Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hiệp hội góp ý về Dự thảo quy chế mới đào tạo Tiến sỹ

Posted: 09 Aug 2016 09:49 AM PDT


Trước đó, Hiệp hội đã nhận được giấy mời và cử người tham dự cuộc họp góp ý về "Dự thảo quy chế mới đào tạo Tiến sỹ" do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 27/7/2016. 

Sau khi nghe thảo luận, kết luận của Thứ trưởng Bùi Văn Ga về bản Dự thảo, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam có góp ý kiến. 

Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam chỉ nêu những điều bổ sung, hoặc bàn luận, hoặc có ý kiến khác với Dự thảo. Những điều không nhắc đến có nghĩa là đồng ý với Dự thảo.

Hiệp hội góp ý về Dự thảo quy chế mới đào tạo Tiến sỹ

Những góp ý cụ thể của Hiệp hội về Dự thảo quy chế mới như sau: 

Điều 4. Điều kiện dự tuyển

– Người đã có trình độ thạc sỹ.

– Người đã tốt nghiệp cử nhân xuất sắc hoặc có tích lũy tốt trong quá trình hoạt động chuyên môn tương ứng ngành đào tạo.

Điều 5. Hồ sơ dự tuyển

– Mục 4. Đề cương nghiên cứu, nên bỏ "tóm tắt" vì Đề cương phải đầy đủ, dài ngắn tùy theo vốn liếng của thí sinh đối với đề tài dự định nghiên cứu.

– Sau mục 4 nên thêm "Bài báo /Các bài báo đã công bố" vào Hồ sơ.

Điều 8. Chương trình đào tạo:

– Mục 2. Mục tiêu chương trình đào tạo tiến sỹ, sau câu "nâng cao kiến thức cơ bản… có kiến thức rộng về các ngành liên quan" cần bổ sung thêm "nâng cao phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành";

Bộ Giáo dục rà soát cơ sở đào tạo tiến sĩ

(GDVN) – Theo công văn 2670/BGDĐT-GDĐH, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo tiến sĩ từ năm 2013 đến nay.

– Mục 5. Dòng 2: Thay "Phương pháp luận nghiên cứu" bằng "phương pháp nghiên cứu";

– Mục 8. Dòng 3: Thay "có đóng góp đối với lý luận và thực tiễn" bằng "có đóng góp mới đối với khoa học" bởi vì các đề tài nghiên cứu cơ bản thuần túy, có thể đánh giá được giá trị lý luận nhưng chưa thể thấy giá trị thực tiễn, cho nên cách diễn đạt trên là không phù hợp.

Điều 9. Tổ chức đào tạo:

– Mục 1. Như đã góp ý Điều 4 ở trên, không nên phân biệt thời gian đào tạo theo đầu vào, mà nên phân biệt thời gian đào tạo theo hình thức đào tạo nêu ở Mục 2. bên dưới;

– Mục 2. Hình thức đào tạo phải là chính quy tập trung, trong hoàn cảnh hiện nay, nếu không tập trung toàn bộ thời gian 36 tháng thì tối thiểu phải tập trung nghiên cứu sinh 4 tháng mỗi năm (4 X 3= 12 tháng) tại cơ sở đào tạo.

Đối với nghiên cứu sinh là giảng viên/nghiên cứu viên của cơ sở đào tạo và nghiên cứu đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ sở đó thì có thể "vừa làm vừa nghiên cứu" và thời gian đào tạo có thể là 5 năm.

Nếu nghiên cứu sinh  xuất sắc hoàn thành sớm các yêu cầu thì có thể xét cho bảo vệ sớm.

Điều 10. Quản lý đào tạo.

Mục 3.Quản lý người hướng dẫn.

Nên tạo điều kiện cho các tiến sỹ chóng tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh , không phân biệt bằng chức danh mà bằng thành tích khoa học, vì đã có không ít Tiến sỹ trẻ, giỏi ngoại ngữ, chóng tiếp cận với khoa học quốc tế và có nhiều công bố quốc tế.

Nếu Tiến sỹ có 10 công bố, trong đó có 2 công bố ở các tạp chí thuộc ISI thì có thể độc lập hướng dẫn nghiên cứu sinh .

Điều 16. Yêu cầu đối với Luận án Tiến sỹ

– Mục 6. a) Mở đầu cần nêu lý do, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học (Không cần "thực tiễn" như đã góp ý về Mục 8, Điều 8). Cần thêm mục về phương pháp nghiên cứu vì trong khoa học điều quan trọng không phải là nghiên cứu cái gì mà là nghiên cứu bằng cách nào.

