Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sở GD&ĐT TPHCM đưa ra giải pháp nhằm quản lý chặt dạy thêm học thêm

Posted: 31 Aug 2016 09:56 AM PDT


Ông Nguyễn Văn Hiếu -Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM phát biểu tại buổi giám sát Ông Nguyễn Văn Hiếu -Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM phát biểu tại buổi giám sát

Theo báo cáo thống kê của Sở GD&ĐT hiện nay, toàn thành có khoảng 100.000 HS tiểu học có học thêm văn hóa ngoài giờ (chiếm 20%), có khoảng 190.000 HS trung học đang học thêm tại các cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 HS tham gia học tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường.

Thời gian qua, Sở đã cấp phép cho 82 đơn vị trường THPT, trung tâm GDTX dạy thêm trong nhà trường với 80.000 HS. Có 34 cá nhân và tổ chức được cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường.

UBND các quận, huyện cũng cấp phép cho 106 đơn vị THCS dạy thêm trong nhà trường với khoảng 110.000 HS, cấp phép cho 47 cá nhân và tổ chức dạy thêm ngoài trường với khoảng 10.000 HS. TP không cấp phép dạy thêm cho khối tiểu học.

Tại buổi khảo sát, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM – cho biết: Theo khảo sát chỉ có khoảng 1/3 HS đang học thêm, con số này không cao vì phần lớn các em vẫn tự học hoặc tham gia bồi dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến dạy thêm học thêm chủ yếu tập trung ở hai dạng: Thứ nhất, do xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh HS để đáp ứng yêu cầu thi cử và nâng cao kiến thức, số này chiếm đa số. Một phần do phụ huynh HS lo thi cử cuối các cấp như tuyển sinh lớp 10 và cuối lớp 12 để vào được các trường như mong muốn.

Hơn nữa, đề thi THPT Quốc gia hiện nay phân hóa cao, kiểm tra kiến thức hơn theo hướng phát triển kỹ năng khiến HS buộc phải học thêm.

Thêm vào đó, sĩ số HS hiện nay rất lớn, một GV tâm huyết, giỏi cỡ mấy cũng không thể truyền đạt hết kiến thức đến từng em và cho các em tập luyện được.

Thứ hai là do biến tướng từ dạy thêm, xuất phát từ một số tiêu cực như o ép  HS… nhưng số này chỉ chiếm khoảng 10%. 

Hiện, Sở đã chỉ đạo các đơn vị chấm dứt việc thuê mướn cơ sở của trường công để dạy thêm, đồng thời nhận được nhiều yêu cầu cấp phép dạy thêm bên ngoài và sắp tới Sở sẽ kiểm tra, đảm bảo điều kiện mọi mặt mới cấp phép chứ không phải muốn cấp phép là được.

Tại đây, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng nêu ra các giải pháp để quản lý chặt việc dạy thêm học thêm hiện nay:

Sở không cho phép giáo viên dạy HS mình đang dạy chính khóa trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả trong và ngoài nhà trường. Sở sẽ xử lý ở mức cao nhất là đuổi việc nếu giáo viên vi phạm. Sở đề nghị nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lý giáo viên dạy thêm.

Hiệu trưởng sẽ chịu mức kỷ luật cao nhất nếu để xảy ra việc ép buộc HS tham gia học thêm của giáo viên trong đơn vị mình.

Ngừng cấp phép mới cho việc dạy thêm trong nhà trường.

Sở tiếp tục phối hợp với các quận, huyện để tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp đã triển khai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấm dứt dạy thêm học thêm trái qui định. 

Sở sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập. Đổi mới cách đánh giá, ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng phân tích, đánh giá… chấm dứt việc ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng từ chương, học thuộc…



Xem nguồn

Trao giải cuộc thi giáo viên sáng tạo nền tảng công nghệ thông tin 2016

Posted: 31 Aug 2016 09:13 AM PDT


Chiều 29/8, tại Hà Nội Bộ GD&ĐT đã tổng kết và trao giải cuộc thi "Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin”.

Cuộc thi nằm trong chuỗi các hoạt động hợp tác với Microsoft Việt Nam, cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016 được Bộ GD&ĐT phát động tới giáo viên phổ thông trên toàn quốc từ tháng 11/2015, nhằm tạo cơ hội để các nhà giáo công bố sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp về việc ứng dụng công nghệ công tin trong quá trình dạy học và phát triển nghề nghiệp.

công nghệ thông tin

Với mục đích nhằm khuyến khích giáo viên phát huy những sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục; Nâng cao nhận thức và kỹ năng của giáo viên về việc sử dụng các phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm thông qua ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, dạy học theo dự án, tích hợp liên môn, học tập bên ngoài lớp học.

Qua các năm 2014, 2015, cuộc thi đã thu hút được sự tham gia đông đảo của đội ngũ giáo viên phổ thông cả nước. Một số giáo viên đạt giải cao của cuộc thi đã được  Microsoft Việt Nam cử tham dự cuộc thi cấp quốc tế và tiếp tục đạt giải ở cấp này, được công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft. Cuộc thi năm 2016, với hơn 1.800 bài dự thi của các giáo viên đến từ các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.

Với hơn 1.800 bài dự thi của các giáo viên đến từ các trường Tiểu học, THCS, THPT và Trung tâm GDTX trong toàn quốc, sau hai vòng chấm, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 71 sản phẩm có chất lượng tốt, có tính sáng tạo cao để tham gia vòng chung khảo.

Kết quả  chung khảo, có 03 giải tập thể và 37 giải cá nhân được trao. Trong đó, có 3 giải tập thể thuộc về Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai và Thái Nguyên; Có 02 giải Nhất cá nhân là các cô giáo: Trần Thị Quỳnh Anh – giáo viên Trường THPT Trừng Vương (TP.HCM) và cô giáo Lê Thanh Hà  – Giáo viên Trường phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội. Ngoài ra còn có 04 giải nhì, 10 giải ba, 20 giải khuyến khích và 01 giải do khán giả bình chọn.



