Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Điểm trúng tuyển NVBS vào trường ĐH Y dược TPHCM và trường ĐH Công nghiệp TPHCM thấp hơn đợt 1

Posted: 01 Sep 2016 09:17 AM PDT


Thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung tại TPHCM

Thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung tại TPHCM

Trường ĐH Y dược TPHCM: Điểm chuẩn giảm từ 0,5 – 2,75 điểm

So với điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung thì mức điểm chuẩn vừa được công bố cao hơn nhưng vẫn thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt 1 từ 0,5 đến 2,75 điểm.

Ngành Răng hàm mặt, Y tế công cộng, ngành Điều dưỡng (chuyên ngành Hộ sinh) giảm ít nhất à 0,5 điểm so với điểm chuấn đợt 1. Ngành có điểm chuẩn giảm nhiều nhất là Điều dưỡng (chuyên ngành Gây mê hồi sức) với 2,75 điểm; ngành Điều dưỡng giảm 2,25 điểm; ngành Xét nghiệm Y học giảm 2 điểm.

Điểm chuẩn NVBS của các ngành như sau:

TT

Mã ngành

Tên ngành

Điểm trúng tuyển

1

D720601

Răng hàm mặt

25.5

2

D720401

Dược học

23.5

3

D720332

Xét nghiệm Y học

22.0

4

D720201

Y học cổ truyền

22.25

5

D720103

Y học dự phòng

21.75

6

D720330

Kỹ thuật hình ảnh y học

22.25

7

D720501

Điều dưỡng

20.25

8

D720501

Điều dưỡng (chuyên ngành Gây mê hồi sức)

20.0

9

D720503

Phục hồi chức năng

20.75

10

D720602

Kỹ thuật phục hình răng

21.25

11

D720301

Y tế công cộng

20.0

12

D720501

Điều dưỡng (chuyên ngành Hộ sinh)

21.0

Trường ĐH Công nghiệp TPHCM: Điểm chuẩn NVBS tất cả các ngành đều giảm

Trường ĐH Công nghiệp TPHCM thông báo mức điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 năm 2016 là 17,00 đối với tất cả các ngành đã thông báo xét tuyển hệ đại học chính quy. Mức điểm này không thay đổi so với điểm nhận hồ sơ nhưng thấp hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1.

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Điểm chuẩn NVBS của trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Hoa Sen

Posted: 01 Sep 2016 08:36 AM PDT


Thí sinh đăng ký xét tuyển tại trường ĐH Hoa Sen

Thí sinh đăng ký xét tuyển tại trường ĐH Hoa Sen

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Điểm chuẩn ngành Dược cao nhất

Trong đợt xét tuyển NVBS đợt 1, trường đã tiếp nhận hơn 450 hồ sơ xét tuyển. Trường công bố điểm trúng tuyển như sau:

– Bậc Đại học, ngành Dược học : từ 17 điểm.

– Bậc Đại học, các ngành khác: từ 15 điểm.

Nhà trường cũng thông báo tiếp tục xét tuyển NVBS đợt 2 theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Điểm xét tuyển: mức điểm 15 điểm cho tất cả các ngành.

Trường ĐH Hoa Sen: Điểm chuẩn NVBS bằng điểm chuẩn đợt 1

Theo đó, điểm trúng tuyến theo phương thức 1 (xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống) của ngành Ngôn ngữ Anh cao nhất: 20 (môn tiếng Anh hệ số 2). Hầu hết các ngành còn lại, điểm trúng tuyển là 15.

Ngoài ra, điểm trúng tuyển đối với thí sinh xét tuyển đại học hệ chính quy theo phương thức 3 là 8,0 điểm và phương thức 4 là 7,5 điểm.

Điểm chuẩn các ngành theo phương thức 1 như sau:

Mã ngành

Ngành bậc đại học

Các tổ hợp xét tuyển

(phương thức 1)

Điểm

trúng tuyển

D460112

Toán ứng dụng (*)(hệ số 2 môn Toán)

A00, A01, D01,

D03, D07

18,00

D480102

Truyền thông và mạng máy tính

A00, A01, D01,

D03, D07

15,00

D480103

Kỹ thuật phần mềm

15,00

D480201

Công nghệ thông tin

15,00

D510406

Công nghệ kỹ thuật môi trường

A00, B00, D07, D08

15,00

D850101

Quản lý tài nguyên và môi trường

A00, A01, B00,

D01, D03

15,00

D340405

Hệ thống thông tin quản lý

A00, A01, D01,

D03, D07

15,00

D340409

Quản trị công nghệ truyền thông

A00, A01, D01,

D03, D09

15,00

D340101

Quản trị kinh doanh

16,00

D340115

Marketing

15,00

D340120

Kinh doanh quốc tế

17,00

D340201

Tài chính – Ngân hàng

15,00

D340301

Kế toán

15,00

D340404

Quản trị nhân lực

15,00

D340103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

15,00

D340107

Quản trị khách sạn

15,00

D340109

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

15,00

D220201

Ngôn ngữ Anh (*)

