Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kon Tum: Ban hành kế hoạch năm học 2016 – 2017

Posted: 02 Aug 2016 10:13 AM PDT


Năm nay các trường phổ thông tại Kon Tum sẽ đồng loạt khai giảng năm học mới vào ngày 5/9

Năm nay các trường phổ thông tại Kon Tum sẽ đồng loạt khai giảng năm học mới vào ngày 5/9

Theo đó, đối với giáo dục mầm non: Học kỳ I có 20 tuần được bố trí 18 tuần thực học, 1 tuần dành cho các hoạt động khác. Học kỳ II được bố trí 17 tuần thực học, 2 tuần nghỉ tết Nguyên đán, 2 tuần dự trữ.

Đối với giáo dục tiểu học: Học kỳ I được bố trí 18 tuần thực học, 1 tuần dành cho các hoạt động khác. Học kỳ II có 21 tuần được bố trí 17 tuần thực học, 2 tuần nghỉ Tết Nguyên đán, 2 tuần dự trữ.

Đối với giáo dục THCS, THPT bắt đầu thực học từ ngày 10/8. Hai bậc học này học kỳ I có 20 tuần được bố trí 19 tuần thực học, 1 tuần dành cho các hoạt động khác. Học kỳ II có 21 tuần được bố trí 18 tuần thực học, 2 tuần nghỉ Tết Nguyên đán, 1 tuần dự trữ.

Đối với giáo dục thường xuyên (THCS và THPT) sẽ nhập học ngày 18/8. Khối này có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).

Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động. Nếu ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.



Xem nguồn

Không còn cảnh chen chúc nộp hồ sơ sơ xét tuyển vào các trường ở ĐH Huế

Posted: 02 Aug 2016 09:30 AM PDT


Trong ngày đầu tiên thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường thành viên ĐH Huế không còn cảnh chen chúc diễn ra như mùa tuyển sinh năm 2015Trong ngày đầu tiên thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường thành viên ĐH Huế không còn cảnh chen chúc diễn ra như mùa tuyển sinh năm 2015

Trong ngày đầu tiên, theo ghi nhận của chúng tôi, số lượng thí sinh đến đăng ký là không nhiều, đây là điều hoàn toàn bình thường vì thí sinh cần có thời gian để cân nhắc kỹ việc chọn ngành, chọn trường.

Theo quy định kỳ tuyển sinh năm nay thí sinh không được quyền thay đổi thông tin đăng ký xét tuyển sau khi đã nộp hồ sơ.

ĐH Huế tuyển sinh trên cả nước, với tổng chỉ tiêu các ngành đào tạo trình độ đại học là 12.560. ĐH Huế xét tuyển theo 2 phương thức: dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 và dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT.

Năm nay, bên cạnh hình thức gửi qua bưu điện, TS có thể nộp hồ sơ trực tuyến, do vậy giảm bớt lượng TS nộp trực tiếp. Ngoài những TS điểm cao, "chắc suất" đậu ngành, trường học mà mình chọn thì hầu hết các TS nộp hồ sơ trong ngày đầu tiên là những TS ở gần, trong phạm vi tỉnh. Một lý do nữa được các TS nộp sớm tiết lộ là họ chỉ thích duy nhất những ngành được chọn nên đưa ra quyết định dù "mạo hiểm".

Nguyễn Thị Tố Như – Thí sinh nộp hồ sơ vào ngành Sư phạm Văn (ĐH Sư phạm Huế) – cho biết: "Em được 20,75 điểm, dự đoán không biết đỗ hay hỏng, nên tranh thủ  lên nộp sớm một trường đã, Còn thêm một trường nữa em chưa chắc chắn nên đang suy nghĩ, sẽ nộp sau".

Một cán bộ tiếp nhận hồ sơ chia sẻ, khả năng TS sẽ tập trung nộp vào giai đoạn nửa sau của đợt tiếp nhận hồ sơ, khoảng từ ngày 8 – 12/8.

Lý do là các em còn thận trọng nghiên cứu, xem xét khả năng đậu rớt, tương quan hồ sơ giữa các ngành, trường để đưa ra quyết định cuối cùng.

PGS. TS Lê Văn Anh, Phó Giám đốc ĐH Huế nhận định, do quy định TS nộp rồi không được thay đổi nguyện vọng nên thời gian đầu, các em còn dè chừng.

Theo quan sát, năm nay, ĐH Huế bố trí không gian tiếp nhận hồ sơ khá hợp lý. Đồng thời, nhờ quá trình tư vấn trực tuyến và tư vấn tại chỗ nên tình trạng TS điền sai thông tin giảm bớt.

Công tác hỗ trợ người đăng ký hồ sơ xét tuyển được TS và người nhà đánh giá cao.Qua tìm hiểu của chúng tôi nhận thấy trong ngày đầu, một số trường thành viên của ĐH Huế như: ĐH Khoa học, ĐH Sư Phạm, ĐH Kinh tế,…có lượng TS đến nộp hồ sơ tương đối "nhỉnh" hơn. Trong khi đó, các ngành, trường năng khiếu chưa xuất hiện nhiều TS, chỉ tiếp nhận được vài trường hợp.



