Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sau sự cố khai giảng trường Lê Quý Đôn, đừng để môi trường sư phạm bị lợi dụng

Posted: 16 Sep 2016 08:55 AM PDT


Sau khi đăng tải bài viết "Hiệu trưởng trường Lê Quý Đôn chính trị yếu kém hay có động cơ gì?", Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được nhiều ý kiến của độc giả qua email, điện thoại bày tỏ băn khoăn, lo lắng khi sự việc xảy ra ở một ngôi trường ngay tại Hà Nội.

Các ý kiến gửi về toàn soạn hoặc trực tiếp gọi điện thoại đều có chung một thắc mắc là: Ở môi trường giáo dục, giữa thanh thiên bạch nhật, trước sự chứng kiến của tất cả học sinh và nhiều phụ huynh, quan khách, tại sao đội biểu diễn đó có thể ngang nhiên mặc áo có chữ nước ngoài, bước lên sâu khấu biểu diễn?

Nhóm người này thậm chí đã kết thúc bài biểu diễn bằng cách tung ra các băng rôn màu xanh sử dụng chữ tượng hình, không phù hợp cho môi trường sư phạm.

Màn biểu diễn khai giảng dùng nhạc và chữ nước ngoài gây hoang mang cho học sinh và phụ huynh. Sau sự cố này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ làm gì để ngăn chặn sự việc tương tự có thể tái diễn? ảnh: Độc giả gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Sự việc xảy ra ở Trường THCS Lê Quý Đôn khiến cho nhiều người nhớ lại một số vụ việc mà các quan khách bị lợi dụng nhằm phục vụ ý đồ xấu của một số đối tượng, phổ biến nhất thời gian qua là chiêu trò tổ chức hội thảo của các công ty kinh doanh đa cấp.

Họ tìm mọi cách mời được người nổi tiếng, thậm chí là cả quan chức, cựu quan chức đến dự, rồi từ đó tung hô hình ảnh, clip để đánh lừa dư luận rằng họ làm ăn đàng hoàng nên mới có nhiều người tử tế đến dự.

Và sự thật là hàng vạn người dân nhẹ dạ cả tin đã đổ tiền cho các công ty đa cấp với lối suy nghĩ đơn giản là những quan khách còn đến dự, phát biểu ngợi ca thì mình lo gì? Chỉ đến khi hậu quả xảy ra rồi thì tất cả mới biết rằng mình cũng là nạn nhân.

Qua vụ việc xảy ra ở Trường THCS Lê Quý Đôn, nhiều độc giả cũng băn khoăn, lo lắng đặt ra vấn đề: Môi trường sư phạm cũng có thể bị lợi dụng khi không có các biện pháp siết chặt quản lý.

Lo lắng ấy là hoàn toàn có lý khi mà đã có những vụ việc, lợi dụng nhu cầu cần trang bị đầu sách cho thư viện trường học, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và hỗ trợ giáo dục Việt Nam gửi văn bản có dấu hiệu giả mạo chữ ký và nghi sử dụng con dấu giả đến các Sở GD-ĐT với mục đích để bán sách (thông tin trên Báo An ninh Thủ đô ngày 15/9/2015). Rất may là hành vi này đã sớm bị phát hiện và xử lý.

Nhưng trên thực tế đã có những trường ở nơi xa xôi như tại huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắck Nông) bị lừa bởi một nhóm người mạo danh cán bộ của Bộ Giáo dục-Đào tạo được giao nhiệm vụ làm tập san về kỷ niệm ngày thành lập ngành nên mời trường tham gia, và đã làm việc với Sở Giáo dục địa phương.

Nhà trường không có nghi ngờ gì và nghĩ chi phí nhỏ nên đồng ý tham gia, nhưng tới khi nhìn thấy hóa đơn thanh toán thì mới tá hỏa vì số tiền phải trả lên tới vài chục triệu đồng.

Trong vụ việc xảy ra tại Trường THCS Lê Quý Đôn, lợi dụng hình ảnh của cả nghìn học sinh để biểu diễn kèn đồng bằng nhạc nước ngoài và căng băng rôn chữ tượng hình phải chăng cũng là một chiêu trò, là một sự chủ ý của nhóm người kia?

Họ sử dụng đội kèn đồng biểu diễn tới 60 người có lẽ còn lớn hơn cả những đội biểu diễn ở nhiều sự kiện lớn khác nhằm phô trương thanh thế; tổ chức quay phim chuyên nghiệp để ghi lại toàn bộ hình ảnh trong lễ khai giảng này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu nhóm người này sử dụng những hình ảnh có được, cắt ghép và dựng lên những clip phục vụ cho một mưu đồ nào đó?

Như vậy là hàng nghìn học sinh, phụ huynh và cả những quan khách tới dự lễ khai giảng ở một ngôi trường có bề dày truyền thống tại Thủ đô có thể đã bị lợi dụng, trở thành “công cụ” để nhóm người kia sử dụng vào những mục đích của họ.

Những hình ảnh đó hoàn toàn có thể được sử dụng để mang đi đánh lừa nhiều ngôi trường ở các vùng sâu, vùng xa, những nơi không thường xuyên tiếp cận với thông tin báo chí, internet.

Ở những nơi ấy, sự hiểu biết của học sinh, của người dân, thậm chí của cả một số giáo viên còn những hạn chế nhất định, rất dễ bị biến thành công cụ phục vụ động cơ thiếu trong sáng.

