Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhật Bản: Sống lại nền công nghiệp điện hạt nhân

Posted: 03 Aug 2016 10:14 AM PDT


– Nền công nghiệp điện hạt nhân của dảo quốc Nhật đang bước vào thời kỳ phục hồi, sau thảm họa thiên nhiên động đất sóng thần bất ngờ Fukushima đưa ngành điện năng hiện đại này xuống gần như con số "không".

Cảm nhận trên xuất hiện và lan truyền ra thế giới khi xuất hiện thông tin: Một loạt nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản gồm những 19 lò phản ứng năng lượng sắp tái khởi động trở lại. Nguồn thông tin này vừa được đưa ra bởi Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản (IEEJ) trong một báo cáo về Triển vọng kinh tế và năng lượng Nhật Bản năm 2017.

Nhật Bản. công nghiệp điện hạt nhân, điện hạt nhân

Bản đồ phân bổ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản (trước 2011). Ảnh từ apjjf.org

Về lịch trình tái khởi động, các tác giả của bản báo cáo ước tính rằng, 7 lò phản ứng có thể được vận hành trước vào tháng 3 năm 2017 và đến đầu năm 2018 thêm 12 lò nữa được tái khởi động. Như vậy, nền công nghệ điện hạt nhân nước Nhật đang sống lại với tổng cộng 19 lò hạt nhân được lần lượt khởi động và đưa dòng điện lên lưới chung; đóng góp vào nền công nghiệp điện quốc gia một lượng điện "khủng" với 119,8 TWh (tỷ oát giờ) mỗi năm. Sự đóng góp như vậy thật là đáng kể, đạt gần một nửa; chính xác khoảng 42% tổng sản lượng 288,2 TWh của toàn ngành điện hạt nhân trong năm 2010; tức thời kỳ hưng thịnh nhất trước khi thiên tai động đất sóng thần xảy ra ở nhà máy Fukushima Daiichi tháng 3/2011.

Về mặt tác động đối với môi trường, sự tham gia hoạt động của 19 lò phản ứng nói trên sẽ làm giảm bớt một lượng đáng kể khí nhà kính độc hại CO2 trong trường hợp phải sử dụng nhà máy nhiệt điện than. Cụ thể hơn, lượng phát thải đã đạt mức cao lịch sử với 1 tỷ 235 triệu tấn CO2 vào năm 2013 khi hầu hết các nhà máy điện hạt nhân đóng cửa. Đó là chưa tính đến, rằng sự có mặt của 19 lò phản ứng sẽ làm giảm một số tiền "khủng" chi cho nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch đến 4.7 nghìn tỷ JPY (Yên Nhật); tương đương 45 tỷ $ (đôla Mỹ) hàng năm.

Cũng nên biết thêm rằng, trong tình hình hiện nay ở nước Nhật sau "dư chấn" Fukushima, các con số như tổng số lò phản ứng cũng như thời gian hay tốc độ khởi động lại các lò phản ứng còn mang tính tương đối và khó xác định chuẩn xác vì còn phụ thuộc vào sự quyết định của cơ quan (cơ quan an toàn và an ninh hạt nhân) và cả sự đồng ý của địa phương (tỉnh hay huyện, thành phố hay thị trấn) nơi có lò phản ứng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Một dẫn chứng cụ thể là đến nay bốn lò phản ứng của Nhật Bản – Sendai tổ máy 1 và 2 và Takahama 3 và 4 – đã được phép khởi động lại theo các quy định an toàn mới. Vậy mà chỉ mới có Sendai 1 và Sendai 2 thực sự được khởi động lại và đã hòa điện lên lưới còn hai tổ máy Takahama 3 và Takahama 4 chưa được phát điện thường xuyên và đang chờ "chuẩn y" của một tòa án huyện, mặc dù đã được sự chuẩn y chính thức của cơ quan an toàn và an ninh.

Tình hình nói trên phản ảnh một thực tế hiện nay của nước Nhật: nền công nghiệp điện hạt nhân đang sống lại với một tiến độ vừa phải. Nhưng chắc hẳn sau một thời gian không dài nữa tiến độ đó sẽ ngày càng nhanh hơn. Và sẽ đến thời điểm thành phần điện hạt nhân sẽ trở lại vai trò chủ lực trong nền điện năng quốc gia.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, sự lựa chọn con đường phát triển điện hạt nhân của Nhật Bản cũng là khá đặc biệt so với nhiều nước khác. Trước hết, đây là quốc gia duy nhất trên thế giới trở thành nạn nhân của bom nguyên tử. Hai quả bom A đã hủy hoại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người trong thế chiến thứ II. Một điều đặc biệt nữa khác với nhiều quốc gia là đất nước Phù Tang này nằm trên nền địa chấn không bền vững với nhiều vệt đứt gãy địa chất.

Dù vậy, Nhật Bản không quay lưng lại với nền công nghiệp điện hạt nhân. Vì đây là sự lựa chọn tối ưu của đất nước này và đồng thời họ biết cách khắc phục ở mức tích cực nhất các mối đe dọa của con người và thiên nhiên khách quan.

Đây quả là bài học quý có sức cổ vũ lớn đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.