– Sau d) phải có mục về các công trình nghiên cứu sinh đã công bố.

Điều 17. Đánh giá Luận án ở đơn vị chuyên môn.

– Nên có quy định cụ thể về Hội đồng đánh giá Luận án. Vì thế chúng tôi tán thành Phương án 2.

– Đề nghị có người hướng dẫn trong Hội đồng bảo vệ Luận án các cấp vì: a) Điều đó mới phù hợp với nguyên tắc đánh giá trong giáo dục b) Người hướng dẫn giúp Hội đồng hiểu thêm về ý tưởng và nội dung, phương pháp tiến hành của Luận án. Điều đó không làm mất tính khách quan của đánh giá vì người hướng dẫn chỉ là 1/7 thành viên. Trong trường hợp Luận án chưa đạt yêu cầu thì người hướng dẫn có đủ tư cách và trình độ để chấp nhận điều đó.

Điều 18. Phản biện độc lập

Không cần chỉ định Phản biện độc lập đối với mọi Luận án. Chỉ cử Phản biện độc lập khi nhận thấy Luận có nghi vấn và do Thủ trưởng cơ quan đào tạo quyết định có cần Phản biện độc lập hay không.

Điều 20. Hội đồng đánh giá Luận án

Như đã góp ý ở trên, Hội đồng đánh giá luận án cần có người hướng dẫn và số lượng thành viên là 7 người.

Điều 21. Bảo vệ Luận án ở trường/viện

Mục 1. d) Đề nghị điều chỉnh thành: (tán thành) Luận án được thông qua khi có trên 2/3 thành viên tán thành (tức từ 5/7 thành viên trở lên).

Cần bổ sung điều khoản về kinh phí đào tạo tiến sỹ và cách sử dụng kinh phí đó cho nghiên cứu sinh, người hướng dẫn và cơ sở đào tạo để thực hiện quy trình đào tạo.



Xem nguồn

Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống các trường sư phạm

Posted: 09 Aug 2016 09:06 AM PDT


Cần có môi trường làm việc tốt

GS Minh dẫn giải: Đối với nhiều quốc gia châu Á, cụ thể là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, học sinh không cần thiết phải tìm đường du học bằng mọi cách, khi tự thân họ đã xây dựng được những ngôi trường rất tốt, đạt đẳng cấp quốc tế cho người dân của mình.

Việc tốt nghiệp từ những trường tốt nhất của họ cũng không thua kém mấy so với những trường danh tiếng của phương Tây. Các trường đào tạo giáo viên của họ có cơ sở vật chất không thua kém bất kỳ của một trường đại học nào.

Những người làm giáo dục của các quốc gia nêu trên, đã tự đặt cho mình ở một tiêu chuẩn rất cao so với thế giới khi hoạch định chiến lược cho nên giáo dục ở đây. Ngân sách chi cho giáo dục và nghiên cứu khoa học của họ luôn chiếm phần lớn tổng chi ngân sách. Những khoản chi tiêu đều phải hợp lý, công khai và chịu trách nhiệm kiểm tra, giải trình.

"Bản chất của đại học là sáng tạo. Vì vậy, đầu tư cho đại học bao gồm cả đầu tư cho ý tưởng sáng tạo, đầu tư cho nền tảng và điều kiện, đầu tư cho con người thực thi công việc (giảng viên, chuyên viên), đầu tư cho người học.

Lưu ý rằng, đâu đó chỉ phàn nàn về lương thấp khiến người ta chưa mặn mà với công việc, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Họ cần có điều kiện và môi trường làm việc tốt, mà trước hết là cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc dạy, việc học và việc nghiên cứu" – GS Minh nêu quan điểm và cho rằng, chúng ta đang gặp rắc rối với hai hình mẫu.

Chân dung của một đại học hiện đại và hiện hữu của một đại học đang có kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Con đường nào là khoa học, là thực tiễn và khả thi để đạt đến mục đích của một đại học đúng nghĩa là câu hỏi đặt ra.

Vấn đề đổi mới giáo dục, trong đó có việc đổi mới đào tạo đội ngũ giáo viên càng đòi hỏi cấp thiết, phải sớm có cơ sở vật chất và điều kiện thực hiện công tác đào tạo. Đó là giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, hệ thống thông tin và thư viện, mà thực tế các đại học sư phạm hiện tại rất bất cập.



