Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


TPHCM đề xuất xem lại “lệnh” cấm dạy thêm trong trường học

Posted: 12 Aug 2016 09:49 AM PDT


Kiến nghị được đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 của ngành giáo dục thành phố.

Buổi tổng kết có sự tham dự của ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TPHCM, người quyết liệt với việc cấm dạy thêm, học thêm trong trường học.

Trường học ở TPHCM dạy thêm trong dịp hè 2016

Trường học ở TPHCM dạy thêm trong dịp hè 2016

Ông Đỗ Minh Hoàng cho biết, trong phiên tổng kết nội bộ diễn ra vào ngày 11/8, đa số ý kiến các trường đều đề xuất việc xóa dạy thêm, học thêm trong nhà trường cần có lộ trình. Vì với chương trình và cách tổ chức thi như hiện nay (như bài thi THPT quốc gia 2016) thì thực tế là học sinh nếu chỉ tham gia các giờ học chính khóa tại nhà trường không thể đảm bảo làm tốt bài thi.

Việc tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của số đông học sinh và phụ huynh với các tiêu chí đảm bảo cơ sở vật chất, an toàn cho học sinh, thuận lợi cho phụ huynh trong việc quản lý học sinh, kiểm soát được nội dung, chất lượng giáo viên… Các tiêu chí này cũng là hạn chế của các trung tâm dạy học thêm bên ngoài nhà trường.

Mặc khác, ông Đỗ Minh Hoàng phát biểu, dạy thêm, học thêm cũng là một giải pháp nhằm hỗ trợ ổn định đời sống giáo viên. Đặc biệt, không chỉ cho giáo viên trực tiếp tham gia dạy thêm trong nhà trường mà cho cả các giáo viên bộ môn không tham gia dạy thêm nhưng tham gia quản lý lớp cũng như đội ngũ gián tiếp của nhà trường.

Đồng thời, góp phần góp phần giải quyết kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục kỹ năng thích ứng với cuộc sống, hoạt động ngoại khóa và tạo phúc lợi cho nhà trường.

Đạ diện Sở GD-ĐT TPHCM cũng cho biết, hiện Bộ GD-ĐT và lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở GD-ĐT xây dựng "Đề án phát triển giáo dục và đào tạo TPHCM đến năm 2020 – Tầm nhìn đến năm 2030" với các nội dung chính là điều chỉnh chương trình theo hướng giảm tải, việc đánh giá học sinh dựa theo năng lực thực tế, không chỉ dựa vào kết quả các bài thi lý thuyết và giao việc công nhận tốt nghiệp THPT cho thành phố.

Với việc áp dụng đề án này sẽ hạn chế và tiến tới chấm dứt dạy thêm và học thêm bên trong và bên ngoài nhà trường.

Vì các lý do trên, ngành giáo dục TPHCM đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét lại việc cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Trước đó, ngày 22/7, ông Lê Hồng Sơn, GĐ Sở GD-ĐT TPHCM có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành ủy và của UBND TPHCM ngày 28/6 về việc phải chấm dứt việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ năm học 2016-2017.

Tuy nhiên, việc cấm dạy thêm học thêm trong trường học một cách đột ngột gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Tại kỳ họp thứ 2 HĐND TPHCM khóa IX diễn ra vào ngày 4/8, nhiều đại biểu HĐND cho rằng việc cấm dạy thêm, học thêm trong trường học mà TPHCM đang thực hiện là quá vội vàng.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Dự kiến 12 trường ĐH công bố điểm chuẩn vào chiều 13/8

Posted: 12 Aug 2016 09:08 AM PDT


Trước đó, ngày 11/8, nhóm trường GX đã họp để bàn phương án xét tuyển. Nhóm này thống nhất, các trường phải nghiên cứu kỹ phổ điểm của các thí sinh nộp hồ sơ vào từng ngành, từng trường cũng như số lượng thí sinh đăng ký trong nhóm và ngoài nhóm GX để đưa ra phương án điểm chuẩn cuối cùng.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, tối 12/8, các trường sẽ tải dữ liệu về để làm thủ tục xét tuyển. Các trường hoàn tất sớm nhất việc xét tuyển, có thể công bố kết quả trong ngày 13/8.

Trong cơ sở dữ liệu các trường sẽ tải về tối 12/8, Bộ cung cấp cho các trường đầy đủ thông tin thí sinh đã đăng ký vào trường/ngành của đợt xét tuyển. Trên cơ sở dữ liệu đó, các trường có thể phán đoán được thí sinh có học ở trường mình không.

