Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Webometrics: từ xếp hạng website đến xếp hạng đại học

Posted: 07 Aug 2016 10:03 AM PDT


– Bảng xếp hạng đại học Webometrics đợt 2 năm 2016 vừa được công bố cuối tháng 7 vừa qua. Ngay sau khi có kết quả, trong nhiều ý kiến quan tâm, một số cho rằng đây chỉ đơn thuần xếp hạng các website đại học.

Thực tế, những ý kiến lo ngại về giá trị của xếp hạng này cũng đã xuất hiện từ một vài năm nay. Là người theo dõi sự ra đời của bảng xếp hạng này ngay từ những ngày đầu ra đời, xin được tổng hợp các tiêu chí đánh giá, sự biến đổi của chúng cũng như các nhận định của giới chuyên môn về ý nghĩa và cách thức sử dụng xếp bảng xếp hạng này.

Bảng xếp hạng đầu tiên về website đại học

Những lời chỉ trích webometrics chẳng qua chỉ là một xếp hạng website đại học thực ra là thừa; bởi tổ chức này chưa bao giờ không thừa nhận họ chỉ là một xếp hạng về website đại học cả. Bản thân tên gọi của Webometrics cũng đã phản ánh điều này: web xuất phát từ từ website và metrics nghĩa là các phép đo.

Mục tiêu xuyên suốt của những người khởi xướng ra bảng xếp hạng webometrics kể từ lần đầu tiên công bố năm 2004 cho đến nay là nâng cao chất lượng website; minh bạch hoá thông tin, chia sẻ tri thức; qua đó góp phần nâng cao chất lượng đại học.

Chất lượng Website theo cách tiếp cận của Webometrics không nên hiểu theo nghĩa chất lượng thẩm mỹ của website theo nghĩa thông thường, mà cần phải hiểu rộng hơn theo nghĩa tài nguyên online liên quan đến hoạt động của một trường đại học bao gồm 4 thành tố: (1) Mức độ xuất hiện (Presence): số lượng các website con (subwebsites) tương ứng với website chủ của một trường; (2) Mức độ ảnh hưởng (Impact): số lượng backlink từ các website khác trỏ về website của trường đang xem xét; (3) Mức độ mở (openess): số lượng file định dạng pdf, word, excel được công bố trên website ; và (4) Sự xuất sắc: dựa trên công trình khoa học công bố trên tạp chí thuộc danh mục Scopus.

Sự tương quan với các xếp hạng đại học quốc tế khác

Webometrics ra đời năm 2004 và ngay lập tức gây được sự chú ý của giới chuyên môn; mặc dù tại thời gian đó, cũng có khá nhiều bảng xếp hạng đại học toàn cầu uy tín khác ra đời như Xếp hạng đại học của Đại học Giao Thông Thượng Hải, Trung Quốc (ra đời năm 2003); Xếp hạng đại học của Đại học Leiden, Hà Lan (ra đời năm 2007 – ở Việt Nam, bảng xếp hạng này không được phổ biến lắm) và Xếp hạng Đại học của Tạp chí Times và Tổ chức QS (ra đời năm 2004 – đến 2010, Times và QS tách riêng để tự làm bảng xếp hạng cho riêng mình).

Sở dĩ thu hút được sự chú ý là bởi khác với các bảng xếp hạng còn lại chỉ đưa ra được thứ hạng từ 400-500 đại học hàng đầu thế giới, Webometrics khi mới ra đời, ngay lập tức đã công bố xếp hạng lên tới hơn 10,000 trường, trong đó bao gồm rất nhiều trường đến từ khu vực thế giới thứ 3 – vốn không bao giờ nghĩ có thể lọt được vào một bảng xếp hạng đại học toàn cầu nào.

Sở dĩ làm được điều này là bởi, khác với các bảng xếp hạng còn lại có sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu bằng minh chứng từ các trường, hoặc survey, Webometrics tiến hành khâu thu thập dữ liệu hoàn toàn trên mạng và nhờ vậy, khắc phục được điểm yếu cố hữu của các bảng xếp hạng nói chung: phạm vi hẹp.

So sánh bảng xếp hạng webometrics với các bảng xếp hạng khác thậm chí còn trở thành đề tài thảo luận cho giới nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục đại học.

Tiêu biểu trong số đó là một công trình nghiên cứu được 4 nhà khoa học Châu Âu thực công bố năm 2010 trên tạp chí Scientometrics (trắc lượng khoa học) – xem chú thích ở cuối bài.

Kết quả cho thấy, mặc dù có tiêu chí đánh giá khác nhau và cách thức thu thập dữ liệu khác nhau, vẫncó những sự tương đồng nhất định giữa Webometrics với các bảng xếp hạng còn lại nói chung; mặc dù nếu so sánh theo từng cặp thì cặp Webometrics và xếp hạng của Times – QS là có sự khác biệt lớn nhất.

Hướng tới một xếp hạng đại học có độ phủ toàn cầu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mặc dù có mục đích ban đầu thuần tuý chỉ là bảng xếp hạng website đại học, nhưng nhìn một cách tổng thể qua thời gian, có khá nhiều yếu yếu tố cho thấy Webometrics đã và đang hướng tới một bảng xếp hạng đại học thực thụ.

Đầu tiên là một đặc điểm "đậm chất giáo dục" (đã được điểm qua ở trên) đó là độ phủ lớn – lên tới hơn 10,000 trường đại học, phản ánh đúng xu hướng đại chúng hoá giáo dục đại học trong thời đại ngày nay, thay vì chỉ tập trung vào một vài trăm trường đại học tinh hoa. Đây là điều hầu hết các bảng xếp hạng toàn cầu khác không làm được.

Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc lại ý nghĩa mà Webometrics luôn chủ trương theo đuổi, đó là công khai thông tin, trong đó bao gồm cả các tài liệu học thuật trên mạng để mọi người có thể truy cập dễ dàng.

Chúng ta đều biết, trong mấy chục năm trở lại đây, quá trình thương mại hoá, dịch vụ hoá giáo dục đại học một mặt đem lại hệ sinh thái giáo dục đại học đa dạng hơn, giúp người học có nhiều lựa chọn và cơ hội học tập hơn; nhưng mặt khác nó lại biến nhiều sản phẩm tri thức (sách, công trình khoa học), vốn là hàng hoá công (ai cũng có thể tiếp cận được) thành hàng hoá tư (chỉ ai trả tiền mới tiếp cận được).

Trong bối cảnh đó, nỗ lực của Webometrics là rất đáng được ghi nhận.

Cuối cùng, không thể không kể đến việc liên tục cập nhật, cải tiến các chỉ số, quy trình đo lường, nguồn lấy dữ liệu của những người thực hiện Webometrics nhằm cung cấp một bảng xếp hạng tin cậy hơn, chính xác hơn.

Đơn cử gần nhất về sự cải tiến này là việc thay đổi nguồn lấy dữ liệu từ Google sang Google Scholar (trang web riêng biệt của Google dành riêng cho các ấn phẩm khoa học) đối với chỉ số Mức độ mở (openess).

Bằng thay đổi này, Webometrics đã loại bỏ được các yếu tố phi học thuật ra khỏi tính toán của mình, cụ thể: trước đây, với nguồn dữ liệu Google, một tài liệu hành chính – ví dụ đơn xin bảo lưu kết quả học tập của sinh viên nếu được thiết kế đúng cũng sẽ giúp trường đại học được tăng điểm cho chỉ số Openess; tuy vậy, với nguồn dữ liệu Google Scholar, phải là các công trình khoa học thực sự mới được tính điểm.