Xem nguồn

Nhiều cơ hội cho cử nhân dinh dưỡng

Posted: 03 Aug 2016 09:33 AM PDT


Với xu hướng chung của Việt Nam và thế giới hiện nay, yêu cầu về đội ngũ cán bộ dinh dưỡng trình độ cao, được trang bị kiến thức bài bản đang trở nên cấp thiết cho công tác dinh dưỡng không chỉ trong các bệnh viện mà còn trong cộng đồng.

Thông tư liên tịch số 28/2015 của Bộ Y tế – Bộ Nội vụ ban hành vào tháng 10/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng,đã chính thức công nhận dinh dưỡng là một nghề trong hệ thống ngành nghề y tế. Với những quy định, chính sách về dinh dưỡng sẽ tiếp tục được triển khai trong tương lai ngành nghề này hứa hẹn đầy triển vọng trong các lĩnh vực khác như giáo dục và đào tạo (dinh dưỡng học đường), dịch vụ thực phẩm (an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho các nhà hàng, khách sạn, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể…), các công ty chế biến thực phẩm…

vietnamnet

Từ năm 2013, Đại học Y Hà Nội đã bắt đầu tuyển sinh ngành học Cử nhân Dinh dưỡng đầu tiên trên cả nước. Tuy là một ngành học mới, Cử nhân Dinh dưỡng có lợi thế từ việc kế thừa những kinh nghiệm của những ngành đào tạo trước đó tại cái nôi đào tạo y tế hàng đầu trên cả nước, được đầu tư bài bản và hỗ trợ chuyên môn hiệu quả từ phía các đơn vị hợp tác là Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản.

vietnamnet

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các chương trình hợp tác giảng dạy đã được ký kết giữa Đại học Y Hà Nội, Hội Dinh dưỡng Nhật Bản, Đại học Dịch vụ Nhân sinh Kanagawa và Đại học Jumonji, Nhật Bản. Theo đó, các sinh viên sẽ có cơ hội nhận được học bổng khuyến khích học tập từ Công ty Ajinomoto Việt Nam trong quá trình học. Đặc biệt, các sinh viên xuất sắc của ngành cũng sẽ có cơ hội tham gia chương trình giao lưu với sinh viên của các trường đại học hợp tác từ Nhật Bản, Australia…Sinh viên xuất sắc năm cuối khóa có thể tham gia thực tập tốt nghiệp và chuyên đề tốt nghiệp với các giáo sư Nhật Bản.

vietnamnet

Ngành đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng nằm trong khuôn khổ Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam, một hoạt động hợp tác ý nghĩa giữa Đại học Y Hà Nội, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tập đoàn Ajinomoto với mục tiêu góp phần tăng cường dinh dưỡng và sức khỏe cho người dân Việt Nam.Sự hợp tác giữa các đơn vị đầu ngành về dinh dưỡng, đào tạo y tế kết hợp cùng với kinh nghiệm từ nền dinh dưỡng phát triển hàng đầu thế giới hứa hẹn sẽ mang lại triển vọng phát triển tươi sáng cho nền dinh dưỡng Việt Nam.

Tấn Tài



Xem nguồn

Chàng trai "vàng" làm thơ để học hóa

Posted: 03 Aug 2016 08:51 AM PDT


– Làm thơ để nhớ các công thức hóa học và đặc điểm nhận dạng các chất là một trong những phương pháp học hiệu quả của Nguyễn Khánh Duy- người vừa mang về tấm Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế 2016.

Đạt 86,116 điểm, đứng thứ 16/280 thí sinh tham dự, Nguyễn Khánh Duy (lớp 12H Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) là một trong hai thí sinh giành huy chương vàng tại kỳ thi năm nay diễn ra tại Gruzia.

Olympic Hóa học quốc tế, Olympic hóa học quốc tế 2016, THPT chuyên Lam Sơn, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Nguyễn Khánh Duy, Đinh Quang Hiếu
Khánh Duy cùng cô giáo chủ nhiệm Mai Châu Phương vui mừng trước thành tích đạt được. Ảnh: NVCC.

Chia sẻ về thành thích này, Duy cho biết: "Ban đầu em có chút lo lắng bởi khi làm bài thi đã để sai sót một số lỗi nhỏ, nhưng rồi đã vỡ òa trong sung sướng".

Duy chia sẻ vẫn chưa hài lòng về bài thi của mình bởi nếu cẩn thận hơn em hoàn tòa có thể giành được kết quả tốt hơn nữa.

Nhưng với chị Lê Thị Ngân (mẹ Duy), tấm huy chương vàng mà con trai đạt được đã là món quà vô giá vượt sức tưởng tượng của chị. Từng ấy ngày Duy đi thi, là từng ấy ngày chị Ngân thấp thỏm đợi tin con. Đều đặn, hôm nào cũng vậy, cứ sau giờ cơm tối, chị Ngân lại đi bộ sang nhà em gái để online "nhờ" đến 11h đêm mới về.

"Hôm biết tin con được huy chương vàng, cả nhà thậm chí cả bà ngoại cũng đã reo lên trong sung sướng. Đêm đó vợ chồng tôi cũng vì vui quá mà không ngủ được, thức luôn đợi đến sáng để báo tin vui cho họ hàng, người thân", chị Ngân chia sẻ.

Chị Ngân kể, ngay từ bé, Duy đã bộc lộ khả năng tư duy tốt. Từ cấp 1, em đã đạt được nhiều giải thưởng từ các cuộc thi vẽ và viết chữ đẹp. Trong suốt 12 năm phổ thông, Duy đều là học sinh giỏi.

