Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Người thầy 60 năm đứng lớp suy nghĩ về triết lý giáo dục

Posted: 30 Aug 2016 09:20 AM PDT


LTS: Thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Lê Ninh với gần 60 năm tuổi nghề đứng lớp luôn đau đáu với những căn bệnh trầm kha của nền giáo dục.
 
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng, giờ đã đến lúc cần phải xem xét để xác định lại một cách căn cơ triết lý giáo dục và nội dung giáo dục định hướng XHCN.

Chỉ có như vậy mới phù hợp với sự phát triển xã hội đương đại, hội nhập quốc tế và vì sự phát triển bền vững cho tương lai phồn vinh của đất nước.
 
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả về triết lý giáo dục. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 
Tôi cho rằng, Nhà nước là cơ quan hình thành cơ chế của nền giáo dục nhưng đã không thường xuyên để mắt tới sự vận hành của cơ chế này để phát hiện và uốn nắn những lệch lạc của nó.
 
Trong khi, tình hình đào tạo có quá nhiều điều đáng lo ngại cho chất lượng nguồn nhân lực nên mới có chuyện không ít gia đình khá giả một chút là họ nghĩ đến việc cho con đi du học ngay từ bậc phổ thông chứ chưa nói đến bậc Đại học. Vì sao vậy ?
 
Vì nhiều lẽ nhưng nguyên nhân chính là phụ huynh sợ chất lượng giáo dục trong nước làm con cái họ thiệt thòi khi trưởng thành…
 
Rồi mỗi khi đi mùa khai trường, các bậc cha mẹ lại căng mình ra để lo chạy trường, chạy lớp, chạy thầy…rồi chạy tiền. Họ phải chạy đủ thứ. Vâng! Họ đang bị nền giáo dục hành hạ.
 
Học sinh cũng bị hành hạ không kém, học trên lớp chưa đủ, học ngày chưa đủ, tranh thủ đi học thêm, học đêm.

Cùng suy ngẫm về “Triết lý giáo dục” với PGS.TS Nguyễn Lê Ninh (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Chẳng thế mà ai quan tâm thì đọc thấy trên các mặt báo trong thời gian qua đã cho hay, hơn 70% học sinh tiểu học cận thị, hơn 20% các em bị vẹo cột sống vì phải đeo đủ các loại trong cặp sách.
 
Muốn tìm ra nguyên nhân sâu xa của những căn bệnh trầm kha trong ngành giáo dục thì hãy kiểm tra chất lượng công việc quản lý ở cấp vĩ mô, ở các thế hệ "người cầm lái" đã qua và hiện tại. Bởi đó chính là nơi xuất phát cả "chiến lược" lẫn "chiến thuật" trong sự nghiệp giáo dục.
 
Ngoài ra, nguyên nhân xuất phát từ cộng đồng xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ, gây rối cho sự nghiệp giáo dục.

Đó là việc học sinh tốt nghiệp THPT đua nhau thi vào Đại học nhưng bấy lâu nay ngành giáo dục không "trừ khử" được điều này mà vẫn cứ vinh danh ảo về trường chuyên, lớp chọn, các cơ sở luyện thi đại học, dạy thêm…
 
Do những yếu kém nằm ở cơ quan quản lý ngành nên mấy chục năm qua từ các bậc giáo dục phổ thông, giáo dục nghề cho đến giáo dục đại học luôn luôn bị xô đẩy.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Tôi viết thư này gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

(GDVN) – Chúng ta không bi quan về thực trạng giáo dục nước nhà nhưng cần xác định cái gì nên làm trước, cái gì nên thực hiện sau vì "dục tốc bất đạt".

Nào là thời gian đào tạo kỹ sư đang từ 5 năm (1978) rút xuống còn 4 năm với lý do để tiết kiệm kinh phí đào tại nhưng sau đó lại phục hồi chế độ đào tạo 5 năm.
 
Nào là loại bỏ chế độ đào tạo "niên chế" để chuyển sang hình thức đào tạo theo "tín chỉ". Cả thầy và trò lại được phen xáo trộn.
 
Nào là chủ trương tổ chức mở "Đại học quốc gia" gây hiện tượng nhập, xuất giữa các trường đại học.

Nào là điểm sàn trong tuyển sinh, rồi đến đào tạo loại "kỹ sư chất lượng cao"trên cơ sở liên kết với  các trường đại học nước ngoài….
 
Còn trong sự nghiệp Dạy nghề thì Tổng cục dạy nghề – nguyên là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động, cứ như quả bóng, bị "đá" sang Bộ Giáo dục và Trung học chuyên nghiệp.

Rồi khi Bộ Giáo dục và Trung học chuyên nghiệp chuyển thành Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Tổng cục dạy nghề trực thuộc Bộ này lại bị "đá" ngược trở lại Bộ Lao động với tên mới, chức năng quản lý mở rộng là  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 
 
Trong giáo dục phổ thông thì mang học sinh ra làm thí nghiệm với đủ các loại hình từ trường chuyên, lớp chọn, nào là phân ban (A,B,C,D), nào là phổ thông học nghề, nào là trường điểm, trường bán công, trường thực nghiệm…
 
Sách giáo khoa thì liên tục cho tiến hành "biên soạn mẫu"…

Con đường xây dựng và triết lý giáo dục của Nhật Bản

(GDVN) – Triết lý giáo dục Nhật Bản đã được luật hóa và trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.

Từ những điều đã nêu, tôi cho rằng, xét về tổng thể thì ngành giáo dục đã không quản lý được công việc của ngành.

Đã có biết bao Hội thảo được tổ chức để bàn luận về cải cách giáo dục nhưng cuối cùng thì sao? Rối vẫn cứ rối!
 
Đến nỗi năm 2004, 23 nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa do giáo sư Hoàng Tụy đứng đầu phải  dâng "Sớ" lên Thủ tướng Phan Văn Khải để nghị chấn hưng giáo dục. Phải chăng đó cũng là lúc xã hội bức xúc chịu không nổi cái bất ổn của nền giáo dục ngay từ thời bấy giờ ?
 
Đọc xong bản "Sớ" này, nhiều người đi bình phẩm, đi tìm nguyên nhân gây ra  các "khối u" của ngành giáo dục. Còn tôi, tôi cho rằng cần kiểm điểm lại quan điểm của Nhà nước về nguyên lý giáo dục.
 
Tôi biết, nguyên lý giáo dục của ta, về mặt triết học được mang tên là "nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa".
 
Nhưng tôi cho rằng, lâu nay người ta ra sức kêu gọi phải thị trường hóa, xã hội hóa giáo dục. Vậy phải hiểu về định hướng xã hội chủ nghĩa đối với giáo dục như thế nào?

Giữa định hướng XHCN với thị trường hóa có mâu thuẫn gì với 2 khái niệm "kinh điển" và hiện đại không?

Chí ít là với bậc học Phổ thông – bậc học mà mỗi công dân chưa đến tuổi trưởng thành cần phải được dạy dỗ để có đủ kiến thức phổ thông mà tồn tại trong đời sống xã hội thường ngày.
 
Ngoài ra, theo tôi, mục đích làm giáo dục là DẠY NGƯỜI và DẠY NGHỀ.
 
DẠY NGƯỜI là nhằm tạo dựng nhân cách tốt cho từng thành viên trong cộng đồng xã hội. Hay còn gọi là "tính nhân bản".

Do vậy, trước khi nêu phương châm dạy người thì ngành giáo dục cần có nhiệm vụ Việt Nam hóa nội dung và phương pháp giảng dạy để tạo dựng nhân cách đúng nghĩa cho mỗi học sinh ngay từ bậc phổ thông.
 
Đó là nội dung, phương pháp giảng dạy gọn gàng, súc tích nhưng lại trong sáng, có tính truyền cảm cao, dạy học trò biết yêu cái thiện, ghét cái ác, dạy các em trở thành người nhân hậu…
 
Nhưng thực tế hiện nay, những bài học dạy làm Người được thay bằng những nội dung khô khan, nặng về lý trí, trừu tượng… Không biết có phải như vậy là mất căn bản trong quan điểm sơ đẳng về triết lý giáo dục con người nhân bản hay không?
 
Bàn về cách "Dạy làm Nghề"
 
Trong lĩnh vực dạy làm nghề, cơ cấu và chủ trương liên quan đã thay đổi xoành xoạch. Ban đầu, Tổng Cục dạy nghề là một cơ quan thuộc Bộ Lao động.
 
