Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ngành Giáo dục tuyệt đối không thu tiền đóng góp để phục vụ chi thường xuyên

Posted: 05 Aug 2016 09:41 AM PDT


Ngày 4/8, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã ban hành công văn 1524/SGĐT-KHTC về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các đơn vị, trường học năm học 2016-2017.

Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, năm học 2015-2016, các trường học trên địa bàn Thanh Hóa đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện khá nghiêm túc hướng dẫn của ngành về chấn chỉnh việc thực hiện các khoản thu, chi trong các đơn vị, trường học. Nhìn chung, đơn thư về các khoản thu, chi không đúng quy định giảm nhiều so với năm học trước.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách vẫn còn tình trạng lạm thu, thu chưa đúng quy định, dẫn tới đơn thư tố cáo và báo chí phản ánh ở một số trường.

Ngoài việc yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định của các cấp, ngành, Giám đốc Sở GD-ĐT còn yêu cầu các trường học tuyệt đối không được thu tiền đóng góp của phụ huynh học sinh để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách Nhà nước đã bố trí theo quy định như: Chi phí công tác dạy và học, điện sáng, nước sinh hoạt, khen thưởng, phụ đạo học sinh yếu, bồ dưỡng học sinh giỏi, tiền bảo vệ trường.

Nhà trường không được thu tiền làm vệ sinh lớp đối với học sinh các trường phổ thông (THCS, THPT), phải tổ chức cho học sinh lao động để rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ sở vật chất trường, lớp học; không được thu tiền may quần áo đồng phục và tiền sách, vở, đồ dùng học tập của học sinh, căn cứ vào quy định hướng dẫn để học sinh tự mua.

Về các khoản thu trong năm học 2016-2017, trong đó các khoản thu theo quy định của Nhà nước như: học phí; phí gửi xe đạp; lệ phí tuyển sinh; thu tiền dạy thêm, học thêm phải căn cứ theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Trong đó, đối với các trường Tiểu học, căn cứ vào cơ sở vật chất, giáo viên hiện có để tổ chức các lớp học tăng buổi, học 2 buổi/ ngày cho phù hợp, không được thu tiền của học sinh.

Các khoản thu của tổ chức, đoàn thể liên quan đến học sinh như bảo hiểm thân thể, đây là khoản thu tự nguyện, cha mẹ học sinh có quyền lựa chọn loại hình bảo hiểm (không được đưa khoản thu này vào khoản thu của nhà trường, không giao cho giáo viên chủ nhiệm thu); quỹ đoàn, đội, hội chữ thập đỏ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Về qũy ban đại diện cha mẹ học sinh, thu theo thông tư 55/2011 của Bộ GD-ĐT, ban đại diện cha mẹ học sinh trực tiếp thu. Việc chi, tiêu theo nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, đồng thời phải báo cáo công khai kết quả sử dụng với lãnh đạo các cơ sở giáo dục vào cuối học kỳ, cuối năm học. Không sử dụng quỹ này để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng giáo viên, nhân viên nhà trường.

Đối với các khoản thu phục vụ học sinh như: Tiền phục vụ bán trú, trông trẻ ngoài giờ, trang thiết bị phục vụ bán trú, ăn bán trú, nước uống, hồ sơ học sinh, học phẩm đối với cấp Mầm non (danh mục học phẩm theo Thông tư 02/2010 của Bộ GD-ĐT), các trường học tổ chức thu.

Việc thu các khoản vừa nêu trên phải thực hiện đầy đủ các điều kiện: Căn cứ tình hình thực tế của trường và nhu cầu của cha mẹ học sinh xây dựng dự toán chi tiết các khoản chi để làm cơ sở xây dựng mức thu cho phù hợp và báo cáo Phòng GD-ĐT thẩm định; tổ chức hội nghị công khai, thống nhất trong ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong trường học và ban đại diện cha mẹ học sinh về nội dung, mục đích, mức thu các khoản trên theo nguyên tắc thu đủ chi; tổ chức họp lớp triển khai đến từng cha mẹ học sinh; các trường chỉ thu khi cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp; kết quả thu, chi phải quyết toán theo quy định, công khai.

Đối với các khoàn tài trợ của các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị cho các đơn vị, trường học thì việc huy động đóng góp tự nguyện theo nguyên tắc không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường.


Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Quán Nho, huyện Yên Định, Thanh Hóa bị phạt 15 triệu đồng vì tổ chức thu tiền học sinh khối 10 trái quy định.

Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Quán Nho, huyện Yên Định, Thanh Hóa bị phạt 15 triệu đồng vì tổ chức thu tiền học sinh khối 10 trái quy định.

Với khoản tài trợ nêu trên, các đơn vị trường học phải thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện; lập kế hoạch công việc; báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để xin chủ trương thống nhất bằng văn bản và chỉ được tiến hành vận động sau khi có sự đồng ý của cấp trên quản lý trực tiếp; tổ chức triển khai; trong quá trình thực hiện phải có sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức, cá nhân đã tài trợ; sau khi hoàn thành phải niêm yết công khai và báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện.

Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về thực hiện các khoản thu ngoài ngân sách của các trường học trực thuộc, giải quyết đơn thư khiếu kiện, phản ánh, tố cáo của công dân, kiến nghị xử lý nghiêm túc các sai phạm.

Các trường THPT, TTGDTX tỉnh phải báo cáo Sở GD-ĐT trước khi triển khai thực hiện việc huy động xã hội hóa và chịu trách nhiệm trước Sở GD-ĐT về thực hiện các khoản thu, chi.

Duy Tuyên

Tag :khoản thu, đầu năm học, sở giáo dục, thanh hóa, lạm thu, bán trú, học sinh, hội cha mẹ, ban đại diện cha mẹ học sinh, ngành giáo dục, chi thường xuyên



Xem nguồn

“Nhiều trường phòng hiệu trưởng rất sạch nhưng nhà vệ sinh các cháu rất bẩn"

Posted: 05 Aug 2016 08:56 AM PDT


– Đó là chia sẻ từ khảo sát thực tế của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai năm học mới 2016 – 2017 diễn ra sáng nay 5/8.

nhà vệ sinh trường học, nhà vệ sinh trường, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc,Nguyên Khang

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 sáng 5/8.

