Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


44 thí sinh Việt Nam dự thi tay nghề ASEAN lần thứ XI

Posted: 18 Sep 2016 08:11 AM PDT


Các thành viên đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ XICác thành viên đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ XI

Phát biểu tại buổi lễ, ông Cao Văn Sâm – Trưởng Ban tổ chức Kỳ thi tay nghề quốc gia – thông tin về điểm mới của kỳ thi tay nghề Asean lần thứ XI: “Kỳ thi này áp dụng phương thức chấm điểm kép và chấm điểm bằng đánh giá nhằm làm tăng chất lượng của kỳ thi tay nghề Asean. Cũng như phù hợp với quy định của thi tay nghề thế giới và nâng cao tính khách quan, minh bạch của kỳ thi tay nghề Asean… “

Có 5 nghề áp dụng phương thức chấm điểm kép là Hàn, Thiết kế trang web, Dịch vụ nhà hàng, Nấu ăn và Bảo trì máy bay (nghề trình diễn). 8 nghề áp dụng phương thức chấm điểm bằng đánh giá gồm: Thiết kế trang web, Lắp đặt điện, Xây gạch, Dịch vụ nhà hàng, Nấu ăn, Chăm sóc sắc đẹp và Thiết kế các kiểu tóc.

Ông Cao Văn Sâm cho biết thêm: “Việc huấn luyện theo yêu cầu của đề thi tay nghề ASEAN được tiến hành tại 13 trường có trang thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu của công tác huấn luyện trên cả nước.

Trong quá trình huấn luyện có sự tham gia của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Hàn Quốc để thí sinh làm quen với môi trường làm việc công nghiệp,rèn luyện kỹ năng, cường độ lao động, bản lĩnh thực hiện bài thi. Đoàn Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu kết quả chung xếp trong nhóm 3 đoàn dẫn đầu Kỳ thi".

Được biết, tại kỳ thi lần này, đoàn Việt Nam được phân công làm Chủ tịch Ban Giám khảo các nghề: Hàn, Công nghệ thời trang, Thiết kế trang web và Thiết kế các kiểu tóc; chuyên gia trưởng ở các nghề: Lắp cáp mạng thông tin, Giải pháp phần mềm công nghệ thông tin, Lắp đặt điện, Công nghệ ô tô, Tự động hóa công nghiệp, Bảo trì máy CNC; chuyên gia phó ở các nghề Lắp đặt đường ống nước và Chăm sóc sắc đẹp.

Phát biểu động viên đoàn Việt Nam trước giờ lên đường, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh: "Đây là lần thứ tám Việt Nam tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN. Qua 8 kỳ thi, Việt Nam đã 3 lần đạt giải nhất toàn đoàn, khẳng định được vị trí của tay nghề trẻ Việt Nam tại đấu trường khu vực.

Mong rằng lần này, đoàn Việt Nam sẽ đạt thành tích cao, tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên đấu trường kỹ năng nghề của khu vực, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế".

Đại diện cho 44 thí sinh đoàn Việt Nam tham dự tại kỳ thi, em Lê Thị Thùy Linh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế – thí sinh nghề Dịch vụ nhà hàng hứa sẽ bình tĩnh, tự tin, cố gắng hết mình vì màu cờ sắc áo của đội tuyển Việt Nam, đoạt nhiều huy chương để mang về vinh quang cho tổ quốc.

Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ XI được tổ chức tại Malaysia với sự tham gia của gần 280 thí sinh của 9 nước ASEAN (Brunei không tham dự), dự thi ở 25 nghề trong đó có 23 nghề chính thức và 2 nghề trình diễn.

Đoàn Việt Nam có 109 thành viên chính thức tham dự, trong đó có 44 thí sinh, 33 chuyên gia kỹ thuật làm công tác giám khảo, 21 phiên dịch và các thành viên khác.

Từ kết quả kỳ thi tay nghề ASEAN 2016, đoàn Việt Nam sẽ lựa chọn thí sinh để chuẩn bị thi tay nghề thế giới tổ chức tại Abu Dhabi thuộc Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất năm 2017.



Xem nguồn

Tâm sự của du học sinh về nước Pháp hoa lệ và đầy ám ảnh

Posted: 18 Sep 2016 07:28 AM PDT


 – Sinh năm 1990, tốt nghiệp thủ khoa ngành Vật lý kỹ thuật tại ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2012, hiện Phạm Thái Hà đang là thực tập nghiên cứu tại Viện Jean Lamour của Pháp sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Vật lý Nano của ĐH Grenoble-Alpes với học bổng toàn phần LANEF của Pháp.

du học, du học sinh, du học Pháp, kinh nghiệm du học Pháp, học bổng du học Pháp, học bổng LANEF
Thái Hà khi ở trên đất Pháp. Ảnh: NVCC

Ước mơ đi du học của Thái Hà nhen nhóm từ khi còn là sinh viên của ĐH Quốc gia Hà Nội. Ban đầu, ý tưởng đó còn khá mơ hồ. Hà chỉ ước ao được học tập trong một môi trường tiên tiến, được ra nước ngoài mở mang tầm mắt, chứ chưa rõ nên đi đâu, theo con đường nào để có học bổng. Tuy nhiên, từ năm thứ nhất em đã luôn nỗ lực phấn đấu học tập, nghiên cứu, tích cực phát triển các kỹ năng qua hoạt động Đoàn, trau dồi ngoại ngữ thường xuyên.

Kết quả của những nỗ lực đó là rất nhiều học bổng đến với Thái Hà: học bổng Odon Vallet, học bổng Toshiba, Shinnyo-en, học bổng Honda YES… Sau khi tốt nghiệp đại học, nhận thấy ngành công nghệ nano mà mình theo đuổi còn rất mới mẻ ở Việt Nam, còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, ước mơ đi du học của Hà càng cháy bỏng hơn.

"Khi bắt tay vào quá trình săn học bổng, em đã tìm hiểu rất nhiều chương trình ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hà Lan… Cuối cùng em chọn Pháp, trước hết vì ở Pháp có những nhóm nghiên cứu rất mạnh trong lĩnh vực hẹp em theo đuổi là Vật liệu từ cấu trúc nano. Em nghĩ đây là một lựa chọn ưng ý vì nước Pháp có bề dày truyền thống về đào tạo ngành khoa học cơ bản" – Hà chia sẻ.

Ngoài ra, đến Pháp không chỉ để học hỏi mà với em, còn là cơ hội để tìm hiểu văn hóa và khám phá văn minh châu Âu. "Từ Pháp có thể đi lại tự do tới các nước châu Âu, rất thuận tiện cho việc du lịch vào dịp nghỉ lễ".

Sốc với đề thi 10 mặt giấy A4

Cả quá trình từ lúc làm hồ sơ xin học bổng đến khi tốt nghiệp Thạc sĩ, Thái Hà đã phải trải qua không ít khó khăn, tuy nhiên em coi thử thách là những thứ quý báu giúp mình trưởng thành hơn.

"Em bắt đầu bằng việc viết email liên hệ giáo sư ở Pháp, trao đổi về hướng nghiên cứu và làm hồ sơ đăng ký học bổng. Sau khi vượt qua vòng hồ sơ, em bay sang Pháp lần đầu tiên trong 3 ngày để tham quan phòng thí nghiệm, thuyết trình và phỏng vấn. Nửa năm sau ngày phỏng vấn thì nhập học. Tính ra từ email liên hệ đầu tiên tới lúc bắt đầu học là hơn 1 năm".

"Khó khăn lớn nhất khi làm hồ sơ là kỳ thi tiếng Pháp. Mặc dù theo chương trình tiếng Anh nhưng em cần đạt tiếng Pháp A2 để xin visa. Vì không tìm hiểu từ trước nên lúc biết luật thì chỉ còn đúng 1 tháng trước kỳ thi. Lúc đó chỉ có một lựa chọn là phải thi. Em tìm một gia sư tối liên tục 4-5 buổi/ tuần trong tháng đó, chiến lược là tập trung vào ngữ pháp để gỡ điểm nghe đọc viết. Cũng không có thời gian mà thử nghiệm phương pháp học, chỉ cắm cúi vào giải đề liên tục. Cuối cùng em vượt qua kỳ thi TCF theo đúng chiến lược, được B2 phần ngữ pháp. Giờ nghĩ lại những ngày tháng quyết chiến đó là giai đoạn căng thẳng mà đáng nhớ nhất trong quá trình chuẩn bị du học" – Thái Hà nhớ lại.

du học, du học sinh, du học Pháp, kinh nghiệm du học Pháp, học bổng du học Pháp, học bổng LANEF
Thái Hà (giữa) và bạn bè ở Pháp. Ảnh: NVCC

Đến khi bước vào môi trường học tập ở Pháp, khó khăn lớn nhất với Hà là cách biệt về trình độ học thuật. "Chương trình Vật lý của Pháp khá nặng về tính toán và kiến thức ngành cập nhật hơn ở Việt Nam rất nhiều. Chương trình thực hành cũng mới lạ do khác biệt về điều kiện cơ sở thiết bị. Chương trình chạy rất nhanh, giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi mở, việc học đòi hỏi sự chủ động tìm tòi của sinh viên. Ai học kỹ thuật ở Pháp có lẽ đều trải qua đề thi 10 mặt giấy A4 gây sốc" – cô gái 26 tuổi nhớ lại những ngày đầu "stress" khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát.