Xem nguồn

Trường ĐH bất ngờ vì lượng thí sinh đến trường nộp trực tiếp

Posted: 02 Aug 2016 08:48 AM PDT


Thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sáng 2.8Thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sáng 2.8

Có ngay giải pháp hỗ trợ thí sinh

Ông Điền cho biết, dự kiến ban đầu của các trường nhóm GX có khoảng 80% thí sinh sẽ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến, nhưng trên thực tế, mặc dù hệ thống đăng ký hoạt động rất tốt, rất ổn định, thí sinh vẫn chọn đến tận trường, vừa được cán bộ của trường tư vấn, vừa được cầm giấy biên nhận để yên tâm.

"Theo thông tin từ trưởng các phòng đào tạo của các trường nhóm GX, tất cả các trường thí sinh đều đến trực tiếp rất đông. Ví dụ hôm qua, Trường ĐH Xây dựng có khoảng 400 thí sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khoảng 500 thí sinh; Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng lên con số vài trăm…" – Ông Điền thông tin.

Trước thực tế này, những giải pháp hỗ trợ thí sinh đã được triển khai kịp thời nên dù phải đón số lượng lớn thí sinh và người nhà, việc nhận hồ sơ vẫn diễn ra suôn sẻ.

Như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhà trường đã bố trí rất nhiều ghế ngồi, bàn ở hành lang gần phòng nộp hồ sơ; mọi thông tin cần thiết đều được gắn lên bảng để thí sinh tiện theo dõi.

"Đặc biệt, chúng tôi đã bố trí một ti vi màn hình khá lớn, hiện thông tin về đăng ký xét tuyển, những lưu ý, các giấy tờ cần thuẩn bị cũng như các lỗi sai thường gặp của thí sinh…

Trong buổi sáng nay, lực lượng huy động hỗ trợ công tác xét tuyển là 20 người, trong đó có 20 cán bộ chuyên môn và 20 người hỗ trợ gồm sinh viên và bảo vệ. Chiều nay sẽ tăng cường thêm 20 sinh viên nữa" – Ông Điền cho hay.



Lượng thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường ĐH Bách khoa sáng 2/8 rất đông 

Đến trường nộp hồ sơ kết hợp… thăm Thủ đô

Chị Nguyễn Thị Thiệp – Phụ huynh đến từ Thanh Oai (Hà Nội) – hơn 8 giờ sáng có mặt tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Trả lời phóng viên khi đợi con nộp hồ sơ trong phòng đào tạo, chị Thiệp cho biết khá ấn tượng với sự chuẩn bị chu đáo của nhà trường.

"Mới đầu đến thấy đông quá cũng lo phải đợi lâu, nhưng do trường bố trí phù hợp, các cán bộ của trường giúp đỡ nhiệt tình nên việc nộp hồ sơ khá nhanh. Do đó, hai mẹ con hoàn thành việc đúng dự định – sáng đi trưa về" – Chị Thiệp cho hay.

Tìm hiểu khá kỹ thông tin trên báo chí, chị Thiệp cho biết nắm rõ 3 cách nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là nộp trực tuyến, qua bưu điện và đến trực tiếp. Theo chị, với quãng đường không quá xa, nhiều gia đình vẫn chọn phương án đến trực tiếp tại trường cho yên tâm.

"Hành trình 12 năm học, bỏ ra thời gian dù cả ngày để đến trường nộp hồ sơ thấm tháp gì. Thêm nữa, năm nay nộp hồ sơ xong là ăn ngon, ngủ kỹ, không phải ngóng để rút ra rút vào.

Nếu thông báo không được nguyện vọng 1 thì lại tiếp tục nộp hồ sơ nguyện vọng 2. Tuy nhiên, hy vọng với điểm gần 25, cháu sẽ đỗ nguyện vọng đầu vào ngành Chế tạo máy; ngành này năm ngoái lấy 24 điểm" – Chị Thiệp chia sẻ.

Từ Thái Bình lên Hà Nội nộp hồ sơ, thí sinh Vũ Thị Quỳnh – Học sinh Trường THPT Bắc Kiến Xương – cho biết hầu hết các bạn trong lớp em đều chọn cách nộp hồ sơ trực tiếp để yên tâm. Theo Quỳnh, năm nay, từ việc tổ chức dự thi THPT quốc gia đến xét tuyển ĐH, CĐ đều tạo rất nhiều thuận lợi cho thí sinh.

"Trước khi thi, tâm lý thí sinh nào cũng căng thẳng, nên được thi ngay trong tỉnh khiến chúng em tự tin hơn. Khi xét tuyển, quy chế cho thí sinh nhiều cách thức lựa chọn đăng ký.

Lớp em cũng có một số chọn đăng ký trực tuyến. Các bạn cho biết cách làm đơn giản và không mất thời gian. Nhưng em và nhiều bạn khác vẫn chọn lên Hà Nội nộp hồ sơ trực tiếp, vì lúc này biết điểm, tâm lý đã thoải mái nhiều, vừa đến trực tiếp cho an tâm, vừa đi chơi để biết thủ đô" – Quỳnh tâm sự.

Những lỗi sai thí sinh hay gặp khi đăng ký nhóm GX

– Điền mã ngành sai không có trong hệ thống. Thí sinh cần kiểm tra mã ngành trên trang tsgx.vn; hoặc xem trên các thông báo dán tại khu vực nộp hồ sơ.

– Nộp hơn 1 phiếu đăng ký vào 1 hoặc nhiều trường trong nhóm GS: Nộp onlne, nộp trực tiếp tại các trường hoặc qua bưu điện. Lưu ý: Chỉ được nộp duy nhất 1 phiếu đăng ký xét tuyển đối với tất cả các trường trong nhóm GX. Khi thí sinh nộp hơn 1 phiếu, chỉ chấp nhận phiếu đầu tiên nhập vào hệ thống.