Thông tin từ nhà trường báo cáo lên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy cho biết: Trong quá trình chuẩn bị lễ khai giảng, bên cạnh nhiều tiết mục văn nghệ thì một cô giáo từng công tác tại nhà trường đã nghỉ hưu muốn tặng thêm một tiết mục.

Hiệu trưởng và Ban giám hiệu nhà trường đã đồng ý nhưng có yêu cầu phải tổng duyệt. Nhưng tại phần tổng duyệt trước đó, phần biểu diễn lại khác với hôm diễn tại lễ khai giảng.

Sự việc bất ngờ khiến cho Ban giám hiệu không kịp trở tay và hậu quả đã xảy ra. Giáo viên tặng tiết mục văn nghệ cũng đã nhận toàn bộ trách nhiệm về việc này.

Tuy vậy, đây cũng là một bài học quý giá cho cá nhân bà Hiệu trưởng Đàm Thu Hương và Ban Giám hiệu Trường THCS Lê Quý Đôn nói riêng và cũng là bài học chung cho Hiệu trưởng tại hàng nghìn ngôi trường trên cả nước cẩn trọng hơn trong từng hoạt động, điều hành của mình.

Đây cũng là bài học cho các cơ quan quản lý giáo dục, không chỉ Phòng Giáo dục Đào tạo quận Cầu Giấy, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội mà còn là bài học chung cho các Sở Giáo dục địa phương và hàng nghìn phòng giáo dục trên cả nước.

Môi trường giáo dục là hết sức đặc biệt và nhạy cảm, vì vậy cần hết sức thận trọng, không để bị lợi dụng biến thành “công cụ” tuyên truyền vào các hoạt động bất hợp pháp, có thể dẫn tới rối loạn đời sống xã hội.



Xem nguồn

Đà Nẵng vẫn khó đạt 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày

Posted: 16 Sep 2016 08:13 AM PDT


Xây mới trường, lớp không kịp đà tăng dân số cơ học

Quận Liên Chiểu là một trong những quận gặp khó nhất với mục tiêu 100% học sinh (HS) tiểu học được học 2 buổi/ngày theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP đề từ năm học 2015 – 2016. Năm 2015, toàn quận Liên Chiểu xây mới 32 phòng học ở các trường tiểu học trên địa bàn; ngoài ra còn chia tách và chuyển HS từ Trường TH Ngô Sĩ Liên sang trường TH Võ Thị Sáu mới thành lập. Năm 2016, tiếp tục xây mới thêm 41 phòng học. Nhưng đến học kỳ 1 của năm học mới 2016 – 2017 này, vẫn chỉ có hơn 60% HS tiểu học trên địa bàn quận này được học 2 buổi/ngày.

Đà Nẵng khó đạt ngay mục tiêu 100% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày

Đà Nẵng khó đạt ngay mục tiêu 100% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày

Trường, lớp được đầu tư xây mới liên tục nhưng không kịp đà tăng dân số cư học là nguyên nhân lớn khiến quận Liên Chiểu khó đạt mục tiêu 100% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày. Do đây là địa bàn tập trung các khu công nghiệp, hình thành các khu chung cư, khu dân cư mới đã khiến các trường học bị quá tải. Mỗi năm số học sinh đầu cấp tiểu học tăng thêm hàng ngàn học sinh. Điển hình như năm học 2015 – 2016, số HS tiểu học tăng thêm hơn 2.000 HS so với năm học trước khi các khu chung cư mới xây dựng trên địa bàn quận được đưa vào sử dụng.

Bên cạnh quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê cũng chịu không ít áp lực về cơ sở vật chất không đáp ứng kịp đà tăng dân số cơ học để 100% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày. Quận này phải phải đầu tư xây mới trường Tiểu học An Khê với 12 phòng học ở giai đoạn 1 để giảm phần nào áp lực cho các trường Tiểu học lân cận như Bế Văn Đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tìm giải pháp để 100% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày

Chính quyền và ngành Giáo dục thành phố đang tìm mọi giải pháp để 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Giải pháp đầu tiên vẫn là đầu tư cơ sở vật chất, xây mới trường, lớp. Như ở địa bàn quận Liên Chiểu, phải đầu tư xây dựng thêm một trường Tiểu học mới lân cận các trường TH Nguyễn Văn Trỗi và TH Phan Phu Tiên thì mới đảm bảo cho 100% HS của hai trường này được học 2 buổi/ngày.

Nhiều trường tiểu học được đầu tư cơi nới tăng số phòng học để đáp ứng 100% HS học 2 buổi/ngày

Nhiều trường tiểu học được đầu tư cơi nới tăng số phòng học để đáp ứng 100% HS học 2 buổi/ngày

Song song đó, theo ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, với những khu vực có biến động lớn về dân cư do tăng dân số cơ học, ngành GD cần phối hợp cùng các ngành chức năng rà soát, thống kê và làm tốt khâu dự báo để có cơ sở xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển mạng lưới trường học đồng bộ, tránh tình trạng xây mới trường, lớp không kịp đà tăng dân số cơ học như ở quận Liên Chiểu.

Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, việc siết chặt tình trạng tuyển sinh trái tuyến cũng là một trong những giải pháp giảm quá tải HS và tăng tỷ lệ HS tiểu học được học 2 buổi/ngày. Điển hình như quận Hải Châu – quận trung tâm thành phố vốn nóng tình trạng quá tải HS, song việc siết chặt tuyển sinh đầu cấp cùng với đầu tư cơ sở vật chất, chỉ qua một năm học, tỷ lệ HS tiểu học được học 2 buổi ở quận này đã tăng vọt từ 68% lên hơn 81%.

Về lâu dài, Đà Nẵng cần có quỹ đất dự trữ cho ngành GD. Theo ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc Sở GD – ĐT Đà Nẵng, ngành GD đang tính đến phương án tham mưu với UBND thành phố giao dành cơ sở vật chất của các công sở nếu chuyển đổi mục đích sử dụng để làm quỹ đất xây mới trường học. Sở cũng tính phương án mời các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và cả các trường THPT tư thục trên địa bàn hiện chưa sử dụng hết số lượng phòng học chuyển đổi thành trường cấp 1- 2 -3.

Được biết, trong năm 2016, Đà Nẵng triển khai đầu tư xây dựng 33 công trình trường học với tổng mức đầu tư 277 tỉ đồng để hoàn thiện CSVC cho các trường Tiểu học, đảm bảo 100% HS Tiểu học được học 2 buổi/ngày. Trước thềm năm học mới 2016 – 2017, đã có 18 công trình đã hoàn thành. Các công trình khác đang khẩn trương hoàn thành theo kế hoạch và một số công trình đang được thẩm tra thiết kế dự toán, đấu thầu xây dựng.

Tâm An



Xem nguồn

Lãnh đạo đến dự khai giảng muộn, không xin lỗi mà còn hạnh họe, bày trò thị uy

Posted: 16 Sep 2016 06:50 AM PDT


LTS: Khai giảng là một ngày lễ thiêng liêng, tạo dấu ấn quan trọng cho cả học sinh, giáo viên và nhà trường.

Vậy nhưng vừa qua ở Hà Tĩnh xảy ra một sự cố rất đáng tiếc, buổi lễ khai giảng chỉ còn 5 phút là kết thúc thì đoàn đại biểu huyện mới đến…

Thầy giáo Lê Văn Vỵ đã có thông tin phản ánh về vụ việc.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Theo thông tin phản ánh của một số giáo viên trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, ngày 5/9/2016 khi lễ khai giảng còn 5 phút kết thúc thì đoàn đại biểu dự lễ của huyện, do Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Đức Thọ mới đến.

"Chúng tôi được thông báo, lễ khai giảng năm nay có đại diện lãnh đạo huyện về dự nên nóng lòng chờ; nhưng chờ mãi không thấy, đến khi lễ sắp kết thúc, đại biểu mới đến, nên chủ trì cũng lúng túng", một giáo viên (đề nghị giấu tên) trao đổi.

Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu, Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Đến muộn, không tham gia được phần lễ, lãnh đạo huyện tham gia phần còn lại là tọa đàm.

"Thay vì chia sẻ, động viên, khuyến khích, chúc mừng thầy cô trong ngày khai giảng, vị Phó Chủ tịch lên chấn chỉnh nề nếp, chỉ trích, phê bình, khiến cho không khí hân hoan của ngày khai giảng bị dội một gáo nước lạnh", một thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường cho biết.

Thầy Hiệu trưởng nhà trường phân trần:

"Xong phần lễ, một số giáo viên và lớp trực học sinh lo dọn dẹp bàn ghế, nên có chút ít xộc xệch và lộn xộn ví như đi vào đi ra ở những phút đầu của phần tọa đàm là có thể thông cảm được.

Nhưng thật buồn, tại ngày khai giảng tập thể sư phạm nhà trường chúng tôi không được chia sẻ và thông cảm".

Ở lễ khai giảng, lãnh đạo địa phương dự là được rồi, cần gì phải phát biểu!

Ngày khai giảng, thầy Hiệu trưởng gửi gắm hai mong muốn. Một là nếu cấp trên có về dự thì nên đi đúng giờ, kẻo cơ sở nóng lòng chờ, không về hay về muộn thì nên nhắn tin cho cơ sở biết.

Và hai là những ngày lễ 20/11, hay ngày khai giảng nên có thái độ cư xử đúng mực; nên chăng lấy động viên, khích lệ, thay cho phê bình, chỉ trích…

Mong muốn ấy nhận được phản ứng một vị trong lãnh đạo huyện: "Chúng tôi sẽ trở lại trường ngày gần nhất".

Tưởng là nói đùa, nhưng ngày 9/9/2016, sau khai giảng vừa 3 ngày, đoàn cán bộ huyện do ông Trần Hoài Đức (Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện) và cán bộ Phòng nội vụ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Thọ đã đến trường làm việc với Hiệu trưởng "chấn chỉnh" kỷ cương, nề nếp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Nghề giáo cao quý, nhưng cũng đầy thách thức"

Không dừng lại ở đó, đồng chí lãnh đạo phòng nội vụ đã nhắc nhở đồng chí Hiệu trưởng làm công tác từ thiện phải báo cáo với lãnh đạo xã…

Nào đã hết, ngày 12/9, trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu nhận được Công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo vào 14h ngày 13/9/2016, đoàn kiểm tra của Sở sẽ về kiểm tra trường chuẩn quốc gia.

