Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nghị trường “nóng” vì lệnh cấm dạy thêm trong nhà trường

Posted: 04 Aug 2016 10:10 AM PDT


Hầu hết các câu hỏi của các đại biểu dành cho ông Lê Hồng Sơn tại kỳ họp đều đề cập đến vấn đề cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường mà ngành giáo dục TPHCM đang thực hiện.

Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung bày tỏ, hiện Sở GD-ĐT TPHCM đã có chỉ đạo không dạy thêm học thêm trong nhà trường, các trường đang từng bước triển khai. Điều này làm các đại biểu, phụ huynh và học sinh rất băn khoăn.

Nhất là khi chương trình chưa giảm tải, 45 phút các em chỉ có thể tiếp thu được kiến thức cơ bản, không chuyển tải được các bài chuyên sâu, nhất là ở bậc học THPT. Như kỳ thi năm nay có sự phân hóa rất cao, để làm được bài rất khó khăn. Cấm trong trường, thì tới đây trung tâm bên ngoài sẽ nở rộ vì thực tế học sinh có nhu cầu ôn luyện để thi cử.


Hầu hết các đại biểu chất vấn Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn đều có câu hỏi liên quan đến việc cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Hầu hết các đại biểu chất vấn Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn đều có câu hỏi liên quan đến việc cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Xét về tâm tư tình cảm của giáo viên, chúng ta cấm dạy thêm liệu có đảm bảo cho đời sống của giáo viên hay không? Rồi việc quản lý các trung tâm bên ngoài như thế nào? Sở có giải pháp và đề xuất gì với UBND cho những vấn đề này?

Nhiều đại biểu cũng thắc mắc về việc cấm dạy thêm trong nhà trường khi mà chương trình học, thi cử đăng nặng, chương trình học ở giờ chính khóa chưa đáp ứng được thực tế. Chưa kể đến việc Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT cho phép dạy thêm trong trường học thì TPHCM lại cấm. Rồi việc cấm dạy thêm trong nhà trường có thể ảnh hưởng đến đời sống của giáo viên khi đồng lương còn thấp, liệu họ có đảm bảo được cuộc sống không?

Ông Lê Hồng Sơn cho hay, chỉ đạo của Thành ủy và Công văn ngưng dạy thêm, học thêm trong nhà trường của UBND có một số nội dung chưa phù hợp với Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT. UBND thành phố đã có công văn gửi Bộ đề nghị cho phép điều chỉnh một số nội dung trong Thông tư 17. Bộ GD-ĐT đã trả lời không có điều chỉnh chung cho cả nước mà do đặc thù của TPHCM sẽ có những quyết định riêng.

Đại biểu Phạm Thị Hồng Hà cho rằng học thêm trở thành nhu cầu đại trà của học sinh là vấn đề cần xem lại và khắc phục để trả lại môi trường bình thường cho giáo dục

Đại biểu Phạm Thị Hồng Hà cho rằng học thêm trở thành nhu cầu đại trà của học sinh là vấn đề cần xem lại và khắc phục để trả lại môi trường bình thường cho giáo dục

Sau đó, Sở GD-ĐT TPHCM đã có công văn sẽ chấm dứt việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ năm học này.

Lý giải việc học thêm, dạy thêm trong nhà trường, ông Lê Hồng Sơn nói rằng xuất phát từ mâu thuẫn là học sinh phổ thông phải trải qua một kỳ thi chung vẫn do Bộ GD-ĐT ra đề, mỗi năm đề thi có mức độ phân hóa càng cao. Chính điều đó dẫn đến sự lo lắng của nhà trường, của phụ huynh, của học sinh.

Trong khi tiết dạy trên lớp không đủ, tiết dạy chỉ chuyển tải được lý thuyết cho học sinh, thiếu các tiết học nâng cao, thực hành đưa ứng dụng vào để học sinh có thể phân tích, nhớ sâu bài. Còn phía nhà trường có thể phân loại học sinh để tổ chức các em học thêm.


Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn trả lời chất vấn.

Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn trả lời chất vấn.

Xét về nhu cầu, em học yếu môn này thì học thêm để tiến bộ hơn, em học giỏi môn đó thì học để phát triển năng khiếu môn học đó, lĩnh vực đó là điều hoàn toàn bình thường.