Xem nguồn

9 nhiệm vụ năm học mới 2016 – 2017

Posted: 31 Aug 2016 08:30 AM PDT


– Ngày 26/8, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 của ngành. Dưới đây là nội dung chi tiết.

CHỈ THỊ

Về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 2017 của ngành Giáo dục

Ngày 26/8, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉthị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 của ngành.

Theo đó, phương hướng chung sẽ là: Tăng cường kỷ cương, nềnnếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đàotạo: Giáo dục mầm non chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểmgiáo dục lấy trẻ làm trung tâm; giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lốisống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng, khắc phục tìnhtrạng dạy thêm, học thêm sai quy định; giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp chútrọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lựcchất lượng cao và gắn với nhu cầu thị trường lao động.

II. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Rà soát, quy hoạch lại mạnglưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước

Căn cứ vào các chuẩn, quy chuẩn bảođảm chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các địa phương tổchức rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trungcấp, cao đẳng và giáo dục thường xuyên phù hợp với điều kiện của từng vùng, địaphương.

Triển khai kiểm định các cơ sở giáo dục đại học để cócăn cứ xếp hạng, phân tầng và sắp xếp lại mạng lưới một cách tổng thể, phù hợpvới nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong điều kiện hội nhậpquốc tế.

            2.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Rà soát, hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên,chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đánh giá thực trạng chấtlượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêuchuẩn ban hành, theo đó xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồidưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn; xây dựng lộ trình tinh giảnbiên chế những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không có khả năng đạt chuẩn.

Tăng cườnggắn kết giữa các cơ sở đào tạosư phạm với các địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý giáo dục; chú trọng bồi dưỡng thườngxuyên ngay tại nhà trường cho đội ngũ giáo viên thông qua sinh hoạt tổ/nhómchuyên môn, trao đổi, tự học.

3. Công tác phân luồng và địnhhướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

Tuyên truyền nângcao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhàtrường. Cungcấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu củathị trường lao động, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của thịtrường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương.

Hoàn thiện chương trình giáo dụchướng nghiệp trong trường phổ thông. Xây dựng chính sách, cơchế phát triển đội ngũ giáo viên giáo dụchướng nghiệptrong trường phổ thông. Biên soạn tài liệu giáodục hướng nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh và quản lýgiáo dục hướng nghiệp.

Triển khai thí điểm mô hình giáo dụcnhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, mô hình phối hợp giữa các cơ sở giáodục nghề nghiệp và các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đào tạo kỹnăng nghề trong chương trình hướng nghiệp. Tăng cường huy động các nguồn lựctài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việctổ chức các hoạt động dạy học/giáo dục trong nhà trường theo hướng thực học, lýthuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở trung học cơ sở, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồngđạt hiệu quả.

4. Nâng cao chấtlượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đàotạo

Chuẩn hóa đội ngũ giáo viênngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đốivới giáo dục phổ thông. Hỗ trợ các trường đại học sư phạm và cao đẳng sưphạm triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo chương trìnhngoại ngữ mới; xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng giáo viên giảngdạy ngoại ngữ chuyên ngành, giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Xây dựng, hoàn thiện chươngtrình, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tiếp vàtrực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo chung. Xây dựng chương trình, tàiliệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở các cấp học vàtrình độ đào tạo. Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểmtra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩnđầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục,đào tạo. Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoạingữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàngđề thi quốc gia. Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốcgia.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quảnlý giáo dục

Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệthông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nghiên cứu áp dụng linhhoạt, hiệu quả các hình thức đầu tư, trong đó quan tâm tới hình thức thuê dịchvụ công nghệ thông tin và xã hội hóa.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,chỉ đạo điều hành và triển khai Chính phủ điện tử ở các cơ quan quản lý giáodục các cấp và các cơ sở giáo dục theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông. Xâydựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác hoạch định chính sách và quản lýcho các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mớinội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thựcvà hiệu quả. Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tựhọc và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụgiáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền.

6.Đẩy mạnh giao quyềntự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học

Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủtheo Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật cóliên quan về tự chủ các cơ sở giáo dục đại học.

Các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện đầy đủquyền tự chủ được giao, nhất là về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và họcthuật để nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chủ động giải trình kết quả thực hiện quyền tự chủ được giao.

Tổng kết, nhân rộng cácmô hình tự chủ thành công trong hệ thống. Tăngcường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạmpháp luật về quyền tự chủ.

7. Hội nhập quốc tếtrong giáo dục và đào tạo

Thí điểm các mô hình giáo dục tiên tiến, chương trình giảng dạy,sách giáo khoa, kiểm tra, đánh giá học sinh của các nước ở bậc học phổ thôngtrong cả nước.

Tăng cường áp dụng các tiêuchuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình và tổ chức đàotạo, nghiên cứu khoa học. Khuyến khích các cơ sở giáodục đại học, cao đẳng và trung cấp tiếp nhận chuyển giao chương trình tiên tiến của nướcngoài, sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy, tăng cườngthu hút chuyên gia nước ngoài và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoàivề nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Cáccơ sở giáo dục đại học chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các chươngtrình hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường đại học nước ngoài. Đẩy mạnhhợp tác trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, đồngcấp bằng với các trường đại học được kiểm định của nước ngoài.

8. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng cáchoạt động giáo dục và đào tạo

Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp họcvà nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 – 2015, lộ trình đến năm 2020. Tổchức thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm nonvà giáo dục phổ thông sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầutư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu. Tăngcường hợp tác với doanh nghiệp theo mô hình phối thuộc để đầu tư các phòng thínghiệm, trung tâm nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứukhoa học của các cơ sở đào tạo, đồng thời giải quyết các yêu cầu thực tiễn củadoanh nghiệp.

