Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Khánh thành và khai giảng trường ĐH Mỹ tại Việt Nam

Posted: 06 Aug 2016 07:48 AM PDT


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chứng kiến lễ ký cam kết hợp tác giữa AUV và các trường đối tác tại Mỹ.Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chứng kiến lễ ký cam kết hợp tác giữa AUV và các trường đối tác tại Mỹ.

Dự buổi lễ về phía Bộ GD&ĐT có Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng; về phía TP Đà Nẵng có ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP cùng đại diện các Sở ban ngành, các trường ĐH ở Hoa Kỳ…

Trường ĐH Mỹ tại Việt Nam là cơ sở giáo dục ĐH 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động phi lợi nhuận với chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn cao của Hoa Kỳ.

AUV được đầu tư xây dựng với số vốn dự kiến khoảng 3.200 tỷ đồng với khuôn viên 32ha tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Đến thời điểm này, AUV đã đầu tư hơn 800 tỷ đồng bao gồm xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo.

Tiến sĩ Trần Nguyễn Thy Bình – Chủ tịch HĐQT nhà trường cho biết: "Trường AUV được thiết kế xây dựng trên khuôn viên rộng lớn, theo mô hình và phong cách tiêu chuẩn Hoa Kỳ với đội ngũ chuyên nghiệp và cao cấp".



Lễ cắt băng khánh thành trường ĐH Mỹ tại Việt Nam – AUV.

 

Trong năm học đầu tiên, năm 2016 – 2017, AUV sẽ đào tạo một số chuyên ngành như quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, marketing, quản trị khách sạn và du lịch, truyền thông đa phương tiện và công nghệ thông tin. Trong các năm tiếp theo trường sẽ mở rộng thêm các ngành y khoa, dược, nha khoa và điều dưỡng.

Trường AUV là đối tác của nhiều trường ĐH danh tiếng của Hoa Kỳ như Virginia Commonwealth, Wentworth University, Califonia State University, UMKC, University of Maine, University of Texas A&M, Florida Institure of Technology… Giữa các trường đã có sự ký kết hợp tác trao đổi về chương trình, đội ngũ giảng viên, sinh viên, chuyển tiếp tín chỉ và công nhận bằng cấp tốt nghiệp lẫn nhau.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết: "Trường Đại học Mỹ tại Việt Nam là một trong những trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận đầu tiên được thành lập theo Luật Giáo dục Đại học và được cho phép hoạt động theo chủ trương đó.

Việc nhà trường xác định định hướng phát triển thành một cơ sở đào tạo có quy mô lớn, có uy tín nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với mô hình quản lý và đào tạo năng động, với nội dung chương trình tiên tiến và sự phối hợp tích cực từ các trường đối tác có uy tín của Hoa Kỳ là một hướng đi đúng. Từ đó, nhà trường sẽ tạo ra dấu ấn riêng về chất lượng đào tạo ĐH tại Việt Nam".



Xem nguồn

Trao tặng bàn ghế đến học sinh vùng miền núi Quảng Ngãi

Posted: 06 Aug 2016 07:06 AM PDT


Lễ bàn giao có sự hiện diện của nhà báo Phạm Tuấn Anh – Phó Tổng Biên tập báo Dân trí, nhà báo Nguyễn Đình Hòa – Trưởng Đại diện báo Dân trí khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhà báo Hoàng Kim Thủy – Phó Trưởng Đại diện báo Đầu tư tại Đà Nẵng, ông Trần Hữu Tháp – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi, ông Võ Thìn – Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cùng Ban giám hiệu trường Tiểu học xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây).

Trước đó, báo Dân trí nêu thực trạng học sinh tiểu học và THCS ở xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây) học tá túc tạm, thiếu bàn ghế và thiết bị học tập. Thông qua Quỹ Khuyến học Việt Nam, đơn vị báo Đầu tư – Trưởng Ban tổ chức giải Golf "Vì học sinh sinh viên nghèo vượt khó học giỏi" tài trợ 100 triệu đồng nhằm trang bị bàn ghế cho học sinh, giáo viên trường Tiểu học xã Sơn Liên.

Trao bảng tượng trưng đến ngành giáo dục địa phương.

Trao bảng tượng trưng đến ngành giáo dục địa phương.

Tại lễ bàn giao, nhà báo Phạm Tuấn Anh – Phó Tổng Biên tập báo Dân trí bày tỏ: "Chúng tôi nghĩ rằng, số tiền tuy không lớn nhưng sẽ góp phần hỗ trợ thầy cô giáo và các em học sinh bước vào năm học 2016-2017 được tươm tất, chu đáo hơn. Chúng tôi hi vọng đây là động lực để các thầy cô và các em học sinh tiếp tục phát huy tinh thần "dạy tốt, học tốt" mà nhà trường đã thi đua, phấn đấu thực hiện trong nhiều năm qua".