 GS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội – phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2015 – 2016

Các trường sư phạm chưa đạt chuẩn về cơ sở vật chất

 Đối với các ngành đào tạo có tính thực nghiệm, không thể không có phòng thí nghiệm. Mặt khác, phải đủ phương tiện công nghệ thông tin để mô hình hóa các thí nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy. Nghiêng về một thái cực nào cũng bất lợi, không chú ý đến thực hành thực sự, sẽ chỉ ra đời những "anh hùng bàn phím"; không chú trọng công nghệ thông tin thì khó chia sẻ và tiếp nhận thông tin trong một thế giới đa chiều hiện nay.

"Tôi ấn tượng với các nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ trưởng chỉ đạo trong năm học 2016 – 2017.

Trong đó, tôi xin nhấn mạnh hai ý đó là: đầu tư trung hạn và so sánh tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang bị của các đại học trong khu vực ASEAN" – GS Minh trao đổi đồng thời cho biết:

Trong những năm vừa qua, mặc dù đã được lãnh đạo Bộ quan tâm, tuy nhiên vì hạn hẹp về tài chính, số lượng trường nhiều nên các trường sư phạm nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản vẫn ở mức rất khiêm tốn.

Đơn cử, đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một trường lớn trong hệ thống sư phạm, trong 5 năm qua (2011 – 2015), nhà trường được đầu tư mới 1 công trình và cải tạo sửa chữa 5 công trình phục vụ cho các nhiệm vụ cụ thể. Kiến trúc, chất lượng xây dựng và bố trí của các tòa nhà xây dựng trước những năm 1990 ngày càng trở nên xa lạ với yêu cầu của một giảng đường hay phòng thí nghiệm của trường đại học hiện đại.

Về trang thiết bị, hệ thống trang thiết bị gồm hai phần chính. Thứ nhất là các phòng thí nghiệm, phòng thực hành; thứ hai là hạ tầng công nghệ thông tin. Hầu hết trang thiết bị ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đều khá cũ kỹ, lạc hậu, trang bị mới khá khiêm tốn; hạ tầng công nghệ thông tin đã được xây dựng hơn một thập kỷ qua, dẫn đến những khó khăn trong việc triển khai công tác dạy, học, nghiên cứu cũng như quản lý. Đây là thực tế mà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng như các trường đại học sư phạm khác đang phải đối mặt.

Theo GS Minh, nguyên nhân của những tồn tại nêu trên có cả khách quan và chủ quan. Thứ nhất, trong quan niệm còn tồn tại tư duy cũ kỹ, đào tạo thầy cô thì cần gì nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị; giảng viên sư phạm thì cần gì nghiên cứu.

Thứ hai, nguồn kinh phí đầu tư cho các trường sư phạm khá hạn chế trong tình hình khó khăn của đất nước. Thứ ba, bản thân các trường sư phạm chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể nên quy trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị manh mún, chắp vá, có khi thừa, khi thiếu.

Cần quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm

Khắc phục những tồn tại nêu trên, GS Minh đề xuất hai giải pháp quan trọng: Thứ nhất, thành lập các tổ công tác, nghiên cứu các luận chứng khoa học, tham khảo mô hình của các đại học khu vực và quốc tế; tính toán tính khả thi trong điều kiện thực tế, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế chi tiết và trình lãnh đạo Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Thứ hai, gắn các dự án, đề án đã được phê duyệt với các nội dung tổng thể trong quá trình triển khai thực hiện. Trước mắt là thực hiện tốt dự án ETEP, dự án về Thư viện điện tử và dự án xây dựng đã phê duyệt trong giai đoạn 2016 – 2021.

Bên cạnh đó, GS cũng đề nghị các bộ, ngành sớm bố trí kinh phí đầu tư để nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường đại học sư phạm; củng cố, xây dựng các trường thực hành sư phạm theo lộ trình của Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cần quy hoạch mạng lưới các trường đào tạo giáo viên, một mặt đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng; mặt khác có như thế mới có thể đầu tư trọng điểm đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài yếu tố nhân lực, Nhà nước, Chính phủ cần có sự đầu tư thích đáng, có trọng tâm, có kế hoạch để các trường sư phạm có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Ngoài ra, cho phép thí điểm xã hội hóa trong đầu tư để tăng nguồn vốn cho các công trình xây dựng hạ tầng, kể cả công nghệ thông tin; xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng nghiên cứu, phòng học tiếng đủ tiêu chuẩn.