Rồi vào những năm 80 của thế kỷ XX, nó được chuyển qua và trực thuộc Bộ Giáo dục và Trung học chuyên nghiệp rồi bây giờ lại quay trở lại với cơ quan chủ quản cũ có mở rộng chức năng là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Triết lý giáo dục – Việt Nam đã có chân lý này hay chưa?

(GDVN) – Cuộc tranh luận về triết lý giáo dục đã làm cho không ít công chúng thậm chí nhiều giáo viên ngơ ngác tự hỏi "vậy thực ra có triết lý giáo dục không?”.

Thử hỏi, căn cứ vào đâu để đề xuất thay đổi Bộ chủ quản của Tổng cục dạy nghề?

Có căn cứ vào triết lý cơ bản của việc dạy nghề hay không ? Có theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong dạy nghề hay không ?…
 
Như vậy, đã đến lúc cần phải xem xét để xác định lại một cách căn cơ triết lý giáo dục và nội dung giáo dục định hướng XHCN bao trùm lên 2 nội dung: Dạy làm Người và Dạy làm Nghề.

Chỉ khi đó mới đảm bảo được tính khách quan trong việc rìm ra những điều luật vừa có cơ sở khoa học, vừa có tính dự báo, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực…
 
Cuộc các mạng như thế nhằm thanh toán tận gốc những điều không còn phù hợp quy luật với nguyên lý giáo dục định hướng XHCN mà xã hội đã chọn để phù hợp với sự phát triển xã hội đương đại và hội nhập quốc tế và vì sự phát triển bền vững cho tương lai phồn vinh của đất nước.



Xem nguồn

Tỉnh dậy trên giường khách sạn với nam sinh, cô giáo 27 tuổi ra tòa

Posted: 30 Aug 2016 08:36 AM PDT


Bức ảnh cho thấy một phụ nữ tóc vàng – được cho là giáo viên thực tập Isabelle Graham, 27 tuổi – đang nằm trên giường trong khi một nam thanh niên đang đứng ở cửa phòng khách sạn.

lạm dụng tình dục, cô giáo, nam sinh
Bức ảnh chụp người phụ nữ tóc vàng nằm trên giường khách sạn được cho là cô Isabelle

Nội dung đi kèm bức ảnh cho biết đây là một giáo viên người Pháp và cô đã có quan hệ với một nam sinh sau đêm tốt nghiệp. Tuy nhiên, Isabelle phủ nhận cáo buộc này và khẳng định cô mới là nạn nhân và đồ uống của cô đã bị pha rượu mạnh.

Sau cáo buộc ngủ với nam sinh ở Trường Whitburn Academy, West Lothian, Isabelle đã xin nghỉ việc. Cô đang phải đối mặt với việc bị cấm dạy nếu như tại buổi điều trần tới đây, các cáo buộc được chứng minh.

Trong khi đó, Isabelle cho biết cô không hề nhớ gì về sự kiện đêm hôm đó. Isabelle cũng nhận được sự ủng hộ của chồng mình là Andrew Wilkie. Anh cho rằng anh hoàn toàn chắc chắn cô nói sự thật.

Tuy nhiên, một cảnh sát được gọi ra làm chứng ngày hôm qua cho biết, đồ uống của cô trong đêm hôm đó không có bằng chứng cho thấy nó đã bị tăng liều và chính Isabelle khi được xét nghiệm ở bệnh viện cũng không cho thấy bất cứ bằng chứng nào về các chất kích thích quá liều.

"Trong suốt quá trình, không có dấu hiệu nào cho thấy cô Graham bị ảnh hưởng bởi ma túy hoặc rượu quá liều". Trong khi những hình ảnh thu được cho thấy cô và nam sinh này đang hôn nhau – cảnh sát này cho hay.

lạm dụng tình dục, cô giáo, nam sinh
Cô giáo Isabelle và chồng trong lễ cưới

Được biết, Isabelle và nam sinh đã ở cùng nhau suốt 3 tiếng đồng hồ, uống rượu, nằm trên giường và "liên tục tham gia vào hoạt động tình dục". Cuộc gặp gỡ giữa họ xảy ra sau khi cả hai rời khách sạn hạng sang Carlton Highland ở trung tâm Edinburgh – nơi bữa tiệc chia tay diễn ra hồi tháng 6/2014, sau đó cùng tới khách sạn Travelodge gần đó.

Cảnh sát bắt đầu vào cuộc sau khi một giáo viên phát hiện bức ảnh chụp phòng khách sạn được đăng tải trên mạng xã hội. Isabelle từ chối xác nhận danh tính nam thanh niên trong bức ảnh. Cô cho rằng rõ ràng là cô không hề ý thức được vào thời điểm đó và bức ảnh được đăng tải mà không có sự đồng ý của cô.

Phản ứng trước khẳng định của cảnh sát nói rằng không có bằng chứng cho thấy dấu hiệu của việc bị nhiễm độc, Isabelle nói rằng thuốc có thể không để lại bằng chứng nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định của nạn nhân.

Cô cũng nói thêm, cô là một con chiên ngoan đạo, người đã chờ tới khi kết hôn mới quan hệ tình dục. Chồng cô cũng chia sẻ: "Trong suốt thời gian quen biết cô ấy, cô ấy luôn đặt đức tin của mình lên trên mọi thứ khác. Tôi cho rằng những cáo buộc chống lại vợ mình là sai lầm".

  • Nguyễn Thảo(Theo Mirror)



Xem nguồn

Năm 2017 nên thi như thế nào?

Posted: 30 Aug 2016 07:53 AM PDT


Năm 2015 là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi, tình trạng thí sinh chầu chực ở các trường Đại học để rút-nộp hồ sơ và theo dõi bảng điểm liên tục thay đổi đã khiến dư luận xã hội hết sức lo ngại thì năm 2016, những bất cập đó đã được khắc phục, nhưng lại xuất hiện những bất cập khác. 

Hiện nay, khi Bộ GD&ĐT dự kiến thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng trong năm 2017, một số chuyên gia giáo dục cho rằng, năm 2017 vẫn nên tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia nhưng cần phải có những điều chỉnh, cải tiến một số bất cập. 

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 

Góp ý về kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, TS.Lê Viết Khuyến – nhà nghiên cứu của trường Đại học Bình Dương- nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) đánh giá cao việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như hiện nay.

Bởi đây là hình thức đánh giá mới, phù hợp với xu thế chung thế giới vừa đảm bảo chất lượng tổng thể, độ chính xác tăng cao, vừa giải quyết được hiện tượng tiêu cực, bớt tốn kém. 

TS.Lê Viết Khuyến – nhà nghiên cứu của trường Đại học Bình Dương- nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Tuy nhiên, theo ông việc đánh giá tốt nghiệp THPT của học sinh nếu chỉ dựa vào kết quả của 4 môn thi đơn ở kỳ thi quốc gia trong đó có 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ) và một môn tự chọn như hiện nay sẽ tạo cho học sinh thói quen học lệch ngay từ đầu lớp 10. Từ đó mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT tại Nghị quyết 29 không đạt được. 

"Không nên phân biệt thành các cụm thi đại học và cụm thi tốt nghiệp, khi mà cả 2 cụm này đều có ở tất cả các tỉnh – thành với thành phần coi thi và chấm thi đều như nhau", TS.Lê Viết Khuyến nhấn mạnh. 

Để khắc phục bất cập trên, nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học cho rằng, từ năm 2017, Bộ nên giao hẳn công việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia cho các tỉnh, quy trách nhiệm cho người đứng đầu tỉnh – thành nếu để xảy ra tiêu cực tại địa bàn do mình phụ trách đồng thời đề cao vai trò giám sát xã hội, trong đó có sự tham gia của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và giới truyền thông. 

Bầu chọn

Theo bạn, Thi quốc gia từ năm 2017 nên làm như thế nào?

Đề thi và đáp án phải được xây dựng dưới dạng trắc nghiệm khách quan là chủ yếu, hướng tới sự chuẩn mực (như Đại học Quốc gia đã và đang thực hiện). Mỗi năm học nên có khoảng 2 đợt thi như vậy.

Với kiểu đề thi như vậy kết quả thi có thể dùng cho một số năm và trong trường hợp thi trên máy tính (như Đại học Quốc gia Hà Nội đang làm) có thể hạn chế được tình trạng gian lận trong thi cử, tiết kiệm thời gian, công khai kết quả sau khi thi và loại bỏ tình trạng thi cử căng thẳng, dồn dập như hiện nay. 