D01, D14, D09, D15

(hệ số 2 môn tiếng Anh)

20,00

D210403

Thiết kế đồ họa

H00, H01, H03: 15,00

H02 (hệ số 2

Tuyển tập nghệ thuật): 18,00

D210404

Thiết kế thời trang

D210405

Thiết kế nội thất

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Nguyễn Quang Thạch giành giải thưởng xóa mù chữ của UNESCO

Posted: 01 Sep 2016 07:54 AM PDT


Nguyễn Quang Thạch – người khởi xướng chương trình Sách hóa nông thôn – vừa giành Giải thưởng Xóa mù chữ quốc tế (International Literacy Prizes) do UNESCO trao tặng.

Nguyễn Quang Thạch, giải thưởng xóa mù chữ, UNESCO, sách hóa nông thôn
Nguyễn Quang Thạch (phải)

Chương trình Sách hóa nông thôn của Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng là một trong hai dự án giành giải Xóa mù chữ King Sejong của UNESCO năm nay.

Nguyễn Quang Thạch – người dành 19 năm nghiên cứu về thiết kế thư viện và áp dụng các mô hình thư viện – bắt đầu công việc của mình vào năm 2007 với 3 thư viện, sau đó với sự giúp đỡ về ngân sách, anh mở rộng để xây dựng thêm 28 thư viện ở 9 tỉnh thành.

Năm 2009, bắt đầu từ số tiền giành giải thưởng trong một cuộc thi sáng kiến xã hội, anh bỏ việc để cống hiến cuộc đời mình cho việc xây dựng các thư viện. Năm 2010, anh thành lập Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng từ những cuốn sách quyên góp, sách giảm giá và đưa ra nhiều mô hình thư viện khác nhau: tủ sách dòng họ, tủ sách giáo xứ, tủ sách lớp học và cộng đồng dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Nguyễn Quang Thạch chia sẻ rằng thói quen đọc sách của anh được nuôi dưỡng từ gia đình. Cha anh đã dành 20 năm để dạy toán và tiếng Anh miễn phí cho 300 đứa trẻ trong làng.

"Trong gia đình tôi, ông tôi và bố tôi là những người có đóng góp rất lớn cho việc giáo dục ở làng quê mình và tôi cảm thấy có trách nhiệm làm việc tương tự" – anh chia sẻ. "Tôi muốn làm tiếp những công việc mà ông cha tôi đã làm. Tôi muốn mọi đứa trẻ Việt Nam đều có sách để đọc".

Để biến ý tưởng của mình trở thành hiện thực, anh đã bỏ việc ở Bộ Giao thông vận tải, bắt đầu cuộc cách mạng thư viện của mình bằng chuyến đi bộ dài 2.700 dặm để gây quỹ và tuyên truyền tăng nhận thức. Kết quả là, chương trình nhận được sự tham gia của hơn 100.000 người, hầu hết trong số đó là nông dân – những người chung tay trong việc đóng góp tài chính.

Chương trình cũng làm thay đổi cấu trúc hệ thống thư viện của Việt Nam bằng cách đưa ra những mô hình rẻ và thiết thực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình này cũng đào tạo thực hành và làm việc nhóm để vận hành các thư viện, tạo ra các hoạt động khuyến khích việc đọc sách.

Giành giải thưởng này đồng nghĩa với việc Nguyễn Quang Thạch sẽ có thể mở rộng ý tưởng của mình sang các quốc gia khác.

"Trước khi nghe tin giành giải thưởng, tôi đã gửi một bức thư tới nhiều tổ chức của Ấn Độ giải thích những lợi ích của ý tưởng này. Tôi muốn các quốc gia nghèo khó khác cũng được áp dụng hệ thống thư viện này. Tôi muốn đi bộ ở Ấn Độ để kêu gọi người dân xây dựng thư viện cho tất cả trẻ em" – anh nói.

Đến nay, hệ thống thư viện của anh đã đưa những cuốn sách tới tay hơn 400.000 người đọc ở nông thôn, xây dựng hơn 9.000 thư viện ở 26 tỉnh thành. Với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với sự tham gia của hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước, chương trình này sẽ được nhân rộng trên khắp cả nước để tiếp cận tới khoảng 20 triệu người dân nông thôn tính tới năm 2020.

  • Nguyễn Thảo(Theo UNESCO)



Xem nguồn

Hàng loạt trường công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung

Posted: 01 Sep 2016 07:11 AM PDT


Ngày hôm nay 1/9, nhiều trường đã công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 năm 2016. Không ít trường tiếp tục công bố nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 2.

điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung, nguyện vọng bổ sung, xét tuyển bổ sung
Ảnh Lê Văn

Học viện Báo chí và Tuyên truyềnlà một trong những trường đầu tiên thông báo điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung đợt 1. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung năm 2016 Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM xem chi tiết TẠI ĐÂY. Trường tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký nguyện vọng bổ sung đợt 2, mức điểm nhận hồ sơ là 15 điểm.

Ngày 1/9, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM chính thức công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đợt 1 năm 2016. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Thông báo điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 năm 2016 của Trường ĐH Y Thái Bình đã được trường công bố. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Hàng Hải công bố điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 2 năm 2016. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thông báo điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 năm 2016. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Thương mại công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung, chi tiết TẠI ĐÂY. Từ ngày 1/9, thí sinh trúng tuyển nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2016 cho Hội đồng tuyển sinh Trường để nhận Giấy báo trúng tuyển và nhập học.

Trường hợp thí sinh không  đến trực tiếp tại  Trường được có thể  gửi Giấy chứng nhận kết quả thi kèm theo phong bì ghi rõ địa chỉ qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên trước 17h ngày 9/9. Quá thời hạn trên (tính theo dấu bưu  điện nếu nộp qua đường bưu điện) những thí sinh không nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường được xem như từ chối nhập học.

Sáng ngày 1/9, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thông báo điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung, xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Công nghệ GTVT thông báo điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung vào các chuyên ngành thuộc các nhóm ngành đào tạo đại học hệ chính quy năm 2016. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) vừa công bố mức điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 theo phương thức xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia vào các ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng năm 2016. Trong đó, ngành có mức điểm cao nhất là Ngôn ngữ Anh (19), tiếp đến là Thương mại điện tử, Quan hệ công chúng (18), các ngành còn lại đều tăng từ 1 đến 2 điểm. Được biết, kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung này, trường dự kiến không xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Đồng Tháp thông báo điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đợt 1, xem chi tiết TẠI ĐÂY. Trường cũng thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 2, xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Cần Thơ công bố kết quả và danh sách thí sinh trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1, xem chi tiết TẠI ĐÂY. Thí sinh có tên trong danh sách trúng tuyển phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2016 cho trường 8h ngày 2/9 đến trước 17h ngày 9/9 (kể cả ngày Lễ, Thứ bảy và Chủ nhật).

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã có quyết định “Về việc công bố điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển bổ sung đợt 1 trình độ đại học chính quy trường năm 2016". Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung, nguyện vọng bổ sung, xét tuyển bổ sung
Thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung tại Trường ĐH Y dược TP.HCM (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Học viện Tài chính thông báo điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy xét bổ sung đợt 1 năm 2016, xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Học viện Tài chính cho phép thí sinh có tên trong danh sách trúng tuyển đến nộp Giấy chứng nhận kết quả thi tại Học viện từ ngày 5/9 đến 17h ngày 9/9, theo quy định của Bộ GD-ĐT có thể nhận giấy báo trúng tuyển và làm thủ tục nhập học luôn trong ngày. Quá thời gian 17h ngày 9/9 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua đường bưu điện) những thí sinh không nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT cho Học viện được xem như từ chối nhập học.

Thời gian nhập học vào ngày 10 và 11/9 (thí sinh có thể làm thủ tục nhập học sớm từ ngày 5 – 9/9). Giấy báo nhập học không gửi qua đường bưu điện mà gửi trực tiếp cho thí sinh khi đến làm thủ tục nhập học tại Học viện.

Trường ĐH Mỏ Địa chất công bố kết quả xét tuyển bổ sung, xem chi tiết TẠI ĐÂY. Từ 8h ngày 5/9 đến 17h ngày 9/9, thí sinh làm thủ tục xác nhận trúng tuyển vào Trường ĐH Mỏ – Địa chất theo một trong 2 cách: Nộp trực tiếp Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc) tại Trường. Thí sinh sẽ được cấp ngay Giấy báo trúng tuyển đại học để chuẩn bị các thủ tục nhập học; Gửi Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc) kèm theo 01 phong bì trống có dán tem có ghi địa chỉ người nhận đến Trường ĐH Mỏ – Địa chất qua đường bưu điện (theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên). Trường sẽ gửi Giấy báo trúng tuyển đại học cho thí sinh qua bưu điện.

Trường ĐH Thăng Long công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung, xem chi tiết TẠI ĐÂY. Những thí sinh có tên trong danh sách trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 vào trường đến nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016 từ ngày 1 – 9/9 (trừ ngày lễ và Chủ nhật). Quá thời hạn trên (tính ngày theo dấu bưu điện nếu nộp qua đường bưu điện), những thí sinh không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường được xem như từ chối nhập học.