Xem nguồn

Giữ chân và thu hút nhân tài về địa phương

Posted: 02 Aug 2016 08:06 AM PDT


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ làm việc với UBND tỉnh Nghệ AnBộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ làm việc với UBND tỉnh Nghệ An

Coi đổi mới là vận động tự thân

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục – đào tạo của Nghệ An được nâng lên toàn diện. Hiện nay, cấp học mầm non có 533 trường, cấp tiểu học có 543 trường, cấp trung học cơ sở có 409 trường, cấp trung học phổ thông có 89 trường, giáo dục thường xuyên có 21 trung tâm. Về giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, trên địa bàn tỉnh có 6 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp.

Đến năm học 2015 -2016, Nghệ An có 956 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 62,93%, trong đó có 131 trường mức độ 2; công tác phân luồng, hướng nghiệp dạy nghề có tiến bộ vượt bậc, tỷ lệ học sinh 12 đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp chiếm tỷ lệ 41,09%.

Từ năm học 2011 -2012 đến năm học 2015 -2016, Nghệ An có 498 học sinh giỏi quốc gia, có 9 học sinh đạt huy chương trong các kỳ thi Olympic quốc tế và châu Á.

Báo cáo tại buổi làm việc, GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An – Nguyễn Thị Kim Chi – nhấn mạnh: Sở coi sự phát triển ổn định là sự phát triển bền vững. Sự phát triển này không phải ngày một ngày hai, mà là sự kế thừa, phát triển của nhiều thế hệ.

Thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, Nghệ An đã triển khai triển khai nhiều mô hình giáo dục: trường học mới, trường học thông minh, trường học kết nối… với lộ trình và bước đi thận trọng, chắc chắn, để mô hình mới đi đúng quỹ đạo, hiệu quả.

Tư tưởng chỉ đạo của Sở GD Nghệ An làm sao biến sự đổi mới này thành nhu cầu tự thân, tự nguyện của mỗi cán bộ, học sinh. Làm sao để sự đổi mới này không phải là hình thức. Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền đổi mới chương trình sách giáo khoa, kiểm tra, đánh giá, thi cử

Về góc độ quản lý giáo dục,về mặt nhà nước Sở đã tích cực tham mưu, phân quyền phân cấp, để mỗi người đều tự ý thức trách nhiệm, quyền hạn, tự chủ, tự

Tất nhiên, để làm được những điều này, Nghệ An đã huy động rất nhiều nguồn lực, đặc biệt là có cơ chế xã hội hóa giáo dục để cả xã hội cùng tham gia đóng góp vào sự phát triển của giáo dục nói chung và các em học sinh nói riêng.

Bà Chi mong muốn Bộ có sự quan tâm đến công tác phân luồng hướng nghiệp, đề án ngoại ngữ quốc gia, đề án trường chuyên và hệ thống trường bán trú, nội trú… của tỉnh.

Cần tạo cơ chế cho nhân tài về cống hiến cho quê hương



"Nghệ An là một tỉnh rộng, có tiềm lực về con người. Kinh tế xã hội đang phát triển trên các lĩnh vực, nhiều khu công nghiệp cũng đã bắt đầu hình thành.

Vì vậy giáo dục cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Cần có sự phối hợp tỉnh và ngành giáo dục, xây dưng cơ chế chính sách thu hút người tài.

Một mặt khác, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, tăng cường mối liên kết giữa nhà trường – nhà nước – nhà doanh nghiệp" – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Cần phải có cơ chế để nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học như kiểm định chất lượng, nâng cao tính tự chủ gắn liền với trách nhiệm của các trường trong đào tạo nguồn nhân lực.

Mặt khác, kiên quyết nói không với bệnh thành tích trong giáo dục, trước hết là bằng các giải pháp hành chính. Hiện nay, Nghệ An quyết tâm chỉ đạo để thực hiện vấn đề này, xác định vấn đề quan trọng nhất là chất lượng đầu ra của học sinh.

Trước đây 80-90% học sinh tốt nghiệp THPT đăng kí thi vào đại học. Năm 2015, tỉ lệ này chỉ còn 60%. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong công tác phân luồng hướng nghiệp.

Mặc dù vậy, bên cạnh yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, phân luồng, hướng nghiệp cần phải quan tâm đến công tác sau phân luồng để tận dụng nguồn lao động này phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Ông Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An – cho biết: Song song với việc đào tạo, cung ứng nguồn lao động chất lượng cao, với hệ thống trường day nghề, trung tâm đào tạo, Nghệ An sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nhằm giữ chân lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương. Ngoài ra, đây là sẽ là nguồn lao động cung ứng cho Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận những kết quả mà ngành Giáo dục Nghệ An đạt được, mặc dù điều kiện còn khó khăn, đặc biệt lãnh đạo tỉnh đã hết sức quan tâm đến công tác này.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng nhấn mạnh: Định hướng chung là ổn định để nâng cao chất lượng các bậc học; chú trọng nề nếp, kỷ cương trong giáo dục, đặc biệt tăng cường về giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh, thầy cô giáo phải gương mẫu.

Trong đó, bậc học mầm non và phổ thông đi theo hướng nề nếp, kỷ cương, mạnh dạn đổi mới theo thí điểm mô hình chứ không đổi mới đại trà.

Đề cập đến vấn đề triển khai VNEN, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, đây là mô hình tốt nhưng khi áp dụng vào từng địa phương phải linh hoạt.