Ngoài thời gian vùi đầu vào học hành, nghiên cứu, nỗi nhớ nhà là khó khăn không tránh khỏi với một du học sinh. "Đặc biệt là vào mùa đông. Mùa đông bầu trời ảm đạm, cây cối đen thui trơ trụi, tiết trời lạnh giá. Mọi thứ đều khiến nỗi cô đơn trở nên khắc khoải hơn. Nhưng em cũng cảm thấy khi du học, có nhiều khoảng thời gian một mình, rất tuyệt để đối diện với chính mình, thấu hiểu bản thân và chiêm nghiệm cuộc sống" – Hà tâm sự.

Nước Pháp: Đẹp và ám ảnh

"Lần đầu tới vùng núi Grenoble, ấn tượng đầu tiên là nước Pháp thật đẹp. Em nhớ lần đầu đi xe buýt từ Lyon về Grenoble, dù rất mệt sau chuyến bay dài nhưng em mải ngắm cảnh núi non mà say sưa không ngủ được. Lúc đi học cũng rất thích, vì ngày nào cũng được ngắm cảnh núi. Những lần đi tàu dọc nước Pháp, em rất yêu những cánh đồng cỏ, đồng hoa hướng dương, những cánh đồng mà bó rơm cuốn được xếp tròn đều tăm tắp".

du học, du học sinh, du học Pháp, kinh nghiệm du học Pháp, học bổng du học Pháp, học bổng LANEF
Thiên nhiên và kiến trúc Pháp khiến cô gái trẻ say đắm. Ảnh: NVCC

Kiến trúc nhà cửa ở Pháp trong mắt em rất kiểu cách điệu đà, cổ kính, già nua. "Một nét đẹp của Pháp là các bảo tàng rất đa dạng phong phú, và thường miễn phí cho sinh viên. Bên cạnh bảo tàng nổi tiếng thế giới Louvre, với những bức tượng cổ Hy Lạp, La Mã, những bức họa thời Phục hưng, bức họa nàng Mona Lisa nổi tiếng… ở các thành phố khác đều có bảo tàng riêng, và thường xuyên có triển lãm bổ sung những đợt tranh hay đồ vật mới.

Ở Pháp rất chú trọng các hoạt động văn hóa. Dù ở các thành phố nhỏ, cũng thường có chương trình ca nhạc cổ điển miễn phí ở công viên, hay chương trình biểu diễn ánh sáng âm nhạc miễn phí cho cộng đồng" – Thái Hà chia sẻ.

Một hình ảnh rất đẹp thường thấy ở Pháp là có thể bắt gặp mọi người cầm đọc những cuốn sách dày ở bất cứ đâu: trên ghế đá, bãi cỏ, tàu điện, thậm chí là trên bãi biển. "Người Pháp mê đọc sách và thích sách giấy. Em thấy đó là hình ảnh đẹp, trong thời đại những chiếc smartphone đang lấn dần thú vui đọc sách".

Một đặc tính thú vị và rất đẹp của người Pháp nữa là họ rất thích thời trang sang trọng. "Ngay cả những người già cũng ăn mặc rất có phong cách, và vẫn chọn những gam màu trẻ trung, chứ không chỉ trung thành với màu đen, tối. Vậy nên mặc dù nhiều người già nhưng trên đường phố vẫn cảm giác không khí trẻ trung".

du học, du học sinh, du học Pháp, kinh nghiệm du học Pháp, học bổng du học Pháp, học bổng LANEF
Những ngày tháng học tập và trải nghiệm trên đất Pháp giúp em trưởng thành hơn rất nhiều – Hà chia sẻ. Ảnh: NVCC

Mặc dù bị ấn tượng và chìm đắm với một nước Pháp đẹp mê hồn, nhưng cô gái 26 tuổi chia sẻ, vẫn bị ám ảnh bởi hình ảnh những người vô gia cư ở đất nước này. "Gia sản của họ chỉ có một chú chó và chiếc túi ngủ, nằm ở ven đường chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Hình ảnh đó như một góc khuất tối tăm, đối lập với ánh sáng lấp lánh của thành phố. Thời gian đầu, hình ảnh đó làm em luôn nghĩ tới câu 'Thành phố hoa lệ, hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo'. Cùng với sự thương cảm, xót xa, em cũng cảm thấy áp lực khi ngay giữa một quốc gia phát triển cũng không có sự đảm bảo cuộc sống đủ đầy cho tất cả. Em cảm thấy áp lực vì thấy cuộc sống ở đâu cũng khắc nghiệt và đòi hỏi con người luôn phải vươn lên và không đi sai đường".

Tuy nhiên, cũng có những người vô gia cư mang lại cho Hà một suy tư khác. "Đó là khi thấy họ tụ tập, cùng nhau hát những bài ca yêu đời và cười đùa rất vui vẻ. Em đã sửng sốt và khâm phục sự lạc quan của họ. Thậm chí em đã nghĩ vào thời điểm đó không biết mình có hạnh phúc bằng họ không. Hạnh phúc có lẽ không phụ thuộc vào hoàn cảnh, mà vào cách mỗi người đối diện. Cho dù khó khăn cũng không đánh mất nụ cười. Hình ảnh những người vô gia cư cho em bài học đó".



Xem nguồn

TPHCM: Chưa được thu tiền trường ngoài thu hộ, chi hộ

Posted: 18 Sep 2016 06:46 AM PDT


Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản gửi các trường về thực hiện các khoản thu đầu năm học trong khi chờ hướng dẫn liên sở.

Theo đó, Sở yêu cầu các trường, trong khi chờ hướng dẫn liên Sở GD-ĐT và Sở Tài chính thực hiện quyết định 34/2016 của UBND TPHCM thì các trường học chỉ được thu các khoản thu hộ, chi hộ phục vụ cho nhu cầu của học sinh đầu năm học 2016-2017. Ngoài ra, các trường không được thực hiện các khoản thu khác khi chưa có hướng dẫn.

Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường không được thu các khoản ngoài thu hộ chi hộ khi chưa có hướng dẫn (Ảnh minh họa)

Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường không được thu các khoản ngoài thu hộ chi hộ khi chưa có hướng dẫn (Ảnh minh họa)

Một số khoản thu hộ, chi hộ trong trường học như học phí (tiểu học không thu), tiền bảo hiểm, tiền bán trú…

Theo quyết định số 34/2016 của UBND TPHCM về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 trên địa bàn thành phố thì học phí của các bậc học sẽ giữa nguyên như năm học trước. Riêng hệ giáo dục thường xuyên có điều chỉnh giảm xuống từ 45.000 – 60.000 đồng/tháng/học sinh.

Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, dạy nghề thường xuyên và các khoá đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 09 tháng/năm. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp học phí được thu 10 tháng/năm.

Trong trường hợp tổ chức giảng dạy và học tập theo tín chỉ, cơ sở có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, nhưng tổng số thu không được vượt quá mức học phí quy định cho cả khóa học nếu thu theo năm học.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Nữ sinh Sư phạm kéo 7 nam sinh “dằn mặt” bạn nữ như phim chưởng

Posted: 18 Sep 2016 06:04 AM PDT


Theo chủ nhân tài khoản khi đăng tải clip lên facebook, bối cảnh xảy ra ở tầng 2 một quán trà sữa tại Hà Nội. Người này cùng bạn trai đang uống trà thì một nữ sinh khá xinh xắn cùng một số bạn nam bước vào và hỏi lớn: "Đứa nào là H. ở đây?".

"Do mình tên Ng. nên cũng không mấy để ý và bỏ qua. Tuy nhiên, khi thấy nữ sinh xinh đẹp kia vừa nói chuyện với người được cô gọi tên là H. thì đột nhiên, người này lớn tiếng và hắt nước vào mặt nữ sinh H. đang ngồi đối diện. Trong câu chuyện, tôi nghe loáng thoáng đến việc họ nói xấu nhau gì đó trên facebook. Vừa nói được một lúc, nữ sinh xinh đẹp lao ra, "tung chân" đá vào mặt bạn H. như phim chưởng", người quay clip chia sẻ.