Vừa mới khai giảng, liên tục kiểm tra, khiến lãnh đạo, giáo viên trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu hoang mang không hiểu điều gì đang đến với trường.

"Chẵng lẽ chỉ vì đại biểu đến dự lễ khai giảng muộn, mà trường chuốc họa sao?", thầy X. lo lắng.

Chúng tôi đã gặp trực tiếp ông Trần Hoài Đức (Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đức Thọ) để trao đổi về vấn đề này.

Theo ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, người được phân công dự lễ khai giảng với trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu là  đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng chỉ huy quân sự huyện Đức Thọ) nhưng  vì lý do có việc đột xuất nên không tham dự được.

"Còn tôi được phân công dự với trường Trung học Cơ sở Hoàng Xuân Hãn. 

Sau khi dự ở trường Trung học Cơ sở Hoàng Xuân Hãn, tôi mới xuống trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu".

Trao đổi về vấn đề phê bình, chỉ trích trong khai giảng, ông Đức cho hay, ông chỉ nhắc rằng:

"Không phải phê bình mà chỉ góp ý nhắc nhở thôi. Đã không tổ chức tọa đàm thì thôi, tọa đàm thì phải tổ chức nghiêm túc, khi vào đầy đủ mới làm.

Phải chuẩn bị hội trường, đã hội đàm phải sắp xếp ngồi theo chữ U.

Đằng này, bàn ghế xộc xệch, áo nắng giáo viên vắt lên ghế, chương trình không có, thầy Hiệu trưởng nói, giáo viên vào ra lộn xộn, cho nên tôi không đồng tình và nhắc nhở rút kinh nghiệm".

Ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện cũng xác nhận thông tin ngày 9/9/2016, sau 3 ngày khai giảng có đến làm việc với Hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu.

Cùng đi còn có Phó phòng Nội vụ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.

"Nhưng chúng tôi đến trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu sau khi đã đến trường Tiểu học để tìm hiểu mô hình trường học mới VNEN.

Nội dung làm việc với Hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở Nguyễn Biểu chủ yếu trao đổi rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kỷ cương nề nếp theo tinh thần kết luận 05 và chỉ thị 33.

Thầy giáo mơ ước một lễ khai giảng “giáo viên không buồn, học sinh không mệt”

Mặt khác, chúng tôi đến kiểm tra để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà chức năng cho nhà trường".

Được biết thầy giáo Trần Quốc Thường là người sáng lập nhóm Nhân ái Hồng La đã là cầu nối đến các nhà hảo tâm trong và ngoài nước giúp đỡ hàng ngàn lượt cụ già cô đơn, bệnh tật, trẻ em tàn tật, nạn nhân chất độc da cam.

Theo ông Phó Chủ tịch, hoạt động nhân ái của thầy Thường rất tốt. Trong buổi làm việc ngày 9/9/2016, đồng chí phó Phòng Nội vụ huyện chỉ nhắc nhở thầy Thường phải báo cáo với xã, chứ không căng thẳng gì.

Nghe tin sự việc, thầy giáo hưu trí Nguyễn Văn K. (70 tuổi, xã Yên Hồ) chua chát:

"Nghĩ mà ngao ngán cho vị thế của nhà trường và thầy cô giáo. Ngày khai giảng, lãnh đạo về dự trễ không xin lỗi mà còn hoạnh họe thầy cô, bắt khoan, bắt nhặt hết chỗ nói. Lại còn bày ra kiểm tra để thị uy".



Xem nguồn

Quảng Bình: Ước nguyện học sinh vùng rẻo cao

Posted: 16 Sep 2016 05:26 AM PDT


Nhà bán trú được đầu tư tiền tỷ phơi mưa nắng còn các em học sinh lại không có nơi ăn ở mỗi khi đến trường. Nhà bán trú được đầu tư tiền tỷ phơi mưa nắng còn các em học sinh lại không có nơi ăn ở mỗi khi đến trường.

Đó là lời tâm sự của thầy giáo Nguyễn Văn Chương – Hiệu trưởng trường PTDT Bán trú Dân TH&THCS Dân Hóa, xã Dân Hóa (Minh Hóa – Quảng Bình).

Thấp thỏm năm học mới…

Từ khoảng 5 năm trước, thầy và trò của trường PTDT Bán trú TH&THCS Dân Hóa khấp khởi vui mừng khi được sư quan tâm của tỉnh, huyện đầu tư cho nhà trường một khu nhà bán trú với khoảng 20 phòng ở và đầy đủ bếp ăn phục vụ cho khoảng 200 học sinh là con em bà con các dân tộc ở xã Dân Hóa huyện Minh Hóa này.

Tuy nhiên, khi công trình rầm rộ khởi công được một thời gian ngắn thì phía nhà thầu lại đột ngột dừng lại và âm thầm "chạy trốn". Lẽ ra bây giờ thầy trò nhà trường sẽ có được khu ký túc xá khang trang hơn nhưng giờ đây họ chỉ biết ngồi đếm từng cây cỏ mọc và sự mục rã của gạch, vữa và bê tông…

Thầy giáo Nguyễn Văn Chương tâm sự: Bước vào năm học mới, thầy cô giáo viên ở tại nhà tập thể cũng nhường lại phòng tốt nhất cho học sinh. Hiện chỉ còn 2 phòng nhưng có khoảng 30 em cư trú, còn lại các em tự liên hệ nơi ăn chốn ở.