"Sắp tới, Bộ có hướng dẫn sẽ không yêu cầu áp dụng đại trà mô hình VNEN vào các trường. Sau 3 năm triển khai thí điểm có nhiều điểm sáng và nhiều cái hay thì khái quát lại, tổng kết lại và giới thiệu các địa phương tham khảo. Căn cứ vào điều kiện từng địa phương để áp dụng theo mức độ khác nhau".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu đối với nhóm đào tạo về nghề nghiệp cần chú trọng chất lượng, đào tạo phải gắn với thị trường lao động.

Mặt khác, Bộ cũng sẽ nâng cao chất lượng của trung tâm giáo dục cộng đồng làm sao thuận lợi nhất cho mọi người đều có điều kiện tiếp cận với giáo dục.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết một số định hướng sắp tới của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Quy hoạch, đào tạo giáo viên, kiên cố hóa cơ sở vật chất, phân luồng giáo dục, đào tạo tiếng Anh, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tự chủ đại học; hội nhập quốc tế. Qua đó, đề nghị tỉnh bám sát và thực hiện trong năm học tới.



Xem nguồn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Chúng ta không thể dốt, không thể yếu”

Posted: 02 Aug 2016 07:25 AM PDT


 – "Chúng ta muốn đất nước giàu mạnh. Chúng ta muốn Độc lập, chủ quyền quốc gia vững chắc, toàn vẹn. Vậy chúng ta không thể dốt, không thể yếu" – Phó Thủ tướng khẳng định.

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc 2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng phát triển con người phải toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Học sinh cần có kiến thức cần thiết và thói quen tập luyện thể dục, thể thao, giữ gìn sức khỏe. Khỏe để học tập tốt, lao động tốt. Khỏe để tự lập và giúp đỡ mọi người. Khỏe để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

"Chúng ta muốn đất nước giàu mạnh. Chúng ta muốn Độc lập, chủ quyền quốc gia vững chắc, toàn vẹn. Vậy chúng ta không thể dốt, không thể yếu" – Phó Thủ tướng khẳng định.

Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc 2016 được tổ chức tại Vinh, Nghệ An có sự tham gia của hơn 6.000 VĐV là học sinh các trường tiểu học đến THPT tới từ 63 tỉnh thành, tham gia thi đấu 15 môn thể thao: Điền kinh, Bơi, Cờ vua, Bóng chuyền, Bóng đá, Karatedo, Taekwondo, Thể dục, Đẩy gậy, Đá cầu, Pencak Silat, Vovinam, Bóng rổ, Cầu lông và Bóng bàn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cũng tại Hội khỏe, Phó Thủ tướng đã cùng các VĐV hô khẩu hiệu: "Rèn luyện thân thể để bảo vệ Tổ quốc. Rèn luyện thân thể để kiến thiết đất nước."



Xem nguồn

Đường dây nóng hỗ trợ xét tuyển đại học của 100 trường

Posted: 02 Aug 2016 06:42 AM PDT


– Để hỗ trợ thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển, Bộ GD-ĐT công bố thông tin đường dây nóng hỗ trợ xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016.

Dưới đây là đường dây nóng hỗ trợ công tác xét tuyển của 100 trường ĐH, học viện, CĐ. Thông tin các trường còn lại sẽ tiếp tục được cập nhật.

xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, điểm sàn đại học 2016, đăng ký xét tuyển trực tuyến 2016

xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, điểm sàn đại học 2016, đăng ký xét tuyển trực tuyến 2016

xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, điểm sàn đại học 2016, đăng ký xét tuyển trực tuyến 2016

Tin liên quan



Xem nguồn

Cặp ái nữ xinh đẹp, tài năng của đại gia Đài Loan

Posted: 02 Aug 2016 06:01 AM PDT


Vẻ ngoài thu hút, gia đình bề thế cùng sự nghiệp đầy hứa hẹn, hai chị em Âu Dương Ni Ni và Âu Dương Na Na hiện là hình mẫu lý tưởng của nhiều cô gái xứ Đài

diễn viên, đại gia Đài Loan

Ni Ni (sinh năm 1996) và Na Na (sinh năm 2000) là con gái cưng của nam diễn viên kiêm đại gia có tiếng ở Đài Loan – Âu Dương Long và nữ diễn viên "không tuổi" Phó Quyên.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Cô chị Ni Ni là diễn viên triển vọng, từng góp mặt trong các bộ phim như Love SOS, At Cafe 6.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Cách đây 3 năm, 9X nổi tiếng trên cộng đồng mạng nhờ thể hiện một cú nhào lộn, ném bóng chày, kết hợp với màn nhảy múa đẹp mắt. Sau màn trình diễn ấn tượng, số lượng người theo dõi cô tiểu thư con nhà giàu tăng lên nhanh chóng.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Tháng 10/2013, Ni Ni chia sẻ , cô tìm thấy vài đồng xu trong túi một chiếc áo khoác cũ lên trang Weibo cá nhân. Câu chuyện kỳ lạ này giúp 9X có thêm 100.000 fan, cũng như trở thành chủ đề của các trang tin giải trí ở Đài Loan thời điểm đó.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Nhờ nụ cười rạng rỡ, thân hình mảnh mai cùng đôi chân dài thẳng tắp, Ni Ni thường nhận được lời mời quảng cáo hấp dẫn từ những thương hiệu lớn.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Cô gái chân dài này từng khiến dân mạng cảm động khi bỏ dở việc học tại Đại học Temple (Mỹ) để về nước chăm sóc em gái Âu Dương Na Na.

