiến rộng rãi các trường, các sở, thí sinh và toàn xã hội để lựa chọn phương án được nhiều người ủng hộ nhất.

Trước khi thi, tất cả thí sinh đều biết được các qui định của qui chế. Vì vậy khi thực hiện đúng qui chế là đảm bảo được công bằng trong tuyển sinh.

Năm 2015, qui chế cho phép thí sinh rút/nộp hồ sơ giúp cho thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển nhất thì đã xảy ra phức tạp, dư luận không đồng tình.

Năm 2016, qui chế không cho phép thí sinh rút/nộp hồ sơ để khắc phục bất cập. Để hỗ trợ cho thí sinh tránh bớt rủi ro, qui chế đã cho phép thí sinh có nhiều nguyện vọng và được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi để nộp vào trường mà mình quyết định nhập học.

Nghĩa là khi đã trúng tuyển rồi mà thí sinh thấy không thích ngành/trường đã trúng tuyển các em vẫn còn cơ hội sửa sai bằng cách không nộp giấy chứng nhận kết quả thi để tham gia xét tuyển các đợt tiếp theo.

Khi các em đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi thì có nghĩa là các em đã chấp nhận nguyện vọng trúng tuyển, dành cơ hội tuyển bổ sung cho những thí sinh khác.

Phương châm tuyển sinh năm nay là giúp thí sinh trúng tuyển vào ngành nghề mà các em yêu thích. Ngành các em yêu thích không hẳn phải là ngành có điểm chuẩn cao mà tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng người.

 Những ngày qua một số báo đã đưa tin về phương án thi/xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ Bộ đang chuẩn bị cho năm tới. Thực hư các thông tin này như thế nào?

– Ngay sau khi kết thúc Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ GDĐT đã tiếp tục nghiên cứu đổi mới kỳ thi theo hướng gọn nhẹ, thiết thực và hiệu quả hơn, phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế trong tổ chức thi, tuyển sinh trong hai năm qua. Nhìn chung kỳ thi năm 2016 đã được xã hội đánh giá cao về sự thành công trên nhiều mặt.

Tuy nhiên công tác tổ chức thi vẫn còn nặng nề, một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương dẫn đến khó khăn, tốn kém; việc tổ chức 2 loại cụm thi khiến nhiều người băn khoăn về sự công bằng, khách quan; thời gian thi kéo dài, chưa ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để trong các khâu của công tác thi và tuyển sinh.

Quan điểm tiếp tục đổi mới thi/xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cho năm 2017 và những năm tiếp theo sẽ tuân thủ Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH; tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đi liền với tăng cường chức năng quản lý nhà nước của Bộ GDĐT; tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh, giảm áp lực thi cử, giảm chi phí xã hội; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và tuyển sinh; tiếp thu kinh nghiệm thế giới, có lộ trình và bước đi thích hợp, không gây sốc cho thí sinh và xã hội, tiến tới phương án thi, tuyển sinh ổn định, bền vững, thực hiện lâu dài. Hiện tại tổ công tác đang hoàn thiện phương án để đưa ra tham khảo ý kiến dư luận rộng rãi trong thời gian tới.



Xem nguồn

Đà Nẵng: Tạo tính chủ động, nhập cuộc, biết trước cho phụ huynh, học sinh và giáo viên

Posted: 02 Sep 2016 06:36 AM PDT


 HS trường Tiểu học An Khê vui chơi trong ngày tựu trường. HS trường Tiểu học An Khê vui chơi trong ngày tựu trường.

Đảm bảo sự liên thông ngang – dọc trong hệ thống

Ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng – cho biết: "Ngay trước ngày khai giảng năm học mới, ngành GD&ĐT sẽ ban hành quy chế, quy định liên quan đến tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10, thi vào lớp 10 chuyên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thi nghề phổ thông, thi HS giỏi các bậc học.