Nhiều học sinh ở cách xa trường từ 20km thì chọn phương án là bắt xe khách đi về trong ngày. Tuy nhiên việc này đẩy nhà trường vào một thế khó bởi vừa dạy chữ vừa vận động, động viên các em đến trường. Chỉ là vào mùa mưa bão một vài em thôi có tính ngại khó ngại khổ và không đến trường khi đó công tác vận động trẻ đến trường càng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, nằm trong vùng kinh tế của địa phương còn quá khó khăn thì gia đình các em cũng không ngoại lệ. Thực tế cho thấy các em mất thời gian đi lại thì lấy đâu ra thì giờ để mà tập trung vào việc học…

Chờ đến bao giờ…

Trước những khó khăn về cơ sở vật chất dành cho con em dân tộc xã Dân Hóa, không chỉ thầy trò nhà trường "nóng ruột" mà chính quyền địa phương cũng như người dân rất bức xúc khi phải sống trong cảnh thấp thỏm và chờ đợi như vậy.

Ngày trước, câu chuyện đầu tư khu ký túc xá cho ngôi trường này là một trong những luồng gió mới khơi dậy niềm tin tưởng của người dân trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền các cấp tại địa phương ở những năm trước.

Tuy nhiên, niềm tin này gần như tan biến khi công trình khoảng 3,5 tỷ đồng sau khi xây được móng, dựng mấy cột trụ (khoảng 20% khối lượng của công trình) thì đơn vị thi công bỏ bê và chạy trốn.

Đến khi cơ quan Công an vào cuộc, sự gian lận đã lộ ra và có không ít người phải trả giá. Từ đó đến nay, những người vi phạm pháp luật đã bị xử lý nhưng công trình này vẫn nằm yên và đã đang xuống cấp một cách nghiêm trọng.

Trao đổi với ông Đoàn Phúc Hạnh – Chủ tịch UBND xã Dân Hóa (Minh Hóa – Quảng Bình) – chúng tôi được biết: UBND xã cũng đã được sự đồng ý và hiện tại đã thuê một đơn vị lập lại dự toán và để hoàn thiện được khu ký túc xá, nhà ăn này, ước tính con số lên gần đến 5 tỷ đồng.

Ông Hạnh cũng cho hay: Chủ trương cho tiếp tục hoàn thiện công trình đã có nhưng cho đến thời điểm này thì chưa thấy động tĩnh gì. Chúng tôi cũng kiến nghị nhiều lần lên chính quyền các cấp và mong rằng sớm được xem xét và đầu tư để hoàn thiện công trình giúp các cháu có nơi ăn chốn ở tốt, yên tâm để học hành.

Có lẽ, đã đến lúc cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đánh giá, nhìn nhận và đặc biệt phải sớm khắc phục để tạo điều kiện cho học sinh đến trường. 



Xem nguồn

Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

Posted: 16 Sep 2016 04:43 AM PDT


TS Nguyễn Vinh Hiển – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Trưởng ban điều hành dự án cấp cao – dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ (GDSN) trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (TMĐ) là mô hình GDSN được lựa chọn để thử nghiệm tại Việt Nam (2008 -2015).

Với 3 ngôn ngữ là: Mông – Việt; Jrai – Việt và Khmer – Việt ở 3 tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh, mô hình được thiết kế liên thông từ mẫu giáo 5 tuổi đến hết lớp 5 cấp tiểu học. Trong đó TMĐ – ngôn ngữ thứ nhất và Tiếng Việt – ngôn ngữ thứ 2 đều được dạy như mỗi một môn học.

Chương trình có sự chuyển di ngôn ngữ và học Tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ 2. Mô hình GDSN đã góp phần cải thiện được chất lượng giáo dục dân tộc; khắc phục được một số khó khăn khi thực hiện nội dung chương trình giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS).

Năng lực của trẻ em DTTS được phát triển toàn diện nhờ sự phát triển của ngôn ngữ (cả tiếng mẹ đẻ và Tiếng Việt). Kết quả học tập của học sinh GDSN cao hơn học sinh dân tộc học chương trình chung quốc gia. Trẻ em DTTS năng động, linh hoạt hơn, tự tin hơn trong học tập và trong giao tiếp; học sinh thích đi học và chăm học.

Mô hình GDSN đã góp phần nâng cao năng lực và thực lực sư phạm cho GV và CBQL thông qua việc được tiếp cận và thực hiện các phương pháp dạy học mới phù hợp với đối tượng học sinh DTTS như: phương pháp dạy TMĐ; phương pháp dạy Tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ 2; phương pháp nghiên cứu thực hành.

Mô hình GDSN huy động được sự tham gia của cộng đồng, cha mẹ học sinh vào quá trình giáo dục và xã hội hóa giáo dục. Song song với đó, mô hình GDSN với các kết quả thử nghiệm thu được bước đầu khẳng định tính phù hợp, khả thi của GDSN trên cơ sở TMĐ với giáo dục dân tộc ( đối với những dân tộc có chữ viết).

 



Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội nghị 

 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Dự án thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ là một trong những giải pháp góp phần tăng cường đầu tư cho giáo dục từ bậc mầm non đến tiểu học.