diễn viên, đại gia Đài Loan

9X là người thương yêu động vật. Cô thường đăng tải ảnh chụp cùng chú chó cưng lên mạng xã hội.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

diễn viên, đại gia Đài Loan

Na Na sinh ngày 15/6/2000, là nghệ sĩ độc tấu cello trẻ nhất của Đài Loan, từng biểu diễn tại National Concert Hall ở Đài Bắc.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Cô có đêm nhạc solo khi mới 12 tuổi và được nhận vào Học viện Âm nhạc Curtis (Mỹ) một năm sau đó.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Ngoài âm nhạc, Nana còn tham gia đóng phim. Thiếu nữ 16 tuổi này từng xuất hiện trong phim To The Fore cùng với Dante Lam và Choi Siwon. Bức ảnh chụp chung sau đó đã xuất hiện trên Tạp chí Vogue Taiwan tháng 2 năm nay.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Na Na thường chia sẻ với fan những video biểu diễn của mình qua kênh YouTube.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Không hề thua kém chị, vẻ đẹp trong sáng của Na Na hiện thu hút gần 900.000 lượt theo dõi trên Facebook.

diễn viên, đại gia Đài Loan

Gia đình toàn "trai xinh gái đẹp" của đại gia Âu Dương Long.

Theo Zing.vn

Tin liên quan



Xem nguồn

Đăng kí xét tuyển đạt 50%, trường dự báo giảm điểm chuẩn

Posted: 02 Aug 2016 05:17 AM PDT


– Sau hai ngày đăng ký xét tuyển đại học, nhiều trường cho biết lượng hồ sơ thu được chỉ bằng một nửa năm ngoái.

Theo ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, mặc dù đã nhận được hơn 1200 hồ sơ chủ yếu được thí sinh nộp trực tuyến, nhưng phổ điểm hồ sơ thí sinh nộp không cao, chỉ dao động từ 16-18 điểm. So với thời điểm này năm ngoái, lượng thí sinh nộp hồ sơ vào trường cũng giảm một nửa.

"Hai ngày nay chúng tôi tổ chức ngày hội tư vấn để thí sinh tham khảo và nộp hồ sơ xét tuyển nhưng các em rất dè dặt. Thí sinh đến tham khảo và lắng nghe rất đông, còn thí sinh nộp hồ sơ lại rất ít. Có những thời điểm cán bộ phụ trách thu hồ sơ ngồi chơi. Các em đang rất thận trọng. Với "hoàn cảnh" này chắc chắn điểm chuẩn vào trường sẽ giảm chứ không thể bằng năm ngoái được" – ông Sơn cho biết.

điểm chuẩn đại học 2016, điểm chuẩn đại học, đăng ký xét tuyển trực tuyến 2016, xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, điểm sàn đại học 2016.
Thí sinh và phụ huynh đăng ki xét tuyển đại học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Ông Lê Chí Thông, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho hay đã nhận được khoảng 900 hồ sơ của thí sinh đăng kí xét tuyển vào trường.

"Với quy định được nộp vào không được rút ra như năm nay, lượng hồ sơ trường thu được cũng chỉ gọi tương đối nhưng ít hơn năm ngoái rất nhiều".

Ông Thông cho biết, trường đã có 300 thí sinh trúng tuyển thẳng, và với thực tế nộp hồ sơ như vậy, dự đoán điểm chuẩn vào trường sẽ giảm từ 0,5 -1,5 điểm.

Một lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết, đã tính tới phương án điểm chuẩn giảm nên đưa ra mức điểm nhận hồ sơ thấp hơn năm ngoái 0,5 điểm.

Dù đã dùng "kích cầu" và trường có truyền thống được học sinh quan tâm, nhưng sau ngày đầu tiên cũng chỉ nhận được hơn 800 hồ sơ. 

"Chúng tôi rất cân nhắc đưa ra mức điểm nhận hồ sơ thấp hơn năm ngoái, chúng tôi cũng đề xuất sẽ giảm  điểm nhận hồ sơ xét tuyển xuống nữa nhưng các Khoa cam kết chịu trách nhiệm nếu không tuyển đủ chỉ tiêu đào tạo cũng chấp nhận".

Theo vị này, trường đã có 200 suất trúng tuyển từ học sinh giỏi và xét tuyển thẳng.

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết tới thời điểm này nhận được 2.000 hồ sơ xét tuyển. 

"Năm ngoái Bộ cho thí sinh nộp trong 20 ngày chúng tôi nhận được 10.000 hồ sơ, còn năm nay chỉ có 12 ngày để các em  quyết định "dứt điểm". Thông thường, các em sẽ nộp ngay từ nhưng ngày đầu nên lượng hồ sơ về sau chắc chắn ít hơn".

Ông Dũng cũng cho biết do trường đưa ra mức điểm nhận hồ sơ khá cao, thí sinh vượt qua "rào" này  đã có điểm thi tương đối khá. 

"Chắc chắn điểm chuẩn vào trường sẽ giảm so với năm ngoái"- ông Dũng nhận định.