Năm nay Bộ cũng không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước. Vì vậy nếu đợt đầu tuyển không đủ chỉ tiêu, đợt sau có thể hạ điểm chuẩn để tuyển tiếp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Thí sinh dự thi THPT 2016 tại Hà Nội (ảnh: M. Hà)

Thí sinh dự thi THPT 2016 tại Hà Nội (ảnh: M. Hà)

Các trường cũng không phải chờ đến khi thí sinh nhập học mới biết được số lượng thí sinh chính thức vào học trường mình mà chỉ 5 ngày sau khi công bố kết quả nếu thí sinh không nộp giấy báo kết quả thi thì xem như không nhập học và trường tuyển bổ sung. Với những qui định linh hoạt như vậy thì không có lý do gì trường tuyển vượt chỉ tiêu đã công bố.

Ghi nhận của PV Dân trí trong ngày 12/8, tại nhiều trường thuộc nhóm GX, lượng hồ sơ nhận được khá cao.

Tại trường ĐH Thủy Lợi, lượng hồ sơ nộp vào trong buổi sáng 12/8 chỉ khoảng vài chục lượt. Con số này được cho là giảm đáng kể so với những ngày đầu tiên của đợt xét tuyển.

Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Minh Thụ – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Thủy Lợi, tính đến chiều 12/8, nhà trường tiếp nhận khoảng 3.000 thí sinh đăng ký xét tuyển NV1 và khoảng 6.000 hồ sơ đăng ký NV 2, 3 và 4, chưa kể lượng thí sinh đăng ký trực tuyến.

Hiện chưa có con số tổng hợp về dữ liệu điểm song nếu dựa vào lượng hồ sơ đăng ký tại trường thì phổ điểm phần nhiều là 17, 18 và 21, 23 điểm. Trong đó, thu hút nhiều hồ sơ nhất là các ngành Công nghệ Thông tin, Kế toán, Xây dựng công trình…

Về điểm chuẩn vào các ngành của ĐH Thủy Lợi năm nay, theo đánh giá của PGS. TS Trần Minh Thụ, sẽ không có nhiều biến động so với năm ngoái.

Trong khi đó, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, với số lượng chỉ tiêu của trường là 4.800 người, hiện tại nhà trường đã khá yên tâm với lượng hồ sơ nộp vào để xét tuyển.

Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày 9/8, trường này đã thông báo gấp danh sách 25 thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện phải sửa lại nội dung thông tin khai trong hồ sơ xét tuyển.

Trong đó, sai sót chủ yếu là thí sinh ghi MÃ NGÀNH không đúng dẫn tới không thể nhập dữ liệu nguyện vọng đăng ký vào hệ thống: điều này có thể do thí sinh đã lấy mã ngành từ các nguồn không chính thức.

Thứ hai, thí sinh nộp nhiều Phiếu ĐKXT (>1) khi đăng ký xét tuyển vào nhóm GX, điều này có thể xảy ra do:
– Thí sinh nộp Phiếu ĐKXT tại trường, tuy nhiên vẫn đăng ký online thông qua trang web của Bộ GD&ĐT.
– Thí sinh đã nộp Phiếu ĐKXT tại trường A trong nhóm GX, sau đó sang nộp phiếu nữa tại trường B (cũng trong nhóm GX). Hoặc các em vừa nộp qua bưu điện, vừa đăng ký online…

Mỹ Hà



Xem nguồn

ĐH Bách khoa Hà Nội xếp số 1 VN trong SCImago

Posted: 12 Aug 2016 08:25 AM PDT


Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là cơ sở đứng đầu Việt Nam trong bảng xếp hạng SCImago 2016 vừa công bố.

Trường ĐH Bách khoa cũng được xếp thứ 577 trong bảng xếp hạng chung của hơn 5.000 trường ĐH, viện nghiên cứu trên toàn thế giới, tăng 40 bậc so với năm 2015 (617).

Bảng xếp hạng SCImago, xếp hạng đại học
Kết quả xếp hạng các trường ĐH, viện nghiên cứu của Việt Nam trong bảng xếp hạng SCImago.

Đây là lần thứ 2 Trường ĐH Bách khoa được bảng xếp hạng SCImago xếp ở vị trí số 1 Việt Nam. Lần đầu tiên là năm 2014 với vị trí 606 thế giới.

Đơn vị xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng SCImago năm nay là Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh ở vị trí 608, tăng 9 bậc so với năm ngoái.

Việt Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam tụt từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ 3 của Việt Nam. Ở bảng xếp hạng chung của thế giới, Viện này cũng tụt 10 bậc từ 610 xuống 620.

Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục ở vị trí thứ 4 của Việt Nam, tuy nhiên, thứ hạng trong bảng xếp hạng chung đã tăng 2 bậc từ 634 lên 632.

Trong bảng xếp hạng chung, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp xếp ở vị trí số 1. Xếp thứ 2 là Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Đại học Harvard của Mỹ xếp ở vị trí thứ 3. Viên Sức khỏe Quốc gia của Mỹ cũng chiếm vị trí thứ 4 trong bảng tổng sắp.

Bảng tổng sắp năm nay tiếp tục sự ghi nhận đóng góp của công ty công nghệ Google với vị trí thứ 5. Đây là năm thứ 2 Google giữ vị trí này. Vào năm 2015, vị trí của Google tụt xuống thứ 195 còn các năm trước đó công ty này thường giữ vị trí 60-70.

Điều này cho thấy sự đầu tư đáng kể của Google vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) trong một vài năm trở lại đây.

Bảng xếp hạng SCImago là bảng xếp hạng các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu trên toàn thế giới. Bảng xếp hạng này dựa trên 3 tiêu chí chính là: Nghiên cứu khoa học công nghệ (50%), Đổi mới sáng tạo (30%) và mức tác động xã hội (20%).

Bảng xếp hạng này bắt đầu được thực hiện từ năm 2009, tới nay đã có 8 lần công bố.

Lê Văn



Xem nguồn

12 trường nhóm GX công bố điểm chuẩn vào chiều mai

Posted: 12 Aug 2016 07:41 AM PDT


Trong chiều ngày mai, 13/8, nhóm các trường tuyển sinh theo nhóm GX sẽ công bố điểm chuẩn đại học 2016.

Thông tin được ông Trịnh Minh Thụ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi trao đổi với VietNamNet hôm nay, 12/8.

điểm chuẩn đại học 2016, điểm chuẩn đại học, xét tuyển đại học 2016
Các trường nhóm GX sẽ công bố điểm chuẩn sớm. Ảnh: Lê Văn.

Ông Thụ cho biết, việc xác định điểm chuẩn năm nay là một băn khoăn và thách thức lớn đối với các trường đại học. Vì thế, vào ngày 11/8, nhóm trường GX đã họp để bàn phương án xét tuyển.

Theo đó, nhóm GX đã thống nhất là các trường phải nghiên cứu kỹ phổ điểm của các thí sinh nộp hồ sơ vào từng ngành, từng trường cũng như số lượng thí sinh đăng ký trong nhóm và ngoài nhóm GX để đưa ra phương án điểm chuẩn cuối cùng.

Trong tối này, bộ phận kỹ thuật của các trường sẽ chạy dữ liệu hồ sơ đăng ký xét tuyển do Bộ GD-ĐT cung cấp để định ra phương án điểm chuẩn.

Về thời gian công bố, ông Thụ cho biết, nhóm GX dự kiến sẽ công bố điểm chuẩn vào chiều ngày 13/8 nếu như không có gì trục trặc.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, các trường hoàn tất sớm nhất việc xét tuyển thì có thể công bố điểm chuẩn đại học 2016 trong ngày 13/8 dù theo kế hoạch, thời gian công bố điểm chuẩn là ngày 14/8.

Cho tới thời điểm hiện tại, Trường ĐH Thủy lợi đã nhận được 3.000 hồ sơ nguyện vọng 1 và gần 6.000 hồ sơ các nguyện vọng 2-3-4 vào trường. Số lượng hồ sơ này đã đủ số chỉ tiêu trường đặt ra. Vì vậy, nhà trường chủ trương có thể sẽ không xét tuyển đợt 2.

Từ hồ sơ các thí sinh nộp vào trường, ông Thụ dự đoán, điểm chuẩn của Trường ĐH Thủy lợi năm nay sẽ không có nhiều biến động so với năm ngoái. Dự kiến, các ngành cao nhất sẽ có điểm từ 20-21 điểm, các ngành thấp sẽ có điểm chuẩn từ 17-17,5 điểm.

Lê Văn



Xem nguồn

Trở lại nơi "vỡ trận tuyển sinh 2015"

Posted: 12 Aug 2016 06:59 AM PDT


– Trái ngược với hình ảnh vỡ trận ở phút chót đợt đăng ký xét tuyển năm 2015, ngày cuối cùng của đợt xét tuyển năm nay ở “sàn giao dịch tuyển sinh” Trường ĐH Kinh tế quốc dân chỉ lác đác vài thí sinh.