Nhà báo Phạm Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập báo Dân trí phát biểu tại lễ bàn giao.

Nhà báo Phạm Tuấn Anh – Phó Tổng Biên tập báo Dân trí phát biểu tại lễ bàn giao.

Được biết, học bổng giải Golf "Vì học sinh sinh viên nghèo vượt khó học giỏi" do báo Đầu tư và Quỹ Khuyến học Việt Nam đồng hành được 10 năm. Trung bình mỗi năm, học bổng tiếp sức đến học sinh, sinh viên hơn 500 triệu đồng.


Nhà báo Phạm Tuấn Anh - đại diện đơn vị tài trợ tham quan phòng học với số bàn ghế vừa trao cho nhà trường.

Nhà báo Phạm Tuấn Anh – đại diện đơn vị tài trợ tham quan phòng học với số bàn ghế vừa trao cho nhà trường.

Xúc động trước chia sẻ khó khăn đến học sinh địa phương, ông Võ Thìn – Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây tâm sự: "Là địa phương nghèo thuộc chương trình 30a, hơn 96% là đồng bào thiểu số, đời sống người dân còn nghèo khó, do đó chất lượng học tập còn chưa sánh kịp với học sinh đồng bằng khi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Với việc hỗ trợ 100 bộ bàn ghế học sinh,10 bộ bàn ghế giáo viên phần nào giúp đỡ học sinh nơi đây có trường lớp khang trang, xóa cảnh học tạm và hứa nâng cao chất lượng giáo dục con em tốt hơn".

Hồng Long



Xem nguồn

Các trường tốp trên nên xét tuyển sát với điểm chuẩn

Posted: 06 Aug 2016 06:23 AM PDT


 – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có lưu ý thí sinh và các trường về việc một số trường đại học lớn thông báo nhận đăng ký xét tuyển bằng mức điểm sàn mà Bộ GD-ĐT đưa ra.

điểm sàn xét tuyển, đăng ký xét tuyển đại học 2016, đăng ký xét tuyển đại học,

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: Lê Văn)

Theo Thứ trưởng Ga, việc các trường đại học lớn thông báo nhận đăng ký xét tuyển từ 15 điểm đã gây khó khăn cho các trường đại học thuộc tốp dưới.

Do đó, Thứ trưởng Ga có lưu ý các trường rút kinh nghiệm đợt 1, trong các đợt xét tuyển bổ sung nên quy định ngưỡng nhận đăng ký xét tuyển gần với điểm chuẩn dự kiến hơn để tránh hiểu nhầm đối với thí sinh và tránh gây khó khăn cho trường tốp dưới theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị Tổng kết năm học 5/8 vừa qua.

Thứ trưởng Ga cũng lưu ý thí sinh tham khảo điểm chuẩn vào các ngành/trường yêu thích để quyết định nộp đăng ký xét tuyển phù hợp với kết quả thi của mình. Thí sinh cần phải lưu ý đây là ngưỡng tối thiểu chứ không phải điểm chuẩn vào trường.

Trước đó, tất cả các trường và khoa thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Kinh tế – luật, và Khoa y đều công bố mức điểm nhận HSXT là 15 điểm.

Một số trường khác được đánh giá cao và có điểm chuẩn hàng năm khá cao cũng đưa ra mức điểm nhận HSXT là 15 điểm như ĐH Kinh tế TP.HCM (trừ một số ngành) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Luật TP.HCM.

Khu vực miền Bắc, một số trường Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi đều lấy điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 15.

Hà Phương

Tin liên quan



Xem nguồn

Đừng lo Thông tư 30, hãy lo giáo viên!

Posted: 06 Aug 2016 05:41 AM PDT


"Mấy hôm nay nghe Bộ Giáo dục đang dạo đầu là sẽ sửa Thông tư 30 (TT30)! Thì cũng đủ rồi, đến lúc phải thay đổi rồi. Nhưng mà sửa cho nó chạy tốt hơn nhé, đừng có bỏ!" – đây là lời nhắn nhủ của chị Thu Hà, một phụ huynh học sinh.

Dưới đây là bài viết của chị.

Giáo viên chỉ thấy cái họ muốn nhìn

Chấm điểm học sinh tiểu học, thi cử căng thẳng, xếp loại trên dưới, bài tập về nhà nặng nề…, những điều này đang khiến các nền giáo dục tiên tiến nhìn mình với con mắt kỳ cục!