Nữ sinh Sư phạm kéo 7 nam sinh "dằn mặt" bạn nữ

Được biết, trong quá trình nhóm thanh niên xảy ra ẩu đả, Ng. và bạn trai đã kịp rút điện thoại ra quay lại. Khi bị phát hiện, Ng. bị nhóm thanh niên kia dọa đánh và cướp điện thoại nhưng không thành công. Ng. cũng kịp lên tiếng cho biết, mình sẽ gọi công an đến làm việc nên nhóm thanh niên kia ngừng đánh và cự cãi mấy câu khó nghe rồi bỏ đi.

Đang nói chuyện, nữ sinh Trường Sư phạm bất ngờ hắt nước vào mặt bạn nữ đối diện (ảnh cắt từ clip)

Đang nói chuyện, nữ sinh Trường Sư phạm bất ngờ hắt nước vào mặt bạn nữ đối diện (ảnh cắt từ clip)

Ngay sau khi clip được chia sẻ, nhiều người đã lên án hành động của nữ sinh tham gia đánh hội đồng.

Theo TS. Đỗ Hồng Cường – phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (trước đây là Trường CĐ Sư phạm Hà Nội), thiếu nữ tham gia đánh nhau trong clip là sinh viên khoa Giáo dục tiểu học của trường.

Ông Cường cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã nhận được báo cáo nhanh của khoa Giáo dục tiểu học, và đang phối hợp điều tra xem sinh viên này có tham gia vào hành động này không. "Một người có thể có đạo đức rất tốt nhưng trong một lúc nào đó, có thể xảy ra hành động thiếu kiềm chế. Do đó, cần xem rõ nguồn cơn và đồng thời làm việc với phụ huynh học sinh này", Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay.

Cũng qua báo cáo sơ bộ ban đầu, sinh viên đánh bạn từng có sang chấn tâm lý hồi THPT. Trong hoạt động của nhà trường, em này cũng chưa mấy nhiệt tình với hoạt động đoàn hội của trường lớp.

"Việc đưa ra kỉ luật rất dễ nhưng cần tìm hiểu kĩ. "Nhà trường cố gắng đào tạo những sinh viên tốt nhưng nếu một em vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ có biện pháp giáo dục nghiêm khắc để ra trường có một giáo viên tốt và gương mẫu. Tuy nhiên, nhà trường chưa nghĩ đến biện pháp đầu tiên là kỉ luật mà quan điểm là phải cảm hóa và lôi kéo để có một công dân tốt", TS Cường chia sẻ.

Cô sinh viên tung chân đá vào mặt cô gái kia như phim chưởng (ảnh cắt từ clip)

Cô sinh viên tung chân đá vào mặt cô gái kia như phim chưởng (ảnh cắt từ clip)

Khi clip được đăng tải, trên mạng xã hội đã có các bình luận trái chiều. Một số người chỉ trích hành động của người quay clip và tung lên mạng. Một số độc giả khác cho rằng, cần để cho em sinh viên này một con đường để làm lại từ đầu.

Tuy nhiên, phần lớn cư dân mạng đều phản đối hành động của sinh viên này. Bạn Thu Hường chia sẻ: “Tôi không đồng ý chút nào với cách giải quyết của nhà trường. Tôi thực sự lo lắng cho con em thế hệ mai sau, khi được “dạy dỗ” ngay từ lúc còn ở tiểu học bởi những giáo viên như thế này".

Tài khoản có tên Ánh Mai nhận xét: "Dù đúng dù sai thì đánh nhau vẫn là vô văn hóa. Mình ủng hộ nữ sinh quay clip, nếu không có clip thì nhà trường có biết học sinh họ ra sao không? Bố mẹ họ có biết con cái họ ra ngoài như thế nào không? Có mấy bạn không ủng hộ việc quay clip, clip chính là bằng chứng không thể chối cãi về hành động của sinh viên ấy".

Nhận xét về clip này cũng như cách thức xử lý sự việc, cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội chia sẻ, cần xem xét độ tuổi của sinh viên khi phạm tội để cho em ấy một cơ hội. Đồng thời phải xét cả quá trình học tập của sinh viên này. Tuy nhiên, trong môi trường sư phạm, thật khó chấp nhận một sinh viên hành xử như thế.

"Nếu nói rằng nhà trường dùng phương pháp cảm hóa để giáo dục em sinh viên này, tôi thấy cũng là một cách làm nhân văn bởi lẽ, công luận đã là một án phạt nhớ đời nếu em ấy là người có lòng tự trọng", cô Tuyết nói.

Mỹ Hà



Xem nguồn

GS Nguyễn Văn Trọng đạt giải sách hay về giáo dục

Posted: 18 Sep 2016 04:40 AM PDT


Tác phẩm Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn của GS.TS Nguyễn Văn Trọng đạt Giải sách hay về hạng mục giáo dục.

Lễ trao Giải sách hay diễn ra sáng nay, 18/9 tại TP.HCM, nhằm vinh danh những cuốn sách hay. Giải có sáu hạng mục truyền thống gồm Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Văn học, và Thiếu nhi, Phát hiện mới. Ở mùa giải 2016, Giải sách hay có thêm một hạng mục sách khuyến đọc là giải "Người trẻ chọn sách cho người trẻ" do Ban Cộng Đồng bình chọn.

Ở lĩnh vực giáo dục, GS-TS Nguyễn Văn Trọng được vinh danh với tác phẩm Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn

Nguyễn Văn Trọng, sách hay

GS Nguyễn Văn Trọng, sinh năm 1940, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kiev năm 1965 với chuyên ngành vật lý lý thuyết. Ông bảo vệ luận án phó tiến sĩ khoa học năm 1968 tại Kiev, sau đó làm cộng tác viên khoa học của Viện Vật lý lý thuyết Kiev.  

Năm 1970 ông về Việt Nam làm việc tại Viện Vật lý. GS Trọng có hơn 30 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học nước ngoài. Ông Trọng được nhà nước phong hàm Phó Giáo sư (năm 1984) và Giáo sư (năm 1991). 

 GS Nguyễn Văn Trọng gắn với những tác phẩm dịch thuật như J.S. Mill, Bàn về tự do; J.S. Mill, Chính thể đại diện; R. P. Feynman, Ý nghĩa mọi thứ trên đời; A.I. Herzen, Từ bờ bên kia ; I. Berlin, Bốn tiểu luận về tự do…

Tác phẩm Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn được ông ghi chép về những trải nghiệm của bản thân mình. Như ông hài hước chia sẻ trong lễ trao giải, "tri thức mênh mông nhưng tôi quan tâm tới tự do vì tôi luôn đau khổ với tự do, tôi không tự do là do sự dốt nát của mình. Vì vậy, chỉ có một phương cách để giải quyết sự ngu dốt của mình về tự do khiến tôi đọc và ghi chép nhưng trải nghiệm của bản thân".

Ngoài ra, ở lĩnh vực giáo dục, dịch phẩm Sự ra đời trí khôn ở trẻ em, tác giả Jean Piaget; dịch giả Hoàng Hưng cũng đạt giải.

Giải sách hay là một giải thưởng thường niên của dự án Sách Hay do Viện IRED tổ chức, và kể từ năm 2015 thì Giải sách hay do Viện IRED và Quỹ Phan Châu Trinh đồng tổ chức. 

Đây là giải thưởng "dân lập" đầu tiên về sách có quy mô của Việt Nam do học giả (tính chuyên gia) và độc giả (tính đại chúng) bình chọn.

Mục đích chính của Giải sách hay để "Góp phần lựa chọn sách hay, quảng bá sách hay và lan tỏa tri thức từ những cuốn sách hay; và đồng thời gợi mở những xu hướng đọc sách, viết sách, dịch sách và làm sách tiến bộ trong xã hội". 

Giải sách hay được kỳ vọng sẽ đóng vai trò như một "màng lọc tri thức" giúp công chúng có thêm kênh để tiếp cận với những tri thức và những chuẩn giá trị tiến bộ của Việt Nam và thế giới.

Lê Huyền



Xem nguồn

Khi thôn họp dân, cô trò ngồi bệt dưới sân trường mà học

Posted: 18 Sep 2016 03:15 AM PDT


Có mấy ai biết, thầy trò miền núi phải học tập trong điều kiện như thế nào?

Trường học xuống cấp, thiếu phòng phải học nhờ nhà văn hóa, đường đến điểm trường gập ghềnh, phải đi qua những con dốc thăm thẳm, trời mưa thì lầy lội.

Điểm trường tiểu học bản Sắt  (Ảnh: Thủy Phan)

Đó là những khó khăn, thiếu thốn mà thầy và trò ở điểm trường tiểu học bản Sắt (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đang phải đối mặt trong nhiều năm qua.