đăng ký xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển 2016, đăng ký xét tuyển đại học 2016, hỗn loạn đăng ký xét tuyển, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Hai hình ảnh trái ngược của ngày cuối cùng đăng ký xét tuyển năm 2016 và 2015. 

Ghi nhận của VietNamNet trong ngày 12/8 – ngày cuối cùng của đợt đăng ký xét tuyển đại học 2016 – ở các trường không nhiều thí sinh đến nộp hồ sơ.

Chiều hôm nay, Nguyễn Thị Thùy Trang (Chương Mỹ, Hà Nội) mới đưa ra được quyết định ngành và trường sẽ đăng ký.

"Em khá khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình. Bởi không chỉ mất nhiều thời gian nghĩ ngành nghề phù hợp mà em và gia đình còn nghĩ đến khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường của những ngành đó", Trang nói.

đăng ký xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển 2016, đăng ký xét tuyển đại học 2016, hỗn loạn đăng ký xét tuyển, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Hai thí sinh này đến sát giờ chót mới quyết định điền thông tin nguyện vọng.

Với số điểm 22,5, cuối cùng Trang chọn đăng ký vào ngành Thống kê kinh tế và Hệ thống thông tin quản lý của Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, theo Trang đây chưa hẳn là ngành mà em thích và đam mê.

"Chỉ là em thấy nó phù hợp với điểm của em để có thể đỗ đại học và hợp xu hướng nên em đăng ký", Trang chia sẻ.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra ở trường top đầu khác như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Số ít thí sinh đến đăng ký cuối cùng là những em cực kỳ phân vân giữa các lựa chọn.

Em Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ bản thân thấy vô cùng khó khăn trước quyết định cho tương lai.

"Mãi hôm nay em mới đến đăng ký bởi đợi sự quyết định và tham khảo ý kiến của tất cả các thành viên trong gia đình".

Chia sẻ với VietNamNet, ông Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, khác với năm ngoái, 2 ngày cuối của đợt đăng ký xét tuyển năm nay lượng thí sinh giảm nhiều so với những ngày trước.

Theo ông Đạt, năm nay không tái diễn cảnh "vỡ trận" như năm ngoái là do quy định thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường nào là không được rút ra.

"Điều này khiến các em sẽ phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi quyết định mỗi nguyện vọng của mình, do đó không xảy ra tình trạng hỗn loạn những ngày cuối".

Ngoài ra, ông Đạt cũng cho rằng, hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến năm nay cũng góp phần lớn giảm sự chen chúc trong việc đăng ký.

Theo quy chế, 17h hôm nay, việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học đợt 1 năm 2016 đã chấm dứt.

Từ ngày mai, các trường ĐH, Học viện đã có thể bắt đầu công bố điểm chuẩn đại học 2016.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Kiến nghị xem xét lại cấm dạy thêm, học thêm trong trường

Posted: 12 Aug 2016 06:16 AM PDT


 – Xem xét lại việc cấm dạy thêm, học thêm trong trường là kiến nghị của các trường trên địa bàn TP.HCM, được Sở GD-ĐT TP.HCM tập hợp và đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2015 – 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 diễn ra chiều ngày 12/8.

Dạy thêm học thêm, cấm dạy thêm học thêm, Đinh La Thăng, TP.HCM, Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT

Trong năm học 2015 – 2016, ngành giáo dục đào tạo thành phố đã tập trung thực hiện các giải pháp có tính đột phá. Đó là chú trọng cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu…Chú trọng giảm tải chương trình, giảm lý thuyết, tăng thực hành. Ông Sơn cũng cho biết Sở tiếp tục triển khai hiệu quả đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp thành phố. Sở cũng đã xây dựng được một chương trình giáo dục tiên tiến, hội nhập thế giới (chương trình tích hợp)…

Kiến nghị xem xét lại việc cấm dạy thêm, học thêm trong trường

Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết trước khi diễn ra hội nghị tổng kết, Sở GD-ĐT đã tiến hành phiên họp nội bộ vào ngày 11/8. Tại phiên họp này về việc dạy thêm, học thêm đa số ý kiến của các trường đều đề xuất nên có lộ trình, vì với chương trình, cách tổ chức thi như hiện nay, như bài thi THPT quốc gia năm 2016 đã thể hiện thì học sinh nếu chỉ tham gia các giờ học chính khóa tại nhà trường không thể đảm bảo làm tốt bài thi.

Việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường thực tế đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của số đông học sinh và phụ huynh với các tiêu chí đảm bảo cơ sở vật chất, an toàn cho học sinh, dễ quản lý học sinh của phụ huynh, kiểm soát được nội dung, chất lượng giáo viên…Trong khi đó việc đạt các tiêu chí trên là hạn chế đối với các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.