Thông tư 30

Bạn bè tôi hầu hết đều là giáo viên (GV). Có nhiều bạn kêu rằng TT 30 làm học sinh (HS) học kém đi, lười đi.

Tại sao? Tại đó là cái họ MUỐN NHÌN THẤY!

Bạn tôi có 2 con, học ở 2 trường tiểu học khác nhau.

Một cô ngay buổi họp phụ huynh đầu năm đã phổ biến rằng "TT 30 nhân văn, sự phát triển của trẻ sẽ là cả quá trình, chứ không chỉ có đích đến. GV không chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng mà còn năng lực, phẩm chất của HS, giúp HS so với chính mình, không so sánh với những HS khác.

Không có bài tập về nhà, buổi tối chỉ nên vui chơi với gia đình và làm những việc yêu thích. Các nước có nền giáo dục tiên tiến đã làm và đã thành công. Phụ huynh cứ toàn toàn tin tưởng vào chúng tôi…".

Thế là các phụ huynh yên tâm.

Còn bé thứ 2 thì vừa bắt đầu họp phụ huynh là cô giáo đã than thở “TT 30 đẩy lùi chất lượng giáo dục, không chấm điểm làm HS mất động lực, học tập sa sút. Tôi phản đối cái TT này…”

Ngay lập tức các phụ huynh lo lắng, hoang mang.

Như bệnh nhân tin bác sỹ thôi, phụ huynh biết tin ai ngoài GV?

Nhớ ngày xưa, khi tôi học lớp 12, gầy yếu nên được khuyên làm giáo viên cho nhàn. Nhận xét nghề giáo nhàn thì tới nay tôi thấy vẫn đúng! Đợt vừa rồi có những tâm thư gửi bộ trưởng giáo dục, rất nổi tiếng, được hàng chục ngàn share và like. Nhưng buồn thay, như bạn Nguyễn Quốc Vương nhận xét: Hầu hết các kiến nghị là nhằm giảm công việc cho giáo viên, chứ không có kiến nghị nào để tăng chất lượng, hiệu quả học tập cho học sinh.

Cứ ẩn mình trong ốc đảo sẽ chết

Điểm danh các kêu ca về TT 30, thì có những ý kiến chính như sau:

Thứ nhất là TT 30 bị các thầy cô kêu là thay đổi quá đột ngột. Nhưng mà nhiều nghề khác, việc thay đổi là tất-lẽ-dĩ-ngẫu, là việc của mỗi ngày. Thế giới đang vận động nhanh chưa từng thấy trong lịch sử triệu năm, mình cứ đứng yên để hít khói à?

Thứ hai, TT 30 làm các GV rất mệt, có nhiều GV phải thức tới khuya. Nhiều nghề khác việc thức tới khuya là bình thường (như tôi vẫn thường nhận và gửi email lúc 1,2 h sáng thường xuyên cả năm, sáng vẫn phải dậy sớm).

Thứ ba, TT 30 bị kêu phải viết quá nhiều nhận xét!… Thì các nghề khác cũng liên tục phải làm báo cáo mà! Ai đã từng học tiếng Anh với GV nước ngoài sẽ thấy, họ ghi nhận xét siêu cụ thể, siêu chính xác, và siêu nhanh! Tiết học đầy ắp trò chơi, HS hào hứng, học toát mồ hôi, học cuống quýt. GV nói ít, không kêu gào. Vừa dạy, GV vừa ghi nhận xét, chữ rất xấu, nhưng rất ‘trúng”.

Còn chúng ta, để ý mà xem, nhận xét của thầy cô thường viết rất đẹp, nhưng nhạt nhẽo và chung chung (ví dụ giấy khen "khen từng mặt"). Vì chính GV cũng muốn thế, muốn HS viết chữ đẹp và ý thì chung chung, theo mẫu!

Và thứ tư, TT 30 bị kêu làm khổ các GV. Tôi thì nghĩ cái khổ nhất ở nghề giáo là ít phải dịch chuyển, chỉ lui cui hầu như trong 4 bức tường. Và khách hàng không được phản hồi, không được phép đánh giá!

Vì lễ nghĩa tôn sư trọng đạo mà! Nhưng khách hàng càng bị cấm càng ấm ức, cứ xả ra ngoài lớp học, ở nhà, ở bàn nhậu, ở trên mạng.

Làm nghề mà không được dịch chuyển, không được phản hồi, thì chủ thể sẽ càng bị thụt lùi so với xã hội, thụt lùi so với thời đại.

Nghề nào mà càng đào thải mạnh, càng khắc nghiệt, nhiều thất bại, thì người làm nghề sẽ càng trưởng thành.