Duy đến với môn Hóa đơn giản thấy môn học này có nhiều phản ứng thú vị, nhiều màu sắc chứ không chỉ dừng lại ở những công thức khô khan. Đặc biệt trước mỗi một hiện tượng, kiến thức có được từ môn học này, giúp em hiểu được bản chất và càng có thêm động lực.

Olympic Hóa học quốc tế, Olympic hóa học quốc tế 2016, THPT chuyên Lam Sơn, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Nguyễn Khánh Duy, Đinh Quang Hiếu

Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện Sở GD&ĐT, thầy trò Trường THPT Chuyên Lam Sơn đón Duy tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Lê Dương

Để theo đuổi đam mê, năm lên lớp 10, Duy thi đỗ và quyết theo học Trường THPT Chuyên Lam Sơn cách nhà tới gần 15 cây số.

Nhà ở xã Quang Minh, thị xã Sầm Sơn, nên cứ thế, mỗi ngày 2 chuyến xe bus sáng đi tối về, buổi trưa Duy xin nghỉ lại nhà một người quen.

Năm lớp 11, Duy giành được huy chương vàng cuộc thi học sinh giỏi đồng bằng duyên hải Bắc bộ và giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Hóa.

Năm lớp 12, em tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng khi đạt được giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa và rồi đoạt được giải "vàng".

Làm thơ để… học hóa

Duy cho rằng để đạt được kết quả học tập tốt, cần tạo được sự cân bằng giữa học và chơi và không nên tạo ra những áp lực lớn lên bản thân. Với Duy, chỉ khi thấy có cảm hứng, em mới ngồi vào bàn học và không áp đặt bản thân phải tuân thủ một khung thời gian cố định.

Olympic Hóa học quốc tế, Olympic hóa học quốc tế 2016, THPT chuyên Lam Sơn, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Nguyễn Khánh Duy, Đinh Quang Hiếu
Khánh Duy (ngoài cùng bên trái) và các thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm nay.

Để dễ nhớ kiến thức hơn, Duy thường có một cuốn sổ tay để ghi lại những điều mình làm sai hoặc kiến thức đáng lưu ý và đặc biệt là sáng tác thơ để học Hóa. Cứ mỗi phần, Duy lại "chế" ra một bài thơ mà theo cách nói của em là chỉ để dành cho riêng mình. Trong mỗi bài thơ, kèm phía sau tên gọi mỗi chất, em cho thêm một từ làm dấu hiệu để nhận ra công thức hoặc cấu trúc của chất đó.

"Em cứ vừa học vừa tự chế ra nội dung và vần điệu các bài thơ theo cảm hứng. Việc này không quá mất thời gian mà lại giúp em nhớ kiến thức rất tốt. Hóa học có rất nhiều công thức, nhưng nhớ theo bài thơ thì khi đọc lại là em nhớ ra ngay mà không cần phải học một cách máy móc. Mỗi bài thơ của em khoảng từ 10- 20 câu", Duy bật mí.

Ở lớp cũng như ngoài cuộc sống, Duy tự nhận mình là người khá hài hước. Thậm chí ngay trong quá trình ôn đội tuyển, Duy cũng hay tếu táo, pha trò với bạn bè.

Duy cho rằng đó cũng là cách giảm bớt áp lực của việc suốt ngày chỉ nghĩ việc học và có được tinh thần lạc quan hơn.

Ngoài thời gian học, Duy xả stress bằng việc chơi thể thao, tập võ và lướt Facebook. "Thỉnh thoảng lên mạng xã hội đọc truyện cười, xem clip vui và nói chuyện phiếm với bạn bè cũng khiến mình thư giãn hơn", Duy nói.

Với thành tích này, Duy được tuyển thẳng vào đại học Y Hà Nội nhưng em từ chối và lựa chọn theo học khoa Hóa học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) để thỏa mãn đam mê nghiên cứu.

Duy cho biết, thời gian tới sẽ rèn luyện thêm vốn tiếng Anh để nuôi ước mơ du học khi có cơ hội.

Ngoài Khánh Duy, tấm huy chương vàng còn lại thuộc về em Đinh Quang Hiếu ( lớp 11A1 Hóa, Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐHQG HN). Dù mới chỉ lớp 11, lần đầu tiên tham dự kỳ thi tầm quốc tế, nhưng Hiếu là người đạt điểm thi cao nhất đoàn Việt Nam với 89,764 điểm, đứng thứ 7/280 thí sinh tham dự Olympic Hóa học quốc tế năm 2016. 

Olympic Hóa học quốc tế, Olympic hóa học quốc tế 2016, THPT chuyên Lam Sơn, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Nguyễn Khánh Duy, Đinh Quang Hiếu
Đinh Quang Hiếu, chủ nhân của tấm huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế thứ hai của đội tuyển Việt Nam năm 2016.

Hiếu chia sẻ: "Lúc làm xong bài thực hành ở kỳ thi em không chắc về kết quả của mình lắm nên hơi buồn. Em không nghĩ rằng bài thực hành được điểm số cao như thế và bất ngờ khi giành được huy chương vàng". Trước đó, Hiếu cũng giành được giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa.