Mặt khác, dạy thêm, học thêm cũng là một giải pháp nhằm hỗ trợ ổn định đời sống của giáo viên, không chỉ cho giáo viên trực tiếp tham gia dạy thêm trong nhà trường mà cho cả giáo viên các bộ môn không tham gia dạy thêm nhưng tham gia quản lý lớp cũng như đội ngũ nhân viên gián tiếp của nhà trường. Việc này cũng góp phần giải quyết kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục kĩ năng thích ứng với cuộc sống, hoạt động ngoại khóa và tạo phúc lợi cho nhà trường.

Ông Hoàng cũng dẫn các ý kiến của các trường cho rằng, hiện nay Bộ GD-ĐT và lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở GD-ĐT xây dựng "Đề án Phát triển giáo dục và đào tạo TP.HCM đến năm 2020 – Tầm nhìn đến năm 2030" với các nội dung chính là việc điều chỉnh chương trình theo hướng giảm tải, việc đánh giá học sinh dựa theo năng lực thực tế, không chỉ dựa vào kết quả các bài thi lý thuyết và giao việc công nhận tốt nghiệp THPT cho thành phố…Việc áp dụng đề án đó sẽ hạn chế, tiến tới chấm dứt việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, các trường đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét lại việc cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Bí thư Thăng: Chăm lo giáo dục như tương lai của mình

"Mỗi người phải có trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục như chăm lo cho chính tương lai của mình" – Bí thư Đinh La Thăng nhấn mạnh tại hội nghị.

Tại đây, ông Đinh La Thăng biểu dương những thành tích mà ngành giáo dục đào tạo thành phố đã đạt được, nhưng cũng lưu ý những con số đưa ra không phải vì lý do nhấn mạnh thành tích. "Người dân rất sáng suốt và công bằng. Thực tế cho thấy những gì chúng ta thực sự đạt được người dân đều biết và biết chính xác" – ông Thăng nhắn nhủ.

Ông Thăng cũng cho rằng, giáo dục thành phố còn có những mặt yếu kém như tình trạng dạy thêm học thêm, chất lượng chuyên môn của giáo viên nhất là giáo viên Tiếng Anh còn hạn chế, việc quản lý cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài còn nhiều bất cập, quá tải về kiến thức đối với học sinh và sĩ số lớp học, tình trạng bạo lực học đường… Đó là những thách thức không nhỏ mà nếu giải quyết được giáo dục thành phố sẽ trở thành đường sáng và tỏa sáng trong khu vực.

Ông Thăng yêu cầu Sở GD-ĐT phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức điều tra xu hướng nghề nghiệp để khắc phục hiện tượng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp sau khi ra trường.

Trong năm học 2016-2017, ông Thăng đề nghị ngành GD-ĐT TP.HCM cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể là đẩy mạnh chương trình hoạt động và kế hoạch hành động của Thành Ủy và UBND thành phố. "Trong đề án phát triển giáo dục đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cần mạnh dạn đề xuất những giải pháp mang tính đột phá. Cần phải giảm tải nhanh chương giáo dục phổ thông mà hiện nay đang nặng về khối lượng kiến thức chuyên môn, tập trung phát triển văn – thể – mỹ. Bên cạnh đó nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, có chế độ đãi ngộ theo hướng không cào bằng…" – ông Thăng nhấn mạnh.



Xem nguồn

Điểm chuẩn các ngành "hot" sẽ cao hơn năm ngoái

Posted: 12 Aug 2016 05:35 AM PDT


– Điểm chuẩn đại học 2016 của những ngành mà thí sinh ưa chuộng sẽ có khả năng cao hơn năm ngoái.

Đó là nhận định chung của nhiều trường ĐH lớn của phía Bắc trong ngày cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, hôm nay, 12/8.

điểm chuẩn đại học 2016, điểm chuẩn đại học, xét tuyển đại học 2016
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Lê Văn.

Theo PGS. TS Trịnh Minh Thụ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi, từ hồ sơ các thí sinh đăng ký về trường có thể dự đoán, điểm chuẩn năm nay sẽ không có nhiều xáo trộn so với năm ngoái.

Một số ngành thu hút sẽ có điểm chuẩn đại học 2016 cao hơn, còn ngành nào ít thu hút các thí sinh sẽ có điểm chuẩn thấp hơn một chút.

Theo đó, điểm chuẩn các ngành cao nhất của trường là 20-21 điểm, các ngành thấp có thể có điểm chuẩn từ 17-17,5 điểm.