Ngoài kia, thế giới thay đổi từng phút, lượng thông tin sau vài năm lại tăng lên gấp đôi, mà các GV cứ ẩn mình trong các ốc đảo khu biệt thì chết à!

GV, nhất là GV tiểu học, nên biết một sự thật đáng sợ là: Rất nhiều phụ huynh và HS đang khoanh tay ngồi dưới kia, họ giỏi hơn mình đấy.

Khi mà tội trạng không đổ lên TT30…

Bạn tôi, một trưởng khoa ở trường đại học sư phạm kể những chuyến đi nước ngoài dành cho các vị quản lý giáo dục học hỏi kinh nghiệm không phải ít. Nhưng các vị quản lý cũng chỉ nhìn thấy những điều họ muốn nhìn thấy thôi, và chỉ học phần ngọn thôi. Mà GV thì thường phải nghe theo quản lý. Ví dụ, nước ngoài họ triển lãm những sản phẩm HS làm khi học theo dự án. Về Việt Nam, GV tự ngồi làm, hoặc thuê làm, rồi trưng bày.

Đẹp hơn, hoành tráng hơn, tươm tất hơn, nhưng sai về bản chất giáo dục mất rồi!

Các nhà kinh tế tại ĐH Columbia và Harvard vừa công bố kết quả nghiên cứu dài hạn và quy mô trên 2,5 triệu học sinh, giảng viên suốt 2 thập kỉ để xem xét sự khác biệt về kết quả học tập của học sinh khi học với những giáo viên có trình độ khác nhau. Họ kết luận: Một giáo viên tốt sẽ làm tăng thu nhập cả đời của một lớp học lên ¼ triệu đô-la Mỹ so với một giáo viên tồi.

GV giỏi nghề, có tâm, là đất nước có lãi lắm!

Khi nào mà Bộ Giáo dục mình được như Bộ Giáo dục của Israel, kiêu hãnh phát biểu: "Chúng tôi không có tài nguyên gì, chúng tôi chỉ có tài nguyên con người!", thì khi đó tội trạng mới không đổ lên đầu TT 30!



Xem nguồn

2.428 tân cử nhân Sư phạm nhận bằng tốt nghiệp

Posted: 06 Aug 2016 03:34 AM PDT


PGS.TS Nguyễn Kim Hồng trao bằng tốt nghiệp và phần thưởng cho thủ khoaPGS.TS Nguyễn Kim Hồng trao bằng tốt nghiệp và phần thưởng cho thủ khoa

Đây là khóa học thứ 3, Trường Đại học Sư phạm TPHCM thực hiện việc đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên theo hình thức tín chỉ.

Được biết, trong số 2.428 sinh viên tốt nghiệp năm nay có 8 sinh viên đạt loại Xuất sắc, 358 sinh viên đạt loại Giỏi; 3 sinh viên tốt nghiệp sớm hơn một năm (chỉ hoàn thành khóa học trong 3 năm), 26 sinh viên cùng một lúc tốt nghiệp 2 ngành đào tạo.



 Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tại lễ nhận bằng tốt nghiệp

Phát biểu tại lễ tốt nghiệp, PGS.TS. Hiệu trưởng Nguyễn Kim Hồng bày tỏ sự tin tưởng những tân cử nhân sư phạm của trường sẽ là những "hạt nhân" tốt, đóng góp vào tiền trình đổi mới giáo dục nước nhà.



Xem nguồn

Lễ khánh thành và khai giảng trường ĐH Mỹ tại Việt Nam

Posted: 06 Aug 2016 02:51 AM PDT


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chứng kiến lễ ký cam kết hợp tác giữa AUV và các trường đối tác tại Mỹ.Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chứng kiến lễ ký cam kết hợp tác giữa AUV và các trường đối tác tại Mỹ.

Dự buổi lễ về phía Bộ GD&ĐT có Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng; về phía TP Đà Nẵng có ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP cùng đại diện các Sở ban ngành, các trường ĐH ở Hoa Kỳ…

Trường ĐH Mỹ tại Việt Nam là cơ sở giáo dục ĐH 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động phi lợi nhuận với chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn cao của Hoa Kỳ.

AUV được đầu tư xây dựng với số vốn dự kiến khoảng 3.200 tỷ đồng với khuôn viên 32ha tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Đến thời điểm này, AUV đã đầu tư hơn 800 tỷ đồng bao gồm xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo.

Tiến sĩ Trần Nguyễn Thy Bình – Chủ tịch HĐQT nhà trường cho biết: "Trường AUV được thiết kế xây dựng trên khuôn viên rộng lớn, theo mô hình và phong cách tiêu chuẩn Hoa Kỳ với đội ngũ chuyên nghiệp và cao cấp".