Điểm trường tiểu học tại bản Sắt có 24 em học sinh là người dân tộc Bru – Vân Kiều, chia làm 2 lớp ghép. Tuy nhiên, vì chỉ có một phòng học nên một lớp phải học nhờ ở nhà văn hóa thôn. Những hôm bản có việc phải họp dân, cô trò đành ngồi bệt xuống dưới sân trường để học.

Chính quyền địa phương và thầy cô mong muốn, các em học sinh người Bru – Vân Kiều được học tập, có cơ hội phát triển bản thân  như những học sinh ở nơi khác (Ảnh: Thủy Phan) 

Phòng học ở đây được dựng bằng những tấm ván ghép lại, chỗ kín chỗ hở, mùa hè nắng chói vào đến cháy da, mùa đông gió lại thổi thông thốc khiến cô trò co ro vì rét. Vào mùa mưa, cô trò phải kéo bàn ghế thay đổi chỗ liên tục để tránh nước dột.

Bản Sắt chưa có điện, vì vậy sự học ở đây lại càng khó khăn hơn. Thầy cô luôn phải linh hoạt thay đổi giờ giấc học tập để các em không bị ảnh hưởng từ việc không có điện.

Lớp học ở nhà văn hóa thôn (Ảnh: Thủy Phan)

Cô Trần Thị Hoa, giáo viên dạy lớp ghép 5+4 cho biết: "Ở đây mới có lớp mầm non cách đây một năm trước. Còn trước đó, vừa nhận học sinh vào lớp 1, các thầy, cô phải gánh thêm việc dạy tiếng Kinh để các em có thể tiếp cận với kiến thức phổ thông.

Việc truyền tải kiến thức cũng bắt đầu từ những chữ cái, con số đầu tiên vì các em không có cơ hội được biết mặt chữ, số đếm ở lớp mẫu giáo. Lớp ghép, một lớp 2-3 trình độ nên các thầy cô phải chia bảng làm đôi để dạy”.

Mỗi lần thôn có việc cần họp hành, thầy và trò phải ngồi bệt xuống sân trường học bài (Ảnh: Thủy Phan)

Bản Sắt có 33 hộ dân với 141 nhân khẩu và 100% đều là hộ nghèo. Kinh tế đã khó khăn, điều kiện học tập lại thiếu thốn nên các em học sinh bị thiệt thòi rất nhiều.

Vì vậy, các thầy cô và chính quyền địa phương mong sao có đủ điều kiện để các em được học tập, đường sá thông suốt để người dân dễ đi lại giao lưu với bên ngoài.

Khổ nhưng phải chấp nhận vì sự nghiệp

Với những giáo viên cắm bản, dù phải trải qua rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng họ vẫn luôn cố gắng để đem con chữ đến với các em học sinh vùng sâu.

Bản Sắt có một căn phòng giành cho giáo viên nhưng cũng đã rất xập xệ, bí bách. Không có điện, các thầy cô soạn giáo án vào buổi tối đều phải thắp nến hoặc dùng đèn pin soi.

Với con đường vào bản Sắt trước đầy, nhiều thế hệ thầy cô vẫn phải băng qua để gieo chữ cho các em học sinh (Ảnh: T.H)

"Năm ngoái vào đây dạy, lúc đó đường còn chưa hoàn thành, mỗi lần trời mưa chúng tôi phải đi bộ hơn 2 tiếng đồng hồ. Có khi mệt và tủi thân đến bật khóc, nhưng nghĩ khóc cũng không ai giúp được mình nên tôi lại vừa đi vừa hát tự động viên mình vượt qua khó khăn. 

Nói chung nhiều cái khổ và vất vả lắm, ở đây không có sóng điện thoại, không có điện, mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng nhưng vì sự nghiệp, vì các em học sinh nên mình phải chấp nhận để cố gắng vượt qua", cô Trần Thị Hoa, một giáo viên cắm bản 3 năm ở xã Trường Sơn tâm sự.

Bản Sắt nằm lọt thỏm giữa rừng núi, tách biệt với bên ngoài (Ảnh: T.H)

Ông Nguyễn Văn Tráng, Chủ tịch UBMTTQ xã Trường Sơn cho biết: "Bản Sắt là một trong những bản khó khăn nhất của xã. Hiện tại học sinh mầm non chưa có phòng học nên phải mượn nhà dân, đồ dùng cũng thiếu thốn rất nhiều.

Còn điểm trường tiểu học thì chỉ có một phòng học và một phòng giáo viên nên phải mượn nhà văn hóa thôn làm lớp học. Tất cả các phòng đều đã xuống cấp, xập xệ".

"Chúng tôi mong muốn có đủ cơ sở vật chất để thầy cô và học sinh yên tâm hơn học hành. Mong sao các em ở đây được học hành đầy đủ, để sau này các em được mở rộng kiến thức, có nghề để cuộc sống bớt nghèo đói hơn", ông Tráng nói.



Xem nguồn

Học để làm quan hay học để làm giàu?

Posted: 18 Sep 2016 01:50 AM PDT


LTS: Câu hỏi học để làm gì tưởng dễ trả lời mà vô cùng khó.

Hôm nay, thầy giáo Xuân Chiến, đến từ Quảng Nam đã có câu trả lời của mình.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả để cùng chia sẻ!

Quý vị muốn con em "học để làm giàu" thì tốt nhất hướng các em "học làm giàu" từ sớm bằng con đường sản xuất, kinh doanh, buôn bán.

Còn không, các vị hãy chấp nhận cho con em ăn học để "giàu có" về tri thức và nhân cách.

Có quá lời không khi nói "nước trong không có cá, giữ thân trong sạch khó giàu?”

Chủ nghĩa lý lịch vẫn còn, nạn "con quan lại làm quan", "đi tìm người nhà" không phải là ít, “có tài mà cậy chi tài", con dân có giỏi chớ màng làm quan.

Học để làm quan

Tư tưởng học để làm quan không chỉ ở thời phong kiến mà còn tồn tại dai dẳng đến ngày nay.

Đa số phụ huynh muốn con em sau này được nhàn nhã mà có quyền, làm quan thiên hạ nên chọn con đường Đại học, xem Đại học là con đường duy nhất và "dấn thân" vào con đường này bằng mọi giá.

Tư tưởng học để làm giàu khiến nhiều người sẵn sàng vi phạm đạo đức “vinh thân, phì gia” (Ảnh: vietnamnet.vn).

Nhưng thời cuộc không còn phù hợp, tình trạng thừa thầy thiếu thợ ngày càng trầm trọng, cử nhân ra trường thất nghiệp tràn lan.

Nhiều em không đủ năng lực nhưng cố chen vào Đại học tốp dưới, cuối cùng cũng có tấm bằng Đại học, nhưng chỉ để cho… oai.

Gia đình đầu tư kinh phí không nhỏ cho con em học Đại học, rốt cuộc chỉ để lấy danh hão, chứ không kiếm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo.

Giá như phụ huynh, học sinh "biết mình, biết người", suy nghĩ thực tế, chọn ngành nghề phù hợp, thì gia đình, xã hội đâu có lãng phí vô ích như vậy.

Chế độ khoa cử xưa thi cử để tuyển chọn người tài kinh bang tế thế, "quý hồ tinh bất quý hồ đa".

Học giỏi để làm gì?

Còn nay thi cử để đào tạo nguồn nhân lực, xã hội hóa học tập, đem cơ hội học tập cho tất cả mọi người.

Bản chất thi cử xưa, nay khác nhau; ai nuôi ý nghĩ học để "làm quan" sẽ có ngày thất vọng.

Ai chẳng muốn thăng tiến nhưng không phải ai cũng có cơ hội để thăng tiến.

"Thăng quan tiến chức" phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, môi trường làm việc, khả năng lãnh đạo, uy tín, tầm ảnh hưởng và nhiều yếu tố "phức tạp" khác chi phối.

Mỗi người là một cá thể không hoàn hảo, hãy phát huy sở trường, khai thác điểm mạnh của bản thân để đặt mình vào vị trí phù hợp theo sự phân công lao động của xã hội.

Hãy lao động hết mình, vô tư cống hiến, nếu có duyên, cơ hội thăng tiến sẽ đến, đó mới là thăng tiến thực sự.

Học để làm giàu

Hệ quả của quan niệm "học để làm quan" dẫn đến quan niệm "học để làm giàu", không ít người đã hiểu như vậy.

Học trước hết để làm người, để lập thân lập nghiệp.

Học giỏi chưa hẳn sẽ giàu có, có chăng là nghề nghiệp ổn định thôi. Đó là chưa nói, học giỏi chưa hẳn đã làm giỏi.

"Cố tiến lên hàng đầu, nhưng hàng đầu rồi không biết đi đâu?”

Người xưa nói "phi thương bất phú", ngày nay cũng vậy, chỉ con đường kinh doanh mới nhanh giàu, nhưng thương trường cũng là chiến trường, không phải dễ. Làm công chức, lao động chất xám lương thiện, tử tế không thể giàu được đâu.