9. Phát triển nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Nghiên cứudự báo nhu cầu thị trường lao động. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng giảm dần các ngànhnghề đào tạo đang dư thừa trên thị trườnglao động nhưkế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng…, tăng cường đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật vàcông nghệ.

Kiểm soát quy mô đàotạo theo hướng giảm chỉ tiêu các ngành ít có nhu cầu tuyển dụng và chất lượngthấp; tăngdần quy mô đào tạo các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao và chấtlượng cao.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dụcđại học góp phần nâng caochất lượng đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học. Thành lập các nhóm giảng dạy -nghiên cứu được đầu tư đồng bộ để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nhất là đàotạo sau đại học với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, qua đó nâng caochất lượng người học sau đào tạo.

III. Các giải pháp cơ bản

1. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế những văn bản quyphạm pháp luật của ngành Giáo dục và liên quan đến ngành đang bất cập, khôngcòn phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo. Thường xuyên đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách đểkịp thời điều chỉnh cho phù hợp. 

Rà soát quy trình, quy chế làm việc, phân công, phân cấp, ủy quyền, nângcao trách nhiệm thực thi nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình. Nâng cao chấtlượng công tác phối hợp trong xử lý công việc. Tăng cường giao quyền chủ độngcho các địa phương trong quản lý giáo dục; các cơ sở giáo dục và giáo viêntrong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tếcủa nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh, sinh viên.

Đẩymạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; kiên quyết cắt bỏ cácthủ tục hành chính rườm rà, không phù hợp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin trong công tác quản lý, đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office) kết nối với cơ quan quảnlý giáo dục và đào tạo các cấp và các cơ sở đào tạo trực thuộc.

2. Nâng cao nănglực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Tổ chức quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýgiáo dục và đào tạo chủ chốt ở các cấp, các trường (cán bộ lãnh đạo, quản lýcấp sở, cấp phòng và cấp trường) để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phongphú, có chất lượng tốt.

Trên cơ sở quy hoạch và đạt chuẩn các vị trí chứcdanh quản lý giáo dục, thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ chủ chốt các cơquan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo ởđịa phương và giữa các địa phương, đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường củatừng cán bộ, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành.

3. Tăng cường các nguồnlực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

Căn cứ vào quy hoạch các cơsở giáo dục và yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục các bậc học, các cơ quan quảnlý và cơ sở giáo dục đào tạo chủ động xây dựng các đề án/dự án trình các cấp cóthẩm quyền ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nhất là các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và cácđối tượng chính sách.

Đẩy mạnhthu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáodục đại học. Khuyến khích các cơ sở đào tạo đủ điều kiện thực hiện chương trình chất lượng cao với mức thu họcphí tương ứng để có thêm nguồnlực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

4. Tăng cường công táckhảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

Công tác khảo thí thực hiện theo hướng đánh giánăng lực người học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong khảo thí, bảo đảmcông bằng, khách quan, chính xác, tin cậy, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho người dạy và ngườihọc.

Đẩy mạnh kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo, các chương trình đào tạo, chú trọng kiểm định theo cáctiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, trên cơ sở đó phân tầng, xếp hạng, quy hoạchlại mạng lưới, giao quyền tự chủ và nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng cường côngtác tự đánh giá, đánh giá ngoài, cải tiến nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo.

5.Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

Tiếp tục đẩy mạnhvà nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng và nhiệm vụ chủ yếu củangành về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới các cơ sở giáo dục,đào tạo, giáo viên và học sinh, sinh viên. Cầu thị tiếp thu góp ý của xã hội đểđiều chỉnh kịp thời các quyết định trong quản lý nhà nước và điều hành các hoạtđộng giáo dục và đào tạo ở cơ sở bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đạt hiệu quảcao.

Quan tâm, đầu tư nhiều hơn chocông tác truyền thông giáo dục để xã hội hiểu và chia sẻ về các chủ trương đổimới của ngành. Xây dựng kế hoạch truyền thông chuyên nghiệp, bài bản với sựtham gia của các vụ/cục thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáodục và đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Chủđộng cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí để định hướng dư luận,tạo niềm tin của xã hội về các hoạt động của ngành.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dụcvà Đào tạo cụ thể cácnhiệm vụ thành từng chương trình hành động, trong đó xác định rõ công việc, mụctiêu phải đạt được trong từng thời gian cụ thể và phân công, phân nhiệm rõràng. Theo đó, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện chương trình hành động năm học, đềxuất các giải pháp chỉ đạo, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinhtrong quá trình thực hiện.

2. Giám đốc các Sở Giáo dụcvà Đào tạo căncứ tình hình thực tiễn của địa phương, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố banhành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 ở địa phương và tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học theochỉ đạo của Bộ và của tỉnh, thành phố phù hợp với tình hình thực tế tại địaphương. Cơ quan quản lý giáo dục cáccấp ở địaphương chủ động, sáng tạo, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thểchỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt nhiệmvụ năm học 2016 – 2017.

3. Giámđốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016 – 2017.

4. Cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan quản lý giáodục cáccấp; nhàgiáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyênvà cơ sở giáo dục đại học,cao đẳng, trung cấp quán triệt thực hiện Chỉ thị này./.  



Xem nguồn

Thiếu người học, nhiều trường quyết không hạ điểm chuẩn

Posted: 31 Aug 2016 07:47 AM PDT


Kết thúc ngày cuối đợt xét tuyển bổ sung, nhiều trường ĐH nhận được khá nhiều hồ sơ nhưng vẫn lo ngại thiếu nguồn tuyển do khả năng có "ảo". Tuy nhiên, nhiều trường quyết không lấy điểm chuẩn thấp hơn đợt xét tuyển đầu.

Xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung đh, xét tuyển đại học, thiếu chỉ tiêu, điểm chuẩn đại học, điểm chuẩn đại học 2016

Nhiều trường sẵn sàng với việc thiếu chỉ tiêu và quyết không lấy điểm chuẩn thấp hơn đợt xét tuyển đầu. Ảnh: Thanh Hùng.

Tính đến 17h ngày 31/8, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhận được gần 1.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển, trong khi chỉ tiêu là 700.

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng đào tạo nhà trường khẳng định: "Điểm chuẩn đợt xét tuyển bổ sung của trường sẽ chỉ có thể bằng hoặc cao hơn chứ không có chuyện thấp hơn đợt đầu tiên".

Theo ông Điền, đây cũng là định hướng chung mà các trường trong nhóm GX hướng đến. "Nếu có thấp hơn cũng sẽ thấp hơn rất ít".

Ông Điền cũng thông tin thêm, các trường GX nhiều khả năng sẽ không xét tuyển bổ sung đợt 2. "Bởi chúng tôi xác định sau đợt này thì nguồn tuyển gần như cũng đã hết", ông Điền phân tích.

Theo TS Vũ Ngọc Pi, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên (ĐH Thái Nguyên), hết đợt xét tuyển trường nhận được 224 hồ sơ, trong khi đó số chỉ tiêu còn lại là 605. Tuy nhiên, ông Pi cho hay, trường sẽ chỉ tuyển sinh nốt đợt này, không xét tuyển bổ sung nữa và sẵn sàng chấp nhận thiếu chỉ tiêu để đảm bảo chất lượng đào tạo.

"Ở đợt xét tuyển này, trường sẽ lấy mức điểm chuẩn không đổi so với đợt xét tuyển đầu tiên", ông Pi nói.

Cuối đợt xét tuyển bổ sung, Trường ĐH Lâm nghiệp nhận được 600 hồ sơ khi chỉ tiêu của cả hai cơ sở ở Hà Nội và Đồng Nai là khoảng 800. Hiệu trưởng Trần Văn Chứ cho biết, số hồ sơ nộp về chủ yếu ở mức từ 16-17 điểm.

Ông Chứ dự kiến trường sẽ lấy điểm chuẩn ngang đợt xét tuyển đầu tiên là khoảng 15 điểm.

Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM thông tin, điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung cao nhất là ngành Ngôn ngữ Anh (19), tiếp đến là Thương mại điện tử, Quan hệ công chúng (18), các ngành còn lại đều tăng từ 1 đến 2 điểm. Dự kiến trường đã đủ chỉ tiêu nên kết thúc đợt xét tuyển bổ sung này, trường không tiếp tục xét tuyển.

Nhiều trường vẫn lo "ảo"

Theo quy định, trong đợt xét tuyển bổ sung đợt 1, mỗi thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển tối đa vào 3 trường, mỗi trường hai nguyện vọng. Chính vì vậy, đến thời điểm này, nhiều trường dù đã nhận đủ hồ sơ đăng ký nhưng vẫn "lo ngay ngáy" tỷ lệ ảo, thậm chí hơn cả đợt đầu tiên.

Ông Nguyễn Văn Khải, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y-Dược Hải Phòng cho biết nhận được 789 hồ sơ, trong khi đó chỉ tiêu còn lại là 315. Tuy nhiên, ông Khải cho rằng, chắc chắn sẽ có một lượng hồ sơ "ảo". Chính vì vậy, trường phải tính toán lấy ở mức điểm dư thí sinh so với chỉ tiêu để trừ hao. "Bởi ngoài chuyện thí sinh vào các trường khác theo tổ hợp khối A, chúng tôi còn phải chia sẻ thí sinh với Y Thái Bình,…". Ông Khải cho biết chiều mai có thể công bố điểm chuẩn.

Theo ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, tính đến hết ngày hôm nay trường đã nhận được hơn 900 hồ sơ xét tuyển bổ sung. Trong khi đó chỉ tiêu là 600 (400 ĐH và 200 CĐ). Ông Sơn cho biết, với số lượng hồ sơ trên, dự kiến điểm trúng tuyển đợt này sẽ bằng đợt đầu tiên.

Ông Sơn dự đoán tỷ lệ ảo với trường sẽ vẫn cao do mỗi thí sinh được nộp hồ sơ vào ba trường, và mỗi trường 2 nguyện vọng. Để chống ảo, trường quyết định gọi gấp đôi số chỉ tiêu.

"Chúng tôi chỉ mong những thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển có nguyện vọng học tại trường"- ông Sơn bày tỏ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết đã nhận được hơn 1.400 hồ sơ xét tuyển bổ sung cho 400 chỉ tiêu còn thiếu.

"Điều chúng tôi lo nhất hiện nay là tỷ lệ ảo. Trên lý thuyết thì thậm chí tỷ lệ ảo đợt này còn cao hơn cả đợt đầu tiên"- ông Khôi lo lắng.

Theo ông Khôi, trong số thí sinh nộp hồ sơ, có nhiều em có điểm cao. Tuy nhiên, phải chờ đến ngày mai, trường mới có thể công bố điểm chuẩn và nhiều khả năng điểm chuẩn sẽ bằng đợt xét tuyển đầu tiên.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết nhận được 2.600 hồ sơ cho đợt xét tuyển NVBS lần này với mức điểm cao hơn đợt đầu tiên. Mức điểm chủ yếu từ 16-19 điểm. Vì vậy trường dự tính sẽ không xét tuyển NVBS đợt 2.

Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM lấy làm vui khi chiều nay vẫn có thí sinh đến trường nộp hồ sơ.

"Hiện số lượng nộp hồ sơ vào cơ sở chính tại TP.HCM khá yên tâm, nhưng lo lắng nhất là hai phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận vì hai phân hiệu này bị giới hạn vùng tuyển nên có lẽ đã hết nguồn tuyển", ông Lý nói.