Ngân Anh



Xem nguồn

"Nuôi con đại học để chúng nó… có lương"

Posted: 01 Sep 2016 06:29 AM PDT


“Bố mẹ thằng Thành, cũng giống như bao nhiều ông bố bà mẹ trên khắp đất nước này dành dụm nuôi cho con ăn học cũng chỉ vì mong ước lớn nhất là chúng nó có thể đi làm cái gì đó có lương”.

Thỉnh thoảng tôi lại lên Ba Bể chèo thuyền.Đó là một nơi không thể tuyệt vời hơn để chơi môn thể thao này.

Hồ trên núi, nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên nên nên không gian khoáng đạt và hữu tình. Ven hồ, trong địa phận của Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu có hai thôn người Tày cung cấp dịch vụ lưu trú dạng Homestay.

đại học, tuyển sinh đại học, tuyển sinh đại học 2016

Vườn Quốc gia Ba Bể

Lần lên gần nhất, tôi ở thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, một ngôi nhà sàn xinh xắn có hàng hiên trông ra mặt hồ.

Ở thôn Bó Lù, gần như gia đình nào cũng làm dịch vụ du lịch. Họ sống ở nhà ngang, ngôi nhà chính dành cho khách lưu trú, trước nhà treo biển hiệu.

Ngôi nhà tôi ở có tên là Thuận Thơm, là tên ghép của vợ chồng chủ nhân. Anh Thuận 48 tuổi, hôm nào không say rượu thì lái đò đưa khách tham quan. Chị Thơm 46 tuổi chợ búa nấu nướng những món ăn đặc sản. Nhà có hai người con, con trai mới tốt nghiệp cao đẳng kinh tế, một con gái đang học đại học ở Thái Nguyên.

Cậu con trai tên Thành, ra trường, chưa kiếm được việc làm, về giúp bố mẹ, sắm thêm một cái xuồng tôn chở khách tham quan. Thằng bé dễ chịu, nhưng ít nói, mặt cứ buồn buồn.

Tôi hỏi han thì nó than là chẳng muốn ở nhà, nhưng mà học xong rồi chưa biết kiếm việc ở đâu. Bảo nó, ở nhà làm dịch vụ du lịch cũng tốt mà, đi xin việc làm có khi chẳng bằng đâu. Nó chỉ cười buồn. Mãi đến khi tôi ngứa mồm chỉ chỏ cho nó cách phát triển một số dịch vụ để kiếm tiền dễ hơn, nó mới thốc tháo tâm sự.

Đại khái, thằng Thành bảo là bây giờ làm du lịch cũng được, khách năm sau đông hơn năm trước, cũng đủ ăn, tiết kiệm thì cũng dành dụm được chút ít. Nhưng mà nó, và cả bố mẹ nó đều muốn nó học hành, kiếm một việc gì đó ở trên tỉnh làm có lương, già yếu còn có lương hưu,như thế tương lai mới bảo đảm.

Mình bảo là ở đây mà khéo ra thì làm ăn cũng được, tích lũy được, còn hơn lương hưu chán. Nó lắc đầu, không được đâu, gặp đau ốm một trận thì chẳng còn gì, như bố nó, chưa đến 50 đã chả còn mấy sức, già yếu chẳng biết sống thế nào.

Rồi nó bảo "Một công ty mua vườn quốc gia rồi, 60%, rồi đây người dân chắc chẳng dễ làm ăn thế này được nữa, sẽ chỉ làm thuê cho khu du lịch thôi. Cháu cũng đi ra ngoài nhiều rồi, cháu biết trước sau gì thì những xóm ở trong rừng như Bó Lù nhà cháu, hay Pác Ngòi bên kia cũng sẽ bị đưa ra khỏi rừng, tái định cư đâu đó. Cháu mà không thoát ra khỏi đây, làm gì đó ngoài xã hội kia thì cả đời cứ cặm cụi như bố mẹ cháu, tương lai phập phù lắm!".

Mình nghe nó nói cũng đúng, chỉ cố vớt vát rằng thì cuộc sống phải phát triển, ai rồi cũng sẽ có cơ hội, đừng lo nghĩ quá mà già sớm.

Nó nghe thế, nhìn mình chắc là giống mấy bác tuyên giáo trên huyện lắm, nên cười độ lượng, bảo "Bọn cháu thấy đất nước phát triển nhiều năm rồi mà. Ngày xưa chú đi cả ngày mới đến được Ba Bể từ Hà Nội, giờ chỉ mấy tiếng".