Tuy nhiên, đây chỉ là dự đoán ban đầu, việc đưa ra điểm chuẩn xét tuyển còn phụ thuộc vào phân tích số liệu cụ thể mà Bộ GD-ĐT cung cấp trong chiều tối nay.

Ngoài ra, ông Thụ cũng cho rằng, điểm chuẩn của các trường trong nhóm GX còn phụ thuộc vào nguyện vọng 2 của nhiều em. Các em được điểm cao nhưng không vào được nguyện vọng 1 sẽ chuyển sang nguyện vọng 2-3 thì khi đó điểm chuẩn sẽ dâng lên.

“Vì thế, năm nay rất khó phán đoán điểm chuẩn” – ông Thụ cho hay.

Theo ông Thụ, các ngành “hot” trong nhóm xét tuyển GX (12 trường ĐH phía Bắc) là các ngành Công nghệ thông tin (khối ngành kỹ thuật) và ngành Quản lý, Kế toán (khối ngành kinh tế).

Trong khi đó, ông Cao Quốc An, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp cũng cho biết, năm nay, lượng hồ sơ gửi vào một số ngành “hot” của trường như Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Khoa học môi trường, Quản lý đất đai, Công nghệ sinh học có lượng hồ sơ lớn.

Vì vậy, theo dự đoán của ông Cao Quốc An, năm nay, điểm chuẩn một số ngành của Trường ĐH Lâm nghiệp dự kiến sẽ có điểm chuẩn cao hơn.

Tuy nhiên, đồng quan điểm với ông Thụ, ông An cho rằng, đây chỉ mới là những dự đoán bước đầu. Vì năm nay, thí sinh có thể đăng ký 2 trường nên không thể biết được thí sinh đậu vào trường như có học không.

Các trường khó xác định điểm chuẩn vì lượng “ảo” lớn

điểm chuẩn đại học 2016, điểm chuẩn đại học, xét tuyển đại học 2016

Lượng thí sinh ảo lớn gây khó khăn cho các trường trong việc đưa ra phương án điểm chuẩn.

Ông Trịnh Minh Thụ cho biết, để đưa ra được phương án điểm chuẩn với hệ số tăng thêm vừa đủ để có thể tuyển vừa đủ chỉ tiêu, nhóm GX đã nhóm họp ngày 11/8 để thống nhất phương án.

Theo đó, nhóm GX đã thống nhất các trường trong nhóm sẽ phân tích, nghiên cứu kỹ dữ liệu đăng ký xét tuyển mà Bộ GD-ĐT cung cấp trong chiều nay để quyết định điểm chuẩn.

Điều khó khăn nhất, theo ông Thụ là phương án điểm chuẩn phải tránh được thí sinh ảo để khỏi hụt chỉ tiêu đồng thời cũng không thể đưa ra phương án điểm chuẩn với hệ số tăng thêm quá lớn, có thể dẫn đến vượt chỉ tiêu đã đăng ký.

Để làm được điều này, các trường phải phân tích kỹ phổ điểm mà thí sinh nộp vào từng ngành, từng trường, bên cạnh đó, nghiên cứu xem bao nhiêu thí sinh đăng ký cả nhóm GX và ngoài nhóm GX.

Tuy nhiên, ông Thụ cho rằng, năm nay, việc phân tích dữ liệu để đưa ra phương án điểm chuẩn vẫn khá khó khăn vì khả năng hồ sơ ảo rất lớn. “Vì nhiều thí sinh điểm có thể đỗ nhiều trường ngoài nhóm GX, các em có thể lựa chọn trường ngoài chứ không lựa chọn trường thuộc nhóm” – ông Thụ nói.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa cho biết, nhóm GX được lập ra nhằm mục tiêu giảm bớt lượng thí sinh ảo. Tuy nhiên, đến cuối chỉ có 12 trường tham gia nên không được như mong đợi.

Ông Sơn cũng cho biết, để đưa ra phương án điểm chuẩn, các trường sẽ phải phân tích rất kỹ dữ liệu để giảm lượng thí sinh ảo. Tuy nhiên, đây chỉ là dự báo mang tính tương đối vì nhiều thí sinh còn tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia và đã có kết quả.

Là một trường thuộc tốp dưới, Trường Đại học Lâm nghiệp cũng khá lo lắng vì thí sinh ảo. Ông Cao Quốc An cho biết, tới thời điểm ngày 11/8, trường đã nhận được tổng số 1.950 hồ sơ trên tổng số 2.190 chỉ tiêu.