Ông Lý cho biết, để hạn chế ảo trong đợt tuyển này, sẽ ưu tiên nguyện vọng 1 nhiều hơn. Đối với hai phân hiệu, sẽ tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt 2.

  • Lê Huyền – Thanh Hùng



Xem nguồn

3 cô giáo tiểu học mất trộm điện thoại Vertu 400 triệu

Posted: 31 Aug 2016 07:05 AM PDT


Ba giáo viên tiểu học ở Hà Nội báo mất số tài sản lớn, trong đó có chiếc điện thoại trị giá gần nửa tỷ đồng. Cảnh sát đã thu giữ hình ảnh ghi người phụ nữ nghi trộm.

Công an quận Ba Đình (Hà Nội) ngày 31/8 cho hay, đơn vị đang điều tra nghi án trộm tài sản, xảy ra 2 hôm trước tại một trường tiểu học trên phố Đội Cấn.

Theo trình báo của 3 giáo viên trong trường, khoảng 7h ngày đầu tuần, họ đến để cùng học sinh tập dượt chuẩn bị khai giảng năm học mới. Sau khi cất túi xách vào tủ đồ giáo viên ở lớp học, các cô ra sân để dự lễ tổng duyệt. Quay trở lại lớp, 3 cô giáo phát hiện tủ cá nhân mở, nhiều tài sản bên trong biến mất.

Theo điều tra viên, tài sản các bị hại báo mất gồm điện thoại Vertu trị giá khoảng 400 triệu đồng, iPhone 6, laptop và gần 1 triệu đồng.

mất trộm điện thoại, giáo viên mất trộm

Cô gái bị camera trường học ghi hình trong ngày mất trộm đồ. Ảnh cắt từ clip.

Trích xuất hình ảnh camera, cảnh sát thấy một phụ nữ ngoài 30 tuổi mặc váy đen, đeo kính và đội mũ bảo hiểm bước ra khỏi lớp học. Cô ta xách cặp màu đen và đeo túi trên vai. Một trong 3 bị hại xác nhận, cặp đen là túi đựng laptop của mình.

Theo nhân chứng, sau khi ra khỏi hành lang trường, cô gái nghi trộm còn trò chuyện với một số người bên ngoài rồi mới bỏ đi.

"Mọi người đều nghĩ đó là phụ huynh đưa học sinh đến nên không ai để ý, sau khi xem lại camera mới đoán đó là kẻ trộm", bảo vệ trường tiểu học cho biết.

Sáng hôm xảy ra vụ việc, có đông phụ huynh và học sinh đến trường. Nam bảo vệ đoán, có thể cô gái nghi trộm giả làm phụ huynh trà trộn vào trường để gây án.

Chỉ huy đội hình sự công an quận Ba Đình nhận định, các giáo viên sau khi khóa tủ cá nhân đã để chìa khóa ở gần đó, có thể nghi phạm thấy nên dễ dàng gây án.

Sỹ quan này cho hay, 3 phòng học nơi chứa tủ đồ giáo viên không gắn camera, máy quay chỉ ghi hình được trang bị bên ngoài hành lang. Do đó, dù có hình ảnh nhận diện nhưng người nghi trộm chỉ xuất hiện vài giây, trên tay xách cặp màu đen nên cảnh sát gặp không ít khó khăn để truy ra danh tính.

(Theo Zing)



Xem nguồn

"Tôi không muốn cùng chính quyền đi bắt giáo viên dạy thêm"

Posted: 31 Aug 2016 06:23 AM PDT


"Buồn" là từ được nhiều thầy cô nhắc tới trong buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM với Sở GD-ĐT TP.HCM.

Những trao đổi về chuyên môn lẫn thu nhập của việc dạy thêm, học thêm trong trường được lãnh đạo Sở GD-ĐT và các hiệu trưởng trên địa bàn thành phố thẳng thắn đưa ra với Đoàn giám sát.

dạy thêm, học thêm, Đinh La Thăng, Sở GD-ĐT TP.HCM
Giáo viên TP.HCM cho rằng nhiều học sinh sẽ gặp khó khăn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nếu như thành phố chấm dứt việc dạy thêm trong trường (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết hiện nay tính trung bình có 50% học sinh THCS được học 2 buổi/ ngày, ở Quận 1 con số này chỉ là 30%. Vì vậy, Sở GD-ĐT đề nghị năm học tới các trường ưu tiên cho học sinh cuối cấp được học 2 buổi/ ngày.

Ông Hiếu cũng cho biết hiện nay 60% thu nhập từ dạy thêm trong trường được chi trả cho các giáo viên đứng lớp dạy thêm. 40% còn lại chi cho các hoạt động khác của nhà trường như quỹ phúc lợi chung, các hoạt động thăm quan nghỉ mát, các giáo viên không dạy thêm, các nhân sự hợp đồng trong trường.

"Chấm dứt dạy thêm trong trường, không còn nguồn thu này các trường sẽ gặp khó. Ví dụ như một hiệu trưởng ở quận Gò Vấp cho biết nếu không có nguồn này chắc bảo vệ ở trường sẽ nghỉ hết. hiện nay mỗi trường có biên chế 2 bảo vệ, theo quy định lương tháng chỉ 2 triệu đồng mà họ sẽ pahir chia nhau trực, mỗi ca liên tục 24h, nghỉ 12h rồi lại trực 24h tiếp. Nếu không có khoản để chi thêm cho họ sẽ rất khó khăn"…

“Tôi không muốn cùng chính quyền đi lập biên bản giáo viên dạy thêm”

"Vấn đề dạy thêm, học thêm đang nóng, qua những thông tin báo chí chúng tôi cảm thấy rất tâm tư. Chúng tôi mong muốn được sống, làm việc từ chính sức lao động, chuyên môn của mình, hưởng sự công bằng như những ngành nghề khác" – cô Nguyễn Việt Tú phát biểu với tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đã từng là giáo viên, là hiệu trưởng và hiện là cán bộ quản lý giáo dục, cô Tú chia sẻ rằng "Cần phân biệt rõ những giáo viên đang dạy thêm – những người có hành vi tiêu cực khác rất nhiều những người tâm huyết với nghề, với học sinh. Cần phân biệt rõ để tránh làm tổn thương thầy cô".