Liên quan đến chỉ đạo cần phải coi học sinh là trung tâm của ngành giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: "Vừa rồi tôi có đi khảo sát một số trường ngay ở Hà Nội và số khác ở các tỉnh lân cận. Tôi mới phát hiện ra rằng, nhiều trường, phòng hiệu trưởng thì rất tốt có nhà vệ sinh rất sạch sẽ nhưng nhà vệ sinh của các cháu học sinh thì bẩn kinh khủng. Phần lớn các trường như vậy, thậm chí ngay ở Hà Nội, nhiều trường vào tới cổng đã ngửi thấy mùi bể phốt".

Chính vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội cần tập trung chấn chỉnh, cải tạo nhà vệ sinh cho các cháu học sinh. Từ đó, nhân rộng ra các tỉnh khác.

"Những việc như vậy thực sự thiết thực vì các cháu học sinh. Tôi rất mong muốn và đề nghị chúng ta tiếp tục vì học sinh, không chỉ dừng lại ở việc đó mà giáo dục các cháu thêm tinh thần yêu lao động, ví dụ như trực nhật, vệ sinh trong nhà trường. Chúng ta phải quyết tâm làm được việc này đúng tinh thần các học sinh là trung tâm, với mục tiêu phát triển toàn diện trí tuệ, đạo đức và thể chất", ông Đam chia sẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng thừa nhận hiện nay cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn vẫn chênh lệch khá nhiều.

"Qua kiểm tra thực tế, hệ thống liên quan đến cấp nước sạch và nhà vệ sinh của các trường vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với các trường, học sinh và phụ huynh. TP Hà Nội sẽ tập trung chấn chỉnh trong thời gian tới", ông Chung nói.

Liên quan đến cơ sở vật chất các trường, ông Chung cho biết cũng đã cho rà soát tất cả các trường và bắt đầu từ năm học mới, TP Hà Nội sẽ triển khai trồng cây xanh ở các trường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: "Trước Quốc hội vừa rồi, tôi cũng đề cập đến vấn đề nhà vệ sinh cho học sinh, đây thực sự là vấn đề bức xúc. Cần phải làm cách nào, từ đâu, kinh phí và nguồn lực nào để làm là vấn đề cần bàn".

Theo ông Phúc, không chỉ Hà Nội mà đây là việc mà các địa phương khác đều cần phải làm trong thời gian tới bởi đây là việc hết sức cần thiết.

Thanh Hùng

Tin liên quan



Xem nguồn

Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hà Nội lo nhà vệ sinh cho trẻ

Posted: 05 Aug 2016 08:14 AM PDT


– Đó là chia sẻ từ khảo sát thực tế của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai năm học mới 2016 – 2017 diễn ra sáng nay 5/8.

nhà vệ sinh trường học, nhà vệ sinh trường, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc,Nguyên Khang

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 sáng 5/8.

Liên quan đến chỉ đạo cần phải coi học sinh là trung tâm của ngành giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: "Vừa rồi tôi có đi khảo sát một số trường ngay ở Hà Nội và số khác ở các tỉnh lân cận. Tôi mới phát hiện ra rằng, nhiều trường, phòng hiệu trưởng thì rất tốt có nhà vệ sinh rất sạch sẽ nhưng nhà vệ sinh của các cháu học sinh thì bẩn kinh khủng. Phần lớn các trường như vậy, thậm chí ngay ở Hà Nội, nhiều trường vào tới cổng đã ngửi thấy mùi bể phốt".

Chính vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội cần tập trung chấn chỉnh, cải tạo nhà vệ sinh cho các cháu học sinh. Từ đó, nhân rộng ra các tỉnh khác.

"Những việc như vậy thực sự thiết thực vì các cháu học sinh. Tôi rất mong muốn và đề nghị chúng ta tiếp tục vì học sinh, không chỉ dừng lại ở việc đó mà giáo dục các cháu thêm tinh thần yêu lao động, ví dụ như trực nhật, vệ sinh trong nhà trường. Chúng ta phải quyết tâm làm được việc này đúng tinh thần các học sinh là trung tâm, với mục tiêu phát triển toàn diện trí tuệ, đạo đức và thể chất", ông Đam chia sẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng thừa nhận hiện nay cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn vẫn chênh lệch khá nhiều.

"Qua kiểm tra thực tế, hệ thống liên quan đến cấp nước sạch và nhà vệ sinh của các trường vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với các trường, học sinh và phụ huynh. TP Hà Nội sẽ tập trung chấn chỉnh trong thời gian tới", ông Chung nói.

Liên quan đến cơ sở vật chất các trường, ông Chung cho biết cũng đã cho rà soát tất cả các trường và bắt đầu từ năm học mới, TP Hà Nội sẽ triển khai trồng cây xanh ở các trường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: "Trước Quốc hội vừa rồi, tôi cũng đề cập đến vấn đề nhà vệ sinh cho học sinh, đây thực sự là vấn đề bức xúc. Cần phải làm cách nào, từ đâu, kinh phí và nguồn lực nào để làm là vấn đề cần bàn".

Theo ông Phúc, không chỉ Hà Nội mà đây là việc mà các địa phương khác đều cần phải làm trong thời gian tới bởi đây là việc hết sức cần thiết.

Thanh Hùng

Tin liên quan



Xem nguồn

Thủ tướng: "VN nhiều tiến sĩ nhưng ít công trình giá trị"

Posted: 05 Aug 2016 07:31 AM PDT


– Trong bài phát biểu hơn 30 phút trước khi kết thúc hội nghị triển khai năm học mới, Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc đã đề cập tới vấn nạn bằng cấp và kêu gọi giáo dục trở lại “thực học”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Xuân Phúc, tổng kết năm học 2015-2016, năm học 2016-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 diễn ra sáng 5/8.