Sự thay đổi này cũng lý giải phần nào sự tụt hạng của các trường đại học (trong đó có khá nhiều đại học Việt Nam – xem Hình 1) ít hoặc không có văn hoá công bố công khai công trình khoa học trên các nguồn dữ liệu trực tuyến như Google Scholar hay Researchgate.

xếp hạng đại học

Nghiên cứu sinh Phạm Hiệp

*********

Chú thích: Aguillo, I. F., Bar-Ilan, J., Levene, M., & Ortega, J. L. (2010). Comparing university rankings. Scientometrics85, 1, 243-256.

Tin liên quan



Xem nguồn

Trường học không nhận học sinh đồng tính

Posted: 07 Aug 2016 09:20 AM PDT


– Một trường học liên cấp ở TP.HCM thông báo 'không nhận học sinh đồng tính, có xăm trổ phản cảm".

Cụ thể, trong thông báo tuyển sinh, nhà trường đưa ra 5 đối tượng không được trường nhận học, trong đó có quy định không nhận học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm không nhận ở nội trú.

Quy định của trường đang vấp phải sự phản đối của nhiều phụ huynh khi cho rằng quy định như vậy là kì thị người đồng tính.

đồng tính 

Phụ huynh Nguyễn Hải Nam, Phú Nhuận cho biết "Đây là vấn đề nhạy cảm. Nước ta hiện đã công nhận kết hôn đồng tính, cho thấy tất cả các giới tính đều công bằng, không phân biệt. Việc học sinh bị đồng tính không ai mong muốn, đó cũng là nỗi khổ của phụ huynh và học sinh. Trường học là đơn vị giáo dục phải tiến bộ và công bằng chứ không phân biệt"

Một phụ huynh khác cũng cho biết "không thể chấp nhận một đơn vị giáo dục lại kì thị người đồng tính"

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giám đốc quản lý học sinh của trường này xác nhận chính bà là người ra quy chế tuyển sinh nói trên. Bà cũng cho biết, trước đó vấn đề này đã được trường thực hiện nhưng không công khai, đây là lần đầu tiên trường công khai quy định này.

Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, việc trường quy định như vậy là làm trái với chủ trương. Sở sẽ đề nghị các đơn vị chuyên môn kiểm tra rà soát vấn đề này và có hướng giải quyết.

Liên quan đến vấn đề đồng tính, trước đó Quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự sửa đổi công nhận người đồng tính.

Cụ thể Điều 36 Bộ luật dân sự (sửa đổi) quy định: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính; Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính; Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật; Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.



Xem nguồn

Bộ trưởng Giáo dục: "Sửa Thông tư 30 phải tạo được hứng khởi cho thầy cô"

Posted: 07 Aug 2016 07:13 AM PDT


– Trao đổi với VietNamNet, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ không “cầm tay, chỉ việc” khi sửa đổi nội dung Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học cũng như việc tiếp tục triển khai mô hình trường học mới (VNEN) trong thời gian tới.

Phóng viên: Xin Bộ trưởng cho biết tinh thần chung của viêc sửa đổi Thông tư 30 sắp tới?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thông tư 30 và cả mô hình trường học mới VNEN là những nội dung cụ thể thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục được nêu tại Nghị quyết 29 của BCH TƯ. Thông tư 30 là cách đánh giá nhân văn, toàn diện, không chỉ chuẩn kiến thức năng lực mà còn đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh qua thời gian.

Qua thực tiễn áp dụng, chúng ta đã thấy được tác dụng tích cực. Học sinh năng động, sáng tạo hơn. Song thực tế cũng cho thấy còn nhiều hạn chế, bất cập, phần lớn thuộc về chủ quan.

Thông thường, một một mô hình đánh giá mới thì phải thí điểm từng bước để rút kinh nghiệm, sau đó mới nhân rộng nhưng Thông tư 30 lại được áp dụng đại trà ngay, dẫn đến bộc lộ nhiều hạn chế gây bức xúc trong xã hội.

Chẳng hạn, việc chuyển từ đánh giá bằng điểm sang đánh giá năng lực, sự tiến bộ của học sinh bằng những tiêu chí rất chung chung sẽ rất khó và vô hình trung tạo ra áp lực cho thầy cô.
Play

Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các đơn vị khoa học độc lập khảo sát đánh giá một cách nghiêm túc những điều được và chưa được của Thông tư 30.

Căn cứ trên kết quả nghiên cứu này, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi Thông tư 30 với tinh thần: Những điểm mới, tốt, hợp lý thì phát huy; còn những điểm chưa phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh các địa phương thì phải điều chỉnh cho dễ hiểu, dễ thực hiện và quan trọng nhất là phải tạo được sự hứng khởi cho thầy cô.

– Việc sửa đổi sẽ được tiến hành như thế nào thưa Bộ trưởng?

Việc sửa đổi nội dung Thông tư 30 vẫn đang được tiến hành. Có mấy điều cơ bản tôi yêu cầu phải sửa:

Thứ nhất, chuẩn kiến thức, chuẩn năng lực theo các khía cạnh là phải được nêu rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ.

Thứ hai, phải lượng hóa theo các mức độ qua để các cháu biết được sự tiến bộ qua thời gian.

Có thể các thầy cô không cho điểm cụ thể nhưng phải lượng hóa các mức A, B, C, D. Chúng ta cũng có thể không đánh giá từng ngày, gây áp lực cho thầy cô mà đánh giá theo chu kỳ 1 tháng hoặc 3 tháng để tổng hợp các khía cạnh năng lực, sự tiến bộ của học sinh và trao đổi với phụ huynh.

Cách tiếp cận là không "cầm tay, chỉ việc" mà chỉ đưa ra khung chuẩn để đánh giá. Như vậy vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục trong toàn quốc và bậc tiểu học nhưng cũng mở ra cho thầy cô sự sáng tạo.

Chính việc áp dụng máy móc không phù hợp với thực tiễn đã dẫn đến phản ứng như thời gian vừa qua.

– Khi nào có thể áp dụng thông tư đã sửa đổi, thưa Bộ trưởng?

 -Tôi đang đề nghị các đơn vị của Bộ phải hoàn tất việc sửa đổi và ban hành nga ytrong tháng 8 này, trước khi khai giảng năm học mới. Sau khi ban hành, các thày cô sẽ phải thực hiện, chứ hiện tại nhiều thầy cô vẫn ngại thay đổi và cũng không thay đổi được nên dẫn đến bức xúc.

Tới đây, Bộ cũng sẽ quy trách nhiệm rất cụ thể cho các tỉnh, các sở phải có trách nhiệm hướng dẫn, tuyên truyền để phụ huynh, thầy cô hiểu được tinh thần của thông tư mới để áp dụng cho tốt.

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng. Các cháu học sinh phải được học, được đánh giá một cách nhẹ nhàng, căn bản chứ không phải là nơi thí nghiệm các mô hình và cũng không phải là nơi để người lớn tranh luận với nhau.

Đổi mới không thể tốt ngay được mà cũng không thể tốt cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, tôi tin rằng xu hướng đánh giá theo Thông tư 30 có sửa đổi sẽ đi vào cuộc sống. Dần dần, các cháu học sinh, phụ huynh, giáo viên sẽ làm quen và việc đánh giá này sẽ trở thành bình thường.