"Các lãnh đạo thử nhìn lại bảng lương của người giáo viên để có cái nhìn khách quan hơn. Từ thông tin chính thống của cơ quan quản lý chứ không chỉ từ báo chí hay mạng xã hội, hãy có những quyết định sát sườn hơn với những hiện tượng đang muốn giải quyết" – cô Tú đề nghị.

dạy thêm, học thêm, Đinh La Thăng, Sở GD-ĐT TP.HCM

Cô Nguyễn Thị Hồng Chương

Cô Nguyễn Thị Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Túc (Quận Bình Chánh) cho biết khi nhận lệnh cấm này bà thấy "hơi đột ngột" và "cảm thấy buồn".

Là hiệu trưởng một ngôi trường mới được thành lập 3 năm ở ngoại thành và có tổ chức cho dạy thêm ở trong trường, bà cho biết với đầu vào kém, chương trình nặng, cần phải có thêm thời gian cho học sinh. Đây là bài toán khó cho nhà trường.

"80% giáo viên trong trường là giáo viên trẻ, lương chưa tới 3 triệu đồng/ tháng nhưng họ không bao giờ nói lương ít phải dạy thêm, mà chỉ nói rằng chương trình nặng quá muốn thêm tiết để dạy không cần lấy tiền.

Trường tôi tổ chức dạy thêm trong trường, mỗi thầy cô dạy thêm 2 lớp thì cả tháng lương chính cộng tiền dạy thêm cũng chưa được tới 5 triệu đồng. Trong khi đó, kết quả đạt được qua 3 năm là với đầu vào thấp nhưng cũng đã có 94% học sinh đỗ tốt nghiệp".

Cô Chương cho rằng cấm dạy thêm trong nhà trường sẽ ảnh hướng tới học sinh ngoại thành, phân biệt giữa học sinh nhà giàu có tiền đi học thêm ở trung tâm với học sinh nghèo. "Học sinh từ quận Bình Chánh sẽ phải lên Quận 6, quận 11 học thêm, đường xa, nguy cơ tai nạn giao thông, kẹt xe, ngập lụt, các em đi học hay lại đi chơi, xem phim, vào tiệm internet chơi games…? Ai quản lý được".

Theo cô Chương, nhu cầu học thêm là có, cấm trong trường học sinh sẽ ra ngoài học, giáo viên sẽ ra ngoài dạy. "Tôi không muốn khi dó lại cùng với các cơ quan chính quyền tìm đến nơi thầy cô dạy để lập biên bản".

"Chỉ vì chưa tới 10% vi phạm mà lại cấm tất cả thì không ổn. Các vị lãnh đạo hãy nhìn vào cái chung, cái phát triển, những điều ngành làm được để thực hiện quy định một cách có tình nghĩa, có lộ trình, xứng với một thành phố văn minh hiện đại" – cô Chương đề nghị.

Tìm cách chấn chỉnh sai trái chứ không phải vì một vài trường hợp cá biệt mà cấm tất cả cũng là đề nghị của đại diện trường THPT Lê Minh Xuân (Bình Chánh).

“Chúng ta thừa nhận tiêu cực trong dạy thêm thời gian qua là có nhưng tỷ lệ thấp. Ngay như trường chúng tôi có 60 giáo viên dạy thêm thì bao năm qua cũng chỉ 1 – 2 trường hợp bị phản ánh, chúng tôi đã xử lý ngay. Do đó, chúng ta cần tìm cách chấn chỉnh, quản lý những biểu hiện sai trái này chứ không phải cấm như vậy”.

Ông Trương Kim Tiền, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố cũng đặt câu hỏi "Tại sao chỉ vì 10% không quản lý được mà để ảnh hưởng tới 90% còn lại? Tại sao không nói năm 2017 chấm dứt tham nhũng, chấm dứt phá rừng? Cần xem xét lại công tác quản lý, không thể vì thế mà chấm dứt đột ngột, ảnh hưởng tới cuộc sống và việc học tập của hàng trăm nghìn học sinh và giáo viên".

Không thể chi dạy học sinh để được 5, 6 điểm

Đây là tâm tư của nhiều vị hiệu trưởng tham dự buổi làm việc.

Từ năm 2015 trở về trước hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức riêng.

"Nhiệm vụ của các trường phổ thông chỉ cơ bản dạy cho các em thi tốt nghiệp cho tốt. Đề thi tốt nghiệp nừm chủ yếu chương trình lớp 12, các em học chăm chỉ trên lớp cũng có thể đạt điểm 10 Toán" – một hiệu trưởng phân tích.

"Nhưng từ năm 2015 đã gộp hai kỳ thi làm một. Với đề thi của hai năm qua, đặc biệt năm 2016, đề thi chỉ có khoảng 6 điểm nằm trong chương trình lớp 12. Trong 4 điểm còn lại có 3 điểm là ở các lớp 10, 11 và yêu cầu cực kỳ cao.

Là giáo viên, chúng tôi không thể bảo học sinh là không đủ thời lượng để chỉ dạy chương trình lớp 12 thôi. Chúng tôi cũng không thể nói thầy chỉ dạy các em 6 điểm, 4 điểm còn lại các em tự xoay xở nhé. Chúng tôi không bảo học sinh được như thế mà phải dốc hết tâm huyết dạy các em".