Năng lực Tiếng Việt của trẻ em DTTS tiến bộ nhanh, vững chắc nhờ có nền tảng TMĐ được củng cố. Chương trình giúp học sinh dân tộc thiểu số phá bỏ rào cản về ngôn ngữ, giúp các em hiểu rõ hơn về tiếng Việt, giúp các em tự tin hơn, hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Song song với đó, mô hình GDSN góp phần bảo tồn, phát huy và phát triển ngôn ngữ và văn hóa DTTS.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cảm ơn tổ chức Unicef quốc tế, các thầy giáo, cô giáo, phụ huynh học sinh và các đoàn thể địa phương, các nhà khoa học … đã sát cánh cùng Bộ GD&ĐT thực hiện tốt chương trình này.

Tiếp sau đây, các địa phương sẽ tiếp tục triển khai, mở rộng dự án với tinh thần chủ động, sáng tạo phù hợp với nhu cầu, sự đồng thuận của phụ huynh và chính quyền đia phương.

Để chương trình được thực hiện tốt hơn, các địa phương cần lồng ghép với những chương trình dự án khác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đông thời các đại phương cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động để nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.



Xem nguồn

Học sinh lập nhóm kín phản đối trường dạy thêm

Posted: 16 Sep 2016 04:01 AM PDT


Học sinh trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) lập nhóm kín trên Facebook đế phản đối nhà trường dạy thêm ngay từ đầu năm học.

Chiều 15/9, ông Trương Thức – Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Đắk Lắk – cho biết đơn vị này đã yêu cầu Thanh tra sở kiểm tra những thông tin phản ánh về việc Trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột) ép học sinh tăng tiết.

Theo ông Thức, sau khi có kết luận, Sở GD&ĐT Đắk Lắk sẽ thông tin với báo chí, nếu trường sai sẽ xử lý theo quy định.

Trước đó, nhiều phụ huynh có con học Trường THPT Cao Bá Quát bức xúc vì tất cả học sinh phải học phụ đạo tại trường. Khi phụ huynh thắc mắc, đại diện nhà trường lúc bảo phụ đạo, khi thì nói tăng tiết.

dạy thêm, học thêmMới đây, chiều 13/9, một số học sinh đã tụ tập trước cổng trường phản đối việc học phụ đạo.

Theo một học sinh, ngoài giờ học chính khóa, mỗi tuần các em phải học tăng tiết ba buổi, mỗi buổi bốn tiết. Giá mỗi tiết 6.000 đồng. "Mỗi lớp gần 30 học sinh, mức thu 6.000 đồng quá cao. Học sinh đông, không tiếp thu được hết kiến thức nên hiệu quả thấp", em này nói.

Trường THPT Cao Bá Quát, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: M. Q.

Một số học sinh đã lập nhóm kín trên Facebook với tên gọi "Phản đối sự ép buộc học phụ đạo THPT Cao Bá Quát – BMT". Nhóm này có gần 600 thành viên được cho là học sinh và phụ huynh của trường.

Ngày 15/9, thầy Lê Văn Kiệt – Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát – cho biết nhà trường dạy thêm cho học sinh đã được Sở GD&ĐT Đắk Lắk cấp phép.

Theo ông Kiệt, giấy phép được cấp có thời hạn từ tháng 9/2015 đến hết tháng 9/2016 và việc dạy thêm được triển khai từ năm 2013 đến nay.

Cũng theo thầy hiệu trưởng, việc có nhiều tên gọi như tăng tiết, phụ đạo vì giáo viên và học sinh quen miệng chứ chủ trương của trường là dạy thêm. Việc học thêm có sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh và ban giám hiệu. Từ đó, ban lãnh đạo nhà trường mới làm hồ sơ xin sở cấp phép.

Ông Kiệt phủ nhận việc học sinh tụ tập tại trường chiều 13/9 để phản đối học thêm, mà là các em đi học tập trung đông trước cổng trường.

Với 6.000 đồng/tiết học thêm, ông Kiệt cho biết mức thu trên đúng theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

"Tính ra mỗi tháng, một học sinh chỉ đóng hơn 150.000 đồng cho 4 môn, thấp hơn học bên ngoài nhiều. Ngoài ra, việc học thêm tại trường là không ép buộc, học sinh không thích có thể học ngoài", vị hiệu trưởng nói.

(Theo Zing)



Xem nguồn

Đại học Luật TPHCM hủy lễ tốt nghiệp dự kiến khiến sinh viên phản ứng

Posted: 16 Sep 2016 03:19 AM PDT


Thông báo mới kết luận trường tổ chức lễ tốt nghiệp tại trường

Thông báo mới kết luận trường tổ chức lễ tốt nghiệp tại trường

Ông Phan Văn Tuyến, Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên Trường ĐH Luật TPHCM nêu rõ trong thông báo "Quyết định này dựa trên kết quả thăm dò và khảo sát nhanh của Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên của trường. Nhà trường luôn đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của sinh viên".

Trước đó, ngày 13/9, Trường ĐH Luật TPHCM có thông báo về việc tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên khóa 36 và 37. Cụ thể trường thực hiện đổi mới việc trao bằng tùy theo nguyện vọng của sinh viên theo một trong hai hoặc cả hai hình thức: Trao trực tiếp tại trường và trao tại lễ khai giảng kết hợp lễ tốt nghiệp.