điểm chuẩn đại học 2016, điểm chuẩn đại học, đăng ký xét tuyển trực tuyến 2016, xét tuyển đại học, xét tuyển đại học 2016, điểm sàn đại học 2016.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM một số ngành, trường có điểm chuẩn cao ngất ngưởng vào năm ngoái như các ngành của các trường thuộc khối Công an có điểm chuẩn từ 27 trở lên (thậm chí nữ 29 điểm) khối ngành y dược, ngoại thương đều ở mức từ 25 – 28 điểm. Thì năm nay có thể sẽ giảm từ 0,5- 2 điểm.

Các trường có điểm chuẩn từ 20 – 25 điểm ở năm ngoái cũng sẽ giảm trung bình trong khoảng 0,5đ – 2 điểm, thậm chí có thể đến 3 điểm. Các trường lấy mức điểm chuẩn từ 15 đến 18 điểm như năm trước thì có thể năm nay sẽ không đổi.

Ông Nghĩa đưa ra lời khuyến cáo, thí sinh biết điểm thi quyết định chọn ngành, chọn trường để đăng ký xét tuyển sao cho phù hợp với mức điểm thi của mình. Thí sinh cần căn cứ trên điểm thi đang có của mình và tham khảo điểm chuẩn trúng tuyển ở những năm trước của ngành, trường mà mình dự định đăng ký xét tuyển cũng như các thông tin khác như chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển để cơ hội trúng tuyển đạt được cao nhất.

Lê Huyền

Tin liên quan



Xem nguồn

VNEN sẽ đi tiếp như thế nào?

Posted: 02 Aug 2016 04:35 AM PDT


 – Trước phản ứng của một số địa phương đối với mô hình trường tiểu học mới VNEN, Bộ GD-ĐT đã lên tiếng rằng Bộ vẫn sẽ tiếp tục nhưng không áp đặt.

Năm học 2016 – 2017, các tỉnh Hà Giang, Hà Tĩnh và Vũng Tàu đã quyết định dừng nhân rộng mô hình trường học mới VNEN.

Trước đó, vào đầu năm học 2015 – 2016, tại một số Trường THCS ở Đắk Lắk cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Trong khi đó, Bộ trưởng GD-ĐT khẳng định nếu địa phương bỏ hẳn VNEN là cực đoan

VNEN, mô hình trường học mới, đổi mới giáo dục

Sùng Thị Cha và Vàng Thị Nhứ – hai cô bé ở Trường Tiểu học Tả Phìn (Lào Cai) đang học bài theo mô hình VNEN. Ảnh: Phương Chi

Dừng lại với VNEN

Theo Báo Lao Động, tại buổi làm việc của UBND tỉnh Hà Tĩnh với Sở GDĐT chuẩn bị triển khai năm học mới ngày 18/7, ông Đặng Quốc Khánh Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định tạm dừng triển khai đại trà mô hình trường học mới (VNEN).

Ông Đặng Quốc Khánh kết luận tạm dừng triển khai đại trà VNEN trên phạm vi toàn tỉnh, chỉ tiếp tục triển khai VNEN ở những lớp, trường đã thực hiện mô hình thí điểm trong năm học 2015 – 2016.

Sở GDĐT sẽ phải tham mưu cho tỉnh thành lập hội đồng đánh giá về VNEN, đồng thời phối kết hợp với HĐND tỉnh và khối mặt trận có chương trình giám sát riêng cho nội dung này.

Mô hình trường học mới VNEN được triển khai tại một số cấp học ở Hà Tĩnh từ năm học 2012 – 2013. Hiện tại có 129/260 trường tiểu học, 32/150 trường THCS, 15/44 trường THPT áp dụng.

Ngày 25/7, ông Trần Ngọc Hà, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Vũng Tàu – người phát ngôn của Thành ủy TP Vũng Tàu, thông tin sau quá trình thảo luận nghiêm túc, trách nhiệm, 100% thành viên BCH Đảng bộ đã thống nhất kiến nghị HĐND tỉnh cho phép TP Vũng Tàu tạm dừng mở rộng mô hình trường học mới VNEN năm học 2016 – 2017.

Theo Báo Pháp luật TP.HCM, sở dĩ có quyết định này bởi qua kiểm điểm, đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện mô hình trường học mới VNEN năm 2015 – 2016, TP Vũng Tàu nhận thấy các điều kiện cần và đủ để tổ chức thực hiện triển khai chưa đảm bảo, tâm lý phụ huynh học sinh còn nhiều bất an.

Mục đích của kiến nghị tạm dừng mở rộng VNEN là để TP Vũng Tàu có thời gian rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ thầy cô giáo; sơ tổng kết kết quả triển khai trong năm học 2015 – 2016 và điều tra xã hội học về sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

Đối với các trường, lớp đã tiến hành triển khai thực hiện mô hình VNEN trong năm 2015 – 2016, nếu các điều kiện cần và đủ không đảm bảo và phụ huynh học sinh không tự nguyện cho con em tham gia lớp học mô hình VNEN thì tạm dừng triển khai trong năm học 2016 – 2017. Đồng thời sẽ giải quyết theo nguyện vọng đối với các phụ huynh có đơn xin chuyển lớp cho học sinh.

Trước đó, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Giang đầu tháng 7 đã đưa tin năm học 2016 – 2017, Hà Giang tạm dừng sử dụng tài liệu của mô hình trường học mới VNEN.

Theo thông tin được đưa ra, tại Hà Giang chương trình trường học mới VNEN bắt đầu triển khai từ năm học 2011 – 2012 tại 8 lớp ở 4 trường tiểu học. Đến năm học 2015 – 2016, số trường, lớp và học sinh học theo mô hình trường học mới đã là 88/226 trường tiểu học, 49/201 trường THCS.