Số lượng hồ sơ đã đạt gần bằng chỉ tiêu tuyển sinh, song ông An cho rằng, do năm nay thí sinh được đăng ký 2 trường nên lượng thí sinh ảo đăng ký vào trường sẽ lớn.

“Số lượng thí sinh thực tế có nguyện vọng đăng ký vào trường có thể chỉ đạt 50% số lượng hồ sơ đăng ký mà thậm chí có thể thấp hơn” – ông An cho hay.

Chính vì vậy, việc xác định điểm chuẩn năm nay khá khó khăn với Trường ĐH Lâm nghiệp.

Lê Văn



Xem nguồn

TPHCM: Tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới

Posted: 12 Aug 2016 04:53 AM PDT


Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM nhận Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM nhận Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu ngành GD&ĐT thành phố, năm học 2016 – 2017 cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

– Đẩy mạnh triển khai thực hiện các nội dung Chương trình hành động của Thành ủy và Kế hoạch của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết 29; trong đó, ngành giáo dục và đào tạo cần nhanh chóng tham mưu Đề án Tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Đề án cần mạnh dạn đề xuất những giải pháp sáng tạo, có tính đột phá, mang tính đặc thù của thành phố nhằm mang lại hiệu quả tích cực. Phải giảm tải nhanh giáo dục phổ thông cho các cháu, không quá nặng về khối lượng, không quá thiên về kiến thức chuyên môn mà cần phát triển một cách toàn diện Văn – Thể – Mỹ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết năm học 2015 – 2016 và triển khai năm học 2016 – 2017 của Bộ GD&ĐT.



Đồng chí Đinh La Thăng- Bí thư Thành ủy TPHCM phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị 

– Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ; chú trọng đổi mới tư duy, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại; đề xuất thêm những chương trình, giải pháp, chính sách nhằm nâng cao chế độ đãi ngộ, giúp cán bộ, giáo viên ngành giáo dục yên tâm công tác. Nghiên cứu thí điểm chế độ đãi ngộ gắn liền với trách nhiệm đối với nhà giáo theo hướng không cào bằng, có thể định lượng được, có tác dụng sàng lọc để tìm ra và phát huy năng lực của các nhân tố giỏi, tích cực;

– Huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng, mở rộng mạng lưới trường lớp; tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tăng thêm quyền tự chủ về tài chính, nhân sự cho các trường tiên tiến, hiện đại hội nhập khu vực và quốc tế;

– Tiếp tục phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hòa của việc gắn kết gia đình – nhà trường – xã hội; giữ mối liên hệ và kết hợp chặt chẽ với hệ thống chính trị địa phương, với phụ huynh học sinh thực hiện tốt các chế độ chính sách xã hội trong giáo dục; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, thiệt thòi được học tập trong môi trường thuận lợi; đáp ứng yêu cầu và quyền lợi học tập của con em nhân dân thành phố.

Năm học 2015 – 2016, toàn Thành phố có 140.577 học sinh THCS, THPT đạt danh hiệu học sinh giỏi, có 463.747 học sinh Tiểu học được khen thưởng cuối năm do có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện, có 3.782 học sinh giỏi cấp Thành phố, 117 học sinh giỏi cấp quốc gia , có 01 học sinh đạt Huy chương Bạc kỳ thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương.

1 học sinh đạt Huy chương Bạc kỳ thi Olympic Toán Quốc tế. Cuộc thi học sinh nghiên cứu khoa học năm học 2015 – 2016 có 480 đề tài tham gia, 18 đề tài được chọn thi quốc gia và đạt 13 giải, 1 đề tài đạt giải Ba kì thi Intel ISEF được tổ chức tại Hoa Kỳ. Ở bậc tiểu học đã đạt 2 giải Nhất, 3 giải Nhì và 3 giải Ba cuộc thi Robotics khu vực và 2 giải khuyến khích tại cuộc thi Robothon Quốc tế.



Xem nguồn

Thầy giáo bị phụ huynh lột trần vì lạm dụng học trò

Posted: 12 Aug 2016 04:10 AM PDT


Đoạn phim được đăng tải trên mạng ghi lại hình ảnh một thầy giáo bị lột trần và bị đánh đập ở Trung Quốc.

lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp, cưỡng hiếp học trò
Hình ảnh thầy giáo bị phụ huynh lột trần

Nhiều cư dân mạng khẳng định là học trò cũ của thầy giáo này và cho biết nguyên nhân ông bị đánh là do đã lạm dụng tình dục một học sinh nữ.