Cùng với đó, khung thời gian năm học của các bậc học cũng sẽ được công bố. Sở chủ trương tích hợp các bậc học vào cùng một khung, nhìn vào đó, phụ huynh có thể biết được cùng thời điểm đó, ở các bậc học có những hoạt động trọng tâm nào diễn ra".

Những hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ của các bậc học cũng sẽ cùng đồng thời diễn ra, tránh tình trạng các hoạt động diễn ra trong suốt năm học, ảnh hưởng tâm lý học tập của HS.

Theo ông Vĩnh, việc công khai sớm những thông tin này sẽ tạo tính chủ động, nhập cuộc, biết trước cho GV, HS và phụ huynh.

Một điểm mới nữa trong năm học 2016 – 2017 này, Đà Nẵng sẽ triển khai cho HS ở bậc THPT tự chọn phân môn phù hợp với sở thích, năng lực của mình và điều kiện thực tế của nhà trường để học ở môn thể dục.

Theo ông Vĩnh, "qua 2 năm thí điểm tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn và THPT Ngô Quyền, chúng tôi nhận thấy học sinh rất thích học thể dục theo hình thức tự chọn. Các em đầu tư các dụng cụ học tập môn thể dục tốt nhất, yêu thích những giờ học thể dục chứ không kiểu bị buộc phải học như trước đây".

Ở bậc THCS, Sở GD&ĐT Đà Nẵng khuyến khích các trường có điều kiện có thể triển khai thí điểm mô hình này trong năm học này.

Giảm tải cho HS và GV



Trường Mầm non Bình Minh đón bé trong ngày tựu trường với nhiều hình thức phù hợp với tâm lý HS mẫu giáo.

Ngoài ra, Đà Nẵng sẽ chủ trương giảm tải tối đa cho cả HS lẫn GV. Theo đó, không đưa thêm các hoạt động khác vào trong chương trình học; GV dạy học bám sát chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng với mục tiêu cơ bản của bài học, không giao quá nhiều bài tập khó cho HS.

Các trường tiến hành rà soát việc phân bổ thời khoá biểu theo hướng có lợi cho HS, không để tình trạng 1 ngày, 1 buổi HS phải học quá nhiều môn học.

"Hiện HS phải học 15-16 môn học trong chương trình học, thực sự là quá nặng. Vì vậy, phải tạo điều kiện tốt nhất để các em không bị tình trạng phải học dồn dập quá nhiều môn học trong một buổi" – Ông Vĩnh cho biết.

Về phía CBQL và GV, ngành GD&ĐT Đà Nẵng chủ trương sẽ giảm thiểu tối đa việc hội họp, báo cáo, thống kê… sử dụng rộng rãi các phần mềm hỗ trợ dạy học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy – học, quản lý giáo dục để GV tập trung vào công tác chuyên môn.

Đà Nẵng đang khởi động xây dựng cơ sở dữ liệu giáo dục từ Tiểu học đến Trung học phổ thông, triển khai sử dụng sổ điểm, sổ liên lạc điện tử… theo hướng tập trung, thống nhất.

Đà Nẵng cũng ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Theo đó, sẽ tổ chức đánh giá năng lực đầu ra bậc 2 đối với HS lớp 9 và bậc 3 đối với HS lớp 12 tham gia chương trình mới để thúc đẩy đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Chấm dứt tình trạng cơi nới tại các trường tiểu học

Trong 33 công trình trường học được đầu tư để hoàn thiện CSVC cho các trường Tiểu học đảm bảo 100% HS Tiểu học được học 2 buổi/ngày theo Nghị quyết của HĐND thành phố, giải quyết tình trạng quá tải ở một số trường học, Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, có 15 công trình sẽ hoàn thành trước ngày khai giảng.