Về xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 


Hiến kế cho việc xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2017, TS.Lê Viết Khuyến cho rằng: 

Thứ nhất, Bộ cần mạnh dạn giao cho một trung tâm khảo thí trong vai trò một tổ chức dịch vụ công ích đảm nhận tổ chức việc xét tuyển sinh chung cho phần lớn các trường, khi các trường có đề nghị. 

Có cần thiết phải bỏ kì thi Quốc gia?

(GDVN) – Nếu thay hình thức thi bằng xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông, các em rồi cũng sẽ có hiện tượng học lệch, học tủ và giáo viên lại chạy theo "bệnh thành tích".

Để thỏa mãn nguyện vọng lựa chọn ngành đào tạo của người học đồng thời tôn trọng tiêu chí tuyển sinh riêng biệt của từng trường, Bộ nên chọn phần mềm xét tuyển dựa trên thuật toán "chấp nhận trì hoãn" do trường Đại học Thăng Long đề xuất. 

Thứ hai, chỉ tiêu tuyển sinh và tiêu chí tuyển sinh vào các trường cần được xem xét chặt chẽ xuất phát từ năng lực đào tạo và sứ mệnh (bậc, hạng) của mỗi trường. 

Có thể tham khảo quy định về tuyển sinh của 3 nhóm trường đại học công thuộc Tiểu bang California (Hoa Kỳ) làm thí dụ. 

Tại đây để duy trì ổn định chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học công lập, chính quyền tiểu bang đã đưa ra quy định các trường thuộc hệ thống UC (gồm 9 trường được đào tạo tới cấp Tiến sĩ) chỉ được tiếp nhận sinh viên nằm trong tốp 12,5% đầu bảng tốt nghiệp trung học. Trong khi, các trường thuộc hệ thống CSU (gồm 23 trường được đào tạo tới cấp Thạc sĩ) được tuyển sinh viên nằm trong tốp 33% đứng đầu. 

Còn riêng các trường thuộc hệ thống đại học cộng đồng (105 trường) và các trường tư không bị khống chế về nguồn tuyển, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung học. 

Thứ ba, nên cho phép các trường tổ chức xét tuyển vào Đại học và Cao đẳng theo học kỳ để phù hợp với học chế tín chỉ. 



Xem nguồn

Sửa đổi Thông tư 30: Giáo viên không thể sáng tạo ra A+, A-, hay B+, B-

Posted: 30 Aug 2016 07:11 AM PDT


Thông tư 30 đã triển khai được hai năm, qua thời gian đó nhiều học sinh, giáo viên và phụ huynh cũng đã có những phản ứng nhiều chiều. Trên tinh thần đổi mới, không thể phủ nhận những điểm tốt của quy định không chấm điểm học sinh tiểu học. Tuy nhiên, trong khi triển khai tại các địa phương, có nhiều yếu tố dẫn đến quy định này chưa được áp dụng một cách khoa học, linh động.

Chính vì vậy, năm học này Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Khanh (Trung tâm Khảo thí chất lượng giáo dục- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên tổ sửa đổi Thông tư 30).

Giúp giáo viên tường minh trong việc đánh giá học sinh

Ông đánh giá như thế nào về những nội dung điều chỉnh trong Thông tư 30 lần này?

PGS. TS Nguyễn Công Khanh: Thông tư 30 ra đời ngày 28/8/2014, khi Thông tư này ra đời thực chất nó là sự chuyển đổi rất mạnh để hướng đến việc đổi mới giáo dục theo hướng toàn diện. Trước đây chúng ta thường coi trọng đánh giá điểm số, phụ huynh cũng chỉ coi trọng điểm số, khi Thông tư đưa ra sự cân bằng đánh giá bằng nhận xét với điểm số và coi trọng đánh giá bằng nhận xét, yêu cầu giáo viên không được chấm điểm trong đánh giá thường xuyên.

Đây là một định hướng mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện khi đánh giá bằng nhận xét và không cho điểm, bởi bản chất của đánh giá nhận xét là đánh giá quá trình, mà bản chất của đánh giá quá trình là đánh giá tập trung phát hiện lỗi sai sót để phản hồi cho người học, và chính giáo viên sẽ nhận biết được, qua đó điều chỉnh quá trình dạy và học.

Đồng thời với cách đánh giá này còn giúp cho học sinh phát hiện ra xem mình yếu ở chỗ nào, bằng cách nào để thay đổi, đó là vì sao gọi là đánh giá vì sự phát triển của người học. Nó không quan tâm đến chuyện học sinh đạt hay chưa đạt chuẩn, đạt bằng cách nào. Đánh giá định kỳ thì khác hơn, trong khi đánh giá thường xuyên là sử dụng các công cụ phi chuẩn, có thể là lời nói, có thể là ký hiệu, có thể là câu hỏi, tất cả chỉ nhằm thu thập thông tin để hiểu rõ hơn về người học.

Đánh giá định kỳ, bản chất là đánh giá tổng kết đòi hỏi công cụ phải thiết kế theo quy trình tự chuẩn, ví dụ phải bám chuẩn kiến thức kỹ năng, và phải theo các mức. Chẳng hạn như mức biết, mức hiểu, mức vận dụng, vận dụng nâng cao; có nghĩa là tường minh và rõ ràng.

Chuẩn kỹ năng là học sinh biết làm, làm tốt, thái độ học sinh hứng thú, sẵn sàng, có sự tự tin. Trong mức đánh giá như thế thì Thông tư 30 trước đây chưa tường minh, chính vì chưa tường minh nên dẫn đến hiểu lầm của nhiều giáo viên. Chúng ta đã đề cao đánh giá bằng nhận xét nhưng lại chưa nói rõ nhận xét như thế nào để làm cho học sinh vui, nhận xét thế nào để làm cho học sinh đỡ thương tổn, để cho học sinh có niềm tin. Tôi gọi cái đó là đánh giá chạm tới trái tim.

Có một chi tiết trong nội dung điều chỉnh khiến nhiều nhà giáo băn khoăn, đó là hiệu trưởng phải tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong đánh giá học sinh. Nhưng câu hỏi đặt ra là, nếu giáo viên chủ động đánh giá học sinh theo cách của họ, không theo mức A, B, C thì theo ông có phù hợp không?

PGS. TS Nguyễn Công Khanh: Khi chúng ta đánh giá học sinh và Thông tư sửa đổi ban hành thì tính pháp lệnh của Thông tư buộc hiệu trưởng và giáo viên phải tuân thủ. Ví dụ quy định ba nhóm A, B, C, vậy thì giáo viên không thể tự thêm ra nhóm D. Từng người trong nhóm C có thể nhận xét người này nhiều, người kia ít, nhưng phải xác định đây là nhóm chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc nhóm cần cố gắng nỗ lực rèn luyện thêm, và phải có biểu hiện hành vi chứng minh điều đó.

Tương tự như các nhóm khác, không thể sáng tạo ra A+, A-, hay B+, B-.

Trong nội dung điều chỉnh TT 30 có quy định không được chấm điểm đối với học sinh, tuy nhiên giáo viên và phụ huynh, thậm chí là học sinh có thể ngầm hiểu các mức A, B, C sẽ là các mức điểm tương ứng?

PGS. TS Nguyễn Công Khanh: Mỗi người có thể hiểu khác nhau về sự vật hiện tượng, chúng ta muốn họ hiểu một sự vật hiện tượng cùng một quan niệm, khái niệm là điều không dễ, nhưng đối với một văn bản thì nhóm chuyên gia cũng như giáo viên, những nhà quản lí phải giải thích khái niệm, cũng như các yêu cầu trong một văn bản thống nhất.

Vấn đề này nhóm chuyên gia kết hợp với các khoa tiểu học của các trường sư phạm sẽ tập huấn cho giáo viên, cũng như sẽ giải thích cho các trưởng phòng hiểu thống nhất.

Sẽ tập huấn đầy đủ rõ ràng tới giáo viên

Vậy những điều chỉnh lần này sẽ giúp ích cho giáo viên như thế nào, thưa ông?

PGS. TS Nguyễn Công Khanh: Giúp cho giáo viên tường minh hơn trong việc sử dụng phương thức đánh giá quá trình chủ yếu bằng nhận xét, mục tiêu chính là phát hiện lỗi để giúp người học tiến bộ và để phát triển hoạt động học tập. Đánh giá định kỳ giúp cho giáo viên xác định mức độ học tập, hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập so với chuẩn và hoàn thành hay chưa hoàn thành các nhiệm vụ rèn luyện khác.