Xem nguồn

14 thí sinh đầu tiên trúng tuyển vào Trường ĐH Y Dược Thái Bình

Posted: 09 Aug 2016 08:24 AM PDT


14 thí sinh đầu tiên trúng tuyển vào Trường ĐH Y Dược Thái Bình

GD&TĐ – 14 thí sinh chính thức trúng tuyển vào Trường ĐH Y Dược Thái Bình theo hình thức tuyển thẳng.

Danh sách này vừa được nhà trường công bố. Toàn bộ các thí sinh này đều đoạt giải học sinh giỏi môn Sinh học và được tuyển thẳng vào ngành Y Đa khoa.




Xem nguồn

Thanh Hóa: Thí sinh được tư vấn kỹ, hạn chế hồ sơ bị sai sót

Posted: 09 Aug 2016 07:42 AM PDT


Thí sinh đang gấp rút nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa)Thí sinh đang gấp rút nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa)

Theo ghi nhận tại Bưu điện trung tâm thành phố Thanh Hóa, đến nay, đã có hàng trăm thí sinh đến bưu điện để làm thủ tục gửi hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ qua đường chuyển phát nhanh của bưu điện.

Em Nguyễn Thùy Linh ở huyện Hậu Lộc cho biết: Kết quả thi THPT quốc gia của em được 27,75 điểm. Em đang đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội.

Em lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Trước đó, em cũng đã được các thầy, cô giáo nhà trường hướng dẫn, tư vấn về các phương thức đăng ký xét tuyển vào các trường đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, em rất tự tin lựa chọn hình thức xét tuyển theo đường chuyển phát nhanh của Bưu điện.

Đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường ĐH trong tỉnh, phần lớn các thí sinh đến trường để nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp để được hướng dẫn đăng ký xét tuyển và nghe tư vấn chọn ngành nghề theo học.

Tại Trường ĐH Hồng Đức với chỉ tiêu xét tuyển ĐH chính quy là 2.165 chỉ tiêu (30 ngành đào tạo); 245 chỉ tiêu hệ cao đẳng (7 ngành đào tạo) nhà trường sử dụng 2 hình thức xét tuyển là sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và sử dụng kết quả học tập ở THPT (xét theo học bạ). Hình thức xét tuyển theo học bạ áp dụng đối với 21 ngành đào tạo.

Em Trần Thị Dung ở thị trấn Yên Cát (Như Thanh) chia sẻ: Điểm thi THPT quốc gia của em được 18,5 điểm. Em muốn xuống Trường ĐH Hồng Đức để nghe các thầy, cô tư vấn xem với số điểm đó em nên đăng ký xét tuyển vào ngành học nào. Sau khi được tư vấn, em đã đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm tiểu học và nguyện vọng 2 là ngành Sư phạm mầm non.

Thầy Hoàng Dũng Sỹ – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (Trường ĐH Hồng Đức) – cho biết: Tính đến cuối ngày 9/8, đã có hơn 1.154 hồ sơ đăng ký xét tuyển nộp vào trường, trong đó 821 hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường; 206 hồ sơ gửi qua đường Bưu điện; 127 hồ sơ trực tuyến. 

Do được hướng dẫn cụ thể tại các trường THPT và khi đến trực tiếp nhà trường để đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển thí sinh được các tổ tư vấn hướng dẫn chi tiết nên không có hồ sơ bị sai sót. Kết thúc đợt 1, nhà trường sẽ thông báo kết quả trúng tuyển trước ngày 14/8/2016.

Đối với trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, cùng sử dụng phương thức xét tuyển là sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và sử dụng kết quả học tập ở THPT (xét theo học bạ) đến nay có 470 hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Thầy Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa) – cho biết thêm: Chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là 1.120 với 16 ngành đào tạo. Do xét tuyển đợt 1 chủ yếu là các trường ĐH tốp trên nên lượng hồ sơ xét tuyển vào nhà trường còn ít.

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường chủ yếu là vào đợt 2 và đợt 3. Theo kết quả tuyển sinh hàng năm, Trường tuyển được khoảng 80-90% chỉ tiêu được giao.



Xem nguồn

Đà Nẵng: 35 bài thi THPT quốc gia thay đổi điểm sau phúc khảo

Posted: 09 Aug 2016 07:00 AM PDT


Theo đó, tổng số bài thi phúc khảo là 571 bài, trong đó có 432 bài tự luận và 139 bài trắc nghiệm.

Sau phúc khảo có 536 bài thi không thay đổi điểm; 35 bài thi thay đổi điểm, trong đó 31 bài tăng điểm và 4 bài giảm điểm.