Bố mẹ của cô bé vì quá tức giận đã lột quần áo, đánh đập và dùng điện thoại quay lại những hình ảnh này. Được biết, sự việc xảy ra ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Trong một cảnh quay, có thể thấy thầy giáo này ngồi thu lu vào một góc trong tình trạng không mảnh vải che thân, xung quanh có tiếng người nói chuyện.

Nhân viên tại Trường Trung học số 1 Weixian xác nhận người đàn ông trong video là một giáo viên của trường, tên Li. Anh dạy ở trường đã được vài năm nay. Các học sinh nhận xét "lớp học của thầy Li rất tốt".

Cảnh sát cũng khẳng định có sự việc này và hiện đang điều tra. Văn phòng An ninh công cộng địa phương cho biết, hôm 9/8, họ tìm thấy một người đàn ông trần truồng trên đường vành đai phía bắc. Người đàn ông bị thương nên cảnh sát đã đưa anh ta tới bệnh viện.

Hồi tháng 3 năm nay, có thông tin một thầy giáo đã cố cưỡng hiếp một nữ sinh ở khu tự trị Quảng Tây. Ngay lập tức, các giáo viên đã can thiệp kịp thời và giải thoát cho nạn nhân khỏi một thầy giáo 30 tuổi tên Huo. Rất may nữ sinh này không bị thương tích gì.

  • Nguyễn Thảo(Theo Daily Mail)



Xem nguồn

TP.HCM tự công nhận tốt nghiệp từ năm học 2016-2017

Posted: 12 Aug 2016 03:27 AM PDT


TP.HCM được tự công nhận tốt nghiệp là một trong những nội dung được đưa ra trong thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc phát triển GD-ĐT TP.HCM.

Thông báo vừa được Bộ GD-ĐT và UBND TP.HCM công bố. Theo đó, Bộ GD-ĐT nhất trí với đề xuất của lãnh đạo thành phố tại buổi làm việc diễn ra vào ngày 7/6 vừa qua, chọn TP.HCM để thực hiện thí điểm các chủ trương chính sách mới về GD-ĐT đề từ đó nhân rộng trong cả nước. 

Cụ thể, trên cơ sở khung chương trình giáo dục phổ thông quốc gia do Bộ GD-ĐT ban hành, TP.HCM chủ động tổ chức, biên soạn những nội dung giáo dục về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế xã hội của thành phố. 

TP.HCM được áp dụng các chương trình giáo dục tiên tiến của các nước phát triển đối với các môn Toán, Tiếng Anh và các môn Khoa học tự nhiên, trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông quốc gia. Đồng thời, dành thời lượng cần thiết để các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

Trên nguyên tắc "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa", thành phố có thể tổ chức biên soạn bộ SGK phù hợp với chương trình giáo dục, trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép sử dụng tại các cơ sở giáo dục của thành phố cũng như để các tỉnh, thành phố khác trong toàn quốc tham khảo lựa chọn, sử dụng.

đổi mới giáo dục, cải cách giáo dục, thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Giáo dục, học tiếng Anh, dạy tiếng Anh, chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
Học sinh TP.HCM sẽ được xét tốt nghiệp

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thống nhất tăng cường phân cấp cho thành phố thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ GD-ĐT, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh. 

Sở GD-ĐT TP.HCM thực hiện đánh giá chung định kì trên diện rộng theo quy định về đánh giá định kì quốc gia. Kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giao quyền chủ động cho các trường trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh…

Về đề xuất cụ thể của thành phố, Bộ GD-ĐT đồng ý về chủ trương một số nội dung. Cụ thể, thành phố được thí điểm tổ chức khảo thí trình độ tiếng Anh của học sinh theo 4 kĩ năng nghe – nói – đọc – viết (không xét hoàn thành môn học theo cơ cấu điểm số như hiện nay).

Học sinh các trường chuyên, lớp chuyên nếu có nguyện vọng được tham gia thi một số tín chỉ, các môn cơ bản tương ứng đang được giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ. Nếu đạt yêu cầu, học sinh được trường ĐH, CĐ cấp giấy chứng nhận hoàn thành tín chỉ (có thời hạn giá trị cụ thể). Những tín chỉ này được miễn trừ trong chương trình đào tạo ĐH, CĐ nhằm rút ngắn thời gian đào tạo.

Các trường CĐ, TCCN công lập được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo, giáo trình tiên tiến (phù hợp) từ nước ngoài để giảng dạy và có thể dạy một phần hay toàn bộ chương trình bằng tiếng nước ngoài…

Lê Huyền- Ngân Anh



Xem nguồn

Comments