Quý vị muốn con em "học để làm giàu" thì tốt nhất hướng các em "học làm giàu" từ sớm bằng con đường sản xuất, kinh doanh, buôn bán.

Còn không, các vị hãy chấp nhận cho con em ăn học để "giàu có" về tri thức và nhân cách; có quá lời không khi nói "nước trong không có cá", "giữ thân trong sạch khó giàu".

Ngoại lệ

Cái gì cũng có ngoại lệ, học để làm quan, làm giàu cũng vậy.

Ngày nay trong quan chức có người giàu to, giàu nhanh, nhiều đất, nhiều nhà, tiền hàng tỷ gửi ngân hàng, con du học tự túc nước ngoài…

Một số người khi làm quan nổi tiếng "thanh liêm", đến khi về hưu mới giàu lên trông thấy, đất đai, biệt thự mọc lên như nấm.

Ắt quý vị sẽ hỏi: Thế thì sao không học để làm quan, để được vinh thân phì gia,"ích nước lợi nhà"?

Than ôi! Muốn học để làm quan, làm giàu, con em quý vị cứ mạnh dạn đến gặp người ta để "tầm sư học đạo", xin họ truyền "bí kíp" cho.

Nhưng tôi không chắc lắm, vì họ cũng đâu có "danh chính ngôn thuận", tài sản của họ toàn người thân đứng tên kia mà!

Bài viết thể hiện nhận thức, quan điểm, góc nhìn và cách hành văn của riêng tác giả.



Xem nguồn

Đại học bị chỉ trích vì lãng phí 1 triệu đô được hiến tặng

Posted: 18 Sep 2016 01:08 AM PDT


Trong số 4 triệu đô la được hiến tặng từ một nhân viên làm việc trong thư viện của trường, ĐH New Hampshire đã chi 1 triệu đô la để mua chiếc bảng điện tử thông báo tỷ số cho sân vận động của trường. Quyết định này đã bị nhiều sinh viên chỉ trích.

Robert Morin  là người làm công việc sắp xếp các thư mục trong thư viện với 18 năm kinh nghiệm. Trong suốt quãng thời gian từ năm 1979 – 1997, ông đã xem trên 22.000 bộ phim – trung bình 3 phim mỗi ngày. Morin cũng đọc những cuốn sách xuất bản ở Hoa Kỳ từ năm 1930 đến năm 1938, ngoại trừ sách giáo khoa, sách thiếu nhi và sách dạy nấu ăn.

ngân sách đại học

Những thói quen ấy là một phần trong lối sống tiết kiệm của ông. Ông chỉ tiêu một chút tiền cho thực phẩm và quần áo. Khi ông qua đời ở tuổi 77 vào tháng 3/2015, ông đã tích luỹ được một số tiền lớn lên tới 4 triệu đô la trong tài khoản tiết kiệm. 

Và ông đã để lại tất cả số tiền ấy cho Đại học New Hampshire, nơi ông từng làm việc. Trường New Hamsphire đã công bố về sự hiến tặng này vào hồi cuối tháng 8, sau khi được sự chấp thuận của toà án chứng thực di chúc.

Tuy nhiên vài tuần sau, câu chuyện lại được làm nóng lên bởi chính các sinh viên về cách sử dụng số tiền này của lãnh đạo trường. Nhiều người cho rằng, cách chi tiêu số tiền hiến tặng của trường không phù hợp và không góp phần vào việc duy trì và phát triển tình yêu suốt đời của Morin dành cho sách.

Morin đã làm việc tận tuỵ cho thư viện và ngôi trường mà ông đã tốt nghiệp vào năm 1963. Ông làm việc như một người săp xếp các danh mục trong thư viện Diamond của trường gần 50 năm qua và là một người quen thuộc với tất cả sinh viên trong trường. 

Khu vực gần thư viện là nơi ông đặc biệt yêu thích. "Ông hút một chiếc tẩu, thường xuất hiện ở sân trước của thư viện và đặc biệt là rất thích nói chuyện với sinh viên", Erika Mantz – một người đại diện của trường chia sẻ. "Và ông ấy cũng rất tận tâm với những sinh viên làm việc trong thư viện của chúng tôi".

Theo như Mantz viết trong email gửi cho tờ Huffington Post thì "toàn bộ cuộc sống của ông ấy là thư viện".

Thật dễ hiểu khi ông chỉ định rõ một số tiền dành cho toà nhà nơi mà ông đã dành nhiều thời gian để viết miêu tả cho những chiếc đĩa DVD.

Trong số 4 triệu đô la thì 100.000 đô được dành cho thư viện Dimond. Một chiếc tràng kỷ bên ngoài thư viện hiện đang được gắn tên của ông.

Phần lớn số tiền được nhà trường đầu tư cho cơ sở vật chất trong trường: 2,5 triệu đô để mở rộng trung tâm nghề nghiệp sinh viên; 1 triệu đô được chi để mua một tấm bảng video tại Sân vận động Wildcat của trường.

Một thông cáo báo chí của trường viết: "Trong 15 tháng cuối cùng, Morin sống trong một trung tâm sinh hoạt nơi ông đã xem những trận bóng đá trên truyền hình, hiểu về luật chơi và tên của các cầu thủ cũng như đội bóng".

Tuy nhiên, với những người khác thì một tấm bảng thông báo tỷ số trị giá 1 triệu đô ở sân vận động không phải là ý nguyện của một người có lối sống giản dị như Morin. 

Claire Cortese, một sinh viên của New Hampshire đã viết: "Dường như nhà trường cho rằng chi 1 triệu đô là cho khoa thể thao thì có ý nghĩa hơn 100.000 đô cho thư viện, thậm chí là sau khi đã chi tới 25 triệu đô cho việc cải tạo sân vận động".

Cortese than thở rằng, ngân quỹ đang chi quá nhiều tiền cho sân vận động trong khi trường vẫn đang thiếu chỗ đậu xe, phòng tối để chụp ảnh thì thiếu nước.

Nhiều người chỉ trích đã lên Facebook của trường để bày tỏ quan điểm của mình. 

Trên Blog Title IX, Kristine Newhall viết: "Là một cựu sinh viên của trường, là một người quan tâm tới thể thao, là một nhà giáo dục và vận động cho giáo dục, tôi thất vọng về việc chi 1 triệu đô la để mua một chiếc bảng thông báo tỷ số cho sân vận động mới".

Thể thao trong trường đại học đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi khi học phí tiếp tục tăng nhanh hơn lạm phát. Theo các báo cáo vào tháng 10/2015, một số trường đại học hiện thu phí bắt buộc để hỗ trợ cho hoạt động thể thao. Các chương trình thể thao lớn nhất ở đại học có thể tạo ra doanh thu khổng lồ nhưng cũng tiêu tốn nhiều tiền để mở rộng cơ sở vật chất, thuê huấn luyện viên, nhân viên và các chi phí khác.

"Một triệu đô đã mất trong cuộc chạy đua vũ trang bóng đá này", Newhall viết. "Với một ngôi trường không được biết đến về thành tích nổi trội trong môn bóng đá thì đây là một sự lãng phí". 

Nguyễn Thảo(Theo Washington Post)



Xem nguồn

"Các thầy cô môn chính không bao giờ hết việc rồi dạy thêm, học thêm"

Posted: 18 Sep 2016 12:26 AM PDT


Ngày 17/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã họp với các đơn vị triển khai giai đoạn 2016-2020 của đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020".

Sau khi lắng nghe 12 ý kiến góp ý từ 6 điểm cầu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tóm lược một số nội dung cần thực hiện càng nhanh càng tốt. 

Thứ nhất, Ban Quản lý đề án phối hợp với Ban Quản lý đề án địa phương đặc biệt là các trường chuyên ngữ rà soát lại chuẩn giáo viên. 

"Đối với giáo viên trường sư phạm ngoại ngữ cũng phải có chuẩn, chứ không phải cứ tiến sĩ là có chuẩn. Ví dụ nhiều thầy cô có bằng cấp Tiến sĩ tiếng Anh nhưng lại ít am hiểu về dạy cho phổ thông nên các thầy các cô dùng lý thuyết nhiều", Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Các đơn vị cần rà soát các thầy cô đang đứng lớp ở các theo 6 bậc chuẩn của khung tham chiếu Châu Âu. Bên cạnh đó, các đơn vị sẽ đối chiếu đội ngũ giáo viên hiện có với chuẩn.