Danh sách thí sinh thay đổi điểm bài thi sau phúc khảo như sau:





Xem nguồn

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc

Posted: 09 Aug 2016 06:18 AM PDT


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (phải) thảo luận với Đại sứ Hàn Quốc Lee Hyuk về hợp tác GD-ĐTBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (phải) thảo luận với Đại sứ Hàn Quốc Lee Hyuk về hợp tác GD-ĐT

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất thúc đẩy những nội dung hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa 2 nước. Một trong những nội dung quan trọng là thúc đẩy dạy ngôn ngữ Việt Nam và Hàn Quốc giữa 2 nước.

Hiện nay văn bản thỏa thuận dạy thí điểm tiếng Hàn tại các trường phổ thông Việt Nam đã được kí kết và bắt đầu thực hiện dạy từ lớp 6 năm học 2016 – 2017 tại Việt Nam.

Bộ trưởng đề nghị phía Hàn Quốc cử thêm giáo viên bản địa sang Việt Nam trực tiếp giảng dạy, áp dụng hình thức giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin… sao cho việc dạy tiếng Hàn hấp dẫn học sinh ngay từ khi triển khai.

Việc dạy tiếng Hàn cho đối tượng là lao động, cô dâu Việt sang Hàn Quốc cũng cần giáo trình, tài liệu hấp dẫn và cách thức học thuận tiện thông qua ứng dụng CNTT.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn phía Hàn Quốc hỗ trợ, chuyển giao về công nghệ để Việt Nam có thể áp dụng e-learning theo phương pháp của Hàn Quốc.

Những nội dung khác được đề xuất là phía Hàn Quốc tăng hỗ trợ trao đổi về NCKH giữa các trường đại học; các trường, các tổ chức Hàn Quốc tiếp tục trao học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam; nâng cấp Trường Cao đẳng Việt – Hàn thành trường Đại học quốc tế Việt – Hàn…

Ngài Đại sứ Lee Hyuk đồng thuận và đánh giá cao các đề xuất của lãnh đạo Bộ GD&ĐT và cho biết sẽ nghiên cứu kĩ các đề xuất để có được sự đáp ứng tối đa. Ông cũng đề nghị phía Việt Nam tạo điều kiện cấp thị thực cho giáo viên Hàn Quốc sang Việt Nam giảng dạy.

Ngài Lee Hyuk nhấn mạnh: Số du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc chỉ đứng sau Trung Quốc và tin tưởng tương lai tốt đẹp trong lĩnh vực giáo dục giữa 2 nước.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ GD&ĐT cùng với các cơ quan liên quan, sẽ tích cực xem xét triển khai các nội dung đã thảo luận để đạt được sự hợp tác hiệu quả trong thời gian tới.

Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc là quan hệ đối tác chiến lược. Tính đến cuối tháng 6/2016, Việt Nam có 8.293 du học sinh tại Hàn Quốc, chiếm 7,8% tổng du học sinh tại Hàn Quốc.

 

Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc khoảng 10.000 người. Tại Hàn Quốc hiện có khoảng 60.000 cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc. Hàn Quốc đã có nhiều hỗ trợ cho một số trường ĐH, CĐ Việt Nam về giáo viên và tài liệu giảng dạy…



Xem nguồn

Nhiều trường top số hồ sơ đăng ký xét tuyển đã vượt chỉ tiêu

Posted: 09 Aug 2016 05:36 AM PDT


– Ở một số trường đại học có mức điểm tuyển sinh cao, càng về cuối đợt xét tuyển, thí sinh đổ về đăng ký ngày một nhiều và lượng hồ sơ hiện đã vượt chỉ tiêu năm nay.

Ghi nhận của VietNamNet tại Trường ĐH Ngoại thương ngày hôm qua và hôm nay, lượng thí sinh đổ về nhiều hơn hẳn những ngày trước.

Một sinh viên tình nguyện chia sẻ: "So với những ngày đầu, hai ngày gần đây lượng thí sinh nộp hồ sơ vào trường ngày một đông. Đặc biệt, ngày hôm qua (8/8) khu vực đăng ký xét tuyển vào trường đông nghịt thí sinh, gần như không còn một chỗ trống".

trường top, trường đại học top, hồ sơ đăng ký xét tuyển, xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Ảnh: Thanh Hùng.