Chia sẻ về bí quyết học, Hiếu cho biết trước mỗi bài tập em thường "lọc" các ý tưởng giải quyết và viết ra từ đó chọn được hướng đi chắc ăn nhất. Những kiến thức trên lớp, em thường ghi lại những ý chính vào một cuốn sổ tay để nhớ lâu hơn và tiện xem lại. Đặc biệt, Hiếu cũng hay "mò mẫm" và các trang báo khoa học nước ngoài để tìm hiểu thêm thông tin, điều này cũng hỗ trợ em rất nhiều trong việc xử lý các bài tập.

Với Hiếu, trước mắt em sẽ tiếp tục hoàn thành chặng đường THPT và nuôi quyết tâm mang thêm huy chương về cho đất nước ở năm học lớp 12.

Thanh Hùng

Tin liên quan



Xem nguồn

Giáng chức giám đốc “ép” giáo viên làm giả học bạ

Posted: 03 Aug 2016 08:09 AM PDT


Hội đồng kỷ luật Sở GDĐT Đắk Nông đã kỷ luật giáng chức xuống làm phó giám đốc Trung tâm GDTX huyện Đắk Song đối với ông Phạm Thái Hòa vì chỉ đạo cấp dưới làm giả học bạ cho nhiều học viên.

Thông tin được bà Đỗ Thị Việt Hà – phó Giám đốc Sở GDĐT Đắk Nông cho biết tại cuộc họp giao ban báo chí định kỳ của tỉnh, ngày 3/8.

"Ngoài kỷ luật về mặt chính quyền, Sở cũng đề nghị Huyện ủy Đắk Song xem xét kỷ luật về mặt Đảng đối với ông Hòa. Ngoài ra, Sở cũng đang làm rõ trách nhiệm của các giáo viên tham gia làm giả học bạ để xử lý theo đúng quy định" " – bà Hà thông tin.

làm giả, học bạ, kỷ luật, hiệu trưởng

Trung tâm GDTX huyện Đắk Song nơi xảy ra sai phạm

Cũng theo bà Hà, lý giải về động cơ làm giả học bạ, trong bản tường trình của mình, ông Hòa nói vì "mong muốn trung tâm có thêm học viên".

Liên quan đến vụ việc, trước đó, giáo viên tại Trung tâm GDTX huyện Đắk Song gửi đơn tố cáo việc làm sai trái của ông Phạm Thái Hòa lên lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh này.

Theo tố cáo, từ năm học 2013-2014, ông Phạm Thái Hòa bắt đầu chỉ đạo các giáo viên ký khống điểm, làm giả học bạ để hợp thức hóa cho một số học viên. Khi giáo viên phản đối thì được ông Hòa giải thích các trường hợp này là con cháu của lãnh đạo nhờ nên giáo viên đành phải làm theo. Tuy nhiên, càng về sau số lượng học bạ giả càng tăng, nhiều giáo viên hoài nghi lên tiếng phản đối thì bị đưa vào "tầm ngắm" hoặc bị chèn ép mọi mặt cuối cùng cũng phải ký.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

làm giả, học bạ, kỷ luật, hiệu trưởng

Một học bạ học viên được chỉ đạo làm giả

Sang năm học 2015-2016, ông Hòa trực tiếp chỉ đạo giáo viên Tr.Th.H. làm giả học bạ, giả mạo chữ ký và chữ viết của cô H.Th.K.D. (là giáo viên cũ của Trung tâm GDTX Đắk Song) nay đã chuyển công tác về Trung tâm GDTX huyện Đắk Mil. Giáo viên nào không ký, đích thân ông Hòa gặp chỉ đạo, ép buộc cho điểm, ký xác nhận vào học bạ.

Tiến hành thanh, kiểm tra, Thanh tra Sở GDĐT Đắk Nông kết luận, năm học 2015-2016, ông Phạm Thái Hòa đã chỉ đạo các giáo viên cho điểm khống, làm giả học bạ cho 7 học viên. Kết luật khẳng định, việc làm này của ông Hòa là vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế tuyển sinh; mặt khác, ông Hòa còn tự ý tuyển sinh không đúng danh sách phê duyệt của Sở.

Sau khi phát hiện sự việc, Sở GDĐT Đắk Nông đã thu hồi 7 học bạ giả nói trên. Do các học viên này đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp nên vẫn được dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2016 nhưng không được cộng điểm theo học bạ. Ngoài ra, một học viên khác bị đình chỉ thi THPT quốc gia năm 2016.



Xem nguồn

Hơn 2.600 thí sinh làm bài kiểm tra năng lực xét tuyển vào trường luật

Posted: 03 Aug 2016 07:25 AM PDT


Hơn 2.600 thí sinh (tỷ lệ 89,54%) đăng kí xét tuyển vào Trường ĐH Luật TP.HCM làm bài kiểm tra năng lực vào sáng nay.

Thí sinh làm bài kiểm tra năng lực tại 3 điểm thi gồm Trường THPT Nguyễn Trãi và Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4, TP. Hồ Chí Minh). 

Nhà trường tiến hành chấm bài kiểm tra năng lực trong chiều nay. Dự kiến ngày 5/8 (hoặc chậm nhất là ngày 6/8), trường sẽ công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển.

Muộn nhất là ngày 10/8, các thí sinh trúng tuyển sẽ phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thi và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi) cho Nhà trường thông qua đường bưu điện (theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên) hoặc trực tiếp tại trường. 