Ông Phúc cho rằng, năm học 2015 – 2016 vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng toàn ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Ông đánh giá cao thành công của đổi mới khi Kỳ thi THPT quốc gia 2016 khắc phục những bất cập của những năm trước và giảm áp lực đối với người học, người dân và toàn xã hội.

Nguy cơ "chưa giàu đã già" nếu không có đột phá

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhìn nhận nhiều hạn chế, yếu kém gần đây của ngành đã được khắc phục một bước nhưng chưa thật căn bản. Đó là chưa coi trọng đúng mức đến giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, gây lo ngại cho xã hội.

Trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh của học sinh phổ thông là rất hạn chế. Đặc biệt là học sinh còn thiếu kỹ năng sống dẫn đến nhiều trẻ đuối nước hoặc bị tai nạn thương tích. Việc khắc phục quá tải đối với học sinh phổ thông còn rất chậm.

Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng hạn chế, chưa gắn với nhu cầu xã hội, thị trường lao động dẫn đến nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên môn, thất nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

"Mỗi năm, theo ước tính sơ bộ, chúng ta phải chi hàng tỷ USD cho việc đưa con em ra nước ngoài học tập. Chất lượng đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ đáng lo ngại. Đây là sự phản ánh của bệnh thành tích, sính bằng cấp. Nhiều tiến sĩ nhưng lại thiếu những công trình khoa học có giá trị đối với xã hội" – ông Phúc nhận định và nhấn mạnh "Việc này cần phải nghiêm túc chấn chỉnh".

Người đứng đầu Chính phủ cũng đưa ra cảnh báo "Xu hướng già hóa dân số ngày càng nhanh, nguy cơ chưa giàu đã già sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta không có những đột phá, tạo chuyển biến nhanh trong công tác giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động".

Đừng để "ngứa trên đầu lại gãi dưới chân"

Với những nhận xét trên, ông Phúc lưu ý ngành giáo dục và đào tạo về một số phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thời gian tới.

Cụ thể, về giáo dục phổ thông, ông Phúc cho rằng phải giảm tải nhanh chương trình học cho học sinh, không quá nặng về khối lượng, không quá thiên về kiến thức chuyên môn mà cần phát triển một cách toàn diện văn – thể – mỹ.

Ông Phúc cũng bày tỏ và yêu cầu chú ý giáo dục thể chất để tạo một thế hệ thanh niên khỏe mạnh toàn diện. Tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

Bên cạnh đó, phải bảo đảm chất lượng giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động. "Tôi hoan nghênh việc Bộ GD-ĐT sẽ làm việc với VCCI để gắn kết giữa giáo dục và thị trường lao động. Đừng để tình trạng "ngứa trên đầu lại gãi dưới chân" – ông Phúc so sánh.

Cùng lúc với đẩy mạnh tự chủ đại học cần xác định một cách rõ ràng "trách nhiệm xã hội" của trường đại học. Ông Phúc nói rõ "Chủ trương của Nhà nước ta là không phân biệt công – tư trong giáo dục đại học".

Cuối bài nói chuyện, ông Phúc gửi gắm cho ngành về điều mà Nguyễn Trãi đã từng nói: "Nước Đại Việt ta hiền tài chưa bao giờ thiếu. Nhưng tìm cho ra hiền tài chưa bao giờ là việc đơn giản. Vì vậy, ngành cần đặc biệt chú trọng công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài để trước tiên ngành có nhiều thầy giỏi, nhiều trò giỏi".

Ông Phúc khẳng định "Xây dựng đất nước bền vững phải lấy giáo dục làm đầu, phải lấy nhân tài làm gốc”, và mong muốn “tất cả chúng ta cùng nhau hành động vì mục tiêu cao đẹp đó".

Tin liên quan

  • Bộ trưởng Giáo dục: ‘Chúng tôi không gây sốc’



Xem nguồn

Câu chuyện bất ngờ về chiếc ví 11 đô của phu nhân Tổng thống Singapore

Posted: 05 Aug 2016 06:49 AM PDT


Chiếc ví màu xanh có in hình con khủng long được bà Ho Ching – phu nhân Thủ tướng Singapore sử dụng trong chuyến thăm Nhà Trắng – đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Ho Ching, phu nhân Thủ tướng Singapore
Phu nhân Ho Ching mang chiếc ví màu xanh trong buổi đón tiếp tại Nhà Trắng

Chiếc ví có giá 11 đô la Mỹ này được thiết kế bởi một học sinh Singapore ở Pathlight – trường học dành cho trẻ tự kỷ đầu tiên ở nước này.

Thủ tướng Lý Hiển Long và phu nhân Ho đã có mặt ở Washington từ hôm 1/8. Ban đầu, sự lựa chọn này của bà Ho đã vấp phải một số chỉ trích trên cộng đồng mạng. Tuy nhiên, ngay khi phát hiện ra chiếc ví được thiết kế bởi Seetoh Sheng Jie, 19 tuổi tới từ trường Pathlight, doanh số bán chiếc ví đã tăng vọt.

Trước đó, trường chỉ bán được khoảng 200 chiếc trong vòng 4 tháng, nhưng sau khi được phu nhân Lee sử dụng trong chuyến thăm cấp nhà nước, doanh số tăng lên 200 chiếc trong vòng 1 ngày – nhà trường cho biết.

Hiện tại chiếc ví đặc biệt này đã hết hàng.

Ho Ching, phu nhân Thủ tướng Singapore
Bà Ho Ching bị chỉ trích vì ăn mặc quá giản dị trong một chuyến thăm cấp nhà nước

Hiệu trưởng trường Pathlight – Linda Kho – nói rằng nhà trường không hề biết bà Lee sẽ mang chiếc ví đến Washington. Trước đó, bà mua nó tại một sự kiện gây quỹ của trường.

"Chúng tôi vô cùng bất ngờ và vinh dự khi phu nhân chọn chiếc ví này trong một chuyến thăm chính thức. Đó là một cột mốc tuyệt vời đối với người thiết kế nó trong Chương trình phát triển nghệ sĩ của chúng tôi" – bà chia sẻ với BBC.