Quê ở Nghệ An nhưng em Ngọc Quỳnh có mặt ở Trường ĐH Ngoại thương từ sáng sớm để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. "Dù biết có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến hoặc qua bưu điện nhưng em vẫn cùng bố ra đây để được tư vấn và nộp hồ sơ trực tiếp cho chắc hồ sơ đến tận tay của trường", Quỳnh chia sẻ.

TS Phạm Thị Hương, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết, càng về những ngày cuối, lượng hồ sơ đổ về trường càng nhiều. "Chắc các em đã chắc chắn hơn sau một thời gian cân nhắc với quyết định của mình. Đặc biệt ngày hôm qua thí sinh đến đăng ký rất đông", bà Hương nói.

"Với cách sắp xếp nhóm ngành theo mã chung năm nay thì tính tới thời điểm hiện tại không có sự phân hóa quá lớn về ngành hot", bà Hương chia sẻ.

Theo bà Hương, chỉ tính riêng số hồ sơ đăng ký trực tiếp, hiện trường đã nhận khoảng 2300 hồ sơ ở Hà Nội, khoảng 2000 hồ sơ ở TP HCM.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trong khi đó, năm nay chỉ tiêu của trường ở cơ sở Hà Nội là 2600, TP.HCM là 900 và cơ sở Quảng Ninh là 200 em. Bà Hương cho biết nhà trường chưa thống kê được cụ thể số đăng ký qua trực tuyến, nhưng ước tính số này không nhỏ và nếu tính chung, tổng hồ sơ đăng ký có thể đã vượt số chỉ tiêu.

trường top, trường đại học top, hồ sơ đăng ký xét tuyển, xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Hai mẹ con này đã vượt quãng đường hơn 360km từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để làm thủ tục đăng ký xét tuyển từ sáng sớm. Ảnh: Thanh Hùng.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, chỉ tính riêng ngày hôm qua có đến 1.000 thí sinh đăng ký trực tiếp vào trường. "Tuy nhiên, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội số thí sinh đăng ký trực tuyến là chính. Chưa thống kê cụ thể nhưng chắc chắn tổng số đăng ký qua các hình thức đã vượt số chỉ tiêu của trường năm nay là 6.000 rồi", ông Điền cho hay.

Ngoài ra, theo ông Điền, nếu tính chung cả nhóm GX, hiện nay đã có trên 50.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển, trong khi tổng số chỉ tiêu của 12 trường trong nhóm chỉ hơn 40.000.

"Theo thống kê của Bộ GDĐT đến nay mới khoảng 2/3 trên tổng số thí sinh đăng ký, còn 1/3 tương đươn gkhoảng 100.000 thí sinh chưa đăng ký. Vì vậy, mấy ngày tới số hồ sơ đăng ký sẽ còn vượt xa số chỉ tiêu", ông Điền phân tích.

trường top, trường đại học top, hồ sơ đăng ký xét tuyển, xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, tính đến hết sáng nay 9/8, tổng số hồ sơ đăng ký trực tiếp và qua đường bưu điện vào trường khoảng 3.500.

Chỉ tiêu năm nay của trường là 4.800 em. Vì vậy, ông Triệu tính toán, sơ bộ mỗi hình thức là 1/3 tổng số hồ sơ, cùng với số trực tuyến, số hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường cũng đã vượt số chỉ tiêu.

Đến nay, Bộ GD-ĐT đã nhận tổng 320.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển, như vậy còn khoảng 100.000 hồ sơ nữa.

“Tôi cho rằng trong 4 ngày tới, số thí sinh đến các trường đăng ký cũng sẽ không quá đông và sẽ không có cảnh vỡ trận những phút cuối như năm ngoái", ông Triệu phân tích.

Thanh Hùng

Tin liên quan



Xem nguồn

Danh sách trúng tuyển thẳng các trường ĐH lớn Hà Nội

Posted: 09 Aug 2016 04:55 AM PDT


 – Nhiều trường đại học lớn lần lượt công bố danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng vào đại học hệ chính quy năm 2016.

Trường Đại học Ngoại thương vừa công bố danh sách của 68 thí sinh được tuyển thẳng vào trường năm học 2016-2017.

trúng tuyển thẳng đại học 2016, danh sách trúng tuyển đại học 2016, xét tuyển đại học 2016
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học năm 2016. (Ảnh: Lê Văn)

Theo thông báo chính thức của Trường ĐH Ngoại thương, trước ngày mai, 10/8, các thí sinh trúng tuyển thẳng phải nộp Bản chính Giấy chứng nhận đối tượng tuyển thẳng (Giấy chứng nhận Giải quốc gia, quốc tế…) cho trường.