Mình vội “Ừ, đấy cháu thấy chưa, mọi thứ đều tốt lên mà“. Nó bảo "Vâng, với các chú thế là tốt lắm mà, nên mới có điều kiện đến đây chơi, làm từ thiện nữa. Nhưng mà, như nhà cháu, đủ ăn hơn, cũng có tiền hơn trước, nhưng vẫn là mấy người dân tộc nghèo. Xóm nhà cháu năm nào cũng có mấy đoàn từ thiện đến cho quà. Thời bố mẹ cháu chẳng cần từ thiện, cháu cũng chẳng mong con cháu sau này ngồi chờ từ thiện đâu".

Thằng Thành nói thế, tôi cũng chẳng biết nói gì hơn. Cuộc sống của con người ta, tương lai của con người ta, đâu có thể trông vào lòng từ thiện.

Bố mẹ thằng Thành, cũng giống như bao nhiều ông bố bà mẹ trên khắp đất nước này dành dụm nuôi cho con ăn học cũng chỉ vì mong ước lớn nhất là chúng nó có thể đi làm cái gì đó có lương. Đồng lương ấy, có thể chẳng bằng thu nhập từ dịch vụ du lịch hiện nay. Song, họ nhìn thấy sự bấp bênh khi sống dựa vào nguồn tài nguyên du lịch mà không biết lúc nào sẽ mất đi vì lý do phát triển, khi một ông chủ nào đó giành được quyền khai thác, hoặc, ở đâu đó trên thượng nguồn sông Năng, người ta làm thủy điện.

Đám thanh niên nông thôn như thằng Thành không có nhiều lựa chọn ngoài đi học để ly hương. Gia đình chúng không có đủ niềm tin vào sự bền vững của tài nguyên, vào sự ổn định của chính sách phát triển, để yên tâm làm giàu trên đất quê mình.

Ly nông, không ly hương, đó là mong muốn của bất cứ người nông dân nào trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nhưng, những đứa trẻ làng lớn lên vẫn cứ rời làng để vạ vật phố phường, để chôn vùi tuổi trẻ trong những công xưởng với đồng lương bán máu. Không phải bởi vì đất đai quê hương không thể nuôi nổi chúng, mà vì chúng không thể biết rằng chính mảnh đất quê hương chúng, rồi sẽ biến đổi như thế nào.



Xem nguồn

Thành ủy TP.HCM chấn chỉnh chuyện "đuổi việc giáo viên"

Posted: 01 Sep 2016 05:45 AM PDT



Dạy thêm học thêm là nội dung chính của buổi họp khẩn về tình hình giáo dục đào tạo do ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức chiều ngày 1.9.




Xem nguồn

“Một học sinh không biết đọc, viết vẫn cho lên lớp là sai”

Posted: 01 Sep 2016 05:04 AM PDT


Trao đổi với PV, ông Ngô Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Chúng tôi chưa nghe báo cáo về vụ việc này. Tôi sẽ chỉ đạo cho Sở GD-ĐT kiểm tra ngay và có biện pháp xử lý. Dù chỉ nắm thông tin qua báo chí, nhưng theo tôi, nếu chỉ cần một học sinh không biết đọc, không biết viết mà vẫn cho lên lớp là sai".

Trước đó, ông Lê Minh Bảy – Bí thư Huyện ủy Trần Đề cũng cho biết: "Tôi không nghe phản ánh vụ việc này. Nhưng tôi sẽ chỉ đạo Phòng GD-ĐT kiểm tra, xác minh và chấn chỉnh kịp thời".

Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A- nơi có nhiều học sinh chưa biết đọc, biết viết nhưng vẫn lên lớp.

Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A- nơi có nhiều học sinh chưa biết đọc, biết viết nhưng vẫn lên lớp.

Như Dân trí đã đưa tin, những ngày giữa tháng 8/2016, một số phụ huynh học sinh lớp 1H của Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A năm học 2015-2016 phản ánh con em họ không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn được nhà trường cho lên lớp 2H năm học 2016-2017. Một số phụ huynh đã đến gặp Ban giám hiệu nhà trường xin cho con học lại lớp 1. Kết quả, lớp 2H với 24 học sinh thì Ban giám hiệu trường này đã giải quyết cho 3 em là Thạch Thuận, Lâm Minh Bằng và Kim Phương xuống học lớp 1.

Sau khi vụ việc được báo Dân trí phản ánh, bà Dương Thị Hương – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Trần Đề cho rằng: "Chúng tôi đã xuống trường kiểm tra và báo cáo đến Sở. Qua khảo sát, lớp 2H chỉ có 3 học sinh không thể đọc và viết, còn 4 cháu khác có biết nhưng rất chậm, chứ không nhiều như giáo viên chủ nhiệm phản ánh. Do đây là đặc thù của học sinh lớp 1, nhất là con em người dân tộc".