"Đây là việc làm cần thiết xây dựng được cơ sở chuẩn để làm căn cứ cho xây dựng đào tạo bồi dưỡng. Tôi đề nghị việc này chậm nhất 31/10 phải có kết quả báo cáo. Căn cứ vào số liệu này trung tâm đào tạo ngoại ngữ sẽ có số liệu đào tạo bồi dưỡng", Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Còn kế hoạch mời giáo viên bản ngữ, Bộ GD&ĐT đã đề nghị với Thủ tướng Chính phủ là trong khi chưa sửa được Nghị định 73 về hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thì Chính phủ cho phép điều chỉnh điều kiện để thu hút giáo viên bản ngữ.

Tiêu chuẩn đối với giáo viên bản ngữ sẽ giảm so với trước kia.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị ngày 17/9 (Ảnh: Thùy Linh)

Đối với dạy đại học thì chỉ cần bằng đại học và chứng chỉ ngoại ngữ. Dạy trung cấp và các trung tâm thì chỉ cần bằng cao đẳng.

"Tới đây tôi đề nghị các vụ bậc học đặc biệt là vụ Hợp tác quốc tế, cục Đào tạo nước ngoài tăng cường mở rộng giao lưu hỗ trợ các địa phương để có giáo viên bản ngữ. 

Trong khi chúng ta chưa ra được nước ngoài thì chúng ta học từ người nước ngoài vào nước ta. Vấn đề không chỉ là ngôn ngữ phát âm mà cả văn hóa. Như thế mới tạo được sự giao thoa", Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Thứ hai, đối với người học, Bộ trưởng Nhạ đề nghị dạy tiếng Anh hệ 10 năm. Hiện tại, môn tiếng Hàn, tiếng Nhật hiện đang có 2,3 địa phương đang thí điểm. Một số địa phương như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội đang dạy cả tiếng Nhật, tiếng Hàn.

Bộ trưởng Nhạ gợi ý nên đưa vào các môn học dùng được tiếng Anh, nhưng không nhất thiết phải viết giáo trình tiếng Anh mà nghiên cứu nước nào có chương trình chuẩn thì thí điểm dạy dần.

Những con số “biết nói” của giáo dục phổ thông năm học 2015-2016

(GDVN) – Năm học 2015 – 2016, ngành Giáo dục nỗ lực thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

"Đối với bậc đại học và học nghề, tôi khuyến khích đẩy nhanh những môn khoa học công nghệ, kỹ thuật.

Chúng ta nhập giáo trình về, cả thầy và trò cùng dịch để trong quá trình dạy chính là quá trình học để làm sao sinh viên tốt nghiệp ngành trọng điểm, trường trọng điểm tiếng Anh ngon lành", Bộ trưởng Nhạ lưu ý.

Các môn Khoa học Tự nhiên cần thiết dạy bằng tiếng Anh bởi "môn Toán của Việt Nam không thể khác Toán của Singapore". Còn các môn khoa học xã hội thì sẽ triển khai từ từ. 

Vì vậy, sách giáo khoa sắp tới cũng không phải yêu cầu các thầy "tự biên tự diễn".

Có rất nhiều môn phải sử dụng được những thành quả của công nghệ giáo dục thế giới để đưa vào. Tránh tình trạng các thầy lập trại để ngồi viết đề cương tất cả các môn", Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Mục tiêu cuối cùng của chúng ta không phải là thi nhưng thực tế hiện nay cho thấy nếu không thi thì học sinh không học.

Và một trong những nhược điểm của chúng ta học sinh phổ thông chỉ học thuộc là chủ yếu.

Cho nên, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm tới lớp 12 của khóa học 2016-2017 thông qua việc sớm công bố bài thi trắc nghiệm Tiếng Anh minh họa để học sinh, giáo viên được làm quen. 

Qua các phương tiện thông tin cho biết học sinh ngay từ đầu chỉ học những môn mà thi thôi dẫn đến tốt nghiệp phổ thông lệch ngay từ đầu, lệch các môn chính môn phụ.

"Các thầy cô môn chính không bao giờ hết việc rồi dạy thêm học thêm. Nhiều cô thầy dạy môn học sinh không thi thì không có việc. Đối với phổ thông phải toàn diện, cần hướng đến thi tốt nghiệp là 13 môn chứ không phải 6 môn để thầy cô nào cũng phải có trách nhiệm

Môn ngoại ngữ cũng vậy, các thầy các cô phải chú ý có dạng thức đề thi, làm sao để các thầy cô có thời gian quen với phương thức này. Chúng ta đưa ra những chuẩn cơ bản thì chất lượng thi sẽ tốt hơn nhiều", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Thứ ba, về chương trình, sách giáo khoa tiếng Anh. Bộ trưởng đề nghị chọn lựa một bộ sách giáo khoa chất lượng của một nước nào đó rồi về chỉnh sửa cho phù hợp rồi thống nhất đưa vào chương trình dạy từ tiểu học cho đến lớp 12.

Và đối với các trường Đại học, Cao đẳng, Bộ cũng khuyến khích dùng luôn giáo trình đó. Bộ sẽ quy hoạch những chuyên ngành và trường trọng điểm, tăng cường dạy tiếng Anh tiếp cận chuẩn quốc tế.

Dùng SGK số thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020

(GDVN) – Các Giáo sư, chuyên gia nước ngoài góp ý cần áp dụng SGK số trong giảng dạy để nâng cao việc học và dạy Ngoại ngữ trong Đề án 2020.

Qua quá trình làm việc với một số Nhà xuất bản của Hàn Quốc, Singapore, Bộ GD&ĐT nhận thấy các đơn vị này có những học liệu hỗ trợ, những video clip rất hay đưa lên mạng. Vì vậy, các đơn vị phải tăng cường đưa công nghệ hỗ trợ việc học mọi lúc mọi nơi.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị giám sát chặt chẽ chất lượng trung thực với năng lực để trình độ B1 đúng là B1 chứ không phải bằng B1 nhưng thực tế trình độ chỉ đạt A1. 

Thứ tư, Bộ trưởng Nhạ lưu ý vấn đề khảo thí. Thực tế, chúng ta có khảo thí nhưng nội dung, chương trình lại không thống nhất giữa các cơ sở và vênh với chương trình quốc tế.

Vừa qua, ban quản lý đề án đã giao cho các trường đại học ngoại ngữ làm bản tham chiếu 6 bậc với khung Châu Âu được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao.

"Tôi đề nghị chúng ta phải rà soát vào chương trình, thống nhất cho toàn quốc. Và giữa khảo thí với chương trình giảng dạy phải phù hợp, không được rơi vào tình trạng học một đằng, khảo một kiểu; việc khảo thí là đo lường đánh giá liên tục", Bộ trưởng Nhạ nói.

Trong khảo thí chia làm 2 nhóm, nhóm 1 là căn cứ vào khung 6 bậc đo cấp chứng chỉ. Nhóm 2 là Bộ sẽ khuyến khích một số trung tâm ETS hay British council, ai có nhu cầu thi IELTS hoặc TOEFL thì vào đây. 

Còn hệ thống quốc gia là khảo thí thống nhất theo các bậc học này, và duy nhất một hệ thống là trung tâm khảo thí quốc gia để tránh tình trạng mỗi trường một "khảo", quản lý không nghiêm túc.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẽ thẩm định, ban hành định dạng đề thi, xây dựng và phát triển các định dạng đề, ngân hàng đề.

Trong kế hoạch triển khai, Bộ GD&ĐT cũng lưu ý đến tạo môi trường cho người học bằng các giải pháp như: tổ chức thi tiếng Anh trực tuyến, thi học sinh giỏi tiếng Anh, sinh hoạt trong các câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức trại hè, giao lưu tiếng Anh quốc tế. 

Bây giờ, Bộ sẽ tập trung về các đầu mối là trung tâm ngoại ngữ của các trường Đại học ngoại ngữ, họ sẽ xây dựng chuẩn/quy chuẩn, nội dung chương trình. Căn cứ vào đó, họ "đo" giáo viên đang có để đào tạo lại theo chuẩn. Bộ sẽ chỉ đạo tăng cường công nghệ thông tin để có thể đào tạo trực tuyến.

Ví dụ, để đạt trình độ nhất định cần có 300 giờ đào tạo thì trong đó 250 giờ học trực tuyến (giáo viên có thể ngồi học tại chỗ sau khi vừa giảng bài trên lớp xong), 50 giờ học trực tiếp. 

Thứ năm, để cho đất nước nâng cao trình độ tiếng Anh, việc phổ cập tiếng Anh tốn rất nhiều tiền bạc, nếu chúng ta chỉ nhìn vào ngân sách thì sẽ thất bại ngay từ đầu.

Bộ chủ trương là không đầu tư dàn trải, phân tán dẫn đến lãng phí mà tập trung vào những vấn đề cốt lõi.

"Vì vậy chúng ta phải sử dụng có hiệu quả, ngân sách nhà nước tập trung cho những nội dung mà tôi nêu. Còn các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học… khi cử giáo viên đi phải bỏ tiền ra.