Khi đã tường minh hai phương thức đánh giá trên thì giáo viên thực hiện sẽ không còn lo lắng nhiều, thứ nữa sẽ cung cấp những cách thức để giáo viên biết lượng hóa để có thể tìm ra một nhóm các em học sinh có những biểu hiện hành vi vượt trội so với chuẩn. Rõ ràng những biểu hiện đó được thừa nhận của cả tập thể thì lúc đó giáo viên có thể xếp các em đó vào nhóm A. Phương thức này cũng sẽ phát hiện ra nhóm học sinh so với chuẩn thì còn thiếu hụt,chưa làm được, cần rèn luyện nhiều hơn, và giáo viên sẽ có kế hoạch bồi dưỡng nhóm này tốt hơn.

Năm 2014, khi ban hành Thông tư 30 thì có thực trạng ở khâu tập huấn giáo viên chưa thu nhận được bao nhiêu do quá trình tập huấn bị "tam sao thất bản" dẫn đến tinh thần của Thông tư 30 chưa được hiểu cận kẽ. Lần này sẽ có các giải pháp như thế nào, thưa ông?

PGS. TS Nguyễn Công Khanh: Một văn bản như Thông tư 30 hay Thông tư sửa đổi khi đưa ra dư luận thì phải có định hướng, có giải thích rõ để dư luận hiểu rõ khái niệm, hiểu quan điểm chung. Sau đó phải có một lộ trình để triển khai nó, trước đây cách làm là chọn một nhóm người đi giải thích, và lúc đó chỉ tập trung giải thích được văn bản, chứ chưa làm cho người nghe hiểu được cơ sở khoa học, tâm lý học, giáo dục học và đo lường đánh giá nằm ở đâu, đặc biệt là đối với lứa tuổi tiểu học.

Vì chưa giải thích được nên chưa có cơ sở và dư luận chưa tin, chưa tin thì dẫn đến nghi ngờ, nghi ngờ thì thường không thực hiện hoặc thực hiện chống đối.

Lần điều chỉnh này chúng tôi sẽ làm cho người ta tin bằng cách; tập hợp đội ngũ chuyên gia giao cho các trường sư phạm và các khoa tiểu học thảo luận, thống nhất khái niệm, quan điểm, có những tài liệu hướng dẫn. Và chính bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp tập huấn cho cán bộ quản lí ở cấp phòng, cấp sở, cấp trường. Nhóm này thì các trường đại học sẽ đứng ra làm đầu mối, sau nữa các trường đại học cũng làm đầu mối để tập huấn cho giáo viên ở một số trường, có thể không tập huấn hết nhưng phải được số lượng lớn để tạo ra sự lan tỏa. Ngoài ra cũng có những nhóm chuyên gia đến những vùng xa, tỉnh lẻ để tập huấn cho cán bộ quản lí, cho giáo viên, không chỉ một lần mà nhiều lần.

Trân trọng cám ơn ông!

Nhật Hồng



Xem nguồn

Các trường đã lường trước thí sinh ảo

Posted: 30 Aug 2016 06:29 AM PDT


Cho đến nay việc nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đang tiến triển thuận lợi theo đúng dự kiến, mặc dù số lượng hồ sơ nộp không được dồi dào lắm nhưng vẫn còn thời gian 1 ngày nữa nên thí sinh cần cân nhắc trước khi quyết định.Cho đến nay việc nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đang tiến triển thuận lợi theo đúng dự kiến, mặc dù số lượng hồ sơ nộp không được dồi dào lắm nhưng vẫn còn thời gian 1 ngày nữa nên thí sinh cần cân nhắc trước khi quyết định.

Đây là một góc nhìn khác của PGS. TS Đỗ Văn Xê – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ về các đợt xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016. Trong bài viết mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, PGS. TS Đỗ Văn Xê đã nói lên thực trạng của các kỳ xét tuyển trước đó, những ưu và nhược điểm, với vai trò là lãnh đạo một trường đại học, bản thân ông đã lường trước được vấn đề ảo và có cách khắc phục hiệu quả.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.

 PGS. TS Đỗ Văn Xê


Trước tiên cần phải ôn lại lịch sử thi “3 chung” để hiểu rõ việc thi và xét tuyển năm nay. Trước đây sau khi thi tốt nghiệp THPT các trường ĐH tự tổ chức thi để tuyển sinh viên vào học. Các trường tự tổ chức nên thí sinh muốn vào trường nào thì phải dự kỳ thi do trường đó tổ chức. Cách thi này làm cho thí sinh phải thi nhiều lần nếu lần đầu không đậu hoặc không có khả năng đậu vào trường khác nếu thi trường này không đậu. Bộ GD&ĐT đã tổ chức kỳ thi 3 chung để giải quyết các khó khăn này.

Sau gần 15 năm tổ chức thi 3 chung mặc dù vẫn còn xảy ra một số điều cần phải điều chỉnh, nhưng nhìn chung điểm của kỳ thi này đạt mức độ tin cậy cao, thể hiện sát năng lực của thí sinh và có thể dùng làm cơ sở để xét tuyển ĐH, CĐ. Nếu so với cách thi “đánh giá năng lực học ĐH  của Mỹ” (American College Test – ACT) do Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tổ chức thì kết quả của kỳ thi 3 chung có thể sử dụng một cách tương xứng.

Vấn đề rắc rối nằm ở khâu dùng kết quả của kỳ thi 3 chung vào việc xét tuyển ĐH, CĐ.

Kể từ năm 2015 kỳ thi 3 chung được kết hợp thành thi tốt nghiệp THPT và dùng điểm thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển ĐH, CĐ đã tạo thuận lợi cho thí sinh hơn trước vì thí sinh biết điểm thi trước khi đăng ký xét tuyển, so với trước đây thí sinh phải nộp hồ sơ dự thi vào chọn ngành trước khi biết điểm thi.

Cách tổ chức đăng ký xét tuyển của kỳ thi này đã tạo sự tự điều chỉnh ngành và trường đăng ký xét tuyển để thí sinh có thể tăng khả năng trúng tuyển; tránh được tình trạng điểm cao mà rớt do rủi ro nộp vào ngành có nhiều thí sinh có điểm cao cùng nộp hồ sơ, hoặc điểm thấp mà  đậu do may mắn nộp hồ sơ vào ngành mà đa số người nộp hồ sơ có điểm thấp. Tóm lại cách xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 đã tạo được sự công bằng, thí sinh đậu hay rớt là do chính điểm thi quyết định. Trường ĐH Cần Thơ đã tuyển được đủ chỉ tiêu ngay trong đợt đầu với điểm chuẩn cao hơn năm trước từ 2-3 điểm. Không có hiện tượng thí sinh ảo vì mỗi thí sinh chỉ được nộp hồ sơ vào 1 trường.

Tuy nhiên, vì là lần đầu tiên thực hiện xét tuyển một cách tự do như vậy nên cả thí sinh, phụ huynh lẫn cách trường gặp không ít lúng túng trong việc nộp và chuyển đổi hồ sơ và việc trả hồ sơ của các trường chậm trễ cộng với việc mỗi thí sinh được chọn 4 ngành đã tạo ra lượng hồ sơ ảo rất lớn làm cho thí sinh và phụ huynh hoang mang và ứng xử bằng cách chuyển đổi hồ sơ liên tục, quá mức cần thiết. Hiệu ứng này đã tạo nên sự rối loạn và tạo tâm lý bất ổn trong xã hội. Ngoài ra các chuyên gia giáo dục còn cho rằng được nộp hồ sơ vào nhiều trường cùng lúc là quyền của thí sinh, Bộ GD&ĐT không được hạn chế quyền này.

Quy chế tuyển sinh năm nay (2016) đã được điều chỉnh dựa trên việc rút kinh nghiệm năm trước và ghi nhận một cách đầy đủ ý kiến đóng góp của xã hội, các chuyên gia giáo dục và các trường ĐH, CĐ trong toàn quốc. Bộ GD&ĐT cũng đã gửi dự thảo quy chế các trường góp ý trước khi ban hành. Quy chế mới có 2 thay đổi cơ bản là:

– Thí sinh không được thay đổi sau khi nộp hồ sơ. Dĩ nhiên là kèm theo việc không cho phép thay đổi hồ sơ thì thí sinh không được cung cấp thông tin về tình hình thí sinh nộp hồ sơ để bảo đảm sự công bằng giữa thí nộp hồ sơ trước và sau.