Ý kiến này cũng được lãnh đạo Trường THPT Linh Xuân tán đồng. "Khi gộp hai kỳ thi, giáo viên không thể chỉ dừng lại ở cách dạy như thi tốt nghiệp trước đây. Nhu cầu học thêm của phụ huynh và học sinh là có, nhất là khi thi cử còn nhiều bất cập như hiện nay".

Lãnh đạo Trường THPT Lương Thế Vinh thì đưa ra những mặt được và không được nếu ngừng dạy thêm trong trường. Theo vị hiệu trưởng này, nếu ngừng dạy thêm trong trường, cái được là tránh được tiêu cực như vẫn nói tới lâu nay.

"Nhưng cái chưa được đầu tiên là nếu không đề ra biện pháp khả thi nào thì với cách thi cử như hiện nay chất lượng giáo dục của thành phố sẽ đi xuống.

Khi chương trình học và thi không đổi, tức là không thay đổi được cái gốc của vấn đề, thì nhu cầu học thêm vẫn còn. Cấm trong nhà trường học sinh sẽ ra ngoài học, học phí cao hơn, gây áp lực cho phụ huynh học sinh. Ở các tỉnh thành khác không cấm, nên chúng tôi cảm thấy thiệt thòi cho học sinh".

dạy thêm, học thêm, Đinh La Thăng, Sở GD-ĐT TP.HCM

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Còn ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT, chia sẻ "Không ai chọn nghề giáo để làm giàu. Không ai muốn dạy ở trường cả ngày rồi tối lại tiếp tục dạy thêm, giáo viên cũng còn vợ chồng, con cái. Nhưng họ cũng có những nhu cầu cuộc sống bức thiết khác… Dư luận xã hội không nên xúc phạm hình ảnh các thầy cô".

Hiện nay Bộ GD-ĐT và lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở GD-ĐT xây dựng "Đề án phát triển giáo dục và đào tạo TP.HCM đến năm 2020 – tầm nhìn đến năm 2030" với các nội dung chính là việc điều chỉnh chương trình theo hướng giảm tải, việc đánh giá học sinh dựa theo năng lực thực tế, giao việc công nhận tốt nghiệp THPT cho thành phố…

"Với việc áp dụng đề án đó sẽ hạn chế, tiến tới chấm dứt việc dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường. Từ đó, lãnh đạo các đơn vị đã đề xuất lãnh đạo thành phố cho lộ trình để chấm dứt việc tổ chức dạy thêm học thêm" – ông Sơn cho biết.

Xây dựng lộ trình tinh giản giáo viên ít khả năng đạt chuẩn

Ngày 26/8, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉ thị về 9 nhiệm vụ chủ yếu, 5 giải pháp cơ bản trong năm học 2016 – 2017 của ngành.

Phương hướng chung của năm học 2016 – 2017 là tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó có khắc phục tìnhtrạng dạy thêm, học thêm sai quy định.

Ngân Anh



Xem nguồn

Xây dựng lộ trình tinh giản giáo viên ít khả năng đạt chuẩn

Posted: 31 Aug 2016 05:41 AM PDT


Ngày 26/8, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉ thị về 9 nhiệm vụ chủ yếu, 5 giải pháp cơ bản trong năm học 2016 – 2017 của ngành.

Một nhiệm vụ đáng lưu ý là rà soát, hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục các cấp; xây dựng lộ trình tinh giản biên chế những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không có khả năng đạt chuẩn.

Phương hướng chung của năm học mới là tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Cụ thể: Giáo dục mầm non chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng, khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn với nhu cầu thị trường lao động.

Bộ GD-ĐT xác định 9 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học; Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ GD-ĐT cũng xác định các giải pháp căn bản: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; Nâng cao nănglực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường các nguồnlực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công táckhảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Dạy học tiếng Anh sẽ ra sao?

Bộ GD-ĐT sẽ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông. Hỗ trợ các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ mới; xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng giáo viên giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ xây dựng, hoàn thiện chươngtrình, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tiếp và trực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo chung.

Xây dựng chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo.

Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi quốc gia. Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia.



Xem nguồn

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp gỡ một số đối tác Singapore

Posted: 31 Aug 2016 04:59 AM PDT


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp gỡ ông Ricky Tan Teck Yong,
 Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn KinderworldBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp gỡ ông Ricky Tan Teck Yong,
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kinderworld

Tại cuộc làm việc với ông Ricky Tan Teck Yong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kinderworld của Singapore, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã được nghe báo cáo tóm tắt về các hoạt động giáo dục và đào tạo mà Tập đoàn này đã và đang triển khai tại Việt Nam trong 16 năm qua. Trong đó, có những chương trình đào tạo ngắn hạn như chương trình ngoại khóa tạo cho học sinh phổ thông, trang bị cho học sinh tiểu học một số kỹ năng mới cần thiết cho cuộc sống và phát triển toàn diện.

Ngoài ra, Tập đoàn Kinderworld còn triển khai tại Việt Nam chương trình đào tạo trình độ cao đẳng về du lịch và quản trị kinh doanh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các địa phương, các tập đoàn trong và ngoài nước.

Ông Ricky Tan Teck Yong mong muốn Bộ GD&ĐT Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện để được nâng cấp Trường Cao đẳng quốc tế Pengasus tại Đà Nẵng thành trường đại học trong tương lai.

Trao đổi tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao những đóng góp của Tập đoàn Kinderworld cho giáo dục, đào tạo Việt Nam nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ có những hỗ trợ cụ thể để Tập đoàn mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng yêu cầu, Tập đoàn Kinderworld cần quan tâm hơn nữa tới đảm bảo chất lượng giáo dục, đây chính là yếu tố quan trọng để xem xét và quyết định việc mở rộng các hoạt động giáo dục của Tập đoàn tại Việt Nam.