Lễ cắt băng khánh thành trường ĐH Mỹ tại Việt Nam – AUV.

 

Trong năm học đầu tiên, năm 2016 – 2017, AUV sẽ đào tạo một số chuyên ngành như quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, marketing, quản trị khách sạn và du lịch, truyền thông đa phương tiện và công nghệ thông tin. Trong các năm tiếp theo trường sẽ mở rộng thêm các ngành y khoa, dược, nha khoa và điều dưỡng.

Trường AUV là đối tác của nhiều trường ĐH danh tiếng của Hoa Kỳ như Virginia Commonwealth, Wentworth University, Califonia State University, UMKC, University of Maine, University of Texas A&M, Florida Institure of Technology… Giữa các trường đã có sự ký kết hợp tác trao đổi về chương trình, đội ngũ giảng viên, sinh viên, chuyển tiếp tín chỉ và công nhận bằng cấp tốt nghiệp lẫn nhau.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết: "Trường Đại học Mỹ tại Việt Nam là một trong những trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận đầu tiên được thành lập theo Luật Giáo dục Đại học và được cho phép hoạt động theo chủ trương đó.

Việc nhà trường xác định định hướng phát triển thành một cơ sở đào tạo có quy mô lớn, có uy tín nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với mô hình quản lý và đào tạo năng động, với nội dung chương trình tiên tiến và sự phối hợp tích cực từ các trường đối tác có uy tín của Hoa Kỳ là một hướng đi đúng. Từ đó, nhà trường sẽ tạo ra dấu ấn riêng về chất lượng đào tạo ĐH tại Việt Nam".



Xem nguồn

Hơn 1.900 SV trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) nhận bằng tốt nghiệp

Posted: 06 Aug 2016 02:06 AM PDT


PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Phó GĐ ĐH Đà Nẵng và GS.TS Lê Kim Hùng – Hiệu trưởng nhà trường - trao thưởng cho SV tốt nghiệp loại xuất sắc.PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Phó GĐ ĐH Đà Nẵng và GS.TS Lê Kim Hùng – Hiệu trưởng nhà trường – trao thưởng cho SV tốt nghiệp loại xuất sắc.

Trong đợt này, trường ĐH Bách khoa có 1.976 SV tốt nghiệp, gồm có 146 SV hệ vừa làm vừa học và 1.795 SV hệ chính quy. Trong số SV chính quy, có 1.594 SV tốt nghiệp đúng tiến độ thuộc các ngành đào tạo 5 năm, 05 SV tốt nghiệp chương trình 2 và 01 SV tốt nghiệp bằng 2.

Nếu tính cả 273 SV khóa 2011 thuộc các ngành đào tạo 9 học kỳ tốt nghiệp ở kỳ 1/2015-2016 thì tổng cộng đến cuối kỳ 2 năm học 2015-2016, có 1.867 SV khóa 2011 tốt nghiệp đúng tiến độ, đạt tỉ lệ 74,8%.

Trong số này, có 1,2% SV tốt nghiệp loại xuất sắc, 13,3% SV tốt nghiệp loại giỏi và 74% SV tốt nghiệp loại khá

Cũng trong dịp này, BGH nhà trường đã tuyên dương, khen thưởng cho 15 SV tốt nghiệp loại xuất sắc và 26 thủ khoa ngành.



Xem nguồn

Niềm tin lớn vào đổi mới giáo dục

Posted: 06 Aug 2016 12:39 AM PDT


Chất lượng giáo dục đã chuyển biến theo hướng toàn diện



Cô Nguyễn Thị Kim Hương bên học sinh đạt giải thưởng của mình 

Cô Nguyễn Thị Kim Hương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lạc Long Quân (quận 11, TPHCM) nhìn nhận như vậy khi đánh giá về những chuyển biến trong đổi mới của Ngành trong năm học 2015-2016.

Theo cô, năm học vừa qua tinh thần đổi mới đã mang lại nhiều tín hiệu vui. Việc nâng cao chất lượng giáo dục luôn gắn với đổi mới quản lý, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. Do đó, việc tự kiểm tra, tự đánh giá được các đơn vị thực hiện nghiêm, mang lại hiệu quả thiết thực.

Các chương trình, đề án về đổi mới giáo dục được thực hiện hiệu quả và nhân rộng trên cả nước. Chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ngày càng được nâng cao.

Thông qua báo cáo tổng kết năm học được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng trình bày tại Hội nghị, điều khiến cô ấn tượng nhất chính là công tác kiểm tra, đổi mới, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực đang ngày càng đậm nét. Các trường học tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng đã và đang thực hiện rất tốt hướng đi này.