Quá thời hạn này, thí sinh không nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi được xem như từ chối nhập học. Khi đó, căn cứ tình hình thực tế nhập học, Nhà trường có thể sẽ tiếp tục gọi các thí sinh khác trong danh sách đã tham gia kiểm tra năng lực theo nguyên tắc lấy từ điểm cao xuống điểm thấp, cho đến khi đủ chi tiêu.

đăng ký xét tuyển trực tuyến 2016, xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, điểm sàn đại học 2016.
Thí sinh làm bài kiểm tra năng lực

Bắt đầu từ năm học 2016-2017, Trường ĐH Luật TP.HCM thực hiện Đề án tuyển sinh riêng được Bộ GD-ĐT phê duyệt. Theo đó, trường thực hiện hai giai đoạn xét tuyển:

Giai đoạn 1: thực hiện sơ tuyển căn cứ vào điểm thi THPT quốc gia năm 2016 của thí sinh (chiếm 60% tổng điểm xét tuyển) và điểm học bạ của thí sinh trong 3 năm học THPT (chiếm 20% tổng điểm xét tuyển).

Kết quả, có 2.639 thí sinh vượt qua giai đoạn sơ tuyển này. Điểm thi THPT quốc gia các khối truyền thống (tổ hợp môn xét tuyển) khác nhau đối với các ngành nhà trường tuyển sinh. Cụ thể, số điểm đó tối thiểu khoảng như sau:

Ngành quản trị – luật: khối 21,5 điểm; khối A1 21 điểm; khối D1,3,6: 21 điểm

Ngành luật: khối A, A1, D1,3,6: 19 điểm; khối C 23 điểm

Ngành quản trị kinh doanh: khối A 19 điểm; khối A1: 19,5 điểm; khối D1,3,6: 19,2 điểm

Ngành ngôn ngữ Anh: khối D1,3,6: 20 điểm.

Sau khi tính điểm theo công thức: 20% điểm học bạ + 60 % điểm thi THPT quốc gia, thí sinh phải đạt mức điểm tối thiểu nhà trường quy định mới vượt qua giai đoạn 1.

Lê Huyền

Tin liên quan



Xem nguồn

Thí sinh ghi sai phiếu đăng ký xét tuyển vì trường đổi mã ngành

Posted: 03 Aug 2016 06:47 AM PDT



Nhiều thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường thuộc nhóm GX ghi sai mã ngành do nhiều trường trong nhóm có thay đổi mã ngành xét tuyển so với trước.




Xem nguồn

Sinh viên biểu tình 4 ngày phản đối hệ tại chức

Posted: 03 Aug 2016 06:01 AM PDT


Khoảng 100 sinh viên tại ĐH Phụ nữ Ewha (Seoul, Hàn Quốc) đã ngồi 4 ngày liên tiếp để biểu tình phản đối kế hoạch xây dựng một trường học buổi tối dành cho công nhân vào năm 2017.

trường tại chức, hệ tại chức, đại học Hàn Quốc, giáo dục Hàn Quốc
Sinh viên ĐH Phụ nữ Ewha ngồi suốt 4 ngày để phản đối việc thành lập trường tại chức trực thuộc trường này. Ảnh: Yonhap

Hàng chục sinh viên bắt đầu ngồi biểu tình sau khi các lãnh đạo nhà trường bác bỏ đề xuất hủy bỏ kế hoạch này trong một cuộc họp giữa nhà trường và đại diện sinh viên.

Những sinh viên biểu tình cũng chăm 4 giáo sư và 1 nhân viên của trường rời khỏi phòng họp trong khoảng 46 giờ. Sau đó, lãnh đạo nhà trường đã phải nhờ tới cảnh sát can thiệp. Khoảng 1.600 cảnh sát đã được huy động để ngăn chặn người biểu tình và đưa các cán bộ của trường ra ngoài.

Một số sinh viên bị thương trong khi ẩu đả, một sinh viên khác được đưa tới bệnh viện sau khi có dấu hiệu mất nước giữa thời tiết oi nóng của Seoul. Sau cuộc biểu tình, khoảng 100 sinh viên vẫn còn tiếp tục ở lại.

Trường đào tạo tại chức là một phần trong kế hoạch của Bộ Giáo dục nước này nhằm giúp đỡ các trường gặp khó khăn về tài chính đang phải đối mặt với sự giảm sút về số lượng học sinh do tỷ lệ sinh thấp.

Bộ này sẽ giải ngân 3 tỷ won cho các trường được chọn thực hiện dự án này. Ở Ewha, một trường tại chức có tên là Light up Your Future in Ewha (LiFE) đã được lập nên, dành cho những người đi làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông hoặc dành cho những phụ nữ không thể đi làm trở lại sau khi kết hôn hoặc sinh con.

Chuyên ngành của trường này gồm có: thời trang, y tế, truyền thông mới. Sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân như những sinh viên bình thường khác.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trong một tuyên bố, trường này cho biết dự án này sẽ mang lại lợi ích cho phụ nữ trong lực lượng lao động – những người không có cơ hội được học đại học. "Học tập sau khi đã có kinh nghiệm làm việc cũng sẽ góp phần tăng tính chuyên nghiệp ở lực lượng lao động nữ".

Tuy nhiên, các sinh viên của Ewha chỉ trích nhà trường chỉ đang cố gắng "kiếm tiền bằng cách bán bằng cấp".

"Chúng tôi chỉ có thể thấy rằng trường đang cố gắng kiếm tiền thông qua chương trình học mới này" – hội đồng sinh viên khẳng định.