– Một trong những vướng mắc của quá trình thực hiện Thông tư 30 là có các cấp quản lý trung gian, khiến việc triển khai không đúng tinh thần của thông tư. Bộ có chỉ đạo hay chế tài gì để khắc phục chuyện này?

– Tới đây, khi Bộ ban hành thông tư sửa đổi thì tất cả các sở, giáo viên phải thực hiện theo, không cần thêm cái gì nữa.

Quan điểm của tôi thông tư mới sẽ là khung để định hướng cho các thầy cô đánh giá còn quá trình đánh giá thì các thầy cô có quyền sáng tạo.

Sau một thời gian thực hiện, nếu phát hiện bất cập, Bộ sẽ tiếp tục chỉnh sửa. Đổi mới phải có quá trình cọ xát, nhất là đổi mới với con người thì càng cần quá trình thực tiễn khảo nghiệm để chỉnh sửa, bổ sung theo hướng càng ngày càng gần với thực tế.

Chỉ số quan trọng nhất là người học: Các cháu thấy vui tươi, tiến bộ, phụ huynh thấy phấn khởi, thầy cô thấy đam mê. Còn các chỉ số khác chỉ là trung gian.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khi thầy cô còn băn khoăn, phụ huynh bức xúc, các cháu khổ thì đó là thất bại.

Tôi tin với tinh thần này, Thông tư 30 có sửa đổi thì sẽ khắc phục được những bất cập hiện nay.

“Bộ còn cầm tay chỉ việc thì còn bức xúc”

– Sau nhiều năm thực hiện, ngay khi dự án mô hình trường học mới (VNEN) vừa kết thúc thì tại sao lại có hiện tượng một số tỉnh dừng lại, không triển khai mô hình này nữa?

– VNEN là một trong những đổi mới về tổ chức dạy học, chuyển từ cách dạy truyền thống độc thoại sang cách dạy hiện đại năng động, sáng tạo, đúng theo tinh thần NQ 29 của BCH TƯ.

Thực tế qua các năm thí điểm cũng thấy được nhiều điểm tích cực.

Tuy nhiên, mô hình này cũng đã xuất hiện những bất cập mà chủ yếu là do chủ quan.

Đầu tiên, do điều kiện áp dụng VNEN ở các vùng miền địa phương rất khác nhau. Nhưng rất nhiều nơi tham gia đăng ký thực hiện, nhiều nơi thành phong trào dẫn đến bất cập, thậm chí là lãng phí, không thiết thực. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện còn cứng nhắc, nhiều trường nhiều địa phương miễn cưỡng thực hiện, dẫn đến phản ứng trái chiều.
Play

Gần đây, một số tỉnh do công tác nhận thức tham mưu của các sở chưa nói hết được cái hay của VNEN cũng như điều kiện, cái hạn chế của địa phương đã đề nghị lên lãnh đạo địa phương áp dụng đồng loạt. Đó là một tư vấn không phù hợp, dẫn đến việc một vài địa phương quyết định tạm dừng mô hình này.

– Như vậy, chủ trương của Bộ là vẫn tiếp tục mô hình VNEN trong thời gian tới?

– Chủ trương của Bộ là phải sửa đổi. Tới đây, Bộ yêu cầu rút kinh nghiệm mô hình này, xây dựng khung để các trường, địa phương tham khảo.

Tùy theo điều kiện của từng trường, từng địa phương áp dụng các mức độ khác nhau.

Quan trọng nhất là các địa phương thấy việc áp dụng là phù hợp với mình, không đại trà, không ép buộc.

Nếu Thông tư 30 phải thực hiện thống nhất thì VNEN là mô hình mà địa phương thấy hay, thấy tốt thì sẽ dùng.

Tôi cũng rất mong chờ sự sáng tạo từ địa phương, cơ sở. Bộ GD-ĐT sẽ chỉ quản lý mục tiêu giáo dục, khung chương trình chung còn vẫn tạo độ linh hoạt cho các trường sáng tạo, đổi mới. Chất lượng giáo dục chỉ thực sự tốt khi các thầy cô và các địa phương đổi mới sáng tạo.

Quan điểm của tôi là chừng nào Bộ còn tập trung vào chỉ đạo theo hướng "cầm tay, chỉ việc" thì chừng ấy còn nhiều bức xúc.

Vì vậy, tôi đang có chỉ đạo rất quyết liệt đổi mới trước hết là tư duy từ những người quản lý giáo dục, ngay từ Bộ GD-ĐT.

Đây là điều không đơn giản nhưng tôi hy vọng sẽ thực hiện được.

– Qua việc thực hiện mô hình VNEN, Bộ sẽ làm thế nào để khắc phục tình trạng khi có dự án đổi mới giáo dục thì các cơ sở tham gia tích cực, nhưng khi dự án rút đi, cơ sở cũng dừng luôn?

– Chúng ta sẽ khắc phục bằng cách tiếp cận theo chương trình thay vì tiếp cận dự án như trước kia.

Chẳng hạn, để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT thì năm học mới, Bộ xây dựng 9 chương trình mới, căn cứ vào yêu cầu của từng chương trình sẽ rà soát lại các dự án, tránh trùng lặp.

Đồng thời, chúng tôi cũng xác định phân biệt rất rõ đâu là trách nhiệm của Chính phủ, của Bộ, đâu là của địa phương, còn lại là "xã hội hóa".

Căn cứ để cho mọi người tham gia vào giáo dục là phải có quy hoạch và có chương trình. Như vậy sẽ khắc phục được căn bản hiện tượng ai có tiền thì người đó sẽ làm dự án.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Hạ Anh – Lê Văn (Thực hiện)



Xem nguồn

Hà Nội: Khó có trường phổ thông nào đạt tiêu chí 40% GV dạy giỏi

Posted: 07 Aug 2016 01:31 AM PDT


Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, toàn thành phố hiện có 1.135 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó hệ thống trường công lập đạt chuẩn chiếm 52,7%. Bên cạnh đó, có 11 trường được công nhận trường chất lượng cao gồm: 2 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 1 trường THCS và 3 trường THPT. Ba trường chất lượng cao bậc THPT gồm: Nguyễn Tất Thành, Phan Huy Chú và Nguyễn Siêu. 14 trường hiện đang nỗ lực để vươn tới mục tiêu trường chất lượng cao.

Tại hội thảo, nhiều hiệu trưởng đề xuất điều chỉnh một số tiêu chí trong Luật thủ đô. Bà Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Tất Thành cho rằng, việc xây dựng trường chất lượng cao không phải theo tiêu chí của thành phố mà thực sự có ý nghĩa trong lòng dân. Rất khó có trường phổ thông nào đạt tiêu chí 40% GV dạy giỏi.