"Bà nổi tiếng là người rất thực tế và việc bà mang một chiếc ví chưa tới 20 đô la Sing tới sự kiện được cả thế giới chú ý cho thấy bà rất tự tin".

Ban đầu bà Ho phải đối mặt với nhiều sự chỉ trích vì sự lựa chọn trang phục quá giản dị của mình. Các cư dân mạng nhanh chóng chỉ ra sự khác biệt giữa trang phục của bà Obama và bà Ho. "Bà ấy thực sự có thể chọn thứ gì đó tốt hơn, tươi trẻ hơn" – bác sĩ Siew Tuck Wah – một bác sĩ thẩm mỹ bình luận trên Facebook. "Chúng ta cần thuê một 'stylist' cho bà ấy" – ông nói.

Ho Ching, phu nhân Thủ tướng Singapore
Chiếc ví 14,8 đô Sing hiện đã hết hàng

Trang web của trường Pathlight miêu tả người thiết kế chiếc ví "cực kỳ am hiểu về khủng long", và lấy ví dụ từ những kiến thức của cậu.

Bố Seetoh cho biết em rất vui khi biết câu chuyện. "Chắc chắn bố mẹ em sẽ rất tự hào và vinh dự" – bà Shae Hung Yee, quản lý cấp cao của Hội hợp tác & sinh viên thuộc trường Pathlight cho hay.

Hiện bà Ho đang là cố vấn cho Trung tâm Hỗ trợ Tự kỷ của Singapore – đơn vị đã giúp thành lập trường Pathlight.

  • Nguyễn Thảo (Theo BBC)



Xem nguồn

Nhiều trường phòng hiệu trưởng rất tốt, rất sạch nhưng nhà vệ sinh của các cháu rất bẩn

Posted: 05 Aug 2016 06:06 AM PDT


Nếu đủ trường lớp, sẽ đỡ học thêm

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – người có nhiều năm tâm huyết với ngành Giáo dục đã chia sẻ nhiều ý kiến.

Theo Phó thủ tướng, chúng ta đang trong quá trình đổi mới giáo dục, hay nói cách khác là đang trong quá trình chuyển đổi. Khi chuyển đổi, chắc chắn không làm được ngay một lúc mà sẽ phải có các bước đi trung gian, phù hợp với điều kiện nước ta để không có bất cập.

Đơn cử như vấn đề học phí, theo Phó Thủ tướng, hiện chúng ta có chính sách học phí cho người nghèo và người có công: "Chúng tôi cũng đã báo cáo với Thủ tướng và rất được Thủ tướng quan tâm, tới đây, vấn đề học phí phải đúng xu thế”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị

“Về học phí đại học, hiện theo tinh thần tự chủ có hỗ trợ đối tượng. Còn học phí cấp phổ thông, hiện nay đang thu được khoảng 2 nghìn tỉ mỗi năm. Nếu chia ra 63 tỉnh, không được nhiều. Vì vậy, nên chăng trong thời gian tới đây, cần tính tới việc miễn học phí cho bậc THCS", Phó Thủ tướng cho biết.

Hay như vấn đề học thêm, mặc dù ngành giáo dục rất nỗ lực, kể cả tính đến sự gương mẫu của giáo viên nhưng ông cho rằng, cần nhìn nhận đúng thực tế. Chúng ta không có đủ trường lớp cho học sinh học đủ 2 buổi/ngày. Nếu làm được như vậy, áp lực dạy thêm, học thêm cũng bớt đi.

"Ở các nước tiên tiến, con cháu người ta có lớp để học hai buổi một ngày, nhưng chúng ta mới chỉ học một buổi một ngày. Dù con cháu chúng ta có thông minh đến mấy, cũng rất khó. Vậy nên phải có trường, có lớp", Phó Thủ tướng nhận xét.

Cũng tại Hội nghị, Phó Thủ tướng đã chia sẻ một câu chuyện thực tế về nhà vệ sinh của học sinh, để lấy thí dụ rất cụ thể những nhiệm vụ mà ngành giáo dục cần làm. Ông cho biết, trong đợt đi khảo sát một số trường ở Hà Nội và các tỉnh lân cận thì thấy, có thực tế phòng hiệu trưởng thì rất tốt, nhà vệ sinh sạch sẽ nhưng nhà vệ sinh của các cháu rất bẩn. Thậm chí ở Hà Nội, có nhiều trường, vừa bước vào cổng đã ngửi thấy mùi bể phốt.

"Hà Nội đang tập trung thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có chương trình cải tạo nhà vệ sinh chung của trường, đề nghị các trường tiếp tục phát huy tinh thần đấy. Chúng ta cần khôi phục lại ở học sinh kỷ cương, tự lập, yêu lao động như: trực nhật, vệ sinh trong trường… Chúng ta phải quyết tâm làm lại đúng tinh thần học sinh làm trung tâm, với mục tiêu phát triển toàn diện cả về trí tuệ, đạo đức, thể chất”, Phó Thủ tướng nói.

“Khó nhưng không thể không làm”

Tiếp thu ý kiến và phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngành đã đề ra 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp để triển khai phương hướng cho năm học 2016-2017.

Cụ thể, 9 nhiệm vụ tập trung vào các vấn đề: Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục trong toàn quốc; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học; Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết thúc hội nghị

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết thúc hội nghị

Với 5 giải pháp, Bộ GD&ĐT đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.

Trong 9 nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục trong năm học tới, theo Bộ trưởng, nhiệm vụ quan trọng nhất là nâng cao chất lượng của nhà giáo và quản lý giáo dục, là nhiệm vụ trọng tâm nhất trong các nhiệm vụ trọng tâm.

Kế luận tại Hội nghị, ông Nhạ thẳng thắn thừa nhận, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục là việc vô cùng khó nhưng không thể không làm. "Chúng tôi rất cảm kích trước phát biểu tâm huyết, không đơn thuần là chỉ đạo của Thủ tướng mà cảm nhận được những vấn đề nhân bản.

Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ cụ thể hóa những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, của Phó Thủ tướng, thành những đề án, dự án cụ thể để trình Chính phủ cũng như phối hợp với các bộ, ngành đặc biệt là các địa phương thực hiện tốt các chỉ đạo", Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Giao lưu trực tuyến: “Học đại học quốc tế – Lựa chọn thời hội nhập”

Posted: 05 Aug 2016 05:23 AM PDT


Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp

Cùng với xu thế hội nhập thế giới nói chung và hội nhập giáo dục nói riêng, các mô hình giáo dục tiên tiến, trong đó tiêu biểu là các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ra đời đã mang đến cho người học cơ hội trải nghiệm trong môi trường giáo dục tiêu chuẩn quốc tế.

Tại đây, sinh viên được tạo điều kiện để xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện thông qua việc kết hợp phát triển cá nhân và phát triển khả năng tự học. Sinh viên được học thông qua việc giải quyết các vấn đề của môn học từ đó khuyến khích kỹ năng hợp tác, trao đổi, phản biện và sáng tạo – những tiêu chí quan trọng của một người học chủ động.

Công nghệ và khoa học sẽ thay đổi và những người trẻ tuổi sẽ phải đối mặt với những thách thức và tình huống mới trong sự nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các nhà tuyển dụng Việt Nam và quốc tế đều cần những nhân viên chủ động và có khả năng tự bổ sung kiến thức để phát triển lâu dài.

Là chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Anh quốc đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện, với hơn 10 năm kinh nghiệm, chương trình Cử nhân quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một cơ hội lựa chọn cho những bạn trẻ mong muốn được lĩnh hội nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng những nhu cầu của hội nhập quốc tế ngay tại Việt Nam.


Giảng viên và sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU trong giờ học.

Giảng viên và sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU trong giờ học.

Hiện nay, chương trình đang có gần 1.000 sinh viên theo học; đã tuyển sinh khóa thứ 12 với ba ngành đào tạo là ngành Quản trị kinh doanh (hợp tác với Trường Quốc tế TEG, Tổ chức Pearson và Đại học Sunderland); và ngành Ngân hàng Tài chính, Ngành Quản trị kinh doanh quốc tế (hợp tác với Đại học West of England). Chương trình có tính liên thông cao, được hơn 50 trường đại học ở Vương quốc Anh và nhiều trường đại học ở Singapore và Mỹ, Úc công nhận chuyển tiếp.

Từ năm 2009 đến nay, Chương trình Cử nhân quốc tế liên tục được Tổ chức khảo thí và kiểm định chất lượng quốc tế của Vương quốc Anh, xếp hạng cao nhất trong số các chương trình cử nhân quốc tế của Vương quốc Anh tại Việt Nam. Với sự kiểm định chặt chẽ của các trường đối tác, chương trình cử nhân quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được đánh giá là một trong những chương trình liên kết có chất lượng đào tạo tốt nhất ở Việt Nam.

Theo cuộc khảo sát sinh viên tốt nghiệp được thực hiện năm 2015, kết quả cho thấy 95% sinh viên đã tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo sau 3 tháng tốt nghiệp, trong đó có 57% làm việc trong các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước và DN tư nhân trong nước; 11% trong các cơ quan quản lý nhà nước và 32% trong các tổ chức nước ngoài, các trường đại học. 30% sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đã và đang học cao học chủ yếu là tại Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Với kết quả nổi trội trong đào tạo, Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang ngày càng nhận được sự tin tưởng của đông đảo các bậc phụ huynh và các em học sinh. Đặc biệt, trong điều kiện giới hạn số nguyện vọng lựa chọn trường đại học theo quy định của Bộ GD-ĐT năm 2016, thêm một lần nữa chương trình thể hiện đúng tính chất là một cơ hội mở và luôn tạo điều kiện tối đa cho sự lựa chọn của các bạn trẻ khi không yêu cầu thí sinh phải nộp bản gốc giấy báo điểm kỳ thi THPT quốc gia.

Để dự tuyển vào chương trình, học sinh đã tốt nghiệp THPT sẽ tham gia kỳ thi tuyển đầu vào bao gồm bài luận, kiến thức tổng hợp, phỏng vấn trực tiếp và bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh. Kỳ thi kiến thức tổng hợp được thiết kế tương tự như kỳ thi SAT của Mỹ với 3 nội dung thi Toán, tiếng Việt và Logic, đánh giá tổng hợp những kiến thức, khả năng ngôn ngữ và tư duy học được trong suốt 12 năm để phù hợp với sinh viên sau này học về kinh tế, tài chính, marketing và quản trị.

Để ghi nhận những nỗ lực của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, những thí sinh có tổ hợp điểm 3 môn thi cao nhất trong đó có Toán hoặc Ngữ Văn từ 17 điểm trở lên được dùng tổ hợp điểm thay thế cho bài thi này. Phần phỏng vấn với Hội đồng gồm có cán bộ nhà trường và đại diện doanh nghiệp sẽ đánh giá các em cả về mặt học thuật lẫn các tố chất tiềm năng cho các nhà quản lý. Điểm xét tuyển là tổng hợp của điểm trung bình lớp 12, điểm thi đại học hoặc Kiến thức tổng hợp, và điểm phỏng vấn.

Với những ưu điểm của một quy trình đánh giá năng lực tiên tiến, từ đó tạo cho người học cơ hội được khám phá và phát triển bản thân mình một cách toàn diện, việc lựa chọn tham dự chương trình chính là cách để các bạn trẻ khẳng định quyết tâm trở thành những công dân toàn cầu trong thời đại mới.

Sinh viên IBD@NEU hào hứng trong các hoạt động ngoại khóa.

Sinh viên IBD@NEU hào hứng trong các hoạt động ngoại khóa.

Để cung cấp cho bạn đọc thông tin cụ thể và đầy đủ về những cơ hội học tập trong Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, báo Dân trí tổ chức giao lưu trực tuyến: "Học đại học quốc tế – Lựa chọn thời hội nhập" vào 14h ngày thứ hai, 8/8.

Với khách mời là các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, cùng góc nhìn khách quan từ những trải nghiệm thực tế của cựu sinh viên đã tốt nghiệp, chương trình sẽ đem lại góc nhìn đa chiều về những điểm ưu việt cũng như những thách thức để thành công trong môi trường đào tạo quốc tế.