Ngoài ra, các sinh viên cũng cho rằng việc tạo ra các chuyên ngành như thời trang, y tế sẽ làm tăng thêm những định kiến giới tính. Họ lo ngại trường buổi tối sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của trường đại học dành cho phụ nữ hàng đầu nước này. Và sự ra đời của ngôi trường buổi tối này cũng sẽ không công bằng cho những sinh viên đã từng phải đạt được điểm thi đại học cao hơn mới vào được Ewha.

Chính vì thế, sinh viên của trường bắt đầu thu thập chữ ký để bác bỏ kế hoạch này của trường.

"Chúng tôi tức giận về quá trình đưa ra quyết định của nhà trường. Họ đã loại bỏ ý kiến của hội đồng sinh viên trước khi đưa quyết định" – hội đồng sinh viên trường này cho hay. "Chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình cho tới khi dự án này bị loại bỏ".

Trong khi đó, nhà trường cho biết dự án này là một phần trong tầm nhìn dài hạn được vẽ ra vào năm 2014. Các cuộc thảo luận về dự án với Bộ Giáo dục diễn ra vào giữa tháng 5 và yêu cầu phải nộp kế hoạch vào tháng 6. "Vì thế, chúng tôi không thể thảo luận vấn đề này với sinh viên" – trường giải thích.

Được biết, trường đã thảo luận với lãnh đạo các khoa và hội đồng quản trị của trường.

  • Nguyễn Thảo (Theo The Korean Times)



Xem nguồn

Thí sinh 4 tỉnh được miễn lệ phí đăng ký xét tuyển đại học 2016

Posted: 03 Aug 2016 05:19 AM PDT


– Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế sẽ được miễn lệ phí xét tuyển ĐH, CĐ khi đăng ký vào các trường thành viên của nhóm GX.

Nhằm chia sẻ những khó khăn với người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, 12 trường Đại học nhóm GX (gồm ĐH Bách khoa Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Xây dựng, Ngoại thương, Thuỷ lợi, Giao thông vận tải, Mỏ Địa chất, Thăng Long, Công nghiệp Hà Nội, Công nghệ Giao thông vận tải, Học viện Ngân hàng và Học viện Chính sách và phát triển) quyết định miễn hoàn toàn lệ phí đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016 cho các thí sinh 4 tỉnh trên.

Trước đó, mức phí đăng ký xét tuyển vào nhóm GX được quy định:

Thí sinh ĐKXT vào 1 trường trong nhóm GX: 30 nghìn đồng.

Thí sinh ĐKXT vào 2 trường trở lên trong nhóm GX : 60 nghìn đồng.

Với các thí sinh diện thường, hệ thống sẽ thu phí xét tuyển đến 17 giờ ngày 14/08/2016.

Để nhận được giải đáp thắc mắc về nộp phí xét tuyển online của nhóm trường GX, thí sinh liên hệ số điện thoại: 043 868 4866 – 043 868 4867 hoặc địa chỉ email: thuphigx@hust.edu.vn .

Thanh Hùng

Tin liên quan



Xem nguồn

Những thí sinh "cân não" chọn cửa ngành y

Posted: 03 Aug 2016 04:36 AM PDT


Mặc dù có phương thức đăng ký xét tuyển (ĐKXT) qua mạng, nhưng ngay trong những ngày nộp hồ sơ đầu tiên, không ít thí sinh, phụ huynh dù ở xa vẫn tìm về tận trường để thực hiện việc đăng ký, chỉ vì lý do "sợ sai".

Những thí sinh cẩn trọng

Đi xe khách từ 6h sáng ngày 3/8 từ Tây Ninh, hai anh em Tấn Tài và Nhật Linh lên tới TP.HCM lúc hơn 10 giờ. Khi tới được Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã quá 11h, bộ phận nhận hồ sơ ĐKXT đã tạm nghỉ. Cả hai phải chờ tới 1 rưỡi chiều mới nộp được.

Tấn Tài và Nhật Linh cùng học chuyên toán tại Trường THPT chuyên Trà Vinh. Có tổng điểm kể cả ưu tiên là 27,75, Nhật Linh khá an tâm về cơ hội trúng tuyển vào ngành Y đa khoa. "Gia đình em không có ai theo nghề y, nhưng em thích và quyết tâm học nghề này".

Còn Tấn Tài cho biết đây là năm thứ hai em dự tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Năm trước em bị trượt khỏi ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, trúng tuyển vào ngành này của Trường ĐH Y dược Cần Thơ. Tuy nhiên, em đã quyết định bỏ không học để năm nay thi lại.

Với số điểm 26,25, em đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào Bác sĩ đa khoa, nguyện vọng 2 vào khoa Răng – Hàm – Mặt.

"Đã trượt một năm nên em khá lo lắng. Em cũng đã đăng ký thêm 2 nguyện vọng nữa ở Trường ĐH Y dược Cần Thơ, nhưng em vẫn hy vọng mình trúng tuyển vào trường này".

đăng ký xét tuyển trực tuyến 2016, xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, điểm sàn đại học 2016
Tấn Tài và Nhật Linh từ Trà Vinh lên TP.HCM nộp hồ sơ

So sánh giữa hai kiểu ĐKXT của năm 2015 và năm 2016, Tấn Tài cho rằng mỗi kiểu có một ưu thế. "Làm như năm nay em thấy nhàn hơn, nhưng cũng lo hơn vì từ nay đến lúc biết kết quả em chẳng làm gì được ngoài… ngồi chờ".