Đặc biệt là trông cậy vào xã hội hóa, khi xã hội thấy hiệu quả, mọi người sẽ tự học", Bộ trưởng nhấn mạnh. 

Bên cạnh những nội dung quan trọng đã nêu, người đứng đầu ngành giáo dục cũng nhắn nhủ thêm với các vị đại biểu nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách, truyền thông và nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý. 



Xem nguồn

Nghiên cứu đáng chú ý của thầy Trần Trí Dũng về mô hình trường học mới – VNEN

Posted: 17 Sep 2016 11:44 PM PDT


LTS: VNEN vẫn tiếp tục là câu chuyện gây sóng gió trong giáo dục nước nhà với nhiều đơn xin không áp dụng nữa.

Bàn về cơ sở và những yêu cầu khi áp dụng Mô hình trường học mới (VNEN), thầy Trần Trí Dũng đã có bài viết phân tích.

Các vấn đề thầy đưa ra xuất phát từ việc xác định rõ VNEN là gì? Các thahf tố cấu thành cũng như yêu cầu để áp dụng thành công?

Việc ấy, có thể thực hiện được ở Việt Nam không?

Để rộng đường dư luận, Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này và hy vọng tiếp tục nhận được ý kiến, đóng góp của quý vị!

Mô hình trường học mới tại Việt Nam “Viet Nam Escuela Nueva” (gọi tắt là VNEN) xuất phát từ mô hình trường học mới (EN), được khởi nguồn từ Colombia những năm 1995 -2000 để dạy học sinh trong những lớp lắp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm.

EN được tổ chức và chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển.

Mô hình này đạt được những thành công vang dội và mau chóng được nhân rộng khắp châu Mỹ La-tinh.

Các tổ chức UNESCO, Ngân hàng Thế giới coi mô hình EN có chất lượng tốt, là giải pháp giáo dục có hiệu quả mà các nước phát triển nên vận dụng.

Nhiều trường ở Quảng Bình thực hiện mô hình VNEN (Ảnh: giaoduc.net.vn).

Vì thế, Quỹ hỗ trợ toàn cầu về về giáo dục của Liên Hiệp Quốc đã tài trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD để thực hiện dự án triển khai thí điểm tại Việt Nam, với tên gọi tắt VNEN (theo Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam).

Khi nghiên cứu mô hình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thấy điều kiện làm giáo dục của Colombia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhất là những khó khăn về chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất nhà trường; Colombia đã khắc phục những khó khăn đó một cách thành công thông qua mô hình trường học mới.

Mô hình giáo dục này gắn liền với đời sống, làm cho học sinh hiểu biết và yêu mến, muốn đóng góp xây dựng quê hương của chính các em.

Ở các địa phương Colombia, nhờ áp dụng mô hình này mà họ đã chặn được làn sóng ai cũng muốn về thành phố rồi không có việc làm.

Đặc biệt, mô hình của họ luôn hướng vào hình thành các năng lực và phẩm chất của người công dân đất nước họ và năng lực công dân toàn cầu.

Sau thời gian thí điểm vào năm học 2011-2012 tại 6 tỉnh cho 12 huyện, 24 trường và 48 lớp 2, Dự án Mô hình Trường học mới chính thức được triển khai ở Việt Nam vào năm học 2012-2013, cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc, với 1.447 trường.

Cho tới năm học 2015-2016 có tất cả 2.730 trường (ở 53 tỉnh, thành) tự nguyện áp dụng mô hình, nâng tổng số trường áp dụng mô hình lên 4.177 trường, chiếm gần 30% tổng số trường Tiểu học trong toàn quốc.

Quảng Bình không khuyến khích nhân rộng mô hình VNEN

Sau khi thí điểm mô hình taị 24 trường Trung học Cơ sở thuộc 6 tỉnh vào năm học 2014-2015, đến năm 2015-2016 đã triển khai áp dụng mô hình trường học mới ở hơn 1700 trường Trung học Cơ sở thuộc 61 tỉnh, thành.

Theo văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra vào tháng 3/2016 thì dự án thí điểm Trường học mới tại Việt Nam sẽ kết thúc từ ngày 31/5/2016.

Như thế, tới nay dự án thí diểm VNEN đã kết thúc.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Vinh Hiển thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp thu những kinh nghiệm từ mô hình VNEN để đưa vào dự thảo mới Điều lệ trường Tiểu học, trung học.

Vì thế, cần thiết nhìn nhận và đánh giá lại một cách toàn diện về lý thuyết và thực tiễn áp dụng thực hiện dự án mới mẻ này tại Việt Nam.     

Quan điểm giáo dục khi xây dựng mô hình VNEN 

Mô hình Trường học mới (VNEN) được triển khai ở Việt Nam theo quan điểm: lựa chọn nội dung phù hợp, những cách làm hay của các nước trên cơ sở đảm bảo những nguyên lý, quy luật nhận thức và những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Đồng thời, kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm tốt của giáo dục Việt Nam, vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước.

Theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), mô hình trường học mới được Ngân hàng thế giới và UNESSCO hỗ trợ để các chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới thiết kế cho các nước đang phát triển và được triển khai thành công đầu tiên ở Colombia.

Hiện nay đã được nhiều nước đang phát triển khác áp dụng.

Mô hình này đã giành được một số giải thưởng quốc tế và được Ngân hàng thế giới cũng như UNESCO đánh giá là một trong ít mô hình phù hợp nhất với điều kiện giáo dục của các nước đang phát triển.

“Nếu phụ huynh không đồng ý cho con học VNEN, chúng tôi sẽ dừng”

Ngoài nghiên cứu mô hình của Colombia, mô hình trường học mới tại Việt Nam cũng dựa vào những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến của thế giới, dựa trên quy luật nhận thức và những thành tựu tiên tiến của khoa học giáo dục, được thiết kế thành các bước chung cho các nội dung học tập và hoạt động giáo dục. 

Cũng theo ông Phạm Ngọc Định, mô hình trường học mới Việt Nam dựa vào cơ sở khoa học các môn học, đặc biệt là thành tựu khoa học giáo dục, đó là:

1. Thuyết kiến tạo: mỗi cá nhân học sinh phải tự hoạt động làm ra sản phẩm học tập cho chính mình bằng cách vận dụng kiến thức đã có để giải quyết tình huống mới nảy sinh và sắp xếp kiến thức mới nhận được vào cấu trúc các kiến thức hiện có của mình, lúc đó kiến thức mới của học sinh được gia tăng, đồng thời có giá trị ứng dụng thực tiễn.

2. Thuyết tâm lý học phát triển của Piaget và lý luận về "vùng phát triển gần nhất" của Vưgotsky, theo đó, trong "bản đồ" phát triển nhận thức của trẻ luôn có hai mức độ, đó là trình độ hiện tại và vùng phát triển gần nhất.

Trong đó, trình độ hiện tại là các chức năng tâm lý đã đạt tới độ chín muồi, còn ở vùng phát triển gần nhất, chức năng tâm lý đang phát triển nhưng chưa chín muồi.

Quá trình dạy học phải giúp cho học sinh đạt tới sự chín muồi của vùng phát triển gần nhất và luôn đứng trước vùng phát triển gần nhất mới hình thành. 

Khi đó, mô hình trường học mới tổ chức cho học sinh học cá nhân, học nhóm, đổi mới đánh giá để có hỗ trợ của bạn, của thầy cô, cha mẹ… để học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

3. Thuyết hoạt động của các nhà tâm lý học Nga, khởi đầu là Vưgotsky, ở Việt Nam Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng đã áp dụng lý thuyết này ở trường thực nghiệm.

Vận dụng Thuyết hoạt động, trường học mới áp dụng phương pháp dạy học không phải là thầy giảng giải mà là thầy tổ chức cho học sinh hoạt động. 

Theo đó, thầy đưa khái niệm trong đầu thầy ra ngoài trên các hình thái vật chất (tài liệu hướng dẫn học, thiết bị), tổ chức cho học sinh hoạt động trên các hình thái vật chất của khái niệm, bằng những hoạt động của bản thân, học sinh lĩnh hội khái niệm trên hình thái vật chất và chuyển vào trong đầu. 

4. Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (năm 1985), theo đó, người ta ai cũng thông minh nhưng mỗi người có một hay vài thiên hướng thông minh nổi trội.

Ông chỉ ra 8 loại thông minh thường gặp là: thông minh về không gian/ hình ảnh, thông minh về lời nói/ ngôn ngữ, thông minh về toán/ lôgic, thông minh về âm nhạc/ nhịp điệu, thông minh về vận động/ thể chất, thông minh về tự nhiên, thông minh về năng lực tương tác, thông minh về nội tâm.

Trường học mới sẽ tổ chức, tạo cơ hội để phát huy tối đa khả năng thiên hướng trí tuệ của từng học sinh. 