Đánh giá cho thấy, mô hình VNEN đã tạo cho học sinh những thay đổi tích cực, nhưng mô hình cũng còn bộc lộ một số điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 4/7, UBND tỉnh đã ban hành văn bản đề nghị ngành GD-ĐT Hà Giang dừng việc sử dụng tài liệu theo mô hình trường học mới từ năm học 2016 – 2017.

Nói về lý do tạm dừng, Ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang, cho biết: "Trên địa bàn tỉnh năng lực của đội ngũ giáo viên không đồng đều nên rất khó tổ chức các hoạt động theo mô hình trường học mới, cơ sở vật chất, tài liệu chưa phù hợp để triển khai. Bên cạnh đó, mặt bằng dân trí cũng là những cản trở ảnh hưởng đến việc tổ chức lớp học”.

Ông Sử cũng cho rằng do việc UBND tỉnh giao cho ngành giáo dục tạm dừng sử dụng tài liệu của mô hình trường học mới là cần thiết.

Bộ GD-ĐT sẽ rút kinh nghiệm

VNEN, mô hình trường học mới, đổi mới giáo dục

Anh Lý Dào Phin có 2 con học ở Tiểu học Tả Phìn theo mô hình VNEN. Ảnh: Phương Chi

Liên quan đến việc một số địa phương vừa cho dừng mô hình trường học mới (VNEN) sau hơn hai năm triển khai, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM bên hành lang Quốc hội ngày 28/7, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng Bộ sẽ rút kinh nghiệm về việc này và sẽ sớm có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện sau thời gian thí điểm.

Theo ông Nhạ, khi áp dụng mô hình này phải tính đến điều kiện thực hiện và sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.

Ông Nhạ cho rằng những kinh nghiệm rút ra trong chuyện này là "Trước khi đưa ra một cái mô hình đổi mới phải nghiên cứu kỹ, hướng dẫn cẩn thận, phải có lộ trình thực hiện và mô hình phải sống được trong cuộc sống. Làm sao để chính những người ứng dụng nó họ thấy hay thì đó mới chính là thực tiễn…

Ngoài ra, tâm thế của người quản lý, tâm thế của thầy cô, học sinh và phụ huynh chưa theo kịp với yêu cầu của mô hình. Việc chuẩn bị điều kiện để áp dụng cũng chưa nhuần nhuyễn".

Trong buổi làm việc với tỉnh Nghệ An sáng ngày 2/8 như VietNamNet đã đưa tin, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp tục khẳng định VNEN là mô hình tốt nhưng khi áp dụng vào từng nơi phải phù hợp.

"Một số địa phương có ý bỏ VNEN. Nhưng sau 3 năm làm thí điểm, Bộ GD-ĐT tổng kết đây là mô hình tốt, rút kinh nghiệm để áp dụng trên từng địa phương khác nhau.

Bộ sẽ tiếp tục thực hiện VNEN, nhưng không áp đặt. Các địa phương có thể áp dụng một phần, còn bỏ tất cả là cực đoan.

Bất kỳ mô hình mới nào cũng phải có sự chuẩn bị về tư tưởng, tâm thế, cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ. Cái mới nào cũng phải có lộ trình, cứ làm tốt thì sẽ có người theo” – ông Nhạ nhấn mạnh.

Dự án triển khai thí điểm VNEN tại Việt Nam được Quỹ Hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tài trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD. Mô hình này khởi nguồn từ Colombia những năm 1995-2000 để dạy học sinh trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Sau hơn ba năm triển khai mô hình trường học mới (VNEN) tại Việt Nam (từ năm học 2012-2013), cả nước có 54 tỉnh, thành triển khai mô hình này với 2.365 trường tiểu học và hơn 1.000 trường THCS.

Theo văn bản của Bộ GD-ĐT đưa ra tháng 3/2016, dự án này kết thúc từ ngày 31/5/2016 và dự án bắt đầu ngừng hỗ trợ kinh phí cho các trường.



Xem nguồn

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tránh đào tạo đi theo hướng ăn xổi

Posted: 02 Aug 2016 03:53 AM PDT


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc tại Nghệ An

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An sáng 2/8/2016.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An sáng 2/8/2016.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao những thành tích của ngành Giáo dục Nghệ An đã đạt được trong thời gian qua. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Nghệ An đã trở thành một điểm sáng về giáo dục ở khu vực Bắc miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Nghệ An có tốc độ xây dựng trường chuẩn quốc gia cao nhất khu vực miền Trung (55,5%), một trong 10 tỉnh có tỷ lệ cao nhất nước.

Nghệ An cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt mục tiêu 10 năm xóa trắng trường mầm non khi tất cả các phường, xã có trường mầm non. Giáo dục tiểu học, giáo dục phổ thông đều có bước phát triển đồng đều, vững chắc. Đặc biệt, hằng năm Nghệ An đóng góp vào thành tích chung của ngành giáo dục cả nước khi có nhiều học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế (trong 5 năm qua, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có 9 học sinh đoạt huy chương vàng quốc tế). Tỷ lệ thí sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh đỗ ĐH, CĐ ở Nghệ An luôn ở top dẫn đầu cả nước. Đặc biệt, Nghệ An đang hướng tới là trung tâm giáo dục, đào tạo của khu vực khi có tới 9 trường ĐH, CĐ, 15 trường trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn.