HS Trường Phan Huy Chú, Hà Nội trong giờ học tập trải nghiệm (ảnh: website nhà trường)

HS Trường Phan Huy Chú, Hà Nội trong giờ học tập trải nghiệm (ảnh: website nhà trường)

Theo hiệu trưởng này, tình trạng chung hiện nay là mỗi năm trường chỉ cử được 3 GV đi thi, mà ko phải ai cũng đoạt giải. Vì vậy, bà Thu Anh kiến nghị, trong 5 năm nữa, các trường chất lượng cao sẽ có tỉ lệ 20% giáo viên giỏi. Ngoài ra, bà Thu Anh đề xuất, các trường chất lượng cao phải tổ chức giảng dạy 1 số môn song ngữ, đặc biệt về các môn khoa học cơ bản.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Thu Phương, Hiệu phó Trường tiểu học Ban Mai (Hà Đông) đề xuất UBND TP điều chỉnh tiêu chí về đảm bảo chất lượng trường chất lượng cao. Theo bà Phương, tiêu chuẩn d/20/2013/QĐ-UBND yêu cầu: "80% trở lên học sinh xếp loại đạt giỏi, không quá 5% học sinh xếp loại trung bình". Tuy nhiên, học sinh tiểu học hiện nay đang được đánh giá theo thông tư 30, không có quy định đánh giá chất lượng học sinh trung bình.

Bà Trần Thị Hoàng Lâm, Hiệu trưởng Trường mầm non Đô thị Việt Hưng cũng cho biết, trường chất lượng cao phải đầu tư đồng bộ từ đồ dùng dạy học, thiết bị điện tử, phòng học chức năng, camera, bảng tương tác, khuôn viên, cây xanh, vườn hoa… đều đạt chuẩn. Tuy nhiên khi vào hoạt động, trường không đủ kinh phí chi trả cho giáo viên nên đề nghị TP tiếp tục hỗ trợ ngân sách hàng năm để đảm bảo chi trả 100% lương cho giáo viên.

Theo ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, sau 3 năm thực hiện Luật Thủ đô, Hà Nội đã phát đạt một số thành tựu khi triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia, xây dựng mô hình chất lượng cao đáp ứng nguyện vọng học tập của phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, mô hình trường chất lượng cao là mô hình mới, đặc biệt khi các trường tự chủ nên gặp không ít khó khăn trong chỉ đạo, quản lý, tài chính.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Thông tư 30 sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng gần với thực tế

Posted: 07 Aug 2016 12:49 AM PDT


Dự kiến Thông tư sẽ được ban hành trong tháng Tám để kịp thời áp dụng trong năm học mới. Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những chia sẻ với báo chí.

Thưa Bộ trưởng, được biết, Bộ GD&ĐT đã có chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 về đánh giá học tiểu học. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về chủ trương này?

– Trước hết, phải khẳng định Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học là một trong những nội dung cụ thể nằm trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29.

Có thể nói, đây là cách đánh giá rất nhân văn, toàn diện đối với học sinh bởi các em không chỉ được đánh giá chuẩn kiến thức, mà còn được đánh giá năng lực về mọi mặt; qua đó giúp học sinh chủ động hơn, sáng tạo hơn trong các hoạt động học tập của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập mà phần nhiều rơi vào yếu tố chủ quan và tổ chức đánh giá.

Chẳng hạn như: Điều kiện áp dụng Thông tư 30 phù hợp với lớp học khoảng 25 – 30 học sinh, nhưng thực tế, ở nhiều trường một lớp có thể lớn hơn con số này rất nhiều.

Mặt khác, công tác truyền thông đến giáo viên, học sinh chưa thực sự tốt. Đặc biệt, trước một chủ trương mới thì cần được tổ chức thí điểm, sau đó rút kinh nghiệm rồi mới có thể từng bước nhân rộng.

Vừa qua, việc triển khai thực hiện Thông tư này được áp dụng đại trà ngay nên bên cạnh những điểm tốt vẫn không tránh khỏi những nhược điểm gây bức xúc trong xã hội và tạo áp lực cho giáo viên.

Song cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, khi thực hiện Thông tư 30 đã có một số giáo viên có sức ý, ngại đổi mới hoặc hạn chế về năng lực nên chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới. Do đó phải phân tích được đâu là bất cập về chuyên môn, kỹ thuật và đâu là bất cập về ý thức và nhận thức của giáo viên.

Vậy tới đây Bộ sẽ sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 theo hướng nào – thưa Bộ trưởng?

 Khung chuẩn là định hướng để các thầy cô đánh giá, còn trong quá trình thực hiện cần sự sáng tạo của các thầy, cô. Đã là đổi mới thì phải có quá trình, có cọ xát thực tế. Quan điểm của Bộ sẽ chỉnh sửa theo hướng gần với thực tế. Chỉ số quan trọng nhất vẫn là các cháu thấy vui tươi, tiến bộ từng ngày, phụ huynh phấn khởi và thầy, cô thấy tự tin và ngày càng yêu nghề.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

– Trước hết, chúng tôi chỉ đạo cần rút kinh nghiệm và đánh giá lại một cách nghiêm túc việc áp dụng trong thời gian qua. Quan điểm của Bộ là những điểm nào tốt, hợp lý thì kiên quyết phát huy, những điểm nào chưa phù hợp với thực tiễn thì phải điều chỉnh, sửa đổi trên tinh thần lắng nghe, cầu thị.

Theo đó, điều chỉnh để làm sao dễ nhớ, dễ thực hiện và quan trọng là tạo được hứng khởi cho các thầy, cô giáo khi đánh giá học sinh. Từ đó, các thầy cô có thể tự nâng cao kiến thức sư phạm và bắt tay vào công cuộc đổi mới.

Để thực hiện được điều này, cần phải chuẩn bị về cơ sở vật chất, trường lớp, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là sổ đánh giá điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy cô phát huy được năng lực, sáng tạo trong quá trình thực hiện.

Riêng đối với bậc tiểu học, vai trò của phụ huynh rất quan trọng nhưng phần lớn lại chưa có kinh nghiệm. Vì thế tới đây, cách đánh giá như thế nào để phụ huynh cùng tham gia một cách thuận lợi nhất là vấn đề chúng tôi đang đặt ra.

Đánh giá toàn diện là tốt nhưng trong từng năng lực cũng phải định lượng thì mới biết được sự tiến bộ của các con qua từng ngày. Chẳng hạn, có thể xếp theo các mức A, B, C, D… Theo đó, mức A tương ứng với học sinh xuất sắc, mức B là khá, mức C – trung bình…

Khi khen giáo viên tuyệt đối không được khen "từng mặt". Chẳng hạn: Khi khen về sự năng động, sáng tạo của một em học sinh nào đó, thì phải khen rõ ràng về sự sáng tạo ấy chứ không được khen: "về mặt năng động, sáng tạo…".

Giáo dục toàn diện nên thể hiện từng điểm và khen về cái gì thì phải rất rõ và căn cứ vào định lượng để khen, nếu không lại trở thành cảm tính.

Ngoài ra, cũng không nên yêu cầu giáo viên quá cầu toàn trong đánh giá hằng ngày vì điều này có thể làm các thầy, cô cảm thấy quá tải. Giáo viên có thể đánh giá theo chu kỳ 1 tháng, hoặc 3 tháng để tổng hợp các khía cạnh, năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Sau đó giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh chứ không nhất thiết hằng ngày phải ghi sổ sách, như thế lại trở thành máy móc.

Quan điểm của Bộ là không theo hướng cầm tay chỉ việc. Khi đã có khung chuẩn để đánh giá, giáo viên sẽ tùy theo sự tiến bộ của học sinh mà áp dụng cách đánh giá của mình theo phương châm: linh hoạt, sáng tạo, không cứng nhắc, dập khuôn theo kiểu 63 tỉnh, thành đều giống nhau nhưng tất nhiên vẫn phải đảm bảo theo khung chuẩn.