Sở dĩ ở tận Trà Vinh nhưng Tấn Tài và Nhật Linh không ĐKXT trực tuyến mà chọn lên tận trường để nộp vì "Chúng em không cảm thấy an tâm với việc ĐKXT trực tuyến". Hai em cũng chọn cách nộp sớm để phòng trường hợp giấy tờ có thiếu sót còn có thời gian bổ sung.

Cũng ngồi chờ qua trưa tới buổi nộp hồ sơ ban chiều là Nguyễn Thị Hoa. Nhà ở ngay Quận Tân Phú, nhưng Hoa tới nộp hồ sơ vào thời điểm dở dang như vậy vì còn phải đi công chứng một số giấy tờ.

Hoa cho biết em dự kiến nộp nguyện vọng 1 vào ngành Điều dưỡng. Giữ bí mật điểm thi, nhưng như em tiết lộ là ngoài khả năng trúng tuyển ngành Điều dưỡng còn chắc chắn trúng tuyển vào một số trường có tuyển khối B khác.

Than thở về phương thức nộp hồ sơ ĐKXT kiểu mới, Hoa kể rằng em với nhiều bạn bảo nhau là thích cách đăng ký như năm trước hơn, bởi có khả năng thay đổi được nguyện vọng nếu biết có hội trúng tuyển thấp.

"Nhất là em thấy nhiều trường có điểm chuẩn năm trước cao mà năm nay lại nhận hồ sơ ở mức thấp, nên bọn em chẳng hiểu là có nên nộp vào không nữa" – Hoa băn khoăn.

Đi hàng trăm km nộp ĐKXT

Bà Nguyễn Thị Hồng dẫn con gái Nguyễn Như Ý được 24,95 điểm từ Dĩ An (Bình Dương) đến nộp hồ sơ ĐKXT vào Y học cổ truyền và Y học dự phòng.

Như Ý cho biết dù rất thích Y đa khoa nhưng điểm của em không thể đỗ nên đành chọn ngành khác.

"Em thích ngành y nên khi nộp hồ sơ em cân nhắc rất kỹ. Năm ngoái, ngành Y học cổ truyền có điểm chuẩn 24,75, còn Y học dự phòng là 24,25. Các chuyên gia dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ giảm so với năm ngoái nên em rất tin tưởng mình sẽ trúng tuyển" – Ý cho biết.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng tâm sự, bà rất muốn con gái đỗ vào Y đa khoa nhưng với số điểm này Ý không thể đỗ nên lựa chọn ngành khác. Khuyên con chọn trường khác thì không được vì con không thích.

"Tôi khuyên con chọn một trường học khác đỡ vất vả hơn như ĐH Bách khoa hay ĐH Khoa học tự nhiên, nhưng con không thích. Con chỉ nhăm nhăm vào trường y.  Cháu được 27 điểm còn đỡ lo, chứ 25 điểm vào y rất mạo hiểm. Nhưng biết sao được, con thích thì phải chiều thôi" – bà Hồng than thở.

đăng ký xét tuyển trực tuyến 2016, xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, điểm sàn đại học 2016
Phụ huynh đưa con đi nộp hồ sơ ĐKXT

Trước khi đến nộp hồ sơ vào Trường ĐH Y dược TP.HCM, trong ngày nộp hồ sơ ĐKXT đầu tiên 1/8, hai mẹ con bà cũng đã bắt xe đò, đi hơn 200km xuống Cần Thơ để Như Ý nộp hồ sơ vào Trường ĐH Y dược Cần Thơ.

Kể lại hành trình "gian lao" đi nộp hồ sơ cùng con, bà Hồng tỏ ra lo lắng nếu con bà chọn học trường này.

"Hai mẹ con bắt xe đi từ 5 giờ sáng, đến Cần Thơ thì đã hết giờ nhận hồ sơ buổi sáng, phải chờ tới đầu giờ chiều mới nộp được. Sau khi làm các thủ tục và nộp xong xuôi thì tới 9 giờ đêm mới về tới nhà".

Bà Hồng bày tỏ nỗi xót con, "Chỉ mong con đỗ trên này đi học cho tiện chứ trúng tuyển học ở Cần Thơ thì rất cực khổ vì hơi xa".

Dù đã nộp xong hồ sơ, nhưng khi đứng "nghe ngóng", bà Hồng lại cảm thấy sốt sắng khi có người khuyên con bà còn có "cửa" vào Y đa khoa theo hình thức "cử tuyển" của địa phương không.

"Vì nếu đi học cử tuyển cháu sẽ lựa chọn ngành Y đa khoa chứ không học Y học cổ truyền hay Y học dự phòng. Bản thân cháu cũng mong học xong ra có việc làm, dù bị ràng buộc còn hơn ôm tấm bằng chông chênh đi làm việc. Bác sĩ bây giờ cũng xin việc rất gian truân. Nhà tôi không có ai làm bác sĩ nhưng con vẫn thích đi học, nên nếu đỗ cũng chưa biết tính sao".

Khi được hỏi vì sao hai mẹ con không lựa chọn hình thức ĐKXT trực tuyến hay qua bưu điện mà phải tới tận nơi, bà Hồng giải thích "Nộp trực tuyến hay bưu điện thì không biết thế nào, nên tôi cứ đưa con tới tận các trường mà nộp cho chắc ăn".