"Tiêu cực của một số cá nhân trong dạy học thêm là có chứ không phải không, như việc lôi kéo học sinh học, phân biệt đối xử trong đánh giá trong cho điểm bài kiểm tra… nhưng đó không phải là phổ biến. Ngành giáo dục, hiệu trưởng có nhiều biện pháp để xử lý tình trạng này", ông Sơn nói.

Sau khi nghe lãnh đạo ngành giáo dục trả lời, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy đặt câu hỏi: “Xin đồng chí hãy cho biết xuất phát từ lý do chính nào lại cấm dạy thêm trong nhà trường? Và tại sao vẫn cho học ở các trung tâm? Như vậy đây chỉ thay đổi về hình thức chứ không thay đổi về bản chất. Vậy khi đưa ra giải pháp này đã tham khảo ý kiến phụ huynh, dư luận hay chưa?”.

Ông Lê Hồng Sơn đáp, trách nhiệm của Sở là phải thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố là ngưng tổ chức dạy thêm học thêm trong trường học. Học sinh, giáo viên có nhu cầu dạy học thêm có chuyển ra ngoài trung tâm bên ngoài nhà trường. Các công việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi ở nhà trường thì không thu học phí.

Người đứng đầu ngành giáo dục TPHCM cũng bày tỏ tâm tư, đội ngũ giáo viên ở TPHCM có thể nói chuyên môn, kiến thức rất tốt để tổ chức tiết dạy. Nhưng việc tổ chức thi cử theo kỳ thi chung còn tạo áp lực rất lớn cho học sinh. Trong lớp học có 40 – 45 em, có thể có đến 35 – 40 học sinh có nhu cầu học tăng tiết môn học để đáp ứng chương trình và đảm bảo mục đích đạt điểm cao trong kỳ thi.

Lớp học thêm dịp hè tại một trường THPT ở TPHCM

Lớp học thêm dịp hè tại một trường THPT ở TPHCM

Còn các trung tâm bên ngoài, thì cũng sẽ do Sở, Phòng giáo dục các quận huyện quản lý, cấp phép phải đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và nhiều yêu cầu khác. Tuy nhiên, ông Sơn cũng thừa nhận các trung tâm sẽ không dễ để đáp ứng được các điều kiện và việc quản lý sẽ không dễ dàng như quản lý trong nhà trường.

Về vấn đề một số đại biểu quan tâm liên quan đến việc cấm dạy thêm, học thêm trong trường học là đời sống giáo viên sẽ bị ảnh hưởng, ngành giáo dục có giải pháp như thế nào, ông Lê Hồng Sơn không đề cập trong câu trả lời của mình.

Nhu cầu học thêm đại trà là điều không bình thường

Dạy thêm học thêm nếu xuất phát từ nhu cầu thực tế theo quy mô nhỏ của một bộ phận học sinh như các em yếu cần bồi dưỡng hay để luyện cho học sinh giỏi trước các kỳ thi đặc biệt là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm trở thành một nhu cầu bất thành văn, trở thành áp lực nặng nề đối với đại trà học sinh ở các cấp học, ở các trình độ thì tạo thành một gánh nặng, tiêu hao nguồn lực xã hội như đang diễn ra lâu nay là một thực tế cần đặt vấn đề. Chúng ta cần tuyên chiến với hiện tượng.

Nếu có sự đồng thuận, quyết tâm từ trên xuống dưới, tôi tin sẽ giải quyết được. Và chúng ta cần giải quyết tận gốc đó là thay đổi phương pháp đánh giá, cho điểm, xếp loại học sinh. Thay đổi phương pháp kiểm tra, ra đề thi… để không còn nhu cầu học thêm đại trà để trả lại môi trường bình thường cho giáo dục.

Đại biểu Phạm Thị Hồng Hà

Quản lý phải dựa trên khoa học và thực tiễn

Các đại biểu rất quan tâm đến tính khoa học, tính thực tiễn trong ban hành về việc quản lý vấn đề dạy thêm, học thêm. Không ai ủng hộ dạy học thêm tiêu cực nhưng khi đặt ra vấn đề để quản lý thì đòi hỏi phải có cái nhìn thực tiễn và khoa học, phải ứng xử với nó thật khoa học chứ không phải quản không được thì cấm hay buông lỏng quản lý để nó thế nào cũng được. Không khéo cấm trong trường, "nở" ra bên ngoài chúng ta không quản lý được. HĐND không đặt ra dạy ở đâu, học như thế nào mà HĐND đặt ra cho UBND và Sở GD-ĐT là điều chỉnh vấn đề về dạy thêm, học thêm trên cơ sở tạo được sự đồng thuận của xã hội và quản lý chặt chẽ, đảm bảo mục đích của dạy thêm, học thêm.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Lớp 50 học sinh thì 40 em muốn học thêm

Posted: 04 Aug 2016 09:28 AM PDT


– Đánh giá áp lực thi cử còn nặng nề, người đứng đầu ngành giáo dục TP.HCM nhận định 1 lớp có 50 học sinh thì có tới 40 em muốn học thêm.

Trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP.HCM khóa IX, Giám đốc sở GD&ĐT Lê Hồng Sơn nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh chuyện cấm dạy thêm, học thêm trong các trường học.

giáo dục TP.HCM, học sinh, phụ huy, học thêm, dạy thêm, chất vấn, HĐND.TPHCM

Giám đốc sở GD&ĐT Lê Hồng Sơn

Ông Sơn nói rằng, việc cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường là sở thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy. Mới đây UBND TP tiếp tục có công văn cấm việc này trong năm học 2016 – 2017.

Trong khi tiết giảng dạy 45 phút ở trên lớp không chuyển tải hết nội dung chương trình mà việc thi cử có tính phân hóa cao dẫn tới áp lực cho học sinh, phụ huynh.

“Trong 1 lớp có 50 học sinh thì có tới 30 – 40 em muốn học thêm" – ông Sơn nói và cho biết, hiện nay mục tiêu cuối cùng của học sinh là đạt kết quả cao, đậu trong các kỳ thi.

Do không dạy thêm, học thêm trong trường nên học sinh sẽ được theo học các trung tâm, cơ sở văn hóa bên ngoài nhà trường sẽ do Sở và Phòng GD cấp phép.

Tuy sẽ siết chặt bằng cấp của giáo viên, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông cho học sinh đi lại nhưng cũng có những hạn chế nhất định.

"Rất khó có cơ sở nào được trang bị phòng học, cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý, giáo viên chuẩn như trong các trường học" – vẫn lời vị GĐ sở.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ông này cũng nhận định sắp tới đây, trên địa bàn TP sẽ nở rộ các cơ sở, trung tâm dạy thêm, học thêm. Sở sẽ cố gắng siết chặt về cả công tác cấp phép được mở và được hoạt động.

Ngay như trong thời gian nghỉ hè, cũng có 2 luồng ý kiến phản ánh về đường dây nóng của Sở về việc tổ chức học hè.

Một số phụ huynh nói bắt học sinh học nhiều quá. Số còn lại cho rằng không dạy thì không có nơi an toàn cho học sinh. Sở đã chỉ đạo các trường mở của sân trường, thư viện cho học sinh vào chơi.

Tuy nhiên, một số học sinh học yếu lại muốn thầy cô kèm cặp về hè, có một số trường đã mở lớp dạy hè, đơn vị đã kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý.

Bên cạnh "con sâu làm rầu nồi canh", ảnh hưởng cho ngành giáo dục, ông Sơn mong muốn chấn chỉnh những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.

Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay, việc dạy thêm học thêm tràn lan, mang yếu tố tiêu cực thì không thể ủng hộ nhưng ngược lại, nếu quản lí thì phải có sự đồng thuận. Không phải quản không được thì cấm.

"Nếu chúng ta cấm trong trường học mà lại để ra ngoài rồi không quản lí được thì còn tệ hơn nhiều" – bà Tâm nói.

Văn Đức



Xem nguồn

Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung thông tư 30

Posted: 04 Aug 2016 08:46 AM PDT


Học sinh đã biết đánh giá bản thân

Như Dân trí đã thông tin trước đó, sau một thời gian triển khai, nhiều giáo viên và phụ huynh đã phản ứng mạnh mẽ về thông tư 30 bởi một số hạn chế như: quá tải cho giáo viên; làm học sinh lười học…

Năm học 2015 – 2016, Giáo dục tiểu học tiếp tục thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp, tập huấn cho hơn 4.000 hiệu trưởng tiểu học. Kiểm tra, hỗ trợ những giáo viên còn lúng túng hay hiểu chưa đúng về Thông tư 30; chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm; xây dựng tài liệu hỏi đáp về đánh giá học sinh; Đổi mới cách thức sinh hoạt chuyên môn để giáo viên cùng nhau rút kinh nghiệm…

Nhiều tỉnh đã chủ động tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và cộng đồng như: Lào Cai, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Điện Biên, Tuyên Quang…

Một số địa phương chủ động tập huấn cho giáo viên như: TP. Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Cao Bằng, Lạng Sơn, TP. Cần Thơ, TT. Huế…

Giáo viên nhận xét học sinh theo TT 30

Giáo viên nhận xét học sinh theo TT 30

Qua tổng hợp báo cáo mới nhất của 63 Sở GD&ĐTcuối năm học 2015-2016 cho thấy, thông tư 30 đã đi vào cuộc sống, hầu hết giáo viên đều nhận thức được tính nhân văn, những quan niệm mới của Thông tư 30.

Giáo viên đã thay đổi, chuyển từ việc đánh giá nặng về kiến thức sang đánh giá toàn diện học sinh về cả năng lực và phẩm chất, chuyển từ đánh giá kết quả, chú trọng về điểm số sang nhận xét đánh giá quá trình học tập của học sinh. Cách đánh giá mới đã góp phần điều chỉnh cách dạy và học trong trường tiểu học.

Đặc biệt, học sinh đã biết cách tự đánh giá bản thân mình và biết nhận xét góp ý cho bạn.

Cán bộ quản lý, bước đầu đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện cho giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ học sinh phát huy tính tích cực trong học tập.

Góp phần giảm tình trạng dạy thêm, học thêm; khắc phục tình trạng chạy theo thành tích.

Sẽ bổ sung sửa đổi một số điều

Mặc dù vậy, qua lắng nghe ý kiến của các địa phương, Bộ GD&ĐT thừa nhận, việc thực hiện Thông tư 30, đánh giá thường xuyên giáo viên còn có khó khăn, sĩ số lớp học vượt quá quy định.

Đáng tiếc vẫn còn CBQL, giáo viên và cha mẹ học sinh chưa hiểu rõ bản chất, vai trò mục đích đánh giá thường xuyên và định kỳ.

Vẫn còn định kiến, việc đánh giá học sinh chỉ thông qua điểm số thì mới chính xác. Nhiều người chưa thấy sự khác biệt giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ hoặc nhận xét không chấm điểm, học sinh sẽ lười học hơn.

Về phía đội ngũ giáo viên, còn khó khăn là mất nhiều thời gian để viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Khả năng viết nhận xét còn hạn chế.

Công tác quản lí ở một số trường chưa thay đổi kịp thời đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học và còn nhiều hồ sơ, sổ sách, gây áp lực giáo viên trong việc đổi mới đánh giá học sinh.

Trước tình hình đó, theo Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình hành động đổi mới căn bản, toàn diện đối với giáo dục tiểu học. Trong đó, sẽ sửa đổi bổ sung một số điều thực hiện Thông tư 30; Tiếp tục triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học:

Chỉ đạo tránh thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét; giúp các cấp quản lý quy định hồ sơ hợp lý, khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử để giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên tập trung vào hoạt động chuyên môn.

Trong quá trình thực hiện, được vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của giáo viên, sĩ số lớp học, vùng miền; thực hiện theo khả năng cho phép trong việc đánh giá thường xuyên để giúp đỡ học sinh nâng cao chất lượng giáo dục.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Miễn phí đăng kí xét tuyển trực tuyến vì khó thu

Posted: 04 Aug 2016 08:04 AM PDT


– Nhiều trường ĐH quyết định miễn, hoãn thu lệ phí xét tuyển  đăng kí xét tuyển trực tuyến cho thí sinh do khó khăn khi thu.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh đăng kí xét tuyển ĐH phải nộp lệ phí đăng kí xét tuyển. Thí sinh đăng kí xét tuyển trực tuyến chuyển khoản lệ phí xét tuyển về trường theo tài khoản của trường. Mỗi trường sẽ có quy định và hướng dẫn nộp lệ phí riêng nên nhiều thí sinh gặp khó khi nộp lệ phí.

Tuy nhiên, nhiều thí sinh đăng kí xét tuyển trực tuyến vào Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã phản ánh những khó khăn khi nộp lệ phí đăng kí xét tuyển trực tuyến qua tài khoản ngân hàng. Trước tình trạng này, ông Nguyễn Xuân Hoàn, Phó hiệu trưởng cho biết nhà trường quyết định hoãn thu lệ phí đăng kí xét tuyển đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến qua cổng thông tin của Bộ GD-ĐT. Thí sinh có thể nộp bù lệ phí này khi học tại trường.

Ngoài ra, lãnh đạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng quyết định miễn lệ phí đăng ký xét tuyển cho thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến khi đăng ký xét tuyển vào cả 3 cơ sở đào tạo của trường này, bao gồm cơ sở chính và hai phân hiệu vì khó thu. 

Trường này cũng miễn lệ phí đăng ký xét tuyển cho thí sinh có hộ khẩu thường trú thuộc 4 tỉnh chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường do Công ty Formosa gây ra tại miền Trung, bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế khi đăng ký xét tuyển vào trường, bằng cả 3 hình thức đăng ký trực tiếp, trực tuyến, đăng ký qua bưu điện. 

Miễn lệ phí đăng ký xét tuyển cho thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên khi đăng ký xét tuyển vào Phân hiệu trường tại Gia Lai và Ninh Thuận.

Lê Huyền

Tin liên quan



Xem nguồn

Cô giáo 19 tuổi bị hiếp dâm tập thể trên đường tới trường

Posted: 04 Aug 2016 07:22 AM PDT


Gần 3 ngày sau khi vụ hiếp dâm tập thể mẹ và con gái gây sốc ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ thì một giáo viên lại bị hiếp dâm tập thể bởi 3 người đàn ông trong một chiếc xe tải đang chạy vào sáng 2/8.

hiếp dâm, hiếp dâm tập thể, nạn hiếp dâm ở Ấn Độ

Sự việc xảy ra vào khoảng 7 giờ sáng khi nạn nhân đang trên đường tới trường.

Theo ghi nhận, 3 người đàn ông đeo mặt nạ đã đẩy cô giáo vào một chiếc xe tải Maruti màu trắng và chạy tới một cánh đồng mía hoang vắng.

Trong khi hai kẻ dùng súng đe dọa để hãm hiếp cô thì kẻ thứ ba chụp ảnh lại.

"Cô ấy đang trên đường tới trường vào buổi sáng. Ba người đàn ông đeo mặt nạ đã đẩy cô ấy vào trong xe tải và hãm hiếp tập thể. Chúng cũng quay phim lại toàn bộ sự việc" – người nhà nạn nhân cho hay.

Các sĩ quan cảnh sát cấp cao cùng những người khác đã tới hiện trường để điều tra.

"Hôm nay, khoảng 5 giờ 30 phút chiều, nạn nhân tới đồn cảnh sát và nói rằng có 3 người đàn ông đi trên chiếc xe tải Maruti và bắt cóc cô ấy. Sau đó, chúng cưỡng hiếp tập thể và ghi lại toàn bộ sự việc" – thông tin từ phía cảnh sát.

Sự việc xảy ra chỉ sau gần 3 ngày diễn ra câu chuyện đau lòng về hai mẹ con bị 5-6 kẻ hiếp dâm tập thể trong suốt 3 giờ sau khi kéo họ ra khỏi xe hơi của mình ở Bulandshahr vào hôm 29/7.

  • Nguyễn Thảo (Theo Huffington Post)



Xem nguồn

Bộ Giáo dục sẽ sửa Thông tư 30

Posted: 04 Aug 2016 06:40 AM PDT


Bộ GD-ĐT cho biết trong năm học tới sẽ sửa đổi bổ sung một số điều thực hiện quy định đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư 30).

Theo Bộ GD-ĐT, tổng hợp từ báo cáo của 63 Sở GD-ĐT cuối năm học 2015 – 2016 cho thấy hầu hết giáo viên đều nhận thức được tính nhân văn, những quan niệm mới của Thông tư 30.

khai giảng, thông tư 30, đổi mới giáo dục

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết giáo viên đã thay đổi, chuyển từ việc đánh giá nặng về kiến thức sang đánh giá toàn diện học sinh về cả năng lực và phẩm chất, chuyển từ đánh giá kết quả, chú trọng về điểm số sang nhận xét đánh giá quá trình học tập của học sinh, nhằm giúp học sinh học ngày càng tiến bộ và học tốt hơn… Cách đánh giá mới đã góp phần điều chỉnh cách dạy và học trong trường tiểu học.

Ưu điểm của Thông tư 30 còn ở chỗ học sinh đã bước đầu biết cách tự đánh giá bản thân mình và biết nhận xét góp ý cho bạn. Cán bộ quản lý, bước đầu đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện cho giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ học sinh phát huy tính tích cực trong học tập. Cách đánh giá theo Thông tư 30 góp phần giảm tình trạng dạy thêm, học thêm, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, việc thực hiện Thông tư 30 còn có một số hạn chế.

Cụ thể là việc đánh giá thường xuyên giáo viên còn có khó khăn: Về sĩ số lớp học vượt quá quy định.

Vẫn còn cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh chưa hiểu rõ bản chất, vai trò mục đích đánh giá thường xuyên và định kỳ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vẫn còn cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh định kiến: Việc đánh giá học sinh chỉ thông qua điểm số thì mới chính xác. Chưa thấy sự khác biệt giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

Vẫn còn cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh vẫn còn định kiến: Việc đánh giá thường xuyên học sinh bằng nhận xét, không chấm điểm, học sinh sẽ lười học hơn.

Giáo viên còn khó khăn là mất nhiều thời gian để viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Khả năng viết nhận xét còn hạn chế.  

Công tác quản lí ở một số trường chưa thay đổi kịp thời đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học và còn nhiều hồ sơ, sổ sách, gây áp lực giáo viên trong việc đổi mới đánh giá học sinh.

Bộ GD-ĐT cho biết trong năm học tới sẽ sửa đổi bổ sung một số điều thực hiện Thông tư 30, tiếp tục triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.

Bộ sẽ có chỉ đạo tránh thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét, giúp các cấp quản lý quy định hồ sơ hợp lý, khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử để giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên tập trung vào hoạt động chuyên môn.

Trong quá trình thực hiện, Thông tư 30 sẽ được vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của giáo viên, sĩ số lớp học, vùng miền. Thực hiện Thông tư 30 sẽ theo khả năng  cho phép trong việc đánh giá thường xuyên để giúp đỡ học sinh nâng cao chất lượng giáo dục.

Chi Mai

Tin liên quan



Xem nguồn

Thông tin mới nhất về xét tuyển đại học 2016

Posted: 04 Aug 2016 05:58 AM PDT


 – Bộ GD-ĐT đề nghị các trường xét hồ sơ của học sinh đã đăng ký vào trường mình theo đúng quy định, không phân biệt đã nộp lệ phí hay chưa. Việc trục trặc nộp lệ phí sẽ được xử lý sau khi các em đã trúng tuyển.

đăng ký xét tuyển trực tuyến, đăng ký xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển đại học 2016

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. (Ảnh: Lê Văn)

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã khẳng định như vậy trên website chính thức của Bộ GD-ĐT đồng thời nhấn mạnh, các trường phải đơn giản hóa, không gây phiền hà cho thí sinh trong việc nhận lệ phí xét tuyển.

Đề nghị nói trên của Bộ GD-ĐT được đưa ra sau khi có nhiều phản ánh của thí sinh về việc nộp lệ phí dự thi của các thí sinh đăng ký trực tuyến khá phức tạp trong những ngày vừa qua.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết, để hỗ trợ thí sinh, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường công khai số điện thoại đường dây nóng trên trang thông tin điện tử của các trường. Vì vậy, thí sinh có thể gọi điện đến để phản ánh cũng như có thêm thông tin về việc đăng ký xét tuyển.

Bộ cũng yêu cầu các cán bộ tham gia tư vấn tuyển sinh của trường phải nắm vững quy chế để giải thích cho thí sinh và người nhà. Hiện các trường báo cáo đã hoàn tất việc cử cán bộ tham gia tư vấn tuyển sinh – ông Ga thông tin.

Lê Văn

đăng ký xét tuyển trực tuyến, đăng ký xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển đại học 2016



Xem nguồn

Tăng tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi

Posted: 04 Aug 2016 05:16 AM PDT


Thống kê mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra cho thấy tỉ lệ học sinh có học lực khá giỏi ở cả ba cấp học đều tăng so với năm trước.

bậc tiểu học, đánh giá học sinh cuối năm học cho thấy mức độ hoàn thành và phát triển phẩm chất đạt 100%, mức độ hoàn thành và phát triển năng lực đạt 99,9%.

Bộ GD-ĐT, học lực, năm học 2016 - 2017

bậc THCS, tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm Tốt, học lực Khá, Giỏi tăng nhẹ. Tỉ lệ học sinh hạnh kiểm Yếu, học lực Yếu, đều giảm nhẹ so với năm học trước.

Cụ thể, học sinh đạt học lực loại Khá, Giỏi tăng 1.25%; Học lực Yếu, Kém giảm 0.41 % so với năm học trước. Học sinh đạt hạnh kiểm loại Khá, Tốt tăng 0.28 %, Hạnh kiểm Yếu giảm 0.48 % so với năm học trước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bộ GD-ĐT, học lực, năm học 2016 - 2017

bậc THPT, tỉ lệ học sinh hạnh kiểm Khá, Tốt, học lực Khá, Giỏi tăng nhẹ. Tỉ lệ hạnh kiểm Yếu, học lực Yếu, Kém đều giảm nhẹ so với năm học trước.

Cụ thể: Học lực loại Khá, Giỏi tăng 4.21%, Học lực loại Yếu, Kém giảm 1.36% so với năm học trước. Học sinh có hạnh kiểm loại Khá, Tốt tăng 0.78%, Hạnh kiểm loại Yếu giảm 0,10% so với năm học trước.

Bộ GD-ĐT, học lực, năm học 2016 - 2017

Ngân Anh

Tin liên quan

  • Cải cách thể chế về GD-ĐT trong năm học 2016 – 2017
  • Bộ Giáo dục đề nghị khai giảng đúng quy định



Xem nguồn

Có thể đổi nguyện vọng sau khi đã đăng ký trực tuyến?

Posted: 04 Aug 2016 04:35 AM PDT


 – Thí sinh không được đổi nguyện vọng hay hủy thông tin đã đăng ký thành công theo phương thức trực tuyến.

Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, thí sinh sau khi đã đăng ký thành công thì không được đổi nguyện vọng đã đăng ký.

đăng ký xét tuyển đại học 2016, đăng ký xét tuyển đại học, tư vấn tuyển sinh, đăng ký xét tuyển trực tuyến
Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sáng ngày 3/8. (Ảnh: Lê Văn)

Các thí sinh cũng không hủy được các thông tin đã đăng ký thành công trên hệ thống trên hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ GD-ĐT.

Ông Nghĩa cũng lưu ý, các thí sinh sau khi đã đăng ký thành công theo phương thức trực tuyến thì không cần phải nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp hay nộp qua bưu điện nữa vì như vậy là vi phạm quy chế.

"Sau khi đã đăng ký trực tuyến thành công thì hồ sơ gửi qua bưu điện hay nộp trực tiếp khi đến trường sẽ không thể nhập vào hệ thống được nữa" – ông Nghĩa cho hay.

"Để chắc chắn đã đăng ký thành công, thí sinh sau khi đăng ký trực tuyến chỉ cần in ra hoặc lưu lại phiếu xác nhận kết quả đăng ký như là bằng chứng đã đăng ký thành công"- ông Nghĩa khẳng định.

Theo ông Nghĩa, trong mọi trường hợp, thí sinh chỉ nên đăng ký theo một hình thức (trực tuyến, qua bưu điện hoặc trực tiếp). Với những trường hợp ghi nhầm mã trường, mã ngành hoặc nộp thiếu giấy tờ (khi đăng ký trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện), các thí sinh liên hệ với trường để đề nghị điều chỉnh chứ không tiếp tục nộp hồ sơ bằng các hình thức đăng ký trực tuyến.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ông Nghĩa cũng cho biết, việc nộp lệ phí không ảnh hưởng tới kết quả đăng ký trực tuyến trên hệ thống. Tuy nhiên, việc trường có xét hồ sơ đối với những trường hợp chưa nộp lệ phí xét tuyển cho trường hay không tùy thuộc vào quy định của từng trường.

Các thí sinh có thể tham khảo giải đáp thắc mắc về việc nộp lệ phí xét tuyển TẠI ĐÂY.

MỘT SỐ THẮC MẮC CỦA THÍ SINH VỀ ĐĂNG KÝ NGUYỆN VỌNG

– Trong phiếu đăng ký xét tuyển, trong mục trọn trường đăng ký. Được đăng ký 2 trường. Vậy khi đã nộp vào 1 trường thì có cần phải nộp thêm hồ sơ vào trường thứ 2 không? Vì nếu không cần nộp hồ sơ trường thứ 2 thì ở mục này sơ sài ở trường thứ 2 vì không thấy có chọn ngành học?

Em phải điền 2 phiếu ĐKXT và gửi riêng rẽ vào 2 trường và 2 trường sẽ xét độc lập

– Cho e hỏi ở lần ĐKXT đợt 1 em đã đăng ký 1 trường quân đội rồi thì có đăng ký được 4 nghành ở nhóm GX nữa không ạ?

Không em chỉ được đăng ký vào 1 trường với tối đa 2 ngành của nhóm GX.

– Nếu chưa nộp được hồ sơ nguyện vọng 1 thì có được nộp hồ sơ bổ sung vào đợt xét tuyển nguyện vọng 2 được không ạ?

Được, nhưng em nên tham gia xét tuyển đợt 1 vì khi đó em có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

– Em muốn chọn khối A1 để đăng ký vào 1 trường còn trường khác em chọn khối A có được ko ạ?

Được, nếu trường dùng tổ hợp đó để xét tuyển.

Các thắc mắc khác của thí sinh sẽ được chúng tôi giải đáp trong những bài viết tiếp theo.

Mọi thắc mắc hoặc chưa rõ thí sinh có thể gửi về vanhiep.le@vietnamnet.vn để nhận giải đáp nhanh và chính xác nhất từ các chuyên gia.

Tin liên quan



Xem nguồn

Nhiều trường ĐH miễn lệ phí đăng ký xét tuyển

Posted: 04 Aug 2016 03:52 AM PDT


Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tiếp tại một trường ĐH ở TP.HCM

Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tiếp tại một trường ĐH ở TP.HCM

PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho biết những ngày qua trường nhận được phản ánh của một số thí sinh gặp tình trạng khó khăn khi nộp lệ phí đăng ký xét tuyển trực tuyến qua tài khoản ngân hàng. Do đó, nhà trường đã có quyết định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường bằng hình thức đăng ký trực tuyến trên trang http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn .

"Trường hoãn việc thu lệ phí đăng ký xét tuyển trực tuyến qua cổng thông tin của Bộ GD-ĐT, thí sinh nộp bù lệ phí khi trúng tuyển và nhập học vào trường", ông Hoàn cho biết.

Tương tự, Ths Nguyễn Văn Đương – Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng cho biết do cách thu lệ phí năm nay khá phức tạp nhà trường quyết định không thu lệ phí xét tuyển của thí sinh khi đăng ký xét tuyển trực tiếp lẫn xét tuyển trực tuyến (online). Nhà trường chỉ thu lệ phí này khi thí sinh trúng tuyển đến nhập học.

Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng quyết định tương tự liên quan lệ phí đăng ký xét tuyển. TS Trần Đình Lý – Trưởng phòng đào tạo của nhà trường cho biết, sau 3 ngày thí sinh đăng ký xét tuyển, để hỗ trợ thí sinh để thí sinh vùng khó khăn và hệ thống đăng ký xét tuyển trực tuyến (online), nhà trường quyết định hỗ trợ thí sinh.

"Cụ thể, thí sinh của bốn tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do tác động môi trường từ công ty Formosa sẽ được miễn phí xét tuyển (cả trường và hai phân hiệu). Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển online cũng sẽ không phải đóng phí đăng ký xét tuyển.

Đối với hai phân hiệu của trường tại Gia Lai và Ninh Thuận, thí sinh trong vùng tuyển (có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên) được miễn phí đăng ký xét tuyển", ông Lý cho biết.

Ngày 4/8, trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng quyết định miễn lệ phí xét tuyển ĐH cho thí sinh khu vực 1 và bốn tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển trong thời gian qua.

Trước đó, ngay khi bắt đầu đợt xét tuyển, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng cho biết trường miễn phí xét tuyển cho thí sinh khu vực 1, khu vực 2 nông thôn và thí sinh của các tỉnh ven biển miền Trung bị ảnh hưởng do cá chết vì nhiễm chất thải của Formosa.

Lê Phương



Xem nguồn

Comments