Các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến gồm: TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; GS Ray Priest – Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh và bạn Nguyễn Đức Chính, Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, sinh viên khóa 5 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU.


TS Đồng Xuân Đảm - Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế.

TS Đồng Xuân Đảm – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế.


GS Ray Priest - Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh.

GS Ray Priest – Giám đốc hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp West of England, Vương quốc Anh.


Bạn Nguyễn Đức Chính (thứ hai, bên phải) - Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, Sinh viên khóa 5 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU

Bạn Nguyễn Đức Chính (thứ hai, bên phải) – Tư vấn tài chính cấp cao của PYI Capital, Sinh viên khóa 5 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU

Mời bạn đọc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp



Xem nguồn

Hai cô gái trẻ Việt Nam và hành trình khám phá “Quốc gia khởi nghiệp”

Posted: 05 Aug 2016 04:41 AM PDT


Xuất sắc giành học bổng 5000 USD

Vượt qua hàng trăm bộ hồ sơ ấn tượng tại vòng loại và rất nhiều các ứng viên tài năng khác trong vòng phỏng vấn trực tiếp diễn ra vào tháng 6/2016, hai cô gái Nguyễn Thị Hà Giang (19 tuổi) và Lê Hải Vân (23 tuổi) đã thể hiện xuất sắc và nhận 2 suất học bổng toàn phần cho khoá học "Tinh thần doanh nghiệp tại quốc gia khởi nghiệp" tại Trường Đại học Tel-Aviv, Israel trị giá 5000 USD được tài trợ bởi Ngài Igal Ahouvi (Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Israel, phụ trách lãnh sự khu vực thành phố Haifa) và công ty TNHH Vịnh Thiên Đường (ALMA). Với mong muốn mang đến nhiều hơn nữa những cơ hội cho các bạn trẻ Việt vươn ra thế giới, và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam, học bổng hè 2016 lựa chọn những ứng viên có định hướng rõ ràng trên con đường trở thành doanh nhân trong tương lai và hơn hết, đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam năng động, giàu đam mê trước bạn bè quốc tế.


Ông Hemant Patel - Đại diện Công ty ALMA và anh Lê Quốc Vinh - CEO Tập đoàn Truyền thông Lê - Đại diện Hội đồng Phỏng vấn - trao chứng nhận học bổng cho Hà Giang và Hải Vân

Ông Hemant Patel – Đại diện Công ty ALMA và anh Lê Quốc Vinh – CEO Tập đoàn Truyền thông Lê – Đại diện Hội đồng Phỏng vấn – trao chứng nhận học bổng cho Hà Giang và Hải Vân

Những trải nghiệm thú vị

Sau chặng bay kéo dài 16 tiếng đồng hồ, hai cô gái trẻ đã có mặt tại Trường Đại học Tel Aviv – ngôi trường thuộc top 100 trường đại học uy tín hàng đầu thế giới và cũng là nơi Ngài Igal Ahouvi theo học thời trẻ – để chính thức bắt đầu khoá học "Tinh thần doanh nghiệp tại quốc gia khởi nghiệp". Trong 3 tuần ở lại Israel, Giang và Vân đã trải nghiệm trọn vẹn đất nước xinh đẹp này: tích lũy những kiến thức bổ ích về khởi nghiệp, tham gia những buổi sinh hoạt ngoại khoá cùng các bạn trẻ đến từ nhiều quốc gia khác nhau, gặp gỡ những người tiên phong trong cộng đồng start-up tại Israel, khám phá và trải nghiệm những điểm đến nổi tiếng của Israel như: Bảo tàng Rabin Center, Bảo tàng Hồi giáo, Bảo tàng Israel, thành phố Jerusalem, thành phố Caesarea, thành phố Haifa, sa mạc Neveg, Biển Chết,… Chuyến du học ngắn ngày đã giúp hai bạn trẻ mở rộng tầm nhìn, trưởng thành hơn và chững chạc hơn rất nhiều.


Hà Giang và Hải Vân cùng bạn bè quốc tế

Hà Giang và Hải Vân cùng bạn bè quốc tế


Hà Giang tại Trường Đại học Tel-Aviv

Hà Giang tại Trường Đại học Tel-Aviv


Hà Giang và Hải Vân cùng bạn bè quốc tế

Hà Giang và Hải Vân cùng bạn bè quốc tế

Bài học khởi nghiệp và câu chuyện truyền cảm hứng


Hải Vân cùng Giáo sư Gila và các bạn sinh viên quốc tế

Hải Vân cùng Giáo sư Gila và các bạn sinh viên quốc tế

Chia sẻ về môi trường học tập tại trường Đại học Tel-Aviv, Israel, Hải Vân cho biết:"Điều em ấn tượng nhất chính là môi trường học tập tại Israel không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Giảng viên của trường cho em thấy sự khác biệt trong giáo dục của Israel, nơi giáo viên lắng nghe và ủng hộ từng ý tưởng của học sinh dù là ngây ngô nhất, không bao giờ nói không với bất kỳ ý tưởng kinh doanh điên rồ nào. Còn sinh viên Israel thì vô cùng năng động. Đa phần các bạn cùng trang lứa với em nhưng đã đi làm ở những công ty start-up hoặc tự sáng lập ra nhiều công ty công nghệ từ trên ghế nhà trường. Điều đó thôi thúc em phải hiện thực hóa những mục tiêu của mình trong tương lai."

Còn đối với Hà Giang, đáng nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với bà Lori Medell, Giảng viên trường Đại học Tel-Aviv, tác giả của cuốn sách "The Place I live, The People I know", đến từ California và đã định cư ở Israel khoảng 12 năm. Trong cuộc trò chuyện tại nhà riêng của bà Lori, Giang và Vân đã hiểu nhiều hơn về niềm tự hào văn hoá dân tộc, định hướng được con đường riêng cho chính mình khi quay trở về Việt Nam.