Hình thức 2 được tổ chức tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng với chi phí 900.000 đồng/người cho sinh viên và thêm 100.000 đồng cho mỗi người thân. Theo Nhà trường, chi phí này sẽ bao gồm: một bộ lễ phục cử nhân sinh viên được nhận trước buổi lễ để chụp ảnh lưu niệm và sinh viên được giữ lại làm kỷ niệm sau khi kết thúc lễ, chi phí thuê mặt bằng tổ chức lễ, chí phí công tác tổ chức, một tấm ảnh cá nhân được chụp trang trọng (20cm x 30cm) khi lên sân khấu nhận bằng.

Tuy nhiên, khi thông báo được phát ra thì có nhiều sinh viên bày tỏ sự bức xúc, phản ứng trên mạng xã hội. Nhiều sinh viên phản ứng rằng cách làm này phải chăng đã có một sự kỳ thị giữa sinh viên có tiền và không có tiền.

Ngay sau đó, trả lời Dân trí, phía nhà trường khẳng định bản chất của thông báo ngày 13/9 là việc triển khai thăm dò ý kiến của sinh viên. Tuỳ vào số lượng sinh viên đăng ký, nhà trường mới quyết định cách thức và quy mô tổ chức lễ một cách phù hợp, như vậy thông qua số lượng sinh viên đăng ký, trường sẽ quyết định phương án cụ thể.

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Cơ hội làm quen với môi trường làm việc Nhật Bản tại Việt Nam

Posted: 16 Sep 2016 02:36 AM PDT


 – Tại sự kiện giáo dục nghề nghiệp theo phương pháp Active Learning sẽ diễn ra vào ngày 23/10 tới đây, các bạn trẻ sẽ được rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, năng lực thuyết trình… với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Nhật Bản, Quest Career 2016, Quest Education, Active Learning
Hình ảnh của Quest Career 2015

Các diễn giả là đại diện của 4 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chia sẻ với các bạn trẻ về sự thú vị cũng như điểm khác biệt trong môi trường làm việc ở quốc gia này. Tiếp đó, mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra các nhiệm vụ. Người tham gia sẽ chia thành các nhóm, cùng nhau suy nghĩ, tìm phương án giải quyết và phát biểu trước hội đồng doanh nghiệp đó.

Nhóm có phương án giải quyết nhiệm vụ xuất sắc nhất sẽ nhận được giải thưởng là một chuyến thăm Nhật Bản vào đầu năm 2017.

Sự kiện Quest Career 2016 nằm trong chuỗi chương trình giáo dục nghề nghiệp Quest Education, lấy doanh nghiệp thực tại làm chủ đề nhằm nâng cao kỹ năng của người trẻ, nâng cao ý thức lao động và hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp và các bạn trẻ Việt Nam.

Quest Career 2015 là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức tại Việt Nam, thu hút hàng trăm bạn trẻ tham gia và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Năm nay, sự kiện được tổ chức tại ĐH Phương Đông với đối tượng hướng đến là các bạn trẻ quan tâm đến nước Nhật và biết tiếng Nhật.



Xem nguồn

Thiếu nữ kiện bố mẹ vì đăng 500 ảnh thời thơ ấu lên Facebook

Posted: 16 Sep 2016 01:53 AM PDT


Cô gái này khẳng định rằng bố mẹ đã khiến cuộc sống của cô trở nên đau khổ kể từ năm 2009 khi họ bắt đầu chia sẻ những bức ảnh thời thơ ấu của cô.

Đăng ảnh con cái lên mạng xã hội là thói quen của nhiều bậc phụ huynh ngày nay, trong đó có cả những bức ảnh đang ngồi bô hay thay tã.

Cô gái 18 tuổi hiện đang sống ở bang Carinthia của Áo cho biết, kể từ năm 2009, bố mẹ đã khiến cuộc sống của cô trở thành địa ngục bằng cách liên tục đăng ảnh từ khi cô còn nhỏ lên các tài khoản mạng xã hội của họ.

Cô cho rằng những bức ảnh này có cả những hình ảnh riêng tư và đáng xấu hổ từ thời thơ ấu, và chúng được chia sẻ với 700 bạn bè trên mạng xã hội của bố mẹ cô.

kiện bố mẹ, quyền riêng tư, mạng xã hội
Ảnh minh họa

Michael Rami – luật sư của cô gái cho biết bố mẹ cô gái đã đăng 500 bức ảnh lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của cô. Ông cho rằng vụ kiện này có khả năng thắng kiện rất lớn.

Cô gái nói: "Họ không biết xấu hổ và không hề có giới hạn. Họ không quan tâm bức ảnh chụp tôi đang ngồi toilet hay trần truồng nằm trong cũi. Mọi hoạt động đều được chụp lại và được công khai".

Chia sẻ với báo chí, cô gái nói rằng mặc dù đã yêu cầu bố mẹ xóa ảnh nhưng họ từ chối và việc đó khiến cô kiện bố mẹ mình.

"Tôi mệt mỏi với việc không được bố mẹ nhìn nhận một cách nghiêm túc" – cô nói.

Bố cô cho rằng vì ông là người chụp bức ảnh nên ông có quyền đăng tải chúng. Tuy nhiên, luật sư Rami cho biết nếu có thể chứng minh những hình ảnh đó ảnh hưởng tới các quyền về cuộc sống cá nhân thì hai vị phụ huynh này sẽ thua kiện.

Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải trả tiền cho cô con gái.