Ngoài ra, 3 công trình gồm trường Tiểu học Trần Cao Vân (quậnThanh Khê), Tiểu học Trần Nhân Tông và Tiểu học Nguyễn Như Hạnh (quận Cẩm Lệ) đang hoàn thành thủ tục để triển khai đấu thầu. 15 công trình còn lại sẽ bàn giao chậm nhất đến tháng 12/2016. "Sang học kỳ II năm học 2016 – 2017, về cơ bản, sẽ nâng tỉ lệ HS Tiểu học học 2 buổi/ngày lên xấp xỉ 100%" – Ông Vĩnh cho biết.

Ông Vĩnh thừa nhận, ở một góc độ nào đó, việc cơi nới, chồng tầng đã phần nào phá vỡ cảnh quan trường học, thu hẹp sân chơi của HS, "dù ở một số công trình, ngành GD đã can thiệp ngay trong giai đoạn thiết kế, để trống tầng trệt để làm sân chơi cho các em. Việc cơi nới sẽ phải chấm dứt trong năm học tới".

Để tìm lời giải cho bài toán phòng ốc, ngành GD&ĐT Đà Nẵng đang tính đến phương án tham mưu với UBND thành phố giao dành CSVC của các cơ sở công sở nếu chuyển đổi mục đích sử dụng để làm trường học.

Ngoài ra, Sở cũng sẽ mời các trường TCCN, CĐ và cả các trường THPT tư thục trên địa bàn hiện có số lượng phòng ốc dôi dư chuyển đổi thành trường cấp 1- 2 – 3.

"Việc tận dụng CSVC của các trường ngoài công lập hiện có trên địa bàn và thúc đẩy để sớm xây dựng trường học đối với quỹ đất quy hoạch dành cho GD&ĐT sẽ giúp ngành giáo dục giải quyết căng thẳng về trường lớp" – Ông Vĩnh nhấn mạnh.



Xem nguồn

Điểm chuẩn NV2 của 4 trường khối y dược

Posted: 02 Sep 2016 05:53 AM PDT


Trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn NV2 như sau:


Điểm trúng tuyển NV2 của Trường ĐH Y Thái Bình:


Trường ĐH Dược Hà Nội công bố điểm trúng tuyển cao đẳng hệ chính quy ngành Dược năm 2016 là 18,50 điểm.

​Theo quy định, thí sinh diện trúng tuyển phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2016 cho trường để khẳng định nhập học, hạn cuối nộp là hết 17 giờ 30 ngày 9/9/2016. Thí sinh có thể nộp trực tiếp tại trường hoặc qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh.

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng 2 như sau:


Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Y Dược Hải Phòng xin thông báo điểm chuẩn và số lượng thí sinh trúng tuyển xét tuyển bổ sung đợt 1 vào Trường ĐH Y Dược Hải Phòng năm 2016 như sau:













Ngành học Mã ngành Điểm chuẩn Số lượng
Y đa khoa D720101 24.00 91
Y học dự phòng D720103 21.25 50
Y học cổ truyền D720201 21.25 62
Xét nghiệm y học D720332 21.00 49
Dược học (khối A) D720401A 24.00 33
Dược học (khối B) D720401B 23.00 33
Điều dưỡng D720501 20.75 44
Răng – Hàm – Mặt D720601 23.75 32
Tổng cộng 394



Xem nguồn

Thúc đẩy hợp tác GD-ĐT giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Posted: 02 Sep 2016 05:11 AM PDT


Thứ trưởng Bùi Văn Ga (bên phải) bàn về việc dạy học tiếng Hàn trong các trường phổ thông ở Việt Nam với ông Park Sang SikThứ trưởng Bùi Văn Ga (bên phải) bàn về việc dạy học tiếng Hàn trong các trường phổ thông ở Việt Nam với ông Park Sang Sik

Tại buổi tiếp, hai bên cùng bàn về các giải pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong GD-ĐT và thúc đẩy Đề án dạy học tiếng Hàn tại Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, hiện Hàn Quốc là một trong những nước có số sinh viên Việt Nam đang theo học đông nhất với trên 10.000 người.