"Việc đổi mới mô hình dạy học theo hướng mở, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học đang là điểm nổi bật, rõ nét nhất trong tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục của ngành.

Ngoài việc tập trung đẩy mạnh và nâng chuẩn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, năm học vừa qua tại TPHCM nói riêng các tỉnh thành địa phương nói chung (các trường học) đã tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học theo định hướng phát triển, khơi mở năng lực học sinh một cách mạnh mẽ. Chính điều đó góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học, THCS và THPT" – Cô Hương đánh giá.

Với những đổi mới mạnh mẽ trong nhà trường ở mọi bậc học, việc xem đội ngũ GV, cán bộ quản lý là điểm mấu chốt để đổi mới giáo dục mà Bộ GD&ĐT đã và đang theo đuổi, định hướng cho các kế hoạch, chiến lược đổi mới trong giai đoạn tới, cô Hương tin tưởng vào sự thắng lợi của Ngành trong tiến trình đổi mới và hội nhập.

"Với những bước đi mạnh mẽ, lộ trình đổi mới cụ thể, sự quyết liệt với một niềm tin mạnh mẽ từ lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi có niềm tin rất lớn vào con đường mang tên đổi mới"- Cô Hương chia sẻ. (Anh Tú)

Nắm chắc tinh thần đổi mới



Học sinh tại trường TH Lục Dạ 2 (Con Cuông, Nghệ An) – trường được thụ hưởng chường trình SEQAP 

Theo dõi Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2015 – 2016, bà Võ Thị Tuyết Chinh – Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tương Dương – chia sẻ: Tôi và các cán bộ giáo viên khác đã tiếp thu nhanh và nắm rõ tinh thần của Bộ và ngành về nhiệm vụ năm học mới.

Huyện Tương Dương là huyện miền núi rộng nhất tỉnh Nghệ An, với nhiều xã đặc thù như: vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, các xã biên giới…

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất khi bước vào năm học mới là công tác tuyên truyền, động viên các em học sinh tới lớp đúng thời gian, độ tuổi, đặc biệt là các em vào lớp 1.

Thời gian qua, ngay trong dịp hè, Phòng GD&ĐT cũng đã tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ giáo viên trong đó có bổ trợ, nâng cao năng lực giáo viên yếu, bồi dưỡng giáo viên giỏi để làm các hạt nhân chuyên môn của mỗi trường.

Bởi mặc dù hầu hết các giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhưng khi về công tác ở các vùng đặc thù, với đối tượng học sinh đặc thù, thì cần có phương pháp giảng dạy phù hợp, kết hợp với quan tâm, chia sẻ, gần gũi với học sinh.

Còn ông Hồ Anh Tài – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Con Cuông – chia sẻ: Tôi nhất trí cao với báo cáo tổng kết năm học cũ, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học mới của Bộ. Về phía tỉnh Nghệ An, tôi cũng đồng tình với ý kiến tham luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh – đồng chí Lê Minh Thông.

Vấn đề tổ chức bán trú là đặc biệt quan trọng, có tác dụng tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là đối với các huyện miền núi.

Những năm qua, công tác tổ chức bán trú cho học sinh trên địa bàn, chú trọng tổ chức bán trú đối với cấp THCS. Bởi đến cấp học này, các em bắt đầu đi học xa nhà hơn. Vì thế, nếu không tổ chức bán trú, dễ dẫn đến tình trạng các em ngại đi học xa vất vả, và nghỉ học ở nhà.

Hiện nay, Con Cuông đã có nhiều trường THCS tổ chức bán trú tốt như: THCS Thạch Ngàn, THCS Mậu Đức…

Đối với bậc tiểu học, ngoài các trường được chương trình SEQAP hỗ trợ, chúng tôi cũng đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên toàn huyện, và vận động xã hội hóa để tổ chức bán trú ăn trưa cho học sinh. (Hồ Lài)

Sức bật đổi mới thực sự rõ nét





Thạc sĩ Nguyễn Hồng Liêu

Đó là nhìn nhận của Thạc sĩ Nguyễn Hồng Liêu – Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý TPHCM – về công tác đổi mới phát triển của ngành giáo dục trong năm học vừa qua.

Theo Thạc sĩ Liêu, Hội nghị Tổng kết năm học năm nay đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cả hệ thống chính trị thông qua hình thức trực tuyến. Cụ thể, các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch các tỉnh thành, TP đều tham dự. Đây là điều hết sức vui mừng.

Với những thành công đạt được, những gì đã thể hiện trong quản lý và điều hành của Bộ GD&ĐT trong thời gian qua, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM tin tưởng ngành Giáo dục sẽ có những bước đột phá mạnh mẽ khi vị tư lệnh Ngành là người tâm huyết và quyết liệt.