Mô hình trường học mới ở bậc Tiểu học hay Trung học Cơ sở đều có điểm chung là phát huy tính chủ động, tự học, tự quản của học sinh theo nhóm trong một lớp hoặc theo cặp trong nhóm.

Vai trò của giáo viên chuyển đổi từ giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn học sinh học cá nhân, học theo nhóm…

Việc đánh giá học sinh sẽ trên tinh thần theo sát quá trình học tập, khích lệ sự tiến bộ và phát huy thế mạnh của cá nhân học sinh, đa dạng hóa các kênh đánh giá: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh và cha mẹ học sinh đánh giá học sinh…

Theo giáo dục học hiện đại, phương pháp dạy học luôn là sự phản ánh phương pháp nhận thức khoa học nhưng có sự gia công của nhà giáo dục.

Vai trò của nhà giáo dục là đảm bảo hoạt động nhận thức của học sinh phải theo đúng quy luật chung (để hiệu quả về kết quả lĩnh hội tri thức và để hình thành năng lực tự học). 

Mô hình trường học đã thiết kế các bài học (trong sách hướng dẫn học) theo đúng các bước trong quy trình nhận thức khoa học với sự gia công sư phạm để dễ học, dễ vận dụng kiến thức.

Lúc đầu khi thiết kế dự án, các nhà tài trợ chỉ cho phép các trường tham gia dự án đối với vùng sâu vùng xa, với lý do nếu các trường khó khăn mà làm được thì các trường thuận lợi sẽ triển khai áp dụng mô hình dễ dàng. 

Với điều kiện thực tiễn hiện tại, dự án tập trung vào đổi mới cách dạy, đổi mới cách học, đổi mới cách đánh giá, đổi mới cách thức tổ chức lớp học (dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động, sinh hoạt theo nguyên tắc tự quản), đổi mới sự tham gia của cộng đồng, cha mẹ vào giáo dục. 

Một tiết dạy áp dụng mô hình VNEN (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Nghĩa là dự án chỉ thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm đạt mục tiêu chương trình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất; chưa phải là đưa ra một chương trình mới.

Theo mô hình này, giáo viên chuyển đổi từ lối dạy giảng giải, truyền thụ kiến thức cho cả lớp sang tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập thông qua các hình thức học cá nhân, học theo nhóm; chú ý quan tâm đến từng học sinh.

Học sinh chủ động thực hiện các hoạt động học dựa theo tài liệu hướng dẫn học (Sách giáo khoa).

Học sinh được tự học thông qua tương tác với Sách giáo khoa (học cá nhân, đọc và suy ngẫm), thảo luận cặp đôi và thảo luận trong nhóm, trong lớp và thảo luận với giáo viên để tự lĩnh hội kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, phát triển phẩm chất và năng lực.

Lớp học có hội đồng tự quản học sinh do tập thể lớp bầu ra (của học sinh), tự quản và dân chủ hoạt động (do học sinh), qua đó học sinh phát huy tính tự tin, tự giác hòa nhập với tập thể và phát huy tốt nhất năng lực cá nhân và giá trị đích thực của mỗi em (vì học sinh).

Không gian lớp học có chỗ dành cho học sinh trưng bày các sản phẩm học tập, tủ sách lớp học, đồ dùng học tập.

Một điểm mới nổi bật ở đây là đổi mới về cách thức huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng trong quá trình giáo dục.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Tôi viết thư này gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Mỗi bài học đều có phần yêu cầu học sinh vận dụng hoặc tìm hiểu kiến thức từ thực tế địa phương, gia đình. Để từ đó các em mạnh dạn tìm hiểu, học hỏi từ người khác thì mới đạt kết quả tốt.

Đặc biệt có hình thức sinh hoạt chuyên môn tại trường học thông qua nghiên cứu bài học, chú trọng hoạt động dự giờ minh họa để trao đổi, chia sẻ, học hỏi chuyên môn trong tổ, trường, cụm trường, được xem điểm đổi mới mấu chốt trong mô hình trường học mới.

Hình thức sinh hoạt này nhằm khắc phục những hạn chế của tình trạng sinh hoạt chuyên môn nặng về hành chính, phê phán trước đây, nâng cao năng lực quản lí, năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm cho cán bộ, giáo viên. 

Mục đích của các quan điểm theo mô hình này là thông qua đổi mới sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; góp phần nâng cao hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy; nâng cao năng lực hợp tác, tự học, sáng tạo cho học sinh.

Từ đó, giúp đội ngũ giáo viên thực hiện mô hình trường học mới hay dạy học theo nhóm nắm được nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức dạy học theo mô hình dạy học mới, hiểu cách tổ chức lớp học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mô hình trường học mới.

Yêu cầu đặt ra khi dạy theo VNEN

Áp dụng VNEN, giáo viên phải "dạy học thông qua cách tổ chức các hoạt động học tập của học sinh".

Các em được học tập thông qua các hoạt động tự học hay học theo nhóm, phương pháp học của học sinh được coi trọng hơn trong quá trình dạy học; tạo khả năng dạy học phân hoá; tăng cường kết quả học tập của học sinh.

Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh; phát triển năng lực hợp tác làm việc; phát triển năng lực giao tiếp; tăng cường sự tự tin cho học sinh; tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động và tạo được môi trường thuận lợi để các em hình thành tính cách đồng thời phát triển kỹ năng sống của mình.

Ở mô hình trường học mới, thông qua quá trình truyền thụ kiến thức các môn học, chú trọng nhiều hơn tới việc hình thành cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực tự học, các kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh; học sinh được học, được làm quen cách hòa nhập, cách thích ứng với môi trường và cộng đồng trong một thế giới đang được từng ngày đổi thay.

Từ đó, chúng ta sẽ hình thành được cho học sinh những năng lực căn bản theo định hướng: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống.

Trong các tiết học, học sinh hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên để xây dựng bài học; giáo viên là người tổ chức các hoạt động giáo dục chứ không chỉ là người dạy theo kiểu thuyết trình một chiều; nên ở các lớp này, bàn ghế được sắp xếp, ghép lại theo nhóm học sinh, học sinh ngồi cùng hướng mặt vào nhau.

Với cách sắp xếp này, các em dễ thảo luận và giáo viên dễ dàng tiếp cận với từng nhóm hoặc từng học sinh trong quá trình giảng dạy.

Giáo viên đánh giá học sinh trong quá trình học sinh học tập; đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh và đánh giá trên cơ sở tham khảo việc học sinh tự đánh giá mình, học sinh đánh giá bạn và bạn đánh giá học sinh.

Mỗi phương pháp dạy học đều có những lợi thế nhất định, dạy học theo mô hình VNEN thành công là giúp học sinh khắc phục được những yếu điểm mà nhiều học sinh chúng ta thường mắc phải.

Không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện; kết quả học tập, chất lượng giáo dục bước đầu được cải thiện; rèn luyện được cho các em những kỹ năng cơ bản: sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thảo luận, bảo vệ ý kiến, giải quyết các mâu thuẫn, hoạt động nhóm, làm việc hợp tác.

Khi đó, bản thân người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn để nâng cao tay nghề, nên nghiệp vụ Sư phạm được nâng cao hơn (kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động dạy học).

Tùy theo môn học, từ sách của giáo viên phải thiết kế phù hợp; nội dung dạy học được giáo viên thiết kế phải bảo đảm: giáo viên là người hướng dẫn, dẫn dắt học sinh đi tìm kiến thức, học sinh tự tìm hiểu, cùng bạn tìm hiểu, giáo viên chốt kiến thức.

Giáo viên phải đảm bảo tiết dạy của mình: tất cả học sinh đều được chủ động tham gia khám phá kiến thức; học sinh hiểu bài, ứng dụng được kiến thức đã học vào làm bài tập và vào thực tế cuộc sống.

Phụ huynh Hà Tĩnh đồng lòng ký đơn xin không học theo VNEN cho con

Khi thiết kế bài giảng giáo viên phải chú ý: lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm, giúp các em khám phá kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, nhưng hiệu quả nhất; lựa chọn nội dung, hình thức thảo luận phù hợp; cách chia nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cũng hết sức linh hoạt.

Các phương pháp dạy được kết hợp một cách linh hoạt sáng tạo theo từng bài cụ thể; trong mỗi bài thì theo từng nội dung cụ thể; ghi bảng cần ngắn gọn, khoa học.  

Sự thành công của tiết dạy phụ thuộc vào việc bản thân người giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm; việc chuẩn bị bài của giáo viên; việc giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài; việc giáo viên tổ chức quản lý, điều hành học sinh làm việc trên lớp; và quan trọng hơn tất cả đó là sự đam mê, tâm huyết của các thầy cô với công việc, học sinh của mình.



Xem nguồn

Comments