Một kỷ niệm không kém phần đặc biệt tại thành phố Tel-Aviv, đó chính là buổi gặp mặt giữa Hà Giang và Hải Vân cùng Ngài Igal Ahouvi (Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Israel, phụ trách lãnh sự khu vực thành phố Haifa), chủ đầu tư của ALMA và cũng là nhà tài trợ cho học bổng này. Bữa tối diễn ra tại một nhà hàng nằm trong trung tâm của Tel-Aviv với những chia sẻ gần gũi và chân thành nhất về đất nước, con người Israel vàViệt Nam, những kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh và khởi nghiệp,…

Hà Giang chia sẻ:"Em vẫn luôn nhớ mãi câu nói của ngài Igal Ahouvi về con người Việt Nam. Ông đã đầu tư vào Việt Nam mà không phải bất kì quốc gia nào khác chính bởi vì con người Việt Nam rất thông minh và sáng tạo, có nhiều nét tương đồng với người dân Israel. Ông cũng tin tưởng rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và trong tương lai hoàn toàn có thể trở thành một quốc gia mạnh về khởi nghiệp. Chính vì thế, em rất hi vọng trong tương lai gần, cộng đồng start-up Việt sẽ kết nối cùng nhau và tạo nên nhiều thành tựu đáng tự hào hơn nữa."


Hà Giang và Hải Vân gặp mặt Ngài Igal Ahouvi tại Israel

Hà Giang và Hải Vân gặp mặt Ngài Igal Ahouvi tại Israel

Tiếp tục mang tới những cơ hội

Với việc tài trợ những chương trình học bổng ý nghĩa cho thế hệ trẻ Việt Nam, Ngài Igal Ahouvi và ALMA mong muốn trở thành cầu nối giữa cộng đồng start-up Việt Nam và thế giới, cũng như thể hiện mối quan tâm sâu sắc và cam kết lâu dài đối với đất nước và con người Việt Nam. Hà Giang, Hải Vân – 2 ứng viên xuất sắc đã chứng minh tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại mới, ngày càng nhanh nhạy hơn, năng động, biết nắm bắt cơ hội và xứng đáng nhận được những sự đầu tư đúng đắn, nghiêm túc trong lĩnh vực giáo dục, phát triển con người, xã hội…



Xem nguồn

Phòng hiệu trưởng rất tốt, rất sạch nhưng nhà vệ sinh của các cháu rất bẩn

Posted: 05 Aug 2016 03:59 AM PDT


Nếu đủ trường lớp, sẽ đỡ học thêm

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam- người có nhiều năm tâm huyết với ngành Giáo dục đã chia sẻ nhiều ý kiến.

Theo Phó thủ tướng, chúng ta đang trong quá trình đổi mới giáo dục, hay nói cách khác là đang trong quá trình chuyển đổi. Khi chuyển đổi, chắc chắn không làm được ngay một lúc mà sẽ phải có các bước đi trung gian, phù hợp với điều kiện nước ta để không có bất cập.

Đơn cử như vấn đề học phí, theo Phó Thủ tướng, hiện chúng ta có chính sách học phí cho người nghèo và người có công: "Chúng tôi cũng đã báo cáo với Thủ tướng và rất được Thủ tướng quan tâm, tới đây, vấn đề học phí phải đúng xu thế”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị

“Về học phí đại học, hiện theo tinh thần tự chủ có hỗ trợ đối tượng. Còn học phí cấp phổ thông, hiện nay đang thu được khoảng 2 nghìn tỉ mỗi năm. Nếu chia ra 63 tỉnh, không được nhiều. Vì vậy, nên chăng trong thời gian tới đây, cần tính tới việc miễn học phí cho bậc THPT, THCS", Phó Thủ tướng cho biết.

Hay như vấn đề học thêm, mặc dù ngành giáo dục rất nỗ lực, kể cả tính đến sự gương mẫu của giáo viên nhưng ông cho rằng, cần nhìn nhận đúng thực tế. Chúng ta không có đủ trường lớp cho học sinh học đủ 2 buổi/ngày. Nếu làm được như vậy, áp lực dạy thêm, học thêm cũng bớt đi.

"Ở các nước tiên tiến, con cháu người ta có lớp để học hai buổi một ngày, nhưng chúng ta mới chỉ học một buổi một ngày. Dù con cháu chúng ta có thông minh đến mấy, cũng rất khó. Vậy nên phải có trường, có lớp", Phó Thủ tướng nhận xét.

Cũng tại Hội nghị, Phó Thủ tướng đã chia sẻ một câu chuyện thực tế về nhà vệ sinh của học sinh, để lấy thí dụ rất cụ thể những nhiệm vụ mà ngành giáo dục cần làm. Ông cho biết, trong đợt đi khảo sát một số trường ở Hà Nội và các tỉnh lân cận thì thấy, có thực tế phòng hiệu trưởng thì rất tốt, nhà vệ sinh sạch sẽ nhưng nhà vệ sinh của các cháu rất bẩn. Thậm chí ở Hà Nội, có nhiều trường, vừa bước vào cổng đã ngửi thấy mùi bể phốt.

"Hà Nội đang tập trung thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có chương trình cải tạo nhà vệ sinh chung của trường, đề nghị các trường tiếp tục phát huy tinh thần đấy. Chúng ta cần khôi phục lại ở học sinh kỷ cương, tự lập, yêu lao động như: trực nhật, vệ sinh trong trường… Chúng ta phải quyết tâm làm lại đúng tinh thần học sinh làm trung tâm, với mục tiêu phát triển toàn diện cả về trí tuệ, đạo đức, thể chất”, Phó Thủ tướng nói.

“Khó nhưng không thể không làm”

Tiếp thu ý kiến và phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngành đã đề ra 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp để triển khai phương hướng cho năm học 2016-2017.

Cụ thể, 9 nhiệm vụ tập trung vào các vấn đề: Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục trong toàn quốc; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học; Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết thúc hội nghị

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết thúc hội nghị

Với 5 giải pháp, Bộ GD&ĐT đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.

Trong 9 nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục trong năm học tới, theo Bộ trưởng, nhiệm vụ quan trọng nhất là nâng cao chất lượng của nhà giáo và quản lý giáo dục, là nhiệm vụ trọng tâm nhất trong các nhiệm vụ trọng tâm.

Kế luận tại Hội nghị, ông Nhạ thẳng thắn thừa nhận, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục là việc vô cùng khó nhưng không thể không làm. "Chúng tôi rất cảm kích trước phát biểu tâm huyết, không đơn thuần là chỉ đạo của Thủ tướng mà cảm nhận được những vấn đề nhân bản.

Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ cụ thể hóa những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, của Phó Thủ tướng, thành những đề án, dự án cụ thể để trình Chính phủ cũng như phối hợp với các bộ, ngành đặc biệt là các địa phương thực hiện tốt các chỉ đạo", Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Nghệ An: Chưa tăng học phí trước thềm năm học mới

Posted: 05 Aug 2016 03:16 AM PDT


Tại phiên thảo luận hội trường, bà Nguyễn Thị Kim Chi – Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An đã giải trình về các nội dung trong tờ trình tăng học phí trước các đại biểu. Theo đó, mức thu học phí mới sẽ được phân là 4 vùng gồm TP Vinh, thị xã Cửa Lò, vùng nông thôn và vùng miền núi. Trong đó thị xã Hoàng Mai và thị xã Thái Hòa vừa mới thành lập, vẫn còn khó khăn nên đề nghị xếp hai địa phương này vào vùng nông thôn.

Bà Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An giải trình về mức tăng học phí tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Nghệ An vào ngày 4/8.

Bà Nguyễn Thị Kim Chi – Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An giải trình về mức tăng học phí tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Nghệ An vào ngày 4/8.

Mức thu trần thu học phí tăng lên 50% so với quy định cũ. Sau khi nghiên cứu chỉ số giá tiêu dùng, mức thu nhập của người dân, mức thu nhập của giáo viên… Sở GD-ĐT Nghệ An đề nghị điều chỉnh mức thu tăng 50% học phí đối với học sinh vùng TP Vinh, thị xã Cửa Lò tăng 40%, vùng nông thôn tăng 43%, vùng miền núi tăng 25%.

Một số đại biểu cho rằng một số khoản thu là quá cao, cụ thể như bậc mầm non khu vực TP Vinh (235.000 đồng/tháng), vùng miền núi 50.000 đồng/tháng. Bà Nguyễn Thị Kim Chi cho hay, mức thu học phí mầm non TP Vinh đã ổn định từ năm 2011 đến nay, mặt khác, cần có sự tương đối trong mức thu giữa các trường công lập tự chủ một phần tài chính và các trường tư thục, tránh để chênh nhau quá lớn. Bên cạnh đó, tăng học phí cũng là một trong những giải pháp để giải quyết bài toán quá tải ở bậc học này trong khi ngân sách còn nhiều khó khăn.

Mức thu học phí mới đối với vùng miền núi mặc dù tăng thêm 10.000 đồng nhưng theo quy định mới thì học sinh thuộc đối tượng con em dân tộc thiểu số (trước đây chỉ có con em dân tộc thiểu số ít người) sẽ được giảm học phí đến 70%. Do vậy, tăng học phí cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến học sinh dân tộc thiểu số.

Mức thu học phí mới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến học sinh dân tộc thiểu số do các em được giảm 70% học phí, trong khi đó quy định cũ chỉ giảm cho học sinh dân tộc thiểu số ít người.

Mức thu học phí mới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến học sinh dân tộc thiểu số do các em được giảm 70% học phí, trong khi đó quy định cũ chỉ giảm cho học sinh dân tộc thiểu số ít người.

"Thực tế đúng là mức học phí ở Nghệ An cao hơn một số địa phương khác như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ngãi… Tuy nhiên các địa phương này nguồn thu ngân sách rất lớn, không có miền núi, vùng sâu, vùng xa, và đủ cấp bù cho giáo dục, hơn nữa xã hội hóa giáo dục họ làm tốt hơn. Trong khi đó, theo Luật giáo dục đến năm 2025 thì học phí phải đảm bảo chi lương cho giáo viên.

Điều chỉnh học phí lần này, chênh lệch học phí cũ và mới, thu được 67 tỉ 929 triệu đồng/năm, trừ khoản miễn giảm, sau miễn giảm, cải cách tiền lương còn gần 14 tỷ đồng dành cho đầu tư hơn 1.600 cơ sở giáo dục, điều tiết từ học phí thì không đáng là bao", bà Nguyễn Thị Kim Chi cho hay.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân Nghệ An cũng phải chịu tác động của biến đổi khí hậu, hạn hạn kéo dài, ảnh hưởng từ vụ ô nhiễm môi trường biển ở Vũng Ánh (Hà Tĩnh), việc tăng học phí sẽ tác động không nhỏ đến đời sống người dân. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng nên quy định mức thu phí xây dựng thay thế hình thức thu xã hội hóa như hiện nay.

Các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An biểu quyết không thông qua Nghị quyết về tăng học phí của Sở GD-ĐT.

Các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An biểu quyết không thông qua Nghị quyết về tăng học phí của Sở GD-ĐT.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho rằng tăng học phí cần phải phù hợp với phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân, tăng từng bước, từng năm và theo từng lộ trình. "Sau khi cân đối còn thiếu thì xin phép HĐND tỉnh cho cấp đủ một số ngân sách phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục", Chủ tịch UBDN tỉnh Nghệ An nói.

Ông Nguyễn Xuân Sơn – Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An phát biểu: "Muốn nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu dạy học thì cần phải có sự đầu tư. Tuy nhiên mức tăng học phí phải phù hợp với thu nhập của người dân". Do vậy ông Sơn đã đề nghị các đại biểu biểu quyết về tờ trình về mức thu học phí mới của Sở GD-ĐT Nghệ An.

Các đại biểu biểu quyết nhất trí chưa thông qua nghị quyết về mức thu học phí, miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo đó, các cơ sở giáo dục tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục thu học phí theo quy định cũ trong năm học mới này.

Hoàng Lam



Xem nguồn

Comments