Những năm gần đây, nhiều công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đã xây dựng và phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Điều này đã tạo nên sức bật mới về công nghiệp và thu hút nhiều lao động trẻ là người Việt Nam vào làm việc. Theo đó, nhu cầu học tiếng Hàn ở lớp trẻ, trong đó có bậc phổ thông là rất lớn.

Trên tinh thần ấy, Thứ trưởng mong muốn, Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng hợp tác chặt chẽ trong giáo dục, đào tạo nói chung và phát triển việc dạy học tiếng Hàn cũng như là tiếng Việt ở hai nước. Bởi khi thế hệ trẻ biết được ngôn ngữ và văn hóa của hai quốc gia thì sẽ có điều kiện để phát triển hơn trong tương lai.

Thứ trưởng cũng đề nghị, phía Hàn Quốc cũng nên tổ chức dạy tiếng Việt như là ngoại ngữ thứ hai cho học sinh, sinh viên sở tại.

Bày tỏ vui mừng khi thấy có nhiều trường đại học ở Việt Nam mở khoa tiếng Hàn, đặc biệt là tới đây Bộ GD&ĐT Việt Nam thí điểm dạy tiếng Hàn ở bậc phổ thông, ông Park Sang Sik khẳng định: Hàn Quốc sẽ có những hỗ trợ cho trương trình thí điểm này; đồng thời đề nghị, Việt Nam nên triển khai dạy tiếng Hàn từ tháng 9/2016.

Thời gian đầu có thể dạy cho các em theo hướng làm quen với tiếng Hàn, đếm số, học chữ, những vấn đề cơ bản nhất. Trong thời gian này sẽ kết hợp với việc biên soạn tài liệu, sách giáo khoa để áp dụng phù hợp với học sinh phổ thông của Việt Nam.

Trước đề xuất của Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 về việc hỗ trợ Việt Nam chuyên gia để biên soạn tài liệu, bồi dưỡng giáo viên và thẩm định bộ tài liệu, ông Park Sang Sik cho biết: Đại sứ quán Hàn Quốc sẽ bàn với Bộ Giáo dục để tìm phương án hỗ trợ Việt Nam, có thể bằng hình thức kết nối trực tuyến hoặc cử chuyên gia trực tiếp sang hỗ trợ. Hàn Quốc cũng sẽ hỗ trợ tích cực nhất những gì có thể để Việt Nam có thể triển khai dạy tiếng Hàn ở Việt Nam đạt hiệu quả.



Xem nguồn

Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn NV2

Posted: 02 Sep 2016 04:28 AM PDT


Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn NV2

GD&TĐ – Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo điểm trúng tuyển vào các ngành, chuyên ngành tuyển sinh đại học chính quy nguyện vọng bổ sung năm 2016.

Mức điểm theo công bố đều giảm so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1. Cụ thể như sau:
























