Địa chỉ nộp tại Phòng Quản lý đào tạo, Tầng 2, Nhà A – Trường Đại học Ngoại thương, số 91 – Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc nộp quan bưu điện. Sau khi thí sinh nhập học, Nhà trường sẽ trả lại các loại giấy tờ bản chính trực tiếp cho thí sinh vào ngày 09/9/2016 – thứ 6 tại Phòng Quản lý đào tạo).

Nhà trường sẽ gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh sau 15/8/2016. Thí sinh trúng tuyển thẳng sẽ nhập học cùng với các thí sinh khác trúng tuyển theo hình thức xét tuyển thông thường từ ngày 05/-7/9/2016.

Xem danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng của Trường ĐH Ngoại thương TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng vừa công bố quyết định công nhận kết quả trúng tuyển diện tuyển thẳng năm 2016 cho 261 thí sinh, trong đó có 242 thí sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, 19 thí sinh đoạt giải cuộc thi KHKT.

Xem danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội TẠI ĐÂY và TẠI ĐÂY.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng vừa công bố danh sách 41 thí sinh trúng tuyển thẳng trên tổng số 42 thí sinh đăng ký xét tuyển.

Xem danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội TẠI ĐÂY.

Trường Đại học Dược Hà Nội cũng đã công bố danh sách 71 thí sinh trúng tuyển thẳng vào trường năm 2016.

Theo thông báo của trường, thí sinh diện tuyển thẳng trúng tuyển phải xác nhận nhập học bằng cách nộp trực tiếp tại trường hoặc qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh trước ngày 10 tháng 8 năm 2016 các giấy tờ gồm: Bản chính Giấy chứng nhận là thành viên tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế (có tên trong danh sách của Bộ GDĐT); Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia, Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016.

Những thí sinh không nộp đầy đủ các giấy tờ trên cho Trường được trong thời gian quy định xem như từ chối nhập học.

Xem danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Hà Nội cũng vừa công bố danh sách 30 thí sinh trúng tuyển thẳng vào trường năm nay cũng như các thí sinh trúng tuyển theo diện khuyết tật đặc biệt, theo Nghị quyết 30a/2008 của Chính phủ và diện dự bị đại học dân tộc.

Xem danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng của Trường ĐH Hà Nội TẠI ĐÂY.

Trường Đại học Y Thái Bình công bố danh sách 14 thí sinh xét tuyển thẳng đủ tiêu chuẩn và trúng tuyển vào ngành Y đa khoa của trường.

Các thí sinh sẽ phải nộp bản chính các giấy tờ chứng nhận theo quy định về trường trước ngày 10/8. Quá thời hạn này thí sinh không nộp các giấy tờ nêu trên được xem như từ chối nhập học.

Xem danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng của Trường ĐH Y Thái Bình TẠI ĐÂY.

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã công bố danh sách 98 thí sinh trúng tuyển thẳng vào trường năm nay.

Xem danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng của Trường ĐH Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội TẠI ĐÂY.

Trước đó, các Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã công bố danh sách trúng tuyển thẳng vào trường năm nay.

Lê Văn

Tin liên quan



Xem nguồn

Khoa Y ĐH Tân Tạo: Rèn y đức từ đầu vào

Posted: 09 Aug 2016 04:13 AM PDT


Với mô hình giáo dục khai phóng và điều kiện thực tập tối ưu, sinh viên Y khoa Đại học Tân Tạo đặc biệt được chú trọng bồi dưỡng tính nhân văn, khả năng diễn đạt để trở thành những người bác sĩ đủ đức lẫn tài trong tương lai.

Phỏng vấn trực tiếp thí sinh đầu vào

Tại Mỹ và các nước phương Tây, các thí sinh ngành y ngoài việc phải đạt điểm tuyển sinh còn phải vượt qua một vòng phỏng vấn để đánh giá tính cách của thí sinh có phù hợp với việc làm bác sĩ không. Tại Việt Nam, Khoa Y thuộc Đại học Tân Tạo đã thực hiện rất tốt khâu tuyển sinh này. Mỗi thí sinh khoa Y đều viết một bài luận ngắn về bản thân và được phỏng vấn trực tiếp để đánh giá tính nhân văn, nhạy bén, bền bỉ và khả năng chịu được áp lực công việc cứu người.

vietnamnet

Các giảng viên đang phỏng vấn thí sinh đầu vào

Tiếp xúc với môi trường quốc tế

"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", bác sĩ cũng như bất kỳ ngành nghề nào trong thế giới toàn cầu hóa, họ phải được tiếp xúc với nền y học tiên tiến để nâng cao hiểu biết, trình độ của bản thân. Để thực hiện điều đó, sinh viên Y khoa Đại học Tân Tạo đã được tiếp xúc với các bác sĩ quốc tế từ năm thứ nhất, đến năm thứ 3 các sinh viên đủ điểu kiện sẽ được gửi sang Mỹ thực tập.