Trong đó, điều đặc biệt khiến thạc sĩ Nguyễn Hồng Liêu kỳ vọng và đặt trọn niềm tin chính là việc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã quan tâm rất nhiều đến đội ngũ cán bộ quản lý, khi Bộ trưởng xem đây là một trọng hai nhiệm vụ trọng tâm, là "chìa khóa" để hướng đến sự đổi mới cho toàn ngành.

"Đột phá chỉ có thể đến khi người đứng đầu dám dấn thân và quyết liệt" – Thạc sĩ Liêu nói.

Gửi gắm kỳ vọng, niềm tin đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thạc sĩ Nguyễn Hồng Liêu mong muốn với những định hướng đúng đắn, chính sách đổi mới mà Bộ GD&ĐT đang hướng đến, vị Phó hiệu trưởng kỳ vọng ngành Giáo dục sẽ sớm xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý chuẩn, từng bước vươn lên tầm quốc tế.

Và để làm được điều đó, theo cô không cách gì khác đội ngũ cán bộ quản lý cần tiếp tục được đầu tư, đào tạo một cách bài bản song song với việc phát triển, nâng chuẩn đội ngũ giáo viên trong toàn ngành.

"Chỉ có nâng cao công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý một cách thường xuyên. Tập trung đào tạo vào những kỹ năng quản lý cụ thể-chứ không phải yêu cầu về mặt lý thuyết hàn lâm thì việc đổi mới giáo dục mới mạnh mẽ và hiệu quả"- Thạc sĩ Liêu nói. (Anh Tú)

Phấn khởi trước sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo với ngành Giáo dục

Thầy Đỗ Minh Lợi – Giáo viên Trường THPT Hồng Hà (TPHCM) – chia sẻ: Theo dõi Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học, thấy có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng tôi rất phấn khởi. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với ngành Giáo dục nước nhà.

Là giáo viên THPT, tôi cũng đồng tình với báo cáo mà Bộ GD&ĐT đã nêu về những mặt đạt được, những hạn chế cũng như giải pháp mà Bộ đưa ra liên quan đến bậc học phổ thông.

Riêng tôi đánh giá cao về kỳ thi THPT quốc gia vừa qua đã tạo thuận lợi cho thí sinh về mọi mặt. Còn về đề thi phân hóa rất cao, từ đó đáp ứng yêu cầu về việc xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ. Hiện các em vừa xem điểm thi xong và bước vào xét tuyển đợt 1 cũng rất là thuận lợi, không gặp những hạn chế như năm ngoái.

Tôi cũng rất hi vọng, năm học tới kỳ thi của chúng ta sẽ tiếp tục thành công hơn nữa và cũng mong lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh thành, các ban ngành tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến thu nhập của giáo viên. (Phan Nga)



Xem nguồn

Hà Nội: Cải tạo nhà vệ sinh 2.600 trường học

Posted: 05 Aug 2016 11:56 PM PDT


Vẫn còn tình trạng dạy học thêm, trái tuyến

Theo báo cáo, toàn thành phố Hà Nội hiện có 2.622 trường học với trên 9.000 phòng học cùng 1,7 triệu học sinh. Theo ông Chung, nếu chia trung bình, mỗi phòng chưa đến 20 học sinh, tuy nhiên phân bố không đồng đều. Điều này khiến trường học ở nội thành quá tải, còn ở ngoại thành thì thì mỗi lớp chưa đến 20 em.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, UBND TP Hà Nội đã cùng với Sở GD&ĐT thủ đô và các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên. Tăng cường nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để giảm thời gian làm thủ tục tuyển sinh bằng việc bắt đầu từ năm học 2016-2017 áp dụng đăng ký trực tuyến tuyển sinh đầu cấp ở lớp 1 và lớp 6.

Ngoài ra, từ ngày 1/9 tới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội và các trường học có thể áp dụng quản lý học bạ, quản lý điểm số học tập của học sinh thông qua hệ thống Internet…

Mặc dù vậy, ông thẳng thắn thừa nhận, chất lượng giáo dục phổ thông còn nhiều tồn tại liên quan đến chất lượng học sinh. Việc con em đi học trái tuyến, chất lượng dạy và học giữa các trường không đều, vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm… gây bức xúc dư luận và phụ huynh.

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, TP sẽ cải tạo công trình phụ của hơn 2.600 trường học trên địa bàn

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, TP sẽ cải tạo công trình phụ của hơn 2.600 trường học trên địa bàn

Sẽ cải tạo hơn 2.600 nhà vệ sinh trường học

Để thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2016-2017 và nâng cao chất lượng giáo dục của thủ đô, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề xuất lên Chính phủ, Bộ GD&ĐT 9 giải pháp quan trọng để thúc đẩy ngành giáo dục thủ đô.