 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với ông Benedict Cheong,

Giám đốc của Quỹ Temasek và TS. GOH Chor Boon

Làm việc với ông Benedict Cheong, Giám đốc của Quỹ Temasek và TS. GOH Chor Boon, Phó Giám đốc Học viện Giáo dục quốc gia Singapore, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao những hoạt động hợp tác trong thời gian qua giữa Học viện Giáo dục quốc gia Singapore và Học viện Quản lý Giáo dục Việt Nam.

Cụ thể, trong giai đoạn 2008-2011 đã đào tạo, bồi dưỡng được 150 giảng viên nguồn cấp quốc gia, 330 giảng cấp tỉnh và gần 30.000 hiệu trưởng các trường THPT, THCS, Tiểu học, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

Bộ trưởng gửi lời cảm ơn tới ông  Benedict Cheong, Giám đốc của Quỹ Temasek vì những hỗ trợ của quỹ dành cho giáo dục Việt Nam trong những năm qua. Đồng thời mong muốn ông Benedict Cheong tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn tiếp theo.

Vui mừng trước những thành quả đổi mới của giáo dục Việt Nam, ông Benedict Cheong, Giám đốc của Quỹ Temasek hứa sẽ phối hợp với Học viện Giáo dục quốc gia Singapore, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Học viện Quản lý giáo dục thành lập tổ công tác rà soát lại các nhu cầu của phía Việt Nam để có những dự án cụ thể tài trợ trong giai đoạn 2017-2020. 



Xem nguồn

Câu chuyện cô giáo viết sai bảng cửu chương được dân mạng đồng cảm

Posted: 31 Aug 2016 04:17 AM PDT


 – Câu chuyện cô giáo viết sai bảng cửu chương để dạy học sinh một bài học cuộc sống đang được chia sẻ và nhận được đồng cảm lớn từ cộng đồng mạng những ngày qua.

bảng cửu chương, câu chuyện ý nghĩa

Được chia sẻ trên nhiều diễn đàn dành cho giáo viên, câu chuyện viết:

"Một hôm, cô giáo viết lên bảng:

9 x 1 = 7

9 x 2 = 18

9 x 3 = 27

9 x 4 = 36

9 x 5 = 45

9 x 6 = 54

9 x 7 = 63

9 x 8 = 72

9 x 9 = 81

9 x 10 = 90

Khi viết xong, cô nhìn xuống đám học trò, tất cả đều đang cười cô vì công thức đầu tiên viết sai.

Cô ôn tồn nói: “Cô đã cố ý viết sai hàng đầu tiên, vì cô muốn các em học một điều quan trọng hơn toán học. Đó là một thực tế phũ phàng của thế giới này. Các em có thể thấy rằng tôi viết đúng 9 lần, nhưng chẳng có ai khen ngợi tôi về điều đó cả. Nhưng chỉ cần tôi viết sai một lần, tôi sẽ bị cười cợt chỉ trích. Đó là bài học của hôm nay.

Tôi muốn các em nhớ rằng thế giới có thể sẽ chẳng thèm khen ngợi hay trân trọng dù các em đã làm đúng hàng triệu lần, nhưng sẽ sẵn sàng tấn công các em ngay khi các em làm sai dù chỉ một lần. Nhưng đừng nản lòng, đừng thất vọng. Hãy mặc kệ những chỉ trích đó. Và hãy nhớ khen tặng ai đó khi họ làm đúng, điều đó rất có ý nghĩa với họ đấy!”

Câu chuyện ý nghĩa ngay lập tức nhận được hàng ngàn lượt "like" và chia sẻ từ cộng đồng mạng, đặc biệt là các giáo viên – những người "không được phép sai" trong bất kể trường hợp nào.

"Một bài học rất hay, nếu đây không phải cố ý mà do vô tình sai thì giáo viên này cũng rất linh hoạt trong việc xử lí tình huống sư phạm. Vừa có thể không bị mất mặt lại vừa đưa ra một bài học quý giá. Nói chung người giáo viên này tài năng và nghệ thuật!" – một độc giả bình luận về câu chuyện.



Xem nguồn

Hà Nội công bố đường dây nóng phản ánh thu chi sai quy định

Posted: 31 Aug 2016 03:36 AM PDT


– Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố số điện thoại đường dây nóng của các quận, huyện, thị xã để người học, phụ huynh và nhân dân phản ánh các hiện tượng thu chi sai quy định trên địa bàn.

Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận của các quận, huyện, thị xã cụ thể như sau:

STT

Đơn vị

Số điện thoại đường dây nóng

1

Quận Hoàn Kiếm

0902110426

2

Quận Ba Đình

0437160967

3

Quận Hoàng Mai

0436421792

4

Quận Đống Đa

0913088839

5

Quận Hai Bà Trưng

0439783045

6

Quận Cầu Giấy

0916752307

7

Quận Tây Hồ

0903268262

8

Quận Long Biên

0438779199

9

Quận Hà Đông

0973881884

10

Quận Nam Từ Liêm

0438373065

11

Quận Bắc Từ Liêm

0943836686

12

Quận Thanh xuân

0435585605

13

Huyện Gia Lâm

0438276332

14

Huyện Sóc Sơn

01239136288

15

Huyện Đan Phượng

0969872756

16

Huyện Phúc Thọ

0433640847

17

Huyện Ứng Hòa

0433882643

18

Huyện Thanh Oai

0919109184

19

Huyện Thanh Trì

0438617886

20

Huyện Chương Mỹ

0433502898

21

Huyện Ba Vì

0972120436

22

Huyện Đông Anh

01685838377

23

Huyện Quốc Oai

0975664268

24

Huyện Hoài Đức

01683046533

25

Huyện Thạch Thất

01699341686

26

Huyện Mê Linh

0435252888

27

Huyện Phú Xuyên

0972961612

28

Huyện Mỹ Đức

0977147905

29

Huyện Thường Tín

0433853235

30

Thị xã Sơn Tây

0983619918

Thanh Hùng



Xem nguồn

Comments