– Thí sinh được quyền nộp hồ sơ vào tối đa 2 trường, mỗi trường được chọn tối đa 2 ngành.

Vì các trường đều đồng ý theo phương án đó có nghĩa là đồng ý chấp nhận thí sinh ảo và chấp nhận sự kém công bằng trong kết quả xét tuyển. Không có giải pháp nào hoàn chỉnh đến mức làm hài lòng tất cả mọi người khi chọn phương án này thì phải chấp nhận đánh đổi ưu điểm của phương án khác.

Ngay từ khi quyết định ban hành quy chế tuyển sinh 2016 Bộ GD&ĐT đã lường trước rằng sẽ không thể tránh khỏi tình trạng thí sinh ảo và đã chuẩn bị sẵn phương án để khắc phục như đề ra phương án tuyển sinh theo nhóm trường, xây dựng phần mềm xử lý ảo,… nhưng vì có rất nhiều trường nên không thể liên kết dữ liệu được nên các trường không đồng ý theo đề xuất của Bộ và Bộ cũng không thể ép được vì theo luật giáo dục xét tuyển là quyền tự chủ của các trường.

Khi đã quyết định như vậy thì cả Bộ GD&ĐT và các trường đều chuẩn bị cho đợt xét tuyển bổ sung. Cho đến nay việc nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đang tiến triển thuận lợi theo đúng dự kiến, mặc dù số lượng hồ sơ nộp không được dồi dào lắm nhưng vẫn còn thời gian 1 ngày nữa nên thí sinh cần cân nhắc trước khi quyết định. Vì vậy các trường không nên lo lắng và đổ thừa lẫn nhau làm cho xã hội hoang mang.

Tôi là người trực tiếp làm công tác tuyển sinh từ nhiều năm qua nên tôi nhận thấy sự cố gắng nỗ lực của Bộ GD&ĐT và có được sự tiến bộ qua từng năm. Cụ thể là hệ thống dữ liệu chung đã hoàn chỉnh, phần mềm hỗ trợ đăng ký xét tuyển online hoạt động thông suốt, phần xét tuyển của Bộ GD&ĐT vận hành chính xác đã giúp các trường xét tuyển đợt 1 rất thuận lợi. Các thành tựu này không thể không ghi nhận.

PGS. TS Đỗ Văn Xê – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ



Xem nguồn

Công trình của ‘Vua sáng chế’ nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh

Posted: 30 Aug 2016 05:46 AM PDT


 – Ngày 29/8, Bộ KH&CN cho biết, có 9 công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 7 công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 5. Các công trình được Hội đồng cấp Nhà nước lựa chọn từ 100 công trình khoa học và công nghệ đề nghị xét tặng. Dự kiến, các giải thưởng sẽ được trao tặng vào ngày 17/9 tới.

'Vua sáng chế', Giải thưởng Hồ Chí Minh, Hoàng Đức Thảo, Busadco
Ông Hoàng Đức Thảo – tác giả cụm công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ảnh: VTC

Trong số 9 công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh có cụm công trình "Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu" của ông Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Busadco), người được đặt nhiều biệt danh "vua kè", "vua sáng chế", "vua sáng tạo"…

Ông Hoàng Đức Thảo được phong anh Hùng lao động vào năm 2011. Ông cũng là người nắm giữ 2 kỷ lục quốc gia: "Người Việt Nam đầu tiên đoạt nhiều giải thưởng nhất của các tổ chức sáng tạo khoa học công nghệ trên thế giới" và "Người Việt Nam có nhiều công trình đoạt giải thưởng trong lĩnh vực sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam (Vifotex) nhất".

Các công trình khoa học của ông Thảo cũng như của tập thể Busadco luôn mang tính đột phá, ứng dụng cao trong xây dựng hạ tầng đô thị, nước sạch môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới; khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chia sẻ khi cụm công trình của Busadco được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, "vua sáng chế" Hoàng Đức Thảo cho rằng Busadco mới chỉ đang bắt đầu sứ mệnh của mình. "Cái khó nhất của doanh nghiệp khoa học công nghệ là tạo ra sản phẩm. Chúng tôi nghiên cứu những vấn đề thực tế để tạo ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cộng đồng, giải quyết các vấn đề như ngầm hóa công trình đô thị, thoát nước và xử lý nước thải, nạo vét hệ thống cống ngầm thoát nước đô thị…"

Nói về cụm công trình của nhà khoa học trong khối doanh nghiệp được trao giải thưởng Hồ Chí Minh, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế – kỹ thuật Nguyễn Đình Hậu (đồng thời là Tổ trưởng Tổ xét duyệt hồ sơ) cho biết: "Hồ sơ xét tặng của Busadco là một hồ sơ đặc biệt ấn tượng, bởi cụm công trình mang tính ứng dụng cực cao và đã được triển khai rộng rãi ở nhiều địa bàn trên cả nước, được chính quyền các địa phương đánh giá cao về những cống hiến đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững".

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá đây là một cụm công trình khoa học kỹ thuật tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đóng góp giá trị ở nhiều lĩnh vực rộng lớn được ghi nhận và tôn vinh trong thời kỳ xây dựng, đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Trong ngày 29/8, tại buổi lễ công bố "Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2016" với sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đã giới thiệu 71 công trình sáng tạo khoa học công nghệ xuất sắc nhất năm 2016, trong đó có công trình "Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ, sông hồ và đê biển" của Busadco.



Xem nguồn

“Bất ngờ” điều chuyển giáo viên phát hiện học sinh chưa biết đọc, biết viết

Posted: 30 Aug 2016 05:03 AM PDT


Trước đó, sau khi được Ban giám hiệu Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A phân công phụ trách lớp 2H năm học 2016-2017, vào tuần đầu tiên của năm học (từ ngày 22-26/8), giáo viên H.T.T. đã khảo sát chất lượng học sinh (HS) và phát hiện có nhiều em chưa biết đọc, chưa biết viết.

Sự việc của GV T. sau đó được báo Dân trí phản ánh qua bài viết "Phụ huynh "nằng nặc" xin trường cho con ở lại lớp 1 vì chưa biết đọc, biết viết", dư luận rất quan tâm. Bất ngờ, ngày 29/8, ông Huỳnh Hà Thắng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A ban hành Quyết định số 27/QĐ-THTTLHTA điều giáo viên H.T.T. đang phụ trách lớp 2H về phụ trách lớp 4A5, thời gian thực hiện quyết định kể từ ngày 30/8/2016 đến hết ngày 14/9/2016 (10 buổi thực dạy).

Quyết định điều thầy H.T.T. từ lớp 2 lên dạy lớp 4 sau khi có vụ việc ngồi nhầm lớp.

Quyết định điều thầy H.T.T. từ lớp 2 lên dạy lớp 4 sau khi có vụ việc “ngồi nhầm lớp”.

Nhận quyết định "bất thường" của Hiệu trưởng, giáo viên H.T.T. chia sẻ: "Từ xưa đến nay, có lẽ ngành giáo dục cả nước lần đầu tiên có Hiệu trưởng ban hành quyết định phân công giáo viên tạm thời như ở trường này. Tôi đi dạy mấy chục năm chưa lần nào có quyết định như vậy. Thậm chí, đầu năm học này, phân công tôi dạy lớp 2H cũng không có quyết định như vậy. Tôi có hỏi lý do gì điều tôi đi như vậy thì Phó hiệu trưởng Huỳnh Thanh Quang nói theo lệnh của Hiệu trưởng".

Theo giáo viên T., thầy nhận lớp 2H từ ngày 22/8. Khi vào nhận lớp, thầy sắp xếp chỗ ngồi, họp phụ huynh đầu năm theo đúng kế hoạch. Chiều ngày 29/8, thầy vẫn vào lớp bình thường. Đến hơn 16h chiều thì Ban giám hiệu gọi thầy vào trường nhận quyết định giao lớp 2H cho thầy Trịnh Hữu Giàu phụ trách. “Từ đầu năm, tôi đã chuẩn bị giáo án ở lớp 2, nay lại chuyển sang lớp 4 thì tôi lại phải chuẩn bị giáo án mới trong khi ngày hôm nay đã dạy rồi", thầy T. bức xúc.