Theo đó, Thành phố Hà Nội đề xuất quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn; Có chương trình chuẩn để hàng năm đào tạo nâng cao trình độ giáo viên và tiêu chuẩn hóa trình độ giáo viên các cấp; Tăng cường giáo dục CNTT trong dạy học, nên đưa chương trình CNTT vào dạy từ bậc Tiểu học; Đẩy mạnh học Tiếng Anh; Bộ GD&ĐT cần có chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 chuẩn bị vào lớp 10; Cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học để trên cơ sở đó nhà trường có thể thúc đẩy phát triển giáo dục; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo; Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và những ngành mũi nhọn phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trong trường học, trong đó ưu tiên nâng cấp, sửa chữa, xây mới các nhà vệ sinh ở trường học.

Về vấn đề đào tạo nhân lực, Chủ tịch Thành phố Hà Nội đề nghị Bộ GD&ĐT, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các ngành mũi nhọn đưa vào các trường đại học. "Hà Nội định hướng du lịch sẽ là ngành mũi nhọn, theo tính toán, 5 năm tới Hà Nội sẽ cần một lượng nhân lực không nhỏ trong ngành này, trong khi rà soát cho thấy đang thiếu trầm trọng nhân lực, vì thế cần có sự điều chỉnh. Trên cơ sở này, TP kiến nghị Bộ GD&ĐT cần đưa ra định hướng thị trường nhân lực để làm sao phục vụ thiết thực nền kinh tế thị trường theo yêu cầu thực tế".

Việc đầu tư cơ sở vật chất giữa các trường còn nhiều chênh lệch, trong đó hệ thống cấp nước sạch và nhà vệ sinh xuống cấp, theo ông Chung, đây là vấn đề nhức nhối mà Hà Nội sẽ tập trung cải thiện trong thời gian tới.

"UBND thành phố Hà Nội đang kết hợp với doanh nghiệp, đóng góp của phụ huynh và kinh phí của thành phố để đưa ra mô hình mẫu cho các công trình phụ, từ đó thống nhất xây dựng, cải tạo lại toàn bộ hệ thống công trình phụ của tất cả trường học trên địa bàn thành phố trong thời gian tới", ông Chung nói.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Phần mềm quản lý trường học dành cho lãnh đạo Phòng – Sở GD&ĐT

Posted: 05 Aug 2016 10:31 PM PDT


Để làm được điều đó, chất lượng sản phẩm luôn được MISA đặt lên hàng đầu. Bên cạnh các tính năng thống kê và đáp ứng mẫu báo cáo theo quy định (như bảng thống kê bên dưới), các tính năng mới hỗ trợ ngay trên phiên bản mobile đã được MISA đầu tư phát triển.

Năm 2016, Phần mềm quản lý trường học QLTH.VN đã phát triển bản mobile dành cho Sở và Phòng GD&ĐT dễ dàng quản lý, tra cứu thông tin chung về tình hình giảng dạy, học tập của các trường trong đơn vị. Ngoài ra phiên bản mobile của phần mềm dành cho giáo viên hai khối THCS và THPT cũng đã được MISA cập nhật, thuận tiện cho công tác quản lý học sinh, quản lý công tác giảng dạy của giáo viên.

Đặc biệt, phần mềm QLTH.VN đã có bản mobile được phát triển đầy đủ dành cho phụ huynh các học sinh từ khối Mầm non, Tiểu học, THCS đến THPT đều dễ dàng tương tác, liên hệ với nhà trường. Trên phiên bản mobile này, giáo viên có thể nhập điểm, ghi sổ đầu bài… trực tiếp ngay tại lớp học. Đồng thời, phụ huynh có thể tra cứu kết quả học tập, nề nếp, sức khỏe, học phí… Hiệu trưởng nhà trường có thể dễ dàng theo dõi tình hình dạy học, xem thống kê số lượng học sinh nghỉ học, sự cố y tế… chỉ với một thiết bị di động và ở bất cứ nơi đâu.

Các tính năng trên mobile của phần mềm QLTH.VN liên tục được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý hoạt động giáo dục và đào tạo của mọi cá nhân từ cấp lãnh đạo Sở, Phòng đến nhà trường, giáo viên và phụ huynh. Với các tính năng mới này, Phần mềm Quản lý trường học QLTH.VN đang được tin tưởng lựa chọn sử dụng cho công tác quản lý giáo dục và đào tạo.



 



Xem nguồn

Comments