Lý giải việc các cháu không đọc được, không viết được vẫn có tên trong danh sách lớp 2H năm 2016-2017, bà Dương Thị Hương cho rằng: "Đưa tên vào danh sách mới là bước chuyển giao. Trong 2 tuần đầu giáo viên sẽ khảo sát để nắm tình hình, còn danh sách chỉ là tạm thời cho các cháu biết sẽ ngồi ở đâu trong đầu năm học mới".

Thiết nghĩ, biện bạch của bà Dương Thị Hương phần nào đã thừa nhận có học sinh không biết đọc, không biết viết từ lớp 1H đã được cho lên lớp 2H; đồng thời cũng bộc lộ sự "lấp liếm" cho sai phạm của Ban giám hiệu Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A khi "đổ thừa" cho "đặc thù của học sinh lớp 1, nhất là con em dân tộc".

Năm học mới 2016-2017 chính thức bắt đầu vào ngày 22/8 theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhưng bà Trưởng phòng GD-ĐT lại cho rằng, đưa tên vào danh sách (lên lớp 2H) mới là bước chuyển giao. Trong 2 tuần đầu giáo viên sẽ khảo sát để nắm tình hình, còn danh sách chỉ là tạm thời cho các cháu biết sẽ ngồi ở đâu trong đầu năm học mới.

Bạch Dương



Xem nguồn

Sinh viên Việt "ẵm trọn" học bổng Tài năng Pháp ngữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Posted: 01 Sep 2016 04:21 AM PDT


Sau khi lựa chọn kỹ lưỡng từ 16 hồ sơ ưu tú trong toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, năm nay, học bổng Tài năng Pháp ngữ được trao cho 5 bạn sinh viên (thay vì 4 bạn như dự kiến ban đầu).

Đặc biệt, cả 5 bạn đều là người Việt Nam, trong đó có 3 bạn ở Hà Nội, 1 bạn ở Hải Phòng và 1 bạn ở TP.HCM, bao gồm: Đinh Tuấn Hải và Nguyễn Đức Diện (Đại học xây dựng Hà Nội), Vũ Thái Sơn (Đại học Y Dược Hải Phòng), Đào Xuân Huyền (Đại học Y Dược TP.HCM) và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (Khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội).


GS.Sophie Goedefroit, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của AUF chia sẻ về học bổng châu Á - Thái Bình Dương.

GS.Sophie Goedefroit, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của AUF chia sẻ về học bổng châu Á – Thái Bình Dương.

Phát biểu trong buổi lễ trao giải và gặp gỡ đầu năm học 2016 – 2017, GS.Sophie Goedefroit, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của AUF bày tỏ vui mừng vì sự gắn kết không ngừng của thành viên cộng đồng đại học Pháp ngữ trong hơn 1 năm qua với hàng loạt các chương trình đào tạo, các hội thảo, sự kiện, các dự án sáng tạo và các mối quan hệ đối tác mới được thiết lập.

"Chúng ta ở đây ngày hôm nay để khuyến khích hơn nữa sự năng động này và để khen thưởng những tài năng Pháp ngữ thông qua học bổng Tài năng, giải thưởng cuộc thi vẽ tranh và làm video. Các bạn là thế hệ trẻ của cộng đồng Pháp ngữ, là những nhân tố sẽ đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của xã hội", bà Sophie Goedefroit nhấn mạnh.

Ông Eric Viven, phụ trách Chương trình đào tạo cử nhân cho hay, các sinh viên nhận học bổng Tài năng Pháp ngữ sẽ được tài trợ để tiếp tục một chương trình đào tạo Pháp ngữ bậc Cử nhân 2 tại nước ngoài trong vòng 10 tháng.


Ba trong số 5 sinh viên Việt xuất sắc nhận học bổng Tài năng Pháp ngữ trong toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ba trong số 5 sinh viên Việt xuất sắc nhận học bổng Tài năng Pháp ngữ trong toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đại diện cho các sinh viên được học bổng, Đinh Tuấn Hải – sinh viên khóa đầu tiên của chương trình đào tạo Pháp ngữ chuyên ngành Kiến trúc của trường Đại học Xây Dựng Hà Nội, chương trình đào tạo được sáng lập cách đây 5 năm với sự hỗ trợ của AUF bày tỏ: “Với chúng em, đây là phần thưởng và sự khích lệ lớn nhất cho những cố gắng mà chúng em đã bỏ ra để vươn lên trong suốt quá trình học tập bằng tiếng Pháp đầy gian nan nhưng không kém phần thú vị.

Đây là cơ hội để chúng em tiếp tục chặng đường của mình tại một đất nước khác: bậc thạc sỹ, bậc tiến sỹ hay một chương trình thực tập. Khi trở về, chúng em sẽ đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng như của khối Pháp ngữ trên đất nước này”.