Theo nhiều giáo viên ở Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A, việc giao thầy T. phụ trách lớp 2H đầu năm được cho là nằm trong "kế hoạch" của Ban giám hiệu trường. Bởi vừa qua, thầy T. phản ánh nhiều sai phạm của Hiệu trưởng nên đầu năm phân công thầy T. phụ trách lớp 2H vì biết rõ lớp này rất yếu, cuối năm học khó đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, từ đó sẽ không xét thi đua giáo viên phụ trách lớp. Chỉ cần 2 năm như vậy là thầy T. phải rời ngành. Bây giờ lại điều thầy T. sang phụ trách lớp 4A5, nhưng chỉ có 10 buổi thực dạy thì càng bộc lộ rõ "ý đồ" trả đũa thầy T.

Để có thông tin về sự phân công "bất thường" này, phóng viên đến Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A nhưng không gặp được Hiệu trưởng Huỳnh Hà Thắng do ông này bận đi họp ở Phòng GD-ĐT. Phóng viên có điện thoại liên hệ với Phó hiệu trưởng Huỳnh Thanh Quang thì ông này cũng không nghe máy.

Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A- nơi có nhiều học sinh chưa biết đọc, biết viết nhưng vẫn lên lớp.

Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A- nơi có nhiều học sinh chưa biết đọc, biết viết nhưng vẫn lên lớp.

Liên quan đến việc cho học sinh lên "nhầm" lớp, ông Lý Ro Tha – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Lãnh đạo Sở GD-ĐT đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục Tiểu học của Sở gửi văn bản cho lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Trần Đề yêu cầu khảo sát ngay chất lượng học sinh ở lớp 2H của Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A. Nếu phát hiện học sinh không biết đọc, không biết viết mà vẫn cho lên lớp thì chấn chỉnh ngay, cho các em học lại lớp 1, xử lý trách nhiệm của những người có liên quan".

Từ thực trạng ở Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A, sau khi khai giảng năm học mới 2016-2017, Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng sẽ có văn bản yêu cầu các Phòng GD-ĐT tiến hành khảo sát chất lượng thực tế HS để tránh tình trạng "ngồi nhầm lớp", xử lý trách nhiệm những người liên quan.

Bạch Dương



Xem nguồn

AEP đánh dấu một giai đoạn đổi mới về cơ cấu đào tạo đại học

Posted: 30 Aug 2016 04:21 AM PDT


Kỷ niệm 10 năm chương trình tiên tiến, chất lượng cao và POHE (AEP):


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu tham dự chương trình

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu tham dự chương trình

GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đối với chương trình đào tạo thì 10 năm chưa phải là khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, 10 năm qua chương trình tiên tiến, chất lượng cao và Pohe đã ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của trường ĐH Kinh tế quốc dân. Đặc biệt, chương trình đã đóng góp rất lớn vào hình ảnh, uy tín và vị thế của trường, trong bối cảnh trường đang quốc tế hóa mạnh mẽ, tiến tới hội nhập quốc tế. Cụ thể, số lượng sinh viên theo học chương trình đã tăng lên gấp 30 lần trong 10 năm qua; số chương trình tăng từ 3 lên 16. Chương trình cũng đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.


GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân

GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân

GS.TS Nguyễn Quang Dong, Phó trưởng Ban quản lý cho hay, chương trình tiên tiến, chất lượng cao và Pohe không chỉ đánh dấu một giai đoạn đổi mới về cơ cấu đào tạo của trường, về sự hội nhập quốc tế, về chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý mà còn là một giai đoạn trường cung cấp thêm cho xã hội các sản phẩm đào tạo đạt trình độ quốc tế. Sinh viên thuộc chương trình được tiếp thu những kiến thức hiện đại, công nghệ đào tạo tiên tiến, góp phần hình thành năng lực toàn diện.

Được biết, hiện nay chương trình đào tạo tiên tiến (AEP) của trường ĐH Kinh tế quốc dân với các chuyên ngành Tài chính và Kế toán, được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ đào tạo của ĐH California, Long Beach (CSULB), Hoa Kỳ. Theo chương trình, sinh viên được học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh và giáo trình của nước ngoài; sinh viên có cơ hội chuyển tiếp học tập ở nước ngoài và nhận 2 bằng đại học.

Chương trình chất lượng cao (EEP) là chương trình đào tạo cử nhân tài năng trên cơ sở chuyển giao công nghệ đào tạo của chương trình tiên tiến và một số trường ĐH uy tín trên thế giới. Đến nay, trường ĐH Kinh tế quốc dân có 10 chuyên ngành đào tạo, chương trình được giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Chương trình giáo dục đại học định hướng ứng dụng (POHE) được chuyển giao công nghệ đào tạo từ các trường đại học hàng đầu của Hà Lan. Chương trình POHE không chỉ cung cấp kiến thức lý thueyets mà còn trang bị cho sinh viên đầy đủ kỹ năng và thái độ làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, giúp đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng trong nước và ngoài nước….

Tại buổi lễ, chương trình đã ra mắt Ban liên lạc mạng lưới cựu sinh viên AEF – ALUMNI.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Tại sao đánh giá học sinh theo mức A, B, C?

Posted: 30 Aug 2016 03:37 AM PDT


Một số nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục dường như có cái nhìn khác hơn so với phụ huynh, giáo viên về nội dung điều chỉnh Thông tư 30 đang được Bộ GD-ĐT đưa lên mạng lấy ý kiến.

thông tư 30, đánh giá học sinh tiểu học, Bộ GD-ĐT
Ảnh Văn Chung

A, B, C là phù hợp xu thế thế giới

Đây là ý kiến của ông Phạm Quang Tiệp,  Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

Theo ông Tiệp, những điểm mới như đánh giá theo các mức A, B, C mức độ đạt được của kết quả học tập, của năng lực "là phù hợp với xu thế của thế giới cũng như phù hợp với mong mỏi của xã hội Việt Nam, cũng như phụ huynh".

"Trước kia chỉ có Đạt và Chưa đạt, thì nay với điều chỉnh này có thể nhận thấy học sinh đạt được ở mức nào, cập chuẩn hay vượt chuẩn" – ông Tiệp nhận xét.

Trong bản sửa đổi có nói về các bài kiểm tra định kỳ. Ông Tiệp cho rằng mục đích sử dụng bài kiểm tra này cũng khác, trước đây để giáo viên kiểm tra lại, còn hiện tại được sử dụng để đánh giá, khen thưởng học sinh.

"Tuy nhiên, tôi cũng còn một số băn khoăn. Tại Điều 8 có nói tới đánh giá định kỳ, đánh giá này được thực hiện bằng kiểm tra đối với một số mộn học như Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Ngoại ngữ, Tin học, tiếng Dân tộc. Theo tôi nên bổ sung thêm 1 môn là Tự nhiên Xã hội ở lớp 1, 2, 3. Môn này thực chất là giáo dục khoa học – khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đây là sự khởi đầu của môn Lịch sử,  Khoa học và Địa lý, do đó rất cần thiết đánh giá môn này".

Bà Hoàng Thị Hạnh,  Giám đốc Trung tâm Nghiệp vụ sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 nhìn nhận ở bản điều chỉnh này việc tổng hợp đánh giá thường xuyên đã chia thành các mức A, B, C là điểm nổi bật nhất.

Nhưng để làm tốt được điều này, theo bà Hạnh, Bộ GD-ĐT phải tập huấn rất kĩ, "Thậm chí trao đổi cả với phụ huynh để họ hiểu và đồng nhất quan điểm rằng con của họ ở mức A thì sẽ như thế nào…".

Bà Hạnh đề nghị cần có thêm nội dung đánh giá cho đối tượng học sinh khuyết tật, không thể đánh giá chung như học sinh bình thường.

Bớt sổ sách giáo viên sẽ đồng thuận

Bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên cho rằng bản điều chỉnh này là hoàn toàn hợp lí, vì sẽ giải quyết được vấn đề mà xã hội đang quan tâm, đồng thời vẫn dựa trên tính nhân văn và sự tiến bộ của người học, vẫn giữ được tinh thần của Thông tư 30 trước  đây.

thông tư 30, đánh giá học sinh tiểu học, Bộ GD-ĐT
Ảnh Lê Anh Dũng

"Những điểm mới như việc đánh giá có thêm được ba mức độ A,B,C, có thể xem đây là các bước trung gian giữa việc đánh giá hoàn toàn bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét. Nếu chúng ta đánh giá hoàn toàn bằng nhận xét không cho điểm, không phân hạng thì có thể sẽ gặp trở ngại từ tâm lý phụ huynh. Việc có ba mức như trên là hợp lý vì sẽ giúp phụ huynh biết được con mình đang ở vị trí nào, điều đó thực sự quan trọng".