Nguyễn Hồng Quân, sinh viên Khoa Y Tân Tạo kể về chuyến thực tập tại Mỹ của mình: "Tại Mỹ, chúng ta có thể truy cập hồ sơ y tế cá nhân ở khắp mọi nơi trên các thiết bị máy tính hay điện thoại di động. Khi là bác sĩ, bạn có thể xem tất cả các ghi chú của bác sĩ khác như dấu hiệu sống hàng ngày, các thủ thuật X-quang, CT scan, siêu âm,…. Sinh viên thực tập cũng có thể thêm ghi chú và y lệnh vào các bệnh án dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ chính."

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

vietnamnet

Nhóm SV Y TTU trò chuyện cùng Hạ nghị sĩ Peter Visclosky

Rèn luyện y đức khi đi thực tập

Hoàng Quốc Bảo thực tập tại Trung tâm Y khoa St Mary nói: "Tại Mỹ, bác sĩ phải giới thiệu bản thân cho bệnh nhân, giải thích các thủ thuật phải thực hiện. Sau đó, bác sĩ sẽ tóm tắt và kết luận mọi thứ với người bệnh. Khi làm bệnh sử và khám bệnh bác sĩ cần phải đặc biệt chú ý tới cảm xúc của người bệnh để cho họ cảm thấy thoải mái nhất." Bảo chia sẻ: "Sau chuyến đi em cảm thấy rất vui sướng vì những gì mình đã học được, và thêm quyết tâm theo đuổi ngành y."

Trong chuyến thực tập, sinh viên Y khoa Tân Tạo còn được gặp và nói chuyện với Hạ Nghị sĩ Peter Visclosky về các vấn đề y tế tại Việt Nam và Mỹ. Ông Peter Visclosky chia sẻ rất nhiều về cạnh tranh đầu vào tại các trường Y tại Mỹ. Ông còn tham vấn sinh viên về những điểm nổi bật cũng như hạn chế trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Mỹ cũng dự định của các bạn sau khi trở về Việt Nam.

vietnamnet

Nguyên Hồng Quân cùng nhóm bạn thực tập tại Hoa Kỳ đang nhập liệu báo cáo tình hình sức khoẻ bệnh nhân lên hệ thống EPIC

Như Quỳnh



Xem nguồn

Hành xử tuyệt vời của thầy dạy võ lan truyền cộng đồng mạng

Posted: 09 Aug 2016 03:31 AM PDT


 – Khi thấy cậu học trò vì quá sợ mà bật khóc, huấn luyện viên môn karate Sharath Jason Williams đã tạm dừng cả lớp lại để động viên và truyền cảm hứng cho cậu học trò nhỏ.

Khi ông Williams hỏi: "Tại sao em khóc?", cậu bé nói rằng, vì rất khó để đấm vỡ tấm bảng bằng tay trái nên em đã sợ đến mức bật khóc.

Ngay lập tức, ông ngồi xuống nói những lời truyền cảm hứng và động viên cậu học trò. "Em biết rằng trong cuộc sống sẽ có những thứ khó khăn hơn phải không?"

"Ta thấy việc em khóc chẳng sao cả. Ta cũng từng khóc. Em hiểu không?.. Là một người đàn ông da màu ở đất nước này, em sẽ cần một tinh thần kiên cường" – người thầy nói.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

"Em sẽ phải mạnh mẽ ở đây (chỉ vào đầu), hơn là ở đây (tay)".

"Khóc là tốt, để em có thể làm việc bất chấp cảm xúc đó. Và khi nó lại đến một lần nữa, em có thể đẩy nó sang một bên".

Và sau khi được thầy khuyến khích, cậu bé đã tự tin thực hiện thách thức và rất kỳ diệu là cậu học trò đã làm rất tốt ngay sau cú đấm đầu tiên.

Video tuyệt vời này ngay lập tức được lan truyền và ông thầy Williams nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng mạng. 

  • Nguyễn Thảo (Theo CNN)



Xem nguồn

Comments