Đây là vụ kiện đầu tiên ở Áo về xâm phạm quyền riêng tư do những bức ảnh trên mạng xã hội – luật sư này cho hay. Theo như những vụ kiện tương tự ở nước ngoài thì bố mẹ cô gái phải trả một số tiền bồi thường vì đã làm tổn thương cô, cũng như phải chịu trách nhiệm về các chi phí pháp lý.

Luật riêng tư trên các mạng xã hội của Áo thường không chặt chẽ như ở các quốc gia khác. Ví dụ như ở Pháp, bất cứ ai bị kết án vì tội đăng tải và lan truyền các hình ảnh của người khác mà không được phép có thể đối mặt với một năm tù và bị phạt tới 45.000 euro.

Mức phạt này cũng áp dụng với những phụ huynh đăng tải hình ảnh con cái mình.

Các nhà chức trách Pháp cảnh báo các bậc phụ huynh không nên chia sẻ hình ảnh con cái trên Facebook và cho rằng những hình ảnh này có thể thu hút những kẻ săn mồi tình dục. Họ cũng cảnh báo rằng, trẻ em có thể mắc các vấn đề về tâm lý nếu như những hình ảnh riêng tư và gây xấu hổ được chia sẻ rộng rãi.

  • Nguyễn Thảo (Theo Mirror)



Xem nguồn

Cách học từ mới tiếng Anh vô cùng dễ nhớ cho trẻ lên 3

Posted: 16 Sep 2016 01:11 AM PDT


  • Cải cách giáo dục  hay cải cách cha mẹ?
    Cải cách giáo dục hay cải cách cha mẹ?

    Giáo dục Việt Nam đúng là có rất nhiều vấn đề. Nhưng thế giới này có
    cái gì là không có vấn đề? Con người dù ở đâu cũng sẽ phải đối mặt với
    những khó khăn khác nhau, chẳng thế mà "người giàu cũng khóc".

  • Phụ huynh bức xúc vì kiến thức sách tiếng Anh không
    Phụ huynh bức xúc vì kiến thức sách tiếng Anh không "đuổi" kịp con

    Đang khấp khởi mừng vì vốn tiếng Anh của cậu con trai vừa vào lớp 3 kha khá nhờ các giáo trình trường cho làm quen trước đó, anh Tuấn ngớ người khi giở cuốn sách giáo khoa lớp 3 và lo ngại con sẽ phải "nhai lại" kiến thức.

  • Những bức ảnh giáo dục ấn tượng trong tuần
    Những bức ảnh giáo dục ấn tượng trong tuần

    Tuần học chính thức đầu tiên sau ngày khai giảng năm học 2016 – 2017 có nhiều sự kiện, hình ảnh đáng nhớ trong lĩnh vực giáo dục.

  • Nữ sinh Anh kiếm tiền tỷ từ phụ huynh Trung Quốc
    Nữ sinh Anh kiếm tiền tỷ từ phụ huynh Trung Quốc

    Một nữ sinh trung học người Anh 16 tuổi đã kiếm được 48.000 bảng bằng việc đặt tên tiếng Anh cho những đứa trẻ Trung Quốc.

  • Gần 700 học sinh Kỳ Hà trở lại trường sau hai tuần nghỉ
    Gần 700 học sinh Kỳ Hà trở lại trường sau hai tuần nghỉ

    1.051 em học sinh ở Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) không đến lớp, thì nay đã có hàng trăm em quay trở lại trường. Theo con số thống kê được, sáng nay đã có 669 học sinh đi học trở lại.

  • Hình ảnh đẹp của các cầu thủ nhí khiến người lớn lặng người
    Hình ảnh đẹp của các cầu thủ nhí khiến người lớn lặng người

    Khi trận đấu giữa các cầu thủ U12 của Barcelona và câu lạc bộ Omiya Ardija (Nhật Bản) kết thúc với phần thắng nghiêng về đội bóng Tây Ban Nha, các cầu thủ nhí đã có một hành động đẹp khiến người lớn phải nể phục.

  • "Lều tình yêu" của phụ huynh TQ trong ngày nhập học
    “Lều tình yêu” của phụ huynh TQ trong ngày nhập học

    Khi năm học mới bắt đầu ở Trung Quốc, nhiều trường đại học không chỉ chào đón sinh viên, mà còn chào đón cả phụ huynh của họ.

  • Những hình ảnh hài hước sau ngày đầu tiên tới trường
    Những hình ảnh hài hước sau ngày đầu tiên tới trường

    Các ông bố bà mẹ trên khắp thế giới đã chia sẻ những hình ảnh hoàn toàn trái ngược trước và sau ngày đầu tiên tới trường của con mình.

  • Phụ huynh "gây bão" cộng đồng mạng vì xin cho con học dốt
    Phụ huynh “gây bão” cộng đồng mạng vì xin cho con học dốt

    Khác với hầu hết các phụ huynh đặt nhiều kỳ vọng vào con mình với kết quả học tập tốt, đơn xin cho con học dốt của một vị phụ huynh thực sự đã gây bão công đồng mạng.

  • Rơi nước mắt với món quà con gái tặng bố dượng
    Rơi nước mắt với món quà con gái tặng bố dượng

    Nhân dịp sinh nhật ông bố dượng, cô gái đã tặng ông một món quà vô cùng ý nghĩa. 



  • Xem nguồn

    Comments