TT

TÊN NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH

MÃ NGÀNH/ CHUYÊN NGÀNH

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN

ĐIỂM CHUẨN

1

Triết học Mác-Lênin

524

VTD

18

VTA

17,5

VTS

17,5

2

Chủ nghĩa xã hội khoa học

525

VTD

18,75

VTA

17,5

VTS

17.5

3

Kinh tế chính trị

526

VTD

18

VTA

17,5

VTS

18

4

Quản lý kinh tế

527

VTD

18,5

VTA

18,5

VTS

18,5

5

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

D220310

VST

19,75

VSA

19,75

VSD

21,25

6

Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

D310202

VTD

18,5

VTA

18

VTS

18

7

Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa

530

VTD

17,5

VTA

17,5

VTS

17,5

8

Quản lý xã hội

532

VTD

17,5

VTA

17,5

VTS

17,5

9

Văn hóa phát triển

535

VTD

17,5

VTA

17,5

VTS

17,5

10

Chính sách công

536

VTD

17,5

VTA

17,5

VTS

17,5

11

Khoa học quản lý nhà nước

537

VTD

17,5

VTA

17,5

VTS

17,5

12

Xuất bản

D320401

VTD

18,5

VTA

18,5

VTS

18,5

13

Xã hội học

D310301

VTD

17,5

VTA

17,5

VTS

17,5

14

Công tác xã hội

D760101

VTD

17,5

VTA

17,5

VTS

17,5

15

Quan hệ quốc tế

D310206

AVD

28

AVT

28

AVS

28

16

Quan hệ công chúng

D360708

AVD

28

AVT

28

AVS

28

17

Quảng cáo

D320110

AVT

28

AVD

28

AVS

28

18

Ngôn ngữ Anh

D220201

AVD

28

AVT

28

AVS

28



Xem nguồn

Trường ĐH Thương mại hạ điểm chuẩn

Posted: 02 Sep 2016 03:46 AM PDT


Ngành hạ điểm chuẩn nhiều nhất là Kế toán, giảm 3,5 điểm từ 23,5 khối A xuống còn 20. Ngành Kinh tế khối A từ 23 giảm xuống còn 20 điểm.


Trường yêu cầu thí sinh trúng tuyển từ ngày 1/9/2016 nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2016 cho Hội đồng tuyển sinh Trường để nhận Giấy báo trúng tuyển và nhập học.

Trường hợp thí sinh không đến trực tiếp tại Trường được có thể gửi Giấy chứng nhận kết quả thi kèm theo phong bì ghi rõ địa chỉ qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên trước 17h00 ngày 9/9/2016.

Quá thời hạn trên (tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua đường bưu điện) những thí sinh không nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường được xem như từ chối nhập học.

Thí sinh thuộc diện "ưu tiên xét tuyển" theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh cần nộp bổ sung: Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu quy định tại Hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2016; Bản chính của một trong các giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận đoạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia.



Xem nguồn

[Infographics] Thành tựu 71 năm xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

Posted: 02 Sep 2016 03:03 AM PDT



71 năm qua kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về giảm nhanh tỷ lệ mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

Theo TTXVN

http://www.vietnamplus.vn/infographics-thanh-tuu-71-nam-xoa-mu-chu-va-pho-cap-giao-duc/404037.vnp

Dùng chuột để xoay ảnh ↔‘, id));

var desc = $control.find(‘.spin-desc’);
var l = (me.width – desc.width()) / 2;
desc.css(‘left’, l + “px”);

$control.css(‘height’, ‘auto’);

var slides = [];

for (var i = 0; i “;
$(“.VCSortableInPreviewMode[type=3]”).append(htmImg);

}
}
setTimeout(function () {
w360 = $(“.VCSortableInPreviewMode #LoadImgGetWH360”).width();
h360 = $(“.VCSortableInPreviewMode #LoadImgGetWH360”).height();
$(“.VCSortableInPreviewMode #LoadImgGetWH360”).remove();
//console.log(w360 + ‘-‘ + h360);
$(“#slide-360-” + id).spritespin({
// path to the source images.
source: slides,
width: 460, // width in pixels of the window/frame
height: (460 * h360 / w360), // height in pixels of the window/frame
//width: 460, // width in pixels of the window/frame
//height: 330, // height in pixels of the window/frame

frameTime: me.frameTime,
onLoad: function () { me.bindButton(id); }
});
}, 2000);
//

//
}
}
});
},
bindButton: function (id) {
$(‘#reload-spin-‘ + id).bind(‘click’, function () {
$(“#slide-360-” + id).spritespin({
animate: true
});
});
$(‘#slide-360-‘ + id).hover(function () {
$(this).next().hide();
}, function () {
$(this).next().show();
});
}
};

$(“.VCSortableInPreviewMode”).each(function () {
//var img = new Image();
//img.src = image.src;
// return {
// width: img.width,
// height: img.height
// };
if ($(this).attr(“type”) == “3”) {

LoadBox360Details.width = $(this).width();
LoadBox360Details.height = $(this).height();
LoadBox360Details.init($(this));
}

});



Xem nguồn

Comments