Theo Bộ trưởng, những sửa đổi, bổ sung theo hướng nêu trên liệu có khắc phục được những bất cập hiện nay hay không? 

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Riêng đối với bậc tiểu học, tôi đánh giá rất cao vì đây là bậc nền tảng. Do đó, các cháu phải được học, được dánh giá hết sức nhẹ nhàng và căn bản.

– Hiện tôi đã nhận được bản báo cáo chỉnh sửa, bổ sung, giải trình về Thông tư 30. Về cơ bản là được, tuy nhiên tôi yêu cầu phải tiếp tục sửa đổi theo hướng chuẩn kiến thức, chuẩn năng lực phải rõ, phù hợp với lứa tuổi.

Chẳng hạn như: Để học sinh tiểu học hiểu được về lòng yêu nước, thì nên cụ thể, rõ ràng theo các tiêu chí như: yêu ông bà, bố mẹ, kính trọng thầy, cô…. Những tiêu chí này đọc lên là hiểu ngay, chứ nếu chỉ nói là yêu nước thì các em không thể hiểu hết nội hàm.

Điều tôi muốn nói là mức độ đánh giá phải lượng hóa để biết được ngày hôm nay các em tiến bộ hơn ngày hôm qua ở điểm nào. Còn nếu chỉ nhận xét chung là tiến bộ thì chưa được, mà khoa học giáo dục là phải có đo lường chất lượng tiến bộ.

Hiện chúng tôi đang tiếp tục yêu cầu chỉnh sửa và khi nào sửa xong sẽ lấy ý kiến của các thầy, cô giáo, sau đó mới xem xét và ban hành.

Quan điểm của chúng tôi là: Khi Thông tư mới được ban hành thì giáo viên, phụ huynh đọc lên thấy dễ hiểu, dễ làm là được, còn khi đọc lên mà vẫn thấy rối rắm thì chứng tỏ là chưa được.

Đây là việc nếu so với các nhiệm vụ giáo dục khác thì không phải lớn, nhưng lại nhạy cảm và rất cơ bản vì nó liên quan đến hàng triệu thầy, cô giáo và học sinh. Vì vậy làm tốt việc này sẽ có được nền tảng tốt và tạo được hiệu ứng tốt đối với xã hội.

Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 lần này, ngoài việc tiếp thu ý kiến từ dư luận xã hội, Bộ có tham khảo ý kiến của các nhà khoa học hay không, thưa Bộ trưởng?

 Nếu giáo viên không cho điểm số cụ thể như: điểm 9, 10 hay điểm 4, 5 nhưng giáo viên cũng có thể đánh giá học sinh ở mức A, B, C, D. Đành rằng là không công khai từng cháu với nhau nhưng bản thân các cháu và bố mẹ phải biết được để theo dõi được con mình trong tháng này tiến bộ như thế nào, đạt bao nhiêu mức A, B, C, hay D.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

– Chắc chắn là không thể không tham khảo ý kiến của các nhà khoa học. Tôi đã giao nhiệm vụ này cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Hiệp hội các trường Đại học Sư pham, chuyên gia của các trường ĐHSP nghiên cứu một cách căn cơ, độc lập với các nhà quản lý. Các nhà quản lý chỉ có trách nhiệm thẩm định.

Tới đây, khi việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện, tôi cũng sẽ giao cho các nhà chuyên môn độc lập, không bị áp lực bởi các nhà quản lý để thẩm định nhằm đảm bảo tính khách quan trước khi văn bản được ban hành.

Trong năm học 2016 – 2017 này, giáo viên và học sinh có được thụ hưởng ngay những điều chỉnh, bổ sung mới của Thông tư 30 hay không, thưa Bộ trưởng?

– Tôi đang đề nghị trong tháng Tám sẽ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung để áp dụng ngay trong năm học mới và tôi sẽ trực tiếp ký. Cũng sẽ có hướng dẫn thực hiện và tuyên truyền để giáo viên, phụ huynh hiểu và bắt tay vào thực hiện.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!



Xem nguồn

Bé trai 10 tuổi đạt IELTS 7.0 và câu chuyện đam mê ngoại ngữ

Posted: 06 Aug 2016 09:19 PM PDT


Mới học lớp 4, Nguyễn Vương Khải An (Trường tiểu học Lê Lai, quận Tân Phú, TP HCM), đạt điểm thi IELTS 7.0. Khải An cho biết, em rất thích tiếng Anh và học ngoại ngữ này hàng ngày.

Từng đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và nhiều giải thưởng của trường, lớp liên quan môn tiếng Anh, mới đây, Khải An lọt top 5 Voice of The Week 8-IELTS do VTV7 tổ chức và đạt kết quả thi IELTS Academic 7.0 khiến nhiều người nể phục.

Thành tích vượt trội 

Sinh ra trong gia đình có bố là kỹ sư tin học, mẹ làm về quản trị kinh doanh, từ nhỏ, Khải An đã thể hiện là đứa trẻ thông minh, ham học hỏi.

IELTS, ngoại ngữ, tiếng Anh

Bảng thành tích, bằng khen của cậu bé 10 tuổi. 

Theo anh Nguyễn Hùng Cường, bố Khải An, ngay từ khi 1 tuổi, con anh đã có thể đọc, nhận diện hết bảng chữ cái và những con số. Đến khi 3 tuổi, bé  bắt đầu đọc sách, báo. Cũng kể từ đó, chính anh là người dạy bé những chữ cái tiếng Anh đầu tiên mình biết, chứ không cho con theo học thêm tại trường, lớp nào.

"Lúc đầu, gia đình không nghĩ cháu có khả năng ngôn ngữ. Khi dạy con ghép chữ tiếng Việt lúc 2 tuổi, tôi nhận thấy An học rất nhanh. Tôi dạy cháu đọc tiếng Việt, sau đó là tiếng Anh. Bé có trí nhớ rất tốt và phát âm chính xác. Vợ chồng tôi thường xuyên mua sách về hướng dẫn con tự học", anh Cường cho hay.

Bước vào lớp 1, Khải An đã có chứng chỉ tiếng Anh đầu tiên dành cho người mới học. Sau đó, từ lớp 2 đến lớp 4, bé có nhiều chứng chỉ khác như tham dự những khóa thi TOEFL Junior lấy bằng B1, B2.

Trong những năm tiểu học, Khải An luôn đứng đầu các cuộc thi Olympic tiếng Anh online cấp trường và thành phố. Ngoài ra, năm lớp 4, em xuất sắc đoạt giải thưởng Out Standing Critical Thinking Award trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh có tên "SPEAKING-A-BOUT Competition 2015", do Học viện tiếng Anh IvyPrep tổ chức. Đây là giải thưởng đặc biệt cho những thí sinh có tư duy phản biện tốt nhất cuộc thi.

“Bí quyết học tiếng Anh của em là… không có bí quyết gì cả. Em chỉ biết mình rất thích học tiếng Anh và duy trì đều đặn mỗi ngày để tạo thành thói quen nuôi dưỡng đam mê”, Khải An chia sẻ.

Gia đình định hướng Khải An học IELTS Academic từ đầu tháng 4/2016. Với tốc độ học và hiểu nhanh, bé đã học gần như hết các giáo trình. Đến cuối tháng 7 vừa qua, An đạt điểm thi IELTS Academic 7.0 với điểm Speaking 8.0, điểm Listening 6.5, Reading 7.0, Writing 5.5.