Lê Huyền – Ngân Anh

Tin liên quan



Xem nguồn

Thí sinh đội mưa, vượt trăm cây số đăng ký xét tuyển đại học

Posted: 03 Aug 2016 03:53 AM PDT


 – Bất chấp trời Hà Nội hôm nay mưa to do ảnh hưởng của cơn bão số 2, nhiều phụ huynh và thí sinh vẫn vượt hàng trăm cây số tới tận các trường ĐH để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐH.

đăng ký xét tuyển đại học 2016, đăng ký xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển trực tuyến, hồ sơ xét tuyển đại học 2016

Thí sinh tìm hiểu thông tin đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sáng 3/8. (Ảnh: Lê Văn)

Khu vực hành lang trước cửa Phòng Đào tạo Đại học của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, từ rất sớm, rất đông thí sinh và phụ huynh đã tới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Mặc dù sáng nay (3/8) trời mưa khá to, song lượng thí sinh tới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội không hề giảm so với 2 ngày đầu tiên.

Hầu hết các thí sinh tới nộp hồ sơ tại đây là các thí sinh ở các quận, huyện ngoại thành Hà Nội cũng như ở các tỉnh, thành phía Bắc như Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa… với tâm lý “nộp hồ sơ trực tiếp cho chắc”.

Phụ huynh thí sinh Phạm Đức Bình nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển sáng nay tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, ông không dám nộp hồ sơ trực tuyến vì sợ xảy ra lỗi nên quyết định đưa con lên trường nộp trực tiếp.

“Đây là lần đầu tiên tôi có con thi đại học nên mọi thứ cứ phải chắc chắn. Mấy người hàng xóm đăng ký trực tuyến gặp trục trặc vẫn chưa đăng ký được nên tôi cũng không muốn đăng ký” – vị phụ huynh này phân trần.

Cùng lý do, em Nguyễn Khả Trường An ở Đông Anh, Hà Nội lý giải rằng, em quyết định đến trường nộp hồ sơ trực tiếp cho trường vì không hiểu rõ về các thức nộp hồ sơ trực tuyến cụ thể như thế nào.

Theo đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, mặc dù năm nay thí sinh có tới 3 hình thức nộp hồ sơ xét tuyển song kể từ ngày đầu tiên đăng ký xét tuyển chính thức (1/8) vẫn khá đông phụ huynh và thí sinh tới nộp hồ sơ.

“Ngày đầu tiên thí sinh tới rất đông nhưng các em không nộp hồ sơ ngay mà chủ yếu là tìm hiểu thủ tục và cũng để thăm trường. Từ ngày hôm qua và hôm nay, lượng thí sinh nộp hồ sơ đông hơn” – vị này cho hay.

đăng ký xét tuyển đại học 2016, đăng ký xét tuyển đại học, đăng ký xét tuyển trực tuyến, hồ sơ xét tuyển đại học 2016
Nhiều phụ huynh quyết định đưa con tới trường nộp hồ sơ trực tiếp để yên tâm. (Ảnh: Lê Văn)

Năm nay, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển sinh theo nhóm GX do chính trường chủ trì. Theo thống nhất, các trường trong nhóm có thể thu hồ sơ (trực tiếp) cho các trường khác trong nhóm. Do vậy, số lượng thí sinh đến nộp tại Trường ĐH Bách khoa khá đông.

Tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, một trong 12 trường tuyển sinh theo nhóm GX, gần cuối giờ sáng vẫn còn nhiều thí sinh tới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Một nhóm thí sinh đến từ Trường THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam cho biết, các em đi xe buýt từ sáng sớm lên Hà Nội để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

“Chúng em cũng biết có thể nộp hồ sơ trực tuyến nhưng bố mẹ sợ có sai sót nên chúng em mang hồ sơ lên trường nộp trực tiếp cho chắc chắn” – một thí sinh trong nhóm phân trần khi được hỏi tại sao không nộp hồ sơ trực tuyến để đỡ vất vả.

Từ huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hai cha con thí sinh Lê Minh Đức cũng vượt hàng trăm cây số lên Hà Nội để nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Đức cho biết, em thi được 24,8 điểm và dự định nộp hồ sơ vào ngành Kinh tế của trường. Tuy nhiên, em vẫn đang băn khoăn về lựa chọn nguyện vọng 2 nên vẫn còn băn khoăn chưa quyết định.

Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, hôm nay trời mưa nên lượng thí sinh ít đến đăng ký ít hôm ngày hôm qua. Trong ngày hôm qua, 2/8, có khoảng 300 thí sinh tới nộp hồ sơ trực tiếp tại trường, cao gấp đôi ngày đầu – ông Triệu cho hay

“Đa số các trường là thí sinh ở các tỉnh ngoài Hà Nội, có những em ở những vùng rất xa. Hầu hết do bố mẹ các em cũng lo lắng muốn đến nộp trực tiếp và thăm trường nên đưa con đến đăng ký luôn cho yên tâm” – ông Triệu giải thích.

“Hôm qua có trường hợp thí sinh và phụ huynh lặn lội từ Quảng Ninh lên tận trường để nộp hồ sơ”- ông Triệu bổ sung thêm.

Tin liên quan



Xem nguồn

Comments