Bà Hương đề nghị bổ sung thêm ở khía cạnh đánh giá giữa kỳ. Lý do, như bà chia sẻ, bởi "thời đại này là tiếp cận đa trí tuệ – học sinh có nhiều trí thông minh khác nhau. Đã là giáo viên thì đều quan tâm tới phát triển tất cả trí tuệ mà học sinh có. Ở tiều học, môn Toán và Tiếng Việt cũng có dung lượng lớn, chiếm trọng số lớn hơn so với các môn khác, là hai môn cốt lõi, nên bổ sung đánh giá giữa kỳ là phù hợp. Việc có đánh giá giữa kỳ này giúp giáo viên tự chủ trong việc tổ chức cũng như ra đề chấm thi".

Theo bà Hương, lần điều chỉnh này cho thấy hồ sơ sổ sách ít đi, giáo viên sẽ giảm áp lực, đồng thời tạo được gợi ý mở là giáo viên dùng sổ cá nhân theo cách tư duy của mình, vậy giáo viên sẽ có sáng tạo.

"Nhìn vào đó giáo viên vẫn đủ dữ liệu cần thiết để phản hồi với phụ huynh có thể. Bản sửa đổi này không gò bó giáo viên như trước đây, nên việc giảm bớt yếu tố sổ sách sẽ tạo sự đồng thuận trong giáo viên".

Quy rõ trách nhiệm cho cán bộ quản lý

Là thành viên Ban soạn thảo, ông Nguyễn Đức Minh cho biết những việc điều chỉnh để Thông tư 30 để đi vào cuộc sống tốt hơn là giải quyết được những vướng mắc trong giai đoạn triển khai vừa rồi. "Những vướng mắc này tập trung rất nhiều lên giáo viên, sau đó là việc thông tin thường xuyên và làm thế nào hiệu quả nhất đến phụ huynh".

Một việc nữa quan trọng không kém, theo ông Minh, là điều chỉnh trong Thông tư để quy rõ trách nhiệm cũng như dễ dàng hơn cho các cán bộ quản lí giáo dục trong quá trình thực hiện.

"Điểm mới chính của lần điều chỉnh này là tránh được những nội dung chưa được rõ ràng, hướng dẫn chưa được cụ thể để giáo viên và cán bộ quản lí có thể thực hiện được ngay”.

Ông Minh cho rằng cái khó của giáo viên từ trước là khi đưa ra chưa có lượng hóa trong quá trình đánh giá học sinh, thì thông tư sửa đổi đã đưa ra những tiêu chí để khắc phục với ba mức đánh giá A, B, C.

"Ba mức độ này, với kinh nghiệm hiện có thì giáo viên sẽ thực hiện được. Đánh giá mức độ học sinh không phải là xếp loại học sinh, mà chỉ đánh giá học sinh đã  đạt được cái gì, cái đạt đó thì các em có thể phát huy được nữa không và phát huy như thế nào. Các em đạt mức độ chưa cao thì gặp khó khăn gì và làm cách nào để giúp các em tiếp tục học tập, rèn luyện đạt mức cao hơn.

Một điều khó khác là lượng hóa thành tích, đưa ra các danh hiệu khen thưởng cho học sinh, thì lần sửa đổi bổ sung này đã đưa ra danh hiệu với những tiêu chí rõ ràng với hai mức: mức khen của hiệu trưởng và mức nữa là học sinh có thành  tích đặc biệt xuất sắc thì đề nghị lên cấp trên khen thưởng" – ông Minh giải thích thêm về dự thảo Thông tư 30 mới.

Kim Xuân



Xem nguồn

Bàn chuyện đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai

Posted: 30 Aug 2016 02:56 AM PDT


Xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam là một nhiệm vụ đáng chú ý của ngành giáo dục từ năm học 2016 – 2017. Trao đổi về điều này, TS Vũ Thị Phương Anh e ngại việc “đặt mục tiêu thật lớn rồi lấy tiền ngân sách thực hiện”.

TS Phương Anh cho biết: Tại 10 nước Đông Nam Á, các ví dụ thành công hay được đưa ra là Philippines và Singapore, hoặc ở mức độ thấp hơn một chút là Malaysia.

Vì vậy, mọi người đang rất mong đợi để việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả hơn chứ không ì ạch như hiện nay – điều vừa được chứng minh qua kết quả môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

Nhưng vấn đề là làm thế nào để biến tiếng Anh đang từ một ngoại ngữ trở thành một ngôn ngữ thứ hai?

Tiếng Anh, học Tiếng Anh, ngôn ngữ thứ hai

TS Vũ Thị Phương Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐHQG TP.HCM)

Muốn trả lời thì trước hết cần xác định sự khác biệt giữa hai loại ngôn ngữ ấy – cả hai đương nhiên đều không phải là tiếng mẹ đẻ của người học.

Sự khác biệt giữa ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai là gì? Định nghĩa đơn giản mà đầy đủ sau đây của wikipedia về ngôn ngữ thứ hai như sau: "Ngôn ngữ thứ hai của một người (viết tắt là L2) là ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ nhưng được sử dụng hàng ngày tại nơi người ấy sinh sống. Trái lại, ngoại ngữ là ngôn ngữ được học tại một nơi mà ngôn ngữ ấy không được sử dụng" – (TS Phương Anh dịch – PV).

Nói vắn tắt, bất cứ khi nào một người Việt (có biết tiếng Anh, tất nhiên) được đưa vào một môi trường mà mọi người xung quanh đều sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau thì lúc ấy tiếng Anh đương nhiên trở thành ngôn ngữ thứ hai của người Việt ấy.

Nhưng nếu chúng ta vẫn cứ học tiếng Anh ở Việt Nam, thì cho dù có học với thầy Tây (hoặc thầy ta nhưng nói tiếng Anh như Tây), chỉ vỏn vẹn được vài giờ một tuần (giả định rằng vào lớp buộc phải dùng tiếng Anh), nhưng bước ra khỏi lớp thì tất cả đều là tiếng Việt, thì không rõ Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai như thế nào đây?

Xét từ những điều kiện như vậy, ở Việt Nam có cơ hội để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai sẽ ra sao, thưa bà?

– Có lẽ đã có một sự nhầm lẫn đâu đó.

Tiếng Anh chỉ trở thành ngôn ngữ thứ hai trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ với người nhập cư hay du học sinh, tiếng mẹ đẻ là tiếng Thái, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha… đến nước Mỹ để học tiếng Anh – lúc đó tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai đối với họ.

Tức là, một người học tiếng Anh trong môi trường tiếng Anh được sử dụng rộng rãi bên ngoài lớp học thì tiếng Anh mới được xem là ngôn ngữ thứ hai.

Cũng vậy, chỉ ở những nước như Ấn Độ, Singapore, Philippines… nơi tiếng Anh được dùng trong giảng dạy, trong tòa án, trong công sở, trong kinh doanh… thì nó mới được xem là ngôn ngữ thứ hai.

Tôi cũng nghĩ có thể ý Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ muốn là Việt Nam đến một lúc nào đó nói tiếng Anh giỏi như mấy nước Đông Nam Á. Nhưng những nước thành công đó, như Singapore, vốn là cựu thuộc địa Anh.

Việt Nam trải qua 100 năm là thuộc địa của Pháp và có một thế hệ nói tiếng Pháp rất giỏi. Nếu ngay sau khi giành độc lập mình có chính sách vẫn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ đó thì sẽ có được ngôn ngữ đó. Đất nước Singapore chính là như vậy.

Có những thời điểm chính sách có thể ra được để có thể biến thành ngôn ngữ thứ hai. Nhưng với Việt Nam, điều kiện lịch sử này không tái tạo được nữa.

Hoặc khi chúng ta quan hệ với nước nào đó nói tiếng Anh rất thân thiết và cho phép họ đầu tư từng khu, thì lúc đó chính sách không phải là giáo dục mà từ chính sách về kinh tế, chính trị, tự nhiên… sẽ có ngôn ngữ thứ hai. Nhưng ở Việt Nam, tôi không nhìn thấy cơ hội nào để chúng ta có ngôn ngữ thứ hai kiểu tự nhiên như vậy.