Lệ Thu



Xem nguồn

Điểm chuẩn trúng tuyển NVBS đợt 1 của trường ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính – Marketing

Posted: 01 Sep 2016 03:37 AM PDT


Trường ĐH Sài Gòn: Nhiều ngành điểm chuẩn tăng tới 11-12 điểm

Thí sinh đăng ký xét tuyển tại trường ĐH Sài Gòn

Thí sinh đăng ký xét tuyển tại trường ĐH Sài Gòn

Các ngành thuộc hệ ngoài Sư phạm, so với điểm nhận hồ sơ, điểm chuẩn không nhân hệ số của trường đầu tăng từ 0,5 đến 3,5 điểm. Với các ngành có nhân hệ số, điểm chuẩn nhiều ngành tăng từ 8 đến 11 điểm như ngành Ngôn ngữ Anh; Quản trị Kinh doanh; Công nghệ Thông tin…

Đối với hệ sư phạm, điểm chuẩn nhân hệ số ngành Sư phạm Toán tăng đến 12,25 điểm so với điểm nhận hồ sơ; kế đến ngành Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học cũng tăng đến 11,5 điểm.

STT

Tên ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Môn chính

Mã ngành

Điểm

trúng tuyển

1. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

1.1. Các ngành ngoài sư phạm

1

Việt Nam học (CN Văn hóa – Du lịch)

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

D220113

16.75

2

Ngôn ngữ Anh (CN Thương mại và Du lịch)

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Tiếng Anh

D220201

25.00

3

Quốc tế học

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Tiếng Anh

D220212

22.25

4

Tâm lí học

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D310401

17.50

5

Khoa học thư viện

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D320202A

15.00

Ngữ văn, Toán, Địa lí

D320202B

15.25

6

Quản trị kinh doanh

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Toán

D340101A

25.00

7

Luật

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Ngữ văn

D380101A

25.25

8

Khoa học môi trường

Toán, Vật lí, Hóa học

D440301A

17.75

Toán, Hóa học, Sinh học

D440301B

17.50

9

Toán ứng dụng

Toán, Vật lí, Hóa học

Toán

D460112A

22.75

10

Công nghệ thông tin

Toán, Vật lí, Hóa học

Toán

D480201A

27.00

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Toán

D480201B

25.75

11

Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử

Toán, Vật lí, Hóa học

D510301A

20.25

12

Công nghệ kĩ thuật môi trường

Toán, Vật lí, Hóa học

D510406A

18.25

Toán, Hóa học, Sinh học

D510406B

18.25

13

Kĩ thuật điện tử, truyền thông

Toán, Vật lí, Hóa học

D520207A

19.25

1.2. Các ngành khối sư phạm

1.2.1. Đào tạo giáo viên trung học phổ thông (GV THPT)

14

Giáo dục chính trị (đào tạo GV THPT)

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D140205A

15.50

Ngữ văn, Toán, Lịch sử

D140205B

15.50

15

Sư phạm Toán học (đào tạo GV THPT)

Toán, Vật lí, Hóa học

Toán

D140209A

29.25

16

Sư phạm Vật lí (đào tạo GV THPT)

Toán, Vật lí, Hóa học

Vật lí

D140211A

28.50

17

Sư phạm Hóa học (đào tạo GV THPT)

Toán, Vật lí, Hóa học

Hóa học

D140212A

28.50

18

Sư phạm Lịch sử (đào tạo GV THPT)

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

Lịch sử

D140218A

21.75

1.2.2. Đào tạo giáo viên trung học cơ sở (GV THCS)

19

Giáo dục chính trị (đào tạo GV THCS)

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D140205C

15.50

Ngữ văn, Toán, Sử

D140205D

15.50

20

Sư phạm Lịch sử (đào tạo GV THCS)

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

Lịch sử

D140218C

19.00

1.2.3. Các ngành khác

21

Quản lý giáo dục

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D140114A

16.00

Ngữ văn, Toán, Địa lí

D140114B

17.50

2. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (khối sư phạm)

22

Sư phạm Kĩ thuật Công nghiệp

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

C140214A

13.00

Ngữ văn, Toán, Vật lí

C140214B

13.75

23

Sư phạm Kĩ thuật Nông nghiệp

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

C140215A

15.75

Toán, Sinh học, Ngữ văn

C140215B

13.75

24

Sư phạm Kinh tế Gia đình

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

C140216A

14.50

Ngữ văn, Toán, Hóa học

C140216B

14.50

Trường ĐH Tài chính – Marketing: Điểm chuẩn NVBS thấp hơn đợt 1 từ 3,5 – 5,75 điểm

Trái ngược với điểm trúng tuyển đợt 1, điểm chuẩn trúng tuyển NVBS của trường tập trung ở mức 15-16 điểm. Do đó, điểm trúng tuyển NVBS thấp hơn đợt 1 từ 3,5 đến 5,75 điểm. Chẳng hạn như ngành Kinh doanh quốc tế điểm chuẩn đợt 1 là 21,75 điểm thì điểm trúng tuyển đợt này chỉ 16 điểm.

Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh, điều kiện trúng tuyển: tổng điểm của 3 môn thi thuộc tổ hợp D01 (trong đó điểm môn thi tiếng Anh nhân hệ số 2) đạt từ 22,0đ trở lên.

Điểm chuẩn trúng tuyển NVBS các ngành như sau:

STT

Tên ngành

Mã ngành

Điểm chuẩn trúng tuyển

1.

Quản trị kinh doanh

D340101

16

2.

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103

16

3.

Quản trị khách sạn

D340107

16

4.

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

D340109

16

5.

Marketing

D340115

16

6.

Bất động sản

D340116

15

7.

Kinh doanh quốc tế

D340120

16

8.

Tài chính – Ngân hàng

D340201

16

9.

Kế toán

D340301

16

10.

Hệ thống thông tin quản lí

D340405

15

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Sở GD-ĐT TPHCM: Không có chuyện đuổi việc giáo viên dạy thêm

Posted: 01 Sep 2016 02:55 AM PDT


Trong buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT là ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc đã trình bày báo cáo về vấn đề dạy thêm, học thêm, nêu rõ tình hình thực tế về dạy thêm, học thêm ở thành phố từ trước năm học 2106-2017, một số giải pháp về quản lý, chuyên môn ngành giáo dục thực hiện trong thời gian qua.

Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn giải trình về việc dạy thêm học thêm tại kỳ họp thứ 2 HĐND TPHCM khóa IX

Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn giải trình về việc dạy thêm học thêm tại kỳ họp thứ 2 HĐND TPHCM khóa IX

Báo cáo cũng nêu ra giải pháp mà Sở GD-ĐT đề xuất thực hiện nhằm quản lý tốt việc dạy thêm, học thêm với 5 nội dung.

Trong đó có nội dung: Không cho phép giáo viên dạy học sinh mà mình đang dạy chính khóa trong bất cứ trường hợp nào. Xử lý ở mức cao nhất nếu giáo viên vi phạm; Hiệu trưởng chịu mức kỷ luật cao nếu để xảy ra việc ép buộc học sinh tham gia học thêm của giáo viên trong đơn vị mình phụ trách.

Văn bản làm rõ thông tin của Sở ghi: Việc giáo viên không được dạy thêm học sinh mà mình đang dạy chính khóa đã được quy định ở Thông tư 17 (Điều 4, khoản 4b). Việc giáo viên vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo Quy định của Luật Viên chức và Nghị định về xử lý kỷ luật viên chức.

Văn bản của Sở GD-ĐT TPHCM về việc giáo viên không được dạy thêm học sinh mà mình đang dạy chính khóa

Văn bản của Sở GD-ĐT TPHCM về việc giáo viên không được dạy thêm học sinh mà mình đang dạy chính khóa

Từ năm học 2016-2017, TPHCM sẽ chấm dứt việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong tất cả các trường học theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố và sự chấp thuận của Bộ GD-ĐT.

Lãnh đạo Sở nhấn mạnh điều này không đồng nghĩa với việc cấm giáo viên dạy thêm, giáo viên vẫn có thể tham gia dạy thêm tại các trung tâm, cơ sở dạy thêm, học thêm có phép bên ngoài nhà trường.

Về việc xử lý nghiêm cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, theo lãnh ngành giáo dục TPHCM là cần thiết, nhằm tạo môi trường giáo dục tốt cho học sinh theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo thành phố và Bộ GD-ĐT.

Năm giải pháp của Sở GD-ĐT đề xuất nhằm quản lý việc dạy thêm học thêm:

– Không cho phép giáo viên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả trong và ngoài nhà trường. Sở sẽ xử lý ở mức cao nhất là đuổi việc nếu giáo viên vi phạm.

– Nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lý giáo viên dạy thêm. Hiệu trưởng sẽ chịu mức kỷ luật cao nhất nếu để xảy ra việc ép buộc học sinh tham gia học thêm của giáo viên trong đơn vị mình.

– Ngừng cấp phép mới cho việc dạy thêm trong nhà trường.

-Sở GD-ĐT tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học, đổi mới cách đánh giá, ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng phân tích, đánh giá… Chấm dứt việc ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng học thuộc.

– Tiếp tục phối hợp với các quận/ huyện, các cơ quan báo đài tăng cường công tác thanh, kiểm tra để chấm dứt nạn dạy thêm học thêm trái quy định trên địa bàn thành phố.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments