Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


"Xét tuyển bổ sung là dịp các trường nhìn lại mình"

Posted: 22 Aug 2016 09:48 AM PDT


– Lý giải việc nhiều trường tốp đầu phải xét tuyển bổ sung, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, ở những trường có tính cạnh tranh cao không phải tất cả các ngành đều có sức hút thí sinh. Bên cạnh đó, thực tế tuyển sinh năm nay cũng là dịp để các trường nhìn nhận lại mình.

Trong đợt xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016,có một hiện tượng "lạ" là nhiều trường thuộc tốp đầu đều tuyển thiếu và phải xét tuyển bổ sung. Thứ trưởng nhìn nhận và lý giải như thế nào về hiện tượng này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Qui chế tuyển sinh năm nay đã trao cho thí sinh quyền được chọn lựa ngành/trường theo học phù hợp với nguyện vọng và kết quả thi của mình. Ở những trường có tính cạnh tranh cao không phải tất cả các ngành đều có sức hút thí sinh mạnh. Vì thế việc các trường không tuyển đủ chỉ tiêu tổng thể ngay từ đợt đầu tiên cũng dễ hiểu.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển đợt2, chỉ tiêu xét tuyển bổ sung, Thứ trưởng Bùi Văn Ga

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằngviệc nhiều trường tuyển không đủ thí sinh trong đợt đầu là điều dễ hiểu. Ảnh: Lê Văn.

Những thí sinh điểm cao trúng tuyển mà không đến làm thủ tục nhập học tại trường là vì các em có sự lựa chọn khác phù hợp hơn. Những thí sinh có điểm thấp trúng tuyển không nhập học vì ngành/trường trúng tuyển không phải là nguyện vọng mà các em yêu thích nhất. Nhiều thí sinh chờ xét tuyển bổ sung hoặc tiếp tục ôn tập để sang năm thi lại với quyết tâm đậu vào trường/ngành mà mình mong muốn.

Qui chế năm nay ưu tiên cho thí sinh chọn ngành mà các em yêu thích, không khuyến khích các em "cố" đỗ vào đại học bất cứ ngành nào.

Thực tế tuyển sinh năm nay cũng là dịp để các trường nhìn nhận lại mình.

Uy tín vốn có của nhà trường không phải là vĩnh viễn mà phải liên tục chăm lo, vun đắp. Chất lượng đào tạo phải được cải thiện liên tục thì mới thu hút được người học.

Sự đánh giá, lựa chọn của thí sinh cũng là một trong những thông số thể hiện uy tín của nhà trường.

Lượng thí sinh ảo năm nay sẽ lớn là điều đã được dự báo từ trước. Bộ cũng đưa ra nhiều quy chế để tạo điều kiện cho các trường lọc ảo. Song nhiều trường vẫn tuyển thiếu rất nhiều và phải xét tuyển bổ sung. Có phải là các trường ĐH đều không lường hết được tỉ lệ ảo năm nay,thưa ông?

– Phương thức tuyển sinh năm nay có tỉ lệ thí sinh ảo nhất định là điều mà tất cả các trường đều biết rất rõ qua rất nhiều lần thảo luận xây dựng quy chế. 

Với cơ sở dữ liệu được tổ chức như hiện nay, việc tổ chức xét tuyển chung trong cả nước hoàn toàn không có khó khăn gì. Nhưng các trường không đồng thuận vì đều muốn tự xử lý vấn đề tuyển sinh của riêng mình.

Tôn trọng sự lựa chọn của các trường, Bộ đã hỗ trợ bằng việc cung cấp danh sách tất cả các nguyện vọng mà thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường cùng đợt.

Với cơ sở dữ liệu này hội đồng tuyển sinh của trường có thể phân tích phán đoán được những thí sinh trúng tuyển có khả năng vào học trường mình và những thí sinh nào trúng tuyển mà có khả năng cao không nhập học. Trên cơ sở đó xác định tỉ lệ dôi dư hợp lý.

Tất nhiên tỉ lệ này rất khác nhau giữa các trường. Vấn đề khó là các trường phải xác định được tương quan giữa trường mình và các trường khác trong hệ thống. Riêng các trường ở khu vực Hà Nội cần xác định thêm mối tương quan giữa trường mình và những trường cùng nhóm ngành trong nhóm GX.

Nhiều trường kêu ca rằng việc lọc ảo năm nay quá khó vì Bộ vừa không cho phép các trường công khai diễn biến xét tuyển lại vừa siết quy định không cho tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký. Đây là nguyên nhân hầu hết các trường phải xét tuyển bổ sung, kể cả những trường tốp trên?

– Không hẳn như vậy. Năm ngoái khi thí sinh chỉ được phép đăng ký vào một trường duy nhất nên diễn biến đăng ký xét tuyển ở các trường là thông tin rất quan trọng để thí sinh tham khảo quyết định việc rút/ nộp hồ sơ. Cũng chính nhờ việc chỉ cho thí sinh đăng ký vào một trường nên các trường không có ảo.

Năm nay qui chế cho phép thí sinh được đăng ký 2 trường trong đợt 1 và 3 trường trong mỗi đợt xét tuyển bổ sung thì thông tin diễn biến xét tuyển ở từng trường không có giá trị tham khảo, vì các trường không biết thí sinh đăng ký thêm trường nào khác ngoài đăng ký vào trường mình.

Vì vậy việc công bố thông tin diễn biến xét tuyển ở các trường không những không giúp ích gì cho thí sinh mà còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng.

Việc các trường thận trọng trong quyết định điểm chuẩn phù hợp để số lượng thí sinh nhập học không vượt chỉ tiêu là rất đáng hoan nghênh. Để giúp các trường hạn chế tác động của thí sinh ảo, Bộ đã đưa vào qui chế một số giải pháp hỗ trợ và cung cấp sơ sở dữ liệu thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác nhau để trường phân tích lựa chọn tỉ lệ dôi dư phù hợp.

Như vừa nói ở trên, tỉ lệ này cao thấp phụ thuộc các trường. Có trường gọi dư 100% chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ, có trường chỉ gọi dư khoảng 10% đã tuyển đủ rồi. Thực tế có nhiều trường đã phân tích dữ liệu rất tốt và đã đưa ra được quyết định hợp lý trong đợt 1 vừa qua.

– Trong đợt xét tuyển bổ sung sắp tới,thí sinh sẽ được đăng ký 3 trường. Do đó, lượng ảo sẽ còn tăng nhiều hơn và các trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lọc ảo để tuyển đủ chỉ tiêu? Theo ông, các trường nên khắc phục hiện tượng thí sinh ảo như thế nào?

– Sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1, Bộ đã gửi công văn lưu ý các trường cập nhật thông tin thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống để xác định danh sách thí sinh tham gia xét tuyển các đợt bổ sung.

Đồng thời Bộ cũng lưu ý các trường côngbố rộng rãi trên trang thông tin điện tử của trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng các thông tin liên quan đến xét tuyển bổ sung để thí sinh theo dõi và đăng ký.

Đến tối ngày 31/8, sau khi kết thúc nhận đăng ký xét tuyển, Bộ sẽ cung cấp cho trường danh sách thí sinh đã đăng ký vào trường kèm theo thông tin các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký ở các trường khác như đã làm ở đợt 1.

Theo số liệu thống kê đến thời điểm hiện nay có khoảng 200.000 thí sinh đã nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để khẳng định nhập học tại các trường. Vậy còn khoảng 100.000 thí sinh sẽ tiếp tục đăng ký xét tuyển ở những đợt bổ sung.

Với số chỉ tiêu xét tuyển bổ sung vào mỗi trường không còn nhiều, trên cơ sở kinh nghiệm xét tuyển đợt 1, Hội đồng tuyển sinh của các trường có thể phân tích cơ sở dữ liệu nhận được từ hệ thống tuyển sinh của Bộ để xác định phương án trúng tuyển hợp lý cho các đợt bổ sung.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT: 

Hiện nay, Bộ đã lấy ý kiến của các trường ĐH, các sở GDĐT về phương án tuyển sinh sắp tới và đã thành lập Tổ công tác để nghiên cứu, tham mưu trong việc xây dựng phương án tuyển sinh tối ưu nhất, công bố vào đầu năm học tới.

Bên cạnh việc chỉ đạo về công tác tuyển sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và các cơ sở đào tạo tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình hành động… để có công cụ quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo theo hướng kiến tạo, hỗ trợ và giám sát, đặc biệt là tăng cường quản lý chất lượng đầu ra để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Đối với lĩnh vực GDĐH, Bộ tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yếu trong những năm sắp tới đó là qui hoạch mạng lưới, tự chủ đại học và đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Trong thời gian tới, công tác kiểm định chất lượng sẽ được tăng cường trong toàn hệ thống. Các thông tin này sẽ được công khai để cơ quan quản lý trực tiếp các trường công lập điều chỉnh chính sách, chỉ đầu tư cho các trường sử dụng hiệu quả nguồn lực, sắp xếp lại các trường hoạt động kém hiệu quả…

Và đặc biệt, việc công khai các thông tin về chất lượng đào tạo là để xã hội và người học biết và lựa chọn cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng.

Lê Văn (thực hiện)



Xem nguồn

5 cách dạy con vâng lời

Posted: 22 Aug 2016 09:06 AM PDT


Dạy con vâng lời là một thách thức không phải của riêng bất cứ bậc phụ huynh nào. Hãy cùng tìm hiểu nguyên do và cách giải quyết vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu qua những phân tích dưới đây.

dạy con, dạy con vâng lời, dạy con nghe lời, dạy con ngoan

Thách thức

Bạn và đứa con 4 tuổi của mình bị mắc kẹt trong một trận chiến và con bạn có vẻ luôn là người thắng cuộc.

Khi bạn bảo thằng bé làm việc mà thằng bé không muốn làm, nó sẽ lờ bạn đi.

Khi bạn bảo thằng bé đừng làm việc gì đó mà thẳng bé muốn làm, nó sẽ nổi giận.

Bạn có thể dạy con biết vâng lời. Nhưng trước khi chúng ta thảo luận về cách làm, hãy cùng tìm hiểu lý do dẫn đến tình trạng này.

Tại sao con không vâng lời?

Khi con bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, vai trò chính của bạn là người chăm sóc. Bạn luôn ở tư thế đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Tất cả những gì trẻ phải làm là gào lên, và bạn sẽ ngay lập tức ập đến, lo lắng phục vụ cho mọi nhu cầu của trẻ. Tất nhiên, phản ứng như vậy là cần thiết và hợp lý. Một đứa trẻ cần sự chú ý thường xuyên của cha mẹ.

Tuy nhiên, sau nhiều tháng được phục vụ, trẻ sẽ hành động một cách rất tự nhiên như thể mình là ông chủ trong nhà và cha mẹ là những người phục vụ. Sau đó, đến khoảng 2 tuổi, trẻ nhận ra một thực tế khắc nghiệt: đế chế nhỏ bé của mình đã sụp đổ. Bố mẹ không còn làm theo những yêu cầu của trẻ nữa, mà chúng ta muốn trẻ phải làm theo những yêu cầu của chúng ta. Và trẻ sẽ phản ứng bằng những hành động như giận dữ, không nghe lời.

Cha mẹ cần làm gì?

Dẫn dắt

Đứa trẻ của bạn sẽ không chấp nhận vai trò chỉ đạo của bạn trừ khi trẻ nhìn thấy bạn đang là người dẫn dắt. Vì vậy, bạn cần phải khẳng định thẩm quyền của mình một cách cân bằng. Vài thập kỷ gần đây, một số chuyên gia cho rằng từ "thẩm quyền" nghe có vẻ khắc nghiệt. Tuy nhiên, sự dễ dãi có thể khiến trẻ cảm thấy lúng túng, được chiều chuộng và tự tung tự tác. Cần phải làm một chút gì đó để chuẩn bị cho trẻ trở thành một người trưởng thành biết chịu trách nhiệm.

dạy con, dạy con vâng lời, dạy con nghe lời, dạy con ngoan

Kỷ luật

Từ điển định nghĩa kỷ luật là "sự rèn luyện đòi hỏi sự vâng lời hay tự kiểm soát, thường ở dạng các quy định hoặc hình phạt nếu chúng bị phá vỡ". Tất nhiên, kỷ luật không nên trở thành sự lạm dụng hay vô lý. Mặt khác, không nên mập mờ khiến trẻ không có động cơ để thay đổi.

Rõ ràng

Hãy đưa ra những yêu cầu rõ ràng và cụ thể như "Mẹ muốn con dọn phòng", thay vì chỉ trích, than vãn khi không thấy trẻ làm việc đó.

Quyết đoán

Nếu bạn nói không, hãy làm đúng như vậy và thống nhất điều đó với vợ/ chồng bạn. Nếu bạn quyết định sẽ phạt trẻ nếu trẻ không vâng lời, hãy làm đúng như thế. Đừng đưa mình vào những cuộc đàm phán hay thảo luận không ngừng nghỉ về việc tại sao bạn đưa ra quyết định đó. Sẽ dễ dàng cho bạn và cho đứa trẻ của bạn hơn rất nhiều nếu bạn làm đúng theo những gì mình nói trước đó.

Yêu thương

Gia đình không phải là chế độ dân chủ hay độc tài, mà là sự sắp xếp của Chúa mà trong đó con trẻ có thể được dẫn dắt để trở thành một người trưởng thành biết chịu trách nhiệm trong tình yêu thương. Là một phần trong quá trình đó, kỷ luật sẽ dạy đứa trẻ của bạn biết vâng lời và giúp trẻ cảm thấy an toàn trong tình yêu thương của bạn.



Xem nguồn

Thắc mắc của GS Ngô Bảo Châu khi bàn luận ‘thi toán, ích gì?’

Posted: 22 Aug 2016 08:24 AM PDT


Chiều ngày 21/8, buổi toạ đàm "Thi đấu Toán học, ích gì?" trong khuôn khổ Ngày hội Toán học mở đã diễn ra tại thư viện Tạ Quang Bửu (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).

Mở đầu buổi thảo luận, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Viện phó Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán liệt kê khoảng 20 cuộc thi Toán học trong nước và quốc tế mà rất nhiều học sinh Việt Nam có tham gia.  Các kỳ thi này tốt hay nhảm nhí, có mang tính thương mại, đánh bóng tên tuổi hay không, làm thế nào để phụ huynh phân biệt được…là những vấn đề cần được nhìn nhận thấu đáo.

Ngày hội Toán học mở, GS Ngô Bảo Châu, PGS Lê Anh Vinh, thi học sinh giỏi, kỳ thi toán học, toán học

Các khách mời trong buổi toạ đàm "Thi đấu Toán học, ích gì?" thuộc khuôn khổ Ngày hội Toán học mở diễn ra tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Trả lời câu hỏi chủ đề của buổi toạ đàm "Thi đấu Toán học, ích gì?", TS Trần Nam Dũng – thành viên Titan Education và Spunik Education cho rằng, các kỳ thi nhìn vào mặt tích cực đang tạo không khí học tập cho học sinh. "Đây là một trong những cái gốc của sự học. Học phải có thi. Thi trước hết là để kiểm tra, đánh giá. Thi cũng tạo ra những hiệu ứng tâm lý tốt. Thi là để thi đua, nếu đạt được thì trẻ rất là phấn khởi để tiếp tục học tiếp".

Tuy nhiên, TS Dũng cũng đưa ra một số khuyến nghị. Ông cho rằng thi là để khuyến học, mà khuyến học thì nên dành cho tất cả các lớp, tất cả các đối tượng, chứ không chỉ cho một vài đối tượng như hiện nay.

Ông Dũng cũng chia sẻ về cách thức tổ chức kỳ thi ở một số nước. "Các kỳ thi của họ không gắn liền với cơ quan Chính phủ, mà là các tổ chức có chuyên môn, các tổ chức phi Chính phủ. Họ không lấy tiền của Nhà nước để tổ chức các kỳ thi, mà thu lệ phí của học sinh. Kinh phí được xã hội hoá, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, học sinh tất cả các khối lớp đều được thi".

Đồng tình với quan điểm của TS Trần Nam Dũng, PGS Nguyễn Vũ Lương khẳng định, "ngay như ở trường của tôi, nếu như trường chuyên mà bỏ các kỳ thi thì trường chuyên mất ý nghĩa".

"Các kỳ thi một mặt là để đánh giá trình độ của học sinh, một mặt quan trọng hơn là chăm sóc cho từng học sinh. Nếu như chỉ có các kỳ thi quốc tế, quốc gia thôi thì không đủ để đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của học sinh".

Theo ông, "phần lớn các kỳ thi là cần thiết và có ích, chỉ có điều người lớn phải tổ chức như thế nào cho hiệu quả".

Ngoài ra, ông cũng đề xuất, các kỳ thi nên được chuyển giao cho các nhà khoa học nắm chuyên môn vững, trình độ công nghệ thông tin tốt để tối ưu hoá, đảm bảo chất lượng các kỳ thi. Nếu như chất lượng kỳ thi được đảm bảo, Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức các kỳ thi mà học sinh nước ngoài có thể tham gia.

Nói tiếp ý kiến "kỳ thi dành cho tất cả mọi người" của TS Dũng, PGS Lê Anh Vinh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Khoa học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, phần lớn các kỳ thi là dành cho học sinh giỏi, khiến nó xa rời với đại đa số học sinh. Ông Vinh chia sẻ, ông  rất tâm đắc với ý "ngày hội Toán học mở" của GS Ngô Bảo Châu trong bài phát biểu khai mạc, nghĩa là nó không quá xa vời, mà phải gần gũi để trẻ con thấy rằng có rất nhiều cách để yêu thích Toán. PGS Lê Anh Vinh cũng đưa ý kiến, không cần cứ phải là học sinh giỏi mới được tham gia các kỳ thi, để phong trào học tập được lan rộng, chứ không phải chỉ ở một nhóm nhất định.

Ngày hội Toán học mở, GS Ngô Bảo Châu, PGS Lê Anh Vinh, thi học sinh giỏi, kỳ thi toán học, toán học

GS Ngô Bảo Châu đưa ra thắc mắc, liệu có phải là bất thường hay không khi Việt Nam có tất cả các kỳ thi của thế giới?

Phát biểu tại buổi toạ đàm, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ câu chuyện riêng của mình với các kỳ thi: "Hồi tôi còn bé, tôi rất thích đi thi, chưa bao giờ tôi sợ thi cả. Đỗ cũng thích mà trượt cũng thích. Có lẽ do một số yếu tố về mặt di truyền, người Việt Nam thích đi thi, thì tôi cũng không phải là trường hợp cá biệt".

Tuy nhiên, ông đặt ra một câu hỏi tại buổi toạ đàm: "Chẳng hạn khi tôi ở Pháp, học sinh Pháp có thi Kangaroo. Khi sang Mỹ thì họ thi IMC. Ở Singapore có kỳ thi của Singapore, ở Trung Quốc có kỳ thi của Trung Quốc. Nhưng liệu có phải là bất thường hay không khi Việt Nam có tất cả các kỳ thi đó?"

Thắc mắc mà GS Châu đưa ra khiến câu chuyện chuyển hướng sang vấn đề chất lượng các kỳ thi. Theo PGS Lê Anh Vinh, chất lượng của một kỳ thi được đánh giá dựa trên 3 yếu tố: uy tín của ban tổ chức, chất lượng thí sinh và chất lượng đề thi.

Ở một góc nhìn khác, TS Trần Nam Dũng cho rằng một kỳ thi tốt cần đảm bảo 2 yếu tố: sự công bằng và tính chuyên môn.  "Ở Việt Nam đã có những kỳ thi không công bằng" – ông khẳng định. Tình trạng này xảy ra khi người trong ban chọn đề cũng có những học sinh đi thi. Họ sẽ chọn những đề thi mà mình đưa ra, và thường là những đề lắt léo, chỉ có học sinh của mình làm được. Và khi đã có tư tưởng học sinh của mình, học sinh của người khác, khi đã nghĩ tới thành tích thì yếu tố công bằng sẽ không được đảm bảo. Ông cũng chia sẻ, ở nhiều nước, ban ra đề rất đông, khoảng 30-50 người, mỗi người góp một ít, đề thi rất đa dạng. Nhưng ở Việt Nam, có thể vì lý do bảo mật hay gì đó mà ban ra đề chỉ là một nhóm rất ít.

Trước băn khoăn của một số phụ huynh, rằng liệu các kỳ thi có đang gây sức ép, đang biến các em thành "gà công nghiệp" hay không, và liệu có thể không có các kỳ thi mà vẫn tốt hay không, các khách mời toạ đàm cũng đưa ra một số quan điểm.

TS Trần Nam Dũng cho biết, bản thân ông không ủng hộ việc luyện thi trong một thời gian dài, có chăng chỉ cần 2, 3 buổi trước kỳ thi để giải thích cho các em về cách thức, hình thức đề thi. Bản thân là một nhà giáo dục, ông cũng thường xuyên giải thích cho phụ huynh hiểu có những kỳ thi hoàn toàn giống nhau, không nhất thiết phải tham gia tất cả. "Mục đích của kỳ thi là để khuyến học, chứ không phải là huy chương. Tôi không khuyến khích luyện thi là một khoá học dài".

Ngày hội Toán học mở, GS Ngô Bảo Châu, PGS Lê Anh Vinh, thi học sinh giỏi, kỳ thi toán học, toán học

PGS Lê Anh Vinh cho rằng các kỳ thi không nên chỉ dành cho đối tượng học sinh giỏi

Trong khi đó, PGS Lê Anh Vinh khẳng định, hiện nay các kỳ thi đều dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia, không ai bắt ép các em phải tham gia cả. "Chúng ta nói về thành tích, tưởng rằng chúng ta đang nói về nhà trường nhưng đôi khi sức ép lớn nhất lại là từ phụ huynh. Nếu như cảm thấy việc học tập đang là áp lực thì chúng ta đừng nên tạo áp lực cho trẻ con nữa. Nếu như thấy con mình phải thi 4, 5 kỳ thi mệt mỏi quá, thì chúng ta đừng ép con mình phải làm như vậy".

"Chúng ta nên đặt nhẹ thành tích xuống thì sẽ thấy mọi việc rất nhẹ nhàng, đặc biệt là về học tập, thi cử. Tôi nghĩ là đầu tiên phải từ gia đình, sau đó sẽ tác động đến nhà trường, chứ không nên cả hai bên đổ cho nhau để cuối cùng trẻ con là người thiệt thòi nhất".

Nguyễn Thảo



Xem nguồn

Khối trường Quân đội tuyển bổ sung hơn 1.000 chỉ tiêu hệ Quân sự

Posted: 22 Aug 2016 07:42 AM PDT


Ngày 22/8/2016, Đồng chí Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã ký Văn bản số 26/TB-TSQS về việc Thông báo chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung đào tạo đại học, cao đẳng hệ quân sự vào các trường Quân đội năm 2016, cụ thể như sau:

qs6-22082016-1471869600714

Hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Bộ GD-ĐT), bản photocopy Giấy báo đủ điều kiện sơ tuyển của trường thí sinh nộp hồ sơ sơ tuyển nguyện vọng 1 và bản photocopy Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Các trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung (đợt 1) từ ngày 23/8/2016 đến hết ngày 29/8/2016.

Nguyễn Hùng



Xem nguồn

Obama giận dữ khi con gái hút cần sa

Posted: 22 Aug 2016 07:00 AM PDT


Một nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ rất "giận dữ" khi biết cô con gái 18 tuổi Malia bị ghi lại những hình ảnh đang hút cần sa.

Obama, Barack Obama, tổng thống Mỹ, tổng thống Obama, con gái Obama, dạy con, nuôi dạy con
Hình ảnh cô con gái cả Malia hút cần sa được ghi lại trong một clip

Nguồn tin này khẳng định rằng ông Obama đã đối chất với Malia về hành động này của cô bé trong lễ hội âm nhạc Lollapaloza ở Chicago hồi tháng trước. Ngoài ra, Malia cũng bị bắt gặp có những điệu nhảy sexy ở lễ hội này, tuy nhiên ông bố Tổng thống có vẻ như ít phê phán điều này.

"Tôi chắc rằng, ông ấy đã lựa lời nói chuyện với con gái trong suốt cuộc đi dạo đó" – nguồn tin cho hay.

"Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Tổng thống. Ông sắp kết thúc nhiệm kỳ và những hình ảnh được chăm sóc một cách cẩn thận về một gia đình khiến cả thế giới ngưỡng mộ đang vỡ vụn trước mắt ông".

  • Nguyễn Thảo (Theo Daily Caller)



Xem nguồn

Công bố toàn cảnh xét tuyển bổ sung đợt 1

Posted: 22 Aug 2016 06:19 AM PDT


 – Bộ GD-ĐT vừa hoàn tất thống kê các thông tin phục vụ cho đợt xét tuyển bổ sung đaị học cao đẳng từ gày 21 đến 31/8 của hơn 100 trường đại học. Thông tin bao gồm kết quả trúng tuyển theo nguyện vọng 1, số chỉ tiêu còn để tuyển và các thông số khác.

Số liệu thống kê được cập nhật đến 11h ngày 22/8.

Tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY



Xem nguồn

Bộ Công an không đặc cách thí sinh 30,5 điểm vào ngành

Posted: 22 Aug 2016 05:36 AM PDT


Bộ Công an đã trả lời Công an tỉnh Lạng Sơn về trường hợp em Nguyễn Như Quỳnh. Theo đó, thí sinh này không được đặc cách vào ngành vì không đủ tiêu chuẩn chính trị.

Sáng 22/8, đại diện Phòng Tổ chức, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, công an tỉnh đã trả lời gia đình em Quỳnh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) về kết luận nữ sinh đạt 30,5 điểm nhưng không được xét tuyển vào trường công an vì lý lịch.

Theo đó, Công an tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản gửi Tổng cục Chính trị, Bộ Công an xem xét về trường hợp của Quỳnh. Công an tỉnh này đã nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an với nội dung thí sinh không được đặc cách vì không đủ tiêu chuẩn về chính trị.

Phía Công an tỉnh Lạng Sơn đã giải thích rõ cho gia đình Quỳnh hiểu, động viên em lựa chọn một ngành nghề khác phù hợp để cống hiến.

Đại tá Nguyễn Trung Thực, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn nêu quan điểm: Học ngành công an đòi hỏi lý lịch rất chặt chẽ. Vì vậy, thí sinh học giỏi, thi đỗ điểm cao cũng phải đảm bảo các điều kiện của ngành.

ngành công an, đặc cách, thí sinh
Mô tả

Trước đó, Nguyễn Như Quỳnh thi THPT quốc gia với điểm Văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5. Được cộng 3,5 điểm ưu tiên, Quỳnh đạt tổng 30,5 điểm. Nữ sinh ước mơ vào Học viện An ninh Nhân dân.

Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn rằng không đủ tiêu chuẩn chính trị vào ngành do án tích của bố. Trong đơn cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, cô gái kể lại sự việc: Năm 1993, khi bố Quỳnh mới 25 tuổi, chưa lập gia đình, có mua một khẩu súng C.K.C.

Năm 1994, bố Quỳnh bị tạm giữ để điều tra vì công an phát hiện khẩu súng đó là đồ ăn cắp từ quân đội. Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử bố Quỳnh 12 tháng án treo. Năm 1995, bố của nữ sinh được xóa án tích, sau đó mới lập gia đình và sinh ra Quỳnh.

Trong thư cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, Như Quỳnh viết: “Mỗi khi nhìn đến tờ giấy chứng nhận kết quả thi cháu lại rớt nước mắt, không biết cách nào để biến ước mơ lớn nhất cuộc đời thành hiện thực”.

Trong đợt xét tuyển vào đại học năm 2016, ngoài Như Quỳnh, ba thí sinh khác đạt điểm cao nhưng không được xét tuyển vào trường công an vì lý lịch.

Thí sinh Tô Thị Đệ (dân tộc Tày, ở Lạng Sơn) được 30 điểm, có nguyện vọng vào Học viện Cảnh sát Nhân dân. Ông nội từng theo Pháp, cô được công an thông báo không đủ điều kiện do thiếu trung thực trong kê khai lý lịch.

Nữ sinh Trần Hương Ly (Nghệ An) đạt 26,5 điểm, không được xét hồ sơ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân vì án tích của mẹ về tội sản xuất hàng giả.

Nguyễn Đắc Minh (sinh năm 1997, ở Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đạt 25,5 điểm, không được xét tuyển Học viện An ninh Nhân dân. Bố Minh là ông Nguyễn Đắc Thắng, bị xử phạt hành chính do thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra hoạt động mại dâm tại cơ sở kinh doanh nghỉ trọ mà mình quản lý.

(Theo Zing)



Xem nguồn

Thí sinh vắng bóng, hiệu trưởng chơi trò "Pokemon xét tuyển"

Posted: 22 Aug 2016 04:54 AM PDT


Một hiện tượng phát sinh trong mùa tuyển sinh đại học năm nay: Không rõ thí sinh “đi đâu”, nhiều trường tuyển thiếu, thậm chỉ chỉ được già nửa chỉ tiêu sau khi đợt tuyển đầu tiên vừa kết thúc.

"Thí sinh vắng bóng, hiệu trưởng đành chơi… Pokemon Go"

Đây là lời nói đùa của một trưởng phòng đào tạo khi được hỏi về tình hình xét tuyển của trường. Vị trưởng phòng này "than thở": "Mấy hôm xét tuyển đợt 1 đã vắng, đến hôm nay ngày đầu xét tuyển bổ sung cũng chưa thấy có mấy thí sinh. Chúng tôi "rảnh rỗi" lắm, đi bắt Pokemon cũng được".  

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung 2016, xét tuyển bổ sung đợt 1, chỉ tiêu xét tuyển bổ sung, ĐH Quốc tế TP.HCM, trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Học viện Tài chính, ĐH Y dược Hải Phòng, ĐH Hoa Sen
Những thí sinh đầu tiên đến đăng ký xét tuyển bổ sung tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sáng ngày 22/8

Ông Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng Trường ĐH quốc tế TP.HCM cho biết tình trạng này là tình trạng chung. "Dù có thấy buồn rầu, nhưng nhìn quanh các trường cũng như vậy".

Ông Phong cho biết đợt tuyển sinh đầu tiên vừa qua trường được trung bình 67% thí sinh nhập học. Đợt bổ sung này, ngành nào được hơn 70%, thì chúng tôi không gọi thêm nữa, chỉ gọi những ngành nào số thí sinh nhập học thấp hơn 60%".

"Do Bộ cho phép thí sinh nộp nhiều nguyện vọng nên khả năng ảo lớn, trường có tuyển được 50% thí sinh là đã ổn vì đúng với quy luật. Nhưng điều đáng tiếc là những thí sinh có khả năng đỗ cao nhưng lại ảo rơi vào học sinh giỏi. Các em học sinh giỏi thường trúng tuyển nhiều trường, nhưng chúng tôi vẫn hơi ngỡ ngàng vì các em không vào trường mình".

Nỗi lo của vị hiệu trưởng này là "Chỉ sợ đợt hai Bộ cho thí sinh nộp 3 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng, lại nâng lên 6 lựa chọn, tỉ lệ ảo lại càng cao".

Theo ông Phong dù muốn thí sinh nhập học, nhưng cũng như ở đợt đầu, trường chỉ làm chừng mực ở mức gọi điện cho thí sinh, "nhắc các em là trường đang chờ các em tới nhập học, hỏi xem các em có khó khăn gì cần nhà trường giúp không chứ không thúc ép. Nếu các em có lựa chọn khác, cán bộ của trường vui vẻ chúc các em thành công trong tương lai".

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là một trong không nhiều trường đã tuyển đủ chỉ tiêu ngay trong đợt đầu. Lãnh đạo trường này cho biết để có được đủ số lượng thí sinh nhập học, trường phải tính được tỉ lệ dự phòng phù hợp. Bên cạnh đó, trường còn bày tổ sự "tha thiết" của mình tới mỗi thí sinh.

Ông Trần Thế Hoàng, Phó hiệu trưởng nhà trường tiết lộ "Tất cả thí sinh khi nộp phiếu đăng kí xét tuyển đểu nhận được tin nhắn qua điện thoại dù gửi trực tiếp hay qua bưu điện, hoặc đăng ký online. Tin nhắn có nội dung "Trường ĐH kinh tế TP.HCM đã nhận được phiếu đăng kí xét tuyển". Trường bố trí bộ phận chuyên lo công nghệ thông tin lo việc này. Tất cả năm nghìn thí sinh nộp hồ sơ vào trường đều đã nhận được tin nhắn này".

Theo ông Hoàng việc nhắn tin cho thí sinh như vậy nhằm mục đích để thí sinh yên tâm và họ cảm thấy được trân trọng.

Bí quyết thứ hai để tạo thiện cảm cho thí sinh và phụ huynh, là ngay khi bước chân tới cổng trường đã có bộ phận tiếp nhận, hướng dẫn vào hội trường. "Máy lạnh mát rượi, âm nhạc du dương, thông tin được cung cấp trên màn hình lớn, các bộ phận và các khoa đều có người trực tiếp tư vấn. Chúng tôi đón tiếp phụ huynh và thí sinh cực kì chu đáo" – ông Hoàng vui vẻ chia sẻ.

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung 2016, xét tuyển bổ sung đợt 1, chỉ tiêu xét tuyển bổ sung, ĐH Quốc tế TP.HCM, trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Học viện Tài chính, ĐH Y dược Hải Phòng, ĐH Hoa Sen
Đội ngũ đón thí sinh của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

Trong khi đó, ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn cho hay trường này lại không thực hiện việc gọi điện tới các thí sinh.

"Chúng tôi không vận động, không gọi điện cho thí sinh nhưng làm thật nghiêm túc và chu đáo những gì thuộc về trách nhiệm của mình, như căng dù che nắng, phân công cán bộ đón thí sinh, không để các em mất thời gian, làm giấy biên nhận đâu ra đấy. Đội ngũ tư vấn chúng tôi cũng tập huấn cẩn thận, tập trung giải quyết các tình huống đâu ra đấy cho hợp tình hợp lý".

Không vận động, trường chỉ gọi điện báo cho những thí sinh chọn sai tổ hợp và để các em quyền lựa chọn. "Ngay sau khi thí sinh nộp giấy chứng nhận nhập học, chúng tôi gửi giấy báo nhập học luôn và thông báo nhập học ngày 5/9 sau đó là học liền chứ không phải nhập học xong rồi ngồi chờ vài ba tuần mới học" – ông Sơn cho biết.

"Ngày 20 đen tối"

Sát hạn nhập học đợt 1, Học viện Tài chính "phát hiện" có tới 1.300 thí sinh đạt số điểm trúng tuyển nhưng không đến làm thủ tục.

Để nhắc thí sinh, ngày 20/8, học viện đã phải huy động 15 cán bộ trực tiếp gọi đến số điện thoại cá nhân của các em.

"Chúng tôi phải gọi luôn vì sợ nhắn tin thì không kịp. Chưa kể nhắn tin vừa dài lại chưa chắc đã đủ ý mình muốn truyền tải" ¬- Trưởng phòng Đào tạo của trường, ông Nguyễn Đào Tùng chia sẻ về "trình trạng khẩn cấp" vừa qua.

Thậm chí, trong quá trình gọi điện, cán bộ còn tư vấn, định hướng cho thí sinh về Học viện chứ không chỉ xác nhận việc có nhập học hay không.

"Mặc dù rất tốn kém nhưng nhà trường vẫn quyết tâm làm hết mình vì học trò".

Tuy nhiên, hầu hết phản hồi mà Học viện này nhận lại được đều là "Em đã nhập học trường khác".  Chỉ có hơn 100 thí sinh trên tổng số 1.300 thí sinh được gọi điện xác nhận nhập học và đều là gửi hồ sơ qua bưu điện.

"Còn có 18 em nói đang phân vân. Nhưng rồi tính đến 17h ngày cuối cùng chỉ có 5 hay 6 em đến nhập học" – ông Tùng thông báo kết quả ít ỏi.

Theo ông Tùng, do quy chế tuyển sinh năm nay nên tình trạng hầu hết các trường thiếu chỉ tiêu là chuyện dễ hiểu. "Các em được đăng ký 2 trường thì đương nhiên khi đỗ trường này thì thôi trường kia. Trường này lấy được thì đó là số ảo cho các trường kia. Dự đoán được ảo bao nhiêu phụ thuộc vào kỹ năng của từng trường".

Trường ĐH Y – Dược Hải Phòng có hơn 1.000 chỉ tiêu, thống kê được hơn 1.000 thí sinh đủ điểm trúng tuyển. Tuy nhiên, số thí sinh xác nhận nhập học chỉ đạt phân nửa. Ngay sau khi hết hạn nhập học đợt 1, nhà trường đã đăng thông tin xét tuyển bổ sung.

"Với tất cả những em đủ điểm trúng tuyển vào trường nhưng chưa xác nhận nhập học, trước thời hạn cuối chúng tôi đã nhắn tin. Trong đó, thông báo cụ thể thêm thông tin nhà trường vẫn tiếp tục nhận hồ sơ trong cả hai ngày cuối tuần". Trong hơn 520 tin nhắn đó, nhà trường cũng ghi rõ "Mong các thí sinh khi nhận được tin nhắn thì phản hồi lại là có hay không theo học tại trường".

Nhưng, như ông Nguyễn Văn Khải, trưởng phòng đào tạo nhà trường chia sẻ, cuối đợt cũng chỉ có 6 em xác nhận là "Có", số còn lại câu trả lời đều là "Không".

xét tuyển bổ sung, xét tuyển bổ sung 2016, xét tuyển bổ sung đợt 1, chỉ tiêu xét tuyển bổ sung, ĐH Quốc tế TP.HCM, trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Học viện Tài chính, ĐH Y dược Hải Phòng, ĐH Hoa Sen
Ảnh Lê Văn

Cấp học bổng thiết kế đồ họa cho thí sinh bị dị tật mắt

Trong các ưu đãi mà các trường tạo điều kiện cho thí sinh nhập học, có thể kể đến một trường hợp đặc biệt.

Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen (HSU) cho biết Hội đồng tuyển sinh và xét học bổng HSU đã bàn rất lâu về trường hợp của thí sinh Đoàn Nguyễn Ái Phương, bị dị tật bẩm sinh ở mắt, muốn theo học Thiết kế đồ họa.

"Không có gì phân vân về tài chính, cấp học bổng toàn phần cho một thí sinh như em là quá xứng đáng. Nhưng làm sao không trăn trở khi một nữ sinh khiếm thị mơ ước học Thiết kế đồ họa? Ngay cả ý kiến chuyên môn của giảng viên từ Khoa đưa lên, thuận lợi cho thí sinh, cũng chưa đủ làm mọi người yên tâm".

"Nhưng lòng tôi chùng xuống khi một đồng nghiệp cho biết “Chị của em, cũng là sinh viên HSU, nói đời em ấy có rất nhiều ước mơ, đều không thực hiện được, chỉ còn mỗi một ước mơ này (học Thiết kế) thì may ra…”.

"Sao người ta không có quyền ước mơ? Không chỉ là cái nghèo, số phận còn nghiệt ngã với em trên nhiều phương diện khác. Nhưng em vẫn mạnh mẽ vươn lên. Sao chúng tôi không cùng em phấn đấu? Giáo dục, chẳng phải luôn luôn là kỳ vọng thay đổi thực trạng sao? Tôi hình dung những nét vẽ của em như những nỗ lực níu kéo thị lực mà em mất dần từng ngày để ghi nhận, tái hiện cái đẹp từ thiên nhiên, từ cuộc sống, cũng để hiện thực hóa ước mơ của mình. Bằng nghị lực, tài năng, người ta thay đổi số phận của mình và góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn.

Rốt cuộc, chúng tôi thống nhất cùng em vượt qua thách thức" – bà Phượng chia sẻ những trăn trở của mình về trường hợp thí sinh đặc biệt của kỳ tuyển sinh năm nay.

Ngân Anh – Lê Huyền – Thanh Hùng



Xem nguồn

Bí quyết của nữ sinh giành học bổng hơn 4 tỷ đồng

Posted: 22 Aug 2016 04:11 AM PDT


Tự tin với điểm số TOEFL(107), SAT (2200) và hồ sơ ấn tượng, Thu Hà quyết định ứng tuyển sớm vào trường mình yêu thích nhất – trường Washington and Lee University nhưng không nhận được học bổng như kỳ vọng, việc này khiến em nhận ra rằng, xin học bổng không hề dễ, mình cần chuẩn bị cẩn thận hơn và thôi nuối tiếc để bắt đầu với những sự lựa chọn mới. Thu Hà quyết định nộp hồ sơ xin học bổng tới 12 trường Đại học top 100 tại Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, chất lượng đào tạo là yếu tố lựa chọn hàng đầu, ngoài ra em còn cân nhắc dựa trên nhiều tiêu chí: cơ hội học chuyển tiếp đến các trường đại học khác, vị trí của trường có phù hợp thuận tiện cho việc đi lại, ăn ở hay không, trường có đầu tư cho cơ sở vật chất và đời sống hoạt động sinh viên không, thậm chí là đồ ăn trong trường có dễ phù hợp với sinh viên quốc tế hay không…

Em Nguyễn Thu Hà, cựu học sinh chuyên Ngoại ngữ, giành học bổng 192.000 USD.

Em Nguyễn Thu Hà, cựu học sinh chuyên Ngoại ngữ, giành học bổng 192.000 USD.

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, theo Thu Hà, điều khó khăn nhất đó chính là lựa chọn chủ đề bài luận – một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc bạn có nhận được học bổng lớn hay không. Ở Mỹ, bạn bị từ chối chưa chắc vì điểm số của bạn kém, hồ sơ bạn chưa đủ tốt, bài luận không đủ hấp dẫn mà đơn giản đôi khi là vì cách suy nghĩ bạn không đủ phù hợp với trường để được chào mời bằng học bổng giá trị lớn. Với bản tính bị coi là "cầu toàn" và tư duy kiểu trừu tượng, em thấy mình hay gặp rắc rối với việc làm rõ ý tưởng trong bài luận. Thu Hà đã suy nghĩ, cân nhắc đến hàng trăm chủ đề bài luận, các ý tưởng được trao đổi góp ý và phân tíchcùng các thầy cô trong lớp CAG (Lớp hướng dẫn viết luận và làm hồ sơ du học Mỹ, Học viện IvyPrep), không biết bao nhiêu bản nháp đã được viết ra rồi gạch bỏ.

Để có bài luận phù hợp, theo Thu Hà còn cần xem xét đến phong cách của những trường mình đang hướng đến. Trong đó ấn tượng nhất là khi viết bài luận về chủ đề "một địa điểm mang đến cho bạn có cảm hứng làm việc", Thu Hà đã dành 1 tháng lang thang khắp các địa điểm, từng góc phố tại Hà Nội để tìm cảm hứng cho bài viết. Tuy nhiên cuối cùng, em nhận ra rằng, căn phòng mình mới chính là nơi để em có thể làm việc hiệu quả nhất.

Cuối cùng, sau niềm vui vì có nhiều lời chào mời học bổng từ các trường, Thu Hà lạiđứng trước sự băn khoăn khi cần lựa chọn trường Mount Holyoke (#31 LAC) – một trong những trường nữ sinh danh giá nhất nước Mỹ với số học bổng do trường đề nghị lên tới192.000 USD hay chọn học một trường đại học danh tiếng tại Nhật Bản. Điều này chẳng dễ dàng gì, nhất là khi em biết chắc mẹ mình – một cựu du học sinh Nhật Bản, luôn dành một tình cảm đặc biệt cho đất nước mặt trời mọc sẽ thuyết phục bằng mọi cách để mình đồng ý nhập học tại Nhật.

Để có quyết định đúng đắn, mọi thứ đều được Thu Hà đặt lên bàn cân, suy nghĩ và lựa chọn bằng tất cả sự tỉnh táo xem mình thực sự cần gì, muốn gì và cái gì tốt cho bản thân. Tại Nhật, em sẽ phải ngay lập tức xác định ngành học, trong khi đó nếu đến Mỹ thì sẽ có 2 năm để trải nghiệm trước khi đưa ra quyết định. Điều tiếp theo đó là về văn hóa, cách nghĩ của em có hợp với Nhật Bản hay không? Em thích sự cởi mở, tự do của nước Mỹ hay sự khuôn phép chuẩn mực tại Nhật Bản?

Nếu xét về danh tiếng thì trường Đại học tại Nhật có thứ hạng tốt hơn, tuy nhiên Mount Holyoke Collegecũng hoàn toàn hấp dẫn khi là ngôi trường nữ lâu đời nhất nước Mỹ, với những cựu học sinh thành công trong nhiều lĩnh vực từ y học đến văn chương, nơi đào tạo các nữ lãnh đạo trong một môi trường học tập xuất sắc cùng tập thể học sinh đa dạng đến từ khắp thế giới. Không ít bạn bè của Thu Hà cũng đã phải dừng bước khi đăng ký hồ sơ tại Mount Holyoke bởi trường ít khi hỗ trợ học bổng giá trị lớn cho sinh viên nước ngoài trong khi học phí lại đắt đỏ. Hà cho rằng mình khá may mắn (hoặc thực sự phù hợp) khi nhận được số học bổng lớn đến vậy tại đây.Không có gì để phàn nàn ở Mount Holyoke, ngoại trừ có một hạn chế nhỏ, đó là đây là trường nữ sinh nên sẽ ít cơ hội giao lưu hơn. Nhưng bù lại trường có liên kết với nhiều đại học danh tiếng, em có thể xin theo học chuyển tiếp thêm lĩnh vực khác.

Sau khi cân nhắc, cuối cùng Thu Hà đã quyết định từ chối trường Đại học tại Nhật để đăng ký nhập học tại Mount Holyoke cho dù trong lòng khá luyến tiếc. Nhưng cuộc sống luôn bắt chúng ta chọn lựa, và lần này em đã chọn Mỹ!

Trước khi lên đường nhập học, Thu Hà hy vọng mình sẽ kịp học thêm tiếng Pháp, học may vá, đi làm các chương trình tình nguyện và đặc biệt là kiếm được một công việc làm thêm như trợ giảng chẳng hạn để kiếm đủ tiền mua 1 chiếc máy ảnh cho bản thân… Thu Hà cho rằng, còn quá nhiều việc để làm khi còn ở Việt Nam, để khi đến Mỹ, em có thể bắt đầu một cuộc sống mới một cách tự tin.

College Admission Guide – CAG: Khóa học Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ du học tại Học viện IvyPrep Hà Nôi, dành cho các em muốn tự khẳng định năng năng lực bản thân để chinh phục các trường đại học top đầu của Mỹ. Với khoá học này, các em sẽ được học và hướng dẫn một cách chi tiết nhất để có được những bài luận ấn tượng, cách bước hoàn thiện trọn vẹn một bộ hồ sơ nổi bật để giành học bổng cao nhất tại các trường đại học Mỹ.

Xem thêm tại đây

Facebook: https://www.facebook.com/IvyCollegePreparation/



Xem nguồn

Thí sinh 30,5 điểm không được Bộ Công an đặc cách

Posted: 22 Aug 2016 03:29 AM PDT


Theo đó, Công an tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản gửi Tổng cục Chính trị, Bộ Công an xem xét về trường hợp của Quỳnh. Công an tỉnh đã nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an với nội dung thí sinh này không được đặc cách vì không đủ tiêu chuẩn về chính trị.

Được biết trước đó, Nguyễn Như Quỳnh tham dự kì thi THPT quốc gia với điểm Văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5. Được cộng 3,5 điểm ưu tiên, Quỳnh đạt tổng 30,5 điểm. Nữ sinh ước mơ vào Học viện An ninh Nhân dân.

Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn rằng không đủ tiêu chuẩn chính trị vào ngành do án tích của bố. Trong đơn cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, cô gái kể lại sự việc: Năm 1993, khi bố Quỳnh mới 25 tuổi, chưa lập gia đình, có mua một khẩu súng C.K.C.

Năm 1994, bố Quỳnh bị tạm giữ để điều tra vì công an phát hiện khẩu súng đó là đồ ăn cắp từ quân đội. Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử bố Quỳnh 12 tháng án treo. Năm 1995, bố của nữ sinh được xóa án tích, sau đó mới lập gia đình và sinh ra Quỳnh.

Trong thư cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, Như Quỳnh viết: “Mỗi khi nhìn đến tờ giấy chứng nhận kết quả thi cháu lại rớt nước mắt, không biết cách nào để biến ước mơ lớn nhất cuộc đời thành hiện thực”.

Theo lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn, việc học ngành Công an đòi hỏi lý lịch rất chặt chẽ. Vì vậy, thí sinh học giỏi, thi đỗ điểm cao cũng phải đảm bảo các điều kiện của ngành.

Thư kêu cứu của thí sinh Nguyễn Như Quỳnh

Thư kêu cứu của thí sinh Nguyễn Như Quỳnh

Trong kì thi THPT quốc gia vừa qua, có một số thí sinh điểm cao nhưng cũng không đỗ vào ngành công an vì lý do lý lịch.

Trước đó, thí sinh có tên Trần Hương Ly (SN 1997, học sinh lớp 12A8, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, trú khối 8, phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) bị Hội đồng tuyển chọn Công an tỉnh Nghệ An từ chối nhận hồ sơ và kết quả vào Học viện Cảnh sát Nhân dân (CSND).

Kỳ thi THPT quốc gia 2016, Trần Hương Ly dự thi vào chuyên ngành Luật, Học viện CSND khối D và đạt 26,05 điểm. Với số điểm này, Ly là một trong những thí sinh nữ có kết quả thi cao nhất khối D ở cụm thi Nghệ An.

Ngày 21/7, Ly được cán bộ Đội tổ chức CATP Vinh thông báo Hồ sơ dự tuyển không được Hội đồng tuyển chọn CA tỉnh Nghệ An đồng ý cho gửi hồ sơ và kết quả vào Học viện CSND vì lý do: Năm 2010, mẹ cháu là Hoàng Thị Ngân bị xử án tù treo vì vi phạm pháp luật (sản xuất hàng giả là thực phẩm).

Ly đã viết thư đến lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, Giám đốc Học viện cảnh sát nhân dân, Giám đốc CA tỉnh Nghệ An để "kêu cứu".

Trả lời PV Dân trí thời điểm đó, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân cho hay, theo quy định của Bộ Công an hiện hành, năm 2016, thí sinh gửi hồ sơ sơ tuyển đến công an địa phương. Sau đó, gửi lại hồ sơ cho nhà trường.

Mặc dù đã được xóa tên nhưng Giám đốc Học viện Cảnh sát cũng cho rằng, theo quy định của Bộ Công an, dù mẹ của Hương Ly đã được xóa án tích, con vẫn không được tuyển dụng vào ngành. Trường hợp Hương Ly được đặc cách, phải có ý kiến từ phía lãnh đạo Bộ Công an.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Comments