Không phải con nhà nòi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sinh ra trong gia đình có bố mẹ làm nghề nghiệp không liên quan nhiều tiếng Anh, nhưng Khải An lại có năng khiếu ngoại ngữ từ khi rất nhỏ. Điều quan trọng, khi nhận ra khả năng của con, bố mẹ đã lên kế hoạch định hướng kỹ để tạo thói quen tự học và tìm hiểu cho bé.

Bố Khải An chia sẻ, anh không phải thầy giáo dạy tiếng Anh, cũng không phải nhà tâm lý học. Nhưng, anh nghĩ, hơn ai hết, cha mẹ là người hiểu rõ con mình nhất, từ đó có thể khuyến khích, động viên bé học tập theo sở thích cá nhân.

Kể từ khi phát hiện năng khiếu của con trai, anh Cường cùng gia đình đã định hướng cách tự học, tìm kiếm thông tin cho bé qua sách, báo, tivi, cũng như luôn bên cạnh chỉ dẫn, giải đáp thắc mắc.

"Lúc cháu còn nhỏ, gia đình tôi cố gắng duy trì 15 – 20 phút học tiếng Anh. Đến khi cháu 8, 9 tuổi, thời gian học ngoại ngữ khoảng 30 phút mỗi ngày", bố bé An cho hay.

Hiện nay, Khải An có lịch học 2 ngày/tuần tại trung tâm tiếng Anh. Ngoài ra, sau khi làm xong bài tập các môn khác ở trường, mỗi ngày, bé đều nghe và đọc sách tiếng Anh khoảng 1 tiếng. Dịp cuối tuần, gia đình thường để cháu thư giãn, đi chơi, gặp gỡ bạn bè.

Nhiều người ngưỡng mộ và thắc mắc về bí quyết đạt điểm thi IELTS cao như vậy trong khi tuổi còn rất nhỏ. Bố Khải An cho biết: "Cả gia đình và cháu cũng không có bí quyết gì đặc biệt. Một phần nhờ năng khiếu, phần lớn là thói quen và định hướng từ nhỏ. Điều quan trọng nhất, tình yêu thương và lòng kiên trì của cha mẹ với con chính là phương pháp giúp ích cho bé", anh Cường chia sẻ.

Được biết, ngoài năng khiếu về ngoại ngữ, Khải An có thể chơi nhiều loại nhạc cụ như guitar, trống để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học ở trường và ở nhà.

Cô Trần Thi Khanh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lai nhận xét: Khải An là học sinh có năng lực và kiến thức học thuật, hàn lâm tốt hơn nhiều so với tuổi của cháu. Cô cũng mong ước, Khải An có được môi trường và điều kiện tốt để phát triển khả năng của mình.

Cũng theo gia đình cho biết, bé Khải An sẽ theo học tại Trường Quốc Tế Việt Úc (VAS) theo học bổng được cấp cho những học sinh tài năng vào năm lớp 5.


Theo Zing



Xem nguồn

Sắp giao lưu trực tuyến về cơ hội học đại học quốc tế với thí sinh từ 17 điểm

Posted: 06 Aug 2016 07:53 PM PDT


Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp

Cùng với xu thế hội nhập thế giới nói chung và hội nhập giáo dục nói riêng, các mô hình giáo dục tiên tiến, trong đó tiêu biểu là các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ra đời đã mang đến cho người học cơ hội trải nghiệm trong môi trường giáo dục tiêu chuẩn quốc tế.

Tại đây, sinh viên được tạo điều kiện để xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện thông qua việc kết hợp phát triển cá nhân và phát triển khả năng tự học. Sinh viên được học thông qua việc giải quyết các vấn đề của môn học từ đó khuyến khích kỹ năng hợp tác, trao đổi, phản biện và sáng tạo – những tiêu chí quan trọng của một người học chủ động.

Công nghệ và khoa học sẽ thay đổi và những người trẻ tuổi sẽ phải đối mặt với những thách thức và tình huống mới trong sự nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các nhà tuyển dụng Việt Nam và quốc tế đều cần những nhân viên chủ động và có khả năng tự bổ sung kiến thức để phát triển lâu dài.

Là chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Anh quốc đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện, với hơn 10 năm kinh nghiệm, chương trình Cử nhân quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một cơ hội lựa chọn cho những bạn trẻ mong muốn được lĩnh hội nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng những nhu cầu của hội nhập quốc tế ngay tại Việt Nam.


Giảng viên và sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU trong giờ học.

Giảng viên và sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU trong giờ học.

Hiện nay, chương trình đang có gần 1.000 sinh viên theo học; đã tuyển sinh khóa thứ 12 với ba ngành đào tạo là ngành Quản trị kinh doanh (hợp tác với Trường Quốc tế TEG, Tổ chức Pearson và Đại học Sunderland); và ngành Ngân hàng Tài chính, Ngành Quản trị kinh doanh quốc tế (hợp tác với Đại học West of England). Chương trình có tính liên thông cao, được hơn 50 trường đại học ở Vương quốc Anh và nhiều trường đại học ở Singapore và Mỹ, Úc công nhận chuyển tiếp.

Từ năm 2009 đến nay, Chương trình Cử nhân quốc tế liên tục được Tổ chức khảo thí và kiểm định chất lượng quốc tế của Vương quốc Anh, xếp hạng cao nhất trong số các chương trình cử nhân quốc tế của Vương quốc Anh tại Việt Nam. Với sự kiểm định chặt chẽ của các trường đối tác, chương trình cử nhân quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được đánh giá là một trong những chương trình liên kết có chất lượng đào tạo tốt nhất ở Việt Nam.

Theo cuộc khảo sát sinh viên tốt nghiệp được thực hiện năm 2015, kết quả cho thấy 95% sinh viên đã tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo sau 3 tháng tốt nghiệp, trong đó có 57% làm việc trong các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước và DN tư nhân trong nước; 11% trong các cơ quan quản lý nhà nước và 32% trong các tổ chức nước ngoài, các trường đại học. 30% sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đã và đang học cao học chủ yếu là tại Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Với kết quả nổi trội trong đào tạo, Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang ngày càng nhận được sự tin tưởng của đông đảo các bậc phụ huynh và các em học sinh. Đặc biệt, trong điều kiện giới hạn số nguyện vọng lựa chọn trường đại học theo quy định của Bộ GD-ĐT năm 2016, thêm một lần nữa chương trình thể hiện đúng tính chất là một cơ hội mở và luôn tạo điều kiện tối đa cho sự lựa chọn của các bạn trẻ khi không yêu cầu thí sinh phải nộp bản gốc giấy báo điểm kỳ thi THPT quốc gia.

Để dự tuyển vào chương trình, học sinh đã tốt nghiệp THPT sẽ tham gia kỳ thi tuyển đầu vào bao gồm bài luận, kiến thức tổng hợp, phỏng vấn trực tiếp và bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh. Kỳ thi kiến thức tổng hợp được thiết kế tương tự như kỳ thi SAT của Mỹ với 3 nội dung thi Toán, tiếng Việt và Logic, đánh giá tổng hợp những kiến thức, khả năng ngôn ngữ và tư duy học được trong suốt 12 năm để phù hợp với sinh viên sau này học về kinh tế, tài chính, marketing và quản trị.