Tuy nhiên, tại Nghệ An công tác đào tạo chưa thực sự gắn kết với nhu cầu nhân lực của địa phương. Bởi vậy, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị tỉnh Nghệ An tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, gắn với điều kiện tiềm lực con người và nhu cầu thực tế.


Bà Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở GD-ĐT kiến nghị với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT một số vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Bà Nguyễn Thị Kim Chi – Giám đốc Sở GD-ĐT kiến nghị với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT một số vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

"Nghệ An là đất học, hiếu học, học giỏi, hàng năm có nhiều học sinh giỏi quốc gia, Olympic quốc tế, các học sinh đỗ ĐH, CĐ điểm cao… Tuy nhiên, làm thế nào để Nghệ An giữ chân được người giỏi, lao động chất lượng cao về quê làm việc, cống hiến ngay trên chính quê hương mình? Muốn làm được điều này, Nghệ An cần xây dựng cơ chế để thu hút, khai thác nguồn nhân lực lao động chất lượng cao… Cần có sự gắn kết giữa các trường ĐH, CĐ để đào tạo nguồn nhân lực cho Nghệ An gắn với định hướng của Chính phủ cũng như nhu cầu của địa phương", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, cần thực hiện phân luồng, hướng nghiệp ngay từ bậc tiểu học, gắn liền với truyền thống ngành nghề của địa phương. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới căn bản giáo dục, chú trọng chất lượng đào tạo ngoại ngữ, liên kết với các địa phương, công ty, doanh nghiệp để gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn… là những giải pháp được đưa ra tại buổi làm việc.

Hiện Nghệ An là một trong 8 tỉnh có số lượng trường ĐH, CĐ nhiều của cả nước. Tuy nhiên, công tác đào tạo tại các trường chưa thực sự tương xứng với tiềm lực cũng như nhu cầu thực tế. Các trường ĐH, CĐ tại Nghệ An chưa có ngành đào tạo mũi nhọn, chuyên sâu, chưa có tính liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong đào tạo lao động chất lượng cao. Các đại biểu cho rằng, muốn Nghệ An trở thành trung tâm đào tạo của khu vực, cần xem xét đến việc quy hoạch hệ thống các trường đại học cũng như quy hoạch ngành đào tạo. Cần thiết phải có 1 trường ĐH "đầu tàu", đồng thời xây dựng hệ thống các trường ĐH, CĐ vệ tinh với những ngành nghề đặc thù, chuyên sâu, phục vụ thực tiễn nhu cầu trước hết là của địa phương mình.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng cần gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, đào tạo phải đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao, lao động lành nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng cần gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, đào tạo phải đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao, lao động lành nghề phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Nghệ An đã có đề nghị Bộ GD-ĐT nâng cấp 3 trường cao đẳng lên đại học. Tuy nhiên, các đại biểu đều có ý kiến rằng chất lượng nhân lực cao không có nghĩa là bằng cấp cao. Thực tế có nhiều trường xin nâng cấp nhưng khi nâng cấp rồi chỉ xin đào tạo cao đẳng vì không đủ khả năng, tiềm lực. Chủ trương của Bộ sẽ ngừng đào tạo cao đẳng vào năm 2020. Vì vậy cần phải có sự kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả kiểm định để xác định trường nào đáng để đầu tư, nâng cấp, những trường tốp yếu có thể để trở thành phân hiệu của các trường lớn thay vì nâng cấp các trường CĐ, thành các trường đại học.

Trước đây 80-90% học sinh tốt nghiệp THPT đăng kí thi vào đại học. Năm 2015, tỉ lệ này chỉ còn 60%. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong công tác phân luồng hướng nghiệp. Mặc dù vậy, bên cạnh yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, phân luồng, hướng nghiệp cần phải quan tâm đến công tác sau phân luồng để tận dụng nguồn lao động này phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.


Đào tạo nguồn lực chất lượng cao gắn với nhu cầu thực tiễn, tránh kiểu đào tạo ăn xổi.

Đào tạo nguồn lực chất lượng cao gắn với nhu cầu thực tiễn, tránh kiểu đào tạo “ăn xổi”.

Ông Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, song song với việc đào tạo, cung ứng nguồn lao động chất lượng cao, với hệ thống trường dạy nghề, trung tâm đào tạo, Nghệ An sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nhằm giữ chân lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương. Ngoài ra, đây là sẽ là nguồn lao động cung ứng cho Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định, mặc dù Nghệ An đã có những kết quả cao trong giáo dục những năm qua nhưng đặt trong bối cảnh thực tế thì chưa thực sự đồng đều. Muốn có sự phát triển mang tính đột phá trong công tác đào tạo nhân lực cần có phương án đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tập trung vào mũi nhọn thay vì đầu tư dàn trải. "Muốn đào tạo được kỹ sư ít nhất phải mất 3-4 năm. Các khu công nghiệp đã hình thành rồi nhưng nhân lực đi sau, khi doanh nghiệp cần không có. Các trường cần nghiên cứu lại đào tạo ngành nghề, dự đoán nhu cầu của địa phương để đào tạo, tránh đào tạo đi theo hướng ăn xổi", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Bộ trưởng cũng lưu ý ngành giáo dục Nghệ An cũng như chính quyền các cấp một số vấn đề chuẩn bị cho năm học mới, tiếp tục thực hiện Thông tư 30, nghiên cứu áp dụng mô hình trường học mới VNEN phù hợp với thực tiễn của địa phương…

Hoàng Lam



Xem nguồn

Comments