Tiếng Anh, học Tiếng Anh, ngôn ngữ thứ hai

Nói đi thì nói lại, chắc chắn Bộ trưởng cũng biết điều đó, và có thể ý ông là "dùng tiếng Anh tốt" chứ không phải là "ngôn ngữ thứ hai".

"Ngôn ngữ thứ hai" theo định nghĩa chuyên môn là ngôn ngữ sử dụng trong đời thường, bên ngoài lớp học ngôn ngữ. Còn nếu sử dụng cụm từ "ngôn ngữ thứ hai" để chỉ một trình độ ngoại ngữ ở bậc cao (người học có thể sử dụng độc lập hoặc thành thạo trong công việc, trong cuộc sống) thì hãy trở lại những mục tiêu không kém tham vọng của Đề án 2020 (đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2020 – PV).

Hãy cứ kiên trì mục tiêu của Đề án 2020

Vậy hãy trở lại Đề án 2020. Trong Đề án này, Bộ GD-ĐT đã tiếp thu và làm tiếp những điều gì? Có gì trong đề án liên quan đến việc biến tiếng Anh thành thế mạnh, hay thành ngôn ngữ thứ hai không, thưa bà?

– Trong Đề án 2020 đã có yêu cầu, mục tiêu dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh.

Có lẽ, khi tân bộ trưởng nói "đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai" thì thực sự ông muốn nói tới việc sử dụng tiếng như ngôn ngữ giảng dạy trong nhà trường (tương tự các chương trình quốc tế tại Việt Nam).

Trong tiếng Anh có một cụm từ chuyên môn để chỉ điều này: "English as a medium of Instruction" – viết tắt là EMI. Đây là một chính sách được nhiều nước áp dụng như một trong những điều kiện để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong tương lai (có lẽ là một tương lai xa). Và Đề án 2020 cũng đã đưa vào những yếu tố như vậy.

Nếu mục tiêu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là EMI thì tôi ủng hộ việc này.

Với cách làm của Việt Nam, điều tôi thấy điều dở nhất của Đề án 2020 là mục tiêu quá lớn, quá tham vọng lại thực hiện trong thời gian rất ngắn.

Nhưng điều đó vẫn không tệ bằng việc triển khai đề án đồng bộ trên cả nước với 63 tỉnh thành, không xem xét đến việc điều kiện các địa phương là rất khác nhau.

Mục tiêu của Đề án khá tham vọng nhưng vẫn có thể làm được có thể làm được ở một số nơi có điều kiện sẵn.

Nhưng thời gian đầu, chúng ta lại vội vã triển khai trên toàn quốc, và không làm theo sự khác biệt. Đó là lý do tại sao Đề án có lúc đã bị toàn xã hội phản ứng như vậy.

Đề án vấp phải sai lầm ở chỗ đó chứ không phải không có thành tựu. Thành tựu vẫn có ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM…

Tiếng Anh, học Tiếng Anh, ngôn ngữ thứ hai

Bà có nhắc tới chính sách của những nước muốn đẩy tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong tương lai xa. Vậy nếu như có một lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam trong tương lai xa, theo bà, nói một cách ngắn gọn, lộ trình này gồm những giai đoạn nào, trong vòng bao nhiêu năm và cần những điều kiện gì?

– Nếu đặt câu hỏi này cho tôi và yêu cầu trả lời trong vài phút thì khác nào đánh đố. Muốn biết lộ trình bao nhiêu năm, cần phải nghiên cứu kỹ càng.

Thứ nữa, là tôi sẽ không dùng cụm từ "ngôn ngữ thứ hai" mà sẽ dùng cụm từ "nâng cao trình độ tiếng Anh của Việt Nam".

Trong Đề án 2020 đã có những thành tựu mà nhiều người không thấy, do bị chìm trong những điểm chưa tốt. Tôi có thể kể một số việc mà Đề án 2020 đã  làm được.

Ví dụ việc đưa yêu cầu về đạt chuẩn Châu Âu hay Khung 6 bậc của Việt Nam, tôi cho rằng đây là một thành tựu. Mục tiêu đạt mức B1 –  tức bước đầu có năng lực sử dụng độc lập một ngoại ngữ – cho học sinh tốt nghiệp phổ thông là đúng, vì đó là mục tiêu cần cố gắng đạt được.

Theo tôi, Bộ Giáo dục nên tiếp tục bám lấy các mục tiêu của Đề án 2020 và làm tiếp. Tuy nhiên không thể làm cào bằng trong 63 tỉnh thành mà nên khuyến khích, trao quyền và đầu tư thêm cho các địa phương có điều kiện.

Nên cố gắng đẩy được ở những nơi đấy. Với những địa điểm như TP.HCM nên cho dạy – học bằng tiếng Anh luôn. Những địa phương chưa có điều kiện thì nâng cao trình độ tiếng Anh ở mức nền.

Nhưng cũng có những nơi chưa cần trình độ tiếng Anh B1 vì học sinh còn quá khó khăn (ví dụ ở những vùng dân tộc thiểu số, nơi học sinh nói tiếng dân tộc ở nhà và đi học bằng tiếng Việt, có nghĩa đối với các em thì tiếng Việt đã là ngôn ngữ thứ hai). Ở những nơi này, mục tiêu cần phải tập trung vào cái khác, ví dụ như trình độ tiếng Việt, chứ không phải là đổ tiền đưa máy móc dạy ngoại ngữ vào, đưa đi đánh giá trình độ tiếng Anh…

Và đó chính là cách sửa Đề án 2020.

Tôi sợ việc đặt mục tiêu thật lớn rồi lấy tiền ngân sách thực hiện

Theo bà, nếu Bộ GD-ĐT quyết tâm thì có thực hiện được mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai không, dù ở tương lai xa?

– Nếu cứ làm như hiện nay thì tôi cho rằng không bao giờ làm được. Điều tôi sợ nhất là lại đổi mục tiêu của Đề án 2020 thành tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Để thực hiện mục tiêu này, rõ ràng là phải dạy các môn học bằng tiếng Anh trong nhà trường, và sẽ cần bỏ một đống tiền để viết sách.

Tiếng Anh, học Tiếng Anh, ngôn ngữ thứ hai
Ảnh minh họa (Đinh Quang Tuấn)

Nhưng ai viết? Người Việt viết sách giáo khoa để dạy bằng tiếng Anh có ổn không, có viết được không? Khi đó 63 tỉnh thành chia tiền để viết hay là sẽ có những nhóm viết?

Quay lại Singapore, sau khi dành được độc lập, khi quyết định tiếp tục sử dụng tiếng Anh trong nhà trường thì họ nhập giáo trình để dạy. Một thời gian sau, khi đất nước đã phát triển và có đầy đủ điều kiện rồi thì họ mới viết sách.

Tôi chỉ sợ sau khi chủ trương sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ giảng dạy trong nhà trường rồi thì Bộ sẽ đổ tiền vào viết sách.

Đây sẽ là cơ hội để các nhóm lợi ích xuất hiện. Tôi đã từng tham dự những cuộc họp mà khi có người đề xuất cần phải nhập cái này cái kia thì y như rằng có ý kiến phản đối và đòi hỏi phải để cho Việt Nam làm.

Nhưng ai làm? Rất có thể đó là các nhóm lợi ích, những người tự cho mình là giỏi nhất. Và thường thì họ làm rồi chính họ lại đánh giá, như thế thì rất đáng lo ngại.

Tôi rất sợ đặt mục tiêu thật lớn rồi lấy tiền ngân sách để thực hiện. Ngoại ngữ là nhu cầu có thật và có lợi cho chính người học. Mục tiêu trong trường phổ thông tất nhiên phải đạt và Nhà nước phải chi tiền. Nhưng phải làm những việc có ý nghĩa và thành công mà không cào bằng.

Cứ nhìn thực tế trong vòng 10 năm vừa qua, khi cho các trung tâm nước ngoài vào thì trình độ tiếng Anh của xã hội nâng lên, mặc dù đắt và người dân sẵn sàng móc tiền túi ra học.

Còn Nhà nước không cần lấy ngân sách vào những việc đấy mà chỉ đặt yêu cầu theo luật, giám sát và hậu kiểm.

Ngược lại, hãy dùng ngân sách đầu tư vào vùng sâu, vùng xa để nâng lên trước hết là trình độ tiếng Việt cho người dân tộc chứ chưa cần nói tới tiếng Anh.

Và tất nhiên là không thể cào bằng.

– Xin cảm ơn bà!

Lê Huyền – Ngân Anh (thực hiện)



Xem nguồn

Comments