Để ghi nhận những nỗ lực của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, những thí sinh có tổ hợp điểm 3 môn thi cao nhất trong đó có Toán hoặc Ngữ Văn từ 17 điểm trở lên được dùng tổ hợp điểm thay thế cho bài thi này. Phần phỏng vấn với Hội đồng gồm có cán bộ nhà trường và đại diện doanh nghiệp sẽ đánh giá các em cả về mặt học thuật lẫn các tố chất tiềm năng cho các nhà quản lý. Điểm xét tuyển là tổng hợp của điểm trung bình lớp 12, điểm thi đại học hoặc Kiến thức tổng hợp, và điểm phỏng vấn.

Với những ưu điểm của một quy trình đánh giá năng lực tiên tiến, từ đó tạo cho người học cơ hội được khám phá và phát triển bản thân mình một cách toàn diện, việc lựa chọn tham dự chương trình chính là cách để các bạn trẻ khẳng định quyết tâm trở thành những công dân toàn cầu trong thời đại mới.

Sinh viên IBD@NEU hào hứng trong các hoạt động ngoại khóa.

Sinh viên IBD@NEU hào hứng trong các hoạt động ngoại khóa.

Để cung cấp cho bạn đọc thông tin cụ thể và đầy đủ về những cơ hội học tập trong Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, báo Dân trí tổ chức giao lưu trực tuyến: "Học đại học quốc tế – Lựa chọn thời hội nhập" vào 14h ngày thứ hai, 8/8.

Với khách mời là các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, cùng góc nhìn khách quan từ những trải nghiệm thực tế của cựu sinh viên đã tốt nghiệp, chương trình sẽ đem lại góc nhìn đa chiều về những điểm ưu việt cũng như những thách thức để thành công trong môi trường đào tạo quốc tế.

Các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến gồm: TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; GS Ray Priest – Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh và bạn Nguyễn Đức Chính, Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, sinh viên khóa 5 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU.


TS Đồng Xuân Đảm - Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế.

TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế.


GS Ray Priest - Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh.

GS Ray Priest – Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh.


Bạn Nguyễn Đức Chính (thứ hai, bên phải) - Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, Sinh viên khóa 5 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU

Bạn Nguyễn Đức Chính (thứ hai, bên phải) – Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, Sinh viên khóa 5 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU

Mời bạn đọc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp



Xem nguồn

Ngưỡng mộ chàng trai 9X có 14 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI

Posted: 06 Aug 2016 07:11 PM PDT


Chàng trai quê nghèo tới giải thưởng Nguyễn Văn Đạo

Giải thưởng mang tên GS.VS Nguyễn Văn Đạo, nhà Cơ học lỗi lạc của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội Cơ học Việt Nam và cũng là Giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN.

Sau khi ông mất, Hội Cơ học Việt Nam đã thành lập quỹ Nguyễn Văn Đạo để tặng thưởng cho những nhà cơ học trẻ tài năng, có đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đã trở thành giải thưởng có uy tín và danh giá nhất của ngành Cơ học hiện nay. Giải thưởng Nguyễn Văn Đạo lần thứ nhất được trao cho TS. Nguyễn Xuân Hùng (Giảng viên ĐH KHTN – ĐHQG TPCM) năm 2011, và lần thứ 2, được trao cho TS Lê Đình Tuân (giảng viên ĐH Bách khoa TP HCM), năm 2014.

Giải thưởng lần này, Hội Cơ học Việt Nam vừa quyết định trao giải thưởng tài năng Cơ học Nguyễn Văn Đạo lần thứ 3, năm 2016 cho Trần Quốc Quân – nghiên cứu sinh của Phòng Thí Nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến, Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa – Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN vì những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.


Trần Quốc Quân (ngoài cùng bên trái) cùng với thầy giáo và các bạn của mình

Trần Quốc Quân (ngoài cùng bên trái) cùng với thầy giáo và các bạn của mình

Trần Quốc Quân sinh năm 1991, tại gia đình nghèo tại Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Thủ khoa Cơ học Kỹ thuật của Đại học Công nghệ, ĐHQGHN năm 2013.

Ngay từ khi học ở năm thứ 2 ở trường Đại học Công nghệ, Trần Quốc Quân đã bắt đầu tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức. Sau khi tốt nghiệp đại học bậc kỹ sư , Quân được chuyển tiếp làm NCS. Những công trình nghiên cứu của NCS Trần Quốc Quân liên quan đến vật liệu composite chức năng FGM và nano composite. Những đóng góp chủ yếu của các công trình này bao gồm những kết quả chính như sau:

Thứ nhất, các công trình này đã giải quyết thành công bài toán nghiên cứu ổn định tĩnh và đáp ứng động lực học của vỏ composite FGM hai độ cong trên nền đàn hồi chịu các tải cơ, nhiệt và cơ – nhiệt đồng thời. Các tính chất hiệu dụng của các kết cấu được giả sử biến đổi qua chiều dày thành vỏ theo hàm luật luỹ thừa với các lớp khác nhau (kim loại-gốm, kim loại-gốm-kim loại hoặc gốm-kim loại-gốm).

Các tính chất vật liệu thành phần của vật liệu được xét trong cả hai trường hợp độc lập với nhiệt độ và phụ thuộc vào nhiệt độ và đã sử dụng cả lý thuyết vỏ cổ điển cũng như lý thuyết vỏ có biến dạng trượt bậc cao (đến bậc 3).

Thứ hai, giải quyết thành công bài toán vỏ hai độ cong được gia cường bằng các gân dọc và ngang dưới tác động của nhiệt độ. Đây là bài toán phức tạp, vì dưới tác động của nhiệt độ, cả vỏ và gân đều bị biến dạng.

Đồng thời đã nghiên cứu ảnh hưởng của các kích thước hình học, tính không hoàn hảo về hình dáng ban đầu, gân gia cường và nền đàn hồi đến ổn định tĩnh và động phi tuyến của vỏ FGM hai độ cong. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây cũng là những công bố sớm đầu tiên về ổn định của vỏ FGM có gân dưới tác động của nhiệt độ.

Thứ ba, đã nghiên cứu ổn định phi tuyến của các kết cấu vỏ hai độ cong FGM áp điện chịu tải trọng điện (piezoelectric FGM): Xác định lực tới hạn, đường cong lực-độ võng, tần số tự nhiên, đáp ứng động học của các kết cấu vỏ hai độ cong FGM áp điện.

Ở kết quả số, ảnh hưởng của các kích thước hình học, tính chất vật liệu, tính không hoàn hảo về hình dáng ban đầu, gân gia cường, nền đàn hồi và tải điện đến ổn định phi tuyến của vỏ FGM áp điện được xác định.

Liên quan đến piezoelectric FGM là các bài toán mới và hiện đại trong lĩnh vực cơ học hiện nay và theo như hiểu biết của chúng tôi có thể đây là công bố đầu tiên về ổn định của vỏ FGM áp điện của các nhà khoa học ở Việt Nam.

Cuối cùng, nghiên cứu tính toán ổn định phi tuyến của nanocomposite polyme 3 pha. Vật liệu composite 3 pha được nghiên cứu là composite bao gồm pha nền polyme (polyester, vinylester, epoxy), sợi (thủy tinh, cacbon) và bổ sung thêm pha thứ ba là các hạt gia cường (là các hạt titan oxit) với các phương án chọn tỷ lệ trộn nền, sợi và hạt khác nhau.

Sử dụng các kết quả tính toán các mô đun đàn hồi cũng như hệ số giãn nở nhiệt cho composite polyme 3 pha của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, các công trình đã tính toán ổn định tĩnh và động cho các kết cấu tấm, panel và chỉ ra mối quan hệ ứng xử của vật liệu và kết cấu phụ thuộc vào tính chất và tỷ lệ trộn của các vật liệu thành phần, điều này cho phép có thể dự đoán được khả năng chịu tải của vật liệu và kết cấu, cũng như có thể chủ động thiết kế chế tạo vật liệu mới đáp ứng các điều kiện khai thác mong muốn.

Vươn tầm quốc tế

Trưởng thành trong nhóm nghiên cứu mạnh của Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến – thực hiện gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu, dưới sự lãnh đạo khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, chỉ riêng NCS Trần Quốc Quân đã công bố 21 bài báo và báo cáo khoa học, với 14 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI, trong đó có 8 bài ISI với chỉ số IF lớn hơn 2 (với 3 bài có chỉ số IF lớn hơn 3.8). Đây là những kết quả nghiên cứu xuất sắc với NCS tuổi đời còn rất trẻ và đào tạo 100% tại Việt Nam.


Trần Quốc Quân với thầy giáo, GS Nguyễn Đình Đức

Trần Quốc Quân với thầy giáo, GS Nguyễn Đình Đức

Ngoài ra, bài toán ổn định phi tuyến và đáp ứng động lực học là những vấn đề được quan tâm và có ý nghĩa quan trong, thiết thực trong lĩnh vực cơ học kết cấu. Các kết quả nhận được trong phân tích ổn định của các kết cấu làm từ vật liệu có cơ tính biến đổi sẽ cung cấp các thông tin quan trọng trong việc thiết kế, đảm bảo cho kết cấu hợp lý khi chế tạo và an toàn khi khai thác sử dụng.

Hơn nữa các kết quả nhận được là dưới dạng giải tích (dạng hiển), do đó nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà thiết kế, chế tạo kết cấu FGM, xây dựng các công trình sử dụng vật liệu FGM, giúp cho các nhà thiết kế, chế tạo, xây dựng,…có thể lựa chọn phù hợp, chính xác sự phân bố vật liệu thành phần trong FGM cũng như các tham số của kết cấu và nền để vừa phát huy được khả năng chịu tải, khả năng kháng nhiệt ưu việt của vật liệu trong môi trường nhiệt độ cao, lại vừa hạn chế được khả năng rạn nứt hoặc phá huỷ của kết cấu có thể xảy ra khi chịu tải cơ lớn, cũng như lựa chọn vật liệu nền hợp lý.

Thành công của Trần Quốc Quân góp phần khẳng định sự lớn mạnh và hội nhập quốc tế của ngành Cơ học Việt Nam và chất lượng đào tạo tiến sỹ theo các chuẩn mực quốc tế tại ĐHQGHN.

Nhật Hồng



Xem nguồn

Chủ tịch tỉnh Quảng Bình khen thưởng “chàng trai vàng” Vật lý Quốc tế

Posted: 06 Aug 2016 06:28 PM PDT


Video: Chia sẻ của "Chàng trai vàng" Vật lý Quốc tế 2016

Tại buổi lễ, lãnh đạo HĐND tỉnh, Sở GD&ĐT và Hội Khuyến học tỉnh đã tặng hoa chúc mừng em Quỳnh.

Phát biểu tại lễ trao thưởng, ông Nguyễn Hữu Hoài – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình ghi nhận những kết quả to lớn mà em Quỳnh đạt được, mang vinh dự về cho tỉnh nhà, đồng thời mong muốn các cấp, chính quyền địa phương, nhà trường, gia đình sẽ tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện để em Quỳnh rèn luyện để sau này đạt nhiều thành tích hơn nữa.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài tặng bằng khen cho em Nguyễn Thế Quỳnh

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài tặng bằng khen cho em Nguyễn Thế Quỳnh

Trước sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, em Nguyễn Thế Quỳnh đã bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và các sở, ban, ngành: "Cháu rất vui mừng khi được lãnh đạo tỉnh và các cấp, ban ngành quan tâm, đây là một niềm vui to lớn đối với bản thân cháu. Không biết nói gì hơn cháu xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi người, cháu hứa sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa để góp phần xây dựng quê hương Quảng Bình chúng ta. Cháu mong rằng thời gian tới sẽ tiếp tục được sự quan tâm của các cô, các bác, các chú để có thể học tập và rèn luyện thật tốt", Quỳnh chia sẻ.

Trước đó, tại cuộc thi Olympic Vật lý Quốc tế được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ từ ngày 10 – 18/7, Nguyễn Thế Quỳnh đã xuất sắc giành huy chương vàng với tổng số điểm đạt được là 40,8/50 và là một trong hai thí sinh của đoàn Việt Nam giành HCV.

Đặng Tài



Xem nguồn

Đề xuất mở câu lạc bộ các trường đại học

Posted: 06 Aug 2016 05:46 PM PDT



Vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có buổi làm việc với Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có buổi làm việc với Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Tại buổi làm việc, GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã trao đổi với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ một số nội dung như cơ cấu giáo dục Việt Nam; Xã hội hóa phát triển giáo dục; Vấn đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học; Cải tiến quản lý giáo dục; Mở rộng việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học thông qua việc triển khai đồng bộ các chủ trương của Chính phủ; Vấn đề sư phạm và giáo viên; Công tác kiểm định chất lượng.

Theo đó, GS Trần Hồng Quân cũng đề xuất với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ để Hiệp hội được mở các câu lạc bộ các trường đại học theo chuyên môn hoặc theo vùng miền, tổ chức bồi dưỡng cán bộ cho các cơ sở đào tạo, hỗ trợ một số cơ sở đào tạo đại học nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh, triển khai hoạt động kiểm định chất lượng ở một số cơ sở giáo dục đại học…


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Sau khi lắng nghe các ý kiến của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi lại theo từng vấn đề cụ thể. Đối với việc tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ trưởng khẳng định, đây là việc quan trọng, vì phải làm được việc này mới có thể tiến hành được những việc tiếp theo.

Công tác quy hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng và kiểm định chất lượng, theo Bộ trưởng là những vấn đề hết sức cấp thiết, Bộ sẽ tiếp nhận sự tư vấn của Hiệp hội để cùng đồng thuận trong quá trình triển khai.

"Sắp tới, Bộ sẽ tiến hành rất mạnh công tác kiểm định chất lượng đại học, đây là lộ trình bắt buộc. Các trường đã đến lúc phải mạnh dạn kiểm định chất lượng, xếp hạng. Điểm mấu chốt của một trường đại học không phải là bao nhiêu điểm đầu vào, được thành lập bao giờ mà là thể trạng và trí lực" – Bộ trưởng nêu rõ.

Các vấn đề liên quan đến kỳ thì THPT, hệ thống các trường dân lập, tư thục cũng được Bộ trưởng làm rõ tại buổi làm việc. Các đề xuất của Hiệp hội như thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục; thành lập các câu lạc bộ các trường đại học, cao đẳng; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học… đều đã được Bộ trưởng trao đổi trên tinh thần ủng hộ về chủ trương.

PV



Xem nguồn

Comments